You are on page 1of 7

DANH MỤC CÔNG VIỆC, THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

THỰC HIỆN CƠ CHẾ “MỘT CỬA”


(Kèm theo quyết định số /QĐ-SNV ngày /4/2007 của
Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Gia Lai)

I- NHỮNG CÔNG VIỆC THUỘC THẨM QUYỀN CỦA SỞ NỘI


VỤ. THỜI GIAN GIẢI QUYẾT KHÔNG QUÁ 3 NGÀY LÀM VIỆC.
1- Thuyên chuyển CCVC:
Thủ tục gồm có:
- Đơn xin chuyển công tác của CCVC (nếu thuyên chuyển theo nguyên vọng);
- Văn bản đề nghị cho CCVC chuyển công tác của Sở ngành, UBND cấp
huyện nơi đang quản lý, sử dụng CCVC;
- Sơ yếu lý lịch của CCVC (theo mẫu 2C/TCTW có xác nhận của cơ quan
có thẩm quyền quản lý CCVC);
- Bản sao quyết định tuyển dụng, quyết định bổ nhiệm ngạch, quyết định
lương gần nhất.

2- Điều động CCVC:


2.1. Điều động CCVC theo nguyện vọng:
Thủ tục gồm có:
- Đơn xin chuyển công tác của CCVC;
- Văn bản cho CCVC chuyển công tác của Sở ngành, Uỷ ban nhân dân
cấp huyện nơi đang quản lý, sử dụng CCVC;
- Văn bản đề nghị tiếp nhận CCVC của Sở ngành, UBND cấp huyện nơi
tiếp nhận CCVC đến;
- Quyết định tuyển dụng, quyết định công nhận hết thời gian tập sự, quyết
định lương gần nhất (bản sao). Nếu đã qua một lần nâng lương thì không cần
kèm theo quyết định công nhận hết thời gian tập sự.
- Sơ yếu lý lịch của CC, VC (theo mẫu 2C/TCTW có xác nhận của cơ
quan thẩm quyền quản lý CC, VC)
- Biên bản sát hạch tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch ở vị trí công tác mới của đơn
vị tiếp nhận CCVC và bản sao sổ bảo hiểm xã hội (nếu thay đổi ngạch lương).
2.2. Điều động CCVC theo yêu cầu tổ chức: Văn bản chỉ đạo, đề nghị
thống nhất của cơ quan có thẩm quyền.

3- Tiếp nhận CCVC: (theo nguyện vọng)


Thủ tục gồm có:
- Đơn xin chuyển công tác của CCVC;
- Văn bản cho liên hệ chuyển công tác của cơ quan có thẩm quyền quản lý CCVC;
- Văn bản đồng ý tiếp nhận CCVC của Sở ngành, UBND cấp huyện nơi
tiếp nhận CCVC đến;
- Sơ yếu lý lịch của CCVC (theo mẫu 2C/TCTW có xác nhận của cơ quan
có thẩm quyền quản lý CCVC);
- Bản sao quyết định tuyển dụng, quyết định bổ nhiệm ngạch, quyết định
lương gần nhất và các văn bằng liên quan.
- Biên bản sát hạch tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch ở vị trí công tác mới của
đơn vị tiếp nhận CCVC và bản sao sổ bảo hiểm xã hội của CCVC (nếu thay đổi
ngạch lương);
- Bản nhận xét đánh giá CC, VC năm liền kề và những tháng của năm
chuyển công tác.

4- Nâng bậc lương thường xuyên và phụ cấp thâm niên vượt khung
của CCVC:
Thủ tục gồm có:
- Văn bản đề nghị của Sở ngành, Uỷ ban nhân dân cấp huyện (kèm theo
danh sách theo quy định);
- Bản sao quyết định lương gần nhất hoặc quyết định tuyển dụng, quyết định
bổ nhiệm ngạch (nếu nâng từ bậc 1 lên bậc 2).

