You are on page 1of 6

Sv: Hoàng Thị Thu Hằng

Lớp: QLKT 48B


Môn: Khoa học quản lý II

Đề bài: Xác định tên một tổ chức mà em quan tâm, những công cụ
quản lý nào đã được sử dụng trong tổ chức đó, chúng có những ưu, nhược
điểm gì? Nêu sáng kiến đổi mới và hoàn thiện công cụ nêu trên.

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

I. Giới thiệu về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)
I.1. Ngày thành lập
- BIDV được thành lập ngày 26/4/1957 với tên gọi Ngân hàng Kiến
thiết Việt Nam
- Ngày 26/41981chuyển thành Ngân hàng đầu tư và xây dựng Việt Nam
- Ngày 14/11/1990 chuyển thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam
I.2. Nhiệm vụ
- Kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực về tài chính, tiền tệ, tín dụng, dịch
vụ ngân hàng và phi ngân hàng phù hợp với quy định của pháp luật, không
ngừng nâng cao lợi nhuận của ngân hàng, góp phần thực hiện chính sách tiền
tệ quốc gia, phục vụ phát triển đất nước.
I.3. Phương châm hoạt động
- Hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động của BIDV
- Chia sẻ cơ hôi - Hợp tác thành công
I.4. Mục tiêu hoạt động
- Trở thành ngân hàng chất lượng – uy tín hàng đầu Việt Nam
I.5. Chính sách kinh doanh
- Chất lượng - tăng trưởng bền vững - hiệu quả an toàn
I.6. Khách hàng - đối tác
- Là cá nhân, doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng, công ty tài chính
- Có quan hệ hợp tác kinh doanh với hơn 800 ngân hàng trên thế giới
- Là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Châu Á, Hiệp hội Ngân hàng
ASEAN, Hiệp hội các định chế tài chính phát triển Châu Á - Thái Bình
Dương (ADFIAP), Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam.
I.7. Sản phẩm dịch vụ
- Ngân hàng cung cấp đầy đủ, trọn gói các dịch vụ ngân hàng truyền
thống và hiện đại
- Bảo hiểm: Bảo hiểm, tái bảo hiểm tất cả các loại hình nghiệp vụ bảo
hiểm phi nhân thọ
- Chứng khoán: Môi giới chứng khoán; lưu ký chứng khoán; Tư vấn đầu
tư (doanh nghiệp, cá nhân); bảo lãnh, phát hành; Quản lý danh mục đầu tư
- Đầu tư tài chính:
+ Chứng khoán (trái phiếu, cổ phiếu…)
+ Góp vốn thành lập doanh nghiệp để đầu tư các dự án
BIDV đã, đang và ngày càng nâng cao được uy tín về cung ứng sản
phẩm dịch vụ ngân hàng đồng thời khẳng định giá trị thương hiệu trong lĩnh
vực dự án, chương trình lớn của Đất nước.
I.8. Cán bộ công nhân viên
Hơn 12000 người, làm việc chuyên nghiệp, nghiêm túc và hiệu quả, đặc
biệt có kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư phát triển, là thế mạnh cạnh tranh
của BIDV.
II. Các công cụ lãnh đạo
Với phương châm coi đội ngũ người lao động là nhân tố chủ yếu quyết
định sự thành công hay thất bại của ngân hàng, HĐQT và Ban TGĐ đã hết
sức quan tâm đến việc phát triển và củng cố đội ngũ CBNV, chăm lo đời sống
vật chất và tinh thần cho anh em. Điều này thể hiện ở chỗ BIDV luôn tuân thủ
tốt các quy định của Bộ Luật lao động, các chế độ, chính sách của nhà nước,
tạo những điều kiện thuận lợi cho CBNV trong công tác, học tập, thăng tiến.
