You are on page 1of 11

http://www.tuoitre.com.

vn/
Thứ Tư, 02/11/2005, 16:22 (GMT+7)Thứ Tư, 02/11/2005, 16:22
(GMT+7)

Bệnh lang beng

TTO - Năm nay cháu 20 tuổi, cao 1m72 nặng 72kg, sức khỏe rất tốt. Cháu có ước muốn được đi học
bơi và học làm sĩ quan quân đội, nhưng đã hơn 4 năm nay cháu bị bệnh lang beng dạng rộng vùng lưng
và ngực, bụng, có rất nhiều chấm trắng rộng cỡ 2cm, đi khám sức khỏe các bác sĩ đều bảo đó là lang
beng.

Cháu uống thuốc gần cả triệu đồng, xức nhiều loại thuốc kể cả lưu huỳnh pha giấm nhưng cũng không
bớt, cháu rất ít khi bị ngứa. Cháu lo sợ mình bị lang beng mãn tính quá, nếu như vậy làm sao cháu đi
làm được. Bác sĩ cho cháu hỏi khám và điều trị bệnh này có đắt không? Có hết hẳn không? Thuốc y
học cổ truyền có trị được lang beng không ạ? Cảm ơn bác sĩ! (Tran Minh Thuan, nguoibaove...
@yahoo.com)

- BS Nguyễn Đình Sang (Chuyên khoa bác sĩ gia đình, Trung tâm Y tế quận 1): Lang ben là 1
bệnh ngoài da do 1 loại vi nấm gây ra. Đây là loại nấm men ưa mỡ thường trú ở chất sừng của da và
nang lông của người trưởng thành. Khả năng lây nhiễm của lang ben không cao, bệnh thường mãn tính
và hay tái phát.

Các yếu tố thuận lợi để bệnh lang ben phát triển là:

- Dùng thuốc corticoid lâu ngày như: Dexamethasone, Presnison…

- Bề mặt da tăng độ ẩm.

- Da tiết chất bã nhờn nhiều.

Triệu chứng:

Bề mặt da nổi những vết màu hồng, nâu, đen hoặc những vết giảm sắc tố (như trường hợp của em là
giảm sắc tố). Vị trí thường bị là vùng ngực, lưng, mặt, cánh tay, vùng kẽ.

Trên bề mặt của tổn thương có vẩy nhẹ, cạo bằng cây nạo vẩy rơi ra như dăm bào.

Lúc bình thường lang ben không gây ngứa hoặc ngứa rất ít, nhưng khi ra nắng hoặc khi làm việc đổ mồ
hôi nhiều thì bị ngứa giống như kim châm.

Chiếu dưới ánh sáng của tia cực tím nơi bị nhiễm nấm sẽ phát huỳnh quang màu xanh lá cây.

Điều trị:

- Trong bệnh cấp tính, tắm bằng dung dịch Selenium sulfite (selsun blue) 2,5% trong 10 -20 phút/ngày
và tắm trong 7 ngày.

- Trong phòng ngừa thì tắm bằng dung dịch trên 1% trong 5 phút/ngày trong mùa nóng ẩm.

- Bôi thuốc kháng nấm như Nizoral creame, Antimycose… lên chỗ lang ben và bôi rộng lên cả những
thương tổn mà mắt chưa nhìn thấy. Bôi tiếp 1 tuần sau khi những thương tổn biến mất.
- Thuốc uống:

+ Ketoconazole ( Nizoral ) 200mg 1viên/ngày, uống trong 10 ngày hoặc 400mg liều duy nhất và lập lại
sau 1 tuần.

+ Hoặc Itraconazole ( Sporal ) 100mg, uống 2viên/lần/ngày, uống trong 7 ngày.

Em nên hoạt động để tiết mồ hôi 1 giờ sau khi uống thuốc vì thuốc được bài tiết qua mồ hôi. Do đó
không nên tắm khi thuốc được bài tiết qua mồ hôi.

Dự phòng:

- Bôi dự phòng mỗi tháng vài ngày, giặt, nấu và ủi quần áo để diệt nấm.

- Tránh để da bị nhờn và ẩm ướt thường xuyên.

* Về chữa lang ben bằng thuốc nam em có thể dùng:

- Lá muồng trầu giã nát xát vào nơi bị lang ben (xát rộng ra nơi không nhìn được bằng mắt thường), có
thể cho thêm vào ít muối và nước cốt chanh).

- Hoặc rau răm nguyên cây giã nát, cho thêm rượu vào bôi rộng lên chỗ lang ben.

