You are on page 1of 3

Đề cương tham khảo môn Luật Lao động

I. Cơ cấu đề thi các năm trước


Đề thi gồm 3 câu, tổng điểm: 10 điểm
Câu 1: (Câu tự luận - 3 điểm).
Đây là nhóm câu hỏi lý thuyết
Dạng câu hỏi thường gặp: Phân biệt; So sánh; Mối quan hệ; Phân tích...
Lưu ý
Đối với dạng câu hỏi phân biệt hoặc so sánh: sinh viên nên kẻ bảng
Đối với dạng câu hỏi mối quan hệ: sinh viên nên xem xét cái nào quyết định cái nào, cái
nào phản ánh cái nào...

Một vài câu hỏi có thể gặp:


Phân biệt (so sánh)
HDLD với TULDTT;
HDLD với các hình thức tuyển dụng lao động khác như tuyển dụng vào biên chế nhà nước;
TULDTT với NQLD
Trợ cấp mất việc làm với trợ cấp thôi việc
Các biện pháp tăng cường kỷ luật lao động
Các hình thức xử lý vi phạm kỷ luật lao động
Mối quan hệ giữa
TULDTT với NQLD

Câu 2: (Câu trắc nghiệm - 4 điểm).


Đây là nhóm câu hỏi khẳng định đúng/sai và giải thích tại sao.
Với nhóm câu hỏi này, sinh viên nên suy nghĩ kỹ về nội dung câu hỏi và mệnh đề logic
Lưu ý:
Thông thường khi sinh viên khẳng định (Đúng hoặc sai) không chính xác, các thầy cô có
thể không đọc phần giải thích, vì vậy sinh viên nên suy nghĩ kĩ trước khi lựa chọn phương
án trả lời đúng hay sai.
Dạng câu hỏi:
- Người sử dụng lao động có thể huy động người lao động làm thêm đến 300 giờ một năm.
- Trong mọi trường hợp, người sử dụng lao động có thể trả chậm lương cho người lao động mà
không phải đề bù lãi suất.
- Người lao động bị áp dụng trách nhiệm kỷ luật thì đương nhiên bị áp dụng trách nhiệm vật chất.
- Hội đồng trọng tài lao đông có thẩm quyền giải quyết mọi tranh chấp lao động.
Câu 3: (Bài tập tình huống - 3 điểm)
Đề bài sẽ cho một tình huống và hỏi sinh viên:
- Hành vi của các bên là đúng hay sai, tại sao?
Với câu hỏi này, sinh viên nên liệt kê các bên có mặt trong tình huống trên; các bên đó đã thực
hiện các hành vi gì và nhận xét các hành vi đó là đúng hay sai, tại sao.
- Nếu một bên có khiếu nại thì thủ tục như thế nào
Với câu hỏi này, sinh viên cần phải biết vụ việc trong tình huống trên thuộc loại tranh chấp lao
động nào (TCLD cá nhân hay TCLD tập thể về quyền hay TCLD tập thể về lợi ích). Sau khi nhận
xét được đó thuộc loại TCLD nào, sinh viên trình bày về thủ tục giải quyết loại TCLD đó - mỗi loại
TCLD có một biện pháp giải quyết riêng.
Lưu ý:
Thẩm quyền của TAND theo cấp xét xử và theo lãnh thổ
Tranh chấp lao động cá nhân có yếu tố nước ngoài thì TAND tỉnh giải quyết
Thời hiệu giải quyết TCLD - khi TCLD đã hết thời hiệu giải quyết thì không có cơ quan nào
sẽ giải quyết vụ việc đó

II. Trọng tâm kiến thức môn học Luật Lao động
1. Chương "Khái quát chung về luật lao động"
- Khái niệm về luật lao động
- Nguồn của luật lao động
- Các quan hệ lao động chịu sự điều chỉnh của ngành luật lao động
+ QHPL về sử dụng lao động
+ QHPL phát sinh trong quá trình sử dụng lao động
- Phân biệt quan hệ lao động chịu sự điều chỉnh của ngành luật lao động với các QHLD chịu sự
điều chỉnh của ngành luật khác (QHLD chịu sự điều chỉnh của LDS, LHC, LHTX)
- Điều kiện tham gia QHPL về sử dụng lao động

