You are on page 1of 164

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGUYỄN TẤT THÀNH


------------------------K J------------------------

GIÁO TRÌNH MÔN HỌC

TIN HỌC CĂN BẢN

Biên soạn: Trương Văn Giản

Lưu hành nội bộ, năm 2007


 Giáo trình THCB

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ MÁY VI TÍNH


CHƯƠNG 1: THÔNG TIN VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN

1.1 THÔNG TIN


1.1.1 Các khái niệm
- Tin học (Informatics)
Là một ngành khoa học chuyên nghiên cứu về việc tự động hoá xử lý thông tin bằng máy
tính điện tử.
- Máy vi tính (Computer)
Là một thiết bị điện tử dùng để xử lý dữ liệu theo một chương trình đã được định trước.
Máy tính nhận dữ liệu từ các thiết bị nhập (Input Devices), xử lý các dữ liệu này và trả lời kết quả
thông qua các thiết bị xuất (Output Devices).
- Dữ liệu (Data)
Là dạng thông tin được chọn lọc và chuẩn hoá để đưa vào máy tính xử lý.
- Thông tin (Informations):
Cùng là các dữ liệu nhưng nó có giá trị với một chủ thể. Thông tin mang tính chủ quan tuỳ
thuộc vào đối tượng nhận tin tức đó.
- Chương trình (Program)
Là tập hợp các lệnh theo một trình tự nhất định các lệnh của máy để thực hiện một công
việc nào đó từng bước một theo ý muốn của người tạo ra chương trình.
1.1.2 Đơn vị đo thông tin
Các thông tin xử lý trên máy tính đều được mã hóa ở dạng số nhị phân, với 2 ký hiệu 0 và 1.
Mỗi vị trí lưu trữ một số nhị phân được tính là 1 bit (Binary Digit), đây là đơn vị đo thông tin
nhỏ nhất. Ngoài ra, còn có các đơn vị đo khác:
1 Byte = 8 bits
10
1 KB (KiloByte) =2 Bytes = 1.024 Bytes
10
1 MB (MegaByte) =2 KB = 1.024 KB
10
1 GB (GigaByte) =2 MB = 1.024 MB
10
1 TB (TetraByte) =2 GB = 1.024 GB
1.2 BIỂU DIỄN THÔNG TIN TRONG MÁY TÍNH
1.2.1 Biểu diễn số trong các hệ đếm
Hệ đếm là tập hợp các ký hiệu và qui tắc sử dụng tập ký hiệu đó để biểu diễn và xác định
các giá trị các số. Mỗi hệ đếm có một số ký số (digits) hữu hạn. Tổng số ký số của mỗi hệ đếm
được gọi là cơ số (base), ký hiệu là b.
Hệ đếm cơ số b (b ≥ 2, b là số nguyên dương) mang tính chất sau :

- Có b ký số để thể hiện giá trị số. Ký số nhỏ nhất là 0 và lớn nhất là b-1.
n
- Giá trị vị trí thứ n trong một số của hệ đếm bằng cơ số b lũy thừa n: b
- Số N trong hệ đếm cơ số (b) được biểu diễn bởi:
(b)

N(b) = an an-1 an-2…a1 a0 a-1 a-2…a-m

Trang 1 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

Trong đó, số N có n+1 ký số biểu diễn cho phần nguyên và m ký số lẻ biểu diễn cho phần
(b)
b_phân, và có giá trị là:

N(b) = an.bn + an-1.bn-1 + an-2.bn-2 …… a-1.b-1 + a-2.b-2 …a-m.b-m


Trong ngành toán - tin học hiện nay phổ biến 4 hệ đếm là hệ thập phân, hệ nhị phân, hệ bát
phân và hệ thập lục phân.
1.2.1.1 Hệ đếm thập phân (Decimal system, b=10)
Hệ đếm thập phân hay hệ đếm cơ số 10 là một trong những phát minh của người Ả rập cổ,
bao gồm 10 ký số theo ký hiệu sau: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.
Qui tắc tính giá trị của hệ đếm này là mỗi đơn vị ở một hàng bất kỳ có giá trị bằng 10 đơn vị
của hàng kế cận bên phải. Ở đây b=10. Bất kỳ số nguyên dương trong hệ thập phân có thể biểu
diễn như là một tổng các số hạng, mỗi số hạng là tích của một số với 10 lũy thừa, trong đó số mũ
lũy thừa được tăng thêm 1 đơn vị kể từ số mũ lũy thừa phía bên phải nó. Số mũ lũy thừa của hàng
đơn vị trong hệ thập phân là 0.
Ví dụ: Số 2839 có thể được biểu diễn như sau:
3 2 1 0
2839 = 2 x 10 + 8 x 10 + 3 x 10 + 9 x 10
= 2 x 1000 + 8 x 100 + 3 x 10 + 9 x 1
Thể hiện như trên gọi là ký hiệu mở rộng của số nguyên.
Vì 2839 = 2000 + 800 + 30 + 9
Như vậy, trong số 2839 : ký số 9 trong số nguyên đại diện cho giá trị 9 đơn vị (1s), ký số 3
đại diện cho giá trị 3 chục (10s), ký số 8 đại diện cho giá trị 8 trăm (100s) và ký số 2 đại diện cho
giá trị 2 ngàn (1000s). Nghĩa là, số lũy thừa của 10 tăng dần 1 đơn vị từ trái sang phải tương ứng
với vị trí ký hiệu số:
0 1 2 3 4
10 = 1 10 = 10 10 = 100 10 = 1000 10 = 10000 ...
Mỗi ký số ở thứ tự khác nhau trong số sẽ có giá trị khác nhau, ta gọi là giá trị vị trí (place
value).
Phần thập phân trong hệ thập phân sau dấu chấm phân cách thập phân (theo qui ước của
Mỹ) thể hiện trong ký hiệu mở rộng bởi 10 lũy thừa âm tính từ phải sang trái kể từ dấu chấm phân
cách:

10 = 1 , 10 = 1 , 10 = 1
−1 −2 −3

10 100 1000
2 1 0 -1 -2
Ví dụ: 274.69 = 2 x 10 + 7 x 10 + 4 x 10 + 6 x 10 + 9 x 10
= 200 + 70 + 4 + 6/10 + 9/100
1.2.1.2 Hệ đếm nhị phân (Binary system, b=2)
Hệ nhị phân bắt nguồn từ việc các mạch điện tử logic cấu tạo nên PC có 2 trạng thái
đóng/mở. Người ta thiết kế sao cho khi mạch đóng thì ở lối ra có điện áp 5V, còn khi mở có điện
áp 0V. Nếu gán cho điện áp 5V là số 1 và điện áp 0V là số 0 thì ta có thể đếm các sự kiện bằng bộ
đếm nhị phân xây dựng trên cơ sở các công tắc điện tử này.
Vì hệ nhị phân chỉ có 2 trị số là 0 và 1, nên khi muốn diễn tả một số lớn hơn, hoặc các ký
tự phức tạp hơn thì cần kết hợp nhiều bit với nhau.
Ta có thể chuyển đổi hệ nhị phân theo hệ thập phân quen thuộc.

Trang 2 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

Ví dụ: Số 11101.11 sẽ tương đương với giá trị thập phân là :


(2)
vị trí dấu chấm cách
Số nhị phân : 1 1 1 0 1 . 1 1
Số vị trí : 4 3 2 1 0 -1 -2
4 3 2 1 0 -1 -2
Trị vị trí : 2 2 2 2 2 2 2
Hệ 10 là : 16 8 4 2 1 0.5 0.25
Như vậy:
11101.11 = 1x16 + 1x8 + 1x4 + 0x2 + 1x1 + 1x0.5 + 1x0.25 = 29.75
(2) (10)
số 11101 (hệ 2) sang hệ thập phân sẽ là:
4 3 2 1 0
11101 = 1x2 + 1x2 + 1x2 + 0x2 + 1x2 = 16 + 8 + 4 + 0 + 1 = 29
(2) (10)

1.2.1.3 Hệ đếm bát phân (Octal system, b=8)


Nếu dùng 1 tập hợp 3 bit thì có thể biểu diễn 8 trị khác nhau : 000, 001, 010, 011, 100, 101,
110, 111. Các trị này tương đương với 8 trị trong hệ thập phân là 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7. Tập hợp các
3
chữ số này gọi là hệ bát phân, là hệ đếm với b = 8 = 2 . Trong hệ bát phân, trị vị trí là lũy thừa của
8.
2 1 0 -1 -2
Ví dụ: 235 . 64 = 2x8 + 3x8 + 5x8 + 6x8 + 4x8 = 157. 8125
(8) (10)

1.2.1.4 Hệ đếm thập lục phân (Hexa-decimal system, b=16)


4
Hệ đếm thập lục phân là hệ cơ số b=16 = 2 , tương đương với tập hợp 4 chữ số nhị phân
(4 bit). Khi thể hiện ở dạng hexa-decimal, ta có 16 ký tự gồm 10 chữ số từ 0 đến 9, và 6 chữ in A,
B, C, D, E, F để biểu diễn các giá trị số tương ứng là 10, 11, 12, 13, 14, 15. Với hệ thập lục phân,
trị vị trí là lũy thừa của 16.
4 3 2 1 0
Ví dụ: 34F5C = 3x16 + 4x16 + 15x16 + 5x16 + 12x16 = 216294
(16) (10)

Ghi chú: một số ngôn ngữ lập trình qui định viết số hexa phải có chữ H ở cuối chữ số.
Ví dụ: Số 15 viết là FH.
Bảng qui đổi tương đương 16 chữ số đầu tiên của 4 hệ đếm

Hệ 10 Hệ 2 Hệ 8 Hệ 16
0 0000 00 0
1 0001 01 1
2 0010 02 2
3 0011 03 3
4 0100 04 4
5 0101 05 5
6 0110 06 6
7 0111 07 7
8 1000 10 8
9 1001 11 9
10 1010 12 A
11 1011 13 B
12 1100 14 C
13 1101 15 D
14 1110 16 E
15 1111 17 F

Trang 3 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

1.2.1.5 Đổi một số nguyên từ hệ thập phân sang hệ b


Tổng quát: Lấy số nguyên thập phân N lần lượt chia cho b cho đến khi thương số bằng
(10)
0. Kết quả số chuyển đổi N là các dư số trong phép chia viết ra theo thứ tự ngược lại.
(b)

Ví dụ: Số 12 = ? . Dùng phép chia cho 2 liên tiếp, ta có một loạt các số dư như sau:
(10) (2)

Kết quả: 12 = 1100


(10) (2)

1.2.1.6 Đổi phần thập phân từ hệ thập phân sang hệ cơ số b


Tổng quát: Lấy phần thập phân N lần lượt nhân với b cho đến khi phần thập phân của
(10)
tích số bằng 0. Kết quả số chuyển đổi N là các số phần nguyên trong phép nhân viết ra theo thứ
(b)
tự tính toán.

Ví dụ: 0.6875 =?
(10) (2)

Phần nguyên của tích

0. 6875 x 2 = 1 . 375 phần thập phân của tích

0. 3750 x 2 = 0 . 75
0. 75 x2= 1 .5
0. 5 x2= 1 .0
Kết quả: 0.6875 = 0.1011
(10) (2)

1.2.1.7 Mệnh đề logic


Mệnh đề logic là mệnh đề chỉ nhận một trong 2 giá trị : Đúng (TRUE) hoặc Sai (FALSE),
tương đương với TRUE = 1 và FALSE = 0.
Qui tắc: TRUE = NOT FALSE
và FALSE = NOT TRUE

Trang 4 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

Phép toán logic áp dụng cho 2 giá trị TRUE và FALSE ứng với tổ hợp AND (và) và OR
(hoặc) như sau:

x y AND(x, y) OR(x, y)
TRUE TRUE TRUE TRUE
TRUE FALSE FALSE TRUE
FALSE TRUE FALSE TRUE
FALSE FALSE FALSE FALSE

1.2.1.8 Biểu diễn thông tin trong máy tính điện tử


Dữ liệu số trong máy tính gồm có số nguyên và số thực.
* Biểu diễn số nguyên
Số nguyên gồm số nguyên không dấu và số nguyên có dấu.
8
- Số nguyên không dấu là số không có bit dấu như 1 byte = 8 bit, có thể biểu diễn 2 = 256
số nguyên dương, cho giá trị từ 0 (0000 0000) đến 255 (1111 1111).
- Số nguyên có dấu thể hiện trong máy tính ở dạng nhị phân là số dùng 1 bit làm bít dấu,
người ta qui ước dùng bit ở hàng đầu tiên bên trái làm bit dấu (S): 0 là số dương và 1 cho số âm.
Đơn vị chiều dài để chứa thay đổi từ 2 đến 4 bytes.
* Biểu diễn ký tự
Để có thể biễu diễn các ký tự như chữ cái in và thường, các chữ số, các ký hiệu... trên máy
tính và các phương tiện trao đổi thông tin khác, người ta phải lập ra các bộ mã (code system) qui
ước khác nhau dựa vào việc chọn tập hợp bao nhiêu bit để diễn tả 1 ký tự tương ứng, ví dụ các
hệ mã phổ biến:
- Hệ thập phân mã nhị phân BCD (Binary Coded Decimal) dùng 6 bit.
- Hệ thập phân mã nhị phân mở rộng EBCDIC (Extended Binary Coded Decimal Interchange
Code) dùng 8 bit tương đương 1 byte để biểu diễn 1 ký tự.
- Hệ chuyển đổi thông tin theo mã chuẩn của Mỹ ASCII (American Standard Code for
Information Interchange) là hệ mã thông dụng nhất hiện nay trong kỹ thuật tin học. Hệ mã ASCII
dùng nhóm 7 bit hoặc 8 bit để biểu diễn tối đa 128 hoặc 256 ký tự khác nhau và mã hóa theo ký tự
liên tục theo cơ số 16.
Hệ mã ASCII 7 bit, mã hoá 128 ký tự liện tục như sau:
0 : NUL (ký tự rỗng)
1 ÷ 31 : 31 ký tự điều khiển
32 ÷ 47 : các dấu trống SP (space) ! “ # $ % & ‘ ( ) * + , - . /
48 ÷ 57 : ký số từ 0 đến 9
58 ÷ 64 : các dấu : ; < = > ? @
65 ÷ 90 : các chữ in hoa từ A đến Z
91 ÷ 96 : các dấu [ \ ] _ `
97 ÷ 122 : các chữ thường từ a đến z
123 ÷ 127 : các dấu { | } ~ DEL (xóa)
Hệ mã ASCII 8 bit (ASCII mở rộng) có thêm 128 ký tự khác ngoài các ký tự nêu trên gồm các
chữ cái có dấu, các hình vẽ, các đường kẻ khung đơn và khung đôi và một số ký hiệu đặc biệt.

Trang 5 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

Trang 6 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

Trang 7 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

CHƯƠNG 2: CẤU TRÚC MÁY TÍNH

2.1 CẤU TRÚC CHUNG


Máy tính (PC: Personal Computer) là công cụ dùng lưu trữ và xử lý thông tin. Mọi quá trình
xử lý thông tin bằng máy tính được thực hiện theo chu trình sau:

Mã hoá (Coding) Giải mã (Decoding)

DỮ LIỆU NHẬP MTĐT XỬ LÝ THÔNG TIN XUẤT

2.1.1 Phần cứng (Hardware)


Phần cứng là các thiết bị điện tử, cơ khí cấu tạo nên máy tính nhằm thực hiện các chức
năng xử lý thông tin.

Thiết bị nhập BXL trung tâm Thiết bị xuất


(input) (CPU) (output)

Bộ nhớ
(Memory)

1. Bộ xử lý trung tâm (CPU)


Bộ xử lý trung tâm (CPU) là đầu não của máy tính, ở đó diễn ra việc xử lý thông tin và điều
khiển toàn bộ mọi hoạt động của máy tính.
CPU bản chất là mạch lưu giữ, xử lý và điều khiển bên trong máy tính. Nó bao gồm: ALU
(đơn vị số học logic), CU (đơn vị điều khiển) và Bộ nhớ (RAM, ROM, Cache, các thanh ghi…).
Trong đó ALU, CU, Cache và Thanh ghi được chứa trong 1 chip được gọi là chip VXL. Còn bộ
nhớ trong (RAM, ROM) được lắp trên bo mạch chủ và được liên kết với VXL.

ALU CU RAM

Thanh ghi, Cache ROM

Chip Vi xử lý Bộ nhớ

CPU – Central Processing Unit

- Khối điều khiển (CU: Control Unit)


Là trung tâm điều hành máy tính. Nó có nhiệm vụ giải mã các lệnh, tạo ra các tín hiệu điều
khiển công việc của các bộ phận khác của máy tính theo yêu cầu của người sử dụng hoặc theo
chương trình đã cài đặt.

Trang 8 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

- Khối tính toán số học và logic (ALU: Arithmetic Logic Unit)


Bao gồm các thiết bị thực hiện các phép tính số học (cộng, trừ, nhân, chia, ...), các phép tính
logic (AND, OR, NOT, XOR) và các phép tính quan hệ (so sánh lớn hơn, nhỏ hơn, bằng nhau, ...)
- Các thanh ghi (Registers)
Được gắn chặt vào CPU bằng các mạch điện tử làm nhiệm vụ bộ nhớ trung gian. Các thanh ghi
mang các chức năng chuyên dụng giúp tăng tốc độ trao đổi thông tin trong máy tính.
Ngoài ra, CPU còn được gắn với một đồng hồ (clock) hay còn gọi là bộ tạo xung nhịp. Tần
số đồng hồ càng cao thì tốc độ xử lý thông tin càng nhanh. Thường thì đồng hồ được gắn tương
xứng với cấu hình máy và có các tần số dao động (cho các máy Pentium 4 trở lên) là 2.0 GHz, 3.2
GHz, ... hoặc cao hơn.
2. Bộ nhớ (Memory)
Bộ nhớ là thiết bị lưu trữ thông tin trong quá trình máy tính xử lý. Bộ nhớ bao gồm bộ nhớ
trong và bộ nhớ ngoài.
- Bộ nhớ trong: Bộ nhớ trong: gồm ROM và RAM
* ROM (Read Only Memory)
+ Là bộ nhớ chỉ đọc thông tin
+ Dùng để lưu trữ các chương trình điều khiển thiết bị của nhà sản xuất
+ Thông tin sẽ không bị mất đi khi mất điện.
* RAM (Random Access Memory)
+ Là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên, thông tin có thể được đọc ra hoặc ghi vào
+ Dùng để chứa các dữ liệu, chương trình khi máy tính đang hoạt động
+ Thông tin sẽ bị mất khi mất điện.
- Bộ nhớ ngoài:
Là thiết bị lưu trữ thông tin với dung lượng lớn, thông tin không bị mất khi không có điện.
Có thể cất giữ và di chuyển bộ nhớ ngoài độc lập với máy tính. Hiện nay có các loại bộ nhớ ngoài
phổ biến như:
+ Đĩa mềm (Floppy disk) : là loại đĩa đường kính 3.5 inch dung lượng 1.44 MB.
+ Đĩa cứng (hard disk) : phổ biến là đĩa cứng có dung lượng 40GB, 60GB, 160GB, và lớn
hơn nữa.
+ Đĩa quang (Compact disk): loại 4.72 inch, là thiết bị phổ biến dùng để lưu trữ các phần
mềm mang nhiều thông tin, hình ảnh, âm thanh và thường được sử dụng trong các phương tiện
đa truyền thông (multimedia). Có hai loại phổ biến là: đĩa CD (dung lượng khoảng 700 MB) và
DVD (dung lượng khoảng 4.7 GB).
+ Các loại bộ nhớ ngoài khác như thẻ nhớ (Memory Stick, Compact Flash Card), USB
Flash Drive có dung lượng phổ biến là 32MB, 64MB, 128MB, 512MB, 1GB, 2GB ...