Bạn có những thắc mắc về sức khỏe của mình mà không biết hỏi ai. Bạn cần được tư vấn cho những
thắc mắc về sức khỏe của mình, của người thân... Phòng mạch Online của Tuổi Trẻ Online sẽ giúp bạn
giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe xin gửi về địa chỉ email:
tto@tuoitre.com.vn

(Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, xin bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ unicode). Xin
chân thành cảm ơn!)
Copyright@2007 Tuổi Trẻ Powered By Moore Corp.

http://ycao.vn/index.php
BỆNH LANG BEN
08.11.2008 00:34
Lang ben là một bệnh da do vi nấm rất thường gặp nhất là ở những nước vùng nhiệt đới. Đó là một tình
trạng nhiễm nấm mạn tính và hay tái phát. Bệnh khu trú ở lớp sừng của thượng bì, biểu hiện bỡi những
dát tăng hoặc giảm sắc tố thường ở mặt và thân mình. Bệnh do một loại vi nấm có tên là Malassezia
furfur hay còn có tên khác là Pityrosporum orbiculare. Tầng suất mắc bệnh tùy theo vùng và nghề
nghiệp. Ơ vùng ôn đới là 2%, vùng nhiệt đới là 50%. Người làm việc nặng nhọc, trong môi trường
nóng bức và ẩm thấp làm ra mồ hôi nhiều cũng dễ bị mắc bệnh. Tuổi mắc bệnh: thường ở người trẻ
thanh thiếu niên và trung niên, rất hiếm khi ở người già từ 50-60 tuổi.
Lịch sử: Lang ben lần đầu tiên được Eichstedt mô tả và công nhận như là một bệnh nấm ngoài da vào năm
1846. Trong vài năm bệnh được xem là có nguồn gốc do nấm sợi tơ (dermatophyte), nhưng Baillon thì cho rằng
bệnh có nguồn gốc nấm men nên đặt tên là Malassezia vào năm 1889 để phân biệt nấm nầy với các loài nấm sợi
tơ Mycosprorum. Sau nhiều năm cố công phân lập cuối cùng vào năm 1951 Gordon mới đặt tên là M. furfur và
sau đó đổi tên là Pityrosporum orbiculare và một số tên khác cũng đồng nghĩa như P. ovale, M. ovalis.
Nguyên nhân và bệnh sinh. P. orbiculare là một loại nấm nhị dạng, và ái lipid. Nó chỉ phát triển trong môi
trường có thêm vào acid béo. Có nhiều yếu tố thuận lợi cho nấm phát triển và gây bệnh như khi môi trường ẩm
thấp, nóng bức, bẩm chất di truyền của từng cá nhân, thay đổi nội tiết như bệnh Cushing, suy giảm miển dịch,
suy dinh dưỡng v.v… thì đa số P. orbiculare từ dạng nấm men hoại sinh thành dạng sợi tơ và gây bệnh trên lâm
sàng. Trên thực tế, lang ben gần giống như một bệnh cơ hội dầu không có hiện tượng giảm các thành phần kháng
thể và bổ thể.
Đặc điểm lâm sàng. Thương tổn da thường thấy nhất là những dát tăng hoặc giảm sắc tố ở những vùng chọn lọc
của cơ thể như ở mặt, lưng, bụng, đầu chi. Dát có hình dạng và kích thước rất thay đổi, từ nhỏ tấm chấm đến
những dát lớn có khi chiếm cả một phần thân thể. Hình dạng của dát thường là tròn hay bầu dục, giới hạn với da
lành rất rõ. Giới hạn thường có hình đa cung ngoằn ngoèo như hình bản đồ. Bề mặt của dát phủ vãy mịn có thể
nhìn thấy ngay hay cạo da bằng móng tay sẽ thấy nhiều vẫy giống như bụi hoặc như cám (fingernail sign). Màu
của dát thay đổi từ bạc màu đến hơi đỏ nâu hay màu nâu vàng. Thương tổn da sẽ rõ hơn khi phơi bày ra ánh
nắng.
Bình thường, lang ben gây ngứa ít hay không ngứa nhưng khi làm việc nhiều hay trời nóng bức làm cơ thể
tiết mồ hôi thì người bệnh bị ngứa nhiều hay có cảm giác châm chích rất khó chịu.
Cận lâm sàng. - Cạo lớp vẫy trên thương tổn da đem soi tươi trong dung dịch KOH 10-15% sẽ thấy những tế
bào hạt men và những sợi tơ lẫn với nhau giống như mì ống trộn với những viên thịt (spaghetti and meatballs).
- Khảo sát dưới ánh sáng đèn Wood thấy thương tổn bắt màu huỳnh quang hơi vàng.
Chẩn đoán: Chẩn đoán lang ben tương đối dễ, đa số trường hợp chỉ cần dựa vàolâm sàng, chỉ những trường
hợp khó mới nhờ đến cận lâm sàng. Trong một số trường hợp cần chẩn đoán phân biệt với một số bệnh có
thương tổn da gần giống như vẫy phấn trắng, vẫy phấn hồng Gibert, viêm da tiết bả, bạch biến (vitiligo), ban
giang mai thời kỳ 2.
Điều trị. Nguyên tắc chung: - Cần bôi thuốc liên tục, khi không còn nhìn thấy dát lang ben vẫn bôi tiếp từ 1-2
tuần nữa vì P. orbiculare vẫn có thể còn sống sót trong lớp thượng bì. Sau đó mỗi tháng bôi lại vài lần để phòng
ngừa tái phát.
- Quần áo nhất là đồ lót cần được ngâm trong nước sôi sau mỗi lần thay và ủi nóng mặt bên trong.
- Cách bôi thuốc: trong giờ nghỉ ngơi, sau khi tắm rửa sạch bôi một lớp mỏng phủ rộng lên dát lang ben và xoa
nhẹ.
Các loại thuốc bôi:
- Dung dịch 2,5 % selenium sulfide (Selsun) là thuốc hiện nay được xem là một trong những thuốc tốt nhất. Bôi
thuốc lên các dát lang ben, sau 5 phút bôi thêm một lần nữa trong 10 phút rồi rữa sạch, có thể gội đầu thêm hằng
ngày trong 2 tuần. Sau đó để ngừa tái phát, bôi tiếp mỗi tháng từ 1 đến 2 lần.
- Các thuốc bôi khác: miconazole 2%, clotrimazole 1%, các loại xà phòng hoặc dầu gội đầu có tolnaftat, sodium
thiosulphate, sulfur-salicylic acid.
- Griseofulvin không có tác dụng trong điều trị lang ben.
- Ketoconazole uống cũng có hiệu quả với liều: 200mg/ngày trong 2-4 tuần.
Diển tiến. Lang ben thường tồn tại dai dẳng không khi nào tự khỏi nếu không được điều trị và không loại trừ
các yếu tố thuận lợi gây bệnh nhưng cũng không xảy ra biến chứng gì. Nếu được điều trị khỏi lang ben rất dễ tái
phát nhất là bôi thuốc không đúng cách, không đủ thời hạn cần thiết.
Kết luận. Lang ben là một bệnh rất phổ biến, tuy không nguy hiểm hay biến chứng gì nhưng bệnh làm mất thẩm
mỹ, ngứa ngái châm chích rất khó chịu khi ra mồ hôi. Vì vậy khi bị bệnh, cần phải được điều trị bằng những loại
thuốc hiệu quả và đúng cách để tránh tái phát

