You are on page 1of 14

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI VẤN ĐÁP

MÔN: TRIẾT HỌC

Câu 1: Vấn đề cơ bản của triết học, ý nghĩa phương pháp luận?

1. Triết học là gì?


- Ra đời cách đây khoảng 2.800 năm, vào thế kỉ thứ 8 – 6 trước công nguyên. Những học thuyết đầu
tiên của triết học ra đời tại Trung Quốc cổ đại, Ấn Độ cổ đại, Hy Lạp cổ đại, La Mã cổ đại.
- Thuật ngữ TRIẾT HỌC theo
+ Tiếng Hy Lạp là Philosophia ~ yêu mến sự thông thái
+ Nguời phương đông thì gọi là TRÍ Hiểu biết sâu rộng
Đạo lý cao cả
- Định nghĩa:
+ Triết học: là hệ thống những quan điểm chung về thế giới (bao gồm tự nhiên và con
người), và về vai trò của con người trong thế giới đó
+ Triết học Mác-Lênin: là hệ thống lý luận khoa học nghiên cứu những quy luật chung nhất
về sự vận động và phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy. (3 nhà sáng lập: C.Mác,
Ph.Ăngghen, V.I.Lênin)

2. Vấn đề cơ bản của triết học:


- Vấn đề cơ bản của triết học là: vấn đề về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, giữa tồn tại và tư
duy
- Nội dung: bao hàm 2 mặt
+ Giữa vật chất và ý thức, cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào?
+ Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?
- Vì sao gọi mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là vấn đề cơ bản của triết học? Vì:
+ Đây là vấn đề triết học rộng nhất, chung nhất nên bất cứ hệ thống nào, trào lưu, trường
phái, khuynh hướng triết học nào cũng phải nghiên cứu vấn đề này.
+ Cách giải quyết vấn đề này như thế nào sẽ quyết định bản chất của mọi hệ thống triết học
và quyết định cách giải quyết của mọi vấn đề triết học khác.
+ Giải quyết vấn đề này đồng thời có ý nghĩa nguyên tắc xuất phát trong việc giải quyết mối
quan hệ giữa cong người với thế giới
+ Giải quyết vấn đề này như thế nào sẽ quyết định tính đạt (lập trường giai cấp, thế giới quan
giai cấp) của người sáng lập và những đại biểu của hệ thống triết học đó

Câu 2: Thế nào là chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm? Thế nào là chủ nghĩa duy tâm chủ
quan, chủ nghĩa duy tâm khách quan? Nhị nguyên luận? Thuyết không thể biết?

1. Chủ nghĩa duy vật:


- Những nhà triết học cho rằng vật chất là cái có trước ý thức, cái sinh ra ý thức, cái quyết định ý
thức. Còn ý thức là cái có sau vật chất, do vật chất sinh ra và phụ thuộc vào vật chất được gọi là các
nhà triết học duy vật
- Những hình thức cơ bản của chủ nghĩa duy vật: từ khi xuất hiện đến nay, trong quá trình phát triển,
chủ nghĩa duy vật có 3 hình thức cơ bản sau:
+ Chủ nghĩa duy vật cổ đại: thô sơ, thật thà, mộc mạc, chất phác, ngây thơ (Ex: Talet định
nghĩa vật chất là nước)
+ Chủ nghĩa duy vật cận đại (thế kỉ 17-18): siêu hình, máy móc, chỉ duy vật trong giải thích
tự nhiên mà duy tâm trong giải thích xã hội ~~> chủ nghĩa duy vật nửa vời.
+ Chủ nghĩa duy vật hiện đại: là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử,
tức là triết học Mác-Lênin (hay còn gọi là triết học Mác-xít) với đặc điểm vừa duy vật, vừa
1
biện chứng trong giải thích tự nhiên; vừa duy vật, vừa biện chứng trong giải thích xã hội ~~>
đây là chủ nghĩa duy vật triệt để, chủ nghĩa duy vật khoa học

2. Chủ nghĩa duy tâm:


- Những nhà triết học cho rằng: ý thức là cái có trước vật chất, cái sinh ra và quyết định sự tồn tại
của mọi sự vật, hiện tượng và mọi quá trình biến đổi của thế giới được gọi là các nhà Triết học duy
tâm.
- Những hình thức cơ bản của chủ nghĩa duy tâm:
+ Chủ nghĩa duy tâm chủ quan: cho rằng ý thức của con người là cái có trước, là xuất phát
điểm, là cội nguồn của mọi sự vật, hiện tượng và quá trình của thế giới. Dẫn đến biểu hiện
trong nhận thức và hoạt động thực tiễn không xuất phát từ thực tế, không tôn trọng và hành
động theo quy luật khách quan, không tính đến những điều kiện vật chất đã và đang cho
phép mà hoàn toàn tùy tiện, cảm tính, không trung thực, nóng vội, duy ý trí trong việc đề ra
mục tiêu, nhiệm vụ. Hậu quả là chủ trương, đường lối sai lầm, không hiện thực, không tưởng
và tất yếu đi đến thất bại trong hoạt động thực tiễn. Các đại diện tiêu biểu: Beccly, Makhơ.
+ Chủ nghĩa duy tâm khách quan: cho rằng có một ý thức, tư tưởng có trước thế giới vật
chất, trước tự nhiên, xã hội và con người ~~> đó là ý niệm tuyệt đối (ý thức ngoài con
người). Qua một quá trình vận động và phát triển, ý niệm tuyệt đối sinh ra mọi vật ~~> như
vậy là duy tâm khách quan. Biểu hiện của chủ nghĩa duy tâm khách quan trong nhận thức và
hoạt động thực tiễn là bệnh mê tín, dị đoan, tin vào một cái gì đó mê muội, không có cơ sở.
Các đại diện tiêu biểu: Platon, Heghen.

3. Nhị nguyên luận:


- Là trường phái triết học cho rằng vật chất và ý thức là 2 thực thế song song, tồn tại độc lập và
không phụ thuộc vào nhau, không cái nào có trước, không cái nào có sau, không cái nào quyết định
cái nào. Thực thế vật chất thì sinh ra thế giới vật chất, thực thể tinh thần thì sinh ra thế giới tinh thần.
- Là trường phái giao động giữa duy vật và duy tâm nhưng suy cho cùng thì nó vẫn là duy tâm.

4. Thuyết không thể biết (bất khả trí luận):


- Là trường phái triết học phủ nhận khả năng nhận thức thế giới của con người. Rằng về nguyên tắc,
con người không thể nhận thức được thế giới, có những lĩnh vực của hiện thực và về nguyên tắc
không thể biết dù khoa học phát triển như thế nào cũng vậy, dù lý trí con người hoàn thiện đến mấy
cũng thế ~~> Đây thực chất là mở đường cho niềm tin tôn giáo ~~> Thái độ thụ động của con người
~~> làm cho giai cấp lao động mất tin tưởng vào khả năng nmhaanj thức về thế giới. Đại diện tiêu
biểu là: Hium, Cantơ

Câu 3: Phương pháp biện chứng và vai trò của nó? Phương pháp siêu hình và hạn chế của nó?

1. Phương pháp biện chứng:


- Là phương pháp nhận thức, xem xét các sự vật, hiện tượng và quá trình trong mối liên hệ phổ biến
tác động qua lại, rằng buộc lẫn nhau, không ngừng vận động và phát triển; thừa nhận mâu thuẫn là
nguồn gốc của động lực, của mọi sự vận động và phát triển; thừa nhận phát triển thông qua những
bước nhảy vọt về chất, phủ định cái cũ, khẳng định cái mới. Cái mới: Tiến bộ hơn cái cũ
Hợp quy luật
Cái 0 thể đảo ngược được
- Đây là phương pháp nhận thức khoa học, phương pháp nhận thức của triết học Mácxít
- Quán triệt phương pháp biện chứng trong nhận thức và hoạt động thực tiễn cần phải có quan điểm
toàn diện, quan điểm phát triển, quan điểm lịch sử cụ thể.

