You are on page 1of 41

Bảng mẫu tự phiên âm quốc tế

Bảng mẫu tự phiên âm quốc tế (viết tắt IPA[1] từ tiếng Anh International Phonetic Alphabet) là hệ thống các ký hiệu
phiên âm được các nhà ngôn ngữ học tạo ra và sử dụng nhằm thể hiện các âm tiết trong mọi ngôn ngữ của nhân loại một
cách chuẩn xác và riêng biệt. Nó được phát triển bởi Hội Ngữ âm Quốc tế (ban đầu là Hội Giáo viên Ngữ âm – Dhi
Fonètik Tîcerz' Asóciécon) với mục đích trở thành tiêu chuẩn phiên âm cho mọi thứ tiếng trên thế giới.

Nguyên tắc của IPA nói chung là để cung cấp một ký hiệu độc nhất cho mỗi âm đoạn, trong khi tránh những đơn âm
được viết bằng cách kết hợp hai mẫu tự khác nhau (như th và ph trong tiếng Việt) và tránh những trường hợp có hai
cách đọc đối với cùng một cách viết. Theo nguyên tắc này, mỗi mẫu tự trong bảng không thể có hơn một cách đọc và
không phụ thuộc vào vị trí của nó trong từ. Do đó, hệ thống này đòi hỏi rất nhiều mẫu tự khác nhau.

Mục lục [sửa] Các phụ âm pulmonic

[ẩn] [ẩn] Một vị trí phát âm


• 1 Các phụ âm pulmonic
Bảng phụ âm pulmonic bao gồm phần nhiều phụ âm và được xếp từng
o 1.1 Một vị trí phát âm
dòng chỉ cách phát âm và từng cột chỉ vị trí phát âm. Bảng chính của
o 1.2 Hơn một vị trí phát âm bao gồm các phụ âm chỉ có một vị trí phát âm.
• 2 Các phụ âm không pulmonic
• 3 CácMôi
Vị trí nguyên âm Đầu lưỡi
phát Mặt lưỡi Gốc lưỡi
• 4 Chú thích
âm →
• 5 Xem thêm Họng
Cách Đôi môi Môi Răng Chân Chân
Quặt Vòm Lưỡi Thanh
phát răng răng răng sau Vòm Yết hầu
lưỡi mềm nhỏ quản
âm ↓• 6 Liên kết ngoài
Mũi m ɱ n ɳ ɲ ŋ ɴ
Tắc pb ** td ʈɖ cɟ kɡ qɢ ʡ ʔ
Sát ɸβ fv θð sz ʃʒ ʂʐ çʝ xɣ χ ħ ʜ
Tiếp ʁ ʕ ʢ hɦ
β̞ ʋ ɹ ɻ j ɰ
cận
Rung ʙ r * ʀ *
Vỗ * ѵ†
ɾ ɽ *
Sát
ɬɮ * * *
cạnh
Tiếp
cận l ɭ ʎ ʟ
cạnh
Vỗ
ɺ * * *
cạnh
Lưu ý:

• Các dấu sao (*) chỉ đến những phụ âm chưa có chữ IPA chính thức. Xem các bài được liên kết dùng dấu sao
để biết về những chữ ad hoc có sẵn trong các tài liệu.
• Các dấu chữ thập (†) chỉ đến những chữ IPA chưa được hỗ trợ chính thức trong Unicode. Kể từ tháng 5 năm
2005, âm vỗ môi răng có vấn đề này do chữ v đặc biệt mới được chấp nhận: .[2] Trong khi chờ đợi, chữ
izhitsa (ѵ) được sử dụng ở đây do nhìn giống chữ chính xác, và những phông ngữ âm học của SIL hỗ trợ ký tự
đúng trong Khu vực Sử dụng Cá nhân ().
• Ở những dòng có đôi chữ bên cạnh nhau (các obstruent), chữ bên phải là phụ âm hữu thanh (trừ ra âm thở [ɦ]).
Tuy nhiên, không thể phát âm [ʔ] như phụ âm hữu thanh. Ở những dòng kia (các sonorant), chữ duy nhất là
phụ âm hữu thanh.
• Tuy mỗi vị trí phát âm phụ âm đầu lưỡi (trừ âm sát) chỉ có một chữ, nhưng khi ấy một ngôn ngữ nào đó, các
chữ tiêu biểu cho âm răng, chân răng, và chân răng sau, tùy ngôn ngữ.
• Các ô được tô đậm chỉ đến phụ âm không thể phát âm.
• Các chữ [ʁ], [ʕ], và [ʢ] có thể là âm sát hữu thanh hay âm tiếp cận.
• Các âm sát [ʃ ʒ], [ɕ ʑ], và [ʂ ʐ] được phân biệt phần lớn do hình dạnh của lưỡi, thay vì vị trí của nó.
• Chưa biết đến ngôn ngữ nào có âm mũi môi răng [ɱ] là âm vị.

[sửa] Hơn một vị trí phát âm

ʍ Âm sát môi vòm mềm


w Âm tiếp cận môi vòm mềm
ɥ Âm tiếp cận môi vòm
ɕ Âm sát chân răng sau vòm hóa (chân răng vòm) vô thanh
ʑ Âm sát chân răng sau vòm hóa (chân răng vòm) hữu thanh
ɧ Âm sát "vòm – vòm mềm" vô thanh
Lưu ý:

• [ɧ] được miêu tả là "[ʃ] và [x] cùng lúc". Tuy nhiên, cách giải thích này bị bàn cãi. Xem bài Âm sát vòm –
vòm mềm vô thanh để biết thêm chi tiết.

[sửa] Các phụ âm không pulmonic

Mút Khép Tống ra Lưu ý:


ʘ Bilabial ɓ Đôi môi ʼ Ví dụ:
• Tất cả những âm mút có
ǀ Chân răng phiến lưỡi ("răng") ɗ Chân răng pʼ Đôi môi hơn một vị trí phát âm và
ǃ Chân răng (sau) đầu lưỡi ("quặt lưỡi") ʄ Vòm tʼ Chân răng cần hay chữ: một âm tắc
vòm mềm hay lưỡi nhỏ,
ǂ Chân răng sau phiến lưỡi ("vòm") ɠ Vòm mềm kʼ Vòm mềm và một chữ cho âm sau:
ǁ Lưỡi trước cạnh ("cạnh") ʛ Lưỡi nhỏ sʼ Sát chân răng [k͡ǂ, ɡ͡ǂ, ŋ͡ǂ, q͡ǂ, ɢ͡ǂ, ɴ͡ǂ]
v.v., hay [ǂ͡k, ǂ͡ɡ, ǂ͡ŋ, ǂ͡q, ǂ͡ɢ, ǂ͡ɴ]. Nếu không có chữ tiêu biểu cho âm lưỡi giữa, thường có thể nhận [k].
• Những chữ tiêu biểu cho các âm khép vô thanh [ƥ, ƭ, ƈ, ƙ, ʠ] không còn được hỗ trợ bởi IPA, tuy nó vẫn còn
trong Unicode. Thay vì sử dụng các chữ này, IPA sử dụng chữ tương đương và dấu vô thanh: [ɓ̥, ʛ̥], v.v.
• Tuy nó chưa được nhận trong ngôn ngữ nào, và vì đó không được "nhận rõ ràng" bởI IPA, chữ âm khép quặt
lưỡi hữu thanh, [ᶑ], được hỗ trợ trong Phần phụ Ngữ âm Mở rộng Unicode (Unicode Phonetic Extensions
Supplement), được thêm vào phiên bản 4,1 của Tiêu chuẩn Unicode, hay có thể được viết bằng hai ký tự [ɗ̢].
• Chữ âm tống ra thường được sử dụng để tiêu biểu cho các âm sonorant họng nhưng pulmonic, như là [mʼ],
[lʼ], [wʼ], [aʼ], nhưng cách viết các âm này chính xác hơn là ([m̰], [l̰], [w̰], [a̰]) có dấu kẹt.

[sửa] Các nguyên âm

Xem biểu đồ nguyên âm trong hình


Lưu ý:

• Khi nào có hai ký tự bên cạnh nhau, ký tự bên phải là nguyên âm làm tròn; [ʊ] cũng làm tròn. Các ký tự kia
không làm tròn.
• Chưa xác định ngôn ngữ nào có [ɶ] là âm vị riêng.
• [a] là nguyên âm trước chính thức, nhưng các nguyên âm mở trước và giữa gần nhau lắm, và [a] thường được
sử dụng cho nguyên âm mở giữa.
• [ʊ] và [ɪ] được viết là [ɷ] và [ɩ] trong những phiên bản IPA cũ.

[sửa] Chú thích

1. ^ Tên "IPA" cũng chỉ đến Hội Ngữ âm Quốc tế (International Phonetic Association), nên đôi khi cần phải viết
ra tên đầy đủ.
2. ^ Priest, Lorna A.; Peter G. Constable (2005). “Proposal to Encode Additional Latin Orthographic
Characters”. JTC1/SC2/WG2 N2945.

[sửa] Xem thêm

• Thuật ngữ ngữ âm học

[sửa] Liên kết ngoài

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và tài liệu về:


Bảng mẫu tự phiên âm quốc tế
• Trang chủ của Hội Phiên âm Quốc tế
• Gentium, phông chữ quốc tế được vẽ thành thạo, có chữ Latinh, Hy Lạp, và Kirin và kiểu chữ thẳng và xiên;
bao gồm IPA, nhưng chưa bao gồm các chữ thanh và chữ âm vỗ môi răng mới.
• Charis SIL, phông chữ quốc tế đầy đủ (chữ Latinh, Hy Lạp, và Kirin; kiểu thẳng, xiên, và đậm) có các chữ
thanh và dấu phụ dựng sẵn trên nguyên âm IPA, chữ âm vỗ môi răng, và nhiều ký tự ngữ âm không chuẩn.
• Doulos SIL, phông chữ giống Times hay Times New Roman. Nó bao gồm các ký tự của Charis SIL, nhưng chỉ
có kiểu chữ thẳng.
• Bàn phím trên mạng
• Bàn phím và công cụ phát âm máy tính
• Bảng IPA bằng Unicode và XHTML/CSS

Thể loại: Tiêu bản ngôn ngữ | Ngữ âm học | Sơ khai | IPA | Hệ thống phiên âm | Hệ thống ngữ âm | Latinh hoá |
Unicode
Adolf Hitler

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bước tới: menu, tìm kiếm


Thông tin trong bài (hay đoạn) này không thể kiểm chứng được do không được chú giải từ bất kỳ
nguồn tham khảo nào.
Xin bạn hãy cải thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn uy tín. Nếu bài được dịch từ
Wikipedia ngôn ngữ khác thì hãy chuyển nguồn tham khảo từ phiên bản đó cho bài này.
Nếu không, những câu hay đoạn văn không có chú giải nguồn gốc có thể bị thay thế hoặc xóa đi bất cứ lúc
nào.
Adolf Hitler (trợ giúp·chi tiết) (sinh 20 tháng 4 năm 1889 tại Braunau am
Inn – tự sát ngày 30 tháng 4 năm 1945) là chủ tịch Đảng Công nhân Đức
Quốc gia Xã hội chủ nghĩa (Nationalsozialistische Deutsche
Arbeiterpartei, viết tắt NSDAP) từ năm 1921, Thủ tướng Đức từ năm
1933, là "Lãnh tụ và Thủ tướng đế quốc" (Führer und Reichskanzler)
kiêm nguyên thủ quốc gia nắm quyền Đế quốc Đức kể từ năm 1934.

Ông kiến lập chế độ độc quyền quốc gia xã hội của Đệ tam Đế quốc,
cấm chỉ tất cả các đảng đối lập và bức hại các đối thủ chính trị. Ông đã
khởi phát Đệ nhị thế chiến, thúc đẩy một cách có hệ thống quá trình tước
đoạt quyền lợi và sát hại khoảng sáu triệu người Do Thái châu Âu cùng một số nhóm chủng tộc, tôn giáo, chính trị
khác[1], được gọi là cuộc Đại đồ sát dân Do Thái (Holocaust).

[sửa] Tiểu sử
Mục lục
Hầu như tất cả các nhà viết tiểu sử Hitler đều nhấn mạnh
sự khác nhau rất rõ giữa hai phần đời của ông. Đoạn đời [ẩn] [ẩn]
trước tuổi ba mươi của ông, nếu so với mức bình dân thời • 1 Tiểu sử
đó chỉ được xem là khoảng đời không thành đạt, bởi • 2 Gia thế
Adolf Hitler không được đào tạo nghề nghiệp, không có
mối quan hệ nào đáng kể, sau thất bại của nước Đức • 3 Những thành tựu của Hitler
trong Thế chiến thứ nhất ông là một người lính không có • 4 Những tố chất trong con người Hitler
triển vọng và hơn hết là ông không có những cá tính đặc • 5 Tinh thần ái quốc cực đoan
thù để có thể giải thích một cách thuyết phục được sự
o 5.1 Hitler: chiến binh dũng cảm
thăng tiến sau đó của mình. Mặc dù vậy, nhân vật này chỉ
trong vòng vài năm đã bước lên ngôi Thủ tướng Đức và o 5.2 Tái vũ trang nước Đức
cuối cùng, đã trở thành người cầm quyền độc tài, cai trị • 6 Bài Do Thái
phần lớn châu Âu. Adolf Hitler là một trong số ít các
o 6.1 Cuộc tàn sát người Do Thái
nhân vật trong lịch sử nhân loại đã phát huy một năng lực
hủy hoại hiếm thấy. o 6.2 Tuần lễ Thủy tinh vỡ
• 7 Việc làm đi đôi với lời nói
[sửa] Gia thế o 7.1 Cương lĩnh đảng
o 7.2 Quyển sách Mein Kampf
• 8 Tài hùng biện, tổ chức và tuyên truyền
Waldviert o 8.1 Tổ chức cơ cấu đảng
el, Hạ Áo, o 8.2 Thiết kế huy hiệu và cờ của Đảng Quốc xã
quê quán
của Adolf • 9 Chiến thuật khủng bố tâm linh và thể chất
Hitler o 9.1 Học hỏi từ quan sát ở Wien
o 9.2 Lực lượng SA và SS
o 9.3 Thôn tính Áo bằng khủng bố tinh thần
Hitler khi
• 10 Vận dụng thời cơ
còn là đứa
trẻ. o 10.1 Xé bỏ Hòa ước Versailles
o 10.2 Nước cờ mạo hiểm ở Rheinland
• 11 Tính chuyên chế, độc tài
o 11.1 Chiếm quyền độc tài trong đảng
o 11.2 Thiết lập thể chế độc tài
o 11.3 Đêm của những con dao dài
o 11.4 Hitler thanh trừng các nhân vật chống đối
o 11.5 Đế chế Thứ Ba thành hình
o 11.6 Đàn áp những người chống đối
• 12 Những trò lọc lừa
o 12.1 Vụ hỏa hoạn ở Tòa nhà Nghị viện
o 12.2 Giải tán nghiệp đoàn
o 12.3 Cái chết của Hindenburg
o 12.4 Lừa dối Đồng minh
o 12.5 Lừa dối Ba Lan
o 12.6 Hitler thôn tính Tiệp Khắc
o 12.7 Hitler thôn tính Slovakia
• 13 Tính hoang tưởng của Hitler
• 14 Những ngày cuối cùng của Hitler
• 15 Nhận định khác về Hitler

• 16 Chú thích
Alois Hitler, cha của Adolf Hitler

Klara Hitler, mẹ của Adolf Hitler

Sơ lược gia phả của Adolf Hitler


Hitler luôn giữ bí mật gia thế và
cuộc sống của mình trước khi
tham gia chính trị. Ông nói các
đối thủ chính trị của mình vào
năm 1930: "Họ không được biết
tôi từ đâu đến và xuất xứ từ gia
đình nào" (nguyên văn tiếng Đức "Sie dürfen nicht wissen, woher ich komme
und aus welcher Familie ich stamme"). Vào năm 1938, ngay sau khi sáp nhập
Áo vào Đức, chính Hitler đã ra lệnh tản cư và sau đó san bằng các ngôi làng
Döllersheim và Strones, là hương quán của ông bà cũng như bố mẹ ông nằm tại
Waldviertel, khu vực phía Tây Bắc của tiểu bang Hạ Áo (Niederösterreich), để
xây một doanh trại đào tạo lính (Allentsteig). Theo Krockow, Kershaw và những
nhà viết tiểu sử Hitler, nguyên nhân có thể là những bí ẩn của khả năng loạn
luân trong gốc gác của Adolf Hitler. Tự chuyện Mein Kampf (Cuộc tranh đấu của tôi) của Adolf Hitler được nhiều học
giả đánh giá là một nguồn thông tin không tin cậy về cuộc đời của ông, vì nó mang nhiều bịa đặt và nhiều nhận định
thổi phồng.

Gia đình Hitler có gốc từ vùng Waldviertel, Hạ Áo, cạnh biên giới với Séc. Nguồn gốc của dòng họ Hitler không được
rõ và trong thế kỷ 19 cách viết họ này còn thay đổi lẫn nhau giữa Hüttler, Hiedler và Hitler.

Adolf Hitler là người con thứ tư trong sáu người con của Alois Hitler, một viên chức hải quan với Klara, người vợ thứ
ba gốc Áo và cũng là cháu gái cột chèo hệ thứ hai của Alois Hitler. Trong sáu người con này thì chỉ Adolf Hitler và em
gái là Paula sống đến tuổi thành niên. Alois Hitler còn có một con trai ngoại hôn, Alois Hitler junior và một con gái từ
đời vợ thứ hai. Trong tự truyện "Cuộc tranh đấu của tôi", Hitler miêu tả bố mình là một người chuyên quyền, nóng tính.
Nhưng thực thế, không có một bằng chứng nào cho thấy Alois Hitler giáo dục con mình nghiêm khắc hơn với mặt bằng
xã hội thời đó.

Cha của Adolf Hitler là con trai ngoài giá thú giữa một cô gái nhà nông, bà Anna Maria Schicklgruber và ông Johann
Georg Hiedler, người không bao giờ công nhận đứa con này. Sau một khoảng thời gian lâu sau khi cha mẹ mất, vào
năm 1876 khi được 40 tuổi Alois đổi họ thành Hitler, việc mà Adolf Hitler luôn đề cao ở cha mình. Nepomuk, em trai
của Johann Georg Hiedler đã tuyên thệ tại văn phòng công chứng, rằng anh mình, chồng kế của bà Anna Maria
Schicklgruber là cha của Alois.

Có thể kết luận rằng Hitler không biết chắc ai là ông nội của mình. Đây là một vấn đề nguy hiểm, có thể đe dọa vị trí
chính trị của Hitler, một chính trị gia ngày càng được nhiều người biết đến từ thập niên 1920 nhờ các tuyên truyền ý
thức hệ chủng tộc của ông. Các đối thủ chính trị của Hitler lúc đó cũng đã cố tìm cách chứng minh rằng người lãnh đạo
tối cao của đảng Quốc xã, Adolf Hitler lại chính là người có gốc gác Do Thái hoặc người Séc. Theo những kết quả
nghiên cứu hiện nay, việc này khó có thể là sự thật và những lời đồn đại này chưa từng được chứng minh rõ ràng.
Nhưng đối với Hitler, các vấn đề này rất có thể là nguyên nhân bắt ông ra sức che dấu lí lịch của mình.

Vào năm 1895 ở tuổi 58 cha ông nghỉ hưu, khi đó Adolf Hitler được sáu tuổi, ông theo học một trường công lập ở gần
thị trấn Linz, nước Áo. Đến năm 11 tuổi, ông học trường trung học ở Linz. Cha ông hy sinh về mặt tài chính vì con và
trông mong Adolf Hitler sẽ trở thành một công chức, nhưng ông luôn chống lại ý tưởng này một cách quyết liệt. Ông kể
trong quyển "Cuộc tranh đấu của tôi": "Tôi không muốn trở thành công chức, không, nghìn lần không... Tôi... ớn đến
tận cổ với ý nghĩ ngồi trong một văn phòng, đánh mất mọi tự do; không còn làm chủ cho thời gian của mình..."

Điểm học của Adolf Hitler ở trường trung học Linz kém đến nỗi ông phải chuyển qua học trường công lập ở Steyr. Ông
chỉ theo học trường này một thời gian ngắn rồi bỏ dỡ, trước khi học xong chương trình. Thất bại ở trường học dày vò
Hitler trong đoạn đời về sau, khi ông dùng nhiều từ nhục mạ để nói về những người thầy dạy mình ở trường học thời
tuổi nhỏ. Sau này Hitler giải thích, một trong những nguyên do khiến ông học hành kém cỏi, rồi cuối cùng bỏ học là vì
muốn chống lại ý muốn của cha ông: "Tôi nghĩ rằng khi cha tôi thấy tôi không tiến bộ ở trường học, ông sẽ cho tôi dồn
thời gian vào giấc mơ của tôi, dù cho ông thích hay không."

Alois Hitler qua đời năm 1903, hưởng thọ 65 tuổi khi Adolf Hitler được mười ba tuổi. Mẹ ông lúc này đã 42 tuổi, bà cố
gắng nuôi hai đứa con Adolf và Paula bằng số tiền dành dụm ít ỏi và khoản lương hưu nhỏ nhoi. Bà vẫn muốn con trai
mình trở thành một công chức, nhưng người con vẫn chống đối. Vì thế, dù giữa hai mẹ con có sợi dây tình cảm thân
thương gia đình vẫn có xung đột, và Adolf tiếp tục biếng học. Sau này, Hitler xem quãng đời từ 16 đến 19 tuổi của
mình là những ngày đẹp nhất trong cuộc đời ông. Dù cho mẹ ông gợi ý và những người thân động viên để ông học nghề
và tìm việc làm, ông vẫn chỉ muốn rong chơi và mơ đến ngày nào sẽ trở thành một họa sĩ. Tuy bà mẹ hay đau yếu và
túng quẫn, Adolf vẫn không muốn đỡ đần. Ông luôn căm ghét ý tưởng làm một nghề cố định nào đấy để sinh sống.
Chính trong khoảng thời gian này, ông chán nản học hành nhưng lại đọc rất nhiều sách, sau khi đăng ký làm thành viên
của thư viện và bảo tàng địa phương.

Năm 1906, khi vừa lên 17 tuổi, với một khoản tiền do bà mẹ và những người thân khác cung cấp, Hitler đi đến sống ở
thủ đô Wien của nước Áo. Anh dọ hỏi việc theo học Viện Hàn lâm Mỹ thuật Wien, và năm sau dự kỳ thi tuyển sinh
trong ước vọng trở thành họa sĩ. Nhưng mộng không thành: bức vẽ dự thi của anh không đủ điểm. Hitler cố dự thi lần
nữa vào năm sau, nhưng lần này vẫn không đạt. Trong lúc ấy, bà mẹ đang hấp hối vì chứng ung thư. Trong ba năm, bà
và dòng họ đã cố gắng chu cấp cho người trai trẻ mà không thấy kết quả gì. Ngày 21 tháng 12 năm 1908, bà qua đời.

Bốn năm kế tiếp, từ năm 1909 đến 1913, là giai đoạn khốn khó cùng cực đối với Hitler. Ông không thiết tha việc học
nghề chuyên môn hoặc nhận bất kỳ việc làm thường xuyên nào. Thay vào đấy, ông nhận công việc lặt vặt: quét tuyết, di
chuyển hành lý ở ga tầu hỏa, đôi lúc làm công nhân xây dựng trong vài ngày. Tháng 11 năm 1909, không đầy một năm
sau khi đến Wien, ông phải rời bỏ căn hộ cho thuê có nội thất để sống 4 năm kế tiếp trong một phòng trọ rẻ tiền hoặc
trong khu nhà trọ lụp xụp, và phải dùng bữa ở bếp ăn từ thiện cho qua cơn đói.

Từ việc đọc sách ở Wien, Hitler đã tiếp nhận những ý tưởng nông cạn và xoàng xĩnh, thường là phi lý và lố bịch, lại bị
đầu độc bởi những thiên kiến kỳ dị. Những ý tưởng ấy tạo thành một phần nền tảng cho Đế chế Thứ Ba mà Hitler trẻ,
ham đọc sách sắp gây dựng nên. Dù không trực tiếp can dự vào chính trị, Hitler theo dõi sát sao hoạt động của ba đảng
phái chính của Áo. Việc này đã nảy sinh đầu óc sắc sảo về chính trị giúp Hitler nhìn rõ mặt mạnh và mặt yếu của những
phong trào chính trị đương thời. Theo thời gian, đầu óc trưởng thành như thế đã biến Hitler thành một chính trị gia bậc
thầy của nước Đức. Ông nghiên cứu những hoạt động của Đảng Dân chủ Xã hội Áo, rồi đi đến 3 kết luận giải thích tại
sao đảng này đã thành công: họ biết tạo ra phong trào quần chúng mà nếu thiếu nó, đảng sẽ không có thực quyền; họ đã
lĩnh hội được nghệ thuật tuyên truyền trong quần chúng và họ hiểu được giá trị của phương pháp mà ông gọi là "sự
khủng bố tâm linh và thể chất".

Ông bắt đầu tập luyện tài hùng biện đối với những cử tọa ông tìm được ở khu nhà trọ, bếp ăn từ thiện, góc đường phố.
Dần dà, việc này phát triển thành một kỹ năng đáng sợ hơn là bất kỳ kỹ năng nào giữa hai trận thế chiến, và đóng góp
phần lớn vào thành công đáng kinh ngạc của Hitler.

Và cuối cùng, Hitler đã có kinh nghiệm về người Do Thái trong thời gian sống ở Wien. Dù Hitler sau này kể lại là ông
không để ý gì đến người Do Thái lúc còn sống ở Linz, nhưng theo một người bạn thời tuổi trẻ của Hitler thì sự thật khác
hẳn. Lúc từ Linz đi đến Wien, Hitler đã sẵn mang tư tưởng bài Do Thái.

Mùa xuân 1913, Hitler vĩnh viễn rời xa Wien để đến sống ở Đức. Lúc này Hitler được 24 tuổi, và mọi người đều thấy là
ông hoàn toàn thất bại trong cuộc đời. Ông đã không thể trở thành một họa sĩ, hoặc một nhà kiến trúc. Dưới con mắt của
mọi người, ông chẳng là gì cả mà chỉ là một gã lông bông, không có bạn bè, không gia đình, không công ăn việc làm,
không có mái ấm. Tuy nhiên, ông có một thứ: lòng tự tin không gì dập tắt được và một ý thức về sứ mệnh nung nấu
trong tim.

[sửa] Những thành tựu của Hitler

Xét qua một người không có nền giáo dục cao, chỉ mang cấp bậc hạ sĩ trong Đệ nhất thế chiến, không có nhân thân tốt,
không người đỡ đầu, không gia sản, những thành tựu của Hitler thật là đáng kể trong các lĩnh vực ngoại giao, kinh tế và
quân sự.

Hitler duyệt binh trên Thiết giáp hạm Bismarck


Sự hồi phục kinh tế của Đức sau chiến tranh là thành tựu nổi bật, mà
trong đảng cũng như các nhà kinh tế nước ngoài ca ngợi là phép lạ. Số
người thất nghiệp từ 6 triệu năm 1932 giảm còn không đến 1 triệu bốn
năm sau. Sản lượng và thu nhập quốc nội tăng gấp đôi trong thời gian
1932-37. Tuy Hitler không giỏi về kinh tế, ông quy tụ được những
kinh tế gia giỏi, đặc biệt là TS. Hjalmar Schacht, được coi như là nhà phù thủy kinh tế.

Về quân sự, từ quân đội bị Hòa ước Versailles hạn chế ở mức 100.000 người, Hitler tăng quân số lên gấp ba vào cuối
năm 1934. Khi phát động tiến công Nga năm 1941, Đức huy động 3,2 triệu quân tiến theo trận tuyến dài 1.600 kilômét.
Trước đó, sau khi quân Đức tràn sang Ba Lan, chỉ trong vòng 48 giờ, Không quân Ba Lan đã bị hủy diệt, phần lớn trong
số 500 máy bay hiện đại trúng bom của máy bay Đức trước khi có thể cất cánh. Quân đội Ba Lan tan nát chỉ sau một
tuần. Thủ đô Warszawa thất thủ trong vòng 4 tuần.

Ngày 9 tháng 4 năm 1940, Đức đồng loạt tấn công Đan Mạch và Na Uy. Đan Mạch đầu hàng lập tức, còn Na Uy chống
cự dằng dai và chỉ đầu hàng 2 tháng sau.

Ngày 10 tháng 5, Đức tấn công Pháp, Hà Lan, Bỉ và Luxembourg. Hà Lan đầu hàng 5 ngày sau và Bỉ cầm cự không tới
3 tuần. Chỉ trong vòng hơn 1 tháng từ lúc vượt biên giới Pháp, quân Đức tiến vào thủ đô Paris.

Cuộc tấn công thần tốc qua Pháp một phần là từ quyết định của Hitler. Trong phương án tấn công ban đầu, mũi tiến
công chính của Đức cũng giống như trong Đệ nhất thế chiến: đánh qua Bỉ và miền bắc nước Pháp vì địa hình bằng
phẳng thuận lợi cho xe tăng. Vì thế Đồng Minh tập trung quân phòng ngự vùng này. Riêng tướng Erich von Manstein,
Tham mưu trưởng Tập đoàn quân A đề xuất mũi tiến công chính của Đức phải là qua vùng Ardennes bằng một lực
lượng cơ giới mạnh mẽ. Vốn luôn để ý đến những giải pháp táo bạo và ngay cả khinh suất, Hitler quan tâm đến phương
án mới. Kết quả là Đức đánh qua nơi mà Đồng Minh bị bất ngờ nhất, vì lẽ tướng lĩnh của họ – cũng như phần lớn tướng
lĩnh Đức – đều xem vùng đồi núi này là không thích hợp cho xe tăng. Bằng chiến thuật Blitzkrieg (sấm sét), quân Đức
tiến thần tốc đi vòng qua quân chủ lực của Đồng minh. Hầu như toàn bộ quân đội Pháp bị sụp đổ.