Hard disk USB flash Drive Compact Flash Card Compact disk

Trang 9 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

3. Thiết bị nhập (input):


- Keyboard (bàn phím): là thiết bị nhập dữ liệu và câu lệnh, bàn phím máy vi tính phổ biến
hiện nay là một bảng chứa 104 phím có các tác dụng khác nhau.
Có thể chia làm 3 nhóm phím chính:
+ Nhóm phím đánh máy: gồm các phím chữ, phím số và phím các ký tự đặc biệt (~,
!, @, #, $, %, ^,&, ?, ...).
+ Nhóm phím chức năng: gồm các phím từ F1 đến F12 và các phím như ← ↑ → ↓
(phím di chuyển từng điểm), phím PgUp (lên trang màn hình), PgDn (xuống trang màn
hình), Insert (chèn), Delete (xóa), Home (về đầu dòng), End (về cuối dòng).
+ Nhóm phím số: gồm NumLock (cho các ký tự số), CapsLock (tạo các chữ in),
ScrollLock (chế độ cuộn màn hình) thể hiện ở các đèn chỉ thị.
- Mouse (Chuột): là thiết bị cần thiết phổ biến hiện nay, nhất là các máy tính chạy trong môi
trường Windows. Con chuột có kích thước vừa nắm tay di chuyển trên một tấm phẳng (mouse
pad) theo hướng nào thì dấu nháy hoặc mũi tên trên màn hình sẽ di chuyển theo hướng đó tương
ứng với vị trí của của viên bi hoặc tia sáng (optical mouse) nằm dưới bụng của nó. Một số máy
tính có con chuột được gắn trên bàn phím.
- Scanner (Máy quét hình): là thiết bị dùng để nhập chữ viết, hình vẽ, hình ảnh, mã vạch,
mã từ… vào máy tính. Thông tin nguyên thủy trên giấy sẽ được quét thành các tín hiệu số tạo
thành các tập tin ảnh (image file).

Keyboard Mouse Scanner

4. Thiết bị xuất (output):


- Monitor (Màn hình): dùng để thể hiện thông tin cho người sử dụng xem. Thông tin được
thể hiện ra màn hình bằng phương pháp ánh xạ bộ nhớ (memory mapping), với cách này màn
hình chỉ việc đọc liên tục bộ nhớ và hiển thị (display) bất kỳ thông tin nào hiện có trong vùng nhớ
ra màn hình.
Màn hình phổ biến hiện nay trên thị trường là màn hình màu SVGA, LCD 15”,17”, 19” với
độ phân giải có thể đạt 1280x1024 pixel.
- Printer (Máy in): là thiết bị xuất để đưa thông tin ra giấy. Máy in phổ biến hiện nay là loại
máy in ma trận điểm (dot matrix) loại 24 kim, máy in phun mực, máy in laser trắng đen hoặc màu.
- Projector (Máy chiếu): chức năng tương tự màn hình, thường được sử dụng thay cho
màn hình trong các buổi Seminar, báo cáo, thuyết trình, …

Monitor Printer Projector

Trang 10 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

2.1.2 Phần mềm (Software)


Là các chương trình được thiết kế chứa các mã lệnh giúp phần cứng làm việc phục vụ nhu
cầu người sử dụng. Phần mềm được lưu trữ trong các thiết bị lưu trữ.
Phần mềm chia làm 2 loại:
- Phần mềm hệ thống (System Softwares): bao gồm các hệ điều hành điều khiển, quản
lý phần cứng và phần mềm ứng dụng; các trình điều khiển trình thiết bị (driver).
- Phần mềm ứng dụng (Application Softwares): là các phần mềm chạy trên nền các hệ
điều hành để giúp người sử dụng thao tác với máy tính.

Trang 11 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

CHƯƠNG 3: HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS

3.1 KHÁI NIỆM VỀ HỆ ĐIỀU HÀNH


Hệ điều hành (Operating System) là tập hợp các chương trình nhằm tạo sự liên hệ giữa
người sử dụng và máy tính thông qua các lệnh điều khiển. Không có hệ điều hành thì máy tính
không thể hoạt động được. Chức năng chính của hệ điều hành là:
- Thực hiện các lệnh theo yêu cầu của người sử dụng
- Quản lý, phân phối và thu hồi bộ nhớ
- Điều khiển các thiết bị ngoại vi như ổ đĩa, máy in, bàn phím, màn hình,...
- Quản lý tập tin,...
Hiện nay có nhiều hệ điều hành khác nhau như MS-DOS, UNIX, LINUX, Windows 95,
Windows 98 , Windows 2000, Windows XP, Windows 2003, Windows Vista...
3.2 CÁC ĐỐI TƯỢNG DO HỆ ĐIỀU HÀNH QUẢN LÝ
3.2.1 Tập tin (File)
Tập tin là tập hợp thông tin/ dữ liệu được tổ chức theo một cấu trúc nào đó. Nội dung của
tập tin có thể là chương trình, dữ liệu, văn bản,... Mỗi tập tin được lưu lên đĩa với một tên riêng
phân biệt. Mỗi hệ điều hành có qui ước đặt tên khác nhau, tên tập tin thường có 2 phần: phần tên
(name) và phần mở rộng (extension). Phần tên là phần bắt buộc phải có của một tập tin, còn phần
mở rộng thì có thể có hoặc không.
- Phần tên: Bao gồm các ký tự chữ từ A đến Z, các chữ số từ 0 đến 9, các ký tự khác như #,
$, %, ~, ^, @, (, ), !, _, khoảng trắng. Phần tên do người tạo ra tập tin đặt. Với MS-DOS phần tên
có tối đa là 8 ký tự, với Windows phần tên có thể đặt tối đa 255 ký tự.
- Phần mở rộng: thường dùng 3 ký tự trong các ký tự nêu trên. Thông thường phần mở rộng
do chương trình ứng dụng tạo ra tập tin tự đặt.
- Giữa phần tên và phần mở rộng có một dấu chấm (.) ngăn cách.
Ví dụ: Bao cao thang 7.doc

Phần tên Phần mở rộng


Ta có thể căn cứ vào phần mở rộng để xác định kiểu của file:
COM, EXE,… : Các file khả thi chạy trực tiếp được trên hệ điều hành.
TXT, DOC, ... : Các file văn bản.
PAS, BAS, ... : Các file chương trình PASCAL, DELPHI, BASIC, ...
WK1, XLS, ... : Các file chương trình bảng tính LOTUS, EXCEL ...
BMP, GIF, JPG, ... : Các file hình ảnh.
MP3, DAT, WMA, … : Các file âm thanh, video.

Ký hiệu đại diện (Wildcard)


Để chỉ một nhóm các tập tin, ta có thể sử dụng hai ký hiệu đại diện:
- Dấu ? dùng để đại diện cho một ký tự bất kỳ trong tên tập tin tại vị trí nó xuất hiện.
- Dấu * dùng để đại diện cho một chuỗi ký tự bất kỳ trong tên tập tin từ vị trí nó xuất hiện.

Trang 12 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

Ví dụ: Thang?.doc  Thang1.doc, Thang9.doc, Thangm.doc, …


Thang*.doc  Thang.doc, Thang9.doc, Thangmot.doc, …
Baocao.*  Baocao.doc, Baocao.xls, Baocao.ppt, …
3.2.2 Thư mục (Folder/ Directory)
Thư mục là nơi lưu giữ các tập tin theo một chủ đề nào đó theo ý người sử dụng. Đây là
biện pháp giúp ta quản lý được tập tin, dễ dàng tìm kiếm chúng khi cần truy xuất. Các tập tin có
liên quan với nhau có thể được xếp trong cùng một thư mục.
Trên mỗi đĩa có một thư mục chung gọi là thư mục gốc. Thư mục gốc không có tên riêng và
được ký hiệu là \ (dấu xổ phải). Dưới mỗi thư mục gốc có các tập tin trực thuộc và các thư mục
con. Trong các thư mục con cũng có các tập tin trực thuộc và thư mục con của nó. Thư mục chứa
thư mục con gọi là thư mục cha.
Thư mục đang làm việc gọi là thư mục hiện hành.
Tên của thư mục tuân thủ theo cách đặt tên của tập tin.
3.2.3 Ổ đĩa (Drive)
Ổ đĩa là thiết bị dùng để đọc và ghi thông tin, các ổ đĩa thông dụng là:
- Ổ đĩa mềm: thường có tên là ổ đĩa A:, dùng cho việc đọc và ghi thông tin lên đĩa mềm.
- Ổ đĩa cứng: được đặt tên là ổ C:, D:,... có tốc độ truy xuất dữ liệu nhanh hơn ổ đĩa mềm
nhiều lần. Một máy tính có thể có một hoặc nhiều ổ đĩa cứng.
- Ổ đĩa CD: có các loại như: loại chỉ có thể đọc gọi là ổ đĩa CD-ROM, loại khác còn có thể
ghi dữ liệu ra đĩa CD gọi là ổ CD-RW, ngoài ra còn có ổ đĩa DVD, DVD-RW.
3.2.4 Đường dẫn (Path)
Khi sử dụng thư mục nhiều cấp (cây thư mục) thì ta cần chỉ rõ thư mục cần truy xuất. Đường
dẫn dùng để chỉ đường đi đến thư mục cần truy xuất (thư mục sau cùng). Đường dẫn là một dãy
các thư mục liên tiếp nhau và được phân cách bởi ký hiệu \ .
3.3 GIỚI THIỆU HỆ ĐIỀU HÀNH
3.3.1 Sơ lược về sự phát triển của Windows
Windows là một bộ chương trình do hãng Microsoft sản xuất. Từ version 3.0 ra đời vào
tháng 5/1990 đến nay, Microsoft đã không ngừng cải tiến làm cho môi trường này ngày càng được
hoàn thiện.
Windows 95: vào cuối năm 1995, ở Việt nam đã xuất hiện một phiên bản mới của Windows
mà chúng ta quen gọi là Windows 95. Những cải tiến mới của Windows 95 được liệt kê tóm tắt
như sau:
- Giao diện với người sử dụng được thiết kế lại hoàn toàn nên việc khởi động các chương
trình ứng dụng cùng các công việc như mở và lưu trữ các tư liệu, tổ chức các tài nguyên trên đĩa
và kết nối với các hệ phục vụ trên mạng - tất cả đều trở nên đơn giản và dễ dàng hơn.
- Cho phép đặt tên cho các tập tin dài đến 255 ký tự. Điều này rất quan trọng vì những tên
dài sẽ giúp ta gợi nhớ đến nội dung của tập tin.
- Hỗ trợ Plug and Play, cho phép tự động nhận diện các thiết bị ngoại vi nên việc cài đặt và
quản lý chúng trở nên đơn giản hơn.
- Hỗ trợ tốt hơn cho các ứng dụng Multimedia. Với sự tích hợp Audio và Video của
Windows 95, máy tính cá nhân trở thành phương tiện giải trí không thể thiếu được.

Trang 13 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

- Windows 95 là hệ điều hành 32 bit, vì vậy nó tăng cường sức mạnh và khả năng vận
hành lên rất nhiều.
- Trong Windows 95 có các công cụ đã được cải tiến nhằm chuẩn hóa, tối ưu hóa và điều
chỉnh các sự cố. Điều này giúp bạn yên tâm hơn khi làm việc với máy vi tính trong môi trường của
Windows 95.
Tóm lại, với những tính năng mới ưu việt và tích hợp cao, Windows 95 đã trở thành môi
trường làm việc được người sử dụng ưa chuộng và tin dùng.
Windows 98, Windows Me: là những phiên bản tiếp theo của Windows 95, những phiên
bản này tiếp tục phát huy và hoàn thiện những tính năng ưu việt của Windows 95 và tích hợp thêm
những tính năng mới về Internet và Multimedia.
Windows NT 4.0, Windows 2000, Windows XP, Windows 2003, Windows Vista: là những
hệ điều hành được phát triển cao hơn, được dùng cho các cơ quan và doanh nghiệp. Giao diện
của những hệ điều hành này tương tự như Windows 98/ Windows Me. Điểm khác biệt là những hệ
điều hành này có tính năng bảo mật cao, vì vậy nó được sử dụng cho môi trường có nhiều người
dùng.
Giáo trình này sẽ trình bày hệ điều hành Windows XP.
3.3.2 Khởi động và thoát khỏi Windows Xp
1. Khởi động Windows XP
Windows XP được tự động khởi động sau khi bật máy. Sẽ có thông báo yêu cầu nhập vào
tài khoản (User name) và mật khẩu (Password) của người dùng. Thao tác này gọi là đăng nhập
(logging on).
Mỗi người sử dụng sẽ có một tập hợp thông tin về các lựa chọn tự thiết lập cho mình (như
dáng vẻ màn hình, các chương trình tự động chạy khi khởi động máy, tài nguyên/chương trình
được phép sử dụng, v.v...) gọi là user profile và được Windows XP lưu giữ lại để sử dụng cho
những lần khởi động sau.
2. Thoát khỏi Windows XP
Khi muốn thoát khỏi Windows XP, bạn phải đóng tất cả các cửa sổ đang mở. Tiếp theo bạn
nhấn tổ hợp phím Alt + F4 hoặc chọn menu Start (nếu không nhìn thấy nút Start ở phía dưới bên
góc trái màn hình thì bạn nhấn tổ hợp phím Ctrl + Esc) và chọn Turn Off Computer. Sau thao tác
này một hộp thoại sẽ xuất hiện như bên dưới.
Nếu bạn chọn Turn Off, ứng dụng chạy sẽ được đóng lại và máy sẽ tự động tắt. Nếu vì một
lý do nào đó mà máy tính không sẵn sàng để đóng (chưa lưu dữ liệu cho một ứng dụng hoặc sự
trao đổi thông tin giữa hai máy nối mạng đang tiếp diễn v.v..) thì sẽ có thông báo để xử lý.

Chú ý: nếu không làm những thao tác đóng Windows như vừa nói ở trên mà tắt máy ngay
thì có thể sẽ xảy ra việc thất lạc một phần của nội dung các tập tin dẫn đến trục trặc khi khởi động
lại ở lần sử dụng tiếp theo.

Trang 14 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

3.3.3 Một số thuật ngữ thường dùng


1. Các biểu tượng (icon)
Biểu tượng là các hình vẽ nhỏ đặc trưng cho một đối tượng nào đó của Windows hoặc của
các ứng dụng chạy trong môi trường Windows. Phía dưới biểu tượng là tên biểu tượng. Tên này
mang một ý nghĩa nhất định, thông thường nó diễn giải cho chức năng được gán cho biểu tượng
(ví dụ nó mang tên của 1 trình ứng dụng).
2. Sử dụng chuột trong Windows
Chuột là thiết bị không thể thiếu khi làm việc trong môi trường Windows XP. Con trỏ chuột
(mouse pointer) cho biết vị trí tác động của chuột trên màn hình. Hình dáng của con trỏ chuột trên
màn hình thay đổi theo chức năng và chế độ làm việc của ứng dụng. Khi làm việc với thiết bị chuột
bạn thường sử dụng các thao tác cơ bản sau :
Rà chuột trên mặt phẳng bàn để di chuyển con trỏ chuột trên màn hình trỏ đến đối
Point (Trỏ đối tượng)
tượng cần xử lý.
Thường dùng để chọn một đối tượng, bằng cách trỏ đến đối tượng, nhấn nhanh và
Click
thả nút trái chuột.
Dùng di chuyển đối tượng hoặc quét chọn nhiều đối tượng ... bằng cách trỏ đến đối
Drag (Rê/Kéo) tượng, nhấn và giữ nút trái chuột, di chuyển chuột để dời con trỏ chuột đến vị trí
khác, sau đó thả nút trái chuột.
Thường dùng hiển thị một menu công việc liên quan đến mục được chọn, bằng
R_Click
cách trỏ đến đối tượng, nhấn nhanh và thả nút phải chuột.
Thường dùng để kích hoạt chương trình được hiển thị dưới dạng một biểu tượng
D_Click
trên màn hình, bằng cách trỏ đến đối tượng, nhấn nhanh và thả nút trái chuột 2 lần.

3.3.4 Giới thiệu màn hình nền


1. Màn hình nền (Desktop)

Trang 15 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

Nằm cuối màn hình là thanh tác vụ (Taskbar). Bên trái màn hình là biểu tượng My
Documents, My Computer, My Network Places, Recycle Bin, ...
Các biểu tượng có mũi tên màu đen nhỏ (ở góc dưới bên trái) gọi là Shortcut.
2. Những biểu tượng trên màn hình nền
- My Computer
Biểu tượng này cho phép duyệt nhanh tài nguyên trên máy tính. Khi mở My Computer (bằng
thao tác D_Click hoặc R_Click \ Open trên biểu tượng của nó), cửa sổ xuất hiện như sau:

Cửa sổ bên trái:


- System Tasks: cho phép chọn thực hiện một số công việc hệ thống của máy.
- Other Places: cho phép chọn các thành phần khác trong máy.
Cửa sổ bên phải:
Theo ngầm định cửa sổ này chứa biểu tượng của tất cả các ổ đĩa mềm, ổ đĩa cứng, ổ đĩa CD, ...
Khi D_Click trên các biểu tượng trong cửa sổ này sẽ có các cửa sổ cấp nhỏ hơn được mở.
Do đó, bằng cách mở dần các cửa sổ từ ngoài vào trong bạn có thể duyệt tất cả tài nguyên chứa
trong máy tính.
- My Network Places
Nếu mở cửa sổ My Network Places bạn sẽ thấy tên và các tài nguyên của các máy tính
trong mạng máy tính cục bộ (LAN) của bạn. Từ đây bạn có thể truy cập các tài nguyên đã được
chia sẻ mà bạn đã được cấp quyền sử dụng.
- Recycle Bin
Recycle Bin là nơi lưu trữ tạm thời các tập tin và các đối tượng đã bị xoá. Những đối tượng
này chỉ thật sự mất khi bạn xóa chúng trong cửa sổ Recycle Bin hoặc R_Click vào biểu tượng
Recycle Bin rồi chọn Empty Recycle Bin. Nếu muốn phục hồi các tập tin hoặc các đối tượng đã bị
xóa, bạn chọn đối tượng cần phục hồi trong cửa sổ Recycle Bin, sau đó R_Click \ Restore.
- Folder
Folder được gọi là “tập hồ sơ” hay “biểu tượng nhóm” hay “thư mục”. Folder là nơi quản lý
các Folder khác (cấp thấp hơn) và các tập tin.

Trang 16 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

- Menu Start
Khi Click lên nút Start trên thanh Taskbar, thực đơn Start sẽ được mở và sẵn sàng thi hành
các chương trình ứng dụng. Ngoài ra trên thực đơn này bạn còn có thể thực hiện các thao tác tìm
kiếm và định cấu hình cho máy tính.
- Các lối tắt (biểu tượng chương trình - Shortcuts)
Các lối tắt giúp bạn truy nhập nhanh một đối tượng nào đó, ví dụ một chương trình, một
đĩa cứng, một thư mục v.v... Để mở 1 đối tượng, bạn D_Click trên Shortcut của nó hoặc R_Click \
Open.
- Menu đối tượng
Trong Windows XP khi bạn R_Click trên một biểu tượng của một đối tượng, một menu
tương ứng với đối tượng đó sẽ được mở ra để bạn chọn các lệnh trên đối tượng đó. Trong các
phần tiếp theo, những menu như vậy sẽ được gọi là menu đối tượng (popup menu).
3.3.5 Cửa sổ chương trình
1. Cửa sổ và các thành phần của cửa sổ
2. Các thao tác trên một cửa sổ
- Di chuyển cửa sổ: Drag thanh tiêu đề cửa sổ (Title bar) đến vị trí mới.
- Thay đổi kích thước của cửa sổ: Di chuyển con trỏ chuột đến cạnh hoặc góc cửa sổ,
khi con trỏ chuột biến thành hình mũi tên hai chiều thì Drag cho đến khi đạt được kích
thước mong muốn.
- Phóng to cửa sổ ra toàn màn hình: Click lên nút Maximize.
- Phục hồi kích thước trước đó của cửa sổ: Click lên nút Restore.
- Thu nhỏ cửa sổ thành biểu tượng trên Taskbar: Click lên nút Minimize.
- Chuyển đổi giữa các cửa sổ của các ứng dụng đang mở: Để chuyển đổi giữa các ứng
dụng nhấn tổ hợp phím Alt + Tab hoặc chọn ứng dụng tương ứng trên thanh Taskbar.
- Đóng cửa sổ: Click lên nút Close của cửa sổ hoặc nhấn tổ hợp phím Alt + F4.

