You are on page 1of 28

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH TRẺ SƠ SINH CÓ LƯỢNG

NƯỚC ỐI BẤT THUỜNG TẠI KHOA PHỤ SẢN BỆNH


VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ

BÁO CÁO LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ Y KHOA

Người hướng dẫn luận văn Sinh viên thực hiện


PGS. Nguyễn Khải Phan Tấn Quang

HUẾ 2009
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nước ối là một trong những thành phần phụ của phôi
thai.Tình trạng của nước ối có liên quan rất chặt chẽ với sự
phát triển bình thường của thai. Mọi bất thường của nước
ối về thể tích (quá ít hay quá nhiều ) hay chất lượng đều
làm tăng cao tỷ lệ tử vong và tỷ lệ mắc bệnh chu sinh.
Các tình trạng của nước ối luôn là những dấu hiệu cần
thiết, báo hiệu nhiều tình trạng bệnh lý của thai. Vì thế
nước ối là một trong những đối tượng đánh giá của thầy
thuốc khi theo dõi thai nghén. Nghiên cứu toàn diện cả về
số lượng và chất lượng nước ối là rất quan trọng trong quá
trình theo dõi và đánh giá sự phát triển của thai nghén.
ĐẶT VẤN ĐỀ (tiếp)
Trong các bất thường về nước ối thì bất thường về số
lượng nước ối, bao gồm đa ối và thiểu ối là những bất
thường hay gặp.
Nước ối có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của
thai nhi nên những bất thường về lượng nước ối có thể dẫn
đến thay đổi các chỉ số của trẻ sơ sinh như cân nặng, chiều
cao, vòng đầu, dị tật bẩm sinh, chỉ số Apgar sau sinh, các
bệnh mắc phải,…
Thường thì sự thay đổi là theo chiều hướng không thuận
lợi cho sự phát triển của trẻ sau sinh. Điều đó cũng góp
phần làm tăng tỷ lệ tử vong chu sinh lên rất nhiều trong
nhóm trẻ sơ sinh có lượng nước ối bất thường.
ĐẶT VẤN ĐỀ (tiếp)
Xuất phát từ ý nghĩa đó, chúng tôi thực hiện đề tài “
NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH TRẺ SƠ SINH CÓ
LƯỢNG NƯỚC ỐI BẤT THUỜNG TẠI KHOA
PHỤ SẢN BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ ” với
các mục tiêu sau:
1. Ngiên cứu một số đặc điểm của trẻ sơ sinh có lượng
nước ối bất thường.
2. Tìm hiểu ảnh hưởng của một số yếu tố đến đặc điểm
của trẻ sơ sinh có lượng nước ối bất thường.
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Tất cả sản phụ vào viện trong thời gian từ 1/5/2008 đến
31/4/2009, được chọn vào mẫu khi đủ các điều kiện:
- Được chẩn đoán đa ối hoặc thiểu ối trên lâm sàng
- Đã có các chỉ số chẩn đoán xác định đa ối hoặc thiểu ối
trên siêu âm: chỉ số nước ối (AFI) hoặc khoang ối lớn
nhất (MVP) thỏa mãn tiêu chuẩn chẩn đoán.
- Xác định được tuổi thai.
2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Sản phụ không được chẩn đoán rõ ràng
- Bệnh án không đầy đủ thông tin liên quan
- Không có siêu âm chẩn đoán
- Không đánh giá được tình trạng thai khi chẩn đoán
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Thiết kế nghiên cứu
Phương pháp cắt ngang mô tả dựa trên các số liệu thu
thập từ nghiên cứu trên lâm sàng và hồi cứu bệnh án bổ
sung.
2. Phương tiện nghiên cứu
* Cân
* Thước đo vòng đầu, thước đo chiều cao
* Bảng tính tuổi thai và ngày sinh dự đoán
* Ống nghe tim, phổi.
3. Các bước tiến hành
* Khai thác hành chính
* Khai thác tiền sử bản thân và gia đình của mẹ
* Các chỉ số của mẹ và con trong lần sinh này
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (tiếp)
4. Cách thức đánh giá
- Đánh giá Apgar ( lúc 1 phút và 5 phút)
+ Từ 7 - 10 điểm : trẻ khỏe mạnh
+ Từ 4 - 6 điểm : trẻ ngạt từ nhẹ đến trung bình
+ Từ 0 - 3 điểm : trẻ ngạt nặng
- Đánh giá lượng nước ối
Đánh giá Thiểu ối Bình thường Đa ối
Thể tích nước ối (ml) ≤ 300 800 - 1500 ≥ 2000
Khoang ối lớn nhất (cm) ≤2 3-8 ≥8
AFI định lượng ≤5 8 - 18 ≥ 25
AFI định tính 0/± BT ++
Hai kích thước ối (cm2 ) < 15 15 - 50 ≥ 50
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (tiếp)

