You are on page 1of 21

Tớ là Lê Thu Lan, 27t, Tớ là Lê T.

Minh Thu, 24t,


thulanle111@gmail.com lmt3110@yahoo.com

Tớ là Lê Phương Đông, 34t,


Phuongdongle1_7@yahoo.com

Hi! Tôi là Nguyễn Hữu Nguyên,


28t.
nguyennh1980@gmail.com

Tớ là Phạm Thị Liên, 28t,


lienpham25@yahoo.com

Tớ là Vũ Tuyết Thu, 36t,


tuyetthupd@gmail.com

Tớ là Nguyễn Bích Diệp,


29t, Tớ là Nguyễn T. Trà My, 24t,
nbdiep9999@yahoo.com tramy.vnnn@gmail.com

Tớ là Nguyễn Thị Phượng,


27t,
hoainam0379@yahoo.com

NHÓM TRÌNH BÀY:


NGÔN NGỮ K53
HOÀN CẢNH LỊCH SỬ

ĐẶC ĐIỂM
CHÍNH

NHỮNG TRIẾT GIA TIÊU BIỂU

Imanuen
Cantơ Lútvich
Phoiơbắc
Giôhan
Gốtlíp Phriđrích
Phíchtơ Vinhem
Gioocgiơ
Giôdép
Vinhem
Senlinh
Phriđrích
Hêghen
 Khái niệm “Triết học cổ điển
Đức” dùng để chỉ sự phát triển triết
học của nước Đức ở nửa cuối thế kỷ
XVIII và nửa đầu thế kỷ XIX, được
mở đầu từ hệ thống triết học của
Cantơ trải qua Phíchtơ, Sêlinh đến
triết học duy tâm của Hêghen và
triết học duy vật của Phoiơbắc.
I) Hoàn cảnh ra đời
1. Các nước Tây Âu
• CNTB được thiết lập ở một số nước vào cuối TK18 đầu TK19 (VD: Italya,
Anh, Pháp)  đem lại nền sản xuất phát triển chưa từng có trong lịch sử.
• Đạt được nhiều thành tựu kinh tế, văn hóa to lớn: CM công nghiệp Anh và
CMTS Pháp.
 Tạo ra những thay đổi nhảy vọt.
 Đánh dấu sự mở đầu của nền văn minh CN trong lịch sử nhân loại, khẳng định
sức mạnh của con người trong nhận thức và cải tạo thế giới.
2. Nước Đức
• Cuối TK18 đầu TK19 vẫn là quốc gia phong kiến lạc hậu.
• CT-XH: + Liên bang Đức chỉ tồn tại về hình thức, thực tế thì phân thành
136 tiểu vương quốc tách biệt nhau.
+ Triều đình vua Phổ Phri đích Vinhem (1770 - 1840) vẫn ngoan
cố tăng cường quyền lực duy trì chế độ quân chủ phong kiến thối nát.
+ Cả nước bao trùm không khí bất bình đẳng của đông đảo quần
chúng.
 Cản trở đất nước phát triển theo con đường TBCN.
 Kinh tế: Nông nghiệp đình đốn, CN trì trệ.
 Triết học, văn hóa, nghệ thuật: có được sự phát
triển chưa từng có.
 Khoa học: có những tiến bộ đáng kể đặc biệt là các
ngành khoa học tự nhiên: VD: Phát minh ra điện,
phát minh ra oxy và bản chất của sự cháy, phát
minh ra tế bào…

-> Hoàn cảnh lịch sử của các nước Tây Âu và Đức đặt
ra cho các nhà triết học nhiều vấn đề cần giải quyết
-> Yêu cầu cần có cách nhìn mới về các hiện tượng tự
nhiên và tiến trình lịch sử nhân loại, cần có quan
niệm mới về khả năng và hoạt động của con người.
 thúc đẩy triết học Đức ra đời
II) Những đặc điểm chính
Thể hiện TGQ và Đặc biệt đề cao
ý thức hệ của vai trò tích cực
giai cấp tư sản của hoạt động
Đức cuối TK 17 con người
nửa đầu TK19

