You are on page 1of 32

Phần II: Bù kinh tế CSPK trong lưới điện

PHẦN II:

BÙ KINH TẾ CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG TRONG LƯỚI


TRUYỀN TẢI VÀ PHÂN PHỐI.

1/32
Phần II: Bù kinh tế CSPK trong lưới điện

Chương I. Bài toán bù kinh tế công suất phản


kháng lưới truyền tải và phân phối.

I. Giới thiệu về bài toán bù công suất phản kháng trong


lưới điện.
1. Lý do cần thiết để bù kinh tế công suất phản kháng.
a. Bù kinh tế công suất phản kháng để phân bố tối ưu lại dòng
công suất trên các dây.
Với sự phát triển của hệ thống điện hiện nay, các phụ tải phát triển không
ngừng theo thời gian và không gian không gian và lưới điện ngày càng trở
lên lớn và phức tạp. Tuy nhiên các đường dây lại chưa kịp cải tạo hoặc xây
mới, vì vậy càng ngày các đường dây càng trở trên quá tải. Mặt khác các
lưới quy hoạch không thể dự đoán đầy đủ hướng phát triển của các phụ tải
và ngày khiến dòng công suất phân bố không hợp lí dẫn đến chất lượng điện
năng giảm sút như điện áp cuối đường dây quá thấp, tổn thất điện năng quá
cao…
Để đáp ứng lại sự tăng trưởng của phụ tải, hệ thống điện cũng phải không
ngừng phát triển bằng các cách như đầu tư thêm nguồn điện, xây dựng thêm
đường dây để tránh quá tải trong giờ cao điểm…Tuy nhiên để đầu tư xây
dựng một đường dây mới đòi hỏi rất nhiều vốn và nhân lực. Cần có một
cách rẻ tiền hơn để tăng khả năng tải của đường dây trong các giờ cao điểm
là phân bố tối ưu dòng công suất tác dụng và công suất phản kháng trong hệ
thống điện. Một cách đơn giản nhất đó là bù công suất phản kháng.
Có hai kiểu bù công suất phản kháng trong lưới truyền tải và phân phối là
bù cưỡng bức và bù kinh tế. Trong đó bù cưỡng bức hay bù kĩ thuật là biện
pháp để cân bằng dòng công suất phản kháng trong hệ thống còn bù kinh tế
là việc bù công suất phản kháng để cải thiện chất lượng lưới điện truyền tải
và phân phối. Trong khuôn khổ bản đồ án này ta giả thiết rằng các nguồn
công suất phản kháng là đủ đảm bảo tương đối cân bằng công suất phản
kháng trong lưới điện và ta chỉ quan tâm đến vấn đề bù kinh tế trong lưới
truyền tải và phân phối.

b. Bù kinh tế để giảm tổn thất công suất tác dụng và ổn đinh điện áp.
Một trong những mục tiêu chính của việc bù kinh tế là để giảm tổn thất
công suất tác dụng và ổn định điện áp. Trong hệ thống điện tổn thất công

2/32
Phần II: Bù kinh tế CSPK trong lưới điện

suất tác dụng chủ yếu xảy ra trên các đường dây truyền tải và phân phối.
Chiếm khoảng 5% tổng công suất toàn hệ thống.
Khi một dòng công suất quá lớn chạy qua dây dẫn khiến cho tổn thất
công suất tác dụng của dây dẫn đó tăng lên vì thế ta cần giảm tối đa dòng
công suất chảy qua dây dẫn.
Để xét nguyên nhân tại sao bù công suất phản kháng có thể làm giảm tổn
thất công suất tác dụng, ta xem xét phân tích sau:
A Z = R + jX B

Pđ Pc
Qđ Qc

Giả sử trên đường dây có điện áp định mức Uđm từ điểm A đến điểm B
yêu cầu công suất cuối đường dây (B) là Qc = Pc + jQc để đáp ứng công suất
tại B thì tại A cần phải truyền 1 dòng công suất là: Qđ = Pđ + jQđ. Với Qđ ~
Qc.
Theo [1] tổn thất trên đoạn dây tính gần đúng như sau:
ΔP = R = R + R(*)
Phần R không thay đổi được và vì vậy muốn giảm ΔP ta có thể giảm Q đ
bằng cách đặt một tụ có dung lượng Qbù ở B
A Z = R + jX B

Pđ Pc
Qđ - Qbù Qc Q bù

Và vì vậy công suất phản kháng truyền trên dây chỉ là Qđ - Qbù, tổn thất
lúc này sẽ là:
ΔPbù = R < ΔP
Mà ở B vẫn đảm bảo Qc ~ Qbù + (Qđ - Qbù) ~ Qđ
Việc đặt bù có được thực hiện hay không dựa vào việc xem xét tính kinh
tế, tức là so sánh giữa chi phí xây dựng thêm thiết bị bù là lợi ích của việc
giảm tổn thất công suất tác dụng sẽ tiết kiệm được bao nhiêu tiền, nếu việc
đặt bù là kinh tế ta mới tiến hành đặt bù.
Để tính tổng tổn thất công suất tác dụng trên toàn lưới theo [5] ta có công
thức sau :

3/32
Phần II: Bù kinh tế CSPK trong lưới điện

1
Loss = ∑∑Gi , j (V2 +V j2 − 2ViV j cos( δ j −δi ))
2 i j
Trong đó:
Loss: Tổng tổn thất trên toàn hệ thống.
Gi,j : Là điện dẫn của đường dây nối từ nút I đến nút j.
Vi, Vj là điện áp hai đầu dây i-j.
δi và δj là góc lệch của điện áp hai đầu đường dây i – j

Từ (*) ta thấy rằng để giảm tổn thất công suất tác dụng có thể giảm P
hoặc Q chạy qua dây dẫn. Tuy nhiên dòng công suất tác dụng không thể thay
đổi và phụ tải cũng không thể tạo ra dòng P khi cần thiết, dòng công suất P
do các nhà máy điện đảm bảo cho toàn hệ thống, còn dòng công suất Q có
thể tạo ra cục bộ bằng cách sử dụng các thiết bị bù công suất phản kháng và
có thể cung cấp trực tiếp trước phụ tải. Vì thế việc bù công suất phản kháng
có thể tối ưu hóa dòng chảy công suất trên lưới điện.
Một mục tiêu quan trọng của hệ thống điện là đảm bảo hiệu điện thế ở
các nút nằm trong giới hạn cho phép. Theo [1] tổn tổn thất điện áp tính theo
công thức gần đúng sau:
ΔU = ; V
Với: P, Q: dòng công suất chảy qua dây
R, X thông số đặc trưng của dây
Uđm là điện áp định mức của mạng điện.
Như đã trình bày ở trên, dòng công suất tác dụng là không thể cung cấp
thêm được lên ngoài một số cách như thay đổi đầu phân áp máy biến áp ta
có thể bù công suất phản kháng tại điểm đó.
Tóm lại, bù kinh tế công suất phản kháng có thể dùng để giảm tổn thất
công suất tác dụng và ổn định điện áp. Trong phạm vi bản đồ án ta sẽ quan
tâm đến vấn đề bù công suất phản kháng để giảm tổn thất công suất phản
kháng trên lưới truyền tải và phân phối.

c. Các kiểu bù công suất phản kháng trong lưới truyền tải và phân
phối
• Máy bù đồng bộ: là máy điện đồng bộ chạy non tải có công
suất lớn. Máy bù đồng bộ có ưu điểm là điều chỉnh trơn và có khả năng
vừa tiêu thụ vừa sản xuất ra công suất phản kháng. Tuy nhiên nhược
điểm của nó là phức tạp vì có liên quan đến chuyển động quay và nguồn
1 chiều, máy bù đồng bộ thường có công suất lớn và đặt tại những điểm
quan trọng của hệ thống.
• Tụ bù: Ưu điểm của bộ tụ bù là dễ lắp đặt, vận hành, ổn
định tuy nhiên nhược điểm là bù theo bậc thang, liên quan đến vấn đề

4/32
Phần II: Bù kinh tế CSPK trong lưới điện

cộng hưởng tần số trong lưới. Với các tiến bộ trong ngành điện tử hiện
nay người ta đã chế tạo được các bộ điều chỉnh tụ bù tự động bằng cách
đóng cắt các dãy tụ (capacitor bank) hay điều khiển bằng Thisistor. Xu
hướng hiện và tương lai là bù công suất phản kháng bằng tụ bù có điều
khiển.

d. Bài toán bù kinh tế công suất phản kháng.


