You are on page 1of 3

LÊ VĂN CƯỜNG :

LỚP :07QK2
MSSV: 130700690
MÔN HỌC : CÔNG NGHỆ HỌC
Câu hỏi : em hãy cho biết thời gian và thời vụ của quy trình trồng lúa nước
Lúa, Loại Lúa Và Thời Vụ

Việt Nam có nhiều loại, ví dụ: lúa


nước sâu, lúa nước nông, lúa nổi,
lúa cạn, lúa tẻ, lúa nếp. Nhưng về
mặt sinh thái, để đơn giản người ta
chia ra lúa nước và lúa cạn.

Lúa nước

Đây là loại lúa rất cần nước và có


thể sống được bình thường, phát triển thuận lợi khi bị ngập nước, thậm
chí cây lúa vẫn sống sót được chỉ cần một đoạn lá nằm ở trên mặt nước. Khi thiếu nước thì phát triển
kém.

Lúa nước cũng rất cần không khí, chủ yếu là oxy. Do thân, bẹ, rễ lúa có nhiều phần rỗng, không khí vận
chuyển qua phần rỗng này và cung cấp oxy cho lúa, nên lúa trồng ở ruộng nước vẫn có đủ oxy.

Lúa cạn

Lúa cạn cũng có nguồn gốc từ lúa nước, nhưng vì được trồng trên cạn lâu ngày nên dần dần thích nghi
được điều kiện khô cạn. Chỉ cần đất có đủ ẩm là lúa có thể sinh trưởng, phát triển và cho năng suất. Ở
miền núi bà con thường gọi là lúa nương, do được trồng trên nương, rẫy, có độ dốc khác nhau và không
có bờ giữ nước.

Lúa chịu hạn

Là dạng trung gian giữa lúa nước và lúa cạn (lúa nương). Khi có nước thì phát triển tốt, nhưng thiếu nước
vẫn phát triển được. Tuy nhiên, mức chịu khô hạn có phần kém hơn lúa cạn.

Lúa nước trời

Tuy lúa rất cần nước nhưng do không có điều kiện tưới tiêu, trồng chỉ nhờ vào nước mưa, nên gọi là lúa
nước trời. Do đó gặp năm mưa thuận, gió hòa thì được mùa; gặp năm hạn hán kéo dài thì mất mùa. Bởi
vậy, trồng lúa nước trời năng suất không ổn định.

Về mặt chế độ nước thì ta hiểu đơn giản là lúa có tưới và lúa không được tưới. Nếu lúa không được tưới
bằng hình thức nào cả thì được liệt vào lúa nước trời. Ở một số nước tiên tiến, ruộng lúa trồng trên cạn,
nhưng được tưới thì không gọi là lúa nước trời, mà gọi là lúa được tưới.

Giống lúa cảm nhiệt

Là giống lúa cần tích lũy đủ một lượng nhiệt nhất định thì mới chuyển qua thời kỳ làm đồng, trổ bông. Vì lý
do đó cùng một giống lúa, ví dụ IR 64, trồng ở Đồng bằng Sông Cửu Long chỉ cần 95 ngày là thu hoạch,
nhưng trồng ở Lâm Đồng, nơi có độ cao 800 m cách mặt biển nhiệt độ thấp hơn thì phải cần đến 110-120
ngày mới thu hoạch.

Có thể trồng bất cứ vụ nào, tháng nào, vùng có nhiệt độ cao thì trổ sớm, vùng lạnh trổ muộn, nên ta có thể
tính toán để tăng vụ hay bố trí cơ cấu cây trồng theo ý muốn.

Giống lúa cảm quang

Là giống lúa trổ bông vào lúc ngày bắt đầu ngắn lại, đêm bắt đầu dài hơn ngày.

Có thể chia một cách đơn giản thành 3 loại:

a/ Loại lúa cảm quang yếu: Chỉ cần ngày bắt đầu ngắn lại là trổ bông, thời gian trổ bông bắt đầu từ đầu
đến cuối tháng 10.

b/ Loại cảm quang trung bình: Trổ bông vào lúc ngày ngắn lại rõ rệt, đêm dài hơn ngày rõ rệt. Thời gian trổ
bông khoảng trong tháng 11 dương lịch.

You might also like