You are on page 1of 21

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ


KHOA CÔNG NGHỆ

BỘ MÔN ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG


&
BỘ MÔN TỰ ĐỘNG HÓA

ĐỀ TÀI LUẬN VĂN


TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

CHUYÊN NGÀNH:
ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG, KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN & CƠ – ĐIỆN TỬ
Khóa 30 (2004-2009)
Hệ chính qui

Năm học 2007-2008


LVTN.E&AT.2007

Khoa Công nghệ


Bộ môn Điện tử Viễn thông (DET)
Bộ môn Tự Động Hóa (DAT)

ĐỀ TÀI LUẬN VĂN


TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG, KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN & CƠ – ĐIỆN TỬ

Khóa 30, Học kỳ 2, Năm học 2007-2008

1. Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Cơ – Điện tử & Kỹ thuật Điều khiển

Mã đề tài Tên đề tài GV hướng dẫn SL SV thực hiện MSSV


LV.E&AT. Điều khiển tay máy bằng TS. Nguyễn Chí Ngôn 2 Đoàn Tấn Vinh 1041010
3002 giọng nói tiếng Việt. Nguyễn Thành Quyên 1040984
LV.E&AT. Bộ điều khiển motor TS. Trần Thanh Hùng 2 Nguyễn Đăng Khoa 1040963
3005 (Motor controller). Ung Thái Bảo 1040940
LV.E&AT. Cảm biến góc quay (Shaft TS. Trần Thanh Hùng 1 Thạch Trung Ngọc 1040973
3006 encoder).
LV.E&AT. Cảm biến quãng đường đi TS. Trần Thanh Hùng 1 Nguyễn Văn Đấu 1041382
3007 cho robot di động.
LV.E&AT. Cảm biến vật cản. TS. Trần Thanh Hùng 2 Minh Luân 1041396
3008 Huỳnh Minh Trung 1041002
LV.E&AT. Thiết kế mô hình điều ThS. Phạm Văn Tấn 2 Nguyễn Hoàng Em 1040876
3010 khiển các thông số cho nhà Võ Quang Minh 1040895
ươm cây.
LV.E&AT. Nghiên cứu mạng công ThS. Phạm Văn Tấn 2 NguyễnVõ M Nguyện 1040898
3011 nghiệp sử dụng CAN bus. Đặng Hữu Nghị 1040896
LV.E&AT. Thiết kế bài thí nghiệm ThS. Phạm Văn Tấn 2 Đỗ Thành Thái 1040913
3012 ứng dụng PLC Siemens Võ Ngọc Lợi 1040892
S7xxx.
Tổng số sinh viên thực hiện: 14

2. Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Kỹ thuật Điện tử viễn thông

Mã đề tài Tên đề tài GV hướng dẫn SL SV thực hiện


LV.E&AT. Mô phỏng hệ thống thu- TS. Lương V. Q. Danh 2 Lê Tấn Công 1040942
3014 phát điều chế OFDM. ThS. N. H. Duy Khang Trần Hoàng Hải 1040955

LV.E&AT. Mô phỏng hệ thống thu- TS. Lương V. Q. Danh 2 Ngô Lê Ngọc Anh 1040938
3015 phát điều chế CDMA. ThS. N. H. Duy Khang Hồ Hữu Danh 1040870
LV.E&AT. Thiết kế và thực hiện TS.Lương V. Q. Danh 1 Nguyễn Thành Luân 1040970
3016 patch antenna dùng cho
WLAN 2.4 GHz.
LV.E&AT. Mô hình hóa mạch khuếch TS. Lương V. Q. Danh 1 Phan Thanh Kỳ 1040888
3018 đại RF sử dụng mô hình
Hammerstein-Wiener.

Đề tài Luận văn & Tiểu luận tốt nghiệp Đại học khóa 30 Trang 2/21
LVTN.E&AT.2007

LV.E&AT. Phần mềm qui hoạch ThS. Đoàn Hòa Minh 2 Nguyễn Lê Nhật 1040982
3020 mạng thuê bao điện thoại. Quang 1041004
Huỳnh Thanh Tuấn
LV.E&AT. Phần mềm qui hoạch ThS. Đoàn Hòa Minh 2 Bùi Văn Cường 1040866
3021 mạng thuê bao tryuền hình Nguyễn Công Thái 1040866
cáp.
LV.E&AT. Giám sát báo động và điều ThS. Đoàn Hòa Minh 2 Nguyễn Văn Phúc 1040879
3022 khiển qua mạng điện Đặng Chí Hào 1040903
thoại.
LV.E&AT. Nâng tốc độ truyền cho ThS.Trần Thanh Tòng 2 Nguyễn Hải Đăng 1040869
3023 kênh power-line. Đặng Ngọc Khang 1040884
LV.E&AT. Mô phỏng kỹ thuật OFDM ThS.Trần Thanh Tòng 2 Lê Tấn Công 1040942
3025 sử dụng trong Modem Đặng Thanh Tài 1040910
ADSL.

Tổng số sinh viên thực hiện: 16

3. Luận văn tốt nghiệp Kỹ thuật Điện tử (chung cho sinh viên 3 chuyên ngành trên)

Mã đề tài Tên đề tài GV hướng dẫn SL SV thực hiện MSSV


LV.E&AT. Thiết kế kit thí nghiệm kỹ ThS. Phạm Văn Tấn 2 Phạm Văn Cảnh 1040865
3030 thuật số dùng vi điều KS. Nguyễn V. Khanh Huỳnh Phú Vinh 1040934
khiển.
Tổng số sinh viên thực hiện: 02

Cần thơ, ngày 20 tháng 01 năm 2008


Trưởng Bộ môn
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC DUYỆT
Trưởng tiểu ban

ThS. Đoàn Hòa Minh TS. Nguyễn Chí Ngôn

Đề tài Luận văn & Tiểu luận tốt nghiệp Đại học khóa 30 Trang 3/21
LVTN.E&AT.2007
LV. E&AT.3002

