You are on page 1of 3

Họ và tên: Huỳnh Quang Nam TIỂU LUẬN MÔN

Lớp: DH5PN NHẬP MÔN PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN


MSSV: DPN042349

RAU MẦM – HƯỚNG PHÁT TRIỂN LOẠI RAU AN TOÀN

I. Lý do chọn đề tài.
Hiện nay, với việc xã hội ngày càng phát triển, đời sống người dân
ngày càng được cải thiện con người ngày càng muốn nâng cao nhu cầu
cuộc sống của mình, nhất là vấn đề sức khỏe.
Do đó, việc sản xuất rau mầm – một loại rau sạch theo tiêu chuẩn “bốn
không”: không đất (trồng trên xơ dừa), không phân hóa học, không thuốc
trừ sâu, tăng trưởng, và không dùng nước nhiễm bẩn để tưới cho rau nên sẽ
đem lại cho con người nhiều thuận lợi hơn trong việc lựa chọn nguyên liệu
cho bữa ăn hàng ngày.
II. Mục tiêu của đề tài.
Rau mầm là loại rau dễ trồng, ít tốn công chăm sóc, thời gian thu hoạch
ngắn… nên rất thuận lợi để gia tăng thêm thu nhập hộ gia đình giảm lượng
lao động nhàn rỗi ở cả thành thị và nông thôn nhằm để phát triển cuộc
sống của người dân ngày càng được tốt hơn. Đó là mục tiêu của đề tài này.
III. Thực trạng.
1. Thuận lợi:
Trồng rau mầm có thể xem như là một thú vui giải trí, vừa có thể tăng thêm
thu nhập, vừa có thể bổ sung thêm rau trong bữa ăn hàng ngày vì nó có vị cay
nồng kích thích vị giác để có thể ăn ngon hơn.
Rau mầm dễ trồng và là loại rau sạch, có thể tận dụng những khoảng không
gian trống trong nhà (mái hiên, sân thượng…) tiết kiệm diện tích vì có thể
trồng thành từng cụm hoặc từng tầng.
Trong giai đoạn khi cây nảy mầm thì hàm lượng của các loại vitamine như
B, C, E là cao nhất, do đó việc sử dụng rau mầm trong thời gian lúc này (5 – 7
ngày) là thích hợp nhất.
Chủ yếu là sản xuất trong nhà như: nhà màng, nhà lưới, với nhiều kiểu
dáng phù hợp, trong đó có kết hợp kỹ thuật và thiết bị hiện đại với truyền
thống. Có thể hạn chế được nhiều tác hại của môi trường và luôn chủ động
thời vụ.
2. Khó khăn:
Việc quản bá rộng rãi lợi ích về giá trị dinh dưỡng của rau mầm đến mọi
người dân hiện nay gặp rất nhiều khó khăn vì việc sản xuất rau mầm hiện nay
chủ yếu là nhỏ lẻ, chưa trồng được dạng quy mô tập trung, sản xuất với số
lượng lớn.
Qua nhiều lần khảo sát thì sản phẩm rau mầm hiện nay ít thấy bán lẻ, tập
trung tại các chợ đầu mối, nếu có bán nhiều thì chỉ tập trung chủ yếu tại các
siêu thị.
Kỹ thuật trồng tuy đơn giản nhưng nếu áp dụng không đúng quy trình, kỹ
thuật (độ ẩm, ánh sáng,…) thì cũng sẽ cho năng suất không cao, sản phẩm
kém chất lượng…
Rau mầm là loại rau còn non, dễ bị mất nước nên sau khi thu hoạch nên rửa
sạch ngay, để ráo nước rồi cho vào hộp, bảo quản trong tủ mát để giữ cho rau
mầm không bị héo nhằm bảo toàn chất lượng cho rau, một điều rất khó bởi vì
không phải nhà nào cũng có sẵn tủ mát, tủ lạnh để trữ rau lại khi chưa tìm
được nơi tiêu thụ.
Việc tìm nguồn tiêu thụ, đầu ra cho rau mầm cũng đang là vấn đề hết sức
khó khăn vì hiện nay ở An Giang thì chỉ có những quán ăn lớn, nhà hàng
(Làng Tôi, Tre Xanh, Hai Lúa, Bảo Giang, Đông Xuyên… ) mới tiêu thụ
nhiều, còn các chợ bán lẻ thì rất ít.
Ở An Giang, do việc sản xuất rau mầm còn nhỏ lẻ nên người dân phải tự đi
phân phối hàng hóa của mình mà hầu như chưa có một thương lái nào xuống
tận nhà người dân để trực tiếp đặt hàng.
Kỹ thuật thu hoạch hiện nay còn phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp thủ
công (dùng tay nhổ rau mầm sau đó dùng kéo cắt rễ, rữa sạch, bỏ vào hộp…)
rất tốn thời gian và công sức.
IV. Cách giải quyết.
Hình thành các Hợp Tác Xã chuyên sản xuất và cung cấp rau mầm, dần
dần tiến tới xây dựng thương hiệu cho rau mầm, nhất là ở An Giang.
Liên kết Hợp Tác Xã với các trường Đại Học (An Giang, Cần Thơ…) tập
huấn về quy trình sản xuất nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn của người
dân về rau mầm để nâng cao hiệu quả trong việc sản xuất rau mầm.
Tỉnh cần có chính sách hỗ trợ cho Hợp Tác Xã 1-2 tủ lạnh để trữ rau mầm
lại khi chưa kịp xuất ra thị trường.
Tiến tới mô hình trồng rau mầm như anh Quách Vĩnh Tân – Thành Phố Hồ
Chí Minh là anh sẽ thiết kế một mô hình là chỉ cần nước mà không cần đất
sạch hay xơ dừa như hiện nay, do đó sẽ rất dễ trong khâu thu hoạch cả gốc lẫn
rễ, nâng cao năng suất và chất lượng của rau mầm.
Cần có những chính sách hỗ trợ, khuyến khích các sinh viên tìm hiểu và
nâng cao kiến thức của mình về việc trồng rau mầm và quản bá hình ảnh của
rau mầm đến mọi người dân.
V. Kết luận.
Trồng rau mầm vừa có thể tăng thu nhập, vừa có thể bồ sung thêm rau
trong bữa ăn gia đình.
Hình thành Hợp Tác Xã chuyên sản xuất và cung cấp rau mầm.
Xây dựng thương hiệu cho rau mầm, nhất là ở tỉnh An Giang
Sau khi thu hoạch rau mầm thì nên đưa vào siêu thị để tiêu thụ, mặc dù giá
bán có thấp hơn thị trường bên ngoài nhưng có đầu ra ổn định và có thể quản
bá thương hiệu.
Ở An Giang, việc xây dựng một Hợp Tác Xã đã khó, nhưng công việc ổn
định và phát triển Hợp Tác Xã ngày càng lớn mạnh thì càng khó khăn hơn. Do
đó, Ủy Ban Nhân Tỉnh, Sở Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn và các ban
ngành có liên quan nên xem xét vấn đề này để giúp Hợp Tác Xã hoạt động
ngày càng ổn định hơn.