2. Phương pháp siêu hình:

2
- Là phương pháp nhận thức, xem xét các sự vật, hiện tượng và quá trình trong trạng thái cô lập,
tách biệt, không liên hệ, không vận khộng, không phát triển, không thừa nhận mâu thuẫn bên trong
sự vật hoặc nếu có thừa nhận phát triển thì chỉ thấy sự tăng lên đơn thuần về lượng mà không thấy
sự nhảy vọt về chất.
- Đây là phương pháp nhận thức sai lầm, phản khoa học mà chúng ta cần phê phán, loại bỏ. Biểu
biện của phương pháp này trong nhận thức và hoạt động thực tiễn là quan điểm phiến diện, một
chiều, tĩnh tại, thiếu lịch sử cụ thể.

Câu 4: Hoàn cảnh ra đời của Triết học Trung Quốc cổ - trung đại?

- Trung Quốc là một trong những nơi có nền văn minh sớm nhất thế giới. Vào cuối thế kỉ thứ
3 trước công nguyên, xã hội Trung Quốc đã bước vào thời kỳ chiếm hữu nô lệ sớm hơn châu
Âu hàng nghìn năm.
- Mở đầu nhà nước chiếm hữu nô lệ là triều đại nhà Hạ (2205 - 1766) TCN. Sau đó là
Nhà Thương (1766 - 1400) TCN: rời đô về đất Ân, đổi tên thành nhà Ân.
Nhà Ân (1400 - 1100) TCN
- Vào thế kỉ 11 TCN, bộ lạc du mục Chu từ Tây Bắc Trung Quốc dọc theo sông Hoàng Hà
tiến vào đất Ân, lập ra nhà Chu (1100 - 221) TCN, mở đầu thời kỳ văn minh dựng nước
trong lịch sử Trung Quốc. Nhà Chu chia ra 2 giai đoạn:
+ Tây Chu (TK11 – TK8) TCN: giai đoạn ổn định và phát triển, xã hội có phép tắc, có nền
nếp, quy chế, kỉ cương, thái bình, thịnh trị. Nhà Chu có tới 1.000 nươc chư hầu, tất cả các
nước đều tăm tắp tuân theo mệnh lệnh của nhà Chu.
+ Đông Chu (TK8 – TK3) TCN: ngày càng lâm vào suy vong với những biến động lớn, toàn
diện, kéo dài suốt 500 năm; loạn lạc triền miên; diễn ra các cuộc chiến tranh dữ dội, không
ngớt giữa các nước chư hầu nhà Chu, nước mạnh lấn nước yếu, nước lớn hiếp nước nhỏ, tự
xưng hùng, xưng bá, giành đất, giành dân của nhau. Thời kỳ này còn gọi là thời kỳ Xuân
Thu (722-479) – Chiến Quốc (479-225).
 Theo số liệu sử sách thì thời đại Xuân Thu: kéo dài 243 năm; đã xảy ra 483 cuộc chiến
tranh lớn nhỏ; 52 vụ bán rẻ đất nước; 36 vụ bầy tôi giết vua chúa; cuối thời đại Xuân Thu
còn 20 nước
 Thời đại Chiến Quốc: 20 nước tiêu diệt lẫn nhau, còn lại 7 nước tạo thành thế thất thủ:
Tề, Sở, Yên, Hàn, Ngụy, Triệu, Tần. Năm 479 TCN, Trung Quốc bước vào thời kỳ lịch
sử Chiến Quốc, 7 nước lớn mạnh cùng đứng sừng sững tranh giành chém giết lẫn nhau
hết năm này qua năm khác.
- Đến năm 221 TCN, Doanh Chính nhà Tần nổi dậy dẹp 6 nước kia lập nên đế chế thống nhất,
đề chế phong kiến trung ương tập quyền đầu tiên của Trung Quốc và lên ngôi Hoàng Đế
Trung Hoa thống nhất Tần Thủy Hoàng, xây dựng Vạn Lý Trường Thành (dài trên
7.600km). Rõ ràng, đây là thời kỳ lịch sử đòi giải thể chế độ nô lệ thị tộc của nhà Chu đã tỏ
ra lỗi thời, không phù hợp để tiến nhập vào xã hội phong kiến.
- Chính vào thời điểm trong xã hội xuất hiện những tụ điểm, những trung tâm nơi tập trung
các kẻ sĩ, họ đứng lên lập trường của tầng lớp mình, giai cấp mình, phê phán xã hội cũ đồng
thời đề ra hình mẫu của một xã hội tương lai. Lịch sử gọi thời kỳ này là “Bách gia trư tử”,
“Bách gia tranh minh”. Chính nhờ có quá trình 100 nhà, 100 thày, 100 tiến ~~> xuất hiện
những nhà tư tưởng vĩ đại, họ là những người đã hình thành nên những tư tưởng triết học khá
hoàn chỉnh, tồn tại suốt trong quá trình phát triển của lịch sử Trung Quốc cho tới nay và cả
tới mai sau.

Câu 5: Tư tưởng chính trị - xã hội của Nho giáo?

3
- Các nhà nho đều nhất quán về một chế độ xã hội có kỉ cương, thái bình và thịnh trị. Muốn
vậy phải chấm dứt loại ly ~~> trị >< loạn.

- Để chấm dứt loạn phải thực hiện “chính danh”. Nên chính danh là tư tưởng cơ bản về chính
trị xã hội của Nho giáo nhằm đưa xã hội loạn trở lại trị

- Chính danh: gồm


+ Danh: là tên gọi địa vị, chức vụ, thứ bậc của 1 người trong xã hội.
+ Thực: là phận sự của người đó bao gồm cả nghĩa vụ và quyền lợi.
Danh và thực cần phải phù hợp với nhau; danh và thực không phù hợp là loạn danh.

- Danh và thực của mỗi người do các mối quan hệ xã hội quy định. Mỗi mối quan hệ xã hội
được gọi là một “luân” (luân = trật tự, con đường, đạo cư xử). Xã hội có 5 mối quan hệ giữa
người với người gọi là “ngũ luân”
+ Quần - Thần (Vua - Tôi)
+ Phụ - Tử (Cha - Con)
+ Phu - Thê (Vợ - Chồng)
+ Huynh - đệ (Anh - Em)
+ Bằng - hữu (Bè - Bạn)
- Trong 5 mối quan hệ này thì có 3 mối quan hệ cơ bản nhất gọi là “tam cương”. Để chính
danh thì “tam cương” phải đi liền với “ngũ thường” (ngũ thường là 5 đức phải rèn hàng
ngày: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín), gọi tắt là đạo “cương - thường”

- Để chính danh thì đạo “cương - thường” phải đi liền với “tứ đức”
+ Đối với nam:
\ Hiếu: hiếu với cha mẹ, chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ với lòng kính trọng
\ Đễ: đễ với đàn anh, là kính với các anh trong nhà
\ Trung: là trung thực, thành thực với mình và với người
\ Tín: là phải giữ lời
+ Đối với nữ:
\ Công: là khéo tay, hay làm
\ Dung: là dung nhan, là đẹp, là phải biết làm đẹp cho mình. Muốn vậy thì cần
phải chú ý chỉnh trang từ cử chỉ, nét mặt, điệu đi, dáng đứng
\ Ngôn: là nói năng nhẹ nhàng, dịu dàng, trừng mực, phải lời
\ Hạnh: là đức hạnh, là tính nết tốt
Riêng đối với nữ cần phải thực hiện thêm đạo “tam tòng”:
\ Tại gia tòng phụ: ở nhà theo cha, đến tuổi dựng vợ gả chồng thì phải tuân
theo sự sắp xếp của cha mẹ
\ Xuất giá tòng phu: lấy chồng theo chồng, là vợ phải vâng lời chồng, nghe lời
chồng, chồng chỉ bảo tập tục gia phong nhà chồng phải vâng
\ Phu tử tòng tử: chồng chết thì theo con.

