You are on page 1of 12

TRIẾT HỌC CỔ ĐIỂN ĐỨC

1. Điều kiện kinh tế - xã hội, khoa học và đặc điểm của


triết học cổ điển Đức

1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội, khoa học

1.2. Đặc điểm của triết học cổ điển Đức

2. Các đại biểu của nền triết học cổ điển Đức

3. Đánh giá chung


Khái niệm “Triết học cổ điển Đức” dùng để
chỉ sự phát triển triết học của nước Đức ở
nửa giữa thế kỷ XVIII và nửa đầu thế kỷ
XIX, được mở đầu từ hệ thống triết học
của Immanuel Kant, trải qua Johann
Gottlieb Fichte, Selinh đến triết học duy
tâm khách quan của Hegel và triết học
duy vật nhân bản của Feuerbach Ludwig.
1. Điều kiện kinh tế- xã hội, khoa học và đặc điểm của triết học cổ điển Đức

1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội, khoa học

Bối cảnh trong nước: Triết học cổ điển Đức ra đời trong điều kiện lịch sử hết sức đặc
biệt. Nước Đức vào cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX vẫn còn là một quốc gia phong
kiến điển hình, với 360 tiểu vương quốc tự lập trong một liên bang Đức chỉ còn là hình
thức, lạc hậu về kinh tế và chính trị.

>>>Theo Ph.Engel: có thể coi đây là một trong những thời kỳ yếu hèn nhất trong
lịch sử nước Đức.

Tình hình ngoài nước: Trong khi đó ở nước Pháp đã tiến hành cuộc cách mạng tư sản,
ở nước Anh thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp làm rung chuyển châu Âu, đưa châu
Âu bước vào nền văn minh công nghiệp.
Trước đòi hỏi của quá trình phát triển phương thức sản xuất tư bản ở các nước Tây Âu,
khoa học tự nhiên đã đạt nhiều thành tựu lớn: phát hiện ra điện, phát hiện ra ôxy và bản
chất sự cháy của Lavoadie; việc phát hiện ra tế bào của Lơvenhuc; học thuyết về dưỡng
khí của Pritski và Sielo...

Những thành tựu đó chứng tỏ sự hạn chế của phương pháp tư duy siêu hình trong
việc lý giải bản chất của các hiện tượng tự nhiên và thực tiễn xã hội đang diễn ra. Nó
đòi hỏi cần có cách nhìn mới, phương pháp mới, quan niệm mới về vai trò và khả
năng của con người. Triết học cổ điển Đức ra đời nhằm đáp ứng sứ mạng lịch sử đó
của không chỉ riêng nước Đức, mà cả phương Tây nói chung.
1.2. Đặc điểm của triết học cổ điển Đức

1.2.1. Tư tưởng về nguồn gốc thế giới


Triết học cổ điển Đức chứa đựng một nội dung cách mạng nhưng hình thức
của nó cực kỳ “rối rắm”, bảo thủ. Vì đây là thế giới quan và ý thức hệ của giai
cấp tư sản Đức cuối thế kỷ XVIII- nửa đầu thế kỷ XIX.

Đặc điểm này thể hiện rõ nét nhất trong triết học của Kant và Hegel

+ Kant: đã xây dựng giả thiết về hệ thống hành tinh là bắt nguồn từ “đám mây mù” đầu
tiên (gần với những học thuyết hiện đại về sự hình thành của vũ trụ ). Một mặt ông thừa
nhận thế giới các “vật tự nó” tồn tại khách quan có thể tác động lên giác quan của con
người (duy vật). Mặt khác ông cho rằng các vật thể mà ta cảm nhận được lại không liên
quan gì đến thế giới các “vật tự nó”, chúng chỉ là các hiện tượng phù hợp với các cảm
giác và tri giác do lý tính con người tạo ra – nghĩa là con người chỉ biết hiện tượng bề
ngoài mà không hiểu được bản chất đích thực của sự vật.

+ Hegel: nguồn gốc của mọi sự vật, hiện tượng tự nhiên và xã hội là ý niệm tuyệt đối.

Nói chung, trong thế giới của các nhà triết học cổ điển Đức thể hiện khá
rõ mâu thuẫn giữa tính cách mạng và khoa học về tư tưởng với sự bảo
thủ, cải lương về lập trường chính trị xã hội.
1.2.2. Tư tưởng về con người

Đề cao vai trò tích cực của hoạt động con người, coi con người là một thực thể
hoạt động, là nền tảng và điểm xuất phát của mọi vấn đề triết học. Con người là
chủ thể đồng thời là kết quả của quá trình hoạt động của chính mình; tư duy và ý
thức của của con người chỉ có thể phát triển trong quá trình con người nhận thức
và cải tạo thế giới.