- Các chỉ số khác


+ Chỉ số nhân trắc trẻ sơ sinh: gồm cân nặng, chiều cao và vòng
đầu.
+ Số con: phân thành 1 con, 2 con và ≥ 3 con.
+ Tuổi mẹ: các nhóm tuổi: ≤ 18 tuổi, 19 - 34 tuổi và ≥ 35 tuổi.
+ Địa chỉ: thành thị và nông thôn.
+ Nghề nghiệp: nông dân, công nhân, cán bộ, nghề khác và không
nghề.
+ Tuổi thai: ≤ 37 tuần, 38 - 42 tuần, > 42 tuần.
+ Cân nặng trẻ: < 2500 g, 2500 – 4000 g và ≥ 4000 g.
+ Ngôi thai: ngôi đầu, ngôi mông, ngôi ngang.
+ Hình thức sinh: sinh thường, mổ đẻ, sinh thủ thuật.
+ Dị tật bẩm sinh: có dị tật hay không có dị tật.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (tiếp)

5. Xử lý số liệu
Số liệu thu được từ nghiên cứu được xử lý theo phương pháp
thống kê y học qua các bước:
- Thống kê mô tả các biến số của mẫu.
- Các kết quả tính toán được thiết lập dựa trên tỉ lệ % và được biểu
diễn dưới các hình thức: bảng, biểu đồ hình tròn, biểu đồ hình
cột.
- Sử dụng phần mềm thống kê SPSS 17.0.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
1. Phân bố giới tính trẻ

53.5 % 46.5 %
Nữ
Nam

Theo nghiên cứu của Nguyễn Việt Hùng, Trịnh Văn


Bảo (2003) tỷ lệ trẻ trai là 53.79%, trẻ gái là 46.21 %,
theo điều tra của Nguyễn Khải về phân bố giới tính của
trẻ sơ sinh khu vực Huế là trẻ trai chiếm 53.6%, trẻ gái
chiếm 46.4 %. Như vậy kết quả của chúng tôi giống với
các nghiên cứu trên.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN (tiếp)
2. Phân bố tuổi thai

Đ ẻ non
1
7 .1 4 8 8 .4 4 4 .4 2 Đ ủ th á n g
G ià th á n g

0% 20% 40% 60% 80% 100%

* Các tỷ lệ này theo Nguyễn Việt Hùng lần lượt là: đẻ non
8.8%, đủ tháng 83.9%, già tháng 7.3%.
* Tỷ lệ đẻ non theo tổ chức Y tế Thế giới là 5 - 15 %.
* Tỷ lệ thai già tháng theo ghi nhận tại giáo trình Sản Phụ
khoa là 3 – 12%.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN (tiếp)
3. Trọng lượng trẻ sơ sinh

86.61%
< 2500
2500 - 4000
≥ 4000
9.82% 3.57%

Theo nghiên cứu của Nguyễn Việt Hùng, tỷ lệ trẻ nhẹ


cân là 7.53 %, của Nguyễn Khải là 8.37 %. Kết quả của
chúng tôi tỷ lệ trẻ sơ sinh nhẹ cân cao hơn so với các
nghiên cứu trên.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN (tiếp)
4. Ngôi thai

6.25% 1.79%
Đ ầu
Mông
91.96% Ngang

* Theo giáo trình Sản Phụ khoa của Đại học Y Dược Huế,
tỷ lệ các loại ngôi thai là: ngôi đầu chiếm 95.5 – 96.5 %,
ngôi mông chiếm 3 – 4 %, ngôi ngang chiếm 0.5 – 1 %.
* Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Phương, tỷ lệ này
là : ngôi đầu 70.7 %, ngôi mông chiếm 27.3 %, ngôi ngang
chiếm 1.9 %.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN (tiếp)
4. Giá trị trung bình các chỉ số nhân trắc của trẻ
Chỉ số Giới tính Trung bình
(trung bình) Nam Nữ