- Để đạt được chính danh, Nho giáo không dùng pháp trị (luật pháp, dùng hình phạt bằng
quyền uy, cưỡng chế, bạo lực để cai trị người) mà dùng “đức trị”.

- Đức trị là dùng luân lý đạo đức để điều hành guồng máy xã hội. Trung tâm của đạo đức Nho
giáo là đức nhân:
+ Nhân: là yêu người, là thương người, là mối quan hệ giữa người và người dựa trên
cơ sở tình thương. Lòng thương người phải dựa trên 2 nguyên tắc:
\ Nguyên tắc 1: Điều gì mình không muốn thì chớ có làm cho người. Điều gì
mà người muốn thì tích tụ cho người, đem lại cho người, điều gì mà người
ghét thì chớ có làm.
4
\ Nguyên tắc 2: Mình muốn đứng vững thì làm cho người đứng vững. Mình
muốn công việc của mình thành đạt thì phải giúp đỡ cho người thành đạt.
Đây chính là những tinh hoa của Nho giáo, hạt nhân hợp lý của Nho giáo, giá trị bền
vững của Nho giáo, đạo làm người của Nho giáo đã làm cho Nho giáo ăn sâu bám
chặt vào đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân lao động, làm cho Nho giáo vươt ra
khỏi biên giới Trung Hoa lan tỏa ra các nước, mang giá trị văn hóa toàn nhân loại.

+ Nhân còn tỏa ra các đức: Lễ, Nghĩa, Trí, Tín


\ Lễ: vừa là tư cách thờ cúng (lễ bái), vừa là những quy định có tính luật pháp,
vừa là những phong tục tập quán, vừa là kỉ luật tinh thần.
Do đó phải biết nhớ về tổ tiên, nhớ về những người đã khuất, những người đã
tạo lập cho mình tiền đề hôm nay với đạo lý “uống nước nhớ nguồn” nên
cúng tế lễ bái là nét đẹp của văn hóa tâm linh cần phải được duy trì trong đời
sống tinh thần của chúng ta.
Vì vậy Khổng Tử đã dạy, những gì trái với lễ đừng xem, đừng nói, đừng làm,
đừng nghe. Và không học lễ thì không có chỗ đứng
Nho giáo khuyên bảo đối với con người thì trước hết cần phải học lễ (đức,
hồng, tâm, phẩm chất), sau là học văn (tài, chuyên, tầm, năng lực)
Hãy nhớ đức hơn tài là người quân tử, tài hơn đức là kẻ tiểu nhân. Người có
đức lớn ắt có được hậu lộc, danh dự, trường thọ.
\ Nghĩa: là những việc lên làm nhằm duy trì đạo lý
\ Trí: là trí thức, là biết người, biết dùng người trung thực để bỏ kẻ gian nịnh,
phải có trí mới thành nhân được.
\ Tín: là lời nói và việc làm phải thống nhất với nhau, nói rộng ra là giữ lời, là
vâng lời.

Nhìn chung, người có đức nhân là người tình cảm, chân thực, hết lòng vì nghĩa, nghiêm
trang tề chỉnh, rộng lượng, khoan dung. Còn kẻ bất nhân thì đầy những trí thuật, rất khôn
khéo linh lợi mà tình cảm đơn lạc, chỉ vì lợi, rối trá, gian ác, phản loạn, lừa trên gạt dưới ~~>
nhân >< lợi, người có nhân không nghĩ đến lợi khi hành động.

Tóm lại đức trị là chỗ đứng vững chắc hơn pháp trị trong lịch sử cai trị các nước phương
Đông. Về điểm này, Khổng Tử chỉ ra rằng lễ tốt hơn, hay hơn hình pháp ở chỗ cấm trước khi
xảy ra, còn hình pháp cấm sau khi xảy ra

Câu 6: Tư tưởng về con người (về nhân sinh quan) của Nho giáo?