+ Kant: lần đầu tiên coi con người là chủ thể, đồng thời là kết quả quá trình hoạt
động của mình, khẳng định hoạt động thực tiễn cao hơn lý luận. Bản thân lịch sử
là phương thức tồn tại của con người. Mỗi cá nhân hoàn toàn làm chủ vận mệnh
của mình.

+ Hegel: phát triển thêm khẳng định đó, khẳng định con người là sản phẩm của
một thời đại lịch sử nhất định, vì vậy mang bản chất xã hội

Thứ nhất, khẳng định tư duy và ý thức chỉ có thể phát triển trong chừng mực
con người nhận thức và cải tạo thế giới. Con người là chủ thể đồng thời là
kết quả của toàn bộ nền văn minh do chính mình tạo ra.

Thứ hai, nghiên cứu tiến trình lịch sử của nhân loại cũng như toàn bộ mối
quan hệ “con người tự nhiên” như một quá trình biện chứng
1.2.3. Tư tưởng biện chứng

Tiếp thu tư tưởng biện chứng trong triết học cổ đại, triết học Đức xây dựng
phép biện chứng trở thành phương pháp luận triết học độc lập với phương
pháp tư duy siêu hình trong lĩnh vực nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên và
xã hội. Phép biện chứng duy tâm khách quan của triết học cổ điển Đức bắt
đầu từ Kant qua Fichte, Selinh đến đỉnh cao là Hegel.

Giả thuyết hình thành vũ trụ của Kant

Việc phát hiện ra những quy luật và phạm trù của Hegel đã làm cho phép biện
chứng trở thành một khoa học thực sự mang ý nghĩa cách mạng trong triết học.

Dù dưới hình thức duy tâm, triết học cổ điển Đức đã đưa lại cho chúng ta
phương pháp tư duy biện chứng, một phương pháp tư duy mà sau này, khi
đã được Karl Marx và Engel cải tạo, nó đã trở thành “linh hồn của chủ
nghĩa Marx”. Đây là một đặc điểm nổi bật của triết học cổ điển Đức.
1.2.4. Tư tưởng về đạo đức

• Biểu hiện quá trình chuyển biến từ đạo đức học duy lý sang đạo
đức học nhân bản.
• I.Kant: đưa ra nguyên tắc đạo đức là: tuân theo mệnh lệnh tuyệt
đối
• Hegel: tư tưởng về quan hệ đạo đức và pháp quyền, về sự chuyển
hóa giữa thiện và ác, về quan hệ giữa ý chí và tự do. Đạo đức tối
cao là phục tùng nhà nước.
• L.Feuerbach: tư tưởng về đạo đức nhân bản, về quan hệ đạo đức
giữa nghĩa vụ và hạnh phúc cá nhân, về sự hài hòa giữa các lợi
ích. Nguyên tắc đạo đức tối cao: tình yêu thương giữa người với
người.
1.2.5. Với cách nhìn biện chứng về toàn bộ hiện thực, nhiều nhà triết học
cổ điển Đức có ý đồ hệ thống hoá toàn bộ những tri thức và thành tựu mà
nhân loại đạt được từ truớc tới lúc bấy giờ.

Tiếp thu tinh hoa của siêu hình học thế kỷ XVII trong việc phát triển tư duy lý
luận và hệ thống hoá tri thức của con người, các nhà triết học nhất là Kant và
Hegel Đức có tham vọng xây dựng một hệ thống triết học vạn năng không
những làm nền tảng cho thế giới quan của con người mà còn trở thành một thứ
khoa học của các khoa học.

Do vậy, họ là những nhà bách khoa toàn thư, uyên bác không chỉ về tri thức triết
học mà còn rất am hiểu về khoa học tự nhiên, lịch sử, pháp quyền, tôn giáo, luân
lý, mỹ học…

Dĩ nhiên quan niệm này hiện không còn phù hợp nhưng về phương diện lịch sử,
nó đáp ứng nhu cầu của khoa học cần hệ thống hoá toàn bộ tri thức con người
mà các nhà siêu hình học là những người khởi xướng, được các nhà Khai sáng
Pháp thế kỷ XVIII tiếp nối trong bộ Bách khoa toàn thư của mình.
2. Các đại biểu của nền triết học cổ điển Đức

Immanuel Kant (1724-1804)


+ Duy tâm chủ quan, nhị nguyên luận, bất
khả tri (quan trọng nhất)
+ Người sáng lập hệ tư tưởng triết học cổ
điển Đức.
+ Đặt nền móng cho quan niệm biện
chứng về tự nhiên và xã hội
+ Các tác phẩm: Phê phán lý tính thuần
túy, Phê phán lý tính thực tiễn, Phê phán
năng lực phán đoán.