HOÀN TOÀN KHÔNG CÓ MỘT CON SỐ HAY TRÍCH DẪN GÌ ĐỂ


CHỨNG MINH CHO ĐỀ TÀI CẢ. ĐỀ TÀI KHÔNG PHÁT TRIENR
THEO HƯỚNG CHUYÊN NGÀNH PTNT ĐƯỢC DO THIẾU CÁC
PHÂN TÍCH KINH TẾ XÃ HỘI. TIẾP TỤC LẠC ĐỀ

VI. Tài liệu tham khảo.


1. Hồng Văn Khoa, 29.10.2007, Quận Bình Tân với mô hình rau mầm đầy
triển vọng [trực tuyến], Hội Đồng Nhân Dân và Ủy Ban Nhân Dân Quận Bình
Tân – Thành Phố Hồ Chí Minh, Đọc từ:
http://www.binhtan.hochiminhcity.gov.vn/web/tintuc/default_opennew.aspx?
news_id=2139 (đọc ngày 29.10.2007).
2. Ngô Quang Vinh, 18.01.2006, Nông nghiệp tiên tiến-một cách tiếp cận
nông nghiệp công nghệ cao [trực tuyến], Hội Nông Dân Việt Nam, Đọc từ:
http://www.hoinongdan.org.vn/channel.aspx?
Code=NEWS&NewsID=10524&c=45 (đọc ngày 29.10.2007).
3. Minh Trang - câu lạc bộ trồng rau mầm ĐH5SH1, 27.06.2006, Sinh viên
trồng rau mầm [trực truyến], Báo điện tử Đại Học An Giang, Đọc từ:
http://enews.agu.edu.vn/?act=VIEW&a=1726 (đọc ngày 31.10.2007).

You might also like