Bs. Vũ Hồng Thái (Theo Bệnh viện da liễu thành phố HCM)

Thời gian mở trang: 0.110 giây. Số lần truy cập CSDL: 18


Copyright © 2007 - YCAO.VN . Phòng khám đa khoa Đức Minh, 32 Phùng Hưng - Hà Nội , lưu hành
theo giấy phép của GNU/GPL.

http://vietnamnet.vn/service/printversion?article_id=119218
Trị lang ben16:42' 02/10/2003 (GMT+7)

Trên những vùng da ẩm như ngực, cổ, lưng, mặt trong cánh tay bạn bỗng nhiên xuất
hiện những chấm da trắng, hồng nhạt hoặc nâu loang lớn dần, bong vảy khi gãi, có
trường hợp rất ngứa. Có thể trị chứng bệnh vô hại nhưng khó chịu này bằng thuốc bôi
ngoài da hoặc một số bài thuốc y học cổ truyền.
Lang ben là một loại bệnh ngoài da gặp ở mọi giới, mọi lứa tuổi, song gặp nhiều hơn cả là
nam thanh niên tuổi mới lớn, những người có nhiều mồ hôi... Bệnh gây ra do một loại nấm
sống ký sinh trên da có tên khoa học là microsporum futur, thường gặp ở mặt, ngực, cổ,
lưng, mặt trong cánh tay.

Ðiều trị:

- Dùng thuốc bôi ngoài da đủ thời gian (14-21 ngày) kết hợp với tăng cường vệ sinh da. Nếu
tập thể hoặc gia đình có nhiều người bị thì cần phải được điều trị đồng thời để dập tắt nguồn
lây.

- Các thuốc bôi: cồn iod 1-2%, cồn ASA, BSI, nizoral, ketodexa...

Điều trị bằng thuốc nam:

- Bài 1: Riềng già tươi 1 củ (to nhỏ tùy theo các mảng lang ben lớn hay nhỏ, nhiều hay ít) rửa
sạch, giã nát rồi xát vào chỗ lang ben, ngày một lần vào buổi sáng, làm nhiều lần đến khi
khỏi.

