You are on page 1of 10

UBND TỈNH GIA LAI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

SỞ NỘI VỤ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO
Tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác nội vụ năm 2008 và
thực trạng đội ngũ cán bộ cơ sở xã, phường, thị trấn của tỉnh

A) ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CÔNG TÁC


NĂM 2008 CỦA SỞ NỘI VỤ:
I) ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG:
- Chức năng nhiệm vụ: Sở Nội vụ là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh có
chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về nội
vụ, gồm: tổ chức bộ máy; biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước; cải
cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; CBCC, VC nhà nước,
CBCC xã, phường, thị trấn; tổ chức hội, tổ chức phi Chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà
nước; tôn giáo; thi đua - khen thưởng. Đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn
về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Nội vụ.
- Tổ chức bộ máy cơ quan: Văn phòng Sở, 05 phòng chuyên môn (Phòng
Thanh tra, Phòng CCVC, Phòng TCBM- CCHC, Phòng XDCQ, Phòng Quản lý
VTLT) và 03 đơn vị trực thuộc (Ban Thi đua khen thưởng, Ban Tôn giáo và Trung tâm
Lưu trữ tỉnh).
- Về cán bộ, công chức, viên chức:
+ Tổng số CBCC, VC hiện nay của cơ quan: 63 CBCCVC trong đó, HĐ 68 là
04, hợp đồng không xác định thời hạn chờ tuyển dụng 04, hợp đồng ngắn hạn 01
(Lãnh đạo Sở 06 đồng chí; Trưởng, phó phòng và tương đương có 17 đồng chí; cán bộ
người dân tộc thiểu số: 02 người, cán bộ nữ: 23 người).
+ Về trình độ chuyên môn của đội ngũ CBCC: (kể cả lao động hợp đồng): Lý
luận chính trị: Cao cấp: 14 người (chiếm 22,22%), Trung cấp: 10 người (chiếm 15,87
%); Quản lý nhà nước: 23 người (chiếm 36,51 %); Chuyên môn: Đại học: 45 người
(chiếm 71,43 %), Trung cấp: 14 người (chiếm 21,22%), Sơ cấp: 04 người (chiếm
6,35%); Ngoại ngữ: 48 người (chiếm 76,19%); Tin học: 47 người (chiếm 74,60 %).
+ Về công tác bố trí cán bộ, công chức, viên chức:
Lãnh đạo Sở: Có 06 đồng chí (01 Giám đốc và 05 Phó giám đốc), trong đó có 02
Phó Giám đốc kiêm Trưởng Ban Thi đua khen thưởng và Ban Tôn giáo tỉnh. Riêng Trung
tâm lưu trữ tỉnh do mới chuyển giao sang Sở Nội vụ quản lý, chưa có Giám đốc, lãnh đạo
cơ quan đã cử 01 cán bộ là Chánh Văn phòng Sở kiêm phụ trách Trung tâm lưu trữ tỉnh.
Ở các phòng chuyên môn đều có Trưởng phòng hoặc Phó phòng phụ trách.
Tất cả CBCCVC của cơ quan, các đơn vị trực thuộc điều được bố trí theo đúng
trình độ chuyên môn được đào tạo, sở trường công tác và vị trí công việc đảm bảo dân
chủ, công khai theo đúng nội quy quy chế cơ quan đã đề ra.
Nhìn chung, sau khi sắp xếp theo Nghị định 13 của Chính phủ tổ chức bộ máy
cơ quan không có xáo trộn về mặt tổ chức và nhân sự, hoạt động đảm bảo liên tục, ổn
định; đội ngũ CBCC, VC yên tâm công tác.
II) TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC NỘI VỤ Ở ĐỊA PHƯƠNG
NĂM 2008:
Trong năm, mặt dù khối lượng công việc thường xuyên của cơ quan lớn và được
giao thêm nhiệm vụ công tác thi đua khen thưởng, quản lý nhà nước về tôn giáo, về văn

1
thư lưu trữ, nhưng Sở Nội vụ cũng như ngành nội vụ ở địa phương đã nỗ lực phấn đấu
hoàn thành nhiệm vụ được giao, kết quả các mặt công tác như sau:
1) Công tác tổ chức bộ máy và quản lý biên chế:
Chủ động, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu, đề xuất
cho UBND tỉnh triển khai kịp thời, có hiệu quả công tác sắp xếp tổ chức bộ máy các cơ
quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, cấp huyện theo Nghị định 13, 14 của Chính phủ.
Quy định chức năng, nhiệm vụ tổ chức bộ máy của một số cơ quan quản lý Nhà nước của
tỉnh và tổ chức sự nghiệp; thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động của
các tổ chức hội trên địa bàn tỉnh. Đảm bảo cho tổ chức bộ máy tinh, gọn, hoạt động có hiệu
lực, hiệu quả, đúng quy định của Trung ương và phù hợp với yêu cầu thực tế ở địa
phương. Kết quả đã sắp xếp từ 22 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh xuống còn 18
cơ quan (trong đó có 01 cơ quan được tổ chức theo đặc thù riêng của tỉnh), ở huyện từ 13
cơ quan thuộc UBND cấp huyện xuống còn 12 cơ quan. Đề xuất UBND tỉnh quyết định
thành lập 68 tổ chức; đổi tên 15 tổ chức, kiện toàn 18 tổ chức, sáp nhập 03 tổ chức, giải thể 3
tổ chức; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, biên chế cho 08 tổ chức;
chuyển đổi 03 phòng công chứng sang đơn vị sự nghiệp có thu; chuyển giao Trung tâm lưu
trữ thuộc Văn phòng UBND tỉnh quản lý về trực thuộc Sở Nội vụ… Phê chuẩn điều lệ hoạt
động của 15 tổ chức Hội; cho phép thành lập 07 tổ chức Hội…
Cùng với việc sắp xếp tổ chức bộ máy, cơ quan đã tham mưu cho tỉnh thực hiện
việc tinh giản biên chế và chuyển đổi vị trí công tác đối với CBCC,VC theo yêu cầu
từng bước thay đổi và nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC, VC, từ đó tạo điều kiện để
kiện toàn tổ chức bộ máy và hoàn thiện các định mức biên chế. Đề nghị Bộ Nội vụ
thẩm định, giải quyết danh sách cán bộ tinh giản biên chế năm 2008 cho 26CBCCVC
khối Đảng, đoàn thể và 57CBCCVC khối chính quyền.