Trang 17 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

3.3.6 Hộp thoại (Dialogue box)


Trong khi làm việc với Windows và các chương tình ứng dụng chạy dưới môi trường
Windows bạn thường gặp những hộp thoại. Các hộp thoại này xuất hiện khi nó cần thêm những
thông số để thực hiện lệnh theo yêu cầu của bạn.
Các thành phần của hộp hội thoại

Thông thường, trên một hộp thoại sẽ có các thành phần sau:
Hộp văn bản (Text box): dùng để nhập thông tin.
Hộp liệt kê (List box): liệt kê sẵn một danh sách có các mục có thể chọn lựa, nếu số mục
trong danh sách nhiều không thể liệt kê hết thì sẽ xuất hiện thanh trượt để cuộn danh sách.
Hộp liệt kê thả (Drop down list box/ Combo box): khi nhắp chuột vào nút thả thì sẽ buông
xuống một danh sách, trong đó liệt kê các mục chọn và cho chọn.
Hộp kiểm tra (Check box): cho phép chọn 1 hoặc nhiều mục mà không loại trừ lẫn nhau.
Nút tuỳ chọn (Option button): bắt buộc phải chọn một trong số các mục. Những lựa chọn là
loại trừ lẫn nhau.
Nút lệnh (Command): dùng để xác nhận lệnh cần thực thi.
Các nút lệnh thông dụng:
OK : thực hiện lệnh theo
Close : giữ lại các thông số đã chọn và đóng
Cancel (hay nhấn phím Esc): không thực hiện lệnh và đóng hộp thoại
Apply : áp dụng các thông số đã chọn.
Default : đặt mặc định theo các thông số đã chọn
3.3.7 Sao chép dữ liệu
Trong Windows việc sao chép dữ liệu trong một ứng dụng hoặc giữa các ứng dụng được
thực hiện dễ dàng thông qua bộ nhớ đệm (ClipBoard). Tại một thời điểm, bộ nhớ đệm chỉ chứa
một thông tin mới nhất. Khi một thông tin khác được đưa vào bộ nhớ đệm thì thông tin trước đó sẽ
bị xoá. Khi thoát khỏi Windows thì nội dung trong bộ nhớ đệm cũng bị xoá.

Trang 18 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

Khi muốn sao chép dữ liệu từ một vị trí nào đó để dán vào một vị trí khác, cần thực bốn
thao tác theo trình tự sau đây:
- Xác định đối tượng cần sao chép
- Thực hiện lệnh sao chép Edit \ Copy (hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + C) để chép đối
tượng vào bộ nhớ đệm.
- Xác định vị trí cần chép tới.
- Thực hiện lệnh dán Edit \ Paste (hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + V) để dán dữ liệu từ bộ
nhớ đệm vào vị trí cần chép.
3.3.8 Khởi động và thoát khỏi các chương trình ứng dụng
1. Khởi động chương trình ứng dụng
Có nhiều cách để khởi động một chương trình ứng dụng
a- Khởi động từ Start Menu
Click menu Start \ Programs và chọn tên chương trình ứng dụng
b- Khởi động bằng lệnh Run…
Click menu Start \ Run…
Xuất hiện hộp thoại Run

- Nhập đầy đủ đường dẫn và tên tập tin chương trình vào mục Open hoặc Click chọn
Browse để chọn chương trình cần khởi động.
- Chọn OK để khởi động chương trình.
c- Dùng Shortcut để khởi động các chương trình
D_Click hoặc R_Click / Open vào Shortcut mà ta muốn khởi động. Các Shortcut có thể được
đặt trong một Folder hoặc ngay trên màn hình nền. Shortcut thực chất là một con trỏ đến đối
tượng (hoặc có thể coi là một đường dẫn), vì thế bạn có thể xoá nó mà không ảnh hưởng đến
chương trình ứng dụng.
d- Khởi động từ các Folder
Khi tên của một chương trình ứng dụng không hiện ra trên menu Start thì cách nhanh nhất
để bạn khởi động nó là mở từ các Folder, D_Click hoặc R_Click \ Open trên biểu tượng của
chương trình ứng dụng cần khởi động hoặc trên biểu tượng của 1 tập tin tương ứng.
2. Thoát khỏi chương trình ứng dụng
Để thoát khỏi một ứng dụng ta có thể sử dụng 1 trong các cách sau:
- Nhấn tổ hợp phím Alt + F4
- Click vào nút Close (ở góc trên bên phải của thanh tiêu đề)
- Chọn menu File \ Exit.
- D_Click lên nút Control Box (ở góc trên bên trái của thanh tiêu đề).

Trang 19 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

Khi đóng một ứng dụng, nếu dữ liệu của ứng dụng đang làm việc mà chưa được lưu lại thì
nó sẽ hiển thị hộp thoại nhắc nhở việc xác nhận lưu dữ liệu. Thường có 3 lựa chọn:

Yes : lưu dữ liệu và thoát khỏi chương trình ứng dụng.


No : thoát khỏi chương trình ứng dụng mà không lưu dữ liệu.
Cancel : hủy bỏ lệnh, trở về chương trình ứng dụng.
3.3.9 Menu Documents
Trong quá trình thực hiện, Windows XP ghi nhận lại các tập tin vừa mới dùng gần nhất và
lưu tên các tập tin này trong 1 menu con (Documents) của menu Start. Để mở một tập tin vừa mới
dùng bạn chọn menu Start \ Documents và Click vào tên của tập tin cần mở.
Để xóa nội dung trong menu Documents ta thực hiện:
Start \ Settings \ Taskbar and Start menu \ Start menu \ Customize \ Clear
3.3.10 Tìm kiếm dữ liệu
Chức năng này cho phép tìm kiếm các tập tin, các thư mục và cả tên của các máy tính trên
mạng LAN. Sau khi đã tìm thấy đối tượng, bạn có thể làm việc trực tiếp với kết quả tìm kiếm trong
cửa sổ Search Results.
1. Tìm kiếm tập tin và thư mục
Chọn menu Start \ Search \ for Files or Folders… Sẽ xuất hiện cửa sổ Search Results,
chọn mục BAll files and folders.

Trang 20 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

All or part of the file name: nhập tên thư mục hay tập tin cần tìm, có thể sử dụng ký tự
đại diện * và ? .

A word or pharse in the file: nhập từ \ cụm từ trong nội dung tập tin cần tìm

Look in: nơi tìm kiếm, bạn có thể nhập vào tên của ổ đĩa, đường dẫn mà từ đó việc tìm
kiếm sẽ được thực hiện

Ngoài ra ta có thể thay đổi các lựa chọn để có thể tìm nhanh và chính xác hơn với cthuộc
tính như sau:

When was it modified?

Cho phép tìm kiếm thư mục hay tập tin theo ngày sửa dổi
Trong mục này các tùy chọn cho các tập tin hay thư mục được tạo ra hoặc được sửa dổi
trong 1 khoảng thời gian nào đó. Chọn khai báo thời gian theo một trong các lựa chọn sau:
- Don’t remember: không xác định thời gian (tìm tất cả).
- Within the last week: tìm các tập tin trong vòng 1 tuần gần đây
- Past month: tìm các tập tin trong vòng 1 tháng gần đây
- Within the last year: tìm các tập tin trong vòng 1 năm gần đây
- Specify dates: tìm các tập tin trong 1 khoảng thời gian nhất định. Có thể chọn theo
ngày tạo (Created Date), ngày cập nhật (Modified Date), hay ngày truy cập (Accessed
Date).
What size is it?
Cho phép tìm kiếm các tập tin và thư mục dựa theo kích thước tập tin.
Trong mục này các tùy chọn áp dụng tìm những tập tin và thư mục có kích thước được xác
định trong một khoảng nào đó. Chọn khai báo kích thước với ý nghĩa:
- Don’t remember: không xác định kích thước (tìm tất cả).
- Small (less than 100 KB): tìm các tập tin có kích thước nhỏ (dưới 100 KB)
- Medium (less than 1 MB): tìm các tập tin có kích thước vừa phải (dưới 1 MB).
- Large (more than 1 MB ): tìm các tập tin có kích thước lớn (trên 1 MB).
- Specify size (in KB): tìm các tập tin có kích thước tối thiểu (at least) hay tối đa (at
most) trong một giới hạn nào đó.
More advance options
Cho phép thay đổi một số tuỳ chọn tìm kiếm nâng cao
- Type of file: kiểu tập tin cần tìm (tập tin văn bản, hình ảnh, bảng tính, thư mục, ..).
- Search system folders: tìm \ không tìm trong thư mục hệ thống.
- Search hidden files and folders: tìm \ không tìm tập tin, thư mục ẩn.
2. Làm việc với các kết quả tìm kiếm
Sau khi tìm kiếm, chương trình đưa ra kết quả tìm kiếm. Bạn có thể làm việc với cửa sổ kết
quả như một cửa sổ thông thường.

Trang 21 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

3.4 THAY ĐỔI CẤU HÌNH MÁY TÍNH VỚI CONTROL PANEL

Windows XP cho phép thay đổi cấu hình cho phù hợp với công việc hay sở thích của người
dùng bằng bảng điều khiển Control Panel.
Start \ Settings \ Control Panel

3.4.1 Cài đặt \ loại bỏ font chữ


Font chữ là sự thể hiện các dạng khác nhau của ký tự. Ngoài các font chữ có sẵn ta có thể
cài đặt thêm những font chữ khác hoặc loại bỏ font chữ không cần sử dụng.
Các bước thực hiện
1. Loại bỏ font
- Từ cửa sổ Control Panel, D_Click vào biểu tượng Fonts
- Chọn các font cần loại bỏ
- R_Click \ Delete

Trang 22 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

2. Cài đặt thêm font


- Từ cửa sổ Control Panel, D_Click vào biểu tượng Fonts
- Từ cửa sổ Fonts, chọn menu File \ Install New Font…
Trong hộp thoại này, ta chỉ ra nơi chứa các font muốn cài đặt thêm bằng cách chọn tên ổ
đĩa, thư mục chứa các font cần cài đặt, chọn tên các font, OK.

3.4.2 Thay đổi thuộc tính cho màn hình


D_Click vào biểu tượng Display trên cửa sổ Control Panel
1. Thay đổi kiểu dáng của cửa sổ:
- Trong hộp thoại Display Properties, chọn trang Themes
- Click mũi tên hướng xuống trong danh sách Theme, chọn một kiểu bất kỳ mà bạn
muốn
- Click nút Apply hoặc OK
2. Thay đổi ảnh nền của Desktop
-Trong hộp thoại Display Properties, chọn trang Desktop
-Trong danh sách Background, chọn ảnh nền mà bạn thích.
-Trong Position, Click mũi tên hướng xuống chọn Center, Tile hay Strech để định vị hình
trên Desktop.
- Click nút Apply hoặc OK
Lưu ý: Bạn cũng có thể chọn một ảnh nền khác trong thư mục nào đó trên ổ đĩa, bằng cách click
nút Browse.
3. Thiết lập chế độ bảo vệ màn hình
- Trong hộp thoại Display Properties, chọn trang Screen Saver.
- Click vào mũi tên hướng xuống trong danh sách Screen saver, chọn chương trình
Screen saver bạn thích. Click Preview để xem trước Screen saver này.
- Trong hộp Wait, định thời gian xuất hiện Screen saver.
- Click nút Apply hoặc OK

Lưu ý: Bạn có thể thiết lập mật khẩu để thoát khỏi chế độ Screen saver.

Trang 23 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

Trang 24 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

3.4.3 Cài đặt và loại bỏ chương trình


Để cài đặt các chương trình mới hoặc loại bỏ các chương trình không còn sử dụng bạn
D_Click vào biểu tượng Add or Remove Programs trong cửa sổ Control Panel.

Nhóm Change or Remove Programs: cho phép cập nhật hay loại bỏ chương trình ứng
dụng có sẵn.
- Chọn chương trình muốn cập nhật \ loại bỏ.
- Chọn Change để cập nhật chương trình hay Remove để loại bỏ.
Nhóm Add New Programs: cho phép cài đặt thêm chương trình ứng dụng.

3.4.4 Điều chỉnh ngày giờ của hệ thống


D_Click vào biểu tượng Date and Time trên cửa sổ Control Panel.
- Date & Time: thay đổi ngày (Date) và giờ (Time).
- Time Zone: thay đổi múi giờ theo khu vực
- Internet Time: cho phép đồng bộ hóa theo giờ của máy chủ internet.

Trang 25 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

3.4.5 Thay đổi thuộc tính của bàn phím và chuột


1. Thay đổi thuộc tính của bàn phím
D_Click vào biểu tượng Keyboard trên cửa sổ Control Panel.
- Repeat delay : thay đổi thời gian trễ cho lần lặp lại đầu tiên khi nhấn và giữ phím.
- Repeat rate : thay đổi tốc độ lặp lại khi nhấn và giữ 1 phím
- Cursor blink rate : thay đổi tốc độ nháy của dấu nháy.

2. Thay đổi thuộc tính của chuột


D_Click vào biểu tượng Mouse trên cửa sổ Control Panel.
- Buttons: thay đổi chức năng của nút trái, nút phải chuột; tốc độ D_Click
- Points: thay đổi hình dạng trỏ chuột
- Pointer Options: thay đổi tốc độ và hình dạng của trỏ chuột khi rê hoặc kéo chuột
3.4.6 Thay đổi thuộc tính vùng (Regional)
D_Click vào biểu tượng Regional and Language Options trên cửa sổ Control Panel.
Click chọn Customize
1. Number: thay đổi định dạng số

Trang 26 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

- Decilmal symbol: thay đổi ký hiệu phân cách hàng thập phân.
- No. of digits after decimal: thay đổi số các số lẻ ở phần thập phân.
- Digit grouping symbol: thay đổi ký hiệu phân nhóm hàng ngàn.
- Digit grouping: thay đổi số ký số trong một nhóm (mặc định là 3)
- Negative sign symbol: thay đổi ký hiệu của số âm.
- Negative number format: Thay đổi dạng thể hiện của số âm.
- Display leading Zeroes: hiển thị hay không hiển thị số 0 trong các số chỉ có phần thập
phân 0.7 hay .7
- Measurement system: Chọn hệ thống đo lường như cm, inch, …
- List separator: Chọn dấu phân cách giữa các mục trong một danh sách
2. Time: thay đổi định dạng thời gian
Cho phép định dạng thể hiện giờ trong ngày theo chế độ 12 hay 24 giờ.

3. Date: thay đổi định dạng ngày tháng


- Short date fomat: chọn qui ước nhập dữ liệu ngày tháng
- Date Separater: chọn dấu phân cách ngày tháng năm
Qui ước: D / d (day) : dùng chỉ ngày
M / m (month) : dùng chỉ tháng
Y / y (year) : dùng chỉ năm

Trang 27 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

3.5 TASKBAR and MENU START

Start \ Settings \ Taskbar and Menu Start


3.5.1 TaskBar
Lock the taskbar : khóa thanh Taskbar
Auto-hide the taskbar : tự động ẩn khi khi đưa chuột ra khỏi thanh Taskbar.
Keep the taskbar on top of other windows : chọn thanh Taskbar luôn hiển thị trên tất
cả các ứng dụng khác.
Group similar taskbar buttons: cho hiện các chương trình cùng loại theo nhóm
Show Quick Launch : chọn hiện thanh khởi động nhanh chương trình
Show the clock : chọn hiển thị đồng hồ trên thanh Taskbar
Hide inactive icons: cho ẩn các biểu tượng không được kích hoạt

3.5.2 Start Menu


Classic Start Menu: chọn Menu Start theo dạng cũ
Customize…: cho phép thay đổi cho menu Start
- Add… : thêm 1 biểu tượng chương trình vào menu Start
- Remove : xóa bỏ các biểu tượng nhóm (Folder) và các biểu tượng chương trình
trong menu Start
- Advanced : thêm, xóa, sửa, tạo các biểu tượng nhóm (Folder) và các biểu tượng
chương trình (Shortcut) trong menu Start
- Clear : xóa các tập tin trong nhóm Documents trong menu Start

Trang 28 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

3.6 QUẢN LÝ DỮ LIỆU BẰNG WINDOWS EXPLORER

3.6.1 Tổng quan:


Windows explorer là chương trình cho phép người dùng thao tác với tài nguyên
trên máy tính như: tập tin (file), thư mục (folder), ổ đĩa (drive)…
Với Windows Explorer, các thao tác xóa, sao chép, di chuyển, đổi tên thư mục và tập tin
được nhanh chóng và thuận lợi.
1. Kích hoạt Windows Explorer
R_Click trên nút Start và click mục Explore để mở Windows Explorer.

Khung trái chứa tên các ổ đĩa và các thư mục.


• Windows dùng các ký tự (A:), (B:) cho các ổ đĩa mềm; các ký tự (C:), (D:) … để đặt tên cho
các loại ổ đĩa lưu trữ khác.
• Mỗi ổ đĩa trên máy tính đều có một thư mục (Folder) chính được gọi là thư mục gốc chứa
các tập tin trên đĩa. Nhưng để dễ dàng cho việc quản lý các tập tin, bạn có thể tạo thêm
các thư mục con khác, lồng nhau, chứa các tập tin theo từng thể loại.
• Một thư mục có thể rỗng hoặc có thể chứa các tập tin và các thư mục con.

Khung phải hiển thị nội dung của mục được chọn trên khung trái.
• Click chọn ổ đĩa bên khung trái để hiện nội dung của thư mục gốc bên khung phải
• Click tên thư mục bên khung trái để hiện nội dung của thư mục đó bên khung phải.
Click dấu trừ ( - ) để thu gọn nhánh phân cấp thư mục con.

Chú ý: Dấu cộng ( + ) bên cạnh cho biết ổ đĩa hay thư mục đó còn có các thư mục con.

Trang 29 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

- Thanh địa chỉ (Address bar): Cho phép nhập đường dẫn thư mục \ tập tin cần tới hoặc để
xác định đường dẫn hiện hành.
- Các nút công cụ trên thanh Toolbar

2. Thay đổi hình thức hiển thị trên khung phải


Click chọn View và chọn một trong 5 hình thức hiển thị:
• Thumbnails : thường dùng để xem trước các File hình.
• Tiles : Hiện các tập tin và các thư mục con ở dạng biểu tượng lớn
• Icons : Hiện các tập tin và các thư mục con ở dạng biểu tượng nhỏ
• List : Hiện các tập tin và các thư mục con ở dạng liệt kê danh sách.
• Details : Liệt kê chi tiết các thông tin như tên (Name), kiểu (Type), kích
thước lưu trữ (Size), ngày giờ tạo hay sửa (Modified).

