You are on page 1of 64

B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ViÖt

Hµ BVTV50A

Phần1.
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài.

Cây Dong riềng (Canna edulis Ker), cây thân thảo, họ Dong riềng
(Cannaceae) có nguồn gốc từ Nam mỹ thuộc nhóm cây trồng lấy củ, được
người Pháp giới thiệu và trồng ở nước ta vào đầu thế kỷ 19.
Trong những năm gần đây do sự phát triển của nền kinh tế thị trường,
sự phát triển của khoa học công nghệ về chế biến và do nhu cầu của thị
trường về tinh bột Dong riềng với mục đích sử dụng làm nguyên liệu chế
biến miến, bánh đa, bánh mì, bánh bao, kẹo... [31] ngoài ra tinh bột còn
được dùng làm thức ăn rất tốt cho trẻ em và người ốm, thân lá làm thức ăn
chăn nuôi, để bao gói có thể thay thế bằng túi nilon khó phân hủy.
Trước kia do không thấy được giá trị của cây Dong riềng, do vậy
chúng chủ yếu được trồng trên đất cằn cỗi, đất tận dụng mà các cây khác
không phát triển được hoặc trên đất đồi núi. Nhưng ngày nay (vào khoảng từ
năm 1980) cây Dong riềng đã được chú ý phát triển như là cây hàng hóa, có
giá trị kinh tế, một số địa phương đã chuyển đổi Dong riềng là cây trồng
hàng hóa như Hưng Yên, Hà Nội, Hòa Bình, Sơn La, Quảng Ninh, Đồng
Nai ....hiện nay ở nước ta theo thống kê chưa đầy đủ diện tích trồng Dong
riềng vào khoảng 30-40 nghìn ha, năng suất đạt 50-60 tấn/ ha.
Những nghiên cứu về Dong riềng cho đến nay thực sự cũng chưa
được quan tâm đúng mức về phương diện chọn tạo giống cũng như nghiên
cứu về tình hình sâu bệnh hại và biện pháp phòng trừ chúng trên Dong riềng.
1
Khoa N«ng häc Trêng §¹i Häc N«ng
NghiÖp HN
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ViÖt
Hµ BVTV50A

Nhưng ngày nay do sự phát triển của thị trường về tinh bột Dong riềng, nên
một số địa phương ở đồng bằng sông Hồng như tại Hưng Yên một số địa
phương đã tiến hành phát triển trồng chúng thay vì trồng lúa trước đây, với
diện tích lớn, thành vùng cung cấp tinh bột làm nguyên liệu cho ngành chế
biến thực phẩm.
Dong riềng là cây có thời gian sinh trưởng kéo dài từ 9 đến 12 tháng,
tại vùng thâm canh sản xuất Dong riềng ở Hưng Yên, Hà Tây, Hòa Bình,
Đồng Nai ... Dong riềng thường được trồng gối vụ luân canh với cây trồng
khác như cây đậu đỗ, lạc, ngô.... những ghi nhận từ thực tế ở vùng thâm
canh sản xuất Dong riềng cho thấy do sự đa dạng về cây trồng trong cùng
thời gian sản xuất Dong riềng, nên trên Dong riềng đã xuất hiện nhiều loại
sâu hại như sâu khoang, rệp muội, nhện ... đặc biệt loài bọ nẹt ăn lá Dong
riềng trở thành dịch hại quan trọng, chúng hại trong thời kì Dong riềng sinh
trưởng phát triển tán lá và sự gây hại kéo dài trong một thời gian dài từ
tháng 8 đến tháng 12, mật độ cao từ vài con đến hàng chục con trên lá, sức
ăn của sâu non rất khỏe, nếu không phòng trừ kịp thời chỉ trong thời gian
ngắn từ 5-7 ngày toàn bộ tán lá non của Dong riềng bị bọ nẹt ăn hết hoặc
loài sâu khoang gây hại nõn lá, lá non thậm chí gây hại đến phần gốc mầm
củ mẹ, do vậy chúng làm ảnh hưởng rất lớn sinh trưởng phát triển của Dong
riềng gây khó khăn cho Dong riềng khôi phục lại tán lá, làm giảm năng suất
củ và giảm tỷ lệ tinh bột Dong riềng, khó khăn trong quá trình chăm sóc
thậm chí đến khi thu hoạch tuyến độc của bọ nẹt vẫn tồn tại trên lá Dong
riềng làm mẩn ngứa trên người gây nên sự khó chịu và ảnh hưởng đến sức
khỏe người sản xuất.
Về biện pháp phòng trừ các loài sâu hại trên Dong riềng ở Việt nam
chưa được quan tâm nghiên cứu, do không hiểu được các đặc điểm về sinh
2
Khoa N«ng häc Trêng §¹i Häc N«ng
NghiÖp HN
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ViÖt
Hµ BVTV50A

học, sinh thái học, về thiên địch bắt mồi ...của các loài sâu hại, nên người
trồng Dong riềng dự báo sâu hại xuất hiện và vấn đề sâu hại trở thành dịch,
chủ yếu dựa vào kinh nghiệm là chính, nên khi sâu hại xuất hiện và sự gây
hại với mật độ lớn làm ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của Dong riềng
mới được phát hiện và trừ các đối tượng trên chủ yếu bằng biện pháp hóa
học, chưa phối hợp với các biện pháp khác để phòng trừ chúng ở vùng thâm
canh trồng Dong riềng Hưng Yên và các vùng thâm canh lượng thuốc hóa
học mà nông dân sử dụng trừ sâu hại trên Dong riềng từ 3-4 lần/ vụ, chưa kể
phòng trừ trên cây xen canh, gối vụ với Dong riềng khoảng 4-5 lần/ vụ làm
cho chi phí sản xuất tăng lên gây ô nhiễm môi sinh, ảnh hưởng đến sức khỏe
cộng đồng.
Để làm giảm chi phí bảo vệ thực vật trong tổng chi phí sản xuất, làm
giảm tính kháng thuốc của sâu hại, giảm sự tác hại đến quần thể thiên địch
và tránh tác hại đến môi trường. Vì vậy việc nghiên cứu cơ sở khoa học
nhằm xác định giải pháp hữu hiệu để khống chế tác hại của sâu hại, hạn chế
thấp nhất việc sử dụng thuốc hóa học, đảm bảo an toàn thực phẩm, giảm
độc hại cho người sản xuất và thuận lợi cho quá trình canh tác, đảm bảo
năng suất cây trồng, an toàn cho môi sinh là đòi hỏi cấp thiết của thực tế sản
xuất, duy trì bền vững môi trường sinh thái, đặc biệt với vùng đồng bằng
sông Hồng nơi tập trung dân cư có mật độ cao, rất dễ gây nên những tổn thất
cho cộng đồng khi lạm dụng thuốc hóa học, làm mất cân bằng sinh thái.
Từ thực tế trong các chương trình phòng trừ dịch hại tổng hợp trên lúa,
rau. Khi đã có được những hiểu biết cơ bản về sinh học, sinh thái học khu hệ
dịch hại trên đồng ruộng, đặc biệt đối với đối tượng chính. Với định hướng
đó chúng tôi tiến hành đề tài “Điều tra thành phần sâu hại, đặc điểm sinh

3
Khoa N«ng häc Trêng §¹i Häc N«ng
NghiÖp HN
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ViÖt
Hµ BVTV50A

học, sinh thái học của Bọ nẹt (Eucleidae) hại Dong riềng (Canna edulis
Ker) tại Hưng Yên và vùng phụ cận.”

2. Mục đích yêu cầu.

2.1. Mục đích:


Xác định thành phần sâu hại trên Dong riềng (Canna edulis Ker), đặc
điểm sinh học, sinh thái học của Bọ nẹt, trên cơ sở đó đề xuất biện pháp
phòng trừ chúng.

2.2. Yêu cầu:


2.2.1. Xác định thành phần, mức độ phổ biến của sâu hại trên Dong riềng ở
Hưng yên và vùng phụ cận.
2.2.2 Nghiên cứu đặc điểm sinh học và ảnh hưởng của một số yếu tố sinh
thái quan trọng (nhiệt độ, ẩm độ, thức ăn ...) đến quá trình phát triển của Bọ
nẹt hại Dong riềng.
2.2.3. Thử nghiệm một số thuốc hóa học trừ Bọ nẹt gây hại trên Dong riềng
và bước đầu đề xuất biện pháp phòng trừ đối tượng này.

4
Khoa N«ng häc Trêng §¹i Häc N«ng
NghiÖp HN
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ViÖt
Hµ BVTV50A

Phần 2.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

I. Những nghiên cứu trong nước và ngoài nước về sâu hại Dong riềng.
I.2. Những nghiên cứu ở nước ngoài
I.2.1. Những nghiên cứu sâu hại và Bọ nẹt ở nước ngoài.

1.1.1. Những nghiên cứu về sâu hại trên Dong riềng.


a. Sâu cuốn lá.
Theo Cooke, Ian (2001) [3] sâu cuốn lá Dong riềng là sâu gây hại lá
một cách rất nặng, gồm hai loài Calpodes ethlius và Geshna cannalis. Loài
Calpodes ethlius là sâu cuốn lá lớn, sâu non ăn lá và sử dụng lá cuốn lại làm
tổ và ăn luôn lá bên trong tổ và rất phàm ăn, còn loài kia là sâu cuốn lá nhỏ.
Theo Kimball sâu cuốn lá nhỏ Geshna cannalis là sâu hại nguy hiểm
trên Dong riềng ở đông nam nước Mỹ như Florida[11] và được Baker (2000)
nghiên cứu gây hại trên Dong riềng ở Mississippi và bắc Carolin, thuộc loài
sâu hại ở vùng có khí hậu nhiệt đới [17].
Đặc điểm sâu cuốn lá nhỏ hại Dong riềng Geshna cannalis được
Quaintance (1989) [22] mô tả như sau: Ngài đực có hình dạng hình chóp,
5
Khoa N«ng häc Trêng §¹i Häc N«ng
NghiÖp HN
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ViÖt
Hµ BVTV50A

màu nâu sáng, mình nhỏ, có thể tìm thấy dưới tán lá của Dong riềng vào ban
ngày, trưởng thành có sải cánh dài trung bình 25 mm, cánh trước và sau có 2
đường màu đen nâu giao nhau và tạo thành góc nhỏ. Trưởng thành cái đẻ
trứng thành ổ từ 6-15 quả, trứng ở mặt trên lá Dong riềng, hình dạng trứng
dẹt, màu vàng xám, kích thước trứng 0,9mm.
Sâu non cuốn lá nhỏ khi mới nở ăn biểu bì, đục thành đường giữa 2
lớp biểu mô của lá và thải phân theo vết đường đục, kích thước sâu non 1,4
mm dài, màu vàng nhạt, thân có phần trong, đầu màu vàng, sâu non tuổi lớn
có tập tính ăn tập thể ở mặt trên của lá Dong riềng, khi sâu non 1 tuần tuổi
chúng bắt đầu cuộn lá và có thể tìm thây 5-6 con /tổ, nhưng chỉ thấy 1-2 con
chung sống, sâu non đẫy sức đạt 23 mm dài và có màu trắng vàng, mình
trong và có màu xanh lá cây, đầu màu vàng, mảnh đầu giữa màu nâu vàng
và đầu hàm dưới màu nâu đen, khi ấu trùng kéo kén, kén màu óng ánh và
hóa nhộng ngay trong tổ và ở đó trong suốt thời gian nhộng, nhộng có kích
thước dài 11,5 mm, màu vàng sậm như Chocolate và phía đuôi nhộng có 8
sợi lông có tác dụng giúp nhộng bám vào lá cây. Thế hệ cuối cùng của sâu
cuốn lá nhỏ qua đông trong năm ở bên trong lá Dong riềng đã chết. Ngài
trưởng thành thường bắt gặp vào cuối tháng 2 đầu tháng 3 ở Florida. Thế hệ
đầu tiên của sâu cuốn lá nhỏ khoảng 35 ngày, trong thời gian mùa hè các thế
hệ kế tiếp nhau phát triển trên Dong riềng.
Sâu cuốn lá nhỏ và cuốn lá lớn gây hại trên tất cả các loại Dong riềng
sản xuất và Dong riềng cảnh. Phòng trừ bằng cách cắt tất cả các lá Dong
riềng đã chết vìu xuống đất vào mùa Đông trong năm đó là cách tốt nhất để
giảm quần thể của sâu cuốn lá nhỏ, cắt lá chết của Dong riềng vào mùa
Đông sẽ làm giảm mật độ sâu hại vào mùa xuân (chính là diệt nhộng qua
Đông ở lá khô), vào mùa hè với sự phát triển của sâu non thì kiểm soát bằng
6
Khoa N«ng häc Trêng §¹i Häc N«ng
NghiÖp HN
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ViÖt
Hµ BVTV50A

thuốc hóa học bằng cách phun thuốc trên bề mặt lá, tuy nhiên cần thêm vào
thuốc chất bám dính, vì mặt lá Dong riềng có chất sáp không thấm nước.Có
thể dùng thuốc sinh học Bacillus thuringiensis (Bt), ít độc để phòng trừ đối
tượng này.
b. Bọ cánh cứng châu á (Asiatic garden beetle).
Bọ cánh cứng Châu á (Maladera castanea) là loài sâu hại khá quan
trọng, sâu non gây hại làm tổn hại ở bộ phận rễ, trưởng thành có tập tính bay
nhiều và hấp dẫn bởi ánh sáng đèn và trưởng thành có đặc tính ăn đêm. Bọ
cánh cứng loài này là loài đa thực, ăn trên nhiều loại cây như Dong riềng,
Đào, Đậu đỗ, Cúc tây, Dâu tây...Ban ngày bọ cánh cứng thường ẩn mình
trong đất xung quanh gốc cây và rất hiếm khi nhìn thấy chúng, trưởng thành
dài ¾ inch và có lớp lông mịn màu nâu vàng óng ánh.
Phòng trừ loài này bằng thuốc hóa học, chú phòng trừ loài này ở
những đám cỏ cóa tác dụng lớn vì chúng thích nghi cư trú ở dưới lớp cỏ
[21].
c. Bọ cánh cứng Nhật bản (Japanese beetle).
Bọ cánh cứng Nhật bản (Popillia japonica) trưởng thành có kích
thước chiều dài 1,5 cm, rộng 1,0 cm, đôi cánh màu đồng sáng chói, đầu,
ngực có màu xanh sáng chói, chính loài này không gây hại ở Nhật bản nơi
chúng có nhiều kẻ thù tự nhiên. Nhưng Bọ cánh cứng Nhật bản lại gây hại
nặng ở Mỹ trên búp non Hoa hồng, Nho, Dong riềng và nhiều cây trồng
khác. Trưởng thành khi bay rất hay bị va đập vào tường, lợi dụng đặc điểm
này người ta đã làm bẫy chắn như bức tường và dưới chân tường là túi hứng
bọ cánh cứng có chứa thuốc độc gây chết Bọ cánh cứng khi va đập và rơi
xuống. Tại trường Đại học Kentucky đã nghiên cứu về Bọ cánh cứng Nhật
bản bị hấp dẫn bởi mùi thơm Florant, Chất dẫn dụ Pheromone [15]
7
Khoa N«ng häc Trêng §¹i Häc N«ng
NghiÖp HN
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ViÖt
Hµ BVTV50A