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Ngành Kỹ thuật Điều khiển & Cơ – Điện tử khóa 30
Học kỳ 2, năm học 2007-2008
--------------
1. Tên đề tài: Điều khiển tay máy bằng giọng nói tiếng Việt
2. Loại đề tài: Trí tuệ nhân tạo, Kỹ thuật Điều khiển
3. Kiến thức nền: LT Điều khiển tự động, Truyền dữ liệu, KT Vi xử lý và Vi điều khiển
4. GV Hướng dẫn: GV. TS. Nguyễn Chí Ngôn Liên hệ: ncngon@ctu.edu.vn
5. Số SV thực hiện: 02 sinh viên
i. Đoàn Tấn Vinh MSSV: 1041010
ii. Nguyễn Thành Quyên MSSV: 1040984
6. Yêu cầu của đề tài:
ƒ Mô tả vấn đề:
Nhận dạng tiếng nói là một chủ đề được các nhà khoa học quan tâm trong nhiều thập niên gần đây. Nắm
bắt được vấn đề này, sinh viên có nhiều cơ hội để có thể tiếp tục nghiên cứu trong các chương trình Sau
đại học. Yêu cầu của đề tài là nhận dạng được 8 từ: “Trái”, “Phải”, “Co”, “Dũi”, “Lên”, “Xuống”,
“Gắp” và “Nhả” để điều khiển tay máy hiện có của Phòng thí nghiệm Điều khiển tự động.
ƒ Phương pháp và phương tiện nghiên cứu:
i. Nghiên cứu giao tiếp với tay máy
ii. Nghiên cứu ghi âm và lọc nhiễu tín hiệu tiếng nói
iii. Nghiên cứu phương pháp LPC (Linear Preditive Coding) để xây dựng giải thuật trích đặc trưng âm
tiết của tiếng nói tiếng Việt.
iv. Nghiên cứu phương pháp AMDF (Average Magnitude Difference Function) để xây dựng giải thuật
trích chu kỳ cơ bản của tín hiệu tiếng nói.
v. Nghiên cứu công cụ mạng nơ-ron nhân tạo của MATLAB để xây dựng mạng nơ-ron phân lớp các
thanh điệu tiếng Việt (có 3 lớp). Đồng thời, tương ứng với mỗi lớp thanh điệu, xây dựng các mạng
nơ-ron để nhận dạng âm tiết của tiếng Việt.
ƒ Ngôn ngữ lập trình:
MATLABR hoặc Visual Basic hoặc C++
ƒ Sản phẩm dự kiến:
Phần mềm điều khiển tay máy.
7. Tài liệu tham khảo
[1] Các tài liệu liên quan đến tay máy có sẵn của PTN ĐK tự động.
[2] Hoàng Đình Chiến, Nhận dạng tiếng Việt dùng mạng neuron kết hợp trích đặc trưng dùng LPC và
AMDF, Đặc san Bưu chính Viễn thông và Công nghệ thông tin, 2006.
[3] Nguyễn Chí Ngôn, Trần T. Hùng, Trương T.T. Tuyền, và N.T. Nghe, Ứng dụng mạng nơ-ron nhân tạo
để điều khiển thiết bị bằng giọng nói tiếng Việt, Tạp chí KH, ĐHCT, số 03, trang 96-103, 2005.
[4] Bạch Hưng Nguyên và Nguyễn Tiến Dũng, Mô hình Fujisaki và áp dụng trong phân tích thanh điệu
tiếng Việt, Kỉ yếu Hội thảo Quốc gia: Một số vấn đề chọn lọc của CNTT, NXB KHKT, 2003.
[5] The Mathworks, Neural Network Toolbox User’s Guide 5, 2007.

8. Các linh kiện hoặc thiết bị đặc biệt

TT Tên linh kiện (thiết bị) Chức năng Số lượng


1 Tay máy Đối tượng điều khiển 01
2 Máy tính có card âm thanh Viết CT điều khiển 01

Cần thơ, ngày 18 tháng 12 năm 2007


GVDH: Nguyễn Chí Ngôn

Đề tài Luận văn & Tiểu luận tốt nghiệp Đại học khóa 30 Trang 4/21
LVTN.E&AT.2007
LV. E&AT.3005
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Kỹ thuật Điều khiển & Cơ – Điện tử khóa 30
Học kỳ 2, năm học 2007-2008

1. Tên đề tài: Bộ điều khiển motor (Motor controller)


2. Loại đề tài: Điều khiển
3. Kiến thức nền: Điện tử công suất, KT Vi xử lý và Vi điều khiển
4. GV Hướng dẫn: GV. TS. Trần Thanh Hùng Liên hệ: tthung@cit.ctu.edu.vn
5. Số SV thực hiện: 02 sinh viên
i. Nguyễn Đăng Khoa MSSV: 1040963
ii. Ung Thái Bảo MSSV: 1040940
6. Yêu cầu của đề tài:
ƒ Mô tả vấn đề:
Trong hệ thống điều khiển tốc độ hoặc vị trí, phía sau bộ điều khiển (ví dụ PID) cần phải có bộ
khuyếch đại công suất đủ lớn để cung cấp dòng cho motor và thực hiện việc biến điệu độ rộng
xung (PWM). Thiết bi này thường được gọi là motor controller. Trong đề tài này, SV sẽ thiết kế
một bộ điều khiển cho 2 motor dựa trên vi điều khiển và FET công suất. Bộ điều khiển này sẽ
nhận các loại tín hiệu ngõ vào thông dụng như tín hiệu tương tự, tín hiệu số (qua RS-232), hoặc
tín hiệu PWM trực tiếp với ngõ ra công suất lớn.
ƒ Công việc cần thực hiện:
- Lựa chọn FET công suất và vi điều khiển đáp ứng yêu cầu đã đặt ra.
- Tìm hiểu kỹ thuật biến điệu độ rộng xung.
- Thiết kế phần cứng.
- Thiết kế phần mềm điều khiển.
- Đề nghị hướng mở rộng để thắng motor bằng điện (electrical braking).
ƒ Ngôn ngữ lập trình:
Hợp ngữ cho Vi điều khiển (tự chọn trong các họ: AVR, PIC, MCS-51, …).
ƒ Sản phẩm dự kiến:
Một bộ điều khiển motor hoàn chỉnh, điều khiển cùng lúc 2 motor.
7. Tài liệu tham khảo
[1] Internet
8. Các linh kiện hoặc thiết bị đặc biệt

TT Tên linh kiện (thiết bị) Chức năng Số lượng


1 FET công suất (tự chọn) Dòng tối đa 50A, điện thế tối đa 50V 08
2 Vi điều khiển (tự chọn) 01
3 Tản nhiệt cho FET 08

Cần thơ, ngày 02 tháng 01 năm 2008


GVDH: Trần Thanh Hùng

Đề tài Luận văn & Tiểu luận tốt nghiệp Đại học khóa 30 Trang 5/21
LVTN.E&AT.2007
LV. E&AT.3006
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Kỹ thuật Điều khiển & Cơ – Điện tử khóa 30
Học kỳ 2, năm học 2007-2008

1. Tên đề tài: Cảm biến góc quay (Shaft encoder / rotational encoder)
2. Loại đề tài: Cảm biến
3. Kiến thức nền: Cảm biến và chuyển năng, KT Vi xử lý và Vi điều khiển
4. GV Hướng dẫn: GV. TS. Trần Thanh Hùng Liên hệ: tthung@cit.ctu.edu.vn
5. Số SV thực hiện: 01 sinh viên
i. Thạch Trung Ngọc MSSV: 1040973
6. Yêu cầu của đề tài:
ƒ Mô tả vấn đề:
Trong thực tế có rất nhiều ứng dụng cần phải đo vị trí hoặc tốc độ trục quay của động cơ,
motor, bánh xe, khớp tay robot,… Không kể cảm biến dựa trên hiệu ứng Hall, các loại cảm biến
góc quay có thể chia làm 2 loại: cảm biến góc quay tương đối và cảm biến góc quay tuyệt đối.
Trong đề tài này SV sẽ thiết kế cả 2 loại cảm biến này.
ƒ Công việc cần thực hiện:
- Tìm hiểu các loại cảm biến góc quay.
- Thiết kế cảm biến quay tương đối kiểu tiếp xúc.
- Thiết kế cảm biến quay tương đối kiểu không tiếp xúc (dùng tia hồng ngoại).
- Thiết kế cảm biến góc quay tuyệt đối kiểu tiếp xúc hoặc không tiếp xúc.
- Thiết kế bộ đọc cảm biến tương đối.
ƒ Ngôn ngữ lập trình:
Hợp ngữ cho Vi điều khiển (tự chọn trong các họ: AVR, PIC, MCS-51, …).
ƒ Sản phẩm dự kiến:
Hai loại cảm biến góc quay và một bộ đọc tín hiệu.
7. Tài liệu tham khảo
[1] Internet
8. Các linh kiện hoặc thiết bị đặc biệt