Duy trì thực hiện tốt cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và
kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan hành chính Nhà nước và cơ chế tự chủ về
tài chính đối với đơn vị sự nghiệp theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP và Nghị định số
43/2006/NĐ-CP của Chính phủ. Quản lý chặt chẽ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
đối với từng cơ quan, đơn vị.
Giúp cho UBND tỉnh làm tốt công tác tuyển dụng CCVC, chuyển loại CCVC đảm
bảo chặt chẽ, công khai, dân chủ và công bằng, chất lượng. Thẩm định, công nhận trúng
tuyển 336VC; trúng tuyển giáo viên năm học 2008-2009 là 530VC. Thẩm định, đề nghị
tuyển dụng 93CC và chuyển loại cho 1.054CCVC đã được các cơ quan, đơn vị đề nghị.
2) Công vụ, công chức:
Thực hiện kịp thời, đúng chế độ chính sách đối với cán bộ công chức, viên chức
như: nâng bậc lương, nâng ngạch, đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển, điều động… Đề xuất xử
lý nghiêm, đúng quy định đối với cán bộ công chức, viên chức vi phạm kỷ luật. Trong
năm 2008 đã cử 15CBCC đi dự thi nâng ngạch CV lên CVC và 09 VC đi dự thi nâng ngạch
Bác sỹ lên Bác sỹ chính; quyết định cử 14 giảng viên đi thi nâng ngạch giảng viên lên giảng
viên chính; 03CBCCVC đi thi nâng ngạch chuyên viên chính lên chuyên viên cao cấp và
03CBCCVC đi thi nâng ngạch Thanh tra viên lên Thanh tra viên chính. Nâng bậc lương
thường xuyên cho 826CBCCVC; phụ cấp thâm niên vượt khung cho 39CBCCVC; nâng
lương trước thời hạn cho 01CB để nghỉ hưu; bổ nhiệm ngạch Bác Sỹ chính cho 02VC,
ngạch thanh tra viên chính cho 03CC. Trình cấp có thẩm quyền bổ nhiệm, bổ nhiệm lại
89CB; cho nghỉ thôi việc 03CB; nghỉ hưu 05CB… Kỷ luật 07CB (04 buộc thôi việc, 02 cách
chức, 01 cảnh cáo). Thoả thuận cho sở, ngành, UBND cấp huyện bổ nhiệm 98CB và bổ
nhiệm lại 13CB.

2
Công tác đào tạo, bồi dưỡng năm 2008 bám sát mục tiêu, định hướng đào tạo, bồi
dưỡng CBCC do Chính phủ và UBND tỉnh quy định. Tập trung đào tạo, bồi dưỡng theo
nhu cầu công việc, tiêu chuẩn chức danh CBCC theo quy định, đặc biệt quan tâm đối với
đội ngũ CBCC cơ sở, nhất là đội ngũ CBCC công tác ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn;
CBCC là người DTTS và chăm lo công tác tạo nguồn CBCC. Đào tạo cán bộ trình độ cao
theo phương án của tỉnh, nâng cao tinh thần trách nhiệm, tính chủ động của các ngành các
cấp trong việc chăm lo đào tạo bồi dưỡng CBCC thuộc quyền quản lý. Kết quả: Cử
41CC,VC đi học sau đại học; cử đi đào tạo, bồi dưỡng kiến thức QLNN, ngoại ngữ, tin
học, tiếng dân tộc cho 1.640 CBCCVC; bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, bổ túc văn hóa
cho 1.293CBCC cấp xã và 1.560 trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố…
3) Công tác xây dựng chính quyền:
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 3 (khóa IX) về đổi mới và
nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn, quan tâm củng cố,
kiện toàn chính quyền cơ sở ở những xã vùng khó khăn.
Tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh bầu cử bổ sung 01 Phó Chủ tịch, 03 Uỷ
viên và miễn nhiệm 02 Uỷ viên UBND tỉnh nhiệm kỳ 2004-2009; phê chuẩn kết quả bầu
cử 05 Chủ tịch, 01 Phó Chủ tịch; 03 Uỷ viên UBND của các huyện, thị xã, thành phố;
miễn nhiệm thành viên UBND cấp huyện theo đúng quy định. Trình Thường trực HĐND
tỉnh quyết định công bố ngày bầu cử bổ sung, số lượng đại biểu HĐND cấp xã được bầu
cử bổ sung ở 09 xã, phường, thị trấn thuộc huyện Chư Prông, Chư Sê và thành phố Pleiku
do điều chỉnh địa giới hành chính theo Nghị định 46/2008/NĐ-CP ngày 17/4/2008 của
Chính phủ. Kết quả đã bầu cử bổ sung 113 đại biểu HĐND cấp xã theo đúng quy định.
Chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai thực hiện Pháp lệnh số 34/PL-UBTVQH11, Nghị
quyết liên tịch số 09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN về thực hiện qui chế dân chủ ở
xã, phường, thị trấn và Nghị định số 71/1998/NĐ-CP của Chính phủ về thực hiện qui chế
dân chủ trong hoạt động của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp.
Tham mưu UBND tỉnh trình Bộ Nội vụ quyết định phân loại đơn vị hành chính
tỉnh Gia Lai (đơn vị hành chính loại I) và đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh (loại I: 3
đơn vị, loại II: 11 đơn vị, loại III: 2 đơn vị). Đề xuất UBND tỉnh trình HĐND tỉnh phê
chuẩn Đề án điều chỉnh địa giới hành chính huyện Chư Sê, thành lập đơn vị hành chính
mới cấp huyện, cấp xã.