Đến giữa năm 1942, Đức đã thôn tính khoảng 90% diện tích Tây Âu, chỉ trừ Thụy Điển, Vương quốc Anh, Scotland,
Ireland, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Thụy Sĩ; còn ở Bắc Phi, Đức đang chiếm đóng Tunisia, Lybia và một phần Ai
Cập.

Xem chi tiết: Lịch sử quân sự Đức trong Đệ nhị thế chiến.
Có vài điểm pha trộn trong lĩnh vực chỉ huy quân sự của Hitler. Nhờ quyết định của ông, Đức đánh chiếm thần tốc các
nước Bắc Âu với thiệt hại không đáng kể, chỉ một nhóm nhỏ bính sĩ Đức chiếm được pháo đài hiện đại Eben Emael của
Bỉ, được xem là có cấu trúc kiên cố nhất Châu Âu, và đánh thần tốc qua Pháp.

Quyết định nhất quán của Hitler là quân Đức phải trụ lại nơi tiến quân chứ không được rút lui. Các tướng lĩnh Đức mâu
thuẫn nhau về việc này. Một số chống đối, cho rằng đó là quyết định gây thêm thiệt hại cho Đức, nhưng một số tán
thành, cho rằng trến chiến trường đầy băng tuyết, lệnh rút lui chỉ làm cho binh sĩ tháo chạy mà không có căn cứ ở phía
sau để họ có thể lui về trú ẩn, và cũng không có phòng tuyến nào để trụ lại.

[sửa] Những tố chất trong con người Hitler

Trong con người của Hitler có nhiều tố chất đặc biệt, mỗi tố chất phụ trợ và kết hợp với những tố chất khác giúp cho
ông đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, đánh bại hoặc dẹp tan những thể chế chính trị cộng hòa, quân đội, nghiệp
đoàn.

Tinh thần ái quốc cực đoan


Tinh thần này vừa giúp Hitler chiếm được con tim của người dân Đức và tranh thủ được sự ủng hộ của quân đội. Ban
đầu, các nước Đồng Minh chỉ nhận ra khía cạnh "ái quốc" trong con người Hitler, còn khía cạnh "cực đoan" thì được
che giấu bởi tài hùng biện.

Việc làm đi đôi với lời nói


Một khi đã định hình tư tưởng, xuyên suốt qua cương lĩnh đảng, quyển sách Mein Kampf và những bài phát biểu, Hitler
đều mang ra thực hiện những gì ông nói. Cũng có nhiều điều ông không làm như đã hứa, nhưng đấy là chiến thuật mị
dân trong bước đầu khi Quốc xã muốn chiếm quyền lực bằng lá phiếu dân chủ. Còn lại, Hitler đều thi hành những sách
lược chủ chốt đúng như ông đã nói.

Bản chất độc tài, chuyên chế


Bản chất này đã bộc lộ ngay trong giai đoạn Hitler mới gia nhập Đảng Lao động Đức, tiền thân của Quốc xã. Cũng nói
là làm, Hitler đã trình bày rất rõ ý định thiết lập một nước Đức dưới chế độ chuyên chế, độc đảng, và đảng này dưới
quyền một lãnh tụ chuyên chế.

Lừa dối
Tố chất này không đi ngược lại mà là bổ sung việc thi hành những gì đã nói. Có nghĩa là Hitler sẵn sàng lừa dối để
nhằm thi hành những điều chủ chốt trong tư tưởng của ông. Cũng nhờ những tố chất này, Hitler đã chinh phục được
giới thương mại và công nghiệp trong nước. Riêng hai cường quốc Anh và Pháp, ban đầu muốn trấn áp Đức nhưng kế
tiếp lại muốn xoa dịu Hitler, mở đường cho ông thôn tính Áo và Tiệp Khắc. Đến khi Hitler hung hăng xâm lăng Ba Lan
thì họ mới nhận tham vọng vô bờ bến của Hitler, nhưng đã quá muộn: Đệ nhị thế chiến xảy ra là điều tất yếu.
Tài hùng biện
Đây là một vũ khí rất lợi hại của Hitler. Nhờ tài hùng biện cộng với tính lừa dối, Hitler đã chinh phục được người dân
Đức, giới quân đội, ngay cả giới truyền thông và các nhà lãnh đạo nước ngoài.

[sửa] Tinh thần ái quốc cực đoan

[sửa] Hitler: chiến binh dũng cảm

Vào mùa hè 1914, Đệ nhất thế chiến bùng nổ, và Hitler phải làm nghĩa vụ như hàng triệu thanh niên khác. Ông đầu
quân cho một trung đoàn của vương quốc Bayern. Giống như hàng triệu người Đức khác, Hitler là một chiến binh can
đảm. Sau này có vài đối thủ chính trị kết án ông là kẻ hèn nhát trong chiến tranh, nhưng không có chứng cứ nào trong
hồ sơ hậu thuẫn lời kết án này. Hitler được thưởng huy chương hai lần vì tinh thần dũng cảm. Tháng 12 năm 1914 ông
được thưởng huy chương Chữ thập Sắt hạng Nhì, và tháng 8 năm 1918 nhận huy chương Chữ thập Sắt hạng Nhất, vốn
ít khi ban thưởng cho cấp binh sĩ trong Quân đội Đế chế cũ. Ông luôn mang tấm huy chương này một cách hãnh diện
cho đến lúc chết.

Hitler và Mannerheim, nhà lãnh đạo Phần Lan


Tuy thế, Hitler là một người lính kỳ lạ. Không có thư từ hoặc quà tiếp tế từ
gia đình gửi đến như thường thấy ở những binh sĩ khác. Ông không bao
giờ xin nghỉ phép; ông không hề để ý đến phụ nữ như những người lính
khác. Giống như những chiến binh quả cảm nhất, ông không bao giờ phàn
nàn về tình trạng hôi thối, chấy rận, bùn lầy nơi chiến trường. Ông tỏ ra là
một chiến binh hăng say, luôn luôn cực kỳ nghiêm túc trong mọi mục đích
của chiến tranh và vận mệnh của nước Đức.

Hitler kể rằng từ lúc đứng trước ngôi mộ bà mẹ mới mất, ông mới bật
khóc lần nữa, khi nghe tin Đức thất trận. Giống như hàng triệu người Đức
khác lúc ấy và mãi về sau, Hitler không thể chấp nhận thực tế khốc liệt là
nước Đức đã chiến bại. Ông càng không thể chịu đựng được tấn thảm kịch
ập xuống quê hương thân yêu của ông vào tháng 11 năm 1918. Đối với
ông, cũng như đối với mọi người Đức, Quân đội Đức không thua trên trận
tuyến, mà bị kẻ phản quốc ở hậu phương (bị gán bằng cụm từ "tội đồ
Tháng Mười một") đâm sau lưng. Vì thế mà trong thâm tâm của Hitler
cũng như của nhiều người Đức, sự tin tưởng quá khích đối với "truyền
thuyết đâm sau lưng" dần dà làm suy yếu nền Cộng hòa và dọn đường cho
Hitler cuối cùng lên nắm chính quyền.

Cố dằn lòng vì bị cấm phát biểu trước công chúng, Hitler hùng hục lao vào công việc tái lập Đảng Quốc xã và biến nó
thành một tổ chức mà Đức chưa hề thấy từ trước đến giờ. Ông có ý đồ tổ chức đảng như là một quân đội – một nhà
nước trong một nhà nước. Công tác đầu tiên là thu hút đảng viên nộp phí gia nhập. Vào cuối năm 1925, chỉ có 27.000
đảng viên. Đảng Quốc xã phát triển một cách chậm chạp, nhưng mỗi năm đều có tiến bộ: 49.000 đảng viên năm 1926;
72.000 năm 1927; 108.000 năm 1928; 178.000 năm 1929. Hitler thành lập cơ sở đảng hoàn chỉnh tương ứng với tổ chức
hành chính của Đức và cũng giống với xã hội Đức. Nước Đức được chia ra thành vùng (gaue), tương đương với 34 đơn
vị trong các kỳ bầu cử Nghị viện, và Hitler đích thân bổ nhiệm đảng viên làm gauleiter (tương đương với xứ ủy) đứng
đầu mỗi vùng. Mỗi vùng được chia ra thành những cấp nhỏ hơn. Riêng thành phố được chia nhỏ thêm thành cấp khu
phố và cấp tổ dân phố.

[sửa] Tái vũ trang nước Đức

Vì tinh thần ái quốc cực đoan, Hitler theo đuổi một cách không mệt mỏi chương trình tái vũ trang, qua đó được sự hậu
thuẫn mạnh mẽ của Quân đội. Bước đầu tiên là tăng quân số lên gấp ba – từ 100.000 (giới hạn của Hòa ước Versailles)
lên 300.000 quân tính đến ngày 1 năm 10 năm 1934. Trong thời gian này, Hải quân Đức bắt đầu đóng tàu thiết giáp và
tàu ngầm, vi phạm Hòa ước Versailles. Không quân Đức đặt hàng thiết kế máy bay chiến đấu và đào tạo phi công quân
sự. Các khu tất bật sản xuất súng đạn, tổng hợp nitrát từ không khí, sản xuất xăng tổng hợp và cao su nhân tạo từ than
đá. Các cường quốc, dẫn đầu là Anh, đành phải chấp nhận chuyện đã rồi.

Ngày 16 tháng 3 năm 1935, Hitler ban hành nghị định thiết lập nghĩa vụ quân sự và một quân đội thời bình gồm có 12
quân đoàn và 36 sư đoàn – khoảng nửa triệu người. Các cường quốc chỉ có một số động thái rỗng tuếch để cảnh cáo
Hitler.
Ngày 21 tháng 5 năm 1935, Hitler bí mật ban hành Luật Bảo vệ Đế chế, tổ chức lại quân lực; Bộ Quốc phòng đổi thành
Bộ Chiến tranh. Quân đội Đức từ danh hiệu Reichswehr (Quân Phòng vệ Đế chế) dưới thời Cộng hòa bây giờ được
chuyển thành Wehrmacht (Lực lượng Phòng vệ). Hitler kiêm thêm Tư lệnh Tối cao Quân lực. Mỗi binh chủng hải lục
không quân có Tư lệnh và Bộ Tư lệnh riêng.

Hitler đề xuất hải quân mới của Đức ở mức 35% tải trọng lực lượng Hải quân Hoàng gia Anh, và như thế vẫn còn khiến
cho Đức 15% thấp hơn tải trọng của Hải quân Pháp. Anh nhanh chóng chấp nhận đề xuất này mà không tham khảo với
Pháp, vô hình trung cho phép Đức tự do đóng tàu cho hạm đội càng nhanh càng tốt theo khả năng có thể – ngang bằng
khả năng huy động tối đa các xưởng đóng tàu và nhà máy thép trong 10 năm. Vì thế, đây không phải là giới hạn tái vũ
trang của Đức mà là khuyến khích bành trướng binh chủng hải quân nhanh chóng theo khả năng của Đức.

[sửa] Bài Do Thái

Suốt đời, Hitler là người bài Do Thái một cách mù quáng và quá khích. Di chúc của ông – viết ra vài giờ trước khi qua
đời – chứa đựng lời công kích cuối cùng đối với người Do Thái, cho là họ có trách nhiệm đối với cuộc chiến mà ông
phát động. Lòng căm thù nóng bỏng này, được lan truyền qua nhiều người Đức, cuối cùng dẫn đến cuộc tàn sát kinh
khủng trên diện rộng đến nỗi để lại một vết sẹo kinh hoàng trên nền văn minh của nhân loại và chắc chắn sẽ còn tồn tại
khi nào mà con người còn sống trên quả đất.

Tinh thần bài Do Thái lan truyền mạnh mẽ trong các cấp chính quyền của Đức, đến nỗi các bị cáo trong Tòa án
Nürnberg tin rằng thẩm phán trong các phiên tòa là người Do Thái!

[sửa] Cuộc tàn sát người Do Thái

"Giải pháp cuối cùng" là cụm từ do giới Quốc xã sử dụng (chỉ mới được đưa ra ánh sáng trước Tòa án Nürnberg) để chỉ
các cuộc tàn sát người Do Thái tiếp diễn cho đến cuối cuộc chiến. Có nhiều tranh cãi về số người Do Thái bị sát hại.
Theo hai binh sĩ SS làm nhân chứng tại Tòa án Nürnberg, Karl Eichmann ước tính con số này là từ 5 triệu đến 6 triệu.
Eichmann là Trưởng ban Người Do Thái của tổ chức RSHA, thực hiện "Giải pháp cuối cùng" dưới sự chỉ đạo của
Heydrich. Con số đưa ra trong bản cáo trạng của Tòa án Nürnberg là 5,7 triệu, trùng hợp với ước lượng của Hội đoàn
Do Thái Thế giới. Riêng Reitlinger cho số thấp hơn, từ 4,2 đến gần 4,6 triệu.

Vào năm 1939, có khoảng 10 triệu người Do Thái sống trên những lãnh thổ bị lực lượng của Hitler chiếm đóng. Dù
theo ước lượng nào, điều chắc chắn là phân nửa số người này đã bị Quốc xã sát hại. Đấy là hệ lụy chung cuộc và cái giá
ghê gớm của sự lầm lạc mà nhà lãnh đạo Quốc xã truyền tải đến – hoặc chia sẻ với – nhiều người đi theo ông ta.

Xem chi tiết về các chính sách và hành động bài Do Thái:

• Gestapo (Geheime Staatspolizei hoặc Mật vụ)


• Hermann Göring, cánh tay phải của Hitler
• Heinrich Himmler, Lãnh tụ Lực lượng áo đen SS, Chỉ huy trưởng Cảnh sát Đức
• Schutzstaffel, lực lượng áo đen SS
• Sicherheitsdienst, Cơ quan An ninh

[sửa] Tuần lễ Thủy tinh vỡ

Vào mùa thu 1938, có thêm một điểm ngoặt cho Quốc xã, diễn ra trong thời gian mà đảng viên sau này gọi là "Tuần lễ
Thủy tinh vỡ".

Ngày 7 tháng 11, một thanh niên người Đức gốc Do Thái 17 tuổi tên Herschel Grynszpan bắn chết Bí thư Thứ Ba của
đại sứ quán Đức ở Paris. Cha của anh trai trẻ này nằm trong số cả chục nghìn người Do Thái bị trục xuất sang Ba Lan.
Để trả thù cho việc này và cho việc ngược đãi người Do Thái nói chung ở Đức mà anh trai trẻ tìm đến đại sứ quán Đức
với ý định hạ sát đại sứ. Nhưng người Bí thư Thứ Ba được phái ra xem anh muốn gì, và bị anh bắn chết.

Đêm 9 rạng sáng 10 tháng 11, một đợt giết chóc tệ hại nhất, cho đến lúc này, xảy ra. Theo Quốc xã, đấy chỉ là do việc
dân Đức có phản ứng "tự phát" với tin giết người ở Paris. Nhưng sau Thế chiến thứ hai, tài liệu tịch thu cho thấy Đức đã
sắp đặt việc "tự phát".

Nội bộ Quốc xã báo cáo 119 giáo đường của người Do Thái bị đốt, 76 giáo đường khác bị phá hủy, 7.500 cửa hàng Do
Thái bị phá phách. Có 20.000 người Do Thái bị bắt, 36 người chết, 36 bị thương nặng – đều là người Do Thái.
Người Do Thái còn phải chi trả cho sự phá hủy tài sản của họ. Nhà nước tich thu tiền bảo hiểm đáng lẽ họ nhận được.
Thêm nữa, họ phải chung nhau trả khoản tiền phạt một tỉ Mark Đức vì lý do "tội ác ghê tởm của họ", theo lời Göring.

"Tuần lễ Thủy tinh vỡ" là dấu hiệu báo trước cho sự suy yếu tai hại mà cuối cùng sẽ dẫn nhà độc tài, chế độ của ông và
đất nước của ông đến chỗ suy tàn. Chúng ta đã thấy đầy dẫy những biểu hiện của chứng hoang tưởng tự đại của Hitler.
Nhưng từ trước đến giờ, Hitler đã cố tự kiềm chế ở những thời điểm khẩn trương trên bước đường đi lên của ông và của
đất nước ông. Ở những thời điểm như thế, thiên tài về hành động gan lì và tính toán cẩn thận cho hậu quả đã giúp cho
ông đạt hết thắng lợi này đến thắng lợi khác. Nhưng bây giờ, như ngày 9 tháng 11 và những hệ lụy về sau sẽ cho thấy,
Hitler đang mất dần khả năng tự kiềm chế. Chứng hoang tưởng tự đại của ông đã trở nên áp chế. Biên bản buổi họp
ngày 12 tháng 11 do Göring chủ trì cho thấy chính Hitler có trách nhiệm đối với đêm tàn phá trong tháng 11 ấy; chính
ông đã thúc đẩy Göring loại trừ người Do Thái ra khỏi cuộc sống ở Đức. Từ lúc này trở đi, chủ nhân ông tuyệt đối của
Đế chế thứ Ba sẽ không còn biết tự kiềm chế – đức tính đã thường cứu nguy cho ông trước đây. Và dù cho thiên tài của
ông sẽ dẫn đến những cuộc thôn tính đáng kinh ngạc khác, những hạt mầm độc hại cho việc tự phá hủy chung cục của
nhà độc tài và của đất nước ông đã được gieo cấy.

[sửa] Việc làm đi đôi với lời nói

[sửa] Cương lĩnh đảng

Trong đại hội quy mô đầu tiên của Đảng Lao động Đức (tiền thân của Quốc xã) ngày 24 tháng 2 năm 1920, lần đầu tiên
Hitler nêu lên 25 điểm trong cương lĩnh của Đảng Lao động Đức. Những điểm quan trọng nhất sau này được Hitler
mang ra thi hành, với hệ lụy tàn khốc cho hàng triệu người trong và ngoài nước Đức.

Điểm thứ nhất trong bản cương lĩnh đòi hỏi hợp nhất mọi người Đức trong một nước Đức mở rộng. Đây đúng là việc
mà Hitler thực hiện sau này khi sáp nhập Áo với 6 triệu người Đức và vùng Sudetenland với 6 triệu người Đức khác.
Đấy cũng là đúng theo yêu sách đòi lại vùng Gdańsk và những vùng đất khác ở Ba Lan có nhiều người Đức sinh sống.
Và một trong những điều bất hạnh cho thế giới là có quá nhiều người trong giai đoạn giữa hai cuộc thế chiến đã bỏ qua
hoặc chế giễu mục đích này của Quốc xã mà Hitler đã cất công ghi trên giấy trắng mực đen. Những quan điểm bài Do
Thái đưa ra cương lĩnh đảng cũng là lời cảnh cáo kinh khủng.

Có hai điểm trong cương lĩnh mà Hitler sẽ thi hành ngay khi trở thành thủ tướng. Điểm 2 đòi hỏi xóa bỏ các Hòa ước
Versailles và Saint-Germain. Điểm 25 trù định việc "thiết lập một quyền lực trung ương mạnh cho Nhà nước". Điểm
này – cũng như Điểm 1 và Điểm 2 đòi hỏi hợp nhất mọi người Đức trong Đế chế và việc xóa bỏ các hòa ước – được
chính Hitler kiên quyết đưa vào cương lĩnh. Việc này cho thấy ngay từ lúc ấy, khi mà bên ngoài München chưa có mấy
ai biết đến đảng của Hitler, ông đã phóng tầm nhìn đến chân trời xa hơn dù cho có nguy cơ bị mất sự hậu thuẫn ngay
trong lãnh địa của mình.

Vào lúc ấy, tư tưởng ly khai nổi lên mạnh mẽ ở Bayern. Người Bayern thường xuyên xung khắc với chính quyền trung
ương vì họ yêu sách phân quyền nhiều hơn hầu Bayern có thể được tự trị. Nhưng Hitler đang nhắm đến quyền lực
không những ở Bayern mà còn bao trùm cả nước Đức, và nếu muốn duy trì quyền lực như thế cần có chính quyền trung
ương mạnh, xóa bỏ những bang bán tự trị trong nền cộng hòa hiện thời và trong Đế chế Đức ngày xưa. Một trong
những động thái của Hitler khi lên nắm chính quyền năm 1933 là nhanh chóng thực hiện điểm cuối cùng trong cương
lĩnh của đảng mà lúc đầu không có mấy ai để ý đến. Không ai có thể trách Hitler đã không cảnh báo đầy đủ trước – trên
giấy trắng mực đen – ngay từ bước khởi đầu.

[sửa] Quyển sách Mein Kampf

Mùa hè 1924, trong tòa pháo đài Landsberg xưa cũ được dùng làm nhà tù, Adolf Hitler, tù nhân nhưng được đối xử như
là khách danh dự với một căn phòng cho riêng mình và cảnh quan tuyệt vời bên ngoài, gọi Rudolf Hess đến (đã ra đầu
thú và vào tù) để bắt đầu đọc cho anh này ghi lại từ chương này qua chương kia của một quyển sách có tựa đề là Mein
Kampf (Cuộc tranh đấu của tôi).

Xem chi tiết về nội dung của quyển sách: Mein Kampf.
Trong quyển Mein Kampf, Hitler diễn giải tư tưởng của ông và áp dụng đặc biệt vào việc phục hồi nước Đức. Hitler cho
rằng Đức cần có không gian sinh sống (Lebensraum) ở miền Đông và phải sẵn sàng sử dụng vũ lực để đạt mục đích
này. Chủ yếu là chiếm đất của Nga, phục hồi đường ranh giới của Đế quốc La Mã Thần thánh 600 năm về trước.

Hitler cũng vạch ra việc tạo dựng một quốc gia dựa trên chủng tộc thuần khiết và quy tụ mọi người Đức lúc này còn
đang sống bên ngoài biên giới Đức. Trên quốc gia này sẽ thiết lập chế độ độc tài tuyệt đối dưới quyền một lãnh tụ –
chính là ông ta – để ban hành mệnh lệnh cho một tầng lớp lãnh đạo nhỏ hơn, rồi những người này sẽ truyền lệnh xuống
dưới.
Tư tưởng chủ chốt thứ hai trong quyển Mein Kampf là về chủng tộc, nêu lên tính ưu việt của chủng tộc Aryan, chà đạp
lên những chủng tộc khác, những thứ cỏ rác – đấy là Do Thái và Slav. Một lần nữa, phải công nhận rằng việc làm của
Hitler đi đôi với lời nói khi ông thi hành chính sách diệt chủng ở Đông Âu trong chiến tranh.

Sau này, Hitler thực hiện đúng như những gì ông đã vạch ra trong quyển Mein Kampf.

Sau khi ra khỏi nhà tù, ngày 27 tháng 2 năm 1925, Hitler mở đại hội đầu tiên của Đảng Quốc xã kể từ vụ Đảo chính
Nhà hàng Bia với hai mục đích trong đầu mà từ nay về sau ông nhất định sẽ theo đuổi. Thứ nhất là tập trung mọi quyền
lực vào tay ông. Thứ hai là tạo dựng lại Đảng Quốc xã thành một tổ chức chính trị hầu nắm chính quyền thông qua con
đường hợp hiến mà thôi.

[sửa] Tài hùng biện, tổ chức và tuyên truyền

Trong những ngày sống lang thang ở Wien, Hitler để ý đến tầm quan trọng của tài hùng biện trong chính trị, và ông
viết:

Uy lực trong lịch sử tạo ra những cơn lốc về tôn giáo và chính trị từ ngàn xưa đều là uy lực thần kỳ của lời
nói, và chỉ do lời nói mà thôi.... Chỉ có thể khích động quần chúng bằng uy lực của lời nói. Mọi phong trào vĩ
đại đều là phong trào quần chúng, là sự bùng nổ của nỗi mê đắm và xúc cảm của con người...
Dù không tham gia vào hoạt động chính trị của Áo, anh trai trẻ Hitler đã bắt đầu tập luyện tài hùng biện đối với những
cử tọa anh tìm được ở khu nhà trọ, bếp ăn từ thiện, góc đường phố. Dần dà, việc này phát triển thành một kỹ năng đáng
sợ hơn là bất kỳ kỹ năng nào giữa hai trận thế chiến, và đóng góp phần lớn vào thành công đáng kinh ngạc của Hitler.

[sửa] Tổ chức cơ cấu đảng

Khởi đầu, không có triển vọng gì về sự nghiệp chính trị cho một người Áo 31 tuổi không bạn bè, không tiền bạc, không
công ăn việc làm, không nghề chuyên môn, và không hề có kinh nghiệm gì về hoạt động chính trị. Hitler nhận thức
được điều này.

Hitler trở lại München vào mùa xuân 1919, rồi được điều vào Ban Báo chí và Thông tin của Phòng Chiến tranh Chính
trị đóng tại quân khu địa phương. Quân đội Đức bây giờ nhúng sâu vào chính trị, đặc biệt là ở Bayern. Để quảng bá
đường lối bảo thủ, họ tổ chức cho binh sĩ theo học các lớp chính trị, và Hitler là học viên chăm chỉ tham dự một trong
các lớp học này. Một ngày tháng 9 năm 1919, Phòng Chiến tranh Chính trị ra lệnh cho Hitler dò xét một nhóm chính trị
nhỏ tự gọi là Đảng Lao động Đức lúc ấy có không đến 100 đảng viên. Kết quả của việc này là Hitler chấp nhận trở
thành Ủy viên Trung ương thứ bảy của Đảng Lao động Đức.

Xem chi tiết về tiến trình thành lập và phát triển của đảng: Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa.
Ngay từ đầu, Hitler đã thể hiện một cách đáng kinh ngạc tài năng hùng biện, tổ chức và tuyên truyền. Đầu năm 1920,
Hitler nắm nhiệm vụ tuyên truyền cho đảng, tổ chức một đại hội lớn lao nhất mà đảng tí hon này chưa từng mơ đến. Đại
hội được dự trù vào ngày 24 tháng 2 năm 1920 trong một nhà hàng bia nổi tiếng ở München có sức chứa 2.000 người.
Tài hùng biện của Hitler cũng giúp đảng thu thêm được đóng góp tài chính.

[sửa] Thiết kế huy hiệu và cờ của Đảng Quốc xã

Cũng vào mùa hè 1920, nhà họa sĩ thất bại Hitler nhưng bây giờ trở thành bậc thầy về nghệ thuật tuyên truyền, phát
sinh ý tưởng mà chỉ có thể được xem là một cú đột phá của thiên tài. Ông thấy cái mà đảng đang thiếu là một huy hiệu,
một lá cờ, một biểu tượng nhằm thể hiện những gì mà đảng muốn phát huy và nhằm kích thích óc tưởng tượng của quần
chúng – những người sẽ tiến bước và chiến đấu dưới ngọn cờ của đảng. Sau khi đã tập trung suy nghĩ và xem xét vô số
mẫu thiết kế, Hitler tạo nên một lá cờ nền mầu đỏ, ở giữa có một đĩa tròn mầu trắng trong đó in hình chữ thập ngược
mầu đen. Chẳng bao lâu, lực lượng SA và đảng viên Quốc xã mang băng tay có hình chữ thập ngược, và hai năm sau
Hitler thiết kế lá cờ nghi thức để mang đi trong những cuộc diễu hành và để giăng lên sau khán đài của những buổi mít-
tinh. Những tác phẩm này không hẳn là "mỹ thuật", nhưng là nghệ thuật tuyên truyền ở đẳng cấp cao. Đảng Quốc xã
bây giờ có một biểu tượng mà không đảng phái nào khác sánh bằng. Hình chữ thập ngược dường như tự nó toát ra một
sức mạnh huyền bí, để lôi kéo quần chúng hành động theo một đường hướng mới, và họ bắt đầu tụ hội dưới lá cờ của
Quốc xã.

Trong phiên tòa xử tội phản quốc vì đã chủ mưu biến cố mà các sử gia gọi là Đảo chính Nhà hàng Bia, Hitler tạo ấn
tượng mạnh trong lòng người dân Đức bằng tài hùng biện và tinh thần quốc gia sôi sục, và đưa tên tuổi ông lên trang
nhất nhiều tờ báo trên thế giới. Hitler chỉ bị án 5 năm tù. Tuy thất bại, vụ bạo loạn khiến cho Hitler nổi danh cả nước, và
trong con mắt nhiều người ông là người yêu nước và nhà anh hùng. Bộ máy tuyên truyền của Đảng Quốc xã biến vụ
việc thành một trong những huyền thoại vĩ đại nhất.
Sau khi ra khỏi tù, cố dằn lòng vì bị cấm phát biểu trước công chúng, Hitler hùng hục lao vào công việc tái lập Đảng
Quốc xã và biến nó thành một tổ chức mà Đức chưa hề thấy từ trước đến giờ. Ông có ý đồ tổ chức đảng như là một
quân đội – một nhà nước trong một nhà nước. Công tác đầu tiên là thu hút đảng viên nộp phí gia nhập. Vào cuối năm
1925, chỉ có 27.000 đảng viên. Đảng này phát triển một cách chậm chạp, nhưng mỗi năm đều có tiến bộ: 49.000 đảng
viên năm 1926; 72.000 năm 1927; 108.000 năm 1928; 178.000 năm 1929. Hitler thành lập cơ sở đảng hoàn chỉnh tương
ứng với tổ chức hành chính của Đức và cũng giống với xã hội Đức. Nước Đức được chia ra thành vùng (gaue), tương
đương với 34 đơn vị trong các kỳ bầu cử Nghị viện, và Hitler đích thân bổ nhiệm đảng viên làm gauleiter (tương đương
với xứ ủy) đứng đầu mỗi vùng. Mỗi vùng được chia ra thành những cấp nhỏ hơn. Riêng thành phố được chia nhỏ thêm
thành cấp khu phố và cấp tổ dân phố.