5- Chuyển xếp lại ngạch CCVC:


Thủ tục gồm có:
- Văn bản đề nghị của Sở ngành, Uỷ ban nhân dân cấp huyện;
- Biên bản sát hạch tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch ở vị trí công tác mới của
đơn vị sử dụng CCVC;
- Bản sao quyết định điều động CCVC đến vị trí công tác mới của cơ quan có
thẩm quyền,
- Các văn bằng chứng chỉ theo tiêu chuẩn nghiệp vụ quy định, sổ bảo hiểm xã
hội và quyết định lương gần nhất của CCVC.
6- Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại CCVC (theo KH 245-KH/TU):
*Thủ tục gồm có:
- Văn bản đề nghị của Sở ngành, Uỷ ban nhân dân cấp huyện (hoặc văn
bản chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền);
- Bản tự nhận xét, đánh giá, phân loại CCVC;
- Biên bản họp lấy ý kiến nhận xét của CCVC;
- Bản tổng hợp phiếu lấy ý kiến CCVC;

2
- Bản nhận xét đánh giá của cấp uỷ, tổ chức Đảng và kết quả đề nghị bổ
nhiệm, bổ nhiệm lại CCVC;
- Bản nhận xét của cấp uỷ nơi CCVC cư trú;
- Sơ yếu lý lịch của CCVC (theo mẫu 2C/TCTW);
- Bản kê khai tài sản;
- Bản sao các văn bằng chứng chỉ;
- Bản quy hoạch cán bộ của cơ quan có thẩm quyền (nộp khi có quy
hoạch và quy hoạch bổ sung).

7- Kỷ luật CCVC:
Thủ tục gồm có:
- Văn bản đề nghị của Sở ngành, Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi đang
quản lý CCVC;
- Bản tự kiểm điểm của CCVC, biên bản họp kiểm điểm có kiến nghị hình
thức kỷ luật của đơn vị trực tiếp sử dụng CCVC, biên bản họp Hội đồng kỷ luật
CCVC và các tài liệu hồ sơ có liên quan đến việc xử lý kỷ luật CCVC.

8- Thủ tục hồ sơ giải quyết chế độ hỗ trợ đi học sau đại học:
Thủ tục gồm có:
- Văn bản của cơ quan, đơn vị đề nghị giải quyết chế độ hỗ trợ cán bộ, công
chức đi học sau đại học theo quy định của tỉnh;
- Quyết định cử đi học của cơ quan thẩm quyền (sở, huyện), trong đó có
trích dẫn căn cứ văn bản nào của UBND tỉnh cho phép đi học;
- Bản sao bằng Tốt nghiệp sau đại học (có chứng nhận của thủ trưởng cơ
quan) và giấy chứng nhận có làm luận văn tốt nghiệp (nếu chưa thể hiện rõ trong
bằng tốt nghiệp).

II- NHỮNG CÔNG VIỆC THUỘC THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH


CỦA CẤP TRÊN
1- Những công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp trên đối với
CBCC, VC ngạch chuyên viên chính (tương đương) trở lên và các chức vụ,
chức danh do cấp trên quản lý theo phân cấp, bao gồm:
- Thuyên chuyển CCVC.
- Điều động CCVC.
- Tiếp nhận CCVC.
- Nâng bậc lương thường xuyên CCVC.
- Chuyển xếp lại ngạch CCVC.
- Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại CCVC.
3
- Kỷ luật CCVC.
a. Thủ tục gồm có: Như quy định tại các điểm 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 mục I nêu trên.
b. Thời gian giải quyết:
- Sở Nội vụ: Tổng hợp trình cấp trên giải quyết không quá 3 ngày làm
việc khi nhận đủ hồ sơ quy định.
- UBND tỉnh giải quyết hoặc trình Ban TVTU giải quyết không quá 3
ngày làm việc.
- Khi có thông báo của TVTU, TTTU hoặc Ban TCTU, Sở Nội vụ làm thủ
tục giải quyết hoặc trình cấp có thẩm quyền giải quyết không quá 3 ngày làm việc.
2- Thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể, tổ chức lại các tổ chức
HCSN, tổ chức ngoài công lập:
*Thủ tục gồm có:
- Văn bản đề nghị của Sở ngành, Uỷ ban nhân dân cấp huyện;
- Đề án lập, sáp nhập, chia tách, giải thể, tổ chức lại các tổ chức;
- Văn bản chỉ đạo, quy định, hướng dẫn của cấp trên;
- ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan (nếu có).
*Thời gian giải quyết:
- Sở Nội vụ: Không quá 3 ngày làm việc.
- UBND tỉnh: Giải quyết không quá 3 ngày làm việc.