Trình UBND tỉnh quyết định chia tách, thành lập mới 62 thôn, làng, tổ dân phố.
Hiện nay tổng số thôn, làng tổ dân phố là 2.072 đơn vị (trong đó có 335 tổ dân phố). Hoàn
chỉnh thủ tục để UBND tỉnh trình Chính phủ xem xét điều chỉnh địa giới hành chính để
thành lập mới 02 phường, 02 xã của thị xã An Khê và huyện Chư Păh.
4) Công tác cải cách hành chính:
Phối hợp với ngành chức năng và bộ phận chuyên trách thường trực giúp Chủ
tịch UBND tỉnh về công tác cải cách hành chính thực hiện tốt chương trình kế hoạch
công tác cải cách hành chính năm 2008 của tỉnh. Đề xuất UBND tỉnh ban hành văn bản
chỉ đạo các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện Quyết định số 03/2007/QĐ-BNV ngày
26/2/2007 của Bộ Nội vụ quy định về ứng xử trong quan hệ công tác của CBCC, VC; ban
hành Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước của tỉnh và triển khai
thực hiện Thông tư số 05/2008/TT-BNV về biển tên cơ quan hành chính nhà nước ở địa
phương. Thẩm định và đề xuất UBND tỉnh phê duyệt Đề án thực hiện cơ chế “một cửa
liên thông” tại Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh. Phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư
sửa đổi bổ sung một số quy định về cơ chế ‘một cửa liên thông” trong đăng ký kinh
doanh, đăng ký thuế và khắc dấu trên địa bàn tỉnh.
3
Phối hợp với Sở Tài chính đề xuất UBND tỉnh trình HĐND tỉnh mức hỗ trợ cho cán
bộ làm công tác tại bộ phận “một cửa” của các cơ quan, đơn vị. Triển khai lấy ý kiến công
dân, tổ chức về mức độ hài lòng trong giải quyết hồ sơ theo cơ chế “một cửa” của các cơ
quan hành chính các cấp ở địa phương và báo cáo kết quả theo quy định. Đôn đốc sở,
ngành, UBND cấp huyện thực hiện công tác rà soát thủ tục hành chính; chuẩn hóa các mẫu
đơn, tờ khai hành chính trong hồ sơ thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực chuyên môn ngành
quản lý. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức cuộc thi “Tuổi trẻ Gia Lai với
công tác cải cách hành chính năm 2007”; “Tin học gắn với cải cách hành chính” và “Hội thi
tìm hiểu về CCHC trong đoàn viên, công chức, viên chức năm 2008”. Kiểm tra tình hình
triển khai thực hiện công tác CCHC tại các cơ quan, đơn vị theo kế hoạch. Tổ chức quán
triệt cho CBCC chấp hành thực hiện làm việc ngày thứ 7 theo quy định của UBND tỉnh.
5) Công tác thanh tra kiểm tra công tác nội vụ ở địa phương:
Triển khai thực hiện tốt kế hoạch thanh tra, kiểm tra công tác tổ chức Nhà nước
năm 2008 của tỉnh đối với các cơ quan, đơn vị, chủ yếu tập trung thanh tra, kiểm tra việc
thực hiện chế độ công vụ gắn với bốn nội dung về CCHC, trọng tâm là thanh tra kiểm tra
việc sắp xếp tổ chức và tinh giản biên chế cho Nghị định 132/2007/NĐ-CP của Chính phủ,
việc tuyển dụng và thực hiện chính sách đối với cán bộ công chức, viên chức… ; đặc biệt
quan tâm đối với đội ngũ cán bộ, công chức của ngành trong việc chấp hành các quy định
của Nhà nước về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và công tác phòng, chống tham
nhũng ở các cơ quan, đơn vị (trong năm 2008 đã tổ chức thanh tra, kiểm tra công tác nội
vụ được 03 cuộc tại 03 Sở và 04 huyện).
Năm 2008, cơ quan đã tiếp nhận 23 đơn thư, giảm 17 đơn so với cùng kỳ năm
trước, trong đó: 02 đơn đề nghị; 12 đơn kiến nghị (04 đơn không rõ địa chỉ); 05 đơn
khiếu nại (có 03 đơn thư nặc danh) và 04 đơn thư tố cáo (03 nặc danh). Nội dung đơn
thư chủ yếu liên quan đến việc quản lý, điều hành của CBCC; xét tuyển dụng công
chức, chế độ chính sách, việc điều chuyển, phân công công tác đối với viên chức; phản
ánh một số vấn đề liên quan đến việc vi phạm đạo đức nghề nghiệp của một số viên
chức y tế... Qua nghiên cứu, đối chiếu với các quy định liên quan, Sở Nội vụ đã xem xét,
giải quyết theo thẩm quyền và chuyển các đơn thư không thuộc thẩm quyền của Sở đến
cơ quan chức năng giải quyết theo đúng theo quy định của pháp luật.
6) Công tác quản lý nhà nước về Văn thư lưu trữ:
Trình UBND tỉnh văn bản chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố tiến hành tổ chức
chuyển giao chức năng quản lý nhà nước về công tác văn thư lưu trữ và kho lưu trữ tài
liệu từ Văn phòng HĐND - UBND về cho Phòng Nội vụ trực tiếp quản lý. Sở đã tiến
hành kiện toàn tổ chức quản lý nhà nước về văn thư lưu trữ và Trung tâm Lưu trữ tỉnh.
Đồng thời ban hành nội quy khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ của Trung tâm Lưu trữ tỉnh.
