You are on page 1of 4

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU


1.1Lịch sử nghiên cứu
1.2. Sinh lý nước ối
Nước ối là môi trường bao quanh thai nhi, giàu chất dinh dưỡng , có khả năng tái tạo và
trao đổi. Nó giữ vai trò rất quan trọng trong sự sống và phát triển của thai nhi trong tử cung.
1.2.1. Nguồn gốc của nước ối
Nước ối được sản sinh từ 3 nguồn :
-Thai nhi : giai đoạn đầu da của thai nhi có lien quan đến tạo thành nước ối, đường này
chấm dứt khi chất gây xuất hiện( tuần 28 -30).Sau đó nước ối được tạo ra do thẩm thấm
qua niêm mạc hô hấp. Nguồn quan trọng nhất từ thai nhi là tiết niệu, xuất hiện từ tháng
thứ 4.
- Nội sản mạc
- Từ máu mẹ.
1.2.2. Sự hấp thu nước ối xảy ra qua các đường:
- Hệ tiêu hóa do thai nhi nuốt nước ối, xuất hiện từ tuần thứ 20
- Sự hấp thu của nội sản mạc
- Ngoài ra nước ối còn được hấp thu qua da, dây rốn.
- Nhờ sự sản sinh và hấp thu lien tục nên nước ối được đổi mới khoảng 3 giờ một lần.
1.2.3. Tính chất nước ối
- Trong những tháng đầu nước ối trong, khi gần đủ tháng nước ối lờ lờ trắng.
- Thành phần gồm 97 – 99 % là nước, 1 – 3 % là muối, ít Gama Globulin.
- Thể tích nước ối thay đổi theo tuổi thai : từ 50ml ở thai 1 -2 tháng tăng đến 1000 ml lúc
thai 38 tuần, sau đó giẩm dần còn khoảng 400 ml vào tuần thứ 40 của thai kì.
1.2.4. Chức năng của nước ối
- Bảo vệ thai đỡ sang chấn, nhiễm trùng
- Điều hòa thân nhiệt của thai nhi
- Trao đổi nước điện giải giữa thai nhi và mẹ
- Giúp thai nhi bình chỉnh tốt
- Ngăn cản chèn ép cuống rốn
- Trong chuyển dạ, đầu ối giúp xóa mở cổ tử cung.
1.3. Định nghĩa
Bình thường lượng nước ối khoảng 300 – 800 ml .
- Đa ối khi lượng nước ối ≥ 1500 ml.
- Thiểu ối khi lượng nước ối ≤ 300 ml( sau 32 tuần)
Trên siêu âm, người ta dùng chỉ số AFI để xác định đa hay thiểu ối.
- Đa ối khi AFI ≥ 25
- Thiểu ối khi AFI ≤ 5
1.4. Phân loại
1.4.1. Phân loại đa ối
- Đa ối cấp
Thường xảy ra vào tuần thứ 16 – 20 của thai kì. Lượng nước ối tăng nhanh làm tử cung
căng to nhanh. Bệnh nhân thường khó thở do cơ hoành bị chèn ép.
-Đa ối mạn
Chiếm đa số các trường hợp đa ối(95%).Thường xảy ra vào tháng cuôi của thai kì. Lượng
nước ối tăng từ từ nên bệnh nhân dễ thích nghi.Sản phụ không đau và khó thở nhiều bằng
đa ối cấp.
1.4.2. Phân loại thiểu ối
- Trong giai đoạn sớm của thai kì( trước 24 tuần)
- Trong giai đoạn muộn của thai kì( sau 24 tuần)
1.5. Sinh bệnh học
1.5.1. Đa ối
- Do tăng sản xuất nước ối: viên màng ối, thai vô sọ
- Do giảm hấp thu nước ối: teo thực quản, phù nhau thai
- Do rối loạn cỏ chế điều hòa nước ối
1.5.2. Thiểu ối
- Sự giảm sản xuất nước ối có nguồn gốc từ thai nhi hay từ mẹ hay cả hai.
- Do vỡ ối
1.6. Nguyên nhân
1.6.1. Nguyên nhân đa ối
- Do mẹ: tiểu đường, kháng thể kháng Rh, huyết tán thứ phát do kháng thể
- Do thai: thai vô sọ, tật nứt đốt sống, hẹp thực quản, bất thường nhiễm sắc thể, truyền
máu song thai
- Do phần phụ: viêm màng ối, u mạch máu màng đệm, dây rốn thắt nút, dây rốn chỉ có 1
động mạch.
1.6.2. Nguyên nhân thiểu ối
- Do mẹ: cao huyết áp, tiền sản giật, bệnh lý về gan thận, uống ít nước
- Do thai: giảm sản phổi, bất sản thận, thận đa nang, tắc nghẽn đường tiết niệu, thai chậm
phát triển, nhiễm trùng thai
