You are on page 1of 32

Bộ môn: Sinh học và di truyền y hoc

Dept of: Biology and medicine genetics


Bài 9
QUAN SÁT MỘT SỐ ĐẠI DIỆN CỦA
THỰC VẬT cÓ hẠt VÀ CƠ QUAN
SINH SẢN THỰC VẬT CÓ HOA
MỤC TIÊU
1. Nắm được một số đặc điểm của Thực vật có
hạt thông qua các đại diện.
2. Biết cách mô tả cấu tạo của cơ quan sinh sản
của thực vật hạt kín, viết được hoa thức, vẽ
được hoa đồ của một số loại hoa.
3. Thấy được công dụng của các đại diện
trong thực tiễn và y học.
Hệ thống thực vật
 Môi trường ở nước: Thực vật ở nước đơn
bội 1 n.
 Môi trường ở cạn :
- Thực vật chưa có mạch dẫn
- Thực vật có mạch nguyên thủy
- Thực vật có mạch dẫn điển hình
+ Thực vật hạt trần
+ Thực vật hạt kín
Thực vật có hạt
Thực vật hạt trần
. Cây trắc bách diệp: cây gỗ
nhỏ hoặc cây bụi, chi Trắc bá
(Biota), họ Hoàng đàn
(Cupressaceae). Cao khoảng
12m, tán rậm, thường phân
nhiều nhánh ở gốc. Nhánh
dẹt, theo một mặt phẳng
đứng. Lá hình vảy. Nón cái
tròn. Quả hình trứng. Hạt
hình trứng không cánh
Thực vật hạt trần
Cơ quan sinh sản của Thông
Thực vật hạt trần
Cây vạn tuế
Thực vật hạt kín
a. Thực vật hai lá mầm (Dicotyledonae):
Quan sát cây trúc đào
Thực vật hạt kín
b. Thực vật một lá mầm
(Monocotyledonae)
- Họ Lan
- Họ Hòa thảo (hay Cỏ, Lúa)
- Họ Cau (hay Cọ)
Cơ quan sinh sản của thực vật hạt kín
Khái niệm Hoa: Hoa là một chồi cành được rút ngắn mang các lá biến đổi đặc
biệt để làm nhiệm vụ sinh sản.
Cấu tạo của hoa gồm :
- Bao hoa (Đài hoa,Tràng hoa)
- Bộ phận sinh sản (Nhị hoa, nhuỵ hoa) + Đế hoa
+ Cuống hoa
+ Lá bắc
Tiền khai hoa: Là cách sắp xếp các bộ phận của bao hoa trứơc khi hoa nở (trong một nụ).

