You are on page 1of 15

CHỦ NGHĨA HIỆN SINH

J.P.SARTRE
NHÓM THỰC HIỆN
XÃ HỘI HỌC NGÔN NGỮ HỌC
 Hoàng Thị Lan Phương  Hoàng Bích Ngọc
 Phan Thị Thu Hà  Phạm Thị Kim Thu
 Lại Phương Dung  Nguyễn Thúy Hạnh
BỐ CỤC TRÌNH BÀY
1. Tiểu sử
2. Chủ nghĩa hiện sinh
2.1 Hoàn cảnh ra đời
2.2 Phân loại
2.3 Đặc điểm
3. Chủ nghĩa hiện sinh của J.P.Sartre
3.1 Hữu thể và bản chất của con người
3.2 Sự lo âu của con người
3.3 Con người và tha nhân
3.4 Sự tự do của con người
3.5 Con người và sự dự phóng
4. Một vài nhận xét
TIỂU SỬ
• J. P. Sartre (21/06/1905 - 15/4/1980) Nhà văn, nhà triết học Pháp, Ông
được Viện Hàn lâm Thụy Điển trao giải Nobel năm 1964 nhưng ông từ chối
nhận giải vì không muốn mình biến thành một thiết chế xã hội ảnh hưởng
đến công việc hoạt động chính trị cấp tiến.

• Một trong những nhà triết học hiện sinh hàng đầu của Pháp thế kỷ 20, một
trong những người đã đưa CNHS đến đỉnh cao
• Quan điểm của ông kế thừa hiện tượng học của Husserl, tiếp thu tư tưởng
hiện sinh của Heidegger và vay mượn tư tưởng triết học của Hegel

• Tác phẩm chính: Buồn nôn (1942); Tồn tại và hư vô (1943); Chủ nghĩa hiện
sinh là chủ nghĩa nhân bản (1946); Phê phán lý tính biện chứng: (1960)
CHỦ NGHĨA HIỆN
SINH
* Hoàn cảnh ra đời:
CNHS xuất hiện đầu tiên ở Đức vào cuối
những năm 20 - những năm 30 thế kỉ 20 ,
thịnh hành ở Châu Âu sau hai cuộc chiến
tranh thế giới, nhất là sau Chiến tranh thế
giới II, có ảnh hưởng lớn đến giới trí thức
và thanh niên Châu Âu

* Phân loại
• CNHS vô thần: Martin Heidegger , Jean
Paul Sartre, Albert Camus là những nhà
hiện sinh vô thần hoặc bất khả tri luận
• CNHS công giáo: Martin Buber, Gabriel
Marcel , Karl Jaspers là những người đề
xướng thuyết hiện sinh lấy Thượng Đế làm
trung tâm.
CHỦ NGHĨA HIỆN
SINH
(tiếp)
* Đặc điểm của CNHS
- Nội dung của CNHS lấy con người làm đối
tượng nhưng không phải là con người phổ
quát mà là xem xét con người hiện hữu
trong thực tại cụ thể, giữa một hoàn cảnh
trong thế giới, và nó không xem xét bản
chất tổng quát của con người
- Chủ thể tính và nhân vị tự do là 2 đề tài
chính của triết học hiện sinh.
+ chủ thể tính: coi con người như một
hữu thể đứng trên vũ trụ và có quyền gán
cho vũ trụ một giá trị tùy theo quan điểm
của mỗi người
+ nhân vị tự do: sự tự do hiện sinh, tự
do lựa chọn, tự do quyết định ,tự do ở đây
là dám là chính mình.
- Hiện sinh chỉ có ở con người chứ không
có ở bất cứ sự vật nào
Chủ nghĩa hiện sinh
J.P.Sartre
• Hữu thể và bản chất của
con người
• Sự lo âu của con người
• Con người và tha nhân
• Sự tự do của con người
• Con người và sự dự
phóng
Hữu thể và bản chất của con người
• Hiện hữu có trước bản chất: con người trước hết phải hiện hữu đã sau
đó mới định nghĩa mình được, xác định được bản chất của mình.
• Đối với đồ vật: bản chất có trước hiện hữu, bởi trước khi hiện hữu,
sự vật đã mang một bản chất xác định.
“Để lí giải điều này ông đưa ra dẫn chứng về con dao rọc giấy. Ông
cho rằng trước khi con dao được chế tạo ra bởi người thợ thủ công
thì nó đã mang một bản chất xác định, hình ảnh và công dụng của
con dao đã tồn tại như một ý niệm trong óc của người thợ thủ công”
• “Con người” do chính con người tạo nên, không chịu sự quy định
của bất cứ cái gì, điều đó cho thấy ông muốn chối bỏ mọi thứ ràng
buộc bên người, trong quan niệm của ông, con người chẳng lệ thuộc
vào bất cứ cái gì ngòai sự đối diện với chính bản thân mình
• Tóm lại trong mối quan hệ giữa hiện hữu và bản chất của con người,
thì hiện hữu là tính thứ nhất, bản chất là tính thứ hai
Sự lo âu của con người
• Lo âu là bản chất của sự hiện sinh và “ con người là sự
lo âu” vì sự lo âu của mỗi con người đều xuất phát từ
trách nhiệm của họ đối với chính bản thân họ và đối
với tòan thể xã hội