- Do điều trị: một số kháng Prostaglandin hay hóa trị liệu ung thư có thể gây thiểu ối
- Khoảng 30 % không rõ nguyên nhân
1.7. Lâm sàng
1.7.1. Đa ối cấp
- Thường xảy ra ở giai đoạn sớm từ tuần thứ 16 – 20 của thai kì
- Triệu chứng lâm sàng phụ thuộc vào mức độ đa ối và tiến triển của bệnh :
+ Đau bụng nhiều, khó thở, tím tái, tim đạp nhanh, ói mửa
+ Bụng lớn nhanh căng cứng
+ Tử cung căng cứng và ấn đau
+ Không sờ được các phần thai
+ Tim thai nghe khó hoặc xa xăm
+ Phù và giãn tĩnh mạch chi dưới
+ Thăm âm đạo đoạn dưới căng phồng, cổ tử cung hé mở, đầu ối căng
1.7.2. Đa ối mạn
- Thường xảy ra vào những tháng cuối của thai kì
- Triệu chứng thường nhẹ nhàng hơn với nặng bụng, bụng căng, khó thở, tim đập nhanh
- Các triệu chứng thường phát triển từ từ
- Tử cung lớn hơn tuổi thai
- Có dấu hiệu sóng vỗ
- Khó nghe tim thai
- Sờ nắn khó thấy cực của thai nhi
- Thăm âm đạo thấy đoạn dưới căng phồng
1.7.3. Thiểu ối
- Bề cao tử cung nhỏ hơn tuổi thai rõ
- Thai thường cử động yếu
- Thấy rõ các phần của thai nhi khi sờ nắn
- Khó làm động tác di động đầu thai nhi
1.8. Cận lâm sàng
- Siêu âm
Siêu âm là một phương tiện cận lâm sàng rất hữu ích trong sản khoa.
+Giúp chẩn đoán xác định đa ối hay thiểu ối
Dựa vào chỉ số AFI(Anmotic Fluid Index): chỉ số nước ối, chia buồng tử cung làm 4
phần và tính tổng số số đo bề sâu của khoang ối lớn nhất trong mỗi buồng ối.
Bình thường AFI từ 10 - 20 và khoang ối lớn nhất 2 - 8 cm
Đa ối khi AFI ≥25 và khoang ối lớn nhất ≥ 8 cm
Thiểu ối khi AFI từ ≤ 5 và khoang ối lớn nhất ≤2 cm
+ Phát hiện sớm những bất thường của thai nhi và phần phụ
Thời điểm làm siêu âm tốt nhất là tuần lễ thứ 16 - 20 của thai kì.Siêu âm có thể phát
hiện các bất thường như: thai vô sọ, tật nứt đốt sống, não úng thủy, hẹp thực quản,
bất sản thận, dây rốn thắt nút, dây rốn 1 động mạch, …
+ Đo kích thước từng phần thai, đánh giá tốc độ phát triển của thai.
Thường sử dụng đường kính lưỡng đỉnh( BDP) và chiều dài xương đùi( FL).
Bình thường khi thai 37 tuần: BDP = 90 mm, FL = 70 mm.
- Chọc dò ối
Định lượng AFP, Achetylcholinestease, làm nhiễm sắc thể để phát hiện khuyết tật ống thần
kinh
- X quang không chuẩn bị
Có thể phát hiện một số dị tật: thai vô sọ, não úng thủy, đánh giá sơ bộ lượng nước ối. Hiện
nay sử dụng rất hạn chế.
1.9. Chẩn đoán xác định
1.9.1. Đa ối
- Lâm sàng: tử cung lớn quá mức so với tuổi thai, khó sờ thấy phần thai, khó nghe tim
thai
- Cận lâm sàng: siêu âm giúp đánh giá lượng nước ối và tìm các bất thường của thai nhi
và phần phụ
1.9.2. Thiểu ối
- Lâm sàng: tử cung nhỏ hơn tuổi thai, cử động thai yếu, sờ thấy rõ phần thai
- Siêu âm giúp xác đinh chẩn đoán và tìm kiếm bất thường của thai nhi và phần phụ
1.10. Diễn tiến
1.11. Tiên lượng
1.11.1. Đa ối
- Nói chung tỉ lệ tử vong chu sinh tăng cao theo độ trầm trọng của đa ối
- Tiên lượng con xấu dù trên siêu âm không phát hiện các dị dạng thai
- Tỷ lệ tử vong trẻ cao thường do đẻ non kèm với thai bất thường(39%)
- Biến chứng mẹ hay gặp là chảy máu do đờ tử cung, rau bong non, ngôi bất thường, tăng
chỉ định các thủ thuật can thiệp.
1.11.2. Thiểu ối
- Tỉ lệ tử vong của thai cao với những trường hợp thiểu ối trong giai đoạn sớm của thai kì
- Thường kéo theo các hậu quả: thiểu sản phổi, dị dạng xương mặt và các xương khác

