You are on page 1of 29

GEORGE WILHELM FRIEDRICH HEGEL

I. Tác giả và tác phẩm


Tác giả

- G. W. F. Hegel (1770 - 1831) là nhà triết học duy tâm


khách quan, đại biểu xuất sắc của Triết học cổ điển Đức, là
người sáng lập nên phép biện chứng một cách hệ thống
trên cơ sở chủ nghĩa duy tâm khách quan.
Hegel được C.Mác đánh giá “không chỉ là một thiên tài
sáng tạo, mà còn là một nhà bác học có tri thức bách
khoa..., là một người vạch thời đại”.
Những tác phẩm chính:

+ Hiện tượng học tinh thần (1807): trình bày những


nguyên lý cơ bản của triết học Hegel.
+ Khoa học lôgic (1812 - 1816): trình bày những phạm trù
và quy luật quan trọng nhất của phép biện chứng duy tâm -
linh hồn của triết học Hegel.
+ Bách khoa toàn thư các khoa học triết học (1817): trình
bày toàn bộ hệ thống triết học của Hegel.
II. Nội dung triết học của Hegel

1. Điểm xuất phát của triết học Hegel


2. Hệ thống triết học của Hegel
1. Điểm xuất phát của triết học Hegel

- Hệ thống triết học của Hegel là chủ nghĩa duy tâm


khách quan
- Ý niệm tuyệt đối được hiểu là sự đồng nhất giữa tư
duy và tồn tại, chủ thể và khách thể, tinh thần và vật chất;
là điểm xuất phát của toàn bộ hệ thống triết học Hegel
1. Điểm xuất phát của triết học Hegel (tiếp)

- Hegel coi ý niệm tuyệt đối như một quá trình nhận thức,
phát triển không ngừng từ giai đoạn này đến giai đoạn
khác cao hơn, không chỉ là khởi đầu mà còn là nội dung
và là kết quả của mọi quá trình thế giới.
Ý niệm tuyệt đối tồn tại vĩnh viễn và chứa đựng mọi
dạng tiềm tàng của tự nhiên và xã hội.
2. Hệ thống triết học của Hegel

Gồm 3 phần chính:


+ Lôgic học (còn gọi là tiểu lôgic), nó khái quát lại những
tư tưởng của khoa học logic (đại lôgic)
+ Triết học về giới tự nhiên (cơ học, vật lý, hữu cơ)
+ Triết học về tinh thần (gồm có triết học pháp quyền, triết
học lịch sử, mỹ học, lịch sử triết học...)
=> Với việc xây dựng hệ thống triết học của mình, Hegel
tham vọng sẽ nghiên cứu được toàn bộ thế giới
2.1. Lôgic học

- Lôgic học là bộ phận quan trọng nhất của hệ thống triết


học Hegel.
- Hegel cho rằng đối tượng của logic học đó là ý niệm tuyệt
đối.
- Hegel coi tồn tại, bản chất và khái niệm là 3 hình thức thể
hiện chủ yếu của lĩnh vực logic học.
2.1. Lôgic học (tiếp)
Gồm 3 bộ phận
a. Học thuyết về tồn tại
b. Học thuyết về bản chất.
c. Học thuyết về khái niệm
2.1. Lôgic học
a. Học thuyết về tồn tại

Theo Hegel thì sự phát triển của tinh thần thế giới (ý niệm
tuyệt đối) trong lĩnh vực tồn tại là sự thay thế liên tục của các
khái niệm chất, lượng và độ (quy luật lượng - chất)
2.1. Lôgic học
a. Học thuyết về tồn tại/ quy luật lượng – chất

+ Chất: là tính quy định bên trong của tồn tại và đồng nhất
với tồn tại. Chất quy định sự vật là nó, khi chất mất đi thì sự
vật không còn là nó nữa.
+ Lượng: là tính quy định bên ngoài của tồn tại; lượng là
tính quy định không quan trọng đối với tồn tại, không đồng
nhất với tồn tại.
+ Độ: là vốn có của tất cả các sự vật, là sự thống nhất giữa
lượng và chất.
2.1. Lôgic học
b. Học thuyết về bản chất.