Vấn đề đặt tụ bù để cải thiện chất lượng điện áp như: giảm tổn thất công
suất tác dụng, cân bằng điện áp, nâng cao khả năng tải cuả lưới là một vấn
đề kinh tế, cần đảm bảo sao cho việc đặt các tụ bù đảm bảo được các yêu
cầu kĩ thuật đề ra là đạt được các mục tiêu mà vốn đầu tư phải nhỏ nhất.
Bài toán đặt bù giải quyết 2 câu hỏi sau:
1. Cần đặt thiết bị bù ở những vị trí nào?
2. Dung lượng bù cần đặt ở mỗi vị trí đó là bao nhiêu?
Đây là vấn đề được nghiên cứu khá nhiều trên thế giới nhưng ở Việt Nam
còn ít tài liệu đề cập chuyên sâu về bài toán này. Đã có rất nhiều cách giải
quyết bài toán, tuy nhiên các cách giải thường tập trung vào các hàm đơn
mục tiêu như giảm tổn thất công suất tác dụng hay điều chỉnh điện áp.
Phần sau của bản đồ án sẽ giới thiệu sơ qua một số hàm mục tiêu, ràng
buộc, một số thuật toán và cách giải quyết bài toàn. Sau đó sẽ áp dụng một
phương pháp kinh nghiệm để giải một bài toán cụ thể với hàm đơn mục tiêu
là tối thiểu hóa tổn thất công suất tác.

2. Các hàm mục tiêu, ràng buộc và các thuật toán giải quyết bài toán
bù công suất phản kháng.
a. Các hàm mục tiêu:
Có nhiều hàm mục tiêu để thỏa mãn yêu cầu cao nhất của hệ thống, ở đây
ta chỉ giới thiệu 4 hàm mục tiêu cơ bản sau:
• Hàm tổng đầu tư thiết bị bù
n
F1 = ∑ | Bi | → min
i =1

 0 ≤ F1 ≤ F1m
Với 
 0 ≤ B1 ≤ B1m
Trong đó:
F1 : Tổng đầu tư xây dựng thiết bị bao gồm chi phí đầu tư và
vận hành trong một số năm nhất định
Bi : Là giá trị được bù trên thannh cái thứ I (MVAr)

5/32
Phần II: Bù kinh tế CSPK trong lưới điện

F1m : Là mức đầu tư cao nhất có thể


Bm : Tổng dung lượng bù lớn nhất cho phép ở thanh cái i
n : Số thanh cái được đầu tư thiết bị bù trong lưới
Hàm F1 có tác dụng giảm tối đa việc đầu tư cho thiết bị bù mới

• Hàm mục tiêu độ lệch điện áp trung bình


n
F2 = ∑ | Vi* − Vi | → min
i =1

Trong đó:
F2 : Hàm độ lệch điện áp trung bình
Vi : Điện áp thực đơn vị trên thanh cái i
V*I : Điện áp định mức tại thanh cái i
Hàm mục tiêu này để nâng cao chất lượng điện áp

• Hàm mục tiêu giảm tối đa tổn thất công suất tác dụng.
1
F3 = ∑∑Gi , j (V2 +V j2 − 2ViV j cos( δ j −δi )) → min
2 i j
Trong đó:
F3 : Tổng tổn thất trên toàn hệ thống.
Gi,j : Là điện dẫn của đường dây i-j.
Vi, Vj : Là điện áp hai đầu dây i-j.
δi và δj : Là góc lệch của điện áp hai đầu đường dây nối từ nút i
đến nút j

• Hàm mục tiêu giảm tối đa tổn thất nhiên liệu trong hệ thống
NG
F4 = ∑Ci ( Pi ) → min
i =1

Trong đó
F4 : Tổng tổn thất nhiên liệu của hệ thống
NG : Các máy phát trong hệ thống
Ci : Giá của năng lượng ở thanh cái i
Pi: năng lượng được tạo ra ở thanh cái thứ i

• Hàm đa mục tiêu.


Nếu tổng hợp tất cả các mục tiêu trên vào một hàm duy nhất chúng ta có
hàm đa mục tiêu như sau:
Ftối ưu = [F1 F2 F3 F4…]

6/32
Phần II: Bù kinh tế CSPK trong lưới điện

Ở đây: Ftối ưu là vector tối ưu của hàm mục tiêu, tùy theo cách tiếp cận mà
vector F có các cách giải quyết khác nhau. Các cách giải quyết hàm F được
giới thiệu ở phần sau.
Một cách đơn giản để tính hàm F được dùng là sử dụng công thức [5]:
2 2 2 2
F  F  F  F 
F = α  1*  + β  2*  + γ  3*  + ε  4* 
 F1   F2   F3   F4 
Trong đó:
F : Hàm đa mục tiêu có đề cập đến 4 mục tiêu đã nêu ở trên
Các hệ số: α, β, γ, ε là mức độ ưu tiên của các hàm mục tiêu do người
thiết kế quyết định, liên hệ giữa chúng là:
α + β + γ + ε = 100%
F1, F2, F3, F4 là các hàm mục tiêu đã được đề cập ở trên.
F*1, F*2, F*3, F*4 là các giá trị tối ưu của các hàm mục tiêu F1, F2, F3, F4
tương ứng.

b. Các hàm ràng buộc.


Việc bù kinh tế công suất phản kháng tuy không dùng để cân bằng công
suất phản kháng trong lưới nhưng cũng có các ràng buộc nhất định. Các ràng
buộc gồn có:
• Ràng buộc về thông số hệ thống.
Giới hạn điện áp trên các nút: Umin ≤ U ≤ Umax
Khả năng tải của đường dây.
Tính ổn định của hệ thống
• Ràng buộc bởi các các chỉ tiêu kinh tế.
Giới hạn công suất bù: Qbù min ≤ Qbù ≤ Qbù max
Giới hạn vốn đầu tư: C(Pi) ≤ Cmax
• Ràng buộc khác: Yêu cầu hệ số công suất tối thiểu, chi phí vận
hành, tính an toàn…

c. Các thuật toán giả quyết bài toán bù công suất phản kháng.
Có nhiều cách tiếp cận bải toán, tuy nhiên do đây là một bài toán có rất
nhiều biến đầu vào và nhiều mục tiêu nên thường người ta sử dụng các thuật
toán được sử dụng trên máy tính điện tử, ở đây ta sẽ giới thiệu sơ qua về
thuật toán mà không đi quá chi tiết. Một số thuật toán thường được dùng là:

• Thuật toán di truyền (Genetic Algorithm) và thuật toán tiến hóa


Pareto (Pareto Evolutionary Algorithm)

7/32
Phần II: Bù kinh tế CSPK trong lưới điện

Đây là hai thuật toán thông dụng nhất, ý tưởng chung của hai thuật toán
này dựa trên các công thức của di truyền tự nhiên, chi tiết có thể tìm tại [9],
thuật toán này sử dụng cách tính toán như sau:
Thuật toán di truyền cho các phần tử mang một “nhiễm sắc thể” được có
chiều dài và mã hóa dựa vào các thông số đề bài của bài toán (vị trí, loại tụ
bù…).
Khởi đầu với dân số là Ns, ta lai giống các cá thể với nhau, sau đó xem
xét các đời con, mỗi nhiểm sắc thể đời con thừa hưởng 1 nửa gien của bố và
mẹ, nếu con có tính vượt trội hơn đời cha mẹ thì giữ lại để cho lại giống ra
đời cháu, cứ thế sau một một vài vòng lặp cho đến khi ta tìm được cá thể
xuất sắc nhất trong xã hội.
Thuật toán này khá hay và ứng dụng khá nhiều. Điển hình là chương
trình ETAP 6.0.0 đã sử dụng thuật toán này để tính tối ưu vị trí đặt bù
(Optimal Capacitor Placement) [7].

• Thuật toán tìm kiếm Tabu (Tabu Search Algorithm)


Thuật toán tìm kiếm Tabu được phát triển độc lập bởi Glover và Hansen
vào năm 1986 cho vấn đề tính toán tối ưu kết hợp, đây là một thuật toán tìm
kiếm tác động, đặc điểm là sử dụng bộ nhớ linh hoạt. Nó có thể loại trừ giá
trị tối thiểu cục bộ và để tìm các vùng ở xa một giá trị tối thiểu cục bộ. [6]

• Sử dụng các ứng dụng của lí thuyết tập hợp mờ (Fuzzy Set Theory)
Dữ liệu và thông số sử dụng trong việc xác định tối ưu vị trí bù được
phân chia từ nhiều nguồn với phương sai rộng. Đồng thời các phải xét đến
nhiều biến điều kiện vận hành và nhiều biến số không chắc chắn. Các kết
quả này nếu tính theo cách tường minh có thể tìm ra các đáp số không chắc
chắn. Hiện nay người ta đã áp dụng các lý thuyết điều khiển tập hợp mờ để
giải quyết bài toán này, chi tiết áp dụng của lý thuyết này có thể tìm ở [10].