ĐẶC ĐiỂM
CHÍNH
Dựa trên cách Thể hiện cách
nhìn biện chứng nhìn biện chứng
về thế giới hiện bao quát toàn bộ
thực hiện thực
1) Triết học cổ điển Đức thể hiện TGQ và ý thức hệ của giai cấp tư sản
Đức cuối TK 17 nửa đầu TK19

 Các đại biểu đều xuất thân từ tầng lớp thượng lưu: VD Can tơ,
Hê ghen,..
 nhận thấy sự trì trệ của XH phong kiến Đức đương thời + chịu
ảnh hưởng của CMTS Pháp + sự cổ vũ của giai cấp TS thế giới
=> thể hiện nguyện vọng tiến bộ: đấu tranh vì một trật tự xã
hội mới ở Đức, đem lại sự thịnh vượng, phồn vinh và thống nhất
đất nước.

 Các nhà triết học thể hiện thái độ nhu nhược và mâu thuẫn:
+ Muốn thỏa hiệp với tầng lớp phong kiến quý tộc Phổ, giữ lập
trường cải lương trong việc giải quyết các vấn đề phát triển đất
nước.
+ Trong TGQ có sự mâu thuẫn giữa tính cách mạng và khoa học về
tư tưởng với sự bảo thủ cải lương về lập trường chính trị xã hội.
2) Triết học cổ điển Đức đặc biệt đề cao vai trò tích cực của hoạt động con người

 Triết học cổ điển Đức thể hiện bước ngoặt trong lịch sử triết
học phương Tây: từ chỗ chủ yếu bàn về vấn đề bản thể luận,
nhận thức luận,… đến chỗ coi con người như một chủ thể hoạt
động  lần đầu tiên hiểu và coi con người là chủ thể đồng thời
là kết quả quá trình hoạt động của mình, khẳng định hoạt
động thực tiễn cao hơn lý luận (Can tơ, Hê ghen)

 Hạn chế: Đề cao sức mạnh trí tuệ và hoạt động con người tới
mức cực đoan, thần thánh hóa con người tới mức coi con người
là chúa tể của tự nhiên, bản thân giới tự nhiên cũng chỉ là kết
quả hoạt động của con người.

 Thành tựu:
 + Khẳng định tư duy và ý thức chỉ có thể phát triển trong
chừng mực, con người có thể nhận thức và cải tạo thế giới.
Con người là chủ thể đồng thời là kết quả của toàn bộ nền văn
minh do chính mình tạo ra.
+ Nghiên cứu tiến trình lịch sử của nhân loại cũng như
toàn bộ mối quan hệ con người tự nhiên như một quá trình
phát triển biện chứng.
3) Triết học cổ điển Đức dựa trên cách nhìn biện chứng về thế giới
hiện thực

 Các triết gia đã nhận thấy những hạn chế của bức tranh
cơ học về thế giới trước bước phát triển như vũ bão của
khoa học và thực tiễn xã hội châu Âu cuối TK18 đầu
TK19.
 Họ tiếp thu những tư tưởng biện chứng trong các di sản
triết học truyền thống từ thời cổ đại để xây dựng phép
biện chứng trở thành một phương pháp luận triết học
trong việc nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên xã hội.
 VD: Hê ghen phát hiện ra những quy luật và các phạm trù cơ bản của
phép biện chứng, xây dựng nó trở thành một khoa học về sự phát
triển của tất thảy mọi sự vật và tư tưởng.

=> Dù dưới hình thức duy tâm nhưng triết học cổ Đức đã đưa lại
cho chúng ta phương pháp tư duy biện chứng mà sau này Mác,
Ăng ghen cải tạo trở thành “linh hồn của chủ nghĩa Mác”.
4) Triết học cổ điển Đức thể hiện cách nhìn biện chứng bao quát
toàn bộ hiện thực

 Trên cơ sở tiếp thu những tinh hoa của siêu hình học TK 17
trong việc phát triển tư duy lý luận, các nhà triết học cổ điển
Đức:
+ Đã có ý đồ hệ thống hóa toàn bộ những tri thức và
thành tựu mà nhân loại đạt được.
+ Xây dựng một hệ thống triết học vạn năng của mình
làm nền tảng cho toàn bộ thế giới quan con người.
+ Khôi phục lại quan niệm coi triết học là khoa học của
mọi khoa học.
- Quan niệm trên đến nay không còn phù hợp nhưng về
phương diện lịch sử nó đáp ứng nhu cầu của khoa học cần
hệ thống hóa toàn bộ tri thức con người mà các nhà khai
sáng Pháp TK 18 là những người khởi xướng.
Nhận xét:
 Triết học cổ điển Đức:

-> Là giai đoạn phát triển mới về chất trong lịch sử tư tưởng
Tây Âu và thế giới cuối TK 18 nửa đầu Tk 19.

