You are on page 1of 6

Bệnh Gumboro

Gumboro Disease, Infection Bursal Disease


Bệnh gumboro là bệnh cấp tính ở gà con, đặc trưng bởi sự phá hủy túi fabricius,
làm giảm khả năng miễn dịch của gà.
Ở thể mãn tính, bệnh gây sự kế phát các bệnh khác.
1. DỊCH TỄ HỌC
Địa dư bệnh lý
Bệnh Gumboro có ở hầu khắp các nước trên thế giới, xảy ra ở những vùng
chăn nuôi công nghiệp qui mô lớn.
Loài vật mắc bệnh
Gà được coi là loài vật mắc bệnh duy nhất, mọi giống gà đều mắc bệnh.
Gà Leghorn trắng cảm nhiễm nhất và tỷ lệ chết cao nhất.
Lứa tuổi mắc bệnh cao nhất ở gà từ 3 ¸ 6 tuần, gà nhỏ tuổi hơn có thể mắc bệnh
ở thể ẩn tính, không có biểu hiện triệu chứng, nhưng ảnh hưởng rất quan trọng,
nó làm ức chế miễn dịch.
Đường lây lan
Bệnh lây lan chủ yếu qua đường tiêu hóa.
Trong điều kiện thí nghiệm virus có thể vào cơ thể qua đường mũi, đường mắt.
Cơ chế sinh bệnh
Virus theo đường tiêu hóa tới niêm mạc ruột tiếp xúc với đại thực bào, tế bào
lympho Bvà nhân lên lần nhất trong những tế bào này.
Sau đó virus vào máu đi đến các cơ quan, đặc biệt là lách.
Sau thời gian ủ bệnh ngắn (khoảng 2 ngày) túi Fabricius sẽ bị viêm một cách
mạnh mẽ: Thủy thũng, cương mạch, cùng sự xâm nhập của những heterophils
trong 4 ngày.
Virus xâm nhiễm máu viremia (xâm nhiễm lần hai) và gây sốt.
Sơ đồ 1: Cơ chế sinh bệnh của virus Gumboro
2. MẦM BỆNH
Bệnh gumboro là bệnh gà do virus Birnavirus gây ra. Virus có 2 chuỗi RNA quấn
chéo nhau, bao bọc bởi Protein bảo vệ, không có vỏ bọc bên ngoài, nên nó đề
kháng với việc sát trùng.
Virus có sức đề kháng cao đối với hầu hết các chất sát trùng ngay cả ether và
chloroform và các tác nhân môi trường. Nó có thể sống vài tháng trong chuồng
trại, hàng tuần trong nước uống, thức ăn, phân.
Virus có thể sống dai dẳng khoảng 4 tháng trong điều kiện chăn nuôi bình
thường, có thể tồn tại 5 giờ ở 56oC, có thể tồn trữ ở nhiệt lạnh -58oC trong 18
tháng mà độc lực không suy giảm. Ở 60oC virus vẫn có thể sống được, ở 70oC
virus bị giết chết sau 30 phút.
Virus nhạy cảm với formalin, hợp chất iod, chloramin: dung dịch 0,5% formalin
sau 6 giờ mới diệt được virus.
3. TRIỆU CHỨNG
Thời gian nung bệnh ngắn: 2 ¸ 3ngày. Bệnh xuất hiện thình lình và mãnh liệt.
Triệu chứng này chỉ xuất hiện ở gà đến 7 tuần tuổi.
Gà bệnh suy nhược, ủ rũ, xù lông, đi loạng choạng.
Gà tiêu chảy, phân có màu trắng xám, xanh lá cây, có nhiều nước, gà rặn suốt
trong quá trình đi tiêu.
Túi Fabricius ở lổ huyệt bị sưng thận bị tắt nghẽn và sưng ở vùng hậu môn, hậu
môn đưa ra ngoài, những gà khác xúm lại mổ, có thể tự nó mổ chính nó, hậu
môn bết đầy phân, gà bỏ ăn, run rẩy, suy nhược trầm trọng và có thể chết.
Tỷ lệ gà mắc bệnh cao có thể lên đến 100%.
Gà chết bắt đầu từ ngày thứ 3 sau khi nhiễm bệnh và sau đó tăng nhanh và
giảm nhanh sau 5 ¸ 7 ngày thì chấm dứt.
Tỷ lệ chết thường thấp, nhưng nếu điều kiện chăn nuôi kém tỷ lệ chết có thể lên
20 ¸ 30% hoặc cao hơn.
Sự cảm nhiễm này cũng có thể thầm lặng nếu chủng virus có khả năng gây
bệnh kém hay có kháng thể thụ động từ mẹ truyền sang.
4. BỆNH TÍCH
Bệnh tích đại thể
- Xác chết có biểu hiện mất nước(cơ ngực sậm màu, ống dẫn tiểu nhiều urat.
- Xuất huyết trên cơ ngực, cơ đùi xuất huyết thành từng vệt dài, cơ cánh, cả các
phủ tạng.
- Gan có thể sưng, biến màu, có những ổ hoại tử.
- Thận bị hư hại dưới nhiều dạng khác nhau, khi thì bình thường, khi thì triển
dưỡng chứa ít nhiều urat. Đôi khi thận bị sưng, thận có hình dài có 3 thùy sưng.
- Lách lúc đầu bệnh thì triển dưỡng, sau đó bất dưỡng.
* Thể ẩn tính
Thường xảy ra ở gà nhỏ.
Tuyến ức và túi Fabricius teo.
* Thể cấp tính
Nơi tiếp xúc giữa dạ dày tuyến và dạ dày cơ xuất huyết.
Niêm mạc ruột tăng tiết dịch.
Thận có thể sưng, ống dẫn tiểu chứa nhiều urat.
Lách có thể hơi sưng, có những chấm xám nhỏ trên bề mặt.