Trọng lượng (g) 2943.6 ± 439.3 2839.4 ± 426.7 2891.5 ± 433.1


Chiều cao ( cm) 50.02 ± 1.83 49.87 ± 1.68 49.95 ± 1.76
Vòng đầu (cm) 30.12 ± 2.41 30.05 ± 3.26 30.08 ± 2.83
* Kết quả nghiên cứu của chúng tôi chỉ số nhân trắc ở trẻ
nam và nữ là tương đương nhau. Kết quả này tương tự kết
quả tổng kết của Bộ Y tế (2003), nghiên cứu của Nguyễn
Việt Hùng,Trần Thị Phương Mai, Nguyễn Khải.
* Trọng lượng trung bình của trẻ theo Nguyễn Việt Hùng
là 3037 ± 566 g, theo Bộ Y tế (2003) là 3110 ± 350 g.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN (tiếp)
5. Chỉ số Apgar
Chỉ số Apgar 0–3 4–6 7 - 10
Sau 1 phút 1 (0.89%) 6 (5.36%) 105 (93.75%)
Sau 5 phút 1 (0.89%) 2 (1.79%) 109 (97.32%)

Tỷ lệ suy hô hấp trẻ sơ sinh ngay sau sinh theo giáo


trình Nhi khoa của Bộ Y tế (2007) là từ 1 – 3 %, theo
WHO là khoảng 3%. Như vậy, tỷ lệ suy hô hấp ngay sau
sinh của chúng tôi ( 0.89 + 5.36 %) cao hơn so với tỷ lệ
chung. Điều này có thể do những trẻ sơ sinh có bất
thường lượng nước ối sẽ dễ bị suy hô hấp hơn, có thể do
kém phát triển trong tử cung, do đẻ khó hoặc do bệnh lý
nguyên nhân gây ra bất thường về lượng nước ối.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN (tiếp)
6. Tỷ lệ tử vong trẻ
Tỷ lệ tử vong sơ sinh theo Grover N. là 1.3%, theo
Nguyễn Thị Kim Phương, tỷ lệ tử vong sau sinh là
1.79%. Tỷ lệ tử vong sau sinh của chúng tôi là 2.68 %,
cao hơn các nghiên cứu trên.
Điều này cho thấy tỷ lệ tử vong chu sinh tăng cao hơn
trong nhóm trẻ có bất thường lượng nước ối. Vì vậy
chẩn đoán và điều trị sớm đa ối và thiểu ối cũng góp
phần làm giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN (tiếp)
7. Tỷ lệ đa ối, thiểu ối
Loại bất thường Số trường Tổng số sản phụ Tỷ lệ %
hợp vào viện
Đa ối 26 5491 0.47
Thiểu ối 86 1.57
Tổng cộng 112 2.04

Tỷ lệ đa ối theo tổ chức Y tế thế giới là 0.3 – 1.3 % , theo


tổng kết của bệnh viện Từ Dũ (1998) là 0.22 – 0.66 %,
theo giáo trình Sản Phụ khoa của Đại học Y Dược Huế là
0.2 – 1.6 %. Tỷ lệ thiểu ối theo tổ chức Y tế thế giới là
0.4 – 3.9 %. Như vậy, tỷ lệ đa ối và thiểu ối trong nghiên
cứu của chúng tôi tương đương với kết quả của các nghiên
cứu trên.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN (tiếp)
8. Tỷ lệ các loại bất thường nước ối
Loại Số trường hợp Tỷ lệ %
Đa ối 26 23.21
Thiểu ối 86 76.79
Tổng cộng 112 100%

86.77%

Đa ối
Thiểu ối
26.23%

Nhận xét: Trong bất thường lượng nước ối, đa ối chiếm tỷ


lệ 23.21 %, thiểu ối chiếm tỷ lệ76.79 %.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN (tiếp)
9. Hình thức sinh ở trẻ bất thường lượng nước ối
Hình thức sinh Loại bất thường Tổng
Đa ối Thiểu ối

Sinh thường 18 24 42
( 69.23%) (27.91%) (37.5%)