-> Là đỉnh cao của thời kỳ triết học cổ điển Phương Tây, có ảnh
hưởng to lớn tới triết học hiện đại

-> Bốn đặc điểm trên khẳng định giá trị tư tưởng vĩ đại của TH
Đức, “là lý luận của người Đức về Cách mạng tư sản
Pháp” (C. Mác). Nó cho thấy những đặc trưng riêng của TH
Đức so với TH Pháp TK 18 dù giữa chúng có sự kế thừa to lớn.
MỘT SỐ TRIẾT GIA TIÊU BIỂU

Can tơ Hêghen Lutvích Phoiơbắc


(1770 -1831) (1804 - 1872)
(1724-1804)
 Cantơ: (1724-1804) sinh ra trong một gia đình quý tộc Phổ. Thời trẻ
từng theo học trường đại học Tổng hợp Kenixbéc. Sau khi tốt nghiệp
ông được giữ lại và giảng dạy ở đây. Ông quan tâm chủ yếu đến những
vấn đề triết học và bỏ nhiều công sức để viết các tác phẩm triết học.

Lutvích Phoiơbắc: (1804 - 1872) sinh trong một gia đình luật sư
ở Đức. Ông theo học trường đại học tổng hợp Beclin, tham gia nhóm
Hêghen trẻ. Về sau tách khỏi nhóm này trở thành người phê phán
Hêghen, xây dựng hệ thống triết học, duy vật của mình. Ông viết nhiều
tác phẩm triết học.

 Hêghen: (1770 -1831) sinh ra ở Stuttgart là con một công chức cao
cấp. Hồi còn trẻ theo học trường đại học Tubingue. Sau khi tốt nghiệp
ông làm giáo sư dạy tư trong các gia đình, làm hiệu trưởng trường
trung học Nuremberg, rồi làm giáo sư trường đại học Heldeberg. Trong
quá trình giảng dạy ông để nhiều thời gian nghiên cứu và viết các tác
phẩm triết học.
 Cantơ : “Lịch sử tự nhiên đại cương và thuyết bầu trời”
(1755), “Phê phán lý tính thuần túy” (1781), “Phê phán lý
tính thực tiễn” (1788), “Phê phán khả năng suy diễn”
(1790).


Lutvích Phoiơbắc : "Phê pháp triết học Hêghen" (1839);
"Bản chất của đạo đức thiên chúa", "Luận cương sơ bộ về
cải cách triết học" (1842), "Những nguyên lý của triết học
tương lai" (1843), "Bản chất của tôn giáo“.

 Hêghen: “Hiện tượng học tinh thần” (1807), “Khoa học


logic” (1812-1814), “Bách khoa toàn thư các khoa học triết
học” (1817),
QUAN NIỆM VỀ THẾ GIỚI

QUAN NIỆM VỀ NHẬN THỨC

QUAN NIỆM VỀ CON NGƯỜI

QUAN NIỆM VỀ CHÍNH TRỊ- XÃ HỘI


1) Quan niệm về thế giới

 Cantơ: Không chỉ mọi sự vật mà cả toàn bộ vũ trụ nói chung đều nằm trong quá trình phát sinh, phát
triển và diệt vong như một quy luật “sắt đá của tự nhiên”.
 Quan điểm duy vật trên được ông phát triển thêm trong khi bàn đến “vật tự nó”. Ông cho rằng
trong thế giới luôn tồn tại “vật tự nó” một cách khách quan độc lập bên ngoài con người, chính
nó tác động tới con người tạo ra kinh nghiệm cảm tính.
 Quan niệm về thế giới của Cantơ chứa đựng nhiều tư tưởng duy vật và hoàn chỉnh hơn so với các
giả thuyết về vũ trụ trước đó, nó đem lại cho con người một cách nhìn mới – cách nhìn phát
triển về thế giới; bước đầu xây dựng nền tảng cho quan niệm phát triển biện chứng về tự nhiên..

