You are on page 1of 7

NGÀY DÀI NHẤT Ở BỜ NAM THẠCH

HÃN
Vương Hồng Anh
NHỮNG NGÀY CUỐI TẠI PHÒNG TUYẾN QUẢNG TRỊ
Từ khi Bắc Việt huy động 45 ngàn quân tấn công cường tập vào tuyến
phòng thủ của các đơn vị bộ chiến Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) tại phía
Tây và Tây Bắc Quảng Trị đến ngày 29 tháng 4/1972, chiến trường
Quảng Trị đã trải qua 30 ngày sôi động. Trước áp lực quá nặng của
Cộng quân, sau khi căn cứ Tân Lâm thất thủ và một số cứ điểm ở Tây
Bắc phải rút bỏ, các đơn vị Việt Nam Cộng Hòa tại vùng giới tuyến đã
phải thu hẹp tuyến phòng thủ. Sau 10 ngày kịch chiến, lực lượng bộ
chiến của Việt Nam Cộng Hòa đã giành lại thế chủ động khi hai tiểu
đoàn Thủy Quân Lục Chiến (TQLC) đánh bại cuộc tấn công cường tập
của Bắc Việt tại căn cứ Phượng Hoàng trong ba ngày 9, 10 và 11 tháng
4/1972. Thất bại trong trận tấn công, Cộng Sản Bắc Việt (CSBV) đã
tung thêm quân áp lực nặng căn cứ này. Để bảo toàn lực lượng, quân trú
phòng đã triệt thoái để tăng cường lực lượng bảo vệ phòng tuyến căn cứ
Ái Tử. Từ giữa tháng 4 đến ngày 28 tháng 4/1972, tuyến phòng thủ của
lực lượng Việt Nam Cộng Hòa giới hạn từ Đông Hà trở vào. Tối 28
tháng 4/1972, Cộng quân tung chiến xa và bộ đội tràn qua cầu Quảng Trị
nhưng đã bị đẩy lùi.
Trong ngày 29 tháng 4/1972, thế trận phòng thủ của lực lượng Việt Nam
Cộng Hòa tại Quảng Trị đã trở nên nguy ngập, Cộng quân đã thay đổi
các hướng tấn công để chuyển qua một nỗ lực mới. Về lực lượng Sư
Đoàn 3 Bộ Binh (BB) và các đơn vị tăng phái, các sĩ quan chỉ huy
trưởng đơn vị lại vô cùng lo lắng vì vấn đề tiếp tế và tiếp liệu đạn dược
đang ở trong tình trạng thiếu hụt. Một số đại bác đã được phá hủy sau
khi tất cả đạn dược đã được bắn đi.
Cùng với những cố gắng trong nỗ lực ngăn chận Cộng quân, Bộ Tư
Lệnh Sư Đoàn 3 BB điều động lực lượng để giải tỏa áp lực địch trên
Quốc Lộ 1. Thế nhưng kế hoạch giải tỏa tiến hành chậm vì thiếu sự phối
hợp giữa các đơn vị và hỏa lực phản công. Trong những ngày cuối tháng
4/1972, lực lượng phòng thu8 tại tuyến Quảng Trị được tiếp tế bằng trực
thăng với nhiều rủi ro nguy hiểm trên phi trình, đặc biệt là đoạn đường
dọc theo Quốc Lộ 1.
NGÀY DÀI NHẤT Ở TUYẾN THẠCH HÃN
Trước các biến động chiến sự ngày càng nguy kịch, sáng ngày 30 tháng
4/1972, Chuẩn Tướng Vũ Văn Giai, Tư Lệnh Sư Đoàn 3 BB, triệu tập
các sĩ quan chỉ huy trực thuộc và tăng phái về họp tại Bộ Tư Lệnh Hành
quân Sư Đoàn trong Cổ Thành Quảng Trị (tức trại Đinh Công Tráng).
Tại buổi họp, tướng Giai trực tiếp trình bày kế hoạch triệt thoái về phía
Nam sông Thạch Hãn.
