You are on page 1of 22

Chương mở đầu

1.Lý do chọn đề tài:


Ngày nay, qua các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài, vô tuyến,
mạng Internet,…) và trong ngay chính đời sống hằng ngày, chúng ta thường
được nghe nói nhiều đến phong trào “Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh” do Đảng và chính phủ phát động từ các cơ quan công sở,
trường học, bệnh viện cho tới các khu dân cư. Đó là một hoạt động rất có ý
nghĩa nhằm giáo dục ý thức cho mọi người, nhất là giới sinh viên, học sinh về
tấm gương đạo đức cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh, để mọi người cùng
noi theo. Chúng ta nghe kể rất nhiều về những phẩm chất đạo đức của Hồ chủ
tịch, thế nhưng để có thể noi gương Bác lại không phải là chuyện đơn giản. Để
làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đầu tiên, chúng ta cần hiểu rõ tư tưởng Hồ Chí
Minh là gì? Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành dựa trên cơ sở nào? Và đâu
là yếu tố quyết định bản chất khoa học và cách mạng của Hồ Chí Minh? Chỉ khi
giải quyết tốt nhất câu hỏi đó, chúng ta mới có thể học tập và làm theo tấm
gương đạo đức và tư tưởng Hồ Chí Minh tốt được.
Với suy nghĩ như trên và nhờ vào sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn,
nhóm thảo luận quyết định lựa chọn đề tài “Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí
Minh và yếu tố quyết định nên bản chất khoa học và cách mạng của tư tưởng Hồ
Chí Minh.”
2.Mục đích nghiên cứu:
Khi thực hiện đề tài “Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh và yếu tố
quyết định nên bản chất khoa học và cách mạng của tư tưởng Hồ Chí Minh”,
nhóm thảo luận hướng tới giải quyết những vấn đề sau:
- Thứ nhất, khái quát đôi nét về thân thế của Hồ Chí Minh và tư tưởng của
Người.
2

- Thứ hai, chỉ rõ những cơ sở hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm
những yếu tố khách quan và những nhân tố chủ quan.
- Cuối cùng, chỉ ra yếu tố quyết định nên bản chất khoa học và cách mạng của
tư tưởng Hồ Chí Minh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu trong bài này là các yếu tố chủ quan và khách quan góp
phần hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh.
4.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn:
* Ý nghĩa khoa học:
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một đối tượng thu hút được nhiều sự chú ý từ các
nhà nghiên cứu không chỉ trong mà cả ở ngoài nước, đặc biệt là của các nhà
nghiên cứu phương Tây. Là một hệ thống quan điểm, lý luận mang bản chất
cách mạng và khoa học, tư tưởng Hồ Chí Minh đòi hỏi những người nghiên cứu
phải áp dụng những biện pháp khoa học, nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ
khách quan để có thể thấy hết được giá trị của nó.
* Ý nghĩa thực tiễn:
Tư tưởng Hồ Chí Minh là kim chỉ nam, là ánh sáng soi đường cho cách
mạng Việt Nam tiến tới thắng lợi. Bởi vậy, nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí
Minh, hiểu rõ bản chất và giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ giúp cho
chúng ta hiểu biết thêm về lịch sử oai hung của dân tộc, mà còn có những chỉ
dẫn, kinh nghiệm vô giá, những mục tiêu, phương hướng, cách thức phấn đấu
trong tương lai.
5.Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu:
Dựa vào nguồn tư liệu thu thập được từ mạng Internet, các tài liệu sách vở
về tư tưởng Hồ Chí Minh, các kiến thức về lịch sử, xã hội, nhóm thảo luận đã
tiến hành thảo luận, phân tích, tổng hợp lại và đưa ra các ý kiến của bản thân để
hoàn thành đề tài.
3

PHẦN NỘI DUNG


CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ CON NGƯỜI VÀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
1.1. Thân thế Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh (lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, khi đi học là
Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt động cách mạng lấy tên là Nguyễn Ái
Quốc và nhiều bí danh, bút danh khác) sinh ngày 19/5/1890 ở xã Kim Liên, huyện
Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, mất ngày 2/9/1969 tại Hà Nội. Người sinh ra trong một
gia đình nhà nho yêu nước, lớn lên ở một địa phương có truyền thống yêu nước,
anh dũng chống giặc ngoại xâm. Sống trong hoàn cảnh đất nước chìm dưới ách đô
hộ của thực dân Pháp, thời niên thiếu và thanh niên của Người đã chứng kiến nỗi
khổ cực của đồng bào và những phong trào đấu tranh chống thực dân, Người sớm
có chí đuổi thực dân, giành độc lập cho đất nước, đem lại tự do, hạnh phúc cho
đồng bào. Và một trong những di sản mà người đã để lại cho chúng ta là một tư
tưởng to lớn và có ý nghĩa sâu sắc Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh mãi là ngọn
đuốc soi đường, là kim chỉ nam trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân
ta.
1.2 Đôi nét về tư tưởng Hồ Chí Minh.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về
những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và
phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mac - Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam,
kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh
hoa văn hoá nhân loại. Đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai
cấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết
hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về sức mạnh của nhân dân, của
khối đoàn kết toàn dân tộc; về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà
4

