You are on page 1of 24

Chương 17: SỰ PHÁT SINH QUANG HÌNH THÁI:

PHẢN ỨNG TRƯỚC ÁNH SÁNG

Thực vật không có khả năng thay đổi môi trường sống của chúng cũng như tìm kiếm nơi

nương tựa khi điều kiện môi trường khắc nghiệt diễn ra. Thật vậy, thực vật bám chặt vào một nơi cố

định. Song, sự sinh tồn của các loài chứng tỏ rằng thực vật có khả năng tránh được những điều kiện

bất lợi. Quá trình nảy mầm ở hạt và sự sinh tồn của cây non được kiểm soát bởi những điều kiện môi

trường xung quanh. Nếu gieo quá sâu hoặc để trong bóng râm, nhiều hạt sẽ không nảy mầm. Cây

non mọc dưới tán rừng hay có thân dài, như thể chúng vươn xa để tìm ánh sáng. Cỏ dại mọc trong

điều kiện ánh sáng trên bờ của cánh đồng lúa mì sẽ nhỏ hơn và mọc chen chúc hơn so với cây cùng

loại mọc ở giữa cánh đồng. Thời gian ra hoa khác nhau của thực vật, quá trình phân tán hoa theo

mùa như thể mỗi loài đang chờ những báo hiệu của môi trường. Những tập tính này giống nhau ở

các loài thực vật rất có ý nghĩa trong việc sinh tồn. Chúng làm cho cây có khả năng sử dụng nguồn

dinh dưỡng sẵn có một cách hiệu quả nhất, cạnh tranh hiệu quả với các loài khác, hay chống lại

những điều kiện bất lợi của môi trường.

Làm thế nào mà hạt mầm và cây non biết được vị trí của chúng? Làm thế nào thực vật biết

được vị trí nhận nhiều ánh sáng để đẩy mạnh tiến trình quang hợp? Làm thế nào biết được sự thay

đổi của thời tiết? Câu trả lời cho những vấn đề trên và những câu hỏi liên quan trực tiếp đến sự tồn

tại của thực vật là do khả năng phát hiện và giải thích được những dấu hiệu khác nhau của môi

trường. Một dấu hiệu quan trọng của môi trường là ánh sáng. Chúng ta biết rằng quang hợp chỉ xảy

ra ngoài ánh sáng, nhưng nó chỉ là một ví dụ về khả năng phân biệt sáng tối của thực vật. Thực vật

cũng nhạy cảm với quang độ và những khác biệt nhỏ trong vị trí trên quang phổ. Bằng cách này,

thực vật có khả năng nhận biết được chúng đang ở trong bóng râm hay ngoài ánh sáng, và nhận biết

được ban ngày hay ban đêm. Ánh sáng là dạng thông tin và thực vật dùng dạng thông tin này bằng

những cách khác nhau để kiểm soát quá trình sinh trưởng và phát triển.

Trong chương này, chúng ta :

+ Giới thiệu khái khái niệm sự phát sinh quang hình thái (photomorphogenesis).

1
+ Tìm hiểu tiến trình phát hiện phytochrome và nghiên cứu tính chất hóa học và quang hóa cơ bản

của sắc tố có chức năng phản xạ lại ánh sáng (photoreversible pigment).

+ Nghiên cứu về ảnh hưởng sinh lý của phytochrome và thấy được phytochrome liên quan đến hầu

hết các giai đoạn phát triển của thực vật.

+ Chỉ ra cách mà phytochrome có thể được dùng để kiểm soát sự thay đổi của môi trường ánh sáng

tự nhiên.

+ Nghiên cứu về đặc điểm của quang thụ quan xanh.

+ Chỉ ra cách mà quang thụ quan đỏ và xanh nhạt tương tác với nhau để chống lại quá trình héo úa

của thực vật.

+ Hiểu cách hoạt động của phytochrome ở cấp độ phân tử.

+ Hiểu sơ lược về phản ứng trước tia UV-B ở thực vật.

17.1: Sự phát sinh quang hình thái (photomorphogenesis)

Vì ánh sáng là một trong những yếu tố quan trọng trong môi trường sống của thực vật, nên

không có gì ngạc nhiên khi cho rằng sự phát sinh quang hình thái là phần cốt yếu trong sự phát triển

của thực vật. Ví dụ, khả năng thực vật nhận được nhiều ánh sáng nhất phụ thuộc vào độ nhạy cảm,

phản ứng trước mật độ và chiều hướng ánh sáng. Tương tự, thời gian ra hoa và những thay đổi theo

mùa phụ thuộc vào khả năng đo được và phản ứng trước sự thay đổi về độ dài ngày đêm. Những ảnh

hưởng của yếu tố điều hòa ánh sáng lên thực vật đang được thảo luận như là một chủ đề đặc biệt so

với những yếu tố ảnh hưởng bình thường khác. Vì ánh sáng là yếu tố có ở khắp mọi nơi trong môi

trường tự nhiên, sự phát sinh quang hình thái là nhân tố thiết yếu cho sự phát triển bình thường ở tất

cả thực vật bậc cao.

Để nhận biết và giải thích được thông tin mà ánh sáng cung cấp, thực vật phải phát triển một

hệ thống phức tạp bao gồm quang thụ quan và những con đường vận chuyển tín hiệu. Một quang thụ

quan đọc được thông tin chứa trong ánh sáng và giải thích thông tin đó trong cây ở dạng hoạt động

chính (primary action) bằng cách hấp thụ có chọn lọc những bước sóng khác nhau. Hoạt động chính

có thể bao gồm sự thay đổi nhỏ về mặt cấu trúc protein, phản ứng oxi hóa khử trong quang hóa, hoặc

vài dạng khác nhau trong quá trình chuyển đổi quang hóa. Dù bản chất của những hành động chính
2
là gì đi nữa, sự hấp thụ ánh sáng nhờ quang thụ quan gắn liền với những dòng chảy sinh hóa, chuỗi

truyền tín hiệu mà cuối cùng dẫn đến những phản ứng kịp thời để phát triển.

Hầu hết những quá trình phát sinh quang hình thái ở thực vật bậc cao được kiểm soát bởi một

trong ba loại thụ quan. Phytochrome là sắc tố hấp thụ ánh sáng đỏ, rất đỏ và ảnh hưởng đến hầu hết

các giai đoạn phát triển của thực vật. Có hai loại thụ quan có thể nhận biết được ánh sáng xanh và tia

UV-A: cryptochrome và phototropin. Cryptochrome đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát

triển của cây non và giai đoạn nở hoa. Phototropin điều hòa sự phát triển khác nhau theo độ sáng.

Tất cả ba loại quang thụ quan trên đều là chromoprotein. Chromoprotein là phân tử được cấu tạo từ

hai phần : một chromophore, phần hấp thụ ánh sáng và một protein, gọi là apoprotein. Loại quang

thụ quan thứ tư dùng để phản ứng lại tia UV-B không được đề cập tới.

17.2: Phytochrome phản ứng trước ánh sáng đỏ và rất đỏ

Phytochrome tồn tại ở hai dạng cố định- một hấp thụ ánh sáng tối đa trong vùng màu đỏ

(665nm) và một hấp thụ tối đa trong vùng màu rất đỏ (730nm). Phytochrome có ở hầu hết các loài

thực vật và có vai trò trong tất cả các giai đoạn phát triển của thực vật từ lúc hạt nảy mầm cho đến

lúc nở hoa; và sự phát hiện ra nó là một trong những thành tựu nổi bật trong sinh học thực vật thế kỉ

20. Những nghiên cứu về phytochrome trước kia sử dụng sự liên kết giữa những thí nghiệm sinh lý

và trang thiết bị khoa học. Ví dụ, kính quang phổ trong cơ thể sống được sử dụng để nghiên cứu

động lực học trong sắc tố ở mô cây bị úa. Công cụ hóa sinh dẫn tới sự tách chiết sắc tố và xác định

được nó là một chromoprotein.

Tuy nhiên, với sự xuất hiện của các công cụ thao tác trên phân tử, có rất nhiều phytochrome

trong thực vật bậc cao. Ví dụ, ở hầu hết thực vật hạt kín, có ít nhất ba loại phytochrome phân biệt :

phyA, phyB và phyC, mã hóa bởi gene PHYA, PHYB, và PHYC. Loài arabidopis có 5 loại

phytochrome (phyA-phyE). Sự khác nhau giữa vài phytochrome là protein- còn chromophore

thường giống nhau. Sự khác nhau của phytochrome biểu hiện ở những mô khác nhau trong những

giai đoạn phát triển khác nhau và điều hóa quá trình phản ứng trước ánh sáng. Phytochrome có khả

năng tác động lẫn nhau cũng như những quang thụ quan khác và những kích thích tăng trưởng. Điều

3
đó làm cho con người hiểu được những con đường vận chuyển tín hiệu phức tạp- một trong những

lĩnh vực thách thức khoa học hiện nay.

17.2.1: Quá trình quang phản xạ (photoreversibility) – nét đặc trương trong hoạt động

của phytochrome

Chìa khóa dẫn đến sự khám phá ra phytochrome là các nhà khoa học nhận ra quá trình phản

ứng trước ánh sáng yếu màu đỏ có thể bị vô hiệu hóa nếu xử lí ánh sáng đỏ cùng với ánh sáng rất đỏ.