Theo sự phối trí của tướng Giai, Lữ Đoàn 147 Thủy Quân Lục Chiến
(TQLC) từ căn cứ Ái Tử sẽ rút về thị xã Quảng Trị để lập vòng đai cố
thủ bảo vệ tỉnh lỵ, một tuyến phòng thủ mới sẽ thiết lập dọc theo bờ
Nam sông Thạch Hãn bởi lực lượng Bộ Binh và Biệt Động Quân (BĐQ)
với sự yểm trợ của một nửa lực lượng chiến xa và thiết vận xa, thành
phần Thiết Giáp (TG) còn lại sẽ phối hợp với đơn vị bộ chiến để giải tỏa
Quốc Lộ 1 về hướng Nam. Tất cả các đơn vị sẽ hoàn tất kế hoạch di
chuyển vào ngày hôm sau. Riêng Lữ Đoàn 147 TQLC sẽ rời căn cứ Ái
Tử trưa ngày 30 tháng 4/1972.
...Về trận chiến của Lữ Đoàn 147 TQLC, khi các đơn vị của lữ đoàn này
về đến bờ Bắc sông Thạch Hãn trưa ngày 30 tháng 4/1972 thì cả hai cầu
bắc ngang sông Thạch Hãn đã bị giật sập. Cầu Ván do Cộng quân giật
sập đêm 28 tháng 4/1972, còn cầu Sắt thì do thiếu phối hợp, toán Công
Binh đã đặt chất nổ phá cầu trước khi đoàn quân xa của Tiểu Đoàn 2
Pháo Binh TQLC và ba tiểu đoàn 1, 4 và 8 TQLC đi qua. Đoàn xe và
súng đại bác đã được phá hủy tại chỗ, còn các tiểu đoàn TQLC thì vượt
sông Thạch Hãn, chiếm giữ các vị trí trọng yếu quanh thị xã.
Đến ngày 30 tháng 4/1972, Sư Đoàn 3 Bộ Binh chỉ còn lại Trung Đoàn
2 BB và một tiểu đoàn của Trung Đoàn 57 BB. Vị sĩ quan chỉ huy của
Trung Đoàn 57 BB không liên lạc được với hai tiểu đoàn trực thuộc, ông
chỉ còn bên mình một trung đội trinh-sát để bảo vệ Bộ Chỉ Huy Trung
Đoàn. Còn Trung Đoàn 56 BB, sau khi tan rã ở căn cứ Tân Lâm, đã
được tái bổ sung quân số và tập trung ở căn cứ Nancy (gần Mỹ Chánh,
phía Nam Quảng Trị). Trung Đoàn này đang trong giai đoạn tái chỉnh
trang nên chưa tham chiến được.
Theo ghi nhận của một sĩ quan thuộc Sư Đoàn 3 BB, thì sau sự kiện
Trung Đoàn 56 BB thất thủ, tinh thần chiến đấu của binh sĩ các đơn vị
thuộc hai trung đoàn 2 và 57 BB đã bị giao động mạnh. Còn với Chuẩn
Tướng Vũ Văn Giai, ông vẫn còn tin cậy vào Trung Đoàn 2 BB, một
trong những trung đoàn kỳ cựu nhất của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa,
một trung đoàn mà chính tướng Giai đã chỉ huy khi ông còn mang cấp
thiếu tá. Và cũng chính từ trung đoàn này, ông đã có những thăng tiến
trong binh nghiệp: Chỉ trong vòng 2 năm, với chức vụ Trung Đoàn
trưởng Trung Đoàn 2 BB, ông đã hai lần thăng cấp (trung tá vào giữa
năm 1967, 18 tháng sau đó, vào đầu tháng 1/1969, ông được thăng đại
tá). Tướng Giai đã có hơn 3 năm chỉ huy Trung Đoàn 2 BB trước khi
được bổ nhiệm làm Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 1 vào tháng 9/1969, ông được
thăng chuẩn tướng tại mặt trận trong cuộc hành quân Hạ Lào tháng
3/1971, và trở thành vị sĩ quan tư lệnh đầu tiên của Sư Đoàn 3 BB vào
tháng 10/1971.