Nghiên cứu Bọ cánh cứng Nhật bản cho thấy loài này có thể nhận biết
được kẻ thù, khi đó chúng nâng hai chân sau trong không trung, tiếp cận kẻ
thù với hai chân đầy gai và tấn công kẻ thù.
Qua nghiên cứu Popillia japonica, có nguồn gốc từ Nhật bản và lần
đầu tiên tìm thấy ở nước Mỹ vào năm 1916 ở vườn ươm gần Riverton,
newjersey, loài này xuất hiện ở Mỹ là do nhập khẩu hàng hóa từ Nhật bản
1912.
Vòng đời của Bọ cánh cứng Nhật bản gồm đầy đủ 4 pha là: Trứng –
sâu non – nhộng – trưởng thành.
Phòng trừ loài sâu hại này. Theo Klei Michael (1998) cho thấy ở giai
đoạn ấu trùng nó sống ở cỏ và đất cỏ giai đoạn sâu non ăn rễ cỏ, ấu trùng dễ
bị nhiễm một loài vi khuẩn gây chết sâu non là Paenibacillus popilliae. Cơ
quan phát triển Mỹ (USDA) đã phát hiện và phát triển phòng trừ sinh học
loài sâu hại này và có hiệu quả rất cao từ 1-5 năm (hiệu lực này phụ thuộc
vào thời tiết) và nếu sử dụng đúng cách hiệu lực kéo dài 15-20 năm [11],
ngoài ra dùng thuốc bảo vệ thực vật KAOLIN dùng để phun phòngtrừ đối
tượng này, hoặc dùng bẫy Feromone để hấp dẫn trưởng thành sau đó bắt
chúng [7], một số cây mang tính chất xua đuổi Bọ cánh cánh cứng Nhật bản
như Bạc hà, Hành, Tỏi và cây họ cúc [19].

c. Rệp (Aphid).
Rệp là loại gây hại quan trọng khi trồng Dong riềng trong nhà kính,
trồng bằng củ hay hạt Rệp gây hại khi bắt đầu xuất hiện chồi non, giai đoạn
chồi non rất hấp dẫn với Rệp, điều này rất quan trọng để phòng trừ Rệp để
bảo vệ mắt chồi của Dong riềng, cũng trong giai đoạn này nếu không chú ý
phòng trừ rệp sẽ dẫn đến sự bùng nổ về số lượng chỉ trong vài ngày.
8
Khoa N«ng häc Trêng §¹i Häc N«ng
NghiÖp HN
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ViÖt
Hµ BVTV50A

Phòng trừ rệp bằng cách phun thuốc trừ sâu, nhưng điều quan trọng
thường xuyên kiểm tra Rệp trên Dong riềng, nếu ít có thể dùng chổi lông
chải Rệp hoặc dùng Bọ rùa ăn thịt để trừ Rệp để tránh bùng nổ về số lượng
lớn [20]

d. Nhện đỏ (Red spider mite).


Nhện đỏ ( Tetranychus urticae) là loài gây hại quan trọng trong nhà
kính hoặc chủ yếu thấy trong thời gian nhiệt rất nóng, khô. Cơ thể nhện rất
nhỏ, rất khó phát hiện bằng mắt thường giống như những chấm đỏ hoặc
xanh trên lá và trên thân Dong riềng, trưởng thành có kích thước khoẩng
0,5 mm, Nhện đỏ có thể thấy ở trong nhà kính ở vùng nhiệt đới và ôn đới,
đặc điểm sống ở dưới mặt lá.
Nhện đỏ là loài ăn tạp có thể ăn trên hàng trăm loại cây chủ yếu trên
các loài rau và cây lương thực như ớt, cà chua, khoai tây, đậu đỗ, ngô, dâu
tây...và trên hoa hồng.
Nhện đỏ đẻ trứng trên lá và kiểu gây hại là chích hút, làm cho lá nhỏ
lại, để lại trên lá các vết chấm đen gây nên vết thương làm chết biểu bì, có
thể nhìn thấy rất rõ vết thương rất nhỏ tương ứng với kích thước của nhện
đỏ, với mật độ cao gây hại làm ảnh hưởng đến quang hợp của Dong riềng,
làm giảm sản lượng của dinh dưỡng, có thể dẫn đến làm chết cây, nhện đỏ
còn là môi giới truyền virus thứ cấp.
Ở mùa hè Nhện đỏ (T. urticae) có màu nâu hơi xanh với 2 chấm đen
rõ, nhưng vào mùa đông cơ thể có màu đỏ tr ở lại .
Kẻ thù tự nhiên của nhện đỏ là Phytoseiulus persimilis được sử dụng
như một biện phòng trừ sinh học [17].

9
Khoa N«ng häc Trêng §¹i Häc N«ng
NghiÖp HN
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ViÖt
Hµ BVTV50A

e. Bọ nẹt ( carterpilar). Họ Eucleidae


Theo Inoue et al. 1982 bọ nẹt là sâu hại chủ yếu ở vùng có khí hậu nhiệt
đới và á nhiệt đới, có tới trên 1000 loài [7]. Với số lượng loài lớn như vậy
chúng có ý nghĩa rất lớn về mặt kinh tế, chúng gây hại trên phạm vi rộng
cho cây trồng, chủ yếu trên cây thân gỗ và cây dạng bụi như trên lạc, cây
cọ lấy dầu,cà phê, chè và coca phổ biến các loài Parasa lepida Cramer,
Darnatrima, thosea sinensis Walker.
Trưởng thành. Thân bọ nẹt trưởng thành có phủ một một lớp vảy,
mềm mại và dày đặc, đôi cánh trước có phủ lớp vảy thô hơn và các lớp vảy
đó được xếp thành nhiều hàng.
Râu trưởng thành con đực được cấu tạo bởi chất Pectin sinh học ở hầu
hết các loài họ Bọ nẹt, trừ các loài Narosa Walker và Trichogyia Hampson
và loài tương tự hai loài này. Hai dạng này có cấu tạo râu đầu khác nhau
đều có những nhóm lớn mà chính đặc điểm râu đầu có thể định rõ để phân
chia nhỏ chúng thành những nhóm nhỏ hơn, điều đó có thể giả sử đó là sự
tiến hóa một cách độc lập trong mỗi nhóm của họ Bọ nẹt. trường hợp mở
rộng nhất chất Pectin râu đầu chiếm tới 2/3 kể từ gốc râu như loài Darna
Walker chất Pectin đã phủ toàn bộ râu đầu.
Về cánh trước của trưởng thành sự phân chia các gân cánh giống như
những tam giác sắp xếp có quy tắc, với thân gân cánh M chia cánh thành
hai phần, kể cả cánh sau cũng được phân chia như vậy bởi gân M. Tác giả
đã minh họa một vài loài phân chia gân cánh của loài Setora capreiplaga,
Setothoera asigna và minh họa gân cánh R5 thuộc cánh trước của loài
Nirmides basalis, Drana metaleuca...
Bộ phận sinh dục của con đực thường được bố trí ở phần dưới bụng
giống như một cái van kéo dài, bộ phận sinh dục ngoài thường bằng 1/3
10
Khoa N«ng häc Trêng §¹i Häc N«ng
NghiÖp HN
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ViÖt
Hµ BVTV50A

ống dẫn tinh như loài Narosa, Cania Walker và những loài trong cùng chi
của chúng.
Bộ phận sinh dục của con cái cho thấy hình thái rất đa dạng và
thường có lông thô cứng, bộ phận sinh dục giống hình đĩa liên quan đến
đặc thù của loài trong họ Bọ nẹt, ống dẫn dịch thường được cấu tạo từ
trung tâm của cơ quan sinh dục và được kéo dài thêm ra khi cần thiết, túi
chứa dịch có cấu tạo xoắn là đại diện chung cho tất cả các loài trong cùng
họ, khi ống dẫn dịch xoắn lại thường được kéo dài ra và dài nhất được xem
là loài Phocoderma Kollar, độ dài gấp 3 lần so với bụng, ống dẫn dịch
dạng xoắn được cấu tạo bởi màng cứng khác nhau và chạy dọc theo ống
dẫn dịch và đó có thể là đại diện nét đặc trưng rõ ràng của họ Bọ nẹt và đó
có thể coi như là chìa khóa phân loại.
Bộ phận bụng là không thay đổi tạo nên sự đặc trưng của họ Bọ nẹt.
Trưởng thành Bọ nẹt khi đậu có đặc điểm thân và bụng tạo nên một
góc, chân dạng rộng và cánh rủ xuống. Theo (Kalshoven: 1950,1981) ngài
có thể treo lơ lửng trên cành con trông giống như một mẩu lá chết khô [23,
24].
Trứng. trứng được xếp như dạng vảy, hình dạng hơi dẹt và thường đẻ
không tập trung, (Common 1970)[2].
Sâu non. Sâu non bọ nẹt nhiều loài có màu xanh và da trơn, nhưng
loài khác trên da có mấu với tuyến độc được truyền qua lông và màu sắc
mang tính đe dọa, tuyến độc rất mạnh (Marshall 2006) [16 ] gây cho kẻ thù
sự đau đớn dữ dội. Nghiên cứu của Wagner, 2005 [24] cho thấy Sâu non
Bọ nẹt rất dẹt, có lẽ đặc biệt nhất đó là không có chân trước, mà có cấu tạo
giác bám ở phần bụng và trong khi di chuyển chúng tiết ra nhớt bám, giống
như loài sên khi di chuyển cũng tiết ra dịch nhầy, sâu non hại trên lá của ký
11
Khoa N«ng häc Trêng §¹i Häc N«ng
NghiÖp HN
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ViÖt
Hµ BVTV50A

chủ. Sự di chuyển của sâu non chủ yếu bởi nhu động, điều này được quan
sát dưới kính, Fracker, 1915 [5] nghiên cứu trên hoàn toàn phù hợp với
nghiên cứu của Epstein 1996 [4] đó là chân ngực bị thoái hóa và chúng vận
động bởi tạo sóng tròn bằng thân hơn là sử dụng chân trước và đây cũng là
sự khác biệt với một số loài khác có hình dạng tương tự nhưng các đối
tượng này có chân trước phát triển và khi ăn khác với Bọ nẹt là đầu vươn
dài. Fracker 1915 [5] đã ghi nhận khi chân ngực di chuyển, đầu của sâu
non thụt lại, múi trên ngực biến mất để sâu thực hiện ăn lá. Mặt lưng sâu
non có bố trí hai hàng lỗ thở hai bên.
Nghiên cứu về Bọ nẹt ở vùng rừng ôn đới thuộc Đông bắc nước Mỹ
cho thấy rằng sâu non thích ăn trên loại lá trơn không có lông, bởi vì lông
làm cản trở sự di chuyển của chúng (Lill et al, 2006)[14]
Nhộng Bọ nẹt. Nhộng có cấu tạo vỏ cứng và có hình dạng giống
như quả hạch, khi vũ hóa thành ngài thì nhộng vân động tròn và cắn vỏ
nhộng rồi chui ra ngoài.
Theo Mosher (1916)[18] khi quan sát nhộng của họ megalopigidae
về hình thức tương tự như họ Bọ nẹt ( Eucleidae), cũng bụng hình múi, đặc
điểm đầu, mắt với hoa văn bên ngoài thấy được là đặc điểm duy nhất của
họ Bọ nẹt và megalopigidae tuy nhiên đây là hai họ khác nhau.

I.2. Những nghiên cứu trong nước


I.2.1. Điều tra thành phần và nghiên cứu về Bọ nẹt ở trong nước.

Những nghiên cứu về Dong riềng nói chung và nghiên cứu về sâu hại trên
Dong riềng nói riêng ở Việt nam có thể nói là rất ít, chưa được quan tâm
đúng mức. Mặc dù từ những năm 60 của thế kỷ trước, Dong riềng đã được
12
Khoa N«ng häc Trêng §¹i Häc N«ng
NghiÖp HN
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ViÖt
Hµ BVTV50A

đề cập đến như một cây trồng quan trọng trong đời sống, được sử dụng cho
vùng khó khăn, chống đói lúc giáp hạt [28]. Theo tài liệu của tác giả Lý Ban
trong cuốn “Kinh nghiệm trồng và chế biến cây Khoai riềng - 1963” đã cho
thấy Dong riềng là cây có giá trị kinh tế, tác giả so sánh Dong riềng có giá trị
hơn cả trồng lúa, xét về khối lượng tinh bột tính trên đơn vị ha sản xuất, tinh
bột Dong riềng (8,1 tấn/ha) cao hơn tinh bột của lúa (2,1 tấn/ha), ngô (1,8
tấn/ha), khoai lang (1,2 tấn/ha), sắn 2,0 tấn/ha) vì Dong riềng có tỷ lệ tinh
bột khá cao (18%) và năng suất củ cao (45-65 tấn/ha) gấp 4,5-11 lần so với
trong số các cây trồng trên [28].
Qua nghiên cứu tài liệu về Dong riềng của tác giả Lý Ban [28] cho
thấy trong sản xuất, từ khi cây Dong riềng được giới thiệu vào nước ta ( vào
khoảng thời gian 1898) cho tới khi tác giả viết cuốn sách này (1963), đã
phản ánh lên một điều sâu hại trên Dong riềng là không quan trọng, được thể
hiện bởi nhà nghiên cứu người Pháp khi nghiên cứu về Dong riềng ở Việt
nam vào đầu thế kỷ 20 đã nhận xét “Người Việt nam, trồng cây khoai riềng
cứ để mặc nơi trồng và chỉ khi nào cần mới đào dần lên” hoặc cũng trong tài
liệu trên có ghi lại thời đó gọi cây Dong riềng là cây “Trời đánh không chết”
và có giải thích rằng đã trồng Dong riềng là có thu hoạch cho năng suất cao,
vì Dong riềng là cây dễ tính, tính thích nghi cao, không bị sâu gây hại làm
mất thu hoạch.
Giai đoạn 1961-1965, Trương Văn Hộ và các cộng sự thuộc Viện
khoa học kỹ thuật Nông Nghiệp Việt nam đã tiến hành nghiên cứu về Dong
riềng, nhưng chủ yếu tập trung nghiên cứu về các đặc điểm thực vật học là
chủ yếu và ghi nhận một số sâu hại trên Dong riềng là Bọ nẹt, sâu xám, sâu
khoang và châu chấu nhưng tác hại không đáng kể và biện pháp phòng trừ
các đối tượng trên bằng thuốc trừ sâu DDT hoặc 666 [ 35 ]. theo tác giả
13
Khoa N«ng häc Trêng §¹i Häc N«ng
NghiÖp HN
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ViÖt
Hµ BVTV50A

trương Văn Hộ và các cộng sự trong quá trình điều tra nguồn gen cây có củ
đã điều tra thành phần sâu hại trên Dong riềng( 1993-1996) [ 31].
Kết quả điều tra trên dong riềng thành phần sâu hại năm 1993 bao gồm các
đối tượng sâu gây hại chính sau:
- Sâu khoang (Spodoptera litura Fabr)
- Sâu xám (Agrotis ypsilon Rott)
- Châu chấu (Oxya chinesis sp)
- Bọ nẹt (Parnasa sp)
- Bọ cánh cứng (Epitrix sp)
- Sùng đất (Phyllophaga sp)
- Sâu róm (Euproctis pseudoconspersa sp)

+ Những nghiên cứu về sâu khoang (Spodoptera litura Fabr): Tác giả
Nguyễn Duy nhất khi nghiên cứu sâu khoang trên rau Hoa thập tự công bố
vào năm 1970 [27] cho biết khi nhiệt độ dưới 20 độ C thời gian phát dục bị
kéo dài, ẩm độ dưới 78% thì quá trình phát dục của sâu bị ảnh hưởng nhất là
sâu non tuổi 1-2, điều kiện thích hợp cho phát dục của sâu ở nhiệt độ 28-30
độ C và độ ẩm không khí 85-92%, độ ẩm thích hợp cho sâu hóa nhộng là
20%, nếu đất ngập nước 4-5 ngày thì nhộng chết 100%. Sâu khoang có khả
năng sinh sản khá cao, một bướm cái đẻ 2,3-6,4 ổ với tổng lượng trứng đẻ
123,3-160 quả trướng, cũng theo tác giả sâu khoang ở vụ hè phát triển
nhanh 23,5 ngày. Thiên địch của sâu khoang bao gồm các loại nhện, ong kén
nhỏ (Braconidae), nấm kí sinh (Beauveria) và bệnh chết nhũn. Trong đó
đáng chú ý là nấm Beauveria kí sinh trên sâu non và nhộng vào các tháng
1,2 và 3 tỷ lệ kí sinh từ 2,0-50%, cao nhất vào đầu tháng 2tới 100%.