Những quá trình quang phản xạ như thế chưa bao giờ được diễn tả trong sinh học. Những số liệu

trong bảng 17.1 minh họa cho ý nghĩa của quá trình quang phản xạ. Trong thí nghiệm này, nhóm

những hạt mầm đã được thấm nước trong bóng tối suốt ba giờ trước khi xử lí với những độ sáng

khác nhau. Xử lí với ánh sáng đỏ (R) trong một phút (λ=660nm). Xử lí với ánh sáng rất đỏ (FR)

(λ>700nm) liên tục trong bốn phút hoặc chiếu ánh sáng đỏ xen kẽ với ánh sáng rất đỏ. Sau khi được

chiếu sáng, hạt mầm được đưa trở lại chổ tối trong 48 tiếng, sau đó đếm số hạt nảy mầm trong mỗi

nhóm. Ánh sáng đỏ (R) kích thích hạt nảy mầm đến 88% nhưng xử lí bằng R, FR (R xen kẽ với FR)

kích thích hạt nảy mầm là 22%. Khi xử lí luân phiên R và FR, phần trăm hạt nảy mầm phụ thuộc vào

việc chiếu ánh sáng đỏ hay ánh sáng rất đỏ cuối cùng. Kết quả tương tự khi quan sát sự phản ứng

trước sự phát triển của thân cây đậu trong môi trường tối và kiểm soát quá trình tuần hoàn ánh sáng

trong giai đoạn nở hoa của cây cocklebur (Xanthium strumarium).

Tập tính quang phản xạ được giải thích bằng mô hình cân bằng ánh sáng đơn giản và có hai

gia đoạn dùng cho hệ thống thụ quan thay đổi màu theo ánh sáng. Trong trường hợp của

phytochrome, hai giai đoạn diễn tả những dạng khác nhau của cùng phân tử. Dạng hấp thụ ánh sáng

đỏ được kí hiệu là Pr và dạng hấp thụ ánh sáng rất đỏ là Pfr. Phytochrome được tổng hợp ở dạng Pr

– tích lũy ở những mô tối và được xem như không hoạt động về mặt sinh lý. Khi Pr hấp thụ ánh sáng

đỏ, nó chuyển thành Pfr – dạng sắc tố hoạt động về mặt sinh lý. Đưa Pfr ra ánh sáng rất đỏ, nó sẽ trở

về dạng Pr.

17.2.2: Phytochrome là sắc tố phycobilin

Phytochrome là những chromoprotein màu xanh nhạt. Cơ quan phát sáng của phytochrome,

gọi là phytochromobilin, có cấu trúc tetrapyrrole mạch hở tương tự sắc tố phycocyanin ở


4
cyanobacteria và rong biển đỏ. Cơ quan phát sáng liên kết cộng hóa trị với protein thông qua một

phân tử cysteine. Phytochrome tồn tại trong cơ thể sống ở dạng chất nhị trùng của một chuỗi

polypeptide nặng 125kDa với một cơ quang phát sáng trên mỗi đơn phân. Mặt dù người ta cho rằng

cả cơ quang phát sáng và apoprotein đều thảy đổi cấu trúc, nhưng bản chất thật sự của sự biến đổi

quang học giữa hai dạng vẫn chưa được biết rõ. Sự khác nhau cơ bản giữa cơ quan phát sáng Pr và

Pfr là chiều quay ( đồng phân cis-trans) của liên kết đôi giữa vòng C và D. Hấp thụ ánh sáng đỏ cung

cấp năng lượng cần cho việc kiểm soát năng lượng hoạt hóa cao của việc xoay quanh liên kết đôi.

Quá trình này khổ thể xảy ra ở nhiệt độ thường.

Số liệu nghiên cứu hóa học protein cho thấy cơ quan phát sáng được chứa trong khoang của

protein để bảo vệ nó trong môi trường nước bên ngoài. Vài bằng chứng cho rằng protein cũng thay

đổi cấu trúc. Mặt khác, phần amino cuối dễ bị phân giải protein hơn và dễ gắn với kháng thể khi sắc

tố ở dạng Pr hơn dạng Pfr. Mặt khác, đoạn 55kDa ở phần carbonyl cuối của protein dễ bị tấn công

bởi enzyme phân giải protein hơn khi sắc tố ở dạng Pfr. Để giải thích cho những quan sát trên, người

ta cho rằng có những sự thay đổi về mặt quang hóa dẫn tới việc gấp chuỗi peptide thành ba chiều.

17.2.3 : Sự chuyển đổi từ Pr sang Pfr của cây non bị úa làm mất Pfr và phytochrome

Cây non mọc trong bóng tối có những điểm khác biệt, quá trình đó gọi là sự héo úa ở thực

vật. Cây non bị úa là nguồn cung cấp vật liệu cho việc nghiên cứu phytochrome. Cây được trồng

trong bóng tối phát triển nhanh, chúng tích lũy nhiều sắc tố. Bằng những dụng cụ thích hợp, sự thay

đổi về khối lượng phytochrome và tỉ lệ giữa Pr và Pfr có thể được kiểm soát bởi những tia chiếu xạ.

Những nghiên cứu quang phổ trong cơ thể sống phù hợp với nhiều dự đoán ban đầu về tính chất

động lực của phytochrome.

Sự chuyển đổi phytochrome điển hình ở các mô héo úa được minh họa ở hình 17.5. Đặc điểm

khác biệt nhất chính là Pfr gần như không ổn định. Khi Pr được chuyển thành Pfr bằng xung phóng

ánh sáng đỏ, nồng độ Pfr sẽ giảm đi một nửa khi để trong bóng tối từ 1 đến 1.5 giờ. Sự thất thoát Pfr

này đi kèm với khối lượng phytochrome giảm tương ứng. Có thể giải thích động lực này bằng phản

ứng phân hủy hóa học hai dạng sắc tố. Trong bóng tối, Pr tích lũy cho đến khi tốc độ phản ứng tổng

hợp bằng với tốc độ phản ứng phân hủy Pr ; quá trình này xảy ra chậm. Bằng việc xử lý bằng ánh
5
sáng đỏ để chuyển hóa Pr thành Pfr, tổng khối lượng phytochrome giảm vì tốc độ phân hủy Pfr gấp

khoảng 100 lần tốc độ phân hủy Pr.

Tính không ổn định của Pfr có thể được giải thích bởi hai lý do. Trước hết, Pfr tự điều hòa

quá trình phiên mã gene phytochrome. Chiếu ánh sáng đỏ trong 5 giây làm giảm nhanh quá trình

dịch mã mRNA phytochrome ở cây non bị úa. Sau 15 phút, cấp độ mRNA bị đứt đoạn 50% trong 1

giờ đầu tiên và hơn 95% trong 2 giờ. Mặc dù mức độ Pfr mà được xây dựng bởi ánh sáng rất đỏ đủ

để dẫn tới mất mRNA, nhưng sự suy thoái trong mRNA là thuận nghịch. Do đó, phytochrome tự

động điều hòa quá trình phiên mã mRNA. Yếu tố thứ hai góp phần thất thoát Pfr là quá trình phân

hủy protein nhanh. Những nghiên cứu về miễn dịch hóa học cho rằng ánh sáng đỏ dẫn tới sự kết hợp

của Pfr với ubiquitin, do đó Pfr lệ thuộc vào quá trình phân hủy bằng hệ thống ubiquitin/proteasome.

Một đặc điểm thú vị khác ở hình 17.5 là quá trình tăng Pr đo được bằng cách dùng quang phổ

kế để đếm số lượng phytochrome trong cơ thể sống. Liên quan tới hình 17.1, lưu ý rằng cả 2 dạng

sắc tố đều có quang phổ rộng và trùng lấp với nhau. Vì sự trùng lấp của quang phổ, chúng không thể

chuyển 100% sắc tố này thành sắc tố kia, thậm chí khi sử dụng ánh sáng đỏ và rất đỏ hoàn toàn

thuần khiết. Thay vào đó, chiếu ánh sáng mà mắt có thể nhìn thấy được với liều lượng vừa đủ tạo

nên một cân bằng quang học, trạng thái có mặt cả Pr và Pfr. Cân bằng quang học (ɸ) được định

nghĩa bằng :

[ Pfr ]
ɸ=
[ PTOT ]

với PTOT là tổng phytodrome hay tổng Pr và Pfr. Cân bằng quang học được thiết lập bởi ánh sáng đỏ

(660nm) là 0.8. Nghĩa là khi chiếu ánh sáng đỏ có bước sóng 660nm, nó chỉ có thể chuyển 80%

thành Pfr. Đó là bởi vì Pfr chỉ hấp thụ ánh sáng có bước sóng 660nm, mặc dù ít hiệu quả hơn Pr, với

kết quả là 20% Pfr lập tức quang chuyển hóa trở lại dạng Pr. Với cách này, Pr cũng hấp thụ một

lượng nhỏ ánh sáng rất đỏ (735nm) để quang chuyển hóa vài Pr thành Pfr. Tùy theo tính chất riêng

biệt của hệ đo lường, phần Pr không chuyển thành Pfr bằng việc chiếu ánh sáng đỏ tại thời gian zero.

Chú ý rằng, vùng ánh sáng màu lục trong quang phổ (540nm), hấp thụ một ít hay không hấp

thụ cả hai dạng phytochrome. Kết quả là, ánh sáng lục thường dùng như dạng ánh sáng an toàn cho

6
việc nghiên cứu phytochrome vì nó không gây ra sự chuyển hóa về lượng nào của phytochrome. Tuy

nhiên, sau chương này, chúng ta sẽ xem xét sự phản ứng của phytochrome thật sự gây ra bởi loại ánh

sáng an toàn này.