Hướng dẫn cho các cơ quan, đơn vị thực hiện các biện pháp về phòng cháy, bảo
quản tài liệu hồ sơ lưu trữ, thực hiện chế độ giao nộp và thu thập tài liệu lưu trữ; xây dựng
mới, cải tạo, nâng cấp và bố trí kho lưu trữ chuyên dụng và công tác kiểm tra văn thư, lưu
trữ năm 2008.
Thực hiện kế hoạch tiêu hủy tài liệu hết giá trị sử dụng từ năm 1976 đến năm 2006
đã được UBND tỉnh phê duyệt theo đúng quy định của pháp luật; thực hiện việc chỉnh lý
Hồ sơ tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ tỉnh và tiếp nhận hồ sơ tài liệu lưu trữ của các
cơ quan, đơn vị nộp lưu vào lưu trữ lịch sử theo kế hoạch năm 2008. Ban hành kế hoạch
và tiến hành kiểm tra công tác văn thư lưu trữ ở tại 4 huyện và 04 sở và báo cáo kết quả
cho cấp trên theo quy định.

4
7) Công tác thi đua khen thưởng:
Tham mưu UBND tỉnh tổ chức thành công lễ kỷ niệm 60 năm ngày Chủ tịch
Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 - 11/6/2008). Tổ chức lễ đón
nhận Huân chương Hồ Chí Minh của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Gia Lai. Đề
xuất cho UBND tỉnh; Hội đồng thi đua khen thưởng tỉnh việc sắp xếp lại các đơn vị,
cụm, khối thi đua tỉnh; triển khai kiểm tra, đôn đốc các cụm, khối thi đua tổ chức
tuyên truyền, phát động các đợt thi đua, phong trào thi đua trong năm.
Trình các cấp có thẩm quyền khen thưởng các hình thức cho tập thể và cá nhân đảm
bảo theo đúng quy định của Luật và các quy định của Chính phủ. Kết quả, Chủ tịch Nước tặng
Huân chương Độc lập hạng Ba cho 02 cá nhân; Huân chương Lao động hạng Nhì cho
29 cá nhân và 03 tập thể, hạng Ba cho 04 tập thể và 45 cá nhân. Chủ tịch nước truy
tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho 04 cá nhân, Huân chương Lao động hạng
Nhì cho 13 cá nhân; Huân chương Lao động hạng Ba cho 03 cá nhân. Tặng Cờ thi đua
Chính phủ cho 06 tập thể (trong đó có cờ nhất của tỉnh Cụm thi đua 5 tỉnh Tây
nguyên), Bằng khen Chính phủ cho 10 tập thể và 22 cá nhân. Bằng khen của UBND
tỉnh cho 239 tập thể (4 tập thể ngành giáo dục) và 510 cá nhân (93 cá nhân ngành giáo
dục); khen thưởng chuyên đề cho 12 tập thể và 25 cá nhân; Cờ dẫn đầu cho 16 tập thể,
Cờ thi đua xuất sắc cho 25 tập thể, Cờ thi đua 5 tập thể ; danh hiệu tập thể Lao động
xuất sắc cho 180 tập thể (56 tập thể ngành giáo dục) và Danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp
tỉnh cho 227 cá nhân (110 cá nhân ngành giáo dục); tặng cúp cho 10 Doanh nhân tiêu
biểu của tỉnh năm 2008; Bức trướng cho 01 tập thể.
Theo dõi phong trào thi đua các Cụm, Khối tỉnh và giải quyết đơn thư, khiếu nại
của công dân về thành tích khen thưởng kháng chiến theo đúng qui định.
8) Công tác quản lý nhà nước về tôn giáo:
Thực hiện có hiệu quả vai trò quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, đảm bảo
các hoạt động tôn giáo tuân thủ pháp luật. Tham mưu đề xuất UBND tỉnh kế hoạch triển
khai các nội dung công tác nhân dịp Đại lễ Phật đản năm 2008 của Giáo hội Phật giáo tỉnh
đạt kết quả tốt, đảm bảo về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn; chấp thuận
cho Ban Đại diện Tin lành tỉnh tổ chức lễ kỷ niệm 65 năm thành lập Hội thánh Tin lành tại
Gia Lai và lễ bồi linh tại nhà thờ Tin lành Plei Breng (xã Ia Dêr, huyện Ia Grai).