Trong kỳ tổng tuyển cử ngày 5 tháng 3 năm 1933, Quốc xã mở chiến dịch tuyên truyền vận động theo tầm mức nước
Đức chưa từng thấy bao giờ. Lần đầu tiên, đài truyền thanh của Nhà nước phát đi giọng nói của Hitler, Hermann Göring
và Joseph Göbbels đến mọi miền của đất nước. Đường phố giăng đầy cờ mang chữ thập ngược, vang vọng tiếng bước
của binh sĩ SA. Những cuộc mít-tinh, diễu hành đốt đuốc buổi tối và âm thanh lan khắp các quảng trường. những tấm
pa-nô đầy dẫy hình ảnh tuyên truyền rực rỡ của Quốc xã, và trong đêm tối ánh lửa trại soi sáng những triền đồi. Cử tri
bị phỉnh phờ với những lời hứa về thiên đường Đức, bị đội quân áo nâu trên đường phố dọa dẫm khủng bố và kinh hãi
vì những "phát hiện" về cuộc "cách mạng" của phe Cộng sản.

Đây là kỳ tổng tuyển cử dân chủ thực sự theo chiến lược của Hitler: nắm chính quyền bằng đường lối hợp pháp. Vì thế,
đa số cử tri vẫn có thể bỏ phiếu chống lại Hitler. Đảng Quốc xã dẫn đầu, nhưng chỉ thu được 44% số phiếu.

[sửa] Chiến thuật khủng bố tâm linh và thể chất

[sửa] Học hỏi từ quan sát ở Wien

Ở Wien, Hitler đã chú ý đến cách "khủng bố tâm linh và thể chất" của Đảng Dân chủ Xã hội Áo, dựa trên quan sát sai
lạc và bị thiên kiến của ông làm chệch hướng. Ông viết:

Tôi đã hiểu ra sự khủng bố tâm linh mà phong trào này đã thực hiện, đặc biệt đối với giới tư sản;... họ tung ra
hàng loạt lời dối trá và vu khống để chống lại bất kỳ đối thủ nào bị xem là nguy hiểm, cho đến lúc tinh thần
của đối thủ bị dập tắt... Đây là chiến thuật dựa trên sự tính toán chính xác về những điểm yếu của con người,
và chắc chắn đạt thành công...
Tôi hiểu ra tầm quan trọng của sự khủng bố thể chất đối với cá nhân và quần chúng... Chiến thắng đạt được
trong hàng ngũ những người ủng hộ dường như là do công lý, còn đối thủ bị đánh bại thường không thiết gì
đến việc đối kháng thêm.
[sửa] Lực lượng SA và SS

Chỉ trong mười năm, ông đã sử dụng bài học khủng bố để đạt mục đích của mình. Khi tổ chức Đảng Quốc xã, ông áp
dụng phương cách này: tổ chức cựu chiến binh thành một lực lượng sắt máu, ngụy trang dưới tên "Ban Thể dục Thể
thao". Khởi đầu, đám cựu chiến binh được điều động trong các buổi đại hội để trấn áp người la ó phản đối, và nếu cần,
đẩy họ ra khỏi phòng họp. Ngày 5 tháng 10 năm 1921, lực lượng bán quân sự được chính thức đặt tên Sturmabteilung,
gọi tắt là SA, còn được gọi là "Quân áo nâu". Dần dà SA được kiện toàn thành một lực lượng vũ trang gồm vài trăm
nghìn người để bảo vệ buổi họp của Quốc xã, giải tán buổi họp của đối thủ và nói chung khủng bố người chống lại
Hitler.

Một lần, vào năm 1921 đích thân Hitler dẫn lực lượng SA tấn công một đại hội của nhóm đối lập và đánh đập một
người mang tên Ballerstedt sẽ đọc diễn văn trong đại hội. Vì việc này, Hitler bị án 3 tháng tù, nhưng được trả tự do sau
khi ngồi tù 1 tháng. Ông trở nên gần như là một vị thánh tử vì đạo và giành thêm hậu thuẫn. Hitler khoe khoang với
cảnh sát: "Không sao cả. Chúng tôi đã đạt được mục đích. Ballerstedt không phát biểu được." Đúng như Hitler đã tuyên
bố vài tháng trước:

Trong tương lai Phong trào Quốc xã sẽ ngăn chặn một cách không khoan nhượng – bằng vũ lực nếu cần – mọi
đại hội hoặc buổi diễn thuyết có thể khiến cho đồng bào của chúng ta phân tâm.
Để được sự hỗ trợ đáng tin cậy hơn, Hitler thành lập lực lượng SS (Schutzstaffel). Cuối cùng, lực lượng SS ngự trị nước
Đức và là một cái tên gây kinh hoàng cho mọi vùng bị Đức chiếm đóng ở Châu Âu.

Xem chi tiết về những tổ chức và nhân vật gây khủng bố của Quốc xã:

• Gestapo, Cơ quan Mật vụ


• Heinrich Himmler, nhân vật đứng đầu Cảnh sát toàn nước Đức và SS
• Hermann Göring, Lãnh đạo đội quân áo nâu SA
• Schutzstaffel, tổ chức quân sự của Đảng Quốc xã gọi tắt SS
• Sicherheitsdienst, Cơ quan An ninh

Trong kỳ tổng tuyển cử ngày 5 tháng 3 năm 1933, Hitler muốn Nghị viện thông qua việc thiết lập chế độ độc tài. Để đạt
được việc này, Hitler cần có hai phần ba số phiếu Nghị viện. Quốc xã bắt giam 81 đại biểu đảng Cộng sản trong Nghị
viện khiến cho họ "vắng mặt" trong kỳ họp Nghị viện.

[sửa] Thôn tính Áo bằng khủng bố tinh thần

Suốt năm 1937, với sự tài trợ và thúc giục của Đức, Quốc xã Áo gia tăng chiến dịch khủng bổ. Bom nổ hầu như mỗi
ngày đây đó trên đất Áo; ở những tỉnh miền núi những cuộc biểu tình diễn ra rầm rộ và thường gây bạo lực khiến cho
chính phủ suy yếu dần.

Hitler phái Papen dàn xếp cuộc hội đàm giữa thủ tướng Áo Kurt Schuschnigg và Hitler ngày 12 tháng 2 năm 1938.
Hitler áp dụng chiến thuật khủng bố tinh thần: dùng ngôn ngữ thù địch để phủ đầu. Hitler nói với Schuschnigg:

Han
đã tìm mọi cách để né tránh một chính sách thân thiện... Cả lịch sử của Áo chỉ là những hành vi phản bội không
ngừng.... Đã đến lúc phải chấm dứt điều nghịch lý lịch sử này... Đế chế Đức là một trong những cường quốc vĩ đại nhất,
và không ai sẽ lên tiếng nếu Đế chế này giải quyết vấn đề biên giới của họ.

... Tôi muốn cho ông biết là vụ việc không thể tiếp tục như thế này. ... ai chống tôi sẽ bị nghiền nát... tôi sẽ giải
quyết cái gọi là vấn đề Áo bằng cách này hoặc cách khác... Tôi chỉ cần ra lệnh, và chỉ trong một đêm duy nhất
mọi cơ cấu phòng thủ nực cười của ông sẽ bị bắn tan tác.
Bị sốc vì cơn giận dữ của Hitler, vị Thủ tướng Áo vốn có tư thái trầm tĩnh cố giữ sự hòa dịu nhưng vẫn bảo vệ quan
điểm của mình.

Cuối buổi sáng, khi Schuschnigg hỏi chính xác những điều kiện của Thủ tướng Đức là gì, thì Hitler đáp: "Chúng ta sẽ
thảo luận chiều nay."

Buổi xế chiều, sau khi bị bắt phải chờ đợi trong hai giờ, Thủ tướng Áo nhận từ tay Ngoại trưởng Đức Joachim von
Ribbentrop bản thảo của một "hiệp định" được chi biết rằng đấy là đòi hỏi cuối cùng của Hitler và rằng Hitler không
cho phép thảo luận gì về bản văn này. Bây giờ cần phải ký kết.

Tối hậu thư này đòi trong vòng một tuần Schuschnigg phải chuyển giao chính phủ Áo cho Đảng Quốc xã Áo, chỉ định
người thân Quốc xã TS. Arthur Seyss-Inquart làm Bộ trưởng Nội vụ. Tất cả có nghĩa là Áo sẽ mất quyền tự chủ. Đức
cũng bảo Seyss-Inquart gửi điện tín cho Hitler, yêu cầu gửi quân Đức đến Áo để lập lại an ninh trật tự. Hãng thông tấn
chính thức D.N.B. của Đức nói Seyss-Inquart đã gửi cho Hitler bức điện tín này. Trong bản cung khai tại Tòa án
Nürnberg, Seyss-Inquart cho biết ông đã từ chối gửi điện tín như thế vì an ninh trật tự vẫn tốt. Hitler đã viện dẫn bức
điện tín trong trò lừa đảo để biện minh với dân Đức và với người nước ngoài cho cuộc tấn công. Thật ra, có hai bản văn
của bức "điện tín", đúng như Göring đã đọc qua điện thoại, được tìm thấy trong thư khố của Bộ Ngoại giao sau chiến
tranh. Sau này, Papen giải thích là Bộ trưởng Bưu điện và Điện tín đã ngụy tạo các bức điện tín và đưa vào hồ sơ lưu trữ
của chính phủ.

Schuschnigg thông báo sẽ tổ chức trưng cầu dân ý ngày 13 tháng 3 năm 1938 để hỏi dân Áo có muốn "một nước Áo tự
do, độc lập, xã hội, Cơ đốc và thống nhất" hay không. Hitler nổi cơn giận dữ khi nghe tin bất ngờ này, và quyết định
chiếm đóng Áo bằng quân sự. Đức ra lệnh Schuschnigg phải từ chức, và Áo phải bổ nhiệm Seyss-Inquart làm thủ
tướng. Tổng thống Wilhelm Miklas của Áo miễn cưỡng chấp nhận đơn xin từ chức của Schuschnigg nhưng từ chối bổ
nhiệm Seyss-Inquart lên thay thế.

Hitler ra lệnh phát động cuộc tiến công Áo ngày 12 tháng 3 năm 1938, rồi lên đường trở về quốc gia sinh quán của ông,
được đón tiếp một cách tưng bừng. Hitler làm Tổng thống Áo, và Áo trở thành một tỉnh của Đế chế Đức. Một luật mới
quy định "trưng cầu dân ý tự do và kín" ngày 10 tháng 4 để người Áo có thể quyết định "vấn đề thống nhất với Đế chế
Đức", còn người Đức cũng tham gia trưng cầu dân ý về việc thống nhất cùng với việc bầu Nghị viện mới. Dưới chiến
dịch tuyên truyền và khủng bố, 99,08% ở Đức và 99,95% ở Áo bỏ phiếu thuận cho Áo sáp nhập vào Đức, trở thành một
tỉnh của Đức như các tỉnh khác.

[sửa] Vận dụng thời cơ

[sửa] Xé bỏ Hòa ước Versailles

Xem chi tiết về nội dung của hòa ước: Hòa ước Versailles.
Vì việc Đồng Minh áp đặt Hòa ước Versailles lên nước Đức, Đức trở thành một quốc gia bị chia rẽ. Phe bảo thủ không
chấp nhận cả hòa ước lẫn nền hòa bình lẫn chế độ cộng hòa đã phê chuẩn hòa ước. Về lâu về dài, quân đội cũng thế.
Adolf Hitler đã nhận ra thực lực của làn sóng quốc gia chống dân chủ, chống nền cộng hòa còn non trẻ. Ông bắt đầu
nương theo làn sóng ấy mà tiến lên. Những diễn biến thời cuộc giúp Hitler thêm lợi thế, nhất là việc đồng Mark mất giá
và việc Pháp chiếm đóng vùng sông Rhur. Chính giai đoạn này là cơ hội trời cho đối với Hitler.

Cơn suy thoái kinh tế lan khắp thế giới vào cuối năm 1929 tạo cho Adolf Hitler một cơ hội, và ông khai thác tận lực.
Trong chiến dịch vận động cuồng loạn cho cuộc tổng tuyển cử ngày 14 tháng 9 năm 1930, Hitler hứa hẹn với hàng triệu
người đang bất mãn rằng ông sẽ làm cho nước Đức hùng mạnh trở lại, từ chối việc trả bồi thường chiến tranh, chối bỏ
Hòa ước Versailles, quét sạch tham nhũng, triệt hạ những trùm tài phiệt (đặc biệt nếu họ là người Do Thái), và đảm bảo
mỗi người Đức đều có việc làm và bánh mỳ. Đối với những người đang đói kém mong cho cuộc sống bớt khổ và cũng
đang tìm kiếm niềm tin mới, lời hứa như thế nghe thật hấp dẫn. Đảng Quốc xã chiếm 107 ghế, từ vị trí thứ chín và là
đảng nhỏ nhất trong Nghị viện nhảy lên thành đảng lớn thứ nhì. Từ đầu năm 1930, chiến dịch tuyên truyền của Quốc xã
đã có hiệu lực đối với Quân đội Đức, đặc biệt là trong số sĩ quan trẻ. Họ cảm thấy thu hút vì tinh thần quốc gia cực đoan
của Hitler, và cũng vì viễn tượng mà ông vẽ ra: tái lập Quân đội trở lại thời vinh quang và hùng mạnh. Lúc ấy, sĩ quan
sẽ có nhiều cơ hội để thăng tiến, không phải bị gò bó trong lực lượng nhỏ bé như bây giờ.

Ngày 30 tháng 1 năm 1937, Hitler đọc diễn văn trước Nghị viện, tuyên bố "rút chữ ký của Đức" ra khỏi Hòa ước
Versailles.

[sửa] Nước cờ mạo hiểm ở Rheinland

Sáng 7 tháng 3 năm 1936, một lực lượng nhỏ của Đức đi qua các cầu sông Rhein và tiến vào khu phi quân sự
Rheinland. Lực lượng Pháp đang hiện diện trong vùng có thể bắn quân Đức tan tành và hầu như chắc chắn sẽ đặt dấu
chấm hết cho Hitler. Nhưng Hitler dám đánh nước cờ mạo hiểm là do Pháp lưỡng lự và Anh mềm yếu. Nước cờ này
mang đến cho Hitler một thắng lợi to tát hơn và có tính quyết định hơn là những gì ta hiểu lúc đầu. Trong nước, Hitler
củng cố vị thế và quyền lực, đưa ông lên tầm cao chưa có nhà lãnh đạo Đức nào trong quá khứ đạt được. Ngày 7 tháng
3 năm 1936, Hitler giải tán Nghị viện, tổ chức "bầu cử" mới và trưng cầu dân ý về việc Đức chiếm Rheinland. Theo số
liệu chính thức, 99% cử tri đi bỏ phiếu trưng cầu dân ý, và 98,8% chấp thuận hành động của Hitler. Ngay cả với yếu tố
khủng bố của mật vụ, vẫn còn có tỷ lệ áp đảo người Đức ủng hộ Hitler.

Thắng lợi cũng đảm bảo Hitler vượt lên trên tướng lĩnh, những người đã lưỡng lự và nhụt chí vào thời điểm khủng
hoảng trong khi ông vẫn kiên quyết. Thắng lợi cũng cho Hitler thấy rằng trong chính sách ngoại giao và ngay cả trong
sự vụ quân bị, Hitler có óc phán đoán cao hơn tướng lĩnh. Họ đã sợ Pháp sẽ chống trả; Hitler thì biết rõ hơn. Tuy chỉ là
một chiến dịch quân sự nhỏ nhoi, việc chiếm đóng Rheiland là một bước ngoặt quan trọng. Vị thế chiến lược của mỗi
bên đã thay đổi hẳn sau khi ba tiểu đoàn của Đức đi qua các cầu sông Rhein mà các sư đoàn của Pháp không có động
thái gì.

[sửa] Tính chuyên chế, độc tài

Xem chi tiết về chế độ của nước Đức dưới sự cầm quyền của Hitler: Đức Quốc xã.
[sửa] Chiếm quyền độc tài trong đảng

Vào mùa hè 1921, lần đầu tiên Hitler đã cho các đồng chí của mình nếm trải bản tính tàn độc và óc tinh ranh về chiến
thuật. Trong khi Hitler đi Berlin để tiếp xúc với vài phe nhóm theo chủ nghĩa quốc gia hầu mở rộng phong trào Quốc
xã, những ủy viên trung ương khác của Đảng Quốc xã thấy có cơ hội để thách thức quyền lãnh đạo của ông. Hitler đã
trở nên quá độc đoán với họ. Thế là họ trù định sáp nhập với những phe nhóm có chủ kiến tương tự, nghĩ rằng khi ấy
ảnh hưởng của Hitler sẽ suy yếu.

Nhận ra vị thế của mình bị đe dọa, Hitler vội vã trở về München để dập tắt những người mà ông gọi là "mất trí điên rồ".
Ông xin rút ra khỏi đảng. Những ủy viên trung ương khác thấy ngay là đảng không thể mất ông. Hitler không chỉ là nhà
hùng biện tài giỏi nhất, mà còn là nhà tổ chức và tuyên truyền hữu hiệu nhất. Hơn nữa, chính Hitler là người mang về
phần lớn ngân khoản đóng góp cho đảng. Nếu ông ra đi, chắc chắn Đảng Quốc xã sẽ tan rã. Trung ương đảng khước từ
ý nguyện của Hitler. Sau khi đã nhận thức rõ vị thế của mình, bây giờ Hitler bắt buộc các nhà lãnh đạo khác của đảng
phải nhượng bộ. Kết quả là Hitler xóa bỏ Trung ương Đảng, nắm quyền lãnh đạo độc tôn của đảng, nhà sáng lập đảng
Drexler được đẩy lên làm chủ tịch danh dự, và chẳng bao lâu bị cho ra rìa. Tháng 7 năm 1921, "nguyên tắc lãnh đạo"
được thiết lập, trở thành điều luật trước nhất cho Đảng Quốc xã và sau đấy cho Đế chế Thứ Ba. "Lãnh tụ" đã xuất hiện
trên chính trường nước Đức. Vị "lãnh tụ" bây giờ bắt đầu lo tái tổ chức đảng, tiếp tục nhận thêm đóng góp tài chính.

[sửa] Thiết lập thể chế độc tài

Nghị viện và chính quyền của bang bị giải tán ngay trong năm đầu Quốc xã nắm quyền lực. Bang được chuyển thành
tỉnh, và tỉnh trưởng được Hitler bổ nhiệm. Thành phố cũng mất quyền tự quản, được đặt dưới Bộ Nội vụ. Bộ trưởng Nội
vụ bổ nhiệm thị trưởng của thành phố có trên 100.000 dân, và tỉnh trưởng bổ nhiệm thị trưởng của thành phố từ 100.000
dân trở xuống. Riêng Hitler giữ quyền bổ nhiệm thị trưởng Berlin, Hamburg và Wien (sau năm 1938, khi Áo được sáp
nhập).

Ngày 14 tháng 7 năm 1933, một luật mới quy định Đảng Lao động Quốc gia Xã hội Chủ nghĩa Đức là đảng chính trị
duy nhất ở Đức. Các nghiệp đoàn bị dẹp bỏ.

Ngày 30 tháng 1 năm 1934, kỷ niệm tròn năm Hitler nhậm chức Thủ tướng, Hitler chính thức hoàn tất công việc qua
Luật Tái lập Đế chế. Tất cả thể chế dân cử bị xóa bỏ, quyền điều hành bang được chuyển về trung ương, mọi cơ cấu
chính quyền bang được tập trung dưới chính phủ Đế chế, thống đốc bang được đặt dưới hệ thống hành chính của Bộ
Nội vụ Đế chế.

[sửa] Đêm của những con dao dài

Từ những ngày đầu tiên trong phong trào Quốc xã, Hitler đã xác định đội quân áo nâu SA là lực lượng chính trị, không
phải thuộc diện quân sự. Nhiệm vụ của họ là gây bạo động, gây khủng bố, theo đấy đảng sẽ xông lên mà chiếm quyền
lực. Đối với Tham mưu trưởng Ernst Röhm của lực lượng SA, hiện đã lên đến nửa triệu người, lực lượng này vừa là
xương sống của cuộc cách mạng Quốc xã và cũng là hạt nhân cho quân đội cách mạng tương lai. Ý tưởng của Hitler thì
khác hẳn. Ông nhận thức rõ ràng rằng chỉ nắm được quyền lực nếu có sự ủng hộ của tướng lĩnh và rằng, ít nhất lúc này,
ông vẫn còn lệ thuộc vào quân đội, vì họ vẫn còn đủ sức lật đổ ông nếu họ muốn. Hitler cũng tiên liệu rằng ông sẽ cần
đến lòng trung thành của quân đội một khi Paul von Hindenburg qua đời. Hơn nữa, Hitler biết chắc rằng chỉ có cấp
tướng lĩnh và sĩ quan, với mọi truyền thống và năng lực quân bị, mới có thể hoàn tất trong một thời gian ngắn mục tiêu
xây dựng một lực lượng chiến đấu hùng mạnh và có kỷ luật. Quân SA chỉ là đám ô hợp – chỉ làm tốt trong việc đấm đá
ngoài đường phố nhưng không thể là quân đội hiện đại. Họ đã làm tròn nhiệm vụ, và bây giờ phải tìm cách đẩy họ ra
khỏi con đường sự nghiệp của Hitler.

Khó mà dung hòa hai quan điểm của Hitler và Röhm. Kết quả là cuộc thanh trừng đẫm máu trong đêm 30 tháng 6 năm
1934 mà các sử gia gọi là "Đêm của những con dao dài". Tham mưu trưởng Röhm của lực lượng SA cùng với một số
thủ lĩnh SA đi ngược lại quan điểm của Hitler bị sát hại một cách dã man. Thêm một số người bị sát hại do Hitler tính
sổ với những ân oán cũ.

Sau vụ này, Hitler tuyên bố:

Trong tương lai, mọi người nên biết rằng nếu họ ra tay chống lại Nhà nước, chắc chắn họ sẽ bị bắn chết
Đấy là lời cảnh cáo sẽ được áp dụng cho các tướng lĩnh gần chẵn 10 năm sau.

[sửa] Hitler thanh trừng các nhân vật chống đối

Ngày 5 tháng 11 năm 1937, Hitler thông báo cho giới chỉ huy quân đội và ngoại giao cao cấp ý định tiến hành chiến
tranh, sáp nhập Áo và Tiệp Khắc vào Đức. Các tư lệnh quân đội và ngoại trưởng tin chắc việc này sẽ dẫn đến chiến
tranh toàn Châu Âu. Họ đều cảm thấy choáng váng. Đấy không phải là do yếu tố đạo lý mà vì lý do thực tế hơn: nước
Đức vẫn chưa sẵn sàng cho một cuộc chiến lớn; nếu khiêu khích chiến tranh bây giờ sẽ có nguy cơ gặp thảm họa. Dựa
trên những lý do ấy, Werner von Blomberg, Freiherr Wernner von Fritsch và Konstantin von Neurath dám lên tiếng cật
vấn lý lẽ của Lãnh tụ. Trong vòng 3 tháng, cả ba người đều mất chức.

Do những mưu đồ của các thuộc hạ dưới quyền, lần lượt Thống chế, Tổng Tham mưu trưởng Quân lực von Blomberg
và Đại tướng cấp cao Tư lệnh Lục quân von Fritsch đều bị mất chức do bị Heinrich Himmler dàn cảnh, kết tội đồng tính
luyến ái.

Xem chi tiết: Gestapo, Heinrich Himmler và Hermann Göring.


Hitler tuyên bố đích thân ông chỉ huy toàn quân lực. Vì là nguyên thủ quốc gia, dĩ nhiên Hitler là Tư lệnh Tối cao Quân
lực, nhưng bây giờ ông nắm luôn chức Tổng Tham mưu trưởng Quân lực và bãi bỏ Bộ Chiến tranh. Bộ Tổng Tham
mưu Quân lực bây giờ có tên mới: Oberkommando der Wehrmacht – gọi tắt là OKW, chỉ huy ba binh chủng Lục quân,
Không quân và Hải quân. Hitler là Tư lệnh Tối cao của OKW.

Ngày 4 tháng 2 năm 1938 là điểm ngoặt quan trọng trong lịch sử của Đế chế thứ Ba, là cột mốc trên đường tiến đến
chiến tranh. Vào ngày này, những người bảo thủ cuối cùng ngáng trở Hitler trên con đường ông nhất quyết theo đuổi đã
bị gạt qua một bên. Trong suốt 5 năm cho đến ngày 4 tháng 2 năm 1938 này, quân đội có đủ sức mạnh để lật đổ Hitler
và Đế chế thứ Ba, nhưng họ đã không làm gì cả.

[sửa] Đế chế Thứ Ba thành hình


Trong giai đoạn 1933-37, Quốc xã ra sức củng cố cho Đế chế Thứ Ba của họ. Từng bước, Hitler giải phóng Đức khỏi
xiềng xích của Hòa ước Versailles, làm rối loạn phe Đồng Minh chiến thắng, và làm cho Đức hùng mạnh về quân sự trở
lại. Cùng lúc, các luật chủng tộc được ban hành nhằm gạt người Do Thái ra khỏi cộng đồng Đức, báo chí và truyền
thanh bị kiểm duyệt, các giáo hội Cơ đốc bị ngược đãi, nền văn hóa bị Quốc xã hóa, Quốc xã bắt đầu chiến dịch đốt
những sách của các tác giả bị cho là có tư tưởng không phù hợp, hoặc chỉ vì tác giả là người Do Thái. Ngành truyền
thanh và phim ảnh cũng nhanh chóng bị uốn nắn để phục vụ cho mục đích truyên truyền của Nhà nước Quốc xã.
Trường học Đức, từ cấp một đến đại học, đều được Quốc xã hóa. Ai không nhận ra tư tưởng mới bị loại ra ngoài.

Trẻ em từ 6 đến 10 tuổi gia nhập nhóm nhi đồng. Họ được phát một quyển sổ để ghi thành tích, kể cả sự tiến bộ về ý
thức hệ. Lúc lên 10 tuổi, trẻ phải trải qua những cuộc thi thể dục, cắm trại và lịch sử Quốc xã, trước khi được nhận vào
nhóm thiếu niên và cất lời tuyên thệ trung thành với Adolf Hitler. Khi lên 14 tuổi, trẻ được nhận vào Đoàn Thanh niên
Hitler thực thụ cho đến năm 18 tuổi, rồi được gọi làm nghĩa vụ lao động hoặc quân sự. Đến cuối năm 1938, Đoàn
Thanh niên Hitler có gần 8 triệu đoàn viên trong tổng số 12 triệu ở độ tuổi này. Chương trình cải tổ giáo dục của Đế chế
Thứ Ba lên đến đỉnh điểm với sự thành lập ba loại trường để đào tạo giới ưu tú: Trường Adolf Hitler, Học viện Giáo
dục Chính trị Quốc gia và Thành trì Phẩm cấp. Theo cách ấy, giới trẻ của Đế chế Thứ Ba được huấn luyện để chuẩn bị
cho cuộc đời, cho công việc và cho cái chết.

Dù nền Cộng hòa Weimar bị sụp đổ, Hiến pháp Weimar không bao giờ bị Hitler bãi bỏ. Thật ra, điều mỉa mai là Hitler
sử dụng Hiến pháp Cộng hòa làm cơ sở pháp lý cho chế độ của ông. Vì thế, hàng nghìn luật được ban hành chiếu theo
nghị định của Tổng thống "Cho việc Bảo vệ Nhân dân và Nhà nước" ngày 28 tháng 2 năm 1933.

[sửa] Đàn áp những người chống đối

Xem chi tiết: Phong trào chống đối Hitler.


Có nhiều âm mưu chống đối Hitler với mục đích chính ban đầu là lật đổ ông nhằm ngăn ông gây chiến tranh mà họ nghĩ
sẽ đem đến chiến bại cho nước Đức. Kế tiếp, khi chiến tranh đã bùng phát, những người chống đối muốn ngăn chặn
việc Đức bị thất trận nhục nhã, cần vớt vát ít nhiều bằng cách ám sát Hitler và đàm phán với Đồng Minh. Riêng năm
1943, có ít nhất hàng chục kế hoạch ám sát Hitler.

Tất cả âm mưu đều thất bại. Giới dân sự không thể lôi kéo Quân đội Đức vào âm mưu của họ. Như Thống chế von
Blomberg khai trước Tòa án Nürnberg:

Trước 1938-39, các tướng lĩnh Đức không chống lại Hitler. Không có lý do gì chống lại ông, vì ông tạo ra
thành quả mà họ mong ước.
Sau vụ Claus von Stauffenberg ám sát hụt Hitler, trong cơn giận dữ tột cùng và lòng thèm khát trả thù không gì kiềm
chế được, Hitler quát tháo:

Lần này, sẽ cho can phạm xưng tội ngắn gọn. Không có tòa án quân sự. Họ sẽ đứng trước Tòa án Nhân dân.
Không cho phép họ phát biểu. Tòa án sẽ xét xử chớp nhoáng. Án tử hình được thi hành hai tiếng đồng hồ sau.
Bằng cách treo cổ – không có sự khoan hồng.
Những người bị cáo buộc trong giới quân sự không ra tòa án binh, mà bị tước quân tịch để đứng trước Tòa án Nhân
dân, vốn là loại hình tòa án bù nhìn, nhận lệnh trực tiếp từ Hitler. Tử tội bị đưa vào một gian phòng nhỏ đã có sẵn tám
cái móc treo thịt. Từng người bị lột trần cho đến eo, một thòng lọng bằng sợi dây dương cầm được tròng vào cổ họ và
phía trên buộc vào cái móc treo thịt. Một máy quay phim thu hình toàn bộ diễn tiến trong khi tử tội đong đưa và ngạt
thở, chiếc quần không có dây lưng cuối cùng tụt xuống, khiến cho họ trần truồng trong khi chết một cách đau đớn. Theo
chỉ thị, trong đêm ấy cuốn phim được tráng rồi được chuyển đến cho Hitler xem cùng với những ảnh chụp trong phiên
tòa.