Cuối cùng, mặc dù hiện nay vẫn chưa được biết rõ, nhưng điều chắc chắn là chỉ có việc tích

lũy phyA ở cấp độ cao trong những mô bị úa bị phân hủy nhanh bằng ánh sáng. Tất cả những loại

phytochrome khác (phyB-phyE) đều có tính ổn định khi chiếu sáng và tồn tại ở dạng không đổi

trong điều kiện ánh sáng. Phần này sẽ được thảo luận sâu hơn trong phần 17.4.

17.3: Sự phản ứng của phytochrome có thể chia thành từng nhóm tùy theo điều kiện

phân hủy

Sự phản ứng trung gian của phytochrome được chia thành ba nhóm dựa trên nhu cầu cơ bản

về năng lượng. Hendricks, Borthwick và những đồng sự khám phá ra phản ứng quang học của ánh

sáng đỏ, rất đỏ và được đặt tên là phản ứng lại quá trình phân hủy chậm (LFRs). LFRs được kích

thích bởi liều lượng ánh sáng có giá trị từ 1μmole m-2 đến 1000 μmole m-2. Hơn nữa, LFRs phản ứng

trước FR. Phytochrome phản ứng trước ánh sáng được kích thích trong khoảng từ 10 -6 đến 10-3

μmole-2 gọi là phản ứng lại quá trình phân hủy rất chậm (VLFRs). Với mức độ ánh sáng yếu như thế,

chỉ có 0.01% phytochrome bị chuyển đổi. Phản ứng chiếu sáng cao (HIRs) cần được chiếu sáng liên

tục, thường bằng ánh sáng FR hay ánh sáng mặt trời trực tiếp, trong vài giờ hoặc dài hơn và phụ

thuộc vào tốc độ phân hủy thực sự.

17.3.1: Hầu hết người ta nghiên cứu LFRs ở giai đoạn cây bị úa và hạt nảy mầm

Nói chung, cây mọc trong bong tối thường có hình thái khác biệt. Chi tiết có thể khác từ loài

này đến loài khác, nhưng ở cây hai lá mầm như đậu, ttụ dưới lá mầm thường mọc dài ra và mỏng

manh ; và chồi non móc hay cong lại ở những chiếc lá đầu tiên. Tự những chiếc lá giới hạn lại quá

trình phát triển bằng cách thủ nhỏ và cong lại ngay khi chúng còn trong hạt. Không có chlorophyll

cây non có màu trắng hoặc vàng. Lá của những ngọn cỏ non tiếp tục dài ra nhưng chúng vẫn cuốn

chặt ở vân giữa. Đoạn đầu tiên, hay gọi là mesocotyl, của cỏ non dài ra rất nhanh và lá bao mầm phát

triển chậm. Hiện tượng này xảy ra khi thiếu ánh sáng và gọi là sự úa vàng của thực vật. Những đặc

điểm khác của sự úa vàng bao gồm kìm hãm sự phát triển của chloroplast và kém hoạt hóa của
7
enzyme. Khi đưa ra ngoài ánh sáng, cây non bị úa sẽ phát triển bình thường. Trụ dưới lá mầm kém

phát triển, chồi mầm bắt đầu duỗi thẳng và trụ trên lá mầm mọc dài ra. Ánh sáng cũng kích thích lá

duỗi thẳng, mở rộng và phát triển đầy đủ. Chloroplast phát triển, lá có màu xanh do chlorophyll

được tích lũy và lá có đầy đủ khả năng quang hợp. Đặc biệt, ánh sáng kích thích sự tổng hợp

chlorophyll a/b- sắc tố protein hấp thụ ánh sáng. Ngoài ra còn có vài sự thay đổi hình thái và sắc tố

khi đưa ra ngoài ánh sáng, phytochrome cũng điều chỉnh những thay đổi về hình thái, sinh hóa, lý

sinh khác.

Không khó để tạo nên sự phát triển đáng kể khi được đưa ra ngoài ánh sáng. Nhớ rằng thực

vật là một thực thể quang hợp cơ bản. Một hạt mầm chứa đựng mô dinh dưỡng để hổ trợ cho sự phát

triển của cây non cho đến lúc lá được mọc ngoài ánh sáng và quang hợp để có thể cung cấp năng

lượng và carbon. Trong môi trường không ánh sáng ở dưới đất, nguồn dự trữ giới hạn trong hạt đáp

ứng được sự phát triển của thân mầm giúp chồi mầm vươn lên tìm ánh sáng và tiến hành quang hợp

hợp trước khi nguồn dự trữ hết. Một khi gặp ánh sáng, phần dự trữ còn lại sẽ được đầu tư cho sự

phát triển của mô quang hợp như sự phát triển của lá và chloroplast.

Sự nảy mầm bị ảnh hưởng bởi ánh sáng thể hiện rõ rệt ở sự nảy mầm hàng loạt trong khu vực

canh tác hoặc tác động của thiên nhiên. Ánh sáng kích thích hạt nảy mầm, bao gồm phần lớn những

loài tự nhiên, gọi là sự nảy mầm chủ động bởi ánh sáng. Những loài nảy mầm bằng cách được đưa ra

ngoài ánh sáng gọi là sự nảy mầm bị động nhờ ánh sáng. Một vài loại hạt, hầu hết là loại có tỉ lệ nảy

mầm cao đều là những loài canh tác quan trọng, không bị ảnh hưởng bởi ánh sáng. Nhiều hạt, ví dụ

như rau diếp, chỉ cần đưa ra ánh sáng một chút, chừng một phút, trong khi đó những loài khác cần

hàng giờ thậm chỉ vài ngày trong ánh sáng. Trong tất cả những trường hợp, sắc tố chi phối chính là

phytochrome.

Đất làm suy yếu độ sáng rất nhanh; ví dụ như nếu đất dày 1mm, ánh sáng sẽ mất 1%. Kết quả

là, những hạt cần ánh sáng để nảy mầm không nên gieo quá sâu. Tuy nhiên, vài loại hạt ( ví dụ như

Sinapis arvensis) cần rất ít Pfr (ɸ=0.05) để kích thích nảy mầm và chúng có thể nảy mầm dưới độ

sâu 8mm. Do đó, chức năng của phytochrome trong giai đoạn hạt nảy mầm và phát triển của cây non

là truyền đạt thông tin đến hạt và cây non về vị trí của chúng trong đất.
8
Sự kìm hãm quá trình nảy mầm ở những hạt nảy mầm bị động, ví dụ như hạt yến mạch dại

(Avena fatua), cần được đưa ra ánh sáng lâu. Mặc dù trong vài trường hợp ( như Phacelia

tanacetifolia) ánh sáng đỏ có ảnh hưởng, nhưng ánh sáng rất đỏ và ánh sáng xanh có ảnh hưởng hơn

cả. Sự kìm hãm ánh sáng trong quá trình nảy mầm là ví dụ về phản ứng chiếu xạ cao độ.

Sự phản ứng theo thời gian của hầu hết các ảnh hưởng phát triển trung gian phytochrome

được tính bằng giờ hoặc ngày, nhưng cũng có những phản ứng tính bằng phút hoặc giây. Hầu hết

những phản ứng nhanh này liên quan đến hoạt động của màng như dòng điện thế sinh học hoặc ion.

Một trong những dấu hiệu đầu tiên của việc phytochrome ảnh hưởng đến tính chất điện của mô là

một ảnh hưởng kì lạ trên điện thế bề mặt của ngọn rễ được đưa ra bởi T.Tanada vào năm 1968.

Tanada quan sát ngọn rễ lúa mạch - mọc trong tối - lơ lững trong ống nghiệm với bề mặt cực âm.

Theo sau đó là xử lí bằng ánh sáng rất đỏ để tách ngọn rễ ra khỏi thủy tinh. Sau đó ông thấy quá

trình bám và tách của rễ tương quan với sự thay đổi do phytochrome gây ra trên bề mặt của ngọn rễ.

Xử lý nhanh bằng ánh sáng đỏ sinh ra bề mặt cực dương và liên kết với ngọn rễ có bề mặt cực âm.

Xử lí bằng ánh sáng rất đỏ sinh ra bề mặt cực âm khiến các ngọn rễ tách nhau ra. Tương tự ảnh

hưởng của ánh sáng đỏ và rất đỏ trên bề mặt lá bao mầm của Avena cũng giống như vậy.

Trong các phòng thí nghiệm, điện thế điều hòa phytochrome của màng đã được nghiên cứu ở

nhiều loại mô khác nhau. Các kết quả không tương ứng với nhau, nhưng trong hầu hết các trường

hợp, ánh sáng đỏ dẫn tới khử cực của màng trong vòng từ 5 đến 10 giây. Sau đó xử lí bằng ánh sáng

rất đỏ để làm cho cực trở về trạng thái bình thường. Tại thời điểm đó, người không nhận biết được

những ảnh hưởng này là do hoạt động trực tiếp của phytochrome trên màng hay là do hệ thống tín

hiệu thứ hai (second messenger).