• Sự lo âu là một tâm trạng cá nhân khi người đó phải


đối mặt với các tình huống buộc phải lựa chọn. Đó là
sự lo âu có tính triết học, nó thúc đẩy con người phải
có trách nhiệm và dám chịu trách nhiệm về điều mình
lựa chọn. Con người lo âu vì không có bất cứ một
điểm tựa nào cả vì luôn bị bỏ rơi đơn độc

• Lo âu đeo đẳng con người suốt cả cuộc đời, tồn tại ở


tất cả mọi người. Song lo âu trở thành động lực thúc
đẩy con người hành động
Con người và tha
nhân
• Tha nhân là kẻ cướp mất tự do của tôi
chính là người tranh chấp, dẫm chân
lên cái tôi chủ thể

• J.P.Sartre cho rằng con người khám


phá ra sự tồn tại của tha nhân và tha
nhân là điều kiện cho sự hiện hưữcủa
mình

• Giữa con người và tha nhân có mối


liên hệ mất thiết gắn bó với nhau mặc
dù tha nhân là kẻ cướp mất tự của con
người nhưng là tha nhân là có, nó
cùng tồn tại song hành vợi sự tồn tại
của con người và con người phải chấp
nhận nó, Sự to do của con người chỉ
có thể đạt được nếu con ng tôn trọng
sự tư của tha nhân
Sự tự do của
con người
Tự do ở đây là tự do hiện sinh, tự do lựa chọn, tự do
quyết định. Tự do ở đây là dám là mình.
“ Nếu tôi cứ sống như cái máy, ở trên bảo
sao tôi làm vậy, người ta bảo sao mình làm vậy,
thì tôi mới chỉ sống như một sinh vật, chưa sống
cái kiếp người của tôi. Cuộc sống ù lì đó, sống
chỉ để sinh tồn, sống như cây cỏ đó, Sartre gọi
là buồn nôn”

⇒ con người muốn vượt khỏi cuộc sống tầm


thường đó thì phải vượt lên trên mình, phải sống
một cách độc đáo (unique).

Độc đáo ở đây không có nghĩa lập dị mà chỉ có


nghĩa là tự do chọn lấy một lối sống riêng,
không bắt chước người khác và cũng không chịu
sự sai bảo, kiềm chế của người khác. Độc đáo là
tự xác định nhân vị của mình.
Con người và dự phóng
• Dự phóng là tự tạo cho mình một đối tượng để theo
đuổi
• Dự phóng là hoạt động dựa trên ý thức chủ quan của
con người, chỉ có con người mới có thể thực hiện
được các dự phóng
• Theo Sartre, con người khác sự vật ở chỗ có ý thức và
bản tính của ý thức là dự phóng
• Con người phải sống với cuộc sống của mình, không
ở nguyên một chỗ mà phải luôn tự lựa chọn, khám
phá cho mình một lối đi riêng, những luật lệ riêng để
hướng tới những gì mình “hiện chưa có”
Một vài nhận xét

1. Những điềm tích cực:


- Chú trọng đến yếu tố con
người, đi sâu vào tìm hiểu nội
tâm con người, những sống
động, sâu lắng của tâm thức,
làm con người khác nhau độc
đáo

- Con người nhận thức được về


mình, tự định đoạt lấy cuộc
sống của mình, làm cho mình
trở thành mình
Một vài nhận xét
2. Những điềm hạn chế:
- “Hiện hữu có trước bản chất” ông hy vọng có thể thoát khỏi chủ nghĩa
duy tâm. Song những biện giải của ông về vấn đề này không những
không giúp ông thực hiện được khát vọng đó, mà còn dẫn ông đến chủ
nghĩa triết chung- kết hợp chủ nghĩa duy tâm chủ quan với chủ nghĩa
duy tâm khách quan và một số yếu tố riêng lẻ của chủ nghĩa duy vật

- Giả thuyết của ông chưa nhận thức đầy đủ giá trị của sinh hoạt xã hội,
nói cách khác là xa xã hội loài người ngông cuồng, mang tính chất kích
động. Ông cho mình có tự do tuyệt đối để muốn nghĩ gì thì nghĩ muồn
làm gì thì làm, ông luôn tỏ thái độ bi quan một cách vô thần….Và
những hạn chế này đã được các nhà hiện sinh sau này : Jasper, Marcel
khắc phục
Xin chân thành cảm ơn
!

You might also like