You are on page 1of 2

Tuổi Trẻ Cười

Thứ Ba, 23/12/2008, 05:05 (GMT+7)


Khi gan bị các chú siêu vi A tấn công

TTC - Viêm gan A là 1 trong 6 loại viêm gan do siêu vi làm tổn thương tế bào gan.
Đường truyền của con siêu vi này có thể nói gọn trong 2 từ “phân - miệng”. Ngoài ra,
siêu vi A còn tìm thấy (một lượng ít) trong mồ hôi, nước tiểu và cả… nước miếng.
Nghe vậy chắc nhiều bạn trẻ giật mình thon thót bởi yêu mà không hun nhau thì… thà
chết còn sướng hơn!

Đụng đâu cũng dính


Siêu vi gây viêm gan A có một lớp vỏ bọc kiên cố, chúng chịu được cái lạnh -20 độ trong nhiều
năm, vì thế nếu nước làm đá mà bị nhiễm thì coi chừng chúng ta đã uống con siêu vi này cùng với
bia, nước ngọt và vô số các loại nước giải khát. Cũng đừng mong phơi khô chúng sẽ chết, bạn
mang các thứ bát đĩa phơi dưới nắng mặt trời trong 2 tuần chúng vẫn sống nhăn răng nhờ lớp vỏ
bọc. “Địch” chỉ bị tan lớp bảo vệ và bị tiêu diệt ở trên 85OC.

Ngay cả khi bạn đi bơi mà hồ bơi không tiệt trùng, bạn vừa bơi vừa hớp nước vào miệng, siêu vi
lẹ làng chui vào họng mà đi xuống bộ tiêu hóa rồi chạy thẳng đến gan sinh đẻ vô tội vạ, nhai nuốt
từng tế bào gan. Các loại ốc, sò dưới ao, sông bị nhiễm siêu vi A nếu nấu không kỹ, dù bạn chấm
nước mắm gừng hay trộn ớt, lớp vỏ bọc cũng không bị phá vỡ, chúng vẫn hiên ngang chui vào
bụng. Ấy vậy mà cái vụ môi sinh của ta lại dơ dáy hết biết nên bà con mình cần tự cứu trước khi
trời cứu.

Có 5 thể viêm gan A:


Các nhà tiêu hóa chia viêm gan A ra tới 5 thể. Thể thầm lặng thường ở trẻ dưới 6 tuổi, vì lúc này
tế bào gan đang thời phát triển, siêu vi “đánh” tới đâu, gan của bé sinh ra nhiều tế bào mới và
lượng kháng thể tăng lên gấp bội, nên “ngoại xâm” bị tiêu diệt. Bệnh trôi qua như “lướt sóng” để
rồi khi xét nghiệm máu thấy kháng thể chống siêu vi A (HVA IgG dương tính), tức là trẻ đã tiếp
cận, cơ thể có “trận đánh” với bọn siêu vi rồi tạo ra vũ khí HVA IgG như những chú lính bảo vệ
trung thành với chúng ta suốt đời.

Dù vậy, siêu vi cũng được thải ra phân và người nhà chăm sóc bé có thể bị lây nhiễm. Thể viêm
gan siêu vi A tiêu biểu thì được nhận biết sau khoảng từ 15 đến 50 ngày (trung bình khoảng 28
ngày) bạn vô tình ăn một món thiệt ngon nhưng lại dính siêu vi A. Đang mạnh cùi cụi, bạn bỗng
cảm thấy khó chịu, nóng sốt một cách đột ngột.
Bệnh phát triển nhanh chóng trong vòng 24 tiếng kèm theo những triệu chứng như buồn nôn khó
chịu, đau bụng, chán ăn, tiêu chảy, đau nhức khớp xương, giảm cân. Đồng thời da và mắt trở nên
vàng. Nước tiểu trở nên sậm như nước trà đặc. Rầm rộ như thế khiến bạn phải đến bệnh viện, xét
nghiệm máu sẽ thấy men gan (transaqminase) sắc tố mật (bilirubin) tăng cao.