3. Một số phương pháp giải bài toán bù kinh tế lưới truyền tải
a. Luật 2 phần 3 (two-thirds rule).
Cách đơn giản nhất để xác định vị trí đặt tụ bù là trên một nhánh tia có
phụ tải phân bố đều với hàm mục tiêu giảm tối đa tổn thất công suất tác
dụng được gọi là “luật 2/3”.
“Luật 2/3” theo [1] đã chứng minh được rằng trên một nhánh đơn có
phụ tải phân bố đều thì vị trí đặt thiết bị bù tối ưu là vị trí cách nguồn một
khoảng 2/3 chiều dài mạch đó và dung lượng tụ bù tối ưu sẽ là 2/3 công suất
phản kháng yêu cầu ở cuối nguồn. Đường dây sẽ cung cấp 1/3 tổng số công
suất phản kháng yêu cầu, tụ bù sẽ đảm bảo 2/3 còn lại.

8/32
Phần II: Bù kinh tế CSPK trong lưới điện

0 2/3 l
l

Dòng Q

Phương pháp này được sử dụng rộng rãi để tìm vị trí và dung lượng tối
ưu của tụ bù. Nhưng phương pháp này có hạn chế rõ ràng là chỉ áp dụng cho
một nhánh riêng biệt và phụ tải phân bố tương đối đều.

b. Sử dụng phần mềm tính toán.


Hiện tại đã có rất nhiều phần mềm để giải quyết bài toán tối ưu hóa đa
mục tiêu việc bù công suất phản kháng (Optimal Capacitor Placement) như
các phần mềm:
• Etap PowerStation ver.6.0.0 (Module Optimal Capacitor
Placement) sử dụng thuật toán di truyền (Genetic Algorithm)
• DigSilent PowerFactory v.14 (Module Optimal Capacitor
Placement) sử dụng thuật toán tìm kiếm điều hướng (Gradient
Search Algorithm) và thuật toán tìm kiếm Tabu (Tabu Search
Algorithm)
• …
c. Sử dụng phương pháp kinh nghiệm.
Một số phương pháp có thể dựa vào kinh nghiệm của người thiết kế mà
kết quả vẫn có thể chấp nhận được, các phương pháp này áp dụng khi các
phương án kia là không khả thi (lưới phức tạp không phải là hình tia, không
có bản quyền phần mềm…) đăc điểm của các phương pháp này là đơn giản,
tính linh hoạt cao, tuy nhiên kết quả đưa ra thường là đơn mục tiêu và chưa
chắc đã tối ưu nhất. Dù vậy ở một mức nào đó kết quả là chấp nhận được.
Trong phần tiếp theo đồ án này sẽ giới thiệu một phương pháp kinh
nghiệm là phương pháp phân tích chi phí – lợi ích để bù kinh tế công suất
phản kháng và sẽ áp dụng vào một bài toán cụ thể ở phần sau của đồ án.

4. Giới thiệu về phương pháp phân tích chi phí – lợi ích.

9/32
Phần II: Bù kinh tế CSPK trong lưới điện

Như đã phân tích, bài toán đặt bù công suất phản kháng là bài toán rất
phức tạp và gồm nhiều biến số. Thông thường để giải quyết những bài toán
loại này cần có rất nhiều kinh nghiệm, thông số đầu vào và một cách tiếp cận
hợp lí. Hiện tại đã có rất nhiều phần mềm để giải quyết bài toán tối ưu hóa
đa mục tiêu việc bù công suất phản kháng (ETAP 6.0.0, DigSilent 14…)
Tuy nhiên đây là các phần mềm thương mại và có giá rất cao (vài trăm
nghìn US$) với việc cải tạo một lưới loại trung có xét đến tính kinh tế cho
từng kVAr xây dựng thêm thì việc bỏ một số tiền lớn như vậy để mua bản
quyền phần mềm là không thích hợp, có khi còn vượt cả chi phí đầu tư xây
dựng, vì thế cần có một cách đơn giảm hơn và dễ tính toán hơn.
Trong đồ án này chúng ta sẽ tìm vị trí bù tối ưu và cỡ của các bộ tụ dựa
trên phương pháp phân tích chi phí-lợi ích (Benefit-Cost Anylasis). Là một
phương pháp dựa trên kinh nghiệm và một số phân tích kinh tế tài chính,
phương pháp này chỉ xét đến một mục tiêu duy nhất đó là giảm tối đa tổn
thất công suất tác dụng trong giờ cao điểm. Sau khi thực hiện tính toán,
phương án đặt bù chưa chắc đã là tối ưu nhưng chắc chắn sẽ giảm được tổn
thất công suất tác dụng trong lưới và việc đầu tư là có thể thực hiện được.
Ngoài ra phương pháp này có thể áp dụng cho lưới truyền tải và phân phối
trung áp với hình dạng bất kì.

a. Cách chọn điểm đặt bù.


Ý tưởng của phương pháp này là ban đầu sử dụng một phần mềm tính
toán chế độ lưới điện để tìm ra phân bố công suất tối ưu nhất hoặc đơn giản
là chỉ cần tính chế độ xác lập của lưới trong giờ cao điểm. Sau đó tìm ra
điểm có dòng công suất phản kháng lớn nhất chạy qua. Trong khi chọn cần
chú ý:
• Không chọn điểm đặt bù trên thanh góp các nhà máy điện hoặc
nút cân bằng vì thường các nhà máy đều có thiết bị tự động điều
chỉnh kích từ để thay đổi dòng công suất phản kháng, hơn nữa đầu
các nhà máy luôn là nơi mà các thông số ổn định.
• Chỉ đặt hoặc trước hoặc sau trạm biến áp chứ không chọn cả
hai, vì có thể dẫn đến dòng công suất phản kháng chảy ngược qua
cuộn dây máy biến áp gây thêm tổn thất.

b. Cách tính chi phí và lợi ích.


Việc đặt bù có được thực hiện hay không dựa vào việc xem xét tính
kinh tế, tức là so sánh giữa chi phí là lợi ích của việc đặt bù
• Chi phí ở đây là vốn đầu tư cho thiết bị đặt bù. Chi phí ở đây bao
gồm 2 yếu tố: chi phí trực tiếp bao gồm vốn đầu tư xây dựng thiết
bụ bù và chi phí vận hành trong một số năm nhất định, chi phí gián

10/32
Phần II: Bù kinh tế CSPK trong lưới điện

tiếp bao gồm chi phí cơ hội của các máy phát mà có thể giảm việc
sản xuất ra công suất tác dụng và công suất phản kháng.
• Lợi ích từ việc bù công suất phản kháng được định nghĩa là điện
năng tiết kiệm được do đặt thiết bị bù trong những giờ cao điểm
trong toàn bộ số năm thực hiện thu hồi vốn. Ngoài việc tiết kiệm
điện năng, lợi ích từ việc bù công suất phản kháng còn bao gồm
việc nâng cao khả năng truyền tải trên đường dây, cho phép nhiều
máy phát với năng lượng rẻ tiền hơn hoạt động trong giờ cao điểm.
Và vì nâng cao khả năng tải của đường dây cũng tức là có thể bán
ra nhiều điện hơn vì thế lợi nhuận cũng tăng theo…
Ta quy lợi ích và chi phí về một đơn vị chung là VND hoặc US$.
Việc đặt bù sẽ tiếp tục đến khi nào chi phí vượt quá lợi ích thu được.

Cách tính chi phí và lợi ích như sau:


Giả sử ta có các yếu tố đầu vào:
 Giá trung bình 1 kVAr lắp đặt thêm là: a đồng/kVAr
 Giá 1 kWh là: b đồng/kWh
 Việc thu hồi vốn được thực hiện trong vòng n năm, lãi suất
trung bình trong năm là r %
 Tổng thời gian trung bình mà phụ tải cực đại trong ngày là m
giờ
 Dung lượng bù là x kVAr
 Tổn thất công suất tác dụng sau khi bù x kVAr là y kW. Và
tổn thất công suất tác dụng trước khi bù là y0.
Ta chọn việc chấp nhận hay loại bỏ phương án dựa vào nguyên tắc so
sánh lợi ích thu được B và chi phí bỏ ra C, các chi phí này có thể biểu thị
bằng giá trị trong tương lai FV (Future Value) của cuối năm thứ n
Việc đặt bù sẽ thực hiện khi:
B≥C
Với B và C tính theo công thức:
• Lợi ích từ việc lắp đặt thiết bị bù trong tương lai ở bước đặt bù
thứ i:
(1 + r ) n − 1
B = Bi −1 + ( y0 − y ) * m * 60 * 60 * 365 * b (đồng)
r
• Chi phí đặt bù quy về thời điểm tương lai ở bước đặt bù thứ i:
C = Ci-1 + a*x*(1+r)n (đồng)
Trong đó Bi-1, Ci-1 là các giá trị đã tính được từ bước bù i-1

c. Cách chọn dung lượng bù.