TT Tên linh kiện (thiết bị) Chức năng Số lượng


1 Diode phát và thu hồng ngoại 20
(tích hợp trong 1 khối)
2 Vi điều khiển (tự chọn) 01

Cần thơ, ngày 02 tháng 01 năm 2008


GVDH: Trần Thanh Hùng

Đề tài Luận văn & Tiểu luận tốt nghiệp Đại học khóa 30 Trang 6/21
LVTN.E&AT.2007
LV. E&AT.3007
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Kỹ thuật Điều khiển & Cơ – Điện tử khóa 30
Học kỳ 2, năm học 2007-2008

1. Tên đề tài: Cảm biến quãng đường đi cho robot di động


2. Loại đề tài: Cảm biến
3. Kiến thức nền: Cảm biến và chuyển năng, KT Vi xử lý và Vi điều khiển
4. GV Hướng dẫn: GV. TS. Trần Thanh Hùng Liên hệ: tthung@cit.ctu.edu.vn
5. Số SV thực hiện: 01 sinh viên
i. Nguyễn Văn Đấu MSSV: 1041382
6. Yêu cầu của đề tài:
ƒ Mô tả vấn đề:
Đối với robot di động ngoài trời (outdoor), luôn luôn xuất hiện hiện tượng trượt (slip) giữa bánh
xe và mặt đường. Với robot di động trong nhà (indoor), hiện tượng này cũng thường xảy ra.
Chính vì vậy mà quãng đường đi tính toán từ cảm biến quay không hoàn toàn chính xác. Trong
đề tài này, SV sẽ tận dụng chuột quang của máy tính để làm cảm biến đo quãng đường đi của
robot, nhằm bù trừ sai số của cảm biến quay.
ƒ Công việc cần thực hiện:
- Tìm hiểu nguyên tắc hoạt động và cách thức truyền dữ liệu của chuột quang.
- Thiết kế bộ đọc tín hiệu từ chuột quang.
- Khảo sát độ chính xác của chuột quang khi đo quãng đường đi trên nhiều loại vật liệu khác
nhau.
- Đề xuất hướng mở rộng cho robot di động ngoài trời.
ƒ Ngôn ngữ lập trình:
Hợp ngữ cho Vi điều khiển (tự chọn trong các họ: AVR, PIC, MCS-51, …).
ƒ Sản phẩm dự kiến:
Một cảm biến đo quãng đường đi.
7. Tài liệu tham khảo
[1] Internet
8. Các linh kiện hoặc thiết bị đặc biệt

TT Tên linh kiện (thiết bị) Chức năng Số lượng


1 Chuột quang 1
2 Vi điều khiển (tự chọn) Chuyển từ USB sang RS-232 và digital 01

Cần thơ, ngày 02 tháng 01 năm 2008


GVDH: Trần Thanh Hùng

Đề tài Luận văn & Tiểu luận tốt nghiệp Đại học khóa 30 Trang 7/21
LVTN.E&AT.2007
LV. E&AT.3008
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Kỹ thuật Điều khiển & Cơ – Điện tử khóa 30
Học kỳ 2, năm học 2007-2008

1. Tên đề tài: Cảm biến vật cản


2. Loại đề tài: Cảm biến
3. Kiến thức nền: Cảm biến và chuyển năng, KT Vi xử lý và Vi điều khiển
4. GV Hướng dẫn: GV. TS. Trần Thanh Hùng Liên hệ: tthung@cit.ctu.edu.vn
5. Số SV thực hiện: 02 sinh viên
i. Minh Luân MSSV: 1041396
ii. Huỳnh Minh Trung MSSV: 1041002
6. Yêu cầu của đề tài:
ƒ Mô tả vấn đề:
Phát hiện vật cản từ xa (obstacle detection) đóng một vai trò rất quan trong trong tự động hóa
robot di động. Có rất nhiều loại cảm biến được sử dụng để phát hiện vật cản dựa vào dựa vào
siêu âm, ánh sáng thường, tia hồng ngoại, tia laser, radar,… Trong đề tài này, SV sẽ phát triển
cảm biến phát hiện vật cản trong không gian 2 chiều (2D) dựa trên tia hồng ngoại.
Một sinh viên thực hiện cảm biến hồng ngoại và một sinh viên thực hiện cảm biến siêu âm.
ƒ Công việc cần thực hiện:
- Tìm hiểu các loại cảm biến phát hiện vật cản.
- Thiết kế cảm biến hồng ngoại 1 chiều (1D).
- Phát triển hệ thống cảm biến hồng ngoại 2 chiều.
- Đề xuất hướng mở rộng cho hệ thống cảm biến 3 chiều (3D).
ƒ Ngôn ngữ lập trình:
Hợp ngữ cho Vi điều khiển (tự chọn trong các họ: AVR, PIC, MCS-51, …).
ƒ Sản phẩm dự kiến:
Một cảm biến vật cản hoàn chỉnh.
7. Tài liệu tham khảo
[1] Internet
8. Các linh kiện hoặc thiết bị đặc biệt

TT Tên linh kiện (thiết bị) Chức năng Số lượng


1 Diode phát và thu hồng ngoại rời 10
2 Motor bước 01
3 Vi điều khiển (tự chọn) 01

Cần thơ, ngày 02 tháng 01 năm 2008


GVDH: Trần Thanh Hùng

Đề tài Luận văn & Tiểu luận tốt nghiệp Đại học khóa 30 Trang 8/21
LVTN.E&AT.2007

LV.E&AT.3010
LV.VT&ĐK.

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Ngành Điện tử khóa 30
Học kỳ 2, năm học 2007-2008
--------------
1. Tên đề tài: Thiết kế Mô hình điều khiển cho nhà ươm cây.
2. Loại đề tài: Kỹ thuật Điều khiển
3. Kiến thức nền: Logic điều khiển lập trình được, Sensor, KT Vi xử lý
4. GV Hướng dẫn: GVC. Ths. Phạm Văn Tấn Liên hệ: pvtan@ctu.edu.vn
5. Số SV thực hiện: 02 sinh viên
i. Nguyễn Hoàng Em MSSV:
ii. Võ Quang Minh MSSV: 1040895
6. Yêu cầu của đề tài:
ƒ Mô tả vấn đề:
Một nhà kính ươm cây có nhiều thông số cần kiểm soát chặc chẻ : Quang kỳ cho từng loại cây, nhiệt độ,
độ ẩm, thời biểu tưới tiêu….Có nhiều giải pháp để điều khiển. Đề tài này hướng đến việc dùng PLC, vì
dây là giải pháp thích hợp nhất.
• Phương pháp và phương tiện nghiên cứu:
i. Nghiên cứu các yêu cầu của một nhà kính. Từ đó chọn lựa các giải pháp, các loại sensor, các bộ
thúc và chấp hành
ii. Nghiên cứu PLC S7-200(phần cứng) /hoặc K30S
iii. Nghiên cứu lập trình cho PLC . và các phần mềm KLG for Win, Step 7 MicroWin , PLC
Simulation
iv. Triển khai ứng dụng trên mô hình .
ƒ Ngôn ngữ lập trình:
- Ladder, FBD, STL
• Sản phẩm dự kiến:
Mô hình hoàn chỉnh một nhà kính ươm cây
7. Tài liệu tham khảo (giáo viên hướng dẫn cung cấp.)
[1] Các tài liệu về PLC Siemens, Omron, LG
[2] Các tài liệu về lập trình PLC
[3] Các Software hổ trợ lập trình, mô phỏng
[4] Websites: - www.plc.net
-www.support.automation.siemens.com
-www.omron-ap.com