.TKH xoắn : các bộ phận của bao hoa xếp theo đường xoắn ốc ( Hoa trong họ Ngọc Lan)
TKH van: các bộ phận của bao hoa trong cùng một
vòng xếp cạnh nhau ( hoa cải, hoa xoan, hoa cà ).
TKH vặn: Các cánh bao hoa trong cùng một vòng xếp xoắn nhau (một
mép của cánh này trùm lên một mép của cánh bên cạnh và đồng thời bị
cánh khác trùm lên mép thứ hai của mình) như hoa đại, hoa dâm bụt…
TKH lợp: Trên một vòng có 5 bộ phận trong đó có 3 bộ phận xếp
theo đúng kiểu vặn, bộ phận thứ 4 bị phủ cả hai mép và bộ phận
thứ năm phủ lên mép của hai bộ phận hai bên.( hoa kim phượng)
TKH ngũ điểm (luân xen): 2 cánh hoàn toàn bao ngoài, 2 cánh
hoàn toàn nằm trong, còn lại một cánh có 1 mép ở trong và 1 mép
ở ngoài. Hoa mao lương ,hoa ti gôn.
2.2.6. TKH thìa: Có 1 cánh cờ nhỏ nhất nằm trong, 2
cánh bên lớn hơn . và 2 cánh thìa phủ lên 2 cánh bên.
TKH này đặc trưng cho họ Vang (Điệp)
(Caesalpiniaceae).
2.2.7. TKH cờ (bướm) : Cánh cờ lớn nhất phủ ngoài, còn 2 cánh bên
(cánh) nhỏ hơn nằm trong và phủ lên 2 cánh thìa bên trong cùng. Cây
họ Đậu (Fabaceae).
3. Hoa tự: Cách sắp xếp hoa trên một cành. Khi trên mỗi đầu
cành có một hoa duy nhất: hoa đơn độc. Khi có nhiều hoa tụm lại
thành từng nhóm tạo thành cụm hoa – hoa tự.
 3.1) Hoa tự vô hạn: Cành mang hoa sinh trưởng không hạn chế, trục
mang hoa không tận cùng bằng một hoa và các hoa vẫn tiếp tục hình
thành. Thứ tự nở hoa là từ dưới lên trên khi trục hoa dài và nở từ
ngoài vào trong khi trục hoa ngắn.
a. Dạng chùm: trục chính hoa không phân nhánh, mang nhiều cuống mọc so le.(hoa
mõm chó), họ đậu)
 b) Dạng bông: Khi các hoa không có cuống mang hoa.
Ví dụ như mã đề, lúa mì…
 C) Dạng ngù: Các hoa có cuống xuất phát từ các điểm khác nhau trên
cành nhưng các hoa tập trung trên một mặt phẳng. Ví dụ như hoa mai,
hoa nhót…
C) Dạng tán (kép, đơn): Các hoa có trục chính ngắn, có cuống hoa dài gần như xuất phát từ
một điểm và đưa hoa lên cùng một mặt phẳng. Các lá bắc tập trung quanh gốc tán làm
thành một tổng bao lá bắc.
Ví dụ như Cà rốt, Cần…
D) Dạng đầu: khi trục mang hoa phù ra mang các hoa không có cuống,
gốc mỗi hoa là một lá bắc mỏng (vẩy), baoquanh cả cụm hoa là những
lá bắc làm nhiệm vụ bảo vệ (tổng bao lá bắc) Ví dụ hoa họ cúc…
3.2) Hoa tự hữu hạn: Cành mang hoa sinh trưởng có giới hạn, ở chóp
tận cùng là một hoa và thứ tự nở từ trên xuống dưới hay từ trong ra
ngoài hoặc trục chính mang hoa nhưng ngưng mọc vì tận cùng là một
hoa và nhánh phụ sẽ tiếp tục và tận cùng là một hoa.
a) Dạng xim một ngả: khi chỉ có một nhánh phụ tiếp tục mọc (hoa lay ơn)
b) Dạng xim hai ngả: Khi mỗi nhánh được hai nhánh phụ tiếp tục mọc. (hoa xoan, cẩm chướng)
C) Dạng xim bọ cạp: với các nhánh phụ đều ở một bên trong
một mặt phẳng nên phát hoa cong như đuôi con bò cạp.
Ví dụ gặp ở cỏ vòi voi (Heliotopium indicum)
D) Dạng xim co: ở các mấu của ngọn, thân hay cành có các cụm hoa
xim, các nhánh của cụm hoa rất ngắn nên trông như từ một chỗ
mọc tỏa ra và xếp sát vào nhau. ví dụ hoa thuộc họ hoa môi như:
ích mẫu, bạc hà, kinh giới…
4. Hoa thức
Tóm tắt các đặc điểm của hoa bằng công thức đơn giản

Hoa đều Hoa không đều Hoa lưỡng tính

Nhuỵ hoa Hoa đực Hoa cái

Bầu dưới Nhị hoa Đài hoa

Bao hoa
Bầu trên Tràng hoa = K+C
Cách viết hoa thức
Bầu
Dạng hoa đều Hoa cái hay Đài hoa Tràng hoa NHị hoa
trên hay dưới
hay không đều hoa đực có mấy lá có mấy cánh Có mấy nhị
có mấy ô
5. Hoa đồ
Hoa đồ là hình chiếu của hoa trên mặt phẳng
thẳng góc với trục mang hoa.
Các kí hiệu:
Lá bắc vẽ hình tam giác
để trống không tô đen
Trục hoa

Đài hoa Nhị hoa


(vẽ hình tam giác cân Vẽ hình hạt đậu hoặc hình chữ B
có gạch sọc) có phần bụng quay vào trong

Tràng hoa vẽ (hình cung Nhuỵ hoa


hình trăng lưỡi liềm) (vẽ mặt cắt qua bầu)
Cách vẽ
 1. Vẽ 4 – 5 vòng tròn đồng tâm đối với hoa đều.
 2. Đối với hoa không đều vẽ 4-5 hình elip đồng tâm.
THỰC HÀNH
 Quan sát cấu tạo: Hoa bưởi, hoa hồng, hoa cúc.
 Viết hoa đồ, hoa thức của hoa Huệ:

- Quan sát cấu tạo các bộ phận của hoa


- Cắt ngang qua bầu để xem bầu có bao nhiêu ô, noãn
đính theo dạng gì.
- Bổ dọc hoa từ cuống đưa lên để xem nó là bầu trên
hay bầu dưới, cấu tạo của nhị, nhuỵ.

(Bµi sau : §éng vËt kh«ng x­¬ng sèng)

You might also like