11/32
Phần II: Bù kinh tế CSPK trong lưới điện

Gọi hàm y(x) là hàm thể hiện quan hệ giữa lượng tổn thất công suất tác
dụng khi dung lượng bù x. Theo [5] hàm y(x) có dạng:
y

ymin

xtối ưu x

Việc tìm công thức toán học của xtối ưu là rất phức tạp vì hàm y(x) là hàm
phi tuyến (do việc tính chế độ xác lập là việc giải các hàm phi tuyến). Mặt
khác dung lượng x không phải là thay đổi liên tục nên ta có thể thay một số
giá trị của x vào để tính ra y, sau đó chia nhỏ dần để tìm điểm hội tụ (x tối ưu,
ymin). Ở phạm vi đồ án này x sẽ chia nhỏ đến 1MVAr

d. Sơ đồ thuật toán.
Sơ đồ thuật toán của phương pháp phân tích chi phí-lợi ích như sau:

12/32
Phần II: Bù kinh tế CSPK trong lưới điện

Bắt đầu

Tính chế độ xác lập


của lưới khi chưa
có thiết bị bù

Tìm điểm dự kiến


đặt thiết bị bù

Chọn dung
lượng bù

Tính lại CĐXL,


tính chi phí, lợi
ích

Sai
Lợi ích > Chi phí ?

Đúng
Sai
Y đã tối ưu?

Đúng

Sai
Đạt mục tiêu giảm
tổn thất ?

Đúng

Kết thúc

13/32
Phần II: Bù kinh tế CSPK trong lưới điện

Thuật toán được thực hiện theo các bước như sau:
• Trước khi đặt các thiết bị bù, ta sử dụng một chương trình mô phỏng
hệ thống điện để tính toán chế độ xác lập cho lưới điện cần phải bù và
tính phân bố công suất sao cho tối ưu nhất. Sau bước này ta tính được
tổng tổn thất công suất tác dụng ban đầu.
• Từ kết quả tính toán ta chọn ra một điểm có khả năng đặt bù, nguyên
tắc chọn là điểm có dòng công suất phản kháng lớn nhất ngoại trừ nút
cân bằng trong hệ thống và các nút nhà máy.
• Từ điểm đã chọn tìm ra dung lượng đặt bù tối ưu và dùng chương
trình tính phân bố dòng công suất trên lưới, tính tổng tổn thất trên toàn
lưới, chi phí và lợi ích của việc đặt bù.
• So sánh B và C. Nếu chi phí > lợi ích thì loại dung lựong bù đó, tìm
các điểm lân cận sao cho chi phí < lợi ích. Nếu không tìm được thì
phương án đặt bù ở điểm đó là thất bại, chuyển sang bước tiếp theo
• Lặp lại bước 2, cho đến khi nào hết đạt được mục tiêu giảm tổn thất
đặt ra hoặc sử dụng hết vốn có thể đầu tư.
• Kết thúc phương án.

e. Nhận xét về phương pháp phân tích chi phí – lợi ích.

Ưu điểm:
• Đơn giản trong tính toán, có thể áp dụng cho một lưới phức tạp
bất kì. Phần tính toán khó nhất là tính chế độ xác lập thì có thể sử
dụng các phần mềm miễn phí như Conus của ĐHBKHN.
• Không cần nhiều thông số đầu vào, chỉ cần các thông số tối
thiểu là công suất các nút, loại đường dây, giá đầu tư thiết bị bù.
• Chắc chắn đạt được mục tiêu giảm tổn thất công suất tác dụng
mà giá thành đầu tư nhỏ hơn lợi ích đạt được

Nhược điểm:
• Phương án cuối cùng chưa chắc đã là phương án tối ưu do
việc chọn địa điểm và dung lượng bù chưa tối ưu
• Chưa xét đến sự thay đổi của phụ tải trong tương lai.
• Chỉ dùng cho bù kinh tế với mục tiêu là giảm tổn thất công
suất tác dụng mà không xét đến các mục tiêu khác

14/32
Phần II: Bù kinh tế CSPK trong lưới điện

Chương II. Giải bài toán bù kinh tế công suất


phản kháng trong lưới truyền tải áp dụng phương pháp
phân tích chi phí – lợi ích

Trong nội dung của đồ án này ta sẽ sử dụng phương pháp phân tích chi
phí – lợi ích để giải bài toán giảm tổn thất công suất tác dụng trong lưới điện
đã cho ở phần I.

I. Bài toán
Dùng phương pháp bù công suất phản kháng để giảm tối đa tổn thất công
suất tác dụng trên lưới đã tính được ở phần I. Các số liệu đầu vào như sau:

Tuy nhiên để giải bài toán này ta cần thay đổi một số thông số của lưới
đã tính ở phần I nhằm làm cho kết quả rõ ràng hơn, cụ thể thay đổi như sau:

1. Một số thay đổi trong lưới đang khảo sát.


Các thông số về phụ tải, nguồn và đường dây đã cho chi tiết ở phần I.
Tuy nhiên theo phần I thì tổng tổn thất của cả lưới là:
% tổn thất P = = %
Con số này là nhỏ và khi bù để giảm tổn thất công suất tác dụng không
có nhiều ý nghĩa nên ở phần này ta sẽ thay đổi một số thông số của lưới để
đạt được tổn thất lớn hơn nhằm mục đích khảo sát phương pháp đặt bù đang
xét.
Một số giả thiết như sau:
1. Ta thay nhà máy 2 (nút cân bằng cũ) bằng hệ thống
điện để đảm bảo rằng khi phụ tải tăng lên lưới vẫn đảm bảo cân bằng công
suất tác dụng và công suất phản kháng. Giả thiết này là để giúp ta chỉ quan
tâm đến việc bù kinh tế cho lưới điện.
2. Giả sử lưới đang xét sau một vài năm phụ tải tăng
trưởng gấp đôi nhưng lưới vẫn chưa cải tạo, do dòng công suất chạy trên

15/32
Phần II: Bù kinh tế CSPK trong lưới điện

lưới giờ cao điểm là lớn dẫn đến tổn thất tăng lên rất lớn. Vì vậy cần có biện
pháp để cải tạo.
3. Để đơn giản hơn nữa việc tính toán ta giả thiết rằng
lưới điện là bão hòa và không còn tăng trưởng nữa hoặc những nguồn tăng
trưởng sẽ được cung cấp bởi 1 đường dây mới từ hệ thống điện.
4. Giá mỗi kVAr lắp đặt thêm ở các cấp điện áp khác
nhau là tương đương.
5. Ta chỉ xét trường hợp giờ cao điểm tức là lúc phụ tải
đạt max. Nhà máy I lúc này sẽ phát điện với công suất 100%, các đường dây
vẫn giữ nguyên, chỉ có tải thay đổi tăng gấp đôi. Các số liệu chi tiết sẽ cho ở
phụ lục.
6. Khi bù dòng công suất tác dụng nhà máy và hệ thống
điện cung cấp cho lưới cũng giảm xuống, nhưng để đơn giản cho việc tính
toán % tổn thất ta không xét đến thay đổi này, % tổn thất sẽ được tính bằng
tổng tổn thất công suất tác dụng chia cho tổng yêu cầu công suất tác dụng
ban đầu trước khi bù.

2. Sử dụng chương trình ETAP 4.0.0 để tính chế độ lưới điện.


Để tính chế độ xác lập của lưới ta sẽ dùng chương trình ETAP Power
Station 4.0.0 (bản Demo) để tính phân bố dòng công suất và tổng tổn thất
công suất tác dụng.

16/32
Phần II: Bù kinh tế CSPK trong lưới điện
PT1 PT2 PT7 PT8
53.313 MVA 47.064 MVA 56.824 MVA 54.589 MVA

TGHAPT1 TGHAPT2 TGHAPT7 TGHAPT8

T11 T12 T81 T82


T20 T71 T72

TGMFI1 TGCAPT1 TGCAPT2 TGCAPT7 TGCAPT8

MF11 DDK8
DDK1 DDK7
DDK2
55 MW TI1
TGMFI2 U1
0 MVAsc
MF12 TGCAPT5
DDKI-5 DDKII-5

55 MW
TI2

TGMFI3 T51 T52


DDK6 TGNMII
MF13

TGHAPT5
55 MW TI3

TGMFI4
PT5 T62
MF14 67.564 MVA

DDK6-9 PT6
DDK3

DDK4

55 MW TI4 T61
63.624 MVA
TGNM1 TGCAPT4
TGCAPT3 TGCAPT6 TGHAPT6
TGCAPT9
T31 T32 T41 T42 T91 T92

TGHAPT9
TGHAPT3 TGHAPT4

PT3 PT4 PT9


62.221 MVA 55.592 MVA 40.895 MVA

Phần số liệu trình bày chi tiết về phụ tải và đường dây cho trong phụ lục.
Kết quả mô phỏng cho kết quả tổn thất công suất tác dụng trên toàn lưới
như sau:

17/32
Phần II: Bù kinh tế CSPK trong lưới điện

Như vậy % tổn thất trên lưới là:


28 .876
% tổn thất = 395 .344
* 100 % = %
Ta thấy, tổn thất trên toàn lưới là khá lớn, cần thiết phải có biện pháp
giảm tổn thất công suất tác dụng. Ta sẽ sử dụng phương pháp phân tích chi
phí – lợi ích để thực hiện bù công suất phản kháng cho lưới nhằm giảm tổn
thất công suất tác dụng tới mức khoảng 5%

3. Các bước tính toán.


Bước 1: Ta tính cho lần bù đầu tiên
• Kết quả mô phỏng cho kết quả dòng công suất trên các thanh cái sau
khi dùng Etap để tính chế độ xác lập như sau:

Dòng công suất trên các thanh góp cap áp, hạ áp của các phụ tải và nhà
máy

Tổn thất trên lưới


Sau khi bù kiểm tra các giá trị điện áp đầu các thanh cái đều ở giá trị
cho phép, nên không tiếp tục xét tiếp.

