You are on page 1of 96

11.

CĂN NHÀ BÀ CỐ
________________________________________

02-22-2005, 10:18 AM
Nhiều người nói rằng người Việt Nam thường sợ ma hơn người Tây
phương vì ngay từ thuở nhỏ chúng ta đã được nghe người lớn kể chuyện
ma, và những đứa nhỏ nào càng nhát gan bao nhiêu lại càng thích nghe
chuyện ma bấy nhiêu. Nhận xét này chưa chắc đã đúng vì các nước Tây
phương cũng có rất nhiều người sợ ma, chứng cớ là một số chuyện ma
được coi là có thật đã được đưa lên màn bạc, thu hút không biết bao
nhiêu triệu khán giả trên thế giới. Ngoài ra, chắc hẳn quí độc giả cũng
biết rằng Anh quốc được coi là quốc gia nhiều ma nhất Âu châu. Nhằm
mục đích chứng minh rằng ma không phaœi chỉ hiện diện ơœ Việt Nam
mà có mặt trên khắp thế giới, đủ các loại ma từ ma da đen đến ma da đỏ,
từ ma da trắng tới ma da vàng... Chúng tôi cố gắng sưu tập những
chuyện ma trên thế giới để làm công việc của... Người kể chuyện ma.

Câu chuyện đầu tiên mà NKCM gởi tới quí vị hôm nay là chuyện "Ngôi
nhà của bà cố", một chuyện ma Hoa Kỳ với tên các nhân vật được Việt
Nam hóa để dễ nhớ, vì hễ có nhớ tên quí vị mới nhớ câu chuyện, mà có
nhớ câu chuyện thì khi nào ở nhà một mình về đêm, quí vị mới biết thế
nào là sợ ma.

Khi còn theo học bậc cao đẳng, tôi cư ngụ trong một ngôi nhà do ông cố
tôi xây từ năm 1915. Ông từ trần trong căn nhà này vào thập niên 1940
và bà cố tôi tiếp tục ở đó cho tới khi khăn gói đi tìm ông tôi vào năm
1978. Bà cố rất thương tôi vì tôi là thằng chắt đầu tiên của ông bà, và tôi
được đặt tên là An, tên của ông tôi. Căn nhà của ông bà cố là loại nhà
hai tầng kiểu Victoria nằm cách mặt đường khoảng 20 thước. Trước nhà
là hai cây xồi khổng lồ cành lá xum xuê khiến những ai không để ý, từ
ngoài đường không thể nhìn rõ ngôi nhà. Sau khi bà cố tôi từ trần, ông
nội tôi chia ngôi nhà thành ba apartment rộng rãi, một apartment trên lầu
với ba phòng ngủ, và hai apartmanet dưới nhà mỗi cái hai phòng ngủ,
cho sinh viên mướn vì nhà chỉ cách trường đại học Winthrop chưa đầy
hai trăm thước. Khi tôi lên đại học, dĩ nhiên tôi tới ở đây, trong
apartment trên lầu cùng hai bạn học, mỗi đứa một phòng. Hai căn dưới
nhà mỗi căn cũng có hai sinh viên cư ngụ.

Sau khi ở đây chừng hai tháng, hai người bạn ở chung apartment với tôi
cho biết nhiều đêm họ đột nhiên thức giấc vì có cảm tưởng rõ rệt là có
người lạ mặt trong phòng. Vì đó là một cảm tưởng rất thực nên họ đã
kiểm soát phòng tắm, phòng vệ sinh, cửa ra vào, cửa sổ, tủ áo... nhưng
không thấy gì hết. Tôi thú nhận với họ rằng chính tôi nhiều đêm cũng có
cảm giác tương tự. Sau khi thảo luận, chúng tôi cho rằng có lẽ vì ngôi
nhà quá cũ, thỉnh thoaœng cột kèo sàn ván lại kêu cọt cà cọt kẹt khiến
chúng tôi thức giấc và có thể có cảm tưởng như vậy.

Tuy nhiên các sinh viên ở hai apartment bên dưới cũng nói rằng họ có
cùng cảm giác như chúng tôi. Nhiều lần họ đột nhiên giật mình thức giấc
giữa nữa đêm với cảm tưởng có người lạ mặt trong phòng. Lời giải thích
rằng ngôi nhà quá cũ tạo nên những tiếng động khác thường vào lúc nữa
đêm không thuyết phục được Bổn, một sinh viên ở tầng dưới, và anh đã
dọn ra ở chung với người bạn gái.

Mấy tuần sau, một nữ sinh viên ở tầng trệt, cũng không chịu nổi cái cảm
giác hãi hùng vào lúc nữa đêm về sáng vì sự hiện diện vô hình nào đó
nên cũng cuốn gói dọn đi nơi khác.
Thực ra chính tôi cũng cảm thấy e ngại, và tuy không nói ra, tất cả
chúng tôi đều nghĩ rằng nhà có ma. Riêng tôi, tôi tự an ủi rằng nếu trong
nhà thực sự có ma thì hồn ma đó chắc chắn là của một người đã khuất
trong gia đình tôi, và nếu hằng đêm hồn ma này có hiện về đi thăm từng
phòng một, chắc cũng chỉ để trông chừng chúng tôi mà thôi. Những
người còn lại cũng cố cho rằng cảm tưởng bất thường đó bắt nguồn từ sự
cũ kỹ của ngôi nhà và của hai cây xồi cổ thụ phía trước với những cành
khẳng khiu rủ lá, nhiều khi trông như những cánh tay ma quờ quạng
giữa đêm trường.
Tình trạng sống trong lo lắng và tự an ủi này kéo dài tới một buổi sáng
tháng Tư năm 1990 khi tôi xuống lầu để tới trường cho kịp buổi diễn
giảng vào lúc 8 giờ. Vừa xuống được nữa cầu thang bên hông nhà, tôi
thấy Hợp, một nữ sinh viên ngụ tại một căn phòng ở tầng dưới, ôm mền
ngồi ở hiên trước. Hợp là một nữ sinh viên cao đẳng nghệ thuật tại
trường đại học Winthrop, và tuy không phải là bạn, chúng tôi dĩ nhiên
phải biết nhau vì cùng ở chung một nhà. Sáng hôm đó mặt mũi Hợp
trông bơ phờ - mà tôi nghĩ rằng chữ "kinh hãi" có lẽ gần đúng hơn, và có
vẻ chờ đợi tôi. Khi tôi chào cô và hỏi cô có việc gì mà ôm mền ngồi
trước cửa, Hợp kể cho tôi nghe một kinh nghiệm hãi hùng bằng một
giọng còn run rẩy. Cô cho biết đêm hôm trước cô thức khuya nằm trên
giường đọc sách, vừa đọc vừa vuốt ve con mèo nhỏ nằm cạnh cô. Đột
nhiên con mèo như "cứng mình lại" (nguyên văn lời Hợp nói) và gừ gừ
một cách hãi hùng.

Hợp bèn đặt quyển sách xuống, hướng tầm mắt về phía con mèo đang
gừ gừ, và đột nhiên cô lạnh toát cả xương sống khi thấy hình dáng một
bà lão bé nhỏ có vẻ lâng lâng như sương khói đang ngồi trên một cái ghế
cách giường ngủ của cô khoảng năm sáu thước, nhìn chầm chập vào cô
bằng đôi mắt, hay nói đúng hơn bằng hai hốc mắt, đen ngòm sâu thẳm.
Sự kinh hoàng khiến Hợp nằm chết cứng, tiếng la kinh hoàng của cô bị
tắc nghẽn trong cổ họng, đôi mắt trợn trừng nhìn "hình dáng" bà lão bé
nhỏ lâng lâng như sương khói mà Hợp biết chắc là một hồn ma. Tình
trạng hãi hùng này có lẽ chỉ diễn ra trong năm mười giây đồng hồ,
nhưng đối với Hợp, dài như vô tận. Khi "hình dáng" bà lão đột nhiên tan
biến, Hợp mới vùng thoát ra được sự kinh hoàng vẫn giữ chặt cô trên
giường, ngồi bật dậy, chụp lấy cái mền, phóng xuống giường, lao mình
đẩy tung cửa trước, chạy ra ngồi run rẩy suốt đêm dưới hiên trước cho
đến sáng.

Thoạt tiên, bản chất nghệ sĩ cũng như lối ăn mặc bất cần đời của Hợp
khiến tôi nghĩ rằng có lẽ cô đã uống rượu hoặc hút cần sa ma túy tạo cho
cô cái ảo giác đó. Nói cách khác, tôi không tin một chút nào câu chuyện
của cô. Dù sao tôi cũng tìm lời an ủi Hợp và nói rằng có thể cô gặp cơn
ác mộng hoặc một cái gì đó, nhưng Hợp cả quyết rằng những gì nàng
vừa kể hoàn toàn là sự thật một trăm phần trăm.

Chiều hôm đó trước khi trở lại nhà, tôi ghé nhà cha mẹ tôi cũng ở gần đó
và kể cho cha tôi câu chuyện của Hợp. Cha tôi nghe một cách chăm chú
rồi hỏi tôi xem ông có thể gặp và nói chuyện với Hợp được không. Tôi
bèn điện thoại cho Hợp, nói với cô rằng tôi đã kể câu chuyện mà cô nói
với tôi hồi sáng cho cha tôi nghe, và bây giờ cha tôi muốn tới gặp cô.
Hợp đồng ý, có lẽ chỉ vì cô biết cha tôi là chủ nhà. Trước khi lên đường,
cha tôi lấy một bức hình của bà cố tôi bỏ vào túi. Khi chúng tôi tới nơi,
Hợp vẫn có vẻ bồn chồn, bứt rứt. Khi cô kể lại câu chuyện mà tôi đã
nghe vào buổi sáng, cha tôi có vẻ chăm chú lắng nghe. Khi cô kể xong,
cha tôi nói rằng "hình dáng" bà lão bé nhỏ mà Hợp nhìn thấy trong đêm
có thể là bà cố tôi. Tôi thấy rõ vẻ hãi hùng trong đôi mắt Hợp khi nghe
câu "kết luận" của ba tôi.
Khi ba tôi hỏi Hợp xem cô có muốn coi hình bà cố tôi xem có phải là
người mà cô đã gặp đêm hôm trước hay không, Hợp có vẻ ngần ngại
nhưng rồi đồng ý. Khi ba tôi đưa bức hình bà cố tôi ra trước mắt Hợp, cô
chỉ nhìn bức hình trong khoảng hai giây rồi gục xuống cái ghế kế bên,
vừa khóc nức nở vừa đưa tay đẩy bức hình ra xa.
________________________________________

Không một diễn viên thượng thặng nào có thể diễn xuất nét mặt kinh
hoàng của Hợp khi nhìn thấy bức hình của hồn ma mà nàng đã đối diện
đêm hôm trước, và không còn nghi ngờ gì nữa, chính hồn ma của bà cố
tôi đã trở về ngôi nhà cũ, thăm lại từng căn phòng quen thuộc ngày xưa.
Để Hợp thổn thức trong vài phút, ba tôi tìm lời khuyên nhủ khi nói với
nàng rằng bà cố tôi là một người rất tốt, luôn giúp đỡ mọi người, và bà
chỉ trở về thăm lại nơi bà đã sống hạnh phúc một đời chứ không hề quấy
phá ai. Ngay cả việc Hợp nhìn thấy hồn ma của bà khiến nàng kinh hãi
cũng là một sự bất ngờ mà có lẽ chính bà không muốn.

Tuy nhiên vì ba tôi rất thật thà nên ông nói thêm rằng có thể bà cố tôi đã
về ngồi yên lặng trong phòng Hợp nhiều lần mà Hợp không biết, lần này
Hợp mới thấy chỉ vì con mèo gừ gừ khi trông thấy bà và bà biến đi
không kịp. Tôi không kịp cản cha tôi vì tôi biết rằng những gì ông nói
chỉ khiến Hợp hãi hùng hơn, vì chỉ nhìn thấy bà có một lần nàng đã gần
muốn chết, nếu bà đã lui tới phòng nàng nhiều lần, chắc Hợp sẽ không
thể ở thêm một ngày. Khi Hợp đã thôi thổn thức tuy những nét hãi hùng
vẫn còn in đậm trên khuôn mặt bơ phờ mất ngủ, người cha thật thà của
tôi lại nói rằng phòng này chính là phòng ngủ ngày trước của bà cố tôi
và cũng chính là nơi bà trút hơi thở sau cùng.

Tôi không hiểu làm sao Hợp có thể ở lại qua đêm hôm đó, vì mãi tới
chiều hôm sau, sau khi tìm được một nơi tạm trú với một người bạn,
nàng mới dọn ra khỏi ngôi nhà và từ đó không bao giờ Hợp còn trở lại
ngôi nhà này nữa. Một điều tôi biết chắc là trong tương lai nếu có ai hỏi
Hợp rằng nàng có tin là có ma hay không, và nàng có bao giờ gặp ma
hay chưa, cả hai câu trả lời chắc chắn có thể xác định.

Quí độc giả vừa đọc câu chuyện của một sinh viên viện đại học
Winthrop Hoa Kỳ nói về trường hợp hồn ma bà cố của anh hiện về. Sau
đây là câu chuyện của một thiếu nữ Hoa Kỳ...

...Người đàn ông làm việc với mẹ tôi nhận thấy mẹ tôi có vẻ lo lắng, bứt
rứt, không được bình thường. Mẹ tôi nói với ông ta rằng có lẽ ông ta nói
đúng vì khi đi qua cửa phòng tôi, từ trong khóe mắt, mẹ tôi nhìn thấy
một bóng người màu trắng.

Khi đó tôi mới mười bẩy tuổi và còn sống với mẹ. Không hiểu tại sao,
tuy chưa hề biết ba tôi, tự nhiên người đàn ông mô tả hình dáng ba tôi
cho mẹ tôi nghe và nói rằng cha tôi đã chết một cách dữ dội. Mẹ tôi thú
nhận rằng cha tôi lái xe trong lúc say sưa và đã chết trong một tai nạn
khủng khiếp tới độ cảnh sát không biết ai là người lái. Người đàn ông
này nói thêm rằng tuy đã chết, cha tôi luôn theo phù hộ tôi. Khi được mẹ
tôi cho biết điều này, tôi bắt đầu nhận thức được rằng quả thực có một
điều gì bất thường đã xẩy ra cho tôi vào tối chủ nhật hoặc tối thứ hai
tuần trước. Tối hôm đó, khi đi ngang qua phòng ngủ của tôi để tới phòng
mẹ tôi, tôi đã trông thấy một cái gì đó mà tôi không biết chắc là cái gì.
Rồi cách đây bốn hôm, một buổi tối trong khi đang cố ngủ, đột nhiên tôi
cảm thấy như bị bao phủ bởi một luồng khí lạnh. Tôi quấn chặt cái mền
quanh mình nhưng vẫn run rẩy vì luồng khí lạnh vẫn phủ kín người tôi.
Nhưng rồi tôi đi vào giấc ngủ lúc nào không biết. Khi tôi kể chuyện này
cho một chuyên viên thần linh học, ông ta nói rằng khi tôi cảm thấy bị
bao phủ bởi luồng khí lạnh, đó là lúc ba tôi hiện về đứng bên giường
nhìn tôi.
Tối hôm qua, một việc bất thường khác lại xẩy ra. Trong khi tôi đang
ngồi trên sa lông vừa hút thuốc (tôi cầm điếu thuốc bằng tay trái) vừa
nghe nhạc thì đột nhiên từ một khóe mắt, tôi nhận thấy như có một cái gì
trăng trắng. Tôi quay đầu sang bên phải và nhìn thấy vật trắng đó, có vẻ
như khói thuốc, nhưng không phải khói từ điếu thuốc tôi đang cầm vì
điếu thuốc ở tay trái mà tôi lại đang nhìn về phía tay mặt.

Tôi nhìn chăm chú vào "vật" trắng, hay nói đúng hơn là làn sương hoặc
làn khói trắng cho đến khi nó tan biến, nhưng trước khi tan biến, làn
sương khói này tạo thành hình một bàn tay khiến tôi toát mồ hôi lạnh,
toàn thân như tê liệt trong khi đôi mắt vẫn trừng trừng nhìn vào bàn tay
cho đến khi nó hoàn toàn tan biến vào hư không. Ngoài hai việc bất
thường trên, một việc nữa cũng xẩy ra cho tôi, có liên hệ tới một người
con trai mà tôi thương mến. Người bạn trai của tôi tên là Thông, và tuy
chỉ mới biết nhau khoảng ba bốn tháng, mối liên hệ giữa chúng tôi đã trở
nên vô cùng thân thiết và tôi dành cho Thông một cảm tình đặc biệt.

Nhưng rồi Thông đột ngột từ trần và kể từ khi anh chết tới nay, tôi đã
nằm mơ thấy anh cả thẩy ba lần nhưng tôi không hiểu những giấc mơ đó
có ý nghĩa gì. Khoảng hai tháng sau khi Thông chết, tôi nằm mơ thấy
mình đang có mặt trong một bữa tiệc và Thông đang ngồi trên một cái
skateboard. Khi tôi bước tới với anh, anh ngước nhìn tôi với đôi mắt vô
hồn, đen thẳm, không tròng trắng, không con ngươi, mà chỉ là hai tròng
đen thật đen khiến tôi hãi hùng. Và cho tới nay tôi vẫn nguyên cảm giác
đó.

Rồi mấy tháng sau, khi tôi tới nghỉ hè ở nhà một người bạn, một đêm tôi
nằm mơ thấy Thông tới nhà tôi. Trong khi nói chuyện với tôi, Thông
khóc và hỏi tôi rằng tôi có bao giờ nghĩ tới anh không. Tôi nói rằng tôi
luôn luôn lo lắng cho anh và tôi cũng khóc. Thông đứng dậy giã từ và
nói rằng anh sẽ gặp lại tôi. Trong giấc mơ cuối cùng, tôi thấy mình đang
ở trong một ngôi nhà với ba người bạn thì một cơn lốc kéo tới. Chúng
tôi chậy xuống tầng trệt và tôi chạy về phía cuối một căn phòng. Tới nơi,
đột nhiên tôi nghe tiếng Thông thật rõ ràng bảo tôi chui xuống dưới cầu
thang. Tôi vừa chui xuống phía dưới cầu thang thì cơn lốc cuốn tung mái
nhà và xô đổ cả bốn bức tường khiến cả ngôi nhà bị văng đầy gạch ngói,
chỉ có chỗ tôi nấp là được an toàn. Thông nói với tôi rằng anh không bao
giờ muốn làm hại tôi và tôi nên hiểu rằng tuy anh đã đi rồi, một ngày
gần đây chúng tôi sẽ gập lại. Khi nghe câu nói cuối cùng của anh, tôi
bừng tỉnh. Điều đáng nói là tôi rất yêu Thông nhưng không cho ai biết
mãi tới sau khi anh chết.
Nhưng hình như Thông đã khám phá hoặc đã biết điều này trước khi anh
chết. Khi viết lại những hàng chữ này, tôi không biết có thực cha tôi vẫn
theo phù hộ tôi như một đồng nghiệp của mẹ tôi đã nói hay không?
Không biết Thông có theo bảo vệ tôi không?

Không biết hai hồn ma mà tôi thương yêu có đụng độ với nhau hay
không? Và không biết câu nói của Thông "Một ngày gần đây chúng
mình sẽ gặp lại" có nghĩa là một ngày gần đây anh sẽ về "bắt" tôi, hoặc
run rủi cho tôi gặp tai nạn để đón tôi về bên kia thế giới hay không?

12.CÂY XOÀI MA
________________________________________

02-22-2005, 11:21 AM
Mọi sự khởi đầu khi gia đình tôi nhận được bức điện tín của luật sư Mão
cho biết mẹ tôi được thừa hươœng một căn nhà do một bà cô để lại tại
Thuœ Đức. Đây là lần đầu tiên mẹ tôi nhận được tin cuœa bà cô này, vì
từ sau ngày di cư, mẹ tôi bị mất liên lạc với bà và vẫn tươœng bà còn ơœ
Hà Nội.
Tuy buồn vì mất một người thân, nhưng đối với mẹ tôi, đây là một cơ
hội để xa lánh Sài Gòn vì từ lâu mẹ tôi vẫn than phiền là Sài Gòn quá ồn
ào và bụi bặm.
Và thế là một hôm, sau khi hẹn trước với luật sư, ba tôi lái xe đưa mẹ tôi
và tôi xuống Thuœ Đức xem nhà.
Tới chợ Thủ Đức, chúng tôi ngưng lại văn phòng luật sư Mão. Ông tiếp
đãi chúng tôi rất vui vẻ nhưng có vẻ dè dặt khi ba mẹ tôi hỏi về căn nhà
mà chỉ nói là ông sẽ đưa ba mẹ tôi tới coi để tùy ba mẹ tôi nhận xét.
Sau khi chạy khoảng mười phút, chúng tôi quẹo vào một con đường nhỏ
và ngưng lại trước một căn nhà hai từng cũ kỹ. Ba mẹ tôi nhìn nhau có
vẻ thất vọng. Thấy thế, luật sư Mão lên tiếng:
- Căn nhà tuy cũ nhưng còn tốt lắm. Nền nhà rất chắc chắn và các rui
kèo không bị mối mọt gì hết.
Sau khi coi nhà xong, ba mẹ tôi quyết định là căn nhà cần phải sửa lại
khá nhiều mới có thể ở được. Luật sư Mão trao cho ba tôi tên tuổi và địa
chỉ một công ty kiến trúc địa phương chuyên tân trang nhà cửa. Ông nói:
- Nếu muốn sửa sang cẩn thận, chắc cũng phải độ ba tháng nữa ông bà
mới có thể dọn vào được.
Ngần ngừ một lúc, ông nói tiếp:
- Có lẽ ông bà nên ra coi vườn sau trước khi quyết định.
Chúng tôi theo ông ra vườn sau. Điều mà chúng tôi nhận thấy ngay là
giữa ngôi vườn rộng chỉ có một cây xoài có veœ cằn cỗi, ngoài ra không
còn một cây nào khác. Cây xoài trơ trụi với những cành cây khẳng khiu
như những cánh tay trơ xương đang vươn ra đau đớn. Mẹ tôi lắc đầu:
- Cây xoài này cằn cỗi quá, có lẽ nên đốn boœ đi.
Luật sư Mão hơi giật mình:
- Có lẽ bà không nên làm như vậy.
Mẹ tôi có veœ ngạc nhiên:
- Tại sao?
Ông Mão ngần ngại:
- Tôi sẽ nói cho ông bà nghe về cây xoài này, tuy nhiên câu chuyện có lẽ
không được thích thú lắm đâu.
Mẹ tôi nói với giọng thăm dò:
- Luật sư nói có veœ bí mật quá.
- Có lẽ chữ bí mật đúng là chữ dùng để chỉ cây xoài này.
Trong khi tất caœ chúng tôi ngắm nghía cây xoài với veœ tò mò, luật sư
Mão bắt đầu kể:
- Cách đây khoaœng tám mươi năm, một cô gái già tên là Nguyễn Thị
Vân sống trong căn nhà này. Nhiều lần vào đúng nưœa đêm, những
người hàng xóm thấy cô đứng xõa tóc trong sân sau, một tay cầm bó
nhang một tay bắt ấn, vừa chỉ troœ bốn phương tám hướng vừa đọc
những gì người ta nghe không rõ. Dân chúng trong vùng đồn rằng cô là
một mụ phù thuœy.
Thực ra cô Vân không phaœi chuœ nhà mà chỉ là người mướn. Chuœ
nhà là ông Tám, một thương gia giàu có. Khi người bà con cuối cùng
cuœa cô Vân từ trần, cô gần như không còn một xu dính túi. Sau gần
một năm cô không traœ tiền nhà, ông Tám yêu cầu cô dọn đi. Cô ơœ lại
thêm được vài tháng nữa, và khi ông Tám trục xuất cô khoœi ngôi nhà
để nhường chỗ cho gia đình ông, cô nguyền ruœa:
- Caœ nhà ông sẽ chết vì bệnh đậu mùa.
Quaœ nhiên không lâu sau đó, caœ nhà ông Tám bị bệnh đậu mùa khiến
vợ và tất caœ năm đứa con ông đều thiệt mạng. Dân địa phương cho
rằng cô là một mụ phù thuœy độc ác, và do sự thúc đẩy cuœa ông Tám
để traœ thù cho vợ con ông, họ xúm lại dùng gậy gộc đánh chết cô.
Trước khi thơœ hơi cuối cùng, cô gượng thều thào:
Xin hãy chôn tôi ơœ vườn sau căn nhà bị tôi nguyền ruœa.
Ông Tám đồng ý, không phaœi ông tưœ tế gì mà là để ông có cơ hội
traœ thù bằng cách sáng sáng ra... tiểu lên ngôi mộ.
Ngày tháng trôi qua, sau khi ông Tám từ trần, vì ngôi mộ không có bia
vì đã bị ông Tám san bằng, một người nào đó trồng một cây xoài mà
người ta cho là ngay phía trên chỗ cô Vân yên nghỉ.
Sau một vài hiện tượng bất thường, thiên hạ đồn là cây xoài có ma, đồng
thời baœo nhau "ai mà phạm tới cái cây này, dù chỉ một cành nhoœ,
cũng sẽ bị hồn ma hiện về bóp cổ".
Điều đáng nói là sau đó, tuy nhiều loại cây khác được trồng trong sân
nhưng không một cây nào sống sót ngoại trừ cây xoài.
Luật sư Mão kết luận:
- Đó là lý do tại sao tôi nói là bà không nên đốn boœ cây xoài này.
Cha mẹ tôi nhìn nhau rồi nhìn cây xoài với veœ e dè trước khi mẹ tôi lên
tiếng:
- Nếu cây xoài này đã được trồng ơœ đây lâu năm như vậy, có lẽ mình
cũng không nên động đến làm gì.
________________________________________