Sự thay đổi điện thế sinh học là hiện tượng điện hóa liên quan đến sự di chuyển của các ion

qua màng tế bào. Ví dụ, trong trường hợp ngọn rễ ở cây đậu, sự tăng điện thế dương ở bề mặt khi

chiếu ánh sáng đỏ đi kèm với sự luân chuyển của ion H+. Sự tương quan giữa phytochrome và sự di

chuyển của ion được gọi là nyctinastic hay quá trình ngủ ở lá. Những điều này sẽ được thảo luận sâu

hơn ở chương 18, nhưng chúng ta cũng nên bàn luận sơ qua về mối tương tác giữa phytochrome và

sự chuyển động của ion. Ở một số loài, lá non thường nằm ngang vào ban ngày và cuốn lại khi trời
9
tối. Thực vật có tập tính này là do có thể gối hoạt động như giá đỡ của lá. Thể gối điều khiển động

tác của lá bằng cách thay đổi hình dạng của nó do sự thay đổi thể tích tế bào ở phần trên và phần

dưới của cơ quan. Sự thay đổi về thể tích và hình dạng của những tế bào vận động xảy ra do sự phân

phối lại của các chất tan như K+, Cl- và ion của acid malic.Phytochrome kiểm soát dòng chảy của ion

K+ trong các cơ quan này. Tuy nhiên, phytochrome không trực tiếp kiểm soát dòng ion này. Ion K+

di chuyển qua kênh K+ mà được dòng proton điều khiển phytochrome mở. Chức năng của

phytochrome có thể kích hoạt kênh bơm proton ATPase khử cực màng tế bào để mơ kênh K +. Có

vài dấu hiệu cho thấy ion Ca2+ là tín hiệu thứ hai trong quá trình ngủ ở lá. Thay vào đó, ion

Ca2+/calmodulin được coi như là chất điều hòa một vài phản ứng của phytochrome. Phytochrome

phản ứng khi có chất điều hòa Ca2+ là do sự hấp thụ Ca2+ của ánh sáng và bị ngăn chặn bởi chất kìm

hãm calmodulin. Tuy nhiên, phytochrome vẫn tăng lượng ion Ca2+ tự do trong tế bào chất của tế bào

thực vật.

17.3.2: VLFRs không phản ứng trước ánh sáng

Vài nghiên cứu cho thấy cây non mọc trong bóng tối có khả năng phản ứng lại mức ánh sáng

rất yếu. Ví dụ, ánh sáng đỏ tăng cường độ nhạy cảm cây ngũ cốc trước kích thích quang học. Nhưng

phản ứng phân hủy bằng ánh sáng đỏ cần được bão hòa phản ứng ít hơn 100 lần so với việc chuyển

hóa từ Pr sang Pfr. Quá trình phân hủy chậm bằng ánh sáng rất đỏ cũng làm tăng độ nhạy cảm trước

ánh sáng giống ánh sáng đỏ, ít hơn 1% sắc tố cần được chuyển thành Pfr để bảo hòa phản ứng. Thậm

chí khi đưa ra ánh ngoài ánh sáng lục nhạt cũng đủ để bão hòa phản ứng kéo dài ở thân non Avena.

Ví dụ, ta chỉ cần 0.01% Pfr để kìm hãm quá trình dài ra của mesocotyl. Sự nhạy cảm trước ánh sáng

này làm cho việc nghiên cứu VLFRs trở nên khó khăn. Ví dụ, VLFRs không phản ứng trước ánh

sáng. Chi tiết quan trọng cho rằng phytochrome điều hòa phản ứng VLF cũng giống như sự hấp thụ

quang phổ của Pr. Tuy nhiên, hiện tượng này dẫn đến những câu hỏi phức tạp trong những thí

nghiệm về kiểm soát ánh sáng lên sự phát triển của thực vật.

17.3.3: Những phản ứng do chiếu ánh sáng cao độ cần có tốc độ phân hủy cao

Trong môi trường tự nhiên, thực vật thường ở trong điều kiện được chiếu sáng lâu với tỉ lệ

chiếu sáng cao. Dưới những điều kiện như thế, sự thay đổi hình thái do ánh sáng xảy ra mạnh, ví dụ
10
như sự phát triển của lá hay sự vươn dài của thân. Những phản ứng phụ thuộc vào môi trường như

thế được gọi là những phản ứng chiếu sáng cao độ (HIRs). HIRs có những đặc điểm sau : (1) biểu lộ

đầy đủ những phản ứng đòi hỏi cần được đưa ra ngoài ánh sáng cao trong thời gian dài, nhất là với tỉ

lệ ánh sáng rất đỏ; (2) độ lớn của những phản ứng là hàm số giữa tốc độ phân hủy và thời gian

(không áp dụng tính thuận nghịch của định luật Bunsen-Roscoe); (3) giống như VLFRs, HIRs không

quang phản xạ với ánh sáng đỏ, rất đỏ.

HIRs được phát hiện lần đầu tiên khi người ta nghiên cứu sự tổng hợp anthocyanin ở cây bắp

cải đỏ non. Giống như những phản ứng vươn dài của cây non, quá trình bắt đầu tích lũy anthocyanin

là LFR của phytochrome. Tuy nhiên, quang phản xạ của ánh sáng đỏ và rất đỏ bị giới hạn khi không

được chiếu sáng đầy đủ. Khi áp dụng việc chiếu sáng trong thời gian dài, sự tích lũy anthocyanin

nhiều nhất là ở ánh sáng rất đỏ và kém hiệu quả ở ánh sáng đỏ. Ảnh hưởng của việc chiếu sáng bằng

ánh sáng đỏ trong thời gian dài có thể giải thích bằng việc giữ Pfr ở nồng độ thấp theo thời gian – đủ

lâu để tránh phân hủy hết Pfr.

HIRs liên quan nhiều đến các phản ứng bao gồm sự phát triển của thân, sự lớn lên của lá và

sự nảy mầm. Tuy nhiên, HIRs hoạt động quang phổ rất khác nhau dựa trên từng loài hoặc điều kiện

phát triển. Ví dụ, sư lớn lên của cây non phản ứng trước ánh sáng xanh, đỏ và rất đỏ. Trong quá trình

kìm hãm sự úa vàng của cây, có một sự luân chuyển từ HIR (nhạy cảm với ánh sáng rất đỏ) sang

HIR (nhạy cảm với ánh sáng đỏ). Sau đó, không có gì ngạc nhiên khi thấy, những mô màu xanh

được trồng ngoài ánh sáng phản ứng với ánh sáng đỏ nhiều hơn ánh sáng rất đỏ. Vài hệ thống như sự

tổng hợp anthocyanin ở cây Sorghum non chỉ phản ứng trước tia UV-A xanh.

17.4 : Phytochrome trong môi trường tự nhiên

Những nghiên cứu gần đây về phytochrome đột biến giúp chúng ta hiểu hơn về các quang

thụ quan và xác định được các hiện tượng bị chi phối bởi phytochrome. Tuy nhiên, từ việc nghiên

cứu hạt và cây non, phần lớn nhất chứa đựng thông tin sinh lý phytochrome nhận được chính là

LFRs. Song, trừ trong phòng thí nghiệm, cây không thể mọc khi được chiếu ánh sáng đỏ và rất đỏ

trong phòng tối. Trong môi trường tự nhiên, thực vật tiếp xúc với những nguồn ánh sáng khác nhau

11
cả về chất lượng lẫn về khối lượng. Có một câu hỏi được đưa ra là làm cách nào phytochrome thực

hiện được chức năng trong cây xanh khi cây được đưa ra ngoài ánh sáng.

17.4.1: phyA có chức năng phát hiện ra ánh sáng

Mục đích của việc cây xanh có nhiều dạng phytochrome là gì? Hay là, lợi ích của việc cây bị

úa tích lũy nhiều phyA ở dạng không bền, sau đó phân hủy thành dạng Pfr là gì? Một khả năng là

phyA chỉ thực hiện chức năng nhận biết ánh sáng hơn là phân biệt sự khác nhau về chất lượng ánh

sáng. PhyA được tích lũy trong hai tình huống đặc biệt sau đây: (1) hạt cần ánh sáng đỏ để nảy mầm

và do đó hạt không nảy mầm khi được gieo sâu dưới đất và (2) ở cây non mà chứa phytochrome

nhận biết ánh sáng vươn lên mặt đất. Một khối lượng lớn phyA được tích lũy trong hai điều kiện này

hoạt động như chiếc anten nhạy cảm, hay còn gọi là photoncounter dùng để nhận biết ánh sáng. Một

khi hạt và cây non nhận được ánh sáng đầy đủ, lượng phytochrome không bền sẽ biến mất. Nó cho

phép phyB – bền vững hơn kiểm soát tỉ lệ R-FR theo thời gian và cũng kiểm soát sự phát triển của

cây. Thật khó kiếm bằng chứng cho những hiện tượng trên, nhưng nó là bước quan trọng đầu tiên

khi đưa phytochrome từ phòng thí nghiệm ra ngoài môi trường tự nhiên.

17.4.2: Phytochrome nhận biết được bóng râm và những dấu hiệu điểm hết ngày

Sự phản ứng của cây xanh theo thời gian khác biệt hoàn toàn so với những cây con bị úa.

Cây xanh nhạy cảm với ánh sáng đỏ hơn. Ví dụ, sự kìm hãm quá trình phát triển trụ dưới lá mầm ở

cây mù tạc con mọc ngoài ánh sáng cần tốc độ phân hủy ít hơn cây mọc trong bóng tối. Trong những

phần trước về sự phản ứng khi chiếu ánh sáng cao độ, sự phát triển của cây đi kèm với việc chuyển

hóa từ nhạy cảm với FR sang nhạy cảm với R. Tại cùng thời điểm, nhiều ánh sáng rất đỏ dưới tán

cây kích thích sự phát triển của hầu hết cây xanh.