nước thực sự của dân, do dân và vì dân; về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực
lượng vũ trang nhân dân; về phát triển kinh tế và văn hoá, không ngừng nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; về đạo đức cách mạng, cần
kiệm, liêm chính, chí công vô tư; về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho
đời sau; về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, cán bộ đảng viên vừa là
người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân.
Sự hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh gắn với các thời kì hoạt
động của Người trong phong trào cách mạng Việt Nam và quốc tế. Đó là thời kì
hình thành tư tưởng yêu nước; thời kì đi tìm con đường cứu nước (1911 - 1920);
thời kì hình thành về cơ bản con đường cách mạng Việt Nam (1921 - 1930); thời kì
kiểm nghiệm, khẳng định và phát triển (1930 - 1945); thời kì phát triển và thắng lợi
(1945 - 1969). Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (6.1991) của Đảng chính thức
ghi vào Cương lĩnh và Điều lệ Đảng: "Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng
Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động..."
Toàn bộ tác phẩm của Người, nhất là "Tuyên ngôn độc lập" và "Bản Di chúc",
là một di sản tư tưởng vô giá Người đã để lại cho nhân dân ta. Từ những năm 1923
- 1924 qua "Báo cáo về Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ" và những bài viết về Lênin,
một số bài trả lời phỏng vấn, ở Người đã sớm hình thành một thái độ độc lập, sáng
tạo trong nhận thức và vận dụng chủ nghĩa Mác, biểu thị một nhân cách, một phong
thái sống và ứng xử của "một con người mới" trong một xã hội tương lai.
Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh giành thắng lợi có ý
nghĩa lịch sử vĩ đại và tính thời đại sâu sắc, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và
dân tộc ta. Cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư
tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và nhân dân Việt Nam. Để tìm hiểu
một cách sâu sắc về tư tưởng hồ chí minh chúng ta cùng tìm hiểu cơ sở hình thành
nên tư tưởng hồ chí minh:cơ sở khách quan ,những tiền đề về thực tiễn- lý luận như
giá trị truyền thống dân tộc ,tinh hoa văn hóa dân tộc ,chủ nghĩa Mác - Lê Nin,và
5

những nhân tố chủ quan:khả năng tư duy, trí tuệ Hồ Chí Minh,phẩm chất đạo đức
và năng lực thực tiễn.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm tổng hòa của những điều kiện khách quan
và chủ quan, của truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại. Cùng
với thực tiễn dân tộc và thời đại được Hồ Chí Minh tổng kết, chuyển hóa sắc sảo,
tinh tế với một phương pháp khoa học, biện chứng. Tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở
thành tư tưởng Việt Nam hiện đại.
6

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
2.1 Cơ sở khách quan
2.1.1 Bối cảnh lịch sử hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
* Bối cảnh lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX:
Từ giữa thế kỷ XIX, Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập đã bị thực dân
Pháp xâm lược và trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến(1858-1884). Chính
quyền triều Nguyễn đã từng bước khuất phục trước tư bản Pháp và lần lượt kí kết
các hiệp ước đầu hàng, thừa nhận quyền bảo hộ của thực dân Pháp trên toàn cõi
Việt Nam.
Đến cuối thế kỷ XIX, các cuộc khởi nghĩa vũ trang dưới khẩu hiệu “Cần
Vương” do các sĩ phu, văn thân lãnh đạo cuối cùng cũng thất bại. Hệ tư tưởng
phong kiến đã tỏ ra lỗi thời trước các nhiệm vụ lịch sử.
Các cuộc khai thác của thực dân Pháp khiến cho xã hội nước ta có sự chuyển
biến và phân hoá, giai cấp công nhân, tầng lớp tiểu tư sản và tư sản bắt đầu xuất
hiện. Mâu thuẫn gay gắt giữa các giai cấp và mâu thuẫn dân tộc xuất hiện tạo ra
tiền đề cho phong trào yêu nước giải phóng dân tộc ở Việt Nam đầu thế kỷ XX.
Tiêu biểu là cuộc đấu tranh yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh và tiêu
biểu là cuộc khởi nghĩa của người anh hung Hoàng Hoa Thám, nhưng tất cả đều
thất bại do chủ trương và con đường cứu nước của họ chưa thật đúng đắn và còn
mang nặng “cốt cách phong kiến”, chưa chỉ ra lối thoát rõ rang cho cả dân tộc.
Phong trào cứu nước của nhân dân ta muốn giành thắng lợi, phải đi theo một con
đường cứu nước mới.
* Bối cảnh thời đại (quốc tế):
Chủ nghĩa tư bản từ giai đọan cạnh tranh tự do chuyển sang giai đoạn độc
quyền nên nhu cầu thuộc địa và tìm kiếm thị trường tiêu thụ của chúng mở rộng
phạm vi dẫn đến hình thành hệ thống thuộc địa thế giới. Ở các nước thuộc địa, sự
7