Tuy mẹ tôi nói thế nhưng tôi biết mẹ tôi bị aœnh hươœng bơœi câu
chuyện cuœa luật sư Mão.
Tôi thấy mấy người lớn hình như không được thoaœi mái lắm khi đứng
gần cây xoài trong bầu không khí lặng ngắt như nghĩa trang sau câu
chuyện cuœa luật sư Mão. Riêng tôi, tôi caœm thấy như trút được gánh
nặng khi cha mẹ tôi cám ơn ông Mão trước khi lên xe ra về.
Thời gian kế tiếp là những ngày bận rộn. Trong khi mẹ tôi trông coi thợ
sưœa sang ngôi nhà thì tôi phụ cha tôi sắp xếp đồ đạc. Chưa đầy ba
tháng sau, căn nhà đã tươm tất và gia đình tôi dọn vào.
Sau mấy tuần lễ, tôi caœm thấy thích ngôi nhà và đời sống yên tĩnh
cuœa vùng quê tuy không xa Sài Gòn là mấy, đồng thời tôi cũng caœm
thấy sự ngự trị cuœa cây xoài ơœ vườn sau. Tôi thường nghĩ tới câu nói
cuœa luật sư Mão "ai mà phạm tới cái cây này, dù chỉ một cành nhoœ,
cũng sẽ bị hồn ma hiện về bóp cổ". Mỗi lần nghĩ tới câu nói đó tự nhiên
tôi lại rùng mình. Rồi tôi thầm nghĩ "Vô lý! Bây giờ là thế kyœ 20, làm
gì còn những chuyện ma quái đó nữa!". Tuy nhiên tôi vẫn luôn luôn bị
câu chuyện cuœa luật sư Mão - hay nói đúng hơn, cây xoài - ám aœnh,
và tôi luôn luôn tự hoœi không biết việc gì sẽ xẩy ra nếu một người nào
đó đụng chạm tới cây xoài.
Vào một buổi chiều nắng tốt, tôi quyết định tìm cho ra sự thật.
Tôi lấy một con dao xếp trong ngăn tuœ ra và cố toœ veœ bình tĩnh bằng
cách huýt sáo om xòm trong khi mơœ cưœa sau bước ra vườn sau. Bật
lưỡi dao ra, tôi hăm hơœ bước tới phía cây xoài. Đột nhiên tôi caœm
thấy như caœ thế giới đều im lặng khiến tôi bị ù tai, đồng thời tôi cũng
caœm thấy rõ rệt như có hàng ngàn con mắt vô hình đang trừng trừng
theo dõi từng hành động cuœa tôi. Tôi rùng mình đứng khựng lại. Một
cơn gió không biết từ đâu thổi tới bao quanh tôi như một cơn lốc. Cơn
lốc bất ngờ không những không khiến tôi sợ hãi mà lại khiến tôi bực bội
nghĩ thầm "Hừ! Nó định dùng gió nhốt mình hay sao ý mà!" và tôi bước
tới mấy bước, giơ cao lưỡi dao... Đột nhiên một luồng gió mạnh ào tới
như muốn đẩy tôi lui lại và cổ tay cầm dao cuœa tôi như bị một sức
mạnh vô hình xiết chặt.
Tôi nghiến răng, gồng hai chân đứng thật vững và cố đè tay dao xuống.
Tôi nhuœ thầm là bất kỳ việc gì xẩy ra, tôi quyết định xúc tiến những gì
đã định.
Thình lình bàn tay cầm dao cuœa tôi nhẹ bỗng không còn bị kềm giữ gì
nữa khiến tay tôi đâm mạnh xuống và nếu tôi không ngưng lại kịp thời,
có lẽ lưỡi dao đã cắm phập vào bụng tôi. Tôi giận dữ nghĩ thầm "À, mày
muốn đâm tao phaœi không? Để tao đâm mày cho mày biết" rồi ghim
mạnh mũi dao vào thân cây xoài.
Tôi nghe rõ một tiếng đàn bà gào lên đau đớn đúng lúc một cơn gió
mạnh nổi lên khiến caœ cây xoài rung động mạnh giữa lúc những giọt
nhựa màu trắng đục ứa ra từ vết đâm nhiểu xuống thân cây. Đột nhiên
hai cành cây lớn phuœ chụp xuống chỗ tôi đứng. Nhưng nhanh như cắt
tôi đã nhaœy lui lại rồi quay lưng chạy thẳng vào nhà giữa tiếng gió thét
gào và tiếng người đàn bà gầm thét đuổi theo.
Đóng sập cưœa sau lại, tôi vội vã cài chốt và đứng thơœ hổn hển giữa
lúc cánh cưœa bị một cơn gió mạnh thổi vào bần bật như muốn đẩy bung
ra.
Đêm hôm đó, từ cưœa sổ phòng nguœ trên lầu, tôi nhận thấy bóng cây
xoài nằm dài tới nưœa cái sân rộng và hướng về phía phòng nguœ cuœa
tôi. Tôi quan sát một lúc và thấy rõ là cái bóng cây trên mặt sân dường
như bò lần tới hướng phòng nguœ cuœa tôi một cách chậm chạp. Tôi
nhún vai cho là do aœnh hươœng cuœa mặt trăng.
Ngày hôm sau tôi ơœ tịt trong nhà không dám bước ra vườn khi nhớ lại
tiếng đàn bà thét gào đau đớn - mà tôi nghĩ là cuœa cô Vân phù thuœy.
Đêm hôm đó, tôi nhận thấy bóng cây xoài nằm dài tới hai phần ba sân và
cũng như đêm trước, bò lần về phía phòng nguœ cuœa tôi. Lần này tôi
rùng mình nổi da gà khi nhớ lại câu chuyện cuœa luật sư Mão. Có phaœi
vết dao đâm cuœa tôi đã mơœ đường cho hồn ma cuœa cô Vân có lối
thoát ra và tìm bóp cổ tôi hay không?
Tôi cố trấn an "Tầm bậy! Làm gì có chuyện đó! Thời buổi văn minh
khoa học này làm gì có những chuyện phù thuœy ma quái đó!".
Tuy nhiên tôi thầm nghĩ là đáng lẽ mình không nên đụng tới cây xoài.
Leo lên giường, tôi kéo mền che kín mặt mũi và cố thơœ thật nhẹ để nếu
có gì xẩy ra, "cái gì đó" sẽ không nhìn thấy tôi và không biết tôi nằm đó.
Vào khoaœng nưœa đêm đột nhiên tôi bị đánh thức bơœi tiếng gió hú
ghê rợn ngay bên cưœa sổ. Tôi len lén kéo mền xuống, liếc nhìn và thấy
rõ bóng cây đã leo lên tới cưœa sổ trông giống như một bàn tay khổng lồ
đang tìm cách mơœ cưœa. Trong lúc tim tôi như muốn nhaœy ra khoœi
lồng ngực và chưa biết phaœi làm gì thì bàn tay đã phuœ kín khung
cưœa và từ từ biến thành hình một người đàn bà. Tôi thấy rõ đôi mắt bà
ta là hai cái lỗ sâu hoắm nhưng lại sáng long lanh. Cái miệng đoœ lòm
cuœa bà ta mơœ ra khép lại một cách đau đớn và thoát ra những tiếng
gào la điên dại. Hai bàn tay với mười cái móng nhọn hoắt cào xoèn xoẹt
vào cưœa sổ như muốn tìm đường chui vào. Rồi hai hàm răng bà ta
nghiến lại thành những tiếng gầm gừ "Mày không thoát khoœi tay tao!
Mày không thoát khoœi tay tao!"...
Đúng lúc đó, một tiếng sấm nổ vang và bóng người đàn bà biến mất.
________________________________________

Tới lúc đó tôi mới phaœn ứng được bằng cách nhaœy xuống giường,
chạy sang phòng nguœ cuœa ba mẹ tôi, vừa thơœ vừa thuật lại những gì
xẩy ra.
Ba tôi vỗ vai tôi:
- Con biết rõ là thời buổi này làm gì có ma quỉ phaœi không? Ba nghĩ
chắc là con vừa traœi qua một cơn ác mộng.
Mẹ tôi vuốt tóc tôi:
- Ba con nói đúng đó. Hồi nhoœ mẹ cũng sợ ma, cũng nằm mơ thấy đuœ
thứ. Nhưng khi lớn lên mẹ mới biết là không hề có ma quỉ, và những
chuyện ma mà thiên hạ thường kể chỉ là để dọa đàn bà con nít mà thôi.
Thôi con về nguœ đi, mẹ biết chắc là không có gì xẩy ra đâu.
Lời nói cuœa ba mẹ tôi khiến tôi yên tâm phần nào khi tự trấn an là ba
mẹ tôi nói đúng.
Dầu sao thì đêm hôm sau trước khi lên giường, tôi cũng kiểm soát cưœa
sổ thật kỹ và đóng chặt caœ hai cánh cưœa chớp bên ngoài.
Vào khoaœng nưœa đêm, tôi lại giật mình thức giấc vì tiếng gió hú ghê
rợn bên ngoài cưœa sổ. Trong lúc tôi còn đang mắt nhắm mắt mơœ thì
mấy tiếng động ình ình vang lên và căn phòng có veœ sáng hơn. Tôi dụi
mắt nhìn ra cưœa sổ thì thấy hai cánh cưœa chớp đã bị gió thổi bung ra
dù tôi đã cài chốt cẩn thận. Ngoài cưœa kiếng, bàn tay khổng lồ đen thui
lại xuất hiện, và lần này nó không tìm cách mơœ cưœa mà bò vào qua kẽ
hơœ dưới cưœa kiếng. Tôi kinh hoàng ngồi bật dậy nhìn không chớp
mắt vào cái "giòng" bóng đen đang chaœy vào phòng.
Cái bóng đen từ từ lọt qua khe cưœa trong khi tôi quá sợ hãi ngồi bất
động. Tôi muốn la lớn cho ba mẹ tôi hay nhưng không tài nào mơœ
miệng.
Rồi cái bóng đen từ trên thành cưœa sổ bò lần xuống đất trước khi bò tới
phía giường nguœ cuœa tôi. Khi cái bóng tới sát chân giường và khơœi
sự bò lên thành giường thì tôi như tỉnh nguœ, và như một cái lò xo, nhẩy
tung lên khoœi mặt giường, phóng xuống đất chạy tới một góc phòng.
Cái bóng vẫn từ từ bò lên giường, bò ngang giường rồi bò xuống giường
phía đối diện, trước khi từ từ bò tới chỗ tôi đang đứng. Đột nhiên nó
ngưng lại và như một làn khói, toœa nhẹ lên không, xoay tròn như một
cơn lốc, và ngay trước mắt tôi, một khuôn mặt đàn bà đầu tóc rũ rượi với
cái miệng đoœ lòm xuất hiện. Rồi tới thân hình, đôi chân, và cuối cùng
đôi tay dài thoòng, ốm tong teo với những cái móng nhọn hoắt chĩa
thẳng về phía tôi khiến tôi run rẩy bước lui lại nhưng không được vì tôi
đã đứng sát tường.
Khuôn mặt đàn bà - mà tôi biết là cuœa cô Vân phù thuœy - ngưœa cổ ra
phía sau lắc lư mấy cái trong khi cái miệng đoœ lòm phát ra tiếng cười
ằng ặc thật ghê rợn. Trong cơn khuœng khiếp, tôi thu hết can đaœm
phóng ra phía cưœa. Như một trận cuồng phong, cô Vân phù thuœy bay
vụt theo tôi và tôi caœm thấy như bị bao phuœ bơœi một luồng hơi lạnh
và caœm thấy bị hai cánh tay như hai cái vòi bạch tuộc trơn trợt quấn
quanh cổ tôi khiến tôi gần ngộp thơœ.
Baœn năng sinh tồn khiến tôi thu hết tàn lực bung ra thật mạnh khiến hai
cái vòi bạch tuộc sút ra và tôi phóng như bay xuống cầu thang như bị...
ma đuổi. Rồi tôi xô cưœa phóng ra ngoài trước khi đóng sập lại.
Trong khi tôi đang đứng tựa cưœa thơœ hổn hển thì từ khe cưœa, cái đầu
tóc rũ rượi cuœa cô Vân phù thuœy từ từ ló ra, rồi tới cái cổ, cái mình...
Có lẽ tôi không thể trốn chạy được cái hồn ma khuœng khiếp này!
Đột nhiên một ý nghĩ chợt loé lên trong óc tôi. Nếu tôi tìm cách tấn công
cây xoài, chắc chắn hồn ma cuœa cô Vân phù thuœy phaœi trơœ về
baœo vệ. Và thế là trong khi bóng ma còn đang chui ra thì tôi đã chạy
thật lẹ ra nhà kho sau vườn, lấy cái rìu bổ cuœi chạy thẳng tới phía cây
xoài. Nhìn ngược lại phía sau, tôi thấy bóng ma cô Vân phù thuœy đang
lướt tới, khuôn mặt cô ta méo mó một cách khuœng khiếp với veœ đớn
đau cùng cực. Không để chậm một giây, tôi giơ cái rìu lên khoœi đầu và
chặt mạnh vào thân cây. Khi lưỡi búa vừa ghim vào thân cây, một tiếng
gào khuœng khiếp vang lên như xé nát màn đêm, cái cây rung lên bần
bật, những cái cành khẳng khiu đập mạnh vào nhau và tôi thấy mình bị
bao phuœ bơœi một trận cuồng phong quái gơœ vì những ngọn gió sắc
như những lưỡi dao đang thi nhau đâm mạnh vào đầu, vào mặt, và bụng,
vào ngực, vào tay chân tôi từ bốn phía.
________________________________________

Đã tới tình trạng này, tôi phaœi chiến đấu tới cùng. Nghĩ thế, tôi giựt
mạnh lưỡi rìu ra, giơ lên, liên tục chặt vào thân cây một cách điên cuồng
tới khi một maœng lớn bị chặt bung ra, bay lên không trước khi rớt
xuống ngay phía trên đầu tôi.
Tôi buông vội cái rìu, nhaœy lui lại mấy bước.
Tôi nghĩ rằng mình đã tính đúng khi thấy bóng ma cô Vân phù thuœy
như một làn khói bị hút vào chỗ maœng cây vừa văng ra. Nhưng gió
dường như thổi mạnh hơn khiến cái cây rung lên giận dữ hơn.
Tôi biết rằng đây là cuộc chiến một mất một còn mà tôi là người phaœi
kết thúc để đem phần thắng về mình. Nghĩ thế, tôi bước tới, lượm lưỡi
rìu lên. Dù caœ thân mình tôi đau đớn vì bị những lưỡi dao gió ghim vào
da thịt, dù hai tay tôi nhức buốt sau khi tung ra những nhát búa điên
cuồng, dù đầu tôi nhức như búa bổ, dù ngực tôi nóng ran vì thiếu dưỡng
khí, tôi biết là tôi phaœi tiếp tục.
Đột nhiên từ sau lưng tôi, hai bàn tay chụp lấy vai tôi. Phaœn ứng tự
nhiên khiến tôi hất mạnh, quay vụt lại giơ rìu lên. Nhưng tôi hạ ngay
lưỡi rìu xuống khi thấy người đang đứng trước mặt là ba tôi.
Ba tôi hoœi với veœ ngạc nhiên tột độ:
- Con làm cái gì đó?
Tôi vừa thơœ vừa nói với giọng van lơn:
- Thưa ba, ba chặt ngay cái cây này xuống cho con. Mình không có
nhiều thì giờ nữa. Có một hồn ma trong cây này. Ba đốn cái cây này
dùm con, con mệt quá rồi!
Ba tôi nhìn sững:
- Con nói cái gì vậy? Hồn ma trong cây xoài? Và con nhất định chặt cây
giữa cơn giông? Con làm sao vậy? Boœ rìu xuống, đi vào trong nhà.
Rõ rệt là ba tôi đang làm mất những phút giây quí báu nhất! Tôi toan
quay lại tiếp tục ra tay thì mẹ tôi lốc xốc chạy ra, cố gào lên trong tiếng
gió thét gầm:
- Cái gì thế này? Hai bố con làm gì ngoài sân vào nưœa đêm, giữa lúc
trời giông bão như thế này?
Tôi năn nỉ mẹ tôi:
- Con sẽ kể mẹ nghe. Mẹ nói ba đốn cái cây này cho con ngay bây giờ
đi.
Đột nhiên gió thổi mạnh hơn nữa khiến chúng tôi đứng không muốn
vững. Mẹ tôi nhìn tôi không chớp mắt với veœ ngạc nhiên cực độ. Tôi
gào lên:
- Mẹ, cái cây này có ma. Mẹ nói ba đốn nó ngay đi.
Mẹ tôi nhìn ba tôi la lớn:
- Anh làm những gì con nó muốn đi.
Ba tôi có veœ ngần ngại nhưng rồi bước tới, lấy cái rìu trong tay tôi và
khơœi sự ghim những lưỡi rìu bén ngót vào thân cây. Những tiếng đàn
bà gào thét vang lên giữa lúc những giòng nhựa đoœ như máu từ thân
cây trào ra khiến mẹ tôi có veœ sợ hãi, lui lại mấy bước.
Trong lúc cái cây rung lên giận dữ thì ba tôi như giận dữ hơn, vung tay
chặt liên tục tới khi những tiếng răng rắc vang lên, thân cây như chao đi
trước khi đổ ầm xuống, phuœ lên mặt sân. Tôi la lớn:
- Đốt boœ cái gốc còn lại đi ba.
Mẹ tôi cũng lên tiếng với veœ khẩn cấp:
- Đốt ngay đi anh.
Rồi ba tôi và tôi beœ mấy cành khô, chất quanh phần thân cây còn sót
lại, cao khoaœng nưœa thước. Ba tôi vào nhà kho lấy chai dầu lưœa ra,
tưới lên và châm lưœa. Ngọn lưœa vừa bùng lên thì những tiếng gào la
lại vang lên thật khuœng khiếp khiến tôi nổi da gà, mẹ tôi run rẩy trong
khi cha tôi chau mày lắc đầu.
Chúng tôi đứng nép vào nhau theo dõi lưỡi lưœa bốc lên cao, nhaœy
múa trong cơn gió lúc này đã dịu dần.
Sáng hôm sau, tôi đào phần thân cây cháy đen còn sót lại trên mặt đất.
Rồi ba tôi trộn xi măng, đổ lên chỗ cây xoài ma từng ngự trị.
Tôi tin rằng - và cầu mong - hồn cô Vân phù thuœy đã trơœ về an nghỉ
dưới lòng đất, nơi cô từng được an táng để chờ ngày siêu thoát. Dù sao
thì những ngày sau đó, tôi không bao giờ ra sân một mình vào đêm tối
nữa.
Nhưng thực ra, không ai có thể biết được tương lai. Có thể bây giờ một
người nào đó đang cư ngụ trong căn nhà cuœa ba mẹ tôi ơœ Thuœ Đức,
vì một sự thúc đẩy vô hình nào đó, đã trồng một cái cây khác lên chỗ cũ
cuœa cây xoài - vị trí trồng cây lý tươœng để đem lại bóng mát cho sân -
và những rễ cây lại có thể làm động nắm xương tàn cuœa cô Vân phù
thuœy đang nằm yên dưới lòng đất lạnh, đánh động hồn cô, khiến cô lại
tiếp tục phaœi ơœ lại để hằng đêm xõa tóc ngồi vắt veœo trên những
tàng cây, ôn lại những gì đã xẩy ra cho cô trong những ngày - và đêm -
dài thế kyœ...
... Cho tới một ngày nào đó, một đứa bé tinh nghịch như tôi bước ra sân
với một lưỡi dao nhọn và câu chuyện lại khơœi đầu!w

13.TRÒ CHƠI "IT'S ME"


________________________________________
03-03-2005, 04:17 PM
Tôi là một công chức bình thường , chưa vợ .Sau giờ làm việc chúng tôi
thường tụ tập bạn bè ăn uống và hàn huyên tâm sự. Chủ nhật , anh bạn
Peter rủ tôi và các bạn đến nhà hắn liên hoan. Cuộc vui thật tuyệt. Peter
rủ chúng tôi chơi một trò chơi . Tên nó là " It's me' . Ðó là một cuộc chơi
chốn tìm nhưng đặc biệt ở chỗ là chỉ có 1 người trốn và nhiều người đi
tìm. Cách chơi như sau : mọi người sẽ bốc thăm một tờ giấy , trong đó sẽ
ghi ai sẽ người phải chốn . Người đó được gọi là it' me. Không một ai
biết anh ta là it's me ngoại trừ chính anh ta. Sau đó đèn tắt , it's me đi
trốn và mọi người sẽ đi tìm . Người nào nếu chạm được vào ai sẽ phải
hỏi? "It's me ", nếu thấy người kia trả lời là " Me " thì có nghĩa đó không
phải là " It' s me". Khi nào chạm phải ai mà khi hỏi không trả lời thì có
nghĩa là đã tìm thấy "It's me" . Lúc đó người tìm được sẽ ngồi xuống
cạnh It's me và đợi những người khác đến . Người nào tìm đến chỗ It's
me sau cùng là người thua cuộc.

Tôi từ chối không tham gia vào cuộc chơi . Mọi người tỏ ra rất khó chịu
vì dường như tôi đang phá hỏng cuộc vui hôm nay . Tôi nói : Ðây là một
trò chơi đáng nguyền rủa . Ðể chứng mình cho lời nói của mình tôi kể
cho họ nghe một câu chuyện .

Hôm đó chúng tôi đến nhà một người bạn - anh Michael liên hoan và
cũng chơi trò này . Chúng tôi bước vào cuộc chơi với 12 người . Trong
bóng tối những bước chân qua lại , tiếng rì rầm to nhỏ , tiếng cười rộn
rã... Tôi lần mò trong bóng tôi và nắm được tay một người . Tôi hỏi " It's
me " và không có ai trả lời. Lúc đó tiếng ồn ào rộn lên . Thì ra mọi
người đã tìm ra It's me trước tôi . Chúng tôi điểm danh và thấy thiếu
Robin . Anh chàng này chắc chắn phải đi mua bia cho tụi tôi rồi đây.
Chúng tôi ngồi đợi 1 tiếng , tiếng nói chuyện ồn ỹ vang khắp khu nhà .
Cuối cùng thì Robin cũng trở về. Ðèn bật sang , chũng tôi tiếp túc bốc
thăm để chơi tiếp . Tôi để ý thấy mặt Robin tái nhợt , anh ta thì thầm vào
tai tôi : Một chuyện kỳ lạ anh ạ . Lúc bọn anh đi hướng đông thì một
mình tôi ra phía Tây của khu nhà . Tôi biết là góc đó có một cái tủ - là
một nơi chốn rất lý tưởng . Tôi mở tù , cùa tay vào trong? và chạm phải
một bàn tay con gái? . Tôi hỏi " It's me " . Không một ai trả lời . Tôi
ngồi xuống bên cạnh cô gái và đợi bọn anh đến . Tôi chờ rất lâu đến khi
nghe tiếng ồn ỹ của bọn anh , thì tôi quay sang nắm lấy tay cô gái đó để
rủ đi về . Anh tưởng tượng được không , không có một ai trong tủ cả .
Cô ta không thể nào ra khỏi tủ khi tôi ngồi cạnh. Tôi hoảng sợ quá và
chạy vội về đây . Tôi đùa Robin . Này cậu định bịa ra trò đấy để khỏi
mua bia chứ gì . Thôi nào chơi tiếp đi.

Lần chơi tiếp theo , khi đèn tắt , chúng tôi lại tản nhau ra để đi tìm It's
me. Tôi tách ra khỏi nhóm và đi về phía tây của khu nhà . Tôi lần mò đi
trong bóng tối được một lúc thì thấy có ánh sáng . Ðó là ánh trăng rọi
xuống từ cửa sổ phía cầu thang . Qua ánh trăng bàng bạc , tôi nhình thấy
một bàn chân đang thõng xuống.....
________________________________________

Ðó là một cô gái? khoảng 17 tuổi, cao ,gầy, có mái tóc rất dài. Tôi chạm
nhẹ vào tay cô gái . Một cảm giác buốt lạnh vuốt dọc xương sống tôi.
Tôi thì thầm " It's me " . Không thấy cô gái nói gì. Tôi mừng húm vì
mình đã tìm được It's me . Ngồi xuống cạnh cô gái , tôi hỏi "Tên cô là gì
?" Rodonfo - tiếng cô gái trả lời nhẹ như gió thoảng. Sau đó tôi gợi đủ
chuyện nhưng cô ta không hé răng một lời nào . Một cô gái thật kỳ quặc
. Tôi ngồi được một lúc thì có một bước chân tới . Ðó là Jane. Chúng tôi
phải ngồi nói chuyện với nhau 2 tiếng đồng hồ mà vẫn không thấy một
ai tới. Ðến khi chúng tôi nhìn thấy ánh đèn pin với tiếng chân chạy rồn
rập thì Michael đã xuất hiện . " Các cậu làm gì trong xó này đấy . Mọi
người đã đợi các cậu 2 tiếng đồng hồ rồi " . Có chúng tôi đợi các anh thì
có . Chúng tôi đã tìm được It's me rồi . Cô ta ngồi đây này. Theo hướng
tay tôi chỉ , Michael nhìn vào góc cầu thang .? Làm gì có ai đâu anh bạn
, thôi hai người đi về chịu phạt đi . Chính Robin là It's me đấy.

Quả thật là trong góc cầu thang không có một ai . Tôi đem chuyện này
kể với Robin . Anh ta bảo tôi : tôi đã bảo anh rồi mà anh không tin . Có
một ai đó đang trêu chúng ta. Khi chúng tôi quay về sảnh lớn thì đèn
được bật lên . Michael điểm lại mọi người? : Ðủ rồi , không thiếu một ai
, có 13 người cả thấy . Tiếng mọi người lao xao? : Này Michael ơi , anh
đếm anh hai lần đấy à . Chúng ta chỉ có 12 người thôi. Michael ngẩn ra
một lúc rồi cười? : "Chắc tôi bắt đầu già rồi đây ".

