You are on page 1of 1

Quá trình xác lập những đặc những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Họ và tên: Lê Quang Hòa BÀI KIỂM TRA


MSSV: 0855030236. Lớp: HS33B Môn CN XHKH
Đề ra: Quá trình xác lập những đặc những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Bài làm:
Sau CMT8 1945, nước ta tuyên bố độc lập (02/09/1945). Nhưng thực dân Pháp rồi đế quốc Mỹ liên tiếp xâm
lược nước ta, buộc dân tộc ta phải tiếp tục thực hiện hai cuộc kháng chiến chống Pháp, rồi Mỹ để giải phóng
dân tộc. Với đại thắng mùa xuân 1975, đất nước ta hoàn toàn được độc lập, tự do, thống nhất. cả nước bước vào
kỉ nguyên xây dựng CNXH.
Giai đoạn 1976- 1986, do những hạn chế về nhận thức và điều kiện khó khăn khách quan trong cũng như
ngoài nước mà thành tựu của quá trình xây dựng CNXH còn nhiều hạn chế. Đất nước ta rơi vào hoàn cảnh khó
khăn. Vì vậy mà toàn Đảng, toàn dân ta quyết tâm thực hiện đường lối Đổi mới theo Nghị quyết Đại hội Đảng
lần VI (15- 18/12/1986).
Trong quá trình Đổi mới đó, có nhiều yếu tố chủ quan, khách quan, trong nước cũng như trên thế giới tác
động đòi hỏi nước ta phải tiếp tục nhận thức về con đường đổi mới của dân tộc, về mô hình xã hội mà nước ta
hướng tới. Đại hội Đảng lần VII (24- 27/06/1991) “đã tổng kết, đánh giá việc thực hiện đường lối đổi mới; đề
ra chủ trương, nhiệm vụ nhằm kế thừa, phát huy những thành tựu, khắc phục khó khăn; điều chỉnh, bổ sung,
phát triển đường lối đổi mới”1. Trong “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH” của Đại
hội VII, Đảng xác định 6 đặc trưng cơ bản2 của CNXH ở Việt Nam. Đó là:
- Do nhân dân lao động làm chủ.
- Có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản
xuất chủ yếu.
- Có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
- Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc
sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân.
- Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ.
- Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới.
Đại hội X (18- 25/04/2006) bổ sung thêm 2 đặc trưng của xã hội XHCN mà nhân dân ta xây dựng. Đó là:
• Một xã hội dân giàu nước mạnh, công bằng, dân chủ văn minh.
• Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng
cộng sản.
Theo đó, “xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, công
bằng, dân chủ, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất
hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nền văn hoá tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc; con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh
phúc, phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ và giúp đỡ
nhau cùng tiến bộ; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới
sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới”3

1 Lê Mậu Hãn (chủ biên). Đại cương Lịch sử Việt Nam, tập 3, tr 316. NXB Giáo Dục, Hà Nội.
2 Đảng Cộng Sản Việt Nam. Văn Kiện Đảng: Toàn tập, tập , tr . NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
3 Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, tr 68. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2006.

Email: hoaleqb@yahoo.com.vn & hoaleqb@gmail.com


Mobile: 0922828957

You might also like