Theo nghiên cứu của Nguyễn Việt Hùng, tỷ lệ mổ đẻ là


19.38 %, theo Nguyễn Văn Diễn, tỷ lệ mổ đẻ tại khoa Phụ
Sản bệnh viện trung Ương Huế là 31.75 %.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN (tiếp)
10. Liên quan chỉ số nhân trắc trẻ sơ sinh và tuổi thai
Chỉ số Tuổi thai (tuần) P
≤ 37 38 - 42 ≥ 42
TLTB(g) 2791.7 ± 452.3 2863.3 ± 438.5 2991.5 ± 433.1 < 0.01
CCTB(cm) 49.78 ± 1.47 50.02 ± 1.48 50.19 ± 1.86 < 0.01
VĐTB(cm) 29.72 ± 2.57 30.08 ± 3.23 30.13 ± 2.24 < 0.01

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy trọng
lượng, chiều cao và vòng đầu trung bình thấp nhất ở
nhóm tuổi thai ≤ 37 tuần và chỉ số này tăng dần theo
tuổi thai có ý nghĩa thống kê (p < 0.01).
Lubchenco khi nghiên cứu biểu đồ phát triển của trẻ
trong tử cung đã ghi nhận khi tuổi thai càng tăng thì
trọng lượng thai nhi cũng tăng theo.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN (tiếp)
11. Liên quan chỉ số nhân trắc trẻ sơ sinh và tuổi mẹ
Chỉ số Tuổi mẹ P
≤ 18 18 - 35 ≥ 35
TLTB(g) 2889.3 ± 437.2 2986.4 ± 435.9 2992.3 ± 422.6 0.023
CCTB(cm) 48.98 ± 1.48 50.11 ± 1.91 49.84 ± 1.69 0.045
VĐTB(cm) 29.32. ± 2.27 30.12 ± 2.13 29.93 ± 2.35 0.034

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, các chỉ số
nhân trắc thấp nhất ở nhóm tuổi mẹ ≤ 18 có ý nghĩa
thống kê (p < 0.05 ). Theo Nguyễn Việt Hùng, tuổi mẹ
< 20 có nguy cơ đẻ con nhẹ cân hơn so với các nhóm
tuổi khác. Theo Nguyễn Khải, chỉ số nhân trắc ở trẻ sơ
sinh thấp nhất ở nhóm mẹ ≤ 19 tuổi.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN (tiếp)
12. Liên quan giữa cân nặng và giới tính của trẻ
Giới Cân nặng (g) Tổng P
< 2500 2500 - 4000 ≥ 4000
Nữ 6 (5.36%) 41 (36.07%) 3 (2.68%) 50 (44.64%) 0.31

Nam 5 (4.46%) 56 (50.00%) 1 (0.89%) 62 (55.36%)


Tổng 11 (9.82%) 97 (86.61%) 4 (3.57%) 112 (100%)
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, tỷ lệ nhẹ cân cao ở
nữ. Tuy nhiên, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê
(p > 0.05).
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Khải (1982, 1990),
Nguyễn Việt Hùng, Trần Thị Phương Mai (2005) và theo
tổng kết của bộ Y tế (2003) cũng cho kết luận tương tự.
Theo đó, tỷ lệ trẻ sơ sinh nhẹ cân ít có sự khác biệt giữa
hai giới.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN (tiếp)
13. Liên quan giữa cân nặng trẻ sơ sinh và tuổi mẹ
Tuổi mẹ Cân nặng (g) Tổng P
< 2500 2500 - 4000 ≥ 4000
≤ 18 3 (2.68%) 2 (1.79%) 0 (0%) 5 (4.46%) 0.02
18 - 35 7 (6.25%) 88 (78.57%) 2 (1.79%) 97 (86.61%)
≥ 35 1 (0.89%) 7 (6.25%) 2 (1.79%) 10 (8.93%)
Tổng 11 (9.82%) 97 (86.61%) 4 (3.58%) 112 (100%)