bóc lột phong kiến trước kia vẫn được duy trì và còn bao trùm lên nó là sự bóc lột
của tư bản chủ nghĩa.
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, các cuộc đấu tranh của công nhân những
nước tư bản đã tạo nên cao trào mới của cách mạng thế giới mà đỉnh cao là cách
mạng Tháng Mười Nga năm 1917. Chính cuộc cách mạng này đã làm “thức tỉnh
các dân tộc châu Á”.
Cách mạng tháng Mười Nga đã lật đổ nhà nước tư sản, thiết lập chính quyền
Xô Viết và mở ra một thời đại mới cho lịch sử loài người.
Từ sau cách mạng Tháng Mười Nga với sự ra đời của quốc tế cộng sản (3 –
1919), phong trào công nhân trong các nước tư bản chủ nghĩa phương Tây và
phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa phương Đông càng có quan hệ
mật thiết với nhau hơn trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế
quốc.
2.1.2 Những tiền đề tư tưởng lý luận.
* Giá trị truyền thống dân tộc.
Nhìn lại chặng đường lịch sử nghìn năm dựng nước và giữ nước, mỗi người
dân Việt Nam đều ý thức được những giá trị truyền thống của dân tộc. Đó là truyền
thống yêu nước từ Triệu, Đinh, Lý ,Trần cho đến nay; sự kiên cường bất khuất, tinh
thần tương thân, tương ái” Thương nhau chia củ sắn lùi- Bát cơm sẻ nửa chăn sui
đắp cùng” (Tố Hữu); lòng nhân nghĩa, ý thức cố kết cộng đồng, ý chí vươn lên
vượt qua mọi khó khăn thử thách; là thông minh, tài sáng tạo, quý trọng hiền tài,
khiêm tốn tiếp thu, tinh lọc những gì tinh tuý nhất của văn hoá nhân loại để làm
giàu cho Tổ quốc. Đó chính là niềm tự hào lớn của nhân dân Việt Nam.
Trong những truyền thống quý báu đó, chủ nghĩa yêu nước, truyền thống tư
tưởng, tình cảm cao quý, thiêng liêng nhất, cội nguồn của trí tuệ sáng tạo và lòng
dũng cảm của dân tộc Việt Nam, cũng là chuẩn mực đạo đức của dân tộc.
Như chúng ta đã biết, Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong một gia đình thấm
nhuần tư tưởng Nho giáo, hơn ai hết Người cũng thấm nhuần tình yêu quê hương,
8

đất nước,tình yêu gia đình và bản sắc dân tộc đã ăn sâu trong trái tim mỗi người
Việt. Người hiểu rằng yêu nước sẽ biến thành lực lượng vật chất thực sự khi nó ăn
sâu vào tiềm thức, vào ý chí và hành động của mỗi con người. Chủ nghĩa yêu nước
biến thành nét đẹp trong tâm hồn mỗi người dân Việt Nam, là động lực cố kết các
các nhân riêng lẻ thành một khối đại đoàn kết.
Chính lịch sử nghìn năm dựng nước đã chứng minh hùng hồn sức mạnh của
dân tộc Việt Nam, một dân tộc có diện tích nhỏ, kinh tế chưa phát triển đã nhiều
lần đánh bại kẻ thù. Đó chính là những thành công của sự hội tụ tinh hoa của dân
tộc. Hồ Chí Minh đã biết nhìn nhận và khơi dậy sức mạnh tiềm tàng đó. Người đã
khẳng định “ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu
của dân tộc. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ Quốc xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi.
Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn. Nó lướt qua mọi sự nguy
hiểm,khó khăn. Nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước.”
* Tinh hoa văn hoá nhân loại.
Kết hợp các giá trị truyền thống của văn hóa phương đông với thành tựu của
văn hóa phương tây đó chính là nét đặc sắc trong quá trình hình thành nhân cách và
văn hóa Hồ Chí Minh.
Xuất thân trong một gia đình khoa bảng, với tư chất thông minh, từ nhỏ, Hồ
Chí Minh đã được giáo dục Hán học và đã tiếp thu nền văn hóa phương Tây tại
trường Quốc học Huế. Khi bôn ba khắp năm châu, bốn bể, Người vừa hoạt động
cách mạng, vừa học hỏi không ngừng. Người đã thông thạo các ngôn ngữ tiêu biểu
cho nền văn minh của nhân loại, am tường các nền văn hóa Đông, Tây, kim, cổ.
Khi tiếp thu các nền văn hóa, Người bao giờ cũng phân tích các yếu tố giá trị toàn
nhân loại và vĩnh cửu. Người đã làm giàu trí tuệ của mình bằng tinh thần văn hóa
nhân loại. Người là tượng trưng cho sự kết hợp hài hòa giữa các nền văn hóa và tỏa
ra một nền văn hóa của tương lai.
Tiếp thu văn hóa phương Đông, trước hết là Nho giáo, Hồ Chí Minh đã đánh
giá đúng đắn vai trò của Nho giáo và người sáng lập ra nó là Khổng Tử và đã đặc
9

biệt khai thác những mặt tích cực của tư tưởng Nho giáo. Trước hết, Hồ Chí Minh
hiểu rõ những mặt bất cập, hạn chế của Nho giáo. Đó là trong Nho giáo có những
yếu tố duy tâm, lạc hậu, phản động như tư tưởng đẳng cấp, khinh lao động chân
tay, khinh phụ nữ, khinh thường thực nghiệm, doanh lợi…Tuy nhiên, Hồ Chí Minh
cũng thấy được những mặt tích cực của nó và khuyên chúng ta “nên học”. Theo
Người, mặt tích cực của Nho giáo là nó đề cao văn hóa, lễ giáo, tạo ra truyền thống
hiếu học với châm ngôn “Học không biết chán”.
Thứ hai là, nếp sống có đạo đức, trong sạch, giản dị, chăm lo làm điều thiện. Thứ
ba là, tinh thần bình đẳng, tinh thần dân chủ không biết mỏi”. Về điểm này, Nho
giáo hơn hẳn các học thuyết cổ đại, bởi vì nhiều học thuyết cổ đại chủ trương ngu
dân để dễ cai trị. Hồ Chí Minh đã khai thác Nho giáo, lựa chọn những yếu tố tích
cực, phù hợp để phục vụ cho nhiệm vụ cách mạng.
Tiếp thu tư tưởng vị tha ở Phật giáo, Hồ Chí Minh là hiện thân của lòng nhân ái,
độ lượng, khoan dung -những nét đặc trưng của giáo lý đạo Phật.
Thứ nhất là, tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái, cứu khổ cứu nạn, thương người như thể
thương thân - một tình yêu bao la không chỉ dành cho con người mà dành cho cả
chim muông, cây cỏ; chất phác chống lại mọi phân biệt đẳng cấp.
Phật giáo Thiền tông đề cao lao động, chống lười biếng. khi Phật giáo vào Việt
Nam, gặp chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đấu tranh bất khuất chống ngoại xâm của
dân tộc ta, đã hình thành nên Thiền phái Trúc lâm Việt Nam, chủ trương sống
không xa rời, lẩn tránh mà gắn bó với đời sống của nhân dân, với đất nước, tham
gia vào cộng đồng, vào cuộc đấu tranh của nhân dân, chống kẻ thù dân tộc.
Ngoài ra, còn có thể tìm thấy nhiều trích dẫn khác nữa về các nhà tư tưởng
phương Đông như Lão Tử, Mặc Tử, Quản Tử…trong các bài nói, bài viết của Hồ
Chí Minh. Cũng như sau này, khi đã trở thành người mác-xít, Nguyễn Ái Quốc vẫn
tìm hiểu thêm về Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn và tìm thấy trong đó
“những điều thích hợp với điều kiện nước ta”. Các tiêu chí của chủ nghĩa Tam dân
là dân tộc - độc lập; dân quyền - tự do; dân sinh - hạnh phúc đã được Hồ Chí Minh
10