- Bài 2: Phèn chua sống 12g, chanh tươi 1 quả. Phèn chua nghiền thành bột hòa vào nước
vắt chanh, xát vào chỗ lang ben. Ngày bôi 2-3 lần, bôi đến khi khỏi (trước khi xát thuốc cần
rửa sạch và lau khô da chỗ bị lang ben).

Phòng bệnh

- Thường xuyên tắm rửa, vệ sinh da bằng nước sạch, không để ra nhiều mồ hôi. Không dùng
chung đồ dùng cá nhân (quần áo, xô chậu tắm giặt...).

- Quần áo, khăn mặt... khi giặt xong phải được phơi nắng, thoáng gió, ít bụi và là ủi thường
xuyên.

- Khi ra đường nên mặc quần áo đủ che kín thân thể tránh bụi bặm và nấm bay trong không
khí bám vào da.

BS. Mười Hai, Sức khoẻ & Đời sống

© Báo điện tử VietNamNet. Liên lạc với Toà soạn


Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông
Số giấy phép: 27/GP-BVHTT, cấp ngày: 23/01/2003 Tổng biên tập: Nguyễn Anh Tuấn - Tòa soạn: Số
4 Láng Hạ, Hà Nội
® Ghi rõ nguồn "VietNamNet" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.
Các trang ngoài sẽ được mở ra ở cửa sổ mới. VietNamNet không chịu trách nhiệm nội dung các trang
ngoài.

Lang ben
Bệnh lang ben ( PITYRIASIS VERSICOLOR) còn gọi là lỏc , hay lang lớn vì
thường thấy ở lứa tuổi dậy thì, do một loại nấm có tên gọi Microsporum FuFủr gây nên .
Đặc điểm của loại nấm này chỉ sống ở lớp thượng bì . Vị hay gặp là : Cổ , ngực , phần
trên cánh tay , vai , bụng đùi , hãn hữu thấy ở cẳng tay và cẳng chân .

Thương tổn thường là những chấm như giọt nước, nhiều chấm liên kết thành
mảng hình nhiều vòng cung , vằn vèo như vẽ bản đồ trên da. màu sắc thường là màu
trắng ( mất sắc tố ) hay gặp ở người có nước da đen, trái lại ở người da trắng lại có màu
nâu như nâu mốc. Bệnh hay gặp ở người lớn tuổi, từ 16- 40 tuổi người có mồ hôi dầu
độ PH kiềm

Bệnh ít lây .

Bài thuốc;

Nước chanh 100ml ngâm với 1 thìa cà phờ hàn the trong tuần đầu bôi ngày 1
lần ; tuần thứ 2 bôi cách ngày, trước khi bôi tắm bằng xà phòng có độ a xít như sa stid
hoặc nước chanh quả, không nên tắm bằng các loại có độ kiềm

lang ben 1 n chanh 100ml hàn the 10

Lang ben

(Tinea Versicdor)

Là một bệnh da thường gặp ở vùng nhiệt đới.

Nam bị nhiều hơn nữ.

Bệnh thường gặp nơi trẻ, trung niên, nơi người lao động, vận động cơ thể, ra mồ
hôi nhiều, thanh niên ở tuổi dậy thì.

Mùa hè phát nhiều hơn mùa đông.

Thường bị ở nửa phía trên cơ thể.

Nguyên nhân

Do loại nấm có tên khoa học là Pityrosporum orbiculare.

Bệnh lây trực tiếp từ người này sang người khác hoặc gián tiếp qua đồ dùng cá
nhân như mùng mền, chăn, quần áo, khăn mặt…
Có bệnh lây do nấm hoặc bào tử nấm bay trong không khí hoặc bám vào da. Nhưng
không phải cứ tiếp xúc với nấm là bị lây mà còn lệ thuộc vào vấn đề vệ sinh da, sức đề
kháng của da, độ pH và độ ẩm của da.

Triệu Chứng

Vị trí lang ben thường gặp ở phần trên cơ thể (cổ, ngực, hông sườn, phái trong cánh
tay, bụng, lưng…).

Lang ben thường biểu hiện ở hai dạng sau:

+ Ở vùng kín, không phơi ra ánh sáng: vùng tổn thương là các dát trên đó có vẩy
mịn, có mầu cà phê sữa, mầu nâu, đỏ, đen… trên bề mặt có vẩy nhẹ, cạo bong ra như
phấn. Ra nắng hoặc nóng nực cũng có cảm giác ngứa. Thường gặp ở mặt trong đùi, mặt
trong cánh tay, thân mình.