Nhiều nghiên cứu về thực vật trồng mọc ngoài ánh sáng cho thấy sự phát triển vượt bậc được

quyết định bởi nồng độ Pfr hoặc tỉ lệ Pfr/P ( kí hiệu là ɸ). Một trong những dấu hiệu đầu tiên được

thao tác lúc thời gian cuối ngày. Nhiều chủng loại đậu khác nhau (Phaseolus vulgaris), cây hoa

hương dương (Heliantbus annus) và cây bìm bìm tím (Pharbitis nil) được đưa ra ngoài ánh sáng FR

hoặc FR cùng với R trong 8h sau cùng của chu kỳ của ánh sáng huỳnh quang trắng. Chiếu ánh sáng

đỏ cuối chu kỳ ánh sáng sẽ cho tỉ lệ Pfr cao vào đầu chu kỳ tối và kìm hãm sự phát triển của thân.
12
Ánh sáng - làm giảm độ Pfr – sẽ giảm ảnh hưởng của các quá trình ức chế. Nói cách khác, sự phát

triển của đoạn thứ hai được quyết định bởi tỉ lệ Pfr có mặt đầu chu kỳ tối. Cảm ứng phản R, FR kiểm

soát quá trình phát triển. Những thí nghiệm ở Synningia và Fuchsia chứng minh sự phụ thuộc của

tốc độ phát triển theo điều kiện và mức Pfr thấp vào cuối chu kỳ ánh sáng.

Những thí nghiệm này giúp chúng ta quan tâm nhiều hơn đến tập tính của phytochrome lên

cây xanh và phytochrome có vai trò thiết yếu trong quá trình sinh tồn của thực vật. Hầu hết các thí

nghiệm quan tâm đến sự phát triển của cây trong bóng râm vì sự thay đổi của quang phổ ánh sáng tự

nhiên rất thú vị. Bức xạ trong và dưới bóng râm thiếu ánh sáng đỏ và xanh vì những bước sóng này

đã bị chlorophyll của những tán lá ở trên hấp thụ. Ngược lại, ánh sáng rất đỏ xuyên qua chlorophyll

được, sự suy yếu của ánh sáng đỏ là do bị phản chiếu lại. Do đó, ảnh hưởng của cây dưới tán râm có

thể được diễn tả bằng tỉ lệ ánh sáng đỏ trên tốc độ phân hủy ánh sáng rất đỏ (R/FR, hay ζ, zeta). Giá

trị ζ trong ánh sáng bình thường từ 1.05 đến 1.25. Dĩ nhiên, giá trị ζ dưới tán cây sẽ khác nhau tùy

theo cách trồng và mật độ dưới tán. Giá trị này sẽ giảm vì nếu thay đổi chút ít giá trị ζ sẽ gây ra thay

đổi lớn trong tỉ lệ Pfr. Phytochrome chính là phần tử nhạy trong bóng râm lý tưởng.

Hiện nay có những bằng chứng cho rằng thực vật có thể nhận biết những điểm khác nhau

giữa ánh sáng trong bóng râm và ánh sáng bên ngoài; và phản ứng trước sự phát triển của thân, giảm

sự đâm chồi của cỏ dại và những ảnh hưởng khác gọi là hội chứng kị bóng râm. Ánh sáng trong

bóng râm giống như trong phòng thí nghiệm hoặc phòng gieo cấy cung cấp ánh sáng huỳnh quang

trắng (ζ = 2.28) với lượng ánh sáng rất đỏ khác nhau trong toàn chu kỳ sáng. Ta có thể làm bằng

cách giữ tốc độ phân hủy bức xạ quang hợp chủ động (PAR) không đổi từ chỉnh thể này đến chỉnh

thể kế tiếp. Do đó, bất kì sự khác biệt nào về sự phát triển hoặc thay đổi hình thái gây ra bởi giá tri

cân bằng quang học phytochrome (ɸ), được tính bằng cách đo tỉ lệ R/FR ở mỗi chỉnh thể. Khi những

cây non Chenopodium album được trồng bằng cách này, tỉ lệ kéo dài ở thân liên quan đến giá trị ɸ.

Quá trình phản ứng lại chất lượng của ánh sáng xảy ra rất nhanh. Ví dụ, ở loài Chenopodium, ta có

thể quan sát tỉ lệ phát triển tăng ở thân trong vòng bảy phút bằng cách chiếu ánh sáng FR trên nền

của nguồn huỳnh quang. Thậm chí khi không đưa trực tiếp cây vào bóng râm, cây vẫn có thể chống

13
lại việc khuất ánh sáng. Giảm tỉ lệ R/FR phản ánh những chiếc lá ngoài ánh sáng và trồng cây theo

hàng ngang giúp cây tránh được việc bị che khuất trong bóng râm.

Về cơ bản, cũng có những sự thay đổi về chất trong việc phân phối ánh sáng tự nhiên. Lúc

bình minh và xế tà, khi mặt trời thấp hơn đương chân trời, giá trị ζ giảm so với giá trị của những thời

gian khác trong ngày, ví dụ như giá trị ζ lúc xế tà giảm từ 14 đến 44% so với giá trị giữa ngày. Một

thí nghiệm về phản ứng của bí đỏ (Cucurbita pepo) trước ánh sáng đỏ và rất đỏ nói lên sự giảm sút tỉ

lệ phytochrome Pfr cuối chu kỳ sáng liên quan đến sự thay đổi lớn về mặt phát triển. Giảm giá trị ɸ

từ cao (ca. từ 0.65 đến 0.75) đến rất thấp (ca. 0.03) làm cho thân và cuống lá dài ra, giảm sự phát

triển của lá và thân và giảm lượng chlorophyll. Dĩ nhiên những thí nghiệm này không chứng minh

mối liên hệ nhân quả giữa cân bằng quang học phytochrome và sự phản ứng phát sinh hình thái

trước sự thay đổi trong môi trường bức xạ. Tuy nhiên, thực vật có khả năng phản ứng trước sự thay

đổi về mặt phân phối năng lượng. Phytochrome là quang thụ quan nhận biết được cả tín hiệu của

ngày và khi bị che khuất.

17.5: Phản ứng lại ánh sáng xanh và tia UV-A

Charles Darwin là một trong những người đầu tiên lưu ý đến sự phản ứng của thực vật trước

ánh sáng xanh khi ông quan sát sự chuyển động hướng dương bị giảm đi khi cho ánh sáng đi qua

dung dịch kali dichromate. Kali dichromate là chất hấp thụ hiệu quả ánh sáng xanh. Ánh sáng xanh

và tia UV-A điều hòa nhiều giai đoạn sinh trưởng và phát triển của thực vật, nấm và động vật. Thực

vật phản ứng trước ánh sáng xanh và tia UV-A trong từng giai đoạn phát triển như sự kìm hãm trụ

dưới lá mầm dài ra và kích thích lá mầm phát triển, đóng và mở khí khổng, sự tổng hợp các sản

phẩm từ gene, thời gian ra hoa, kích hoạt đồng hồ nội sinh và sự phát triển trước ánh sáng. Tuy

nhiên cho đến bây giờ, người ta vẫn chưa tìm ra quang thụ quan xanh trong thực vật bậc cao.

Hầu hết các phản ứng trước ánh sáng xanh xảy ra mạnh nhất ở vùng ánh sáng xanh và tia

UV-A trên quang phổ và rất giống với quang phổ hấp thụ của phân tử flavin, như riboflavin. Điều

này gợi lên cho A.W.Galston phát biểu thành định luật vào đầu năm 1950 là “một flavoprotein liên

quan đến những phản ứng trước ánh sáng xanh”. Tuy nhiên, những người khác tranh cãi về quang

thụ quan chứa carotenoid. Và trong nhiều năm qua, cuộc tranh luận về flavin-carotenoid vẫn diễn ra
14
quyết liệt. Cuộc tranh luận khó được giải quyết vì không giống phytochrome, không có quá trình

quang phản xạ hay những đặc điểm khác để giúp các nhà khoa học xác định được quang thụ quan

xanh. Hơn nữa, thực vật chứa cả flavoprotein và carotenoprotein. Chính điều đó, bản chất của sắc tố

và phản ứng trước ánh sáng xanh ở thực vật không có hoa, sắc tố đó được đặt tên là cryptochrome.

17.5.1: Cryptochrome là một flavoprotein

Năm 1993, protein đầu tiên chứa những đặc điểm của quang thụ quan được tách ra từ loài

Arabidopsis. Ở loài Arabidopsis dại, có thể kìm hãm trụ dưới lá mầm dài ra bằng ánh sáng đỏ, rất đỏ

hoặc xanh. Vài đột biến do sự phát triển trụ dưới lá mầm gây ra là vì chúng mất khả năng phản ứng

trước những vùng khác trên quang phổ. Một trong số chúng, hy4 ( sau này có tên là cry1), mất khả

năng phản ứng trước ánh sáng xanh. Protein mã hóa bởi những allele dại được tách ra và, dựa trên

những đặc tính quang sinh học và di truyền cơ bản, người ta xác định nó là cryptotochrome 1 (cry1).

Cry1 apoprotein đính hai chromophore: một flavin adenin dinucleotide (FAD) và một pterin (5,10-

methenyltetrahydrofolate). Một cryptochrome thứ hai, cryptochrome 2 (cry2) cũng được xác định.

Cry2, giống cry1, có hai chromophore và điều hòa quá trình ngăn chặn ánh sáng xanh khi trụ dưới lá

mầm dài ra, sự lớn lên của lá mầm và sản xuất anthocyanin ở loài Arabidopsis. Hơn nữa, cry2 có

chức năng quyết định thời gian ra hoa và giống với FHA, một loại gene mang tính trạng thời gian nở

hoa. Thực vật chứa biến thể cry2 sẽ không nở hoa so với cây dại.