Khi mọi người túm năm tụm ba lại chơi bài thì chúng tôi gọi Michael ra
một góc và kể lại toàn bộ câu chuyện. Khi nghe thấy cái tên Rodonfo ,
mặt Michael biến sắc .? Anh lắp bắp : Ðúng rồi , chị Rodonfo có mái tóc
rất dài. Vừa nãy khi đếm người ,tôi có nhìn thấy một người con gái tóc
dài lắm nhưng không nhận ra. Hoá ra tôi đếm đúng . " Thế Rodonfo là ai
? " Cả tôi và Robin đều hỏi . " Ðó là bạn của chị tôi . Chuyện xảy ra
cách đây 15 năm rồi . Khi đó chị tôi và các bạn chơi trò It's me . Chị
Rodonfo bắt thăm làm It's me . Trong lúc chạy trốn , chị ấy mở một cánh
cửa ở căn phòng phía Tây và lao vào mà không biết đó là cầu thang dẫn
đến hầm rượu. Chị ấy lao xuống và gãy cổ chết . Chị ấy đã chết rồi "

Và đó là lý do không bao giờ tôi chơi cái trò đáng nguyền rủa này nữa .
Không bao giờ.
HẾT
14.NGƯỜI ĐÀN BÀ ÁO NÂU
________________________________________

03-06-2005, 04:03 PM
Năm 1835, hầu tước Thảo Sơn mua lại một căn biệt thự cổ rồi cho tân
trang thật lộng lẫy. Xong đâu đấy, hai ông bà mời một số bạn thân tới ăn
tân gia, trong số có cả đại uý Mạnh Hùng, một sĩ quan nổi tiếng vì lòng
can đảm.
Mạnh Hùng vừa tới nơi thì hầu tước Thảo Sơn lôi ngay bạn vào thư
phòng, rót hai ly rượu mạnh rồi nói với bạn bằng một giọng lo âu:
- Mạnh Hùng, tôi gặp chuyện phiền hà muốn nhờ ông một tay. Thiên hạ
đồn là căn biệt thự này có ma. Tôi cho rằng đó chỉ là lời đồn nhảm
không đáng quan tâm. Nhưng khổ nỗi là mấy kẻ ăn người làm mà tôi
mướn trong thời gian qua, không ai ở quá được vài đêm. Họ cả quyết là
đã nhìn thấy một người đàn bà áo nâu, kẻ được gọi là "hồn ma", đi lại
trong nhà, dọc theo dãy hành lang.
Mạnh Hùng nghiêm giọng:
- Thảo Sơn! Ông không nên quá bận tâm về việc này. Nếu mọi người
thấy một cái gì đó, chắc chắn là có kẻ nào muốn khuấy phá chứ không
có gì lạ đâu. Căn biệt thự này bị bỏ trống khá lâu trước khi ông mua lại
phải không?
- Đúng.
- Tôi biết quanh đây có nhiều vụ trộm đạo. Có thể một bọn bất lương
nào đó đã dùng nơi đây làm sào huyệt. Bây giờ, ông cư ngụ tại đây
khiến bọn chúng mất căn cứ hoạt động. Có thể chính bọn này tìm cách
đẩy ông ra khỏi nơi đây bằng cách đồn đại những chuyện ma quỉ chứ
không có gì đâu.
Ánh mắt Hầu tước Thảo Sơn lóe một tia hi vọng:
- Có lẽ ông nói đúng. Người đàn bà áo nâu chắc chỉ là một sản phẩm của
bọn chúng mà thôi.
Thấy Thảo Sơn có vẻ không còn lo âu nữa, đại úy Mạnh Hùng vui vẻ
hỏi bạn:
- Đâu, căn phòng nào là phòng vị nữ quí khách đó thường thăm viếng
đâu?
- ở lầu một. Trên tường có hình một phụ nữ, có thể là người đàn bà áo
nâu mà thiên hạ thường đồn đãi. Bà ta bận một cái áo màu nâu cổ hoa
viền vàng.
Vị Đại úy bèn tuyên bố:
- Xong rồi. Nếu ông cho phép, tôi sẽ lên ngủ với bà ta cho vui. Nhưng
chắc bà ta không muốn thấy cái bản mặt của tôi đâu.
Hầu tước Thảo Sơn cười vui vẻ:
- Thế thì nhất rồi! Để tôi nói tụi nó làm phòng. Tôi cũng chắc là ông
không có cái diễm phúc được gặp gỡ người đẹp về đêm đâu.
Hai đêm liền, đại úy Mạnh Hùng ngủ trong căn phòng ma quái với cây
súng luôn đặt dưới gối. Hoàn toàn không có chuyện gì xẩy ra.
Đêm thứ ba, cũng là đêm cuối cùng, khoảng gần nửa đêm, với ngọn nến
trên tay, Mạnh Hùng đứng ngắm bức tranh người đàn bà áo nâu. Khuôn
mặt bà ta coi thật bình thản và dễ thương.
Vị đại úy lắc đầu. Không một nét nào trong bức tranh khiến người ta có
thể thêu dệt những câu chuyện ma quái về người đàn bà này.
Ông lui lại một bước, ngọn nến trong tay, tuy không có gió, bỗng bùng
lên và từ góc cạnh này, với ánh sáng mờ hơn, khuôn mặt người đàn bà
trong tranh đột nhiên thay đổi.
Vẻ bình thản và dễ thương không còn nữa, thay vào đó là một khuôn
mặt ma quái đầy đe doạ. Đôi mắt xinh đẹp chỉ còn là hai cái lỗ sâu
hoắm, đen ngòm. Làn da tươi mát như biến mất, chỉ còn lại những mảnh
xương.
Đại úy Mạnh Hùng đang đối diện với một cái sọ người!
Hơi bàng hoàng, ông bước tới một bước, ánh nến lại đột nhiên bùng lên
thật nhẹ và khuôn mặt trong tranh trông lại hết sức dễ thương.
Mạnh Hùng thở dài nhẹ nhõm, bước tới đặt cây nến trên chiếc bàn nhỏ ở
đầu giường và khởi sự thay đồ ngủ.
Nhưng khi ông chỉ mới thay được cái áo thì đột nhiên có tiếng gõ cửa
thật nhẹ.
Không kềm hãm được, vị đại úy vừa liếc nhìn bức tranh vừa lên tiếng:
- Mời vào.
Cánh cửa mở ra thật nhẹ, hai người cháu trai của Thảo Sơn ngủ ở căn
phòng cuối hành lang xuất hiện.
Họ ngỏ ý mời ông tới coi cây súng mà họ mới mua ở Luân Đôn.
- Ồ không trở ngại.
Mạnh Hùng vui vẻ nhận lời, nâng cây nến trên tay, chuẩn bị bước ra cửa.
Đột nhiên ông hơi do dự, liếc nhìn lên bức tranh. Cái sọ người như đang
nhìn ông, nhếch mép cười.
Mạnh Hùng vội cầm cây súng lên, cố nói bằng một giọng bình thản:
- Có lẽ tôi nên cầm cái món này theo. Biết đâu tụi mình lại chả có dịp
hội kiến với người đẹp áo nâu.
________________________________________

Vượt qua dẫy hành lang tới phòng hai chàng trai trẻ, đai úy Mạnh Hùng
nâng cây súng mới của họ lên trầm trồ và nói rằng lần tới ghé Luân Đôn
ông cũng sẽ mua một cây tương tự.
Ba người trò chuyện thêm vài phút trước khi Mạnh Hùng ngáp dài:
- Chắc tôi phải đi ngủ mới được. Ngày mai còn phải đi nhiều.
Một trong hai thanh niên cười nói:
- Để tụi tôi đưa đại úy về phòng, nếu không ông có thể bị người đẹp áo
nâu bắt cóc lắm à!
Ba người bước ra khỏi phòng, tiến vào dẫy hành lang mù mịt.
Căn nhà thật tối, chỉ có những tiếng chân phá tan sự yên lặng nặng nề.
Nhưng chỉ đi được vài bước, vị đại uý chợt đứng phắt lại, thầm thì:
- Coi kìa!
Từ cuối hành lang, một bóng người đột nhiên xuất hiện như từ cõi hư
vô, trên tay cầm một ngọn đèn, lặng lẽ tiến về phía họ. Đó là một người
đàn bà mặc cái áo màu nâu với tiếng áo kêu loạt soạt theo từng bước
chân đi. Hình thể bà ta mờ mờ ảo ảo.
Nhiệt độ trong hành lang đột nhiên sụt xuống như cả thế giới chợt sang
đông. Cả ba người đàn ông bất thần run lên vì rét.
Chợt nhớ là cả bọn đang bận đồ ngủ, không tiện để một người đàn bà
nhìn thấy, "người đàn bà hay một hồn ma", Mạnh Hùng thoáng có ý
tưởng khôi hài và kéo tay hai thanh niên bước vội vào một căn phòng
trống mà cánh cửa mở sẵn như chờ đợi.
Ông khép cánh cửa lại, chỉ để chừa độ vài phân. Cả ba núp sau cánh cửa
nhìn ra, tim đập liên hồi.
Bây giờ, bóng người đàn bà áo nâu đã tiến gần tới cửa.
Đại úy Mạnh Hùng nhìn sững không chớp mắt. Đúng là người đàn bà
trong tranh!
Khi tới trước cửa phòng, nơi ba người đàn ông đang núp, bà ta chợt
đứng lại, nâng ngọn đèn lên ngang mặt và cả khuôn mặt đột nhiên thay
đổi: Lớp xương sọ hiện lên thật rõ, đôi mắt sáng long lanh biến thành hai
cái lỗ đen ngòm, sâu thẳm, cái miệng không môi trông giống như đáy
huyệt.
Đột nhiên, cánh cửa phòng từ từ mở rộng và người đàn bà áo nâu với
khuôn mặt đầy khủng khiếp nhìn trừng trừng vào ba người đàn ông đang
run rẩy, cái lỗ miệng đen ngòm mở rộng thêm, như cố phát ra những âm
thanh quái gở nhưng chẳng thành lời.
Trước cảnh tượng kinh hoàng này, ba người đàn ông như chết đứng. Đại
úy Mạnh Hùng cố thu tàn lực nâng cây súng lên bắn vào ngực người đàn
bà chỉ đứng cách ông không đầy một thước...
Giữa đêm trường, trong căn nhà đóng kín, tiếng nổ vang dội như xé rách
màng tai.
Khi khói súng đã tan, vị đại uý nhìn xuống cái xác chết máu me đầm đìa
đang nằm sóng xoải trên mặt đất, nhưng... không có gì hết! Không một
dấu vết cỏn con nào cho thấy là đã có "một cái gì" ở đó. Dẫy hành lang
hoàn toàn vắng lặng, ngoại trừ ba người đàn ông đang đứng trong hơi
khói nhạt mờ.
Vô cùng kinh ngạc, họ liếc nhìn nhau. Mạnh Hùng lên tiếng trước:
- Rõ ràng mình nhìn thấy... phải không? Hay là mắt tôi trông gà hóa
cuốc?
Một thanh niên vừa nói vừa run lẩy bẩy:
- Nếu ông thấy cái mà tôi thấy... Trời ơi! thật là khủng khiếp!
Người kia chợt chỉ vào cánh cửa đối diện:
- Coi kìa! Có một lỗ đạn trên cánh cửa kia kìa. Viên đạn đã xuyên qua...
xuyên qua...
Một ý tưởng chợt loé lên trong đầu, Mạnh Hùng nói với hai chàng trai
trẻ:
- Đi! Đi lại phòng tôi coi.
Hai thanh niên bước theo ông nhưng trong lòng vô cùng sợ hãi.
Khi tới cửa phòng, Mạnh Hùng đẩy cửa mời hai chàng trai bước vào. Cả
hai nhìn quanh trước khi bốn con mắt dừng lại trên bức tranh người đàn
bà. Một trong hai thanh niên đột nhiên lảo đảo như muốn té khiến người
bạn đi cùng phải chụp tay giữ lại.
Nhìn khuôn mặt trắng nhợt của chàng trai với đôi mắt lạc thần, vị đại úy
bước thẳng tới trước bức tranh, đưa ngọn nến lên nhìn thật kỹ.
Khuôn mặt người đàn bà vẫn có vẻ bình thản như thường, nhưng chiếc
áo màu nâu như có gì lấp lánh ngay trước ngực. Mạnh Hùng dụi mắt
nhìn kỹ, hít một hơi dài. Phải chăng ông tưởng tượng hay có một cái gì
khác lạ ở trước ngực, ngay tim người đàn bà trong tranh: Một giòng máu
nhỏ đang nhỉ ra làm ướt một khoảng nhỏ của bức tranh.
Mạnh Hùng quay lại nhìn hai chàng trai...
HẾT

15.ÁNH LỬA MA
________________________________________
Ma quỉ đã có từ đời thượng cổ, và ở bất cứ nơi nào trên thế giới, những
câu chuyện ma thường được kể vào những buổi tối mà thính giả luôn
luôn là một lũ trẻ con ngồi trên giường với những đôi chân nhỏ bé rút
lên vì sợ. Mà sợ cái gì?

Sợ giữa lúc đang say sưa nghe chuyện, lỡ một bàn tay lạnh buốt nào đó
từ trong gầm giường thò ra nắm chân lôi xuống thì lôi thôi... Ở Âu châu,
đã có một thời, người xứ Wales tin tưởng mãnh liệt vào "ánh lửa ma" và
đã có rất nhiều câu chuyện về loại lửa này được kể đi kể lại.

Ánh lửa ma có hình dạng một ngọn lửa nhỏ xuất hiện trên đường đi của
đám tang. Những người có đủ can đảm tới gần ánh lửa ma sẽ có thể thấy
mặt người sắp chết. Lửa xanh báo hiệu cái chết của trẻ con và lửa vàng
dành cho người lớn.

oOo

Một ngày vào đầu thế kỷ trước, trong một ngôi làng nhỏ ở miền Bắc xứ
Wales, có hai cậu bé bà con gần tên là Tom Llewellyn và Evan Pugh ở
hai trang trại cận kề và là đôi bạn thiết.

Khi Tom 18 và Evan 16, hai người phải chia tay khi gia đình Evan dọn
tới một ngôi làng khác cách ngôi làng cũ khoảng 10 cây số. Đã từ bao
năm qua, đôi trẻ vẫn luôn chơi đùa bên nhau, nên bây giờ khi phải chia
tay, cả hai cảm thấy như bị mất mát một cái gì rất quan trọng, họ cảm
thấy rất nhớ nhau dù cả hai bà mẹ đều hết lời khuyên giải.

Một thời gian sau, hai cậu đã tìm ra một giải pháp: Cứ mỗi cuối tuần, hai
cậu lại thay phiên tới thăm nhau.
Một ngày cuối tuần vào cuối mùa thu, đến lượt Evan tới thăm Tom. Sau
một ngày chơi đùa thỏa thích trong hai ngày trời mát dịu, giữa vẻ đẹp
hiền hòa của miền quê, trong cái nắng trong vắt như pha lê, cuối cùng
đôi bạn cũng phải chia taỵ Theo tục lệ xứ Wales, chủ nhà thường tiễn
khách một đoạn đường và Tom lấy một cái khăn quàng thật dầy quấn
quanh cổ, đưa tiễn Evan trên con đường làng, vừa đi cả hai vừa thảo
luận cho chương trình tuần sau, khi đến lượt Tom tới thăm Evan.

Đi được một đoạn thì trời nhá nhem. Evan nói với bạn:

- Cậu đã tiễn tôi hơn ba cây số rồi. Thôi cậu về đi.

Tom đáp:

- Ờ, tới chỗ nhà thờ thì tụi mình chia tay.

Trên đường tới nhà thờ, cả hai đi ngang một nghĩa trang lạnh lẽo, bao
quanh bằng những hàng cây gầy guộc. Đột nhiên không hiểu tại sao,
Evan bỗng rùng mình run lẩy bẩy. Thấy thế Tom bảo bạn:

- Nếu lạnh, cậu lấy cái khăn choàng này của tôi đi. Evan lắc đầu:

- Không, tôi không lạnh, nhưng hôm nay tự nhiên sao tôi cảm thấy sợ
hãi lạ lùng. Có thể vì nghĩa trang này! Nhưng tụi mình đã đi ngang đây
nhiều lần mà chưa bao giờ tôi có cảm giác hãi hùng này.

Tom liếc nhìn bạn với vẻ tinh nghịch:

- Ờ, có lẽ vì mấy cành cây khẳng khiu này trông giống những cánh tay
ma đang vươn ra tính chụp lấy cậu đó.
Nói rồi, Tom quơ quơ hai tay trên đầu bạn, miệng giả bộ rên la như tiếng
ma kêu qui? khóc. Evan bật cười đưa tay chụp lấy tay Tom, nhưng Tom
đã lanh lẹ rụt lại rồi phóng mình chạy về phía hàng cây bao quanh nghĩa
địa. Trong bóng tối mịt mù, bóng Tom khi ẩn khi hiện, Evan chi?

nhắm hướng và nghe tiếng chân bạn mà chạy theo. Khi vừa chạy tới
thảm cỏ mịn màng bên ngoài hàng cây, chợt Evan bị một bàn tay lạnh
buốt chụp lấy và nghe thấy một giọng nói thì thầm bên tai:

- Evan! Đứng thật yên. Coi kìa!

Phía bên kia nghĩa trang lạnh lẽo chập chờn một ánh lửa mạ Khi hai cậu
bé chăm chú nhìn, ánh lửa như bùng lên. Evan nuốt nước miếng một
cách khó khăn, thì thầm hỏi bạn:

- Cái gì đó Tom?

Giọng nói của Tom đầy khích động:

- Ánh lửa ma! Nó chỉ xuất hiện để báo tin cho người sắp chết.

Tóc gáy Evan đột nhiên dựng đứng. Cậu ráng thều thào hỏi bạn:

- Ai đang cầm ngọn lửa đó.

- Không ai hết. Nhưng ngọn lửa có hình khuôn mặt người sắp chết.

Ánh lửa chập chờn vẫn chậm chạp di chuyển giữa những ngôi mộ im
lìm. Evan lập cập nói với Tom:
- Đi đi, lẹ đi Tom! Nó đang tiến về phía tụi mình.

Tom nắm chặt tay bạn:

- Không, cứ ở đây đi. Nó không làm gì được tụi mình vì nó chỉ di


chuyển trên đường đi của người chết.

Yên lặng một chút, Tom nói tiếp:

- Tôi muốn biết người sắp chết là ai. Cậu có muốn đi với tôi không?
Evan cảm thấy hết sức hãi hùng, toàn thân run lẩy bẩy. Cậu chỉ muốn
chạy về nhà thật lẹ tìm một nơi ấm cúng giữa những người thân nên cậu
ú ớ:

- Không... không... Tôi không đi đâu.

Tom hoàn toàn không có vẻ gì là sợ sệt:

- Cậu đừng sợ. Coi kìa, nó đâu có tiến tới phía tụi mình. Đây là lần đầu
tiên tôi thấy nó dù vẫn nghe lão già Price thường xuyên nhắc nhở. Đi!
Nếu mình tới trước cửa nhà thờ trước khi ánh lửa tiến vào bên trong,
mình có thể thấy được khuôn mặt của người sắp chết. Cậu có đi với tôi
không?

Evan không nói nổi nữa mà chỉ rên rỉ:

- Không... không... Tôi không muốn biết ai sắp chết... Tôi không muốn
thấy ngọn lửa mạ.. Tôi không muốn thấy gì hết...
Tom nhún vai:

- Được rồi! Nếu cậu cứ run rẩy như con gái thế này thì tôi đi một mình.

Evan nắm tay bạn:

- Tom, đừng đi. Tôi sợ quá! Tụi mình rời khỏi nơi này ngay đi.

Tom có vẻ náo nức:

- Đừng sợ! Tôi không thể bỏ qua dịp may hiếm có này. Tôi không tin lão
Price và lần này tôi sẽ có thể chứng minh được là lão ta nói láo. Tôi hỏi
cậu lần chót, cậu có đi với tôi không?

Evan vẫn run lẩy bẩy:

- Không! Đó chỉ là loài ma quái mà tụi mình nên tránh xạ Không, tôi
không đi và cậu cũng đừng đi.

Tom cả quyết:

- Nếu không muốn đi, cậu lên chờ tôi trên đường. Coi xong mặt xác chết
tôi chạy lên với cậu ngay.

Dứt lời, Tom chạy thẳng về phía nhà thờ đứng chờ ngọn lửa ma trong
khi Evan lập cập chạy ngược lại, nhẩy qua mấy bụi cây ven dường rồi
ngồi run rẩy trên thảm cỏ chờ bạn mà tim đập liên hồi.

Trong nghĩa trang, Tom vừa chạy vừa theo dõi ánh lửa ma vẫn đang từ
từ di chuyển giữa những tấm mộ bia lạnh lẽo. Cậu không hề sợ hãi mà
chỉ cảm thấy tò mò. Khi tới gần cửa nhà thờ, cậu ngạc nhiên khi thấy hai
cánh cửa mở rộng. Tom tự hỏi không biết có nên bước vào hay không,
nhưng rồi cậu quyết định đứng núp sau một thân cây nhỏ bên ngoài chờ
đợi, vì tuy không nhát gan, cậu cũng hơi mê tín. Biết rằng Thánh David
chỉ dùng ngọn lửa để báo hiệu một cách thân thiện, giúp những ai sắp về
với Chúa biết trước để dọn mình chứ Thánh David không bao giờ làm
hại ai, và cũng nghĩ rằng một ánh lửa cỏn con không thể làm hại được
mình, nhưng những câu chuyện truyền kỳ về ngọn lửa ma luôn luôn là
những câu chuyện kinh hoàng khiến Tom cảm thấy ở bên ngoài dầu sao
cũng vẫn an toàn hơn. Nếu bước vào trong, lỡ hai cánh cửa đột nhiên
đóng sập lại rồi đèn nến bên trong đột nhiên tắt ngóm và ánh lửa chợt
biến thành một cái gì khủng khiếp thì quả là hết thuốc chữa.

Đang suy nghĩ miên man, Tom thấy ánh lửa ma đã tới thật gần. Nó lập
lòe vượt qua tấm mộ bia cuối cùng và chậm chạp tiến về phía cửa giáo
đường. Tom nín thở đợi chờ và đột nhiên cậu cảm thấy toàn thân lạnh
ngắt...

Ánh lửa vẫn chập chờn tiến tới... Tom nhìn trừng trừng như bị thôi miên.
Khi ánh lửa tới gần hơn nữa, Tom nhận thấy thoạt tiên nó chỉ là một
đốm xanh lập lòe, rồi đột nhiên biến thành khuôn mặt trắng bệch của
một xác chết, khuôn mặt mà Tom biết nhưng không thể gọi tên.

Tới sát bên Tom, khuôn mặt của xác chết chợt mở bừng đôi mắt đỏ
ngầu, nhìn cậu bằng một ánh mắt ma quái, hai khóe miệng đầy nhớt rãi
nhếch lên thành một nụ cười khủng khiếp...

Tom la lên một tiếng hãi hùng làm vang động cả nghĩa địa im lìm như
muốn đánh thức tất cả những hồn ma đang nằm yên dưới đáy mộ. Rồi
cậu phóng chạy giữa những mộ bia như bị ma đuổi, té lên té xuống
nhiều lần để cố tránh thật xa khuôn mặt của xác chết và nụ cười ma quái.
________________________________________

Khi nghe tiếng bạn la, Evan đã đứng bật dậy lo lắng đợi chờ. Khi Tom
xốc xếch chạy tới như kẻ mất hồn, Evan vội vàng hỏi bạn:

- Cái gì thế? Cậu thấy cái gì thế? Có điều gì ghê gớm đã xẩy ra phải
không? Mặt tái ngắt không còn hột máu, Tom thở hổn hển:

- Không... Không có gì hết... Có điều... lão già Price chỉ là một thằng
điên! Evan nắm tay bạn, mặt đầy vẻ lo âu:

- Không có gì hết? Thật không? Tại sao cậu lại la hét thất thanh như
vậy?

- La hét? Tôi có la hồi nào đâu! Mà có hay không... tôi cũng... không
biết nữa! Evan vẫn thắc mắc:

- Cậu nhìn thấy cái gì? Cậu thấy khuôn mặt người chết qua ánh lửa ma
phải không?

Tom run lẩy bẩy:

- Không... tôi không thấy gì hết... Thôi, cậu về đi, về ngay đi kẻo trễ quá
rồi.

Evan hỏi tiếp:

- Cậu thấy khuôn mặt của ai? Có quen biết với tụi mình không? Tom
vẫn run lẩy bẩy, cố gắng trả lời bạn một cách khó khăn:
- Không... không có gì hết... không có ai hết... trễ quá rồi... cậu về đi.

Evan nhìn bạn lo lắng:

- Ừ, trễ thật rồi, nhưng cậu có sao không? Tôi lo quá!

Tom cố trấn an bạn:

- Không, tôi không sao đâu. Thôi cậu về đi, tuần tới tụi mình gặp lại.

Evan nói một cách miễn cưỡng:

- Thôi được! Tôi về. Tuần tới tụi mình gặp lại.

Rồi Tom và Evan chia taỵ Trong khi Evan rảo bước về ngôi làng của
cậu thì Tom vẫn chưa hết vẻ kinh hoàng, vừa đi vừa run lẩy bẩy.

Khi cậu về tới nhà, mẹ cậu nhìn con hỏi bằng một giọng đầy kinh ngạc:

- Tom, con có sao không? Sao mặt con xanh mướt như vậy?

Tom như chợt tỉnh, nói với mẹ:

- Dạ không, con không sao hết. Có lẽ tại trời hơi lạnh và con hơi mệt.

Đêm hôm đó, Tom thao thức mãi. Khuôn mặt ma quái mà cậu nhìn thấy
buổi chiều lúc nào cũng như đang trừng trừng nhìn cậu trong đêm tối.
Cậu cố xua đuổi khuôn mặt của xác chết và nụ cười ma quái, nhưng khi
chỉ vừa chợp mắt, cậu thấy mình đang đi trong nghĩa địa và khuôn mặt
trắng bệch của xác chết lại xuất hiện qua ánh lửa, nhìn cậu nhếch mép
cười khiến cậu la lên một tiếng hãi hùng, mở bừng mắt, mồ hôi toát ra
như tắm.

Mấy ngày sau đó, mọi việc diễn ra một cách bình thường. Tom đã có vẻ
phục hồi sau cơn xúc động, tuy những gì cậu nhìn thấy trong nghĩa trang
hoang vắng không thể nào rời khỏi đầu óc cậu. Nhiều khi trong lúc đang
làm việc, Tom ngưng lại, nhìn trừng trừng về phía trước thật lâu cho tới
khi cha cậu thúc cậu, cậu mới như chợt tỉnh tiếp tục làm việc.