- Các nhà nho đề tập trung toàn bộ trí tuệ xây dựng một hình mẫu con người lý tưởng với
những chuẩn mực đạo đức đáp ứng trật tự cai trị kiểu phương Đông. Đó là người “quân tử”.
- Quân tử là người luôn có đủ các đức ngũ thường (nhân, lễ, nghĩa, trí, tín). Cụ thể người quân
tử là người nắm được mệnh trời, sống theo mệnh trời, vì không biết mệnh trời thì chẳng có
thể là người quân tử, nỗ lực chăm lo tu dưỡng đạo đức, khiêm tốn, cẩn thận, nhân ái, có trách
nhiệm, kính trên nhường dưới, sống thân ái và hòa đồng với mọi người.
- Quân tử phải đạt được 9 tiêu chuẩn:
+ Khi nhìn thì phải để ý nhìn cho minh bạch (tập trung mà nhìn, căng mắt mà nhìn)
+ Khi nghe thì phải lắng tai nghe cho rõ ràng (căng tai ra mà nghe, nghe cho tập
trung)
+ Sắc mặt phải dữ cho ôn hòa, vui vẻ, niềm nở với mọi người.Khổng Tử dạy rằng,
giáo hóa dân chúng mà phải to tiếng, giận dữ ấy là phương pháp mạt hạng.
+ Tướng mạo phải dữ cho khiêm cung: khiêm nhường cấp dưới, cung kính cấp trên,
không nịnh bợ người trên, không chèn ép bắt lạt kẻ dưới.
5
+ Nói năng phải dữ bề trung thực
+ Làm việc phải trọng sự kính cẩn, cẩn trọng không sơ xuất với việc mình làm.
+ Có điều nghi hoặc thì phải hỏi han
+ Khi giận thì nghĩ đến hoạn nạn có thể xảy ra
+ Khi thắng lợi thì liền phải nghĩ đến nghĩa.
- Đã là người quân tử thì cần phải có đức sáng ngày càng rộng, ngày càng cao trong thiên hạ.
Muốn vậy, người quân tử cần phải nhận biết được cái thang 8 bậc mà phấn đấu:
+ Cách vật: từ sự vật, tiếp xúc với sự vật, nghiên cứu xem xét đến nơi đến chốn sự
vật mới biêt sự phải trái ở đâu.
+ Trí tri: thấu hiểu, suy xét đến cùng những điều mình biết, tinh thông nghề nghiệp.
+ Thành ý: ý thành thật, không được rối trá
+ Chính tâm: lòng ngay thẳng, chính trực
+ Tu thân: là sử thân mình, tu chỉnh bản thân, sai thì sửa ngay, tu thân là việc làm
hàng ngày.
+ Tề gia: lo toan, sửa sang gia đình chỉnh tề tốt đẹp. Khổng Tử dạy: giáo dục được
người nhà mình mới có thể giáo dục được người khác.
+ Trị quốc: lo toan việc nước, bình trị được nước mình.
+ Bình thiên hạ: thu phục thiên hạ, làm thiên hạ thái bình
- Nhìn chung trong học thuyết Nho giáo, cái gì được coi là tốt, là đẹp, là tiêu biểu cho con
người đều được quy về người quân tử ~~> người quân tử chưa nói mà người ta đã tin, chưa
hành động mà người ta đã kính, người quân tử nhất cử nhất động đều được thiên hạ ngợi ca,
mọi hành vi đều được thiên hạ loi theo, mọi lời nói đều được thiên hạ bắt chước, kẻ ở xa thì
đem lòng tưởng vọng, người ở gần thì không thấy chán.
- Nhưng mặt trái của người quân tử cần chỉ ta là:
Thứ nhất:
+ Quân tử là người có lễ giáo, có tôn ti chặt chẽ đến mức rườm rà trong những cộng
đồng nhà, cộng đồng nước, cộng đồng thiên hạ.
+ Trong 3 cộng đồng, quân tử luôn lấy cộng đồng nhà làm gốc nên Nho giáo cho nhà
có một sức mạnh khống chế rất to lớn đối với con người và có nuôi nghìn sợi dây
chói buội con người một cách nghiệt ngã.
+ Nho giáo cho vô gia cư là nỗi bất hạnh lớn nhất của con người. Đau khổ nhất là
những người không có nhà để gắn mình vào. 4 loại không có nhà để gắn mình vào:
\ Quan: là người đan ông lớn tuổi không có vợ (Quan phu: người đàn ông chết
vợ)
\ Quả: là người đàn bà lớn tuối không có chồng, không lấy chồng,…
\ Cô: là người con mồ côi cha mẹ
\ Độc: là già mà chả có con, không ai nương tựa
Thứ hai:
+ Quân tử cũng là người dĩ hòa vi quý, lấy hòa làm lẽ sống, trung dung trong mọi
hoàn cảnh, mọi thời điểm, cuối cùng đi đến chỗ lựa gió xoay chiều.
+ Trong đấu tranh chính trị xã hội, quân tử thường có thái độ nửa vời, nước đôi, ba
phải, dung hòa, thỏa hiệp ~~> đây là chủ nghĩa cơ hội hiện nay.
+ Quân tử là người không gắn với ai, không chống đối ai, mà lấy đạo trung dung làm
lẽ sống thường này, không thái quá, đừng bất cập, đừng quá tà, đừng quá hữu để đi
tới trung gian, trung lập, trung hòa với mọi người. Về mặt này, quân tử là con người
hòa và yêu (hòa với bên ngoài, hòa với mọi người để yêu cho bản thân) ~~> Quân tử
là người vị kỉ
+ Ngày nay, Trung Quốc đang vận dụng đạo TRUNG DUNG vào chính sách ngoại
giao của mình.
Thứ ba:
+ Quân tử là người thủ cựu (giữa nết cổ xưa); phục cổ (quay về cổ xưa); càng xa càng
hay, càng xưa càng hay ~~> Quân tử là con người hoài cổ, mến cổ, sính cổ,… ~~>
6
Quan tử là người luyến tiếc quá khứ mà quên đi hiện tại, chẳng màng tới tương lai
~~> cho xưa hơn nay, truyền thống hơn hiện tại ~~> là người bảo thủ, trì trệ, không
chịu đổi mới, không chịu làm cách mạng.
Thứ 4:
+ Quân tử là người không có đạo đức lao động, không bao giờ nói đến lao động sản
xuất thậm chí khinh bỏ lao động chân tay. Nho gióa chỉ đề cao 1 chiều lao động tâm
(lao động trí óc) mà khinh thường lao lực (lao động chân tay).
Tóm lại hình mẫu con người lý tưởng của Nho giáo là con người tha hóa dưới dạng quân tử
(vì con người là động vật lao động và có ý thức). Thực chất quân tử là con người đẳng cấp
thuộc tầng lớp quý tộc, là những người nắm quyền hành trong xã hội, đối lập với đông đảo
nhân dân lao động mà Nho giáo cho là tiểu nhân. Vì vậy Nho giáo cũng phác họa ra con
người tha hóa ở dạng tiểu nhân
+ Phải yên thân, yên phận và lấy người quân tử làm chuẩn theo mệnh trời đã định,
phải biết an bài với số phận. Nếu cưỡng lại số phận sẽ khổ cực thêm
+ Tiểu nhân suốt đời phải lo cho người quân tử
+ Tiểu nhân phải to ra dễ sai khiến đối với người quân tử
+ Tiểu nhân phải ra sức làm lụng để nuôi người quân tử
Tóm lại tiểu nhân là người nhỏ mọn, người không có tư cách, khả năng làm nên sự nghiệp gì
đáng kể.

Câu 7: Thực tiễn là gì? Các hình thức cơ bản của hoạt động thực tiễn?

1. Thực tiễn là gì?


- Thực tiễn là những hoạt động vật chất có tính lịch sử, xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên
và xã hội.
- Phạm trù thực tiễn bao hàm các nội dung sau đây:
+ Thực tiễn không phải bao gồm tất cả các hoạt động của con người (toàn bộ hoạt động của
con người tựu chung có 3 loại: hoạt động vật chất; hoạt động tinh thần, hoạt động lý luận;
hoạt động đảm bảo sinh tồn, nòi giống)) mà chỉ là những hoạt động vật chất nói chung hay
nói theo thuật ngữ của Mác là hoạt động cảm tính của con người.
+ Nói thực tiễn là hoạt động vật chất: điều đó có nghĩa là trong quá trình hoạt động thực
tiễn, con người phải sử dụng các phương tiện vật chất, công cụ vật chất, sức mạnh vật chất
của mình tác động vào tự nhiên, xã hội để cải tạo làm biến đổi chúng phù hợp với nhu cầu
của mình.
+ Hoạt động thực tiễn là quá trình tương tác giữa chủ thể và khách thể trong đó chủ thể
hướng vào việc cải tạo khách thể trên cơ sở đó mà nhận thức khách thể. Vì vậy, thực tiễn trở
thành mắt khâu trung gian nối liên ý thức con người với thế giới bên ngoài.
KHÁCH THỂ (thế giới khách quan, sự vật hiện tượng, quá trình,…) <~~~~ H/Đ THỰC
TIỄN ~~~~> CHỦ THỂ (con người, nhận thức, lý luận, khoa học,…)
+ Thực tiễn là hoạt động vật chất có tính chất loài (loài người): hoạt động thực tiễn không
chỉ tiến hành bằng con người riêng lẻ mà phải bằng hoạt động của đông đảo quần chúng
nhan dân trong xã hội, đó là hoạt động của nhiều tầng lớp, nhiều giai cấp. Chủ thể là tất cả
quần chúng nhân dân, là cả xã hội trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Do đó xét về nội
dung cũng như phương thức thực hiện, thực tiễn có tính lịch sử xã hội.
+ Thực tiễn là những hoạt động vật chất có mục đích của con người nhằm cải tạo tự nhiên và
xã hội. Nhưng hoạt động vật chất nào phá hoại tự nhiên, tàn phá xã hội đề là những hoạt
động phản thực tiễn.