Một đặc điểm thú vị của crytochrome là điểm tương đồng ở DNA photolyase, một dạng

flavoenzyme duy nhất sử dụng ánh sáng xanh xúc tác quá trình khôi phục những tổn thương ở DNA

vi sinh gây ra bởi tia UV. Sự giống nhau giữa photolyase và cryptochrome nói lên mối quan hệ tiến

hóa của chúng. Có thể nói photolyase là chất tiến hóa tạo ra cryptochrome.

Không giống phytochrome, kết quả của quá trình kích thích quang học của cryptochrome vẫn

còn là điều bí ẩn. Những flavin khác tham gia hầu hết vào các phản ứng oxi hóa-khử và photolyase

khôi phục DNA bị tổn thương bằng cách truyển electron từ pyrimidine dimer. Có thể cryptochrome

hoạt động thông qua cơ chế truyền electron.

17.5.2: Phototropin là một kinase phụ thuộc vào ánh sáng xanh

15
Thực vật phát triển khác nhau dựa theo nguồn ánh sáng (phototropism) cũng là vấn đề tranh

cãi giữa flavin-carotenoid giống như sự phản ứng trước ánh sáng xanh. Phototropism sẽ được nói

đến kĩ hơn trong chương 18, vì nó liên quan đến trọng lực và những hiện tượng khác. Ở đây, chúng

ta chỉ nói sơ qua về đặc điểm của quang thụ quan để minh họa cho những mối quan hệ của những

quang thụ quan khác.

Hai nhánh nghiên cứu dẫn đến sự phát minh ra quang thụ quan của phototropism, hiện nay

gọi là phototropin. Vào cuối những năm 80, các nhà khoa học cho rằng ánh sáng xanh kích thích quá

trình cộng phosphate của protein màng (120kDa) tập trung vào vùng phát triển chủ động của cây

non. Đây cũng là vùng bị kích thích hướng dương phản ứng nhiều nhất. Sau nhiều quan sát về hóa

sinh và sinh lý, người ta thấy protein đó chính là kinase – quá trình tự động thêm phosphate khi có

ánh sáng xanh. Cũng có người cho rằng kinase chính là quang thụ quan của quá trình phototropism.

Sau thời gian ngắn, một biến thể không phản ứng trước kích thích hướng dương

(nonphototropic hypocotyl 1, nph1) được lấy từ loài Arabidopsis. Cây mang đột biến nph1 không chỉ

thực hiện quá trình phototropism mà còn thiếu cả protein màng 120kDa. Khi gene NPH1 được nuôi

cấy, người ta khám phá ra rằng nó mã hóa protein 120kDa. Nph1, hay phototropin, là một

flavoprotein với hai flavin mononucleotide (FMN) chromochrome. Đó là phần đầu carboxy có đặc

điểm của serine-threonine kinase. Nó cũng có hai phần gọi là LOV vì chúng có đặc điểm của protein

vi sinh là điều hòa phản ứng trước ánh sáng, oxi hay điện áp. Hai phần LOV là hai phía gắn với hai

phân tử FMN.

Người ta đã tách chiết được ba biến thể khác không phản ứng trước kích thích hướng dương

(nph2, nph3, nph4) nhưng vẫn chưa tìm ra được nơi chúng truyền tính trạng phototropin. Protein mã

hóa bởi NPH3 kết hợp với màng và tương tác với nph1. Có vài minh chứng thuộc di truyền học cho

thấy nph3 hoạt động xuôi dòng từ nph1 trong chuỗi tín hiệu. Một quan sát khác cho rằng ánh sáng

xanh- làm tăng nồng độ Ca trong cytosol- chịu trách nhiệm về phototropin trong chuỗi tín hiệu. Ảnh

hưởng diễn ra rất nhanh và có thể điều hòa bằng cách mở kênh Ca ở màng tế bào. Ảnh hưởng bị

giảm đáng kể ở biến thế nph1, mà không phải ở biến thể cry1 hoặc cry2. Những quan sát trên cho

thấy ánh sáng xanh dẫn đến sự hấp thụ Ca trong chất tế bào được điều hòa bởi phototropin, chứ
16
không phải là cryptochrome. Phần chuỗi truyền tín hiệu cho phototropin điều hòa nồng độ Ca trong

chất tế bào.

17.5.3 Quang thụ quan lai xanh được chiết từ cây dương xỉ

Một quang thụ quan đặc biệt vừa được chiết từ loài dương xỉ Adiantum capillus-veneris.

Được kí hiệu là phy3, quang thụ quan này có đặc điểm của cả phytochrome và phototropin. Chuỗi

amino acid của đầu amino tương đồng với phần gắng chromophore của phytochrome. Hơn nữa, khi

gene được thao tác trên nấm men, protein thanh khiết được sắp xếp lại bằng một phycocyanobilin

chromophore, nó cho thấy tập tính điển hình của phản quang photochrome. Tuy nhiên, phần đầu

carboxy có nét giống với phototropin. Nó có hai phần LOV gắn với FMN, và một phần

serine/threonine kinase. Phy3 trong cây dương xỉ là quang thụ quan lai có thể điều hòa cả phản ứng

trước ánh sáng đỏ, rất đỏ và xanh.

17.6 : Quá trình chống héo úa ở loài Arabidopsis : trường hợp nghiên cứu tương tác

quang thụ quan

Arabidopsis là cây non hai lá mầm mọc ở nơi có ánh sáng trắng dẫn tới việc (1) trụ dưới lá

mầm dài ra, (2) trụ dưới lá mầm hoặc chồi mầm trở nên thẳng, (3) lá mầm mở ra và (4) lá mầm phát

triển. Nghiên cứu về những biến thể không có photochrome xác nhận quá trình chống héo úa ở cây

non Arabidopsis bao gồm tương tác phức tạp giữa ba quang thụ quan khác nhau : phyA, phyB, và

cry1. Một thí nghiệm chứng minh những tương tác này được minh họa ờ hình 17.16. Trong thí

nghiệm này, trụ dưới lá mầm ở những cây dại dài ra bị giảm đi 68% trong môi trường ánh sáng

trắng. Biến thể không có phyA có ảnh hưởng ít lên việc trụ mầm dài ra, trong khi biến thể thiếu

phyB, việc trụ mầm dài ra chỉ giảm 20%. Những kết quả này cho thấy phyB là quang thụ quan cơ

bản trong việc kiểm soát quá trình dài ra của trụ dưới lá mầm. Tuy nhiên, phyA vẫn có chức năng

trong biến thể kép phyAphyB. Biến thể không có phyA lẫn phyB có trụ mầm dài ra bình thường mà

không bị ngăn chặn bởi ánh sáng trắng, thậm chí trụ dưới lá mầm còn dài hơn khi trồng trong bóng

tối. Nói cách khác, biến thể phyA nâng cao ảnh hưởng của đột biến phyB.

Trụ dưới lá mầm trở nên thẳng và lá mầm mở ra trong điều kiện ánh sáng trắng không bị ảnh

hưởng bởi bất kì đột biến đơn nào, phyA, phyB và cry1. Tuy nhiên, trong đột biến phyAphyBcry1,
17
chồi non không thẳng ra được và lá mầm không mở ra được. Những kết quả này cho thấy cả ba

quang thụ quan đều kiểm soát chồi non thẳng ra và lá mầm mở ra. Chỉ khi nào thiếu cả ba quang thụ

quan, hai quá trình trên mới bị ảnh hưởng.

Mặc dù không minh họa trên hình 17.16, sự phát triển của lá mầm ở loài Arabidopsis bị kiểm

soát chủ yếu bởi phytochrome B và cryptochrome. Trong một thí nghiệm, lá mầm của biến thế phyB

và cry1 tương ứng giảm 50% và 64%. Tuy nhiên, biến thể kép phyBcry1, trong điều kiện bóng tối, lá

mầm không lớn lên. Qua tác dụng phụ của đột biến phyB và cry1 cho thấy mỗi quang thụ quan độc

lập trong việc kiểm soát một phần trong quá trình phát triển của lá mầm.

Ở cấp độ phân tử, một trong những hiện tượng chống héo úa được nghiên cứu nhiều nhất là

cảm ứng của gene protein gắn chlorophyll a/b (CAB). Cả đột biến đơn và kép phyA và phyB cho

thấy những gene mang CAB có thể gây ra bởi 1 trong 2. Tuy nhiên, cảm ứng của phyA là VLFR,

cần mức độ ánh sáng thấp và không phản ứng nghịch lại được. Mặt khác, cảm ứng lên gene CAB bởi

phyB là phản ứng quang thuận nghịch, xảy ra ở mức độ ánh sáng cao hơn.

Những kết quả ở trên chỉ là mẫu đơn giản của nhiều tương tác xảy ra giữa các quang thụ

quan, nhưng có một điều chắc chắn là tính dư thừa hay khả năng cho nhiều kết quả giống nhau của

những quang thụ quan khác nhau là hiện tượng nhạy cảm với ánh sáng phổ biến. Nhiều ví dụ về tác

dụng phối hợp và hiện tượng đối kháng giữa các quang thụ quan đã được chứng minh. Những mối

tương quan như thế là kết quả của những tín hiệu đường đi song song, độc lập. Tuy nhiên, thực vật

có bước tiến hóa linh hoạt trong hệ thống quang thụ quan và cho phép chúng phản ứng hiệu quả và

linh hoạt với thay đổi tốc độ phân giải ánh sáng cũng như thành phần ánh sáng trong môi trường.

