You are on page 1of 11

BÁO CÁO THAM LUẬN

MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH
HƠN NỮA CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CÔNG CHỨC TRONG
THỜI GIAN ĐẾN

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CỦA TỈNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC
ĐÀO TẠO VÀ TẠO NGUỒN CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
Trình độ phát triển của tỉnh ta còn khá thấp so với mặt bằng chung, dân trí không
cao; phần lớn địa bàn dân cư nằm ở vùng sâu, vùng xa điều kiện sinh hoạt khó khăn, thiếu
thốn, xa các trường THPT nên phần lớn chỉ học hết cấp II, tỉ lệ bỏ học nhiều, đặc biệt tại
các xã vùng III, xã vùng đặc biệt khó khăn; các lĩnh vực ngành nghề phát triển còn chậm,
quy mô nhỏ lẽ, chưa áp dụng được tiến bộ khoa học-kỹ thuật vào sản xuất; tỷ lệ lao động
chưa qua đào tạo còn rất thấp đang là những trở ngại rất lớn để thực thi các chính sách
đào tạo và tạo nguồn cán bộ của tỉnh.
Xuất phát từ thực trạng chất lượng đội ngũ CBCC của tỉnh, nhất là CBCC cấp cơ
sở từ những năm qua vốn vừa thiếu về số lượng vừa yếu chất lượng, Tỉnh ủy, UBND tỉnh
đã có nhiều chủ trương, chính sách đào tạo, sử dụng cán bộ nên đã tạo ra nhiều chuyển
biến. Tuy vậy hiện nay vẫn chưa khắc phục được tình trạng thiếu đồng bộ giữa số lượng
và chất lượng; hạn chế trong tổ chức và phân công lao động nên chưa phát huy hết khả
năng nghề nghiệp, tinh thần cống hiến; nhiều CBCC chưa có tác phong làm việc công
nghiệp, thiếu kỹ năng phối hợp; tiền lương và thu nhập của nhiều cán bộ, công chức chưa
bảo đảm cũng là những tác nhân hạn chế chất lượng cũng như hiệu quả sử dụng nhân lực
của tỉnh đã và đang gây áp lực rất lớn lên các chính sách xây dựng đội ngũ CBCC của
tỉnh.

II. KẾT QUẢ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC THỜI
GIAN QUA.
1) Đào tạo, bồi dưỡng CBCC đương chức:
Nhiệm vụ đặt ra là tập trung trang bị, chuẩn hóa các mặt kiến thức, kỹ năng theo
mục tiêu, định hướng do cấp trên quy định.
+ Về trang bị trình độ lý luận chính trị và bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước:
Tập trung bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo ngạch và chức danh cho cán bộ
quản lý (kể cả khu vực sự nghiệp) và công chức hành chính (kế hoạch đến năm 2010 đạt
100%, từ năm 1995 đến nay mở được 27 lớp tại tỉnh và cử CBCC đi học được 1958
người, đạt khoảng 85%); bồi dưỡng kiến thức tiền công vụ cho công chức mới tuyển dụng
(kế hoạch đến 2010 đạt 100%, nay đã mở được 03 lớp đạt khoảng 42%); chuẩn hoá trình
độ lý luận chính trị theo tiêu chuẩn cho công chức từ ngạch chuyên viên trở lên (đến nay
đào tạo được 2500 người, đạt khoảng 65%).
+ Về chuẩn hóa chuyên môn, nghiệp vụ: các cơ quan, đơn vị đã chủ động thường
xuyên sắp xếp cho công chức, viên chức đi chuẩn hóa trình độ chuyên môn nghiệp vụ
theo ngạch và chức danh (đến nay được 1980 người, chiếm khoảng 87% công chức hành
chính đạt chuẩn chuyên môn theo ngạch và tương ứng viên chức sự nghiệp được khoảng
16000 người, chiếm 85%); bồi dưỡng kỹ năng chuyên ngành cho công chức chuyên môn
(nay khoảng 27% CBCC được bồi dưỡng thường xuyên).
Việc chủ động chuẩn hóa công chức của các ngành, các cấp tuy tích cực những
đang có biểu hiện lỏng lẻo ở khâu quy hoạch, cử đi học còn đơn giản theo ý chí chủ quan,
thiếu dân chủ dẫn đến chưa đúng đối tượng hoặc đào tạo ngành chưa phù hợp nên ít có
điều kiện phát huy trong công việc thực tiễn.
+ Về quy hoạch, đào tạo CBCC có trình độ cao: UBND tỉnh đã ban hành Đề án
đào tạo, thu hút CBCCVC có trình độ cao giai đoạn 2006-2010 và các chế độ, chính sách
có liên quan để thực hiện Đề án. Từ khi thực hiện đề án đến nay hằng năm tỉnh cử khoảng
50 CBCCVC đi đào tạo sau đại học tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước. Tuy nhiên
số lượng CBCC khối hành chính đi học còn ít, tiến độ còn chậm, phần đa là viên chức các
ngành dịch vụ (Giáo dục, y tế,..) tham gia học tập.
+ Về trang bị các kiến thức bổ trợ (kiến thức hội nhập kinh tế, ngoại ngữ, tin học,
tiếng dân tộc, kiến thức pháp luật, đạo đức công vụ): đã có định hướng cụ thể cho từng
đối tượng. Tính đến nay có khoảng 800 người đạt 21% đối tượng công chức được bồi
dưỡng kiến thức căn bản về hội nhập kinh tế, 32% biết ngoại ngữ, 58% biết sử dụng tin
học căn bản trở lên, 22% được bồi dưỡng tiếng dân tộc.
Tỉnh đã biên soạn và đưa vào sử dụng 02 bộ tài liệu dạy và học tiếng Jarai, bahnar.
Nhưng thời gian qua chất lượng dạy và học tiếng dân tộc chưa được đánh giá, hiệu quả áp
dụng vào công tác thực tiễn còn chưa rõ; còn nhiều CBCC nhất là ở cấp cơ sở chưa chịu
đi học tiếng dân tộc; việc bồi dưỡng kiến thức tin học cho CBCC cấp huyện và cơ sở triển
khai chậm, ảnh hưởng đến ứng dung công nghệ thông tin trong quản lý và phục vụ cải
cách hành chính; CBCC cấp huyện và cơ sở chưa có điều kiện thuận lợi để thường xuyên
học tập các kiến thức bổ trợ.

2) Đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã và tạo nguồn cán bộ cấp cơ sở:
Là một yêu cầu bức bách, được tỉnh xác định là nhiệm vụ trọng tâm để xây dựng và
củng cố chính quyền cơ sở. Xuất phát từ thực trạng chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã,
UBND tỉnh chủ trương chú trọng đào tạo bồi dưỡng các mặt kiến thức từ văn hóa đến
chuyên môn, lý luận chính trị, quản lý nhà nước cho đủ theo tiêu chuẩn từng chức danh cán
bộ chuyên trách và công chức chuyên môn.
Kế hoạch của tỉnh xác định đến năm 2010 số CBCC dưới 35 tuổi phải đạt trình độ
học vấn THPT (nay có 1977 người - đạt khoảng 54%, riêng CB chuyên trách có 882
người - đạt 39% và trên thực tế nhiều cán bộ chưa đạt đủ trình độ học vấn như kê khai
trong lý lịch); 70% CBCC đạt trình độ trung cấp chuyên môn (nay đạt chuẩn có 1532
người – tỷ lệ chung là 42%, trong đó CB chuyên trách 24% đạt chuẩn, công chức chuyên
môn 72% đạt chuẩn; các chức danh Tài chính - Kế toán, Tư pháp, Địa chính - Xây dựng,
Văn phòng - Thống kê 766/815 người đạt chuẩn – tương ứng 91,5%); về lý luận chính trị
nay có 64% CBCC đạt chuẩn từ sơ cấp; về quản lý nhà nước có khoảng 38% CBCC được
bồi dưỡng ngắn hạn.
Việc đào tạo chức danh chủ tịch, phó chủ tịch HĐND và UBND cấp xã tỉnh đã có
kế hoạch, đến nay thực hiện được 25% vì Bộ Nội vụ chưa chuyển giao tài liệu để địa
phương tổ chức giảng dạy.
Việc bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng công tác cho cán bộ bán chuyên trách, cán bộ
thôn làng cũng đã được tỉnh đặt ra và cấp huyện đã chủ động thực hiện; hằng năm tỉnh đã
cân đối nguồn ngân sách khá lớn để các huyện thực hiện. Mỗi huyện hằng năm đã mở
được từ 2 - 4 lớp cho các đối tượng này.
Bình quân mỗi năm 2/3 kinh phí dành cho đào tạo, bồi dưỡng CBCC cơ sở; chế độ
chính sách của CBCC cũng được cải thiện nhiều; cơ sở vật chất và điều kiện làm việc của
chính quyền cơ sở đã được đầu tư khá hơn; mỗi CBCC đã tham gia ít nhất một khóa đào
tạo. Nhưng nhìn chung, chuyển biến về năng lực và hiệu quả hoạt động của chính quyền cơ
sở còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Biểu hiện chung
trong năng lực đội ngũ CBCC cơ sở là thụ động, ỷ lại, kỹ cương hành chính không nghiêm,
xử lý công việc thiếu nghiêm túc và chất lượng công việc chưa làm dân hài lòng, chưa sát
dân. Tiến độ thực hiện các mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng chậm, nhất là bổ túc văn hóa, tỷ lệ
tham gia đào tạo hằng năm chưa đạt, nhiều cán bộ có ý thức học tập chưa cao; số cán bộ
chuyên trách văn hóa thấp và thiếu chuyên môn còn khá nhiều, chất lượng cán bộ mặt trận,
đoàn thể, cán bộ người dân tộc thấp.
Về đào tạo nguồn cán bộ cho cấp cơ sở, tỉnh xác định là kênh chính để bổ sung
nguồn cán bộ cho cấp cơ sở và đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo từ nhiều
năm nay.
- Mỗi năm Ủy ban nhân dân tỉnh giao nhiệm vụ các cơ sở đào tạo mở từ 2 – 3 lớp
trung cấp để đào tạo nguồn cán bộ theo nhu cầu sử dụng ở cơ sở và nguồn cán bộ dân tộc
thiểu số. Riêng việc thực hiện Quyết định số 34/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ
về đào tạo, bồi dưỡng CBCC người dân tộc thiểu số cấp xã, UBND tỉnh đã phê duyệt quy
hoạch đến năm 2010 đào tạo khoảng 1300 người.
Tính từ năm 2002 đến nay, việc mở lớp tại tỉnh đã đào tạo khoảng 1400 cán bộ cho
cấp cơ sở. Đây là một sự cố gắng rất lớn của tỉnh. Hiện nay việc thiếu nguồn cán bộ bổ
sung thay thế là thiếu cán bộ dân tộc và chỉ xảy ra ở những xã vùng dân tộc và một số
chức danh đặc thù. Song giữa đào tạo và sử dụng nguồn cán bộ ở cơ sở cũng đang những
bất cập rất lớn: quy hoạch đào tạo con em dân tộc chưa thực hiện nghiêm túc, cấp ủy,
chính quyền chọn cử cán bộ đi học còn khép kín trong nội bộ, chưa tích cực mở rộng
nguồn là đối tượng chính sách và con em ưu tú trong làng, xã; một số học sinh được cử đi
học có thái độ ỷ lại trong học tập, thiếu rèn luyện, tu dưỡng; chất lượng giáo dục ở bậc
phổ thông thấp nên hạn chế chất lượng đào tạo chuyên môn; nội dung đào tạo cán bộ
nguồn cho cấp xã chưa sát nhu cầu thực tế tại cơ sở; sử dụng không đúng, không phát huy
được nên phải đào tạo lại. Theo báo cáo, tỷ lệ sử dụng đúng địa chỉ đạt khoảng 65%, mức
độ phát huy năng lực đạt khoảng 55%.
Mặt khác, nguồn lao động tự đào tạo xin về công tác ở xã chưa được quan tâm tiếp
nhận, sử dụng. Chế độ sử dụng công chức dự bị ở cấp xã để bổ sung nguồn cán bộ cơ sở
lâu nay cũng chưa thực hiện đúng mức.