Giải quyết kịp thời, đúng quy định cho các chùa tổ chức các ngày lễ trọng;
phong phẩm, phong chức, bổ nhiệm, thuyên chuyển chức sắc; tổ chức bồi dưỡng, đào
tạo chức sắc; xây dựng, sữa chữa nơi thờ tự…
9) Công tác trong nội bộ Sở:
Ban hành quyết định phân công nhiệm vụ lãnh đạo Sở, sắp xếp lại đội ngũ
CBCCVC cơ quan, quy định chức năng, nhiệm vụ của các phòng chuyên môn, đơn vị
trực thuộc sau sắp xếp theo Nghị định 13 của Chính phủ. Duy trì thực hiện có hiệu quả
công tác cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa”; tổ chức làm việc vào thứ 7 hàng tuần
theo đúng tinh thần chỉ đạo của UBND tỉnh. Xây dựng ban hành quy định cụ thể về danh
mục công việc chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức của cơ quan theo Nghị
định 158 của Chính phủ. Thực hiện tốt chế độ giao ban, lập lịch công tác trong tuần của
lãnh đạo Sở. Quán triệt cho cán bộ, công chức, đảng viên học tập, làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh. Thực hiện nghiêm túc luật an toàn giao thông; chương trình hành
động phòng, chống tham nhũng; chương trình hành động thực hành tiết kiệm, chống lãng
phí trong toàn thể cán bộ công chức cơ quan. Duy trì thường xuyên chế độ thường trực ở
tại địa bàn 02 xã được Tỉnh phân công phụ trách và tại cơ quan theo đúng tinh thần chỉ
đạo của tỉnh…

5
III- NHẬN XÉT CHUNG:
Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp thường xuyên của Tỉnh ủy, Thường trực
HĐND, UBND tỉnh và chỉ đạo hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Nội vụ, cộng
với sự chỉ đạo điều hành cụ thể của lãnh đạo Sở, cùng với sự phối hợp chặt chẽ của các
đơn vị trong toàn ngành; sự đoàn kết, thống nhất của toàn thể CBCC, VC của ngành,
nhiệm vụ công tác đề ra trong năm 2008 của Sở Nội vụ cũng như ngành nội vụ ở địa
phương đã cơ bản hoàn thành. Đã thực hiện tốt chức năng tổng hợp, tham mưu, đề xuất cho
UBND tỉnh triển khai có hiệu quả công tác sắp xếp tổ chức theo Nghị định 13, 14 của
Chính phủ. Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và tổ chức bộ máy các cơ quan thuộc UBND
tỉnh, cấp huyện được rà soát và quy định rõ hơn, tạo cơ sở pháp lý để các cơ quan, đơn vị
nâng cao hiệu quả công tác và hiệu lực pháp lý. Tổ chức thành công lễ phát động thi đua kỷ
niệm 60 năm ngày Chủ tịch hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua Ái quốc, Đại lễ Phật Đản
Liên hợp quốc 2008 ở tại địa phương và lễ 65 năm ngày truyền giáo Tin lành Miền Nam
Việt Nam vào Gia Lai… Thực hiện kịp thời, đúng chế độ, chính sách đối với CBCC, VC;
tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, đào tạo bồi dưỡng CBCC, VC gắn với quy
hoạch sử dụng và tạo nguồn cán bộ cho cơ sở; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; tập
trung nghiên cứu, đề xuất các giải pháp để xây dựng, củng cố, kiện toàn chính quyền cơ sở
và địa giới hành chính. Thực hiện tốt chức năng quản lý văn thư lưu trữ, quản lý nhà nước
về tôn giáo, về thi đua khen thưởng… theo đúng chương trình kế hoạch đã đề ra. Cùng với
các cấp, các ngành làm tốt chức năng của cơ quan chuyên môn trong lĩnh vực ngành góp
phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị chung của tỉnh.
Bên cạnh những kết quả đạt được công tác nội vụ ở địa phương năm 2008 vẫn còn
một số tồn tại như: Việc tổng hợp kết quả vị trí công tác định kỳ chuyển đổi theo Nghị
định 158 của Chính phủ chưa thực hiện được; chức năng, nhiệm vụ của một số cơ quan
chuyên môn thuộc UBND tỉnh sau sắp xếp theo Nghị định 13, 14 chưa được quy định.
Công tác thi đua khen thưởng đôi lúc chưa kịp thời, còn thiếu soát. Tình trạng xin đòi lại
đất, cơ sở thờ tự cũ của các tôn giáo còn diễn ra…Nguyên nhân, một số thông tư hướng
dẫn của Bộ, ngành Trung ương chưa kịp thời, gây rất khó cho địa phương triển khai thực
hiện; công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật còn hạn chế. Sự nỗ lực, quyết tâm của đội
ngũ CBCC làm công tác tổ chức trong toàn ngành chưa đều, việc tham mưu đề xuất vụ
chưa sâu và chưa kịp thời.
B) THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CƠ SỞ XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN:
1) Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức, cán bộ không chuyên trách cấp
xã (tính đến ngày 30/6/2008):
- Cán bộ chuyên trách: có 2260 người, trong đó: 1926 nam (chiếm 85,2%), 334
nữ (chiếm 14,9%), 963 người DTTS (chiếm 42,6%), tôn giáo 15 người (chiếm 0,7%).
Trình độ chuyên môn: đại học có 81 người (chiếm 3,6%), cao đẳng, trung cấp 479
người (chiếm 21,2%), sơ cấp 303 người (chiếm 13,4%), chưa qua đào tạo 1.397 người
(chiếm 61,8%); lý luận chính trị: cao cấp 93 người (chiếm 4,1%), trung cấp 744 người
(chiếm 32,9%), sơ cấp 833 người (chiếm 36,9%), chưa qua đào tạo 590 người (chiếm
26,1%).
- Công chức: có 1.362 người gồm 990 nam (chiếm 72,7%), 372 nữ (chiếm
27,3%), DTTS 326 người (chiếm 23,9%), tôn giáo 7 người (chiếm 0,51%); trình độ
chuyên môn: đại học có 93 người (chiếm 6,83%), cao đẳng, trung cấp 1.002 người
(chiếm 73,5%), chưa qua đào tạo 173 người (chiếm 12,7%); lý luận chính trị: trung
cấp 152 người (chiếm 11,16%), sơ cấp 588 người (chiếm 43,17%), chưa qua đào tạo
615 người (chiếm 45,15%).
- Số cán bộ không chuyên trách (kể cả cán bộ ở thôn, tổ dân phố): Có 16.186
người gồm 11.850 nam (chiếm 73,2), 4.336 nữ (chiếm 26,8%), DTTS 5.730 người
6
(chiếm 35,4%), tôn giáo 730 người (chiếm 4,5%); trình độ văn hoá: tiểu học 3.715
người (chiếm 23%), THCS 10.200 người (chiếm 63%), THPT 2.271 người (chiếm
14%); trình độ chuyên môn: đại học có 12 người (chiếm 0,07%), cao đẳng 13 người
(chiếm 0,08%), trung cấp 432 người (chiếm 27%), sơ cấp 4.888 người (chiếm 30,2%),
chưa qua đào tạo 10.841 người (chiếm 67%); lý luận chính trị: cử nhân, cao cấp 5
người (chiếm 0,03%), trung cấp 259 người (chiếm 1,6%), sơ cấp 4.384 người (chiếm
27%), chưa qua đào tạo 11.538 người (chiếm 71,3%).