Đời sống vật chất của anh chị em ngày càng được nâng cao, mức thu nhập
năm sau tăng rõ rệt so với năm trước.
II.1. Các phương pháp kinh tế:
2.2.1. Lương và phụ cấp
Ngoài lương cơ bản được nhận tuỳ theo chức danh và vị trí công tác theo
hệ thống bảng lương do hội đồng quản trị ban hành trong từng thời kì và có
tính cạnh tranh, tuỳ theo kết quả kinh doanh hàng năm của từng đơn vị, cán bộ
nhân viên BIDV còn được hưởng lương kinh doanh; được hưởng phụ cấp thu
hút, phụ cấp rủi ro, phụ cấp thâm niên; phụ cấp độc hại; phụ cấp đi lại, phụ cấp
điện thoại di động; phụ cấp ăn trưa; chế độ công tác phí, trợ cấp xa gia đình
(nếu được điều động đi công tác dài hạn cách xa nơi cư trú), trợ cấp khó khăn
và các chế độ trợ cấp khác được hưởng theo quy định của luật Lao động.
2.2.2. Chế độ thưởng phát huy sáng kiến, nghiên cứu khoa học và đổi mới
công nghệ
BIDV luôn quan tâm đến việc phát huy các sáng kiến, các việc làm tiết
kiệm vật tư – chi phí, các ý tưởng trong đổi mới quy trình làm việc hay đổi
mới công nghệ, nghiên cứu khoa học… và có chế độ thưởng hết sức hấp dẫn.
II.2. Các hoạt động đoàn thể, hoạt động khác
II.2.1.Công đoàn
Tổ chức công đoàn BIDV luôn chăm lo đời sống cho CBCNV, có chính
sách khuyến khích, động viên người lao động và có tiếng nói quan trọng đối
với chính quyền. Cụ thể:
- Chia sẻ và lo toan cùng gia đình nhân viên khi có việc hiếu, hỉ…
- Tổ chức các hoạt động khám sức khoẻ định kỳ
- Kết hợp với Đoàn thanh niên tổ chức nghỉ mát, tham quan cho
CBCNV, cũng như thực hiện các hoạt động phong trào như tổ chức Tết thiếu
nhi, Tết Trung thu, Giải bóng đá thường niên, giải tennis…
II.2.2.Chi bộ Đảng
BIDV đã thành lập Chi bộ Đảng tại các Chi nhánh; riêng khu vực Hà
Nội, BIDV đã được nâng cấp thành Đảng bộ. Tổ chức Đảng đã góp tiếng nói
quan trọng phát triển Đảng viên mới, BIDV là môi trường thuận lợi để các
bạn trẻ phấn đấu vì hoài bão, lý tưởng của bản thân.
II.2.3.Đoàn Thanh niên
BIDV duy trì hoạt động Đoàn thanh niên tại tất cả các đơn vị, từ hội sở
đến chi nhánh và các công ty trực thuộc. Tổ chức Đoàn thanh niên hoạt động
rất sôi nổi, đóng góp tốt cho hoạt động chung của Ngân hàng. Đoàn thanh
niên thực sự là một nhân tố tích cực gắn kết các nhân viên thành một khối
đoàn kết thân ái. Trong những năm vừa qua, BIDV rất tích cực tham gia
phong trào văn nghệ, thể thao của địa phương và NHNN tổ chức và đã mang
về những thành tích rất đáng khích lệ, nhiều huy giải huy chương vàng của
Hội doanh nghiệp trẻ và các phong trào văn nghệ của ngành ngân hàng.
II.2.4. Bản tin BIDV: được phát hành hàng tháng, là một món ăn tinh thần
bổ ích, hấp dẫn. Bản tin là nơi CBCNV BIDV trao đổi kiến thức nghiệp vụ, bày tỏ
tâm tư nguyện vọng và cùng vui cười thư giãn sau những lúc làm việc căng thẳng.
II.3. Phương pháp hỗ trợ đào tạo
- BIDV rất quan tâm đến công tác đào tạo, phát triển đội ngũ CBCNV,
coi đây là một trong những mục tiêu cơ bản của quản trị nhân sự ngân hàng.