* Nhận xét mặt đã làm được và chưa làm đươc:
a) Mặt đã làm được:
- Việc đào tạo, sử dụng đội ngũ CBCC để không ngừng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
chính trị đặt ra đã được lãnh đạo tỉnh và các cấp ủy đảng quan tâm chỉ đạo thường xuyên;
các ngành, các cấp từ tỉnh đến cơ sở nghiêm túc nhận thức và nổ lực thực hiện. Tỉnh đã tích
cực ban hành kịp thời các chủ trương, nghị quyết và các văn bản cần thiết để tổ chức thực
hiện; các cơ quan chuyên môn, cơ sở đào tạo đã tích cực phối hợp triển khai thực hiện.
- Công tác đào tạo đã theo đúng định hướng, tiến độ và thực hiện đạt cơ bản các
mục tiêu, nhiệm vụ được giao; kết quả góp phần thay đổi nhanh mặt bằng chất lượng đội
ngũ CBCC của tỉnh so với nhiều năm trước: đội ngũ công chức trẻ, tăng số lượng nữ và
dân tộc, nhiều người được đào tạo cơ bản, có một số lượng công chức trình độ chuyên
môn cao, việc tuyển dụng, sử dụng theo vị trí công tác và trên cơ sở phát huy nghề nghiệp
đã được quan tâm; kết quả lớn nhất là đã tích cực chăm lo công tác đào tạo, chuẩn hóa,
xây dựng đội ngũ công chức chuyên môn cấp xã, khắc phục cơ bản tình trạng năng lực
cán bộ yếu kém và thiếu hụt nguồn thay thế.
b) Mặt chưa làm được:
- Khâu tổ chức thực hiện và phối hợp chưa tích cực, thiếu đồng bộ, chặt chẽ; tính
tự giác, chủ động của các ngành, các cấp còn chưa cao; số lượng CBCC đào tạo từng năm
chưa thỏa mãn nhu cầu thực tế; một số chính sách về đào tạo đưa ra chưa phát huy tác
dụng.
- Chất lượng các mặt công tác đào tạo, sử dụng CBCC chưa tương ứng với số
lượng đã thực hiện, chưa đạt yêu cầu đặt ra, như: quy hoạch đào tạo chưa gắn với quy
hoạch sử dụng; tạo nguồn cán bộ cơ sở chưa đạt kết quả rõ nét; sử dụng học sinh sau khi
đào tạo cử tuyển chưa hiệu quả; chính sách thu hút cán bộ trình độ cao chưa phát huy;
thực hiện quy chế đào tạo bồi dưỡng CBCC chưa nghiêm; chưa thường xuyên bồi dưỡng
các kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ trong công chức; năng lực các cơ sở đào tạo và chất
lượng giảng viên chưa bảo đảm, chất lượng các chương trình, tài liệu dành cho đào tạo
CBCC chưa kịp thời đổi mới phù hợp; chế độ kinh phí trong công tác đào tạo chưa phù
hợp với yêu cầu thực tế để mở lớp.

III. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HƠN NỮA
CÔNG TÁC ĐÀO TẠO TRONG THỜI GIAN ĐẾN:
1. Định hướng chung và quan điểm chỉ đạo:
- Tiếp tục thực hiện và sớm hoàn thành đúng tiến độ các mục tiêu, nội dung đào
tạo, bồi dưỡng quy định tại Quyết định số 40/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và
các kế hoạch đào tạo CBCC của địa phương đã ban hành.
- Đổi mới công tác đào tạo và sử dụng CBCC; nâng cao hiệu quả quy hoạch đào
tạo, gắn đào tạo với sử dụng; nâng cao chất lượng đào tạo, gắn chất lượng với số lượng;
nâng tỷ lệ công chức chất lượng cao trong cơ cấu công chức; sử dụng công chức gắn với
phát huy chuyên môn và năng lực sở trường.

