You are on page 1of 3

Bài kiểm tra; môn lịch sử thế giới cận đại;

Họ và tên; Trịnh Thị Thùy Dương

Câu hỏi; Tại sao nói; Công xã Pari là chính quyền kiểu mới của giai cấp vô
sản?

Bài làm;
Cùng với sự phát triển của công nghiệp, giai cấp công nhân cũng ngày càng
đông đảo hơn, phong trào đấu tranh của công nhân ở châu âu cuối thế kỉ xix
nổ ra mạnh mẽ. Từ khi quốc tế I được thành 28-9-1864 do Cac mac đứng
đầu đã trở thành kim chỉ nam cho mọi hoạt động của giai cấp công nhân thế
giới. Công xã Pari (1871) là điển hình của phong trào công nhân trong thời
gian này. Tuy chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và không tránh khỏi những
hạn chế nhưng đây là nhà nước kiểu mới của giai cấp vô sản.Nó đã để lại ý
nghĩa lịch sử to lớn và những bài học kinh nghiệm quý giá.
18-3-1871 Cuộc chiến nổ ra giữa quân vệ quốc và chính phủ Chi-e ở đồi
Mông-mac phía bắc thủ đô Pari.
Quân Chi-e thất bại phải chạy trốn về vec-xai.
Đây là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới. Lần đầu tiên trong lịch
sử, chính quyền tư sản bị lật đổ.Ủy ban Trung ương quân vệ quốc trở thành
chính phủ lâm thời.Thắng lợi này diễn ra ở một trong những thủ đô lớn nhất
châu âu lúc bấy giờ.
26-3-1871, nhân dân Pari tiến hành bầu cử Hội đồng công xã trong không
khí tưng bừng nhộn nhịp.
28-3, kết quả bầu cử chính thức được tuyên bố. Hội đồng công xã long trọng
tuyên bố thành lập với 85 thành viên trong đó đại diện của giai cấp công
nhân có 25 người, một lực lượng đông đảo chưa từng có trong lịch sử. có 30
đại biểu là hội viên Quốc tế I, có 15 đại biểu là đại diện của chính quyền tư
sản nhưng ngay sau đó, họ đã rút khỏi hội đồng.
Giai cấp công nhân đã bước lên vũ đài chính trị với tư cách một lực lượng
độc có khả năng nắm chính quyền.
Chính quyền công xã được thành lập đã ban hành nhiều chính sách, sắc lệnh
thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến đời sống công nhân và nông dân.Nưng
chính sách phản động của tư sản đều bị bãi bỏ.
Quân đội thường trực bị bãi bỏ, bộ máy cảnh sát cũ bị thủ tiêu, thay vào đó
là lực lượng vũ trang của công xã.
Chính quyền nghị viện của giai cấp tư sản được thay thế bằng chính quyền
của giai cấp công nhân.
Chính quyền mới đề ra luật pháp và thành lập 10 ủy ban để thi hành luật
pháp.Tất cả các cơ quan nhà nược đề đặt dưới sự kiểm soát của công xã.
Công xã ban hành nhiều chính sách kinh tế xã hội chủ yếu chăm lo đời sống
nhân dân. Điều này cũng thể hiện sự tiến bộ của nhà nước vô sản so với
chính quyền của giai cấp tư sản.
Chính quyền mới đã giao cho công nhân quản lí tất cả các nhà máy xí
nghiệp mà bọn chủ đã bỏ trốn khỏi Pari.
Chính quyền mới còn ban hành đạo luật cấm các chủ nhà máy bắt công nhân
làm đêm trong các lò bánh mì.
Ủy ban lao động được thành lập tập trung giải quyết công ăn việc làm cho
những người thất nghiệp.Toàn bộ công việc của nhà máy đặt dưới quyền của
công nhân, công nhân hợp tác với chính quyền xây dựng kế hoạch sản xuất
và nội quy phân xưởng.

Công xã đề ra chế độ ngày làm 8 giờ (nhưng chưa kịp thực hiện), ra sắc lệnh
tăng lương cho công nhân, lương bổng được hưởng theo năng lực chuyên
nmoon.
5-1871 công xã ra sắc lệnh quy định giá tối đa cho các mặt hàng lương thực
thực phẩm thiết yếu như bánh mì, thịt bò… đảm bảo cho mọi tầng lớp nhân
dân đều có thể mua được.
Công xã còn ban hành sắc lệnh tiến bộ về quyền công dân cho phụ nữ.
Trước đây trong chính quyền tư sản chỉ nam giới (có tài sản) mới được tham
gia bầu cử.
Công xã vạch kế hoạch xây dựng nhà giữ trẻ và vườn trẻ cho con em công
nhân.
Một hệ thống giáo dục thống được thiết lập, tách nhà trường ra khỏi nhà thờ,
lựa chọn đội ngũ giáo viên mới thay cho giáo viên cũ, quyết định tăng lương
cho giáo viên.
Giáo dục bắt buộc và không mất tiền, xây dựng trường học, cung cấp dụng
cụ học tập cho các trường học.
Các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật cũng được thúc đẩy phát triển và đạt được
nhiêu thành tựu.
Toàn bộ những hoạt động trên đây chứng tỏ công xã Pari là nhà nước của
giai cấp vô sản. Đây là nền chuyên chính vô sản đầu tiên trên thế giới.
Công xã Pari có nhiều điểm khác biệt so với chính quyền của giaui cấp tư
sản.
Người nắm chính quyền là giai cấp vô sản,
Công xã Pari ựa trên mối liên hệ chặt giữa chính quyền với các tổ chức của
quần chúng, chính quyền tư sản dựa trên sự bóc lột nhân dân lao động.
Công xã Pari phục vụ quyền lợi của đông đảo nhân dân lao động.
Do là nhà nước đầu tiên ả giai cấp vô sản nên công xã Pari không tránh
khỏi những hạn chế nhaatslaf chưa có chính Đảng của giai cấp vô sản.
Đây là cuộc cách mạng đầu tiên của giai cấp vô sản sáng tạo ra hình thức
chính quyền kiểu mớidựa trên cơ sở dân chủ vô sản và hoạt động vì lợi ích
của đa số quần chúng bị áp bức chống lại bóc lột.
Đây là biểu hiện cao đọ của tính dân tộc kết hợp với tính giai cấp và tính
quốc tế được sự ủng hộ của phong trào vô fsản châu âu và thế giới.

You might also like