BIDV thường xuyên tổ chức cho nhân viên tham dự các khoá đào tạo trong và
ngoài nước, các khoá đào tạo của NHNH, Hiệp hội ngân hàng, các tổ chức
giáo dục có uy tín khác.
- Đối với các CBCNV tự đi học các khóa học phù hợp với hoạt động
ngân hàng, BIDV cũng có hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ chi phí như trợ cấp
tiền lương, tiền tàu xe, tiền học phí…
II.4. Chế độ nghị phép, nghỉ lễ
- Số ngày phép: 14ngày/năm. Cứ mỗi thâm niên 5 năm làm việc thì
CBCNV BIDV được hưởng thêm 1 ngày phép.
- Nghỉ lễ, Tết: theo đúng các quy định của Bộ Luật Lao động
III. Ưu, nhược điểm của các công cụ lãnh đạo trên và một số giải pháp
khắc phục
3.1. Các phương pháp kinh tế
3.1.1. Ưu điểm
- Tạo động lực thúc đẩy các CBCNV tích cực làm việc
- Tác động nhạy bén, linh hoạt, phát huy được tính chủ động, sang tạo
của các nhân viên
- Mở rộng quyền hành động cho các nhân viên, đồng thời tăng trách
nhiệm cho họ.
- Giúp các nhà lãnh đạo giảm được việc điêu hành, kiểm tra đôn đốc chi
ly, vụn vặt mang tính chất sự vụ hành chính, nâng cao ý thức kỷ luật tự giác
của nhân viên.
- Tạo ra sự quan tâm vật chất thiết thân, chứa đựng nhiều yếu tố kích
thích kinh tế nên hướng nhân viên lựa chọn phương án hành động, bảo đảm
cho lợi ích chung của hệ thống cũng được thực hiện.
3.1.2. Nhược điểm
Đòi hỏi các cán bộ quản lý phải có đủ trình độ và năng lực về nhiều
mặt. Bởi vì sử dụng các phương pháp kinh tế phải hiểu biết và thành thạo các
vấn đề kinh tế, đồng thời phải có phẩm chất đạo đức vững vàng.
3.1.3. Một số giải pháp
- Để nâng cao hiệu quả sử dụng các phương pháp kinh tế cần phải hoàn
thiện hệ thống đòn bẩy kinh tế, nâng cao năng lực vận dụng các quan hệ hàng
hoá - tiền tệ, quan hệ thị trường.
- Thực hiện sự phân cấp đúng đắn giữa các cấp quản lý.
3.2. Các hoạt động đoàn thể, hoạt động khác
3.2.1. Ưu điểm
- Tạo nên sự tác động, khích lệ tinh thần rất lớn cho các nhân viên. Tạo
môi trường làm việc thoải mái, thân thiện cho các nhân viên.
- Tạo dựng tinh thần đoàn kết, thân ái như một gia đình trong BIDV
- Giáo dục tổ chức kỷ luật, sự hoà đồng, hỗ trợ và bảo vệ lẫn nhau giữa
các nhân viên.
- Xoá bỏ các luồng tư tưởng và các thói quen tâm lý xấu gây hại cho sự
hoạt động và phát triển của BIDV.
3.2.2. Nhược điểm
- Các tổ chức công đoàn, chi bộ Đảng và Đoàn Thanh niên hoạt động
chưa thực sự hiệu quả, nhiều khi gây lãng phí thời gian và tiền bạc.
- Chưa thực sự gắn kết các nhân viên với nhau trong tổ chức, vai trò của
tổ chức công đoàn chưa phát huy hết hiệu quả của mình.
3.3. Phương pháp hỗ trợ đào tạo
3.3.1. Ưu điểm
- Nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cùng các kỹ năng
khác từ đó tạo ra giá trị lớn nhất cho bản thân nhân viên và Ngân hàng.
- Qua quá trình đào tạo, nhân viên xác định được mục tiêu phát triển
của bản thân phù hợp với mục tiêu phát triển của Ngân hàng.
3.3.2. Nhược điểm
- Gây tốn kém về tiền bạc, thời gian mà kết quả học tập của nhân viên
không đạt được như mong muốn.

You might also like