Tới sáng thứ sáu Tom cảm thấy vô cùng mệt mỏi, chân tay cậu như rã
rời. Thường thường mỗi chiều thứ sáu sau khi làm việc, Tom và Evan lại
gặp nhau. Tuần này, đáng lẽ Tom chạy sang nhà Evan, nhưng tới buổi
chiều, cậu bị ngất xỉu cả thẩy ba lần. Lần cuối, sau khi té xỉu trong
phòng khách, Tom không còn đứng dậy được nữa. Mẹ cậu rờ trán cậu:

- Con nóng quá! Cái thời tiết quái gởn ày làm cho con tôi bị cảm lạnh
rồi. Thôi, con về phòng nằm nghỉ đi.

Tom gắng gượng phản đối:

- Tuần này con phải đi thăm Evan.

Mẹ cậu lắc đầu:

- Con yếu quá đi làm sao được. Thôi, con cứ nghỉ ngơi cho khỏe đi cái
đã. Tuần này con không đi thăm nó được rồi.

Tom im lặng vì biết mình không đi nổi. Cha cậu phải bồng cậu vào
giường. Nằm trên giường, đôi mắt Tom mở trừng trừng như muốn nhìn
xuyên qua cái trần nhà trắng xóa. Nhiều lần cậu muốn nói với mẹ về
những gì cậu nhìn thấy trong nghĩa địa vào tuần trước nhưng lại thôi. Mẹ
cậu đem vào cho cậu một tô cháo nóng hổi nhưng cậu không thể nào
nuốt nổi. Cuối cùng, cậu thều thào nói với mẹ:

- Mẹ Ơi! Con muốn gặp Evan. Mẹ làm ơn gọi nó đến đây cho con.

Mẹ cậu lắc đầu:

- Không được đâu con. Con không được khỏe, gọi nó tới làm gì. Thôi,
con chịu khó nghỉ ngơi tĩnh dưỡng vài ngày cho khỏe đi đã, rồi cuối tuần
tới Evan sẽ tới gặp con chứ có lâu la gì.

Tom cố năn nỉ mẹ bằng một giọng nói đứt quãng:

- Mẹ làm ơn... gọi nó tới... tới đây cho con... Con phải gặp nó... ngay tối
naỵ.. Con không thể... chờ... lâu... hơn... nữa...

Mẹ Tom cương quyết:

- Con mệt quá rồi. Con cần phải nghỉ ngơi. Con đang bệnh, nếu Evan tới
đây nó cũng chẳng làm gì được cho con. Thôi con cứ nghỉ cho khỏe đi
đã, sáng mai mẹ sẽ nhờ người nhắn lại với nó, chắc chắn nó sẽ thông
cảm. Mẹ nghĩ rằng ngày mai nó sẽ có thể tới thăm con.

Nước mắt dâng ngập đôi mi, Tom muốn gặp Evan ngay nhưng cậu
không thể cãi mẹ, vì dù có muốn cãi, cậu cũng không thể nói nên lời.
Cuối cùng, cậu gắng gượng thều thào:

- Mẹ... mẹ.. làm ơn...


Rồi Tom lại ngất xỉu. Mẹ cậu vội gọi chồng lấy nước lạnh lau mặt cho
cậu. Đứng nhìn khuôn mặt trắng bệch và đôi mắt sâu hoắm của con, bà
Llewellyn cảm thấy thương xót vô cùng. Bà nghĩ thầm, biết đâu khi gặp
Evan con bà lại chả khá hơn. Bà bèn nói với Tom:

- Thôi được. Để mẹ nhờ ba sang đón Evan. Bây giờ, con phải ráng ngủ
một chút nghe không.

Cha của Tom vội lấy xe ngựa sang đón Evan. Đang nóng ruột không biết
tại sao trời đã tối mà Tom chưa tới, vừa thấy chiếc xe ngựa thoáng hiện
bên ngoài trang trại, Evan vội vã phóng ra. Khi được cha của Tom cho
hay tự sự, Evan bèn xin phép cha mẹ, lấy vài món đồ cần thiết bỏ vào
cái túi nhỏ, nhảy lên xe ngựa.

Từ giã cha mẹ Evan, cha Tom đánh xe chạy về nhà thật lẹ. Chỉ độ trên
dưới nửa tiếng đồng hồ, xe ngựa đã về tới nơi. Evan nhảy xuống, chạy
thẳng vào phòng ngủ của bạn. Vào tới nơi, Evan vô cùng kinh ngạc vì
người nằm trên giường trông không giống người bạn thân của cậu chút
nào. Thân thể Tom co rúm lại như chỉ còn một nửa. Con người đầy sinh
lực của Tom dược thay thế bằng một thể xác ốm yếu tong teo. Khuôn
mặt tươi vui hồng hào của Tom bị thay thế bởi một khuôn mặt hốc hác,
tái mét của một người lạ mặt. Evan bước tới bên giường cầm tay bạn.
Cậu cố nén lòng nhưng nước mắt vẫn trào ra. Đôi mắt Tom nhắm nghiền
dù mí mắt có hơi lay động. Evan bóp chặt tay bạn và bắt đầu khóc rấm
rứt. Đột nhiên Tom mở mắt nhìn Evan chăm chăm. Evan hỏi:

- Tom, cậu có nhận ra tôi không? Evan

đây.
Đôi mắt Tom vẫn nhìn Evan trừng trừng. Một lát sau, Evan thấy đôi môi
bạn mấp máy nhưng không thành tiếng. Evan quì xuống, ghé tai sát vào
miệng bạn. Trong sự yên lặng nặng nề của căn phòng nhỏ, Evan nghe
bạn thều thào: - Evan... cậu... ánh lửa... nghĩa trang...

Chỉ nói được mấy tiếng, Tom ngưng lại thở một cách mệt nhọc. Evan
siết chặt tay người bệnh như muốn truyền thêm sinh lực. Cậu nói nho
nhỏ:

- Tom, nếu cậu mệt thì cứ nghỉ đi. Tôi ở lại đây với cậu trong dịp cuối
tuần này mà. Cậu nhắm mắt lại ngủ cho khỏe đi.

Tom vẫn nhìn bạn bằng đôi mắt vô hồn:

- Không... tôi phải nói... Evan... hãy hứa... giữ... bí mật... đừng nói...
với... ai...

Nói tới đây, đôi mắt Tom như lạc thần khiến Evan hoảng hốt lắc mạnh
tay bạn:

- Tom, Tom, cậu có sao không?

Tom lắc đầu thật nhẹ, cố thều thào:

- Evan... cậu hỏi tôi... thấy gì... tôi thấy... mặt... người chết...

Nói tới đây, đầu Tom hơi nghiêng sang một bên khiến Evan vội buông
tay bạn, rồi dùng cả hai tay đặt đầu Tom lại trên gối cho ngay ngắn. Tom
tiếp tục thều thào:
- Lúc đó... tôi không... nhận rạ.. nhưng đó là... khuôn mặt... của... tôi...
Dứt lời, đầu Tom ngoẻo sang một bên. Giọng nói Tom tắt lịm. Hơi thở
yếu ớt của Tom cũng tắt theo.

Evan bàng hoàng đứng dậy nhìn thẳng vào Tom. Trước mắt cậu là xác
chết của một người trông hoàn toàn xa lạ, người đã nhìn thấy khuôn mặt
chết chóc của chính mình qua ánh lửa ma.

HẾT
16.TRỐN TÌM
________________________________________

03-11-2005, 05:01 AM
TRỐN TÌM
Không", Jackson nói với nụ cười rụt rè. "Tôi xin lỗi nhưng tôi không
chơi trốn tìm."
Đó là đêm Giáng Sinh, và chúng tôi gồm mười bốn người ở trong ngôi
nhà. Chúng tôi dùng một bữa tối vui vẻ, tất cả đang muốn vui chơi - chỉ
là tất cả ngoại trừ Jackson. Khi một người đề nghị chơi trốn tìm thì có
tiếng ồn ào cổ vũ chỉ có duy nhất Jackson là phản đối.
Hình như không phải Jackson từ chối chơi "Anh có khỏe không ?" ai đó
hỏi.
"Cám ơn, tôi hoàn toàn không có gì," anh nói. "Nhưng," anh thêm vào
với một nụ cười làm giảm bớt sự chống đối nhưng không thay đổi ý
kiến, "Tôi vẫn không muốn chơi trốn tìm."
"Tại sao không ?". Anh do dự một lát trước khi trả lời. "Tôi thường đến
và ở tại một ngôi nhà có một cô gái đã chết. Cô ta chơi trốn tìm trong
bóng tối. Cô không biết rõ căn nhà. Có một cánh cửa dẫn đến cầu thang
của những người đầy tớ. Khi bị rượt đuổi, cô nghĩ cái cửa dẫn đến phòng
ngủ. Cô mở cửa và nhảỵ.. rồi rơi xuống dưới chân cầu thang. Dĩ nhiên
cô ta bị gãy cổ."
Tất cả chúng tôi trông có vẻ căng thẳng. Bà Fernley nói, "Thật khủng
khiếp ! Anh có ở đấy lúc việc đó xảy ra không ?"
Jackson buồn bã lắc đầụ "Không," anh nói, "nhưng tôi đã ở đó khi một
việc khác xảy rạ Một cái gì đó còn khiếp sợ hơn nữa".
"Cái gì còn kinh hãi hơn thế ?"
"Đó là," Jackson nói. Anh ngập ngừng, sau đó nói, "Tôi nghĩ không biết
các bạn có chơi trò "Smee" chưa. Nó còn hấp dẫn hơn chơi trốn tìm. Cái
tên xuất phát từ "It's me", "Tôi đây". Có lẽ các bạn muốn chơi nó thay vì
trốn tìm. Để tôi chỉ luật chơi."
"Mỗi người sẽ được phát một tờ giấỵ Tất cả mọi tờ trừ một tờ không có
gì. Trên tờ cuối cùng ghi chữ "Smee". Không ai biết ai là "Smee" trừ
chính anh ấy hay cô ấy. Các bạn tắt hết đèn, và "Smee" lặng lẽ đi ra khỏi
căn phòng và trốn. Sau một hồi mọi người cũng ra ngoài và tìm "Smee"
- nhưng dĩ nhiên không biết mình đang tìm aị Khi một người gặp một
người khác thì anh ta sẽ gọi người đó đứng lại bằng câu, "Smee". Người
kia cũng trả lời là "Smee", và họ tiếp tục tìm kiếm."
"Nhưng "Smee" thật sự không trả lời khi ai đó gọi. Người thứ hai sẽ phải
ở lại với anh ta. Chẳng mấy chốc người thứ ba sẽ tìm thấy họ. Anh ta
cũng sẽ gọi và không nhận được trả lời, và tiếp tục ở lại với hai người
họ. Cứ tiếp tục như thế đến khi tất cả cùng ở một chỗ. Người cuối cùng
tìm thấy "Smee" sẽ bị phạt. Nó thật hấp dẫn, và vui nhộn. Trong một
ngôi nhà lớn nó thường mất nhiều giờ để mọi người đều tìm thấy
"Smee". Có lẽ các bạn muốn thử. Tôi sẵn sàng bị phạt và ngồi đây bên
bếp lửa trong khi các bạn chơi"
"Nghe có vẻ hay đấy," tôi nhận xét. "Anh có chơi nó chưa, Jackson ?"
"Rồi," anh ấy trả lời "Tôi đã chơi trong căn nhà đã kể."
"Và cô ấy đã ở đấy ? Cô gái bị gãỵ.."
"Không, không," ai đó nói. "Đã bảo là anh ta không ở đó khi cô ấy bị
gãy cổ."
Jackson suy nghĩ một hồi. "Tôi không biết cô ta có ở đó hay không. Tôi
sợ là có. Tôi chỉ biết có mười ba người chơi trò đó trong khi trong nhà
chỉ có mười hai. Và tớ không biết tên của cô gái đã chết. Khi tôi nghe
cái tên thì thầm trong bóng tối nó không làm tôi sợ. Nhưng tôi nói trước
là tôi không chơi trò này một lần nữạ Nó làm tôi hoảng sợ cả một thời
gian dàị Tôi thích bị phạt trước tiên hơn !"
Tất cả chúng tôi nhìn anh tạ Lời anh ấy nói không có cảm giác tí nào.
Tim Vouce là người đàn ông tốt nhất trên đời. Ông ta cười với tất cả
chúng tôi.
"Câu chuyện nghe thật hấp dẫn," ông nóị "Thôi nào, Jackson, anh hãy kể
cho mọi người nghe thay vì bị phạt."
"Được thôi," Jackson nóị Và đây câu chuyện của anh ta.

Các bạn có gặp nhà Sangstons chưa ? Họ là anh em họ với tôi, và sống ở
Surrey. Năm năm trước tôi được mời đến dự lễ Giáng Sinh với họ.
Đó là một căn nhà cổ, có nhiều hành lang và cầu thang không cần thiết.
Một người lạ có thể dễ dàng đi lạc trong đó.
Và tôi đã đi về đấy vào kì Giáng Sinh ấỵ Violet Sangston hứa là những
người khách khác tôi đều biết. Không may tôi không thể tạm gác công
việc đến tận đêm Giáng Sinh. Tất cả các vị khách khác đã đến từ vài
ngày trước. Tôi là người cuối cùng, và vừa đúng bữa tốị Tôi chào mọi
người mình biết, và Violet Sangston giới thiệu tôi với những người
không quen. Và đã đến giờ dùng bữa tối.
Có lẽ vì thế mà tôi không nghe tên của một cô gái dễ thương, tóc đen,
cao thanh mảnh người mà tôi chưa gặp bao giờ. Mọi người đều vội vã và
tôi luôn dở trong việc hỏi tên người. Cô ta trông lạnh lùng và thông
minh. Cô không thân thiện lắm, nhưng lại khá hấp dẫn, và tôi nghĩ thầm
cô ấy là ai. Tôi không hỏi, vì tôi chắc ai đó sẽ gọi cô bằng tên trong suốt
bữa tiệc. Tuy nhiên, không may là tôi ngồi cách xa cô ấỵ Tôi ngồi rất
gần bà Gorman và như thường lệ bà ta rất vui vẻ và hóm hỉnh. Những
lời đối thoại của bà rất đáng để nghe, và tôi hoàn toàn quên việc hỏi tên
của cô gái có nước da đen kiêu hãnh.
Chúng tôi có mười hai người, bao gồm cả nhà Sangston. Tất cả đều còn
trẻ, hay cố gắng làm ra vẻ mình còn trẻ. Jack và Violet Sangston là lớn
tuổi nhất, và cậu con trai Reggie mười bảy tuổi của họ là trẻ nhất.
Reggie chính là người đề nghị chơi trò "Smee" khi cuộc nói chuyện sắp
kết thúc. Nó chỉ chúng tôi cách chơi, giống như tôi đã diễn tả. Jack
Sangston cảnh báo với tất cả chúng tôi. "Nếu mọi người chơi trong bóng
tối," nó nói, "thì xin hãy cẩn thận với cái cầu thang đằng sau trên tầng
một. Một cánh cửa dẫn đến đó, và tôi từng nghĩ đến việc tháo bỏ nó.
Trong bóng tôi một người lạ sẽ nghĩ chúng dẫn vào một căn phòng. Một
cô gái đã bị té gãy cổ trên những bậc thang ấy."
Tôi hỏi chuyện đó xảy ra như thế nào.
________________________________________

"Cách nay khoảng mười năm, trước khi chúng tôi đến đây. Có một bữa
tiệc và họ chơi trò trốn tìm. Trong khi cô gái ấy đang tìm một chỗ trốn
thì nghe tiếng ai đi đến nên chạy dọc theo hành lang để trốn. Cô mở cửa
và nghĩ nó dẫn đến phòng ngủ. Cô dự định sẽ trốn trong đó đến khi nào
người đi tìm đi khỏị Không may nó thông với cái cầu thang. Cô té nhào
thẳng xuống dưới đất. Cô đã chết khi họ phát hiện ra."
Tất cả chúng tôi đều hứa sẽ cẩn thận. Bà Gorman còn nói đùa là sẽ sống
đến chín mươi tuổi. Các bạn biết đấy, không ai biết về cô gái tội nghiệp
đó, và chúng tôi không muốn việc chẳng lành lại đến vào đêm Giáng
Sinh.
Và, tất cả chúng tôi bắt đầu chơi ngày lập tức sau bữa tối. Nhóc Reggie
Sangston đi vòng quanh để chắc là tất cả đèn đều đã tắt, ngoại trừ những
cái trong phòng người hầu và trong phòng khách chúng tôi đang tụ tập.
Sau đó chúng tôi chuẩn bị mười hai mẩu giấỵ Mười một tờ để trắng còn
một tờ thì viết chữ "Smee". Reggie xáo trộn chúng lại, rồi mỗi người lấy
một tờ. Người mà lấy tờ giấy có chữ "Smee" sẽ phải trốn. Tôi nhìn vào
tờ của mình thì thấy nó trống rỗng. Một lát sau, tất cả đèn điện đều tắt.
Trong bóng tối tôi nghe ai đó đang nhẹ nhàng đi ra phía cửa.
Sau một phút một người thổi còi, và tất cả chúng tôi chạy ra cửa. Tôi
không biết ai là "Smee". Trong năm hay mười phút gì đó chúng tôi đều
chạy lên chạy xuống hành lang và ra vào các căn phòng, ra hiệu với mọi
người và trả lời, "Smee ? - Smee !"
Sau một hồi, tiếng ồn giảm xuống, và tôi đoán chắc ai đấy đã tìm ra
"Smee". Sau đó tôi tìm gặp một nhóm người đang ngồi trên một cầu
thang hẹp. Tôi ra hiệu và không nhận được trả lờị Vì thế "Smee" ở đâỵ
Tôi liền nhập vào nhóm. Không bao lâu thì hai người nữa đến. Mỗi
người đều từ chối mình là người cuối cùng. Kết cục Jack Sangston là
người sau cùng, và bị phạt.
"Tôi nghĩ tất cả chúng ta đều ở đây phải không ?" anh hỏị Anh bật que
diêm, tìm kiếm trên cầu thang và đếm.
"... chín, mười, mười một, mười hai, mười ba," anh nói, rồi cườị "Thật
buồn cười - chúng ta dư một người !"
Que diêm tắt, và anh bật que khác rồi lại đếm. Anh đếm nhiều hơn mười
hai, rồi có vẻ bối rối.
"Ở đây có tới mười ba người !" anh nóị "Tôi vẫn chưa đếm thêm mình."
"Ồ, ngớ ngẩn !" tôi cười. "Có lẽ anh bắt đầu đếm từ mình rồi giờ muốn
tính thêm lần nữa."
Con trai anh lấy đèn pin â. Nó sáng hơn một que diêm, và tất cả cùng
đếm. Tất nhiên chỉ có mười hai ngườị Jack cườị "à," anh nói, "tôi chắc là
mình đếm hai lần mười ba."
Từ giữa đường lên cầu thang, Violet Sangston bồn chồn nói "Tôi nghĩ có
ai ngồi trên tôi hai bậc. Ông có chuyển chỗ không Thuyền trưởng
Ransome ?"
Ngài Thuyền trưởng nói không có. "Nhưng tôi nghĩ có người ngồi giữa
tôi và bà Sangston."
Chỉ một lát ngay sau đó thì cái gì đấy không bình thường trong không
khí. Dường như có một ngón tay lạnh lẽo chạm vào mọi người. Từ lúc
đấy chúng tôi cảm thấy có chuyện kì quặc, không bình thường đã xảy ra
và hình như lại tiếp diễn lần nữa. Sau đó chúng tôi cười nhạo chính mình
và rồi mỗi người lại thấy bình thường. Chỉ có mười hai người chúng tôi,
và thế là hết. Chúng tôi vẫn cười trong khi trở về phòng khách để bắt
đầu lại.

Lần này tôi là "Smee". Violet Sangston đã tìm thấy tôi trong tôi đang tìm
một chỗ trốn. Cuộc chơi này kéo dài không lâu. Lát sau thì đủ cả mười
hai người và trò chơi kết thúc. Violet thấy lạnh, nên muốn mặc thêm áo.
Chồng chị trở về phòng ngủ để lấỵ Không bao lâu khi anh ấy đi, thì
Reggie nắm tay tôi. Nó trông có vẻ xanh xao và sợ hãi. "Nhanh lên !" nó
thì thầm, "Cháu có chuyện muốn nói với cậụ Một việc ghê rợn vừa xảy
ra."
Chúng tôi đi vào phòng ăn. "Chuyện gì thế ?" tôi hỏị
"Cháu không biết. Lần trước cậu là "Smee" phải không ? Và dĩ nhiên
cháu không biết "Smee" là ai. Trong khi mẹ và những người khác chạy
về phía Tây căn nhà và tìm thấy cậu thì cháu đi về hướng Đông. Có một
tủ quần áo rộng trong phòng ngủ của cháu. Nó là nơi chỗ trốn kín đáo.
Cháu nghĩ có lẽ "Smee" sẽ ở đấỵ Cháu mở cửa phòng trong bóng tối - và
nắm phải tay một người. "Smee ?" cháu thì thầm. Không có trả lời. Cháu
nghĩ cháu đã tìm thấy "Smee"."
"Hừm, cháu không hiểu, nhưng bất chợt cháu có cảm giác rờn rợn, kì lạ.
Cháu không diễn tả được, nhưng cháu thấy có chuyện gì đấy không ổn.
Vì thế cháu bật đèn pin lên và không có ai ở đó. Bây giờ cháu chắc là
cháu đã nắm tay một người. Và không ai có thể ra khỏi tủ quần áo vì
cháu đứng ở cửa ra vào. Cậu nghĩ sao ?"
"Cháu tưởng tượng mình đã nắm một bàn tay," tôi nói.
Nó cười. "Cháu biết cậu sẽ bảo thế," nó nói. "Dĩ nhiên cháu đã tưởng
tượng ra nó. Đó là cách giải thích duy nhất có phải không ?"
Tôi đồng ý với nó. Tôi thấy nó vẫn còn run. Chúng tôi cùng nhau trở về
phòng khách để chơi tiếp trò "Smee". Những người khác đã sẵn sàng và
đang chờ bắt đầu lại.

Có lẽ đấy là sự tưởng tượng của tôi (mặc dù tôi gần như chắc chắn là
không phải). Nhưng tôi cảm thấy không có ai thực sự muốn chơi trò
chơị Nhưng vì lịch sự nên họ không nói rạ Tất cả đều giống tôi là có
cảm giác không ổn. Sự thích thú không còn nữa. Cái gì đó sâu thẳm
trong tôi đang cố cảnh báo với tôị "Hãy cẩn thận," nó thì thầm. "Hãy cẩn
thận". Có gì không được bình thường và nguy hiểm trong căn nhà. Sao
tôi lại cảm thấy thế ? Vì sao Jack Sangston đã đếm mười ba người thay
vì mười hai ? Vì sao con trai anh ta tưởng rằng nó đã cầm phải tay ai
trong cái tủ trống không ? Tôi cố chế giễu mình, nhưng vô ích.

Và chúng tôi lại bắt đầụ Trong khi đuổi theo "Smee" chưa biết chúng tôi
ồn ào hơn lúc nào hết. Nhưng đối với tôi dường như họ chỉ giả vờ.
Chúng tôi không còn thích trò chơi tí nào cả. Đầu tiên tôi ở cùng một số
ngườị Nhưng trong nhiều phút sau "Smee" vẫn không được tìm thấy. Tôi
rời nhóm chính và bắt đầu tìm kiếm trong tầng một ở phía Tây. Và ở đó
trong khi đang đi một mình thì tôi chạm phải đầu gối một người.
Tôi đưa tay ra và nắm một cái màn mềm mại, hơi nặng. Cuối cùng tôi
biết mình đang ở đâu. Đó là những cánh cửa sổ cao, sâu với những chỗ
ngồi trên đấy ở cuối hành lang. Những tấm màn dài tới đất. Một người
đang ngồi trong góc một trong những chỗ ngồi trên cửa sổ, phía sau tấm
màn.
________________________________________

"A ha !" tôi nghĩ, "tôi đã bắt được "Smee" !" Vì thế tôi kéo cái màn về
một phía - và chạm vào tay một người phụ nữ.
Bên ngoài trời không trăng và rất tốị Tôi không thể thấy người đàn bà
ngồi trong góc cửa sổ.
"Smee ?" tôi thì thầm.
Không có tiếng trả lờị Khi "Smee" được ra hiệu, anh hay cô ấy, sẽ không
trả lờị Vì thế tôi ngồi xuống bên cạnh cô để đợi người khác. Sau đó tôi
hỏi thầm, "Tên cô là gì ?"
Và từ bóng tối bên ngoài tiếng thì thầm vọng lại: "Brenda Ford".