Nhìn chung phần lớn cán bộ, công chức cấp xã hiện nay so với những năm trước
đây đã kinh qua thực tiễn, nhất là số cán bộ lãnh đạo chủ chốt có độ tuổi từ 50 trở lên
được trang bị kiến thức về lý luận chính trị, về quan điểm, lập trường chính trị luôn
vững vàng, chín chắn trong công việc; gương mẫu trong việc chấp hành và thực hiện
các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà Nước, quy chế hoạt động và
các quy định của chính quyền các cấp; sẵn sàng nhận nhiệm vụ khi được phân công.
Chất lượng của cán bộ, công chức hiện nay được nâng lên rõ rệt, giảm được số cán bộ
có trình độ văn hoá và nghiệp vụ chuyên môn thấp; cơ cấu về tỷ lệ cán bộ, công chức
là nữ, trẻ, cán bộ là người dân tộc tại chỗ cũng được nâng lên. Về năng lực thực hiện
nhiệm vụ chuyên môn, đội ngũ cán bộ, công chức từng bước được quy hoạch và tiêu
chuẩn hoá, kỹ năng hành chính, kỹ năng phục vụ đã được nâng lên so với yêu cầu
nhiệm vụ, đa số cán bộ, công chức ở cơ sở đã thực hiện và hoàn thành được nhiệm vụ
theo chức trách được giao; luôn bám địa bàn, bám dân và am hiểu về tình hình, phong
tục, tập quán của nhân dân địa phương nhất là số cán bộ Mặt trận, đoàn thể có bề dày
kinh nghiệm thực tiễn, tập hợp, vận động nhân dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của
người công dân tại địa phương.
2) Về công tác bố trí CBCC cấp xã:
Thực hiện các Nghị định số 114, 121/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ
về cán bộ, công chức và chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn
và các văn bản quy định của Trung ương tỉnh đã quy định:
- Phường, thị trấn dưới 10.000 dân có Đảng uỷ, bố trí không quá 19 cán bộ và nơi
chưa thành lập Đảng uỷ, bố trí 18 cán bộ (trừ chức danh thường trực Đảng uỷ), đồng
thời các đơn vị trên cứ thêm 3.000 dân trở lên được bố trí thên 01 cán bộ, nhưng tối đa
không quá 25 cán bộ; phường, thị trấn chưa thành lập Đảng uỷ không quá 12 cán bộ;
- Xã dưới 1.000 dân được bố trí không quá 17 cán bộ, có từ 1.000 đến dưới 5.000
dân, có Đảng uỷ được bố trí không quá 19 cán bộ; xã chưa thành lập Đảng uỷ được bố trí
không quá 18 cán bộ (trừ chức danh thường trực Đảng uỷ); xã có từ 5.000 dân trở lên và
cứ thêm 1.500 dân thì được bố trí thêm 01 cán bộ, nhưng không quá 25 cán bộ, xã chưa
thành lập Đảng uỷ không quá 24 cán bộ;
Ngoài ra, theo uỷ quyền của UBND tỉnh từ năm 2004 đến nay Sở Nội vụ đã có
văn bản thoả thuận bổ sung 50 công chức cấp xã cho các huyện, thị xã, thành phố được
bố trí số công chức tăng thêm theo số dân và theo Thông báo số 1054/TBTCTW ngày
9/4/2005 của Ban Tổ chức TW về việc bố trí chức danh Phó bí thư cấp uỷ chuyên
trách xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở đối với những xã trọng điểm vùng Tây
Nguyên, hiện nay các địa phương đã bố trí đủ số lượng theo quy định. Cán bộ không
chuyên trách ở xã được bố trí đúng theo quy định, tỉnh đã quyết định thêm một chức
danh cán bộ không chuyên trách ở cấp xã làm công tác Dân tộc và Tôn giáo ngoài quy
định tại Nghị định 121 của Chính phủ, thời gian thực hiện từ ngày 01/09/2005, được
hưởng mức phụ cấp như cán bộ không chuyên trách khác (100% mức lương tối thiểu).
Số cán bộ không chuyên trách ở xã, phường, thị tấn và ở thôn, làng, tổ dân phố do tỉnh bố
trí thêm ngoài quy định của Nghị định số 121 của Chính phủ hiện nay là 10. 056 người,
trong đó ở cấp xã là 215 người, ở thôn là 9.589 người.
7
3) Về công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cơ sở:
Từ cuối năm 2005 tỉnh đã mở 15 lớp đào tạo chuyên môn, lý luận chính trị cho
1.318 lượt cán bộ, công chức cấp xã gồm các ngành: Hành chính - Văn phòng, luật, địa
chính - xây dựng, kế toán, quản lý văn hoá, công an, quân sự. Các Trung tâm bồi dưỡng
chính trị cấp huyện mở 42 lớp bồi dưỡng sơ cấp lý luận chính trị cho 1.434 học viên là
cán bộ, công chức cấp xã; 27 lớp bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ và kiến thức quản lý nhà
nước cho 1.421 trưởng thôn, làng, tổ dân phố và nhiều lớp phổ biến kiến thức theo chức
danh cho cán bộ không chuyên trách ở xã, thôn, làng, tổ dân phố. Về bồi dưỡng chuyên
môn nghiệp vụ, mỗi năm mở trung bình từ 3 - 4 lớp, số lượng từ 200 đến 300 học viên là
cán bộ, công chức đương chức và nguồn cán bộ cấp xã. Việc bồi dưỡng tiếng dân tộc (Jrai
và Bah Nar) cho cán bộ, công chức cấp xã là người kinh đang công tác tại vùng đồng bào
dân tộc được tỉnh chú ý quan tâm. Đã bồi dưỡng tiếng dân tộc cho 532 cán bộ, công chức
là người Kinh hiện đang công tác ở các cơ quan, đơn vị từ tỉnh đến huyện và ở xã,
phường, thị trấn.