Nhân vật có can dự nổi tiếng nhất là Thống chế Erwin Rommel, thì bị Hitler bức tử để đổi lại gia đình ông không bị
trừng phạt và lễ tang của ông được cử hành theo cấp nhà nước.

Xem chi tiết: Erwin Rommel.


[sửa] Những trò lọc lừa

Sau vụ ám sát hụt Hitler ngày 20 tháng 7 năm 1944, Tướng Tư lệnh Heinz Guderian nói về Hitler như sau: "Trong
trường hợp của ông, tính cứng cỏi đã trở thành bạo tàn, trong khi xu hướng tháu cáy trở thành hoàn toàn bất lương. Ông
thường nói dối mà không hề ngập ngừng và nghĩ rằng người khác cũng dối trá với ông."

[sửa] Vụ hỏa hoạn ở Tòa nhà Nghị viện

Vào buổi tối 27 tháng 2 năm 1933, Tòa nhà Nghị viện bị cháy. Có đủ chứng cứ hợp lý cho thấy chính Quốc xã dưới sự
chỉ đạo của Hermann Göring đã lên kế hoạch và tạo ra đám cháy nhằm phục vụ mưu đồ chính trị của họ. Một ngày sau
vụ cháy, 28 tháng 2, Hitler yêu cầu Tổng thống ký nghị định "Cho việc Bảo vệ Nhân dân và Nhà nước" đình chỉ bảy
đoạn trong hiến pháp đảm bảo quyền tự do cá nhân như là "biện pháp phòng vệ chống lại những hành động bạo lực của
cộng sản phương hại đến đất nước". Nghị định còn cho phép chính phủ Đế quốc hành xử mọi quyền hạn của các bang
khi cần thiết, và áp dụng hình phạt tử hình cho một số tội danh, kể cả tội "làm mất trật tự trị an một cách nghiêm trọng"
do người có vũ trang. Thế là Hitler đã có thể bịt miệng đối thủ một cách hợp pháp và bắt giữ họ tùy ý, bằng cách mang
hiểm họa của cộng sản ra hù dọa.

Ngày 23 tháng 3 năm 1933, Luật Trao quyền – có tên chính thức là "Luật Phòng chống Tai họa của Nhân dân và Đế
chế" tước đoạt quyền lập pháp của Nghị viện kể cả việc phê chuẩn hiệp ước với nước ngoài và tu chính hiến pháp, và
trao các quyền này cho nội các trong thời hạn bốn năm. Thêm nữa, Luật Trao quyền quy định Thủ tướng sẽ soạn thảo
và ban hành luật mới "có thể khác biệt với hiến pháp". Thế là, nền dân chủ nghị viện rốt cuộc đã bị chôn vùi. Ngoại trừ
những vụ bắt bớ đảng viên Cộng sản và vài đại biểu Dân chủ Xã hội, tiến trình diễn ra khá hợp pháp, dù là qua cách
khủng bố. Kể từ ngày 23 tháng 3 năm 1933 trở đi, Hitler là nhà độc tài của đế chế, không còn bị nghị viện kiềm chế, và
trên thực tế cũng không bị tổng thống kiềm chế.

[sửa] Giải tán nghiệp đoàn

Để ru ngủ giới nghiệp đoàn trước khi ra tay, chính phủ Quốc xã tuyên bố Ngày Lao động năm 1933 là ngày lễ toàn
quốc, được chính thức gọi là "Ngày Lao động Quốc gia", và chuẩn bị chương trình kỷ niệm như thể chưa từng được kỷ
niệm trọng thể như thế. Giới lãnh đạo nghiệp đoàn lấy làm cảm kích và hồ hởi cộng tác với chính phủ và đảng nhằm cử
hành ngày lễ được thành công. Các nhà lãnh đạo nghiệp đoàn khắp địa phương được đưa về Berlin, hàng nghìn băng-
rôn được giăng ra tuyên dương tình đoàn kết giữa chế độ Quốc xã và công nhân.

Hitler đích thân tiếp đón các đoàn đại biểu công nhân, tuyên bố: "Các anh sẽ thấy câu nói cách mạng chống lại công
nhân Đức là sai lầm và thiếu công tâm". Sau đấy, phát biểu trước 100.000 công nhân tụ tập ở sân bay, Hitler hô khẩu
hiệu: "Tôn vinh lao động và tôn trọng công nhân!" và hứa rằng sẽ tiến hành kỷ niệm Ngày Lao động để tôn vinh lao
động Đức "suốt nhiều thế kỷ".

Ngày 2 tháng 5 năm 1933, các trụ sở nghiệp đoàn trên khắp cả nước bị chiếm đóng, ngân quỹ nghiệp đoàn bị tịch thu,
các nghiệp đoàn bị giải tán, và các nhà lãnh đạo bị bắt giữ. Nhiều người bị đánh đập và đưa vào trại tập trung.

Chỉ trong ba tuần, người ta thấy rõ thêm một lời hứa rỗng tuếch của Quốc xã. Hitler ban hành một luật mới chấm dứt
việc thương thuyết tập thể, trên thực tế cấm công nhân đình công.

[sửa] Cái chết của Hindenburg

Ngày 2 tháng 8 năm 1934, Tổng thống Ludwig von Hindenburg qua đời, hưởng thọ 87 tuổi. Theo một luật mới do nội
các ban hành ngày hôm trước, hai chức vụ Thủ tướng và Tổng thống được nhập lại làm một, và Adolf Hitler đã nhậm
chức lãnh đạo đất nước kiêm Tư lệnh Tối cao Quân lực. Chức vụ Tổng thống bị bãi bỏ; Hitler chính thức là Lãnh tụ và
Thủ tướng Đế chế. Quốc xã chính thức loan báo là không thể tìm ra bản di chúc hoặc tuyên cáo nào của Hindenburg, và
có thể xem như không có. Một bản tuyên cáo chính trị của Hindenburg tỏ lộ ý muốn cuối cùng của ông là phục hồi
vương triều sau khi ông qua đời, nhưng Hitler giấu đi đoạn này. Một bản văn thứ hai có nội dung đề xuất một người của
vương triều Hohenzollern làm tổng thống, nhưng sau chiến tranh người ta không thể tìm lại bản văn này. Có lẽ Hitler đã
nhanh chóng thiêu hủy nó. Ngày 19 tháng 8 năm 1934, khoảng 95% cử tri đi bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý, và
90% chấp thuận cho Hitler chiếm mọi quyền lực. Chỉ có 4 triệu rưỡi người Đức có can đảm – hoặc có ước nguyện – nói
"Không".

[sửa] Lừa dối Đồng minh

Khi Hitler lên nắm chính quyền, một trong những việc đầu tiên của ông là gây rối các đối thủ của Đức ở Châu Âu bằng
cách kêu gọi giải trừ quân bị, hô hào hòa bình, và để mắt phát hiện điểm yếu của họ. Ngày 17 tháng 5 năm 1933, Hitler
đọc bài "Diễn văn Hòa bình" trước Nghị viện. Đây là một trong những bài diễn văn quan trọng nhất trong sự nghiệp của
Hitler, một kiệt tác trong nghệ thuật tuyên truyền lừa dối đã khiến người Đức cảm động một cách sâu sắc. Bài diễn văn
cũng khiến cho dân Đức đoàn kết sau lưng Hitler và tạo ấn tượng tốt cho thế giới bên ngoài. Hitler tuyên bố:

Đức hoàn toàn sẵn sàng từ bỏ mọi vũ khí tấn công nếu các quốc gia đã vũ trang cũng sẽ phá hủy vũ khí tấn
công của họ... Đức cũng rất sẵn sàng giải tán cả quân đội và phá hủy số vũ khí ít ỏi còn lại, nếu các nước láng
giềng cũng làm thế... Đức sẵn sàng ký kết bất kỳ hiệp ước bất tương xâm nào, bởi vì Đức không nghĩ đến việc
tấn công mà chỉ nghĩ đến tìm kiếm an ninh.
Còn có nhiều điều khác trong bài diễn văn, với ngôn từ có chừng mực và thể hiện lòng khao khát hòa bình. Đức không
muốn chiến tranh. Chiến tranh là "sự điên rồ vô bờ bến". Chiến tranh sẽ "làm sụp đổ trật tự xã hội và chính trị hiện giờ".
Đức Quốc xã không muốn "Đức hóa" những dân tộc khác.
Người Pháp, người Ba Lan và những dân tộc khác là láng giềng của chúng tôi, và chúng tôi biết không biến
cố nào có thể thay đối thực tế này.
Có một lời cảnh cáo. Đức đòi hỏi được đối xử bình đẳng với mọi quốc gia khác, đặc biệt là về giải trừ quân bị. Nếu điều
này không đạt được, Đức sẽ rút ra khỏi Hội nghị Giải trừ quân bị và Hội Quốc liên.

Lời cảnh cáo chìm trong quên lãng giữa nỗi vui mừng khắp thế giới phương Tây đối với thái độ biết điều bất ngờ của
Hitler. Báo chí Anh đăng tải những bài bình luận có thiện cảm với ý tưởng của Hitler. Lời lẽ của nhà độc tài thích bạo
động của Quốc xã không phải là đe dọa dữ dằn như người ta e ngại lúc đầu, mà là ngọt ngào và dịu dàng.

Nhưng lời cảnh cáo của Hitler không phải là rỗng tuếch, mà ông làm đúng như những gì đã nói. Khi thấy rõ rằng Đồng
Minh cứ khăng khăng về thời gian 8 năm để giải trừ quân bị xuống bằng với mức của Đức, ngày 14 tháng 10 năm 1933,
thình lình Hitler loan báo rằng, vì không được các cường quốc ở Geneva đối xử bình đẳng, Đức lập tức rút lui khỏi Hội
nghị Giải trừ quân bị và Hội Quốc liên.

Ngày 21 tháng 5 năm 1935, Hitler đọc một bài "Diễn văn Hòa bình" nữa ở Nghị viện – có lẽ là bài diễn văn hùng hồn
nhất. Ông trấn an rằng tất cả những gì ông muốn chỉ là hòa bình và cảm thông dựa trên sự bình đẳng cho mọi bên. Ông
bác bỏ ý tưởng chiến tranh; đấy là vô nghĩa, vô ích, cũng là điều kinh hoàng.

Những cuộc đổ máu trên lục địa Châu Âu trong ba trăm năm qua không cho thấy có sự thay đổi tương xứng.
Chung cuộc Pháp vẫn là Pháp, Đức là Đức, Ba Lan là Ba Lan, Ý vẫn là Ý. Tính tự cao của vương triều, nỗi
đam mê chính trị và sự mù quáng ái quốc chẳng đạt được gì nhiều qua những thay đổi chính trị sâu xa với
máu chảy thành sông... Những tố chất cơ bản của họ vẫn không đổi. Nếu các quốc gia này chỉ cần mang một
phần hy sinh nhỏ nhoi để phục vụ mục đích khôn ngoan hơn, thì thành công sẽ to tát hơn và trường cửu hơn.
Hitler tuyên bố là Đức không hề có ý nghĩ nào về việc thôn tính những dân tộc khác.

Nước Đức Quốc gia Xã hội Chủ nghĩa mong mỏi hòa bình... cũng vì nhận thức được sự kiện nguyên thủy đơn
giản nhất là không có cuộc chiến tranh nào có thể thay đổi khổ đau ở Châu Âu... Hậu quả chủ yếu của mỗi
cuộc chiến tranh là hủy hoại tinh hoa của đất nước.... Nước Đức cần hòa bình và đòi hỏi hòa bình!
Hitler luôn nhấn mạnh điểm này. Cuối cùng, ông đưa ra 13 đề xuất cụ thể nhằm duy trì hòa bình, tạo ấn tượng sâu đậm
đối với nước Đức và cả Châu Âu. Ông rào đón với lời nhắc nhở:

Đức đã long trọng nhìn nhận và đảm bảo với Pháp đường biên giới... Bỏ qua quá khứ, Đức đã ký kết hiệp ước
bất tương xâm với Ba Lan... Chúng tôi sẽ tôn trọng vô điều kiện hiệp ước này... Chúng tôi nhìn nhận Ba Lan là
ngôi nhà của một dân tộc to tát và có lòng ái quốc cao độ.
Và đối với Áo:

Đức không có ý định và cũng không mong muốn can thiệp vào nội bộ của Áo, sáp nhập Áo vào Đức, hoặc
thống nhất Áo và Đức...
Nhật báo có tầm ảnh hưởng rộng nhất nước Anh, tờ Times, hoan nghênh đến mức gần như cuồng nhiệt: "Bài diễn văn
hóa ra đúng lý, thẳng thắn và toàn vẹn. Những ai với óc công tâm đều tin rằng chính sách do ông Hitler đưa ra có thể
tạo nên một tiền đề tốt để đạt thỏa thuận trọn vẹn với Đức – một nước Đức tự do, bình đẳng và mạnh mẽ thay vì một
nước Đức kiệt quệ bị áp đặt hòa bình mười sáu năm trước... Hy vọng rằng bài diễn văn sẽ được mọi phía chấp nhận là
lời phát biểu chân thành và có suy xét, thể hiện chính xác những gì đã trình bày." Tờ báo nổi danh này, một trong những
vinh quang chính trong ngành báo chí ở Anh, lại đóng vai trò giống như chính phủ Neville Chamberlain trong việc xoa
dịu Hitler.

Chỉ trong vòng vài năm sau, những cam kết của Hitler trở nên vô nghĩa: Đức sáp nhập Áo vào Đức, xâm lăng Ba Lan,
tấn công Pháp cùng một số nước Tây Âu.

[sửa] Lừa dối Ba Lan

Ba Lan là quốc gia mà người Đức có ác cảm nặng nề nhất. Trong tâm tưởng của người Đức, lỗi lầm gớm ghiếc nhất của
Hòa ước Versailles là tách Đông Phổ khỏi phần còn lại của lãnh thổ Đức để sáp nhập vào Ba Lan, tạo nên Hành lang Ba
Lan.

Hitler thấy rằng trước khi tiêu diệt Ba Lan, cần tách nước này ra khỏi mối liên kết với Pháp. Sách lược ông đang theo
đuổi có nhiều lợi điểm nhất thời. Bằng cách từ bỏ sử dụng vũ lực, ông có thể củng cố làn sóng truyên truyền cho hòa
bình và xóa đi nỗi nghi ngại ở cả hai vùng Tây Âu và Đông Âu. Bằng cách mời Ba Lan đàm phán trực tiếp, ông có thể
né tránh Hội Quốc liên và làm suy yếu chức năng của tổ chức này. Và ông tấn công vào ý niệm của Hội Quốc liên về
"an ninh tập thể", đồng thời lũng đoạn những mối liên minh của Pháp với Đông Âu, trong đó Ba Lan là pháo đài vững
chắc. Người dân Đức vốn thù ghét Ba Lan có thể không hiểu được, nhưng đối với Hitler một trong những lợi điểm của
chế độ độc tài là có thể tạm thời theo đuổi chính sách mất lòng dân để đạt mục đích trong lâu dài.
Ngày 26 tháng 1 năm 1934, hiệp ước bất tương xâm giữa Đức và Ba Lan có hiệu lực trong 10 năm được ký kết. Từ
ngày này, Ba Lan dần dần rời xa khỏi Pháp, nước bảo vệ Ba Lan từ khi Ba Lan ra đời năm 1919, và trở nên thân cận
hơn với Đức Quốc xã. Đấy là con đường dẫn đến sự sụp đổ của Ba Lan trước khi hiệp ước bất tương xâm hết hạn.

[sửa] Hitler thôn tính Tiệp Khắc

Nhằm chuẩn bị thôn tính Tiệp Khắc, Hitler kết hợp những yếu tố lừa dối, khủng bố tinh thần, chớp thời cơ và đánh
nước cờ liều. Hitler viện cớ người Đức thiểu số Sudeten ở Tiệp Khắc bị áp bức để quấy động, khuynh đảo, tung hỏa mù
và gây hiểu lầm giữa những sắc dân ở nước này, và che giấu mục đích thực sự của ông: để hạ gục Tiệp Khắc và chiếm
lấy lãnh thổ cùng dân cư cho Đế chế thứ Ba. Hitler phổ biến ý định này ngày 5 tháng 11 năm 1937 cho giới chỉ huy
quân đội và ngoại giao cao cấp.

Vì muốn xoa dịu Hitler, Thủ tướng Anh Arthur Neville Chamberlain đi đến hội kiến với Hitler tại Berchtesgaden ngày
15 tháng 9 năm 1938. Vị khách đã 69 tuổi và chưa từng đi máy bay lại có cuộc hành trình dài 7 tiếng đồng hồ (kể cả
chặng tàu lửa mất 3 tiếng) để đến địa điểm hội kiến ở phần xa nhất của nước Đức. Hitler đã không tạo thuận lợi để đề
nghị nơi gặp gỡ bên sông Rhein, vốn có thể giảm đường bay còn một nửa. Đấy là chủ định khủng bố thể chất đầu tiên.

Kế tiếp là những màn hù dọa của Hitler, trong Đức không đủ mạnh để tham chiến chống lại Tiệp Khắc và Anh-Pháp,
chưa kể đến Liên Xô. Nếu Đức gây hấn, Đức sẽ chiến bại một cách nhanh chóng và dễ dàng, và đây sẽ là dấu chấm hết
cho Hitler và Đế chế thứ Ba. Nếu vào giờ chót chiến tranh toàn Châu Âu không thể tránh khỏi, Quân đội Đức hẳn đã lật
đổ Hitler ngay sau khi ông ra lệnh tấn công Tiệp Khắc.

Trò lừa dối chủ yếu là Hitler cam kết vấn đề Tiệp Khắc là yêu cầu cuối cùng của ông ở Châu Âu về lãnh thổ. Vì thế,
Chamberlain gây áp lực bắt Tiệp Khắc phải nhượng bộ. Kết quả là Hiệp ước München, theo đó Tiệp Khắc nhường cho
Đức gần 30.000 kilômét vuông lãnh thổ. Trên lãnh thổ này là một hệ thống lô cốt mà từ trước đến giờ tạo nên tuyến
phòng thủ vững chắc nhất Châu Âu, có lẽ chỉ kém Phòng tuyến Maginot của Pháp. Cả hệ thống đường sắt, đường bộ,
điện thoại và điện tín của Tiệp Khắc đều bị xáo trộn. Theo số liệu của Đức, Tiệp Khắc mất trên dưới 80% than non, hóa
chất, xi măng; trên dưới 70% than đá, sắt, thép, điện năng; và 40% gỗ. Một đất nước công nghiệp phồn thịnh trong phút
chốc bị tan rã và phá sản.

Dù đã đạt thắng lợi lớn lao và làm nhục cả Tiệp Khắc lẫn các nước dân chủ phương Tây, Hitler vẫn thất vọng về kết quả
của Hiệp ước München. Ông ta thán với tùy tùng khi trở về Berlin: "Cái ông ấy [chỉ Chamberlain] đã làm tôi mất cơ hội
tiến vào Praha!" Đấy chính là điều Hitler mong muốn ngay từ đầu, như ông đã liên tục thổ lộ với tướng lĩnh từ lúc phát
biểu với họ ngày 5 tháng 11 năm trước. Lúc ấy, ông đã giải thích rằng việc thôn tính Áo và Tiệp Khắc chỉ là bước đầu
để mở rộng Lebenraum – "không gian sinh sống" – về miền Đông và tính sổ với Pháp bằng quân sự ở miền Tây. Như
ông đã bảo Thủ tướng Hungary ngày 20 tháng 9, cách tốt nhất là "trừ khử Tiệp Khắc". Ông nói đấy là "giải pháp thỏa
đáng duy nhất". Ông chỉ e ngại "nguy cơ" là người Tiệp sẽ nhận chịu mọi yêu sách của ông.

Kế tiếp, ông Chamberlain lại đến München và ép buộc người Tiệp nhận chịu mọi yêu sách của Đức và do đó đã tước đi
cơ hội cho Hitler thôn tính bằng vũ lực. Đấy là tư tưởng xảo trá của Hitler. Sau này, ông thổ lộ với tướng lĩnh: "Rõ ràng
là ngay từ đầu tôi không thể hài lòng với lãnh thổ Sudetenland. Đấy chỉ là giải pháp nửa vời."

Tổng thống Tiệp Khắc Emil Hácha đến hội kiến với Hitler, và cũng chịu một trận khủng bố tinh thần. Hitler tuyên bố:

Sáu giờ sáng ngày mai Quân đội Đức sẽ tiến vào Tiệp Khắc từ mọi ngả và Không quân Đức sẽ chiếm lấy các
sân bay của Tiệp Khắc. Có hai khả năng xảy ra. Thứ nhất là việc tiến quân của Đức có thể dẫn đến nổ súng.
Trong trường hợp này, mọi kháng cự sẽ bị đập tan... Khả năng kia là việc tiến quân được thực hiện theo cách
ôn hòa, trong trường hợp này sẽ dễ dàng cho Lãnh tụ chấp thuận Tiệp Khắc có đời sống cho riêng họ, được tự
trị, và sẽ được hưởng phần nào quyền tự do cho quốc gia...
Nếu phải chiến đấu... trong hai ngày Quân đội Tiệp Khắc sẽ tan tành. Dĩ nhiên là có vài người Đức cũng bị
giết và điều này sẽ kéo theo lòng hận thù vốn sẽ ngăn chặn ông chấp thuận quyền tự trị...
Lúc Hitler tạm chia tay với khách, đồng hồ chỉ 2 giờ 15 khuya, nhưng Hermann Göring và Joachim von Ribbentrop tiếp
tục gây áp lực lên Tổng thống cùng Ngoại trưởng. Tổng thống Hácha ngã ra bất tỉnh, được cứu cho tỉnh lại rồi bị ép nói
chuyện với chính phủ của ông ở Praha và khuyên nên nhượng bộ. Rồi ông loạng choạng trở lại gặp Hitler mà ký bản án
tử hình cho Tiệp Khắc. Bây giờ là 4 giờ sáng kém 5 phút ngày 16 tháng 3 năm 1939.

Lúc 6 giờ sáng ngày 15 tháng 3 năm 1939, quân Đức tràn vào Tiệp Khắc. Họ không gặp sự kháng cự nào, và đến buổi
tối Hitler có thể tiến bước như người chiến thắng vào thủ đô Praha. Trước khi rời Berlin, Hitler ra một tuyên cáo hùng
hồn cho dân Đức, lặp lại lời dối trá về những hành động "quá trớn man dại" và "khủng bố" của người Tiệp mà ông bị
bắt buộc phải ra tay chấm dứt, và tuyên bố một cách hãnh diện "Tiệp Khắc đã bị xóa sổ!"

[sửa] Hitler thôn tính Slovakia


Với mục đích làm suy yếu Tiệp Khắc, Đức muốn tách Slovakia khỏi Tiệp Khắc. Để thực hiện việc này, Đức giúp Josef
Tiso (nguyên Thủ tướng của Slovakia đã bị Tổng thống Hácha cách chức) thảo một bức điện tín mà ông này gửi cho
Hitler để tuyên cáo nền độc lập của Slovakia và yêu cầu Hitler bảo vệ cho quốc gia mới này.

Ngày 16 tháng 3 năm 1939, thể theo lời "yêu cầu" của Tiso, Hitler đặt Slovakia dưới sự bảo vệ của Đức. Quân đội Đức
nhanh chóng tiến vào Slovakia để thực hiện sự "bảo vệ". Đức và Slovakia ký kết "Hiệp ước Bảo vệ". Thủ tướng Anh
Chamberlain dựa trên tuyên ngôn "độc lập" của Slovakia để viện cớ Anh không cần giữ lời cam kết. Thế là, chiến lược
của Hitler đã có kết quả toàn hảo. Ông đã cho Chamberlain một con đường thoát và Chamberlain đã chọn con đường
này.

[sửa] Tính hoang tưởng của Hitler

Trong buổi họp mật ngày 23 tháng 11 năm 1939 trước tướng lĩnh cấp cao để chuẩn bị kế hoạch tiêu diệt Hà Lan và Bỉ,
Hitler phát biểu với đầu óc hoang tưởng một cách nguy hiểm:

Tôi phải nói về tôi với tất cả sự khiêm tốn: không thể thay thế. Không ai trong giới quân sự hoặc dân sự có thể
thay thế tôi... Tôi tin tưởng vào năng lực trong tri thức của tôi và quyết định của tôi... Không một ai đã tạo
được thành tựu như tôi... Tôi đã dẫn dắt nhân dân Đức lên một tầm cao mới, dù cho nếu bây giới thế giới ghét
bỏ ta... Vận mệnh của nước Đức chỉ tùy thuộc nơi tôi. Tôi sẽ theo đấy mà hành xử..
Theo nhiều khía cạnh, ngày 23 tháng 11 năm 1939 là một điểm mốc, đánh dấu vị thế áp đảo của Hitler trong Quân đội
Đức. Từ ngày này trở đi, người cựu hạ sĩ gốc Áo xem sự suy xét chính trị và quân sự của mình là vượt trội so với các
tướng lĩnh, và do đó không muốn nghe họ tham mưu cho ông hoặc không cho phép họ chỉ trích ông. Kết quả chung
cuộc sẽ là một thảm họa cho tất cả.

Hitler xua quân Đức tiến công Liên Xô ngày 22 tháng 6 năm 1941 với chiến thuật thần tốc đã giúp Đức hạ gục nhanh
chóng Ba Lan và Tây Âu. Ngày 3 tháng 10, Hitler tuyên cáo với dân Đức:

Tôi tuyên bố ngày hôm nay, và tôi tuyên bố mà không ngần ngại, rằng kẻ thù ở miền Đông (Liên Xô) đã bị
đánh gục và sẽ chẳng bao giờ vươn lên được nữa...
Đó là kết luận quá sớm, vì tính hoang tưởng và ngông cuồng, tự kiêu tự đại. Các tướng lĩnh Đức chủ trương phương án
tiến thẳng đến thủ đô Moskva. Các tướng lĩnh biện luận với Hitler rằng Moskva là trung tâm sản xuất vũ khí quan trọng,
và quan trọng hơn, cũng là trung tâm giao thông liên lạc của nước Nga. Nếu chiếm được Moskva, Liên Xô sẽ bị cắt
nguồn cung cấp vũ khí thiết yếu, và còn không thể vận chuyển binh sĩ cùng hàng hậu cần đến những trận tuyến ở xa, rồi
họ sẽ yếu đi, tàn tạ và sụp đổ. Hitler thì muốn chiếm lấy Ukraina cũng như những mỏ dầu vùng Caucasus, cùng lúc
chiếm lấy Leningrad và bắt tay với quân Phần Lan ở miền bắc. Để đạt được cả hai mục tiêu này, phải tách vài sư đoàn
bộ binh và thiết giáp từ Tập đoàn quân Trung tâm để điều đi miền bắc và nhất là miền nam. Mũi tiến công đến Moskva
phải đình lại. Đến ngày 5 tháng 9, Hitler mới ra lệnh gấp rút tiến đến Moskva. Nhưng một lần nữa, Hitler là nạn nhân
của tính ngông cuồng hoang tưởng. Chiếm Moskva trước mùa đông là không đủ. Ông ra lệnh quân Đức cùng lúc phải
chiếm lấy Leningrad (hiện nay là Sankt-Peterburg, bắt tay với quân Phần Lan phía ngoài thành phố này. Kết quả là Đức
không thể chiếm được mục tiêu nào cả. Đến ngày 26 tháng 11, Đức liệt kê tổng cộng thương vong trên mặt trận miền
Đông (không kể người bệnh) là 743.112 sĩ quan và binh sĩ – 23 phần trăm của lực lượng với quân số tổng cộng 3,2
triệu.

Sang năm 1942, tính hoang tưởng lại làm hại Hitler. Tham mưu trưởng Lục quân Franz Ritter von Halder ghi lại trong
nhật ký: "Việc liên tục đánh giá thấp khả năng của đối phương đang mang những hình thức lố bịch và trở nên nguy
hiểm." Halder cho là Hitler nhận định quá đáng về sức mạnh của chính mình và đánh giá quá thấp sức mạnh của địch
thủ qua mẩu chuyện sau đây: "Có lần khi nghe trình bày một báo cáo khá khách quan, cho biết vào năm 1942 Stalin có
thể điều động từ 1 triệu đến 1,25 triệu binh sĩ mới còn khỏe mạnh cho vùng bắc Stalingrad và tây sông Volga chưa kể
nửa triệu quân trong vùng Caucasus, và công suất chế tạo xe tăng hàng đầu lên đến ít nhất 1.200 chiếc mỗi tháng, Hitler
nhảy xổ đến người đang đọc báo cáo, hai bàn tay nắm lại thành nắm đấm, miệng sùi bọt ra hai bên mép, ra lệnh ông này
không được nói năng nhảm nhí nữa."