14
Khoa N«ng häc Trêng §¹i Häc N«ng
NghiÖp HN
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ViÖt
Hµ BVTV50A

Những nghiên cứu của tác Lê Văn Trịnh [27], Viện Bảo vệ Thực vật
khi nghiên cứu đặc điểm sinh thái chủ yếu của sâu khoang cho thấy Trứng
có hình chỏm cầu, đường kính khoảng 0,5 mm, bề mặt trước của trứng có
đường vân ngang và dọc tạo thành những ô nhỏ, trứng mới đẻ màu vàng
sáng, sau chuyển thành màu xám tro, sắp nở có màu đen xám, sâu khoang đẻ
trứng không có hình nhất định, thường hơi tròn, mặt ngoài ổ trứng có phủ
một lớp lông màu vàng nhạt.
Sâu khoang non mới nở có màu tối đầu to hơn thân màu đen thẫm,
dài từ 1,5-2,5 mm. khi lớn đầu có màu vàng nhạt, sâu đẫy sức dài 38-48 mm,
hình ống, thân sâu màu xám tối, vạch lưng và vạch phụ lương màu vàng. ở
mỗi đốt thân chạy dọc theo vạch phụ lương có một vệt đen hình bán nguyệt,
trong đó vệt ở đốt thứ nhất và đốt thứ 8 của bụng to và rõ nhất. Sâu non tuổi
1-3 ăn mặt dưới lá, sâu non tuổi 4-6 đục khoét vào thân cây.
Pha nhộng của sâu khoang: có chiều dài 15-20 mm, màu nâu tươi, khi
sắp vũ hóa nhộng chuyển mầu đen bóng, mép trước của đốt bụng thứ 4 đến
đốt bụng thứ 7 có nhiều vết châm kim lõm. Cuối bụng có có 1 đôi gai ngắn,
nhộng đực có lỗ sinh sản nằm ngay đốt thứ 9 nhô ra và kéo sát tới mép sau
của đốt 8 thành hình chóp, lỗ sinh sản nằm ngay giữa 2 đốt này và có dạng
một lỗ khía sắc nét và ngắn, sâu thường hóa nhộng ngay trong đất ẩm quanh
gốc rau hoặc bờ ruộng.
Trưởng thành: Thân dài 15-21 mm, sải cánh dài 35-43 mm, bướm đực
có kích thước nhỏ hơn bướm cái. Đầu ngực màu xám bạc và trên ngực có
túm lông màu trắng xám hơi nhô lên, cánh trước màu nâu vàng ở bướm đực
có màu cánh thẫm hơn, vệt xiên cánh có 3 đường mở xếp xít nhau, ở giữa
mép sau cánh trước có hình hạt thóc màu nâu vàng. Ở bướm cái màu cánh
nhạt hơn, vệt xiên giữa cánh có 3 đường chỉ màu trắng xếp tách rời nhau,
15
Khoa N«ng häc Trêng §¹i Häc N«ng
NghiÖp HN
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ViÖt
Hµ BVTV50A

cánh sau màu trắng bạc, ở gốc chân cánh của bướm đực có một gai và bướm
cái có 3 gai gài cánh. Bướm thích mùi chua ngọt, hoạt động ban đêm, ban
ngày ẩm nấp trong tán cây, bờ cỏ.
Theo tác giả Lê Văn Trịnh nghiên cứu về đặc điểm sinh học sâu
khoang cho thấy khi nhiệt độ không khí từ 17,6-28,1độ C, độ ẩm 73,1-86,0
% thì thời gian trứng là 2,1-3,7 ngày; sâu tuổi 1: 2,5-8,0 ngày; Sâu tuổi 2:
1,8-5,9 này; Sâu tuổi 3: 1,3-4,9 ngày; Sâu tuổi 4: 1,5-5,1 ngày; Sâu tuổi
5:1,7-5,6 ngày, Sâu tuổi 6: 2,4-7,4 ngày; Tiền nhộng: 1,2-3,6 ngày, Nhộng:
4,0-13,5 ngày và thời gian tiền đẻ trứng của bướm từ 1,3-2,4 ngày Bướm
đực sống từ 4,5-6,2 ngày; Bướm cái sống từ 5,1-7,9 ngày, vòng đời của sâu
biến động từ 20,1-60,6 ngày. Những nghiên cứu của tác giả cũng cho thấy ở
điều kiện mùa đông từ 17,6-18,7 độ C, ẩm độ không khí 73,1-81,5 % thì
vòng đời sâu khoang tới 51,4-60,6 ngày, nhiệt độ cao mùa hè 28,1 độ C và
ẩm độ 83,6 % thì vòng đời sâu chỉ có 20,1 ngày. Vậy vòng đời của sâu
khoang chịu ảnh hưởng rất lớn đến nhiệt độ và ẩm độ.
Theo tác giả Nguyễn Thị Ngọc Huệ và Đinh Thế Lộc trong quá trình
nghiên cứu về cây có củ và kỹ thuật thâm canh 2004 [ 29 ] kết quả nghiên
cứu về sâu hại trên Dong riềng là không đáng kể.

Những nghiên cứu về bọ nẹt: Thuộc họ ngài gai(Eucleidae), bộ cánh


vảy (Lepidoptera.)
Nghiên cứu về bọ nẹt hại trên Dong riềng ở trong nước hầu như chưa
được nghiên cứu. Theo tác giả Nguyễn Viết Tùng [30] đã mô tả chung về
hình thái Bọ nẹt như sau: Mình nói chung ngắn, thô có màu vàng, nâu, có
pha trộn những đốm vân màu đen xám. Vòi đã thoái hóa, cánh rộng và ngắn,
phủ đầy lông vảy dày xốp. các mạch R1, R4, R5 của cánh trước cùng chung
16
Khoa N«ng häc Trêng §¹i Häc N«ng
NghiÖp HN
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ViÖt
Hµ BVTV50A

một đoạn mạch mới tách ra, các mạch Sc + R1 và Rs của cánh sau gập lại
một đoạn ngắn khoảng giữa đường cánh.
Theo Tài liệu của Bộ môn Côn trùng tác giả Nguyễn Viết Tùng [26]
đã mô tả sâu non Bọ nẹt thô ngắn, mặt bụng dẹp bằng, mặt lưng hơi vồng,
đầu bé rụt vào phía trong ngực trước. Cơ thể chia đốt không rõ. Chân bụng
thoái hóa. Phía lưng có mọc nhiều gai lông chia nhánh nối liền tuyến độc.
Một số ít mình trơn hoặc có nhiều đốm vân xanh, đỏ rõ rệt. Sâu non phá hoại
lá cây ăn quả, cây rừng và cây công nghiệp lâu năm. Một số loài thường gặp
là bọ nẹt chuối (Panasa sp), Bọ nẹt hai vạch (Cania sp). Tác giả mô tả hình
thái loài bọ nẹt (Panasa sp) hại trên chuối; Trưởng thành dài 23-25 mm, sải
cánh rộng 50-52 mm, phần lưng các đốt bụng có 5 khoang đen, chân phủ
nhiều lông màu xám tro, khi đậu 2 chân trước quắp lại, 4 chân giữa và sau
bám vào lá. Râu đầu sợi chỉ, mắt kép hình cầu, màu đen xám, vòi được bảo
vệ bằng 2 chùm lông. Cánh trước màu vàng lóng lánh bởi lớp vảy bên ngoài,
cánh sau màu vàng có lớp phấn phủ trên.
Trứng Bọ nẹt đẻ thành ổ mặt dưới lá, mỗi ổ có từ 15-30 quả, trứng dẹt
mỏng có dạng vảy ốc xếp lên nhau hình mái ngói, dài 21 mm, rộng 2 mm,
phía trên ổ trứng có phủ một lớp keo mỏng như parafin.
Sâu non màu xanh lá chuối, khi đẫy sức cơ thể dài 35-36 mm, rộng
15-16 mm, mồn thụt vò chỉ thò ra khi ăn. Hai bên sườn kể từ đốt bụng cuối,
ứng với mỗi đốt có 1 chấm màu xanh (6 chấm tương ứng). trên lưng cũng có
9 vệt xanh như vậy, cơ thể chia thành 11 đốt rất rõ, các đốt cuối bụng nhỏ và
ngắn dần. Trên lưng, ứng với mỗi đốt có 2 chùm lông, cơ thể có 4 hàng lông
bảo vệ chạy dọc theo chiều dài của thân, riêng hàng thứ1 và thứ 4 có 10
chùm lông. Chùm thứ 9 kể từ trên xuống có 2 chấm đen hình tam giác bao
lấy phần trên của chùm lông, chùm lông này rất ngắn, các lông của Bọ nẹt
17
Khoa N«ng häc Trêng §¹i Häc N«ng
NghiÖp HN
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ViÖt
Hµ BVTV50A

nhỏ như kim, có tác dụng tiết chất độc để bảo vệ Bọ nẹt khi gặp kẻ thù, sâu
non di chuyển hết sức chậm, sâu non có chân nhưng không phát triển, phần
bụng bọ nẹt mềm, luôn tiết ra chất dính, giúp nó bám vững trên cây.
Nhộng được bao bọc trong một kén tròn trông giống như hạt cau khô,
đường kính 10-11 mm, kén mới màu trắng đục rất mềm, sau chuyển màu
đen sẫm và vỏ kén khô cứng lại bảo vệ nhộng qua Đông.
Về tập quán sinh sống và quy luật gây hại: Bọ nẹt qua Đông ở giai
đoạn ặn nhộng. Nhộng ở dưới đất, xunh quanh gốc chuối, trên các tàn dư,
sang xuân (cuối tháng 3) bọ nẹt hóa trưởng thành, sau khi nở sâu non hoạt
động mạnh và lớn rất nhanh, sức ăn mạnh dần theo tuổi, sâu non có 4 lần lột
xác, mỗi lần lột xác sâu ngừng ăn để bò ra ngoài lá tiến hành lột xác, mỗi lần
lột xác sâu non biến từ màu xanh sẫm trở thành xanh nhạt, sau khi lột xác
xong, sâu non nằm yên 3-4 giờ mới tiến hành ăn bình thường và cơ thể lớn
lên rõ rệt, càng tuổi lớn thời gian lột xác của sâu non càng ngắn lại; Thời
gian từ khi trứng nở đến khi lột xác lần thứ nhất là 11 ngày, lần 2 là 9 ngày,
lần thứ 3 là 8 ngày, lần thứ 4 là 7 ngày, sau lần phân tán lần thứ 4 sâu phân
tán, sâu non ăn suốt ngày đêm nhưng trong phạm vi hẹp khoảng 2
tháng/năm; Khi sâu non đẫy sức, sâu non ngừng ăn, một phần cặn bã trong
cơ thể được tiết ra làm kén. Khi làm kén, bọ nẹt có những chuyển động tròn
nhả tơ nhả sáp tạo ra một cái kén dày, đầu tiên vỏ kén mềm trắng đục, sau
chuyển thành màu nâu đen rồi cứng lại thành một cái vỏ vững chắc để bảo
vệ nhộng qua Đông, khi vũ hóa vỏ kén nứt ra như một cái nắp, trưởng thành
chui ra ngoài [26]
Trong thời gian gần đây nhu cầu của thị trường về tinh bột Dong riềng
rất lớn phục vụ cho chế biến miến, làm bánh kẹo cao, tham gia trong thành
phần chế biến thực phẩm... do vậy nhiều địa phương đã phát triển sản xuất
18
Khoa N«ng häc Trêng §¹i Häc N«ng
NghiÖp HN
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ViÖt
Hµ BVTV50A

Dong riềng như một cây hàng hóa, thành vùng nguyên liệu cho chế biến,
đồng thời Dong riềng có thời gian sinh trưởng dài ngày 9-10 tháng nên có
thể bố trí trồng gối vụ, xen canh Dong riềng với cây trồng ngắn ngày khác,
kết hợp với sự thâm cao để tăng năng suất Dong riềng, do đó đã xuất hiện
sâu hại thành dịch hại quan trọng, qua quá trình điều tra vùng thâm canh sản
xuất Dong riềng cho thấy dịch hại quan trọng trên dong riềng hiện nay như
Bọ nẹt, sâu khoang...đó là những đối tượng gây nên những thiệt hại đáng kể
trong sản xuất về năng suất cũng như chi phí sản xuất.
Thực tế cho đến nay chưa có tài liệu nào công bố đầy đủ về sâu hại và thiên
địch của chúng trên Dong riềng.

Phần 3.
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU.

- Địa điểm điều tra thành phần sâu hại và biến động số lượng của Bọ nẹt
tại Hưng yên và vùng phụ cận .
- Nghiên cứu đặc điểm sinh học, hình thái của Bọ nẹt và thử nghiệm
phòng trừ chúng bằng thuốc hóa học được tiến hành tại Bộ môn côn
trùng, Khoa Nông học Trường Đại học Nông nghiệp, Hà nội
19
Khoa N«ng häc Trêng §¹i Häc N«ng
NghiÖp HN
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ViÖt
Hµ BVTV50A

2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU.


Đề tài được tiến hành từ tháng 7 năm 2008 đến tháng 12 năm 2008

3. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU.