3. Sắp xếp dữ liệu bên khung phải


Click chọn View \ Arrange Icons by và chọn thứ tự sắp xếp
• Name : Theo tên
• Size : Theo kích thước
• Type : Theo phần mở rộng
• Modified : Theo Ngày tháng tạo sửa

Trang 30 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

3.6.2 Thao tác với thư mục và tập tin


1. Mở thư mục, tập tin
Thực hiện 1 trong 3 cách sau:
- D_Click lên tên của thư mục, tập tin cần mở
- R_Click lên tên của thư mục, tập tin cần mở và chọn lệnh Open
- Click lên tên của thư mục, tập tin cần mở và nhấn Enter

2. Chọn thư mục, tập tin


Thực hiện 1 trong 3 cách sau:
- Chọn 1 thư mục hay 1 tập tin: Click lên tên của thư mục, tập tin đó
- Chọn 1 nhóm thư mục, tập tin liên tục: Click vào đối tượng đầu danh sách, nhấn giữ
phím Shift và Click vào đối tượng cuối danh sách.
- Chọn 1 nhóm thư mục, tập tin không liên tục: nhấn phím Ctrl và Click vào các đối
tượng cần chọn.

3. Tạo một thư mục


- Mở thư mục muốn tạo thêm thư mục con
- Chọn menu File \ New \ Folder (hoặc R_Click, chọn New \ Folder)
- Một thư mục mới hiển thị với tên mặc định là New Folder. Gõ tên thư mục mới (nếu
muốn) và kết thúc bằng phím Enter.
4. Tạo Shortcut
Shortcut là một file liên kết đến một đối tượng trên máy tính hay trên mạng. Đối tượng đó
có thể là tập tin, thư mục, ổ đĩa, máy in hay máy tính khác trên mạng. Shortcut là cách nhanh
nhất để khởi động một chương trình được sử dụng thường xuyên hoặc để mở tập tin, thư mục
mà không cần phải tìm đến nơi lưu trữ chúng.
- Mở thư mục chứa tập tin cần tạo Shortcut
- R_Click vào tập tin
- Chọn Send to \ Desktop (Create shortcut): nếu muốn tạo Shortcut trên nền màn hình
Desktop.
Chú ý:
- Các tập tin chương trình (Application) thường có phần mở rộng là .exe.
- Những chương trình của Windows được lưu trữ trong thư mục Windows, những chương
trình khác thường được cài đặt tại thư mục Program Files.

5. Đổi tên tập tin hay thư mục (Rename)


- Mở ổ đĩa hay thư mục chứa tập tin hoặc thư mục con cần đổi tên
- R_Click vào tên tập tin hay thư mục muốn đổi tên
- Chọn Rename
- Gõ tên mới, sau đó kết thúc bằng phím Enter.

6. Di chuyển một tập tin hay thư mục (Move)


- Mở ổ đĩa, thư mục chứa tập tin hay thư mục con cần di chuyển
- Click vào tên tập tin hay thư mục muốn di chuyển (bên của sổ phải).
- Chọn menu Edit \ Move To Folder… Hộp thoại Move Items xuất hiện
- Trong hộp thoại này, Click chọn ổ đĩa, thư mục muốn chuyển đến, sau đó Click nút Move
(Có thể sử dụng tổ hợp phím Ctrl + X, Ctrl + V)

Trang 31 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

7. Sao chép một tập tin hay thư mục (Copy)


- Mở ổ đĩa hay thư mục chứa tập tin hay thư mục con cần sao chép
- Click vào tên tập tin hay thư mục muốn sao chép
- Chọn menu Edit \ Copy To Folder ... Hộp thoại Copy Items xuất hiện
- Trong hộp thoại này, click chọn ổ đĩa, thư mục muốn chuyển đến, sau đó click nút
Copy.
(Có thể sử dụng tổ hợp phím Ctrl + C, Ctrl + V)

8. Thay đổi thuộc tính cho thư mục, tập tin


- R_Click lên đối tượng cần thay đổi thuộc tính và chọn Properties
- Thay đổi các thuộc tính ( Hidden: ẩn, Read-only: chỉ đọc…)
- Chọn Apply để xác nhận việc thay đổi

Trang 32 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

9. Xóa tập tin hay thư mục


Khi xóa tập tin hay thư mục trong đĩa cứng, Windows sẽ di chuyển tập tin hay thư mục đó
vào Recycle Bin. Đây là thư mục của Windows dùng chứa các file bị xóa. Bạn có thể mở thư mục
này để phục hồi lại hoặc xóa hẳn khỏi đĩa cứng.
Nếu xóa dữ liệu trên đĩa mềm hay đĩa CD ghi được thì không được chuyển vào Recycle Bin.
Nếu dữ liệu nằm trên ổ đĩa mạng thì Windows có thể chuyển vào Recycle Bin hay xóa đi tùy
thuộc vào sự cài đặt của người quản trị mạng.
- Chọn tập tin hay thư mục cần xóa
- Chọn menu File \ Delete.
- Windows Explorer sẽ hiển thị hộp thoại xác nhận xóa. Click nút Yes để thực hiện; hoặc
Click No nếu không.

Chú ý:
• Bạn có thể Click phải vào đối tượng cần xóa và chọn mục Delete
• Với cách xóa này bạn có thể phục hồi lại ngay bằng cách Click phải vào vùng trống bên
khung phải và chọn mục Undo Delete.
• Để xóa vĩnh viễn tập tin hay thư mục, bạn giữ phím Shift trong khi chọn lệnh Delete…

10. Phục hồi thư mục, tập tin đã xóa


Các đối tượng bị xóa sẽ được đưa vào Recycle Bin. Ta có thể phục hồi lại các đối tượng đã
xóa, thực hiện như sau:
- D_Click lên biểu tượng Recycle Bin
- Chọn tên đối tượng cần phục hồi
- R_Click và chọn lệnh Restore

Chú ý: - Nếu muốn xóa hẳn các đối tượng, ta thực hiện xóa 1 lần nữa trong Recycle Bin.
- Nếu muốn xóa hẳn tất cả các đối tượng trong Recycle Bin, R_Click lên biểu tượng
Recycle Bin và chọn lệnh Empty Recyle Bin.

Trang 33 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

3.7 MY COMPUTER

3.7.1 Hiển thị danh sách các ổ đĩa


- Chọn My Computer bên khung trái.
- Để xem dung lượng và kích thước
còn trống trên đĩa: Click mục View \
Details

3.7.2 Xem thông tin về thư mục, tập


tin
Để xem thông tin về thư mục, tập tin nào
ta trỏ chuột vào tên thư mục, tập tin đó
(hoặc nhấp nút phải và chọn Properties).

3.7.3 Định dạng đĩa mềm


- Đưa một đĩa mềm vào ổ đĩa A
- R_Click vào mục 3½ Floppy (A:) và click mục
Format
- Click nút Start để định dạng. Nếu đĩa hiện đang
chứa dữ liệu sẽ xuất hiện một hộp thoại cảnh báo
dữ liệu sẽ bị xóa, click nút OK để yêu cầu định dạng.
- Khi xuất hiện thông báo định dạng hoàn tất, Click
nút OK.
- Click nút Close.

Trang 34 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

3.7.4 Xóa các file tạm (Temporary Files)


- R_Click vào tên ổ cứng (Hard Disk Drive) và chọn mục Properties
- Click nút Disk Cleanup
- Click chuột để đánh dấu chọn các loại files cần xóa hoặc bỏ dấu chọn loại file không muốn
xóa. Sau đó, Click nút OK.

Trang 35 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

3.8 ACCESSORIES

3.8.1 Vấn đề tiếng Việt trong Windows


Hầu hết các phiên bản của HĐH Windows đều không hỗ trợ tiếng Việt, vì vậy để sử dụng
được tiếng Việt trong Windows thì ta cần phải cài đặt thêm font chữ tiếng Việt và phần mềm gõ
tiếng Việt.
Hiện nay, trong các phần mềm gõ tiếng Việt thì UniKey là phần mềm gõ tiếng Việt phổ biến
nhất. Để gõ được tiếng Việt, máy tính bạn cần phải cài đặt phần mềm UniKey.
1. Font chữ và bảng mã
Mỗi font chữ sẽ đi kèm với một bảng mã tương ứng, do đó khi soạn thảo tiếng Việt, bạn phải
chọn bảng mã phù hợp với font chữ mà bạn đang sử dụng, nếu chọn không đúng thì các từ bạn
nhập vào sẽ không được hiển thị như ý muốn. Các bộ font chữ thông dụng hiện nay là:
- Bộ Font VNI: đây là bộ font chữ khá đẹp, cung cấp rất nhiều font chữ, tên font chữ bắt đầu
bằng chữ VNI.
- Bộ Font Vietware: bộ font chữ Vietware có hai họ: các font chữ có tên bắt đầu bằng chữ
SVN là họ font chữ 1 byte, các font chữ có tên bắt đầu bằng chữ VN là họ font 2 byte.
- Bộ Font TCVN3: bộ font chữ này thường đi kèm với phần mềm gõ tiếng Việt ABC, đây là
bộ font chuẩn của quốc gia, tên font chữ bắt đầu bằng ký tự "." (dấu chấm).
- Bộ Font Unicode: vì mỗi quốc gia đều có ngôn ngữ riêng nên việc sử dụng 1 loại font chữ
mà có thể hiển thị được tất cả các ngôn ngữ là điều mong muốn của các chuyên gia về
công nghệ thông tin vì nó thuận tiện cho việc xử lý thông tin.
Sự ra đời của bộ font Unicode đã cho phép tích hợp tất cả các ký tự của các ngôn ngữ
trong 1 font chữ duy nhất. Hiện tại, đây là font chữ chuẩn của nước ta cũng như nhiều nước khác
trên thế giới. Do đó, khi học cũng như khi sử dụng tiếng Việt trên máy tính bạn nên chọn bộ font
Unicode.

Bộ Font chữ Bảng mã Font chữ thông dụng

VNI VNI Windows VNI-Times


Vietware (2 byte) Vietware_X VNtimes new roman
Vietware (1 byte) Vietware_F SVNtimes new roman
TCVN3 TCVN3 .VnTime
Unicode Unicode Times New Roman, Arial

2. Các kiểu gõ tiếng Việt


Kiểu gõ TELEX Kiểu gõ VNI
Gõ dấu Dấu Gõ dấu Dấu
S Sắc 1 Sắc
F Huyền 2 Huyền
R Hỏi 3 Hỏi
X Ngã 4 Ngã
J Nặng 5 Nặng
W ư hoặc ơ 6 â, ê
aa, ee, oo, dd â, ê, ô, đ 7 ư hoặc ơ
aw ă 8 ă
Z Xóa dấu đã gõ 9 đ

Trang 36 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

3. Sử dụng bộ gõ Unikey
- Khởi động Unikey
Unikey thường được cài đặt ở chế độ khởi động tự động, ta có thể tìm thấy biểu tượng của
Unikey trong thanh Taskbar như khi đang ở chế độ tiếng Việt hoặc đang ở chế độ
tiếng Anh.
- Các thao tác cơ bản
Bật \ tắt tiếng Việt: Click vào biểu tượng của Unikey trên thanh Taskbar để bật \ tắt tiếng Việt.
Sử dụng bảng điều khiển: R_Click vào biểu tượng của Unikey và chọn Bảng điều khiển.

3.8.2 WORDPAD
WordPad là phần mềm hỗ trợ soạn thảo văn bản đơn giản nhất (ghi chú, bảng ghi nhớ,
trang fax… Theo mặc định, WordPad lưu tập tin ở dạng thức .RTF (Rich Text Format).
1. Kích hoạt chương trình
- Start \ Programs \ Accessories \ WordPad
2. Thoát khỏi chương trình
- File \ Exit (hoặc Click nút Close trên góc phải cửa sổ chương trình).
Cửa số làm việc của WordPad

Trang 37 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

3. Tạo 1 tài liệu mới


Làm việc với WordPad là làm việc với tài liệu (Document), mỗi tài liệu phải được lưu trên đĩa
với 1 tập tin với phần mở rộng .RTF. Thường thì các tài liệu sẽ được lưu mặc định trên thư mục My
Documents. Tuy nhiên ta có thể thay đổi thư mục lưu trữ này.

Thông thường khi kích hoạt WordPad, một màn hình trắng xuất hiện. Đó cũng là tài liệu mới
do WordPad tự động tạo ra. Tuy nhiên để tạo 1 tài liệu mới ta có thể thực hiện theo 1 trong các
cách sau:

- File \ New
- Ctrl + N
- Click chuột vào biểu tượng New () trên thanh công cụ

4. Ghi tài liệu lên đĩa


Để ghi (lưu) tài liệu trên
đĩa ta có thể chọn 1 trong các
cách sau:

- File \ Save
- Ctrl + S
- Click chuột vào biểu tượng
Save ( ) trên thanh công
cụ

Sẽ có 2 khả năng xảy ra:

- Nếu đây là tài liệu mới thì


hộp thoại Save As sẽ xuất
hiện, cho phép lưu tài liệu
bởi 1 tập tin mới.

Hãy xác định thư mục chứa tài liệu trong mục Save in, rồi nhập tên tập tin vào mục File
name (VD: Bao cao thang 5) rồi nhấn nút Save để kết thúc việc ghi nội dung tài liệu.

- Nếu tài liệu của ta đã được ghi vào 1 tệp, khi ra lệnh Save thì tất cả những thay đổi trên tài
liệu sẽ được ghi lại lên đĩa.

5. Mở 1 tài liệu đã tồn tại trên đĩa


Để mở 1 tài liệu đã lưu trên đĩa
ta có thể chọn 1 trong các cách sau:

- File \ Open
- Ctrl + O
- Click chuột vào biểu tượng Open
( ) trên thanh công cụ.

Hộp thoại Open xuất hiện, hãy


tìm đến thư mục chứa tài liệu cần mở
trong mục Look in, rồi chọn tên tài liệu
cần mở trong khung cửa sổ, xong nhấp
nút Open.

Trang 38 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

6. Soạn thảo cơ bản


a. Một số thao tác soạn thảo
Nhập văn bản
Thiết lập trang in
File \ Page Setup…
Hộp thoại Page Setup xuất hiện.
- Size : Chọn khổ giấy (A3, A4…)
- Margins:
+ Left: Thiết lập bề rộng lề bên trái trang in
+ Right: Thiết lập bề rộng lề bên phải trang in
+ Top: Thiết lập bề cao lề trên của trang in
+ Bottom: Thiết lập bề cao lề dưới của
trang in

Sử dụng bàn phím


- Bật tiếng Việt (nếu muốn soạn thảo tiếng
Việt) và sử dụng những thao tác thông
thường để soạn tài liệu như là.
- Các phím chữ a, b, c,…
- Các phím số 0, 1, 2, 3,…
- Các phím “, ‘, <, >, {}, []…
- Sử dụng phím Shift để gõ chữ in hoa và các dấu
- Sử dụng phím Caps Lock để thay đổi kiểu gõ chữ in hoa và chữ thường.
- Sử dụng phím  Enter để ngắt đoạn văn bản.
- Sử dụng phím Tab để dịch điểm Tab (điểm dừng con trỏ).
- Sử dụng phím Space Bar để chèn dấu cách (khoảng trắng).
- Sử dụng các phím  để dịch chuyển con trỏ trên tài liệu.
- Sử dụng phím Page Up, Page Down để dịch con trỏ về đầu hoặc cuối trang màn hình.
- Sử dụng phím Home, End để đưa con trỏ về đầu hoặc cuối dòng văn bản.
- Sử dụng phím Delete để xóa ký tự đứng kề sau con trỏ.
- Sử dụng phím Backspace để xóa ký tự đứng kề trước con trỏ.

b. Thao tác trên khối văn bản


- Sao chép (Copy)
Sao chép khối văn bản là quá trình tạo ra khối văn bản mới từ khối văn bản đã có sẵn.
Bước 1: Lựa chọn (Bôi đen) khối văn bản cần sao chép. Để lựa chọn khối văn bản ta làm
như sau:
+ Di chuyển chuột và khoanh vùng văn bản cần chọn
+ Hoặc dùng các phím mũi tên  kết hợp với phím Shift
Bước 2: Ra lệnh sao chép dữ liệu bằng 1 trong các cách sau:
+ Edit \ Copy
+ Ctrl + C
+ Nhấp nút Copy ( ) trên thanh công cụ
Bước 3: Dán văn bản lên vị trí cần thiết, ta thực hiện như sau:
+ Đặt con trỏ vào vị trí cần dán văn bản
+ Edit \ Paste hoặc Ctrl + V hoặc nhấp nút Paste ( ) trên thanh công cụ

Lưu ý: Có thể kết hợp thao tác chọn văn bản, nhấn phím Ctrl và Drag để thực hiện sao chép.

Trang 39 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

- Di chuyển (Move)
Bước 1: Lựa chọn (Bôi đen) khối văn bản cần di chuyển.
Bước 2: Ra lệnh cắt văn bản bằng 1 trong các cách sau:
+ File \ Cut
+ Ctrl + X
+ Nhấp nút Cut ( ) trên thanh công cụ
Bước 3: Dán văn bản lên vị trí cần thiết, ta thực hiện như sau:
+ Đặt con trỏ vào vị trí cần dán văn bản
+ File \ Paste hoặc Ctrl + V hoặc nhấp nút Paste ( ) trên thanh công cụ
Lưu ý: Có thể kết hợp thao tác chọn văn bản và Drag để thực hiện việc di chuyển văn bản.

- Định dạng văn bản

+ Chọn fonts chữ (VNI…, Arial,…)


+ Chọn cỡ chữ (12pt, 13pt, 14pt…)
+ Chọn kiểu chữ (Bold, Italic, Underline…)
3.8.3 NOTEPAD
NotePad cũng là phần mềm hỗ trợ soạn thảo văn bản đơn giản (các file hướng dẫn cài đặt
chương trình, chú thích, cấu hình…) theo mặc định, NotePad lưu tập tin ở dạng thức .TXT (Text
Document).

Cách kích hoạt và các thao tác cơ bản cũng tương tự phần mềm WordPad. Tuy nhiên so
với WordPad thì NotePad hỗ trợ tùy chọn định dạng cùng 1 số đặc tính khác ít hơn.

3.8.4 PAINT
Paint là 1 chương trình hỗ trợ tạo và chỉnh sửa đồ họa như Clipart, ảnh Scan, và tập tin mỹ
thuật từ các chương trình khác. Ta có thể thêm đường nét, hình dạng, màu sắc hoặc thay đổi thành
phần gốc của ảnh.

1. Kích hoạt
Start \ Programs \ Accessories \ Paint

Trang 40 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

2. Một số thao tác cơ bản


Bố trí màn hình làm việc
- Hiện thanh công cụ Toolbox : View \ Toolbox
- Hiện bảng màu : View \ Color Box
- Hiện thanh định dạng văn bản : View \ Text Toolbar
- Phóng to thu nhỏ ảnh : View \ Zoom
Sử dụng thanh công cụ Toolbox

Trong đó:
- Free form select : chọn vùng ảnh theo đường bất kỳ
- Select : chọn vùng ảnh theo khung hình chữ nhật
- Eraser : tẩy xóa từng phần của 1 đối tượng
- Fill with Color : tô màu các hình khép kín
- Pick color : dùng hút màu của 1 vùng màu để tô cho vùng khác
- Magnifier : phóng to các vùng của bức ảnh
- Pencil : vẽ theo các đường kẻ tự do theo nét bút chì
- Brush : vẽ theo các đường kẻ tự do theo nét cọ
- Air Brush : tạo các hiệu ứng sơn xịt
- Text : bổ sung các văn bản vào bức ảnh
- Line : vẽ các đường thẳng
- Curve : vẽ các đường cong (2 lần uốn cong)
- Rectange : vẽ các hình chữ nhật và hình vuông
- Polygon : vẽ các hình đa giác khép kín
- Ellipse : vẽ các hình ellipse và hình tròn
- Rounded Rectange : vẽ các hình chữ nhật và hình vuông có góc chuốt tròn
Thao tác với bức ảnh
- Sao chép : Chọn vùng ảnh, nhấn giữ phím Ctrl + Drag để sao chép ảnh
- Xóa 1 phần ảnh : Chọn vùng ảnh cần xóa, nhấn phím Delete
- Xóa toàn bộ ảnh : Image \ Clear Image
- Xoay \ lật ảnh : Chọn vùng ảnh, Image \ Flip/Rotate…
- Điều chỉnh kích thước ảnh: Chọn vùng ảnh, Image \ Stretch/Skew…

Trang 41 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

3.9 NÉN VÀ GIẢI NÉN FILE

Trong quá trình chia sẻ và trao đổi dữ liệu, đôi khi ta cần làm giảm kích thước của file trước
khi gửi đi nhưng vẫn đảm bảo người nhận nhận được file y như ban đầu. Đó chính là nén file.
Người nhận sau khi nhận được file nén, sẽ giải nén để được file ban đầu. Ta có thể hình dung
đường đi như sau:

File  Người gửi nén lại  gửi file nén  Người nhận nhận file nén  Người nhận giải nén
file  File

Hiện tại có nhiều phần mềm hỗ trợ việc nén và giải nén file như WinRAR, WinZip…

Sau khi cài đặt WinRAR (hoặc WinZip) với những tùy chọn mặc định, mỗi khi ta click chuột
phải vào một file bất kỳ trong cửa sổ Windows Explorer, ta sẽ thấy có thêm một số mục của
WinRAR (WinZip) trong menu đối tượng (popup menu).