2. Các hình thức cơ bản của thực tiễn:


- Các hình thức cơ bản của hoạt động thực tiễn:

7
+ Hình thức cơ bản đầu tiên của hoạt động thực tiễn là hoạt động sản xuất vật chất. Đây là
hình thức hoạt động thực tiễn nguyên thủy nhất, cơ bản nhất vì nó quyết định sự tồn tại trong
xã hội loài người và quyết định các hình thức khác của hoạt động thực tiễn.
+ Hình thức thứ hai là hoạt động chính trị xã hội. Hìnht hức hoạt động này xuất hiện khi xã
hội phân chia giai cấp. Đó là hoạt động đấu tranh giai cấp, đấu tranh giải phòng dân tộc, đấu
tranh chính trị, đấu tranh cho hòa bình, hoạt động cách mạng xã hội nhằm cải tạo, biến đổi
xã hội, phát triển các quan hệ xã hội, chế độ xã hội
+ Hình thức thứ ba là: cùng với sự ra đời, phát triển của khoa học. Một hình thức cơ bản
khác của hoạt động thực tiễn cũng xuất hiện đó là hoạt động thực nghiệm khoa học. Cần lưu
ý rằng chỉ có hoạt động thực nghiệm khoa học chứ không phải tất cả hoạt động khoa học. Vì
trong hoạt động khoa học có cả hoạt động lý luận.
Thực nghiệm là hình thức đặc biệt của thực tiễn, bao gồm thực nghiệm sản xuất, thực
nghiệm khoa học, thực nghiệm xã hội. Cũng biến đổi giới tự nhiên, xã hội nhưng đó là hoạt
động của con người được tiến hành trong những điều kiện nhân tạo nhằm rút ngắn độ dài của
quá trình con người nhận thức và cải tạo thế giới.
- Trên cơ sở những hình thức cơ bản này, những hình thức không cơ bản của thực tiễn được hình
thành. Đó là mặt thực tiễn của các hoạt động trong một số lĩnh vực như:
+ Hoạt động nghệ thuật
+ Hoạt động giáo dục
+ Hoạt động y tế,…
- Sở dĩ gọi là không cơ bản vì những hình thức này kém quan trọng mà chỉ vì chúng được hình
thành và phát triển từ những hình thức cơ bản. Chúng phụ thuộc vào những hình thức hoạt động cơ
bản. Chúng là những hình thức thực tiễn PHÁI SINH.

Câu 8: Tri thức kinh nghiệm và tri thức lý luận. Vai trò và hạn chế của hai loại tri thức này?
Liên hệ bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa và bênh giáo điều chủ nghĩa?

Sự phát triển của nhận thức loài người tất yếu dẫn tới sự xuất hiện lý luận. Nên lý luận là sản phẩm
phát triển cao của nhận thức, đồng thời thể hiện trình độ cao của nhận thức.

Lý luận là một hệ thống những tri thức được khái quá từ thực tiễn, phản ánh những mối liên hệ bản
chất, tất yếu, những tính quy luật của thế giới khách quan. Để có lý luận , nhận thức phải trải qua 2
quá trình đó là: trình độ tri thức kinh nghiệm và trình độ tri thức lý luận.

1. Tri thức kinh nghiệm:


- Tri thức kinh nghiệm là tri thức chủ yếu thu được từ quan sát và thí nghiệm. Nó nảy sinh một cách
trực tiếp từ thực tiễn, từ lao động sản xuất đến đấu tranh xã hội hoặc từ các thí nghiệm.
- Có 2 loại tri thức kinh nghiệm đó là:
+ Tri thức kinh nghiệm thông thường (tiền khoa học): thu nhận được từ những quan sát hàng
ngày trong cuộc sống và lao động sản xuất. Những kinh nghiệm này thường được đúc kết
trong các câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao,…
+ Tri thức kinh nghiệm khoa học: là tri thức thu nhận được từ các thí nghiệm khoa học
- Nhận xét: trong sự phát triển của xã hội, tri thức kinh nghiệm thông thường và tri thức kinh
nghiệm khoa học ngày càng xâm nhập lẫn nhau.
- Vai trò của tri thức kinh nghiệm: tri thức kinh nghiệm có khả năng, có vai trò không thể thiếu được
trong cuộc sống hàng ngày của con người và càng có vai trò quan trọng trong đấu tranh cách mạng
nhất là trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội – là một sự nghiệp rất mới mẻ và đầy khó khăn,
phức tạp. Đó là quá trình cần phải có những kinh nghiệm hay của nhân dân lao động trong hoạt
động thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội để chúng ta đúc kết thành những bài học quan trọng, kiểm
tra, sửa đổi, bổ xung lý luận đã có, tiếp tục tổng kết, khái quát kinh nghiệm mới thành lý luận mới.

8
- Hạn chế: Tri thức kinh nghiệm có hạn chế vì nó đem lại sự hiểu biết về các mặt riêng rẽ, về các
mối liên hệ bên ngoài sự vật và còn rời rạc. Ở trình độ tri thức kinh nghiệm, chưa thể nắm bắt được
cái tất yếu sâu sắc nhất mối quan hệ bản chất của các sự vật hiện hượng. Vì vậy không nên coi
thường tri thức kinh nghiệm, cũng không nên cường điệu tri thức kinh nghiệm, không nên dừng lại ở
tri thức kinh nghiệm mà cần nâng lên trình độ tri thức lý luận

2. Tri thức lý luận:


- Tri thức lý luận là tri thức khái quát từ tri thức kinh nghiệm, nó được biểu đạt bằng hệ thống các
khái niệm, phạm trù, nguyên lý, quy luật của lý luận nói chung
- Vai trò của tri thức lý luận: khác với tri thức kinh nghiệm, tri thức lý luận mang tính trừu tượng và
khái quát cao. Nhờ đó lý luận đem lại sự hiểu biết sâu sắc về bản chất, tính tất nhiên, tính quy luật
của sự vật hiện tượng khách quan. Nhận thức lý luận là nhận thức hướng vào bản chất quy luật của
sự vật. Nhờ có ưu điểm đó nên lý luận có vai trò rất lớn đối với thực tiễn, góp phần biến đổi thực
tiễn thông qua chính hoạt động thực tiễn của con người.
- Hạn chế: Do gián tiếp phản ánh sự vật hiện tượng, do tính khái quát hóa, trừu tượng hóa trong sự
phản ánh hiện thực nên lý luận luôn chứa đựng khả năng ra rời thực tiễn và trở thành ảo tưởng giáo
điều. Đó là hệ tư tưởng không khoa học, hệ tư tưởng phản động, hay thái độ độc quyền về chân lý.
Vì vậy, đồng thời với coi trọng lý luận phải coi trọng thực tiễn, không được cường điều lý luận coi
thường thực tiễn, không được tách rời lý luận khỏi thực tiễn. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải quán
triệt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn cả trong nhận thức khoa học và hành động cách
mạng.
Chủ tịch HCM đã từng viết, thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ
nghĩa Mác-Lênin. Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng, lý luận
không liên hệ với thực tiễn thì thành lý luận suông.