18/32
Phần II: Bù kinh tế CSPK trong lưới điện

• Chọn ra điểm khả thi để đặt bù:


Từ bảng trên ta tìm ra điểm có dòng công suất phản kháng lớn nhất trên
các thanh cái để tiến hành đặt bù đó là điểm: Thanh góp cao áp phụ tải 5.

• Chọn dung lượng bù và tính hàm chi phí C, lợi ích B:


Với các thông số đầu vào:

Từ phần trước ta đã có công thức:


(1 + r ) n − 1
B = Bi −1 + ( y0 − y ) * m * 60 * 60 * 365 * b (đồng)
r
Và: C = Ci-1 + a*x*(1+r)n (đồng)
Thay đổi các giá trị bù x sau đó tính toán chế độ xác lập bằng chương
trình ETAP 4.0.0 để tìm được giá trị các giá trị gần với ymin như sau.

Từ bảng trên ta vẽ được đồ thị hàm y(x) như sau:

Từ kết quả tổng hợp và đồ thị ta thấy rằng dung lượng bù tối ưu trên
thanh góp cao áp phụ tải 5 là 54 MVAr.
• So sánh B và C, tìm ra dung lượng bù mang tính kinh tế:
Kết quả so sánh B và C cho ở bảng trên, Từ bảng trên ta thấy với giá
trị x = 54 MVAr thì B> C, vậy có giá trị này được chấp nhận nên ta cố định
một thiết bị bù với dung lượng 54 MVAr tại thanh góp cao áp phụ tải 5 và
tiến hành bù tiếp.

19/32
Phần II: Bù kinh tế CSPK trong lưới điện

PT1 PT2 PT7 PT8


53.313 MVA 47.064 MVA 56.824 MVA 54.589 MVA

TGHAPT1 TGHAPT2 TGHAPT7 TGHAPT8

TGMFI1 TGCAPT1 TGCAPT2 TGCAPT7 TGCAPT8

MF11
CAP8
55 MW 54 Mvar
TGMFI2
U1
MF12 TGCAPT5

55 MW

TGMFI3
TGNMII
MF13

TGHAPT5
55 MW

TGMFI4
TGNM1 PT5
MF14 67.564 MVA

PT6
55 MW
63.624 MVA
TGCAPT4 TGCAPT6 TGHAPT6
TGCAPT9
TGCAPT3

TGHAPT3 TGHAPT9
TGHAPT4

PT3 PT4 PT9


62.221 MVA 55.592 MVA 40.895 MVA

Bước 2: Thực hiện bù ở vị trí thứ 2


• Dùng chương trình ETAP tính lại chế độ xác lập của lưới với thiết bị
vừa đặt vào là một tụ bù 54Mvar tại thanh góp cao áp phụ tải 5:
Kết quả mô phỏng sau khi đặt bù lần 2 như sau:

Và kết quả tính tổn thất:

20/32
Phần II: Bù kinh tế CSPK trong lưới điện

• Ta tiến hành chọn điểm tiếp theo để đặt bù, theo bảng trên ta chọn
được điểm có dòng công suất phản kháng lớn nhất là thanh góp phụ
tải 6.
• Lặp lại các bước tính giá trị bù x và tổn thất y, với chú ý B, C ở đây
tính thêm phần chi phí và lợi ích đã thực hiện ở lần bù 1:
(1 + r ) n − 1
B2 = B1 + ( y0 − y ) * m * 60 * 60 * 365 * b
r
(1 + r ) n −1
= 116 .4 * 10 9 + ( y0 − y ) * m * 60 * 60 * 365 * b
r
C2 = C1 + a*x*(1+r)n
= 114.3 + a*x*(1+r)n
Kết quả thu được như sau:

Với đồ thị hàm y(x):

• Với dung lượng bù tối ưu là 30MVAr thì B > C do đó ta vẫn có thể


tiếp tục bù.

21/32
Phần II: Bù kinh tế CSPK trong lưới điện

PT1 PT2 PT7 PT8


53.313 MVA 47.064 MVA 56.824 MVA 54.589 MVA

TGHAPT1 TGHAPT2 TGHAPT7 TGHAPT8

TGMFI1 TGCAPT1 TGCAPT2 TGCAPT7 TGCAPT8

MF11
CAP8
55 MW 54 Mvar
TGMFI2
U1
MF12 TGCAPT5

55 MW
TGNMII
TGMFI3
MF13

TGHAPT5
55 MW

TGMFI4
TGNM1 PT5 CAP11
MF14 67.564 MVA 30 kvar

55 MW PT6
63.624 MVA
TGCAPT4
TGCAPT6 TGHAPT6
TGCAPT9
TGCAPT3

TGHAPT3 TGHAPT9
TGHAPT4

PT3 PT4 PT9


62.221 MVA 55.592 MVA 40.895 MVA

Bước 3: Tiếp tục bù tại điểm thứ 3


• Lặp lại quá trình trên chạy chương trình Etap để tính lại phân bố dòng
công suất ta được kết quả:

Tổn thất trên lưới:

• Kết quả tính toán giá trị: x, y, B, C:

22/32
Phần II: Bù kinh tế CSPK trong lưới điện

Với đồ thị hàm y(x):

• Ta thấy ở lần này giá trị bù tối ưu là 32 MVAr nhưng tại đó thì B < C
không thể bù đến giá trị tối ưu là 32 MVAr vì lúc đó B < C, nghĩa là
không còn tính kinh tế nữa. Vì thế ta sẽ bù đến giá trị mà B còn lớn
hơn C đó là tại x = 30 Mvar.
PT1 PT2 PT7 PT8
53.313 MVA 47.064 MVA 56.824 MVA 54.589 MVA

TGHAPT1 TGHAPT2 TGHAPT7 TGHAPT8

TGMFI1 TGCAPT1 TGCAPT2 TGCAPT7 TGCAPT8

MF11
CAP8
55 MW 54 Mvar
TGMFI2
U1
MF12 TGCAPT5

55 MW
TGNMII
TGMFI3
MF13

TGHAPT5
55 MW

TGMFI4
TGNM1 PT5 CAP11
MF14 67.564 MVA 30 kvar

55 MW PT6
63.624 MVA
TGCAPT4
TGCAPT6 TGHAPT6
TGCAPT9

TGCAPT3
CAP12
30 kvar
TGHAPT3 TGHAPT9
TGHAPT4

PT3 PT4 PT9


62.221 MVA 55.592 MVA 40.895 MVA

Bước 4.
• Có thể tiếp tục tìm điểm tiếp theo để bù và xét tính kinh tế, tuy nhiên
ta đã đạt được mục đích giảm tổn thất đến 5.37% nên ta có thể dừng
việc bù ở đây. Ta có bảng tổng kết sau:

23/32
Phần II: Bù kinh tế CSPK trong lưới điện

• Từ đây ta tính được vốn đầu tư hiện tại là:


CPV = Σdung lượng bù * giá 1 kVAr thiết bị bù:
= *1000**106 = *109 (đồng)

24/32
Phần II: Bù kinh tế CSPK trong lưới điện

Phụ lục:
Thông số và kết quả tính chế độ xác lập của lưới trong phần II
khi chưa đặt thiết bị bù, kết quả mô phỏng trên phần mềm
ETAP 4.0.0:
Electrical Transient Analyzer Program
ETAP PowerStation

Load Flow Analysis

Loading Category: Design


Load Diversity Factor: None
Swing Generator Load Total Number of Buses:
1 4 19 24

Number of Branches:21 XFMR3 0 Reactor 0 Line/Cable 10 Impedance 0 Tie PD 0 Total 31

Method of Solution: Gauss-Seidel Method


Maximum No. of Iteration: 2000
Precision of Solution: 0.000001
Load Flow Acceleration Factor: 1.45