Hegel đã trình bày quy luật mâu thuẫn và các cặp phạm trù
của phép biện chứng như: bản chất và hiện tượng, nguyên
nhân và kết quả, tất yếu và ngẫu nhiên, khả năng và hiện thực,
nội dung và hình thức..
2.1. Lôgic học
b. Học thuyết về bản chất/ quy luật mâu thuẫn

+ Hegel cho rằng mâu thuẫn là nguồn gốc bên trong của
vận động và phát triển. Mâu thuẫn là vốn có, bên trong của
khái niệm.
+ Trong quy luật mâu thuẫn Hegel nhấn mạnh đến mối
quan hệ của các mặt đối lập, các mặt đối lập ở trong trạng thái
vận động không ngừng và tác động lẫn nhau.
+ Mâu thuẫn có tính chất phổ biến và khách quan.
2.1. Lôgic học
b. Học thuyết về bản chất/ Các cặp phạm trù

Bản chất và hiện tượng


Bản chất và hiện tượng có mối quan hệ biện chứng với
nhau. Bản chất được thể hiện ra trong hiện tượng và hiện
tượng thì thể hiện bản chất.
Hegel phê phán quan niệm siêu hình về mối quan hệ
giữa hiện tượng và bản chất (tách rời bản chất và hiện
tượng, Hegel phê phán Cantơ).
2.1. Lôgic học
b. Học thuyết về bản chất/ Các cặp phạm trù

Khả năng và hiện thực

Hegel phê phán những định nghĩa có tính chất hình thức
(siêu hình) về khả năng và hiện thực. Ông cho rằng phải xem
xét khả năng trong sự thống nhất với hiện thực.
Mặt khác, ông đưa ra dự đoán hợp lý về sự chuyển của hóa
khả năng thành hiện thực (tuy nhiên mang tính chất thần bí).
2.1. Lôgic học
b. Học thuyết về bản chất/ Các cặp phạm trù

Nguyên nhân và kết quả


- Hegel đưa ra quan niệm biện chứng về mối quan hệ
giữa nguyên nhân và kết quả. Ông cho rằng kết quả nói
chung chỉ mang trong nó cái đã có cả ở trong nguyên nhân

- Cùng một sự vật, trong quan hệ này là nguyên nhân,


nhưng trong những quan hệ khác lại là kết quả... đây là
nội dung hợp lý của Hegel về mối quan hệ nhân quả.
2.1. Lôgic học
b. Học thuyết về bản chất/ Các cặp phạm trù

Tất nhiên và ngẫu nhiên


- Theo Hegel, sự phát triển của hiện thực phải phục tùng
tính tất yếu, nhưng hiện thực lại có cả tính ngẫu nhiên

- Tất nhiên và ngẫu nhiên có mối quan hệ biện chứng với


nhau, chúng không không những loại trừ nhau mà còn là điều
kiện tồn tại của nhau.
2.1. Lôgic học
b. Học thuyết về bản chất/ Các cặp phạm trù

Tất yếu và tự do

- Hegel cũng nêu lên mối quan hệ biện chứng giữa tự do và


tất yếu.
- Tự do theo Hegel là nhận thức được cái tất yếu. Tất yếu
trong tự nhiên có tính mù quáng còn trong khái niệm thì tất
yếu mới là tự do. Ông cũng cho rằng khả năng khắc phục được
tính tất yếu và đạt tới tự do chỉ bằng lý luận, chỉ trong tư
tưởng mà thôi.
2.1. Lôgic học
c. Học thuyết về khái niệm

Trong học thuyết về khái niệm, Hegel đã trình bày quy


luật về phủ định của phủ định, mối quan hệ giữa cái chung,
cái đặc thù và cái đơn nhất.