Tuy nhiên, nếu xét nghiệm và bác sĩ chẩn đoán “Viêm gan siêu vi A” thì bạn cứ yên tâm về nhà
nghỉ ngơi dưỡng bệnh. 90% cơ thể của chúng ta tự xử đám siêu vi này được mà không cần thuốc
men gì. Sau 2 - 3 tuần, bệnh tự hết, da và mắt hết vàng, nước tiểu trong veo. Có bạn được chẩn
đoán là “viêm gan A” nhưng sắc tố mật đọng trên da tiêu đi rất chậm khiến người nhà, đồng
nghiệp cô lập, sợ bị lây. Đó là bạn đang bị Viêm gan A vàng da kéo dài. Đây là tình trạng “trong
tươi, ngoài héo” vì các xét nghiệm đã trở về bình thường và bạn ăn ngon, ngủ kỹ. Ngoài ra, có
khoảng 10% số người nhiễm siêu vi A bị tái phát. Đó là những người cơ thể suy nhược, làm
việc nặng, thức đêm nhiều và chịu stress triền miên.

Nếu được chăm sóc, nghỉ ngơi chu đáo thường chúng cũng chỉ “tái xuất giang hồ” đến lần thứ 3
rồi bị HVA IgG diệt hết, không có cơ may quay trở lại. Tuy nhiên, có 0,3% bị viêm gan A ác tính.
Thường bệnh xuất hiện ở người già, người suy nhược cơ thể, uống rượu, bia triền miên h o ă c
đang có bệnh mãn tính sức đề kháng giảm.

Người mệt mỏi, tay chân không còn cơ lực, chán ăn, ăn vào nôn ra, da và niêm mạc mắt vàng
rộm, nước tiểu vàng sậm. Xét nghiệm máu men gan, sắc tố mật đều tăng rất cao. Những trường
hợp này phải nhập viện bởi rất dễ có nguy cơ tử vong vì chức năng gan rối loạn gây xuất huyết
nội, rối loạn ý thức và đi vào hôn mê. Số tử vong do viêm gan A ở Việt Nam trong khoảng 3 - 5
người/1.000 trường hợp.

Phòng ngừa từ thói quen


Đường lây đã rõ ràng, vấn đề còn lại là thói quen sinh hoạt và môi sinh. Viêm gan siêu vi A rất dễ
phòng tránh nếu người chế biến thực phẩm được kiểm tra máu và phân trước khi hành nghề.
Những nơi trồng rau nên bỏ thói quen bón phân tươi, bạn chỉ cần 1 lần ăn rau sống có siêu vi A là
chúng chui vào gan mà tàn phá. Thực phẩm đường phố là nguồn lây phong phú nhất, nên chăng
các bà nội trợ cho chồng con ăn sáng tại gia. Một thói quen mà Tịt Tuốt tui nhắc nhiều nhất đó là
rửa sạch tay trước khi ăn, rửa tay sau khi đi vệ sinh, sau khi ra ngoài đường và cả khi cầm nắm
vào bất kỳ thứ gì.

Nói vậy có bạn sẽ hỏi: Bắt tay khách, nắm tay người yêu xong chả lẽ đi rửa tay, kỳ không? Bạn
rửa tay trước khi ăn tiệc, khách hay người yêu sẽ không thấy kỳ, họ sẽ làm theo bạn. Trẻ trên 2
tuổi, các gia đình nên cho chích ngừa viêm gan A. Vaccin Havrix và Vaqta chứa siêu vi A đã chết,
an toàn cho trẻ cũng như cho hầu hết người lớn kể cả những người bị tổn thương hệ miễn dịch.
Một vaccin viêm gan khác là Twinrix cũng đã được cấp phép từ tháng 5- 2001. Twinrix dùng cho
những người từ 18 tuổi trở lên, có khả năng bảo vệ chống lại cả virus viêm gan A và B. Tuy giá
thành cao, nhưng sau khi chích ngừa bạn sẽ có kháng thể chống lại siêu vi suốt đời.

BÁC SĨ TỊT TUỐT

Tuổi Trẻ Cười số 369 (ra


ngày 1-12-2008) hiện đã
có mặt tại các sạp báo.

Mời bạn đọc đón


mua để thưởng
thức được toàn bộ nội
dung của ấn phẩm này.

Chúc bạn đọc có thật nhiều


thời gian thư giãn thoải
mái!

You might also like