Vì có nhiều thuật toán nén dữ liệu khác nhau nên cũng có nhiều loại chuẩn nén khác nhau,
như: zip, rar, cab, arj, lzh, ace, tar, gz, uue, bz, jar, iso, z, …WinRAR hỗ trợ nén theo hai chuẩn
zip và rar, và hỗ trợ giải nén 14 chuẩn nén liệt kê ở trên.

3.9.1 WinRAR
1. Nén file (hay thư mục)

Bước 1:
Mở cửa sổ Windows Explorer, vào nơi chứa file (hay thư mục) cần nén rồi R_Click vào
file (hay thư mục) này. Nếu ta muốn nén nhiều file vào một file nén, ta chỉ cần chọn cùng
lúc các file này.

Bước 2:
Khi menu đối tượng hiện ra, ta chọn “Add to archive …”

Trang 42 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

Bước 3:
Khi hộp thoại hiện ra, ta chọn dạng nén ( RAR hoặc ZIP, mặc định là RAR), có thể
chọn thư mục chứa file nén bằng cách chỉ định bằng nút Browse rồi Click vào OK để bắt
đầu quá trình nén.

Sau khi nén xong, ta sẽ


nhận được một file nén có
đuôi là .RAR (nếu chọn
dạng nén RAR) hoặc có
đuôi là .ZIP (nếu chọn dạng
nén ZIP) nằm trong cùng
thư mục với file (hay thư
mục) được nén hoặc trong
thư mục đã chỉ định.

2. Giải nén file


Bước 1:
Mở cửa sổ Windows Explorer, vào nơi chứa file nén rồi click chuột phải vào file này

Bước 2:
Khi menu đối tượng
hiện ra, ta chọn
“Extract files …”

Bước 3:
Khi hộp thoại hiện ra,
ta chọn một thư mục
để chứa kết quả giải
nén (nếu tên thư mục
chưa có, nó sẽ được
tạo ra), rồi Click vào
OK để bắt đầu quá
trình giải nén. Nếu file
nén có đặt password
thì trước khi giải nén,
WinRAR sẽ yêu cầu
ta nhập password. Ta
cần nhập chính xác
password để giải nén.
Ngược lại, file sẽ không được giải nén thành công.

Trang 43 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

3.9.2 WinZIP
1. Nén file
Bước 1:
Chọn thư mục hay tập tin
cần nén
Bước 2:
Nhấp phải chuột và chọn
WinZip \ Add to xxx.Zip
(trong đó xxx là tên Thư
mục hay tập tin cần nén).
Thư mục hay tập tin sau
khi nén sẽ được lưu trong
thư mục chứa thư mục
hay tập tin trước khi nén.

2. Giải nén
Bước 1:
Chọn thư mục hay tập tin
cần giải nén (VD:
COXUAN.zip)
Bước 2:
R_Click và chọn WinZip,
sau đó chọn:
+ Extract to…: giải
nén và lưu vào thư
mục ta chỉ định
+ Extract to Here :
giải nén vào ngay tại
thư mục hiện hành
+ Extract to folder
D:\COXUAN : giải nén
vào thư mục có tên
trùng với tên thư mục
hay tập tin cần giải
nén.

Lưu ý:
- WinRAR hỗ trợ việc đặt Password trong lúc nén file. Nếu ta dùng password cho file nén thì phải
cung cấp password này cho người download để họ có thể giải nén file thành công.
- Nếu dùng Windows XP, ta có thể giải nén những file nén dạng .ZIP mà không cần đến WinRAR.
Cách làm như sau: Double click vào file zip, copy nội dung của file zip, sau đó paste vào một thư
mục có sẵn, Windows sẽ tự động giải nén và đặt kết quả vào trong thư mục này.

Trang 44 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

3.9.3 Kết quả sau khi nén

Trang 45 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

PHẦN II: INTERNET VÀ VIRUS MÁY TÍNH


CHƯƠNG 4: INTERNET, DỊCH VỤ WORLD WIDE WEB VÀ E-MAIL

4.1 KHÁI NIỆM VỀ MẠNG MÁY TÍNH


Mạng máy tính là hệ thống liên kết hai hoặc nhiều máy tính lại với nhau. Một mạng máy tính
thông thường gồm nhiều máy tính, gọi là các máy khách, được kết nối tới một máy tính chính
gọi là máy chủ. Máy chủ cung cấp cho các máy khách không gian lưu trữ, chương trình, các
dịch vụ gửi nhận thư... Các máy khách có thể được kết nối đến máy chủ bằng cáp, đường
điện thoại hoặc vệ tinh...

Mạng LAN (Local Area Network): Là mạng kết nối các máy tính trong một vùng địa lý nhỏ,
ví dụ như trong một tòa nhà hay các tòa nhà trong một thành phố, được gọi là mạng cục bộ.
Mạng WAN (Wide Area Network): Là mạng kết nối các máy tính trong một vùng địa lý rộng,
ví dụ như giữa các thành phố, được gọi là mạng diện rộng.
Mạng Internet: là một mạng máy tính toàn cầu. Trong đó, các máy tính kết nối với nhau
thông qua tập chuẩn chung các giao thức gọi là TCP/IP (Transmission Control
Protocol/Internet Protocol). Không có máy tính nào làm chủ và điều khiển tất cả.
Mục đích nối mạng:
Mạng máy tính được thiết lập nhằm:
- Chia xẻ các thông tin và các chương trình phần mềm, nâng cao hiệu quả và công suất.
- Chia xẻ sử dụng các tài nguyên phần cứng, tiết kiệm chi phí và giúp nhiều người có thể
thừa hưởng những lợi ích lớn lao của phần cứng.
- Giúp con người làm việc chung với nhau dễ dàng hơn.
4.2 GIỚI THIỆU INTERNET
4.2.1 Internet đã bắt đầu như thế nào?
- Năm 1965, Bộ quốc phòng Mỹ đã xây dựng một hệ thống mạng máy tính phục vụ cho việc
nghiên cứu quân sự. Mạng này có tên là ARPAnet, hệ thống này được thiết kế với khả năng
chịu đựng được những sự cố nghiêm trọng như thiên tai, chiến tranh,…mà vẫn hoạt động
bình thường. Đây chính là tiền thân của mạng Internet sau này. Tại thời điểm này, chỉ có
những nhà khoa học, cơ quan của chính phủ Mỹ mới có quyền truy cập vào hệ thống
ARPAnet.
- Vào cuối những năm 1980, hiệp hội khoa học Mỹ đã có những nỗ lực để cho phép các nhà
khoa học, các trường cao đẳng và các trường đại học có thể tham gia sử dụng hệ thống
mạng ARPAnet để chia sẻ những thông tin, dữ liệu khoa học của họ. Tuy nhiên việc sử dụng
Internet lúc đó rất khó khăn, đòi hỏi người dùng có kỹ năng máy tính cao.
- Mạng Internet có thể chỉ dừng lại ở đấy nếu như không có sự ra đời của World Wide Web,
được phát minh bởi Tim Berners-Lee trong thời gian làm việc tại CERN (Tổ chức nghiên cứu
nguyên tử của Châu Âu đặt tại Thụy Sĩ). Ông Tim đã tìm ra cách thức để máy tính ở các vị trí,
địa điểm khác nhau có thể hiển thị những văn bản có liên kết đến các tập tin văn bản khác.
Kết quả nghiên cứu của ông Tim đó là ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản HTML (Hyper Text
Markup Language).
4.2.2 Thông tin gì được cho phép đưa lên Internet?
- Internet là một mạng diện rộng mà trong đó có nhiều cá nhân, tổ chức, quốc gia cùng tham
gia. Thông tin đưa lên mạng Internet có xuất xứ từ nhiều nguồn khác nhau, và phục vụ cho
nhiều mục đích khác nhau. Từ những thông tin phục vụ cho giáo dục, y tế, quốc phòng, du

Trang 46 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

lịch cho đến những thông tin có thể có hại cho các tổ chức, các quốc gia, hoặc các nền văn
hóa.
- Vì mỗi quốc gia có hệ thống pháp lý riêng của họ và những hệ thống pháp lý này đôi khi lại
trái ngược nhau nên thông tin được đưa lên mạng Internet hầu như không thể kiểm soát
được. Chẳng hạn tòa án Canada muốn kết tội một công dân nước họ vì tội tuyên truyền, ủng
hộ chủ nghĩa phát xít mới nhưng họ không thể đưa anh ta ra tòa được vì thông tin anh ta đưa
lên mạng được lưu trữ ở Mỹ. Mà theo luật pháp Mỹ thì điều này lại được cho phép.
4.2.3 Nguyên lý hoạt động của Internet
Khi nhận và gởi thông tin trên Internet, thông tin cần phải được xác định địa chỉ duy nhất. Địa
chỉ Internet của các tư liệu được quản lý bằng bộ định vị tài nguyên đồng dạng URL (Uniform
Resouce Locator). Mỗi trang Web khi được đưa lên Internet sẽ có ít nhất một địa chỉ URL
tham chiếu đến nó.
4.3 MỘT SỐ KHÁI NIỆM
4.3.1 Địa chỉ Internet
1. Địa chỉ IP (Internet Protocol Address)
Khi tham gia vào Internet, các máy tính gọi là các host, phải mang một địa chỉ IP dùng để
nhận dạng. Địa chỉ IP được chia làm 4 số thập phân giới hạn từ 0-255, phân cách nhau bằng
dấu chấm.
Ví dụ: 172.16.19.5; 172.16.0.3; …
2. Hệ thống tên miền DNS (Domain Name System)
Địa chỉ IP gồm các số rất khó nhớ và khó sử dụng, cần phải xây dựng một hệ thống địa chỉ
Internet khác, đó chính là hệ thống tên miền DNS, để đặt tên cho các host trên Internet.
Ví dụ: www.yahoo.com, www.microsoft.com, www.ctu.edu.vn, www.mit.edu, ...
Mỗi host trên Internet sẽ có hai địa chỉ: địa chỉ IP và địa chỉ tên miền được ánh xạ với nhau.
Khi người sử dụng dùng tên miền, nó sẽ được chuyển đổi qua địa chỉ IP tương ứng.
Các phần com, edu hay vn trong địa chỉ tên miền ở trên được gọi là tên miền cấp 1 (First-
level Domain hay Top-level Domain). Có hai loại Top-level Domain chính:
- Domain mang tính tổ chức:

Domain Tổ chức
com (Commercial) Thương mại
edu (Educational) Giáo dục
gov (Governmental) Nhà nước
int (International) Tổ chức quốc tế
mil (Military) Quân đội
net (Networking) Tài nguyên trên mạng
org (Organizational) Các tổ chức khác

Trang 47 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

- Domain mang tính địa lý: gồm 2 ký tự tắt đại diện cho một quốc gia.

Domain Quốc gia


at Áo
au Úc
ca Canada
de Đức
Fr Pháp
jp Nhật
uk Anh
us Mỹ
vn Việt Nam

4.3.2 Một số thành phần trên Internet


1. Nhà cung cấp truy cập Internet IAP (Internet Access Provider)
Là nhà cung cấp dịch vụ đường truyền để kết nối với Internet, quản lý cổng (gateway) nối
với quốc tế.
IAP ở Việt Nam: Công ty dịch vụ truyền số liệu VDC thuộc tổng công ty bưu chính viễn
thông, cơ quan thực hiện trực tiếp là VNN.
2. Nhà cung cấp dịch vụ Internet ISP (Internet Service Provider)
Là nhà cung cấp dịch vụ Internet cho các tổ chức và cá nhân, còn được gọi là các ISP
thương mại. ISP phải thuê đường truyền và cổng của một IAP.
ISP thương mại ở Việt Nam: Công ty dịch vụ truyền số liệu VDC thuộc tổng công ty bưu
chính viễn thông, Công ty FPT thuộc Bộ khoa học công nghệ và môi trường, …
3. ISP dùng riêng
Là nhà cung cấp dịch vụ Internet không mang tính chất kinh doanh. Đây là loại hình dịch vụ
Internet của các cơ quan hành chính, các trường đại học,viện nghiên cứu, …
ISP dùng riêng ở Việt Nam: mạng của Trung tâm khoa học và kỹ thuật hạt nhân, mạng Khoa
học giáo dục VARENet.
4. Người sử dụng Internet
Là người sử dụng các dịch vụ Internet. Những người này phải đăng ký với một ISP, có một
tài khoản (Account) để quản lý truy cập và tính toán chi phí phải trả cho ISP. Khi đăng ký với ISP,
người sử dụng cần phải biết:
- ISP có cung cấp đầy đủ các dịch vụ của Internet không?
- ISP được truy nhập thông qua đường điện thoại cục bộ hay đường dài.
- Tốc độ đường truyền của ISP.
- Phương thức và chi phí phải thanh toán.
5. Tài khoản người dùng trên Internet
Khi đăng ký với một ISP, người dùng được cung cấp một tài khoản. Mỗi tài khoản bao gồm
tên (User name) và mật khẩu đăng nhập (Password).
Ngoài việc sử dụng tài khoản do ISP cấp để quản lý truy cập và tính toán chi phí, khi sử
dụng Internet có thể có nhiều trang Web yêu cầu bạn phải có một tài khoản đăng nhập vào mới sử
dụng được một số dịch vụ khác, đó là tài khoản của người dùng Internet.

Trang 48 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

4.4 CÁC DỊCH VỤ THÔNG DỤNG TRÊN INTERNET


4.4.1 Dịch vụ Telnet (Telephone Internet)
Telnet là chương trình của máy tính nối kết chương trình nguồn với một máy tính khác ở xa.
Ví dụ, bạn có thể sử dụng Telnet để kết nối với một máy chủ ở một nơi khác rất xa. Trong trường
hợp này bạn cần phải có tên người sử dụng (User name) và mật mã (Password) cũng như tên của
máy đó, bạn cũng phải cần biết mở hệ thống máy sử dụng - hệ thống tổng quát ở đây là UNIX.
4.4.2 Dịch vụ thư điện tử (Mail Service)
Bạn có thể gửi hoặc nhận các thư điện tử (Electronic Mail- Email) từ bất cứ một nơi nào với
điều kiện là người nhận và người gửi phải có một địa chỉ Email và máy tính sử dụng có nối mạng
Internet. Bạn chỉ ra lệnh nhận Mail đã được lưu trữ trong mạng phục vụ, thế là thư đã nằm trong
máy tính của bạn.
4.4.3 Dịch vụ tin điện tử (News)
Cho phép trao đổi các bài báo và bản tin điện tử (bulletin) xuyên suốt Internet. Các bài báo
được đặt tại trung tâm cơ sở dữ liệu trên suốt không gian Internet. Người dùng truy cập vào cơ sở
dữ liệu đó để lấy về các bài báo họ cần. Điều này làm giảm tắc nghẽn trên mạng và loại trừ việc lưu
trữ nhiều bản sao không cần thiết của mỗi bài báo trên từng hệ thống của người dùng.
4.4.4 Dịch vụ truyền tập tin (FTP: File Transfer Protocol)
FTP là một hệ thống chính yếu để chuyển tải File giữa các máy vi tính vào Internet. File
được chuyển tải có dung lượng rất lớn. FTP hầu hết được sử dụng cho việc chuyển tải những dữ
liệu mang tính cá nhân.
Thông thường, bạn sẽ dùng FPT để chép File trên một máy chủ từ xa vào máy của bạn,
việc xử lý này gọi là nạp xuống (downloading). Tuy nhiên, bạn cũng có thể chuyển File từ máy của
bạn vào máy chủ từ xa, điều này gọi là nạp lên (uploading). Thêm vào đó, nếu cần thiết, FTP sẽ
cho phép bạn chép File từ một máy chủ từ xa tới một máy khác.
4.4.5 Dịch vụ Web (World Wide Web – www)
Đây là khái niệm mà người dùng Internet quan tâm nhiều nhất hiện nay. Người ta viết tắt là
www hay gọi ngắn gọn là Web. Web là một công cụ, hay đúng hơn là dịch vụ của Internet.
Khác với các dịch vụ trước đây của Internet, Web chứa thông tin bao gồm văn bản, hình
ảnh, âm thanh và thậm chí cả video được kết hợp với nhau. Web cho phép bạn có thể chui vào mọi
ngõ ngách trên Internet, là những điểm chứa cơ sở dữ liệu gọi là Web site. Nhờ có Web, nên dù
không phải là một chuyên gia, bạn vẫn có thể sử dụng Internet.
4.5 KẾT NỐI INTERNET
Phần mềm sử dụng để định hướng Web gọi là trình duyệt Web (Web browser). Hiện nay,
trình duyệt thông dụng nhất là Netscape của Sun, tiếp đó là Internet Explorer của Microsoft, ngoài
ra còn có Opera, Mozilla Firefox, …

Nếu có MODEM và kết nối Internet, có thể thông qua Internet Explorer để truy cập Internet.

4.5.1 Kích hoạt trình duyệt Web Internet Explorer


Start \ Programs \ Internet Explorer (hoặc D_Click vào biểu tượng Internet Explorer trên màn
hình Desktop)

Trang 49 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

Các icon trên thanh công cụ giúp định hướng và di chuyển từ trang này sang trang khác.

Back : Đến trang vừa xem (Quay lại trang trước)

Forward : Tới 1 trang, sau khi nhấp nút Back

Stop : Ngưng tải trang Web hiện hành từ máy chủ

Refresh : Tải lại nội dung trang Web hiện hành (F5)

Home : Trở về trang chủ (Alt + Home)

Print : In trang Web hiện hành

Search : Tìm kiếm trang Web (Ctrl + E)

4.5.2 Duyệt Web

Duyệt bằng liên kết (link): Thông tin trên Internet rất dễ duyệt vì trang Web nào cũng có
liên kết trang khác, tài liệu khác và site khác… Muốn xem trang liên quan ta chỉ cần nhấp chuột
vào liên kết. Ta có thể di chuyển từ liên kết này sang liên kết khác, liên kết thường được gạch
dưới và mang màu sắc khác nhau.

Duyệt bằng cách nhập địa chỉ: Nhập địa chỉ WebSite là cách nhanh nhất để đến Website
đó. Địa chỉ thường phải bao gồm giao thức (thường là http://www), và tên miền (ví dụ
Google.com). Tên miền cũng có thể bao gồm đường dẫn (danh sách thư mục) đến tài liệu. phần

Trang 50 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

mở rộng (thường là .com, .net, .gov, .edu, hay .mil) cho biết loại trang Web (thương mại, tài
nguyên mạng, chính phủ, giáo dục hay quân sự).