Kết quả nghiên cứu cho thấy, mẹ ≤ 18 tuổi có nguy cơ


đẻ con nhẹ cân cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm
tuổi khác (p < 0.05). Kết quả này tương đương với kết
quả nghiên cứu của Nguyễn Khải, Nguyễn Việt Hùng,
Trần Thị Phương Mai, Nguyễn Thị Kim Phương.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN (tiếp)
14. Liên quan giữa cân nặng và nơi cư trú của mẹ
Cân nặng (g) Nơi cư trú Tổng P
Nông thôn Thành phố
< 2500 8 (7.14%) 3 (2.68%) 11 (9.81%) < 0.01
2500 - 4000 50 (46.64%) 47 (41.97%) 97 (86.61%)

≥ 4000 1 (0.89%) 3 (2.68%) 4 (3.58%)


Tổng 59 (52.67%) 53 (47.33%) 112 (100%)

Theo nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ sinh con nhẹ cân
của những bà mẹ ở nông thôn cao hơn so với những bà
mẹ ở thành phố có ý nghĩa thống kê (p < 0.01).
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN (tiếp)
15. Liên quan giữa cân nặng trẻ và nghề nghiệp của bố mẹ
Cân nặng Mẹ Tổng P
(g) Nông dân Công nhân Cán bộ Nghề khác Không
nghề
< 2500 3.57% 1.79% 0.89% 2.68% 0.9% 9.87% <0.01
≥ 2500 27.68% 14.29% 8.04% 38.4% 1.7% 90.1%
Tổng 31.25% 16.07% 8.93% 41.1% 2.6% 100%
Bố <0.01
< 2500 0.89% 4.46% 0.89% 3.57% 0% 9.82%
≥ 2500 26.79% 15.19% 9.82% 38.39% 0% 90.1%
Tổng 27.68% 19.64% 10.7% 41.07% 0% 100%

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, tỷ lệ trẻ nhẹ
cân cao nhất ở nhóm mẹ là nông dân và bố là công nhân,
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ( p < 0.05).
KẾT LUẬN
- Sơ sinh nam chiếm tỷ lệ 53.57 %, sơ sinh nữ chiếm 46.43 %.
- Tỷ lệ sơ sinh đủ tháng là 88.44 %, đẻ non 7.14 %, già tháng 4.42 %.
- Tỷ lệ sơ sinh nhẹ cân là 9.9 %, thừa cân là 3.5 %, đủ cân là 86.6 %.
- Tỷ lệ ngôi đầu 91.96 %, ngôi mông 6.25 %,ngôi ngang 1.79 %.
- Trọng lượng trung bình trẻ sơ sinh : 2891.5 ± 433.1 (g).
- Chiều cao trung bình : 49.95 ± 1.76 (cm).
- Vòng đầu trung bình : 30.08 ± 2.83 (cm).
- Siêu âm: + Đường kính lưỡng đỉnh trung bình: 90.13 ± 7.41 mm.
+ Chiều dài xương đùi trung bình : 70.26 ± 5.29 mm.
- Tỷ lệ dị tật bẩm sinh là 2.68%, tỷ lệ tử vong ngay sau sinh là 2.68 %.
- Tỷ lệ trẻ sơ sinh đủ tháng thiếu dưỡng là 6.25 %, thiếu tháng thiếu
dưỡng là 2.68 %.
- Tỷ lệ mổ đẻ của đa ối là 30.77%, của thiểu ối là 72.09 %.
KẾT LUẬN

- Tỷ lệ đa ối là 0.47 %, tỷ lệ thiểu ối là 1.57 %.


- Cân nặng trung bình, chiều cao trung bình và vòng đầu trung bình
thấp ở nhóm tuổi thai ≤ 37 tuần có ý nghĩa thống kê (p < 0.01).
- Chỉ số nhân trắc trẻ sơ sinh thấp có ý nghĩa thống kê ở nhóm các
bà mẹ ≤ 18 tuổi (p <0.05)
- Chỉ số Apgar lúc 1 phút sau sinh thấp ở nhóm trẻ sơ sinh nhẹ cân
có ý nghĩa thống kê hơn các nhóm khác ( p < 0.05).
- Tỷ lệ sơ sinh nhẹ cân cao ở nhóm tuổi thai ≤ 37 tuần so với nhóm
khác, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ( p < 0.01).
- Tỷ lệ mẹ ở nông thôn đẻ con nhẹ cân cao hơn so với nhóm khác,
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ( p < 0.05).
- Tỷ lệ trẻ nhẹ cân cao nhất ở nhóm mẹ là nông dân và bố là công
nhân, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ( p < 0.01).

You might also like