You are on page 1of 5

hoaleqb@yahoo.com.

vn

Chủ nghĩa tư bản ngày nay


http://www.svkto.com/forum/archive/index.php/t-6259.html
14-05-2009, 06:16 PM
1/ Những biểu hiện mới trong năm đặc điểm của chủ nghĩa tư bản độc quyền:

a/ Tập trung sản xuất và hình thức độc quyền mới:


sự xuất hiện những công ty độc quyền xuyên quốc gia bên cạnh sự phát triển của các xí
nghiệp vừa và nhỏ. Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng quan trọng trong
nền kinh tế toàn cầu. Với 57.000 công ty mẹ và 500.000 chi nhánh các công ty xuyên
quốc gia đang kiểm soát 80% công nghệ mới, 40% nhập khẩu, 60% xuất khẩu, 90% đầu
tư trực tiếp nước ngoài.

Ví dụ công ty GMC của Mỹ năm 1992 có doanh số 132 tỷ, sử dụng gần 1 triệu lao động,
136 chi nhánh ở hơn 100 nước trên thế giới.

Mặt khác trong các nước tư bản lớn lại phát triển rất nhiều các công ty vừa và nhỏ. Do,
việc ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật cho phép chuyên môn hóa sản xuất ngày
càng sâu rộng, => hình thành hệ thó6ng gia công, nhất là trong các ngành sản xuất ôtô,
máy bay, đồ điện cơ khí…. Bên cạnh đó do ưu thế những doanh nghiệp vừa và nhỏ trong
cơ chế thị trường…..

b/ Sự thay đổi trong các hình thức tổ chức và cơ chế thống trị của tư bản tài chính.
Do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, trong các nước tư bản chủ nghĩa
phát triển đã xuất hiện nhiều ngành kinh tế mới. Đặc biệt là các ngành dịch vụ chiếm tỷ
trọng lớn trong GDP. Thích ứng với sự biến đổi đó, hình thức tổ chức và cơ chế thống trị
của tư bản tài chính đã thay đổi. Sự thay đổi đó diễn ra ngay trong quá trình thâm nhập
vào nhau giữa tư bản ngân hàng và tư bản công nghiệp. Ngày nay phạm vi liên kết được
mở rộng ra nhiều ngành, do đó các tập đoàn tài chính thường tồn tại dưới hình thức
những tổ hợp kiểu công - nông - thương - tín - dịch vụ hay công nghiệp - quân sự - dịch
vụ quốc phòng. Nội dung của sự liên kết cũng đa dạng hơn, tinh vi hơn, phức tạp hơn.
Thí dụ: ngân hàng cho tư bản công nghiệp vay vốn và bảo đảm tín dụng cho nó kinh
doanh, có lợi cùng hưởng, rủi ro, thất bại cùng chia sẽ. Hoặc ngân hàng mua sắm các
phương tiện sản xuất hiện đại, đắt tiền và cho rồi cho các doanh nghiệp thuê gọi là cho
thuê tài chính, như máy móc, hệ thống vi tính….

Cơ chế thị trường của tư bản tài chính cũng biến đổi, cổ phiếu mệng giá nhỏ được phát
hành rộng rãi, khối lượng cổ phiếu tăng , nhiều tầng lớp dân cư mua cổ phiếu.

c/ Xuất khẩu tư bản vẫn là cơ sở của độc quyển quốc tế sau chiến tranh, nhưng quy mô,
chiều hướng và kết cấu của việc xuất khẩu tư bản đã có bước phát triển mới.

d/ Sự phân chia thế giới giữa các liên minh của chủ nghĩa tư bản:

Page 1 of 5
hoaleqb@yahoo.com.vn

xu hướng quốc tế hóa, toàn cầu hóa ngày càng tăng bên cạnh xu huớng khu vực hóa nền
kinh tế. EU,, NAFTA, ASEAN, APEC….

e/ Sự phân chia thế giới giữa các cường quốc vẫn tiếp tục dưới những hình thức cạnh
tranh và thống trị mới.
Tuy chủ nghĩa thực dân cũ đã hoàn toàn sụp đổ và chủ nghĩa thực dân mới đã suy yếu,
nhưng các cường quốc tư bản chủ nfghĩa, khi ngấm ngầm, lúc công khai, vẫn tranh giành
nhau phạm vi ảnh hưởng bằng cách thực hiện” chiến lược biên giới mềm”, ra sức bành
trướng “biên giới kinh tế” rộng hơn biên giới địa lý, ràng buộc, chi phối các nước kém
phát triển từ sự lệ thuộc về vốn, công nghệ đi đến sự phụ thuộc về chính trị vào các
cường quốc.