8. Các linh kiện hoặc thiết bị đặc biệt

TT Tên linh kiện (thiết bị) Chức năng Số lượng


1 PLC Siemens S7-200/ K30S Bộ xử lý chính 01
2 Một máy tính Viết CT điều khiển, mô phỏng 01
3 sensor, contactor, solenoid,
Motor …

Cần thơ, ngày 1 tháng 1 năm 2008


GVHD

Phạm Văn Tấn

Đề tài Luận văn & Tiểu luận tốt nghiệp Đại học khóa 30 Trang 9/21
LVTN.E&AT.2007

LV.VT&ĐK.
LV. E&AT.3011

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Ngành Điện tử khóa 30
Học kỳ 2, năm học 2007-2008
--------------
1. Tên đề tài: Nghiên cứu mạng công nghiệp sử dụng CAN bus
2. Loại đề tài: Kỹ thuật Điều khiển
3. Kiến thức nền: LT Điều khiển tự động, Truyền dữ liệu, KT Vi xử lý và Vi điều khiển
4. GV Hướng dẫn: GVC. Ths. Phạm Văn Tấn Liên hệ: pvtan@ctu.edu.vn
5. Số SV thực hiện: 02 sinh viên
i. Nguyễn Võ Minh Nguyện MSSV: 1040898
ii. Đặng Hữu Nghị MSSV: 1040896
6. Yêu cầu của đề tài:
ƒ Mô tả vấn đề:
Trong công nghiệp, vấn đề điều khiển qua mạng là hết sức cần thiết. Vấn đề này đã được khai thác khá
nhiều trước đây, tập trung vào các chuẩn phổ biến như Profiel bus,Mod bus, I2C… Luận văn này tiếp tục
phát triển đề tài với một chuẩn khá nổi tiếng khác, CAN (Controller Area Network).
ƒ Phương pháp và phương tiện nghiên cứu:
i. Nghiên cứu giao thức của chuẩn CAN.
ii. Nghiên cứu CAN module được tích hợp trong Vi Điều Khiển Pic18Fxxx.
iii. Nghiên cứu lập trình Window để xây dựng chương trình điều khiển.
iv. Triển khai ứng dụng trên mô hình, dự kiến: Xây dựng hệ thống phân phân loại sản phẩm điều khiển
qua mạng.
ƒ Ngôn ngữ lập trình:
- Window: Tự chọn:Visual Basic, Delphi,…
- Vi Điều khiển: Tùy chọn: ASM (MPLAB), C (MPLAB C18, MikroC, HTPIC C,…)
ƒ Sản phẩm dự kiến:
Môt mô hình điều khiển qua mạng (Có thể phát triển làm mô hình giảng dạy thực tập điều khiển tụ
động).
7. Tài liệu tham khảo
[1] Các tài liệu liên quan đến chuẩn CAN.
[2] Datasheet của Vi Điều Khiển Pic18Fxxx.
[3] Các tài liệu về lập trình Window bằng các ngôn ngữ nói trên.
[4] Tài liệu trên Internet, giáo viên hướng dẫn cung cấp.

8. Các linh kiện hoặc thiết bị đặc biệt

TT Tên linh kiện (thiết bị) Chức năng Số lượng


1 Vi Điều khiển Pic18Fxxx Bộ xử lý (1 Chính, 3 phụ) 04
2 Một máy tính (Viết chương trình Viết CT điều khiển 01
giám sát, điều khiển mạng)

Cần thơ, ngày 28 tháng 12 năm 2007


GVDH: Phạm Văn Tấn

Đề tài Luận văn & Tiểu luận tốt nghiệp Đại học khóa 30 Trang 10/21
LVTN.E&AT.2007

LV.VT&ĐK.
LV.E&AT. 3012

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Ngành Điện tử khóa 30
Học kỳ 2, năm học 2007-2008
--------------
1. Tên đề tài: Thiết kế Bài thí nghiệm Ứng dụng PLC Siemens S7xxx
2. Loại đề tài: Kỹ thuật Điều khiển
3. Kiến thức nền: Logic điều khiển lập trình được, Sensor, KT Vi xử lý
4. GV Hướng dẫn: GVC. Ths. Phạm Văn Tấn Liên hệ: pvtan@ctu.edu.vn
5. Số SV thực hiện: 02 sinh viên
i. Võ Ngoc Lợi MSSV: 1040892
ii. Đỗ Thành Thái MSSV:
6. Yêu cầu của đề tài:
ƒ Mô tả vấn đề:
Dòng PLC S7xxx của hảng Siemens rất phổ biến trong công nghiệp hiện nay . Đề tài nhằm giúp SV
tiếp cận, sử dụng và ứng dụng vào việc thiết kế 2 mô hình thí nghiệm.Sản phẩm có thể sử dụng để bổ
sung bộ thí nghiệm ĐKTĐ ( Trước đến nay, phòng TN. KTĐK không được trang bị loại PLC này).
Phương pháp và phương tiện nghiên cứu:
i. Nghiên cứu các yêu cầu của bài thí nghiệm để khai thác hết các chức năng tiêu biểu và quan trọng
nhất của PLC S7xxx : các hàm cơ bản, các hàm đặc biệt, modul kết nối , hổ trợ truyền thông…
ii. Nghiên cứu PLC S7-xxx (phần cứng)
iii. Nghiên cứu lập trình cho PLC dòng S7 và các phần mềm Step 7 MicroWin , PLC Simulation
iv. Triển khai ứng dụng trên mô hình thí nghiệm
ƒ Ngôn ngữ lập trình:
- Ladder, FBD, STL
• Sản phẩm dự kiến:
Hai mô hình hoàn chỉnh cho hai bài thí nghiệm.
7. Tài liệu tham khảo (giáo viên hướng dẫn cung cấp.)
[1] Các tài liệu về PLC Siemens
[2] Các tài liệu về lập trình PLC
[3] Các Software hổ trợ lập trình, mô phỏng
[4] Websites: - www.plc.net
-www.support.automation.siemens.com
-www.omron-ap.com

8. Các linh kiện hoặc thiết bị đặc biệt

TT Tên linh kiện (thiết bị) Chức năng Số lượng


1 PLC Siemens S7-200 ,S7-300 Bộ xử lý chính 02
2 Một máy tính Viết CT điều khiển, mô phỏng 01
3 sensor, contactor, solenoid,
Motor …

Cần thơ, ngày 1 tháng 1 năm 2008


GVHD

Phạm Văn Tấn

Đề tài Luận văn & Tiểu luận tốt nghiệp Đại học khóa 30 Trang 11/21
LVTN.E&AT.2007
LV.E&AT.3014
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Điện tử Viễn thông khóa 30
Học kỳ 2, năm học 2007-2008

1. Tên đề tài: Mô phỏng hệ thống thu-phát điều chế OFDM


2. Loại đề tài: Kỹ thuật Viễn thông
3. Kiến thức nền: Truyền dữ liệu, thông tin số, hệ thống viễn thông
4. GV Hướng dẫn: GV. TS. Lương Vinh Quốc Danh
Đồng hướng dẫn: GV. Th.S. Nguyễn Hứa Duy Khang
Liên hệ: lvqdanh@ctu.edu.vn, nhdkhang@ctu.edu.vn
5. Số SV thực hiện: 02 sinh viên
i. Lê Tấn Công MSSV: 1040942
ii. Trần Hoàng Hải MSSV: 1040955
6. Yêu cầu của đề tài:
ƒ Mô tả vấn đề:
Kỹ thuật điều chế OFDM hiện được sử dụng trong thông tin không dây (ví dụ Wi-Fi). Yêu cầu của đề
tài này là xây dựng một hệ thống thu-phát tín hiệu điều chế OFDM trên máy tính, cho phép người sử
dụng thực hiện các tính toán, mô phỏng các thông số cơ bản của hệ thống thông tin.