3.1. Dụng cụ nuôi sâu


- Túi nilon đựng mẫu, hộp đựng mẫu
- Lồng nuôi sâu, kim mũi nhọn, panh
- Kính lúp cầm tay, kính lúp soi nổi có kích thước đo, kính hiển vi
- Tủ định ôn, tủ sấy, nhiệt ẩm kế
- Lá dong riềng
3.2. Các dụng cụ pha chế thuốc hóa học
- Ống đong cỡ 100 cc, 200 cc, 300 cc, 500 cc, 1000 cc
- Bình phun thuốc trừ sâu cầm tay loại 1-10 lít
3.3. Thuốc trừ sâu hóa học: Thuộc danh mục thuốc trừ sâu cho sử dụng
trong sản xuất :
- Polytrin 440 EC
- Owatox 400 ND
- Padan 95 SP
- Thuốc BVTV sinh học BT.
3.4. Các giống Dong riềng tham gia nghiên cứu:
Hai giống phổ biến ngoài sản xuất ( Dong riềng đỏ, Dong riềng trắng)
và một số giống trong tập đoàn công tác tại Trung tâm nghiên cứu cây có củ,
Viện CLTCTP; một số giống trong quỹ gen của Trung tâm tài nguyên thực
vật nông nghiệp (Viện KHNN Việt nam)
20
Khoa N«ng häc Trêng §¹i Häc N«ng
NghiÖp HN
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ViÖt
Hµ BVTV50A

4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.


- Điều tra thu thập, xác định thành phần sâu hại trên Dong riềng ở Hưng
yên và phụ cận.
- Nghiên cứu đặc điểm sinh học và ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái
quan trọng (nhiệt độ, ẩm độ, thức ăn...) đến quá trình phát triển của Bọ
nẹt trên Dong riềng
- Nghiên cứu sự biến động số lượng của Bọ nẹt trên trên đồng ruộng Dong
riềng, dưới sự ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái như nhiệt, ẩm độ,
lượng mưa, thiên địch và các yếu thâm canh trồng xen, trồng thuần...
- Thử nghiệm một số thuốc trừ sâu đối với Bọ nẹt hại Dong riềng trong
phòng thí nghiệm và ngoài đồng

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.


5.1. Điều tra thu thập và xác định thành phần sâu hại trên Dong riềng.

Phương pháp điều tra thành phần sâu hại và thiên địch của chúng chủ
yếu dựa vào phương pháp áp dụng của Viện Bảo vệ thực vật, Trường Đại
học Nông nghiệp, Hà nội.
Điều tra được tiến hành ở 3 thời kỳ chính:
- Giai đoạn cây con ( sau trồng 1-3 tháng)
- Giai đoạn phát triển thân lá (sau trồng 3-8 tháng)
- Giai đoạn phát triển củ đến trước thu hoạch ( 8-10 tháng)
Có sự kết hợp điều tra bổ xung, thu thập mẫu qua các lần điều tra phát
sinh của sâu hại Dong riềng.

21
Khoa N«ng häc Trêng §¹i Häc N«ng
NghiÖp HN
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ViÖt
Hµ BVTV50A

Phương pháp điều tra theo 5 điểm chéo góc, hoặc thu thập mẫu ngẫu
nhiên đem tất cả về phòng, một số loại được cho vào dung dịch giữ mẫu,
còn hầu hết được tiến hành nuôi đến trưởng thành rồi ghim, sấy mẫu và
định loại.
- Việc định loại được tiến hành tại Bộ môn côn trùng Trường Đại học
Nông nghiệp, Hà nội.
- Việc định loại được tiến hành theo khoá phân loại của Arora,G.S (1976).

5.2. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học của Bọ nẹt trên Dong
riềng.
5.2.1. Phương pháp nuôi sâu tập thể sâu hại trên Dong riềng:

Phương pháp nuôi tập thể dựa vào mô hình của tác giả Nugaliydae và
Heinrich (1984) với mục đích giữ nguồn phục vụ cho việc nuôi các pha phát
dục của sâu hại.
Sâu hại được nuôi trên cây Dong riềng trồng cách ly trong nhà lưới,
khi cây phát triển được 4 lá bắt đầu được chuyển vào trong khung cho sâu
đẻ trứng 5 cặp trưởng thành ( ghép 5 cặp đực + cái) trên mỗi cây trong vòng
1 hoặc 1/2 ngày, sau đó những cây nhiễm xong được thay ra và cho cây mới
chưa nhiễm vào.

5.2.2. Phương pháp nuôi sâu cá thể hại trên Dong riềng.
Phương pháp nuôi sâu cá thể theo mô hình của tác giả Sengoca và
Gerlach (1983) với mục đích nghiên cứu sinh học, sinh thái học.
Tiến hành bắt 100 sâu trưởng thành chuyển vào lồng mica có lá Dong
riềng sạch (cây Dong riềng được trồng trông lồng mi ca cách ly) mỗi lồng
22
Khoa N«ng häc Trêng §¹i Häc N«ng
NghiÖp HN
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ViÖt
Hµ BVTV50A

đặt 20 trưởng thành trong 5 lồng. Sau 24 tiếng đồng hồ tiến hành quan sát
chọn lá có trứng, dùng kéo cắt phần lá có trứng đặt vào hộp nuôi sâu, mỗi
trứng một hộp sau đó chuyển hộp nuôi sâu vào tủ định ôn, để giữ ẩm sử
dụng bông thấm nước cuốn vào cuống lá Dong riềng sau 2 ngày thay một
miếng lá mới và giấy lọc trong hộp nuôi sâu. Theo dõi ở các nhiệt độ nuôi
sâu ở các nhiệt độ khác nhau (15;20;25;30 độ C và ẩm độ 75-90 %), dán
nhãn lên nắp hộp nuôi sâu từ 1-40 theo thứ tự (lượng mẫu n > 20 trở lên)
ghi lại ngày chuyển trứng, tiếp tục theo dõi trứng nở, các pha phát dục khác
(thời gian phát dục pha trứng, sâu non các tuổi, nhộng và trưởng thành) cho
đến khi kết thúc thí nghiệm. Khi sâu hóa trưởng thành, chuyển trưởng thành
sang hộp nuôi sâu có lá dong riềng tươi được giữ ẩm bằng bông thấm nước
ở cuống lá, sau đó tiến hành ghép cặp mỗi hộp một cặp để theo dõi thời gian
trưởng thành có khả năng sinh sản đến khi trưởng thành chết sinh lý (lượng
mẫu n>20 trở lên) nhằm xác định khả năng đẻ trứng, tập tính đẻ trứng của
trưởng thành, thời gian phát dục của pha trứng, sâu non, nhộng trưởng
thành, đo các pha phát dục, tỷ sống và tỷ lệ chết các pha cho đến hết đợt thí
nghiệm.
Các chỉ tiêu theo dõi: Thời gian phát dục của từng pha, thời gian
vòng đời, kích thước sâu non, nhộng, trưởng thành, số lượng trứng đẻ được
và tỷ lệ trướng nở cùng các đặc điểm khác của sâu hại chính trên Dong
riềng trong phòng thí nghiệm.

5.2. Điều tra biến động số lượng của sâu hại chủ yếu và sự gây hại của
chúng trên đồng ruộng.

23
Khoa N«ng häc Trêng §¹i Häc N«ng
NghiÖp HN
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ViÖt
Hµ BVTV50A

Phương pháp điều tra thành phần sâu hại và thiên địch của chúng chủ
yếu dựa vào phương pháp áp dụng của Viện Bảo vệ thực vật, Trường Đại
học Nông nghiệp, Hà nội.
- Định kỳ điều tra 7-10 ngày/ lần
- Chọn 3-5 khu đại diện cho một vùng, mỗi khu chọn 3-5 ruộng, mỗi
ruộng chọn 5 điểm và mỗi điểm chọn 10 cây, mỗi cây chọn điều tra ở lá
3 hoặc thứ 4 kể từ trên xuống.

6. Phương pháp phòng trừ Bọ nẹt bằng thuốc hóa học.


Phương pháp thử hiệu lực thuốc hóa học trừ Bọ nẹt trên đồng ruộng.

Phương pháp: Trên đồng ruộng Dong riềng ta bố trí thí nghiệm như sau :
Bố trí 4 mảnh ruộng dong riềng rộng 100 m2 ứng với 3 loại thuốc hoá học và
1 ruộng đối chứng, trước khi phun điều tra số Bọ nẹt có trên mỗi công thức
thí nghiệm.
Tiến hành điều tra số sâu hại sau xử lý thuốc 3; 7 và 14 ngày sau phun.
Độ hữu hiệu của thuốc được tính ở giai đoạn sau phun theo công thức
Henderson – Tilton (Lương Duy Kính, Võ Văn Dực, 1990)

H(%) = [ 1- (Ta x Cb)/ (Ca x Tb)] x 100

Trong đó:
H: Hiệu quả (%)
Ta: Số sâu sống ở công thức thí nghiệm sau phun
Tb: Số sâu sống ở công thức thí nghiệm trước phun
Ca: Số sâu sống ở công thức đối chứng sau phun
24
Khoa N«ng häc Trêng §¹i Häc N«ng
NghiÖp HN
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ViÖt
Hµ BVTV50A

Cb: Số sâu sống ở công thức đối chứng trước phun

7. Phương pháp tính toán các chỉ tiêu theo dõi:

a) Biến động số lượng của Bọ nẹt trên Dong riềng:


Mật độ (con/Lá) = Tổng số sâu hại/ Tổng số lá điều tra.

b) Tỷ lệ hại của Bọ nẹt trên Dong riềng.


Tỷ lệ hại (%) = Tổng số lá bị hại/ Tổng số lá điều tra.

c) Thời gian phát dục của cá thể ( từng pha: Trứng, Sâu non, Nhộng,
Trưởng thành).
X = ( X1 + X2 + X3 + .... + XN)/ N
Trong đó:
X – là thời gian phát dục trung bình của từng pha (ngày)
X1 + X2 + X3 + .... + XN là thời gian phát dục của từng cá thể
N là tổng số cá thể theo dõi

d) Tỷ lệ trứng nở được tính theo công thức.


Tỷ lệ (%) trứng nở = (Số quả trứng nở/ Tổng số quả trứng theo dõi) x
100

e) Kích thước từng pha phát triển (mm).


X = (X1 + X2 + X3 + .... +XN)/N
Trong đó:
25
Khoa N«ng häc Trêng §¹i Häc N«ng
NghiÖp HN
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ViÖt
Hµ BVTV50A

X – là kích thước trung bình của từng pha (mm)


X1 + X2 + X3 + .... + XN là kích thước của từng cá thể
N là tổng số cá thể theo dõi

8. Phương pháp tính toán và xử lý số liệu.


Số liệu được tính toán và xử lý theo chương trình Exel và IRRISTAT dùng
cho khối sinh học và Bảo vệ thực vật.
Dùng phương pháp thống kê so sánh Duncan giữa các công thức thí nghiệm
ở xác xuất P = 0,05 và P = 0,01.

Phần 4.
26
Khoa N«ng häc Trêng §¹i Häc N«ng
NghiÖp HN
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ViÖt
Hµ BVTV50A

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Tình hình sâu hại trên dong riềng vụ thu đông năm 2008 tại Hưng
Yên và vùng phụ cận:
Tình hình sâu hại trên dong riềng năm 2008 là khá nghiêm trọng, hầu hết
tất cả các vùng trồng dong riềng ở Hưng Yên và vùng phụ cận đều bị thiệt
hại. Năm nay tình hình sâu hại không bằng những năm trước nhưng cũng để
lại những thiệt hại đáng kể.
Hiện nay tại Hưng Yên và vùng phụ cận người nông dân chủ yếu đưa vào
trong sản xuất hai loại dong riềng là dong riềng trắng và dong diềng đỏ. Hai
loại dong riềng này có tính chống chịu cao trước thời tiết đem lại nguồn lợi
kinh tế cao cho người dân mà ít tốn công chăm sóc nên được trồng với diện
tích rất lớn. Nhưng việc trồng với diện tích lớn lại kết hợp với việc ít chăm
sóc nên vô hình chung đã làm sâu hại phát triển một cách mạnh mẽ trên
dong riềng làm giảm chất lượng của củ khi thu hoạch.
Tại Thường Tín - Hà Tây có diện tích trồng dong riềng tương đối cao
nhưng do không chăm sóc nên cây thấp không đạt được phẩm chất cần có
nên năng suất và chất lượng củ thường thấp. Một lý do khác do sự phá hại
của bọ nẹt – 1 loài sâu hại mới có sức phá hại rất lớn cho cả dong riềng và
chuối từ giai đoạn cây trưởng thành đến khi thu hoạch làm giảm chất dinh
dưỡng của củ do mật độ trên 1 cây của bọ nẹt là rất lớn.
Tại Lĩnh Nam đã bắt đầu xuất hiện các ruộng dong riềng với diện tích lớn
do người nông dân đã coi đó là cây trồng chủ đạo cho nguồn lợi kinh tế cao
nên đã trồng với diện tích rất lớn. Nhưng do còn nhiều hạn chế về kĩ thuật
trồng và chăm sóc nên năng suất không cao. Do đây là cây trồng mới lại có

27
Khoa N«ng häc Trêng §¹i Häc N«ng
NghiÖp HN
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ViÖt
Hµ BVTV50A

sự xuất hiện của loại sâu hại mới nên trong vài vụ trồng gần đây thiệt hại do
sâu hại là rất lớn.
Ở Hưng Yên có 2 xã là xã Hàm Tử và Tứ Dân có diện tích trồng dong
riềng lớn nhất nên tình hình sâu hại diễn ra tương đối phức tạp. Tuỳ vào thời
gian sinh trưởng và điều kiện thời tiết mà mức độ gây hại của các loài sâu
hại là khác nhau. Nhưng theo điều tra của chúng tôi thì dù vào khoảng thời
gian nào trong năm thì rộ lên một vài đối tượng sâu hại mạnh. Do mật độ
trồng cây dong riềng hiện tại ở 2 xã này là rất dày đồng thời việc trồng xen
với cây chuối làm sâu hại của chuối cũng tấn công cây dong riềng gây thiệt
hại lớn.
Hiện nay vì sự hiểu biết của người nông dân về những biện pháp phòng
trừ còn hạn chế và những kiến thức về bọ nẹt của cả người nông dân và cán
bộ BVTV rất ít, họ cũng suy nghĩ rằng vì đây là cây cho hiệu quả kinh tế cao
lại ít công chăm sóc nên họ không chú trọng trong việc chăm sóc nên điều
này đã tạo điều kiện sâu hại phát triển mạnh nhất trong tất cả các giai đoạn
sinh trưởng của cây. Đặc biệt với sự xuất hiện của bọ nẹt -1 loài sâu hại mới
nên người nông dân không được trang bị những kiến thức phòng trừ, đặc
điểm sinh học về loài mới nên những năm gần đây mức độ gây hại ngày
càng lớn, mật độ gây hại dày làm giảm chất lượng của củ gây thiệt hại kinh
tế cho người dân mà chưa có giải pháp khắc phục. Theo điều tra của chúng
tôi thì 40% diện tích dong riềng bị thiệt hại bộ phận ngọn toàn bộ chủ yếu do
bọ nẹt và các loài sâu hại khác gây nên.
Để hiểu rõ hơn các vấn đề này nên chúng tôi đã có 1 số điều tra sơ bộ như
sau:

28
Khoa N«ng häc Trêng §¹i Häc N«ng
NghiÖp HN
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ViÖt
Hµ BVTV50A

4.1.1.Thành phần sâu hại trên Dong riềng ở vùng sản xuất Hưng Yên và
vùng phụ cận :
Để có thể đưa ra được các biện pháp phòng trừ sâu hại trên dong riềng một
cách hiệu quả, chúng ta cần phải nắm bắt được thành phần các loài sâu hại
để từ đó biết được đặc điểm sinh học của chúng qua đó tìm được cách phòng
chống hữu hiệu nhất.
Qua quá trình quan sát và điều tra định kì chúng tôi đã tổng hợp được thành
phần sâu hại trên dong riềng vụ thu đông năm 2008 tại 2 xã Hàm Tử và Tứ
Dân như sau:

Bảng 1: Thành phần sâu hại trên dong riềng ở vùng sản xuất Hưng Yên:

STT Tên Việt Nam Tên khoa hoc Mức độ phổ biến Bộ phận
T7 T8 T9 T10 T11 T12 bị hại
1 Sâu khoang Spodoptera litura ++ + + + + Thân,lá
Fabr
2 Sâu cuốn lá Calpodes ethlius + + + + ++ ++ Lá
3 Sâu róm Euproctis + + ++ ++ Lá
pseudoconspersa sp
4 Bọ nẹt Parnasa sp + ++ +++ +++ +++ ++ Lá
5 Châu chấu Oxya chinesis sp +++ ++ ++ + + Thân,lá
6 Câu cấu Hypomeces + + + + + + Lá
squamosus
7 Bọ cánh cứng Popillia japonica + + + + Củ
8 Sâu đo Anomis flava Fabr. + + + + + Lá
9 Rệp Aphis sp. + + + + + + Lá
10 Sâu kèn ?????? + + + ++ ++ +++ Lá

29
Khoa N«ng häc Trêng §¹i Häc N«ng
NghiÖp HN
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ViÖt
Hµ BVTV50A

Chú thích:
+ : ít gặp
++ : trung bình
+++ : phổ biến

Theo bảng trên chúng tôi thấy thành phần sâu hại như sau:

1.Sâu khoang (Spodoptera litura Fabr):


Xuất hiện tương đối sớm ngay từ khi cây còn ở giai đoạn cây con, sâu
khoang đã tấn công ăn các lá búp và lá phía trên. Sâu hoạt động mạnh vào
buổi tối hoặc sáng sớm thường ở những ngày thời tiết mát mẻ, khi gặp điều
kiện bất lợi về nhiệt độ, thời tiết thì chui vào trong búp nằm đến khi gặp điều
kiện thuận lợi thì chui ra. Theo bảng trên ta có thể thấy mức độ phổ biến của
sâu khoang giảm dần về cuối vụ. Cụ thể ở tháng 7 ta thấy mức độ phổ biến
của sâu khoang là trung bình và giảm dần cho đến cuối tháng 11 đầu tháng
12 thì không xuất hiện nữa. Theo sự ghi nhận của chúng tôi từ người dân địa
phương thì ở giai đoạn cây con mới trồng từ những đầu tháng 3 thì mức độ
phổ biến là cao, nhưng do sâu khoang là 1 loại sâu đa thực trên nhiều loại
cây trồng và đã có rất nhiều biện pháp phòng trừ nên người nông dân đã
giảm được những thiệt hại trên sâu khoang đã gây ra trên dong riềng.

30
Khoa N«ng häc Trêng §¹i Häc N«ng
NghiÖp HN
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ViÖt
Hµ BVTV50A

Hình 1. Sâu khoang (Spodoptera litura Fabr)

2.Sâu cuốn lá (Calpodes ethlius) :


Là loài sâu hại có mức độ phổ biến ít nhưng xuất hiện suốt trong quá trình
phát triển của cây. Sâu chủ yếu ăn ở phần mép lá, khi gặp điều kiện bất lợi
về thời tiết thì sâu cuốn một góc lá vào và nằm yên trong đó đến khi đói và
gặp điều kiện thuận lọi thì bò ra để ăn. Theo bảng trên thì ta thấy sâu cuốn lá
luôn xuất hiện trong suốt quá trình điều tra và chỉ đến 2 tháng cuối vụ 11,12
thì sự phát triển của sâu cuốn lá mới mạnh hơn so với 4 tháng trước, tuy
nhiên sự gây hại của sâu cuốn lá trên dong riềng theo ghi nhận của chúng tôi
chỉ ở mức độ trung bình không gây thiệt hại nghiêm trọng.

3.Sâu róm (Euproctis pseudoconspersa sp) :


Xuất hiện khi ở giai đoạn trưởng thành của cây và dần dần phát triển mạnh
về cuối vụ. Sâu róm có khả năng di chuyển nhanh, khi gặp đièu kiện bất lợi

31
Khoa N«ng häc Trêng §¹i Häc N«ng
NghiÖp HN
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ViÖt
Hµ BVTV50A

thì bò xuống các tầng lá thấp nằm trong các lá che phủ lẫn nhau, thường ăn
từ mép lá vào trong cho đến sát cuống rất giống với triệu chứng bị hại trên lá
của bọ nẹt. Tuy nhiên chúng không ăn nhiều bằng bọ nẹt và trên dong riềng
chúng phát triển chậm nên sức phá hại là không cao. Dựa vào bảng mức độ
phổ biến ta có thể thấy 2 tháng 7 và 8 hoàn toàn không có sâu róm chỉ khi
đến giai đoan trưởng thành cây cao nhất và hoa nở thì mới xuất hiện sâu
róm. Dần dần chúng phát triển nhưng chỉ dừng lại ở mức độ trung bình ở 2
tháng cuối và ít gặp ở 2 tháng 9,10.

Hình 2. Sâu róm (Euproctis pseudoconspersa sp)

4.Bọ nẹt (Parnasa sp):


Được coi là đối tượng gây hại chính cho cây dong riềng. Tuy phải đến giai
đoạn trưởng thành của cây thì mới xuất hiện nhưng về sau thì lại phát triển
rất mạnh về số lượng và gây thiệt hại là rất lớn. Sâu non khi nở từ trứng đến
lúc đẫy sức trải qua một thời gian dài qua nhiều lần lột xác nên sức ăn rất
32
Khoa N«ng häc Trêng §¹i Häc N«ng
NghiÖp HN
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ViÖt
Hµ BVTV50A

khoẻ do đó sức phá hoại là rất lớn. Sâu non thường thích thời tiết mát mẻ,
không chịu được thời tiết nóng nên hay bò xuống tầng lá thấp nằm ở mặt sau
của lá và ăn lá. Theo bảng mức dộ phổ biến ta thấy bắt đầu từ tháng 7 đã có
sự xuất hiện của bọ nẹt ở mức độ ít nhưng ở tháng tiếp theo thì có thể khá dễ
dàng bắt gặp trên cây. Liên tục 3 tháng sau là 9,10,11 thì điều kiện thời tiết
là khá thuận lợi, lá cây dong riềng có nhiều chất dinh dưỡng nên chúng phát
triển đến mức mạnh nhất và sức ăn là rất khoẻ nên thường gây ra thiệt hại
nặng trên diện rộng đối với người trồng rong. Và chỉ đến khi tháng 11 sau
khi sâu non hoá nhộng gặp thời tiết lạnh sẽ ngủ đông đợi sang vụ sau để vũ
hoá và đẻ trứng tiếp tục gây hại, do đó đến cuối tháng 11 trở đi thì mức độ
phổ biến giảm dần và chỉ ở mức trung bình.

Hình 3 . Bọ nẹt (Parnasa sp)

5.Châu chấu (Oxya chinesis sp) :

33
Khoa N«ng häc Trêng §¹i Häc N«ng
NghiÖp HN
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ViÖt
Hµ BVTV50A

Là loài đa thực, hoạt động mạnh vào thời gian hè thu. Vào khoảng thời gian
tháng 5 khi thời tiết ấm áp, cây dong riềng đã đạt được độ lớn nhất định, có
nhiều dinh dưỡng là lúc thuận lợi để châu chấu bùng phát mạnh. Mật độ theo
chúng tôi quan sát và ghi nhận vào khoảng thời gian đầu tháng 7 là rất lớn,
thành phần rất đa dạng có cả sự xuất hiện của các loại châu chấu lớn như
châu chấu voi có sức tàn phá mạnh. Chúng thích ăn lá non, thậm chí cắn gẫy
cả búp, làm thân cây đổ làm cây phát triển chậm hoặc không đạt được phẩm
chất tốt nhất. Phải đến khi mùa mưa thì mật độ mới giảm dần và khi thời tiết
bắt đầu sang đông thì không xuất hiện nữa, nhưng sự phá hại mạnh ở thời kì
cây con của châu chấu ít nhiều cũng làm ảnh hưởng đến năng suất ở cuối vụ.

Hình 4 . Châu chấu (Oxya chinesis sp)

6.Câu cấu (Hypomeces squamosus sp):


Xuất hiện trong suốt thời gian sinh trưởng của cây. Tuy xuất hiện trong
suốt vụ mùa nhưng thiệt hại gây ra là không lớn. Câu cấu thường xuất hiện ở
34
Khoa N«ng häc Trêng §¹i Häc N«ng
NghiÖp HN
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ViÖt
Hµ BVTV50A

tầng lá trên và ăn các mép lá già. Nhưng nhìn chung mức độ gây hại và mật
độ xuất hiện câu cấu là thấp nên người nông dân thường không để ý và quan
tâm đến các biện pháp phòng trừ câu cấu.

Hình 5 . Câu cấu (Hypomeces squamosus sp)

7.Bọ cánh cứng (Popillia japonica sp):


Bao gồm các loại bọ hung như cánh cam và một số loại khác là sâu hại trực
tiếp trên củ dong riềng. Bọ cánh cứng xuất hiện trong phần lớn thời gian
sinh trưởng và phát triển của cây. Bọ chỉ di chuyển ở dưới mặt đất ít di
chuyển trên lá chủ yếu bò dưới đất để ăn phần củ. Thời gian đầu khi củ dong
mới hình thành là thời gian thích hợp để bọ cánh cứng ăn nhưng chỉ trong
một thời gian ngắn khi củ dong lớn rất nhanh và lớp vỏ trở nên dày và cứng
hơn vì vậy khả năng tấn công của bọ cánh cứng sẽ bị hạn chế rất nhiều. Do
đó bọ cánh cứng chỉ xuất hiện và gây hại ở thời kì cây con đến khi cây
trưởng thành thì giảm dần cho đến khi gặp thời tiết bất lợi thì không xuất
hiện nữa.
35
Khoa N«ng häc Trêng §¹i Häc N«ng
NghiÖp HN
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ViÖt
Hµ BVTV50A

8.Sâu đo (Anomis flava Fabr.):


Thường xuất hiện trong phần lớn thời gian kể từ khi cây bước vào giai
đoạn sinh trưởng cây. Sâu đo thường bò trên tầng lá trên ăn mép lá, hay nằm
ở dưới mặt lá ít di chuyển. Mật độ của sâu đo là thấp cũng như khả năng phá
hại trên dong riềng của nó là thấp. Từ tháng 7 đến tháng 11 tần suất phổ biến
của sâu là thấp đến cuối tháng 11 trở đi thì không còn nữa. Vì những thiệt
hại của sâu đo gây ra trên dong riềng là không đáng kể nên người nông dân
không chú trọng phòng trừ.

Hình 6 . Sâu đo (Anomis flava Fabr.)

9.Rệp (Aphis sp.):


Cũng thuộc nhóm sâu hại nhưng gây thiệt hại thấp trên dong riềng. Chúng
thường sống trên mặt lá hút các chất dinh dưỡng trong lá làm lá bị quăn, lá
bị quăn nên việc hấp thu năng lượng sẽ kém đi làm ảnh hưởng đến quá trình
36
Khoa N«ng häc Trêng §¹i Häc N«ng
NghiÖp HN
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ViÖt
Hµ BVTV50A

sinh trưởng, làm giảm phẩm chất của cây. Theo sự quan sát điều tra của
chúng tôi thì rệp xuất hiện tương đối sớm, có tần suất phổ biển thấp mức độ
gây hại cũng thấp do đó chúng cũng không được quan tâm như sâu đo và bọ
cánh cứng.

10.Sâu kèn :
Theo chúng tôi là loài sâu hại rất đáng được quan tâm chú ý đúng mức.
Tuy tần suất phổ biến là thấp trong suốt 2/3 mùa vụ nhưng khi vào cuối vụ
thì bùng phát rất cao. Sâu kèn chủ yếu nằm ở tầng giữa và trên, thường quấn
các mảnh lá vụn rồi nhả kén trắng hình cái kèn rồi chui ở trong, sâu nhả tơ
dính chặt trên lá, khi đói thì nhô nửa trên cơ thể ra khỏi kén để ăn lá còn nửa
dưới thì vẫn nằm trong kén để di chuyển kén cùng theo. Trong quá trình điều
tra chúng tôi thấy ở 3 tháng đầu mức độ phổ biến là thấp nhưng vào 3 tháng
sau thì rất cao, đặc biệt khi trời lạnh mức độ phổ biến là cao nhất. Chúng ăn
nát phần lá trên cây nhiều cây bị trụi lá gần như toàn bộ. Vì chỉ phát triển
mạnh vào cuối vụ nên người nông dân thường không chú trọng và không
phun thuốc phòng trừ nên ít nhiều cũng ảnh hưởng đến phẩm chất của củ khi
thu hoạch.