3. Liên hệ bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa và giáo điều chủ nghĩa:
Nguyên nhân: Do vi phạm nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn mà dẫn tới 2 sai lầm cực
đoan đó là bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa và giáo điều chủ nghĩa. Đây là căn bệnh mà cán bộ Đảng
viên ít nhiều mắc phải trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa qua và đã gây ra những tác hại
nhất định. Vì vậy các đại hội Đảng đều đề ra nhiệm vụ là phải xây dựng phương pháp tư duy khoa
học, chống chủ nghĩa kinh nghiệm và chủ nghĩa giáo điều.
a. Bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa:
- Đó là khuynh hướng tuyệt đối hóa kinh nghiệm thực tiễn, hoàn toàn thỏa mãn kinh nghiệm bản
thân, coi kinh nghiệm là tất cả, hạ thấp lý luận, coi thường lý luận khoa học, ngại học lý luận, không
chịu vươn lên để nắm lý luận, không quan tâm đến tổng kết kinh nghiệm để đề xuất lý luận.
- Hậu quả:
+ Dễ dẫn đến tư duy áng chừng, đại khái, thiếu chính xác, thiếu chặt chẽ trong công tác
+ Dễ rơi vào bệnh sự vụ trong công tác, làm việc không kế hoạch, thiển cận, tự mãn, thiếu
nhìn xa trông rộng. Dễ dẫn đến coi thường chất xám, coi thường giới tri thức, coi thường đội
ngũ cán bộ khoa học kĩ thuật. Dễ rơi vào khuynh hướng thủ cựu, phục cổ, bảo thủ trì trệ,
không chịu đổi mới, không chịu làm cách mạng
+ Dễ nặng về quá khứ quá trình, lấy quá khứ quá trình làm tiêu chuẩn để đề bạt cán bộ,…
- Chủ tịch HCM đã viết “kinh nghiệm mà không có thực tiễn cũng như một mắt sáng, một mắt mờ”
b. Bệnh giáo điều chủ nghĩa:
- Đó là bệnh cường điệu lý luận, tuyệt đối hóa lý luận, coi thường kinh nghiệm thực tiễn, coi lý luận
là bất di bất dịch, tách rời lý luận khỏi thực tiễn, thiếu quan điểm lịch sử cụ thể.
- Có 2 biểu hiện của bệnh giáo điều chủ nghĩa đó là:
+ Giáo điều lý luận: là rơi vào bệnh sách vở trong nghiên cứu học tập lý luận, nắm lý luận
chỉ dừng lại ở câu chữ theo kiểu “cầm chương trích cú”. Hiểu lý luận một cách trừu tượng
mà không thâu tóm được bản chất cách mạng và khoa học của nó. Thực chất là bệnh đọc
sách mà không hiểu sách, không tiêu hóa được tri thức, không gắn lý luận với thực tiễn. Cho
nên chống giáo điều lý luận ta phê phán bệnh sách vở, bệnh mọt sách.
9
+ Giáo điều kinh nghiệm: giáo điều về hành động, áp dụng một cách dập khuôn, máy móc
kinh nghiệm xây dựng xã hội chủ nghĩa của nước khác vào nước ta, của địa phương khác
vào địa phương mình, của đơn vị khác vào đơn vị mình, của ngành khác vào ngành mình là
áp dụng dập khuôn tiến hành chiến tranh cách mạng trong thời chiến vào xây dựng kinh tế
trong thời bình.
Phương hướng chung để khắc phục 2 căn bệnh này: chúng ta phải coi trọng cả lý luận và thực tiễn,
coi trọng tổng kết thực tiễn, phải đổi mới tư duy lý luận, đổi mới lý luận của Đảng, đồng thời phải
không ngừng nâng cao trình độ lý luận cho đội ngũ Đảng viên.

Câu 09: Vai trò của thực tiến đối với nhận thức, lý luận, khoa học; liên hệ phê phán bệnh kinh
nghiệm chủ nghĩa và bệnh giáo điều chủ nghĩa?

1. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức, lý luận, khoa học: thực tiễn là cơ sở, động lực, mục
đích chủ yếu và trực tiếp của nhận thức lý luận khoa học.
a. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức, lý luận, khoa học:
Lịch sử đã cho thấy con người bắt đầu sự tồn tại của mình bằng lao động sản xuất biến đổi
giới tự nhiên. Chính từ trong quá trình hoạt động thực tiễn cải tạo thế giới buộc con người phải nhận
thức thế giới. Do đó nhận thức, lý luận, khoa học ở con người mới được hình thành và phát triển
bằng hoạt động thực tiễn con người bằng trực tiếp tác động vào sự vật, hiện tượng và quá trình của
thế giới bát chúng bộc lộ những thuộc tính, những bí ẩn, những tính quy luật để cho con người nhận
thức. Điều đó có nghĩa là thực tiễn cung cấp những tài liệu cho nhận thức, lý luận, khoa học.Mọi tri
thức con người thu nhận được dưới dạng trực tiếp hay gián tiếp, từ thế hệ này truyền cho thế hệ khác
đều nảy sinh từ hoạt động thực tiễn do đó không có thực tiễn thì không có nhận thức, không có lý
luận và không có khoa học. Hiểu biết của con người xét đến cùng phải bắt nguồn từ thực tiễn.
~~> Ý nghĩa của nguyên lý này: Để đề ra chủ trương đường lối phải đi sâu đi sát thực tiễn
tìm hiểu nắm chắc thực tế. Phản ánh trung thực tình hình mới đề ra mục tiêu, nhiệm vụ và biện pháp
thực hiện đúng.
b. Thực tiễn là động lực của nhận thức, lý luận, khoa học:
Quá trình biến đổi thế giới là quá trình con người ngày càng đi sâu vào nhận thức thế giới,
khám quá những bí mật của thế giới, làm phong phú và sâu sắc tri thức của mình về thế giới. Thực
tiễn không ngừng biến đổi, phát triển và luôn đề ra nhu cầu, nhiệm vụ, phương hướng phát triển của
nhận thức, của lý luận cho sự ra đời của các ngành khoa học. Thực tiễn luôn đặt ra những vấn đề
mới đòi hỏi phải có tri thức mới phải tổng kết, khái quát kinh nghiệm mới thành lý luận mới trên cơ
sở đó thúc đẩy sự ra đời và phát triển của ngành khoa học nhằm giải quyết những vấn đề thực tiễn
mới nảy sinh. Đó chính là động lực thúc đẩy nhận thức khoa học phát triền. Thực tiễn còn là động
lực chế tạo ra những công cụ máy móc để hỗ trợ cho con người.
c. Thực tiễn là mục đích của nhận thức, lý luận, khoa học:
Từ hoạt động thực tiễn mà có tri thức lý luận và tri thức khoa học, song bản thân lý luận
khoa học không có mục đích tự thân mà lý luận khoa học ra đời chính vì và chủ yế vì chúng cần
thiết cho hoạt động thực tiễn của con người. Nên sau khi ra đời lý luận khoa học phả quay về phục
vụ thực tiễn, hướng dẫn chỉ đạo thực tiễn, phải biến thành hành động cách mạng của quần chúng. Lý
luận khoa học chỉ có ý nghĩa thực sự khi chúng được vận dụng vào thực tiễn cải tạo tự nhiên phục
vụ mục tiêu phát triển của con người.
Thực tiễn không chỉ là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức lý luận khoa học mà còn là
tiêu chuẩn của chân lý.
Triết học Mác – Lênin khẳng định và chứng mình rằng: thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm tra nhận
thức lý luận khoa học. Nghĩa là sau khi có tri thức lý luận, tri thức khoa học vấn đề không phải là
bàn cãi tranh luận suông xem tri thức nào đúng sai mà chí có lấy thực tiễn kiểm nghiệm, tức là đang
áp dụng lý luận khoa học vào thực tiễn mới xác nhận tri thức đạt được là chân thực hoặc giả dối.
Thực tiễn là tiêu chuẩn đanh thép chứng minh chân lý, nghiêm khắc bác bỏ sai lầm. Tuy nhiên thực
tiễn là tiêu chuẩn chân lý vừa có tính tuyệt đối vừa có tính tương đối.
10
+ Tính tuyệt đối thể hiện ở chỗ: Thực tiễn là tiêu chuẩn khách quan duy nhất để kiểm
nghiệm chân lý. Thực tiễn ở mỗi giai đoạn lịch sử có thể xác nhận được chân lý.
+ Tính tương đối thể hiện ở chỗ: Thực tiễn không phải bất biến đứng nguyên một chỗ mà
luôn vận động, biến đổi và phát triển.
Thực tiễn là một quá trình nên nhận thức chân lý cũng là một quá trình. Điều đó đòi hỏi
chúng ta phải không ngừng đổi mới và phát triển lý luận khoa học cho phù hợp với thực tiễn mới.

