You are on page 1of 7

GIÁO ÁN

BÀI 4, tiết 1 : “BIẾN CỐ VÀ XÁC SUẤT CỦA BIẾN CỐ”


ĐẠI SỐ VÀ GIẢI TÍCH 11 NÂNG CAO
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Tý, lớp Toán 4B, khoa Toán, ĐHSP Huế.

Giới thiệu về bài soạn giáo án: Như phân phối chương trình đã được
quy định, học sinh sẽ được học phần Tổ hợp rồi sau đó sẽ là phần Xác suất,
đây là 2 phần chính của Chương 2 “Tổ hợp và xác suất”. Nội dung kiến thức
của phần xác suất này là tương đối mới mẻ đối với học sinh lớp 11, nhưng
những kiến thức đó lại có nhiều ứng dụng trong thực tế, và rõ ràng như thế
là sẽ giúp học sinh thấy mối quan hệ giữa toán học lí thuyết và thực tiễn, các
em sẽ được cung cấp nhiều kiến thức bổ ích để các em áp dụng. Quan trọng
là người dạy phải truyền tải được cái hay đó đến với học sinh.
Trong bài soạn giáo án này, sẽ trình bày nội dung của tiết học đầu tiên
của phần xác suất, đây là một sự khởi đầu vì vậy người soạn tâm niệm rằng:
cần phải có sự chuẩn bị chu đáo để tạo nền tảng cho học sinh.
Xin trình bày nội dung chi tiết của giáo án.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh thấy được sơ lược lịch sử của môn xác suất, một số nhà
toán học đã góp phần hình thành bộ môn khoa học này. Giới thiệu chung về
bộ môn và ý nghĩa thực tế của môn học.
- Giúp học sinh nắm được các khái niệm cơ bản của bài học:
 Phép thử, phép thử ngẫu nhiên
 Không gian mẫu
 Biến cố liên quan đến phép thử
 Tập hợp mô tả biến cố
2. Kỹ năng:
- Giúp học sinh xác định được phép thử ngẫu nhiên, xác định không gian
mẫu và số phần tử của không gian mẫu, lập được tập hợp mô tả biến cố và
số phần tử của tập này (phần tìm số lượng phần tử của tập hợp nhằm giúp
học sinh thứ nhất là ôn lại các kiến thức tổ hợp đã học, thứ hai là tạo tiền đề
để khi qua bài học tiết sau, xác suất của biến cố học sinh học tốt hơn).
3. Tư duy, thái độ:
 Tích cực chủ động tham gia vào bài học, phát biểu xây dựng bài.
 Liên hệ thực tế, phát huy trí tưởng tượng, và rèn luyện tư duy
logic.
II. Chuẩn bị cho bài dạy.
1. Giáo viên: giáo án, các câu hỏi cho bài học, dụng cụ học tập: các bức
tranh một số nhà toán học liên quan, 3 đồng xu, 5 con xúc sắc, 1 bộ
bài tú khơ lơ.
2. Học sinh: Những kiến thức về tổ hợp đã được học, quy tắc đếm
(cộng, nhân). Đọc trước bài học.
III. Phương pháp dạy học.
Chủ yếu dùng phương pháp vấn đáp, gợi mở giải quyết vấn đề.
Giáo viên lấy học sinh làm trung tâm của bài giảng giúp các em
phát hiện tri thức.

Trang 1
Quan sát thực tế thông qua các hoạt động tổ chức thực nghiệm
trên dụng cụ học tập.
Củng cố kiến thức qua hình thức học theo nhóm, giúp học sinh
chủ động, hứng thú và tích cực với bài học.
IV. Tiến trình bài dạy.
1. Giới thiệu sơ lược về lý thuyết xác suất.
- Lý thuyết xác suất là bộ môn toán học nghiên cứu các hiện tượng ngẫu
nhiên.
- Các nhà toán học đặt nền móng cho lý thuyết này (treo các bức tranh đã
được chuẩn bị giới thiệu cho học sinh)
Pascal Fermat Laplace
(1623-1662) (1601-1665) (1749-1827)