Vì tính hoang tưởng, Hitler không màng nghe sự tham mưu của tướng lĩnh, mà vẫn nhất quyết một cách cuồng tín
chiếm lấy cả hai mục tiêu: Stalingrad cùng lúc Caucasus. Đây là một trong những động thái có tính định mệnh nhất của
Hitler trong cuộc chiến. Vì lẽ, rốt cuộc Hitler không thể chiếm được mục tiêu nào, mà còn chịu một chiến bại nhục nhã
nhất trong lịch sử Quân đội Đức, khi Thống chế Friedrich Paulus dẫn Đại đoàn thứ Sáu đầu hàng Liên Xô.

Xem chi tiết: Friedrich Paulus.


[sửa] Những ngày cuối cùng của Hitler

Ngày 16 tháng 1 năm 1945, Hitler trở về Berlin, từ boong-ke sâu 17 mét phía dưới Phủ Thủ tướng chỉ đạo các đoàn
quân đang vỡ vụn trước sức tiến công của Nga và Đồng Minh phương Tây vào lãnh thổ Đức.
Trong tình trạng thể chất và tinh thần suy sụp, Hitler đưa ra một trong những quyết định quan trọng cuối cùng trong đời.
Ngày 19 tháng 3 năm 1945, ông ra lệnh phá hủy tất cả các cơ sở quân sự, công nghiệp, giao thông và viễn thông cũng
như mọi cửa hàng trên đất Đức để tránh rơi vào tay quân địch. Nước Đức sẽ biến thành đồng không và không thứ gì còn
lại để giúp người dân Đức có thể sống sau chiến bại.

Người dân Đức tránh khỏi thảm họa cuối cùng là do những nỗ lực siêu nhân của Bộ trưởng Khí tài và Vũ trang Albert
Speer và một số sĩ quan Quân đội đã kháng lệnh của Hitler. Họ đã chạy cùng khắp nước Đức để đảm bảo sĩ quan quân
đội và đảng viên phục tùng một cách nhiệt tình không phá hủy những cơ sở ấy. Một phần cũng nhờ sự tiến quân thần
tốc của Đồng Minh khiến cho công tác phá hủy trên diện rộng như thế là bất khả thi.

Hitler đã định rời Berlin ngày 20 tháng 4 năm 1945, sinh nhật thứ 56 của ông, để đi Obersalzberg và chỉ đạo cuộc chiến
từ nơi này. Mười ngày trước, chính Hitler đã phái toán nhân viên hộ lý của ông đi Obersalzberg để chuẩn bị cho ngôi
biệt thự Berghof đón ông đến. Tuy nhiên, định mệnh khiến cho Hitler không bao giờ được nhìn lại nơi chốn nghỉ dưỡng
mà ông yêu thích. Hồi kết đến nhanh hơn là ông dự tính, vì quân Mỹ và Liên Xô tiến quá nhanh vào đất Đức.

Sinh nhật 20 tháng 4 của Hitler trải qua một cách trầm lặng, dù tướng lĩnh Đức ghi nhận thêm thảm họa trên các mặt
trận. Tất cả các lãnh đạo Quốc xã kỳ cựu đều có mặt: Hermann Göring, Joseph Göbbels, Heinrich Himmler, Joachim
von Ribbentrop và Martin Bormann, cũng như những chỉ huy quân đội còn sót lại: Karl Dönitz, Wilhelm Keitel, Alfred
Jodl và Hans Krebs (tân Tham mưu trưởng Lục quân, và cũng là người cuối cùng trong chức vụ này).

Hitler không tỏ ra tuyệt vọng, cho dù tình hình tồi tệ. Ông vẫn tự tin, như ông nói với các tướng lĩnh 3 ngày trước rằng
quân Nga sẽ chịu đổ máu nặng nề nhất trước Berlin. Các tướng lĩnh biết rõ hơn ông, và trong buổi họp quân sự thường
kỳ sau khi ăn mừng sinh nhật, họ khuyên ông nên rời Berlin để đi về miền nam. Họ giải thích rằng chỉ 1 hoặc 2 ngày
nữa quân Nga sẽ cắt đứt hành lang đi về hướng ấy. Hitler lưỡng lự; ông không nói đồng ý hay chối từ. Hiển nhiên là
ông không thể đối mặt với sự kiện kinh khủng là thủ đô của Đế chế thứ Ba sắp bị Liên Xô chiếm đóng, trong khi chỉ vài
năm trước ông đã tuyên bố rằng kẻ thù này đã bị đánh gục.

Nhưng Hitler vẫn chưa chịu buông xuôi. Ông đã ra lệnh tướng SS Felix Steiner tổng phản công quân Liên Xô ở những
vùng ngoại ô phía nam của Berlin. Tất cả binh sĩ trú đóng trong vùng Berlin sẽ được tung ra trận đánh, kể cả binh sĩ
không quân hiện diện trên mặt đất. Trong hai ngày kế, Hitler nôn nóng chờ đợi tin tức về cuộc phản công của Steiner.
Đây là thêm một ví dụ ông đã không còn biết gì về tình hình thực tế. Cuộc phản công của Steiner không hề diễn ra, mà
chỉ nằm trong tâm trí nóng bỏng của nhà độc tài tuyệt vọng.

Trong buổi họp quân sự ngày 22 tháng 4, Hitler giận dữ đòi hỏi được biết tin tức về Steiner. Các tướng lĩnh đều không
trả lời được, nhưng cho biết việc điều quân từ hướng bắc đi tăng viện cho Steiner ở hướng nam đã khiến cho mặt trận
hướng bắc suy yếu, quân Liên Xô thâm nhập ở đây và xe tăng của họ đã tiến vào bên trong thành phố.

Hitler không còn có thể chịu được nữa. Mọi nhân chứng còn sống sót sau này đều kể lại rằng Hitler hoàn toàn mất tự
chủ. Ông nổi cơn thịnh nộ dữ tợn nhất trong đời. Ông la hét rằng đây là hồi kết cục. Mọi người đã bỏ rơi ông. Không
còn gì nữa, mà chỉ có phản bội, dối trá, tham nhũng và hèn nhát. Tất cả đã hết. Thôi được, ông sẽ ở lại Berlin. Ông sẽ
đích thân chỉ huy sự phòng vệ thủ đô của Đế chế thứ Ba. Những người khác có thể đi nếu muốn. Tại nơi này, ông sẽ đối
mặt với đoạn cuối của đời ông. Ông nói với tất cả những người quanh ông rằng ông đã quyết định. Và để chứng tỏ cho
mọi người thấy không gì đảo ngược lại được, ông gọi một thư ký và với sự hiện diện của họ, đọc một bản tuyên bố sẽ
được truyền ngay trên sóng phát thanh. Bản tuyên bố cho biết Hitler sẽ ở lại Berlin và bảo vệ thủ đô cho đến cùng.

Có hai vị khách cuối cùng đi đến boong-ke của Hitler: Hanna Reitsch, nữ phi công tài ba chuyên lái máy bay thử
nghiệm có ác cảm thậm tệ với Göring, và Đại tướng không quân Robert Ritter von Greim mà ngày 24 tháng 4 ở
München đã nhận lệnh của Hitler về trình diện ông. Chiếc máy bay chở hai người trên chặng cuối vào tối 26 tháng 4 bị
đạn phòng không của Liên Xô bắn trúng, và một chân của Greim bị thương nặng.

Hitler đi đến phòng giải phẫu, nơi một bác sĩ đang băng bó vết thương của Greim, rồi phong cho vị tướng đang nằm
dưỡng thương chức Tư lệnh Không quân và thăng ông quân hàm Thống chế (là thống chế Đức cuối cùng trong cuộc
chiến).

Ngày 28 tháng 4, Hitler có vẻ như lại hy vọng, nhưng thật ra đấy là hoang tưởng. Ông gọi máy vô tuyến cho Keitel, hỏi
han về những cánh quân Đức trong chiến dịch giải cứu Berlin. Nhưng "chiến dịch" này chỉ có trong trí tưởng tượng của
Hitler. Các đội quân Đức mà Hitler trông chờ hoặc bị tiêu diệt, hoặc vội vàng rút về hướng tây để chịu cho Đồng Minh
phương Tây bắt thay vì đầu hàng quân Liên Xô. Những mũi tiền tiêu của quân Liên Xô chỉ còn cách Phủ Thủ tướng vài
góc phố.

Cũng trong ngày 28 tháng 4: Bộ Tuyên truyền Đức bắt được bản tin của đài BBC ở London, cho biết Himmler đã tiến
hành bí mật thương lượng để đề nghị quân đội Đức ở miền Tây đầu hàng quân Mỹ. Đối với Hitler, người không bao giờ
ngờ vực lòng trung thành tuyệt đối của Himmler, đây là đòn đau đớn nhất.
Ít phút sau, có thêm tin báo là quân Liên Xô đang tiến đến chỉ còn cách một khu phố, và có lẽ sẽ tràn ngập Phủ Thủ
tướng vào buổi sáng 30 tháng 4, cách 30 tiếng đồng hồ sau. Hai tin báo liên tiếp cho thấy dấu hiệu của hồi kết thúc.
Hitler bắt buộc phải đi đến một trong những quyết định cuối của đời ông. Đến hừng sáng, ông cử hành hôn lễ với Eva
Braun, soạn thảo bản di chúc và tuyên cáo cuối cùng,

Báo Mỹ đưa tin về cái chết của Hitler.


Hai văn bản Di chúc và Tuyên cáo Chính trị của Hitler đều tồn tại sau cuộc
chiến theo như ý nguyện của Hitler. Hai văn bản xác định rằng người đã cai
trị nước Đức với bàn tay sắt trong hơn 12 năm, và thống trị phần lớn Châu
Âu trong 4 năm, đã không rút tỉa được bài học nào từ kinh nghiệm của ông.
Ngay cả những bước thụt lùi và thảm bại cuối cùng vẫn không dạy cho ông
được điều gì. Trong những tiếng đồng hồ cuối cùng của cuộc đời, ông luôn
nguyền rủa người Do Thái về mọi vấn nạn của thế giới, và than vãn là một
lần nữa định mệnh đã cướp đi chiến thắng của nước Đức. Trong lời giã biệt
này với nước Đức và với thế giới mà cũng là lời kêu gọi cuối cùng với lịch
sử, Adolf Hitler lại moi ra mọi lời lừa phỉnh trong quyển Mein Kampf và
thêm vào những luận cứ sai lạc cuối cùng. Đấy là một bài văn bia thích hợp
cho một kẻ chuyên chế say với quyền lực mà quyền lực tuyệt đối đã hoàn
toàn bị phá sản. Một lần nữa, dù là lần cuối, Hitler vẫn lừa dối:

Không phải tôi hoặc bất kỳ ai ở Đức mong muốn chiến tranh vào
năm 1939. Đấy chỉ là do những chính khách quốc tế đã mong mỏi
và khiêu khích nên, những người hoặc có gốc Do Thái hoặc hành
động vì quyền lợi của người Do Thái.
Buổi chiều 29 tháng 4, Hitler bắt đầu những bước chuẩn bị cuối cùng. Ông ra lệnh đầu độc con chó Blondi mà ông
thương yêu, và cho bắn hai con chó khác. Rồi ông gọi hai nữ thư ký vào và trao cho họ những viên thuốc độc để họ
dùng nếu muốn khi quân Nga tiến vào. Ông nói ông lấy làm tiếc đã không thể trao cho họ món quà từ biệt đáng quý
hơn, và ông bày tỏ là ông đánh giá cao sự phục vụ lâu dài và trung thành của họ.

Đêm cuối cùng trong đời, Hitler ra lệnh cho một trong các thư ký tên Junge thiêu hủy giấy tờ còn lại trong hồ sơ của
ông và truyền lệnh không ai trong boong-ke được đi ngủ cho đến khi có lệnh mới. Mọi người suy diễn ý nghĩa là ông
nghĩ đã đến lúc vĩnh biệt. Nhưng đến khoảng 2:30 giờ sáng ngày 30 tháng 4, Hitler mới từ phòng riêng bước ra, đi đến
nhà ăn chung, nơi khoảng 30 người tụ tập, phần lớn số này là phụ nữ làm việc cho ông. Ông đi đến bắt tay từng người
và thủ thỉ nói vài tiếng mà không ai nghe rõ. Một màn nước mắt dầy phủ đôi mắt ông, theo Junge nhớ lại, "như thể nhìn
đến nơi chốn xa xăm, vượt qua các bức tường của boong-ke".

Sau khi ông trở về phòng riêng, một điều kỳ lạ xảy ra. Sự căng thẳng đã tăng đến mức hầu như ngạt thở trong boong-ke
đã tan biến, vài người đi đến căng-tin – để khiêu vũ. Tiếng ồn từ nhóm người này càng tăng thêm đến nỗi có lệnh đưa ra
từ phòng riêng của Hitler yêu cầu giữ im lặng. Quân Nga có thể đến trong vài tiếng đồng hồ sắp tới và sẽ giết tất cả bọn
họ – tuy số đông đang suy nghĩ làm cách nào để trốn thoát. Nhưng trong khoảnh khắc ngắn ngủi này, khi cuộc sống họ
không còn ở dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt của Hitler, họ muốn tìm thú tiêu khiển ở nơi và theo cách thức có thể nghĩ
ra. Cảm giác thư giãn dường như lan rộng trong nhóm người này, và họ tiếp tục khiêu vũ suốt đêm.

Trưa 30 tháng 4 năm 1945, người vợ của ông có vẻ như không thấy đói, còn Hitler dùng bữa cùng với hai thư ký và
người nấu bếp – người này không nhận ra là mình đã nấu bữa ăn cuối cùng cho ông. Họ ăn xong vào lúc 2 giờ rưỡi xế
chiều. Trong lúc ấy, Erich Kempka, tài xế của Lãnh tụ, được lệnh mang 200 lít xăng đến giao ở khu vườn Phủ Thủ
tướng. Kempka gặp vài khó khăn thu thập đủ lượng xăng như thế, nhưng cũng thu được 180 lít, rồi với 3 người khác
phụ giúp mang đến cửa thoát hiểm của boong-ke.

Trong lúc ấy, Hitler đã ăn xong, đi tìm Eva Braun để cùng nói lời vĩnh biệt với những người phụ tá thân cận nhất:
Göbbels, hai tướng Krebs và Wilhelm Burgdorf, các thư ký, và người nấu bếp Manzialy. Sau khi nói xong những lời
vĩnh biệt, Hitler và vợ trở về phòng riêng. Ở hành lang bên ngoài, Göbbels, Bormann cùng vài người khác chờ đợi. Ít
lâu sau, họ nghe một tiếng súng lục. Họ chờ nghe tiếng súng thứ hai, nhưng tất cả đều im lặng. Sau một lúc, họ nhè nhẹ
bước vào phòng. Họ thấy thi thể của Adolf Hitler ngã dài trên băng ghế dài, đang rỉ máu. Ông đã tự bắn vào miệng. Eva
Braun nằm kế bên ông. Hai khẩu súng lục nằm trên sàn, nhưng bà vợ không dùng súng. Bà đã nuốt thuốc độc.

Bây giờ là 3 giờ rưỡi chiều ngày Thứ Hai, 30 tháng 4 năm 1945, mười ngày sau sinh nhật thứ 56 của Hitler, mười hai
năm ba tháng sau ngày ông trở thành Thủ tướng của nước Đức và thiết lập Đế chế thứ Ba. Đế chế này chỉ kéo dài hơn
ông có một tuần.
Tiếp theo là tang lễ. Không ai cất lên lời nào; âm thanh duy nhất là tiếng đạn đại bác của Liên Xô nổ trong khu vườn
Phủ Thủ tướng và trên những bức tường chung quanh. Người phục vụ của Hitler, Thiếu tá SS Heinz Linge, cùng một hộ
lý mang thi thể của Hitler được quấn trong một tấm chăn che lấp khuôn mặt. Kempka trông thấy lộ ra ngoài tấm chăn là
chiếc quần đen và đôi giầy mà Hitler luôn sử dụng. Thi thể của Eva Braun thì trông tươm tất hơn, không dính máu.

Hai thi thể được mang ra ngoài khu vườn, trong khi đại bác ngưng bắn, được để xuống một hố đạn rồi đốt bằng xăng.
Nhóm người, do Göbbels và Bormann dẫn đầu, rút vào đứng trong hầm tránh bom nơi cửa thoát hiểm. Khi ngọn lửa
bùng lên, họ đứng nghiêm, đưa cánh tay phải lên chào theo kiểu Quốc xã. Nghi thức diễn ra ngắn gọn, vì đạn pháo của
Hồng quân lại bắt đầu rơi xuống khu vườn. Nhóm người còn sống đi vào bên trong boong-ke, để lại ngọn lửa làm nốt
công việc xóa đi mọi dấu vết của Adolf Hitler và vợ của ông.

Khởi đầu, người ta cho biết không tìm ra xương của hai người. Điều này nảy sinh lời đồn đại sau khi chiến tranh chấm
dứt là Hitler còn sống. Nhưng quân báo Anh và Mỹ thẩm vấn độc lập vài nhân chứng cho thấy không có sự nghi ngờ gì.
Sau này Liên Xô tiết lộ đã thu được mảnh vụn thi thể của Hitler kể cả một phần hộp sọ và xương hàm, được pháp y
Nga, nha sĩ của Hitler và một pháp y Mỹ chứng nhận đúng là của Hitler.

[sửa] Nhận định khác về Hitler

Những thông tin trên được chủ yếu rút ra từ quyển The rise and fall of the Third Reich – A history of Nazi Germany, của
William L. Shirer. NXB: Simon and Schuster, Inc., New York, N.Y., 1960. Tựu chung, quyển sách của Shirer được
trích dẫn nhiều và không thấy gây tranh cãi nào, dù tác giả là một người Mỹ. Shirer chủ yếu dựa trên khối lượng tài liệu
của Đức tịch thu được sau chiến tranh, vì thế tuy đưa ra nhiều chi tiết dồi dào nhưng có thể còn một chiều theo cảm
quan của phía Đức (ví dụ như nhận định về các nhà lãnh đạo Tiệp Khắc).

Quyển Hitler at war and the war path (2002) của tác giả người Anh David Irving thì gây tranh cãi nhiều hơn vì cách
trình bày cuộc chiến "theo quan điểm của Hitler", tuy Irving trích dẫn lời nhận xét của tờ báo Washington Post năm
1977: "Các sử gia người Anh luôn khách quan đối với Hitler hơn là các tác giả người Đức hoặc người Mỹ". Công bằng
mà nói, Irving cũng nhận được nhiều lời khen ngợi.

Irving cho biết đã sử dụng nhiều nguồn tư liệu riêng tư nên cũng đưa ra vài ánh sáng mới. Lập luận của tác giả là Hitler
không có quyền hành rộng lớn đối với cấp dưới như người ta vẫn tưởng, vì thế có nhiều việc cấp dưới làm mà Hitler
không biết. Điển hình là cuộc tàn sát người Do Thái, vì không tìm ra bất kỳ văn bản nào của Hitler ra lệnh làm việc này.
(Irving còn treo giải thưởng 1.000 bảng Anh cho ai tìm ra một văn bản cho thấy Hitler ra lệnh tàn sát người Do Thái).

Theo Irving, Hitler cũng không có tham vọng lãnh thổ đối với Anh quốc, trong khi Shirer cho rằng tuy Hitler ngưỡng
mộ nền văn minh của Anh, ý đồ tấn công Anh là nghiêm túc, chỉ vì Đức không có đủ sức mạnh hải quân cho cuộc đổ bộ
lên đất Anh.

Irving có ý công kích phe Đồng Minh, cho rằng Thủ tướng Anh Winston Churchill có trách nhiệm trong việc leo thang
chiến tranh, rằng Đức tấn công Nga chỉ vì muốn đánh phủ đầu ý đồ của Nga định đánh Đức.

Irving cũng cho rằng tuy Hitler là con người tàn bạo và vô cảm, ông lại không đủ sắt đá khi cần thiết. Hitler không
muốn tổng động viên dân Đức, đến nỗi các nhà máy thiếu công nhân nhưng phụ nữ Đức vẫn ở nhà. Trong một thời
gian, Hitler không đối phó một cách cương quyết với những người chống đối ngay trong Quân đội Đức. Hitler thường
thu mình trong tổng hành dinh của ông (cũng như Shirer nhận xét là Hitler không bao giờ đi thăm những vùng bị không
quân Đồng Minh thả bom).

Cần ghi nhận rằng do lập luận gây tranh cãi của Irving về cuộc tàn sát người Do Thái, các nước Áo, Canada, Israel,
New Zealand, Úc và ngay cả Đức đã cấm ông đặt chân lên nước họ. Ngày 20 tháng 2 năm 2006, ông bị Áo tuyên án tù
3 năm vì lập luận đối với cuộc tàn sát người Do Thái.

Cuốn phim Der Untergang (tựa tiếng Anh: Downfall) phát hành năm 2004 trình bày những ngày cuối cùng của Adolf
Hitler, dựa trên quyển sách Inside Hitler's Bunker của sử gia Joachim Fest, hồi ký của Albert Speer và hồi ký của
Traudl Junge, thư ký của Adolf Hitler. Đạo diễn Oliver Hirschbiegel xác nhận các nhà làm phim muốn thể hiện nhân
cách ba chiều của Hitler: một người có sức thu hút cao và không kém nhân từ, hòa nhã đối với người dưới.

Phim Der Untergang nhận được đề cử Giải Oscar về phim nước ngoài hay nhất năm 2005, và đoạt giải thưởng phim
ảnh của đài BBC.

[sửa] Chú thích


1. ^ Ngoài các đối thủ chính trị, kẻ thù của Hitler còn là người Do Thái, người Di Gan, người Slav, người đồng
tính luyến ái, người tàn tật.

Thủ tướng Đức Đế chế Đức


(1871–1918)
Otto von Bismarck · Leo von Caprivi · Hoàng tử Chlodwig zu Hohenlohe-Schillingsfürst · Bernhard von Bülow ·
Theobald von Bethmann-Hollweg · Georg Michaelis · Georg von Hertling · Hoàng tử Maximilian của Baden

Cách mạng Đức


(1918–1919)
Friedrich Ebert
Cộng hòa Weimar
(1919–1933)
Philipp Scheidemann · Gustav Bauer · Hermann Müller · Konstantin Fehrenbach · Joseph Wirth · Wilhelm Cuno ·
Gustav Stresemann · Wilhelm Marx · Hans Luther · Wilhelm Marx ·
Hermann Müller · Heinrich Brüning · Franz von Papen · Kurt von Schleicher
Đức Quốc xã
(1933–1945)
Adolf Hitler · Paul Joseph Göbbels · Lutz Graf Schwerin von Krosigk
Cộng hòa liên bang
(1949–)
Konrad Adenauer · Ludwig Erhard · Kurt Georg Kiesinger · Willy Brandt ·
Helmut Schmidt · Helmut Kohl · Gerhard Schröder · Angela Merkel
Mein Kampf

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bước tới: menu, tìm kiếm

Mein Kampf (tiếng Đức của "Cuộc tranh đấu của tôi") là tựa đề tiếng Đức
của quyển sách do Adolf Hitler làm tác giả bắt đầu từ năm 1924, trình bày tư
tưởng và cương lĩnh của ông về Đế chế Đức một khi ông ta lên nắm quyền.

[sửa] Sự ra đời của quyển Mein Kampf


Mục lục
Hitler xách động vụ Đảo chính Nhà hàng bia ngày 8 tháng 11
[ẩn] [ẩn]
năm 1923 nhưng bị đàn áp một cách đẫm máu, bị án tù bắt đầu
từ ngày 1 tháng 4 năm 1924. Án tù này tạo cho Hitler một thời • 1 Sự ra đời của quyển Mein Kampf
gian tĩnh lặng để suy nghĩ, phân tích và đặt ra những kế hoạch • 2 Nội dung chính của quyển Mein Kampf
kinh thiên động địa cho tương lai.
• 3 Việc phát hành quyển Mein Kampf
Hitler muốn đặt tựa đề cho quyển sách là Bốn năm rưỡi tranh • 4 Việc thi hành tư tưởng trong Mein Kampf
đấu chống lại những dối trá, ngu xuẩn và hèn nhát, nhưng Max • 5 Ảnh hưởng của quyển Mein Kampf
Amann, nhân viên quản trị cứng đầu trong ngành xuất bản của • 6 Chú thích
Quốc xã, người sẽ lo phát hành quyển sách, phản đối cái tựa
nặng nề – và khiến cho sách khó bán chạy – nên đề nghị tựa là
Cuộc tranh đấu của tôi (Mein Kampf). Amann cảm thấy thất • 7 Tham khảo
vọng não nề về nội dung. Thoạt tiên, ông đã hy vọng một câu chuyện cá nhân trong đó Hitler sẽ kể lại bước đường tiến
thủ từ một anh "công nhân" vô danh ở Wien đến vị thế nổi tiếng cả thế giới. Ít có phần tiểu sử trong quyển sách. Nhà
quản trị kinh doanh của Quốc xã cũng mong những chi tiết nội tình của vụ bạo loạn ở nhà hàng bia, tấn kịch và trò nước
đôi mà ông chắc chắn sẽ khiến quyển sách thu hút người đọc. Nhưng Hitler đã quá khôn lanh về điểm này, không muốn
khơi lại đống tro tàn trong khi Đảng Quốc xã đang bị loại ra ngoài vòng pháp luật. Không có mấy lời nói đến vụ bạo
loạn bất thành trong quyển Mein Kampf.

[sửa] Nội dung chính của quyển Mein Kampf

Tư tưởng cốt lõi của Hitler đã định hình từ thời tuổi trẻ của ông ta ở thủ đô Wien nước Áo. Khi rời Wien để đi đến Đức
vào năm 1913 ở tuổi 24, đầu óc Hitler đã sục sôi đầy chủ nghĩa quốc gia Đức, ác cảm với nền dân chủ, chủ nghĩa Mác-
xít cùng người Do Thái, và lòng tin rằng Ơn Trên đã chọn giống dân Aryan, đặc biệt là người Đức, là chủng tộc ưu việt.
Trong quyển Mein Kampf, Hitler diễn giải thêm tư tưởng của ông ta và áp dụng đặc biệt vào vấn đề không những phục
hồi một nước Đức bị thất trận và nhiễu nhương đến một vị thế chưa từng đạt được bao giờ trước đây, mà còn tạo nên
một quốc gia thuộc loại mới, một quốc gia dựa trên chủng tộc và quy tụ mọi người Đức lúc này còn đang sống bên
ngoài biên giới Đức. Trong quốc gia đó sẽ thiết lập chế độ độc tài tuyệt đối dưới quyền một Lãnh tụ – chính là ông ta –
để ban hành mệnh lệnh cho một tầng lớp lãnh đạo nhỏ hơn, rồi những người này sẽ truyền lệnh xuống bên dưới.

Vì thế, quyển sách trước nhất vạch ra nước Đức tương lai và cách thức mà Đức sẽ trở nên "chủ nhân ông của thế giới",
như cách tác giả phát biểu ở trang cuối.

Làm thế nào đế chế Đức mới sẽ chiếm lại vị thế cường quốc trên thế giới và từ đó làm chủ nhân ông của thế giới? Hitler
suy nghĩ về câu hỏi này trong tập đầu tiên, phần lớn được viết trong thời gian ông ta ngồi tù năm 1924, rồi trở lại với
thêm chi tiết trong tập hai, được hoàn tất năm 1926.

Trước nhất, phải tính sổ với nước Pháp, "kẻ thù truyền kiếp của dân Đức". Mục tiêu của người Pháp là xâu xé nước
Đức, vì thế phải "có một cuộc tranh đấu sống chết cuối cùng... để sau đó dân ta có thể bành trướng ra nơi khác".

Bành trướng ra nơi khác? Nơi nào? Về vấn đề này, Hitler dẫn đến điều cốt lõi của chính sách ngoại giao mà ông sẽ
trung kiên theo đuổi khi trở thành nhà lãnh đạo Đức. Ông nói thẳng thừng: "Đức phải bành trướng về hướng Đông –
chủ yếu là chiếm đất của Nga".

Trong tập một của Mein Kampf, Hitler diễn giải dài dòng về vấn đề mà nguyên văn Đức ngữ gọi là Lebensraum, là chủ
đề ám ảnh ông ta cho đến ngày cuối cùng. Theo Hitler, Hoàng tộc Đức ngày xưa Hohenzollern đã sai lầm khi tìm kiếm
thuộc địa xa xôi ở Châu Phi. Nhưng đất ở Châu Âu đã bị chiếm hết rồi. Hitler nhận ra là đúng như thế, "nhưng thiên
nhiên đã không dành sẵn đất này đặc biệt cho quốc gia hoặc chủng tộc nào, đất này là để cho dân tộc nào có đủ sức
mạnh mà lấn chiếm." Nhưng nếu chủ nhân hiện tại phản đối thì sao? "Thế thì luật tự sinh tồn sẽ phát huy; nếu không có
phương pháp ôn hòa thì phải dùng vũ lực."

Theo Hitler, "chỉ có thể chiếm đất ở miền Đông... Nếu cần đất ở Châu Âu thì chỉ có thể chiếm lấy đất của Nga".

Trong tập hai của quyển sách, Hitler nói rõ hơn:

"Chỉ có một vùng đất rộng trên quả địa cầu này mới đảm bảo một quốc gia được trường tồn... Phong trào Quốc
xã phải có can đảm để... đưa dân ta từ diện tích hạn hẹp hiện giờ đi đến vùng đất mới... Chúng ta phải kiên trì
với mục tiêu này... để đảm bảo dân tộc Đức có đủ đất sống."
Thế nào là đủ cho dân tộc Đức? Hitler khinh miệt giới tiểu tư sản vì họ đòi phục hồi nước Đức theo đường ranh giới
năm 1914.