2. Mục tiêu công tác đào tạo công tác đào tạo CBCC:
- Đối với công chức hành chính sớm hoàn thành các mục tiêu: Bồi dưỡng kiến thức
QLNN theo ngạch; bồi dưỡng kiến thức tiền công vụ cho công chức mới tuyển trước khi
bổ nhiệm ngạch; chuẩn hoá trình độ lý luận chính trị cho CBCC giữ chức vụ, chuẩn bị bổ
nhiệm, công chức hành chính ngạch chuyên viên trở lên. Bồi dưỡng tiếng dân tộc cho
CBCC thường xuyên công tác ở vùng đồng bào dân tộc theo Chỉ thị 13/2006/CT-UBND
của UBND tỉnh; tích cực bồi dưỡng kiến thức hội nhập, kỹ năng chuyên môn, ngoại ngữ,
tin học cho CBCC để phục vụ kịp thời công tác hội nhập kinh tế quốc tế.
- Đặc biệt chú trọng việc đào tạo cán bộ cấp xã là người dân tộc thiểu số, đào tạo cán
bộ có trình độ cao theo Đề án quy hoạch của tỉnh đã phê duyệt; thực hiện tốt hơn, hiệu quả
hơn công tác đào tạo cử tuyển.
- Hoàn thành việc chuẩn hóa trình độ chuyên môn cho công chức, viên chức theo
tiêu chuẩn nghiệp vụ đã quy định.
- Tiếp tục chú trọng thực hiện hoàn thành mục tiêu đào tạo CBCC chính quyền cấp
cơ sở theo quyết định 115/2005/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh. Tích cực bổ túc
văn hóa, chuẩn trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, quản lý nhà nước cho từng chức
danh; bồi dưỡng nâng cao kỹ năng công tác cho công chức xã và cán bộ thôn; đẩy mạnh
đào tạo nguồn cán bộ đủ chuẩn để chuẩn bị cho nhiệm kỳ đến; quyết tâm khắc phục tình
trạng thiếu nguồn cán bộ ở các xã vùng dân tộc.

3. Các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện:


a) Tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các ngành, các cấp; đổi mới quan
niệm về việc đào tạo CBCC:
- Nâng cao trách nhiệm của cấp ủy, thủ trưởng cơ quan đơn vị và Ủy ban nhân dân
các cấp trong việc chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, xây
dựng kế hoạch đào tạo đáp ứng nhu cầu công việc trong tình hình mới;
- Đào tạo, bồi dưỡng CBCC là trang bị các kiến thức, kỹ năng cần thiết để
thực thi công vụ có hiệu quả. Công việc nhà nước có nguyên tắc, mục tiêu, quy
phạm, quy trình cụ thể nên CBCC phải trang bị các kiến thức này để thực hiện đúng
nhiệm vụ được giao và không ngừng học tập nâng cao kỹ năng để nâng cao chất
lượng công việc.

b) Rà soát, điều chỉnh các chính sách đào tạo, sử dụng cán bộ của địa
phương cho phù hợp yêu cầu mới, bảo đảm tí n h khả thi cao. Tập trung điều
chỉnh, hoàn thiện các quy định để thưc hiện các chính sách sau:
- Cơ chế phối hợp để quản lý và bố trí sử dụng sinh viên đào tạo cử tuyển có hiệu
quả.
- Cơ chế liên thông giữa giáo dục phổ thông dân tộc nội trú với quy hoạch đào tạo
cử tuyển để tạo nguồn cán bộ cho cơ sở gắn với việc bố trí sử dụng sau đào tạo.
- Thực hiện bắt buộc thời gian công chức dự bị ở xã đối với người mới tuyển dụng
vào công chức.
- Có chính sách giải quyết đầu ra cho số cán bộ yếu kémvề trình độ, năng lực ở cấp
cơ sở gắn với chính sách thu hút sinh viên tốt nghiệp đại học, về công tác ở xã vùng khó
khăn.
- Cơ chế tuyển dụng, thu hút, phát huy nghề nghiệp và đãi ngộ người giỏi, có trình
độ cao.
- Chế độ kinh phí đào tạo bảo đảm động viên cán bộ đi học để đào tạo cán bộ
nguồn, cán bộ dân tộc; nghĩa vụ đi học và trách nhiệm đóng góp của người học;
- Nâng cao chất lượng các khóa đào tạo CBCC.

c) Rà soát lại các quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCC và thực hiện đào tạo theo
tiêu chuẩn:
- Rà soát lại số CBCC đã được quy hoạch chưa đạt các mặt kiến thức theo tiêu
chuẩn quy định; xác định nhu cầu và tiến độ thực hiện từng năm để sớm hoàn thành vào
năm 2010; điều chỉnh, bổ sung quy hoạch đối với số cán bộ sắp xếp, luân chuyển, mới
tuyển dụng.
- Thực hiện đào tạo theo quy hoạch, bảo đảm tính nghiêm túc và hiệu lực của
quy hoạch, bảo đảm các nguyên tắc quy định của quy trình xây dựng quy hoạch; liệt
kê rõ các kiến thức cần thiết theo tiêu chuẩn của từng chức danh CBCC và công khai
trong cơ quan, đơn vị; phải đào tạo đủ tiêu chuẩn quy định trước khi quyết định đề
bạt, bổ nhiệm, đề cử, ứng cử, nâng ngạch, chuyển ngạch; cơ quan phải ghi rõ lý do
khi cử CBCC đi học và chấm dứt tình trạng cho đi học theo chủ quan, cả nể, động cơ
không chính đáng.
- Tính toán lại mức độ yêu cầu tiêu chuẩn hóa của từng chức danh CB
chuyên trách và nguồn CB dân tộc thiểu số cấp xã phù hợp với mặt bằng chất lượng
cán bộ để bảo đảm khả thi; đưa tiêu chuẩn văn hoá THPT vào xem xét đề cử, bầu
cử cán bộ chủ chốt và cán bộ trẻ cấp xã; cấp ủy, chính quyền cơ sở phải định kỳ
thông báo rộng rãi trong các kỳ họp đảng bộ, chi bộ cho CBCC biết các mặt kiến
thức còn thiếu để có trách nhiệm đi học.