Tôi không biết cái tên đó, nhưng ngay lập tức tôi đoán cô ấy là ai. Tôi
biết tên từng cô gái trong nhà trừ một ngườị Và đó là cô gái cao thanh
mảnh, nước da đen. Và bây giờ cô ta đang ngồi bên cạnh tôi trên cửa sổ,
đóng chặt giữa một lớp màn và cánh cửa. Tôi bắt đầu thích trò chơi. Tôi
thầm hỏi không biết cô có thích không. Tôi thì thầm hỏi vài câu bình
thường khác và không nhận được trả lờị
"Smee" là tên một trò chơi của sự im lặng. Luật chơi bắt "Smee" và
những người khác phải im lặng. Dĩ nhiên điều này khiến mọi người khó
tìm nhaụ Nhưng không có nữạ Tôi nhủ thầm sao cô ta lại nhất định im
lặng. Tôi nói chuyện lần nữa và không thấy trả lờị Tôi bắt đầu hơi bực
mình. "Có lẽ cô ấy là một trong những cô gái có suy nghĩ độc đoán về
đàn ông," tôi nghĩ. "Cô ta không thích mình và dùng luật chơi để làm lời
từ chối nói chuyện. À, nếu cô ấy không thích ngồi với mình thì mình
cũng không thích ngồi với cô ta !" Tôi quay đị "Tôi hi vọng ai đó sẽ sớm
tìm gặp chúng tôi," tôi nghĩ.
Khi ngồi đó, tôi nhận thấy thật sự mình không thích ngồi cùng cô gái
này tí nàọ Thật kì lạ. Cô gái tôi đã gặp trong bữa tối dường như dễ
thương trong sự lạnh lùng. Tôi để ý cô ấy và muốn biết nhiều hơn về cộ
Nhưng bây giờ tôi cảm thấy bất tiện khi ngồi cạnh cô. Cảm giác không
ổn, không bình thường đang tăng dần. Tôi nhớ đã nắm tay cô ấy, và run
lên vì sợ. Tôi muốn nhảy lên và chạy trốn. Tôi cầu có ai khác sẽ sớm đến
đây.
Chỉ ngày sau đó tôi nghe tiếng bước chân nhẹ nhàng trên hành lang. Ai
đó bên phía khác của cái màn bước ngang gối tôi. Cái màn di chuyển về
một phía, và tay người phụ nữ nắm vai tôi. "Smee ?" một giọng thì thầm
mà tôi có thể nhận ra ngay. Đấy là bà Gorman. Dĩ nhiên cô ta không
nhận được trả lờị Cô ấy đến và ngồi xuống bên cạnh tôi, và ngay lập tức
tôi thấy đỡ hơn.
"Phải Tony Jackson không ?" cô ấy thì thầm.
"Phải," tôi trả lời.
"Anh không phải là "Smee" phải không ?"
"Không, đó là cô gái bên cạnh tôi"
Cô đưa tay qua tôi. Tôi nghe tiếng móng tay sờ lên bộ đồ bằng tơ lụa của
cô gáị "Xin chào, "Smee". Bạn khỏe không ? Bạn là ai ? Ồ, có phải vì
luật chơi bắt buộc phải im lặng không ? Không sao, Tony, chúng ta hãy
phá luật. Anh biết không Tony, trò này bắt đầu khiến tôi hơi bực mình.
Tôi hi vọng họ sẽ không chơi nó vào tất cả buổi tốị Tôi thích chơi một
trò ấm cúng, ít ồn ào hơn, tất cả cùng quây quần bên bếp lửa."
"Tôi cũng thế," tôi đồng tình.
"Sao anh không đề nghị với họ ? Có gì đấy nguy hiểm trong trò chơi đặc
biệt nàỵ Chắc là tôi hơi ngớ ngẩn. Nhưng tôi không thể bỏ ý nghĩ là có
thêm một người nữa cùng chơi với chúng ta.. một người mà đáng lý ra
không nên ở đây tí nào."
Đó cũng chính là cảm giác của tôi, nhưng tôi không nói thế. Tuy nhiên
tôi thấy đỡ hơn. Sự có mặt của bà Gorman khiến tôi hết sợ. Chúng tôi
ngồi nói chuyện. "Tôi thắc mắc sao những người khác vẫn chưa tìm thấy
chúng ta ?" bà Gorman nóị
Một lát sau chúng tôi nghe tiếng bước chân và tiếng la của thằng nhóc
Reggie, "Xin chào ! Có ai đây không ?"
"Có," tôi trả lờị
"Có phải bà Gorman ở cùng cậu không ?"
"Phảị"
"Chuyện gì xảy ra thế ? Cả hai người đều bị phạt. Tất cả chúng tôi đã
đợi hai người trong suốt nhiều giờ."
"Nhưng các người vẫn chưa tìm thấy "Smee" mà," tôi giải thích.
"Cậu mới là không, cậu biết không. Lần này cháu là "Smee"."
"Nhưng "Smee" đã ở đây với chúng tôi !" tôi hét.
"Đúng thế," bà Gorman đồng ý.
Tấm màn được vén sang một bên, và chúng tôi quan sát qua ánh đèn pin
của Reggie. Tôi nhìn bà Gorman và kế đó là người bên cạnh mình. Giữa
tôi và bức tường là một chỗ trống. Tôi đứng dậy ngay tức khắc. Rồi lại
ngồi xuống. Tôi cảm thấy lo sợ và mọi thứ dường như đang xoay
chuyển.
"Đã có người ở đây," tôi khẳng định, "vì tôi nắm tay cô ấy."
"Tôi cũng thế," bà Gorman nói bằng giọng run run. "Và tôi nghĩ không
ai có thể rời khỏi chỗ này mà chúng tôi không hay."
Reggie cười. Tôi nhớ lại điều không hay nó gặp lúc nãy. "Có ai đang
đùa," nó nói, "Hai người có xuống nhà không ?"

Khi chúng tôi đi xuống thì mọi người không hài lòng cho lắm.
"Tôi tìm thấy họ đang ngồi bên cạnh cái màn trên một cánh cửa sổ,"
Reggie nói.
Tôi đến bên cô gái cao, ngâm đen.
"Cô đã giả vờ làm "Smee" rồi trốn khỏi đó !" tôi buộc tội cô ấy.
Cô lắc đầụ Sau đấy chúng tôi chơi bài trong phòng khách và tôi rất vui.
Một lát sau, Jack Sangston muốn nói chuyện với tôị Tôi nhận thấy anh ta
hơi bực mình về tôi, và một hồi anh ta nói lí do.
"Tony," anh nói, "tôi nghĩ cậu yêu bà Gorman. Đó là chuyện của cậu,
nhưng xin đừng làm gì với cô ấy trong nhà tôi, trong khi chơi. Cậu khiến
mọi người phải chờ đợi. Thật là bất nhã, và tôi xấu hổ vì cậu."
"Nhưng chúng tôi không ở với nhau một mình !" tôi phản đối. "ở đấy
còn có một người nữa - ai đó giả làm "Smee". Tôi tin chính là cô gái
cao, da ngâm đen, cô Ford. Cô ta thì thầm tên mình với tôi. Dĩ nhiên, cô
ấy không nhận mình đã làm việc đó."
Jack Sangston nhìn tôi trừng trừng. "Cô nào ?" anh ta nóị
"Brenda Ford, cô ấy nói."
Jack đặt tay lên vai tôi. "Xem này, Tony," anh nói, "Tôi không nghĩ đó
là trò đùa, nhưng thế là đủ. Chúng tôi không muốn bận tâm về các quí
bà. Brenda Ford là tên của cô gái đã bị gãy cổ trên cầu thang. Cô ta đang
chơi trốn tìm ở đây mười năm trước."

HẾT
17.THAY HỒN ĐỔI XÁC
________________________________________

04-05-2005, 06:12 AM
Trong chiếc phòng vuông vắn, tiếng máy sưởi chạy rầm rì. Người cảnh
sát Mỹ bận bộ quần áo màu đen, trên ngực có huy hiệu nhân viên công
lực. Chiếc mũ đã được lột ra, bỏ bên cạnh. Ngồi trước mặt ông là một
người đàn bà mặt mày bơ phờ, mệt nhọc, đôi mắt dáo dác nhìn ra ngoài
như đang tìm kiếm một người nào, trong khi ngươi cảnh sát cầm cây bút
ghi ghi, chép chép. Một hồi, ông ta ngẩng đầu lên nhìn người đàn bà:

- Chị nói trước đó chị có nói chuyện với người đàn ông mỹ đen tên John
phải không?

Người đàn bà tên Tâm nói giọng mệt mỏi:

- Phải, tôi có nói chuyện với ông John một đôi lân khi tôi đi mua thức ăn
trưa. Khi đi qua chỗ ông ta ngồi xin tiền, thỉnh thoảng tôi có dừng lại nói
chuyện.
- Câu chuyện thường thường kéo dài bao lâu?

- Vài phút.

- Vài phút là bao nhiêu? 5? 10? 15? Tâm cau mặt:

- Nói lâu hay mau có gì quan trọng không?

Người cảnh sát nhếch mép:

- Có chứ. Tôi hỏi gì, chị cứ trả lời. Nếu chị nói chuyện thường và nhiều
sẽ khiến ông ta cảm thấy thân với chị hơn. Chí có thể kể cho tôi nghe chi
quen ông này như thế nào?

- Ai làm việc ở chung quanh đây, cũng đã một đôi lần nói chuyện với
ông John. Tôi chắc ông cảnh sát cũng biết ông ta hay ngồi ở các góc
phố, nhất là góc phố ở gần shop may " Cây kim vàng" nơi tôi làm việc
mỗi ngày. Mỗi lần đi mua đồ ăn trưa, ngang chỗ ông ngồi, ai cũng cho
ông John những đồng tiền lẻ, để ông ấy mua thức ăn trưa. Một đôi lần
tôi được về sớm, đứng nói chuyện với ông ta lâu hơn. Tôi hỏi ông tại sao
bị cụt mất một cánh tay. Ông kể ông bắt gặp vợ ông ngoại tình, bà này
mưu mô cùng gã tình đich hại ông. Một ngày rình lúc ông đi làm về ban
đêm, tên tình địch nhảy ra đầu ngõ chém ông một nhát đứt lìa cánh tay.
Vợ ông sau đó trốn biệt. Ông cũng không buồn đi tìm về. Từ đó tới bây
giờ đã hơn 10 năm. Sau đó nhà ông bị hỏa hoạn. Bao nhiêu vật dụng
trong nhà đều làm mồi cho thần hỏa. Ông sống lây lất nhờ lòng thương
xót của mọi người. Tôi thấy nghiệp cho hoàn cảnh của ông nên giúp đõ
ông có thể nhiều hơn người khác một chút, thế thôi.
Tâm nhớ đôi mắt màu hạt dẻ của ông nhìn nàng:

- Chị thật tử tế. Phải chi vợ tôi có được tấm lòng nhân hậu của chị thì
hay biết mấy...

Tâm thấy thật tội nghiệp cho John, ông cô đơn quá. John không có con
cái, không một người thân. Nàng biết ông hay ngủ dưới những cây cầu,
dùng carton làm mền. Tâm đã đem cho ông ta một cái mền dày còn khá
tốt và một vài bộ quần áo cũ của Tự.

Tâm chợt thở dài nhớ tới hoàn cảnh của mình và Tự. Không biết chàng
đang làm gì? Chắc khi thua hết tiền, đời sống của Tự cũng không khác
gì mấy với cuộc đời ông John. Tuy giận chồng, nhưng Tâm làm sao
không nhớ kỷ niệm êm đềm của hai vợ chồng lúc mới lấy nhau. Nàng
nghe người ta nói, nếu mình giúp cho ai điều gì, người khác sẽ giúp cho
người thân của mình như thế đó. Đã hơn hai tháng không nghe tin tức gì
của Tự...

Người cảnh sát cắt ngang ý tưởng của nàng:

- Vậy đúng là chị hay nói chuyện với ông John, thì thông cảm thấy thân
với chị, rồi từ thân, ông ta đi tới có cảm tình.

Tâm nhăn mặt:

- Tôi xin ông cảnh sát ăn nói giữ gìn một tí, không lẽ tôi...

Người cảnh sát lại nhếch mép:

- Tôi không có ý hạ giá trị của chị, nhưng chuyện tình cảm khó nói lắm.
Nhất là ông ta cô đơn, nghèo khổ, có người từ tâm như chị...

Tâm ngắt lời:

- Vậy thì ông cảnh sát giải thích giùm tôi tại sao ông Mỹ Đen lại biết nói
tiếng Việt?

- Chuyện này thì chúng tôi phải điều tra xem thật sự ông ta hoàn toàn là
người Mỹ hay Mỹ lai Việt Nam. Chị cũng biết nhiều người Mỹ lai, mới
nhìn thì thấy giống như người Mỹ 100 phần trăm, nhưng thật ra họ lai
hai giòng máu.

Tâm chợt liên tưởng đến trường hợp một cô ca sĩ mà đã cso sự tranh cãi
trong cộng đồng người Việt về gốc gác của có này. Có người nói cô là
người Mỹ mà hát nhạc Việt rất sõi, nhưng cũng có người nói cô lai Mỹ,
hát tiếng Việt được có gì lạ. Nhưng trường hợp của người đàn ông này
hoàn toàn khác. Ông này trước đó không hề nói một tiếng Việt nào với
nàng cả, không lẽ tự nhiên bây giờ ông mới mở miệng thử nàng?

Bất giác nàng rùng mình nhìn ra ngoài đường, gương mặt lo âu. Người
cảnh sát biết ý nói:

- Chị đừng lo, ông ta đã bị giam rồi. Bây giờ chị có thể ra về được rồi.
Ngày mai, nếu cần, chúng tôi sẽ tiếp xúc với chị.

Nàng đứng lên, chưa ra khỏi phòng thì có chuông điện thoại reo, người
cảnh sát bắt lên. Tâm muốn chào ông ta, nhưng ông đang quay mặt về
hướng khác, lắng nghe một cách chăm chú. Nàng nghe ông nói:

- Có chắc là chết rồi hay không? Biết lâu chỉ chị thương nên lết đi cầu
cứu?... Không thể nào có chuyện đó! Sao lại biết mất được..

Ông ta xoay cái ghế lại, thấy Tâm vẫn còn đứng chần chờ, ông vẫy tay
ra dấu chào, bảo nàng cứ về.

- Dầu có chết đi, linh hồn anh cũng sẽ theo em mãi mãi.

Trái tim Tâm tự nhiên đập loạn xạ. Nàng nhớ lại lời Tự sau khi hai
người cãi nhau. Một linh cảm không hay chợt hiện ra trong đầu. Nàng
nhớ lại nhưng câu chuyện về hồn người chết nhập vào một người khác
đã được nghe và đọc trong sách vở. Không lẽ lời của Tự đã ứng nghiệm
và hồn chàng đã nhập vào người đàn ông Mỹ đen?

Tâm vẫn nghe rõ ràng tiếng của John lẽo đẽo theo sau:

- Tâm! Tâm! Anh đây nè! Em không nhận ra anh à?

Tâm quay phắt lại, lấy tay bụm miệng khi thấy John, người đàn ông ăn
xin thường ngày vẫn ngồi ở góc phố chờ người đi đường qua lại bỏ vào
đồng, vài xu mua đồ ăn trưa. Tâm đưa mắt nhìn chung quanh để coi
mình có nghe lộn hay không. Thật là dễ sợ khi tiếng của John vẫn tiếp
tục, âm thanh tiếng Việt rõ ràng là giọng nói của Tự, thoát ra từ đôi môi
xám, râu ria xồm xoàm của một người Mỹ đen! Tâm thấy lạnh toát cả
người, giọng hắn vẫn rõ mồn một, tha thiết:

- Tâm! Anh đi xa lắm mới gặp được em. Sao em cứ đi như chạy vậy?
Đứng lại nói chuyện với anh một chút, nếu có thể thì em xin về sớm với
anh luôn. Thằng Thể vẫn còn nóng lắm, sao em lại đi làm?
Tâm bụm miệng, mặt mày xanh ngắt. Miệng nàng há hốc, mắt nhìn
quanh để cầu cứu. Trời ơi! dễ sợ quá! Tại sao người Mỹ đen này nói
tiếng Việt và giọng của hắn đúng là giọng của chồng nàng? Và quái đản
hơn hết là hắn nói đúng tên đứa con trai của nàng đang bị bệnh ở nhà.

Tâm lùi lại, John vẫn tiến lên. Tâm hét lên:

- Đứng lại! stop! If not I will call police.

John đưa tay ra ngăn lại:

- Đừng! Tại sao em lại làm thế? Anh là chồng em, chúng ta vẫn là vợ
chồng, sao em lại đòi gọi cảnh sát?

- Ông... ông là ai? Tại sao ông lại giả tiếng nói của chồng tôi? Ông là
người Mỹ hay người Việt?

Một nét ngạc nhiên hiên ra trong đoi mắt của John:

- Em nói gì anh không hiểu? Anh là chồng chính thức của em. Dầu gì
mình cũng đã có hai mặt con với nhau. Nếu em không thương anh nữa,
thì cũng từ từ... không lẽ em tính dứt khoát liền với anh như vậy sao?
________________________________________

Tâm vẫn lùi lại, trong lòng hy vọng sẽ có người tới bên cạnh để cứu
nàng. Chắc chắn hôm nay nàng đã gặp một kẻ điên. Trới ơi! đúng là hắn
điên rồi. Phải thoát ra khỏi nơi này rồi hãy tính. Trong đầu nàng hiện ra
thật nhanh nhiều câu hỏi, nhiều ngh vấn. Tên này không biết làm thế nào
mà lại biết hoàn cảnh của nàng và chồng nàng, rồi hắn bày đặt trò này để
hù dọa nàng đây. Nàng dáo dác tím kiếm người đi đường quanh đó, hy
vọng họ thấy thái độ kỳ quặc của hai người sẽ gọi cảnh sát giùm. Tâm
liếc vào hai bàn tay của John. Hắn không có vũ khí trong tay, không
đáng ngại lắm, nhưng hắn to quá, nếu hắn làm bậy ngay trong giờ vắng
vẻ này thì nàng làm sao chống cự nổi. Tâm đâm ra ân hận, tại mình mê
làm ovẻtime nên khi ra về không còn ai nữa. Hồi nãy có hai người cùng
sở đi ra một lần, nhưng vì John chận đường nói chuyện nên họ đã đi mất
tiêu rồi. Tâm nhìn John, đôi mắt nàng chứa đầy lo âu:

- Ông có phải là ông John, hàng ngày vẫn ngồi ở góc kia xin tiền phải
không?

John nhìn theo hướng tay của Tâm, rồi lắc đầu:

- Em nói gi anh không hiểu gì cả. Anh là Tự, là chồng của em, là cha của
thằng Thế và con Phượng. Anh biết em vẫn còn giận anh lắm. Nhưng
anh đã hứa với lòng sẽ làm lại từ đầu để em đừng buồn anh nữa.

Đến nước này thì đúng là một sự gì không ổn rồi. Tâm toát mồ hôi, chân
tay run lảy bẩy. Không còn nghi nghờ gì nữa, tên John này biết được câu
chuyện giữa vợ chồng nàng không sai một ly một tí. Vừa lúc đó, ở góc
phố, hiện ra một chiếc xe cảnh sát. Tâm đưa tay lên vẫy và gào thật to:

- Help! cứu tôi! help!

Chiếc xe cảnh sát chạy trờ tới, đèn chớp lia lịa. Tâm chạy ào lại chiếc
xe, người cảnh sát đưa tay ra vừa có ý cản, vừa có ý đề phòng vì không
biết người đàn bà này muốn làm gì. Trong khi John lúng túng mặt mày
thất sắc, viên cảnh sát rút súng ra ra lệnh cho John:
- Xoay mặt lại vào tường! Giơ hai tay lên khỏi đầu!

John làm theo lời. Người cảnh sát hỏi Tâm:

- Chuyện gì vậy chưa bà? Tên này làm phiền bà phải không?

Tâm chợt bật khóc:

- Dạ phải! Hắn giả giọng chồng tôi và nài nỉ tôi đi về theo hắn.

Người cảnh sát nhíu mày nhìn John. John lắp bắp nói tiếng Mỹ một cách
vất vả:

- Thưa ông! Bà này là vợ tôi. Tôi nói chuyện với vợ tôi thì có gì là sai
quấy?

Người cảnh sát hầm hừ nhìn John:

- Ông nói sao? Bà này là vợ của ông?

Người cảnh sát quay lại Tâm:

- Ông ta nói ông là chồng của bà?

Tâm rên rỉ:

- Trời ơi! Làm ơn cứu tôi! Tôi đã có chồng, chồng tôi đâu phải là ông
này. Hắn điên rồi. Ông làm ơn bắt hắn nhốt đi. Hắn chỉ muốn làm hại tôi
thôi.
Đến lượt John rên rỉ một cách đau khổ:

- Trơi ơi! tôi không điên! Bà này là vợ của tôi. Tôi không hiểu tại sao bả
không nhận ra tôi. Ông làm ơn đi theo tụi tôi về nhà để điều tra, xem tôi
có nói đúng sự thật hay không. Con trai út chúng tôi đang bị đau, chị nó
đi làm chưa về. Tôi nóng ruột đi tìm vợ tôi về.

Người cảnh sát nhìn Tâm và nhìn John ra vẻ không hiểu câu chuyện kỳ
cục này. Hắn bảo hai người leo lên xe để chở về ty cảnh sát. John được
một cảnh sát viên đem đi giam tạm chờ thẩm vấn, rồi mời Tâm lên văn
phòng hỏi chuyện.

Bước vô nhà Tâm thấy nhà cửa vắng ngoe. Nàng vội chạy vô phòng.
Thế đang ngủ. Tâm thở phào nhẹ nhõm. Nghe tiếng động, Thế mở mắt
quay mình lại nhìn mẹ:

- Mẹ mới về hả? Hôm nay mẹ về trễ vậy?

Tâm đặt tay lên trán con:

- Ừ! hôm nay me có nhiều việc quá. Con thấy bớt tí nào không?

- Dạ con cũng đỡ rồi. Con khát nước quá.

Tầm cầm chai nước lạnh đã cạn trên chiếc bàn nhỏ gần giường lên nói:

- Để mẹ đi lấy chai khác cho con. Chị Phượng chưa về à?

- Dạ chưa. Chị Phượng nói chị đi ngang chợ mua cam và táo.
Tâm không nói gì, vừa đi vừa ngẫm nghĩ thương đứa con gái lớn. Nó
thật quán xuyến. Việc gì trong nhà cũng lo lắng đầy đủ. Phượng sợ mẹ
buồn phiền vì ba đã bị thất nghiệp, không làm gì giúp cho mẹ lại còn
mang bệnh cờ bạc. Ba hay lấy tiền của mẹ, lại còn lấy đồ đạc trong nhà
bán rẻ để đi qua Shrevport đánh bài.

Vợ chồng nàng cãi nhau hoài làm đứa bé cũng buồn. Phượng đi làm part
time để phụ với mẹ. Còn Tự thì lấy cớ buồn vì mất việc, đi qua sòng bài
nói là để nghe nhạc cho vui. Nhưng ai cũng biết Tự đã lậm vào môn này
rồi, khó mà dứt ra được. Không chịu nỗi sự bực bội, Tâm đòi ly dị. Tự
hối hận hứa với vợ con không đi cờ bạc nữa. Nhưng con ma đỏ đen đã
ăn vào máu của chàng rồi, vì vậy, không đi khoảng 2 tuần là chân tay Tự
ngứa ngáy chịu không nỗi. Bao nhiêu tiền của vợ giấu trong hộc tủ, góc
rương, Tự moi ra đi nướng hết. Con cái cso đồng nào Tự cũng tìm cách
nói đưa. Mỗi lần về tới nhà là hai vợ chông gây gổ. Lần cuối cùng Tự
nói sẽ không thèm về nhà nữa. Đã hơn một tháng rồi, mẹ con sống lủi
thủi với nhau. Biết hai con vẫn thương ba, nhưng Tâm đã nhất quyết.
Nàng không muốn sống trong cảnh này mãi được. Tự như một chiếc
răng sâu cần phải nhổ. Để chỉ làm cho cả thân thể đau nhức mà thôi.

Thấy mẹ trở vào phòng với chai nước mới, Thế ngồi dậy, nhưng hơi
chóng mặt, nó lại nằm xuống:

- Mẹ mệt không? Mẹ làm việc overtime nhiều quá, mệt lắm phải không?
Con thấy mẹ hơi xanh!

Tâm cười cho con yên lòng:

- Còn đừng lo, mẹ biết sức mẹ mà.


Nàng lảng sang chuyện khác:

- Cón đói bụng lắm rồi phải không? Để mẹ xuống bếp hâm lại cháo con
ăn.

Thế đưa tay cản:

- Con không đói, miệng con lạt lắm. Mẹ đói ăn đi. Một lát chị Phượng
về thế nào cũng mua thêm vài món.

- Không biết chị con đi đâu bây giờ chưa về? Ở nhà có gì lạ không con?

Thế không biết mẹ nói lạ là lạ chuyện gì. Nó bệnh nằm thiêp thiếp cả
ngày, chuyện lạ chắc chắn không xảy ra ở trong nhà này rồi. Nó cười
cho mẹ an lòng:

- Con ngủ cả ngày, không thấy gì lạ hết. Mẹ đi làm có gì lạ không?

Tâm thấy tim tự nhiên thắt lại, nhớ đến sự việc ngày hôm nay, giong
nàng run run:

- Không! À có... không... con có nghe tin tức gì của ba con không?

Thế tư tự:

- Dạ... con nghe thằng Nhi nói tuần rồi nó gặp ba bên sòng bài.

- Nó cũng đi đánh bài à?


- Không biết nó có đánh bài hay không, nhưng nó nói có chương trình ca
nhạc hay lắm, cả nhà tụi nó đi coi.

Tâm cũng nhớ đã thấy tờ quảng cáo trên báo, có các ca sĩ hay từ
California về trình diễn trong dịp cuối năm. Mới đó mà năm cũ đã đội
nón sắp bước đi, nhường một năm mới đang xách dù trở về. Tâm chợt
liếc nhìn hình nàng trong gương. Mái tóc nàng xơ xác với gió lạnh bên
ngoài. Làn da tái, đôi mắt thâm quầng. Không biết Tự đã sống như thế
nào cả tháng nay. Nàng chợt nghe tiếng của chàng qua đôi môi đen,
thâm tái của John. Trời ơi! Tại sao lại có chuyện quái đản như vậy xẩy
ra chứ? Lòng nàng chợt xao xuyến, bất an. Tâm nghĩ, một lần nữa, khi
Phượng về, sẽ kể chuyện này cho hai con nghe cùng một lúc. Phượng
chững chạc, khôn trước tuổi. Nó có thể phân tích cho nàng nghe chuyện
này. Thế thì còn bé quá, chắc không giúp nàng giải quyết được gì.
________________________________________

Gió bên ngoài chợt như thổi mạnh hơn. Đêm xuống thật nhanh. Nhưng
tiếng động sột soạt trên mái nhà cũ kỹ. Tâm kéo tấm màn lại và nói:

- Hôm nay coi bộ gió lớn lắm. Không biết sao con Phượng vẫn chưa về
mà không thấy gọi điện thoại.

Thế ngừng chai nước uống, nghe ngóng bên ngoài rồi nói:

- Hình như chị Phượng về.

Vừa nói xong, cánh cửa mở tung. Phượng chạy vào như cơn gió lốc.
Nàng oà khóc:

- Mẹ! mẹ!
Tâm hoảng hốt hỏi:

- Phượng! Chuyện gì vậy?

Thế cũng vội vàng nhảy xuống giường:

- Sao vậy chị? Có chuyện gì vậy?

Phượng mếu máo nói:

- Con nghe người ta nói có một chiếc xe chở người đi đánh bài bên
Shreveport bị lật, trên xe có nhiều người chết....