17.7 : Quá trình truyền tín hiệu của quang thụ quan

Một câu hỏi đặt ra là làm thế nào mà tế bào có thể chuyển tín hiệu nhận được từ quang thụ

quan để thay đổi tốc độ tăng trưởng và mô hình phát triển. Theo những phạm vị tương tác giữa các

quang thụ quan được miêu tả ở trên, có thể quá trình truyền tín hiệu bao gồm hệ thống nhiều con

đường song song và chồng chéo phức tạp. Có hai cơ chế giúp giải thích những bước đầu tiên trong

quá trình truyền tín hiệu của quang thụ quan. Cơ chế đầu tiên là sắc tố chính là enzyme và có thể lặp

lại tín hiệu thông qua hoạt động enzyme. Cơ chế thừ hai là sắc tố tương tác với một phân tử khác,
18
phục vụ cho việc vận chuyển tín hiệu xa hơn. Có thể phytochrome hoạt động thông qua hai cơ chế :

phytochrome có hoạt động protein kinase và chúng có thể đi vào nhân nơi có thể tương tác với

protein ở trong nhân. Người ta vẫn chưa biết được phương thức hoạt động của cryptochrome. Tuy

nhiên, hoạt động của phytolyase bao gồm việc truyền một electron từ trạng thái kích thích của flavin

đến DNA bị tổn thương. Mối tương đồng giữa cryptochrome và protolyase cho thấy chúng hoạt

động thông qua phản ứng oxi hóa – khử. Phương thức hoạt động còn lại của phototropin cũng được

định rõ, nhưng sự hiện diện của kinase cho thấy chúng giống như phytochrome, tham gia vào chuỗi

truyền kinase.

17.7.1 : Phytochrome có hoạt động kinase

Vào năm 1960, A.Marcus báo cáo lần đầu tiên về sự điều hòa phytochrome ở cấp độ chức

năng protein và sự kiểm soát của quá trình phản chiếu ánh sáng đỏ và rất đỏ bởi hoạt động của

glyceraldehyde-3-phosphate dehydrogenase ở cây đậu non. Kể từ đó, danh sách enzyme và protein

điều hòa ánh sáng trong trường hợp phytochrome đã tăng đến 60. Tuy nhiên, gần đây người ta hiểu

thêm vè kinase trong chuỗi truyền tín hiệu và việc khám phá ra phytochrome có hoạt động kinase

điều hòa ánh sáng và từ đó gợi lên một cơ chế cho những ảnh hưởng này.

Một trong những điểm thú vị của phần protein trong phytochrome là đoạn carbonyl cuối có

mối tương đồng không rõ ràng với những enzyme của vi khuẩn là histidine kinase. Histidine kinase

là enzyme mà thêm nhóm phosphate vào histidine trên phân tử enzyme ( nghĩa là quá trình tự thêm

nhóm phosphate) và sau đó chuyển nhóm phosphate đến một aspartate của protein thứ hai. Trên cơ

sở này, vào những năm 80, người ta cho rằng phytochrome có thể là protein kinase, nhưng không có

bằng chứng trực tiếp cho những hoạt động trên. Tất cả đều thay đổi khi người ta phát hiện

phytochrome trong cyanobacteria. Những phytochrome của cyanobacteria có một đoạn N cuối giống

như phần nối chromophore của phytochrome thực vật, có đặc điểm quang phổ tương tự phytochrome

thực vật và quan trọng hơn cả là có hoạt động điều hòa ánh sáng của histidine kinase. Về sau,

phytochrome A đã được tinh chế của cây yến mạch cho thấy khả năng điểu hòa ánh sáng bằng cách

tự thêm nhóm phospate. Tuy nhiên, phytochrome ở thực vật tự thêm nhóm phosphate vào phần

serine, chứ không phải vào phần histidine như cyanobacteria. Phytochrome ở dạng Pfr ưu tiên được
19
cộng nhóm phosphate, sau đó bắt đầu truyền tín hiệu bằng cách chuyển nhóm phosphate tới phân tử

nền thích hợp. Phytochrome có thể điều hòa một cách hiệu quả những khía cạnh khác nhau trong quá

trình phát triển đơn giản bằng cách thêm nhóm phosphate vào những chất nền khác nhau hoặc những

tầng kinase khác nhau.

Người ta đã xác định được ít nhất hai chất nền được coi là được thêm nhóm phospahte. PKS1

(phytochrome kinase substrate 1) là một protein nằm trong tế bào chất được cộng thêm nhóm

phosphate nhờ phyA trong ống nghiệm. PKS1 liên kết với phyA và phyB ; và ánh sáng đỏ kích thích

quá trình cộng phosphate trong cơ thể sống. Nucleotide diphosphate kinase 2 (NDPK2) là enzyme

tương tác với phytochrome. NDPK xúc tác quá trình tổng hợp nhiều nucleoside diphosphate (ví dụ

CTP, GTP, UTP) từ ATP và nucloside diphosphate tương ứng. Hoạt tính của nó tăng đáng kể khi có

sự hiện diện của Pfr ở dạng phyA trong ống nghiệm, quá trình cộng phosphate của NDPK2 bị kích

thích bởi ánh sáng đỏ trong cơ thể sống, và biến thể ndpk2 thay đổi khi gặp ánh sáng đỏ và rất đỏ.

PhyA tinh khiết có thể cộng nhóm phosphate vào cryptochrome trong cở thể sống và quá trình đó bị

kích thích bởi ánh sáng đỏ trong cơ thể sống. Thật thú vị khi nhận ra được tương tác sinh lý giữa

phản ứng ánh sáng đỏ và xanh và phyA có khả năng điều chỉnh phản ứng ánh sáng xanh thông qua

quá trình cộng phosphate của cryptochrome.

17.7.2: Pfr điều hòa sự biểu hiện gene

Điều mong đợi trong sinh học là sự thay đổi trong sự biểu hiện gene làm nền tảng cho những

quá trình phát triển. Không có gì ngạc nhiên khi thấy sự tham gia của phytochrome trong các giai

đoạn phát triển như giai đoạn nảy mầm, sự phát triển khi tiếp xúc với ánh sáng, sự chuyển đổi từ

ngọn sinh dưỡng sang ngọn nở hoa có liên quan đến sự thay đổi của biểu hiện gene. Sự thay đổi cấp

độ sản phẩm của gene (protein) và cuối cùng cấp độ mRNA phụ thuộc vào quá trình điều hòa bởi

phytochrome.

Xuyên suối những năm 70 và 80, nhiều protein mà gene được biểu hiện khác nhau ở cây mọc

trong sáng và tối đã được xác định. Một số lượng lớn gene - được xác định là phytochrome điều hòa

là gene trong nhân tế bào mã hóa mRNA thành protein trong lục lạp. Hai gene được nghiên cứu

nhiều nhất là: tiểu đơn vị ribulose-1,5-biphosphate carboxylase/oxygenase (rubisco) và chlorophyll


20
a/b hấp thụ ánh sáng, hay CAB, protein. Rubisco là enzyme chloroplast dồi dào, tan được có chức

năng xúc tác quá trình cộng nhóm –COOH trong quang hợp. Protein bậc 4 bao gồm 8 tiểu đơn vị lớn

giống nhau (LSU) và 8 tiểu đơn vị nhỏ giống nhau (SSU). LSU được mã hóa bởi bộ gene lục lạp và

được tổng hợp trong lục lạp. SSU được mã hóa bởi gene trong nhân và được tổng hợp trong tế bào

chất như là chất tổng hợp nên polypeptide. Protein CAB tạo thành hỗn hợp hấp thụ ánh sáng, hỗn

hợp antenna hấp thụ ánh sáng dùng cho quang hợp. Giống như SSU, polypeptide của protein CAB

được mã hóa trong nhân, được tổng hợp trên ribosme trong tế bào chất, và đi vào trong lục lạp.

Những nghiên cứu trước đây chứng minh rằng ánh sáng kích thích sự gia tăng protein Rubisco ở cây

lúa mạch non. Trong ống nghiệm, bằng quá trình dịch mã RNA chiết từ cây bèo (Lemna gibba) mọc

trong sáng và tối, sau đó người ta chứng minh sự thay đổi này là kết quả của lượng phytochrome

tăng ở mức độ dịch mã mRNA SSU. Những kết quả tương tự cũng được báo cáo về protein gắn với

chlorophyll a/b ở lúa mạch (Hordeum vulgare). Thí nghiệm trong nhân chứng thực rằng

phytochrome điều hòa gene của cả hai loại protein này ở mức độ phiên mã. Trong thí nghiệm này,

nhân được chiết ra khi xử lí với ánh sáng và được ủ trong điều kiện có tiền chất RNA đánh dấu

phóng xạ (32P-uridine-triphosphate). Khối lượng RNA phiên mã từ một gene được đo bằng cách thủy

phân sản phẩm phiên mã đã được đánh dấu thành cDNA chứa gene đó. Kết quả của những thí ngiệm

này xác nhận rằng Pfr tác dụng lên sự gia tăng tốc độ phiên mã của gene SSU và CAB.