2. Chương "Học nghề việc làm"


a. Học nghề
- Điều kiện tham gia quan hệ học nghề của người học nghề, cơ sở dạy nghề
- Hợp đồng học nghề
+ Hình thức HDHN
+ Nội dung HDHN
+ Các TH chấm dứt HDHN và hậu quả pháp lý khi chấm dứt HDHN
b. Việc làm
- Trợ cấp mất việc làm
+ Điều kiện hưởng trợ cấp mất việc làm
+ Mức hưởng
+ Những lưu ý về mức hưởng trợ cấp mất việc làm khi người lao động được nâng lương hoặc
thời gian làm việc có lẻ

3. Chương "Thỏa ước lao động tập thể"


- Khái niệm
- Đặc điểm
- Đại diện thương lượng, kí kết
- Thủ tục kí kết
- Hiệu lực của TULDTT
- Các trường hợp dẫn đến TULDTT vô hiệu và hậu quả pháp lý của nó
- Thực hiện, thay đổi, chấm dứt TULDTT

4. Chương "Hợp đồng lao động"


- Khái niệm
- Đối tượng, phạm vi tham gia HDLD
- Bản chất - đặc điểm của HDLD
- Kí kết HDLD
- Hiệu lực của HDLD
- Hợp đồng lao đông vô hiệu
- Thực hiện, thay đổi, tạm hoãn, chấm dứt HDLD
- Trợ cấp thôi việc
+ Điều kiện hưởng
+ Mức hưởng
+ Những lưu ý về mức hưởng trợ cấp thôi việc khi người lao động được nâng lương hoặc thời
gian làm việc có lẻ, khi NLD thực hiện nhiều HDLD mà khi HDLD chấm dứt mà NLD chưa được
hưởng trợ cấp thôi việc
- Phân biệt trợ cấp mất việc làm (trong chương Học nghề, Việc làm) với trợ cấp thôi việc (trong
chương HDLD)

5. Chương "Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi"


a. Thời giờ làm việc
- Khái niệm
- Các loại thời giờ làm việc và các quy định của PL về thời giờ làm việc
b. Thời giờ nghỉ ngơi
- Khái niệm
- Các loại thời giờ nghỉ ngơi và các quy định của PL thời giờ nghỉ ngơi
6. Chương "Tiền lương"
- Khái niệm tiền lương, tiền lương tối thiểu
- Trả lương trong một số trường hợp
- Các hình thức trả lương

7. Chương "Bảo hộ lao động"


- Khái niệm
- Quy định về BHLD
+ Quy định về điều kiện làm việc, phương tiện bảo hộ lao động
+ Quy định về khám sức khỏe
+ Quy định về bồi dưỡng bằng hiện vật
+ Quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
+ Quy định đối với các lao động đặc thù

8. Chương "Kỷ luật lao động; Trách nhiệm vật chất"


a. Kỷ luật lao động
- Khái niệm
- Các biện pháp tăng cường KLLD
Lưu ý: Xử lý kỷ luật (hay trách nhiệm kỷ luật) chỉ làm một trong các biện pháp tăng cường
KLLD
- Căn cứ áp dụng trách nhiệm kỷ luật
- Thẩm quyền, thời hiệu, thủ tục xử lý kỷ luật
b. Trách nhiệm vật chất
- Khái niệm
- Căn cứ áp dụng TNVC
- Thẩm quyền, thời hiệu, thủ tục áp dụng TNVC
- Bồi thường trong một số trường hợp

9. Chương "Tranh chấp lao động; Đình công"


a. Tranh chấp lao động
- Khái niệm
- Phân loại
- Thời hiệu giải quyết TCLD
- Thủ tục giải quyết TCLD
b. Đình công
- Khái niệm
- Phân loại theo tính hợp pháp
- Thủ tục tiến hành đình công
- Thủ tục xem xét tính hợp pháp của cuộc đình công.

CHÚC CÁC EM THI TỐT MÔN HỌC LUẬT LAO ĐỘNG

You might also like