37
Khoa N«ng häc Trêng §¹i Häc N«ng
NghiÖp HN
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ViÖt
Hµ BVTV50A

Hình 7 . Sâu kèn

4.2. Biến động số lượng của bọ nẹt trong vụ thu đông năm 2008:
Mỗi loài cây trồng nông nghiệp thường có loài sâu hại đặc trưng của nó và
để hạn chế được mức gây hại tối đa thì người nông dân phải nắm bắt được
quá trình phát triển của chúng để kịp thời đưa ra những biện pháp ngăn chặn
sự bùng phát về số lượng của sâu hại qua đó bảo vệ được cây trồng mang lại
thu nhập cho chính bản thân.
Đối với cây dong riềng thì loài sâu hại nguy hiểm nhất của nó là bọ nẹt. Là
loài sâu hại mới ở Việt Nam, đã gây ra những thiệt hại rất lớn do hiểu biết
còn hạn chế. Trước tình hình đó chúng tôi đã điều tra trên hai loại dong
riềng đỏ và trắng là hai giống dong riềng được trồng rất phổ biến tại xã Hàm
Tử huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên – là xã có diện tích trồng dong riềng
lớn nhất ở Hưng Yên để nắm bắt được biến động về số lượng của bọ nẹt
trong vụ thu đông năm 2008. Biến động số lượng của bọ nẹt(Parnasa sp) qua
điều tra định kì 7 ngày/lần được thể hiện qua bảng sau:

38
Khoa N«ng häc Trêng §¹i Häc N«ng
NghiÖp HN
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ViÖt
Hµ BVTV50A

Bảng 2: Biến động số lượng của bọ nẹt trên cây dong riềng trong vụ thu
đông năm 2008 tại xã Hàm Tử huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên:

Ngày điều Giai đoạn Mật độ bọ Mật độ bọ nẹt T(oC) H(%)


tra sinh nẹt trên dong trên dong
trưởng riềng trắng riềng đỏ
(ngày) (con/cây) (con/cây)
6/7 – 20/7 119-133 0 0
21/7 134 0.0 0.04 32.5 82.667
28/7 141 0.04 0.04 32.5 82.667
4/8 148 0.08 0.12 34 78.667
11/8 155 0.36 0.52 31 81.667
18/8 162 0.56 0.6 32.167 85
25/8 169 0.8 0.8 32.333 75
1/9 176 0.88 0.92 31 80
8/9 183 1.32 1.2 32 79
15/9 190 1.72 1.84 32.167 85.333
22/9 197 2.96 2.52 32.167 81
29/9 204 3.48 3.32 28.833 95
6/10 211 4.12 3.52 30.167 87.333
13/10 218 4.72 4.2 30.5 80.667
20/10 225 5.28 5.44 31 83.333
27/10 232 5.4 5.64 28.667 91
3/11 239 Mưa lớn
10/11 246 4.04 4.48 24.167 74.667
17/11 253 4.2 4.12 25.667 71
24/11 260 3.72 3.6 23 69.667
1/12 267 3.24 3 24.333 70.333
8/12 274 2.62 2.56
15/12 281 2.04 2.08

39
Khoa N«ng häc Trêng §¹i Häc N«ng
NghiÖp HN
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ViÖt
Hµ BVTV50A

5
mật độ bọ nẹt (con/cây)

Mật độ bọ nẹt trên


4
dong riềng trắng
(con/cây)
3
Mật độ bọ nẹt trên
2 dong riềng đỏ
(con/cây)
1

0
/7

/8

/9

10

2
4/

/1

/1

/1
20

25

15

6/

27

24

15
ngày điều tra

Biểu đồ biểu diễn biến động số lượng trên 2 loại dong riềng vụ thu đông
năm 2008 tại xã Hàm tử huyện Khoái Châu tỉnh Hưng yên

Qua bảng ta thấy vào khoảng hơn 4 tháng đầu sinh trưởng của cây thì bọ nẹt
chưa xuất hiện có thể do trong khoảng thời gian đó thì cây còn non nguồn
dinh dưỡng trong lá còn thấp, do ở cuối vụ trước khi thu hoạch và làm lại đất
nên lượng nhộng bị giảm nhiều và chỉ khi gặp thời tiết ấm áp thì nhộng mới
ngừng ngủ đông để vũ hoá thành ngài rồi mới đẻ trứng trên mặt lá.
Từ cuối tháng 7 đã xuất hiện bọ nẹt nhưng ở mật độ rất thấp có thể do lượng
trưởng thành còn ít nên số lượng trứng còn ở mức thấp hoặc trứng còn chưa
nở do còn gặp điều kiện chưa thích hợp, có thể bắt gặp bọ nẹt trên các tầng
lá cao đang ăn lá.
Đến tháng 8 mật độ vẫn thấp nhưng số lượng bọ nẹt đã tăng lên khá nhanh,
ở khoảng thời gian này chúng tôi có thể bắt gặp bọ nẹt ở tầng lá cao và giữa.
40
Khoa N«ng häc Trêng §¹i Häc N«ng
NghiÖp HN
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ViÖt
Hµ BVTV50A

Ở tầng cao nằm dưới các mặt lá thường nằm trên các lá thứ 2,3 từ trên xuống
thường là bọ nẹt tuổi 1,2 do mới nở từ trứng di chuyển chậm nên thường ở
tầng lá cao. Ở tầng giữa chúng nằm duới các mặt lá, đa số là những con bọ
nẹt tuổi 3 hoặc 4 do nhiệt độ trong khoảng thời gian này là cao nên để tránh
chúng nằm ở dưới tầng lá giữa hoặc thấp.

Tháng 9,10 là hai tháng đỉnh điểm của sự gây hại của bọ nẹt. Mật độ bọ nẹt
lúc này rất cao trung bình trên mỗi cây có thể đạt đến trên 5 con/1 cây. Đây
là thời điểm cây dong riềng bị phá hại nặng nhất. Nhiều cây bị trụi đến 2/3
số lá chủ yếu là các lá tầng trên và giữa làm suy giảm dinh dưỡng của cây
điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của củ dong. Trong thời gian
này nhiệt độ cũng đạt đến mức lý tưởng để bọ nẹt phát triển mạnh nhất.
Tháng 11 mật độ của bọ nẹt cũng đạt mức cao nhưng đã giảm đi khá nhanh
vì vào đầu tháng 11 có 1 đợt mưa nghiêm trọng kéo dài trong nhiều ngày
gây ảnh hưởng đến môi trường sống của bọ nẹt và đây cũng là giai đoạn cây
dong riềng chín sáp nên chất dinh dưỡng trong lá cây không còn phù hợp với
bọ nẹt nữa dẫn đến việc nhiều cá thể chết trên lá.
Từ cuối tháng 11 đến tháng 12 mật độ bọ nẹt giảm rất nhanh chỉ còn ở mức
trung bình điều này có thể giải thích do thời tiết vào đông từ cuối tháng 10
đặc biệt sau trận mưa nhiều nhộng nằm ở sát gốc bị ngập trong nước bị chết
và lượng nhộng lớn đã bước vào giai đoạn ngủ đông nên đã không vũ hoá để
tiếp tục vòng đời nên số lượng bọ nẹt giảm rất nhanh và đến cuối vụ thì mật
độ bọ nẹt là thấp vì số lượng trưởng thành là ít cùng với việc nguồn thức ăn
không phù hợp nữa do đó việc sinh sản gặp nhiều khó khăn hơn.

41
Khoa N«ng häc Trêng §¹i Häc N«ng
NghiÖp HN
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ViÖt
Hµ BVTV50A

Bảng 3: Biến động số lượng bọ nẹt trên 2 loại dong riềng trong vụ thu đông
năm 2008 tại xã Lĩnh Nam quận Hoàng Mai thành phố Hà Nội:

Ngày điều Giai đoạn Mật độ bọ nẹt Mật độ bọ nẹt T(oC) H(%)
tra sinh trên dong trên dong
trưởng riềng trắng riềng đỏ
(ngày) (con/cây) (con/cây)
6/7 – 20/7 119-133 0 0
21/7 134 0.0 0.0 32.5 82.667
28/7 141 0.0 0.0 32.5 82.667
4/8 148 0.0 0.0 34 78.667
11/8 155 0.02 0.04 31 81.667
18/8 162 0.02 0.02 32.167 85
25/8 169 0.08 0.012 32.333 75
1/9 176 0.16 0.22 31 80
8/9 183 0.22 0.34 32 79
15/9 190 0.54 0.5 32.167 85.333
22/9 197 0.84 1.06 32.167 81
29/9 204 1.4 1.48 28.833 95
6/10 211 1.9 2.18 30.167 87.333
13/10 218 2.68 3.04 30.5 80.667
20/10 225 3.46 3.74 31 83.333
27/10 232 3.9 4.32 28.667 91
3/11 239 Mưa lớn
10/11 246 1.54 1.74 24.167 74.667
17/11 253 1.78 1.78 25.667 71
24/11 260 1.22 1.36 23 69.667
1/12 267 0.94 1.12 24.333 70.333
8/12 274 0.58 0.86
15/12 281 0.04 0.08

42
Khoa N«ng häc Trêng §¹i Häc N«ng
NghiÖp HN
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ViÖt
Hµ BVTV50A

5
4.5

4
mật độ bọ nẹt (con/cây)

3.5
Mật độ bọ nẹt trên
3 dong riềng trắng
(con/cây)
2.5
Mật độ bọ nẹt trên
2 dong riềng đỏ
(con/cây)
1.5
1

0.5
0
/7

/9

10
/8
8

2
/1

/1

/1
4/
20

25

15

6/

27

24

15

ngày điều tra

Biểu đồ biểu diễn biến động số lượng sâu non bọ nẹt trên 2 loại dong
riềng vụ thu đông 2008 tại xã Lĩnh Nam quận Hoàng Mai thành phố Hà Nội.

Qua biểu đồ và bảng trên chúng tôi thấy so với vùng sản xuất dong riềng ở
Khoái Châu - Hưng Yên thì ở vùng sản xuất dong riềng ở Lĩnh Nam – Hà
Nội có mật độ sâu non bọ nẹt thấp hơn. Lý do là ở vùng sản xuất ở Lĩnh
Nam có diện tích trồng dong ít hơn so với Khoái Châu. Ở đây người nông
dân không trồng xen với cây chuối, mà chủ yếu trồng xen với các loại rau
thuộc họ thập tự. Do đó lượng nhộng qua đông tồn tại trong đất hoặc tàn dư
cây là ít hơn nhiều so với lượng nhộng ở vùng sản xuất Hưng Yên nên sự
gây hại ở vùng này là nhẹ hơn và tốc độ bùng phát của bọ nẹt là chậm hơn.
Về thời gian thì đỉnh điểm gây hại do sâu non bọ nẹt gây ra cũng rơi vào
khoảng cuối tháng 10 đầu tháng 11 như ở Hưng Yên nhưng mật độ xuất hiện

43
Khoa N«ng häc Trêng §¹i Häc N«ng
NghiÖp HN
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ViÖt
Hµ BVTV50A

và khả năng gây hại thấp hơn do sự vũ hoá muộn của nhộng (vào cuối tháng
8 so với cuối tháng 7 của vùng sản xuất ở Hưng Yên. Nhưng chỉ qua đầu
tháng 11 mật độ giảm rất mạnh từ 3.9 con/cây xuống 1.54 con/cây đối với
dong riềng trắng và từ 4.32 con/cây xuống 1.74 con/cây đối với dong riềng
đỏ vì vùng sản xuất phải trải qua 1 trận mưa rất lớn và lâu làm ảnh hưởng
nặng nề đến khả năng sống của cây. Thời gian sau cho đến khi kết thúc vụ
mùa thì tốc độ giảm của mật độ là rất nhanh do cây mất khả năng phục hồi
sau trận mưa kéo theo lượng dinh dưỡng trong lá và cây bị giảm nặng nề.
Qua 2 vùng sản xuất dong lớn này chúng ta có thể thấy mật độ của bọ nẹt
trên cây dong riềng đỏ có xu thế cao hơn so với cây dong riềng trắng.

4.3. Đặc điểm sinh học của bọ nẹt:


4.3.1. Đặc điểm hình thái của bọ nẹt:
4.3.1.1. Pha sâu non:
Sâu non Bọ nẹt có 5 tuổi trải qua 4 lần lột xác, từ khi trứng nở đến khi hoá
nhộng sâu non trải qua từ khoảng 3 tháng. Tuổi 1 và tuổi 2 cơ thể nhỏ có
nhiều lông tơ màu trắng, cơ thể có màu xanh đậm. Tuổi 3 và tuổi 4 cơ thể
lớn rất nhanh và có màu xanh ngả vàng. Sau lần lột xác thứ 4 thì cơ thể
chuyển sang màu xanh lá cây và cứ như thế cho đến khi đẫy sức hoá thành
nhộng.
Theo như chúng tôi quan sát và ghi lại thì đặc điểm ngoài của sâu non bọ
nẹt được mô tả như sau: Sâu non mình thô ngắn, mặt bụng dẹp bằng, mặt
lưng hơi vồng, đầu bé rụt vào phía trong ngực trước. Cơ thể chia đốt không
rõ. Chân bụng thoái hóa. Phía lưng có mọc nhiều gai lông chia nhánh nối
liền tuyến độc. Trên lưng có 1 dải vạch bao gồm 5 dải màu trong đó ở trong
cùng là dải màu trắng sữa, lấy dải màu trắng đối xúng 2 bên là màu xanh lá
44
Khoa N«ng häc Trêng §¹i Häc N«ng
NghiÖp HN
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ViÖt
Hµ BVTV50A

cây đậm và dải màu vàng chạy dọc từ phần đầu đến cuối cơ thể, xen giữa 2
viền màu xanh và vàng chạy theo dọc cơ thể là các lỗ thở, có 9 cặp lỗ thở
đỗi xứng nhau qua vạch trắng. Lỗ thở nẵm lõm trên lưng, có hình cầu dẹt.
Dọc trên lưng còn có 2 hàng u lông nằm đối xứng qua vạch lưng, có 9 cặp u
lông.8,6,5,4,4,10,5,5,8, 2 u lông ở đỉnh đầu có 5 lông u, 2 u lông bên cạnh
của 2 u lông đỉnh đầu có số lông là 16, 2 u lông ở phần cuối cơ thê có số
lông là 39. Còn lại 16 u lông tương đương với 8 cặp u lông nằm sát ở 2 bên
lườn gần phần chân đối xúng nhau qua vạch màu đều có số lông là 39. Nửa
trên đầu của sợi lông có màu nâu đậm có chứa chất độc để phòng vệ khi có
sự tấn công của bên ngoài, nửa duới có màu xanh đậm trùng với màu của cơ
thể. Giữa 2 hàng lông của 2 bên cơ thể có 1 hàng vết lõm sâu nhìn rõ bằng
mắt thuờng, mỗi hàng có 10 vết lõm, ở đáy của vết lõm có 1 hình que màu
xanh viền vàng ở giữa có 1 lỗ thở(?). Đặc biệt ở vết lõm thứ 5 ở đáy có hình
tam giác màu xanh viền vàng khá rõ khi quan sát bằng mắt thường, và vết
lõm thứ 10 chỉ có 1 lỗ thở không(?). Sâu non bọ nẹt thuộc lớp chân mềm ,
chân bụng thoái hoá. Khi di chuyển phần chân bụng của sâu non uốn nhẹ cơ
thê, phần chân bụng tạo ra 1 gợn hình sóng bắt đầu từ phần cuối cơ thể đến
phần đầu để đẩy cơ thể đi về phía trước và ngược lại khi lùi về đằng sau. Do
phải uốn mình tạo nên lực để di chuyển nên chân bụng của sâu non thường
tiết ra chất dính để cơ thể có thể di chuyển 1 cách chắc chắn nhất, tạo được
độ bám trên lá kể cả khi gặp điều kiện thời tiết bất lợi. Đồng thời khi di
chuyển thì sẽ xuất hiện lực đẩy các chất thải trong cơ thể ở phần bụng xuống
hậu môn và đi ra ngoài cơ thể. Ở duới hàng u lông bên lườn của cơ thể là
phần chân bụng của sâu non. Phần chân bụng có màu trắng nhạt chia 2 làm 2
phần chính và phụ ngăn nhau bởi 1 mép gập. Ở phần phụ tính từ duới phần u
lông bên lườn đến mép gấp, còn phần chính là nằm duới mép gấp. Ở phần
45
Khoa N«ng häc Trêng §¹i Häc N«ng
NghiÖp HN
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ViÖt
Hµ BVTV50A

phụ có 1 hàng lỗ thở(?), từ phần đuôi đến phần đầu có 9 lỗ thở màu vàng
xám nhưng ở 7 lỗ đầu tiên xếp thành hàng nằm ở giữa phần phụ. Lỗ thở tiếp
theo nằm sát ở u lông thứ 8 tính từ cuối cơ thể đến đầu. Còn lỗ thở cuối cùng
nằm trong phần đầu, thường chỉ có thể thấy được khi sâu non vươn đầu ra ăn
lá hoặc di chuyển. Phần chân chính nằm ở dưới cùng của sâu con là bộ phận
trực tiếp tiết ra dich để tăng độ bám dính và bao gồm các cơ bụng để giúp
sâu non di chuyển. Khi sâu non nằm yên thì phần đầu thụt vào nằm sâu
trong môi. Khi sâu non di chuyển thì môi mở phần đầu hé ra để cùng tạo lực
di chuyển, khi sâu non ăn thì phần môi mở rộng phần đầu của sâu non vuơn
ra căng nhất để có thể gập đầu ăn lá. Mắt của sâu non có màu nâu đậm có
hàm trên to dài để đâm vào lá giữ lá yên khi ăn, hàm dưới nhỏ hơn nằm
khuất duới hàm trên. Miệng có cấu tạo kiểu miệng nhai để ngoạm và nghiền
nát thức ăn khi đưa vào cơ thể.
Một số ít mình trơn hoặc có nhiều đốm vân xanh, đỏ rõ rệt. Sâu non phá
hoại lá cây ăn quả, cây rừng và cây công nghiệp lâu năm

46
Khoa N«ng häc Trêng §¹i Häc N«ng
NghiÖp HN
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ViÖt
Hµ BVTV50A

Hình 8. 1 số hình ảnh về pha sâu non bọ nẹt.