3. Liên hệ bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa và giáo điều chủ nghĩa:
Nguyên nhân: Do vi phạm nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn mà dẫn tới 2 sai lầm cực
đoan đó là bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa và giáo điều chủ nghĩa. Đây là căn bệnh mà cán bộ Đảng
viên ít nhiều mắc phải trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa qua và đã gây ra những tác hại
nhất định. Vì vậy các đại hội Đảng đều đề ra nhiệm vụ là phải xây dựng phương pháp tư duy khoa
học, chống chủ nghĩa kinh nghiệm và chủ nghĩa giáo điều.
a. Bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa:
- Đó là khuynh hướng tuyệt đối hóa kinh nghiệm thực tiễn, hoàn toàn thỏa mãn kinh nghiệm bản
thân, coi kinh nghiệm là tất cả, hạ thấp lý luận, coi thường lý luận khoa học, ngại học lý luận, không
chịu vươn lên để nắm lý luận, không quan tâm đến tổng kết kinh nghiệm để đề xuất lý luận.
- Hậu quả:
+ Dễ dẫn đến tư duy áng chừng, đại khái, thiếu chính xác, thiếu chặt chẽ trong công tác
+ Dễ rơi vào bệnh sự vụ trong công tác, làm việc không kế hoạch, thiển cận, tự mãn, thiếu
nhìn xa trông rộng. Dễ dẫn đến coi thường chất xám, coi thường giới tri thức, coi thường đội
ngũ cán bộ khoa học kĩ thuật. Dễ rơi vào khuynh hướng thủ cựu, phục cổ, bảo thủ trì trệ,
không chịu đổi mới, không chịu làm cách mạng
+ Dễ nặng về quá khứ quá trình, lấy quá khứ quá trình làm tiêu chuẩn để đề bạt cán bộ,…
- Chủ tịch HCM đã viết “kinh nghiệm mà không có thực tiễn cũng như một mắt sáng, một mắt
mờ”
b. Bệnh giáo điều chủ nghĩa:
- Đó là bệnh cường điệu lý luận, tuyệt đối hóa lý luận, coi thường kinh nghiệm thực tiễn, coi lý luận
là bất di bất dịch, tách rời lý luận khỏi thực tiễn, thiếu quan điểm lịch sử cụ thể.
- Có 2 biểu hiện của bệnh giáo điều chủ nghĩa đó là:
+ Giáo điều lý luận: là rơi vào bệnh sách vở trong nghiên cứu học tập lý luận, nắm lý luận
chỉ dừng lại ở câu chữ theo kiểu “cầm chương trích cú”. Hiểu lý luận một cách trừu tượng
mà không thâu tóm được bản chất cách mạng và khoa học của nó. Thực chất là bệnh đọc
sách mà không hiểu sách, không tiêu hóa được tri thức, không gắn lý luận với thực tiễn. Cho
nên chống giáo điều lý luận ta phê phán bệnh sách vở, bệnh mọt sách.
+ Giáo điều kinh nghiệm: giáo điều về hành động, áp dụng một cách dập khuôn, máy móc
kinh nghiệm xây dựng xã hội chủ nghĩa của nước khác vào nước ta, của địa phương khác
vào địa phương mình, của đơn vị khác vào đơn vị mình, của ngành khác vào ngành mình là
áp dụng dập khuôn tiến hành chiến tranh cách mạng trong thời chiến vào xây dựng kinh tế
trong thời bình.
Phương hướng chung để khắc phục 2 căn bệnh này: chúng ta phải coi trọng cả lý luận và thực tiễn,
coi trọng tổng kết thực tiễn, phải đổi mới tư duy lý luận, đổi mới lý luận của Đảng, đồng thời phải
không ngừng nâng cao trình độ lý luận cho đội ngũ Đảng viên.

Câu 10: Khái niệm lực lượng sản xuất?

a. Định nghĩa: LLSX là biểu hiện giữa con người và tự nhiên, biểu hiện trình độ chinh phục tự
nhiên của con người.

b. Các yếu tố của LLSX

11
- LLSX là yếu tố khách quan là nền tảng vật chất của lịch sử nhân loại, bao gồm những yếu tố vật và
yếu tố người của nền sản xuất cụ thể là để có thể tiến hành sản xuất thì con người cần phải có những
tư liệu sản xuất nhất định.
- Tư liệu sản xuất gồm có đối tượng lao động và tư liệu lao động.
+ Đối tượng lao động là những vật mà trong quá trình sản xuất con người phải sử dụng công
cụ lao động tác động vào chúng để sản xuất ra của cải vật chất Có hai loại đối tượng lao
động:
1. Những vật có sẵn trong tự nhiên.
2. Loại đối tượng đã qua sơ chế gọi là nguyên liệu.
+ Tư liệu lao động là tất cả những vật mà con người đặt giữa mình với đối tượng lao động
dùng để tác động vào đối tượng lao động trong quá trình sản xuất như:
1. Công cụ lao động ( Công cụ sản xuất ) như các loại động cơ máy móc và thiế bị
công cụ và trang thiết bị.
2. Những phương tiện vận chuyển hàng hóa như: toa xe, đường xá, kênh đào.
3. Các loại đồ đựng để bảo quản đối tượng lao động như thùng phuy, nhà xưởng,
kho tàng.
Trên đây ta đã nói đến hai yếu tố đó là đối tượng lao động và tư liệu lao động song khi đã có hai yếu
tố này thì quá trình sản xuất tạo ra của cải vật chất chỉ mới nằm trong khả năng cần phải có chủ thể
kết hợp hai yếu tố đó lại thì quá trình sản xuất mới được tiến hành.

c. Vị trí và mối quan hệ giữa các yếu tố của LLSX:


Trong LLSX thì công cụ sản xuất là yếu tố động nhất , cách mạng nhất, là khí quan của ???,
là sức mạnh của tri thức đã được vật thể hóa. Có tác dụng nối dài bàn tay và nhân lên sức mạnh của
con người gấp nhiều lần. Chính do sự tiến bộ của công cụ sản xuất mà phân công lao động xã hội
ngày càng phát triển. Nên công cụ sản xuất giữ vai trò quyết định trong tư liệu sản xuất, là thước đo
trình độ chinh phục tự nhiên của con người, là tiêu chuẩn để phân biệt sự khác nhau giữa các thời
đại kinh tế khác nhau trong lịch sử.
C.Mác viết: “Những thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì mà
là ở chỗ chúng sản xuất bằng cách nào với những tư liệu lao động nào”. Song trong mối quan hệ
giữa con người với tự liệu sản xuất thì con người là yếu tố quyết định. Vai trò quyết định của con
người trong mối quan hệ này thể hiện ở chỗ chính con người là chủ thể cải tạo tự nhiên, con người
nhận thức được thế giới khách quan để chế tạo ra những tư liệu lao động phù hợp, cải tiến chúng và
sử dụng chúng để cải biến hiện thực khách quan theo mục đích của mình. Vì vậy công cụ sản xuất
nói riêng và tư liệu sản xuất nói chúng dù có ý nghĩa lớn đền đâu chăng nữa như các nguồn lực tài
nguyên thiên nhiên, máy móc, công nghệ, nguyên nhiên liệu... thực chất chỉ là những nguồn lực phụ
thuộc vào con người. Nếu tách khỏi người lao động thì chúng không thể phát huy tác dụng được,
không thể trở thành LLSX của xã hội được. Với ý nghĩa đó mà Đảng ta khẳng định: nguồn lực con
người là nguồn lực của mọi nguồn lực
Ngày nay, cùng với sự phát triển của LLSX, khoa học đã phát triển đến mức trở thành
nguyên nhân trực tiếp của mọi sự biến đổi to lớn trong sản xuất và trong đời sống. Chưa bao giờ tri
thức khoa học được vật hóa, kết tinh, thâm nhập vào các yếu tố của LLSX và cả QHSX như ngày
nay. Điều mà Mác dự kiến: Khoa học trở thành LLSX trực tiếp, trở thành LLSX đọc lập từ thế kỷ 19
trở thành hiện thực. Vì vậy nhà tương lại học người Mỹ Allvin Foffler đã khẳng định: “ Tri thức có
tính chất lấy không bao giờ hết được ”. Kết luận này còn cho chúng ta biết rằng dùng quyền lực tri
thức đấu tranh cùng với việc sử dụng quyền lực bạo lục và của cải đấu tranh khác nhau xa và quyền
lực, trí tuệ ở vị trí hàng đầu trong tất cả các quyền lực đã có trong lịch sử.