Tâm lay vai Phượng:

- Hả? Có biết ai chết không?

Phượng nấc lên:

- Có. Ba!

Tâm ôm ngực ngồi lảo đảo xuống ghế. Thế khóc rống lên:

- Ba? Có thật không? Trời ơi! BA! ba chết rồi hả?

Bản tin được đăng trên báo địa phương:


"Tại nạn giao thông từ sòng bài: 3 người bị thương nặng, một người
tưởng chết nhưng tự nhiên sống lại, sau hơn một ngày. Trước đó, bác sĩ
khám nghiệm, tuyên bố ông này đã qua đời"..

Người chết đã sống lại, đó là Tự, chồng của Tâm. Ba mẹ con lái xe đi cả
đêm. Khi đến nhà xác, ba mẹ con đã nhào lại khóc thảm thiết, nhất là
đứa con trai út. Nhưng ngày hôm sau, nàng được cảnh sát báo tin là
chồng nàng đã sống lại. Tự được đưa vào bệnh viện chữa trị trước khí về
trở lại Dallas.

Từ khi sống lại, nhờ một phép lạ, Tự thay đổi thành một người hoàn
toàn mới. Tuy vẫn chưa tìm được việc làm, nhưng ở nhà, Tự chăm chỉ
dọn dẹp, sơn sửa nhà cửa, vườn tược, chăm sóc con cái hết mực khi Tâm
đi làm. Tâm cũng cảm thấy an ủi và vui trong lòng. Tuy nhiên, có những
lúc Tâm bắt gặp chồng ngồi nhìn vô tấm gương to treo ở cánh cửa quần
áo trừng trừng. Chàng lấy tay xoa xoa lên cằm như thể xem bộ râu ra
sao, mặc dù Tự không có râu. Khi thấy vợ nhìn mình nhừ dò hỏi, Tự
quay ngoắt đi.

Tháng sau, Tâm được mời đến cảnh sát ký đóng hồ sơ thưa người đàn
ông da đen tên John đã quấy rầy nàng. Người cảnh sát nhìn Tâm một
cách lạ lùng:

- Chí có thấy câu chuyện của chồng chị và ông John có liên quan với
nhau không?

Tâm ngơ ngác:

- Tôi không hiểu ông cảnh sát muốn nói gì?


Người cảnh sát nhìn ra ngoài sân, ánh sáng nhảy múa lăn tăn qua kẽ lá.
Ông quay lại nhíu mày nhìn sâu vào mắt Tâm:

- Tôi muốn nói quả thật hồn của chồng chị có nhập vào xác ông John!

Tâm giật mình xuýt ngã ra khỏi ghế:

- Ông cảnh sát nói giỡn sao chớ? Chông tôi và xác ông John? tại sao ông
lại nói xác ông John? Ông ấy chết hồi nào?

- Ông ấy chết cách đó một tiếng trước khi gặp chị. Cùng lúc với tai nạn
xảy ra ỏ shevrept, lúc chồng nàng. Nàng nhìn đăm đăm vào mặt viên
cảnh sát:

- Ông muốn nói gì?

- Tôi chắc chị đã hiểu. Tôi là người công giáo, tôi không tin lắm về
những chuyện ma quỷ này, nhưng chuyện này khá ly kỳ, vì chị biết sao
không?

- Ông nói nhanh đi.

Giọng ông ta chợt trầm hẳn bên tai nàng:

- Theo bản báo cáo thì khi chồng chị chết vì tai nạn xe thì cùng lúc, ông
John bị một kẻ lạ mặt đánh chết dưới gầm cầu. Rồi ông ấy đã xuất hiện
theo chị trên đường phố nhận mình là chồng chị. Khi ông bị giam, ông
vẫn lảm nhảm " Tại sao vợ tôi không nhìn ra được tôi?" Ông ta đã la lên:
"Tôi muốn có một cái gương để xem tại sao vợ tôi không nhận ra tôi!"
Cảnh sát canh gác được lệnh mang lại cho anh ta một tâm gương. Khi
nhìn vào tấm gương....

Người cảnh sát ngừng lại vì xúc động:

-... Ông ta rú lên!

Giọng Tâm thảng thốt:

- Ông ta rú lên làm sao?

- Ông ta chỉ nói hai tiếng "Trời ơi!" rồi ngã ra và chết trở lại!

Tâm lẩm bẩm như người mất hồn:

- Chết trở lại?

- Phải! Xác ông John bi giết dưới gầm cầu được người qua đường nhìn
thấy, báo cáo với cảnh sát. Nhưng khi cảnh sát, tới nới thì xác ấy biến
mất. Đó là lúc ông đi theo chị gần sở chị làm.

Gai ốc đã nổi lên đầy lưng Tâm. Nàng chợt hiểu lờ mờ trong đầu, chưa
kịp hình dung thì tiếng người cảnh sát đã vang lên:

- Hồn chồng chị trong xác của ông John đã không hiểu tại sao chị không
nhận ra ông, vì thế ông đòi soi gương. Khi soi gương ông mới thấy mình
không giống mình. Hồn ông hoảng hốt, vội rồi thi thể ông John.... Và...
như chị đã biết, hồn chồng chị lại nhập vào xác của chính ông trở lại....

Tâm nhớ đến gương mặt thẫn thờ của Tự khi đứng trước gương với bàn
tay xoa lên cằm như để tìm bộ râu.. Không biết chàng có nhớ chuyện gì
đã xảy ra hay không... Viên cảnh sát tiếp:

- Tôi đã xem kỹ các hồ sơ, khi ông John la xong hai tiếng "Trời ơi!" và
ngã vật ra chết, cũng giờ phút đó, xê xích một vài giây, chồng chị sống
lại trong nhà xác!

Tâm bước lùi ra cửa, mặt xanh ngắt. Viên cảnh sát bước theo nói vọng
ra:

- Mong thượng đế ban phét lành cho chị!

HẾT.
18.NGUỜI CHẾT TRỞ VỀ
Năm 1965, tôi hai mươi ba tuổi, đang học để sau này làm ông giáo trung
học dạy ngôn ngữ và văn chương. Một sớm tinh mơ tháng chín, tôi đang
học tại phòng riêng. Nhà tôi là một chung cư duy nhất trong khu phố, và
chúng tôi sống ở tầng thứ sáu.

Tôi thấy hơi lười biếng, chốc chốc lại nhìn bâng quơ ra ngoài cửa sổ. Từ
đó tôi có thể thấy con phố và, ngay đằng sau vỉa hè bên kia đường là
mảnh vườn tỉa tót tỉ mỉ của lão Don Cesareo. Nhà lão nằm trên lô đất ở
góc đường, một góc nhà bị vát chéo, vì thế ngôi nhà mang hình thù một
khối năm cạnh không đều.

Cạnh nhà lão Don Cesareo là ngôi nhà xinh xắn của gia đình
Bernasconi, những người tử tế dễ mến. Họ có ba cô con gái, và tôi trót
đem lòng yêu cô chị cả là Adriana. Thế nên, chốc chốc tôi lại phóng con
mắt nhìn sang phía vỉa hè bên kia đường, thì chỉ vì thói quen của con tim
nhiều hơn là mong muốn được nhìn thấy nàng vào cái giờ sớm sủa thế
này.
Theo tập quán của mình, lão Don Cesareo đang tưới nước và chăm sóc
mảnh vườn yêu quý của lão ngăn cách với mặt đường bằng một hàng rào
sắt thâm thấp và bực tam cấp bằng đá.
Con phố vắng tanh, thế nên tôi không khỏi chú ý tới gã đàn ông hiện ra
từ khu phố kế bên và đang đi về phía khu phố chúng tôi, men theo cái
vỉa hè chạy ngang qua phía trước nhà Don Cesareo và gia đình
Bernasconi. Mà sao lại không chú ý tới gã cho được vì hắn là kẻ xin ăn
hay một tên đầu đường xó chợ, mà gọi cho đúng thì chính xác là một mớ
giẻ rách sẫm màu.
Râu ria xồm xoàm và gầy, da bọc xương, hắn chụp lên đầu cái nón rơm
vàng bợt bạt không còn ra hình thù gì. Bất chấp nực nội, người hắn trùm
kín trong cái áo choàng te tua, xám xỉn. Ngoài ra, hắn còn quảy theo cái
bị to tướng, bẩn thỉu, và tôi đồ rằng hắn tích chứa trong ấy những của bố
thí và những thức ăn thừa thải nhặt nhạnh được.

Tôi tiếp tục quan sát. Kẻ lang thang dừng chân trước nhà Don Cesareo
và hỏi xin lão chi đó qua những song sắt hàng rào. Don Cesareo là lão
già bần tiện, tính tình khó chịu; chẳng thèm để ý gì, lão chỉ việc khoát
tay như thể tống cổ kẻ ấy đi. Nhưng gã hành khất dường như đang hạ
giọng nài nỉ, và lúc ấy tôi nghe rõ tiếng lão chủ nhà quát lớn:
"Đi đi, xéo khỏi đây, đừng quấy rầy tao!".
Tuy nhiên, kẻ lang thang lại cố lì, và giờ đây hắn còn leo cả lên bậc tam
cấp mà lay lay cánh cổng sắt. Lúc ấy, hoàn toàn mất hết chút kiên nhẫn
ít ỏi, Don Cesareo xô hắn ra một cú thật mạnh. Kẻ xin ăn trượt chân trên
tảng đá ướt, cố gắng chộp lấy một song sắt mà không được, rồi ngã
huỵch xuống đất. Trong khoảnh khắc như chớp lòe, tôi thấy hai chân gã
chỏi lên trời, và tôi nghe tiếng vỡ khô khốc khi chiếc sọ đập vào bậc
thềm thấp nhất.
Don Cesareo chạy ra đường, lom khom cúi xuống sờ ngực gã. Hoảng sợ,
lão già lập tức chộp bàn chân gã kéo ra lề đường. Rồi lão vào nhà, đóng
cửa lại, chắc mẫm rằng không ai chứng kiến tội ngộ sát của lão.

Chứng nhân duy nhất là tôi. Không lâu sau một người đàn ông đi qua và
dừng chân bên xác gã ăn mày. Kế đó thêm những người khác và lại
thêm những người khác nữa, rồi cảnh sát cũng tới. Gã hành khất được bỏ
lên xe cấp cứu chở đi.

Tất cả câu chuyện là thế và sự việc không hề được ai nhắc lại.

Phần tôi, tôi rất thận trọng chẳng hở miệng. Có thể tôi xử sự tồi, nhưng
buộc tội lão già chưa từng làm hại chi tôi thì sẽ được cái gì chứ? Mặt
khác, lão đâu cố ý giết gã ăn xin, và với tôi dường như là sai lầm nếu để
cho kiện tụng làm đắng cay những năm tháng cuối đời lão. Tôi nghĩ tốt
nhất là để mặc lão với lương tâm của lão.

Từng chút từng chút một, tôi dần dà quên đi tấn kịch nọ, nhưng mỗi khi
nhìn thấy Don Cesareo, tôi lại có cảm giác lạ lùng lúc nghĩ tới việc lão
không dè rằng tôi là người duy nhất trên đời này biết rõ bí mật khủng
khiếp của lão. Từ đó trở đi, không hiểu vì sao, tôi tránh mặt lão, và
chẳng hề dám nói chuyện với lão nữa.

Năm 1969 tôi hai mươi bảy tuổi và có mảnh bằng dạy ngôn ngữ và văn
học Tây Ban Nha. Adriana Bernasconi đã không cưới tôi mà lấy một anh
chàng nào đó, và ai mà biết được liệu hắn có yêu nàng hay xứng đáng
với nàng cho bằng tôi đâu.

Khoảng thời gian đó, Adriana mang thai và rất gần ngày sanh nở. Nàng
vẫn sống trong ngôi nhà xinh xắn dạo nào, và chính nàng trông càng đẹp
hơn từng ngày. Đúng vào sáng sớm tháng chạp nghẹt thở ấy, tôi đang
dạy kèm ngữ pháp cho mấy cậu học trò trung học chuẩn bị đi thi, và,
như thường lệ, chốc chốc tôi lại phóng cái nhìn rầu rĩ sang bên kia
đường.

Bất chợt, tim tôi đập thình thịch, và tôi nghĩ mình là nạn nhân của chứng
ảo giác.

Y như bốn năm trước, đang men theo đúng con đường cũ là gã ăn mày
Don Cesareo đã giết chết: cũng hệt những quần áo tả tơi, tấm choàng
xám xỉn, vành nón rơm không còn ra hình dạng, cái bị bẩn thỉu.

Quên đám học trò, tôi nhào ra cửa sổ. Gã ăn mày đang dần dà chậm
bước, như thể hắn đang gần tới đích.

"Hắn đã sống lại," tôi nghĩ, "và hắn tới để trả thù Don Cesareo".

Tuy nhiên, lúc này đang giẫm chân trên vỉa hè trước nhà lão già, gã ăn
mày đi qua hàng rào sắt và tiếp tục cất bước. Rồi hắn dừng lại trước cửa
nhà Adriana Bernasconi, đẩy then cửa, và bước vào nhà.

"Thầy sẽ quay lại ngay!". Tôi bảo đám học trò, và điên lên vì lo lắng, tôi
cho thang máy chạy xuống, phóng vụt ra đường, chạy băng qua lộ, và
vào nhà Adriana.

Đang đứng bên cửa, dường như sắp sửa rời khỏi nhà, mẹ nàng bảo tôi:
"Chà, chào anh khách lạ! Anh đấy à ... ? Ghé đây à ... ? Phép lạ chẳng
bao giờ hết ư?!".

Bà lúc nào cũng ưu ái đối với tôi. Bà ôm chầm tôi mà hôn, nhưng tôi
chẳng hiểu đang xảy ra việc gì. Sau đó tôi biết là Adriana vừa mới sanh
con, và tất cả mọi người đều vui mừng, phấn khích. Tôi chẳng thể làm gì
khác hơn là lắc lắc bàn tay của kẻ tình địch chiến thắng.

Tôi không biết hỏi sao, và cân nhắc xem lặng thinh liệu có tốt hơn
không. Sau đó tôi đi tới một giải pháp trung gian. Với vẻ dửng dưng giả
tạo, tôi nói:

"Thực ra tôi vào nhà mà không nhấn chuông gọi cửa vì nghĩ rằng tôi đã
bắt gặp một kẻ ăn xin quảy cái bị to bẩn thỉu lẻn vào nhà ông bà, và tôi
sợ rằng hắn có thể đang khua khoắng món gì đó".

Họ nhìn tôi ngạc nhiên: Ăn xin? Bị gậy? Trộm cắp? Tất cả mọi người
nãy giờ đều ở trong phòng khách và chẳng hiểu tôi đang nói về điều gì.

"Thế thì ắt là tôi nhầm lẫn mất rồi" -tôi nói.

Sau đó họ mời tôi vào phòng Adriana và đứa trẻ sơ sinh. Trong hoàn
cảnh như thế, tôi đời nào biết phải nói năng chi. Tôi chúc mừng nàng,
hôn nàng, nhìn đứa hài nhi, và hỏi họ sắp đặt cho nó tên gì. Họ bảo tên
nó là Gustavo, giống như cha nó; tôi muốn nó mang cái tên Fernando
của mình hơn, nhưng chẳng hé răng.

Quay về nhà, tôi nghĩ: "Đích thị là gã ăn mày mà lão Don Cesareo đã
giết chết, mình quyết chắc thế. Hắn không trở về báo thù, mà đầu thai
làm con Adriana".

Tuy nhiên, hai ba hôm sau tôi thấy giả thuyết của mình kỳ cục, và tôi
dần dà quên đi.
________________________________________
Và lẽ ra tôi đã quên hẳn sự việc nếu như năm 1979 không có một biến
cố nhắc tôi nhớ lại chuyện cũ.

Hôm ấy, tôi ngồi bên cửa sổ hờ hững nhìn trang sách, và rồi lơ đãng
nhìn bâng quơ ra ngoài.

Con trai Adriana là Gustavo đang chơi trên sân thượng nhà nó. Chắc
chắn đó là trò chơi hơi thấp hơn lứa tuổi thằng bé. Tôi nghĩ thằng bé ắt
hẳn thừa hưởng cái trí thông minh ít ỏi của cha nó, và giá như nó là con
tôi, nó chắc chắn sẽ tìm ra cái trò gì bớt nhạt nhẽo hơn để giải trí.

Nó đã sắp một dãy lon trên đầu bức tường ngăn cách hai nhà và đang
đứng xa ba bốn thước, cầm đá cố chọi cho mấy cái lon rớt xuống.
Đương nhiên hầu như mọi hòn đá đều rớt sang mảnh vườn của lão hàng
xóm Don Cesareo. Tôi chợt nảy ra ý nghĩ rằng lão già lúc ấy đang vắng
mặt, sắp sửa phải chết ngất khi phát giác rất nhiều hoa của lão đã gãy
dập.

Và đúng ngay lúc ấy, Don Cesareo từ trong nhà đi ra vườn. Lão thực sự
già lắm rồi, hết sức thận trọng đặt từng bước chân dò dẫm, run run, yếu
ớt. Chậm chạp một cách đáng sợ, lão tiến ra phía cổng vườn và sắp sửa
bước xuống bậc tam cấp để xuống lề đường.

Cùng lúc ấy, Gustavo - không nhìn thấy lão - cuối cùng cũng ném trúng
một cái lon và khi rơi khỏi đầu tường cái lon lọt qua vườn lão Don
Cesareo, khua vang rổn rảng. Lão già đang đặt chân ở nửa chừng bậc
tam cấp, nghe tiếng động, giật bắn cả người, liền trượt chân ngã nhào,
đầu va vào bậc thềm thấp nhất, vỡ toác.

Tôi mục kích tất cả, nhưng thằng bé không hề nhìn thấy lão mà lão cũng
chẳng hề trông thấy thằng bé. Vì lý do nào đó, Gustavo khi ấy đã rời
khỏi sân thượng. Trong vài giây, nhiều người đã vây quanh thi thể Don
Cesareo, và hiển nhiên ai cũng thấy rằng cú ngã vô tình chính là nguyên
nhân làm cho lão mất mạng.

Hôm sau, tôi dậy rất sớm và lập tức đã đứng bên cửa sổ. Đám ma Don
Cesareo đang được tổ chức trong ngôi nhà năm góc; nhiều người phì
phèo thuốc lá và kháo chuyện trên vỉa hè phía ngoài nhà.

Những người ấy đứng đó, xao xuyến hãi sợ thì, một lát sau, bên ngoài
nhà Adriana Bernasconi lại xuất hiện gã ăn mày ấy, vẫn te tua rách rưới,
vẫn áo khoác ngoài, chiếc nón rơm, và cái bị. Y bước qua đám đàn ông
đàn bà kia, chầm chậm chầm chậm, rồi từ từ mất hút ở nơi đằng xa, theo
cùng hướng mà hai lần trước hắn đã tới.

Buổi trưa, lòng buồn buồn nhưng chẳng chút ngạc nhiên, tôi biết mọi
người không tìm thấy Gustavo trên giường sáng hôm ấy. Gia đình
Bernasconi bắt đầu cuộc tìm kiếm hão huyền với lòng hy vọng không hề
lay chuyển cho tới tận hôm nay. Tôi đời nào dám bảo họ thôi hãy bỏ
cuộc đi.

19. ĐẦU LÂU BÁO OÁN

Năm 1947, hai năm sau ngày thực dân Pháp tái lập lại nền đô hộ Ở VN.
Các đảng phái lại đi vào hoại động ngầm! Những cuộc thanh toán lẫn
nhau giữa các đảng phái tương đối lắng dịu không còn diễn ra dữ dội
như hồi 1945! Nhưng không phải vì thế mà các cuộc truy lùng, giết hại
lẫn nhau hoàn toàn chấm dứt! Nó chỉ giảm đi nhiều thôi ! Trong tình
huống đó, các đội đặc nhiệm truy tìm của chúng tôi cũng như của các
đảng phái khác (nhất là của Việt Minh) vẫn ngấm ngầm hoạt động, truy
kiếm các thành phần nằm vùng của nhau để thủ tiêu . Thủ đoạn thịnh
hành lúc bấy giờ là đột nhập vào nhà, bắt kẻ tình nghi bỏ vào bao bố rồi
đem thả trôi sông - Biết bao đảng viên của các đảng phái quốc gia đã bị
CS thủ tiêu bằng cách này!! Chúng gọi là cho đi "mò tôm" !

Cũng năm đó tôi, một tổ trưởng trong một nhóm đặc nhiệm, nhận được
một tin mật báo về địa chỉ của một tên đầu sỏ - Hai Đầu Đà, tên hắn- của
các toán đặc nhiệm CS tại nội thành Hà Nội ! Ô Cầu Giấy là nơi hắn ở
và cũng là cơ sở đầu nảo soạn thảo các kế hoạch hành động cho các toán
đặc nhiệm của CS nội thành! Mừng rở vì chúng tôi có thể tiêu diệt được
tên đầu sỏ khét tiếng đã từng gây nhiều điêu đứng cho các đảng phái
quốc gia ! Chúng tôi bàn thảo kế hoạch, chọn thời điểm đột nhập nhà
hắn. Tin chắc là sẽ thành công! Trời như giúp sức cho chúng tôi nên
trong đêm hành động mưa rơi tầm tả như trút, trời tối đen như mực !
Chúng tôi ba người đột nhập vào địa điểm, còn 7 người lảng vảng phía
ngoài để canh chừng và tiếp viện khi cần thiết . Nhưng khi tôi vào đến
trong nhà thì chỉ thấy một người đàn bà trạc 30 nằm ngủ trên giường với
một đứa bé trai chừng 10 tuổi mà tôi đoán là con của bà ta . Nghe tiếng
động và thấy chúng tôi, bà ta ngồi bật dậy, rút lên sát đầu giường ! Tôi
gằn giọng hỏi :
- Thằng Hai Đầu Đà đâu ?!
Bà ta run rẩy chỉ lên phía đầu tủ thờ, trên đó có một lư hương với ba cây
nhang vẫn còn đang cháy dở và một bức ảnh phóng to:
- Anh ấy chết được hơn nửa năm rồi !
- Láo khoét! Chúng tôi biết nó còn sống và đang lẫn trốn đâu đây ! Khôn
hồn thì chỉ không thôi thì khốn cho bà đó !
Người đàn bà một mực nói là hắn đã chết! Cuối cùng vì sợ hãi quá bà ta
chỉ cho chúng tôi chổ dấu một hộp sắt nhỏ nói là của Hai Đầu Đà để lại,
đồng thời chỉ cho chúng tôi nơi chôn của hắn ! Không thể làm gì hơn
chúng tôi lấy cái hộp sắt đó rồi bỏ đi ! Mấy hôm sau chúng tôi phái
người tìm địa điểm ngôi mả của hắn để kiểm xem lời nói của người đàn
bà kia ! Đúng ra chúng tôi đã tìm ra ngôi mộ của hắn nhưng vẫn chưa
biết chắc là ai trong đó, có thể đây là một sự đánh lừa giả chết cũng nên!
Cuối tuần đó khi tôi mở cái hộp ra và tìm thấy một số vật dụng cá nhân
của hắn trong đó có một cuốn hồi ký do chính tay hắn viết . Đọc xong
cuốn hồi ký mỏng này và sau khi kiểm nghiệm các sự việc khác do
chúng tôi điều tra được, tôi thực sự tin rằng hắn đã chết - Hắn tự kết liễu
đời mình - Và đây là nội dung của cuốn hồi ký !
(Chú ý là từ đây đến cuối truyện từ "Tôi" là do tên Hai Đầu đà xưng cho
mình! Xin đừng lầm với nhân vật ở đoạn đầu !)
Tôi được sinh ra trong một gia đình nghèo! Bố tôi làm phu khuân vác tại
bến tàu ! Làm việc vất vả mà tiền không được là bao nhiêu ! Mỗi tháng
sau khi trả tiền nhà và các thứ nợ khác, tiền lương của bố tôi còn lại
chẳng đủ cho gia đình! Mẹ tôi phải "đi ở" (làm đầy tớ) cho một nhà giàu
ở Phố Hàng Đào để phụ thêm tài chánh cho gia đình! Tuy nghèo bốmẹ
tôi vẫn cố cho tôi theo học lớp phổ thông ở trường tiểu học gần nhà !
Chúng tôi chỉ gặp nhau vào buổi tối mà thôi ! Bố mẹ tôi chỉ dám mua
cho tôi một bộ quần áo mới trong dịp Tết, còn các thứ khác thì được
xem là "vật xa xỉ" mà tôi chẳng bao giờ dám nghĩ đến ! Chúng tôi sống
tạm ổn với cuộc đời nghèo nàn của mình ! Nhưng đường đời đâu bao
giờ dược như mình mong ước, dù là cuộc đời nghèo mạt như chúng tôi !
Bố tôi vì quá lao lực đã ngã bệnh, nhà nghèo không tiền thang thuốc nói
chi là đi gặp bác sỹ! Đến khi bệnh trở quá nặng, bố tôi cứ rũ ra trong
những cơn ho không dứt! Mẹ tôi hàng ngày sau khi đi làm về, ghé vào
ông lang đầu xóm cắt cho Bố tôi một thang thuốc rẻ tiền ! Bà sắc thuốc
trong cái niêu sành mẻ miệng và rót cho bố uống ! Cuối cùng sau ba
tháng dài liệt chiếu, bố tôi đã ra đi vĩnh viễn ! Nhà chức trách cho người
xuống bảo mẹ tôi phải chôn gấp vì cho là bố tôi bị lao ! Để lâu sẽ lây lan
cho hàng xóm ! Tiền bạc không có mẹ tôi đành thuê người chôn bố ở
nghĩa địa công, với chỉ một cái chiếu manh quấn làm quan tài !! Tôi
khóc lóc thảm thiết cả tuần ! Tôi oán hận tất cả mọi người ! Tôi rủa cả
ông trời ! Ông ta không công bằng! Tạo ra cảnh bất công của xã hội này
! Tôi oán ghét những người giàu có, những tên chủ bóc lột sức lao động
của bố tôi! Tôi căm ghét luôn những viên chức nhà nước những người
đã đối xử tàn tệ với bố tôi dù ông chỉ là một xác chết họ vẫn không thôi
hành hạ Ông !
Mẹ tôi không thể một mình cáng đáng mọi việc trong gia đình! Tôi phải
bỏ học để đi đánh giày trong các phố ! Nhìn những người ăn mặc sang
trọng ăn uống trong các nhà hàng lộng lẫy tôi thấy chua xót cho cuộc đời
của đám dân nghèo như chúng tôi ! Nhiều hôm đánh giày cho họ xong,
tiền đã không trả mà họ còn chân thì đá vào bụng tôi vài cú miệng thì
chửi rủa là đánh giầy gì mhư "hạch" vậy ! Tôi chỉ biết ôm đầu ch.iu và
cắn răng để nước mắt khỏi phải trào ra !! Cuộc đời tôi cứ thế trôi đi !
Trong cuộc sống lê lết ở vĩa hè trong cái nội thành Hà Nội này đã biến
tôi thành một kẻ chai lì ! Để sống tôi phải đấu tranh, phải giành giật,
phải lừa lọc với đời ! Cuối cùng tôi đã thành một tên anh chị, một tên
đâm thuê chém mướn nổi tiếng. Giới giang hồ ở đây đặt cho tôi cái biệt
danh "Hai Đầu Đà", có lẽ do tôi lì lợm mà có danh ấy cũng nên . Nhưng
rồi sau một vụ chém mướn, có người tố cáo tôi và cảnh sát đã tóm tôi
cho vào nhà lao! Trong ba năm trời trong tù, mẹ tôi thường tới thăm,
mỗi lần thấy tôi bà lại khóc sướt mướt, rồi thì khuyên tôi sau này ra hãy
hứa làm nghề lương thiện ! Tôi thương mẹ lắm nên hứa với bà để mẹ tôi
được yên tâm ! Thật ra thì mẹ tôi không biết gì về các việc mà tôi làm
trước đây ! Trong lòng bà, tôi chỉ là một đứa con trai bé bỏng mà thôi !
Thật tội nghiệp cho mẹ tôi, một người mẹ Việt Nam như hàng triệu các
bà mẹ Việt Nam khác !