Tóm lại: dù có nhữ ng biểu hiện mới, CNTB đương đại vẫn là CNTB độc quyền. Những
biếu hiện mới đó chỉ là sự phát triển năm đặc điểm của chủ nghĩa tư bản độc quyền mà
Lênin đã vạch ra từ những năm đầu thế kỷ.

2/ Những biểu hiện mới trong cơ chế điều tiết kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc
quyền nhà nước

a/ Sự điều tiết của nhà nước kết hợp với cơ chế thị trường cạnh tranh tự do và tính
năng động của chủ nghĩa tư bản độc quyền tư nhân.

Hạn chế sự quan liêu của nhà nước, xác định lại sự trợ cấp của nhà nước, thực hiện tư
nhân hóa khu vực kinh tế nhà nước với quy mô lớn ở nhiều nước. Điều đó là do nhu cầu
tăng khả năng cạnh tranh của các doanh ngiệp trong nền kinh tế quốc dân, do tình trạnh
nhiều doanh nghiệp nhà nước làm ăn không hiệu quả. Tuy nhiên chủ nghĩa tư bản độc
quyền nhà nước ngày nay không chủ trương xóa bỏ khu vực kinh tế nhà nước mà chỉ thu
hẹp, duy trì doanh nghiệp nhà nước ở mức độ thích hợp để quản lý kinh tế vĩ mô……..

b/ Phương thức điều tiết của nhà nước linh hoạt hơn, mềm dẻo hơn với phạm vi rộng
hơn
• Điều tiết bằng chương trình và kế hoạch
• Điều tiết thị trường tài chính, tiền tệ, chống lạm phát, điều tiết giá cả…
• Điều tiết quan hệ kinh tế đối, hệ thống tài chính tính dụng quốc tế…

IV/ Những thành tựu , hậu quả và xu hướng vận động của chủ nghĩa tư bản

1/ Những thành tựu chủ nghĩa tư bản đạt được

➢ Lực lượng sản xuất phát triển cao nhất hiện nay là ở các nước tư bản phát triển.
Các nước này đang diễn ra cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại. Năm nội
dung chính của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại là : cách mạng vi

Page 2 of 5
hoaleqb@yahoo.com.vn

điện, điện tử khoa học, cách mạng trong lĩnh vực năng lượng, cácch mạng trong
lĩnh vực vật liệu mới, cách mạng sinh học, cách mạng trong lĩnh vực công cụ sản
xuất ( Robot thế hệ thứ V ).

Hầu hết các nước tư bản phát triển đã đạt tới trình độ phát triển cao của khoa học
và kỹ thuật, nền kinh tế phát triển cao. Vì vậy Mác noí: chủ nghĩa xã hội chỉ thắng
lợi khi nó tạo ra năng suất lao động cao hơn chủ nghĩa tư bản.

➢ Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã có nhiểu thay đổi:

* Đa dạng hóa hình thức sở hữu, sở hữu nhà nước ngày càng gia tăng, sở hữu hỗn
hợp là phổ biến.

* Tổ chức sản xuất mang tính toàn cầu, thể hiện hệ thống tài chính mang tính toàn
cầu. Một nước bị khủng hoảng là lan ra khắp thế giới.

* Quan hệ phân phối có nhiều biến đổi, các nước tư bản hiện nay đã đưa ra được
công nghệ phân phối tốt, động viên được mọi nguồn lực phát triển khoa học và
kinh tế. Có hai cách phân phối là: phân phối theo cơ chế thị trường và phân phối
bằng nhà nước, tức là phải có chính sách phân phối, chế độ phân phối gọi chung là
công nghệ phân phối. Người giàu là phổ biến, người nghèo là thiểu số, quan hệ
chủ tớ thay đổi, quyền con người đuợc đề cao.