ƒ Ngôn ngữ lập trình:


MatlabR và và các Toolboxes sẵn có của Matlab.
ƒ Sản phẩm dự kiến:
Một chương trình mô phỏng trên máy tính.
7. Tài liệu tham khảo
[2] William, C.Y. Lee,Wireless and Cellular Communications, 3rd Edition, Mcgraw-Hill, 2006.
[3] The Mathworks, Simulink and communication toolboxes.
[4] Gordon L. Stuber, Principle of mobile communication, 2nd Edition, Kluwer Academic Publisher,
2002.
[5] D.Tse, P.Viswanath, Fundamentals of Wireless Communication, Cambridge University Press, 2005.
[6] William H. Tranter, et. al., Pricinples of Communication System Simulation with Wireless
Applications, Prentice Hall.
…và một số tài liệu khác.

Cần Thơ, ngày 02 tháng 01 năm 2008


GVDH: Lương Vinh Quốc Danh
Nguyễn Hứa Duy Khang

Đề tài Luận văn & Tiểu luận tốt nghiệp Đại học khóa 30 Trang 12/21
LVTN.E&AT.2007
LV. E&AT.3015

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Ngành Điện tử Viễn thông khóa 30
Học kỳ 2, năm học 2007-2008
--------------
1. Tên đề tài: Mô phỏng hệ thống thu-phát điều chế CDMA
2. Loại đề tài: Kỹ thuật Viễn thông
3. Kiến thức nền: Truyền dữ liệu, thông tin số, hệ thống viễn thông
4. GV Hướng dẫn: GV. TS. Lương Vinh Quốc Danh
Đồng hướng dẫn: GV. Th.S. Nguyễn Hứa Duy Khang
Liên hệ: lvqdanh@ctu.edu.vn, nhdkhang@ctu.edu.vn
5. Số SV thực hiện: 02 sinh viên
i. Ngô Lê Ngọc Anh MSSV: 1040938
ii. Hồ Hữu Danh MSSV: 1040870
6. Yêu cầu của đề tài:
ƒ Mô tả vấn đề:
Kỹ thuật điều chế CDMA hiện được sử dụng trong hệ thống thông tin di động (ví dụ mạng điện thoại S-
Fone). Yêu cầu của đề tài này là xây dựng một hệ thống thu-phát tín hiệu điều chế CDMA trên máy tính,
cho phép người sử dụng thực hiện các tính toán, mô phỏng các thông số cơ bản của hệ thống thông tin.
.
ƒ Ngôn ngữ lập trình:
ƒ MatlabR và và các Toolboxes sẵn có của Matlab
ƒ Sản phẩm dự kiến:
Một chương trình mô phỏng trên máy tính.
7. Tài liệu tham khảo
[1] William, C.Y. Lee,Wireless and Cellular Communications, 3rd Edition, Mcgraw-Hill, 2006.
[2] The Mathworks, Simulink and communication toolboxes.
[3] Gordon L. Stuber, Principle of mobile communication, 2nd Edition, Kluwer Academic Publisher,
2002.
[4] D.Tse, P.Viswanath, Fundamentals of Wireless Communication, Cambridge University Press, 2005.
[5] William H. Tranter, et. al., Pricinples of Communication System Simulation with Wireless
Applications, Prentice Hall.
[6] Kamil Sh. Zigangirov, Theory of Code Division Multiple Access Communication, IEEE Press, 2004.
…và một số tài liệu khác.

Cần Thơ, ngày 02 tháng 01 năm 2008


GVDH: Lương Vinh Quốc Danh
Nguyễn Hứa Duy Khang

Đề tài Luận văn & Tiểu luận tốt nghiệp Đại học khóa 30 Trang 13/21
LVTN.E&AT.2007
LV. E&AT.3016

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Ngành Điện tử Viễn thông khóa 30
Học kỳ 2, năm học 2007-2008
--------------
1. Tên đề tài: Thiết kế và thực hiện patch antenna dùng cho wireless LAN 2.4 GHz
2. Loại đề tài: Kỹ thuật Viễn thông
3. Kiến thức nền: Lý thuyết mạch, hệ thống viễn thông, kỹ thuật antenna và truyền sóng.
4. GV Hướng dẫn: GV. TS. Lương Vinh Quốc Danh Liên hệ: lvqdanh@ctu.edu.vn
5. Số SV thực hiện: 01 sinh viên
i. Nguyễn Thành Luân MSSV: 1040970
6. Yêu cầu của đề tài:
ƒ Mô tả vấn đề:
Thiết kế một antenna dùng cho việc thu/phát tín hiệu hoạt động ở tần số 2.4 GHz, thỏa mãn các chỉ tiêu
định trước về độ lợi, băng thông.
ƒ Phương pháp và phương tiện nghiên cứu:
i. Tiến hành mô phỏng trên máy tính (phần mềm ADS).
ii. Thực hiện antenna trên mạch in theo các thông số tính toán, mô phỏng trước đó.
iii. Thử nghiệm, kiểm tra các thông số của antenna bằng các thiết bị chuyên dùng.
ƒ Sản phẩm dự kiến:
Một antenna trên mạch in thỏa mãn các thông số yêu cầu.
7. Tài liệu tham khảo
[1] Constantine A. Balanis, Antenna Theory: Analysis and Design, Wiley, 3rd Edition.
[2] Kent Smith, Antennas for low power applications.
[3] Q. Lu, et. al., Design A Dual-Frequency Rectangular Patch Antenna, Microwave and RF, October
2007. (Online: http://mwrf.com/Articles/ArticleID/17226/17226.html).
…và các tài liệu khác.
8. Các linh kiện hoặc thiết bị đặc biệt
TT Tên linh kiện (thiết bị) Chức năng Số lượng
1 Mạch in
2 Cáp tín hiệu, connector SMA
3 Máy phát tín hiệu, máy đo tín
hiệu điện-từ trường.

Cần Thơ, ngày 02 tháng 01 năm 2008


GVDH: Lương Vinh Quốc Danh

Đề tài Luận văn & Tiểu luận tốt nghiệp Đại học khóa 30 Trang 14/21
LVTN.E&AT.2007
LV. E&AT.3018

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Ngành Điện tử Viễn thông khóa 30
Học kỳ 2, Năm học 2007-2008
--------------
1. Tên đề tài: Mô hình hóa mạch khuếch đại RF sử dụng mô hình Hammerstein-Wiener
2. Loại đề tài: Kỹ thuật Viễn thông
3. Kiến thức nền: Lý thuyết mạch, Toán dành cho kỹ thuật, kỹ thuật siêu cao tần.
4. GV Hướng dẫn: GV.TS. Lương Vinh Quốc Danh Liên hệ: lvqdanh@ctu.edu.vn

5. Số SV thực hiện: 01 sinh viên


i. Phan Thanh Kỳ MSSV: 1040888

6. Yêu cầu của đề tài:


ƒ Mô tả vấn đề:
Phương pháp behavioral modeling cho phép thực hiện mô phỏng đáp ứng của hệ thống thông tin với
thời gian mô phỏng ngắn hơn rất nhiều so với các phương pháp truyền thống (ví dụ phương pháp
Harmonic-Balance). Yêu cầu của đề tài là xây dựng một mô hình cho mạch khuếch đại (amplifier) cho
điện thoại di động (tần số hoạt động < 2 GHz) sử dụng mô hình Hammerstein-Wiener. Độ phi tuyến
của mô hình giới hạn ≤ 7.
ƒ Phương pháp và phương tiện nghiên cứu:
i. Nghiên cứu các giải thuật, phương pháp hiện đang được sử dụng.
ii. Xây dựng một mô hình phù hợp với mạch khuếch đại đã chọn.
iii. So sánh kết quả toán từ mô hình với số liệu thực tế.
ƒ Phần mềm hỗ trợ: Matlab, và ADS.