rút gọn trong quốc hiệu của Việt Nam “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”. Là người
mác-xít tỉnh táo và sáng suốt, Hồ Chí Minh đã biết khai thác những yếu tố tích cực
của tư tưởng và văn hóa phương Đông để phục vụ cho sự nghiệp cách mạng nước
ta.
Lĩnh hội tư tưởng văn hóa phương Tây: Trong ba mươi năm hoạt động cách
mạng ở nước ngoài, Hồ Chí Minh sống chủ yếu ở châu Âu nên cũng chịu ảnh
hưởng rất sâu rộng của nền văn hóa dân chủ và cách mạng của phương Tây
Khi ra đi tìm đường cứu nước , Người đã từng sang Mỹ, đến sống ở Niu Oóc,
làm thuê và thường đến thăm khu ở của người da đen. Trong các bài viết sau này,
Người thường nhắc đến ý chí đấu tranh cho tự do, độc lập, cho quyền sống của con
người được ghi lại trong Tuyên ngôn độc lập 1776 của nước Mỹ. Người đã tiếp thu
giá trị của tư tưởng nhân quyền với nội dung là quyền tự do cá nhân thiêng liêng
trong bản tuyên ngôn này. Sau này Người đã phát triển nó thành quyền sống, quyền
độc lập, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của tất cả các dân tộc. Nội dung
nhân quyền được Người nâng lên một tầm cỡ mới trong Tuyên ngôn Độc lập của
Việt Nam năm 1945.
Cuối năm 1917, Người từ Anh sang Pháp và quyết định sống và hoạt động ở
thủ đô nước Pháp có ý nghĩa lịch sử rất lớn, mở ra một thời kỳ mới trong cuộc đời
mình. Là thủ đô của nước Pháp, Pa-ri cũng đồng thời là trung tâm văn hóa - nghệ
thuật của châu Âu. Các trào lưu triết học và các trường phái nghệ thuật nổi tiếng
thế giới phần lớn đều được hình thành và ra mắt tại đây. Sống ở giữa nơi hợp lưu
của các dòng văn hóa thế giới, Người đã có điều kiện thuận lợi để nhanh chóng
chiếm lĩnh vốn tri thức của thời đại, đặc biệt là truyền thống văn hóa dân chủ và
tiến bộ của nước Pháp.
Đến với quê hương của lý tưởng tự do, bình đẳng, bác ái, Hồ Chí Minh được
tiếp xúc trực tiếp với tác phẩm của các nhà tư tưởng khai sáng: Von-te, Rút-xô,
Mông-tét-xki-ơ,…những lý luận gia của đại cách mạng Pháp 1789, như Tinh thần
pháp luật của Mông-tét-xki-ơ, Khế ước xã hội của Rút-xô, v.v…tư tưởng dân chủ
11

của các nhà khai sáng đã có ảnh hưởng tới tư tưởng của Người. Ngoài ra, Người
còn hấp thụ được tư tưởng dân chủ và hình thành được phong cách dân chủ của
mình từ trong cuộc sống thực tiễn. Rõ ràng là, ở Pháp, Người đã có thể hoạt động
và đấu tranh cách mạng một cách tương đối tự do, thuận lợi hơn ở trên đất nước
mình, dưới chế độ thuộc địa.
Nhờ được rèn luyện trong phong trào công nhân Pháp và sự cổ vũ, dìu dắt
trực tiếp của nhiều nhà cách mạng và trí thức tiến bộ Pháp như M. Ca-sanh, P.V.
Cu-tuya-ri-ê, G. Mông-mút-xô…mà Hồ Chí Minh đã từng bước trưởng thành. Con
người ấy, trên hành trình cứu nước, đã làm giàu trí tuệ của mình bằng vốn trí tuệ
của thời đại, Đông và Tây, vừa thâu thái, vừa gạn lọc để có thể từ tầm cao của tri
thức nhân loại mà suy nghĩ và lựa chọn, kế thừa và đổi mới, vận dụng và phát triển.