System Frequency: 50.00


Unit System: Metric

Project Filename: GraduatedThesis


Output Filename: C:\ETAP\Copy (2) of GraduatedThesis\Untitled.lf1

BUS Input Data


Bus Initial Voltage Generator Static Load Mvar Limits
ID Type kV % Mag. Ang. MW Mvar MW Mvar MW Mvar
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
TGCAPT1 Load 110.000 100.0 0.0
TGCAPT2 Load 110.000 100.0 0.0
TGCAPT3 Load 110.000 100.0 0.0
TGCAPT4 Load 110.000 100.0 0.0
TGCAPT5 Load 110.000 100.0 0.0
TGCAPT6 Load 110.000 100.0 0.0
TGCAPT7 Load 110.000 100.0 0.0
TGCAPT8 Load 110.000 100.0 0.0
TGCAPT9 Load 110.000 100.0 0.0
TGHAPT1 Load 10.500 100.0 0.0 48.000 23.200
TGHAPT2 Load 10.500 100.0 0.0 40.000 24.800
TGHAPT3 Load 10.500 100.0 0.0 55.999 27.122
TGHAPT4 Load 10.500 100.0 0.0 50.000 24.300

25/32
Phần II: Bù kinh tế CSPK trong lưới điện

TGHAPT5 Load 10.500 100.0 0.0 54.997 39.246


TGHAPT6 Load 10.500 100.0 0.0 56.000 30.200
TGHAPT7 Load 10.500 100.0 0.0 50.000 27.000
TGHAPT8 Load 10.500 100.0 0.0 48.000 26.000
TGHAPT9 Load 10.500 100.0 0.0 36.000 19.400
TGMFI1 Gen. 10.500 100.0 0.0 55.000 0.000 64.706 0.000
TGMFI2 Gen. 10.500 100.0 0.0 55.000 0.000 64.706 0.000
TGMFI3 Gen. 10.500 100.0 0.0 55.000 0.000 64.706 0.000
TGMFI4 Gen. 10.500 100.0 0.0 55.000 0.000 64.706 0.000
TGNM1 Load 110.000 100.0 0.0
TGNMII Swing 110.000 110.0 0.0
Total Nunmber of Buses: 24 220.000 0.000 438.996 241.267

LINE / CABLE Input Data


Line/Cable Ohms or Mohs / 1000 m per Conductor (Cable) or per Phase (Line)
ID Library Size Length(m) #/Phase T (°C) R X Y
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
DDK1 60020.0 1 75 0.224925 0.203266 0.0000052
DDK2 81320.0 1 75 0.270044 0.423020 0.0000014
DDK3 58050.0 1 75 0.224978 0.219983 0.0000052
DDK4 60030.0 1 75 0.225054 0.220057 0.0000052
DDK6 48260.0 1 75 0.135102 0.211562 0.0000054
DDK6-9 41590.0 1 75 0.225054 0.220005 0.0000050
DDK7 60420.0 1 75 0.224926 0.219960 0.0000051
DDK8 75310.0 1 75 0.225070 0.220024 0.0000052
DDKI-5 52950.0 1 75 0.165061 0.214542 0.0000053
DDKII-5 59230.0 1 75 0.225055 0.219990 0.0000052
Line / Cable resistances are listed at the specified temperatures.

2-WINDING TRANSFORMER Input Data

Transformer Rating Z Variation Adjusted Phase Shift


ID MVA Prim. kVSec. kV % Z X/R % Tol. Prim. Sec. %Z Type Angle
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
T11 25.000 10.500 115.000 8.500 23.7 0 0 8.5000 Std Pos. Seq. 0.0
T12 25.000 10.500 115.000 8.500 23.7 0 0 8.5000 Std Pos. Seq. 0.0
T20 25.000 10.500 115.000 8.500 23.7 0 0 8.5000 Std Pos. Seq. 0.0
T31 25.000 115.000 10.500 8.500 23.7 0 0 8.5000 Std Pos. Seq. 0.0
T32 25.000 115.000 10.500 8.500 23.7 0 0 8.5000 Std Pos. Seq. 0.0
T41 25.000 115.000 10.500 8.500 5.8 0 0 8.5000 Std Pos. Seq. 0.0
T42 25.000 115.000 10.500 8.500 23.7 0 0 8.5000 Std Pos. Seq. 0.0
T51 40.000 115.000 10.500 8.500 27.3 0 0 8.5000 Std Pos. Seq. 0.0
T52 40.000 115.000 10.500 8.500 27.3 0 0 8.5000 Std Pos. Seq. 0.0
T61 25.000 10.500 115.000 8.500 23.7 0 0 8.5000 Std Pos. Seq. 0.0
T62 25.000 10.500 115.000 8.500 23.7 0 0 8.5000 Std Pos. Seq. 0.0
T71 25.000 10.500 115.000 8.500 23.7 0 0 8.5000 Std Pos. Seq. 0.0
T72 25.000 10.500 115.000 8.500 23.7 0 0 8.5000 Std Pos. Seq. 0.0
T81 25.000 10.500 115.000 8.500 23.7 0 0 8.5000 Std Pos. Seq. 0.0
T82 25.000 10.500 115.000 8.500 23.7 0 0 8.5000 Std Pos. Seq. 0.0
T91 16.000 115.000 11.000 8.500 18.6 0 0 8.5000 Std Pos. Seq. 0.0
T92 16.000 115.000 11.000 8.500 18.6 0 0 8.5000 Std Pos. Seq. 0.0
TI1 80.000 10.500 121.000 9.000 34.1 0 0 9.0000 Std Pos. Seq. 0.0
TI2 80.000 10.500 121.000 9.000 34.1 0 0 9.0000 Std Pos. Seq. 0.0
TI3 80.000 121.000 10.500 9.000 34.1 0 0 9.0000 Std Pos. Seq. 0.0
TI4 80.000 10.500 121.000 9.000 34.1 0 0 9.0000 Std Pos. Seq. 0.0

26/32
Phần II: Bù kinh tế CSPK trong lưới điện

BRANCH CONNECTIONS
CKT/Branch Connected Bus ID % Impedance, Pos. Seq., 100 MVAb
ID Type From Bus To Bus R X Z Y
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
T11 2W XFMR TGHAPT1 TGCAPT1 1.29 30.68 30.71
T12 2W XFMR TGHAPT1 TGCAPT1 1.29 30.68 30.71
T20 2W XFMR TGHAPT2 TGCAPT2 1.29 30.68 30.71
T31 2W XFMR TGCAPT3 TGHAPT3 1.29 30.68 30.71
T32 2W XFMR TGCAPT3 TGHAPT3 1.29 30.68 30.71
T41 2W XFMR TGCAPT4 TGHAPT4 5.23 30.26 30.71
T42 2W XFMR TGCAPT4 TGHAPT4 1.29 30.68 30.71
T51 2W XFMR TGCAPT5 TGHAPT5 0.70 19.18 19.19
T52 2W XFMR TGCAPT5 TGHAPT5 0.70 19.18 19.19
T61 2W XFMR TGHAPT6 TGCAPT6 1.29 30.68 30.71
T62 2W XFMR TGHAPT6 TGCAPT6 1.29 30.68 30.71
T71 2W XFMR TGHAPT7 TGCAPT7 1.29 30.68 30.71
T72 2W XFMR TGHAPT7 TGCAPT7 1.29 30.68 30.71
T81 2W XFMR TGHAPT8 TGCAPT8 1.29 30.68 30.71
T82 2W XFMR TGHAPT8 TGCAPT8 1.29 30.68 30.71
T91 2W XFMR TGCAPT9 TGHAPT9 2.58 47.92 47.99
T92 2W XFMR TGCAPT9 TGHAPT9 2.58 47.92 47.99
TI1 2W XFMR TGMFI1 TGNM1 0.33 11.25 11.25
TI2 2W XFMR TGMFI2 TGNM1 0.33 11.25 11.25
TI3 2W XFMR TGNM1 TGMFI3 0.33 11.25 11.25
TI4 2W XFMR TGMFI4 TGNM1 0.33 11.25 11.25
DDK1 Line TGCAPT1 TGNM1 9.22 8.33 12.43 4.5387101
DDK2 Line TGCAPT2 TGNM1 15.00 23.50 27.87 1.6105100
DDK3 Line TGNM1 TGCAPT3 8.92 8.72 12.48 4.3923001
DDK4 Line TGNM1 TGCAPT4 9.23 9.02 12.91 4.5387101
DDK6 Line TGNMII TGCAPT6 4.45 6.97 8.27 3.8066602
DDK6-9 Line TGCAPT6 TGCAPT9 6.39 6.25 8.94 3.0746100
DDK7 Line TGCAPT7 TGNMII 9.28 9.08 12.98 4.5387101
DDK8 Line TGCAPT8 TGNMII 11.58 11.32 16.19 5.7099900
DDKI-5 Line TGNM1 TGCAPT5 5.97 7.76 9.79 4.0994802
DDKII-5Line TGNMII TGCAPT5 9.10 8.90 12.73 4.5387101