J.G. Fichte (1762-1814):


Là sự kế tục tiếp theo tư tưởng chủ đạo của triết học Kant coi con người như một chủ
thể của quá trình hoạt động của mình. Lịch sử là phương thức tồn tại của con người,
là kết quả hoạt động của chính con người. Tư tưởng trên đây là tiền đề luận lý cho
quan điểm duy vật lịch sử của C.Maxc
+ Triết học Fichte có một ưu việt vĩ đại: Nó khẳng định triết học cần phải là một khoa
học xuất phát từ một luận đề tối cao, mà từ đó mọi phạm trù được rút ra một cách tất
yếu.
+ Các tác phẩm nổi tiếng như Các nguyên lý của lý luận khoa học phổ biến (1794), Về
quan niệm chiến tranh chân chính (1813)
2. Các đại biểu của nền triết học cổ điển Đức

F.W.J. Schelling (1775-1854)


+ Duy tâm. Triết học đồng nhất. Triết học lịch sử và triêt
học nghệ thuật. Triết học tín ngưỡng.
+ Tác phẩm nổi tiếng: Về cái Tôi như một nguyên lý triết
học; Hệ thống chủ nghĩa duy tâm tiên nghiệm

G.V.Ph.Hegel (1770-1831)
+ Biện chứng duy tâm khách quan
+ Ý niệm tuyệt đối là điểm xuất phát, nền tảng của triết
học Hegel.
+ Mọi sự vật, hiện tượng đều là hiện thân của ý niệm
tuyệt đối.
+ Triết học hiện thực là tha hóa của ý niệm tuyệt đối.
+ Tác phẩm: Hiện tượng học tinh thần, Khoa học logic,
Bách khoa toàn thư các khoa học triêt học

Ludwig Feuerbach (1804-1872)


+ là đại biểu cuối cùng của triết học cổ điển Đức
+ Duy vật, chủ nghĩa nhân bản
+ Tác phẩm: Phê phán Triết học Hegel, Bản chất của đạo
Thiên Chúa, Luận cương sơ bộ, Cơ sở Triết học của
tương lai,…
3. Đánh giá chung

•Triết học cổ điển Đức là một giai đoạn lịch sử tương đối ngắn nhưng nó đã tạo ra những
thành quả kỳ diệu trong lịch sử triết học. Trước hết nó đã từng bước khắc phục những hạn
chế siêu hình của triết học duy vật thế kỷ XVII-XVIII. Thành quả lớn nhất của nó là những
tư tưởng biện chứng đạt tới trình độ một hệ thống lý luận - điều mà phép biện chứng thời
cổ đại Hy Lạp đã chưa có thể đạt tới và chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII –XVIII Tây Âu cũng
không có khả năng tạo ra.

•Triết học cổ điển Đức còn đặt ra nhiều vấn đề đối với sử phát triển của triết học hiện đại
nói chung. Những tư tưởng triết họccủa Kant có ảnh hưởng to lớn đối với các nhà hiện sinh
Haidơgơ, Iaxpec coi triết học của Kant là nền tảng cho thế giới quan của các nhà triết học
và khoa học thực chứng từ Spenxơ tới Makhơ, từ Ognixtơ Kôntơ tới Vitgensten, Cácnáp…
•Không thể phủ nhận vai trò và ý nghĩa to lớn mà triết học cổ điển Đức mang lại đối với sự
hình thành và phát triển của lịch sử tư tưởng triết học, nhưng thực tế triết học giai đoạn này
vẫn mang nhiều hạn chế. Giá trị của phép biện chứng và chủ nghĩa duy vật như một bước
tiến dài so với quan điểm triết học thời kỳ trước đó vẫn bị bao phủ bởi mầu sắc duy tâm và
tính chất siêu hình.

Những hạn chế và thành quả của triết học cổ điển Đức đã được triết
học Mác khắc phục, kế thừa và nâng lên ở trình độ mới của chủ nghĩa
duy vật hiện đại.
Chân thành cảm ơn sự chú ý, quan tâm của
Thầy và tất cả các bạn!

Nhóm trình bày:


Học viên cao học Khoa Đông Phương

You might also like