You are on page 1of 4

Vietnghia_77@yahoo.

com
Bài kiểm tra môn lịch sử Việt Nam cận đại
Họ và tên; Trịnh thị Thùy Dương

Câu hỏi; Tại sao nói nguyên nhân Việt Nam rơi vào tay thực dân Pháp cuối
thế kỉ Xĩ từ không tất yếu đến tất yếu?
Bài làm;

Thực dân Pháp nhòm ngó nước ta từ lâu, chúng đã cử người sang
thăm dò tình hình Việt Nam với danh nghĩa những giáo sĩ truyền đạo.Năm
1858 Pháp noor súng xâm lược nước. Đến năm 1884, nhà Nguyễn đã mất
hết chủ quyền, Việt Nam rơi vào tay thực dân Pháp. Quá trình ấy đã diễn ra
từ chỗ không tất yếu đến tất yếu.

31-8-1858, thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Việt Nam tại bán đảo Sơn
Trà (Đà Nẵng). Chúng lấy cớ triều đình nhà Nguyễ giết hại những người
theo đạo.

Ban đàu nhà Nguyễn đã phản ứng rất tích cực. Vua Tự Đức cử Nguyễn Chi
Phương ra Đà nNẵng chống Pháp.

Sau đó Pháp rút quân vào đánh chiếm thành Gia định chỉ để lại một lcj
lượng rất mỏng tại đà Nẵng. Nhưng quân triều đình ở đây không đánh trả mà
chỉ thủ hòa.

Uân Pháp tấn công thành Gia Định mà không vấp phải một sự chống trả
nào, sau hơn 1 giờ chúng đã chiếm được thành.

Năm 1860 ta mất thành Gia Định, đến năm 1867 Pháp chiếm nột 3 tỉnh
miền tây nam kì.

Về phía triều Nguyễn đã từng bước nhượng bộ dẫn đến đầu hàng thực dân
Pháp.

Năm 1862, nhà Nguyễn kí với Pháp hàng ước “nhâm tuất”;

Cắt 3 tỉnh miền tây nam kì cho Pháp

Mất 208 vạn lạng bạc để bồi thường chiến phí,

Buộc phải mở cửa các cảng Bạc Lạc, Đà Nẵng, Quảng Yên cho Pháp tự do
thông thương,
Cho Giáo sĩ Pháp tự do truyền đạo.

Năm 1873 thực dân Pháp tấn công miền bắc đánh chiếm thành Hà Nội,

Tổng đốc Hoàng Diệu và 7000 quân đã nhanh chóng thất thủ.

Sau sự kiện này nhà Nguyễn lại dấn sâu thêm 1 bước trên con đường đầu
hàng thực dân Pháp.

Năm 1874 nhà Nguyễn kí với Pháp hiệp ước “giáp tuất”. theo đó;

Nhà Nguyễn phải bồi thường chiến phí cho quân Pháp.

Mở cửa khẩu ở bắc kì cho Pháp tự do thông thương,

Cắt cho Pháp một vùng đất riêng tại Hà Nội.

Cho Pháp đóng quân tại Hải Phòng.

Đổi lại Pháp sẽ rút quân khỏi miền bắc.

Năm 1883, Pháp tấn công ra Hà Nội lần thứ hai.

Năm 1884 Pháp buộc triều đình nhà Nguyễn phải kí hàng ước PatơLôp. Nhà
Nguyễn buộc phải công nhận sự bảo hộ của người Pháp. Nam kì là xứ thuộc
địa, bắc kì là xứ bảo, trung kì là xứ bsans bảo hộ.

Từ đây nhà Nguyễn đã hoàn toàn mất hết chủ quyền.

Vào cuối thế kỉ Xixviệc thực dân Pháp xâm lược Việt Nam là không thể
tránh khỏi.

Lúc ấy thực dân Pháp đang ở thời kì sung mãn, đỉnh cao của sự phát triển
nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Chúng liên tiếp gây ra chiến tranh xâm lược
thuộc để mở rộng thị trường, tiêu thụ hàng hóa, cung cấp nguồn nguyên liệu
giá rẻ.

Trong khi đó tình hình phong kiến Việt Nam dưới triều Nguyễn đang lâm
vào khủng hoảng sâu sắc và toàn diện. Nó đã làm sói mòn sức đề kháng của
dân tộc trước những cuộc xâm lăng của kẻ thù.
Pháp hơn hẳn ta một hinhfthais kinh tế. Pháp đang ở đỉnh cao của nền kinh
tế tư bản chủ nghĩa còn nước ta vẫn là nền nông nghiệp lạc hậu, phong kiến
suy thoái.

Lực lượng giữa ta và Pháp rất chênh lệc, chúng hơn ta về mọi mặt.

Khi thực dân Pháp vào Việt Nam, đường lối kháng chiến của nhà Nguyễn
đã sai lầm ngay từ đầu.

Triều Nguyễn không phát huy kinh nghiệm đánh giặc cửa dân tộc là dựa vào
dân để đánh giặc. trái lại, Nhà Nguyễn sợ dân hơn sợ giặc. Nhà Nguyễn
đứng ngoài các cuộc khởi nghĩa của nhân dân. Thay vì kêu gọi “đại đoàn kết
dân tộc” nhà Nguyễn đã làm sâu sắc thêm mâu thuẫn lương giáo. Chính sách
“cấm đạo và sát đạo: của nhà Nguyễn đã đẩy một bộ phận không nhỏ
nguwoif công giáo theo giặc. Đồngthời tạo điều cho Pháp chia rẽ nhân dân
ta.

Khi thực dân Pháp đánh chiếm miền nam, nhà Nguyễn đã không chủ động
đán giặc. Chính sách “thủ để hòa” đã lam cho triều đình Nhà Nguyễn trượt
dài trên con đường đầu hàng giặc Pháp.

Tất cả các cơ hội đánh Pháp đều đã bị nhafNguyeenx bỏ lỡ một cách rất
đáng tiếc.

Năm 1860, Pháp sa lầy trong chiến tranh Mê sico lực lượng suy yếu nhưng
ta không nắm lấy cơ hội nổi dậy.

Năm 1871 thất Bại nặng nề trong cuộc chiến anh với Phổ đã ảnh hưởng
nghiêm trọng đến lực lượng của Pháp ở Việt nam Nhưng nhà Nguyễn vẫn
chỉ “thủ để hòa”.

Năm 18873, chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất đã làm cho quân Pháp tthành
lo sợ. Lưu Vĩnh Phúc chỉ huy quân ta định thừa thắng xông lên đánh thành
Hà Nội nhưng Tự Đức đã ra lệnh rút quân.

Năm 1883 chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai, thực dân Pháp lâm vào tình
trạng Khốn đốn. Đó là cơ hội để ta dốc toàn lực đánh pháp nhưng cơ hội lại
bị một cách rất đáng tiếc.

Khi chủ nghĩa tư bản ở châu âu đang phát triển đến đỉnh cao, mở rộng ảnh
hưởng ra thế giới, một số nước châu á điển hình là Nhật Bản đã ngay lập tức
tiến hành cải cách. Trái lại, nhà Nguyễn thực hiện chính sách “bế quan tỏa
cảng” đống cửa không thông thương với nước ngoài. Các đề nghị cải cách
của Nguyễn Trường Tộ, Phạm Phú Tứ, Đinh điền… đều bị khước từ.

Với tất cả những nguyên nhân kể trên, việc Việt Nam rơi vào tay thực dân
Pháp đã từ chỗ không tất yếu đến tất yếu.

You might also like