đ) Mở rộng quy mô, nâng cao năng lực, chất lượng đào tạo của các cơ sở
đào tạo:
- Đầu tư nâng cấp Trường Chính trị tỉnh thành trường đào tạo cán bộ của tỉnh, mở
thêm một số ngành mới, tập trung nhiệm vụ của trường là đào tạo cán bộ dân tộc, cán bộ
nguồn chủ chốt cho cấp cơ sở.
- Sớm nâng cấp Trường Cao đẳng sư phạm Gia Lai thành trường đa ngành, đủ
năng lực hoặc phối hợp các cơ sở khác mở ngay một số ngành đào tạo trung cấp về kỹ
thuật chăn nuôi, công nghệ sinh học, công nghệ chế biến, xây dựng, thủy lợi, giao thông,
cầu đường…, để kịp đáp ứng nhu cầu đào tạo cán bộ của tỉnh.
- Đầu tư cải thiện cơ sở vật chất và trang bị của các Trung tâm Bồi dưỡng chính trị
cấp huyện; kiện toàn bộ máy, chức năng giáo dục thường xuyên cấp huyện; nâng cấp, mở
rộng quy mô ngành nghề và năng lực đào tạo của Trường Trung cấp nghề Gia Lai và các
trường đào tạo nghề cấp huyện.
- Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát chất lượng các chương trình đào tạo, bồi
dưỡng CBCC thuộc thẩm quyền của tỉnh trước khi đưa vào sử dụng; phát huy sự tham gia
của các sở chuyên ngành việc biên soạn tài liệu, giáo trình thuộc trường địa phương; tăng
cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy chế đào tạo, bồi dưỡng CBCC, quy chế đào
tạo chuyên nghiệp hiện hành.
- Đánh giá, phân loại giáo viên đủ chuẩn; cơ cấu, số lượng giáo viên cần thiết của
các cơ sở đào tạo; xây dựng đội ngũ giảng viên kiêm chức ổn định; thường xuyên bồi
dưỡng nghiệp vụ và kiến thức mới cho đội ngũ giáo viên.
- Mở các lớp bồi dưỡng kiến thức ngắn ngày theo hình thức tự học thông qua khai
thác mạng Internet; chuyển giao tài liệu cho người học tự nghiên cứu và định kỳ kiểm tra,
cấp chứng chỉ.
- Thực hiện nghiêm quy chế đào tạo tạo, bồi dưỡng CBCC, thường xuyên kiểm tra
việc lên lớp, chấp hành giờ giấc học tập, hình thức kiểm tra, thi cử, xét tốt nghiệp.
1. Công tác định hướng và quy hoạch:
Để thực hiện các quy định của cấp trên, nhằm "Trang bị, chuẩn hóa các mặt kiến
thức còn thiếu, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức
(CBCC) có đủ phẩm chất, năng lực, hoạt động chuyên nghiệp, phát huy nghề nghiệp để
hoàn thành tốt chức trách, công vụ", những năm qua Uỷ ban nhân dân tỉnh đã ban hành
các văn bản cụ thể hóa mục tiêu, định hướng và quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đối với
từng đối tượng CBCC, các chính sách cần thiết khác về đào tạo, thu hút nhân lực, hỗ trợ
kinh phí đi học…, như:
Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCC giai đoạn 2006 - 2010; Quy chế đào tạo, bồi
dưỡng CBCC của tỉnh; Đề án và quy hoạch đào tạo cán bộ trình độ cao giai đoạn 2006 -
2010; Phương án đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã giai đoạn 2006 - 2010; Quy hoạch đào
tạo, bồi dưỡng CBCC xã, phường, thị trấn người dân tộc thiểu số giai đoạn 2006 - 2010;
Kế hoạch đào tạo chức danh chủ tịch, phó chủ tịch HĐND và UBND cấp xã giai đoạn
2006 -2010; Chính sách hỗ trợ cán bộ đi học và thu hút cán bộ có trình độ cao; Chỉ thị
tăng cường bồi dưỡng tiếng dân tộc cho CBCC công tác ở vùng đồng bào dân tộc và tăng
cường bổ túc văn hoá cho CBCC cấp xã;…
Đồng thời, bám sát mục tiêu, định hướng, quy hoạch, Ủy ban nhân dân tỉnh cũng
đã ban hành kế hoạch cụ thể từng năm, phân công trách nhiệm cho các cấp, các ngành,
các cơ sở đào tạo chủ động tổ chức thực hiện, cân đối nguồn kinh phí ngân sách bảo đảm
mở lớp, đầu tư nâng cấp, kiện toàn hệ thống cơ sở đào tạo từ tỉnh xuống đến huyện.