ƒ Sản phẩm dự kiến:


Một mô hình mạch khuếch đại trên máy tính.

7. Tài liệu tham khảo


[1] G. Chrisikos, et al., “A nonlinear ARMA model for simulating power amplifiers”, IEEE International
Microwave Symposium, 1998.
[2] M.S. Muha, et.al., “Validation of power amplifier nonlinear block models”, IEEE International
Microwave Symposium, 1999.
[3] Christopher. P. Silva,”Time domain measurement and modeling techniques for wideband
communication components and systems”, Wiley InterScience, 2003.
[4] Isaksson, M.; Wisell, D.; Ronnow, D.,”A comparative analysis of behavioral models for RF power
amplifiers”, IEEE Trans. on Microwave Theory and Techniques, Vol.54, issue 1, Jan. 2006.
[5] Các tài liệu trên internet.

Cần Thơ, ngày 02 tháng 01 năm 2008


GVDH: Lương Vinh Quốc Danh

Đề tài Luận văn & Tiểu luận tốt nghiệp Đại học khóa 30 Trang 15/21
LVTN.E&AT.2007
LV. E&AT.3020

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Ngành Điện tử Viễn thông khóa 30
Học kỳ 2, năm học 2007-2008
--------------
1. Tên đề tài: Phần mềm qui hoạch mạng thuê bao điện thoại
2. Loại đề tài: Viễn thông
3. Kiến thức nền: Anten Truyền sóng, Kỹ thuật Siêu cao tần, Mạng Viễn thông, CAD, GIS
4. GV Hướng dẫn: GVC. ThS. Đoàn Hòa Minh Liên hệ: dhminh@cit.ctu.edu.vn
5. Số SV thực hiện: 02 sinh viên
i. Nguyễn Lê Nhật Quang MSSV: 1040982
ii. Huỳnh Thanh Tuấn MSSV: 1041004
6. Yêu cầu của đề tài:
ƒ Mô tả vấn đề:
Các phần mềm qui hoạch mạng thuê bao điện thoại được xây dựng với mục đích giúp cho các đơn vị, cơ
quan có chức năng qui hoạch cơ sở hạ tầng Viễn thông của các tỉnh, huyện, khu đô thị, khu dân cư
trong công tác qui hoạch, thẩm định sơ bộ các dự án mạng thuê bao điện thoại. Phần mềm này hướng
đến các cán bộ không có chuyên môn sâu về kỹ thuật Viễn thông. Vì vậy phải có giao diện dễ sử dụng
và có cơ sở dữ liệu về các thiết bị viễn thông và đường trưyền.
ƒ Phương pháp và phương tiện nghiên cứu:
i. Nghiên cứu lý thuyết về đường truyền sóng, kỹ thuật siêu cao tần, mạng điện thoại.
ii. Nghiên cứu các phần mềm bản đồ (phần mềm GIS) để sử dụng trong luận văn.
iii. Nghiên cứu các thông số đường truyền dẫn và xây dựng cơ sở dữ liệu về đường truyền.
iv. Thiết kế phần mềm qui hoạch mạng thuê bao điện thoại, liên kết với các phần mềm bản đồ để tính
chiều dài đường truyền, loại đường truyền được sử dụng, dự trên kiến thức về mạng điện thoại và kỹ
thuật siêu cao tần để thiết kế mạng và các thành phần trong mạng.
v. Thiết kế phần mềm hiển thị và mô phỏng.
ƒ Ngôn ngữ lập trình:
MATLABR hoặc Visual Basic hoặc C++
ƒ Sản phẩm dự kiến:
Phần mềm qui hoạch mạng thuê bao điện thoại.
7. Tài liệu tham khảo
[1] http://home.vnn.vn/telcom - HỆ THỐNG THÔNG TIN QUANG VÀ HỆ THỐNG THÔNG
TIN VÔ TUYẾN.
[2] Marti P. Clark – NETWORK TELECOMMUNICATIONS: DESIGN AND OPERATION,
Second Edition – John Wiley & Son Ltd – 1997.
[3] Đoàn Hòa Minh – GIÁO TRÌNH XỬ LÝ TÍN HIỆU SỐ – Bộ môn VT&TĐH, Khoa
CNTT, ĐHCT – 2001.
[4] Phạm Văn Tấn – GIÁO TRÌNH CƠ SỞ VIỄN THÔNG – Bộ môn VT&TĐH, Khoa CNTT,
ĐHCT – 2003.
[5] Vũ Đình Thành - HỆ THỐNG VIỄN THÔNG – NXB KHKT – 1996.
[6] Bảng thiết kế hệ thống thuê bao điện thoại ngầm khu đô thị mới phường Hưng Phú, TP
Cần Thơ - Sổ Công Nghiệp TP Cần Thơ – 2003.
[1] John R. Vacca – THE CABLING HANDBOOK – Prentice Hall PTR - 2001
[2] The Mathworks, Communications Toolbox User’s Guide 5, 2007.
[3] www.phptr.com

8. Các linh kiện hoặc thiết bị đặc biệt


Phần mềm trên máy tính.

Cần thơ, ngày 18 tháng 12 năm 2007


GVDH: Đoàn Hòa Minh

Đề tài Luận văn & Tiểu luận tốt nghiệp Đại học khóa 30 Trang 16/21
LVTN.E&AT.2007

