You are on page 1of 3

Lê văn cường : bài làm về câu hỏi của cuơng đó dể bổ xung vào bài công nghệ nhé thank

you chúc các ban nam moi vi ve va thanh cong trong cuoc sống viet nam vo dịch

Câu1 : Là nhà quản trị bạn làm gì giúp cho nông dân những lúc rảnh rỗi
Là một nhà quản trị thì tôi sẽ giúp cho nông dân về công việc đồng án của mình sau khi
kết thúc mùa màng .họ có thể trồng xen canh vào , đồng ruộng của họ ví dụ như các loại
họ đậu , các laọi rau ( như rau muống ,rau lan , ….)
Ngoài ra họ có thể cải tạo đất bằng nhiều cách khác nhau như tròng xen canh cũng có
thể cải tạo đất rất hiệu quả

L
Để tìm hiểu sự xuống dốc của cây bông vải, chúng tôi về các huyện Tuy Phước, An Nhơn
- các địa phương có chương trình phát triển cây bông vải của tỉnh. Ông Trần Duy Tranh,
cán bộ kỹ thuật Phòng NN-PTNT Tuy Phước cho biết: “Vụ sản xuất đông-xuân năm nay,
toàn huyện chỉ thực hiện được 1,5 ha bông vải do Trạm BVTV huyện triển khai làm mô
hình thí điểm IPM. So với vụ bông năm trước, thì năm nay diện tích đạt không bằng 1/3,
nhiều vùng đất năm ngoái nông dân trồng bông vải khá lớn như Phước Thành, Phước An,
Phước Mỹ…, thì vụ này không còn thấy bóng dáng cây bông đâu cả.” Còn ở An Nhơn,
vụ bông năm ngoái toàn huyện thực hiện được 56,54 ha, thì trong vụ sản xuất này chỉ còn
8,45 ha. Những bãi đất soi ven sông xã Nhơn Thành từng được xem là khá triển vọng cho
phát triển cây bông, giờ đây nông dân chỉ trồng các loại cây trồng cạn như đậu nành, đậu
phụng, và rau đỗ các loại...
* Tương lai cây bông vải…?
Liệu đến năm 2005 toàn tỉnh sẽ có khoảng 3.000 - 4.000 ha cây bông vải như NQ của
Đảng bộ tỉnh đã đề ra? Đó vẫn là câu hỏi còn nhiều trăn trở. Với thực tế phát triển diện
tích cây bông vải như hiện nay, cho thấy khả năng Bình Định khó đạt được diện tích
bông vải như mong muốn trong vài ba năm tới. Đó là chưa nói về lâu dài, chủ trương của
tỉnh sẽ hình thành vùng nguyên liệu bông để xây dựng Nhà máy dệt sợi liên hợp trên địa
bàn tỉnh. Và vì thế, cây bông vải đang là một thách thức đối với ngành nông nghiệp Bình
Định.
Ông Nguyễn Văn Thiện cho chúng tôi biết thêm: Hiện nay chủ trương của ngành nông
nghiệp là chỉ chú trọng phát triển cây bông vải ở những diện tích đảm bảo nước tưới tiêu,
khuyến khích nông dân trồng xen canh với cây đậu phụng để tăng hiệu quả kinh tế. Còn
việc phát triển mạnh mẽ, rộng rãi cây bông vải thì còn phải nghiên cứu lại bởi lẽ cây
bông vải đòi hỏi nước tưới và nhiều điều kiện kỹ thuật khá chặt chẽ...
Xem ra chương trình phát triển cây bông vải của tỉnh không hề đơn giản, mặc dù nông
dân Bình Định có truyền thống trồng bông kéo sợi.
Nông dân với nỗi lo hội nhập

Khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO, Chính phủ sẽ không được phép trợ giá đối với
các hàng nông sản. Để các mặt hàng nông sản của Việt Nam có thể cạnh tranh trên một
thị trường có lẽ “quá hớp” đối với nông dân trong nước, nhất là nông dân ở ĐBSCL, các
ngành chức năng cần có sách lược cụ thể trước mắt cũng như lâu dài giúp bà con quen
dần với cách làm ăn thời hội nhập.

Một nông dân ở ĐBSCL đã nói lên nỗi lo lắng của mình như sau: “Việt Nam đã chính
thức là thành viên thứ 150 của Tổ chức WTO. Cho tới bây giờ chúng ta chỉ mới tính tới
việc xây dựng vùng sản xuất liệu có kịp không?

Khi gia nhập thì hàng rào thuế quan được tháo dỡ, hàng hoá nước ngoài tràn vào Việt
Nam, mà hàng hoá nước ngoài thường chất lượng cao hơn, giá cả cũng rẻ hơn, vậy liệu
hàng nông sản của Việt Nam có cạnh tranh nổi không? Có thua ngay trên sân nhà không?
Mong rằng các nhà quản lý, các ngành chức năng tìm biện pháp tháo gỡ cho nông dân.
Nếu có làm thì xin hãy gấp rút lên để cho bà con nông dân đỡ khổ”.