2. Công tác xây dựng, kiện toàn hệ thống cơ sở đào tạo, đội ngũ giảng viên,
chương trình, tài liệu:
a) Kiện toàn hệ thống cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CBCC:
Trường Chính trị tỉnh được giao nhiệm vụ mở lớp hoặc bố trí địa điểm mở các lớp
đào tạo về lý luận chính trị trung cấp, cao cấp cho CBCC, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ
công tác cho cán bộ mặt trận, đoàn thể; các lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước cho
công chức hành chính, công chức xã, đại biểu HĐND huyện - xã, đào tạo cán bộ nguồn
cho cấp xã.
Trung tâm bồi dưỡng chính trị các huyện được giao nhiệm vụ mở các lớp chính trị
trình độ sơ cấp, các lớp bồi dưỡng ngắn ngày cho cán bộ xã, thôn; địa điểm mở lớp dạy
tiếng dân tộc cho CBCC cấp huyện, xã; bổ túc văn hoá cho CBCC cấp xã.
Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh, huyện được giao chức năng liên kết với các
trường trong nước mở các lớp đào tạo chuyên môn trình độ đại học, cao đẳng, THCN các
ngành chuyên môn theo hình thức vừa học vừa làm.
Trường Trung học y tế, Trường Trung học Văn hoá - nghệ thuật, Trường quân sự
địa phương, Trường Trung học Lâm nghiệp Tây Nguyên cũng tham gia mở các lớp đào
tạo chuyên môn cho cấp cơ sở.
Trường Cao đẳng sư phạm ngoài nhiệm vụ chuyên môn được giao bồi dưỡng và
cấp chứng chỉ học tiếng dân tộc Jrai, Bahnar; Trung tâm Ngoại ngữ và tin học tỉnh được
giao nhiệm vụ mở các lớp đào tạo ngoại ngữ, tin học.
Nhìn chung các năm qua, hệ thống các cơ sở đào tạo được đầu tư nâng cấp về quy
mô, cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ trước mắt; các huyện mới
thành lập sau này như Đăk Pơ, Mang Yang, Ia Pa đã có Trung tâm bồi dưỡng chính trị mới
xây dựng 2 tầng khang trang. Song hệ thống cơ sở đào tạo của tỉnh đang bộc lộ tình trạng
quy mô nhỏ, phòng ốc chật hẹp, trang thiết bị lạc hậu, thiếu thốn không thể đáp ứng đổi
mới phương pháp giảng dạy hiện đại cho phù hợp đối tượng học viên; một số trung tâm bồi
dưỡng chính trị chỉ có một giảng đường để học tập trung; trong khi đó đa số các cơ sở đào
tạo chưa có đủ các điều kiện cần thiết mở những ngành đào tạo mới tại địa phương để khai
thác có hiệu quả cơ sở vật chất hiện có.
b) Xây dựng đội ngũ giáo viên:
Đội ngũ giáo viên của Trường Chính trị, các Trung tâm bồi dưỡng chính trị và các
cơ sở đào tạo của tỉnh được quan tâm biên chế đủ cơ cấu cần thiết để thực hiện nhiệm vụ
mở lớp hằng năm; được cho đi học chuẩn hoá chuyên môn, nâng cao trình độ theo tiêu
chuẩn ngạch quy định; được thường xuyên bố trí đi bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ, học
tập chủ trương, chính sách mới do cấp thẩm quyền tổ chức.
Song đội ngũ giáo viên chưa được chú ý xây dựng đúng tiêu chuẩn nên đang ở
trong tình trạng vừa thiếu số lượng, bất cập cơ cấu, vừa yếu năng lực giảng dạy, tính
chuyên nghiệp không rõ; nhiều giáo viên khi lên lớp thiếu kỹ năng liên hệ thực tiễn, chưa
nắm bắt đúng nhu cầu người học là CBCC nên dạy lý thuyết khô khan, truyền đạt một
chiều; chưa có đội ngũ giáo viên kiêm chức tham gia giảng dạy. Đa số giáo viên chỉ có
thể giảng dạy trong một số chuyên ngành hẹp, thiếu giáo viên chuyên nghiệp một số lĩnh
vực chuyên môn như: quản lí hành chính, luật, văn thư lưu trữ…, nếu mở thêm ngành đào
tạo mới phải thuê mướn nơi khác hoặc lúng túng tìm giảng viên kiêm chức. Trong khi đó
các trường đào tạo thiếu năng động, sáng tạo đề xuất những hướng phát triển mới, ngược
lại còn tỏ ra thụ động, xơ cứng.
c) Về chương trình, tài liệu giảng dạy:
Chương trình, tài liệu sử dụng trong các khoá đào tạo, bồi dưỡng CBCC chấp hành theo
quy chế, chương trình khung do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Ngoài ra, theo thẩm quyền được phân cấp, các cơ sở đào tạo cũng đã chủ động
nghiên cứu, biên soạn những tài liệu bồi dưỡng, tập huấn CBCC cho cấp cơ sở thuộc
thẩm quyền của địa phương như: tài liệu bồi dưỡng trưởng thôn, bồi dưỡng kỹ năng
nghiệp vụ cho công chức xã…
Qua theo dõi và phản ảnh từ phía học viên, kiến thức trong các chương trình, tài
liệu học tập chậm sửa đổi, thiếu tính mới, những phần học trùng lắp giữa các khoá học
còn nhiều chưa được khắc phục, tốn thời gian học tập nhưng kiến thức không nhiều;
không gây cảm hứng nghiên cứu sáng tạo nơi người học, hạn chế hiệu quả đào tạo.
d) Về quy chế đào tạo:
Tuy tỉnh đã có quy chế đào tạo, bồi dưỡng CBCC, nhưng thời gian qua cơ sở đào
tạo và người học thực hiện chưa nghiêm. Việc cử công chức đi học, duy trì sĩ số và thời
gian lên lớp; việc tuyển sinh, kiểm tra, thi cử, cấp chứng chỉ chưa chấp hành theo đúng
quy chế; kết quả từng khoá học chưa nhận xét, đánh giá đúng và báo cáo cho cấp trên.
Một số CBCC có biểu hiện đi học để có đủ bằng cấp, chưa quan tâm việc thực học để trau
dồi nâng cao kiến thức đáp ứng nhu cầu thực tiễn đặt ra.