Kế thừa lòng nhân ái, đức hy sinh của Thiên chúa giáo: Nói đến việc kết hợp
văn hóa Đông, Tây trong con người Hồ Chí Minh, tư tưởng Hồ Chí Minh còn kế
thừa lòng nhân ái, đức hy sinh, những giá trị cơ bản của Thiên chúa giáo. Người đã
cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng nhân dân lao
động khỏi ách áp bức, bóc lột; đã là hiện thân của lòng nhân ái và đức hy sinh cao
cả. Sau này, Người luôn luôn giáo dục cán bộ, đảng viên về lòng thương người,
thương dân, thương các chiến sỹ ngoài mặt trận - đó là những tư tưởng thấm đậm
những giá trị cao cả mang tính nhân loại mà Thiên chúa giáo đã khởi xướng và răn
dạy.
Người lên án gay gắt những kẻ “giả danh Chúa” để thực hiện những “hành vi
ác quỷ”: dẫn đường cho đội quân viễn chinh; cướp của cải, đánh đập, bắt giết người
(đặc biệt là trẻ em); chiếm ruộng đất canh tác, v.v… Người lên án những giáo sĩ đại
diện cho chủ nghĩa tư bản phương Tây.
Tóm lại, Hồ Chí Minh tiếp thu các tinh hoa văn hóa nhân loại một cách có
chọn lọc rồi vận dụng tinh hoa đó một cách sát hợp vào những điều kiện cụ thể của
12

đất nước, của dân tộc vì mục đích không chỉ cho sự nghiệp giải phóng dân tộc mình
mà còn góp phần tích cực nhất vào sự nghiệp của các dân tộc khác trên thế giới.
* Chủ nghĩa Mác - Lênin
Chủ nghĩa Mác-Lênin là nguồn gốc lý luận trực tiếp, quyết định bản chất tư
tưởng Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh khẳng định: “Chủ nghĩa Mác-Lênin đối với
chúng ta, những người cách mạng và nhân dân Việt Nam, không những là cái
“cẩm nang” thần kỳ, không những là cái kim chỉ nam mà còn là mặt trời soi sáng
đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa
cộng sản”
Đối với chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh đã nắm vững cái cốt lõi, linh hồn
sống của nó, là phương pháp biện chứng duy vật, học tập, lập trường quan điểm,
phương pháp biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin để giải quyết các vấn đề thực
tiễn của cách mạng Việt Nam.
Các tác phẩm, bài viết của Hồ Chí Minh phản ánh bản chất tư tưởng cách
mạng của Người theo thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin là
yếu tố quan trọng nhất, quyết định việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh.
2.2 Nhân tố chủ quan
2.2.1. Khả năng tư duy và trí tuệ Hồ Chí Minh.
Những năm tháng hoạt động trong nước và bôn ba khắp thế giới để học tập và
nghiên cứu,Hồ Chí Minh đã không ngừng quan sát,nhận xét thực tiễn làm phong
phú thêm sự hiểu biết cua mình.Chính nhờ vào khả năng tư duy và trí tuệ sâu sắc,
nhạy bén và ham học hỏi, Hồ Chí Minh đã có những quan sát và nhận thức đúng
đắn về sự thay đổi của dân tộc và thời đại.
Trong quá trình tìm đường cứu nước,Hồ Chí Minh đã khám phá các quy luật
vận động xã hội,đời sống văn hóa và cuộc đấu tranh của các dân tộc trong hoàn
cảnh cụ thể để khái quát thành các lý luận,rồi đem lý luận chỉ đạo hoạt động thực
tiễn và được kiểm nghiệm trong thực tiễn.Nhờ đó,lý luận của Hồ Chí Minh mang
giá trị khách quan,khoa học và cách mạng
13

Khả năng tư duy và trí tuệ thể hiện ngay trong sự sáng tạo cách mạng của chủ
tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng ở Việt Nam.Nhìn lại quá trình vận
động của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ 20 ta thấy Hồ Chí Minh luôn thể hiện
tinh thần của một nhà cách mạng sáng tạo.Dù ở đâu,thời điểm nào,Hồ Chí Minh
cũng luôn nắm vững bản chất các sự kiện và các mối liên hệ bên trong và bên ngoài
để từ đó đưa ra chủ trương,giải pháp,cách ứng xử hợp lý nhất,sáng tạo nhất.
2.2.2 Phẩm chất đạo đức và năng lực hoạt động thực tiễn
Mục tiêu giải phóng dân tộc và sự nhận thức đúng đắn về thời đại đã tạo điều
kiện để Hồ Chí Minh hoạt động có hiệu quả cho dân tộc và thời đại.Có được điều
đó là nhờ vào nhân cách,phẩm chất và tài năng trí tuệ siêu việt của Hồ Chí
Minh.Phẩm chất và tài năng đó được biểu hiện ở nhiều khía cạnh:
- Đó là tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, cộng với đầu óc phê phán tinh tường
sáng suốt trong việc nhận xét,đánh giá các sự vật,sự việc xung quanh.
- Đó là bản lĩnh kiên định, luôn tin vào nhân dân; khiêm tốn, bình dị, ham học
hỏi; nhạy bén với cái mới,có phương pháp biện chứng, có đầu óc thực tiễn.Chính vì
thế, Hồ Chí Minh đã khám phá ra lý luận cách mạng thuộc địa trong thời đại mới
và định ra các quyết sách đúng đắn,sáng tạo để đưa cách mạng đến thắng lợi.
- Phẩm chất, tài năng đó cũng được biểu hiện ở sự khổ công học tập để chiếm
lĩnh đỉnh cao tri thức nhân loại, là tâm hồn của một nhà yêu nước chân chính,một
chiến sỹ cộng sản nhiệt thành cách mạng,một trái tim yêu nước thương dân,sẵn
sàng hy sinh vì độc lập tự do của Tổ Quốc, hạnh phúc của đồng bào.
- Phẩm chất tư tưởng Hồ Chí Minh được thể hiện ở cuộc đời hoạt động không
biết mệt mỏi vì sự nghiệp giải phóng dân tộc,giải phóng giai cấp,giải phóng con
người để rồi hướng tới giải phóng toàn xã hội. Với Hồ Chí Minh, con người bao
giờ cũng là vốn quý nhất.Bác nói cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Cây có đơm
hoa kết trái,cành lá sum suê đều ở cái gốc đó mà ra nhưng muốn có cán bộ trước
hết phải xây dựng con người. Muốn trở thành cán bộ thì trước hết phải trở thành
con người.
14