Hêghen: Đầu tiên có tinh thần tuyệt đối tồn tại, bên trong chứa đựng các mặt đối lập; hai mặt đối
lập vừa thống nhất, vừa đấu tranh với nhau làm cho nó luôn vận động phát triển khi đạt tới dạng
hoàn thiện thì “Tha hóa” (biến thành cái khác nó, nhưng chính là nó ở trạng thái khác và hình
thức khác) biểu hiện thành giới tự nhiên.
 Triết học của Hêghen xét theo hệ thống là triết học duy tâm khách quan. Bởi vì, ông thừa nhận
tinh thần có trước, giới tự nhiên (vật chất) có sau phụ thuộc và phát sinh từ tinh thần tuyệt đối.
 Hêghen còn cho rằng, khi các dạng tồn tại được “tinh thần tuyệt đối” tạo ra thì không ngừng biến
đổi theo 2 nguyên lý và 3 nguyên tắc. Những nguyên lý và nguyên tắc này là nội dung chủ yếu
của phép biện chứng mà Hêghen xây dựng. Phép biện chứng này tuy có hạn chế ở chỗ trình bày
trên cơ sở của quan điểm duy tâm nhưng nó đã phản ánh đầy đủ quá trình vận động và phát
triển chúng; trong nó đã chứa đựng hạt nhân hợp lý: không có cái gì nhất thành bất biến, mọi cái
luôn biến đổi. Đây là một giá trị lý luận chủ yếu của triết học Hêghen.

 Lutvích Phoiơbắc : Vật chất có trước, ý thức có sau, tự nhiên tự nó tồn tại và người ta chỉ có thể
giải thích tự nhiên xuất phát từ bản thân nó. Ý thức không tự nó tồn tại được vì nó chỉ là sản phẩm
của một dạng vật chất.
 Phoiơbắc quan niệm, không gian và thời gian tồn tại khách quan, không có vật chất tồn tại vận
động bên ngoài không gian và thời gian. Ông thừa nhận sự tồn tại khách quan của các quy luật
tự nhiên, của quan hệ nhân quả; thừa nhận sự vận động và phát triển của giới tự nhiên diễn ra
một cách khách quan, từ đó dẫn tới sự xuất hiện của đời sống hữu cơ, con người.
 Ở đây, Phoiơbắc chưa khắc phục được hạn chế của duy vật siêu hình, coi vật chất như là một cái
gì thuần nhất. Tuy thừa nhận vật chất vận động nhưng chưa lý giải được nguồn gốc, động lực,
hình thức của vận động.
2) Quan niệm về nhận thức
 Cantơ: Theo ông trước khi nhận thức phải xác định rõ đối tượng và nghiên cứu giới hạn
của tri thức con người.
 Một mặt Cantơ thừa nhận đối tượng nhận thức (các sự vật) tồn tại khách quan, mặt
khác lại cho rằng quy luật của thế giới là sản phẩm của ý thức con người. Đây là một
biểu hiện của quan điểm nhị nguyên luận.
 Ông cho rằng mục đích của con người là nhận thức “vật tự nó”, muốn thế phải trải
qua quá trình phát triển lần lượt qua ba giai đoạn.
 => Cantơ vừa bộc lộ quan điểm nhị nguyên luận, vừa biểu hiện quan điểm của thuyết
không thể biết. Một mặt thừa nhận các sự vật tồn tại khách quan, mặt khác lại khẳng
định các quy luật của thế giới là sản phẩm của tư duy. Một mặt thừa nhận khả năng
nhận thức của con người không ngừng vươn lên, mặt khác lại khẳng định con người
không thể nhận biết được “vật tự nó” tức bản chất, quy luật vận động bên trong của các
sự vật.