+ Nhấp thanh Address. Nhập địa chỉ trang Web muốn vào, nhấn ENTER
+ Internet Explorer sẽ hiển thị trang có địa chỉ đó.
4.5.3 Tìm kiếm thông tin, tải tài liệu từ Internet
1. Tìm kiếm thông tin
Internet có rất nhiều trang Web khác nhau. Tìm trang Web mong muốn trên internet
cũng giống như “mò kim đáy biển”. Do đó, trước tiên ta phải tìm chủ đề cụ thể, rồi mới tìm tất cả
các trang Web liên quan đến chủ đề đó.
Ngoài chức năng tìm kiếm Search trên thanh công cụ. Công cụ tìm kiếm thông tin trên
mạng hiệu quả nhất hiện nay đó là Google.
Tại thanh Address ta nhập địa chỉ sau: http://www.google.com.vn trang Google sẽ xuất
hiện.

Nhập thông tin muốn tìm vào hộp văn bản (vd: “Hướng dẫn sử dụng office 2007”) rồi
nhấn Enter hoặc Click vào nút lệnh Tìm với Google. Thông tin tìm kiếm thường là các từ
khóa (keyword) hoặc một cụm từ đặc trưng nhất.
Lưu ý:
- Đặt dấu “ trước từ khóa để yêu cầu tìm kiếm chính xác cụm từ cần tìm.
- Không nên nhập vào những từ khóa có nội dung chung chung vì kết quả tìm kiếm sẽ
rất nhiều, thông tin được trả về sẽ không gần với nội dung muốn tìm.
Ví dụ: muốn tìm tài liệu hướng dẫn sử dụng office 2007, ta sử dụng từ khóa “office” để
tìm thì kết quả trả về có thể lên đến vài trăm trang. Trong trường hợp này, ta có thể sử
dụng cụm từ “Hướng dẫn sử dụng office” hoặc là “Hướng dẫn sử dụng office 2007”
thay vì chỉ dùng từ “office”, như thế thì kết quả trả về sẽ cụ thể hơn. Nếu kết quả trả về
nhiều thì những trang Web có chứa thông tin gần với thông tin cần tìm nhất sẽ được
liệt kê trước, những trang ít thông tin hơn được liệt kê sau.

Trang 51 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

Để xem kết quả tìm kiếm, nhấn chuột vào một trong các liên kết (link) được liệt kê ra.
Ngoài ra, ta có thể nhấn chuột phải vào liên kết rồi chọn Open in New Window, làm như
thế ta vẫn giữ được trang kết quả tìm kiếm.

2. Tải tài liệu


Sau khi tìm được thông tin trên Internet, đôi khi ngoài việc xem thông tin, ta còn có nhu
cầu lưu giữ lại trên máy tính của mình để khi cần thì có thể sử dụng. Để thực hiện được
yêu cầu này, ta phải Download những dữ liệu này xuống máy tính của mình.
Ví dụ: Sau khi tìm được Đề cương đào tạo cao học ngành Tự động hóa, ta tiến hành
download bằng cách:

Trang 52 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

- Nhấp chọn file Decuongchitiet cần


download
- Hộp thoại File download xuất hiện, ta
chọn Open (nếu muốn xem), ở đây ta
muốn download nên chọn Save
- Hộp thoại Save as xuất hiện, ta chọn
thư mục chứa file cần download, nhấp
chọn Save.
- Dữ liệu sẽ được download xuống máy
tính.

Lưu ý: Hiện có rất nhiều phần mềm hỗ trợ download rất mạnh và hiệu quả, đặc biệt là đối với
những nơi đường truyền yếu hay rớt mạng như: Gigaget, Internet Download Accelerator…

4.5.4 Thêm trang Web vào danh sách Favorites


Khi tìm được trang Web tâm đắc, ta muốn sau này trở lại nhanh mà không phải duyệt từ liên
kết này sang liên kết khác hoặc phải ghi nhớ địa chỉ. Internet Explorer cho phép lập danh
sách trang Web ưu thích. Khi nào cần mở, chỉ việc nhấp nó trong danh sách.

Trang 53 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

- Mở Website muốn thêm vào danh sách Favorites


- Mở menu Favorites, nhấp chọn lệnh Add to Favorites
- Nhập tên trang Web (nếu không muốn dùng tên mặc định)
- Nhấp OK lưu lại

4.5.5 Ấn định trang chủ


Khi chọn nút Home, Internet
Explorer sẽ hiển thị trang chủ.
Không nhất thiết dùng trang chủ
được mặc định, ta có thể chọn trang
Web yêu thích làm trang chủ, để khi
kích hoạt Internet Explorer trang
chủ sẽ được hiển thị.
- Nhấp chọn Tools \ Internet Options
- Nhập địa chỉ trang Web muốn dùng
làm trang chủ (vd:
http://www.tuoitre.com.vn)
- Nhấp OK.

Lưu ý:

- Nút Use current : Thay vì nhập địa chỉ của trang đang hiển thị làm trang chủ thì ta chỉ cần
nhấp nút này.
- Nút Use Default : Dùng để trở về trang mặc định.

Trang 54 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

4.6 DỊCH VỤ THƯ ĐIỆN TỬ

Thư điện tử (e-mail) là phương tiện liên lạc vô cùng tiện lợi trong thời đại công nghệ thông
tin ngày nay. Sử dụng e-mail ta có thể trao đổi thông tin với bạn bè, đồng nghiệp trên toàn cầu. Ưu
điểm nổi bật nhất của việc sử dụng e-mail là nhanh, rẻ, mọi lúc mọi nơi.
4.6.1 Giới thiệu
1. Nguyên lý vận hành
Muốn sử dụng thư điện tử thì người dùng phải có máy tính nối kết Internet hoặc nối kết vào
máy chủ cung cấp dịch vụ Email (Mail Server). Ngoài ra, để gởi hoặc nhận Email thì người sử dụng
phải có tài khoản Email và danh sách địa chỉ Email của người nhận.
2. Cấu trúc một địa chỉ Email
Địa chỉ Email (Email Address) là 1 định danh trên Internet cho phép người sử dụng Internet
nhận biết được chính xác người cần liên hệ, giao dịch, trao đổi thông tin và ra lệnh gửi các thông
điệp, tài liệu, hình ảnh (e-mail message) tới định danh này.
Cấu trúc một địa chỉ Email: <Tên tài khoản>@<Tên miền>
- Tên miền: tên của máy tính làm Server lưu và quản lý địa chỉ e-mail này.
- Tên tài khoản: tên được đăng ký, để phân biệt với các địa chỉ e-mail khác có cùng tên miền.

Ví dụ: giantvbmt@yahoo.com; lotus_PT@ctu.edu.vn; dnt@hn.vnn.vn; …


4.6.2 Đăng ký tài khoản E-mail
Hộp thư điện tử Gmail (dịch vụ e-mail miễn phí của Google) là hộp thư miễn phí, dễ sử
dụng, có hỗ trợ kiểm tra virus, cung cấp cho người dùng dung lượng để chứa thư hoặc dữ liệu lến
đến 2,8 GB và luôn có tính bảo mật và ổn định cao.
Để sử dụng được hộp thư điện tử máy tính của ta phải kết nối được với Internet (thông qua
modem và đường line điện thoại, hay kết nối qua đường truyền ADSL) và ta phải đăng ký tài khoản
E-mail.
1. Kích hoạt Internet Explorer
2. Nhập địa chỉ trang Gmail: http://mail.google.com tại thanh Address, trang chủ của Gmail
xuất hiện như sau:

Trang 55 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

3. Nhấp chọn Sign up for Gmail, rồi chọn Create an Account >> để tạo tài khoản mới

Trang 56 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

4. Nhập các thông tin

- First name : Tên


- Last name : Họ và tên lót
- Deseired Login Name : Tên đăng nhập (địa chỉ e-mail - vd: thuynbsaigon)
- Choose a password : Nhập mật khẩu (tối thiểu phải đủ 8 ký tự)
- Re-enter password : Nhập lại mật khẩu (xác nhận đúng và duy nhất 1 mật khẩu)
- Security Question : Chọn câu hỏi bảo vệ (dùng khi quên mật khẩu)
- Answer : Nhập câu trả lời
- Secondary email : Địa chỉ e-mail thứ 2 (có thể bỏ qua)
- Location : Chọn quốc gia (Việt Nam)
- Word Verification : Nhập mã an toàn được hiển thị (Giúp Gmail ngăn ngừa
các trường hợp đăng ký tự động)
- Nhấp chọn I Accept. Create my Account để hoàn tất việc khai báo và tạo tài khoản e-mail.

Nếu việc khai báo đăng ký tài khoản e-mail thành công, trang chúc mừng sẽ xuất hiện.

Nhấp I’m ready – show me my account để vào hộp thư ta vừa tạo xong.

Ngược lại, nếu việc đăng ký tài khoản bị lỗi thì sẽ được Gmail thông báo để điều chỉnh lại
(vd: trùng địa chỉ email, nhập mật khẩu chưa đủ 8 ký tự, 2 lần nhập mật khẩu không trùng khớp,
một số thông tin chưa nhập…).

Trang 57 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

4.6.3 Đọc thư


- Kích hoạt Internet Explorer
- Nhập địa chỉ trang Gmail: http://mail.google.com tại thanh Address
- Nhập địa chỉ email tại Username
- Nhập mật khẩu tại Password
- Nhấp nút Sign in để đăng nhập
Khi đăng nhập thành công hộp thư của ta sẽ xuất hiện

Nhấp chọn Gmail để vào kiểm tra thư:

- Trong danh sác Folders trong cửa số Gmail, chọn inbox(n)


- Click vào thư muốn đọc
- Thư hiện lên trong cửa sổ riêng
- Xem xong, click lệnh Back to Inbox (hoặc inbox) để quay về thư mục Inbox(n)

Trang 58 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

4.6.4 Trả lời thư


Ta dễ dàng trả lời thư đã nhận bằng cách:
- Mở thư muốn trả lời, nhấp chọn nút Reply trên thanh công cụ
- Gmail tự động điền dòng địa chỉ, dòng chủ đề. Nội dung thư gốc được nối thêm vào cuối thư
trả lời.
- Nhập nội dung thư
- Nhấp chọn Send để gửi
- Thư được lưu vào Sent Mail rồi gửi đi

4.6.5 Tạo và gửi thư mới


Ta có thể gửi thư cho bất kỳ ai có địa chỉ e-mail. Nhập địa chỉ e-mail của người nhận, chủ
đề và thông điệp. Cũng có thể gửi đồng thời đến nhiều người nhận khác thì nhập các địa chỉ e-mail
vào trường Cc, các địa chỉ e-mail phải cách nhau bởi dấu “,”.

- Trong cửa sổ Gmail, nhấp nút Compose mail


- Nhập địa chỉ e-mail của người nhận vào trường To. Địa chỉ phải ở dạng đầy đủ (vd:
thuynbsaigon@gmail.com).
- Nếu muốn gửi đồng thời cho nhiều người khác thì nhấp nút Add Cc rồi nhập các địa chỉ vào
trường Cc (Carbon Copy). Hoặc Add Bcc (Blink Carbon Copy).
- Nhập chủ đề vào trường Subject
- Nhập nội dung thư
- Nhập xong, nhấp Send để gửi thư

4.6.6 Gửi file đính kèm


Nếu ta muốn gửi kèm theo thư một (hoặc nhiều) file word, exel, … hoặc bất kỳ loại file nào
(không gửi đính kèm được thư mục, nếu muốn gửi đính kèm thư mục thì trước khi gửi ta phải nén
thư mục thành 1 file nén).
- Soạn thư
- Nhấp nút Attach a file
- Chọn file đính kèm trong hộp thoại Choose file. Nhấp nút Open
- File đính kèm hiển thị trong hộp Attach, nếu muốn đính kèm 1 file nữa thì nhấp chọn Attach
another file
- Nhấp nút Send gửi thư và file đính kèm

Trang 59 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

Lưu ý: Ta có thể tận dụng tính năng gửi file đính kèm theo thư như trên để gửi các file dữ liệu
cho chính địa chỉ e-mail của mình, các file dữ liệu này sẽ được máy chủ lưu giữ giùm cho ta (ta có
thể lưu được 2,8GB dữ liệu). Khi máy chủ đã lưu dữ liệu, ta có thể truy xuất những dữ liệu này ở bất
kỳ đâu và bất cứ khi nào miễn ta có máy tính kết nối được với Internet. Ta truy xuất dữ liệu này
thông qua việc đọc hộp thư của mình.

4.6.7 Mở file đính kèm


- Thư có file đính kèm sẽ
có biểu tượng cái kẹp
giấy phía sau. Nhấp vào
thư muốn mở
- Các file đính kèm được
liệt kê bên dưới thư,
nhấp vào mục View as
HTML của file đính kèm
để xem hoặc Download
để tải về máy tính của
mình.

4.6.8 Xóa thư


Khi không muốn đọc thư hoặc thư đã đọc xong, ta có thể xóa thư đi bằng cách:

- Đánh dấu chọn 5 vào các thư cần xóa


- Nhấp nút Delete để xóa các thư đã chọn

Trang 60 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

CHƯƠNG 5: VIRUS MÁY TÍNH

5.1 VIRUS MÁY TÍNH LÀ GÌ?

Trong khoa học máy tính, virus, còn gọi là virus máy tính, là những chương trình hay đoạn
mã được thiết kế để tự nhân bản và sao chép chính nó vào các đối tượng lây nhiễm khác (file, ổ
đĩa, máy tính ..) Virus có thể rất nguy hiểm và có nhiều hiệu ứng tai hại như là làm cho một chương
trình không hoạt động đúng, xóa các tài liệu quan trọng, làm hỏng ổ cứng,... (tính phá hoại).

Có loại virus chỉ làm thay đổi nhẹ màn hình nhằm mục đích "đùa giỡn" nhưng cũng có thứ
tiêu huỷ toàn bộ dữ liệu trên các ổ đĩa mà nó tìm thấy. Một số loại virus khác lại còn có khả năng
nằm chờ cho đến đúng ngày giờ đã định mới phát tán các hiệu ứng tai hại. Hầu hết các loại virus
được phát triển chỉ nhắm tấn công vào các hệ điều hành Windows vì thứ nhất thị phần của các hệ
điều hành này lên đến khoảng 90%, và thứ hai là hệ điều hành Windows không an toàn như các hệ
điều hành dựa trên nhân Linux.

Tuỳ theo chức năng hay phạm vi hoạt động, người ta có nhiều cách phân loại virus.

Virus lan truyền qua thư điện tử

Đại đa số các virus ngày nay thuộc vào lớp này. Lí do là virus có thể tự tìm ra danh sách các
địa chỉ thư điện tử và tự nó gửi đi hàng loạt (mass mail) để gây hại hàng triệu máy tính, làm tê liệt
nhiều cơ quan trên toàn thế giới trong một thời gian vô cùng ngắn.

Một nhược điểm của loại virus này khiến chúng ta có thể loại bỏ nó dễ dàng là nó phải được
gửi dưới dạng đính kèm theo thư điện tử (attached mail). Do đó ngưòi dùng thường không bị nhiễm
virus cho tới khi nào tệp virus đính kèm được mở ra (do đặc diểm này các virus thường được "trá
hình" bởi các tiêu đề hấp dẫn như sex, thể thao hay quảng cáo bán phần mềm với giá vô cùng rẻ.)

Nhược điểm thứ nhì của loại virus này là nó phải là tệp mệnh lệnh tự thi hành (self
executable file). Trong hệ thống Windows có một số kiểu tệp có khả năng này, chúng bao gồm các
tệp có đuôi (extension) là .exe, .com, .js, .bat,... và các loại script. (Lưu ý, chữ "mệnh lệnh tự thi
hành" là để phân biệt với các tệp mệnh lệnh phải được gọi qua một chưong trình trung gian như dll,
vxd.)

Tuy nhiên, loại virus này không phải là không có ưu điểm. Thứ nhất, nó có thể lợi dung
khuyết điểm làm tròn dung lượng hiển thị của hệ thống (Ví dụ: 2,01K thành 2K) để ẩn những con
virus Dung lượng nhỏ khi gửi. Thứ hai, nó có thể giấu một phần của tệp tin gửi và hiển thị đuôi file
và chỉ cần người dùng liên kết đến file đó là bị dính virus.

1. Virus lan truyền qua Internet

Khác với loại lan truyền qua thư điện tử, virus loại này thường ẩn mình trong các chương
trình lưu hành lậu (illegal) hay các chương trình miễn phí (freeware, shareware). Thật ra không phải
chương trình lậu hay chương trình miễn phí nào cũng có virus nhưng một số tay hắc đạo lợi dụng
tâm lý "tham đồ rẻ" để nhét virus vào đấy.

Loại này thường hay nằm dưới dạng .exe và nhiều khi được gói trong .zip.

Các hệ điều hành mới ngày nay có khả năng tự khởi động và cài đặt một phần mềm ngay
sau khi tải về máy. Tính năng này rất tiện lợi nhưng cũng vô cùng tai hại nếu nhỡ chương trình tải
về có chứa virus thì rõ ràng người tải về đã "cõng rắn cắn ... máy nhà".

Trang 61 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

Lời khuyên:
Đừng bao giờ cho phép (đồng ý nhấn nút OK mà không cần biết mình đã làm gì!!!) mở tệp
tin ngay lập tức sau khi tải về mà trước nhất phải kiểm qua virus.

2. Các virus cổ điển


Virus đầu tiên là phát minh của một thiếu niên ở Anh. Nó chỉ truyền được qua đường mạng
và các thiết bị chứa dữ liệu như đĩa mềm do kết quả của việc sử dụng chung đĩa mềm, CD ROM,
đĩa ZIP/ZAP hay băng từ. Virus nổi tiếng trong lich sử máy tính của loại này là virus Stealth. Nó có
khả năng thay đổi ngay cả chức năng của BIOS. Ngày nay, Stealth vẫn còn nhưng đã được biến
dạng thành một trong hai loại kể trên.

3. Danh sách các đuôi tệp có khả năng di truyền và bị lây nhiễm

Các tập tin trên hệ điều hành Windows mang đuôi mở rộng sau có nhiều khả năng bị virus
tấn công.

• .bat : Microsoft Batch File


• .chm : Compressed HTML Help File
• .cmd : Command file for Windows NT
• .com : Command file (program)
• .cpl : Control Panel extension
• .doc : Microsoft World
• .exe : Executable File
• .hlp : Help File
• .hta : HTML Application
• .js : JavaScript File
• .jse : JavaScript Encoded Script File
• .lnk : Shortcut File
• .msi : Microsoft Installer File
• .pif : Program Information File
• .reg : Registry File
• .scr : Screen Saver (Portable Executable File)
• .sct : Windows Script Component
• .shb : Document Shortcut File
• .shs : Shell Scrap Object
• .vb : Visual Basic File
• .vbe : Visual Basic Encoded Script File
• .vbs : Visual Basic File
• .wsc : Windows Script Component
• .wsf : Windows Script File
• .wsh : Windows Script Host File
• .{*} : Class ID (CLSID) File Extensions

5.2 CÁCH PHÒNG NGỪA

Cách phòng ngừa tốt nhất để tránh virus nhưng không có tính thực tiễn là Không nối vào
bất kì máy nào hết và cũng không cài đặt bất kì một chương trình nào chưa được bảo đảm là
không chứa virus. Cách này người dùng sẽ "an toàn tuyệt đối" tuy nhiên thật là khó chịu và vô dụng
khi phải "đóng kín vỏ sò" như vậy. (Một máy như vậy có thể dùng để chứa số công quỹ riêng hay
các tư liệu kín).