+ Ở vùng phơi ra ánh sáng: Dát có mầu trắng (vì da vùng tổn thương không hấp thu
được tia tử ngoại) nằm rải rác hoặc thành mảng lớn, trên đó có ít vẩy mịn, khi cạo thì rớt
ra như phấn. Bình thường các vết tổn thương không ngứa hoặc ngứa ít nhưng khi ra
nắng hoặc mồ hôi tiết ra nhiều thì ngứa lâm râm như kim đâm.

Có người vừa bị dạng mầu trắng và vừa dạng mầu nâu.

Da bị thâm nhiễm sẽ nhạt mầu dần với thời gian do các lớp da mới sẽ thay thế dần.

Điều Dưỡng

+ Điều trị lang ben phải triệt để điều trị cho tất cả thành viên trong gia đình hoặc
tập thể sống chung.

+ Đồ dùng cá nhân phải giặt sạch, phơi nắng và ủi trước khi dùng, không mặc quần
áo ẩm ướt.

+ Sau khi tắm, cần lau người cho thật khô rồi mới mặc quần áo vào.

+ Phải kiên nhẫn bôi thuốc lâu dài, đủ thời gian. Thường sau khi bôi thuốc và cảm
thấy khỏi rồi, cần bôi tiếp tục củng cố thêm 1-2 tuần lễ nữa để diệt hẳn những sợi nấm
và bào tử nấm còn sót lại.

+ Cần điều trị cùng lúc cho tập thể trong gia đình, cùng phòng… đã bị lây, như vậy
mới dập tắt được nguồn lây.

+ Trừ trường hợp mầu trắng, các trường hợp có mầu hồng nhạt, nâu đều dễ nhận
biết kết quả điều trị khi thương tổn da đã nhạt mầu. Riêng thương tổn mầu trắng rất khó
nhận biết. Vì vậy, sau khi điều trị đủ thời gian, cần phơi vùng thương tổn dưới nắng để
da có mầu lại.
Các bài về bệnh Ngoài da
( Liên quan đến bệnh bạn cần tìm)

Bạch biến Da tay khô bong Mụn cóc


Chàm Đinh râu Mụn nhọt
Chàm bìu Đơn độc Ngứa toàn thận
Chàm ống tai Ghẻ Ngứa vô hình
Vảy phấn hồng Lang ben Rôm sẩy
Viêm da thần kinh Mề đay Sẹo lồi
Da cá Vảy nến Trứng cá
Chai chân Viêm da tiếp xúc Zona
Diện du phong Thuỷ đậu Liêm sang
Bì phu bị hắc lào Chín mé Di chứng zona
Mặt nổi ban đỏ Đơn đọc Bỏng
Ngoài da nung mủ Mặt nổi ban nâu sầm Phát ban đỏ
Ngón chân tía đen Ngoài da cứng rắn Nhọt độc ở chân tóc
Bàn tay bị tróc da Thấp chẩn ở tay chân Chân tay nứt nẻ
Bệnh tạo keo Móng tay khô dày Ban
Da biến màu đen Da dày Đan độc
Loét do nằm Loét vết thương Loét do rét
Nấm trên da Ngứa lở Nhiễm nấm
Nốt phỏng Nhọt bọc Nhiễm sắc tố da
Sẹo gia Sắc tố tích tụ trên da Tràng nhạc
Vết loang trên da Vết thương do rét Viêm da cảm quang
Viêm da do thuốc Vết thương lâu ngày Viêm da tiết bã nhờn
Viêm tấy
Thông tin trên Website : www.thaythuoccuaban.com chỉ có tính chất tham khảo. Người xem không được dựa vào để tự chữa bệnh.
Phòng khám đông y Nguyễn Hữu Toàn : 116B Đà nẵng Quận Ngô quyền - Hải phòng. Điện thoại: 84.031.3852577. GP : 197GCN
HNY SYTHP

http://www.suckhoe360.com/index2.php?
option=com_content&task=view&id=2336&pop=1&page=0&Itemid=2110
22/03/2007
Ảnh: Dân Trí Lang ben là một trong những bệnh ngoài da phổ biến, thường thấy ở vùng nhiệt đới nóng ẩm như
nước ta; gặp chủ yếu ở người trẻ, ít gặp ở người cao tuổi và trẻ nhỏ. Bệnh do vi nấm Malassazia furfur gây ra.
Trong bệnh lang ben, vi nấm này chỉ gây tổn thương trên bề mặt của da. Vi nấm có thể có trên da bình thường,
khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ gây bệnh, có thể lây qua tiếp xúc da trực tiếp hay qua vật dụng như quần áo, khăn
lau…

Điều kiện thuận lợi cho vi nấm gây bệnh

- Da nóng ẩm vào mùa hè, hoạt động thể lực, mặc quần áo bít kín, tiết nhiều mồ hôi nhờn.