 Hêghen: Hêghen cho rằng đối tượng của nhận thức là nguyên nhân tạo thành các dạng
tồn tại tức “tinh thần tuyệt đối”. Ông khẳng định nhận thức của con người là sự tự nhận
thức “tính thần tuyệt đối”.
 Như vậy, Hêghen bộc lộ quan điểm có thể biết trên cơ sở thế giới quan duy tâm.

 Lutvích Phoiơbắc : Ông khẳng định, đối tượng nhận thức nói chung và của triết học
nói riêng là giới tự nhiên và con người.
 Phoiơbắc cũng đã xác định được mối quan hệ giữa hình thức nhận thức cảm tính với
lý tính, nhưng khi tiến lên giai đoạn tư duy lý tính thì ông không rút ra được kết luận
rõ ràng.
 Như vậy, Phoiơbắc đã xây dựng quan điểm duy vật về nhận thức; đã khẳng định,
con người có khả năng nhận thức. Nhưng trong lý luận nhận thức đã bộc lộ hạn chế
ở chỗ, chưa hiểu được quá trình phát triển biện chứng của nhận thức, vai trò của
hoạt động thực tiễn đối với nhận thức. Cho nên, quan điểm nhận thức của Phoiơbắc
vẫn nằm trong khuôn khổ của những phương pháp suy nghĩ siêu hình.
3) Quan niệm về con người
 Cantơ: không chỉ bàn đến lĩnh vực bản thể luận, nhận thức luận mà
còn bàn đến con người với tính cách là một chủ thể hoạt động.( Khác
hẳn với các nhà triết học Anh, Pháp)
 Hạn chế: đề cao sức mạnh trí tuệ của con người tới mức cực
đoan: sáng tạo ra các quy luật của thế giới. Thần thánh hóa con
người tới mức coi bản thân thế giới tự nhiên phải hoạt động theo ý
chí con người.
 Hêghen: Ông quan niệm con người là chỉnh thể thống nhất. Con
người là chủ thể đồng thời là kết quả của quá trình hoạt động của
chính mình. Hêghen không bàn đến con người cụ thể mà bàn đến con
người trìu tượng, lý tính phi lịch sử.
 Lutvích Phoiơbắc : Quan niệm con người như một thực thể sinh vật
có cảm giác, biết tư duy, có ham muốn, có ước mơ, có tình yêu
thương; lòng yêu thương vốn là bản chất của con người. Trong con
người có sự thống nhất giữa cơ thể với tư duy.
 Xác định vấn đề con người giữ vị trí trung tâm của triết học
Phoiơbắc trở thành đại biểu tiêu biểu của chủ nghĩa duy vật nhân
bản. Đây là mặt tiến bộ so với các nhà trước học trước ông. Tuy
nhiên ông đã không thấy được phương diện xã hội của con người.
Con người mà ông quan niệm là con người bị tách khỏi điều kiện
kinh tế - xã hội và lịch sử. Do vậy về lĩnh vực này ông chưa thoát
khỏi ảnh hưởng của quan điểm duy tâm.
4) Quan niệm về chính trị - xã hội
Cantơ: + Quan niệm về đạo đức: Ông cho rằng, trong xã hội cần phải có các quy tắc đạo đức. Các quy tắc đó
không thể xuất phát từ yếu tố cảm tính nhất thời mà phải xuất phát từ lý tính.
Ông còn cho rằng: Tự do là phạm trù trung tâm của đạo đức, là lý tưởng cao cả nhất của nhân loại, là cái
cao quý nhất trên trần gian.
⇒Quan điểm đạo đức tuy có nhiều điểm không tưởng phi lịch sử, phi giai cấp, thiếu cơ sở hiện thực nhưng
chứa đựng nhiều tư tưởng nhân đạo sâu sắc vì nó góp phần xóa bỏ quan niệm ích kỷ hẹp hòi, giải phóng tư
tưởng con người khỏi gông cùm của ý thức hệ phong kiến
+ Quan niệm về lịch sử: Ông cho rằng lịch sử là phương thức tồn tại của con người như một chủ thể,
trong đó bằng hoạt động của mình con người ngày càng phát triển những khả năng và bản chất của mình.
=> Quan điểm về lịch sử trên biểu hiện Cantơ đang tiếp cận dần với tư tưởng biện chứng.
+Quan niệm về nhà nước: Thừa nhận và phát triển tư tưởng về khế ước xã hội, Cantơ mong muốn giải
quyết mâu thuẫn đó bằng hòa bình, bởi ông cho rằng chiến tranh phá hoại các chuẩn mực đạo đức của con người.
⇒Mặc dù quan niệm của Cantơ còn hạn chế ở chỗ chưa nhận thấy nền tảng kinh tế làm nảy sinh các
mặt khác nhau của xã hội, nhưng nó đã bao hàm nhiều giá trị tư tưởng quý báu. Nó đặt nền móng cho
quan điểm duy vật lịch sử sau này.