Trang 62 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

Trong thực tế, để phòng ngừa cho một máy tính có nối kết hay có dùng chung các dữ liệu
hay chương trình với các máy khác (như là nối mạng, Internet, dùng chung đĩa mềm, ...) thì cách
tốt nhất là trang bị thêm một chương trình chống virus hữu hiệu. Điều cần lưu ý là một chương
trình chống virus dù tốt cách mấy cũng sẽ không ngăn ngừa được các virus mới hơn các loại dựa
trên cơ sở dữ liệu đương thời của chương trình chống virus này. Do đó, điều tối quan trọng mà
nhiều người dùng các chương trình chống virus không để ý tới là phải cập nhật thường xuyên
các dữ liệu của chương trình chống virus. Với một cơ sở dữ liệu mới thì chương trình chống
virus sẽ cơ hội tìm ra virus mới và làm việc hữu hiệu hơn. Để cập nhật hóa các tệp cơ sở dữ liệu
này, người dùng
chỉ việc nối vào
trang WEB của
hãng cung cấp
chương trình
chống virus và
tải về tệp dữ
liệu mới nhất (dĩ
nhiên là phải
theo sự hướng
dẫn của nhà sản
xuất để cài đặt
các tệp dữ liệu
virus mới.)

Cho dù
có cập nhật
chăng nữa thì
vẫn có thể bị
nhiễm virus lạ.
Đó là vì ngay cả
nhà sản xuất
cũng chưa kịp thêm vào các dữ liệu của họ về các virus mới. Chưa kể một số nhà sản xuất trì trệ
việc hữu hiệu hóa phần mềm chống virus của họ (để tiết kiệm tiền phát triển?). Do vậy, để bổ túc
cho việc dùng máy tính một cách thật an toàn trên Internet thì việc tạo ra một bản sao (back-up) cho
các thông tin cần thiết và cất nó riêng vào một chỗ cô lập là cần thiết. (Một ổ CD–RW hay các loại ổ
đĩa di động, như đĩa ZIP/ZAP chẳng hạn, có thể dùng làm việc này). Lỡ gặp virus còn có chỗ mà
phục hồi.

Trên thị trường hiện có rất nhiều sản phẩm chống virus. Tuy nhiên có hai hãng lớn nổi tiếng,
đó là MCAfee và Norton.

5.3 MỘT SỐ PHẦN MỀM DIỆT VIRUS

Trang Web uy tín TopTenREVIEWS đã đưa ra


danh sách 10 phần mềm diệt virus hiệu quả nhất năm
2006, theo đó chương trình BitDefender dẫn đầu
bảng xếp hạng bỏ xa những đối thủ truyền thống như
McAfee (thứ 6) và Norton AntiVirus (thứ 7).

Kết quả này được đưa ra dựa trên một loạt


những tiêu chí đánh giá nghiêm ngặt mà một chương
trình tốt cần có để phục vụ khách hàng như tính hiệu
quả, tính tương thích hệ điều hành, tốc độ, hỗ trợ sau
bán hàng …

Một chương trình diệt virus chỉ có thể được gọi là hiệu quả khi nó vừa dễ sử dụng vừa đơn
giản trong cài đặt. Chương trình đó phải nhanh chóng nhận diện và vô hiệu hoá những nguy hiểm

Trang 63 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

từ phía virus trước khi chúng có thể tác động tới hệ thống cũng như quét sạch hay cô lập hiệu quả
những file lây nhiễm. Không nên coi nhẹ các báo cáo sau mỗi lần quét cùng những trợ giúp từ phía
nhà cung cấp bởi bạn sẽ luôn được cập nhật về các tính năng mới của phần mềm.

Trang 64 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

PHẦN III: SOẠN THẢO VĂN BẢN VỚI MICROSOFT WORD


CHƯƠNG 6: GIỚI THIỆU MICROSOFT WORD 2003

6.1 GIỚI THIỆU


6.1.1 Các chức năng của Word
Soạn thảo văn bản là công việc được sử dụng rất nhiều trong các cơ quan, xí nghiệp cũng
như nhu cầu của bất kỳ cá nhân nào hiện nay. Ngày nay, khi mà công nghệ thông tin đang phát
triển rầm rộ, công nghệ thay đổi từng ngày, những bài toán, những khó khăn của con người đang
dần dần được máy tính hoá, thì việc soạn thảo những văn bản bằng máy tính đã trở thành những
công việc rất bình thường cho bất kỳ ai biết sử dụng máy tính. Một trong những phần mềm máy
tính được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay là Microsoft Word của hãng Microsoft hay còn gọi phần
mềm Winword. Ra đời từ cuối những năm 1980, đến nay phần mềm Winword đã đạt được tới sự
hoàn hảo trong lĩnh vực soạn thảo văn bản cũng như trong lĩnh vực văn phòng của bộ phần mềm
Microsoft Office nói chung. Có thể liệt kê các đặc điểm nổi bật của phần mềm này như sau:
- Cung cấp đầy đủ nhất các kỹ năng soạn thảo và định dạng văn bản đa dạng, dễ sử dụng
- Khả năng đồ hoạ đã mạnh dần lên, kết hợp với công nghệ OLE (Objects Linking and
Embeding) bạn có thể chèn được nhiều hơn những gì ngoài hình ảnh và âm thanh lên tài liệu word
như: biểu đồ, bảng tính,.v.v.
- Có thể kết xuất, nhập dữ liệu dưới nhiều loại định dạng khác nhau. Đặc biệt khả năng
chuyển đổi dữ liệu giữa Word với các phần mềm khác trong bộ Microsoft Office đã làm cho việc xử
lý các ứng dụng văn phòng trở nên đơn giản và hiệu quả hơn.
- Dễ dàng kết chuyển tài liệu thành dạng HTML để chia sẻ dữ liệu trên mạng nội bộ, cũng
như mạng Internet.
6.1.2 Khởi động và thoát khỏi Word
1. Khởi động
Cách 1: Start \ Programs \ Microsoft Office \ Micosoft Office Word 2003
Cách 2: D-Click lên biểu tượng của phần mềm Word nếu như nhìn thấy nó bất kỳ ở chỗ nào
trên thanh Task bar, trên màn hình Desktop của Windows.
Cách 3: Nếu muốn mở nhanh một tệp văn bản vừa soạn thảo gần đây nhất trên máy tính
đang làm việc, có thể chọn Start \ Documents, chọn tên tệp văn bản (Word) cần mở. Khi đó Word
sẽ khởi động và mở ngay tệp văn bản vừa chỉ định.
2. Thoát khỏi Word
Cách 1: File \ Exit
Cách 2: Click nút Close (góc trên bên phải màn hình)
Cách 3: Alt + F4

6.2 CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN TRÊN MÀN HÌNH WORD


Sau khi khởi động xong, màn hình làm việc của Word thường có dạng như sau:

- Thanh tiêu đề (Title bar): Gồm Control box, tên chương trình, tên tài liệu và các
nút minimize, maximize (restore down) và Close.
- Thanh Menu lệnh: Chứa 9 menu lệnh từ File ... Help. chứa các lệnh để gọi tới các chức
năng của Word trong khi làm việc. Bạn phải dùng chuột để mở các mục chọn này, đôi khi cũng có
thể sử dụng tổ hợp phím tắt để gọi nhanh tới các mục chọn.
- Thanh công cụ chuẩn (Standard): Chứa các nút lệnh (icon), mỗi nút là một biểu tượng
mô tả công việc có thể thực hiện. Để sử dụng ta Click chuột vào các nút lệnh này.
- Thanh định dạng (Formating): Chứa các nút lệnh dùng để định dạng nhanh văn bản: Font
chữ, Kích thước chữ...
- Thước định dạng (Ruler): Thể hiện lề trang in, chiều rộng cột trong văn bản dạng cột...

Trang 65 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

- Vùng soạn văn bản (Text area): Thể hiện nội dung tài liệu đang soạn thảo trên đó có điểm
chèn xác định vị trí văn bản sẽ được nhập vào.
- Thanh cuốn màn hình ngang, dọc (Scroll bar): Để cuốn trang tài liệu qua lại, lên xuống
trên màn hình...
- Thanh trạng thái (Status bar): Cho biết một số thông tin như số trang, số phân đoạn, tổng
số trang, vị trí hiện hành của điểm chèn...

Trang 66 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

CHƯƠNG 7: CÁC THAO TÁC CƠ BẢN

7.1 THAO TÁC TRÊN TẬP TIN


7.1.1 Tạo 1 tài liệu mới
Làm việc với word là làm việc trên các tài liệu (Documents). Mỗi tài liệu phải được lưu lên
đĩa với một tập tin có phần mở rộng .DOC. Thông thường sau khi khởi động Word, một màn hình
trắng xuất hiện. Đó cũng là tài liệu mới mà Word tự động tạo ra. Tuy nhiên để tạo một tài liệu mới,
bạn có thể sử dụng một trong các cách sau:
- Mở mục chọn File \ New…
- Nhấn nút New trên thanh công cụ Standard
- Nhấn tổ hợp phím tắt Ctrl + N

7.1.2 Lưu tài liệu lên đĩa


Để lưu tài liệu đang làm việc lên đĩa, bạn có thể chọn một trong các cách sau:
- File | Save…
- Nhấn nút Save trên thanh công cụ Standard
- Nhấn tổ hợp phím tắt Ctrl + S.
Sẽ có hai khả năng xảy ra:
Nếu đây là tài liệu mới, hộp thoại Save As xuất hiện, cho phép lưu tài liệu này bởi một tệp
tin mới: Gõ tên tệp tin vào đây! Hãy xác định thư mục (Folder) - nơi sẽ chứa tập tin mới này rồi gõ
tên tập tin vào mục File name rồi nhấn nút Save để kết thúc việc lưu nội dung tài liệu.

Nếu tài liệu của bạn đã được lưu vào một tệp, khi ra lệnh lưu tất cả những sự thay đổi trên
tài liệu sẽ được lưu lại lên đĩa.

Lưu ý: Bạn nên thực hiện thao tác lưu tài liệu vừa rồi thường xuyên trong khi soạn tài liệu, để tránh
mất dữ liệu khi gặp các sự cố mất điện, hay những trục trặc của máy tính.
7.1.3 Mở tài liệu đã tồn tại trên đĩa
Tài liệu sau khi đã soạn thảo trên Word được lưu trên đĩa dưới dạng tệp tin có phần mở
rộng là .DOC. Để mở một tài liệu Word đã có trên đĩa:

- File \ Open hoặc nhấn tổ hợp phím tắt Ctrl + O.

Trang 67 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

- Trong mục Look in chọn thư mục nơi chứa tài liệu cần mở, D_Click vào tên tài liệu cần mở.
Tập tài liệu sẽ được mở ra trên màn hình Word.

D_Click vào tên tt cần mở

- Mặt khác, bạn cũng có thể thực hiện mở nhanh những tập tài liệu đã làm việc gần đây nhất
bằng cách mở mục chọn File như sau: Click lên tập tài liệu cần mở.

Click tên tập tài liệu cần mở

7.1.4 Đặt các tùy chọn


1. Thay đổi đơn vị đo
Tools \ Options…\ General \ chọn mục
2. Đặt chế độ lưu tự động
Tools \ Options…\ Save \ chọn mục
Và ấn định thời gian lưu tự động.
7.1.5 Thiết lập trang in (page setup)
- File \ Page setup  Xuất hiện hộp thoại

Trang 68 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

- Các tham số cần được thiết lập là: Khổ giấy, hướng giấy, độ cao của đầu trang và chân
trang, lề trên / dưới / trái / phải.
Margins – Lề giấy
- Top : Đặt khoảng cách lề trên
- Bottom : Đặt khoảng cách lề dưới
- Left : Đặt khoảng cách lề trái
- Right : Đặt khoảng cách lề phải
- Gutter : Đặt khoảng cách gáy
- Orientations : Chọn hướng giấy
Portrait : In dọc
Landscape : In ngang

Paper – Khổ giấy


- Paper size : Chọn khổ giấy (A4)

7.2 KHỐI VĂN BẢN VÀ CÁC LỆNH XỬ LÝ KHỐI


7.2.1 Chọn khối văn bản
Để thực hiện lệnh hoặc một thao tác trên văn bản đã có, ta cần phải chọn một phạm vi văn
bản bằng cách chọn khối văn bản trước khi chọn lệnh.
1. Dùng KeyBoard:
- Dừng điểm chèn tại vị trí bắt đầu khối muốn chọn, nhấn giữ Shift sau đó dùng các phím
mũi tên di chuyển điểm chèn: Khối văn bản sẽ được chọn từ vị trí bắt đầu tới nơi di chuyển đến.
- File \ Select All (Ctrl + A): Chọn toàn bộ văn bản
2. Dùng Mouse:
- Ctrl + Click : Chọn một câu tại vị trí con trỏ
- D_Click : Chọn một từ tại vị trí con trỏ
- Triple Click : Chọn cả đọan văn bản tại vị trí con trỏ
Di chuyển trỏ chuột đến khoảng trống lề trái trang giấy (lúc này trỏ chuột biến thành mũi tên
quay sang phải). Sau đó:
- Click : Chọn một dòng tại vị trí con trỏ
- D_Click : Chọn cả đọan văn bản
- Triple Click : Chọn toàn văn bản

7.2.2 Cắt (Cut), Sao chép (Copy), Dán (Paste)


1. Cắt (Cut = Ctrl + X) : Dùng di chuyển đối tượng (văn bản, hình ảnh, công thức…) được
chọn vào bộ nhớ tạm
2. Sao chép (Copy = Ctrl + C): Dùng sao chép đối tượng (văn bản, hình ảnh, công thức…)
được chọn vào bộ nhớ tạm.
3. Dán (Paste = Ctrl + V): Dùng sao chép nội dung trong bộ nhớ tạm ra vị trí điểm chèn.
7.2.3 Undo, Redo và Repeat
1. Undo (Ctrl + Z): Hủy bỏ thao tác vừa thực hiện
2. Redo : Khôi phục thau tác vừa hủy bỏ
3. Repeat (Ctrl + Y = F4): Lặp lại thao tác vừa thực hiện
7.2.4 Tìm kiếm và thay thế
Tính năng Replace… trong Word giúp tìm kiếm văn bản, đồng thời giúp thay thế một cụm từ
bởi một cụm từ mới. Điều này giúp ích rất nhiều khi bạn phải làm việc trên một số lượng trang văn
bản rất lớn (một giáo trình, một báo cáo chẳng hạn).

Trang 69 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

Để thực hiện tính năng này, thực hiện như sau:

Bước 1: Chọn vùng văn bản muốn tìm kiếm; Nếu không lựa chọn một vùng văn bản, Word
sẽ thực hiện tìm kiếm trên toàn bộ tài liệu.

Bước 2: Khởi động tính năng tìm kiếm và thay thế văn bản bằng cách: kích hoạt mục chọn
Edit \ Replace… hoặc nhấn tổ hợp phím tắt Ctrl + H, hộp thoại Find and Replace xuất hiện:

Bước 3: Gõ từ hoặc cụm từ cần tìm vào mục Find what: , Gõ cụm từ sẽ thay thế ở mục
Replace with:

Bước 4: Thiết lập các thông tin về tìm kiếm trên thẻ Replace. Ý nghĩa các mục tin như sau:

Search Options: Thiết lập các tuỳ chọn tìm kiếm ở mục này như sau:

Search : All Tìm kiếm và thay thế trên toàn bộ tài liệu
: Down Tìm kiếm và thay thế từ vị trí con trỏ về cuối tài liệu
: Up Tìm kiếm và thay thế từ vị trí con trỏ về đầu tài liệu
Match case: tìm kiếm mà không phân biệt chữ hoa, chữ thường;

Find whole words only: chỉ tìm trên những từ độc lập

Bước 5: Nhấn nút Find next để tìm đến vị trí văn bản chứa cụm từ cần tìm. Khi tìm thấy, có
thể bấm nút Replace để thay thế cụm từ tìm được bởi cụm từ đã chỉ định ở mục Replace with:
hoặc nhấn nút Replace All, Word sẽ tự động thay thế toàn bộ các cụm từ sẽ tìm được như chỉ
định.

Trang 70 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

CHƯƠNG 8: ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN

8.1 ĐỊNH DẠNG KÝ TỰ (FONT)


8.1.1 Định dạng đơn giản

1. Chọn font chữ:


- Chọn (bôi đen) phần văn bản cần định dạng font chữ
- Nhấp chọn hộp thoại font trên thanh công cụ và chọn font chữ cần định dạng

2. Chọn cỡ chữ:
- Chọn (bôi đen) phần văn bản cần định dạng cỡ chữ
- Nhấp chọn hộp Size trên thanh công cụ và chọn cỡ chữ cần định dạng, cũng có thể
gõ trực tiếp vào mục Size này.
3. Chọn kiểu chữ:
- Chọn (bôi đen) phần văn bản cần định dạng kiểu chữ
- Nhấp chọn nút kiểu chữ (B, I, U) trên thanh công cụ và chọn kiểu chữ cần định
dạng, cũng có thể dùng tổ hợp phím (Ctrl + B, Ctrl + I, Ctrl + U).
4. Chọn màu chữ:
- Chọn (bôi đen) phần văn bản cần định dạng màu chữ
- Nhấp chọn hộp Font Color trên thanh công cụ và chọn màu chữ cần định dạng.
8.1.2 Hộp thoại Font: Ấn định các thuộc tính cho font chữ
- Font: Chọn tên font
- Font style: Chọn dạng font
- Size: Chọn cỡ chữ (1inch=72point)
- Color: Chọn màu chữ
- Effects: Superscript : Chỉ số trên
Subscript : Chỉ số dưới
Shadow : Tạo bóng cho ký tự
Outline : Chỉ lấy đường viền của ký tự
- Preview: Cho xem trước các định dạng vừa chọn
- Default: Kiểu định dạng này sẽ được thiết lập là ngầm định cho các văn bản mới sau này.

Trang 71 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

8.1.3 Character Spacing: Ấn định khoảng cách giữa các ký tự


- Scale: Chọn tỷ lệ thu phóng
- Spacing: Thay đổi k/c giữa các ký tự
- Position: Thay đổi vị trí ký tự (dạng chỉ số trên)
8.2 ĐỊNH DẠNG ĐOẠN VĂN BẢN
Mỗi dấu xuống dòng (Enter) sẽ tạo thành một đoạn văn bản (Paragraph). Khi định dạng
đoạn văn bản, không cần phải lựa chọn toàn bộ văn bản trong đoạn đó, mà chỉ cần đặt điểm chèn
trong đoạn cần định dạng. Để mở tính năng định dạng đoạn văn bản, mở mục chọn Format \
Paragraph, hộp thoại Paragraph xuất hiện:

8.2.1 Căn lề đoạn văn bản


Mục Aligment: chọn kiểu căn lề cho đoạn:
- Justified : căn đều lề trái và lề phải;
- Left : căn đều lề trái
- Right : căn đều lề bên phải
- Center : căn giữa 2 lề trái và phải.

8.2.2 Tạo độ lệch các dòng trong đoạn so với lề


Mục Indentation: thiết lập khoảng cách từ mép lề đoạn so với lề trang:
- Left : khoảng cách từ lề trái đoạn đến lề trái của trang văn bản;
- Right : khoảng cách từ lề phải của đoạn đến lề phải của trang văn bản Ngầm định, hai
khoảng cách này đều bằng 0.
Trong mục Special nếu chọn:
• First line: khi đó có thể thiết lập độ thụt dòng của dòng đầu tiên trong đoạn vào mục By:
Đây là ví dụ về một đoạn văn bản thiết lập độ thụt đầu dòng (First line) so với các dòng tiếp theo
trong đoạn một khoảng cách 1.27 cm.