➢ Kiến thúc thượng tầng: đời sống tinh thần xã hội xuất hiện nhiều thành tựu văn
minh mới, bao gồm: tiêu chí về xã hội và giai cấp thay đổi. Đánh giá con người
dựa trên trình độ sở hữu và nắm giữ thông tin khoa học và sở hữu trí tuệ đặt lên
hàng đầu.

➢ Xu hướng đầu tư cho con người được đề cao.

➢ Sự tồn tại trong quan niệm và trong thực tế về nhà nước phúc lợi chung.

Đáng giá chung: Những thành tựu của chủ nghĩa tư bản đối với lịch sử:
CNTB đã đưa loài người từ xã hội thần dân sang xã hội công dân là một bước tiến của
lịch sử.
Chủ nghĩa tư bản đưa con người đến đỉnh cao của trí tuệ và văn minh. Đến chủ nghĩa tư
bản hôm nay, con người mới hạnh phúc nhất. Giúp con người hiểu rõ hơn về xã hội chủ
nghĩa văn minh, lí tưởng của nhân loại. Xã hội lý tưởng đó sẽ ra đời từ xã hội tư bản với
trình độ cao nhất và văn minh nhất.
Tuy nhiên, mặt khác CNTB cũng đưa con người xuống vực thẳm của địa ngục

2/ Những hạn chế của chủ nghĩa tư bản

- Hiện nay chỉ có 7 quốc gia trên thế giới thành công trong việc xây dựng đất nước theo
mô hình của chủ nghĩa tư bản: Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Ý, Nhật, Canada.
Page 3 of 5
hoaleqb@yahoo.com.vn

- Mặc dù đã có điều chỉnh nhất định trong những hình thức quan hệ sở hữu, quan hệ quản
lý và phân phối nhưng vẫn không thể khắc phục được mâu thuẫn khách quan này.
* Mâu thuẫn giữa tính chất và trình độ xã hội hoá cao của lực lượng sản xuất với
chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Biểu hiện ra những mâu
thuẫn cụ thể:
* Mâu thuẫn giữa tư bản và lao động. Mâu thuẫn này thể hiện qua sự phân cực
giàu nghèo và tình trạng bất công xã hội tăng lên ở ngay trong các nước giàu có. Thể hiện
qua các cuộc đấu tranh cướp bóc các nguồn tài nguyên ngay trong thế kỉ XXI.
* Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc với chủ nghĩa đế quốc. Ngày
nay mâu thuẫn này đang chuyển thành mâu thuẫn giữa các nước chậm phát triển bị lệ
thuộc với các nước đế quốc. Nhiều nước chậm phát triển không những bị vơ vét cạn kiệt
nguồn tài nguyên thiên nhiên, mà còn mắc nợ không thể nào trả được.
* Mâu thuẫn giữa các nước tư bản chủ nghĩa với nhau. Mâu thuẫn này diễn ra chủ
yếu giữa 3 trung tâm kinh tế, chính trị hàng đầu của thế giới tư bản, giữa các tập đoàn tư
bản xuyên quốc gia.
* Mâu thuẫn giữa CNTB và CNXH. Mâu thuẫn này là mâu thuẫn xuyên suốt thời
đại quá độ lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới

Ngày nay trong quá trình toàn cầu hoá, chủ nghĩa tư bản trên thế giới lại gây nên khoảng
cách giàu nghèo ngày càng lớn giữa các dân tộc, và giữa các giai tầng xã hội bên trong
các quốc gia, dân tộc, gây ra một chế độ áp bức kinh tế (chủ nghĩa đế quốc kinh tế) còn
nặng nề hơn chế độ thuộc địa thực dân ngày xưa, gây bất ổn trên thế giới. Việc các công
ty tư bản bơm vốn sang các nước nghèo để tránh thuế, tránh các chi phí đắt đỏ tại chính
quốc, chiếm hữu các nguồn tài nguyên, khai thác các nguồn nhân lực một cách bất công,
tối đa hoá lợi nhuận chứng tỏ bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản chưa hề thay đổi... Và
các thách thức của thế giới như sự nghèo nàn, nạn đói, nạn khủng bố, phong trào chống
toàn cầu hoá... là thể hiện của các mâu thuẫn này do chủ nghĩa đế quốc kinh tế gây ra.