- Năm 1812, Laplace đã dự đoán “Môn khoa học bắt đầu từ việc xem
xét các trò chơi may rủi này sẽ hứa hẹn trở thành một đối tượng
quan trọng nhất của tri thức loài người”.
- Giới thiệu 2 cuốn sách đầu tiên về lý thuyết xác suất.
2. Vào bài.
Hoạt động 1. Tìm hiểu các khái niệm: Phép thử, phép thử ngẫu nhiên,
không gian mẫu (hoạt động này bao gồm nhiều hoạt động nhỏ được lồng vào
trong các ví dụ cụ thể)
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng
- Một trong những khái - Nghe, lĩnh hội. I. Phép thử và không
niệm cơ bản của LTXS là gian mẫu.
phép thử. 1. Phép thử.
Nêu định nghĩa phép - Khái niệm phép thử: đó
thử. - Ví dụ: bốc 1 quân bài là một thí nghiệm, một
- Ví dụ: tung đồng xu, trong bộ bài tú khơ lơ, phép đo hay sự quan sát
gieo con xúc sắc… chọn một học sinh ngẫu hiện tượng nào đó.
Hãy nêu ví dụ tương tự? nhiên trong lớp học. - Ví dụ:
* Hình thành khái - Nghe nhiệm vụ và dựa 2. Phép thử ngẫu
niệm: phép thử ngẫu trên hoạt động học tập nhiên.
nhiên. trả lời các câu hỏi: Ví dụ 1. Quy ước mặt sấp
- Ví dụ 1: lấy một đồng - Trả lời 1: không thể dự là S, mặt ngửa là N.
xu kim loại, gieo nó sau đoán trước kết quả được.
đó đặt câu hỏi.

Trang 2
Hỏi 1: Có thể đoán - Trả lời 2 : đã biết được
trước kết quả của phép tập hợp các kết quả có
thử không? thể của phép thử đó là:
Hỏi 2: Có thể xác định {N,S}. (mặt N) (mặt S)
được tập hợp các kết
quả có thể xảy ra của Nhận xét: với phép thử
phép thử hay không? đã cho thì
- Ví dụ 2: xét phép thử - Ví dụ 2: + không dự đoán được kết
“gieo một đồng tiền kim Trả lời 1: cũng không dự quả
loại 2 lần” đoán được kết quả. + tập hợp các kết quả là
Nhắc lại 2 câu hỏi 1, 2 Trả lời 2: tập hợp các đã biết: {S,N}
như ví dụ 1. kết quả là đã biết Ví dụ 2:
Yêu cầu học sinh suy {SS, NN, SN, NS} Nhận xét:
nghĩ trả lời. + không dự đoán được kết
- Đưa ra kết luận sau đó - Sau khi giáo viên nói về quả
mời học sinh trả lời các PTNN, có thể trả lời 2 + tập hợp các kết quả là
tính chất của một PTNN. tính chất của PTNN để đi đã biết: {SS,NN,SN,NS}.
- Đi đến định nghĩa. đến định nghĩa. - Kết luận: Các ví dụ trên
- Đưa ra một số chú ý để là các phép thử ngẫu
tiện dùng về sau. nhiên (PTNN).
- Định nghĩa: (SGK).
- Chú ý:
+ PTNN gọi tắt là phép
thử (PT)
+ Chỉ xét các PT có một
số hữu hạn các kết quả
+ Phép thử thường ký
hiệu bởi T.
* Củng cố định nghĩa - Quan sát hình thực tế - Ví dụ 3: Hãy liệt kê các
phép thứ ngẫu nhiên. và trả lời: tập hợp các kết kết quả của PT “gieo 1 con
Nêu Ví dụ 3 và yêu cầu quả của phép thử là xúc sắc”?
học sinh trả lời câu hỏi. {1,2,3,4,5,6}
GV lấy con xúc sắc ra để
-Trả lời: {1,2,3,4,5,6}
học sinh quan sát.
* Hình thành định - Lắng nghe, thấu hiểu 3. Không gian mẫu
nghĩa không gian nhiệm vụ và trả lời. - Ví dụ 1, 2,3: có không
mẫu. - Ví dụ 1: gian mẫu là:
Từ các ví dụ 1, 2 và 3 ở  ={S,N} - Định nghĩa:
trên, trên cơ sở tập hợp không gian mẫu có 2 Tập hợp các kết quả có
các kết quả của PT đã phần tử thể xảy ra của PT được gọi
được tìm ra, giáo viên - Ví dụ 2: là không gian mẫu, ký
nhấn mạnh rằng tập hợp  ={SS,NN, SN,NS} hiệu là  .
đó chính là không gian không gian mẫu có 4
mẫu của PT, ký hiệu là phần tử
. - Ví dụ 3:
Yêu cầu học sinh trả lời  ={1,2,3,4,5,6}
nhanh không gian mẫu không gian mẫu có 6
và số lượng các phần tử phần tử