LV. E&AT.3022
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Điện tử Viễn thông khóa 30
Học kỳ 2, năm học 2007-2008
--------------
1. Tên đề tài: Giám sát báo động và điều khiển qua mạng điện thoại
2. Loại đề tài: Viễn thông
3. Kiến thức nền: Cơ sở viễn thông, Mạng Viễn thông, Kỹ thuật vi xử lý
4. GV Hướng dẫn: GVC. ThS. Đoàn Hòa Minh Liên hệ: dhminh@cit.ctu.edu.vn
5. Số SV thực hiện: 02 sinh viên
i. Nguyễn Văn Phúc MSSV: 1040879
ii. Đặng Chí Hào MSSV: 1040903
6. Yêu cầu của đề tài:
ƒ Mô tả vấn đề:
Vấn đề giám sát, báo động và điều khiển ở khoảng cách xa, mọi nơi, mọi lúc là nhu cầu thiết yếu trong sản xuất, dịch
vụ, quản lý và đời sống. Với sự phát triển của công nghệ viễn thông, nhất là công nghệ di động, điện thoại di động ngày
cáng phổ biến và không chỉ được sử dụng trong điện thoại mà còn mở rộng cho nhiều ứng dụng khác. Đề tài này muốn
ứng dụng các tiện lợi của điện thoại di động trong giám sát, báo động và điều khiển.
ƒ Phương pháp và phương tiện nghiên cứu:
- Nghiên cứu các bộ cảm biến: phát hiện đối tượng, khói, ẩm, tốc độ quay…;
- Nghiên cứu và thiết kế các thiết bị đầu cuối kết nối giữa cảm biến với mạng điện thoại và máy tính để truyền
tin, báo động và điều khiển.
- Các phần mềm dịch vụ tương ứng.
ƒ Ngôn ngữ lập trình:
Hợp ngữ cho Vi điều khiển , MATLABR hoặc Visual Basic hoặc C++
ƒ Sản phẩm dự kiến:
Hệ thống mẫu gồm:
- Các cảm biến: báo trộm, báo khói, báo ẩm;
- Bộ giao tiếp giữa các cảm biến và đường thuê bao điện thoại;
- Bộ giao tiếp điều khiển tắt mở nguồn điện cho các thiết bị;
- Bộ thiết lập cuộc gọi từ nơi giám sát đến thuê bao di động hoặc cố định;
- Bộ giao tiếp điều khiển tốc độ motor;
- Nối mạng giữa nơi giám sát hoặc thiết bị cần điều khiển với máy tính để thu thập thông tin và truyền tính hiệu
điều khiển khi cần;
- Các phần mềm cần thiết cho hệ thống hoạt động.
7. Tài liệu tham khảo
[1] Đặng văn Sơn – HỆ THỐNG ĐIỆN THOẠI – Bộ môn VT&TĐH, Khoa CNTT, ĐHCT – 2003.
[2] Marti P. Clark – NETWORK TELECOMMUNICATIONS: DESIGN AND OPERATION, Second Edition –
John Wiley & Son Ltd – 1997.
[3] Đoàn Hòa Minh – GIÁO TRÌNH XỬ LÝ TÍN HIỆU SỐ – Bộ môn VT&TĐH, Khoa CNTT, ĐHCT – 2003.
[4] Vũ Đình Thành - HỆ THỐNG VIỄN THÔNG – NXB KHKT – 1996.
[5] The Mathworks, Communications Toolbox User’s Guide 5, 2007.
8. Các linh kiện hoặc thiết bị đặc biệt
TT Tên linh kiện (thiết bị) Chức năng Số lượng
1 Vi điều khiển (tự chọn) Thiết kế phần cứng (NẾU CẦN) 01
2 Các cảm biến (tự chọn) 01
3 Điện thoại di động (GVHD và SV tự lo) 01
4 Điện thoại bàn (GVHD và SV tự lo) 01

Cần thơ, ngày 18 tháng 12 năm 2007


GVDH: Đoàn Hòa Minh

Đề tài Luận văn & Tiểu luận tốt nghiệp Đại học khóa 30 Trang 17/21
LVTN.E&AT.2007
LV. E&AT.3023
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Điện tử Viễn thông khóa 30
Học kỳ 2, năm học 2007-2008

1. Tên đề tài: Nâng tốc độ truyền cho kênh power-line


2. Loại đề tài: Kỹ thuật biến điệu
3. Kiến thức nền: Cơ sở viễn thông, Truyền dữ liệu, KT Vi xử lý và Vi điều khiển
4. GV Hướng dẫn: GV. ThS. Trần Thanh Tòng Liên hệ: tttong@ctu.edu.vn
5. Số SV thực hiện: 02 sinh viên
i. Nguyễn Hải Đăng MSSV: 1040869
ii. Đặng Ngọc Khang MSSV: 1040884
6. Yêu cầu của đề tài:
a. Mô tả vấn đề:
Hệ thống truyền dữ liệu trên lưới điện 220V đã được nghiên cứu thành công trong các LVTN khoá 26,
28 và 29. Tuy nhiên tốc độ truyền dữ liệu chỉ đáp ứng được cho các ứng dụng trao đổi dữ liệu tốc độ
thấp (điều khiển on-off). Mục tiêu của đề tài này là nghiên cứu một kỹ thuật mã hoá, biến điệu hiệu quả
cho kênh power-line để nâng tốc độ truyền, nhằm đáp ứng các ứng dụng đòi hỏi trao đổi dữ liệu tốc độ
cao (truyền âm thanh, hình ảnh,…)
b. Phương pháp và phương tiện nghiên cứu:
i. Nghiên cứu và cải tiến hệ thống power-line của các LVTN các khoá trước.
ii. Nghiên cứu các kỹ thuật biến điệu và mã hoá dữ liệu phù hợp cho kênh power-line
iii. Thiết kế các mạch biến điệu theo giải pháp đã nghiên cứu.
iv. Xây dựng mô hình hệ thống.
v. Tìm hiểu và thiết kế các ứng dụng thử nghiệm.
c. Ngôn ngữ lập trình:
Visual Basic và Ngôn ngữ C cho Vi điều khiển (tự chọn trong các họ: AVR, PIC, MCS-51, …).
d. Sản phẩm dự kiến:
Một module truyền và một module nhận, dữ liệu truyền là một file text hoặc là giọng nói.
7. Tài liệu tham khảo
[1] Ziemer, Tranter, “Principles of communications, John Wiley & Son Ltd, 1998.
[2] Trần Thanh Tòng, Đề tài thạc sĩ “Performance study of power-line communication channels”, Asian
Institute of technology, Bangkok, Thailand.
[3] Các quyển báo cáo luận văn của các khóa trước về các đề tài có liên quan.
[4] Một số website liên quan.
8. Các linh kiện hoặc thiết bị đặc biệt

TT Tên linh kiện (thiết bị) Chức năng Số lượng


1 Vi điều khiển ATmega32 Thiết kế các Module 02
2 IC ST7538 Giao tiếp lưới điện 02
3 LCD Hiển thị trạng Thái Module 01
4 Biến thế cách ly Nối kế với lưới điện 04
5 Mộ số linh kiện khác

Cần thơ, ngày 02 tháng 01 năm 2008


GVDH: Trần Thanh Tòng

Đề tài Luận văn & Tiểu luận tốt nghiệp Đại học khóa 30 Trang 18/21
LVTN.E&AT.2007

LV. E&AT.3025
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Điện tử Viễn thông khóa 30
Học kỳ 2, năm học 2007-2008

1. Tên đề tài: Mô phỏng kỹ thuật OFDM sử dụng trong Modem ADSL


2. Loại đề tài: Kỹ thuật viễn thông
3. Kiến thức nền: Cơ sở viễn thông, Truyền dữ liệu, Hệ thống viễn thông
4. GV Hướng dẫn: GV. ThS. Trần Thanh Tòng Liên hệ: tttong@ctu.edu.vn
5. Số SV thực hiện: 02 sinh viên
i. Lê Tấn Công MSSV: 1040942
ii. Đặng Thanh Tài MSSV: 1040910
6. Yêu cầu của đề tài:
a .Mô tả vấn đề:
Hiện nay các ứng dụng trong lĩnh vực truyền thông tin rất phong phú và đa dạng, mà vấn đề cốt lõi để
nâng cao hiệu quả của các dịch vụ và ứng dụng là dung lượng của kênh truyền. Kênh truyền có rất
nhiều loại (dây đồng, sóng điện từ, cáp quang, …). Một trong những tác nhân làm cho dung lượng
kênh truyền bị hạn chế là nhiễu. Để tăng dung lượng kênh truyền có nhiễu cho một hệ thống viễn thông
thì các kỹ thuật biến điệu truyền thống như ASK,PSK,QAM không mang lại hiệu quả cao. Đề tài này
tìm hiểu kỹ thuật OFDM được sử dụng trong các hệ thống truyền thông băng thông rộng hiện nay và
xây dựng mô hình ứng dụng cụ thể của kỹ thuật nay trong Modem ADSL.
e. Phương pháp và phương tiện nghiên cứu:
i. Nghiên LÝ thuyết biến điệu (ASK, PSK,QAM,OFDM).
ii. Nghiên cứu modem ADSL
iii. Xây dựng mô hình mô phỏng
iv. So sánh và đánh giá hiệu suất kênh truyền cho nhiều kỹ thuật biến điệu khác nhau.
f. Ngôn ngữ lập trình:
Ngôn ngữ C MATLAB và MATLAB/Simulink
d. Sản phẩm dự kiến:
Mô hình mô phỏng kỹ thuật OFDM
7. Tài liệu tham khảo
[1] Phạm Văn Tấn, Giáo trình Cơ Sở Viễn Thông, Khoa Công Nghệ Thông Tin và Truyền Thông,
ĐHCT
[2] Trần Thanh Tòng, Đề tài thạc sĩ “Performance study of power-line communication channels”,
Asian Institute of technology, Bangkok, Thailand.
[3] L.Hanzo,M.Muntser, “OFDM and MC –CDMA for Broadband Multi-user communications,
WLANs and Broadcasting,”John Wiley & Son Ltd,2003
[4] Một số website liên quan.
8. Các linh kiện hoặc thiết bị đặc biệt
TT Tên linh kiện (thiết bị) Chức năng Số lượng