4.3.1.2. Pha trưởng thành :


Trưởng thành sau khi vũ hoá từ nhộng có sức sống từ 12 đến 15 ngày.
Trưởng thành dài 12-14 mm, sải cánh rộng 5-6 mm, phần lưng các đốt bụng
có 5 khoang đen, chân phủ nhiều lông màu xám tro, khi đậu trên lá 2 chân
trước quắp lại, 4 chân giữa và sau bám vào lá. Râu đầu sợi chỉ(răng lược)
(?) , mắt kép hình cầu, màu đen xám, vòi được bảo vệ bằng 2 chùm lông.
Cánh trước màu vàng lóng lánh bởi lớp vảy bên ngoài, cánh sau màu vàng
có lớp phấn phủ trên ngoài ra có các đốm đen ở mặt sau cánh.

47
Khoa N«ng häc Trêng §¹i Häc N«ng
NghiÖp HN
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ViÖt
Hµ BVTV50A

48
Khoa N«ng häc Trêng §¹i Häc N«ng
NghiÖp HN
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ViÖt
Hµ BVTV50A

Hình 9. 1 số hình ảnh về pha trưởng thành bọ nẹt.

4.3.1.3. Giai đoạn nhộng :


Khi sâu non đẫy sức nó nhả tơ màu trắng để hoá nhộng. Dấu hiệu để nhận
biết trước khi hoá nhộng là từ 1-2 ngày trước khi hoá nhộng sâu non ít di
chuyển chủ yếu nằm dưới góc lá, cơ thể thường chuyển từ màu xanh lá cây
sang màu vàng nhạt. Nhộng được bao bọc trong một kén tròn trông giống
như hạt cau khô, có chiều dài từ 12-15 mm chiều rộng khoảng từ 8-10mm,
kén mới màu trắng đục rất mềm, sau chuyển màu đen sẫm và vỏ kén khô
cứng lại bảo vệ nhộng qua Đông. Sau khi nhả kén sâu non uốn mình thành
hình tròn, ngửa mặt bụng lên trên. Thường nhộng được hoá trên thân cây ở
tầng sát đất hoặc cuốn vào trong lá ở các lá tầng trung của cây. Nếu gặp điều
kiện ấm áp(>= 25 độ C) thì nhộng sẽ vũ hoá sau khảng thời gian từ 37-42
ngày. Còn nếu thời tiết ko thuận lợi lạnh nhiều thì nhộng sẽ ngủ đông cho
đến khi gặp thời tiết thuận lợi sẽ vũ hoá thành ngài.

49
Khoa N«ng häc Trêng §¹i Häc N«ng
NghiÖp HN
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ViÖt
Hµ BVTV50A

Hình 10. 1 số hình ảnh về pha nhộng bọ nẹt.

4.3.2. Đặc điểm gây hại :


Khi gặp điều kiện thời tiết bất lợi, sâu non bọ nẹt chui xuống sát gốc hoặc
tìm xuống những lá nằm sát đất để hoá nhộng ngủ qua đông. Khi cuối vụ thu
hoạch nhiều nhộng rơi trong đất đợi đến khi gặp điều kiện thuận lợi (trên 25
độ), thường là vào cuối xuân đầu hè (cuối tháng 4) thì vũ hoá thành trưởng
thành. Sau khi vũ hoá thành ngài, ngài thường hoạt động vào đêm ban ngày
thường tìm nơi tối để trú ẩn hoặc nằm sâu ở tầng cây thấp trong ruộng dong
riềng. Đến buổi tối ngài bay ra ăn đêm và đẻ trứng. Trứng nằm ở mặt sau
của lá và được đẻ thành ổ, sau một thời gian thì nở ra sâu non bọ nẹt. Sâu
non ở tuổi đầu rất bé chỉ vài mm, chúng di chuyển ít thường di chuyển thành
nhóm và khi ăn thì chỉ ăn được bề mặt lá. Khi đến tuổi 3 chúng lớn rất nhanh
có khả năng di chuyển nhanh và hay di chuyển, khi đó sâu non thường bò
xuống các lá tầng lá giữa hoặc sang các lá cây khác để tìm nguồn thức ăn
phù hợp đồng thời để tránh điều kiện thời tiết không thích hợp do nắng
nóng. Khi ăn sâu non bọ nẹt thường di chuyển ở mặt dưới lá đến ngọn lá và
bắt đầu cắn từ mép vào trong. Sâu non có sức ăn khoẻ và kích thước lớn rất
nhanh đến tuổi 4 chúng chủ yếu ăn các lá ở tầng lá giữa, theo chúng tôi ghi
50
Khoa N«ng häc Trêng §¹i Häc N«ng
NghiÖp HN
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ViÖt
Hµ BVTV50A

nhận thì có thể sau 3 ngày 1 con sâu non có thể ăn trụi 1 lá dong riềng ở tuổi
4. Đến tuổi 5 sâu non ngừng lột xác và chủ yếu ăn và di chuyển để đợi đến
ngày hoá nhộng. Ở giai đoan tuổi 5 này sâu non có sức sống mạnh và ăn
khoẻ nhất có sức tàn phá mạnh nhất, chúng ăn như vậy trong khoảng thời
gian 44-52 ngày liên tục cho đến khi đẫy sức để hoá thành nhộng. Trước khi
hoá nhộng vài ngày sâu non ăn rất ít và cơ thể chuyển sang màu vàng sẫm
chúng di chuyển xuống tầng lá thấp có nhiều lá để nhả kén trắng tạo thành
vỏ nhổng rồi quận mình nằm trong đó. Sau vài ngày nhộng sẽ thẫm lại có
hình hạch nhân màu nâu tối. Nếu gặp điều kiện thuận lợi sau khi hoá nhộng
38-42 ngày chúng sẽ vũ hoá thành trưởng thành để tiếp tục đẻ ra trứng tiếp
tục vòng đời như trên, còn nếu gặp thời tiết lạnh quá( dưới 25 độ) nhộng bọ
nẹt nằm qua Đông để chờ tới vụ tới gặp điều kiên thuận lợi thì vũ hoá và tiếp
tục vòng đời như trên.

4.3.3. Sự phân bố của sâu non bọ nẹt :


Để xác định tần suất bắt gặp sâu non bọ nẹt trên lá dong riềng ngoài đồng
ruộng chúng tôi tiến hành như sau:
Điều tra 5 lần mỗi lần điều tra 5 cây tại 5 điểm khác nhau. Quan sát 5 lá
trên cùng tính từ trên xuống dưới, xác định số lượng bọ nẹt(tuổi 1 và 2) có
trên mỗi lá và chúng tôi đã thu được kết quả theo bảng dưới đây:
Bảng 4. Sự phân bố của sâu non bọ nẹt (tuổi 1 và 2) trên cây dong riềng

Ngày Số bọ nẹt có trên lá dong riềng đỏ ( con/ lá)


điều Cây 1 Cây 2 Cây 3 Cây 4 Cây 5
tra 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5
21/11 0 0 2 1 0 0 0 1 0 1 0 0 1 1 0 0 0 3 2 1 0 0 1 2 0
26/11 0 0 0 0 1 0 1 3 1 0 0 0 0 2 1 0 0 1 0 1 0 0 1 0 0
51
Khoa N«ng häc Trêng §¹i Häc N«ng
NghiÖp HN
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ViÖt
Hµ BVTV50A

1/12 0 0 2 0 1 0 0 2 1 1 0 1 0 0 2 0 0 1 1 0 0 0 1 0 2
1
6/12 0 0 9 1 1 0 0 3 1 0 0 0 1 0 1 0 0 1 1 1 0 0 0 1 1
11/12 0 1 1 0 2 0 0 1 2 0 0 0 2 0 0 0 0 1 1 0 0 0 0 1 0
Tổng 0 1 1 2 5 0 1 1 5 2 0 1 4 3 4 0 0 1 5 3 0 0 3 4 3
4 0 7

Dựa vào kết quả trên chúng tôi thấy rằng sâu non bọ nẹt( tuổi 1 và 2) có
thể bắt gặp từ lá thứ 2 từ trên xuống nhưng tập trung nhiều ở 3 lá dưới đặc
biệt là ở lá thứ 3. Có thể nói dinh dưỡng ở lá thứ 3 rất phù hợp cho sâu non
bọ nẹt và đó cũng là một phần thuộc tính của trưởng thành bọ nẹt (thường
chọn lá thứ 3 hoặc thấp hơn 1 chút để đẻ trứng). Vì vậy để thuận lợi cho quá
trình nghiên cứu sau này, trong quá trình điều tra và quan sát chúng ta chỉ
cần quan sát kĩ mặt dưới các lá thứ 3,4,5 thì khả năng bắt được sâu non bọ
nẹt là rất cao.

4.3.4. Thời gian phát dục của bọ nẹt qua các giai đoạn sinh trưởng và
phát triển trong phòng thí nghiệm :
Bảng 5: Thời gian phát dục của bọ nẹt qua các giai đoạn sinh trưởng và
phát triển trong phòng thí nghiệm :

Số cá Thời gian phát dục (ngày)


Ẩm độ
Tuổi thể Nhiệt độ
TB
sâu theo Thấp TB (0C)
Cao nhất TB±Δ (%)
dõi nhất

(con)
Tuổi 3 30 9 7 7.77±0.11 32.22 82.237
Tuổi 4 30 8 6 6.93±0.11 30.861 86.611

52
Khoa N«ng häc Trêng §¹i Häc N«ng
NghiÖp HN
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ViÖt
Hµ BVTV50A

Tuổi 5 30 52 44 47.9±0.34 29.82 87.26


Nhộng 30 41 38 39.47±0.14 25.433 74.978
Trưởng
30 15 12 13.6±0.16
thành 25.433 74.978

Qua bảng 5 chúng tôi nhận thấy trong tất cả các pha phát dục thì sâu non
tuổi 4 có thời gian phát dục ngắn nhất 6.93±0.11 ngày và sâu non tuổi 5 có
thời gian phát dục dài nhất 47.9±0.34 ngày. Thời gian phát dục của nhộng là
tương đối dài 39.47±0.14 ngày. Trưởng thành cũng có thưòi gian phát dục
tương đối ngắn là 13.6±0.16 ngày. Từ kết quả nghiên cứu này chúng ta có
thể xác định thời điểm phun thuốc hiệu quả nhất đặc biệt ở sâu non tuổi 4 và
5 nhằm bảo đảm được năng suất vì đây là 2 giai đoạn gây mức phá hại nặng
nề nhất.

4.3.5. Sự phát triển về kích thước cơ thể của bọ nẹt qua các giai đoạn
sinh trưởng và phát triển trong phòng thí nghiệm :
Bảng 6: sự phát triển về chiều dài cơ thể của bọ nẹt qua các giai đoạn sinh
trưởng và phát triển trong phòng thí nghiệm :

Số cá Chiều dài cơ thể(mm)


Ẩm độ
Tuổi thể Nhiệt độ
TB
sâu theo Thấp TB (0C)
Cao nhất TB±Δ (%)
dõi nhất
(con)
Tuổi 3 30 11 10 10.82±0.07 32.22 82.237
Tuổi 4 30 16 14.5 15.12±0.09 30.861 86.611
Tuổi 5 30 19 17 18.3±0.12 29.82 87.26
Nhộng 30 14.5 12.5 13.7±0.08 25.433 74.978
53
Khoa N«ng häc Trêng §¹i Häc N«ng
NghiÖp HN
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ViÖt
Hµ BVTV50A

Trưởng
30 12.5 11 11.97±0.08
thành 25.433 74.978

Bảng 7: Sự phát triển về chiều rộng cơ thể của bọ nẹt qua các giai đoạn sinh
trưởng và phát triển trong phòng thí nghiệm

Số cá Chiều rộng cơ thể(mm)


Ẩm độ
Tuổi thể Nhiệt độ
TB
sâu theo Thấp TB (0C)
Cao nhất TB±Δ (%)
dõi nhất

(con)
Tuổi 3 30 4.5 4 4.17±0.04 32.22 82.237
Tuổi 4 30 6 5 5.77±0.06 30.861 86.611
Tuổi 5 30 7.5 6.5 6.83±0.05 29.82 87.26
Nhộng 30 9 8 8.75±0.05 25.433 74.978
Trưởng
30 6 5 5.68±0.07
thành 25.433 74.978

Qua bảng 6 và bảng 7 chúng tôi thấy rằng giữa các tuổi sâu có sự thay đổi
về kích thước cơ thể là khác nhau. Kích thước cơ thể tăng nhanh khi sâu non
lột xác chuyển từ tuổi 3 sang tuổi 4 là nhanh nhất. Chiều dài tăng từ 10.82
đến 15.12 mm và chiều rộng tăng từ 4.14 đến 5.77 mm trong vòng từ 7 đến
9 ngày. Kích thước cơ thể tăng chậm từ tuổi 4 sang tuổi 5. Chiều dài tăng từ
15.12 đến 18.13 mm và chiều rộng tăng từ 5.77 mm đến 6.83 trong vòng từ
6 đến 8 ngày. Kích thước cơ thể sâu non tăng rất chậm từ tuổi 5 đến 1 ngày
trước khi hoá nhộng. Chiều dài tăng từ 18.13 đến 24.42 mm và chiều rộng
tăng từ 6.83 mm đến 8.93 trong vòng từ 44 đến 52 ngày.