Khi mãn hạn tù tôi đã được 25 tuổi. Tôi về nhà với mẹ, bà tôi khuyên tôi
xin vào làm phu khuân vác ở bến tàu như bố tôi thủa trước ! Tôi không
có cách gì khác để làm cho đời tôi khá hơn được! Khuân vác cũng là khá
lắm rồi, phải có sức khoẻ và to con họ mới nhận chứ phải chơi đâu! Tôi
vào đó làm được chừng 3 tháng thì một trưa kia khi tôi đang ăn "cơm
nắm" mà mẹ vắt cho tôi mỗi ngày, một người trung niên cũng là công
nhân khuân vác như tôi đến cạnh thì thào vào tai tôi là muốn gặp tôi tại
sau nhà kho khi tan việc ! Tôi cũng có nghe lời đồn xì xào về những tổ
chức bí mật cũng như công đoàn v.v.. Tôi tò mò muốn biết ra sao nên
nhận lời ! Trong buổi gặp gở đầu anh ta chỉ đề cập về quyền lợi của
công nhân, sự bóc lột của giai cấp chủ nhân . Nhưng các lần sau thì anh
ta tuyên truyền nhiều hơn rồi sau cùng kêu gọi tôi vào đảng của anh ta
để đấu tranh cho giai cấp ! Với bầu máu nóng của thanh niên và với mối
hận vẫn âm ỉ trong lòng từ khi bố tôi chết, tôi gia nhập hội của anh ta mà
chẳng biết là hội tên gì nữa ! Cứ thế chúng tôi tuyên truyền lôi kéo được
khá đông công nhân trong khu vực của chúng tôi !
________________________________________

Một ngày kia, tôi được anh ấy cho đi gặp các cán bộ chỉ đạo của hội, họ
đề cử tôi vào biệt đội đặc nhiệm ! Nhiệm vụ là tìm kiếm và thủ tiêu các
phần tử chống lại giai cấp công nhân, các thành phần tư bản địa chủ v.v..
! Có lẽ là họ biết được thành tích trước kia của tôi và nói rằng tôi rất
thích hợp cho công tác này ! Chỉ sau cuộc họp này tôi mới biết là tôi
đang hoạt động cho đảng "Việt Minh" . Mãi sau này tôi mới biết Việt
Minh là một đảng CS trá hình! Dù gì đi nữa tôi vẫn gia nhập đảng vì
lòng căm thù giai cấp của tôi ! Lúc đầu tôi chỉ là một thành viên trong
toán này. Chúng tôi ngày thì là những người dân lương thiện, kẻ là phu
khuân vác, người là anh kéo xe v.v.. để che mắt nhà cầm quyền và các
đảng phái khác! Nhưng đêm về thì chúng tôi hội họp bàn thảo kế hoạch,
tìm kiếm tin tức về các thành phần mà chúng tôi đã ghi vào "sổ đen" !
Lúc này đảng Việt Minh còn yếu nên phạm vi hoạt đông của chúng tôi
chỉ nhắm vào một số ít thành thành đặc biệt thôi . Tôi được giao nhiệm
vụ thủ tiêu một viên chức người Việt làm ở phủ của quan toàn quyền
Pháp hắn được liệt kê là việt gian trong sổ đen của chúng tôi, ngoài ra
tôi cũng được giao việc thanh toán hai người thuộc VNQD đảng! Với
kinh nghiệm sẳn có trước kia, tôi hoàn thành nhiệm vụ một cách mỹ
mãn! Trong khoảng thời gian này tôi lấy vợ và có một con trai đầu lòng .
Chúng tôi không ở một chổ lâu vì lý do an ninh và bảo mật.

Người đội trưởng của nhóm tôi bị tai nạn xe cộ và qua đời, cán bộ thành
nội đề cử tôi thay thế . Thế là bổng dưng trong tay tôi là một nhóm
người mà tôi có quyền ra lệnh hành quyết những ai mà tôi muốn ! Với
quyền lực này tôi đã ra lệnh hạ sát một số kẻ thù của tôi trước kia dù là
họ chẳng dính dáng gì đến chính trị hay giai cấp cả ! Đến sau 1940, khi
cuộc Đệ Nhị Thế Chiến đang diễn ra ác liệt trên thế giới, Pháp thua trận
ở Âu Châu và như con sâu rút vào kén ở các vùng thuộc địa ! Việt Minh
dùng thủ đoạn lừa đảo kêu dụ các đảng phái mạnh khác để thiết lập
chính phủ và cái gọi là "Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội" để bành
trướng thế lực, đồng thời trong bóng đêm tìm cách tiêu diệt các đảng
khác hầu chiếm trọn chính quyền và công lao !

Đảng ra lệnh cho chúng tôi bành trướng phạm vi hoạt động, tuyển thêm
thành viên và thiết lập nhiều toán đặc nhiệm trong nội thành cũng như ở
các tỉnh khác ! Tôi với kinh nghiệm được đề cử làm Tư lệnh các đội đặc
nhiệm trong nội thành Hà Nội ! Chúng tôi đã cho đi mò tôm rất nhiều
đảng viên của các đảng phái khác ! Đêm nào cũng có ít nhất 15 bao bố
được chúng tôi thả xuống sông Hồng !

Vào cuối năm 1945, Pháp dựa vào quân Anh, lại mang quân tái chiếm
Việt Nam, các đảng phái kể cả Việt Minh đều rút về hoạt động trong các
vùng rừng núi hay hoạt động ngầm trong lòng địch ! Tôi được giao phó
điều khiển các đội đặc nhiệm nằm lại hoạt động ngầm trong lòng thành
phố . Hoạt động giảm đi rỏ rệt lâu lâu chúng tôi mới thủ tiêu một người
mà thôi ! Cuối năm 46, trong một cuộc đột nhập vào nhà một tên đảng
viên cao cấp của VNQD đảng, chúng tôi tóm được hắn và bỏ bao bố, lôi
ra bờ sông Hồng. Hắn lì lợm chẳng nói một câu van xin nào như nhiều
người khác thường làm ! Tôi bực lắm, thay vì ném hắn xuống sông như
thường lệ ! Tôi quyết định mang hắn ra, cầm cái mã tấu trong tay và với
một cái lia nhẹ, đầu hắn lìa khỏi cổ lăn long lóc trên bờ đê ! Tôi ra lệnh
nhặt đầu hắn lên treo trên một cây sào để làm gương và cảnh cáo bọn
đồng đảng của hắn ! Xong xuôi trước khi về tôi lấy "đèn bấm" (đèn pin)
rọi xem đầu hắn có được cho quay về hướng tôi nói không ! Tôi bổng ớn
lạnh cả xương sống, cái đầu lâu đang trợn mắt nhìn tôi như đe dọa và
nhăn răng cười chế diểu tôi ! Tôi chớp mắt lia lịa để định thần rồì nhìn
lại cho rỏ lần nữa, cái đầu lại trở lại bình thường - Mắt và miệng nhắm
chặt với vẻ đau đớn còn hằn trên nét mặt - Tôi nhủ thầm : Mình hoa mắt
thôi ! Nó chết mẹ nó rồi còn mở mắt với cười gì nổi nữa !! Chúng tôi ra
về thì gà cũng cất tiếng gáy canh đầu !

Đúng ba hôm sau, khi tôi vào giường ngủ, vừa chợp mắt được vài phút
thì cái đầu lâu đã hiện ra trong giấc mơ ! Nó bay lơ lững trước mặt tôi,
mắt mở trao tráo như đe dọa, miệng cười nhe cả hàm răng

với mấy chiếc răng cửa vàng khè vì thuốc lào ! Nó không nói một lời chỉ
lơ lửng tại một chổ mà thôi ! Tôi một thằng đâm thuê chém mướn
chuyên nghiệp mà đi sợ một cái đầu lâu kia sao ! Dù trong mơ, tôi vẫn

vùng đứng dậy quơ lấy cây gậy dưới gầm giường quật tới tấp vào cái
đầu lâu đó ! Nhưng không sao tôi quật trúng nó được, nó bay qua bay lại
tránh một cách tài tình ! Mệt quá tôi bỏ cả gậy ngồi xuống giường ! Lúc
này cái đầu bay sáp lại gần tôi, tôi nghe rỏ cả tiếng nghiến răng nhè nhẹ
của nó, tiếng cười như chế diễu mà chói cả tai tôi ! Tôi quơ tay cố gạt nó
ra nhưng không tài nào đụng được nó cả . Rồi nó bay sát ngay trước mặt
tôi phun phèo phèo và le lưỡi liếm vào má tôi ! Kinh hải quá tôi thét lên
! Vợ tôi lay lay vai tôi nói:
- Anh mơ gì mà la hét khủng khiếp thế !?
- Anh chỉ bị ác mộng thôi em ạ ! Không có gì đâu !

Và cứ thế đêm nào tôi cũng gặp những cơn ác mộng tương tự !! Tôi phải
ngồi thức trắng đêm! Ngày đi làm tôi mệt lữ người vì thiếu ngủ ! Mấy
lần té cả xuống sông cả người lẫn bao gạo trên vai ! Tên cai

coi bến đã đuổi tôi về mấy lần và hăm dọa đuổi việc! Tôi phải nhờ mua
thuốc ngủ và uống hơi quá đô để tìm giấc ngủ về đêm! Dù thế tôi vẫn
gặp cái đầu lâu trong mộng như thường! Tôi hốc hác hẳn đi trông thấy !
Thành ủy thấy vậy bảo tôi tạm nghỉ việc ở bến tàu để dưỡng sức, dầu gì
tôi cũng là tư lệnh các toán đặc nhiệm mà . Một chức vụ quan trọng và
tôi có thành tích xuất sắc không một ai qua mặt được ! Dù ở nhà tôi vẫn
được đảng bộ cung cấp về tài chánh nên tôi không phải lo lắng gì ! Tôi
xin tạm nghỉ làm ở bến tàu một thời gian! Rỗi rảnh , tôi dẫn đứa con trai
lên tám đi chơi khắp nơi ở Hà Nội! Khi thăm sở thú, tôi dẫn thằng bé
đến chuồng khỉ xem. Con tôi chỉ một con khỉ đang đeo tòn teng trên
cành cây rồi reo lên:
- Bố xem con khỉ kia nó đang cười với con kìa !
- Đâu đâu ? - Tôi hỏi lại và nhìn theo tay nó chỉ.
Trời ơi, trên cái thân mình nhỏ bé của con khỉ là cái đầu lâu tổ bố, mắt
trừng trừng, miệng cười nhăn nhó của tên VNQD đảng. Nó nhìn tôi
chòng chọc và cười the thé lên . Con tôi lại reo lên:
- Nó cười với mình kìa bố, con cho nó ăn đậu phụng nghe bố !
Con tôi đưa hột đậu phụng vào lưới sắt, con khỉ bước lại gần cùng với
cái đầu lâu trên cổ nó! Tôi thấy nó nắm lấy tay con tôi rồi nói:
- Đền mạng cho tao ! Đền mạng cho tao !
Tôi sợ hải giật tay con tôi ra thật mạnh, tay nó bị sướt vào lưới tứa máu
ra . Tôi hốt hoảng dùng khăn tay bó vết cắt cho con rồi hỏi:
- Sao con cho nó nắm tay con !?!?
- Đâu có bố ! Nó chỉ bốc hột đậu trên tay con thôi mà !
Tôi dẫn con tôi một mạch về nhà ! Ngày kế tôi quyết định dẫn con ra
công viên với hy vọng không khí trong lành và sân cỏ rộng rãi sẽ làm
cho tôi quên đi sự ám ảnh ! Chúng tôi mang theo một trái banh để chơi ở
đó . Ngồi chơi một lúc con tôi đòi chơi bóng đá . Nó đá tôi bắt "gôn" .
Con tôi lừa tới gần và "sút", trái bóng bay gần tới, tôi giơ tay dón bắt !
Trời đất ơi ! Trong tay tôi là cái đầu đang cười với tôi, mắt trừng trừng,
miệng thì thào " Đền mạng cho tao ! Đền mạng cho tao !" Tôi vất mạnh
cái đầu xuống đất, nó bật ngay lên lại tay tôi và vẫn với gương mặt ghê
rợn đó nó thều thào câu quen thuộc " Đền mạng cho tao! " Tôi quăng nó
thật xa rồi ù té chạy ! Con tôi ôm quả bóng đuổi theo tôi ! Tôi vẫn nghe
tiếng cái đầu trên tay nó gào theo tôi " Đền mạng cho tao! Đền mạng cho
tao !" Tôi chỉ kịp nghe tiếng xe thắng gấp mà thôi !!
________________________________________

Khi mở mắt ra tôi thấy chân tôi quấn băng trắng toát, bên cạnh là vợ và
con ngồi ngồi nhìn một cách lo lắng! Thấy tôi mở mắt vợ tôi mừng rở
hỏi:
- Anh tỉnh rồi à ? Em mừng quá ! Anh chạy đi đâu mà như điên vậy !
Đâm đầu vào xe mà cũng không biết nữa ! May là không chết ! Lần sau
anh phải để ý một tí nghe !

- Anh bị chóng mặt nên chẳng thấy xe chạy đến ! Về sau anh sẽ ý tứ hơn
. - Tôi ậ ừ cho qua việc !
Tôi vẫn dấu kín ọi việc xảy ra cho tôi, nên không ai biết là tôi bị cái đầu
oan nghiệt kia đòi nợ máu ! Thôi thì cứ yên lặng đừng gây thêm lo lắng
cho người thân mình - Tôi tự nhủ với mình như vậy !
Luật của nhà thương không cho thân nhân ở lại đêm nên tối đến vợ con
tôi ra về. Họ chúc tôi yên giấc và nói ngày mai sẽ mang thêm vật dụng
cần thiết và thức ăn hoa quả vào thăm tôi . Nằm thao thức và đang nghĩ
vơ vẩn về những việc xảy ra cho tôi trong thời gian gần đây! Tôi nghe
có tiếng cười nhẹ the thé trong phòng! Quay ngoắt lại tôi thấy trên cái
giá treo bóng đèn điện là cái đầu oan nghiệt đang chăm chú nhìn tôi! Chỉ
là cái bóng đèn mà! Tôi cố tự nhắc lớn tiếng với chính mình và dụi mắt
để nhìn cho rỏ để xác định điều mình nói ! Không, dù tôi có muốn nó là
bóng đèn cách mấy đi nữa thì hiện diện trước mắt tôi vẫn là sự thật phủ
phàng ! Cái đầu vẫn trơ trơ ra đó, vẫn nhe răng cười với tôi, vẫn con mắt
trợn trừng như thù hận đó nhìn tôi không chớp . Xen lẫn tiếng cười nhỏ
nhưng the thé là câu rên siết quen thuộc "Đền mạng cho tao! Đền mạng
cho tao!" Tôi thét lớn và lăn xuống giường ! Có tiếng chân chạy thình
thịch về phòng tôi và rồi tiếng mở cửa:

- Cái gì mà la lối ầm lên vậy ?! Đây là nhà thương chứ không phải nhà
tư mà muốn làm gì thì làm nghe chưa !!

Nhưng khi thấy tôi nằm lăn quay, run giật như bị kinh phong đưới đất,
cô y tá chạy tới nâng tôi lên hỏi:
- Có sao không? Chuyện gì xảy ra vậy ?
- Nó, nó ở kia kìa !! - Tôi run rẩy chỉ về phía bóng đèn !
- Cái bóng đèn đó à ? Nó là ai vậy ?!
- Cái, cái đầuuu lâuuuu trênnn đooó đooó ! - Tôi nói không thành lời.
- Anh có bị điên không đó ! - Cô ta hỏi lại với giọng nghi ngờ !
- Không nó vẫn ở đó kìa ! Nó đang cười với tôi kìa !! - Tôi tay vẫn chỉ
cái đầu lâu miệng thều thào với người y tá !

Cô ta lắc đầu rồi giúp tôi nằm lại lên giường! Suốt đêm đó tôi quấy động
nhà thương cả chục lần vì cái đầu lâu chẳng chịu bỏ đi cho ! Trước kia
nó chỉ viếng tôi một ngày vài lần rồi biến đi ! Lần này nó ở lì với tôi
trong phòng suốt đêm ! Sáng hôm sau bác sỹ tới khám cho tôi và đọc
bệnh án mà các y tá ghi thêm vào tối qua ! Ông ta quyết định cho tôi qua
khu "tâm thần", khu dành cho các người mất trí . Ông ta cho rằng vì tôi
bị xe tông ngã xuống đường nhựa có lẽ đầu tôi bị chấn thương nên tôi
mới trở nên như vậy . Bác sỹ mà, nói gì mà chẳng có người nghe! Thế là
tôi bị gửi sang khu tâm thần dù trong đầu tôi biết chắc là tôi chẳng điên
một tí nào cả !

Chiều đến vợ tôi vào thăm và ngạc nhiên thấy tôi năm chung với các
người ngớ ngẩn khác ! Tôi giải thích là bác sỹ lầm tưởng tôi bị tổn
thương sọ não nên cho tôi qua đây ! Tôi trấn an vợ rằng vài bữa không
có gì họ sẽ cho tôi về nhà thôi !

Vợ tôi mang trái cây, một số thức ăn và hai chai nước ngọt "con cọp"
của hảng BGI vào cho tôi. Ăn uống xong vợ tôi ở lại một lúc rồi ra về .
Trên trần nhà là cái quạt trần cũ, quay kẻo kẹt như bị khô dầu! Nó như
cố lắm mới quay hết được một vòng !

Nhà thương thí mà có được cái quạt máy trên trần là phước lắm rồi. Cố
nhắm mắt ru giấc ngủ, tôi lại nghe tiếng rên siết thê thảm theo nhịp kẻo
kẹt của cái quạt trên trần ! Tôi bịt tai lại để cái tiếng quái ác kia không
lọt vào tai! Vô hiệu! Tôi vẫn nghe nó một cách rỏ ràng như ai đó đang
nói bên mang tai tôi ! Tôi tự nhủ là không được mở mắt nhìn lên, nhưng
một mãnh lực vô hình nào đó bắt tôi mở trừng mắt ra nhìn hướng về
phía trần nhà! Tôi đoán không sai! Cái đầu lâu đang quay từ từ trên đó,
mắt nó luôn hướng về tôi ! Miệng vẫn nhe ra nói thì thào câu mà tôi đã
thuộc như in "Đền mạng cho tao! Đền mạng cho tao!" Đến nước này rồi
tôi đổi sợ thành liều trả lời nó :
- Mày muốn trả gì thì cứ nói! Mày theo ám ảnh tao lâu rồi, muốn trả gì
thì cứ nói ra đi, tao nghe đây !
- Mày hãy đền mạng mày cho tao!
- Có giỏi thì hãy giết tao đi! Tao sẳn sàng đây !
- Không! Chính tay mày giết tao! Tao muốn tự tay mày tự xử mày thôi!
- Tao không tự giết tao !! Coi mày làm gì được tao đây !!

Tôi nằm nhìn lên như thách thức nó! Lúc này cái đầu lâu không chỉ còn
là cái của tên VNQD đảng nữa, mà nó biến đổi liên miên! Lúc là của tên
làm trong phủ toàn quyền Pháp, lúc thành đầu của các tên của các đảng
phái khác, lúc lại là của những tên mà vì thù oán riêng tôi đã ra lệnh hạ
sát !! Chúng réo gọi tôi đòi trả nợ máu! Rồi thì những cái đầu đó bắt đầu
bay thẳng vào mặt tôi ! Tôi né tránh chúng đến mệt nhoài! Cuối cùng rồi
tôi để mặc chúng, tôi hứng chịu những cú đập vô hình khắp mặt mày!
Đau đớn quá, tôi chỉ còn biết quơ hai tay để xua gạt những cú hít kinh
hoàng này! Miệng tôi không ngớt la hét, chửi rủa các đầu lâu kia!
Thỉnh thoảng một người trực nhà thương ghé qua nhìn tôi và lắc lắc đầu
có vẻ thương hại cho tình trạng của tôi!! Tôi bị mất ngủ đã quá nhiều
ngày, mắt tôi đỏ lòm như tôm luộc! Râu tóc mọc lởm chởm tôi không
buồn cắt gội ! Nếu ai thấy cái bề ngoài của tôi có lẽ họ sẽ tin lời của tên
bác sỹ - Nó là một thằng điên nặng!!! Tôi cũng đoán ra điều này khi
nhìn thái độ dè dặt của các y tá thăm bệnh cho tôi hàng ngày! Tôi tự biết
mình rất tỉnh táo, đầu óc tôi vẫn minh mẫn, chỉ có một việc là tôi không
thể điều khiển được các hành vi và lời nói của tôi! Hình như chúng bị
các oan hồn chi phối rồi thì phải ??!!!

Sáng hôm sau họ dời tôi vào phòng biệt cư, nơi dành cho các người bị
điên nặng!! Lý do là họ sợ tôi làm hại đến các bệnh nhân khác chung
quanh tôi! Chiều đến vợ con tôi vào thăm! Nhìn con mà tôi ứa nước
mắt! Thương cho nó rồi đây tương lai sẽ ra sao! Chắc lại rơi vào tình
trạng đói nghèo như tôi lúc nhỏ chăng ?!?! Chỉ có lúc gặp vợ con là tôi
giữ được sự bình thản, tôi kìm chế được lời nói và hành động của chính
tôi ! Tôi không biết là do đâu ! Nhưng đoán là do tình thâm đã thắng
được cả mảnh lực vô hình!! Chúng tôi nói chuyện với nhau một hồi,
nhắc lại những kỷ niệm êm ấm của các năm qua! Ăn uống xong vợ tôi
ngập ngừng nói:
- Anh à ! Thành ủy tháng này không cấp tiền trợ cấp cho chúng ta nữa!
- Sao vậy ?! - Tôi vội ngắt ngang.
- Em không biết ! Nhưng em có hỏi anh Tư thì anh ấy nói nhỏ cho em
biết là họ đã quyết định loại trừ anh rồi! Đã có người thay thế chức vụ
của anh! Họ nói anh bây giờ chỉ là một thằng điên vô dụng mà thôi!!

Tôi im lặng nghĩ ngợi một hồi rồi nói vợ tôi ra căng tin mua cho tôi một
cuốn vở nhỏ và một cây bút bi! Xong việc vợ con tôi ra về! Tôi cay đắng
trong lòng lắm! Bây giờ mới biết rỏ bộ mặt thật và chính sách vắt chanh
bỏ vỏ của bọn chúng thì đã quá muộn rồi ! Tay tôi đã nhúng máu của
bao người rồi ! Tay tôi đã nhúng chàm làm sao rửa sạch được đây ! Tôi
muốn viết lại những gì đã xảy ra trong cuộc đời của tôi, những gì tôi đã
làm và những gì tôi đã nghĩ ! Tôi đã có quyết định cho chính tôi rồi ! Vợ
con tôi không phải

lo lắng vì có thêm một gánh nặng trong cuộc đời lao đao của họ nữa !
Các oan hồn kia ơi! Chúng mày chẳng cần phải theo ám ảnh tao nữa làm
gì! Tao đã có quyết định rồi ! Suốt ngày hôm sau tôi cố ôn lại cái dĩ
vảng của tôi và ghi nó vào những trang giấy của quyển sách mỏng này!

Đến chiều nhân viên trực mang cho tôi một tô cháo hành, tôi định múc
một thìa cháo để ăn ! Tôi không nhấc cái thìa lên được ! Tô cháo đã biến
thành cái đầu lâu miệng cắn chặt cái thìa của tôi! Tôi đã mất hết niềm
tin! HẾT cả hy vọng là mình sẽ được đối xử như một người bình thường
trong xã hội này ! Tôi buông tay để chiếc thìa lại trong miệng đầu lâu,
rồi nói với nó:

- Mày không phải chờ lâu đâu !