"Đòi hỏi phục hồi đường ranh giới năm 1914 là vô lý... Trên thực tế, đường ranh giới như thế là không toàn
vẹn theo nghĩa quy tụ mọi người gốc Đức, và cũng không hợp lý nếu xét về thực tế địa lý–quân sự... Có thể
chọn năm làm mẫu trong lịch sử Đức, và việc phục hồi những điều kiện ở thời điểm đó phải là mục tiêu cho
đường lối ngoại giao."
Năm làm mẫu của Hitler là 6 thế kỷ trước, khi người Đức trị vì Thánh chế La Mã đẩy các dân tộc Slav1 về hướng Đông.
Bây giờ, phải tiếp tục đẩy họ về hướng Đông.

"Vì thế, những người Quốc xã chúng ta... phải tiếp tục sự nghiệp dang dở 600 năm về trước ... Nếu ngày nay
chúng ta nói đến đất ở Châu Âu, chúng ta chỉ có trong đầu đất của Nga và của những nước anh em của họ dọc
biên giới nước Nga."
Về tính chất của nhà nước Quốc xã tương lai, Hitler nói rõ rằng sẽ không có cái trò "dân chủ ngu xuẩn" và rằng Đế
quốc thứ Ba sẽ được đặt được một thể chế độc tài.

Quyển sách hầu như không đề cập gì đến kinh tế. Hitler chán ngán với lĩnh vực này và không bao giờ màng đến việc
tìm hiểu. Ông ta chỉ chú tâm đến quyền lực chính trị; còn kinh tế tự nó giải quyết bằng cách nào đấy.

"Nhà nước không có vai trò gì về ý tưởng hoặc sự nghiệp phát triển kinh tế... Nhà nước là một đại bộ phận
chủng tộc chứ không phải là tổ chức kinh tế... Luôn luôn là khi Đức có quyền lực chính trị trỗi dậy thì tình
trạng kinh tế bắt đầu được cải thiện; nhưng luôn luôn là khi kinh tế trở nên yếu tố độc nhất làm cho dân ta mãn
nguyện và làm khô cứng những đức tính lý tưởng, lúc đó quốc gia sẽ sụp đổ và kéo đời sống kinh tế sụp đổ
theo."
Và dù cho chính cái tên của Đảng Quốc xã đề cập đến "xã hội," Hitler càng mơ hồ hơn về loại hình "chủ nghĩa xã hội"
cho nước Đức mới.
Dù cho có nhiều đề xuất về biên tập và ngay cả có ít nhất ba người giúp hoàn chỉnh bản thảo, Hitler vẫn lan man từ chủ
đề này sang sự việc khác trong quyển Mein Kampf. Ông ta vẫn muốn bộc bạch ý tưởng của mình một cách lan man ở
mọi đề tài, kể cả văn hóa, giáo dục, sân khấu, điện ảnh, tranh biếm họa, văn học, lịch sử, tình dục, hôn nhân, tệ nạn mãi
dâm và bệnh giang mai. Về bệnh giang mai, Hitler dông dài cả 10 trang, tuyên bố nhà nước có nghĩa vụ tiêu diệt bệnh
này, và phải huy động mọi nguồn lực để tuyên truyền. Vấn đề giang mai và mại dâm phải được giải quyết bằng cách tạo
thuận lợi cho việc kết hôn sớm. Và ông ta hé lộ một phần chính sách trong tương lai: "Hôn nhân không phải tự nó là
cứu cánh, nhưng phải phục vụ cho mục tiêu cao hơn: bành trướng và bảo tồn nòi giống cùng chủng tộc."

Từ đó, dẫn đến tư tưởng chủ chốt thứ hai: chủng tộc. Hitler xem mọi đời sống như là sự tranh đấu trường kỳ và thế giới
như là khu rừng trong đó chủng loài nào mạnh hơn sẽ sống sót và thống trị – "thế giới trong đó một sinh vật sống tồn
trên sinh vật khác và cái chết của sinh vật yếu tạo nên sự sống cho sinh vật mạnh... Người mạnh phải thống trị và không
nên pha trộn với người yếu."

Đến đây là điều cốt lõi của tư tưởng Quốc xã về tính ưu việt của chủng tộc Aryan. Và nếu chủng tộc Aryan muốn vượt
lên trên thì phải chà đạp trên những chủng tộc khác, những thứ cỏ rác – đó là Do Thái và Slav. Sau này khi trở thành
nhà độc tài, Hitler ngăn cấm hôn nhân giữ người Đức với người của các chủng tộc đó, dù cho nhiều người biết rõ rằng
có nhiều người Đức mang dòng máu Slav, nhất là ở những miền đất phía Đông.

Đối với người dốt nát về lịch sử và nhân chủng học như Hitler thì dễ đi đến tư tưởng biến người Đức trở thành chủng
tộc Aryan hiện đại – và đấy là chủng tộc ưu việt. Đối với Hitler, người Đức là "chủng người ở bậc cao nhất trong số
nhân loại trên quả đất này" và luôn sẽ như thế nếu họ quan tâm đến tính thuần khiết của dòng máu của họ.

Sự ám ảnh về chủng tộc khiến cho Hitler cổ vũ một quốc gia thuần chủng. Nhiều người không bao giờ hiểu rõ chính xác
quốc gia ấy như thế nào – hoặc dự định sẽ ra sao. Đại loại Hitler cho rằng:

"...mục đích cao nhất của quốc gia thuần chủng là nhằm bảo tồn những thành phần chủng tộc nguyên thủy có
nền văn hóa và tạo nên vẻ đẹp cùng chân giá trị của nhân loại cao nhất. Quốc gia thuần chủng phải giữ sự
thuần khiết... Chỉ người khỏe mạnh mới được có con... Yêu cầu tạo nên quốc gia thuần chủng không cho phép
dân chủ, mà phải có chế độ độc tài."
"Không có quyết định của số đông, mà chỉ có những người thi hành trách nhiệm... Chỉ có một người ra quyết
định... Chỉ ông ta mới có thẩm quyền và ra mệnh lệnh... Không thể nào gạt bỏ Nghị viện, nhưng thành viên
Nghị viện chỉ có thể tham mưu... Không cơ quan nào sẽ lấy biểu quyết. Họ là những định chế làm việc chứ
không phải là những máy bỏ phiếu. Nguyên tắc là trách nhiệm tuyệt đối được kết hợp vô điều kiện với quyền
hạn tuyệt đối..."
Đấy là những tư tưởng của Hitler, được viết ra trong nhà tù Landsberg hoặc sau đấy, trong thời gian 1925–26, khi ông
ta nhàn nhã ngồi ở ban công nhìn ra dãy núi Alps hướng về sinh quán ở Áo, vừa đọc lên từng trang cho Rudolf Hess ghi
chép vừa mơ đến Đế quốc thứ Ba mà ông ta sẽ xây dựng từ đống đổ nát, mà ông sẽ cai trị với bàn tay sắt. Ông ta chắc
chắn có ngày mình sẽ làm được điều này, vì ông bị ám ảnh bởi ý nghĩ nung nấu về nghĩa vụ, cũng giống như nhiều
thiên tài bất chợt vươn từ hư không. Ông ta sẽ đoàn kết lại dân tộc đã được thiên nhiên ban cho tính ưu việt. Ông ta sẽ
làm cho họ thuần khiết về chủng tộc. Ông ta sẽ làm cho họ mạnh lên. Ông ta sẽ biến họ thành những chủ nhân ông của
quả địa cầu.

[sửa] Việc phát hành quyển Mein Kampf

Tập đầu tiên được phát hành trong mùa thu 1925. Dầy khoảng 400 trang, tập này được ghi giá 13 đồng Mác Đức (3
USD), khoảng gấp đôi giá phần lớn quyển sách được xuất bản ở Đức thời bấy giờ. Khởi đầu, sách không bán chạy.
Amann khoe khoang là đã bán được 23.000 quyển trong năm đầu và con số tiếp tục tăng lên – nhưng các phe phái
chống Quốc xã tỏ ra hồ nghi.

Nhờ Đồng minh tịch thu được hồ sơ kê khai của nhà xuất bản Eher Verlag, số bán thật sự của quyển sách bây giờ được
biết rõ. Năm 1925, sách bán được 9.473 bản, và trong ba năm kế tiếp con số này giảm từng năm. Năm 1929, số sách
bán được tăng lên chút ít, rồi tăng thêm nữa dựa theo thế lực của Đảng Quốc xã: trên 50.000 bản mỗi năm trong các
năm 1930–1931, rồi nhảy vọt lên trên 90.000 bản năm 1932.
Tiền tác giả cho Hitler – là thu nhập chính yếu của ông ta từ năm 1925 – đã là đáng kể trong bảy năm đầu. Nhưng chưa
thấm vào đâu so với năm 1933, khi Hitler trở thành Thủ tướng. Trong năm đầu sau khi lên nắm chính quyền, quyển
Mein Kampf bán được 1 triệu bản, tạo doanh thu 1 triệu mác Đức (khoảng 300.000 USD) với khoản tiền tác giả từ 10%
tăng lên 15%, khiến cho Hitler trở nên tác giả giàu có nhất nước Đức và lần đầu tiên trở thành triệu phú. Ngoại trừ
quyển Thánh kinh, không quyển sách nào bán chạy như thế trong chế độ Quốc xã, khi mà nhiều gia đình cảm thấy thiếu
yên ổn nếu không có một quyển
trong nhà. Cho đến năm 1940, một
năm sau khi Thế chiến thứ Hai bùng
nổ, 6 triệu bản của quyển sách đã
được bán trên toàn nước Đức.

[sửa] Việc thi hành tư tưởng trong


Mein Kampf

Kế hoạch của Hitler ghi trong quyển


sách đã quá rõ ràng và chính xác.
Trước tiên là tiêu diệt Pháp, nhưng
tiến về Đông mới là mục tiêu chính
yếu. Trước nhất, phải chiếm lấy
những miền đất ở phía Đông có
nhiều người Đức sinh sống. Những
vùng đất nào? Hiển nhiên là nước
Áo, miền Sudetenland ở Tiệp Khắc
và miền tây Ba Lan kể cả Danzig.
Sau đấy là chính nước Nga. Khi lên
nắm quyền, Hitler đã thực hiện đúng
y như thế.

Khi Hitler thi hành những chính


sách diệt chủng ở Đông Âu trong
chiến tranh, mọi người phải công
nhận rằng việc làm của ông ta cũng
đi đôi với lời nói: mọi hành động
đều đã được ghi trước trong quyển
sách.

Tóm lại, từ quyển Mein Kampf viết


lúc còn ngồi trong tù cho đến hành
động khi lên làm Lãnh tụ Quốc xã,
Hitler luôn luôn nhất quán: "nói là làm".

[sửa] Ảnh hưởng của quyển Mein Kampf

Nếu một đầu óc bệnh hoạn suy nghĩ ra những tư tưởng mà người bình thường trong thế kỷ 20 thấy là quái đản thì không
nói làm gì. Điều kỳ lạ là hàng triệu người Đức, sau khi đã đọc qua quyển Mein Kampf lại tiếp thu một cách cuồng tín
luồng tư tưởng như thế, và còn bị tư tưởng ấy dẫn đến chỗ hủy diệt cho hàng triệu con người vô tội bên trong và đặc
biệt bên ngoài nước Đức.

Tuy nhiên, không phải mọi người Đức sau khi có được quyển Mein Kampf (do "được" tặng hoặc "bị" bắt buộc phải
mua) đều mang ra đọc. Với cách lý luận rườm rà lê thê, quyển sách bị nhiều người cho là khó đọc, không lấy gì làm hấp
dẫn. Vì lý do này, ngay cả những người có cảm tình với Đảng Quốc xã cũng than phiền rằng quyển sách khó đọc, và
cũng không ít người nhìn nhận – trong riêng tư – là họ chưa bao giờ đọc đến phần cuối của bộ sách dày 782 trang.

Tương tự, quyển sách gây tác động không nhiều nước ngoài. William L. Shirer, tác giả lịch sử Đức Quốc xã nhận xét
rằng nếu có nhiều người Đức không thiên Quốc xã đọc quyển Mein Kampf trước năm 1933 và nếu các chính khách trên
thế giới đọc cẩn thận quyển sách trong khi còn có thời giờ, thì cả nước Đức và thế giới hẳn đã có thể tránh khỏi thảm
họa. Bởi vì, tuy người ta có thể kết tội Adolf Hitler về việc gì khác, không ai có thể lên án ông ta đã không viết ra trên
giấy trắng mực đen chính xác mô hình nước Đức mà ông ta định tạo dựng nếu ông ta lên nắm chính quyền, cũng như
mô hình thế giới mà ông ta muốn thay đổi bằng vũ lực. Cả nền tảng của Đế quốc thứ Ba và thứ Trật tự Mới tàn bạo mà
Hitler đã áp đặt lên Châu Âu trong những năm chiến thắng 1939-1945 được ghi rõ ràng trong quyển sách này.
[sửa] Chú thích

• Chú giải 1: Slav chỉ chung các dân tộc phân bố ở Đông Âu và Trung Âu, bán đảo Balkan, và quá dãy núi phía
Châu Á. Về mặt ngôn ngữ, họ gồm nhánh miền Đông gồm những dân tộc Nga, Belarus, Ukraina; nhánh miền
Tây gồm những dân tộc Ba Lan, Séc, Slovak; và nhánh miền Nam gồm những dân tộc Slovenia, Serb-Croatia,
Macedoni, và Bulgari. Hitler xem các dân tộc Slav là ở mức hạ đẳng so với dân tộc Đức.

[sửa] Tham khảo

• The rise and fall of the Third Reich – A history of Nazi Germany của William L. Shirer, NXB Simon &
Schuster, Inc. (1960).

Vladimir Ilyich Lenin

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

(đổi hướng từ Lênin)


Bước tới: menu, tìm kiếm
Mục từ "Lenin" dẫn đến bài này. Xin đọc về các nghĩa khác tại Lenin (định hướng).

Chân dung Vladimir Ilyich Lenin


Vladimir Ilyich Lenin (tiếng Nga:Влади́мир Ильи́ч Ле́нин, phiên âm
tiếng Viêt: Vla-đi-mia Y-lích Lê-nin), tên khai sinh là Vladimir Ilyich
Ulyanov (tiếng Nga:Влади́мир Ильи́ч Улья́нов), còn thường được gọi
với tên V. I. Lenin hay N. Lenin (sinh ngày 22 tháng 4 năm 1870 - mất
ngày 21 tháng 1 năm 1924) là một lãnh tụ của phong trào cách mạng vô
sản Nga, là người phát triển học thuyết của Karl Marx (1818-1883) và
Friedrich Engels.

Ông sinh tại làng Gorki, Simbirsk, nay là Ulyanovsk. Tên họ thật là
Vladimir Ilyich Ulyanov. Lenin là người tổ chức Đảng Cộng sản Liên Xô
và thành lập nhà nước Xô Viết.

Ông mất tháng 1 năm 1924, thi hài được lưu giữ trong lăng Lenin trên
Quảng trường Đỏ, Moskva. Ông được tạp chí Time bình chọn là một trong
100 nhân vật ảnh hưởng nhất trong thế kỷ 20.

Mục lục

[ẩn] [ẩn]
• 1 Tuổi trẻ
• 2 Cách mạng
• 3 Chủ tịch chính phủ
• 4 Đấu tranh chống chủ nghĩa bài Do Thái
• 5 Cái chết sớm
• 6 Sau khi chết
• 7 Cái tên "Lenin"
• 8 Sự kiểm duyệt tác phẩm của Lenin tại Liên bang xô viết
• 9 Xem thêm
• 10 Những câu nói nổi tiếng
• 11 Tham khảo
• 12 Đọc thêm
• 13 Liên kết ngoài

o 13.1 Những tác phẩm lựa chọn


[sửa] Tuổi trẻ
Vladimir Ilit Ulyanov (Lenin) khoảng năm 1887
Lenin sinh tại Simbirsk, Nga (hiện là Ulyanovsk), là con trai của vợ chồng Ilya Nikolaevich Ulyanov (1831–1886), một
quan chức dân sự Nga làm việc để mở rộng dân chủ và giáo dục đại chúng miễn phí ở Nga, và Maria Alexandrovna
Ulyanova (1835–1916), một người theo chủ nghĩa tự do. Lenin là người có dòng máu lai từ thời tổ tiên. Là người Nga
nhưng ông có dòng máu của người Kalmyk qua ông nội, của người Đức Volga qua bà ngoại (là một người theo thuyết
Luther), và của người Do Thái qua ông ngoại (người đã cải theo đạo Thiên chúa giáo). Lenin được rửa tội trong Nhà
thờ chính thống Nga.

Lenin nổi tiếng học giỏi tiếng Latin và tiếng Hy Lạp. Hai bi kịch đã xảy ra trong thời niên thiếu của ông. Lần đầu khi
cha ông mất vì xuất huyết não năm 1886. Tháng 5 năm 1887 anh cả của ông Aleksandr Ilyich Ulyanov bị treo cổ vì
tham gia vào một âm mưu ám sát Sa hoàng Aleksandr III. Việc này đã làm Lenin trở thành người cấp tiến. Tiểu sử
chính thức của ông thời Xô Viết coi sự kiện này có ảnh hưởng lớn tới các quá trình cách mạng của ông. Một bức tranh
nổi tiếng của Belousov, Chúng ta sẽ đi theo một con đường khác, được in lại hàng triệu lần trong những cuốn sách thời
Xô Viết, mô tả cậu bé Lenin và mẹ đang buồn bã khi mất người anh trai. Câu nói "Chúng ta sẽ theo một con đường
khác" có nghĩa là Lenin đã lựa chọn chủ nghĩa Marx để tiếp cận tới cách mạng nhân dân, thay vì những phương pháp vô
chính phủ cá nhân. Khi Lenin bắt đầu quan tâm tới chủ nghĩa Marx, ông tham gia vào các cuộc phản kháng của sinh
viên và cuối năm đó bị bắt. Sau đó ông bị đuổi khỏi Đại học Kazan. Ông tiếp tục học tập một mình và tới năm 1891 đã
có giấy phép hành nghề luật.

Tháng 7 năm 1898, ông cưới Nadezhda Krupskaya, một người hoạt động xã hội [1].

[sửa] Cách mạng

Lenin, tháng 12 năm 1895 (ảnh lúc bị bắt)


Ngay khi tốt nghiệp, Lenin vào làm trợ lý cho một luật sư. Ông làm việc nhiều năm tại Samara, Nga, sau đó vào năm
1893 chuyển tới Sankt-Peterburg. Thay vì tìm kiếm một công việc hợp pháp ổn định, ông ngày càng tham gia sâu vào
các hoạt động tuyên truyền cách mạng và nghiên cứu chủ nghĩa Marx. Ngày 7 tháng 12 năm 1895, ông bị nhà chức
trách bắt giam 14 tháng sau đó trục xuất tới một làng tại Shushenskoye ở Siberia.

Tháng 4 năm 1899, ông xuất bản cuốn sách Sự phát triển của Chủ nghĩa Tư bản tại Nga[2]. Năm 1900, thời kỳ đi đày
chấm dứt. Ông đi du lịch nước Nga và những nơi khác ở Châu Âu. Lenin đã sống tại Zürich, Genève, Munchen, Praha,
Wien và Luân Đôn và trong khi bị đi đày ông đã sáng lập tờ báo Iskra. Ông cũng viết một số bài báo và cuốn sách về
phong trào cách mạng. Trong giai đoạn này, ông đã bắt đầu sử dụng nhiều bí danh, cuối cùng lấy tên Lenin.

Ông hoạt động trong Đảng Lao động Dân chủ Xã hội Nga (RSDLP; РСДРП trong tiếng Nga), và vào năm 1903 ông
lãnh đạo phái Bolshevik sau một sự chia rẽ với những người Mensheviks, điều này xảy ra một phần từ cuốn sách nhỏ
của ông Điều cần làm? [3]. Năm 1906 ông được bầu làm Chủ tịch RSDLP. Năm 1907 ông tới Phần Lan vì những lý do
an ninh. Ông tiếp tục đi du lịch Châu Âu và tham gia vào nhiều cuộc gặp gỡ cũng như các hoạt động xã hội, gồm cả Hội
thảo Đảng Praha năm 1912 và Hội thảo Zimmerwald năm 1915. Khi Inessa Armand rời Nga sang sống tại Paris, bà đã
gặp Lenin và những người Bolsheviks khác đang bị trục xuất, và được cho là đã trở thành một người cộng tác của Lenin
trong thời gian đó. Sau đó Lenin đi sang Thụy Sĩ.

Richard Pipes cho rằng Lenin đã phân tích Công xã Paris và kết luận rằng công xã đó thất bại vì "sự khoan hồng quá
mức - đúng ra Công xã phải tiêu diệt những kẻ thù của mình"[4]. Tuy nhiên, cả câu trích dẫn, như Lenin đã nói trong một
bài phát biểu đã được chuyển tới một cuộc gặp gỡ quốc tế tại Genève ngày 18 tháng 3 năm 1908, nhân ngày lễ kỷ niệm
Công xã như sau: "Dù giai cấp vô sản xã hội đã bị chia rẽ thành nhiều phe, Công xã là một ví dụ cụ thể về sự đoàn kết
để khi có nó giai cấp vô sản có thể hoàn thành các nhiệm vụ dân chủ mà giai cấp tư sản chỉ có thể tuyên bố ra. Không
cần có một điều luật phức tạp đặc thù nào cả, một cách đơn giản, rõ ràng, giai cấp vô sản, khi đã nắm quyền lực, sẽ tiến
hành dân chủ hóa hệ thống xã hội, xóa bỏ quan liêu và khiến cho mọi chức vụ nhà nước đều thông qua bầu cử. Hai sai
lầm đã tiêu diệt thành quả của một chiến thắng vẻ vang. Giai cấp vô sản đã dừng lại nửa chừng; thay vì tiếp tục 'chiếm
đoạt của những kẻ chiếm đoạt,' họ đã cho phép mình đi chệch hướng bởi những mơ ước về một sự công bằng tuyệt đối
trong một đất nước thống nhất bởi một mục tiêu quốc gia; những định chế, như ngân hàng, đã không bị nắm giữ. .... Sai
lầm thứ hai là sự khoan dung quá đáng của giai cấp vô sản: đúng ra họ phải tiêu diệt các kẻ thủ, nhưng thay vào đó họ
lại gắng sức dùng đạo đức để gây ảnh hưởng tới chúng; họ đã bỏ qua tầm quan trọng của hoạt động quân sự thuần túy
trong một cuộc nội chiến và thay vì tiếp tục tiến bước mạnh mẽ tới Versailles và giành lấy chiến thắng ở Paris, họ đã trì
hoạn và do vậy cho phép chính phủ Versailles tập hợp các lực lượng của mình, chuẩn bị trước cho những sự kiện đẫm
máu trong tuần lễ tháng 5." [5]

Khi Thế chiến thứ nhất xảy ra năm 1914, và các đảng Dân chủ Xã hội lớn tại Châu Âu (khi đó họ tự coi họ là theo chủ
nghĩa Marx), gồm cả những người có uy tín như Karl Kautsky, ủng hộ những nỗ lực chiến tranh của chính phủ nước
mình, Lenin đã rất sửng sốt, đầu tiên từ chối tin rằng những người của Đảng Dân chủ Xã hội Đức đã bỏ phiếu ủng hộ
chiến tranh. Điều này khiến ông bị chia rẽ lần cuối cùng với Quốc tế Thứ hai, gồm các đảng đó. Lenin đã chấp nhận
một lập trường "không yêu nước", cho rằng mục đích là để đánh bại chính phủ Sa hoàng trong chiến tranh.

Sau cuộc Cách mạng tháng Hai năm 1917 tại Nga và cuộc lật đổ Sa hoàng Nikolai II, Lenin biết rằng ông cần sớm trở
lại nước Nga. Nhưng ông đã bị cô lập tại Thụy Sĩ trung lập khi Thế chiến thứ nhất đang ở giai đoạn cao trào và không
thể dễ dàng đi qua Châu Âu. Tuy nhiên, Fritz Platten, người cộng sản Thụy Sĩ đã tìm cách đàm phán với chính phủ Đức
để Lenin và những người của ông có thể đi bằng tàu hỏa kín qua nước Đức. Mọi người tin rằng chính Kaiser Wilhelm II
đã hy vọng Lenin sẽ gây ra tình trạng bất ổn chính trị ở Nga giúp ông chấm dứt chiến tranh tại Mặt trận phía Đông. Khi
còn ở trên lãnh thổ Đức, Lenin không được phép ra khỏi đoàn tàu. Khi đã qua Đức, Lenin tiếp tục đi phà tới Thụy Điển
và chặng đường xuyên Scandinavia còn lại đã được những người cộng sản Thụy Sĩ là Otto Grimlund và Ture Nerman
thu xếp.

Lênin cải trang đeo tóc giả và cạo nhẵn râu ở Phần Lan 11 tháng 8 năm 1917
Ngày 16 tháng 4 năm 1917, Lenin quay trở về Petrograd và nhận vai trò lãnh đạo bên trong phong trào Bolshevik, xuất
bản Luận cương tháng 4 [6]. Luận cương tháng 4 kêu gọi kiên quyết phản đối chính phủ lâm thời. Ban đầu vì có sự
không rõ ràng trong cánh tả Lenin giữ khoảng cách với đảng của ông. Tuy nhiên, lập trường kiên quyết này có nghĩa
rằng những người Bolsheviks đã trở thành lãnh đạo của quần chúng bởi vì họ không còn ảo tưởng ở chính phủ lâm thời,
và nhờ sự xa hoa của phe đối lập những người Bolsheviks đã không còn phải chịu trách nhiệm về bất cứ hậu của nào
của việc áp dụng những chính sách của họ [7].

Trong khi ấy, Aleksandr Kerensky và những người đối lập khác trong Bolsheviks buộc tội Lenin là một điệp viên ăn
lương của Đức. Trước lời buộc tội đó, một lãnh đạo khác là Lev Davidovich Trotsky đã có một bài phát biểu mang tính
quyết định ngày 17 tháng 7, cho rằng: "Một không khí không thể chịu đựng nổi đang diễn ra, trong đó cả các bạn và tôi
đều bị sốc. Người ta đang tung ra những lời buộc tội bẩn thỉu nhằm vào Lenin và Zinoviev. ... Lenin đã đấu tranh vì
cách mạng trong ba mươi năm. Tôi đã chiến đấu hai mươi năm chống lại sự áp bức con người. Và chúng ta không thể là
gì khác ngoài việc nuôi dưỡng lòng căm thù với chủ nghĩa quân phiệt Đức. ... Tôi từng bị một tòa án tại Đức kết án tám
tháng tù vì tội đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt Đức. Điều này tất cả mọi người đều biết. Đừng ai trong phòng này
nói rằng chúng ta là những kẻ làm thuê của Đức." [8]

Sau cuộc nổi dậy bất thành của công nhân vào tháng 7, Lenin bỏ trốn tới Phần Lan. Ông quay trở lại vào tháng 10, hô
hào một cuộc cách mạng vũ trang với khẩu hiệu "Tất cả quyền lực về tay Xô Viết!" chống lại Chính phủ Lâm thời. Các
ý tưởng về chính phủ của ông đã được thể hiện trong bài tiểu luận "Quốc gia và Cách mạng" [9], kêu gọi thành lập một
hình thức chính phủ mới dựa trên các hội đồng công nhân hay các sô viết. Trong tác phẩm này, ông cũng cho rằng, trên
nguyên tắc, những người công nhân bình thường có thể điều hành một nhà máy hay một chính phủ. Dù ông nhấn mạnh
rằng, để điều hành một quốc gia, người công nhân phải "học chủ nghĩa cộng sản." Ông còn nhấn mạnh thêm rằng một
thành viên chính phủ phải nhận đồng lương không được cao hơn lương một người công nhân tầm trung bình.

[sửa] Chủ tịch chính phủ

Tập tin:Lenin na tribune.jpg


Lenin trên diễn đàn của Aleksandr Gerasimov
Ngày 8 tháng 11, Lenin được Đại hội Xô viết Nga bầu làm Chủ tịch Hội đồng Dân ủy. Lenin nhấn mạnh tầm quan trọng
của việc đưa điện tới mọi vùng nước Nga và hiện đại hóa công, nông nghiệp. Ông rất quan tâm tới việc tạo ra một hệ
thống chăm sóc sức khỏe miễn phí và toàn diện cho mọi người dân, giải phóng phụ nữ và dạy cho những người dân mù
chữ Nga biết đọc, viết. Nhưng trước hết, chính phủ Bolshevik mới cần đưa nước Nga ra khỏi Thế chiến thứ nhất.

Đối mặt với mối đe dọa xâm lăng từ nước Đức, Lenin cho rằng Nga cần ngay lập tức ký kết một hiệp ước hòa bình.
Những lãnh tụ Bolshevik khác, như Bukharin, ủng hộ tiếp tục tham chiến, coi đó là một biện pháp mang cách mạng tới
nước Đức. Lev Davidovich Trotsky, người chỉ đạo các cuộc đàm phán, ủng hộ một lập trường trung gian, "Không
Chiến tranh, Không Hòa bình", kêu gọi chỉ ký hiệp ước hòa bình với điều kiện không một phần đất chiếm thêm được
của bất kỳ bên nào được hợp nhất với lãnh thổ nước đó. Sau khi những cuộc đàm phán thất bại, Đức tấn công chiếm giữ
nhiều vùng rộng lớn phía tây nước Nga. Sau các sự kiện mang tính bước ngoặt này, lập trường của Lenin được đa số
ban lãnh đạo Bolshevik ủng hộ. Ngày 3 tháng 3 năm 1918, Lenin rút lui nước Nga ra khỏi Thế chiến thứ nhất khi đồng
ý ký kết Hiệp ước Brest-Litovsk, theo đó nước Nga mất một phần lớn lãnh thổ tại Châu Âu.