1.12 Điều trị


1.12.1 Đa ối
- Nếu thai nhi bình thường, chưa đủ tháng:
+ Nghỉ ngơi, dùng thuốc an thần
+ Chọc tháo nước ối
+ Liệu pháp Indomethacin
- Nếu thai nhi bình thường, đủ tháng:
+ Chuyển dạ sinh: bấm ối chủ động giúp cuộc chuyển dạ diễn ra bình thường và phòng
tránh đờ tử cung sau sinh
+ Mổ lấy thai nếu có chỉ định
- Nếu thai kèm dị tật:
+ Tư vấn cho sản phụ và phá thai khi thai còn nhỏ
+ Chuyển dạ sinh khi thai đã trưởng thành
1.12.1 Thiểu ối
Cho đến nay, chưa có phương pháp điều trị và dự phòng thiểu ối nào thật sự hữu hiệu.
-Thai chưa đủ tháng không có dị tật:
+ Kiểm soát các bệnh lý đi kèm
+ Bệnh nhân nghỉ ngơi, nằm nghiêng trái, đảm bảo chế đọ dinh dưỡng
+ Cân nhắc khả năng chấm dứt thai kì khi có tình trạng suy thai và/hoặc thai đã trưởng
thành
- Thai có dị tật:
Cần làm them các xét nghiệm để xác định bất thường có khả năng điếu trị hay không
cũng như có bất thường nhiễm sắc thể hay không để có quyết định giữ hay đình chỉ thai
nghén
- Khi thai đủ tháng:
+ Theo dõi bằng Monitoring
+ Nếu làm test đả kích mà tim thai vãn bình thường, đánh giá chỉ số Bishop để có chỉ
định khởi phát chuyển dạ và theo dõi sát các yếu tố chuyển dạ
+ Chỉ định mổ lấy thai khi xuất hiện Dip II hay Dip III
1.13. Một số yếu tố nguy cơ liên quan đến bất thường lượng nước ối
* Tuổi mẹ : là yếu tố nguy cơ khi < 18 hay > 35 tuổi vì có sự gia tăng về các dị tật bẩm sinh
và bất thường nhiễm sắc thể từ đó kéo theo sự gia tăng về bất thường lượng nước ối
* Nghề nghiệp và nơi ở: hoàn cảnh nơi làm việc có thể gây ảnh hưởng nhất định đối với
sức khỏe, từ đó ảnh hưởng đến thai kì
* Số lần sinh: có nhiều ảnh hưởng đến thai kì, mẹ mang thai lần 3 trở lên tỉ lệ dị tật bẩm
sinh tăng
* Tiền sử gia đình: nguy cơ xuất hiện bất thường lượng nước ối cao ở gia đình có tiền sử dị
tật bẩm sinh và bất thường nước ối
* Các bệnh lý của mẹ trước và trong thai kì: như cao huyết áp, tiền sản giật, tiểu đường, …
làm tăng nguy cơ bất thường về lượng nước ối

You might also like