Câu 11: Khái niệm quan hệ sản xuất (QHSX)?

a. Định nghĩa: QHSX là quan hệ giữa người với người tất yếu hình thành trong quá trình sản xuất.

12
b. Nội dung của QHSX: Gồm 3 mặt
1. Các quan hệ sở hữu đối với TLSX.
2. Các quan hệ tổ chức và QLSX.
3. Các quan hệ trong phân phối sản phẩm lao động.
c. Quan hệ giữa 3 mặt của QHSX
Các mặt quan hệ đó đều là những mặt QHSX không được coi nhẹ mặt quan hệ nào. Nhưng
trong 3 mặt quan hệ đó của QHSX thì mặt quan hệ sở hữu đối với TLSX là mặt giữ vai trò quyết
định đối với hai mặt quan hệ kia. Vai trò quyết định của mặt quan hệ sở hữu với LLSX thể hiện ở
chỗ là ai sở hữu TLSX thì người đó nắm quyền tổ chức và quản lý sản xuất và nắm quyền phân phối
sản phẩm lao động. Nghĩa là chế độ sở hữu về TLSX như thế nào thì chế độ tổ chức QLSX và chế
độ phân phối sản phẩm làm ra như thế ấy. Tuy nhiên ba mặt của QHSX vẫn liên hệ chặt chẽ với
nhau tạo thành cấu trúc đồng bộ mang tính hệ thống. Khi xác định vai trò quyết định của quan hệ sở
hữu đồng thời phải thấy được vai trò quan trọng của hai mặt quan hệ kia. Sự tác động của hai mặt
quan hệ sau có thể góp phần củng cố quan hệ sở hữu nếu chúng được coi trọng và cũng có thể làm
xói mòn biến dạng quan hệ sở hữu nếu chúng không được chú ý đúng mức.

Câu 12: Quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất?

Sự tác động lẫn nhau giữa hai mặt LLSX và QHSX biểu hiện quan hệ mang tính biện chứng. Quan
hệ này biểu hiện thành quy luật cơ bản nhất của sự vận động đời sống xã hội.

a. Tính chất và trình độ của LLSX:


- Tính chất của LLSX: Nói đến tính chất của LLSX là nói đến tính chất của công cụ lao động rằng
cộng cụ lao động đó có tính chất cá nhân hoặc xã hội
+ Tính chất cá nhân: Khi nền sản xuất được thực hiện bằng những công cụ thủ công, thô sơ.
Không đòi hỏi nhiều người cùng làm, cùng tiến hành một lúc mà mỗi người có thể sử dụng
công cụ riêng vẫn tiến hành sản xuất được. Kết quả lao động thuộc về bản thân người sản
xuất. LLSX như thế được gọi là LLSX có tính chất cá nhân.
+ Tính chất xã hội: Khi công cụ sản xuất bằng máy móc ra đời thì LLSX mang tính chất máy
móc ra đời muốn tiến hành sản xuất được bắt buộc nhiều người cùng làm cùng tiến hành một
lúc mới sử dụng được công cụ. Như thế quá trình lao động đòi hỏi xã hội hóa thì mới tạo ra
được sản phẩm. Nghĩa là sản phẩm làm ra không phải một người mà do nhiều người làm ra.
- Trình độ của LLSX:Nói lên khả năng của con người thông qua việc sử dụng công cụ lao động,
thực hiện quá trình cải biến giới tự nhiên nhằm đảm bảo cho sự sinh tồn và phát triển của mình.
Trình độ của LLSX thể hiện ở năm điểm sau đây:
1. Trình độ của công cụ lao động
2. Trình độ tổ chức lao động xã hội.
3. Trình độ ứng dụng khoa học vào sản xuất.
4. Kinh nghiệm và kỹ năng của người lao động.
5. Trình độ phân công lao động.

b. Vai trò quyết định của LLSX đối với QHSX:


- Vì sao LLSX giữ vai trò quyết định QHSX?
Theo quan điểm biện chứng, trong mối quan hệ giữa nội dung và hình thức thì nội dung bao giờ
cũng quyết định hình thức và hình thức có sự tác động ngược trở lại nội dung. Trong mối quan hệ
này thì LLSX là nội dung còn QHSX là hình thức. Vì vậy LLSX quyết định QHSX.
- LLSX là yếu tố biến động nhất, cách mạng nhất là khởi điểm của mọi biến đổi trong phương thức
sản xuất
- Biểu hiện vai trò quyết định của LLSX với QHSX:

13
+ LLSX như thế nào thì QHSX như thế ấy nghĩa là sự biến đổi của các quan hệ sản xuất tùy
thuộc vào tính chất và trình độ phát triển của LLSX
+ Với một LLSX nhất định luôn đòi hỏi phải có một QHSX nhất định phù hợp với nó.
+ LLSX biến đổi thì QHSX cũng biến đổi theo. Điều đó đã được chứng minh bằng lịch sử
của năm hình thái kinh tế xã hội.

c. QHSX tác động trở lại đối với sự phát triển của LLSX.
- QHSX tác động ngược trở lại sản xuất theo hai chiều trái ngược: phù hợp và không phù hợp.
+ Chiều phù hợp: Khi các QHSX phù hợp với tính chất và trình độ hiện có của LLSX thì
chúng thực sự quyết định sự phát triển mạnh mẽ và không ngừng của các LLSX vì:
1. Khi các QHSX mới ra đời thì chúng tạo ra những quy luật kinh tế mới là những
đòn bẩy thúc đẩy sản xuất phát triển.
2. Khi các QHSX mới ra đời thì chúng tạo ra những hình thức tổ chức sản xuất phù
hợp thúc đẩy LLSX phát triển.
3. Các QHSX mới ra đời thí chúng tạo ra một bược mới trong việc giải phóng người
lao động ở một mức độ cao hơn so với những QHSX trước đó.
+ Chiều không phù hợp: Khi các QHSX không phù hợp với tính chất, trình độ hiện có của
LLSX thì chúng bộc lộ mâu thuẫn sâu sắc không thể điều hòa với các LLSX. Chúng sẽ biến
thành trở lực, xiềng xích trói buộc, kìm hãm sự phát triển của các LLSX, sự không phù hợp
của QHSX với các LLSX thể hiện ở hai mặt:
1. Các QHSX không phát triển cùng nhịp với sự phát triển của LLSX mà có xu
hướng phát triển chậm dần lại, trở nên lỗi thời lạc hậu. Mặt này thể hiện trong các
hình thái kinh tế xã hội có đôi kháng giai cấp. (Chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản).
Ở đây giai cấp thống trị bóc lột đại diện cho QHSX lỗi thời đã đề ra hàng loạt chính
sách kinh tế nhằm duy trì lợi ích ích kỷ của mình. Đó chính là những trở lực cản trở
LLSX phát triển.
2. Sự không phù hợp của QHSX đối với sự phát triển của LLSX còn do chủ quan gán
ghép một QHSX “cao hơn’ chung chung, trừu tượng, không đồng bộ. Từ kinh
nghiệm thực tiễn lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta đã chỉ ra rằng: “LLSX bị
kìm hãm không chỉ trong trường hợp QHSX lạc hậu mà cả khi QHSX phát triển
không đồng bộ với những yếu tố đi quá xa với trình độ của LLSX”.

--------------------------------------THE END--------------------------------------
**** CHÚC ANH EM TRONG LỚP ÔN THI TỐT, DÀNH KẾT QUẢ CAO ****

14

You might also like