3- Đổi tên tổ chức HCSN, thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể, tổ
chức lại , đổi tên các tổ chức tư vấn, phối hợp của tỉnh:
*Thủ tục gồm có:
- Văn bản đề nghị của Sở ngành, Uỷ ban nhân dân cấp huyện;
- Văn bản chỉ đạo, quy định, hướng dẫn của cấp trên;
- Văn bản thoả thuận của các cơ quan liên quan (nếu có).
*Thời gian giải quyết:
- Sở Nội vụ: Không quá 3 ngày làm việc.
- UBND tỉnh: Giải quyết không quá 3 ngày làm việc.
4- Cho phép lập hội, tổ chức phi chính phủ:
*Thủ tục gồm có:
- Đơn xin phép thành lập Hội của Ban vận động lập hội;
- Văn bản đề nghị của cơ quan quản lý Nhà nước về ngành, lĩnh vực mà
Hội dự kiến hoạt động (đối với hội cấp tỉnh), UBND cấp huyện (đối với hội cấp
huyện, cấp xã);
- Quyết định công nhận Ban vận động lập Hội của cơ quan có thẩm quyền;
- Dự thảo điều lệ;
4
- Sơ yếu lý lịch của người đứng đầu Ban vận động thành lập Hội có xác nhận
của cơ quan có thẩm quyền;
- Văn bản xác định về trụ sở và tài sản của cơ quan có thẩm quyền.
*Thời gian giải quyết:
- Sở Nội vụ: Không quá 3 ngày làm việc.
- UBND tỉnh: Giải quyết không quá 3 ngày làm việc.
5- Phê chuẩn điều lệ hội, tổ chức phi chính phủ:
*Thủ tục gồm có:
- Đơn đề nghị phê chuẩn điều lệ của ban chấp hành Hội;
- Văn bản đề nghị của cơ quan quản lý Nhà nước về ngành, lĩnh vực mà
Hội dự kiến hoạt động;
- Dự thảo điều lệ đã được đại hội thông qua;
- Sơ yếu lý lịch của chủ tịch Hội.
*Thời gian giải quyết:
- Sở Nội vụ: Không quá 3 ngày làm việc.
- UBND tỉnh: Giải quyết không quá 3 ngày làm việc.
6- Cho phép bầu bổ sung Thường trực HĐND và thành viên UBND
huyện, thành phố:
a-Bầu cử bổ sung Thường trực HĐND:
*Thủ tục gồm có:
- Tờ trình của Thường trực HĐND về việc xin bầu cử bổ sung Chủ tịch,
Phó chủ tịch, uỷ viên thường trực HĐND huyện, thị xã, thành phố.
- Danh sách trích ngang
- Sơ yếu lý lịch
- Bằng cấp (photo công chứng)
- Bản kê khai tài sản
- Văn bản về công tác quản lý cán bộ theo quy định.
*Thời gian giải quyết:
- Sở Nội vụ: Không quá 3 ngày làm việc.
- HĐND tỉnh: Giải quyết không quá 5 ngày làm việc.
b- Bầu cử bổ sung thành viên UBND:
*Thủ tục gồm có:
- Tờ trình của UBND về việc xin bầu cử bổ sung thành viên UBND
huyện, thành phố.
- Danh sách trích ngang.
- Bằng cấp (photo công chứng)
- Bản kê khai tài sản
- Sơ yếu lý lịch.
- Văn bản về công tác quản lý cán bộ theo quy định (đối với chức danh
Chủ tịch, Phó chủ tịch).

5
*Thời gian giải quyết:
- Sở Nội vụ: Không quá 3 ngày làm việc.
- UBND tỉnh: Giải quyết không quá 3 ngày làm việc.