54
Khoa N«ng häc Trêng §¹i Häc N«ng
NghiÖp HN
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ViÖt
Hµ BVTV50A

Như vậy qua theo dõi tốc độ tăng trưởng về kích thước ở giai đoạn sâu non
tuổi nhỏ thì tốc độ tăng trưởng nhanh hơn ở giai đoạn sâu non tuổi lớn. Do
đó chúng ta cần tiến hành phòng trừ sâu non tuổi nhỏ càng sớm càng tốt.

4.3.6 Ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng sống của sâu non bọ nẹt
(tuổi 4 và 5) trong tủ định ôn :
Cách tiến hành: thả 30 con sâu non bọ nẹt tuổi 4 vào 30 hộp nuôi sâu.
Đánh dấu các hộp nuôi sâu cẩn thận rồi đưa vào trong tủ định ôn. Lần lượt
để các ngưỡng nhiệt độ là 30, 25, 20. Với ngưỡng nhiệt độ chúng tôi đều
quy định độ ẩm là 70%. Hàng ngày thay lá ghi lại thời gian sống của mỗi
sâu non ở tuổi 4 rồi lột xác sang tuổi 5 cho đến khi hoá nhộng để tính tỷ lệ
sống. Và kết quả được thể hiện qua bảng sau :

Bảng 8: Tỷ lệ sống (%) của sâu non bọ nẹt (tuổi 4 và 5) qua các ngưỡng to
trong tủ định ôn

To Tỷ lệ sống (%)
Tuổi 4 Tuổi 5
20 100% 100%
25 93.33% 32.14%
30 40% 0%

Theo kết quả của bảng chúng tôi thấy tỷ lệ sống của sâu non giảm dần về các
tuổi sau khi nhiệt độ tăng dần. Nhiệt độ càng cao thì khả năng sống của sâu
non bọ nẹt càng thấp và ngược lại nhiệt độ mát và lạnh thì khả năng sống
của sâu non bọ nẹt càng cao. Như vậy chúng ta có thể kết luận tại nhiệt độ
càng cao thì sức sống của sâu non bọ nẹt càng giảm.

55
Khoa N«ng häc Trêng §¹i Häc N«ng
NghiÖp HN
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ViÖt
Hµ BVTV50A

4.3.7. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến thời gian phát dục và tỷ lệ sống của
sâu non bọ nẹt tuổi 5 trong tủ định ôn :
Cách tiến hành : đưa 20 con sâu non bọ nẹt tuổi 5 vào 20 hộp nuôi sâu.
Đánh dấu các hộp nuôi sâu cẩn thận rồi đưa vào trong tủ định ôn. Lần lượt
để các ngưỡng nhiệt độ là 30, 25, 20. Với ngưỡng nhiệt độ chúng tôi đều
quy định độ ẩm là 70%. Hàng ngày thay lá ghi lại thời gian phát dục của mỗi
sâu non tuổi 5 cho đến khi hoá nhộng để tính tỷ lệ sống. Và kết quả được thể
hiện qua bảng sau :

Bảng 9 : Tỷ lệ sống (%) của sâu non bọ nẹt (tuổi 5) qua các ngưỡng to trong
tủ định ôn

To Tỷ lệ sống (%) Thời gian phát dục

20 100% 46.15
25 32.14% 46.78
30 0% x

Dựa theo kết quả thu được chúng tôi thấy tỷ lệ sống của sâu non tuổi 5 càng
lớn khi gặp điều kiện thời tiết mát lạnh. Thời gian phát dục từ đó cũng được
thu ngắn dần. Do gặp điều kiện sống thuận lợi nên sâu non có khả năng đãy
sức nhanh hơn và khi đó thời gian phát dục sẽ ngắn lại hơn.

4.4. Hiệu lực môt số thuốc trừ sâu trong việc phòng trừ bọ nẹt:

56
Khoa N«ng häc Trêng §¹i Häc N«ng
NghiÖp HN
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ViÖt
Hµ BVTV50A

Biện pháp hoá học là một trong những biện pháp quan trọng trong bảo vệ
thực vật để đảm bảo năng suất cây trồng. Tuy nhiên mỗi loại thuốc hoá học
lại có hiệu lực trừ bọ nẹt nhất định. Việc lựa chọn thuốc trừ bọ nẹt thích hợp
sẽ đem lại hiệu quả cao cho công tác phòng trừ. Ngược lại nếu chọn thuốc
không thích hợp vừa không đạt được kết quả như mong muốn, vừa gây ra
những hậu quả không lường hết được.
Do đó chúng tôi tiến hành thí nghiệm đánh giá hiệu lực trừ bọ trĩ của 3 loại
thuốc trừ sâu thường được sử dụng là Polytrin 440 EC, PaDan 95 SP,
Owatox 400 ND với nồng độ khuyến cáo sử dụng ghi trên nhãn thuốc lần
lượt là 0.06%; 0.15%; 0.25%; đối chứng phun bằng thuốc lã.
Kết quả thí nghiệm thể hiện trong bảng sau:

Bảng 10 : Hiệu lực của một số thuốc trừ sâu trong việc phòng trừ bọ nẹt

Tên Nồng Mật độ bọ nẹt (con/cây) Hiệu lực thuốc (%) sau
thuốc độ Trước Sau phun (ngày) phun (ngày)
(%) phun 3 7 14 3 7 14
Polytrin 0.06 5.15 1.24 1.52 1.89 76.15 71.57 64.39
440 EC
PaDan 0.15 5.03 1.57 1.93 2.10 69.03 63.04 59.49
95 SP
Owatox 0.25 5.37 0.26 0.53 0.78 95.20 90.49 85.91
400 ND
Đối 0 5.23 5.28 5.43 5.39
chứng

Chúng tôi thấy 3 loại thuốc trừ sâu trên có hiệu lực của mỗi loại khác nhau.
Thuốc Owatox 400 ND có hiệu lực cao nhất (95% sau phun 3 ngày, 90% sau

57
Khoa N«ng häc Trêng §¹i Häc N«ng
NghiÖp HN
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ViÖt
Hµ BVTV50A

phun 7 ngày, 86% sau phun 14 ngày), Polytrin 440 EC có hiệu lực thấp hơn
(76% sau phun 3 ngày, 72% sau phun 7 ngày, 64% sau phun 14 ngày),
PaDan 95 SP có hiệu lực thấp nhất (69% sau phun 3 ngày, 63% sau phun 7
ngày, 59% sau phun 14 ngày). Nhìn chung cả 3 loại thuốc trên đều có hiệu
lực trừ bọ nẹt cao nhất chỉ sau 3 ngày phun thuốc, sau đó hiệu lực thuốc
giảm dần.

Phần 5
Kết luận và đề nghị
58
Khoa N«ng häc Trêng §¹i Häc N«ng
NghiÖp HN
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ViÖt
Hµ BVTV50A

1. Kết quả:
Qua quá trình thực hiện đề tài từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2008 chúng tối
đã thu được những kết quả và rút ra được kết luận sau:
Nắm được tình hình gây hại của bọ nẹt trên cây dong riềng tại xã Hàm Tử
huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên và xã Lĩnh Nam quận Hoàng Mai thành
phố Hà Nội.
Đã xác định được thành phần sâu hại trên dong riềng ở vùng sản xuất
Hưng Yên và vùng phụ cận gồm 10 loại sau: sâu khoang, sâu cuốn lá, sâu
róm, châu chấu, bọ net, câu cấu, bọ cánh cứng, sâu đo, sâu kèn, rệp. Trong
đó có những loài sâu hại chính là bọ nẹt, châu chấu, sâu kèn.
Nắm được đặc điểm hình thái, đặc điểm gây hại của bọ nẹt :
- Sâu non bọ nẹt có 5 tuổi có thời gian gây hại trên cây khoảng 3 tháng,
ưa thích điều kiện thoáng mát 25-30 độ C
- Nhộng bọ nẹt nằm trong lá sau 38-41 ngày thì vũ hoá, gặp thời tiết lạnh
dưới 25 độ C sẽ ngủ đông
- Trưởng thành bọ nẹt là ngài đêm có sức sống 12-15 ngày thường đẻ
trứng ở mặt dưới các lá ngọn.
Loại thuốc phù hợp để phòng trừ bọ nẹt là Owatox 400ND
Xác định được thời điểm phát sinh điều kiện thích hợp và không thích hợp
đến quá trình sinh trưởng phát triển của bọ nẹt để qua đó có được phương
pháp phòng trừ hiệu quả nhất.

2. Đề nghị:

59
Khoa N«ng häc Trêng §¹i Häc N«ng
NghiÖp HN
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ViÖt
Hµ BVTV50A

Tăng cường tuyên truyền và phổ biến những kiến thức mới cho bà con
nông dân và cán bộ BVTV về bọ nẹt để giảm thiểu khả năng gây hại của bọ
nẹt.
Qua mỗi vụ dong riềng thì làm lại đất trồng, dọn dẹp sạch các tàn dư của
cây để tiêu diệt nhộng bọ nẹt ngủ đông.
Không nên trồng xen với cây chuối vì làm xuất hiện các loại bọ nẹt chuối
gây hại trực tiếp trên cây dong riềng.
Nghiên cứu và hoàn thành 2 giai đoạn còn lại là pha trứng và pha sâu non
của bọ nẹt.
Nghiên cứu thêm về các thành phần thiên địch hoặc các biện pháp sinh học
để tránh việc lạm dụng thuốc hoá học gây ảnh hưởng đến môi trường.

60
Khoa N«ng häc Trêng §¹i Häc N«ng
NghiÖp HN
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ViÖt
Hµ BVTV50A

Phần 6.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG NƯỚC NGOÀI.

1. Baker JR. Insect and related pests of flowers and foliage plant: Some
importance, common and potential pest in the southeastern united
state, North Crolina State university. 2000
2. Common, I.F.B.(1970). Lepidoptera. In CSIRO (D.F. Water house,
ed), Insect of Australia p. 865. Melbourne: Melbourne University
press.
3. Cooke, Ian.(2001). The gardeners Guide to Growing Canna, Timber
press. ISBN 978-0881925135.
4. Epstein, ME.1996. Revision and phylogeny of the limacodidae-Group
families, with evolutionary studies on Slug cartepillar (Lepidoptera:
Zygaenoidae). Smithsonian contribution to Zoology, No. 582.
5. Fracker, S.R (1915). The classification of Lepidoptera Larvae. Illinois
biologycal Monograpl, University of Illinois press.
6. Growing Canna Home Canna pest and diseases (top) 2007-2008
cooltropical plant.com
7. Inoue, H (1986). Two new species and some synonymic on the
Limacodidae from Japan and Taiwan. Tinea 12: 73-79
8. Japanese Beetle control stratigies.

61
Khoa N«ng häc Trêng §¹i Häc N«ng
NghiÖp HN
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ViÖt
Hµ BVTV50A

9. Kalsoven, L.G.E.(1950). Deplagen Van De Cultuurgewasser in


Indonesia – Grave Bandung: Van hoeve.
10.Kalsoven, L.G.E.(1981). The pest of crop in Indonesia revised and
translated by P.A Laan with G.H.L Rothschild. Jakarta: P.T. Ichtiar
Barn-Van Hoeve.
11.Kimball, C.P.1965. The Lepidoptera of Florida: An annotated check
list. Division of plant idustry, State of Florida Department of
Agriculture, Gainesville, Florida.
12.Klein, Michael.1998. Japanese beetle: The continuing struggle to
achieve successful biological control. Midwest biological control
news, V(8) Retrieved July 11,2005.
13.Khoshoo.T.N. and Guha.1.- Origin and evolution of cultivated
Cannas. Vikus publishing house.
14.Lill.JT, RT Marquis, RE . Fforkner, J. Lecorff, N. Holmberg and
NA.barber.2006. Leaf pubescent afects distribution and abundance of
generalist Slug caterpillars (lepidoptera: limacodidae) Environment
Entomology 35 (3):797-806.
15.Managing adult Japanese beetle.
16.Marsall.SA.2006.Insects: Their natural history and diversity. Fivefly
books.
17.Mens Movie gallery, Spider mite used for demonstrating.
18.Moshe.E.1916. A classification of the Lepidoptera based on
characters of the pupa. Bull St. Lab. Nat. hist. 12:17-159
19.Pulmass. 1985.195. Cannaceae. And Mass,P.J.M and
H.Mass.1988.223. cannaceae.
20.Pest- Selfsufficientish-Pest.
62
Khoa N«ng häc Trêng §¹i Häc N«ng
NghiÖp HN
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ViÖt
Hµ BVTV50A

21.Plant pest handbook Files/PPhc/PPhcann.htm


22.Quitance AL.1898. Three injurious insects: bean leaf-Roller, corn
delphax, canna leaf. Roller. Florida Agricultural Experiment station
Buletin 45: 53-74.
23.Tanaka, N.2001. Taxonomic revision of the family Cannaceae in the
new world and Asia. Makinoaser. 2,1: 34-43.
24.Wagner, DL.2005. Caterpillar of Eastern North American, princeton
University press.

TIẾNG VIỆT.

25.Cục bảo vệ thực vật. 1995. Phương pháp điều tra phát hiện sâu bệnh
hại cây trồng, tập 2, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà nội
26.Bộ môn côn trùng, Khoa nông học-Trường ĐHNNI Hà nội. Giáo trình
côn trùng chuyên khoa. Nhà xuất bản nông nghiệp 2004. tr 21, 126-
127.
27.Lý Ban (1963) Kinh nghiệm trồng và chế biến cây Dong riềng. Nhà
xuất bản Nông thôn 1963 Tr 10.
28.Nguyễn Thị Ngọc Huệ, Đinh Thế Lộc. Cây có củ và Kỹ thuật thâm
canh. Nhà xuất bản lao động xã hội.2005 tr 25.
29.Nguyễn Viết Tùng. Giáo trình côn trùng Đại cương. Nhà xuất bản
nông nghiệp 2006. tr 78-88.
30.Trương Văn Hộ 1993. Điều tra thành phần sâu bệnh hại Dong riềng.
Báo cáo khoa học-Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp việt nam 1993.
31.Trương Văn Hộ 1993. Hướng dẫn kỹ thuật trồng Dong riềng 1993.
Trung tâm nghiên cứu cây có củ 1993.
63
Khoa N«ng häc Trêng §¹i Häc N«ng
NghiÖp HN
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ViÖt
Hµ BVTV50A

32.Trương Văn Hộ, Enrique Chujoy 1993. Điều tra nghiên cứu nguồn
gen và đặc tính sinh vật học cây Dong riềng ở Việt nam 1993. Báo
cáo khoa học 1993-Trung tâm nghiên cứu cây có củ 1993
33.Trương Văn Hộ, Nguyễn Thị Ngọc Huệ 1996. Tài nguyên cây có củ ở
Việt nam trong tài nguyên di truyền thực vật ở Việt nam. Nhà xuất
bản nông nghiệp.
34.Trương Văn Hộ và Bùi Thanh Hảo. Nghiên cứu nguồn Gen Cây có củ
ở Việt nam 1995 “ Nghiên cứu về Dong riềng ở Việt nam” ISBN 971-
91361-3-8.

64
Khoa N«ng häc Trêng §¹i Häc N«ng
NghiÖp HN

You might also like