Nỗi lo của người nông dân này cũng chính là nỗi lo chung của hàng chục triệu nông dân
trong cả nước. Có một thực tế là từ trước tới nay chúng ta vẫn đánh giá nông dân ĐBSCL
rất nhạy bén tiếp thu cái mới, tuy nhiên nông dân ĐBSCL lại rất thiếu thông tin.

Có một nghịch lý đã tồn tại từ rất lâu đời và mãi đến nay nó vẫn còn, đó là khi nông dân
đi mua bất cứ thứ gì cũng bị người ta định giá trước. Ví dụ như: vật tư phân bón, thuốc
trừ sâu dùng sản xuất nông nghiệp, nếu bà con không đồng ý mua thì người ta không bán.
Ngược lại, hàng hoá do nông dân làm ra thì rất khó bán, khi bán cũng không thể tự mình
định giá trước. Vậy đâu là nguyên nhân của vấn đề?

GS-TS Mai Thành Phụng, Trung tâm Khuyến nông quốc gia phía Nam cho rằng: nông
dân không tiếp cận được thông tin, ở đây lỗi thuộc về hai phía.

Về hệ thống khuyến nông, phải có một hướng dẫn, dự báo thường xuyên và cập nhật
thông tin, giúp cho bà con nông dân tiếp cận dự báo này một cách thuận lợi và chính xác.
Đây là một việc rất cần thiết, hiện nay, Nhà nước chủ trương giao quyền tự chủ cho nông
hộ.

Như vậy, nông hộ sẽ chọn phương án trồng cây gì, nuôi con gì nông dân sẽ tự tính toán,
để giúp nông hộ tính toán sát với thực tế thì Nhà nước phải cung cấp cho nông dân thông
số đầu vào. Thông số đầu vào này phải có những dự báo được “mã hoá” bằng ngôn ngữ
của nông dân để bà con hiểu.

Những thông tin, những dự báo phải rất cập nhật về lúa gạo, cây ăn trái, chủng loại... Các
viện, trường và các cơ quan chức năng có đầy đủ cách để làm được việc này.

Giúp nông dân tiếp cận thông tin

Hiện nay, hệ thống dự báo này chỉ đến tầng lớp cán bộ chứ không đến tay nông dân,
trong khi đó, nông dân chính là đối tượng cần thông tin này nhất. Nông dân là người
quyết định nên trồng cây gì, nuôi con gì? Chính vì dự báo về thị trường không đến với
nông dân là một trong những nguyên nhân khiến cho những chuyện vừa trồng xong thì
chặt rất thường xuyên xảy ra trong nông dân.

“Tôi mong muốn Nhà nước bằng cách gì đó, đầu tư mạnh vào khâu này để giúp bà con
nông dân tiếp cận một cách rất nhanh chóng và rất dễ, khi cần thì bà con biết mình sẽ hỏi
ai. Người được hỏi phải có trách nhiệm trả lời những thông tin chính xác trước khi bà con
quyết định trồng cây gì, nuôi con gì?” ông Phụng nói.

Để giúp nông dân sản xuất hàng nông sản đáp ứng thị trường xuất khẩu trong thời hội
nhập, cách tốt nhất là hỗ trợ cho nông dân thông tin thị trường cần thiết, đó là cách tốt
nhất giúp cho nông dân trong thời hội nhập. Hiện nay, nông dân rất thiếu thông tin thị
trường, không nắm được thông tin. Vậy họ cần sản xuất loại trái cây gì, nông sản gì, bán
ở đâu, nước nào và lúc nào, loại gì và bán với giá nào? Những nông dân lên mạng truy
cập thông tin làm kinh tế chỉ đếm được trên đầu ngón tay?

Theo ông Phụng, công tác quy hoạch và chính sách cũng là vấn đề hết sức cần thiết cho
bà con nông dân. Nghề vườn của bà con nông dân ĐBSCL với diện tích rất lớn, kế hoạch
cũng rất lớn nhưng đầu tư ngược lại cho nông dân thì chẳng là bao. Số liệu khuyến nông
cho những vườn cây ăn trái cho thấy con số này rất thấp, chỉ có vài tỉ đồng so với tổng số
6 triệu tấn trái cây.

Riêng Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam chỉ đầu tư có 350 triệu/năm. Viện Khoa
học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam 150 triệu/năm, Viện Rau quả miền Bắc 243
triệu/năm, kinh phí dùng cho công tác khuyến nông chưa quá 3 tỉ cho cả nước, một con
số quả thật rất khiêm tốn!

Điều này cho thấy tầm nhìn và những đầu tư của Nhà nước về công tác khuyến nông cho
cây ăn quả chưa xứng tầm. Nông dân ngày nay muốn họ làm được điều gì cần phải có mô
hình sản xuất để chứng minh cho bà con hiểu. Mặc dù bà con rất năng động nhưng có
những cái Nhà nước phải dẫn đường trước nhất là trong giai đoạn tiền hội nhập.

You might also like