Tóm lại, tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm tổng hòa của những điều kiện
khách quan và chủ quan,của truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân
loại. Tư tưởng Hồ Chí Minh là tư tưởng Việt Nam hiện đại.
15

CHƯƠNG 3
YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH BẢN CHẤT CÁCH MẠNG VÀ KHOA HỌC
CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Hồ Chí Minh khẳng định: “Chủ nghĩa Lênin đối với chúng ta, những người
cách mạng và nhân dân Việt Nam, không những là cái “cẩm nang” thần kỳ, không
những là cái kim chỉ nam mà còn là mặt trời soi sáng đường chúng ta đi tới thắng
lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản”. Người còn nói “ bây
giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc
chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Mac – Lênin”. Hồ Chí Minh không chỉ
nắm vững cái cốt lõi, linh hồn sống mà người còn học tập lập trường, quan điểm,
phương pháp biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin để giải quyết các vấn đề thực
tiễn của cách mạng Việt Nam. Các tác phẩm, bài viết của Hồ Chí Minh phản ánh
bản chất tư tưởng cách mạng của Người theo thế giới quan, phương pháp luận của
chủ nghĩa Mác-Lênin. Điều đó đã chỉ ra rằng: nhân tố quyết định bản chất cách
mạng, khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh chính là chủ nghĩa Mac–Lênin.
3.1 Bản chất của Chủ nghĩa Mác – Lênin là cách mạng và khoa học.
* Chủ nghĩa Mác - Lênin là học thuyết tiến bộ nhất, triệt để nhất, trang bị cho
con người cơ sở thế giới quan,phương pháp luận về nhận thức cải tạo thế giới mà
chưa một học thuyết nào trước Mac có thể làm được. Học thuyết khoa học và cách
mạng của chủ nghĩa Mac – Lênin được xây dựng trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các
tinh hoa của nhân loại mà trực tiếp nhất là Triết học cổ điển Đức, kinh tế chính trị
cổ điển Anh và chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp, đồng thời khái quát các thành
tựu khoa học kỹ thuật đương thời của nhân loại trên tất cả các mặt của đời sống xã
hội: vật lý, sinh học, hoá học… Chủ nghĩa Mac-Lênin ra đời như một tất yếu lịch
sử không những vì nó là phản ánh thực tiễn xã hội mà nó còn là sự phát triển hợp
logic của lịch sử tư tưởng nhân loại.
16

* Bản chất khoa học của chủ nghĩa Mac–Lênin thề hiện ở hệ thống quy luật
chung nhất của thế giới. Chủ nghĩa Mac -Lênin đã đem lại cho khoa học hiện đại
một phương pháp luận đúng đắn trong việc xem xét, lý giải bản thân sự phát triển
của mình. Đó là chức năng luận chứng và giải thích khoa học, chức năng tổng hợp
tri thức, định hướng và tiên đoán khoa học. Là một học thuyết khoa học lý luận -
đỉnh cao trí tuệ, chủ nghĩa Mac - Lênin đã đem lại cơ sở khoa học đúng đắn cho
việc luận chứng và giải thích các hiện tượng trong đời sống xã hội, trong quá trình
lịch sử nhất là việc cải tạo thế giới hiện thực. Với bản chất cách mạng và khoa học,
chủ nghĩa Mac - Lênin đã đem lại cho con người quan điểm toàn diện, khách quan,
lịch sử- cụ thể, quan điểm phát triển và thực tiễn trong hoạt động nhận thức và hoạt
động thực tiễn.
* Bất chấp thực tiễn thăng trầm của thời đại, học thuyết Mác-Lênin với những
luận điểm, quan điểm và tư tưởng cơ bản thực sự khoa học và cách mạng không bị
quy luật xã hội đào thải, vẫn giữ nguyên giá trị, vẫn là lý tưởng cao đẹp nhất của
loài người,là kim chỉ nam, vũ khí tư tưởng của giai cấp vô sản , là cách thức thay
đổi và cải tạo thế giới vì mục tiêu giải phóng con người, giải phóng xã hội, định
hướng hướng phát triển cho xã hội loài người.Với bản chất cách mạng và khoa học,
chủ nghĩa Mac-Lênin đã quyết định đến bản chất cách mạng và khoa học của tư
tưởng Hồ Chí Minh.
3.2 Những biểu hiện cho thấy bản chất cách mạng và khoa học của tư tưởng
Hồ Chí Minh.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh đã trang bị cho giai cấp công nhân,, quần chúng nhân
dân lao động nhận thức về con đường, mục tiêu, lý tưởng để lật đổ chế độ thực dân,
phong kiến, giành chính quyền , xây dựng mộ xã hội mới – xã hội XHCN ở một
nước nông nghiệp, chậm phát triển, nông dân chiếm đại đa số trong dân cư, giai cấp
công nhân chiếm một tỷ lệ rất nhỏ.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh đã chỉ rõ cho giai cấp công nhân, quần chúng nhân dân
và Đảng Cộng Sản những nội dung, biện pháp, cách thức để xây dựng một xã hội
17