Trang 3
của không gian mẫu của
các PT ở ví dụ 1, 2, 3.
* Củng cố định nghĩa Học sinh làm và lên bảng - Ví dụ 4: Liệt kê không
không gian mẫu. trình bày gian mẫu của PT “gieo
Ví dụ 4. (bảng gợi ý) một con xúc sắc hai lần”
Giáo viên nêu ví dụ, lấy - Trả lời:
con xúc sắc ra gieo hai
lần, mời học sinh trả lời - Không gian mẫu có 36
kết quả của mỗi lần phần tử
gieo, từ đó mời học sinh  ={(i,j)|i,j=1,2,…,6}
trả lời không gian mẫu
của PT “gieo một con
xúc sắc 2 lần”.
Gợi ý học sinh là nên
trình bày các kết quả
dưới bảng sau đó trả lời
dưới dạng tập hợp.
Bảng gợi ý của ví dụ 4
SS2 1 2 3 4 5 6
SS1
1 (1,1) (1,2) (1,3) (1,4) (1,5) (1,6)
2 (2,1) (2,2) (2,3) (2,4) (2,5) (2,6)
3 (3,1) (3,2) (3,3) (3,4) (3,5) (3,6)
4 (4,1) (4,2) (4,3) (4,4) (4,5) (4,6)
5 (5,1) (5,2) (5,3) (5,4) (5,5) (5,6)
6 (6,1) (6,2) (6,3) (6,4) (6,5) (6,6)
Câu hỏi đúng sai (tạo - Trả lời nhanh, trên cơ
ra không khí sôi nổi sở định nghĩa của không
trong lớp, yêu câu học gian mẫu và phép thử
sinh trả lời nhanh, ai trả +Trả lời 1: Đúng,
lời nhanh sẽ được cộng không gian mẫu của 1 PT
điểm tốt) là duy nhất.
+Hỏi 1: Mỗi phép thử +Trả lời 2: Sai, Không
luôn ứng với một và chỉ gian mẫu chỉ là tập hợp
một không gian mẫu? các kết quả có thể có của
+Hỏi 2: Có người nói, một phép thử.
“không gian mẫu chính
là phép thử” đúng hay
sai?
Hoạt động 2. Tìm hiểu khái niệm biến cố.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng
* Giáo viên nêu ra các ví - Nghe ví dụ và trả lời câu II. Biến cố.
dụ để hình thành định hỏi. Ví dụ 5.
nghĩa biến cố. Ví dụ 6.
-Ví dụ 5: Cho phép thử Định nghĩa biến cố:
T: “gieo một con xúc (SGK)
sắc” có không gian mẫu - kết quả thuận lợi của

Trang 4
 ={1,2,3,4,5,6}. Xét phép thử.
sự kiện A: “số chấm - biến cố A được mô tả bởi
xuất hiện là 1 số chẵn” tập hợp  A.
và sự kiện B: “số chấm Nhận xét:
xuất hiện là 1 số lớn - Biến cố A có thể cho
hơn 7”. Hãy trả lời các dưới dạng tập hợp hoặc
câu hỏi sau: mệnh đề.
Hỏi 1: Có nhận xét gì Trả lời 1: Việc xảy ra hay - Tập hợp  A là tập hợp
về việc xảy ra hay không xảy ra của A, B phụ con của tập  .
không xảy ra của sự thuộc vào kết quả của
kiện A, B với kết quả phép thử T, ở đây A có
của T? thể xảy ra còn B thì không
Hỏi 2: Sự kiện A, xảy ra xảy ra.
khi nào? Trả lời 2: Sự kiện A xảy
Hỏi 3: Mô tả kết quả ra khi và chỉ khi kết quả
của sự kiện A bằng tập của T là 2,4,6.
hợp? Trả lời 3:  A={2,4,6}
Hỏi 4: Nhận xét về tính Trả lời 4:  A là tập hợp
chất của tập hợp A và con của tập  .
tập  ?
Giáo viên nhấn
mạnh: Người ta gọi A,
B là biến cố liên quan
đến phép thử T, tập hợp
 A gọi là các kết quả
thuận lợi cho A.
Để nắm kỹ thế nào là
biến cố, giáo viên tiếp
tục đi vào ví dụ.
Tổ chức hoạt động:
chia lớp làm 3 tổ, mỗi tổ
sẽ trả lời trong vòng 5
giây kết quả của câu
a,b,c, sau đó đánh giá
tổ nào làm nhanh, chính
xác và đưa ra lời động
viên, khích lệ.
Ví dụ 6.1: Cho phép
thử T: “gieo 1 đồng
tiền 2 lần” với không
gian mẫu
 ={SS,NN,SN,NS}
Hãy biểu diễn các biến
cố sau dưới dạng tập
hợp
a) A: “kết quả 2 lần gieo a)  A={SS,NN}
là như nhau”? b)  B={SS,SN}
b) B: “mặt sấp xuất hiện c)  C={SS,SN,NS}