Hình 1.34: Xuất huyết lấm chấm được phát hiện trong cơ đùi

Hình 1.35: Túi Fabricius sưng và xuất huyết


Bệnh tích điển hình nhất là túi Fabricius trên bề mặt có những hạt trong, ở ngày
thứ ba sau khi nhiễm trùng túi fabricius bắt đầu tăng kích thước, tăng trọng
lượng và thủy thũng, có màu đỏ, bề mặt phủ một lớp gelatin vàng nhạt, có thể
có xuất huyết điểm hay đốm xuất huyết, đến ngày thứ tư, trọng lượng gấp đôi so
với bình thường và bắt đầu teo lại, ngày thứ 5 trở lại kích thước bình thường và
tiếp tục teo, đến ngày thứ 8 có kích thước bằng 1/3 so với bình thường.
Bệnh tích vi thể
Những bệnh tích vi thể xuất hiện vào 48 giờ sau khi nhiễm virus, túi Fabricius có
sự thoái hóa và hoại tử những tế bào Lympho ở vùng tủy của vài nang.
Sau 72 giờ, vùng tủy của những nang này không chứa nhiều tế bào lympho và
bị xâm lấn hoàn toàn bởi những tế bào võng nội.
5. CHẨN ĐOÁN
Chẩn đoán lâm sàng: bệnh xảy ra thình lình, tỷ lệ chết tăng cao và giảm nhanh,
bệnh tích điển hình ở túi fabricius.
Cần phân biệt với bệnh viêm phế quản truyền nhiễm.
6. PHÒNG BỆNH
- Vaccin nhược độc: độc lực yếu, trung bình, cao.
- Vaccin chết.
* Vệ sinh phòng bệnh
Thực hiện nghiêm nhặt vệ sinh phòng bệnh, đồng nhập, đồng xuất.
Tiêm phòng cho đàn gà giống để tạo miễn dịch thụ động cho cho gà con. Nếu
có dịch đe dọa nên chú ý tiêm ngừa vaccin chặt chẽ.
* Định kỳ tiêu độc, vệ sinh chuồng trại
Người ta có thể dùng một trong các loại thuốc sau :

• Chloramine T dung dịch 2% dùng để sát trùng trên bề mặt vật dụng bằng
kim loại.
• Tegodor dung dịch 2%.
• Formaldehyde dạng dung dịch hay dạng hơi, thường dùng nhất là dung
dịch formaline 1 ¸ 2%.
• Virkon S (gồm H2O2, acid hữu cơ, dạng dung dịch đệm, chất hoạt diện,
Surfactant), sát trùng phổ khuẩn rộng (độ pha loãng 1/250).

Không có thuốc đặc trị, tăng cường sức đề kháng gà bằng cách nuôi dưỡng,
quản lý, chăm sóc, cung cấp đầy đủ chất điện giải có thể làm giảm tỷ lệ chết.
Bảng 2: So sánh bệnh Gumboro vời hội chứng gan thận nhiễm mỡ.

Đặc điểm Bệnh Gumboro Hội chứng gan thận nhiễm mỡ


Căn bệnh Virus Gumboro thuộc Bicnavidae Nhiều nguyên nhân
Tuổi Từ ngày 10 10 ¸ 35
Tình trạng đàn Tình trạng nói chung xấu Có vẻ bình thường, một số chết
Tỷ lệ chết (%) 0 ¸ 25 0 ¸10
Bệnh tích đại thể
- Gan - Sậm màu, không xuất huyết - Thường nhạt màu và xuất huyết

- Ống thận nhạt màu, chứa ít urat so với


- Thận - Màu sắc biến đổi, ống dẫn thận phồng hai trường hợp bên.
lên, chứa nhiều urat.
- Bình thường.
- Túi Fabricius - Trương to, xuất huyết, có casein.

- Không.
- Cơ - Xuất huyết
Có thể vùi trong tế bào chất ưa - Thừa lippid
Bệnh tích vi thể - Không thoái hóa gan.
Eosine

You might also like