You are on page 1of 22

Bộ môn: Sinh học và di truyền y hoc

Dept of: Biology and medicine


genetics

Bài 09
Giải phẫu so sánh não bộ, hệ tuần
hoàn, hệ tiêu hoá của động vật có
xương sống
MỤC TIÊU

• Quan sát được đặc điểm cấu tạo của não bộ, hệ
tuần hoàn, hệ tiêu hoá của các đại diện thuộc
ngành động vật có xương sống.
• Thấy được đặc điểm tiến hoá, thích nghi của
các hệ cơ quan trên qua các lớp ĐVCXS
• Lập được bảng so sánh về đặc điểm cấu tạo
não bộ qua các lớp ĐVCXS
DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT
Dụng cụ:
• Dao mổ: Nhọn, tày; lưỡi liền hay rời.
• Kéo: thẳng (nhọn, tày); cong (nhọn, tày)
• Kẹp : có mấu, không có mấu; có chân, không
chân
• Nỉa (panh): có mấu, không có mấu
Hoá chất: Ete hay cloroform.
Vật liệu khác: - Bông thấm nước
- Bàn và khay mổ động vật
NỘI DUNG

• Giới thiệu động vật thí nghiệm


• Phương pháp mổ động vật
• Quan sát đặc điểm cấu tạo hệ tuần hoàn,
hệ tiêu hoá và não bộ của ĐVCXS.
Động vật thí nghiệm
• Cá chép (Cyprinus carpio): đại diện lớp cá
xương, sống hoàn toàn trong nước, bơi lội tích
cực.
• Ếch đồng (Rana tigrina rugulose): đại diện lớp
lưỡng thê, sống vừa trên cạn vừa dưới nước,
vận động đơn giản.
• Tắc kè: đại diện lớp bò sát,sống hoàn toàn trên
cạn.
• Chim bồ câu (Columba livia): đại diện lớp chim,
sống trên cạn, thích nghi bay lượn
• Thỏ (Oryctolagus cuniculus): đại diện lớp thú,
sống hoàn toàn trên cạn, vận động tích cực
Phương pháp mổ cá chép
• Cố định cá trên bàn mổ Paraphin, đầu cá quay về phía
tay trái, bụng cá hướng về phía người mổ.
• Cắt bỏ nắp mang : Cắt bỏ một phần nắp mang (1)
• Cắt bỏ cơ bụng : Dùng mũi nhọn kéo bấm 1 đường
ngang nhỏ qua lỗ huyệt để luồn mũi kéo qua.
• Dùng kéo thẳng cắt 1 đường dọc bụng từ huyệt đến tận
góc mang (2) (vừa cắt vừa dùng nỉa nâng rộng khe cắt
để mũi kéo không chọc thủng nội quan )
• Dùng nỉa nâng nhẹ cơ bụng,luồn kéo cong cắt cơ bụng
theo một đường từ huyệt đến cơ quan đường bên (3) và
dọc theo cơ quan đường bên đến tận khe mang; cắt đứt
xương cung mang để tách bỏ cơ bụng và bộc lộ nội
quan (4).
• Quan sát nội quan ở trạng thái tự nhiên.
Mổ cá chép
Phương pháp mổ ếch
• Cố định ếch vào bàn mổ
• Tách da : Dùng nỉa nâng da trước lỗ huyệt, và cắt một lỗ
nhỏ. Luồn kéo cắt 1 đường thẳng lên đến miệng (1).
Căng da trên bàn mổ và quan sát hệ mạch máu dưới da.
• Mổ tách cơ bụng : Dùng kéo cong cắt 2 đường vòng
cung từ huyệt dọc 2 bên thành bụng qua xương chi
trước(2,3).
• Bộc lộ nội quan: Dùng nỉa nâng vạt cơ bụng lên, đồng
thời luồn kéo thẳng cắt một đường ngang vạt cơ để bỏ
phần cơ bụng (4) để bộc lộ nội quan.
• Bóc tách, quan sát và vẽ hình
Mổ ếch
Phương pháp mổ tắc kè
• Tắc kè đã được cố định trên bàn mổ.
• Các bước mổ tắc kè tiến hành tương tự như mổ Ếch.
Mổ tắc kè
Phương pháp mổ chim bồ câu
• Cố định chim bồ câu trên bàn mổ, nhổ lông phần cổ, ngực, bụng và
cho ngửi bông tẩm clorofoc để gây mê trước khi mổ.
• Tách da : Dùng nỉa nâng da gần lỗ huyệt lên và dùng kéo bấm một lỗ
nhỏ. Luồn kéo thẳng cắt da từ huyệt lên đến miệng chim (1). Dùng dao
tách da phần ngực ra khỏi cơ và cố định lại (chú ý : không làm rách
diều khi cắt và tách da).
• Mổ phần bụng: Dùng kéo cong cắt 2 đường hình cung từ huyệt dọc
theo thành bụng để bỏ màng che bụng chim ra (2,2’). Bóc tách, quan
sát cơ quan tiêu hoá trong ổ bụng.
• Mổ phần ngực : Dùng dao mũi tày rạch 2 đường 2 bên gờ lưỡi hái để
tách khối cơ ngực ra khỏi xương lưỡi hái (3). Sau đó dùng kéo thẳng
lớn cắt bỏ xương lưỡi hái ra khỏi xương ức bằng 2 đường song song
với 2 đường trên (3’).
• Dùng kéo thẳng cắt bỏ 2/3 phía dưới của mỗi một khối cơ ngực theo 1
đường chéo từ dưới lên và từ ngoài vào trong (4).
• Quan sát tim đang đập trong lồng ngực. Quan sát đưòng đi của các
động mạch từ tim.
Chú ý: khi mở khoang ngực chim vẫn sống.
Mổ chim
Phương pháp mổ thỏ
• Thỏ được cố định trên bàn mổ, cắt bỏ lông phần ngực và
bụng. Cho thỏ ngửi bông tẩm clorofoc để gây mê trước khi
mổ. Quan sát lỗ hậu môn và lỗ niệu sinh dục tách biệt.
• Tách da : Dùng nỉa nâng da trước lỗ niệu lên, lấy kéo bấm
một lỗ nhỏ và cắt da theo một đường thẳng từ lỗ niệu sinh dục
lên miệng (1). Dùng dao tách da khỏi cơ và cố định lại.(chú ý
: khi tách da gây chảy máu, dùng kẹp lấy bông thấm).
• Mổ phần bụng: Dùng kéo cong cắt cơ theo 2 đường hình
cung từ lỗ niệu dọc theo 2 bên thành bụng đến cơ hoành để
bỏ vạt cơ che bụng ra (2,2’).Quan sát cơ hoành .Bóc tách,
quan sát cơ quan tiêu hoá trong ổ bụng.
• Mổ phần ngực : Dùng kéo thẳng lớn cắt 2 đường xiên từ 2
bên mép dưói cơ hoành và từ dưới lên xương đòn (3,3’) và
sau đó cắt 1 đường ngang (4,4’) để bộc lộ xoang ngực.
• Quan sát thấy tim đang đập trong lồng ngực và đưòng đi của
các động mạch từ tim.
Chú ý: khi mở khoang ngực thỏ vẫn sống.
Mổ thỏ
Hệ tiêu hóa
Cá chép:Miệng ->hầu-> thực quản
ngắn->dạ dày (không lớn hơn nhiều
so với ruột)->ruột->huyệt.
Gan và tuyến tụy dạng dải,phân bố
dọc theo ruột