Sau khi những người Bolshevik thất bại trong cuộc bầu cử Quốc hội Lập hiến Nga, cùng với sự hậu thuẫn mạnh mẽ của
đại đa số công nhân ở hai thành phố lớn là Petrograd và Moskva, họ đã sử dụng lực lượng Hồng vệ binh buộc cuộc họp
lần thứ nhất của Quốc hội phải ngừng lại ngày 19 tháng 1 [10]. Sau đó, những người Bolshevik đã tổ chức ra một tổ chức
Phản-Quốc hội, Đại hội Xô viết thứ ba, cho phép họ và các đồng minh có được hơn 90% số ghế [11], cho rằng "chuyên
chính vô sản" trước tiên là một đạo luật của chính giai cấp vô sản: "Tất nhiên, những người cho rằng có thể lấp đầy hố
sâu ngăn cách giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội, hay những người tưởng tượng rằng điều đó có thể thuyết phục
đa số nhân dân rằng nó có thể xảy ra thông qua trung gian của Quốc hội Lập hiến - những người tin vào câu chuyện ngụ
ngôn của tầng lớp tư sản dân chủ, có thể vô tình tin tưởng điều đó, nhưng hãy đừng để họ phàn nàn nếu cuộc sống lật
tẩy câu chuyện ngụ ngôn này," [12] và nói thêm rằng "lý do lớn nhất tại sao 'những người xã hội chủ nghĩa' (như, những
người dân chủ tiểu tư sản) của Quốc tế Thứ hai không hiểu được sự chuyên chính vô sản là bởi họ không hiểu được
rằng quyền lực nhà nước nằm trong tay một tầng lớp, tầng lớp vô sản, có thể và phải trở thành một phương tiện cho phe
chiến thắng của tầng lớp vô sản của đông đảo nhân dân vô sản, một phương tiện để giành chiến thắng của tầng lớp đó
trước giai cấp tư sản và những đảng tiểu tư sản." [10]

Lenin, 1919
Những người Bolshevik đã thành lập một chính phủ liên minh với cánh tả Cách mạng Xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, liên
minh của họ đã tan vỡ sau khi Cách mạng Xã hội chủ nghĩa phản đối hiệp ước Brest-Litovsk, và họ gia nhập cùng với
các đảng khác tìm cách lật đổ chính phủ Xô viết. Tình hình diễn biến theo chiều hướng xấu, các đảng không Bolshevik
(gồm một số phái xã hội chủ nghĩa) tích cực tìm cách lật đổ chính phủ Bolshevik. Lenin phản ứng lại cách hành động
đó bằng cách ngăn chặn các hoạt động cảu họ và bỏ tù một số thành viên các đảng đối lập.

Dù Lenin đã ủng hộ và giúp đỡ thành lập một chế độ "Dân chủ Xô viết," những người phản đối Lenin thuộc cánh hữu,
như Kautsky, và thuộc cánh tả như Kollontai, vẫn cho rằng ông thủ tiêu sự giải phóng giai cấp vô sản và nền dân chủ
(quyền kiểm soát của công nhân thông qua các Xô Viết hay các hội đồng công nhân). Có người cho rằng đây là hành
động mở đường cho chủ nghĩa Stalin sau này. Dù nhiều cơ quan và chính sách do Stalin lập ra và sử dụng như cảnh sát
mật, trại lao động, và việc hành quyết các đối thủ chính trị vốn bị chỉ trích nặng nề cũng đã được sử dụng dưới tới cầm
quyền của Lenin, các kỹ thuật đó cũng thường được các Sa hoàng sử dụng từ lâu trước thời Lenin, và cũng từ lâu đã là
các phương tiện tiêu chuẩn để đối phó với bất đồng chính trị ở nước Nga. Tuy nhiên, mức độ sử dụng có khác nhau; số
tù nhân chính trị bị hành quyết trong vài tháng đầu cầm quyền của phái Bolshevik lớn gấp ba lần con số đó trong 90
năm chế độ Nga Hoàng. [13] Tuy nhiên, "thực tế" này, hiện vẫn đang bị tranh cãi. Cũng cần nhớ rằng tỷ lệ các hoàn cảnh
dẫn tới những phản ứng của người Bolshevik cũng khác rất xa: một đất nước bị tàn phá nặng nề bởi một cuộc chiến
tranh thế giới, một quần chúng thất học sau giai đoạn Sa hoàng, một lực lượng đối lập sẵn sàng hy sinh để lật đổ chính
quyền Bolshevik, vân vân. Hơn nữa, Trotsky tuyên bố rằng một "con sông máu" chia tách Lenin khỏi những hành động
của Stalin bởi vì Stalin đã hành quyết nhiều đồng chí cũ của Lenin cũng như những người ủng hộ họ, trong nhóm Đối
lập cánh Tả. Trong số này có cả chính Trotsky.

Quan điểm của những người theo chủ nghĩa Lenin về cách mạng đòi hỏi một bộ máy cán bộ cách mạng chuyên nghiệp
vừa có nhiệm vụ chỉ huy đại chúng trong cuộc đấu tranh giành quyền lực và tập trung hóa kinh tế cũng như quyền lực
hành chính vào tay một đất nước của công nhân. Từ mùa xuân năm 1918, Lenin đã vận động đặt những cá nhân có
trách nhiệm vào cương vị đứng đầu mỗi nhà máy, trái ngược lại hầu hết các quan điểm về sự tự quản của công nhân,
nhưng hoàn toàn cần thiết cho hiệu quả sản xuất và về mặt chuyên môn. Như S.A. Smith đã viết: "Tới cuối cuộc nội
chiến, không có nhiều nhà máy hoạt động theo những hình thức dân chủ trong quản lý công nghiệp như kiểu các hội
đồng nhà máy từng được cổ động trong năm 1917, nhưng chính phủ cho rằng điều này không phải là vấn đề bởi vì nền
công nghiệp đã dựa trên sự sở hữu của một quốc gia công nhân." Trong cuộc nội chiến, dân chủ không phải được tập
trung bên trong đảng Bolshevik và sau này là Bộ Chính trị của Đảng cộng sản Liên xô.

Để bảo vệ chính phủ Bolshevik mới thành lập trước những kẻ phản cách mạng, chính quyền của Lenin đã tạo ra lực
lượng cảnh sát mật, Cheka, ngay sau cuộc cách mạng. Những người Bolshevik đã lập kế hoạch tổ chức một phiên tòa
xét xử Sa hoàng Nikolai II vì những tội ác chống lại nhân dân Nga, nhưng vào tháng 8 năm 1918 khi Bạch vệ tiến về
Yekaterinburg (nơi gia đình hoàng gia đang bị cầm giữ), Sverdlov đã nhanh chóng ra quyết định hành quyết Sa hoàng
và cả gia đình hoàng gia để quân Bạch vệ không thể giải thoát cho họ. Sau này Sverdlov đã thông báo với Lenin về vụ
hành quyết, Lenin đồng ý rằng đó là một quyết định đúng đắn, bởi vì những người Bolsheviks không muốn để hoàng
gia trở thành một biểu tượng của Bạch vệ.

Ngày 30 tháng 8 năm 1918, Fanya Kaplan, một thành viên của Đảng Cách mạng Xã hội chủ nghĩa, tiếp cận Lenin sau
khi ông tham dự một buổi mít-tinh và đang quay ra xe hơi. Bà gọi tên Lenin, ông quay lại trả lời. Bà ngay lập tức bắn
ba phát, hai phát trúng Lenin ở khuỷu tay và lưng. Lenin được đưa về căn hộ tại Kremlin, từ chối tới bệnh viện bởi ông
tin rằng những kẻ ám sát khác đang rình rập ở đó. Các bác sĩ được triệu tới, nhưng cho rằng sẽ là quá nguy hiểm nếu lấy
viên đạn ra. Sau này Lenin đã hồi phục dù sức khỏe của ông bắt đầu giảm sút từ thời điểm đó. Mọi người cho rằng vụ
ám sát có liên quan tới những cơn đột quỵ sau này của ông.

Lenin trong văn phòng ở điện Kremli, năm 1918

Lenin với Trotsky và các binh sĩ tại Kronstadt, 1921


Chính phủ Bolshevik phản ứng lại vụ ám sát, và những sự tập hợp nỗ lực chống cộng từ các đối thủ của họ bằng cái họ
gọi là Khủng bố Đỏ. Hàng chục nghìn người bị coi là kẻ thù của cách mạng, nhiều người bị hành quyết hay tống vào
các trại lao động vì có âm mưu chống lại chính phủ Bolshevik. [1]
Theo Orlando Figes, Lenin luôn ủng hộ "sự khủng bố số đông chống lại những kẻ thù cách mạng" và luôn bày tỏ quan
điểm rằng nhà nước vô sản là một hệ thống bạo lực được tổ chức chống lại những tổ chức của chủ nghĩa tư bản. Tuy
nhiên theo Figes, trong khi được những người Bolsheviks khuyến khích, sự khủng bố có gốc rễ trong sự giận dữ của
nhân dân chống lại tầng lớp ưu thế. (A Peoples Tragedy, trang 524-525) Vào cuối năm 1918 khi Kamenev và Bukharin
tìm cách kìm chế những "sự thái quá" của Cheka, chính Lenin là người đã đứng ra bảo vệ tổ chức này. (Figes trang 649)
Tuy nhiên, mức độ của cái gọi là "những sự thái quá," cũng như những lý do của Lenin ẩn giấu sau sự bảo vệ đó không
hề được nêu tên.

Tháng 3 năm 1919, Lenin và các lãnh đạo Bolshevik khác gặp gỡ với các nhà cách mạng xã hội chủ nghĩa từ khắp nơi
trên thế giới và lập ra Quốc tế Cộng sản. Các thành viên của Quốc tế Cộng sản, gồm Lenin và cả những người
Bolshevik ngừng quan hệ với phong trào xã hội chủ nghĩa ở tầm vóc rộng lớn hơn. Từ đó trở về sau, họ sẽ được gọi là
những người cộng sản. Tại Nga, Đảng Bolshevik được đổi tên thành "Đảng Cộng sản Nga (bolshevik)", (sau này thành
Đảng Cộng sản Liên Xô).

"Đồng chí Lenin tẩy sạch Cặn bã trên Trái đất," Poster Cộng sản 1920
Trong lúc ấy cuộc nội chiến lan tràn khắp nước Nga. Nhiều phong trào chính trị và những người ủng hộ họ đứng lên
cầm vũ khí nhằm lật đổ chính phủ Sô viết. Dù có nhiều phe cánh tham gia cuộc nội chiến, hai lực lượng chính là Hồng
quân (bolshevik) và Bạch vệ (phe ủng hộ Nga hoàng). Các cường quốc bên ngoài như Pháp, Anh, Hoa Kỳ và Nhật Bản
cũng can thiệp vào cuộc chiến tranh này (đứng bên phía Bạch vệ). Cuối cùng, đội quân được tổ chức tốt và có hiệu quả
hơn là Hồng quân, do Trotsky chỉ huy, đã giành chiến thắng, đánh bại các lực lượng Bạch vệ và đồng minh của họ năm
1920. Tuy nhiên, những cuộc chiến ở tầm nhỏ hơn vẫn tiếp tục trong nhiều năm nữa.

Trong thời kỳ hỗn loạn của chiến tranh và cách mạng này, cả các lực lượng Bạch vệ và Hồng quân thường "hành xử
một cách tàn bạo và độc ác tại các vùng họ kiểm soát. Các thị trấn bị đốt phá, tài sản bị lấy cắp hay phá huỷ, mùa màng
và lương thực của nông dân bị tước đoạt bằng vũ lực — nếu chống lại, người dân sẽ bị tra tấn hay hành quyết." [14].
Brovkin cho rằng những hành động này không những vượt quá những nhu cầu của quân đội mà còn ở tầm khủng bố cao
tới mức gây phá hủy sản xuất. Theo ông, sự căm giận của nhân dân đằng sau chiến tuyến có thể giải thích bằng việc cả
Bạch vệ và Hồng quân đều là những người thua cuộc sau cuộc nội chiến.. (Phía sau những Giới tuyến của cuộc Nội
chiến: Các đảng chính trị và các phong trào xã hội tại Nga, 1918-1922).

Những tháng cuối năm 1919, các chiến thắng giành được trước Bạch vệ khiến Lenin tin rằng đã tới thời điểm mở rộng
cách mạng sang phía tây, bằng vũ lực nếu cần thiết. Khi nền Cộng hòa Ba Lan thứ hai mới được thành lập bắt đầu đòi
lại những vùng lãnh thổ đã bị nước Nga sáp nhập trong vụ phân chia Ba Lan vào cuối thế kỷ 18, họ đã xung đột với các
lực lượng Bolshevik để giành quyền kiểm soát các vùng này, dẫn tới sự bùng nổ Chiến tranh Ba Lan-Xô viết năm 1919.
Với sự phát triển của cách mạng tại Đức và Liên đoàn Spartacus, Lenin coi đó là thời điểm và địa điểm chín muồi nhất
để "thăm dò Châu Âu bằng những lưỡi lê Hồng quân." Lenin coi Ba Lan là cây cầu nối mà Hồng quân có thể dùng để
kết nối cách mạng Nga với những người ủng hộ Cách mạng Đức, và hỗ trợ các phong trào cộng sản ở Tây Âu. Tuy
nhiên sự thất bại của nước Nga Xô viết trong cuộc chiến tranh Ba Lan-Xô viết khiến các kế hoạch đó bị hủy bỏ.

Lenin là người chỉ trích mạnh mẽ chủ nghĩa đế quốc. Năm 1917 ông tuyên bố quyền tự quyết và phân chia các dân tộc
quốc gia và đàn áp các quốc gia vô điều kiện, thường được coi là các quốc gia trước kia thuộc quyền kiểm soát của chủ
nghĩa tư bản đế quốc. Tuy nhiên, khi cuộc Nội chiến Nga chấm dứt, ông đã dùng các lực lượng quân sự để đồng hóa các
quốc gia mới giành độc lập là Armenia, Gruzia và Azerbaijan, cho rằng sự sáp nhập các quốc gia đó vào đất nước Sô
viết sẽ che chở họ khỏi những tham vọng của chủ nghĩa đế quốc. [15] Điều này cho phép các quốc gia đó được chấp nhận
thành một phần của Liên bang xô viết hơn là đơn giản buộc họ trở thành một phần lãnh thổ Nga, hành động này sẽ bị
coi là hành động đế quốc.

Sau nhiều năm chiến tranh kéo dài, chính sách cộng sản thời chiến của Bolshevik, cộng với Nạn đói năm 1921 tại Nga
và sự bao vây từ các chính phủ tư bản thù địch làm đa phần đất nước bị tàn phá. Đã có nhiều cuộc nổi dậy của nông
dân, vụ lớn nhất là cuộc Nổi dậy Tambov. Sau một cuộc khởi nghĩa của những thủy thủ tại Kronstadt vào tháng 3 năm
1921, Lenin đã thay thế chính sách Cộng sản thời chiến bằng Chính sách kinh tế mới (NEP)hay còn gợi là cộng sản thời
bình, trong một nỗ lực thắng lợi nhằm tái xây dựng công nghiệp và đặc biệt là nông nghiệp.

[sửa] Đấu tranh chống chủ nghĩa bài Do Thái

Sau cuộc cách mạng, Lenin rất chú tâm đấu tranh chống Chủ nghĩa bài Do Thái, khi ấy vẫn đang tồn tại ở nước Nga
như một di sản từ thời Sa hoàng. Trong một bài phát biểu trên radio năm 1919, Lenin nói: "Cảnh sát Nga hoàng, cùng
với những kẻ chủ đất và những tên tư bản, đã tổ chức các cuộc tàn sát người Do Thái. Những kẻ chủ đất và tư bản đã
tìm cách hướng sự căm thù của công nhân và người nông dân, những tầng lớp nghèo khổ, về phía người Do Thái. ... Chỉ
những người dốt nát nhất và những người bị áp bức mới có thể tin vào những lời nói dối và những câu báng bổ do
chúng tuyên truyền về người Do Thái. ... Người Do Thái không phải là kẻ thù của nhân dân lao động. Những kẻ thù của
công nhân là bọn tư bản trên thế giới. Trong số những người Do Thái có những người dân lao động, và họ là đa số. Họ
là những người anh em của chúng ta, giống như chúng ta, họ cũng bị bọn tư bản bóc lột; họ là những đồng chí của
chúng ta trong cuộc đấu tranh vì chủ nghĩa xã hội. ... Thật đáng hổ thẹn cho hành động hành hạ người Do Thái của bọn
Sa hoàng. Thật đáng hổ thẹn cho những kẻ gây lòng hận thù với người Do Thái, những kẻ gây sự chia rẽ giữa các quốc
gia."[16]

[sửa] Cái chết sớm

Kamenev và Lenin, 1922


Sức khỏe Lenin đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau những căng thẳng trong cuộc cách mạng và nội chiến. Vụ ám sát ông
càng làm tình trạng thêm tồi tệ. Viên đạn vẫn nằm trong cổ ông, quá gần xương sống để có thể lấy ra trong tình trạng kỹ
thuật y tế thời ấy. Tháng 5 năm 1922, Lenin bị đột quỵ lần đầu tiên. Ông bị tê liệt nửa người bên phải và dần giảm bớt
ảnh hưởng trong chính phủ. Sau vụ đột quỵ thứ hai vào tháng 12 năm ấy, ông hầu như từ bỏ các hoạt động chính trị.
Tháng 3 năm 1923, ông bị đột quỵ lần thứ ba và phải nằm liệt giường trong cả phần đời còn lại, thậm chí không thể nói
được.

Sau lần đột quỵ đầu tiên, Lenin đã đọc cho thư ký ghi lại một số tài liệu về chính phủ và vợ ông. Nổi tiếng nhất trong số
đó là bản Di chúc của Lenin, trong đó cùng với nhiều sự kiện khác ông đã chỉ trích những nhà lãnh đạo cộng sản hàng
đầu, đặc biệt là Joseph Stalin. Về Stalin, người từng là tổng thư ký Đảng cộng sản từ tháng 4 năm 1922, Lenin nói rằng
ông ta có "quyền lực vô hạn tập trung trong tay" và đề xuất rằng "các đồng chí nghĩ cách lật đổ Stalin ra khỏi vị trí ấy."
Ngay khi Lenin qua đời, vợ ông đã gửi bản Di chúc tới ủy ban trung ương, nó được đọc trước Đại hội lần thứ 13 của
Đảng cộng sản vào tháng 5 năm 1924. Tuy nhiên, vì di chúc chỉ trích tất cả những nhân vật có ảnh hưởng nhiều nhất
trong ủy bản trung ương: Zinoviev, Kamenev, Bukharin và Stalin, ủy ban đã quyết định không công bố nó ra đại chúng.
Ủy ban trung ương cho rằng di chúc là hậu quả của tình trạng tâm thần bất ổn của Lenin trong những năm cuối đời, và
vì thế, những lời phán xét cuối cùng của ông không đáng tin cậy. Việc không đếm xỉa tới những ý kiến của Lenin sau
này thường được cho là một sai lầm nghiêm trọng.

Di chúc của Lenin được Max Eastman xuất bản chính thức lần đầu tiên năm 1926 tại Hoa Kỳ.

Lenin mất ngày 21 tháng 1, 1924 ở tuổi 53. Những lời đồn thổi về việc Lenin đã bị bệnh giang mai đã dậy lên ngay sau
khi ông mất. Lý do chính thức dẫn tới cái chết của Lenin là xơ cứng động mạch não, hay cơn đột quỵ lần thứ tư. Nhưng
trong số 27 bác sĩ đã từng điều trị cho ông, chỉ có tám người ký ào bản kết luận khám nghiệm tử thi. Vì thế nhiều giả
thuyết khác về cái chết của ông đã được đặt ra. Ví dụ, một bản chẩn đoán sau khi chết do hai chuyên gia tâm thần học
và một nhà thần kinh học xuất bản gần đây tại trên Tạp chí Thần kinh Châu Âu cho rằng Lenin chết vì bệnh giang mai.

Những tài liệu được công bố sau khi Liên xô tan rã, cùng với những hồi ký của các bác sĩ từng điều trị cho Lenin cho
thấy rằng Lenin đã được điều trị bệnh giang mai ngay từ năm 1895. Các tài liệu cũng cho rằng Alexei Abrikosov, nhà
nghiên cứu bệnh học chịu trách nhiệm mổ xác, đã được ra lệnh chứng minh Lenin không phải chết vì bệnh giang mai.
Abrikosov đã không đề cập tới trong văn bản kết luận sau mổ; tuy nhiên, tổn thương mạch máu, tình trạng tê liệt và
những chứng bất lực khác mà ông chỉ ra là đặc trưng của bệnh giang mai. Khi bản báo cáo mổ xác được công bố lần thứ
hai, không một cơ quan, động mạch chính, hay những vùng não thường bị ảnh hưởng bởi giang mai nào được đề cập
tới.

Năm 1923, các bác sĩ của Lenin đã dùng Salvarsan, đây là thứ thuốc duy nhất thời ấy đặc biệt dùng điều trị giang mai,
và kali iođua (potassium iodide), cũng là thứ thuốc thường được dùng trị bệnh đó, để điều trị cho ông.

Dù có thể ông bị nhiễm giang mai, thì đa phần dân Nga thời ấy cũng mắc căn bệnh này. Tương tự, ông không hề có
thương tổn quan sát thấy ở bất cứ đâu trên thân thể tương ứng với những giai đoạn phát triển cuối của căn bệnh. Đa số
các nhà sử học vẫn đồng ý rằng có lẽ nguyên nhân thích hợp nhất dẫn tới cái chết của ông là một cơn đột quỵ do viên
đạn vẫn còn năm trong cổ ông sau vụ ám sát gây ra.

Thành phố Petrograd đã được đổi tên thành Leningrad ba ngày sau khi Lenin qua đời để vinh danh ông; cái tên này giữ
nguyên cho tới khi Liên bang xô viết sụp đổ năm 1991, khi nó lấy lại tên cũ là Sankt-Peterburg.

Thời gian đầu thập kỷ 1920 phong trào vũ trụ luận ở Nga khá sôi động và đã có ý tưởng bảo quản lạnh xác Lenin nhằm
tái sinh trong tương lai. Những phương tiện cần thiết đã được mua về từ nước ngoài, nhưng vì một số lý do kế hoạch
này không được thực hiện. Thay vào đó xác ông được ướp và đặt trong Lăng Lenin tại Mátxcơvangày 27 tháng 1, 1924.

[sửa] Sau khi chết

Lăng Lenin tại Quảng trường Đỏ, Moskva.


Thi hài Lenin được bảo quản trong Lăng Lenin ở Moskva. Vì vai trò duy nhất của Lenin trong việc tạo lập nhà nước
cộng sản đầu tiên, và dù ông đã bày tỏ ý muốn chỉ một thời gian ngắn trước khi chết rằng không nên xây dựng một đài
tưởng niệm nào dành cho mình, chế độ Xô viết đã bồi đắp sự sùng bái cá nhân ông như một vị thánh tôn giáo. Tới thập
kỷ 1980 hầu như mọi thành phố lớn ở Liên bang Xô viết đều có tượng Lenin ở quảng trường trung tâm, hoặc một phố
Lenin hay một quảng trường Lenin gần trung tâm, và thường là 20 hay nhiều hơn nữa các bức tượng nhỏ hay tượng bán
thân ông trên toàn lãnh thổ. Các nông trại hợp tác xã, các huy chương, giống lúa mì lai, và thậm chí cả tiểu hành tinh
cũng được đặt theo tên ông[cần dẫn nguồn]. Trẻ em được kể các câu chuyện về "ông Lenin" từ khi chúng còn ở nhà trẻ.

Từ khi Liên bang Xô viết tan rã, mức độ sùng bái Lenin tại các nước cộng hòa hậu Xô viết đã giảm sút đáng kể, nhưng
ông vẫn được nhiều thế hệ lớn lên trong giai đoạn Xô viết coi là một nhân vật có tầm ảnh hưởng quan trọng. [17] Đa số
các bức tượng Lenin đã bị hạ bệ ở Đông Âu, nhưng nhiều bức khác vẫn tại vị ở Nga. Thành phố Leningrad đã trở về với
cái tên nguyên thủy của mình, Sankt-Peterburg, nhưng vùng xung quanh vẫn mang tên ông. Các công dân Ulyanovsk,
nơi sinh Lenin, vẫn bác bỏ mọi ý định quay trở về cái tên cũ là Simbirsk. Việc mai táng thi hài Lenin vẫn là chủ đề gây
tranh cãi trong 16 năm qua ở nước Nga.

[sửa] Cái tên "Lenin"

"Lenin" là một trong những bí danh cách mạng của ông, và sau khi ông nắm quyền thì trở thành tên chính thức:
Vladimir Ilyich Ulyanov trở thành Vladimir Ilyich Lenin. Thỉnh thoảng ông được báo chí phương Tây gọi là "Nikolai
Lenin" [18], nhưng người dân Liên Xô không bao giờ nghe tới cái tên này.

Đã có rất nhiều giả thuyết về nguồn gốc biệt hiệu đó, và Lenin cũng chưa từng kể rõ tại sao ông lại lựa chọn nó. Bản
thân Lenin cũng đã từng viết một cuốn sách về các biệt danh hoạt động cách mạng của ông nhưng trong cuốn sách
không hề có đề cập đến bí danh Lenin-cái tên được kí nhiều nhất trong các văn kiện của ông. Đã có nhiều giả thuyết về
cái tên Lenin này. Có giả thuyết cho rằng cái tên Lenin là của một cụ già đã chết, sau khi cụ qua đời Ulyanov đã lấy cái
tên này làm bí danh cho mình. Có người cũng đã từng cho rẵng tên Lenin xuất phát từ một mối tình của Ulyanov với
một cô gái nào đó. [cần dẫn nguồn]

Có lẽ biệt hiệu này liên quan tới con sông Lena, tương tự như một nhân vật theo chủ nghĩa Marx nổi tiếng khác ở Nga,
Georgi Plekhanov, người lấy biệt hiệu là Volgin theo tên con sông Volga. Có ý kiến cho rằng Lenin lựa chọn sông Lena
vì đây là một con sông dài hơn và chảy theo hướng đối diện, nhưng trong cuộc đời mình Lenin không phản đối
Plekhanov. Tuy nhiên, chắc chắn rằng nó không liên quan tới vụ hành quyết Lena, vì biệt hiệu đó đã ra đời trước sự
kiện này.

[sửa] Sự kiểm duyệt tác phẩm của Lenin tại Liên bang xô viết

Những ghi chép của Lenin đã được kiểm duyệt kỹ lưỡng thời Xô viết sau khi ông mất. Đầu thập kỷ 1930, dưới thời
Stalin, có một giáo điều rằng Lenin và Ủy ban trung ương không bao giờ sai lầm. Vì thế, cần phải bỏ mọi bằng chứng
về những sự bất đồng giữa hai bên, bởi vì trong trường hợp đó không thể cả hai bên cùng đúng. Trotsky từng là một
người chỉ trích mạnh mẽ việc này, hành động mà ông coi là một hình thức sùng bái cá nhân bởi một người bình thường
luôn có thể và chắc chắn đã từng phạm những sai lầm. [19] Sau này, thậm chí lần xuất bản thứ năm tại Liên Xô của tác
phẩm Lenin toàn tập (xuất bản với 55 cuốn dày trong giai đoạn 1958 và 1965) cũng bỏ đi những phần trái với giáo điều
hay thể hiện những điều được cho là không tốt ở tác giả [20].

[sửa] Xem thêm

Tượng Lenin tại Oktyabrskaya, Moskva


• Leningrad
• Danh sách các tượng Lenin
• Cách mạng Nga 1917

[sửa] Những câu nói nổi tiếng

• Học, học nữa, học mãi!


• Người Cộng sản phải có một cái đầu lạnh và một trái tim hồng!
• Các thầy, cô giáo và Hồng quân đều là những thành trì của Cách mạng!
• Chúng ta không ngốc, nhưng hãy giả bộ như những thằng ngốc!
• Một nhà văn nếu như không tưởng tượng mình là thằng ngốc thì sẽ không thể miêu tả về thằng ngốc được!