mới trên tất cả các mặt: xây dựng Đảng cộng sản, xây dựng nhà nước, hệ thống
chính trị, về phát triển văn hóa, giáo dục, kinh tế, xã hội…
- Tư tưởng Hồ Chí Minh còn có ý nghĩa quốc tế to lớn, là ngọn đuốc soi đường
vạch ra con đường cho Đảng , cho giai cấp công nhân các dân tộc bị áp bức giành
được độc lập.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh thề hiện một tinh thần cách mạng triệt để.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kế thừa tinh hoa văn hoá của nhân loại.
3.3. Sự quyết định của chủ nghĩa Mác - Lênin tới bản chất cách mạng và
khoa học cuả tư tưởng Hồ Chí Minh
* Bản chất của chủ nghĩa Mac - Lênin là cách mạng và khoa học. Tuy nhiên,
để bản chất khoa học đó được quán triệt, được thể hiện trong tư tưởng Hồ Chí Minh
thì lại phụ thuộc trực tiếp vào, trí tuệ, khả năng tư duy, phẩm chất đạo đức và năng
lực hoạt động thực tiễn vào phương pháp nghiên cứu, vận dụng chủ nghĩa Mac –
Lênin của Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh đã bằng trí tuệ của mình đã trung thành vận
dụng và sáng tạo chủ nghĩa Mac – Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Điều
đó lý giải không ít các nhà hoạt động cách mạng, lãnh tụ của các Đảng cộng sản vì
sao cũng tìm đến nghiên cứu và vận dụng chủ nghĩa Mac–Lênin vào điều kiện nước
mình nhưng không thể hiện được bản chất cách mạng và khoa học của học thuyết
Mac- Lênin trong hệ thống quan điểm, tư tưởng của họ. Ví dụ: đại cách mạng văn
hoá ở Trung Quốc, “chính quyền trên nòng súng”, “trong Đảng có phái” , quan
điểm mèo trắng hay mèo đen không quan trọng miễn sao bắt được chuột của Mao
Trạch Đông.
* Trải qua gần 10 năm đi tìm đường cứu nước, chỉ sau khi đọc bản “sơ thảo
lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lênin
(1920) Hồ Chí Minh mới thực sự tìm ra con đường giải phóng cho dân tộc Việt
Nam. Người đã nói: “Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi,
sáng tỏ, tin tưởng biết bao.Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang
nói trước quần chúng đông đảo: “ Hời đồng bào bị đoạ đày bị đau khổ! Đây là cái
18

cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!”, “Từ đó tôi hoàn
toàn tin theo Lênin, tin theo quốc tế thứ ba” . Sau đó, Người đã vận dụng trung
thành và sáng tạo chủ nghĩa Mac – Lênin vào điều kiện thực tế cách mạng Việt
Nam, xây dựng nên tư tưởng Hồ Chí Minh đa dạng, phong phú trên tất cả các lĩnh
vực của đời sống xã hội:
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cộng sản Việt Nam
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và xây dựng nhà nước của dân, do dân và
vì dân.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá, đạo đức và xây dựng con người mới.
* Chủ nghĩa Mac-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh có mối quan hệ biện chứng,
trong đó chủ nghĩa Mac-Lênin là lý luận chủ yếu quyết định bản chất nội dung cơ
bản của tư tưởng Hồ Chí Minh. Còn Tư tưởng Hồ Chí Minh góp phần bổ sung,
phát triển, làm phong phú thêm chủ nghĩa Mac-Lênin. Đảng ta đã khẳng định: “Tu
tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc những vấn đè
cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả cuả sự vận dụng và phát triển sáng tạo
chủ nghĩa Mac-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta.
- Về vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp, chủ nghĩa Mac- Lênin đề cao vấn
đề giai cấp , còn với Hồ Chí Minh, vấn đề giai cấp gắn bó mật thiết với vấn đề dân
tộc, không có giai cấp chung chung đứng ngoài dân tộc Trong hoàn cảnh mất nước
thì quyền lợi dân tộc được đặt lên trên quyền lợi giai cấp, vì có giải phóng dân tộc
mới có giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc đã bao hàm cả giải phóng giai cấp,
tạo điều kiện dể giải phóng giai cấp. Hồ Chí Minh nhận thấy, ở Việt Nam, cùng với
sự tồn tại của mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp trong nội bộ dân tộc, nổi lên
mâu thuẫn dân tộc và dấu tranh dân tộc giữa toàn dân tộc với chủ nghĩa thực dân và
19