7- Phê chuẩn kết quả bầu thường trực HĐND và thành viên UBND
huyện, thị xã, thành phố.
a- Phê chuẩn kết quả bầu bổ sung Thường trực HĐND:
*Thủ tục gồm có:
- Tờ trình của Thường trực HĐND huyện, thị xã, thành phố về việc đề
nghị phê chuẩn kết quả bầu cử bổ sung Chủ tịch, Phó chủ tịch, uỷ viên thường
trực HĐND huyện, thị xã, thành phố.
- Biên bản kết quả bầu cử bổ sung
- Nghị quyết của HĐND huyện, thị xã, thành phố xác nhận kết quả bầu cử
bổ sung
- Nghị quyết của HĐND huyện, thị xã, thành phố về bãi miễn, miễn
nhiệm (nếu có)
*Thời gian giải quyết:
- Sở Nội vụ: Không quá 3 ngày làm việc.
- HĐND tỉnh: Giải quyết không quá 5 ngày làm việc.
b- Phê chuẩn kết quả bầu cử bổ sung thành viên UBND:
*Thủ tục gồm có:
- Tờ trình của UBND huyện, thị xã, thành phố về việc đề nghị phê chuẩn
kết quả bầu cử bổ sung thành viên UBND huyện, thị xã, thành phố.
- Biên bản kết quả bầu cử bổ sung
- Nghị quyết của HĐND huyện, thị xã, thành phố xác nhận kết quả bầu cử
bổ sung
- Nghị quyết của HĐND huyện, thị xã, thành phố về bãi miễn, miễn
nhiệm (nếu có).
*Thời gian giải quyết:
- Sở Nội vụ: Không quá 3 ngày làm việc.
- UBND tỉnh: Giải quyết không quá 3 ngày làm việc.
8- Thành lập, sáp nhập, chia tách thôn, tổ dân phố:
*Thủ tục gồm có:
- Tờ trình của UBND huyện, thị xã, thành phố về việc thành lập, chia tách
thôn (tổ dân phố) mới
- Biên bản họp dân
- Tờ trình của UBND cấp xã
- Nghị quyết của HĐND cấp xã
- Bản đồ hoặc sơ đồ thôn, tổ dân phố (hiện trạng và sau khi chia tách)
- Danh sách đảng viên trong thôn, tổ dân phố.
*Thời gian giải quyết:
- Sở Nội vụ: Không quá 3 ngày làm việc.
6
- UBND tỉnh: Giải quyết không quá 3 ngày làm việc.
9- Thủ tục hồ sơ đề nghị cho cán bộ, công chức đi học sau Đại học:
*Thủ tục gồm có:
- Văn bản đề nghị của cơ quan quản lý trực tiếp (sở, huyện) đề nghị tỉnh
giải quyết cho đi học, trong đó ghi rõ người được cử đi học đã được cấp thẩm
quyền của tỉnh phê duyệt cho đi học trình độ cao tại văn bản nào (nếu khi thụ lý
phát hiện sai trái thì trả lại hồ sơ);
- Sơ yếu lý lịch theo mẫu 2C/TCTW (khai đủ, đúng các thông tin theo
yêu cầu);
- Bản sao các văn bằng liên quan: Bằng PTTH; Bằng Tốt nghiệp Đại
học; Bằng tốt nghiệp chuyên khoa cấp 1, thạc sĩ (nếu đi học chuyên khoa cấp 2
hoặc Tiến sĩ);
- Thông báo chiêu sinh, thông báo nhập học và kết quả thi tuyển (nếu có);
quyết định lương gần nhất.
*Thời gian giải quyết:
- Sở Nội vụ: Không quá 3 ngày làm việc.
- UBND tỉnh: Giải quyết không quá 3 ngày làm việc.

10- Phê duyệt đề án cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”:
*Thủ tục gồm cú:3 bộ hồ sơ:
- Tờ trình của cơ quan, đơn vị (theo mẫu).
- Đề án (theo hướng dẫn số 08/NV-HD/CCHC ngày 20/1/2004 của Sở Nội
vụ).
- Văn bản thẩm định, đề xuất của Sở Nội vụ.
*Thời gian giải quyết:
- Sở Nội vụ: Không quá 3 ngày làm việc.
- UBND tỉnh: Giải quyết không quá 5 ngày làm việc.
--------------------

You might also like