Đêm đến, các oan hồn vẫn réo gọi quanh tôi! Tôi làm ngơ với chúng, tôi
chẳng thèm tránh hay gạt những cú phóng vào mặt mình nữa ! Vào nửa
đêm, tôi đập bể cái chai nước ngọt con cọp, cầm một mảnh vỡ sắc trong
tay phải rồi để cánh tay trái trên tấm khăn trải giường ! Các mạch máu
nổi to trên cổ tay gầy guộc của tôi ! Tôi không gặp khó khăn khi đưa cái
mảnh chai cứa vào cái mạch đó ! Tôi nhìn giòng máu phún mạnh ra trên
tấm khăn giường trắng, rồi đưa mắt nhìn lên trần nhà chiếc đầu lâu đang
nhìn tôi cười thoải mái lắm ! Mắt tôi mờ dần đi ! Cái đầu lâu cũng nhạt
nhòa đi ! Tôi cố gắng xé một trang giấy và viết "Xin giao cái hộp này
cho vợ con tôi!" Tôi bỏ quyển vở vào cái hộp sắt đựng bánh "bích quy"
trong đó có vài vật dụng cá nhân của tôi, rồi bỏ tờ giấy lên trên và đặt nó
lên chiếc bàn nhỏ ở kế gi*ường!

Sáng hôm sau người y tá nhìn qua cửa phòng thấy bệnh nhân nằm vắt
ngang giường, máu thấm đầy khăn trải! Anh ta la lớn kêu mọi người vào
xem ! Rồi lo thủ tục đưa xuống nhà xác và báo cho thân nhân tới lãnh về
! Trong hồ sơ bệnh án ghi : Bệnh nhân lên cơn điên ! Tự cắt cổ tay mình
trong đêm.
HẾT

20.BÍ MẬT CỦA NGƯỜI CHỒNG


Một buổi chiều mùa đông năm 2003, công ty thám tử nhận được cuộc
điện thoại với tiếng thảng thốt của người đàn bà luống tuổi. Bà tên Liễu,
68 tuổi, Việt kiều ở Canada, đang mở tiệm chăm sóc sắc đẹp.
Sau một lần đứt mối lương duyên, năm 1985 bà đi bước nữa với ông
Phong, 75 tuổi tại Canada. Họ không có con. Ông Phong thường về Việt
Nam buôn hàng thủ công mỹ nghệ, sưu tầm, nghiên cứu các sản phẩm
văn hóa dân gian.

Ông bà sống với nhau hòa thuận, nhưng vì công việc, vì thiếu quãng đời
son trẻ bên nhau nên giữa họ có nhiều khoảng cách, nhiều ngăn lòng bí
mật. Lần này ông Phong về Việt Nam quá hẹn hai tháng. Bà Liễu ốm
năm hôm. Công việc gác lại, thui thủi ở nhà một mình. Thấm thía nỗi cô
đơn, trống vắng của cuộc đời, bà cần chồng có mặt.

Nhưng hiện bà không biết ông sống ở những địa chỉ nào, với ai và làm
gì? Vài ngày ông gọi điện về một lần. Nhưng những câu chuyện quen
thuộc, có giới hạn và đầy tính thủ tục ấy chỉ chứng tỏ rằng không có gì
thay đổi giữa cuộc sống hai người. Các thám tử hãy cho bà biết ông
Phong đang ở đâu? Làm gì? Và với ai?

Theo Tuổi Trẻ, thông tin về đối tượng chỉ duy nhất số điện thoại di
động, thám tử Phú tính phương án gặp trực tiếp ông Phong. Kịch bản: bà
Liễu gọi cho ông nói có người bạn Hà Nội gửi bà món quà. Người đó sẽ
chuyển quà cho ông. Kết quả: ông Phong nói cho ông địa chỉ người đó,
bao giờ sắp về Canada ông sẽ đến.

Lục lọi trí nhớ bà Liễu, Phú biết ông Phong thích ăn món chả cá Lã
Vọng và ông đang ở Hà Nội. Nghiên cứu rất kỹ các tấm ảnh của ông
Phong: tuổi 75, da hồng, người to khỏe, linh hoạt, râu dài, tóc bạc, ăn
mặc tuềnh toàng. Phú quyết định mai phục nhà hàng chả cá Lã Vọng.

Đến ngày thứ tư đồng thời là ngày cuối tuần, Phú phát hiện một trong
bốn người đàn ông luống tuổi đi xe máy đến nhà hàng có dấu hiệu khả
nghi. Theo đối tượng lên tận phòng ăn, Phú bấm số điện thoại di động
của ông Phong và hỏi: "Có phải bác Am không?". Đối tượng móc điện
thoại trả lời: "Nhầm rồi". Thế là đã tìm được ông Phong. Phải bám chặt.

Ăn xong, ông Phong cùng một người trong đoàn ngủ tại một căn nhà ở
phố Mai Hắc Đế. Sáng sớm hôm sau hai ông xách túi ra bến xe Kim Mã
và lên xe đi Móng Cái (Quảng Ninh). Phú bám theo. Ba ngày ở Móng
Cái, Đông Hưng (Trung Quốc), hai ông già du ngoạn và mua sắm. Về
Hà Nội, ông Phong vẫn ngủ cùng bạn ở Mai Hắc Đế.

6h chiều hôm sau ông xách vali, túi và balô chào bạn và đi ra. Móc điện
thoại nói chuyện rồi ông kêu xe ôm. Xe đưa ông đến khu tập thể Mai
Động (quận Hai Bà Trưng). Ông leo lên tầng năm và gõ cửa một căn
phòng rồi bước vào. 11h tối căn phòng tắt điện và cả khu tập thể chìm
vào giấc ngủ.

Sáng hôm sau là chủ nhật, ông Phong mặc quần áo ở nhà, dắt xe đạp
mini Trung Quốc màu mận chín và đi một mình. Ông mua cá, thịt, nước
ngọt, rau dưa... về làm bữa cơm và nghỉ trưa ở đây. Chiều, từ ngôi nhà
đó xuất hiện một cô gái trẻ chừng 20 tuổi, cũng đi chiếc xe đạp ông
Phong dùng buổi sáng. Một thám tử khác bám theo cô.

Cô gái bước vào một hiệu may khá lớn trên phố Trương Định: mở tủ,
sắp xếp lại vải, kéo và trò chuyện. 30 phút sau cô đi xe đến ngôi nhà
trong một ngõ ở phố Bạch Mai cũng khoảng 30 phút rồi về. Tất cả được
ghi vào nhật ký thám tử...

Bà Liễu cho biết người ở Mai Hắc Đế là bạn chung của vợ chồng bà.
Còn ngôi nhà ở khu tập thể Mai Động bà chưa nghe thấy bao giờ. Vậy
phía sau cánh cửa ngôi nhà đó là những ai? Ông Phong có quan hệ gì?
Và đến đó làm gì?

Chiều hôm đó ông Phong cùng cô gái dắt xe đi. Thái độ, cử chỉ hai
người rất bình thường, không thể hiện rõ là mối quan hệ theo chiều
hướng gì. Phong tiến thẳng lên phòng của họ. Cửa khóa trái. Phong hỏi
nhà bên: "Tôi nghe trên báo quảng cáo căn hộ này cho thuê. Xin bác cho
hỏi chủ nhà?". "Đây đang có người thuê. Họ đi vắng. Chủ nhà ở số 405,
tầng 4, tên Thắng".

Phú gõ cửa căn hộ 405. Người đàn ông cau có trả lời cộc lốc: "Nhầm rồi.
Nhà này không bán cũng không đổi người thuê". Phú lui bước và tính
phương án khác. Tiếp tục khai thác ở chủ nhà, nhưng thông qua vợ hoặc
con ông Thắng. Biện pháp là nhử mồi thuê giá cao gấp rưỡi.

Phú chờ lúc ông Thắng ra khỏi nhà, gõ cửa lần thứ hai. Con gái ông
Thắng mở cửa. Phú nói: "Mẹ em có hẹn anh hôm nay lên xem nhà".
"Chắc mẹ em nhầm. Hợp đồng cũ còn gần một năm cơ mà".

"Anh biết. Nhưng nhà anh rất đông người, nhà thuê cũ họ bán bất ngờ.
Anh rất cần một căn hộ như của nhà em. Em dẫn anh lên giới thiệu với
người ta để anh thương lượng. Anh có thể đền bù và chỉ cho họ căn nhà
khác phù hợp hơn. Anh sẽ trả gấp rưỡi số tiền nhà em đang cho thuê. Mẹ
em nói nếu thuyết phục được họ thì mẹ đồng ý mà".

Sau một hồi trò chuyện, Phú biết người thuê nhà là cô Hạnh, chứng
minh thư do Công an Thái Bình cấp. Cô ở một mình, làm thợ may và
theo cô nói: thỉnh thoảng bố cô ở miền Nam ra thăm. Con gái ông Thắng
đồng ý chiều mai đưa Phú lên thương lượng với Hạnh.
Những thông tin trên được gửi về bà Liễu. Bà sốc và vô cùng đau khổ.
Trước khi lấy nhau, ông Phong tâm sự đã có vài mối tình nhưng chưa
cưới ai và chưa có con bao giờ. Bà tin ông ta. Nếu người phụ nữ kia là
con ông Phong, như vậy cô ta đã sinh trước ngày ông Phong cưới bà.
Nếu cô gái kia là bồ nhí thì mọi chuyện còn tồi tệ hơn nhiều. Phú cần
phải xác minh càng sớm càng tốt. Phương án số 1 là gặp trực diện cô
Hạnh.

Lựa khi ông Phong dắt xe đi, Phú nhờ con ông Thắng đưa lên nhà Hạnh.
Căn hộ có hai phòng, hai giường. Mỗi giường đều có chăn màn riêng.
Đồ đạc khá đơn sơ. Hạnh nhã nhặn nói: bố thường ra thăm nên cần nhà
rộng. Nhà ở quen rồi không muốn chuyển. Cô có ý sẽ mua căn nhà này...

Thông tin không thể khai thác hơn nhưng cũng chưa thể kết luận được
mối quan hệ chính thức giữa cô gái và ông Phong. Bà Liễu càng sốt ruột
thì càng thấy chồng có dấu hiệu bất thường. Sắp đến Noel nhưng không
thấy ông về. Bà yêu cầu các thám tử phải đưa bà đến gặp cả hai người
ngay tại căn phòng này nhưng không được cho ông biết là bà đã âm
thầm theo dõi ông.

Những ngày cuối năm, vé máy bay khá hiếm, công việc của bà Liễu dày
đặc nên bà chỉ dành cho việc ở Hà Nội một ngày. Ông Phong thì bất cứ
lúc nào cũng có thể rời khỏi căn nhà của Hạnh.

Thám tử Phú trằn trọc suốt đêm để ngày mai phải nhào nặn cả một kế
hoạch công phu với bao diễn biến, mưu mô thành một sự tình cờ nhẹ
nhàng, hồn nhiên như cơn gió. Và ngày mai Phú cũng sẽ là người hạ
màn kịch dồn nén 20 năm trời sao cho ít đổ vỡ nhất
________________________________________
VienVong
05-17-2005, 05:02 PM
Phú bắt buộc phải nghĩ ra cách để bà Liễu (một người từ Canada) đứng
trước căn hộ tầng năm tập thể Mai Động như một sự tình cờ hợp lý.
Nhiều kịch bản đã được đưa ra, cuối cùng Phú chọn cách "mua nhà ở Hà
Nội".

Bà Liễu cho biết chuyện những người xa Tổ quốc khi về già muốn mua
một căn nhà để sống ở Việt Nam những ngày cuối đời là phổ biến. Bản
thân ông bà cũng đã từng bàn đến chuyện này vài lần. Lần này bà sẽ có
một người bạn ở Hà Nội giới thiệu một ngôi nhà đẹp, rẻ, đủ giấy tờ
nhưng cần bán rất gấp.

Bà không kịp bàn với ông và muốn gây bất ngờ thú vị như một món quà
tặng ông. Bà sẽ xem nhà và đặt cọc tiền, sau đó quay về để ông làm nốt
phần việc mua bán. Kịch bản này cần thêm một nhân vật là người bạn
giới thiệu nhà. Người này ông Phong cũng phải có quen biết. Bà Liễu
đáp ứng được điều kiện đó. Nhân vật mới tên là bà Nhu.

Ông Phong đã có lần gọi điện cho bà Nhu (thực tế việc này có thật) bằng
"số điện thoại nhà Hạnh". Khi bà Nhu gọi lại cho ông qua số điện thoại
đó thì nghe thấy giọng nữ trả lời. Bà Nhu gặp bà Liễu sang Việt Nam
mua nhà đã kể lại câu chuyện này. Hai bà hỏi bưu điện địa chỉ số máy
này và đến.

Khi bà Liễu có mặt, nếu Hạnh là tình nhân của ông Phong thì 90% là
Hạnh sẽ bỏ chạy. Bà Nhu khi đó sẽ xuất hiện cùng bà Liễu giữ Hạnh lại
bằng biện pháp hòa bình, văn hóa. Nếu không được thì thôi. Trường hợp
Hạnh là con gái ông Phong thì 90% Hạnh sẽ ở lại chứng minh điều đó để
bố không bị hiểu lầm. Kịch bản được thông qua.
Phú, bà Nhu và bà Liễu có mặt trước cầu thang khu tập thể Mai Động
lúc 7h 20'. Đây là giờ Hạnh và ông Phong đã ăn sáng tại nhà xong và
Hạnh sắp đi làm. Bà Nhu và Phú ngồi ở quán nước. Bà Liễu tiến lên
tầng ba lấy điện thoại di động gọi vào số máy cố định của Hạnh, gặp ông
Phong. Bà tươi cười: "Em đây, vợ anh đây! Có nhận ra giọng vợ không
đấy?".

Ông Phong kinh ngạc: "Ô! Sao em biết anh ở đây? Em đang ở đâu
vậy?". "Anh thấy em có giỏi không? Em đang ở Việt Nam, đang ở Hà
Nội và đang đứng dưới cầu thang nhà anh đây". "Ủa, sao em sang Việt
Nam mà không báo cho anh? Có việc gì gấp không em?".

Bà Liễu "hạ nhiệt" để tránh hoảng hốt cho ông nên nói ngay: "Em được
Nhu giới thiệu một căn nhà trong phố cổ cực đẹp. Giá rẻ và rất hợp với
mình. Họ quyết định bán ngay hôm nay nên em phải sang gấp. Định
tặng anh món quà bất ngờ rồi để anh làm giấy tờ mua bán, còn em về
trước. Không ngờ vô tình biết anh ở đây. Vậy có cho em lên không? Em
lên nhà nhá?". Bà Liễu tỏ thái độ hết sức thoải mái, vui vẻ và không chờ
ông Phong trả lời, bà đi thẳng lên nhà.

Bà Liễu vào nhà và sững người khi nhìn thấy Hạnh. Hai người trong nhà
bối rối, cuống quýt mời bà ngồi. Bà Liễu hỏi chồng: "Ai đây?". Ông
Phong nói: " Hạnh! Nó là Hạnh. Con anh!". Quay vào trong ông kêu:
"Hạnh, ra chào dì đi con!". Hạnh lễ phép chào bà Liễu và ngồi ghé bên.

Bà Liễu cứ đứng như trời trồng nhìn Hạnh và chồng. Ông Phong nói:
"Em cứ ngồi xuống đây anh thưa câu chuyện rồi em sẽ hiểu...".

Hạnh gọi điện đến cửa hàng xin nghỉ và cả ba cùng trở về câu chuyện 23
năm trước.
Năm 1980, ông Phong về Thái Bình, đặt hàng và giám sát sản xuất ở
một cơ sở chế biến hàng cói thủ công. Tại đây ông có cảm tình với
người phụ nữ ở xưởng vẽ. Hai người đi lại với nhau và đều cùng không
đặt vấn đề trách nhiệm, ràng buộc nhau.

Xong hợp đồng với chủ cơ sở, ông Phong cũng chia tay người phụ nữ
này và không ai giữ địa chỉ của nhau. Ông Phong về Canada, lấy bà Liễu
và cũng chỉ nhớ câu chuyện ở Thái Bình như một trong những kỷ niệm
trên tình trường của đời trai phong tình.

Năm 1993, khi đang tìm hàng tại Hà Nội, ông gặp lại người chủ cơ sở
sản xuất cói mỹ nghệ ở Thái Bình năm xưa. Hai người nối quan hệ làm
ăn với nhau. Ông khách nọ mời ông Phong về Thái Bình thăm cơ ngơi
sản xuất của mình. Không ngờ ông gặp lại cố nhân ngay tại xưởng vẽ
thuở nào.

"Tình nhân lại gặp tình nhân", bao nhiêu mừng tủi, nhớ nhung, oán
trách... ào ạt dội về. Đôi tình nhân già cũng hiểu rằng từ nay quan san
cách trở, ván đã đóng thuyền nên tình xưa nghĩa cũ chỉ cất giữ trong tâm
khảm mà thôi. Họ lại chia tay nhau. Ông chủ xưởng cói kể với ông: "Sau
ngày ông về nước, chị ta có sinh một đứa con gái không ai nhận làm bố.
Chị ấy khổ lắm. Đứa trẻ lên năm thì chị ta lấy một người chồng cũng
từng có một đời vợ và con riêng. Cuộc sống bây giờ mới gọi là tạm ổn".

Ông Phong lập tức quay lại xưởng vẽ gặp người tình cũ căn vặn đủ
đường. Lúc ấy bà mới nói đó là con gái ông. Những ngày tháng gian
truân nhất đã qua, nay bà không muốn đòi hỏi hay trách cứ gì ông. Tuy
nhiên bà cũng luôn nói cho con gái biết về người cha cách trở của nó.
Học hết cấp II, nó được bà gửi người quen làm thợ may ở Hà Nội dạy
nghề cho nó...

Ông Phong từ đó hay về Việt Nam hơn. Tuy không gặp lại người yêu cũ
nhưng ông luôn theo sát từng bước đi của con gái mình. Về với bà Liễu,
ông trằn trọc rất nhiều đêm mà không biết sẽ nói thế nào cho bà hiểu.
Nấn ná chần chừ, càng lâu càng khó nói. Cuối cùng ông định đến ngày
nhắm mắt sẽ cho bà biết. Không ngờ...

Ông Phong đưa cho bà Liễu xem những lá thư mẹ Hạnh viết cho con
giới thiệu ông với Hạnh, những tấm ảnh ông chụp chung với con gái khi
bố con mới nhận nhau...

Những giọt nước mắt cảm thông và hạnh phúc đã rửa trôi những ngờ
vực, hờn ghen... của họ. Tận 2 giờ chiều hôm đó ba người mới dẫn nhau
đi ăn trưa và cùng chuẩn bị kế hoạch đón một lễ Noel đầy phúc Chúa.

Thám tử Phú trả tiền ba chiếc bánh mì và hai bao thuốc lá, lặng lẽ chìm
vào phố phường của chiều cuối năm ồn ã...

Trước những trớ trêu, oan nghiệt của mỗi số phận mà tạo hóa đặt bày,
các thám tử rất dễ mủi lòng. Còn ngày mai, khi dấn thân vào những cuộc
cạnh tranh đầy đố kỵ, nhiều cạm bẫy và lọc lừa..., các anh biết mình sẽ
phải đối mặt với những điều đáng sợ và hổ thẹn do chính con người bày
đặt với nhau...

Lưỡi gươm đẫm máu

Chuyện tôi sắp kể với bạn là chuyện tên Đức, kẻ chuyên sống bằng nghề
cho vay nặng lãi.
Hắn có khoảng vài trăm con nợ. Vài người trong số đó vì quá tuyệt
vọng, vì không chịu nổi lãi suất kinh hồn của hắn, đã đi đến chỗ tự tử để
tự giải thoát khỏi bàn tay đẫm máu của hắn. Số người bị lãi mẹ đẻ lãi
con làm tán gia bại sản cũng không ít.

Các nạn nhân của hắn nguyền rủa hắn một trăm ngàn lần, hắn vẫn tỉnh
bơ và vui cười ngoác cả miệng với họ miền là đừng có bớt số "phân" của
hắn. Lạ thay, lời nguyền rủa thứ một trăm ngàn lẻ một đã kết thúc đời
hắn một cách hết sức kỳ lạ.

Tôi nợ hắn hai triệu đồng, hắn tính tôi một số lời tóe máu, nhưng ác hại
hơn cả là hắn lại coi tôi như một bạn thân... Điều này làm tôi bực mình,
vì là bạn thân, tôi phải về hùa với hắn để dửng dưng trước những giọt lệ
khóc than, những lời van xin của các nạn nhân của hắn.

Sáng hôm đó tôi thấy hắn ngồi ở bàn giấy, trước mặt hắn là một người
trẻ tuổi, nước da tái mét, nhưng rất đẹp trai.

Người tuổi trẻ đang năn nỉ: "Bác Đức ơi, tôi thật không thể trả nợ bác
ngay được, nhưng tôi van bác, xin đừng vội siết nợ. Mẹ tôi đang đau,
nếu bà biết bị đuổi khỏi nhà, chắc bà chết mất. Bác làm phước cho tôi
gán bức tranh này. Đây là tác phẩm quí giá nhất của tôi và tôi mong sẽ
để đời; tôi đã vẽ đi vẽ lại cả trăm lần mà vẫn chưa thật vừa ý, và cũng
chưa hoàn tất hẳn. Tôi cảm thấy như vẫn còn thiếu một cái gì đó. Chưa
biết rõ là cái gì, nhưng rồi tôi sẽ tìm thấy và sẽ hoàn tất tác phẩm tuyệt
vời này. Xin bác tạm nhận tranh này để trừ vào món nợ của tôi".

Đức cười gằn. Thấy tôi, hắn gọi tôi vào và chỉ cho xem bức tranh khổ
trung bình đang đặt dựa vào tủ sách. Xem tranh tôi phục quá; ít khi tôi
gặp một bức tranh đẹp như vậy. Tuy đề tài rất tầm thường: một người
tráng sĩ, tay vung một lưỡi gươm, đằng sau là khói lửa từ một kinh thành
đang cháy.

Thấy tôi thích, nhà họa sĩ nghèo cho biết anh đã nằm mơ thấy mình là
người tráng sĩ trong khói lửa đó từ lâu lắm, bây giờ coi như vẽ gần xong
mà anh vẫn chưa quyết định đặt tên cho bức họa...

"Ông thiếu tôi "hai cây rưỡi" vàng, ông Trọng Cư", Đức bổng lên tiếng.
"Nhưng bức tranh của tôi giá trị có thể gấp đôi!". "Có lẽ, nhưng phải
trong cả trăm năm nữa, tôi đâu có sống tới lúc đó!".

Tôi chợt nhận thấy ánh mắt hơi có vẻ chịu của Đức. Hắn phán: "Thôi
được, tôi thương cậu lắm nên mới tạm nhận và gia hạn cho cậu ba tháng
nữa phải trả đủ cho tôi số vốn, số lãi coi như đổi tranh".

Trọng Cư nói như muốn khóc: "Bức tranh để đời của tôi mà chỉ được số
tiền lãi thôi sao? Nhưng thôi, cũng được vì bây giờ tôi không lựa chọn gì
được."

Người họa sĩ buồn bã bước ra cửa, Đức còn nói với theo: "Khi trở lại
thanh toán, nhớ đặt tên cho bức tranh nhé!"
Bức tranh sau đó được treo lên tường ngay sau bàn giấy của Đức.
Ba tháng qua mau như gió thoảng. Trọng Cư không kiếm được tiền trả.

Chàng cầu khẩn, van xin, hứa hẹn đủ điều nhưng không lay chuyển nổi
lòng Đức, tên vua cho vay nặng lãi. Ngày thừa phát lại mang "giấy tống
xuất" lại căn nhà của họa sĩ nghèo, viên chức này thấy hai mẹ con nhà
họa sĩ nằm chết cong queo trên chiếc võng duy nhất, bên cạnh một nồi
chào gà.

Trên bàn có một lá thư gởi cho tên Đức: "Tôi đã hứa đặt tên cho tranh,
vậy tên nó là TUỐT GƯƠM TRẢ HẬN".
Đức không hài lòng, hắn bảo: "Tên bức tranh này không hay, hơn nữa
bây giờ thằng họa sĩ ngỏm rồi, trả hận bằng cách nào?"

Hắn không biết rằng hắn vừa thốt lời thách thức quỷ thần!

oOo

Một buổi sáng lại chơi, tôi thấy Đức có vẻ bồn chồn nóng nảy.

- Này, cậu nhìn bức tranh xem có thấy gì lạ không?

Thấy tôi trả lời "Không" hắn có vẻ hài lòng và giơ tay vuốt trán, tôi chợt
thấy trán hắn ướt đẫm mồ hôi.

- Tôi thật là hay tưởng tượng, cậu có biết không, tôi hôm qua tôi khó ngủ
quá nên thức dậy đi ra văn phòng. Đêm qua sáng trăng, căn phòng được
chiếu sáng, cậu biết tôi thấy cái gì không? Tôi bổng thấy như tay tráng sĩ
trong tranh động đậy, động đậy... rồi khiếp quá, tôi có cảm tưởng như
hắn thò tay ra muốn nắm lấy cổ tôi...

Tôi bảo: "Anh khùng quá, làm gì có chuyện kỳ quái đó! Nếu thấy không
thích thì lấy dao rạch quách bức tranh là xong!"

- Xong sao được, ai đền tôi "hai cây rưỡi" vàng đây, rồi còn bao nhiêu là
phần trăm lời nữa!
Ba ngày sau, tên Đức mà tôi gặp không còn là tên Đức quen thuộc với
nụ cười ngoác tận mang tai. Hắn già đi ít ra vài chục tuổi. Hắn run rẩy
nhìn tôi bằng đôi mắt lạc thần: "Trời ơi, quỷ quá ông ạ. Đêm qua thằng
tráng sĩ bước ra hẳn khỏi tranh để chực chém tôi, nhìn xem kìa, nhìn
xem kìa thanh gươm bây giờ NẰM NGANG trong khi lúc trước nó được
giơ lên! Nhìn xem! Ghê rợn quá!"

Tôi thấy lạnh xương sống. Mình cũng điên như hắn chăng? Thật phi lý,
nhưng sao thanh gươm bây giờ đây lại NẰM NGANG trong tay người
tráng sĩ thật!

Tôi thúc Đức đem rạch nát ngay bức tranh, nhưng óc biển lận của hắn đã
thắng cả sự sợ hãi. Hắn không tin tranh có thể hại hắn thật.

... Đức đã chết.

Người ta tìm thấy thi thể hắn ngồi chết ở trên ghết, cổ bị đứt gần lìa khỏi
người; lưỡi gươm chém vạt cả vào thành ghế.

Tôi sợ hãi liếc mắt nhìn lên tấm tranh: lưỡi kiếm vấy máu tới gần cán

You might also like