NỖI CÔ ĐƠN CỦA CHUẨN TƯỚNG GIAI VÀO NHỮNG NGÀY
CUỐI TRẬN CHIẾN
Trở lại với quyết định của tướng Giai trong kế hoạch triệt thoái lực
lượng từ phía Bắc sông Thạch Hãn rút về phía Nam, trước khi ban quân
lệnh cho các đơn vị thực hiện, tuớng Giai đã báo cáo cho Trung Tướng
Hoàng Xuân Lãm (tư lệnh Quân Đoàn 1). Theo lời của cựu Trung
Tướng Ngô Quang Trưởng, thì khi nhận được kế hoạch của tướng Giai,
Trung Tướng Lãm lặng thinh đồng ý, dẫu cho ông ta chưa bao giờ xác
nhận sự chấp thuận trong cương vị tư lệnh quân đoàn, cũng như ông ta
chưa đưa ra bất cứ một chỉ thị nào cho vị sĩ quan tư lệnh Sư Đoàn 3 BB
là triệt thoái hay cố thủ.

Tướng Giai gần như cô đơn tại mặt trận Quảng Trị. Một số binh đoàn
tăng phái không thực hiện đúng các quân lệnh của ông như trường hợp
Lữ Đoàn 1 Ky Binh mà theo lời kể của Tướng Ngô Quang Trưởng thì vị
sĩ quan lữ đoàn trưởng thường nhận lệnh trực tiếp từ Trung Tướng
Hoàng Xuân Lãm và cũng không báo lại cho tướng Giai. Gần cuối tháng
4/1972, viên đại tá chỉ huy lữ đoàn này bị thương nhẹ và đã được tản
thương về quân y viện. Sự ra đi của đại tá lữ đoàn trưởng này đã kéo
theo sự triệt thoái ngoài kế hoạch của các đơn vị Thiết Giáp trực thuộc.
CÂU CHUYỆN VỀ TRUNG TÁ PHẠM VĂN ĐÍNH VÀ TRUNG
ĐOÀN 56 BỘ BINH
Giải thích về sự tan rã của Trung Đoàn 56 Bộ binh tại căn cứ Tân Lâm
trong ngày 2 tháng 4/1972, nhiều sĩ quan cao cấp Việt-Mỹ cho rằng
trung đoàn này là trung đoàn tân lập, hơn 70 phần-trăm binh sĩ của trung
đoàn là tân binh hoặc thành phần quân phạm được phục hồi binh quyền.
Riêng về sự việc ngưng chiến đấu của Trung Tá Phạm Văn Đính (chỉ
huy trưởng Trung Đoàn 56 BB) đã là một cơn chấn-động tinh thần lớn
đối với Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 3 BB.
Trung Tá Đính xuất thân Khóa 9 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức. Ông bắt đầu
nổi tiếng khi còn là trung úy chỉ huy liên đại đội Hắc Báo (lực lượng
phản ứng cấp thời được thành lập vào năm 1965) theo sáng kiến của
Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Chuân --Tư Lệnh Sư Đoàn 1 BB lúc bấy giờ.
Tướng Chuân đã cho tập hợp 2 đại đội trinh sát của 2 trung đoàn bộ binh
lập thành lực lượng Hắc Báo. Trung tá Đính thăng cấp rất nhanh, từ
thiếu úy lên trung tá chỉ trong vòng 5 năm. Các cấp bậc đều được thăng
tại mặt trận.
Rời Hắc Báo, Đại Úy Phạm Văn Đính được cử làm Tiểu Đoàn Trưởng
Tiểu Đoàn 2 thuộc Trung Đoàn 3 BB. Khi tiểu đoàn này hoạt động tại
quận Quảng Điền, tiểu đoàn trưởng Đính được đề cử kiêm nhiệm quận
trưởng và được thăng thiếu tá vào tháng 6/1967. Trong biến cố Mậu
Thân tại Huế, được sự yểm trợ của Thủy Quân Lục Chiến, Tiểu Đoàn
2/3 do Thiếu Tá Đính chỉ huy đã tiến chiếm và dựng quốc kỳ Việt Nam
Cộng Hòa tại kỳ đài.