[sửa] Tham khảo

1. ^ Robert Service, Lenin: A Biography, ISBN 0-330-49139-3


2. ^ Vladimir Ilyich Lenin: The Development of Capitalism in Russia
3. ^ Vladimir Ilyich Lenin: What Is To Be Done?
4. ^ Cách mạng Nga 1899-1919, trang 789-795
5. ^ V. I. Lenin: Lessons of the Commune
6. ^ Vladimir Ilyich Lenin: The Tasks of the Proletariat in the Present Revolution
7. ^ Christopher Read, Từ Sa hoàng tới Sô viết, trang 151–153
8. ^ Leon Trotsky: The History of the Russian Revolution
9. ^ Lenin: The State and Revolution
10. ^ a b V. I. Lenin: The Constituent Assembly Elections and The Dictatorship of the Proletariat
11. ^ Lenin and the First Communist Revolutions, IV
12. ^ V. I. Lenin: Third All-Russia Congress Of Soviets Of Workers’, Soldiers’ And Peasants’ Deputies
13. ^ Stephane Courtois, et. al, "The Black Book of Communism", Harvard University Press. 1999. ISBN
0674076087
14. ^ BBC
15. ^ V.I. Lenin: The Revolutionary Proletariat and the Right of Nations to Self-Determination
16. ^ V. I. Lenin: Anti-Jewish Pogroms
17. ^ Flight From Freedom: What Russians Think and Want
18. ^ Soviets in Action
19. ^ Leon Trotsky: The History of the Russian Revolution
20. ^ Censored by His Own Regime

[sửa] Đọc thêm

• Leon Trotsky, Lenin


• Robert Service, Lenin: A Biography
• Revolution at the Gates: A Selection of Writings from February to October 1917 by V. I. Lenin, Slavoj Zizek
(Editor), Verso Books, ISBN 1859846610
• Louis Fischer, The Life of Lenin, ISBN B00005W8VC (This is an Amazon.com number; many other options
are available through ABE)
• Leszek Kolakowski, Main Currents of Marxism
• John Gooding, Socialism In Russia: Lenin and His Legacy, 1890–1991
• Anton Pannekoek, Lenin as Philosopher
• Dmitri Volkogonov, Lenin: A New Biography
• Robert Tucker, "The Lenin Anthology"
• Lenin Internet Archive Biography includes interviews with Lenin and essays on the leader

[sửa] Liên kết ngoài

Wikiquote sưu tập danh ngôn về:


Vladimir Ilyich Lenin

Wikisource có văn bản nguồn gốc Anh ngữ của:


Vladimir Ilyich Lenin

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và tài liệu về:


Vladimir Ilyich Lenin
Tiếng Việt

• Tài liệu về bảo vệ thi hài và lăng Lenin công bố nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh của ông

Tiếng Anh

• Marxists.org Lenin Internet Archive — Extensive compendium of writings, a biography, and many
photographs
• Article on Lenin written by Trotsky for the Encyclopedia Britannica
• Reminiscences of Lenin by N. K. Krupskaya
• Impressions of Soviet Russia, by John Dewey
• Information on Lenin's Grave
• The Lenin Museum in Tampere, Finland
• The Unknown Lenin: From the Secret Archives
• Lenin and the First Communist Revolutions
• V.I.Lenin.info: voting about carrying out of a body of Lenin from the Mausoleum. (Russian) (Red - against,
Dark blue - for, Grey - I abstain)

[sửa] Những tác phẩm lựa chọn

• The Development of Capitalism in Russia


Abraham Lincoln
• What Is To Be Done?
• One Step Forward, Two Steps Back
• Two Tactics of Social-Democracy in the
Democratic Revolution
• Materialism and Empirio-Criticism
• The Right of Nations to Self-Determination
• Imperialism, the Highest Stage of Capitalism
• The State and Revolution
• The Proletarian Revolution and the Renegade
Kautsky
• Left-Wing Communism: An Infantile Disorder
• Lenin's Testament
• Lenin's last letter to Stalin

Thứ tự Tổng thống Hoa Kỳ thứ 16

4 tháng 3 năm 1861 – 15 tháng 4 năm


Nhiệm kỳ
1865
Abraham Lincoln
Tiền nhiệm James Buchanan
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Kế nhiệm Andrew Johnson
Bước tới: menu, tìm kiếm
Abraham Lincoln (12 tháng 2 năm 1809 – 15 tháng 4 năm Ngày sinh: 12 tháng 2 năm 1809
1865), (còn được bết dến với tên Abe Lincoln, tên hiệu
Honest Abe, Rail Splitter, Người giải phóng vĩ đại) là Nơi sinh Hardin, Kentucky
Tổng thống Hoa Kỳ thứ 16, người đã dẫn dắt nước Mỹ qua
cuộc khủng hoảng lớn nhất, cuộc Nội chiến Hoa Kỳ, và Ngày mất 15 tháng 4 năm 1865 (56 tuổi)
người chấm dứt chế độ nô lệ tại quốc gia này. Trước khi trở
thành tổng thống, Lincoln từng là một luật sư, một thành Nơi mất Washington, D.C.
viên của Viện Dân biểu Hoa Kỳ, và một ứng cử viên không
thành công vào Thượng viện Hoa Kỳ. Là một người phản Phu nhân Mary Todd Lincoln
đối kịch liệt sự mở rộng của chế độ nô lệ ở Hoa Kỳ,
Đảng Cộng hoà

Chữ ký
Lincoln đã giành được vị trí ứng viên tổng thống Đảng Cộng Hòa năm 1860 và sau đó được bầu làm tổng thống vào
năm đó. Suốt nhiệm kì của mình, ông đã bảo toàn được Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ khi đánh bại những nhân vật li khai
trong Nội chiến Hoa Kỳ. Ông ta đã đưa ra nhiều biện pháp, kết thúc bằng vệc bãi bỏ chế độ nô lệ, đưa ra bản Tuyên
ngôn Giải phóng Nô lệ năm 1863 và dẫn tới sự thông qua Tu chính án Hiến pháp Hoa Kỳ thứ 13.

Lincoln đã giám sát rất chặt cuộc chiến, đặc biệt trong việc lựa chọn các tướng lĩnh đứng đầu, bao gồm Ulysses S.
Grant. Các sử gia đã kết luận rằng Lincoln đã rất khéo léo giải quyết các chia rẽ trong Đảng Cộng Hòa, đưa lãnh đạo
của từng phe phái và nội các và bắt họ phải hợp tác. Lincoln cũng đã giúp Hoa Kỳ tránh khỏi cuộc chiến với Vương
quốc Liên hiệp Anh và Ireland vào năm 1861.

Phe phản chiến chỉ trích ông vì từ chối nhượng bộ trong vấn đề nô lệ. Ngược lại, Những Người Cộng hòa Cấp tiến, phe
giải phóng nô lệ trong Đảng Cộng hòa, chỉ trích ông vì đã tiến hành giải phóng nô lệ quá chậm. Dù gặp những trở ngại
này, ông thường lôi kéo được ý kiến quần chúng nhờ những bài phát biểu thuyết phục của mình; mà Diễn văn
Gettysburg là một ví dụ. Kết thúc cuộc chiến, Lincoln đã có quan điểm rất ôn hòa về tái thiết, tìm kiếm sự tái đoàn kết
quốc gia thông qua một chính sách tái hòa hợp độ lượng. Vụ ám sát ông năm 1865 là vụ ám sát tổng thống Hoa Kỳ đầu
tiên, làm ông trở thành một chiến sĩ tử vì đạo vì lý tưởng thống nhất quốc gia.

Mục lục [sửa] Tóm tắt tiểu sử

[ẩn] [ẩn] Lincoln thuộc mẫu người tự lập. Tự học, ông trở thành một luật sư
hàng đầu tại Illinois. Ông là lãnh đạo Đảng Whig (và đã đại diện cho
• 1 Tóm tắt tiểu sử
Đảng tại Hạ viện trong một nhiệm kỳ). Khi vấn đề về chế độ nô lệ xảy
• 2 Lincoln trước năm 1854 ra năm 1854, ông góp phần tạo dựng Đảng Cộng hòa mới và trở thành
o 2.1 Khởi nghiệp lãnh đạo tại Illinois. Lincoln phản đối lao động nô lệ và kiên quyết
khước từ mở rộng chế độ nô lệ ra thêm trong liên bang. Những cuộc
• 3 Gia đình
tranh luận của ông với lãnh đạo Đảng Dân chủ Stephen Douglas năm
• 4 Làm chính trị tại Illinois 1858 khiến ông được cả nước biết tới, và với tư cách ứng cử viên ôn
• 5 Nhiệm kỳ tổng thống (1861 - 1865) hòa miền tây ông đã chiến thắng trong cuộc chạy đua vào chân ứng cử
viên tổng thống năm 1860. Chiến thắng của ông trong cuộc Bầu cử
• 6 Ám sát
tổng thống Hoa Kỳ, 1860 là giọt nước làm tràn ly đối với phương
Nam, nơi bảy bang quyết định ly khai, thành lập lên Liên hiệp các
• 7 Tham khảo bang miền Nam, và chiếm quyền kiểm soát các pháo đài cũng như tài
sản khác của Hoa Kỳ bên trong biên giới của họ, tạo bước khởi đầu dẫn tới cuộc Nội chiến Mỹ.

Lincoln thường được ca tụng vì tài năng lãnh đạo của ông trong cuộc chiến; những lời phát biểu với dân chúng, nổi
tiếng nhất là Diễn văn Gettysburg, đã định nghĩa những vấn đề chiến tranh và giúp tái xác định hình ảnh của chính nước
Mỹ. Ông đã chứng minh khả năng khi thay thế các tướng lĩnh kém tài bằng những người giỏi giang hơn, và cuối cùng
đã tìm ra vị tướng đích thực Ulysses S. Grant. Khi lãnh đạo Đảng Cộng hòa, ông giữ mọi bè phái liên hiệp với nhau và
tìm kiếm những sự ủng hộ mới từ War Democrats, thậm chí khi những kẻ thù chính trị ghê gớm nhất của ông gọi ông là
độc tài tàn nhẫn. Lincoln phải đàm phán giữa những lãnh đạo phe Cấp tiến phe Ôn hòa Cộng hoà, những người thường
bất đồng quan điểm về các vấn đề nô lệ. Ông đích thân chỉ huy các hoạt động chiến tranh, hợp tác chặt chẽ trong giai
đoạn (1864-65) với Tướng Grant, người đã buộc lực lượng quân đội chính của tướng Robert E. Lee chấp nhận đầu hàng
vào tháng 4 năm 1865.

Khả năng lãnh đạo của ông được minh chứng rõ rệt khi ông giải quyết khôn khéo vấn đề biên giới các bang nô lệ khi
cuộc chiến mới bùng phát, khi đánh bại một nỗ lực vận động nghị viện nhằm tái tổ chức lại chính phủ của ông năm
1862, khi những lời tuyên bố, những bài viết của ông giúp tập hợp và truyền cảm hứng cho dân chúng miền Bắc, khi
ông góp phần làm giảm những nỗi đau thời hậu chiến trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 1864. Những kẻ thù
chính trị chỉ trích ông đã vi phạm Hiến pháp, vượt quá quyền lực hành pháp, từ chối thỏa hiệp về vấn đề nô lệ, tuyên bố
thiết quân luật, đình chỉ lệnh đình quyền giam giữ, ra lệnh bắt giữ 18.000 người đối lập gồm cả các quan chức đảng
cộng hòa và các nhà xuất bản, giết hại hàng trăm nghìn binh sĩ trẻ trong cuộc chiến. Phe Cấp tiến Cộng hoà chỉ trích
ông hành động quá chậm chạp khi xóa bỏ chế độ nô lệ, và không đủ cứng rắn đối với những người miền Nam đã đầu
hàng.

Lincoln nổi tiếng nhất với vai trò gìn giữ Hợp chủng quốc và chấm dứt chế độ nô lệ tại Hoa Kỳ với bản Tuyên ngôn
Giải phóng và việc Sửa đổi thứ mười ba Hiến pháp Hoa Kỳ.

Các nhà sử học đã có ý kiến rằng Lincoln có tầm ảnh hưởng lâu dài trên chính trị và các định chế xã hội Hoa Kỳ, đặc
biệt đã đặt ra tiền lệ cho việc tập trung hóa quyền lực ở mức độ cao hơn vào tay chính phủ liên bang và giảm bớt quyền
lực các cá nhân bên trong chính phủ liên bang.

Lincoln hầu như dồn mọi chú ý của mình vào các vấn đề chính trị và quân sự, nhưng nhờ sự ủng hộ mạnh mẽ của ông,
chính phủ đá thành lập ra hệ thống các ngân hàng quốc gia với Đạo luật Ngân hàng Quốc gia như ngày nay. Chính phủ
của ông cũng đã tăng thuế để tăng nguồn thu, đặt ra luật thuế thu nhập đầu tiên, phát hành hàng trăm triệu dollar khế
ước và những đồng tiền giấy đầu tiên, khuyến khích người nhập cư từ Châu Âu, khởi động dự án đường sắt liên lục địa,
lập ra Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, Bộ nông nghiệp, khuyến khích quyền sở hữu trang trại với Đạo luật ấp trại năm 1862,
và lập ra hệ thống các trường đại học hiện đại với Đạo luật các trường Đại học Morrill Land-Grant. Trong thời gian
chiến tranh, bộ Ngân khố của chính phủ đã quản lý rất hiệu quả mọi hoạt động mua bán bông tại những vùng miền Nam
chiếm đóng —công việc quản lý kinh tế hiệu quả nhất của liên bang. Vùng li khai West Virginia và vùng Nevada không
dân chúng được chấp nhận thành các bang mới của quốc gia làm nhằm tăng đa số Cộng hòa bên trong Thượng viện Hoa
Kỳ.

Lincoln luôn được xếp hạng là một trong số những tổng thống kiệt xuất của Hoa Kỳ. Tầm quan trọng của ông xuất phát
từ vai trò trong việc xác định các vấn đề to lớn, tổ chức và giành chiến thắng trong cuộc nội chiến, tiêu diệt chế độ nô
lệ, tái định nghĩa quốc gia. Việc ông bị ám sát khiến ông trở thành một người tử vì đạo trong trái tim với hàng triệu
người Mỹ.

[sửa] Lincoln trước năm 1854

Abraham Lincoln sinh ngày 12 tháng 2, 1809, cùng ngày sinh với Charles Darwin. Lincoln sinh ra trong một căn nhà gỗ
một phòng nhỏ tại Trang trại Sinking Spring rộng 348 acre (1.4 km²) ở phía đông nam Quận Hardin, Kentucky, khi ấy
còn bị coi là biên giới (nay là một phần của Quận LaRue, ở Nolin Creek, cách Hodgenville 3 dặm (5km) và là con của
Thomas Lincoln cùng Nancy Hanks. Lincoln được đặt theo tên người ông đã mất, ông của Lincoln đã bị lột da đầu năm
1786 trong một cuộc tấn công của người da đỏ. Ông không có tên đệm. Cha mẹ Lincoln là những người nông dân thất
học và mù chữ. Khi Lincoln đã trở nên nổi tiếng, những nhà báo và những người viết truyện đã thổi phồng sự nghèo
khổ và tối tăm của ông khi ra đời. Tuy nhiên, Thomas Lincoln là một công dân khá có ảnh hưởng ở vùng nông thôn
Kentucky. Ông đã mua lại Trang trại Sinking Spring vào tháng 12 năm 1808 với giá $200 tiền mặt và một khoản nợ.
Trang trại này hiện được bảo tồn như một phần của Địa điểm di tích lịch sử quốc gia nơi sinh Abraham Lincoln. Cha
mẹ ông theo một phái nhà thờ Baptisti, vốn đã bị trục xuất khỏi nhà thờ lớn hơn vì họ đã từ chối ủng hộ chế độ nô lệ.
Từ khi còn rất nhỏ, Lincoln đã thể hiện tình cảm chống chế độ nô lệ. Tuy nhiên, ông không theo tôn giáo của cha mẹ,
hay bất kỳ một tôn giáo nào khác, lúc nhỏ ông thường chế giễu tôn giáo.

Ba năm sau khi mua trang trại, một người chủ đất trước đó đưa hồ sơ ra trước Toà án Hardin Circuit buộc gia đình
Lincoln phải chuyển đi. Thomas theo đuổi vụ kiện cho tới khi ông bị xử thua năm 1815. Những chi phí kiện tụng khiến
gia cảnh càng khó khăn thêm. Năm 1811, họ thuê được 30 acres (0.1 km²) trong trang trại Knob Creek rộng 230 acre
(0.9 km²) cách đó vài dặm, nơi họ sẽ chuyển tới sống sau này. Nằm trong lưu vực Sông Rolling Fork, đó là một trong
những nơi có đất canh tác tốt nhất vùng. Khi ấy, cha Lincoln là một thành viên được kính trọng trong cộng đồng và là
một nông dân cũng như thợ mộc tài giỏi. Hồi ức sớm nhất của Lincoln bắt đầu có ở trang trại này. Năm 1815, một
nguyên đơn khác tìm cách buộc gia đình Lincoln phải rời trang trại Knob Creek. Nản chí trước sự kiện tụng cũng như
không được các toà án ở Kentucky bảo vệ, Thomas quyết định đi tới Indiana, nơi đã được chính phủ liên bang khảo sát,
nên quyền sở hữu đất đai cũng được bảo đảm hơn. Có lẽ những giai đoạn tuổi thơ ấy đã thúc đẩy Abraham theo học trác
địa và trở thành một luật sư.

Năm 1816, khi Lincoln lên bảy, ông và cha tới Quận Spencer, Indiana; ông lý giải hành động này "một phần vì quan
điểm với vấn đề nô lệ" và một phần vì những khó khăn kinh tế ở Kentucky. Năm 1818, mẹ Lincoln qua đời vì "milk
sickness" ở tuổi ba tư, khi ông mới chín tuổi. Một thời gian ngắn sau đó, cha Lincoln cưới Sarah Bush Johnston. Sarah
Lincoln đã dạy dỗ chú bé Lincoln như con mình. Nhiều năm sau này bà đã so sánh Lincoln với những người con riêng
của mình và nói "Cả hai đều là những đứa trẻ ngoan, nhưng tôi phải nói rằng – vì cả hai đứa đều đã chết, nên Abe là
đứa trẻ tuyệt nhất tôi từng thấy và hi vọng được thấy." (Lincoln, by David Herbert Donald, 1995)

Năm 1830, sau những khó khăn kinh tế và tranh chấp đất đai ở Indiana, gia đình họ định cư trên một khu đất của chính
phủ do cha Lincoln lựa chọn tại Quận Macon, Illinois. Mùa đông năm sau đặc biệt khắc nghiệt, và gia đình họ hầu như
sắp phải quay trở lại Indiana. Khi cha ông tái định cư gia đình ở một khu đất gần đó vào năm sau, Lincoln khi ấy đã 22
tuổi quyết định khám phá một mình, đi canô dọc Sông Sangamon tới Quận Sangamon, Illinois, ở làng New Salem. Cuối
năm ấy, được một thương gia ở New Salem là Denton Offutt thuê, cùng vài người bạn ông mang hàng hoá từ New
Salem đến New Orleans bằng bè trên các con sông Sangamon, Illinois và Mississippi. Trong khi ở New Orleans, có lẽ
ông đã chứng kiến một phiên bán đấu giá nô lệ để lại những ấn tượng không thể gột sạch trong tâm trí trong cả cuộc đời
còn lại. Dù trên thực tế ông có chứng kiến một phiên đấu giá nô lệ vào thời điểm ấy hay không, cuộc sống ở vùng nông
thôn với sự hiện diện của nhiều nô lệ có lẽ cũng mang lại cho ông nhiều ví dụ tàn ác tương tự diễn ra hàng ngày.

Thời gian theo học thực sự của ông có lẽ chỉ kéo dài 18 tháng do các giáo viên không chuyên nghiệp dạy. Trên thực tế
ông là người tự học, đọc mọi cuốn sách có thể mượn được. Ông thông thạo Kinh thánh, các tác phẩm của William
Shakespeare, lịch sử Anh và lịch sử Mỹ, và học được phong cách trình bày giản dị trước thính giả. Ông không thích câu
cá và săn bắn vì không muốn giết hại bất cứ một con vật nào kể cả để làm thực phẩm dù ông rất cao và khoẻ, ông dành
nhiều thời gian đọc sách tới nỗi những người hàng xóm cho rằng ông cố tình làm vậy để tránh phải làm việc chân tay
nặng nhọc. Ông giỏi dùng rìu (vì thế có tên hiệu "người xẻ gỗ"), ông cũng là một đô vật cừ.
Abraham Lincoln thời trẻ
[sửa] Khởi nghiệp

Lincoln bắt đầu nghề nghiệp chính trị năm 1832 khi 23 khi chạy đua vào Quốc
hội bang Illinois với tư cách thành viên Đảng Whig. Cương lĩnh tranh cử của
ông là tiến hành những cải cách đường thuỷ trên Sông Sangamon với hy vọng
thu hút vận tải bằng tàu hơi nước trên sông, điều này cho phép những vùng
nghèo khó, dân cư thưa thớt dọc hai bên bờ sông phát triển thịnh vượng. Ông
giữ chức đại uý trong một đại đội dân quân Illinois được thành lập ở New Salem
trong Chiến tranh Black Hawk, dù ông chưa bao giờ tham chiến. Sau khi trúng
cử ông đã viết thư cho những người bạn nói rằng ông chưa từng có "bất kỳ
thành công nào đáng hài lòng như vậy trong cuộc sống."

Ông điều hành một cửa hiệu nhỏ trong một thời gian ngắn ở New Salem,
Illinois. Sau khi đọc xong tập hai bộ sách bốn tập Bình luận luật pháp Anh của Ngài William Blackstone, ông đã tự học
luật và được nhận vào Hội luật gia bang Illinois năm 1837. Cùng năm ấy, ông rời tới Springfield, Illinois, và bắt đầu
làm nghề luật với Stephen T. Logan. Ông trở thành một trong những luật sư thành công và được kính trọng nhất ở
Illinois với con đường sự nghiệp ngày càng rộng mở. Lincoln tham gia bốn nhiệm kỳ liên tục trong Hạ viện Illinois, với
tư cách đại diện Đảng Whig thuộc Quận Sangamon, bắt đầu từ năm 1834. Ông trở thành một lãnh đạo Đảng Whig trong
cơ quan lập pháp. Năm 1837, lần đầu tiên ông đứng ra chống lại chế độ nô lệ tại Quốc hội Illinois, cho rằng chế độ này
đã “được lập lên một cách bất công và là một chính sách tồi”. [1]

Năm 1837 Lincoln gặp người bạn thân nhất của mình Joshua Fry Speed, họ cùng sống với nhau trong bốn năm. "...rất
khó để nói rằng ông là người bạn thân duy nhất — bởi vì rõ ràng ông là người bạn cuối cùng — Lincoln từng
có."(Nicolay và Hay) Khi Speed cưới vợ tháng 2 năm 1842, từ Springfield Lincoln đã viết: "Hiện tại, tôi cảm thấy ghen
tị với cả hai người, các bạn sẽ dành hết sự quan tâm cho nhau, tới mức chẳng còn chút nào dành cho tôi nữa."(Tuyển
chọn các bài viết của Lincoln, Basler(ed))

Năm 1842, Lincoln viết một loạt các bức thư vô danh được đăng trên tờ Sangamo Journal, chế giễu nhân vật danh tiếng
của Đảng Dân chủ và là Kiểm toán viên nhà nước James Shields. Khi Shields khám phá ra chính Lincoln là tác giả của
những bức thư đó, ông đã thách đấu với Lincoln. Bởi vì Shields là người thách đấu, Lincoln được lựa chọn vũ khí và
ông đã chọn loại "Kiếm kỵ binh cỡ lớn nhất." Lincoln cao, tay dài hơn nên có ưu thế rõ rệt; cuộc thách đấu đã bị hủy bỏ
vào giây phút cuối cùng. [2]

Năm 1841, Lincoln hành nghề luật cùng William Herndon, một người bạn trong Đảng Whig. Năm 1856, hai người
tham gia Đảng Cộng hoà. Sau khi Lincoln chết, Herndon bắt đầu sưu tập các câu chuyện về Lincoln từ những người
từng biết ông ở Illinois, và xuất bản chúng trong cuốn Lincoln của Herndon.

[sửa] Gia đình

Ngày 4 tháng 11, 1842, khi 33 tuổi, Lincoln cưới Mary Todd. Họ có bốn người con.

• Robert Todd Lincoln (1 tháng 8, 1843 - 26 tháng 7, 1926): sinh tại Springfield, Illinois, mất tại Manchester,
Vermont.
• Edward Baker Lincoln (10 tháng 3, 1846 - 1 tháng 2, 1850): sinh và mất tại Springfield.
• William Wallace Lincoln (21 tháng 12, 1850 - 20 tháng 2, 1862): sinh tại Springfield và mất tại Washington,
D.C.
• Thomas "Tad" Lincoln (4 tháng 4, 1853 - 16 tháng 7, 1871): sinh tại Springfield và mất tại Chicago.

Chỉ Robert sống được tới tuổi trưởng thành. Robert có ba con và ba cháu. Không
một ai trong số cháu của ông có con, vì thế dòng dõi Lincoln chấm dứt khi Robert
Beckwith (cháu trai của Lincoln) chết ngày 24 tháng 12, 1985. [3]

[sửa] Làm chính trị tại Illinois

Lincoln những năm 1840


Hình ảnh của Lincoln trên đồng 5 dollar Hoa Kỳ.
Năm 1846, Lincoln trúng cử một nhiệm kỳ Hạ viện Mỹ. Là một đảng viên trung thành của Đảng Whig, Lincoln thường
coi lãnh đạo đảng Henry Clay là thần tượng chính trị của mình. Vì là thành viên lần đầu vào Hạ viện, Lincoln không có
nhiều quyền lực hay ưởng hưởng tại đó. Ông đã lên tiếng chống lại cuộc chiến tranh với Mexico, mà ông coi là tham
vọng giành "vinh quang quân sự - cây cầu vồng đẹp đẽ đó, xuất hiện sau những cơn mưa máu" của Tổng thống Polk.
Bên cạnh cách nói hùng biện đó, ông cũng trực tiếp phản đối tuyên bố biên giới Texas của Polk. [1]

Lincoln là một trong 82 thành viên Đảng Whig đánh bại 81 thành viên Dân chủ trong một cuộc bầu cử thủ tục tháng 1
năm 1848 về việc sửa đổi nhằm gửi ngược lại một nghị quyết thông thường cho ủy ban với những hướng dẫn để ủy ban
thêm vào câu sau "...một cuộc chiến tranh không cần thiết và phi hiến đã bắt đầu bởi Tổng thống Hoa Kỳ". Việc sửa đổi
được thông qua, nhưng dự luật không bao giờ được ủy ban tái đề xuất và từ đó cũng không bao giờ được bỏ phiếu thông
qua lần cuối. [2].

Lincoln đã mất một phần uy tín sau bài phát biểu quá khích trước Hạ viện. Ông tuyên bố, "Chúa trời đã quên không bảo
vệ những kẻ yếu ớt và vô tội, và đã cho phép những băng đảng giết người cũng những tên quỷ sứ từ địa ngục giết hại
đàn ông, phụ nữ và trẻ em, đưa rác rưởi và sự cướp bóc tới miền đất của sự công bằng". Chỉ hai tuần sau, Polk đã gửi
một hiệp ước hòa bình tới Hạ viện. Không ai ở Washington có bất kỳ chú ý nào tới Lincoln, nhưng những thành viên
Dân chủ đã tổ chức một cuộc phản đối tại quê hưởng ông, nơi chiến tranh được ủng hộ và nhiều người dân tình nguyện
ra trận. Tại Hạt Morgan, các nghị quyết được thông qua theo chiều hướng ủng hộ chiến tranh và sự lên án đầy thịnh nộ
trước "những cuộc tấn công phản nghịch của những tên du kích trong nước; những đảng mị dân;" những kẻ vu khống
Tổng thống, những kẻ bảo vệ sự giết chóc tại Alamo, những kẻ phỉ báng tinh thần anh dũng tại San Jacinto. Đối tác
pháp luật của Lincoln là William Herndon đã cảnh báo ông rằng sự chống đối đang tăng lên và uy tín của ông đang
giảm sút không thể cứu chữa; chính Lincoln cũng thất vọng, và ông đã quyết định không ra tái tranh cử. Trong cuộc bầu
cử mùa thu năm 1848 ông đã cổ vũ mạnh mẽ cho Zachary Taylor, vị tướng thành công nhưng từng bị ông tố cáo những
hành động tàn ác trong tháng 1. Những cuộc tấn công của Lincoln về phía Polk sẽ lại quay trở lại trong cuộc Nội Chiến.
[Beveridge 1: 428-33] Nội các đang được thành lập của Taylor trao cho Lincoln chức Thống đốc Lãnh thổ Oregon xa
xôi. Chấp nhận điều này đồng nghĩa với việc chấm dứt công việc của ông tại bang Illinois đang phát triển nhanh chóng,
vì thế ông đã từ chối. Lincoln quay trở lại Springfield, ông ngừng các hoạt động chính trị và quay sang kiếm sống với
nghề luật sư, nghề này mang lại cho ông nhiều chuyến đi dài trên lưng ngựa từ hạt này sang hạt khác.

[sửa] Nhiệm kỳ tổng thống (1861 - 1865)

[sửa] Ám sát

Ngày 14 tháng 4 năm 1865, Lincoln bị John Wilkes Booth ám sát tại Ford's Theatre,
Washington, D.C.. Ông đã qua đời vào ngày hôm sau và trở thành vị tổng thống
Hoa Kỳ đầu tiên bị sát hại.
Trước: Ứng cử viên tổng thống Đảng Cộng hòa Hoa Kỳ Sau:
John Frémont 1860 (thắng cử), 1864 (thắng cử) Ulysses Grant

Trước: Tổng thống Hoa Kỳ Sau:


James Buchanan 4 tháng 3, 1861 – 15 tháng 4, 1865 Andrew Johnson

[ẩn][ẩn]
x•t•s
Tổng thống Hoa Kỳ

George Washington · John Adams · Thomas Jefferson · James Madison · James Monroe · John Quincy Adams ·
Andrew Jackson · Martin Van Buren · William Henry Harrison · John Tyler · James K. Polk · Zachary Taylor ·
Millard Fillmore · Franklin Pierce · James Buchanan · Abraham Lincoln · Andrew Johnson · Ulysses S. Grant ·
Rutherford B. Hayes · James A. Garfield · Chester A. Arthur · Grover Cleveland · Benjamin Harrison · Grover
Cleveland · William McKinley · Theodore Roosevelt · William Howard Taft · Woodrow Wilson · Warren G.
Harding · Calvin Coolidge · Herbert Hoover · Franklin D. Roosevelt · Harry S. Truman · Dwight D. Eisenhower ·
John F. Kennedy · Lyndon B. Johnson · Richard Nixon · Gerald Ford · Jimmy Carter · Ronald Reagan · George H.
W. Bush · Bill Clinton · George W. Bush · Barack Obama

You might also like