Theo Hegel, khái niệm không phải là sự phản ánh thế giới
bên ngoài, không phải là sản phẩm của tư duy trong đầu óc
của con người mà là bản chất thực sự của tự nhiên, xã hội và
con người. Tồn tại và bản chất như là 2 yếu tố của khái niệm.
2.1. Lôgic học
c. Học thuyết về khái niệm/Quy luật phủ định của phủ định

+ Theo Hegel quy luật phủ định của phủ định là quy luật
của tư duy.
+ Hegel đã chứng minh rằng: phủ định biện chứng không
phải là phủ định trần trụi mà là phủ định có sự kế thừa những
yếu tố tích cực từ cái bị phủ định.
+ Hegel đã sơ đồ hóa quy luật phủ định của phủ định và
đồng nhất nó với Tam đoạn thức gồm: luận đề - phản đề - hợp
đề, và Hegel đã ép buộc sự vận động của thế giới theo tam
đoạn thức này.
2.1. Lôgic học
c. Học thuyết về khái niệm/Quy luật phủ định của phủ định
(tiếp)

Vì sao Hegel lại xây dựng học thuyết về khái niệm?


Bởi vì hệ thống của Hegel là phong phú và đa dạng gồm
cả tự nhiên, xã hội và tinh thần...do vậy Hegel phải dựa vào
tam đoạn thức như một công cụ (sơ đồ) mà các quá trình phải
tuân theo. Ngay cả hệ thống triết học của ông cũng được xây
dựng theo khuôn mẫu này.

Chính đề -------------- Phản đề ------------- Hợp đề


(Logic học) (Triết học tự nhiên) (Triết học tinh thần)
2.1. Lôgic học
c. Học thuyết về khái niệm/ mối quan hệ giữa cái chung,
cái đặc thù và cái đơn nhất

Đơn nhất A đặc thù B đặc thù Đơn nhất

Cái chung
2.1. Lôgic học
Kết luận về logic học

- Trong Logic học, Hegel đã trình bày 3 quy luật biện


chứng của tư duy:
+ Quy luật lượng - chất nói lên cách thức của sự phát triển
+ Quy luật mâu thuẫn nói lên nguồn gốc của mọi sự phát triển
+ Quy luật phủ định của phủ định nói lên khuynh hướng của sự
phát triển.
- Thông qua phép biện chứng của những khái niệm,
Hegel đã dự đoán được phép biện chứng của hiện thực
khách quan.
2.2. Triết học về giới tự nhiên

- Theo Hegel, ý niệm tuyệt đối sau khi sau khi đạt tới sự phát triển đầy
đủ trong lĩnh vực tư duy thuần túy thì sẽ chuyển sang tồn tại khác của nó
là giới tự nhiên (giới tự nhiên là sự tha hóa của ý niệm tuyệt đối)

- Trong giới tự nhiên, cơ học, vật lý và hữu cơ là những hính thức cơ


bản của ý niệm tuyệt đối.
2.3. Triết học về tinh thần.

Triết học về tinh thần xem xét ý niệm tuyệt đối ở giai đoạn
phát triển cuối cùng của nó từ lĩnh vực tự nhiên quay trở về
chính bản thân mình với tính cách là tinh thần tuyệt đối.
2.3. Triết học về tinh thần (Tiếp)

Hai hình thức của triết học tinh thần

a. Triết học về pháp quyền và triết học lịch sử: nghiên


cứu những vấn đề về pháp quyền, đạo đức và nhà nước.

b. Tinh thần tuyệt đối: bao gồm các hình thức nghệ
thuật (mỹ học), tôn giáo và triết học.
Đánh giá

- Giá trị của hệ thống triết học Hegel là hạt nhân phép biện
chứng được triển khai xuyên suốt toàn bộ hệ thống triết học
của ông, đặc biệt là trong khoa học logic
- Hạn chế của triết học Hegel là ở chỗ ông coi tự nhiên và
xã hội là những hình thức của ý niệm tuyệt đối.
Hạn chế lớn nhất của triết học Hegel đó là mâu thuẫn giữa
phương pháp biện chứng với hệ thống của ông (phương pháp
biện chứng không có giới hạn cuối cùng, nhưng ngược lại hệ
thống triết học mà ông cố gắng xây dựng theo tam đoạn thức
lại đặt ra giới hạn cho sự phát triển của nhận thức, của tư
tưởng và sự phát triển xã hội.)

You might also like