Nhìn chung nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở cơ sở được đẩy mạnh,
đi vào chiều sâu, số lượng được đào tạo tăng nhanh. Song qúa trình thực hiện công tác đào tạo
còn gặp phải nhiều khó khăn như: trình độ học vấn, tư duy vốn có của cán bộ, công chức thấp
do vậy việc tiếp thu kiến thức còn hạn chế dẫn đến chất lượng đào tạo không cao, giáo trình,
tài liệu chậm đổi mới đã không đáp ứng được nhu cầu người học; công tác quy hoạch đào tạo
chưa sâu sát, chưa xuất phát từ công việc, hoặc là khâu nhận xét, đánh gía để cho cán bộ đi
học làm chưa tốt nên dẫn đến kết quả là có đào tạo nhưng không sử dụng, hoặc sử dụng
không đúng, đào tạo có nhiều bằng cấp nhưng năng lực làm việc thực tế không tương ứng; cơ
chế quản lý tài liệu, chương trình, giáo trình chưa tạo tính chủ động cao cho địa phương. Cán
bộ chuyên trách theo cơ chế bầu cử đa phần hạn chế trình độ các mặt, việc chuẩn hoá vẫn
chậm chạp, lúng túng và chưa có quy định rõ kiến thức chuyên môn cần đào tạo cho từng
chức danh trên.
4) Về công tác quy hoạch tạo nguồn cán bộ cơ sở:
Tỉnh đã mở được 4 lớp đào tạo trình độ trung cấp chính trị cho 374 học sinh là nguồn
cán bộ cơ sở do các địa phương quy hoạch (267 học sinh đã tốt nghiệp được bố trí việc làm);
đã mở 2 lớp Phụ vận, Thanh vận cho 163 người là nguồn cán bộ phụ trách công tác Phụ nữ,
Thanh niên cấp xã. Các khoá đào tạo chuyên môn do tỉnh tổ chức hoặc cử tuyển đi học đều
ưu tiên lựa chọn hàng đầu dành cho con em là người dân tộc thiểu số tại chỗ. Việc sử dụng
cán bộ sau khi đào tạo, tỉnh có chủ trương cơ cấu cán bộ là người dân tộc thiểu số tham gia
vào đủ các chức vụ từ chuyên môn đến cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở cấp xã. Qua theo dõi, tiếp
tục đào tạo, bồi dưỡng, cất nhắc lên vị trí, chức vụ cao hơn đối với những cán bộ có năng lực
và có điều kiện để phát triển.
Quá trình tạo nguồn cán bộ là người tại chỗ cũng gặp những khó khăn như thiếu
nguồn cán bộ ở những xã vùng 3, trình độ văn hoá đầu vào thấp; việc đào tạo qúa chú ý vào
kiến thức chính trị nên khi sử dụng khó đáp ứng chuyên môn, không xếp vào ngạch lương
trung cấp được. Hiện nay, thực hiện Quyết định số 34/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ, tỉnh đang triển khai xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức
cấp xã là người dân tộc thiểu số giai đoạn 2006 -2010.
5) Về chế độ chính sách đối với cán bộ cơ sở.
Sau khi Chính phủ có Nghị định 114, 121 và các Thông tư hướng dẫn,
UBND tỉnh đã cụ thể hóa bằng Quyết định số 53 quy định việc tuyển dụng công
chức cấp xã; Quyết định số 48 quy định về cán bộ, công chức cấp xã của tỉnh.
Qua đó số cán bộ chuyên trách và công chức cấp xã được cơ cấu đủ chức danh
theo quy định theo Nghị định 121 của Chính phủ.

8
Cán bộ chuyên trách được hưởng lương theo quy định, công chức chuyên
môn hưởng lương theo trình độ được đào tạo. Đối với số cán bộ chuyên môn chưa
có bằng cấp thì được hưởng mức lương theo hệ số 1,09 từ ngày 01/9/2004 và đến
01/10/2005 được tăng lên theo hệ số 1,18.
Số cán bộ không chuyên trách cấp xã được hưởng bằng 100% mức lương
tối thiểu. Tỉnh đã Quyết định thêm một chức danh cán bộ không chuyên trách ở
cấp xã làm công tác Dân tộc và Tôn giáo, thời gian thực hiện từ ngày 01/09/2005.
Cán bộ ở thôn, làng, tổ dân phố: Bí thư Chi bộ thôn, tổ dân phố kiêm trưởng
thôn, tổ dân phố được hưởng mức phụ cấp bằng 80% mức lương tối thiểu; Bí thư
Chi bộ, Trưởng thôn, tổ dân phố được hưởng mức phụ cấp bằng 65% mức lương tối
thiểu; Công an viên kiêm Phó trưởng thôn được hưởng mức phụ cấp bằng 60% mức
lương tối thiểu. Đến thời điểm 01/9/2005 nhóm chức danh cán bộ trên được tăng
thêm mức phụ cấp tương ứng là 100%, 75% và 70%.
Đối với chức danh Phó Bí thư chi bộ, Trưởng Ban công tác Mặt trận, Bí
thư Chi đoàn, Chi hội trưởng Phụ nữ, Chi hội trưởng Nông dân và Phó trưởng
thôn, làng, tổ dân phố được hưởng mức phụ cấp bằng 50% mức lương tối thiểu kể
từ ngày 01/01/2006, Chi hội trưởng Cựu chiến binh được hưởng từ ngày01/1/2007
(trước đây chưa được hưởng).