- Bệnh Cushing (một loại bệnh nội tiết).


- Giảm miễn dịch (cơ thể giảm khả năng chống lại bệnh tật, ví dụ bị AIDS).

- Yếu tố di truyền.

- Suy dinh dưỡng.

Biểu hiện bệnh

Thông thường là các dát giảm sắc tố (trắng hơn da bình thường), đôi khi là các dát tăng sắc tố (sậm hơn da
bình thường) hoặc dát hồng ban (vết hồng đỏ). Bề mặt các thương tổn có vảy mịn như phấn. Nếu dùng bìa
cứng hoặc dao cùn cạo thì vảy mịn tróc ra rõ hơn (dấu hiệu vỏ bào).

Dát hình tròn hay hình bầu dục. Kích thước từ nhỏ li ti đến vài centimét, có thể kết hợp lại thành những đám lớn
hơn có viền ngoằn ngoèo như bản đồ.

Vị trí thương tổn thường ở những vùng da che kín, tiết nhiều mồ hôi nhờn, như vùng giữa lưng, giữa ngực, mạn
sườn, bụng, mặt trong cánh tay, đùi, vùng mặt (trước tai, hàm dưới).

Lang ben thường chỉ gây cảm giác châm chích khi nóng nực, ngứa ít hoặc không ngứa. Do đó, người bệnh ít
khi chữa trị sớm, nhất là khi tổn thương ở vùng da khó nhìn thấy (vùng lưng). Nếu không ngứa, thương tổn chỉ
gây mất thẩm mỹ, nhưng đối với phái nam, điều này có thể không quan trọng; Vì vậy, có những người mang
bệnh dai dẳng nên tổn thương lan rộng, bệnh trở nên khó trị và có thể là nguồn lây cho người khác.

Đặc biệt bệnh rất hay tái phát, nhất là khi bệnh nhân không biết cách phòng ngừa và không được điều trị đúng.

Phát hiện bệnh

Người bệnh hoặc người xung quanh có thể dễ dàng nhận biết được bệnh.

Lưu ý: nhiều bệnh cũng có thương tổn tương tự như lang ben. Do đó cần đến khám ở bác sĩ chuyên khoa để
được định bệnh chính xác.

Thường bác sĩ chỉ cần khám lâm sàng là đủ. Một số trường hợp phải làm thêm xét nghiệm tìm vi nấm (thường
là soi trực tiếp dưới kính hiển vi, chiếu đèn Wood).

Phòng ngừa điều trị

Loại bỏ điều kiện thuận lợi cho vi nấm gây bệnh là vấn đề quan trọng nhất.

- Mặc đồ thoáng, nhất là vào mùa nóng. Người hoạt động thể lực nhiều càng phải chú ý hơn.

- Vệ sinh cơ thể: tắm rửa, thay đồ hàng ngày.


- Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân như khăn lau, quần áo...

- Quần áo phải phơi nắng cho khô. Trong lúc đang bị bệnh cần ủi nóng quần áo trước khi mặc.

Giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, mát mẻ không những giúp phòng ngừa được bệnh lang ben mà còn phòng được
nhiều bệnh da nhiễm trùng khác (như nấm da, viêm da mủ...). Khi mắc bệnh sẽ dễ điều trị và ít tái phát hơn. Đôi
khi bệnh tự lành sau những biện pháp trên.

- Dùng thuốc

• Thuốc dùng tại chỗ (ngoài da): Có các dạng nước (ASA, Antimycose, BSI), dạng kem (các azole), dạng dầu
gội (ketoconazol, selenium), dạng xịt. Khi bệnh mới phát, tổn thương ít thì chỉ cần điều trị tại chỗ là đủ. Khi bôi
thuốc, nên bôi cả vùng da xung quanh tổn thương, bôi 1-2 lần/ngày trong 1-3 tuần. Khi tổn thương lành thì nên
tiếp tục bôi thuốc thêm một thời gian nữa (khoảng 1 tuần) để tránh tái phát.

• Thuốc dùng toàn thân (thuốc viên uống): Gồm Ketoconazole, Itraconazole..., dùng trong trường hợp tổn
thương lan rộng ở nhiều vị trí.

• Đôi khi cần dùng phối hợp cả thuốc bôi ngoài da và thuốc uống.

• Khi tổn thương lan rộng, dai dẳng khó trị, có thể bệnh nhân đã bị kèm những bệnh lý toàn thân khác như đã
nêu.