3. Kinh phí ngân sách phục vụ cho công tác đào tạo:
Hằng năm, Uỷ ban nhân dân tỉnh giao kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCC cho
từng cơ sở đào tạo, giao kinh phí thực hiện nhiệm vụ đào tạo gắn với khả năng thực tế,
gắn kết nhiệm vụ của hệ thống các cơ sở đào tạo.
Chỉ tiêu nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng CBCC do Bộ Nội vụ giao cho tỉnh thực hiện
hằng năm từ 300 - 400 định xuất, tương ứng khoảng 1,5 tỷ đồng. Nhưng ngân sách tỉnh,
huyện cân đối thực hiện nhiệm vụ kế hoạch của tỉnh và hoạt động của các cơ sở đào tạo
ước khoảng 20 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ khá lớn trong ngân sách sự nghiệp giáo dục và đào
tạo hàng năm; một số cơ quan cũng được cấp kinh phí riêng để mở các lớp bồi dưỡng
ngoài kế hoạch; thêm vào đó, trong chi thường xuyên của các cơ quan, đơn vị đều có cân
đối từ 2 - 5% dành cho đào tạo lại CBCC.
Định mức sử dụng kinh phí do Bộ Tài chính quy định được các cơ quan, cơ sở đào
tạo chấp hành, thực hiện nghiêm túc, đúng chế độ.
Các lớp đào tạo, bồi dưỡng CBCC theo kế hoạch lâu nay đều do ngân sách bao cấp
toàn bộ chi phí mở lớp, tiền tài liệu, giáo viên. Riêng cán bộ, công chức cấp cơ sở có
chính sách của tỉnh đài thọ tiền ăn, ở, đi lại (mức hỗ trợ hiện nay là 10.000
đồng/người/ngày). Nhưng định mức chi phí đào tạo hiện hành thấp (400.000 – 450.000
đồng/tháng học) chỉ đủ chi hợp đồng mở lớp. Học viên nhất là cấp xã đi học dài ngày
không đủ tiền ăn, ở, sinh hoạt nên không yên tâm học tập, bỏ học nhiều. Trong khi đó một
số nguồn kinh phí cân đối kế hoạch lại không sử dụng hết do ách tắc ở khâu phối hợp về
chương trình, tài liệu, về quy định thẩm quyền mở lớp, thủ tục hợp đồng kinh phí giữa các
cơ đào tạo Trung ương và địa phương làm cho tiến độ mở lớp chậm theo kế hoạch; cán
bộ, công chức đi học không đủ số lượng chiêu sinh. Trên thực tế chưa thực sự có sự chủ
động thực hiện nhiệm vụ của các cơ sở đào tạo.