bè lũ tay sai. Do đó, theo Người,chủ nghĩa dân tộc là một động lực to lớn của đất
nước và đại đoàn kết dân tộc trên nền tảng liên minh của giai cấp công nhân với
nông dân và tri thức là một chiến lược cách mạng, là lực lượng to lớn của cách
mạng Việt Nam.
- Vấn đề dân tộc và thuộc địa là phần đóng góp quan trọng của Hồ Chí Minh
vào chủ nghĩa Mac–Lênin. C.Mac và Anghen cho rằng tương lai của cách mạng
giải phóng dân tộc vẫn phần lớn phụ thuộc vào thắng lợi của cách mạng vô sản ở
các nước tư bản chủ nghĩa phát triển. Sang thời Lênin, khi phân tích chủ nghĩa tư
bản ở giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, ông cho rằng: chủ nghĩa xã hội có thể thắng lợi
thậm chí trong một nước tư bản tách riêng (một mắt xích trong sợi dây chuyền).
Đến Hồ Chí Minh, người đã phân tích và vạch rõ chủ nghĩa đế quốc như một con
đỉa hai vòi, một vòi hút máu của vô sản chính quốc, một vòi hút máu của dân tộc
thuộc địa. Người đã chỉ ra rằng phải cùng lúc cắt cả hai vòi thì nó mới chết, còn
một vòi thì vòi kia sẽ mọc lại.Người đã nhận định rằng trong nhiều điều kiện cụ
thể, cách mạng ở thuộc địa có thể thành công trước cách mạng ở chính quốc và góp
phần thúc đẩy cách mạng ở chính quốc.
- Vấn đề Đảng Cộng sản là một sáng tạo to lớn của Hồ Chí Minh, có tác dụng
quyết định đến thắng lợi của cách mạng Việt Nam.Theo quan điểm của Lênin, các
yếu tố tạo nên sự ra đời của Đảng cộng sản là : Chủ nghĩa Mac và phong trào công
nhân. Đến Hồ Chí Minh, khi người đề cập đến sự hình thành Đảng cộng sản Việt
Nam, bên cạnh hai yếu tố trên, Người còn kể đến yếu tố thứ ba là phong trào yêu
nước. Hồ Chí Minh đã thấy rõ vai trò to lớn của chủ nghĩa Mac-Lênin đối với cách
mạng Việt Na và đối với sự hình thành Đảng cộng sản Việt Nam. Người đánh giá
cao vai trò , vị trí lãnh đạo của giai cấp công nhân Việt Nam trong sắp xếp lực
lượng cách mạng.Tuy nhiên, sự sáng tạo của người là ở chỗ; Người cho rằng phong
trào yêu nước cũng là yếu tố tạo nên sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam.. Đó là
bởi Phong trào yêu nước có một vị trí, vai trò to lớn tròn quá trình phát triển của
Việt Nam. Phong trào yêu nước có thể kết hợp với phong trào công nhân vì hai
20

phong trào này đều có chung mục đích là giải phóng dân tộc, làm cho Việt Nam
hoàn toàn độc lập, xây dựng đất nước hùng cường. Hơn thế nữa, nói đến phong trào
nông dân là nói tới phong trào yêu nước; do đó có thể kết hợp phong trào công
nhân và phòng trào nông dân với nhau. Lý do cuối cùng đó là bởi phong trào yêu
nước của tri thức Việt Nam là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự kết hợp các yếu tố
cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam. Hồ Chí Minh đã khẳng định: Đảng
cộng sản Việt Nam là đảng của giai cấp công nhân, là đội tiên phong của giai cấp
công nhân, mang bản chất của giai cấp công nhân.
Chủ nghĩa Mác-Lênin đã trang bị cho Hồ Chí Minh cơ sở thế giới quan,
phương pháp luận khoa học, nhờ đó mà người đã có bước phát triển về chất từ một
người yêu nước trở thành một người chiến sĩ cộng sản lỗi lac, tìm ra con đường cứu
nước đúng đắn. Chính trên cơ sở của lý luận Mác-Lênin đã giúp Người tiếp thu và
chuyển hoá những nhân tố tích cực, những giá trị và tinh hoa văn hoá của dân tộc
và của nhân loại để tạo nên tư tưởng của mình phù hợp với xu thế vận động của
lịch sử. Vì vậy, trong quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh thì chủ nghĩa
Mác-Lênin có vai trò to lớn, là cơ sở, nguồn gốc chủ yếu nhất. Vì vậy, chủ nghĩa
Mac-Lênin chính là yếu tố quyết định bản chất cách mạng và khoa học của tư
tưởng Hồ Chí Minh.
21

KẾT LUẬN

Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành trên nền tảng thế giới quan và phương
pháp luận của Chủ nghĩa Mác- Lênin, thuộc hệ tư tưởng Mác-Lênin. Hồ Chí Minh
đã vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của
nước ta, phù hợp với lịch sử và văn hóa Việt nam, xuất phát từ đất nước và con
người Việt Nam, giải đáp những yêu cầu lý luận và thực tiễn của Cách mạng Việt
Nam. Nói cách khác, tư tưởng Hồ Chí Minh là chủ nghĩa Mác-Lênin ở Việt Nam,
có nắm được tư tưởng Hồ Chí Minh mới hiểu rõ được đường lối cách mạng Việt
Nam. Cách mạng nước ta có được thắng lợi to lớn như ngày hôm nay trước hết là
nhờ có chủ nghĩa Mác- Lênin được vận dụng trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Tuy
nhiên thì khả năng tư duy và trí tuệ của Hồ Chí Minh khi Người áp dụng sáng tạo,
hợp lý chủ nghĩa Mác-Lênin vào đất nước ta cũng là nguồn nội lực quan trọng, yếu
tố cần thiết để dẫn tới thành công của cách mạng Việt Nam.
Xét cho cùng ta có thể kêt luận rằng: chủ nghĩa Mác-Lênin là yếu tố quan
trọng nhất, quyết định bản chất khoa học và cách mạng cũng như sự hình thành
của tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng Hồ Chí Minh đã thực sự là nguồn trí tuệ,
nguồn động lực soi sáng và thúc đẩy sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta trong thời
kỳ đổi mới.

.
22

You might also like