*Những yếu kém tồn tại:
- Tinh thần và trách nhiệm của đại biểu HĐND có lúc chưa cao tỷ lệ vắng mặt ở
các kỳ họp còn nhiều, số đại biểu tham gia đóng góp ý kiến đề xây dựng nghị quyết
còn ít; nội dung chất vấn của đại biểu HĐND thiếu tập trung không cụ thể;
- Việc phối hợp trong công tác của Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐND với Chủ tịch
UBND, Chủ tịch Mặt trận và Trưởng các tổ chức đoàn thể ở xã có lúc chưa thật sự liên kết;
- Trách nhiệm thực hiện Quy chế làm việc của Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Uỷ
viên UBND đôi lúc chưa cao, việc kiểm tra, đôn đốc thực hiện Quy chế chưa thường
xuyên, thiếu kiên quyết trong việc sử lý các thành viên và cán bộ, công chức về việc
thực hiện không nghiêm túc theo Quy chế đã đề ra; việc tổ chức điều hành để triển khai
thực hiện nhiệm vụ của Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND nhiều lúc còn lúng túng;
- Việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Trưởng thôn, Phó trưởng thôn, Tổ
trưởng, Tổ phó tổ dân phố và Công an viên ở thôn còn nhiều hạn chế, thiếu chủ động
trong công việc hoặc có tính ỷ lại, trông chờ cấp trên; việc tổ chức tuyên truyền, vận
động nhân dân ở tại thôn, làng, tổ dân phố thực hiện và chấp hành pháp luật của Nhà nước
và các Quy định của chính quyền địa phương chưa thực sự thường xuyên, thiếu tính thuyết
phục; một số cán bộ thôn, làng ở những địa bàn trọng điểm về quan điểm, lập trường có lúc
chưa rõ ràng còn giao động, bị động khi có tình hình phức tạp trên địa bàn;
- Về trình độ và năng lực lãnh đạo để tổ chức thực hiện nhiệm vụ của một số
Cán bộ chủ chốt ở một số xã còn yếu, số cán bộ, công chức có tuổi đời còn trẻ tuy đã được
đào tạo cơ bản về trình độ chuyên môn, nhưng ít được đào tạo và bồi dưỡng về lý luận chính
trị, về năng lực và kinh nghiệm thực tiễn còn quá ít, vì vậy việc tham mưu, đề xuất theo
chức trách nhiện vụ và công việc được giao với Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND và các
Thành viên của UBND còn nhiều hạn chế, thiếu chủ động trong công việc, còn bọc lộ
nhiều thiếu sót về kiến thức pháp luật và kỹ năng hành chính; ý thức chấp hành kỷ
luật, chấp hành Quy chế làm việc, thực hịên chưa nghiêm túc nhất là về thời gian làm
việc và giải quyết công việc chuyên môn tại trụ sở; tinh thần trách nhiệm trong công
việc nhiều lúc chưa cao, thiếu sâu sát cơ sở; chưa thực sự cố gắng trong học tập và tự
rèn luyện mình để nâng cao trình độ về mọi mặt, còn biểu hiện tính quan liêu, cửa
quyền, sách nhiễu dân và không ít công chức đã vi phạm pháp luật;

9
- Việc bố trí thêm Phó bí thư chuyên trách xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở đối với
những xã trọng điểm, nhìn chung sự chuyển biến chưa được nhiều. Việc bố trí cán bộ để đảm
nhiệm chức danh trên, một số nơi cấp uỷ còn chủ quan, thiếu cân nhắc, bố trí cán bộ chưa
ngang tầm với công việc, thậm trí có nơi cấp uỷ chỉ phân công chức danh trên làm thay nhiệm
vụ của Thường trực Đảng uỷ;
- Việc kiêm nhiệm đối với cán bộ ở xã, hiện nay đã nảy sinh những bất cập: Tại
điều 7 của Quyết định số 48 của UBND tỉnh chỉ đề cập đến việc cán bộ chuyên trách
và công chức cấp xã khi có điều kiện, có khả năng đảm đương hoàn thành tốt các
nhiệm vụ thì có thể kiêm nhiệm thêm công việc của chức danh không chuyên trách,
nhưng trên thực tế việc bố trí cán bộ kiêm nhiệm, nhiều địa phương thực hiện chưa
triệt để, còn chủ quan, chưa chú trọng. Cán bộ lãnh đạo chủ chốt nhất là cán bộ trong
tổ chức của Đảng hiện nay bố trí, giàn trải để kiêm nhiệm các chức danh không
chuyên trách ở xã là quá nhiều (có nơi Bí thư, Phó Bí thư cấp uỷ kiêm thêm đến 3
chức danh khác nhau ), một số cán bộ chuyên trách lớn tuổi, trình độ năng lực chuyên
môn yếu vẫn bố trí kiêm nhiệm thêm chức danh không chuyên trách; cán bộ không
chuyên trách kiêm nhiệm thêm công việc của chức danh không chuyên trách khác..
dẫn đến hiệu quả và chất lượng của công việc chính được giao không cao, không hoàn
thành nhiệm vụ;
- Việc tuyển dụng công chức cấp xã một số đơn vị cấp huyện không thành lập Hội
đồng và chưa công khai việc tuyển dụng theo quy định, về tiêu chuẩn để tuyển dụng công
chức, một số đơn vị thực hiện không đúng theo Quyết định số 04 của Bộ Nội vụ (tuyển
dụng cả những người không có bằng cấp chuyên môn phù hợp theo chức danh, khi chưa
có ý kiến của cơ quan chuyên môn cấp trên),
- Việc điều động công chức cấp xã trong phạm vi cấp huyện, một số đơn vị thực
hiện có lúc còn thiếu khoa học, xáo trộn nhiều gây ảnh hưởng đến tư tưởng và tâm lý
của cán bộ, công chức đương nhiệm;
- Việc thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên, chế độ tập sự đối với
công chức cấp xã, theo Nghị địmh 114/2003/NĐ - CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ
là 6 tháng, nhưng có một số đơn vị cấp huyện kéo dài từ 10 đến 12 tháng là trái với
quy định, nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến tư tưởng và tâm lý đối với những người đã
được tuyển dụng.

Trên đây là báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2008 của Sở
Nội vụ và thực trạng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở. Kính báo đồng chí Phó Bí thư biết,
theo dõi, chỉ đạo.
------------------------------

10

You might also like