3/ Những hậu quả chủ nghĩa tư bản gây ra

- Tội ác về chiến tranh và chạy đua vũ khí :


Cuộc chiến tranh thế giới lần I (1914-1918) để chia lại thuộc địa của các nước đế quốc đã
lôi kéo 38 nước trên thế giới tham gia, huy động 37 triệu quân và đã làm 10 triệu người
chết, 20 triệu bị thương, trong đó 20% là dân thường. Chiến tranh thế giới lần 2 (1939-
1945) lúc đầu là cuộc chiến tranh đế quốc, sau đó chuyển thành cuộc chiến tranh chống
phát xít đã lôi kéo 72 nước của bốn châu lục tham gia, huy động 110 triệu quân chính
quy, làm cho gần 55 triệu người chết, trong đó 50% là thường dân ( Liên xô:22 triệu, Đức
15 triệu, Ba lan: 6 triệu).
Chiến tranh lạnh do chủ nghĩa đế quốc khởi xướng và diễn ra trong 5 thập kỷ, là thời kỳ
căng thẳng, chạy đua vũ trang lớn nhất trong lịch sử loài người. Sau chiến tranh lạnh kết
thúc, xung đột vũ trang tiếp tục tăng lên. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, bình quân trên
thế giới có 4,3 cuộc xung đột vũ trang trong một năm. Tính từ 1975 đến 1998 trên thế
giới xảy ra 150 cuộc chiến tranh cục bộ, làm 30 triệu người chết.
Trong thời kỳ hậu chiến tranh lạnh, những mâu thuẫn dân tộc, sắc tộc, tôn giáo phức tạp

Page 4 of 5
hoaleqb@yahoo.com.vn

phát triển.

- Tội các gây ra sự nghèo khổ, lạc hậu của nhân dân các nước chậm phát triển:
Bản tuyên ngôn cuộc họp nhóm 15 tại Giamaica đã vạch rõ: “’do kết quả vòng đàm phán
Urugoay về thương mại thế giới; Hoa kỳ thu lợi được 100 tỷ USD, EU thu lợi được 55 tỷ
USD và Nhật Bản thu lợi được 45 tỷ USD. Ngược lại hơn 50 nước đang phát triển bị thiệt
hại ngang bằng con số ấy. Theo thống kê của LHQ, 48 nước kém phát triển nhất thế giới
chiếm 10% dân số nhưng chỉ chiếm 0,1% GDP thế giới. Trong khi đó nhóm G7 chỉ hiếm
20% dân số thế giới nhưng chiếm 62,5 GDP thế giới. Năm 1997, 20% dân số giàu nhất
thế giới chiếm 86% GDP, 82 % xuất khẩu hàng hóa, 68 % đầu tư trực tiếp nước ngoài,
trong khi đó, 20% dân số nghèo nhất thế giới chỉ chiếm 1% GDP, 1% XK, 1%FDI.

Thế giới hiện nay có hơn 830 triệu người thiếu ăn, ngay tại các nước phát triển cũng có
đến trên 100 triệu người sống dưới mức nghèo khổ.

- Tội ác ngay tại các nước tư bản phát triển: thất nghiệp, bạo lực, tệ nạn xã hội…

- Môi trường thế giới đang bị tàn phá nặng nề.

Kết luận:
- Ngày nay cả thế giới đang hướng tới một nền văn minh mới- xã hội cộng sản một cách
hiện thực hơn và thực tiễn hơn. Khi nào chủ nghĩa công sản tạo ra được một năng suất lao
động lớn hơn năng suất lao động của CNTB hiện nay…
- CNTB ngày nay còn đang phát triển và có khả năng tự điều chỉnh để phát triển nhưng
những mâu thuẫn cơ bản vẫn chưa giải quyết.

- CNTB hiện tại là sự chuẩn bị đầy đủ nhất về vật chất và tinh thần cho xã hội chủ nghĩa
của loài người.

Các Mác và Ăngghen đã chỉ rõ: “đối với chúng ta, chủ nghĩa công sản không phải là một
trạng thái cần phải sáng tạo ra, không phải là lý tưởng mà hiện thực phải tuân theo.
Chúng ta gọi chủ nghĩa công sản là một phong trào hiện thực, nó xóa bỏ trạng thái hiện
nay. Những điều kiện của phong trào ấy là do những tiền đề hiện tại tạo ra”.

Page 5 of 5

You might also like