Lưu ý:

- Thuốc dùng tại chỗ có thể gây kích thích da (ngứa, rát, nổi mẩn...), mức độ nhiều hay ít tùy thuộc vào từng loại
và từng bệnh nhân.

- Thuốc uống có thể gây rối loạn tiêu hóa, dị ứng; gây độc gan, độc thận, tương tác với thuốc khác... Không nên
dùng cho phụ nữ có thai, đang cho con bú...

BS. Văn Thế Trung (Bộ môn Da Liễu, Đại học Y Dược TP.HCM)

- Sức Khỏe & Đời Sống

Copyright © Sức Khỏe 360 - Designed by JoomSmart.com

http://www.khamchuabenh.com/index.php?go=category_28

Bệnh Lang ben


To | Trung | Nhỏ
2008/02/24 14:19 {entryviewsnum} admin Da liễu
Lang ben là một bệnh nhiễm nấm, nông, không triệu chứng và kéo dài dai dẳng. Bệnh gây ra do một
loại vi nấm có tên khoa học là Pityrosporum orbiculaire. Bệnh có khắp nơi trên thế giới, nhiều nhất ở
miền nhiệt đới, ở nước ta, bệnh nhiều ở mùa nóng, bệnh ít vào mùa mưa, bệnh thường gặp ở độ tuổi từ
20 đến 35 tuổi. Bệnh xuất hiện là do kết quả của sự thay đổi sức chống đỡ của cơ thể đối với vi nấm.

Yếu tố để gây bệnh: phụ nữ mang thai, yếu tố di truyền, đổ mồ hôi nhiều, bệnh nhân có một bệnh nặng
ở nội tạng, bệnh nhân có lượng cortisone trong người nhiều hơn người bình thường, bệnh nhân được
điều trị corticoides lâu ngày.
Bệnh gây trở ngại trong giao tiếp, sinh hoạt hàng ngày. Bệnh lây trực tiếp từ người này qua người khác
hay lây qua đồ dùng cá nhân như khăn, quần áo, mùng, mền, chiếu, gối v.v...
Bệnh lang ben thường biểu hiện như sau
* Vùng phơi ra ánh sáng: là một đốm hay một mảng có màu trắng.
* Vùng không phơi ra ánh sáng: đốm hay mảng có màu cà phê sữa, màu hồng, màu nâu, màu đất. Vì
thế bệnh lang ben còn có tên bệnh nấm nhiều màu (TINEA versicolor). Trên bề mặt của sang thương
có vảy mịn, cạo ra như phấn.
- Vị trí bệnh lang ben thường được tìm thấy đầu tiên ở thân mình. Sang thương ở mặt: trẻ con nhiều
hơn người lớn, người nữ nhiều hơn người nam.
- Bệnh lang ben không ngứa hay ngứa ít, nhưng khi ra nắng, đổ mồ hôi thì ngứa nhiều.
- Bệnh lang ben dễ nhầm lẫn với bệnh phong, bệnh bạch biến vì thế bệnh nhân cần tìm đến bác sĩ
chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán đúng.
Điều trị: Nếu những đốm nhỏ và ít, ta có thể dùng thuốc thoa tại chỗ như Antimycose, BSI, ASA có
hiệu quả nhưng đôi khi bệnh nhân khó chịu vì đau rát và tróc da. Để tránh khó chịu và đau rát, bệnh
nhân có thể thoa kem Nizoral trong 3 tuần thì đạt được kết quả khả quan. Trường hợp có nhiều đốm
lang ben xa nhau dùng thuốc thoa dễ bỏ sót vì vậy chúng ta nên dùng thuốc uống.
* Nizoral (Ketoconazol) viên 200mg, ngày uống 1 viên trong 10 ngày.
* Sporal (Itraconazole) viên 100mg, ngày uống 2 viên trong 7 ngày.
Hai thuốc trên uống sau khi ăn. Khi dùng thuốc uống cần có sự hướng dẫn của bác sĩ da liễu.
Điều trị bệnh lang ben phải điều trị mọi người trong gia đình. Quần, áo, mùng, mền nên thay đổi
thường xuyên. Giặt giũ đồ dùng cá nhân nên giặt bằng nước nóng. Không nên mặc quần áo ẩm ướt.
- Đề phòng bệnh phát trở lại, sau khi điều trị bệnh nhân nên tắm ngày một lần với dầu gội Nizoral
(Nizoral sampoo) trong năm ngày liên tiếp.
Powered by Bo-Blog 2.0.2 sp2

http://www.vietduchospital.edu.vn/NewsPrint.asp
Thứ ba, 18/09/2007, 07:39 GMT+7

Thuốc điều trị bệnh lang ben


Lang ben là bệnh nấm nông ngoài da, nguyên nhân do nấm Malassezia furfur.