Ếch: Miệng->thực quản ngắn->dạ


dày->ruột (ruột tá,ruột non, ruột
thẳng lớn và ngắn)->huyệt
Gan chia 3 thùy.Tụy màu vàng đỏ
cạnh tá tràng

Tắc kè: Miệng->thực quản ngắn->dạ


dày->ruột (ruột tá,ruột non-manh tràng-
ruột thẳng)->huyệt
Gan dạng tam giác. Tụy hình dải màu
trắng đục, nằm ở mạc treo tá tràng.
Hệ tiêu hóa

Chim bồ câu:Miệng -> thực quản


dài,phần cuối là diều -> dạ dày (dạ
dày tuyến +dạ dày cơ) ->ruột(ruột Thỏ: Miệng -> hầu ->thực quản ->dạ dày
tá,ruột non-ruột tịt-ruột già ngắn) ->ruột (ruột, tá, ruột non-manh tràng lớn
->huyệt. -ruột già) ->hậu môn.
Gan lớn, không có túi mật.Tụy Gan lớn chia 4 thùy, tụy là thể xốp có
màu vàng nhạt ở chỗ uốn của ruột mỡ bao quanh, nằm dọc mạc treo ruột tá
tá.
Hệ tuần hoàn
Yêu cầu phân tích
• Phân tích Hệ tiêu hóa: Sau khi quan sát trạng thái tự nhiên,
dùng nỉa và kéo nhỏ tách gỡ nhẹ nhàng ruột khỏi mạc treo
ruột để bộc lộ từng phần của ống tiêu hóa và tuyến tiêu hóa.

• Phân tích Hệ tuần hoàn: Dùng nỉa và kéo nhỏ bóc tách
màng bao tim để bộc lộ tim.Quan sát tim (tâm thất, tâm nhĩ)
và hệ động mạch (ĐM phổi, ĐM chủ và các ĐM nhánh )

• Quan sát để thấy được sự tiến hóa và các đặc điểm thích
nghi của các hệ cơ quan: tiêu hóa, tuần hoàn, giữa các lớp
ĐVCXS.

• Quan sát Não bộ : Trên mô hình thạch cao. Lập bảng so


sánh các phần não của các lớp ĐVCXS


Bảng so sánh não bộ
NÃO Não trước Não trung Não giữa Tiểu não Hành tuỷ
LỚP gian

Lưỡng

Bò sát

Chim

Thú
Lập bảng so sánh các phần não của các lớp ĐVCXS
(Bài 12: kiểm tra thực tập)

You might also like