Trang 5
trong lần gieo đầu
tiên”?
c) C: “có ít nhất một lần
xuất hiện mặt sấp”?
Ví dụ 6.2. Yêu cầu cả
lớp hoạt động sau khi
giáo viên đọc xong đề là
trả lời liền
Phát biểu biến cố sau D: “mặt ngửa xuất hiện
dưới dạng mệnh đề: trong lần thứ hai”.
 D={SN,NN}?
- Nêu định nghĩa biến
cố, nhấn mạnh các từ
khóa quan trọng.
* Biến cố chắc chắn, - Nghe, hiểu nhiệm vụ. * Biến cố chắc chắn: là
biến cố không thể. biến cố luôn luôn xảy ra
Giáo viên đưa ra các ví khi thực hiện phép thử T.
dụ và đặt câu hỏi. Mô tả và ký hiệu bởi tập
Hỏi: trong ví dụ 5, biến - Trả lời: không bao giờ 
cố B có bao giờ xảy ra xảy ra. * Biến cố không thể: là
đối với phép thử T hay biến cố không bao giờ xảy
không? ra khi thực hiện phép thử
Nhận xét: biến cố B đó T.
được gọi là biến cố Mô tả và ký hiệu bởi tập
không thể. .
Hỏi: nếu xét biến cố - Biến cố này luôn luôn Ví dụ:
“con xúc sắc xuất hiện xảy ra. Tập hợp mô tả
mặt có số chấm không biến cố này trùng với
vượt quá 6” thì có nhận không gian mẫu  .
xét gì về sự xảy ra của
biến cố này, và tập hợp
mô tả biến cố này với
không gian mẫu?
Nhận xét: biến cố luôn
luôn xảy ra gọi là biến
cố chắc chắn.
- Nêu định nghĩa biến cố
chắc chắn, biến cố
không thể, ký hiệu mô
tả.
- Mời các em học sinh - Tưởng tượng trong thực
suy nghĩ và cho các ví tế và trả lời các ví dụ liên
dụ về biến cố chắc chắn quan đến biến cố chắc
và không thể trong các chắn và biến cố không
phép thử khác. thể.
Hoạt động 3. Củng cố
Bài toán: Xét phép thử T “gieo hai con xúc sắc” (ví dụ 4), mô tả các biến
cố sau dưới dạng tập hợp, số lượng phần tử của tập hợp ấy?

Trang 6
A: “tổng số chấm trên mặt xuất hiện của hai con xúc sắc ấy là 7”
B: “kết quả xuất hiện trên hai con xúc sắc là như nhau”
C: “kết quả xuất hiện trên hai con xúc sắc là như nhau và là số chia hết
cho 2
D: “kết quả xuất hiện trên hai con xúc sắc là như nhau và là số lẻ”
Giáo viên cho học sinh thời gian suy nghĩ khoảng hai phút sau đó mời học
sinh trả lời.
Trả lời: tập hợp mô tả các biến cố đã nêu là:
a)  A={(1;6), (2;5), (3;4), (4;3), (5;2), (6;1)}
|  A|=6.
b)  B={(1;1),(2;2), (3;3), (4;4), (5;5), (6;6)}
|  B|=6.
c)  C={(2;2), (4;4), (6;6)}
|  C|=3.
d)  D={(1;1), (3;3), (5;5)}
|  B|=3.

V. Tổng kết, dặn dò.

 Hệ thống hóa các khái niệm đã học. Yêu cầu học sinh nắm thực
chắc các khái niệm đó và tính chất.
 Xem lại các ví dụ để hiểu không gian mẫu của phép thử, biến cố và
cách mô tả biến cố.
 Xem phần tiếp theo của bài học ở nhà để chuẩn bị cho tiết sau.

-------Hết, Huế ngày 29/11/2009-------

Trang 7

You might also like