LOAD FLOW REPORT

Bus Voltage Generation Motor Load Static Load Load Flow XFMR
ID kV kV Ang. MW Mvar MW Mvar MW Mvar ID MW
Mvar Amp %PF % Tap
TGCAPT1 110.000 110.332 5.1 0 0 0 0 0 0 TGNM1 -40.56 -
23.58 246 86.4
TGHAPT1 20.28 11.79 123 86.4
TGHAPT1 20.28 11.79 123 86.4
TGCAPT2 110.000 104.701 3.7 0 0 0 0 0 0 TGNM1 -27.72 -
22.22 196 78.0
TGHAPT2 27.72 22.23 196 78.0
TGCAPT3 110.000 109.234 4.8 0 0 0 0 0 0 TGNM1 -45.69 -
27.36 281 85.8
TGHAPT3 22.84 13.68 141 85.8
TGHAPT3 22.84 13.68 141 85.8

27/32
Phần II: Bù kinh tế CSPK trong lưới điện

TGCAPT4 110.000 109.874 4.9 0 0 0 0 0 0 TGNM1 -41.60 -


24.30 253 86.3
TGHAPT4 21.58 10.81 127 89.4
TGHAPT4 20.02 13.49 127 82.9
TGCAPT5 110.000 115.118 2.9 0 0 0 0 0 0 TGNM1 -51.71
13.37 268 -96.8
TGNMII 1.12 -53.80 270 -2.1
TGHAPT5 25.30 20.22 162 78.1
TGHAPT5 25.30 20.22 162 78.1
TGCAPT6 110.000 111.874 -2.1 0 0 0 0 0 0 TGNMII -
79.11 -50.24 484 84.4
TGCAPT9 31.64 18.97 190 85.8
TGHAPT6 23.73 15.63 147 83.5
TGHAPT6 23.73 15.63 147 83.5
TGCAPT7 110.000 112.651 -0.9 0 0 0 0 0 0 TGNMII -
43.49 -28.13 265 84.0
TGHAPT7 21.75 14.06 133 84.0
TGHAPT7 21.75 14.06 133 84.0
TGCAPT8 110.000 111.190 -1.2 0 0 0 0 0 0 TGNMII -
40.83 -26.31 252 84.1
TGHAPT8 20.42 13.15 126 84.1
TGHAPT8 20.42 13.15 126 84.1
TGCAPT9 110.000 107.570 -2.6 0 0 0 0 0 0 TGCAPT6 -
30.59 -20.47 198 83.1
TGHAPT9 15.29 10.24 99 83.1
TGHAPT9 15.29 10.24 99 83.1
TGHAPT1 10.500 9.632 0.7 0 0 0 0 40.39 19.52 TGCAPT1 -
20.19 -9.76 1345 90.0
TGCAPT1 -20.19 -9.76 1345 90.0
TGHAPT2 10.500 8.707 -3.2 0 0 0 0 27.50 17.05 TGCAPT2 -
27.50 -17.05 2146 85.0
TGHAPT3 10.500 9.461 -0.2 0 0 0 0 45.46 22.02 TGCAPT3 -
22.73 -11.01 1541 90.0
TGCAPT3 -22.73 -11.01 1541 90.0
TGHAPT4 10.500 9.524 0.5 0 0 0 0 41.14 19.99 TGCAPT4 -
21.22 -8.67 1389 92.6
TGCAPT4 -19.93 -11.32 1389 86.9
TGHAPT5 10.500 10.055 -0.2 0 0 0 0 50.43 35.99 TGCAPT5 -
25.22 -17.99 1779 81.4
TGCAPT5 -25.22 -17.99 1779 81.4
TGHAPT6 10.500 9.642 -7.1 0 0 0 0 47.22 25.47 TGCAPT6 -
23.61 -12.73 1606 88.0
TGCAPT6 -23.61 -12.73 1606 88.0
TGHAPT7 10.500 9.770 -5.5 0 0 0 0 43.29 23.38 TGCAPT7 -
21.65 -11.69 1454 88.0
TGCAPT7 -21.65 -11.69 1454 88.0
TGHAPT8 10.500 9.663 -5.5 0 0 0 0 40.65 22.02 TGCAPT8 -
20.33 -11.01 1381 87.9
TGCAPT8 -20.33 -11.01 1381 87.9
TGHAPT9 10.500 9.643 -8.0 0 0 0 0 30.37 16.36 TGCAPT9 -
15.18 -8.18 1033 88.0
TGCAPT9 -15.18 -8.18 1033 88.0
*TGMFI1 10.500 10.500 9.5 55.00 24.29 0 0 0 0 TGNM1 55.00
24.29 3306 91.5
*TGMFI2 10.500 10.500 9.5 55.00 24.29 0 0 0 0 TGNM1 55.00
24.29 3306 91.5
*TGMFI3 10.500 10.500 9.5 55.00 24.29 0 0 0 0 TGNM1 55.00
24.29 3306 91.5
*TGMFI4 10.500 10.500 9.5 55.00 24.29 0 0 0 0 TGNM1 55.00
24.29 3306 91.5
TGNM1 110.000 117.708 5.9 0 0 0 0 0 0 TGCAPT1 42.91
21.67 236 89.3

28/32
Phần II: Bù kinh tế CSPK trong lưới điện

TGCAPT2 30.20 24.74 191 77.4


TGCAPT3 48.69 26.42 272 87.9
TGCAPT4 44.10 22.73 243 88.9
TGCAPT5 53.63 -14.67 273 -96.5
TGMFI1 -54.88 -20.22 287 93.8
TGMFI2 -54.88 -20.22 287 93.8
TGMFI3 -54.88 -20.22 287 93.8
TGMFI4 -54.88 -20.22 287 93.8
*TGNMII 110.000 121.000 0.0 175.33 156.48 0 0 0 0
TGCAPT6 83.60 53.74 474 84.1
TGCAPT7 46.25 26.59 255 86.7
TGCAPT8 43.90 24.04 239 87.7
TGCAPT5 1.58 52.11 249 3.0
* Indicates a voltage regulated bus ( voltage controlled or swing type machine connected to it)
# Indicates a bus with a load mismatch of more than 0.1 MVA

BUS LOADING Summary Report


Bus Bus Total Load
ID kV Rated Amp MW Mvar MVA % PF Amp % Loading
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------
TGCAPT1 110.000 40.561 23.584 46.919 86.4 245.52
TGCAPT2 110.000 27.721 22.225 35.530 78.0 195.92
TGCAPT3 110.000 45.688 27.357 53.252 85.8 281.46
TGCAPT4 110.000 41.601 24.302 48.179 86.3 253.17
TGCAPT5 110.000 51.709 53.798 74.619 69.3 374.24
TGCAPT6 110.000 79.109 50.238 93.713 84.4 483.63
TGCAPT7 110.000 43.493 28.127 51.795 84.0 265.46
TGCAPT8 110.000 40.832 26.306 48.573 84.1 252.21
TGCAPT9 110.000 30.587 20.471 36.806 83.1 197.54
TGHAPT1 10.500 40.389 19.522 44.860 90.0 2689.03
TGHAPT2 10.500 27.503 17.052 32.360 85.0 2145.84
TGHAPT3 10.500 45.463 22.019 50.514 90.0 3082.65
TGHAPT4 10.500 41.141 19.994 45.742 89.9 2772.77
TGHAPT5 10.500 50.431 35.987 61.955 81.4 3557.50
TGHAPT6 10.500 47.221 25.465 53.650 88.0 3212.50
TGHAPT7 10.500 43.293 23.378 49.202 88.0 2907.41
TGHAPT8 10.500 40.652 22.020 46.232 87.9 2762.32
TGHAPT9 10.500 30.367 16.364 34.495 88.0 2065.21
TGMFI1 10.500 55.000 24.287 60.124 91.5 3305.96
TGMFI2 10.500 55.000 24.287 60.124 91.5 3305.96
TGMFI3 10.500 55.000 24.287 60.124 91.5 3305.96
TGMFI4 10.500 55.000 24.287 60.124 91.5 3305.96
TGNM1 110.000 219.523 95.557 239.419 91.7 1174.33
TGNMII 110.000 175.333 156.477 235.003 74.6 1121.32

BRANCH LOADING Summary Report


Transformer
CKT / Branch Cable & Reactor
Ampacity Loading Capability Loading (input) Loading (output)
ID Type (Amp) Amp % (MVA) MVA % MVA %
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
T11 Transformer 25.000 23.459 93.8 22.430 89.7
T12 Transformer 25.000 23.459 93.8 22.430 89.7
*T20 Transformer 25.000 35.530 142.1 32.360 129.4
*T31 Transformer 25.000 26.626 106.5 25.257 101.0
*T32 Transformer 25.000 26.626 106.5 25.257 101.0
T41 Transformer 25.000 24.140 96.6 22.918 91.7
T42 Transformer 25.000 24.140 96.6 22.918 91.7