Bệnh thường gặp ở người trẻ, ở các vùng khí hậu nóng, ẩm. Bệnh lang ben ít ảnh hưởng tới
sức khỏe chung của bệnh nhân nhưng lại ảnh hưởng tới thẩm mỹ vì làm thay đổi màu sắc
vùng da bị bệnh và gây ngứa ngáy, khó chịu. Chính vì vậy người bệnh thường mong muốn
được điều trị một cách triệt để. Hiện nay có nhiều loại thuốc dùng điều trị lang ben nhưng nếu
dùng bừa bãi, không đúng cách có thể không trị được bệnh mà lại gặp phải tác dụng phụ của
thuốc.
Có hai dạng thuốc được dùng để điều trị bệnh lang ben: thuốc bôi tại chỗ và thuốc uống toàn
thân. Thuốc bôi gồm có các loại: dung dịch ASA, BSI; kem, mỡ hoặc gel trong đó có chứa
các loại thuốc kháng nấm như: ketoconazol, bifonazol, clotrimazol, econazol, miconazol...

Dùng thuốc bôi tại chỗ cần chú ý những vấn đề sau:

- Dung dịch ASA hoặc BSI có thể gây kích ứng da tại chỗ, gây bỏng da, lột da vì vậy không
được bôi trên diện rộng, không nên bôi ở những vùng da mỏng, nhạy cảm. Không được để
thuốc dính vào vùng niêm mạc và bán niêm mạc như mắt, miệng, sinh dục. Nên bôi ngày 1
lần vào buổi tối. Nếu tổn thương quá nhiều, nên chia ra bôi từng vùng vào các thời điểm khác
nhau trong ngày. Các thuốc loại này hiệu quả thấp, dễ tái phát nếu dùng đơn độc vì vậy nên
kết hợp với các loại thuốc khác nếu bị bệnh trên diện rộng.

- Thuốc bôi dạng kem, mỡ: Cần bôi thuốc khi bề mặt da sạch, khô, không có mồ hôi. Bôi đều
và để hở khoảng 30 phút rồi mới mặc áo để tránh thuốc dính vào quần áo, vừa lãng phí
thuốc lại vừa mất tác dụng. Nên bôi thuốc 2 lần 1 ngày, sáng và tối.

Có nhiều nhóm thuốc kháng nấm dùng đường uống. Có thể sử dụng các loại thuốc sau:

- Thuốc chống nấm nhóm imidazol. (ketoconazol): cần chú ý thuốc có ảnh hưởng độc với
gan, vì vậy trước khi điều trị cần làm các xét nghiệm kiểm tra chức năng gan. Ketoconazol
còn có nhiều tương tác với các thuốc cùng chuyển hóa qua gan (do ức chế chuyển hóa qua
cytochrome P450). Ngoài ra trong nhóm này có các thuốc khác như: itraconazol, fluconazol ít
độc với gan và ít tương tác hơn ketoconazol nên được sử dụng rộng rãi hơn, hiệu quả hơn.

- Thuốc chống nấm nhóm allylamin (terbinafin) hấp thu rất tốt qua đường tiêu hóa. Những tác
dụng phụ có thể gặp là gây rối loạn tiêu hóa, gây rối loạn vị giác. Thuốc này ít gây độc cho
gan so với nhóm imidazol.

- Griseofulvin: là thuốc uống chống nấm rẻ nhất có hiệu quả với các loại nấm da, tuy nhiên
không bằng các thuốc nhóm imidazol và allylamin. Thuốc có thể làm tăng nhạy cảm ánh sáng
của da vì vậy cần tránh nắng trong thời gian dùng thuốc. Nên uống thuốc sau khi ăn vì thuốc
hấp thu tốt hơn sau khi ăn các loại thức ăn dầu và nên uống thuốc với nhiều nước.

Ngoài ra, khi điều trị bệnh lang ben, nên kết hợp dùng cả thuốc bôi và uống. Không nên tắm
bằng xà bông, sữa tắm mà nên dùng chanh để tắm, không nên chà xát nhiều. Nên giữ cho
cơ thể khô ráo, tránh ẩm ướt và ra mồ hôi. Giặt sạch quần áo và phơi dưới nắng to hoặc là ủi
mặt trong quần áo.

Lang ben là bệnh thường gặp và gây khó chịu. Điều trị bệnh không khó nhưng rất dễ tái phát.
Cần kết hợp điều trị bằng thuốc và các biện pháp vệ sinh, phòng bệnh sẽ giúp bạn có làn da
sạch sẽ và khỏe mạnh.

SK&ĐS-BS. Vũ Tuấn Anh

The END, HaNoi, date 21 month 4 year 2009

You might also like