Ngày 1 tháng 1/1969, Thiếu Tá Đính là một trong ba tiểu đoàn trưởng
Bộ Binh đầu tiên của Sư Đoàn 1 và của Quân Lực VNCH được thăng
cấp trung tá, sau đó được đề cử giữ chức Trưởng Phòng 3 Bộ Chỉ Huy
Tiền Phương Sư Đoàn 1 BB (chỉ huy trưởng Bộ Chỉ Huy Tiền Phương
lúc đó là Đại Tá Vũ Văn Giai).
Giữa năm 1970, Trung Tá Phạm Văn Đính được bổ nhiệm làm Trung
Đoàn Phó Trung Đoàn 54 BB, và đến tháng 10/1971 được đề cử làm Chỉ
Huy Trưởng Trung Đoàn 56 tân lập khi mới 28 tuổi. Là một sĩ quan có
nhiều chiến công trong các trận đụng độ với Cộng quân tại chiến trường
Quảng Trị-Thừa Thiên từ 1964 đến 1971, qua các chức vụ trung đội
trưởng, đại đội trưởng, tiểu đoàn trưởng, rồi trung đoàn trưởng, nên sự
kiện tại căn cứ Carroll của Trung Tá Đính là một điều mà chính tướng
Giai không thể tin đó là sự thật.
Như đã trình bày trong bài viết về trận chiến ở căn cứ Carroll, theo tài
liệu của cựu Đại Tá Turkley (Cố Vấn Sư Đoàn TQLC) có mặt tại Quảng
Trị khi trận chiến xảy ra, trước giờ căn cứ thất thủ, Trung Tá Phạm Văn
Đính đã họp với các sĩ quan thuộc quyền, sau đó đã mời cố vấn trưởng
vào thông báo nội dung buổi họp và yêu cầu cố vấn trưởng cùng tự sát
với mình để khỏi nhục nhưng vị cố vấn này không đồng ý và đã di tản.
Khi trực thăng bốc toán cố vấn đi thì vừa lúc đó, chiến xa Cộng quân
tràn vào, một lá cờ trắng đã treo ở trước cổng Bộ Chỉ Huy. Nhận định về
trường hợp của Thiếu Tá Phạm Văn Đính, cựu Trung Tướng Ngô Quang
Trưởng đã viết trong hồi ký như sau: Sư đoàn đã không yểm trợ cho
Trung Tá Đính đầy đủ và Quân Đoàn đã quên ông. Thiếu Tá Đính muốn
được triệt thoái khỏi căn cứ bao vây nhưng tướng Giai không chấp
thuận. Nhận thấy không còn hy vọng và muốn bảo vệ tính mạng của
binh sĩ của mình càng nhiều càng tốt, Trung Tá Đính họp tất cả sĩ quan
bộ chỉ huy, các đơn vị trưởng trực thuộc và tuyên bố ý định ngưng chiến
đấu. Ông ra lệnh sĩ quan Ban 2 đem một miếng vải trắng đến cổng trại
và treo ở đó.
Tiếp đó, việc liên lạc vô tuyến với Cộng quân đã được thực hiện và các
thỏa thuận về buông súng tiến hành: 1,500 binh sĩ VNCH bị Bắc quân
bắt giữ, cùng với 22 khẩu đại bác, trong đó có pháo đội 175 ly và một
pháo đội 105 ly của TQLC tăng phái, cùng một số đại bác phòng không
50 ly bốn nòng và 40 ly hai nòng. Trung Đoàn 56 BB vĩnh biệt Tân
Lâm, để sau đó trung đoàn được tái lập ở gần Mỹ Chánh.
Vương Hồng Anh

You might also like