Hêghen: Quan niệm con người trong triết học Hêghen thường gắn với quan điểm về nhà nước và pháp
quyền.
Nhà nước theo ông là hiện thân của ý niệm tuyệt đối trong đời sống xã hội nó có quá trình phát triển.
Chiến tranh là một hiện tượng vĩnh viễn và tất yếu trong lịch sử, nhờ có chiến tranh mà thể trạng đạo đức
của dân tộc được bảo tồn; chiến tranh bảo vệ các dân tộc tránh khỏi sự thối nát.
Lịch sử là sự thống nhất giữa tính khách quan và tính chủ quan trong hoạt động của con người. Nhưng lịch
sử không diễn ra theo ý muốn chủ quan của con người mà phát triển theo xu hướng tất yếu trải qua các thời
đại. Sự phát triển tự do của con người là chuẩn mực, ưu việt của thời đại này so với thời đại khác. Nhưng ông
hiểu tự do một cách duy tâm: tự do còn thể hiện trong sự hiểu biết và làm theo ý chúa.

Lutvích Phoiơbắc: Trong quan niệm về xã hội ông lại thể hiện quan điểm duy tâm. Ông khẳng định những thời
kỳ lịch sử loài người sở dĩ khác nhau chỉ do những thay đổi các hình thức tôn giáo; thay thế tôn giáo cũ bằng tôn
giáo mới sẽ làm cho xã hội tiến lên. Ở đây, Phoiơbắc chưa thấy được vai trò của thực tiễn xã hội quyết định sự
vận động phát triển của xã hội loài người.
 Những quan điểm trên đây của Phoiơbắc về cơ bản vạch ra được nguồn gốc tâm lý con người đối với tôn
giáo. Tuy nhiên, ông chưa chỉ rõ nguồn gốc thực sự của tôn giáo, chưa đề cập đến những cơ sở kinh tế - xã hội
của vấn đề.
 Can tơ: I.Cantơ là một trong những nhà triết học của nước Đức thời kỳ
thế kỷ XVIII-XIX, những quan điểm triết học của ông cả thời kỳ “tiền phê
phán” và “thời kỳ phê phán”” đã đặt nền móng cho quan niệm biện
chứng tự nhiên, lịch sử; đồng thời đặt ra nhiều vấn đề sâu sắc cho sự
phát triển của triết học phương Tây hiện đại.

 Hêghen: Vai trò lịch sử của triết học Hêghen là ở chỗ đã xây dựng được
phép biện chứng, những vấn đề cốt lõi nhất của phép biện chứng hiện đại
đã được ông đề cập đến một cách bao quát và sâu sắc. Vì vậy, ông được
Ph. Ăng ghen đánh giá rất cao "ông không chỉ là một thiên tài sáng tạo,
mà còn là một nhà bác học có tri thức bách khoa, nên trong mọi lĩnh vực
ông xuất hiện ra là một người vạch thời đại".

 Phoiơbắc : Mặc dù còn những hạn chế siêu hình trong quan điểm về tự
nhiên duy tâm trong quan điểm về xã hội, chưa có quan điểm duy vật
triệt để về con người nhưng Phoiơbắc đã có công lao trong việc khôi phục
và phát triển chủ nghĩa duy vật chống lại quan điểm duy tâm và tôn
giáo; vì thế, quan điểm duy vật của Phoiơbắc cùng với tư tưởng biện
chứng của Cantơ và phép biện chứng của Hêghen trở thành tiền đề lý
luận hình thành triết học Mác - Lênin.

You might also like