Không phải tất cả gene phản ứng trước ánh sáng đều chủ động điều hòa bởi phytochrome. Có

ít nhất hai gene quan trọng mà quá trình phiên mã điều hóa bị động bởi phytochrome. Một là gene

mã hóa NADPH – protochlorophyllide oxidoreductase, enzyme xúc tác phản ứng khủ

protochlorophyllide thành chlorophyllide. Trong trường hợp này, mức độ dịch mã mRNA giảm

trong một giờ khi chiếu ánh sáng đỏ ngắt quãng hoặc liên tục. Ảnh hưởng khi chiếu ánh sáng đỏ

ngược với ánh sáng rất đỏ. Ít nhất sự giảm mRNA giải thích một phần sự giảm hoạt tính của enzyme

này trong ánh sáng. Hai là gene phytochrome sẽ được thảo luận kỹ hơn trong phần 17.2.3.

Khi người ta thiết lập phytochrome kiểm soát sự biểu hiện gene ở mức độ phiên mã, mọi chú

ý nghiêng về câu hỏi làm thế nào mà tín hiệu phytochrome liên kết với gene phản ứng lại ánh sáng.

Những nghiên cứu trước đây cho rằng Pfr kích hoạt protein gắn với những đoạn DNA nhất định gọi
21
là những nhân tố điều hòa ánh sáng (LREs). LREs là những đoạn DNA ngắn nằm ở vùng promoter

trên gene. Khi gắn với protein do Pfr kích hoạt hiển nhiên kích thích quá trình phiên mã. Đặc biệt,

LREs được xác định bởi hai gene – mã hóa tiểu đơn vị nhỏ của rubisco và apoprotein của phức hợp

hấp thụ ánh sáng. Thật thú vị khi nhận thấy rằng LRE của tiểu đơn vị gene nhỏ cũng có thể điều hòa

những gene khác. Ví dụ, LRE của tiểu đơn vị gene nhỏ kiểm soát độ nhạy trước ánh sáng của gene

reporter. Gene reporter thường không nhạy cảm khi nó được gắn vào chromosome trên vùng LRE.

17.7.3 Phytochrome có thể chuyển từ tế bào chất vào nhân

Một nhân tố có ảnh hưởng lên chuỗi truyền tín hiệu được đặt ở vị trí phytochrome trong tế

bào. Những nghiên cứu trước đây có những bằng chứng trái ngược nhau về vị trí của phytochrome

trong tế bào. Ví dụ, thí nghiệm một đường cắt được vẽ ngang qua tế bào bằng một chùm tia vi quang

phổ cho thấy phytochrome ở trong hoặc gần màng tế bào. Trong khi đó, thí nghiệm định vị miễn

dịch cực nhỏ cho thấy phyA là một protein chiếm ưu thế trong tế bào chất. Sau đó, vào cuối những

năm 90, người ta khám phá ra rằng một phần đáng kể phyB được tìm thấy trong nhân của những loài

thực vật mọc ngoài ánh sáng.

Những bằng chứng trái ngược nhau về vị trí của phytochrome đã được giải quyết bằng cách

quan sát quá trình phân tích protein hỗn hợp, nghĩa là vị trí dưới mức tế bào của nó bị ảnh hưởng bởi

ánh sáng. Trong quá trình phân tích protein hỗn hợp, một gene tổng hợp mã hóa protein quang thụ

quan gắn với protein đánh dấu có phát huỳnh quang màu lục (GFP, protein phát huỳnh quang màu

lục) bị kích thích khi chiếu tia UV. Vị trí của protein – đã được đánh dấu- trong tế bào có thể được

kiểm soát bằng kính hiển vi UV. Bằng việc sử dụng phyA-GFP và phyB-GFP protein hỗn hợp,

người ta phát hiện ra phyA và phyB là protein năm trong tế bào chất trong bóng tối, nhưng ánh sáng

kích thích chúng di chuyển vào nhân. Pfr chỉ di chuyển vào nhân khi ở dạng Pfr. Do đó, chuyển đổi

quang học của phyB là cần thiết và đó là phản ứng ngịch trước ánh sáng đỏ, rất đỏ. Sự di chuyển của

phyB khi có kích thích ánh sáng phù hợp với đặc điểm LFR. Mặt khác, PhyA thậm chí di chuyển khi

có ánh sáng rất đỏ và do đó, nó được kiểm soát bởi VLFR. Tuy nhiên, sự di chuyển không xảy ra

nhanh, phyB cần vài giờ để tích lũy để đạt được lượng đáng kể trong nhân.

22
Việc khám phá ra một protein tên PIF3 (phytochrome interacting factor 3) đã củng cố thêm ý

kiến nhân là nơi hoạt động của phytochrome. PIF3 được phân lập vì nó tương tác với phần cuối

carboxy của PHYB. Đây cũng là vị trí kinase hoạt động và vị trí trung tâm chuỗi truyền tín hiệu của

phytochrome. Tương tác giữa PIF3 với phyB trong ống nghiệm là phản ứng phụ thuộc vào ánh sáng

đỏ ( ví dụ, PIF3 tương tác mãnh liệt với phyB ở dạng Pfr và yếu khi ở dạng Pf). PIF3 là một yếu tố

phiên mã được tìm thấy nhiều trong nhân. Nó gắn với một đoạn DNA có sáu nucleotide đặc biệt gọi

là G-box motif. G-box motif có đặc điểm promoter trong gene của nhiều loài thực vật. Hơn nữa,

PIF3 là chất điều hòa phản ứng phytochrome chủ động vì khi không có PIF3, giống như cây biến đổi

gene có chứ PIF3 DNA đối nghĩa, phản ứng bình thường của trụ dưới lá mầm khi có sự điều hòa của

phytochrome bị giảm.

Những kết quả như trên cho thấy cơ chế của việc điều hòa của phytochrome lên sự biểu hiện

gene được minh họa ở hình 17.18. PhyB khi ở dạng không hoạt động về mặt sinh học Pr (PrB) nằm

trong tế bào chất. Khi tiếp xúc với ánh sáng đỏ, PrB được chuyển thành dạng hấp thụ ánh sáng rất đỏ

(PfrB), sau đó di chuyển vào nhân. Ở đó, nó nhận ra và gắn với PIF3. PIF3 đã sẵn sàng gắn với

promoter để tổng hợp gene phản ứng quang học. Sau đó, PfrB phức hợp kích hoạt hoặc kiềm hãm

quá trình phiên mã của tế bào đích. Tiếp đến, chiếu ánh sáng rất đỏ đuể chuyển PfrB phức hợp thành

PfB, mà quá trình phân tách hỗn hợp PIF3-DNA diễn ra nhanh và ngăn chặn quá trình kích hoạt

hoặc kìm hãm trong hoạt động của gene. Bằng cách này, PIF3 dùng để phục hồi phyB thành

promoter chỉ định và phyB có chức năng như là công tắc kích hoạt ánh sáng dùng để kích hoạt cũng

như kiềm hãm gene.

17.8: Vài phản ứng của thực vật được điều hòa bởi tia UV-B

Vài phản ứng của thực vật được cho là do bức xạ của vùng UV-B trong quang phổ. Một ảnh

hưởng tích cực của tia cực tím lên quá trình tích lũy anthocyanin đã được biết từ giữa thập niên 30.

Sau đó, người ta nhận ra ánh sáng mặt trời được lọc thông qua cửa kính hấp thụ tia cực tím ít ảnh

hưởng hơn ánh sáng mặt trời chưa được lọc. Lần cuối cùng ảnh hưởng này được mô tả khi nó được

chứng minh rằng quá trình sinh tổng hợp flavonoid ở cây ngò tây (Petroselinum crispum) trong môi

trường nuôi cấy tế bào và cây non được kích thích bởi bức xạ UV-B (280-320nm). Ảnh hưởng mạnh
23
nhất là từ 290 đến 300nm, và không hoạt động ngoài vùng 320nm. Trước năm 1986, người ta lập

danh sách 11 loài thực vật bậc cao mà UV-B ảnh hưởng lên quá trình sinh tổng hợp anthocyanin và

flavonoid ở bao lá mầm, trụ dưới lá mầm, hệ rễ của cây non và môi trường nuôi cấy tế bào.

Ở loài Sorghum bicolor, quang phổ hoạt động của quá trình sinh tổng hợp flavonoid diễn ra

mạnh nhất ở : 290nm, 385nm, và 650nm. Hoạt động tại 385nm và 650nm có thể bị đảo ngược bởi

khi chiếu ánh sáng rất đỏ, nhưng ở 290nm thì không. Hoạt động diễn ra mạnh nhất ở 385nm và

650nm là do phytochrome, còn ở 290nm là do thụ quan một UV-B. Ở cây ngò tây, quá trình sinh

tổng hợp flavonoid là do hoạt động phối hợp của ba sắc tố: phytochrome, một thụ quan xanh riêng

biệt ( có thể là crytochrome), và một thụ quan UV-B. Hệ UV-B là điều kiện tiên quyết của quá trình

sinh tổng hợp flavonoid vì cả hai thụ quan xanh và phytochrome không có tác dụng nếu không được

xử lý bằng tia UV-B.

Thụ quan UV-B vẫn chưa phân lập được và thông tin về chúng vẫn còn chưa được biết

nhiều. Người ta cho rằng trong phytochrome, phần protein hấp thụ tia UV-B- nhưng những kết quả

trên trái ngược với điều đó. Trong họ Leguminoseae, quá trình sinh tổng hợp flavonoid do tia cực

tím gây ra có thể bị đảo ngược bằng ánh sáng xanh giống như sự tái kích hoạt quang học của tia UV

gây hại đối với vi sinh vật. Có thể nói chính DNA là quang thụ quan UV, nhưng điểm hoạt động

mạnh nhất nằm trong vùng có bước sóng nhỏ hơn so với hoạt động của UV-B bình thường.

24

You might also like