29/32
Phần II: Bù kinh tế CSPK trong lưới điện

T51 Transformer 40.000 32.382 81.0 30.977 77.4


T52 Transformer 40.000 32.382 81.0 30.977 77.4
*T61 Transformer 25.000 28.418 113.7 26.825 107.3
*T62 Transformer 25.000 28.418 113.7 26.825 107.3
T71 Transformer 25.000 25.898 103.6 24.601 98.4
T72 Transformer 25.000 25.898 103.6 24.601 98.4
T81 Transformer 25.000 24.286 97.1 23.116 92.5
T82 Transformer 25.000 24.286 97.1 23.116 92.5
*T91 Transformer 16.000 18.403 115.0 17.248 107.8
*T92 Transformer 16.000 18.403 115.0 17.248 107.8
*TI1 Transformer 55.000 60.124 109.3 58.488 106.3
TI2 Transformer 80.000 60.124 75.2 58.488 73.1
TI3 Transformer 80.000 60.124 75.2 58.488 73.1
TI4 Transformer 80.000 60.124 75.2 58.488 73.1
* Indicates a branch with operating load exceeding the branch capability

BRANCH LOSSES Summary Report


CKT / Branch From-To Bus Flow To-From Bus Flow Losses % Bus Voltage Vd
ID MW Mvar MW Mvar kW Kvar From To % Drop
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
DDK1 -40.562 -23.583 42.908 21.670 2346.6 -1913.7 100.3 107.0 6.71
T11 20.280 11.792 -20.195 -9.761 85.7 2031.0 100.3 91.7 4.40
T12 20.280 11.792 -20.195 -9.761 85.7 2031.0 100.3 91.7 4.40
DDK2 -27.721 -22.225 30.197 24.739 2476.0 2513.6 95.2 107.0 11.82
T20 27.721 22.225 -27.502 -17.052 218.3 5173.5 95.2 82.9 8.49
DDK3 -45.689 -27.356 48.689 26.422 3000.2 -934.5 99.3 107.0 7.70
T31 22.844 13.678 -22.731 -11.009 112.6 2669.2 99.3 90.1 5.11
T32 22.844 13.678 -22.731 -11.009 112.6 2669.2 99.3 90.1 5.11
DDK4 -41.602 -24.301 44.102 22.727 2499.9 -1574.4 99.9 107.0 7.12
T41 21.585 10.809 -21.215 -8.670 369.4 2138.8 99.9 90.7 5.05
T42 20.017 13.493 -21.215 -8.670 -1198.5 4822.8 99.9 90.7 5.05
DDKI-5 -51.710 13.366 53.626 -14.671 1916.3 -1304.3 104.7 107.0 2.35
DDKII-5 1.115 -53.798 1.579 52.108 2694.4 -1689.7 104.7 110.0 5.35
T51 25.297 20.216 -25.215 -17.994 81.4 2222.3 104.7 95.8 4.54
T52 25.297 20.216 -25.215 -17.994 81.4 2222.3 104.7 95.8 4.54
DDK6 -79.109 -50.238 83.601 53.740 4491.2 3502.7 101.7 110.0 8.30
DDK6-9 31.644 18.975 -30.587 -20.471 1056.7 -1496.1 101.7 97.8 3.91
T61 23.733 15.632 -23.610 -12.733 122.3 2898.8 101.7 91.8 5.70
T62 23.733 15.632 -23.610 -12.733 122.3 2898.8 101.7 91.8 5.70
DDK7 -43.493 -28.127 46.252 26.588 2758.6 -1538.6 102.4 110.0 7.59
T71 21.747 14.063 -21.646 -11.689 100.2 2374.3 102.4 93.1 5.13
T72 21.747 14.063 -21.646 -11.689 100.2 2374.3 102.4 93.1 5.13
DDK8 -40.832 -26.306 43.901 24.040 3068.7 -2265.9 101.1 110.0 8.92
T81 20.416 13.153 -20.326 -11.010 90.4 2143.3 101.1 92.0 4.87
T82 20.416 13.153 -20.326 -11.010 90.4 2143.3 101.1 92.0 4.87
T91 15.294 10.235 -15.183 -8.182 110.4 2053.3 97.8 91.8 6.14
T92 15.294 10.235 -15.183 -8.182 110.4 2053.3 97.8 91.8 6.14
TI1 55.000 24.287 -54.881 -20.222 119.2 4065.0 100.0 107.0 2.72
TI2 55.000 24.287 -54.881 -20.222 119.2 4065.0 100.0 107.0 2.72
TI3 55.000 24.287 -54.881 -20.222 119.2 4065.0 100.0 107.0 2.72
TI4 55.000 24.287 -54.881 -20.222 119.2 4065.0 100.0 107.0 2.72

SUMMARY OF TOTAL GENERATION , LOADING & DEMAND

MW Mvar MVA % PF
Swing Bus(es): 175.333 156.477 235.003 74.61 Lagging

30/32
Phần II: Bù kinh tế CSPK trong lưới điện

Generators: 220.001 97.147 240.496 91.48 Lagging


Total Demand: 395.334 253.624 469.696 84.17 Lagging

Total Motor Load: 0.000 0.000 0.000 100.00 Lagging


Total Static Load: 366.458 201.801

Apparent Losses: 28.876 51.823


System Mismatch: 0.008 0.003

Number of Iterations: 76

31/32
Phần II: Bù kinh tế CSPK trong lưới điện

Tài liệu tham khảo:

[1] Lưới điện và hệ thống điện. Tập 1


Trần Bách. NXBKHKT 2005
[2] Thiết kế mạng điện và hệ thống điện.
Nguyễn Văn Đạm. NXBKHKT 2005
[3] Cung cấp điện
Nguyễn Xuân Phú (Chủ biên). NXB …
[4] Bù công suất phản kháng, lưới phân phối và hạ áp
Phan Đăng Khải, Huỳnh Bá Minh. NXBKHKT 2005
[5] Optimal Placement of Reactive Power Supports for Transmission
Loss Minimization: The Case of Georgian Regional Power Grid
(Thesis for Degree of Master of Science)
Otar Gavasheli and Le Anh Tuan, Chalmers University, Sweden
[6] Review of Reactive Power Planning: Objectives, Constraints, and
Algorithms
Wenjuan, FangXing Li, Leon M Tolbert. IEEE Transactions on
Power Systems, Vol 22, No 4, November 2007.
[7] ETAP Power Station version 4.0.0C, Software
Copyringht © by Operation Technology, Inc. http://www.etap.com.
[8] Multi-Objective Reactive Power Compensation
Benjamin Barán, José Vallejo, Rodrigo Ramos, Ubaldo Fernández,
Internet
[9] Optimal Capacitor Allocation in Distribution Systems Using a
Genetic Algorithm and a Fast Energy Loss Computation Technique
G.Levitin, A.Kalyuzhny, A.Shenkman, M.Chertkov, IEEE
Transactions on Power Delivery, Vol.15, No.2, April, 2000
[10] New Multiobjective Tabu Search Algorithm for Fuzzy Optimal
Planning of Power Distribution Systems
Ignacio J. Ramírez-Rosado, José Antonio Domínguez-Navarro, IEEE
Transactions on Power Delivery, Vol. 21, No. 1, Feb 2006

32/32

You might also like

  • DATN
    DATN
    Document358 pages
    DATN
    api-26622648
    No ratings yet
  • Bu Mang Xi Nghiep
    Bu Mang Xi Nghiep
    Document45 pages
    Bu Mang Xi Nghiep
    api-26622648
    No ratings yet
  • Phan II
    Phan II
    Document12 pages
    Phan II
    api-26622648
    No ratings yet
  • DATN
    DATN
    Document121 pages
    DATN
    api-26622648
    No ratings yet
  • Do An NMD
    Do An NMD
    Document84 pages
    Do An NMD
    api-26622648
    No ratings yet
  • Do An NMD
    Do An NMD
    Document80 pages
    Do An NMD
    api-26622648
    No ratings yet
  • Go Tieng Nhat
    Go Tieng Nhat
    Document6 pages
    Go Tieng Nhat
    api-26622648
    No ratings yet
  • Nihongo
    Nihongo
    Document22 pages
    Nihongo
    api-3813512
    No ratings yet
  • Gioi Thieu Chu Han
    Gioi Thieu Chu Han
    Document28 pages
    Gioi Thieu Chu Han
    api-26622648
    No ratings yet
  • Qua Ap
    Qua Ap
    Document1 page
    Qua Ap
    api-26622648
    No ratings yet
  • Qua Ap
    Qua Ap
    Document8 pages
    Qua Ap
    api-26622648
    No ratings yet
  • Relay
    Relay
    Document39 pages
    Relay
    api-26622648
    No ratings yet
  • Do An Luoi Dien
    Do An Luoi Dien
    Document70 pages
    Do An Luoi Dien
    api-26622648
    No ratings yet
  • Do An
    Do An
    Document80 pages
    Do An
    api-26622648
    No ratings yet