Cần thơ, ngày 02 tháng 01 năm 2008


GVDH: Trần Thanh Tòng

Đề tài Luận văn & Tiểu luận tốt nghiệp Đại học khóa 30 Trang 19/21
LVTN.E&AT.2007
LV. E&AT.3030
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Điện tử & Cơ – Điện tử khóa 30
Học kỳ 2, năm học 2007-2008

1. Tên đề tài: Phát triển kit thí nghiệm kỹ thuật số dùng Vi điều khiển
2. Loại đề tài: Lập trình ứng dụng.
3. Kiến thức nền: Mạch điện tử, kỹ thuật số, KT Vi xử lý và Vi điều khiển, Lập trình giao diện
4. GV Hướng dẫn:
GVC. ThS. Phạm Văn Tấn Liên hệ: pvtan@cit.ctu.edu.vn
CBGD. Nguyễn Văn Khanh Liên hệ: nvkhanh@cit.ctu.edu.vn
5. Số SV thực hiện: 02 sinh viên
i. Phạm Văn Cảnh MSSV: 1040865
ii. Huỳnh Phú Vinh MSSV: 1040934
6. Yêu cầu của đề tài:
ƒ Mô tả vấn đề:
Bộ thí nghiệm kỹ thuật số của bộ môn hiện đang xuống cấp. Số lượng board hư, chạy không ổn định khá
nhiều. Một số board còn chạy khá tốt nhưng kết nối điện giữa các điểm không tốt đã gây khá nhiều khó
khăn cho sinh viên khi thực hành. Mục tiêu của đề tài là xây dựng một bộ thí nghiệm kỹ thuật số với
một số tính năng sau:
- Mạch số được thiết kế bằng phần mềm trên máy tính. Các ngỏ vào ra được thiết lập dựa vào các ngỏ
vào ra trên kit. Từ sơ đồ này phần mềm sẽ tạo ra một tập dữ liệu và truyền xuống kit.
- Chương trình trên kit thí nghiệm có nhiệm vụ nhận tập dữ liệu này và tạo ra mạch số tương ứng.
Sinh viên chỉ việc tác động các ngỏ vào tương ứng để quan sát kết quả. Kết nối kit và PC dự kiến theo
chuẩn RS232 hoặc USB – HID (Human Interface Device).
Sơ đồ khối phần cứng:

Các ngỏ - Khối hiện thị


vào đa dụng ngỏ ra (Led đơn,
(Dự kiến 16 BỘ XỬ LÝ TRUNG Led 7 đoạn, ).
ngỏ vào các TÂM - Motor,...
loại)

ƒ Phương pháp và phương tiện nghiên cứu:


i. Nghiên cứu lập trình giao diện để tạo các tiện ích hổ trợ việc tạo sơ đồ nguyên lý của mạch số. Lập
trình giao tiếp theo chuẩn được chọn.
ii. Nghiên cứu tìm giải thuật tối ưu chuyển từ dữ liệu ra mạch số.
iii. Hoàn chỉnh thành kit thí nghiệm.
ƒ Ngôn ngữ lập trình:
i. Lập trình giao diện: Delphi hay Visual Basic.
ii. Lập trình Firmware: MPLAB C18 hay MikroC
ƒ Sản phẩm dự kiến:
Bộ thí nghiệm kỹ thuật số có thể đáp ứng được nhu cầu thực hành của sinh viên.
7. Tài liệu tham khảo
8. Các linh kiện hoặc thiết bị đặc biệt

TT Tên linh kiện (thiết bị) Chức năng Số lượng


1 Một máy tính PC Viết chương trình điều khiển trên Window 01
2 Vi điều khiển PIC Dùng để thiết kế Kit 01

Cần thơ, ngày 28 tháng 12 năm 2007

GV HD . Phạm Văn Tấn

Đề tài Luận văn & Tiểu luận tốt nghiệp Đại học khóa 30 Trang 20/21
LVTN.E&AT.2007

Khoa Công nghệ


Bộ môn Điện tử Viễn thông
Bộ môn Tự động hóa

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Điện tử & Cơ – Điện tử khóa 30
Học kỳ 2, năm học 2007-2008

TT Công việc Thời gian Người thực hiện


1. Giáo viên ra đề tài và nộp bộ môn duyệt - 02/01/08 GVHD
2. Bộ môn duyệt đề tài 03/01/08 - 05/01/08 Bộ môn
3. Công bố đề tài cho SV (trên web khoa) 07/01/08 Bộ môn
4. Sinh viên liên hệ giáo viên để quyết định 08/01/08 - 13/01/08 GVHD + SV đủ điều kiện
việc chọn đề tài (có thể thông qua email) làm LVTN
5. Giáo viên nộp danh sách sinh viên đã chọn 14/08/07 GVHD + Bộ môn
đề tài của mình cho Bộ môn
6. Bộ môn tổng hợp và công bố danh sách sinh 22/01/08 - 25/01/08 Bộ môn
viên + đề tài
7. Bắt đầu thực hiện luận văn 28/01/08 Sinh viên
8. Bảo vệ Luận văn tốt nghiệp 08-09/05/2008 Hội đồng + Sinh viên

Ghi chú:
- GVCC (cả GS): mỗi năm hướng dẫn tối đa 15 đề tài LVTN và 20 đề tài TLTN.
- GVC (cả PGS) : mỗi năm hướng dẫn tối đa 10 đề tài LVTN và 15 đề tài TLTN.
- GV hoặc tương đương: mỗi năm hướng dẫn tối đa 05 đề tài LVTN và 10 đề tài TLTN.
- CBGD chưa là GV: có thể tham gia tập sự HD (cùng với GV,..) tối đa 01 đề tài LVTN và 02 đề tài
TLTN.
- TS tương đương GVC.
- Nếu số lượng sv làm LVTN vượt quá khả năng hướng dẫn, khoa sẽ tiến hành chọn lọc theo điểm tích
lũy. Mức điểm do khoa qui định.

Ngày 25 tháng 12 năm 2008


Trưởng Bộ môn
Nguyễn Chí Ngôn

Đề tài Luận văn & Tiểu luận tốt nghiệp Đại học khóa 30 Trang 21/21

You might also like