4. Về phân cấp quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC:
Ở cấp tỉnh, giúp Tỉnh ủy và Uỷ ban nhân dân tỉnh quản lý công tác đào tạo cán bộ
có Ban Tổ chức tỉnh uỷ tham mưu việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thuộc diện tỉnh ủy quản
lí, cán bộ các ban Đảng, cán bộ khối mặt trận và các đoàn thể; Sở Nội vụ tham mưu việc
đào tạo, bồi dưỡng CBCC khối chính quyền. Ở cấp huyện, giúp cấp uỷ và Uỷ ban nhân
dân cấp huyện quản lý công tác đào tạo cán bộ có Ban tổ chức huyện uỷ và Phòng Nội vụ
- LĐ&TBXH.
Việc mở lớp tại tỉnh hoặc cử đi đào tạo chính trị, trình độ sau đại học, bồi dưỡng
quản lý nhà nước, bồi dưỡng tiếng dân tộc, ngoại ngữ do tỉnh trực tiếp cho phép mở lớp
và kiểm soát; việc đào tạo chuẩn hóa trình độ chuyên môn từ đại học trở xuống cho
CBCC, bổ túc văn hóa cho CBCC cấp xã, lý luận chính trị trung – sơ cấp, bồi dưỡng
nghiệp vụ chuyên môn và cấp cơ sở do thủ trưởng cơ quan, đơn vị và cấp huyện chủ
động.
Phân công, phân cấp quản lí công tác đào tạo ở địa phương hiện nay là phù hợp,
bảo đảm phát huy trách nhiệm của cấp uỷ, thủ trưởng các ngành, các cấp; nâng cao tính
chủ động trong việc quy hoạch, kế hoạch và sắp xếp CBCC đi học; tạo cơ chế phối hợp
thuận tiện, kịp thời.
Một số huyện đã chủ động xin chủ trương mở lớp ngay tại huyện để đào tạo CBCC
của mình như: Krông Pa, Ayun Pa, Mang Yang, Đức Cơ….; một số sở không còn bó hẹp
phạm vi nhiệm vụ chuyên môn trong cơ quan mình, đã chú ý chăm lo chất lượng đội ngũ
công chức chuyên ngành trong tỉnh, đã thường xuyên mở các lớp cập nhật kiến thức, tập
huấn văn bản mới, kỹ năng cho công chức chuyên ngành như kiến thức hội nhập kinh tế,
công tác quản lý dự án, đấu thầu, kế toán kiểm toán, kiến thức về xây dựng, quy hoạch đô
thị, xoá đói giảm nghèo, bồi dưỡng kỹ năng công tác… góp phần vào chăm lo chất lượng
đội ngũ công chức cấp xã.
Thời gian qua có sự đóng góp tích cực của các cơ quan như Bộ chỉ huy quân sự
tỉnh, Công an tỉnh, Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên và Môi trường,… trong việc duy trì
thường xuyên chế độ bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức cơ sở.
d) Rà soát, sắp xếp lại công việc của CBCC từ cấp phòng trở xuống trong khu
vực HCSN gắn với thực hiện Nghị định 158/2007/NĐ-CP của Chính phủ về chuyển
đổi vị trí công tác đối với CBCC Chỉ thị 05/2008/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về
việc nâng cao hiệu quả sử dụng thời giờ làm việc và Nghị định 132/2007/NĐ-CP về
tinh giản biên chế:
- Phân công, sắp xếp lại công việc cho công chức trong cơ quan, đơn vị theo đúng
tiêu chuẩn nghiệp vụ, phù hợp ngành nghề và năng lực, phù hợp tính chất công việc và
quy trình quản lý, công chức nào cũng có đủ khối lượng công việc để sử dụng hiệu quả
thời gian làm việc bảo đảm phối hợp chặt chẽ giữa các khâu. Sớm ban hành đủ các quy
định về tiêu chuẩn chức vụ quản lý cấp phòng ở sở, huyện và thực hiện thi tuyển để bổ
nhiệm các chức vụ này.
- Cần thiết thống kê lại, điều động, bố trí một số cán bộ có trình độ chuyên môn
cao vào những vị trí công việc chuyên môn mà công chức đương nhiệm thực hiện chưa có
hiệu quả rõ nét.
- Tính toán lại định mức lao động trong các cơ quan hành chính trên cơ sở rà soát,
sắp xếp, phân công kiêm nhiệm công việc hợp lý để giảm biên chế. Nếu khối lượng công
việc thường xuyên ít, sử dụng không hiệu quả thời gian làm việc thì không nhất thiết
tuyển người mới. Năm 2008 tạm dừng việc tuyển dụng công chức cho các cơ quan hành
chính để thực hiện công tác rà soát này. Nếu thật cần thiết tuyển mới chỉ tổ chức tuyển
dụng những người tốt nghiệp chuyên môn đạt từ loại khá trở lên.
- Chú ý chọn cử đào tạo cán bộ trình độ cao những ngành nghề thật sự cần thiết;
cán bộ được chọn phải có tâm huyết, năng lực, khả năng học tập để đào tạo có chất lượng,
tạo môi trường phát huy nghề nghiệp, rèn luyện thử thách và phát hiện người tài bổ sung
cho đội ngũ cán bộ chủ chốt.
- Trong khi chờ Trung ương điều chỉnh chính sách tiền lương, mở rộng quyền chủ
động của thủ trưởng đơn vị trong việc sử dụng quỹ biên chế khoán và phân phối nguồn
kinh phí tiết kiệm biên chế để tăng thu nhập và khuyến khích những công chức làm việc
giỏi.
- Bố trí sử dụng hết trong định biên đối với số công chức đã đào tạo chuyên môn ở
cấp cơ sở gắn với giải quyết chính sách đầu ra cho số cán bộ ýếu kém. Huyện ủy, ủy ban
nhân dân cấp huyện cần có nghị quyết, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể để UBND cấp
xã thực hiện.
e) Rà soát xây dựng lại nội quy, quy chế làm việc của cơ quan; đẩy mạnh công
tác thanh tra công vụ; tăng cường kỹ luật, kỹ cương hành chính; nâng cao năng lực
của các tổ chức quản lý nhân sự:
- Hoàn thiện nội quy, quy chế làm việc, quy chế phân công, phối hợp giữa các bộ
phận, phòng ban, cấp trên, cấp dưới, nhất là chế độ làm việc ở ủy ban nhân dân cấp xã;
xây dựng cơ cấu hợp lý, khoa học, gọn nhẹ, tránh trùng lắp; quy định mối liên hệ thứ bậc,
cộng tác, phối hợp cụ thể, ràng buộc rõ ràng.
- Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành nội quy quy chế đã ban
hành và hoạt động thực thi công vụ của công chức; kịp thời xử lý, điều chỉnh, uốn nắn các
sai lệch trong cơ chế vận hành từng cơ quan, đơn vị.
- Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong thực hiện quy chế đào tạo, bồi dưỡng
CBCC, trong công tác tuyển dụng, đề bạt, cất nhắc, man khai bằng cấp; kiên quyết sa thải
khỏi bộ máy những công chức mất phẩm chất, không đáp ứng yêu cầu công việc nhà
nước.
- Kiện toàn các cơ quan, tổ chức quản lý nhân sự, bố trí công chức có phẩm chất,
năng lực, chuyên môn vững để tích cực chủ động trong công tác tham mưu đề xuất, triển
khai, hướng dẫn, kiểm tra, bảo đảm thực hiện có hiệu quả các chính sách, quy định về
công tác sử dụng và quản lý công chức.
- Sớm thiết lập cơ sở dữ liệu và đưa vào khai thác sử dụng hệ thống thông tin quản
lý công chức thống nhất trong ngành tổ chức nhà nước phục vụ kịp thời công tác lãnh
đạo, quản lý của các ngành, các cấp.
- Duy trì nghiêm túc chế độ báo cáo, thống kê, đánh giá, trao đổi kinh nghiệm hai
chiều trong công tác đào tạo, sử dụng công chức.
Trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện, định hướng và giải pháp về công tác đào tạo và sử
dụng CBCC, từng cơ quan, đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ của mình phải chủ động
nghiên cứu đề xuất để Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét ban hành các văn bản cần thiết, bảo
đảm đủ khuôn khổ thể chế để các ngành, các cấp có căn cứ triển khai thực hiện./.

You might also like