Trang 72 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

• Hanging: để thiết lập độ thụt dòng của dòng thứ 2 trở đi trong đoạn so với dòng đầu tiên
một khoảng cách được gõ vào mục By:.
• None: để hủy bỏ chế độ thụt đầu dòng trên đoạn.
- Nếu mục Special là First line, khi đó có thể thiết lập độ thụt dòng của dòng đầu tiên trong
đoạn vào mục By:
Mục Spacing: cho phép thiết lập các khoảng cách dòng:
- Before : khoảng cách dòng giữa dòng đầu tiên của đoạn với dòng cuối cùng của đoạn văn
bản trên nó;
- After : để thiết lập khoảng cách dòng giữa dòng cuối cùng của đoạn với dòng đầu tiên của
đoạn sau nó;
- Line Spacing : để chọn độ dãn dòng. Ngầm định độ dãn dòng là 1 (Single);
Màn hình Preview cho phép xem trước những kết quả định dạng đoạn vừa thiết lập. Nhấn
Ok để chấp nhận những thuộc tính vừa thiết lập cho đoạn văn bản đang chọn; trái lại nhấn Cancel
để huỷ bỏ công việc vừa làm.
8.2.3 Sao chép định dạng (Format Painter)
Việc sao chép định dạng giúp người soạn thảo trình bày nhanh hơn đối với văn bản có
nhiều đoạn có định dạng giống nhau.
Cách thực hiện:
- Chọn đối tượng văn bản có định dạng cần sao chép
- Click biểu tượng (Format Painter) trên thanh công cụ chuẩn (hay Ctrl + Shift + C)
- Bôi đen văn bản cần sao chép định dạng (Ctrl + Shift + V)
(Để có thể sao chép được cho nhiều lần ta có thể D_Click vào biểu tượng thay vì Click)
8.3 ĐÁNH DẤU (BULLETS) & ĐÁNH SỐ THỨ TỰ (NUMBERING)

8.3.1 Thiết lập Bullets


Để đánh dấu đầu dòng một đoạn văn bản, hãy làm theo các bước sau đây:
Bước 1: Đặt con trỏ lên đoạn cần đánh dấu đầu dòng và kích hoạt tính năng đánh dấu đầu
dòng bằng cách mở mục chọn: Format \ Bullets and Numbering .., hộp thoại sau đây xuất hiện:

Trang 73 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

Trang 74 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

Bước 2: Thiết lập thông tin về dấu đầu dòng ở thẻ Bulleted như sau:

Ô Dùng chuột nhấn lên kiểu Bullet muốn thiết lập (đoạn văn bản này đang sử dụng kiểu
bullet chọn ở hình trên);
Ô Có thể nhấn nút Customize.. để thực hiện một vài thao tác định dạng cần thiết cho bullet
đang chọn:
- Có thể chọn lại kiểu bullet ở danh sách Bullet character
- Nhấn nút Font.. để chọn loại phông chữ cho bullet;
- Nhấn nút Character.. để có thể chọn bullet là một ký tự đặc biệt (Symbol);
- Nhấn nút Picture.., để chọn một kiểu bullet là các hình ảnh khác,
- Mục Bullet position để thiết lập khoảng cách dấu bullet so với mép trong lề bên trái tài liệu;
- Mục Text position để thiết lập khoảng cách từ văn bản (text) tới mép trong lề trái của tài liệu.

Lưu ý: Nút lệnh Bullets trên thanh công cụ chuẩn sẽ giúp thiết lập nhanh hoặc bỏ thiết lập định
dạng đánh dấu đầu đoạn văn bản.

8.3.2 Thiết lập Numbering


Để đánh số chỉ mục cho các tiêu đề tài liệu, hãy làm theo các bước sau đây:
Bước 1: Đặt con trỏ lên đoạn cần đánh số chỉ mục và kích hoạt tính năng đánh số chỉ mục bằng
cách mở mục chọn: Format \ Bullets and Nubering .., hộp thoại Bullets and Nubering xuất hiện:
Bước 2: Thiết lập thông tin về đánh số chỉ mục ở thẻ Numbered như sau:
Hãy dùng chuột nhấn lên kiểu đánh số chỉ mục muốn thiết lập ;
Nút Customize..., để định dạng cho số chỉ mục này bởi hộp thoại sau: ý nghĩa các mục tin
trên hộp thoại này như sau:
- Nút Font…, cho phép chọn kiểu phông chữ cho số chỉ mục;
- Mục Start at: để chọn chỉ mục đầu tiên cần đánh số: nếu chọn 1, sẽ thực hiện đánh chỉ
mục là 1, 2, ..; nhưng nếu chọn là 3 thì sẽ đánh số từ 5 trở đi là 3, 4, 5..;
- Number position để thiết lập vị trí của chỉ mục trên đoạn văn bản
Left; Center; Right: Canh trái; giữa; phải các chỉ mục
Khoảng cách từ lề trang đến vị trí đánh số chỉ mục
- Text position để thiết lập khoảng cách văn bản so với mép lề của trang tài liệu.

Khoảng cách từ lề trang đến vị trí dòng đầu tiên trong đoạn vb
Khoảng cách từ lề trang đến vị trí các dòng còn lại trong đoạn vb

Lưu ý: Nút lệnh Numbering trên thanh công cụ chuẩn sẽ giúp thiết lập nhanh hoặc bỏ thiết lập định
dạng đánh chỉ mục đầu đoạn văn bản.

Trang 75 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

8.4 VĂN BẢN DẠNG CỘT (COLUMNS)


Tính năng Columns giúp người dùng dễ dàng chia văn bản của mình thành nhiều cột (giống
như định dạng trên các trang báo và tạp chí). Mỗi đoạn văn bản có thể được chia thành các cột có
độ rộng khác nhau. Trên mỗi cột, có thể thực hiện chèn các thông tin như: bảng biểu, hình vẽ,.. như
thao tác trên các trang tài liệu bình thường.

8.4.1 Chia cột văn bản


Bước 1: Lựa chọn (bôi đen) vùng văn bản cần chia làm nhiều cột;

Bước 2: Kích hoạt mục chọn Format \ Columns.. Hộp thoại Columns xuất hiện:

Thiết lập các thông số cho hộp thoại Columns với các ý nghĩa như sau:
Mục Presets :
One - 1 cột;
Two - 2 cột;
Three - 3 cột;
Left : chia văn bản thành 2 cột, cột bên trái có chiều rộng bằng một nửa cột bên phải;
Right : chia văn bản thành 2 cột, cột bên phải có chiều rộng bằng một nửa cột bên trái;
- Bạn có thể thiết lập số cột cần tạo ra nhiều hơn bằng cách gõ số cột vào mục Number of
Columns;
- Mục Width and Spacing: cho phép thiết lập các thông số về chiều rộng và khoảng cách
giữa các cột. Bạn có thể dùng chuột (hoặc gõ) thay đổi giá trị mục Width, độ rộng của cột tương
ứng sẽ được thay đổi (hãy nhìn hình ở mục Preview để xem trước kết quả). Hoặc thay đổi giá trị
mục Spacing.

- Khoảng cách giữa hai cột kề nhau cũng được thay đổi khi mục Equal columns width
được chọn (checked) - thì độ rộng của các cột và khoảng cách giữa các cột đều bằng nhau. Muốn
thay đổi độ rộng mỗi cột hoặc khoảng cách giữa các cột khác nhau, hãy bỏ chọn mục này. Khi đó,
có thể điều chỉnh độ rộng hoặc khoảng cách giữa hai cột nào đó một cách trực tiếp.

- Hãy quan sát mục Col #: để biết được cột sẽ cần điều chỉnh và không quên xem hộp
Preview để nhìn thấy trước được kết quả sẽ đạt được.

- Mục Apply to: cho biết phạm vi văn bản sẽ chia thành các cột.

+ Nếu chọn Seleted Text : thì chỉ chia cột cho văn bản đã được chọn

+ Nếu chọn Whole Document : thì chia cột cho toàn bộ các trang văn bản.

Trang 76 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

8.4.2 Sửa lại định dạng


Để sửa lại định dạng cột đã chia, hãy làm theo 2 bước
Bước 1: Đặt điểm chèn vào một vị trí bất kỳ trên vùng văn bản đã chia cột.
Bước 2: Kích hoạt menu Format \ Columns.. , Hộp thoại Columns xuất hiện cho phép
chỉnh sửa các thông số về các cột đã chia.
8.5 SỬ DỤNG TAB
Tab là một ký tự đặc biệt được đặt trên thước ngang cho phép căn trái/phải/giữa…một đoạn
văn bản hoặc tạo các dòng kẻ gồm các ký hiệu dấu chấm (.) hoặc dấu gạch ngang (-).

8.5.1 Thiết lập điểm dừng Tab


- Đặt điểm chèn vào vị trí cần đặt Tab
- Format \ Tabs…
- Tại Tab Stop position: Nhập điểm dừng của Tab (đơn vị là cm)
- Tại Alignment chọn:
+ Left : Nếu muốn căn thẳng mép trái
+ Right : Nếu muốn căn thẳng mép phải
+ Center : Nếu muốn căn thẳng từ giữa ra 2 bên
+ Decimal : Nếu muốn căn thẳng mép phải nhưng không tính phần thập phân đối với
dữ liệu số.
+ Bar : Tạo đường kẻ dọc tại vị trí dừng Tab
- Tại Leader chọn:
+ 1 None : Chọn không có đường dẫn
+ 2 ……. : Chọn kiểu đường chấm
+ 3 ------- : Chọn kiểu đường nét đứt
+ 4 ____ : Chọn kiểu đường nét liền

- Chọn Set để thiết lập

Trang 77 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

- Chọn OK
- Nếu muốn hiện đường Tab thì ta ấn phím Tab trên bàn phím
- Hộp Default tab stops: để thiết lập bước nhẩy ngầm định của Tab. Hình trên bước nhẩy
ngầm định là 1.27 cm (tức là mỗi khi nhần phím Tab, con trỏ sẽ dịch một đoạn 1.27 cm trên
màn hình soạn thảo).

Lưu ý: Có thể thiết lập điểm dừng nhanh bằng cách sử dụng thước:
- Click vào hộp Tabs chọn loại Tab cần sử dụng ( Left Tab, Center Tab, Right Tab)
- Click trên thước ngang tại vị trí thích hợp để đặt Tab (ví dụ: 2,5cm; 7,5cm; 13,5cm)

8.5.2 Xóa các điểm dừng – Tab


- Đặt điểm chèn hoặc chọn các dòng văn bản cần xóa Tab
- Format \ Tab… Chọn điểm Tab muốn xóa trong mục Tab Stop position
- Chọn Clear (nếu chọn Clear all thì tất cả các Tab sẽ được xóa hết)
8.6 TẠO KÝ TỰ DROP CAP
Tính năng DropCap của word giúp tạo các kiểu chữ cái lớn đầu tiên cho một đoạn văn bản.

Cách tạo Để tạo chữ cái lớn đầu đoạn văn bản, hãy làm theo các bước sau:
Bước 1: Đặt con trỏ lên đoạn cần tạo chữ cái lớn đầu đoạn; khởi động tính năng Drop Cap
bằng cách: mở mục chọn Format \ Drop Cap.. Hộp thoại Drop Cap xuất hiện:

Bước 2: thiết lập các thông số cho chữ lớn này:

- Mục Position : để chọn kiểu chữ cần đặt. Có 3 kiểu chữ là: None : không thiết lập;
Dropped và In Margin. Hãy xem mẫu trên hình;
- Hộp Font: chọn phông chữ cho chữ cái này;
- Mục Line to drop: thiết lập số dòng văn bản làm chiều cao cho chữ;
- Mục Distance from text: gõ vào khoảng cách từ chữ cái lớn này đến ký tự tiếp theo nó.
- Cuối cùng, nhấn OK để hoàn tất
8.7 CHUYỂN ĐỔI LOẠI CHỮ (CHANGE CASE)
- Format \ Change Case:

Trang 78 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

+ Sentence case : Ký tự đầu tiên của câu là chữ in còn lại là chữ thường
+ lower case : Tất cả đều chữ thường
+ UPPERCASE : Tất cả đều chữ hoa
+ Title Case : Ký tự đầu mỗi từ là hoa
+ tOGGLE cASE : Chuyển đổi chữ thường <-> HOA
- Có thể sử dụng tổ hợp phím Shift + F3 để chuyển đổi giữa các loại chữ.
8.8 CHÈN KÝ TỰ ĐẶC BIỆT (SYMBOL)
Trong quá trình saonj thảo văn bản, đôi lúc ta muốn chèn một số ký tự đặc biệt vào tài liệu
(mà không có trên bàn phím) như: ® ⊆ Ω Ψ → ⇔ ↵… tính năng Insert Symbol sẽ giúp thực hiện
được việc này.

- Định vị con trỏ tại vị trí cần chèn ký tự đặc biệt


- Insert \ Symbol…

Ở thẻ Symbol có thể tìm ký tự đặc biệt để chèn lên tài liệu, nếu không tìm thấy, có thể tìm ở
danh mục khác bằng cách chọn danh mục ở mục (Webdings, Wingding…).
Khi tìm thấy ký tự đặc biệt cần chèn, có thể chèn ký tự này vào tài liệu bằng 1 trong 2 cách:
- Cách 1: D_click vào ký tự cần chèn
- Click chọn ký tự, click vào nút Insert
Ngoài ra, tính năng Insert Symbol trong Word còn cung cấp 2 chức năng rất thuận tiện nếu
như phải chèn thường xuyên ký tự đặc biệt nào đó.
- Gán tổ hợp phím nóng cho ký tự đặc biệt (Shortcut Key…)
- Gán từ viết tắt cho cho ký tự đặc biệt (AutoCorrect)

Trang 79 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

CHƯƠNG 9: THAO TÁC TRÊN CÁC ĐỐI TƯỢNG HÌNH

9.1 HÌNH ẢNH (PICTURE)


9.1.1 Chèn hình ảnh
1. Chèn ảnh từ một tập tin
Để chèn ảnh từ một tập tin lên tài liệu, bạn làm như sau: Mở mục chọn Insert \ Picture \
From file, hộp thoại Insert Picture xuất hiện cho phép bạn tìm tập tin ảnh cần chèn lên tài liệu: Hãy
chọn tập tin ảnh, rồi nhấn nút Insert để hoàn tất.

2. Chèn ảnh từ thư viện ảnh (Clip Art)


Để chèn ảnh từ thư viện ảnh Clip Gallery lên tài liệu, bạn làm như sau: Mở mục chọn Insert
\ Picture \ Clip Art, hộp thoại ClipArt xuất hiện chọn mục Organize clip… cho phép tìm hình ảnh
cần chèn lên tài liệu:

Ảnh được lưu trong các mục Collection List, bạn phải mở các mục này ra để tìm ảnh. Sau
khi tìm được ảnh, nhấn chuột lên ảnh tìm được, một Menu xuất hiện cho phép bạn chọn các tình
huống xử lý đối với ảnh đang chọn: Chọn lệnh Copy để sao chép ảnh, để điểm chèn tại vị trí cần
chèn ảnh và Click chọn biểu tượng Paste để chèn ảnh lên tài liệu.

Trang 80 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

Sau khi ảnh được chèn lên tài liệu, bạn có thể sử dụng thanh công cụ Picture để định dạng
ảnh như đã hướng dẫn ở trên.

3. Chụp ảnh từ màn hình vào tài liệu


Trong quá trình chế bản tài liệu, nhiều khi chúng ta cần chèn những hình ảnh đang xuất hiện
trên màn hình máy tính vào tài liệu. Sau đây là các bước cần thiết giúp bạn làm việc đó:

Ô Bạn muốn chụp toàn bộ màn hình máy tính vào tài liệu?

Bước 1: Mở màn hình cần chụp, nhấn phím Print Screen (PrtSc). Toàn bộ hình ảnh của
màn hình sẽ được lưu vào bộ nhớ đệm (Clipboard) dưới dạng hình ảnh;

Bước 2: Chọn vị trí cần chèn lên tài liệu, nhấn tổ hợp phím Ctrl + V hoặc nút Paste để dán
hình từ bộ nhớ đệm lên văn bản.

Ô Bạn muốn chụp hộp thoại hoặc cửa sổ đang được kích hoạt trên màn hình vào tài
liệu?

Bước 1: Mở màn hình cần chụp, nhấp tổ hợp phím Alt + Print Screen. Hình ảnh của hộp
thoại hoặc cửa sổ đang kích hoạt sẽ được lưu vào bộ nhớ đệm;

Bước 2: Chọn vị trí cần chèn ảnh trên tài liệu, nhấn tổ hợp phím Ctrl + V hoặc nút Paste để
dán hình từ bộ nhớ đệm lên văn bản.

Ô Bạn chỉ muốn chụp một vùng nào đó của màn hình vào tài liệu?

Bước 1: Mở màn hình cần chụp, nhấp phím Print Screen.

Bước 2: Hãy mở chương trình Paint của Windows hay bất kỳ một phần mềm xử lý ảnh nào
có trên máy tính; tạo một tệp mới và dán màn hình vừa chụp được vào. Tiếp theo, sử dụng tính
năng cắt hình của phần mềm này để cắt phần hình ảnh cần lấy. Nhấn Ctrl+C hoặc nút Copy để
sao chép chúng.

Bước 3: Cuối cùng, bạn chọn vị trí cần chèn lên tài liệu, nhấn tổ hợp phím Ctrl + V hoặc nút
Paste để dán hình đã cắt được lên tài liệu.

9.1.2 Định dạng và chỉnh sửa hình ảnh

Ảnh từ tập tin đã chọn được chèn lên tài liệu cùng thanh công cụ Picture giúp bạn thực hiện
các phép định dạng, hiệu chỉnh ảnh.

Ý nghĩa các nút lệnh trên thanh công cụ Picture như sau:
- Insert Picture : Để chèn thêm ảnh từ tệp tin khác;
- Color : Định dạng màu cho ảnh;

Trang 81 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

- More Contrast, Less Contrast : Điều chỉnh độ tương phản cho ảnh;
- More Brightness, Less Brightness: Điều chỉnh độ sáng, tối của ảnh;
- Crop: Dùng để cắt ảnh;
- Line Style: Chọn kiểu đuờng viền cho ảnh;
- Compress Picture: Dùng để nén ảnh;
- Format Picture: Bật tính năng định dạng đối tượng ảnh;
- Set Transparent Color: Thiết lập thuộc tính xuyên thấu (Transparent) ảnh;
- Reset Picture: Huỷ bỏ các định dạng ảnh.
Trong trường hợp không xuất hiện thanh công cụ Picture, bạn có thể gọi mục chọn View \
Toolbars \ Picture để hiển thị nó.
9.2 TẠO CHỮ NGHỆ THUẬT (WORDART)
9.2.1 Chèn chữ nghệ thuật
Để chèn một dòng chữ nghệ thuật (Word Art) lên tài liệu, bạn làm như sau:

Bước 1: Nhấp nút Insert WordArt trên thanh công cụ Drawing, hộp thoại WordArt Gallery
xuất hiện:

Bước 2: Dùng chuột chọn kiểu chữ nghệ thuật cần tạo, bằng cách Click vào ô chứa kiểu
chữ mà bạn muốn;

Bước 3: Gõ vào dòng chữ bạn muốn tạo ở mục Text trên hộp thoại Edit WordArt Text.
Bạn có thể chọn font chữ, kiểu chữ, cỡ chữ cho đoạn văn bản này.

Bước 4: Nhấn Ok để kết thúc. Dòng chữ nghệ thuật sẽ được hiện lên tài liệu:

Trang 82 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

9.2.2 Hiệu chỉnh


Bạn có thể thực hiện các phép hiệu chỉnh cho dòng chữ nghệ thuật đã tạo được bởi thanh
công cụ WordArt: Ý nghĩa các nút lệnh trên thanh công cụ này như sau:

- Insert WordArt : chèn thêm dòng chữ nghệ thuật khác


- Edit Text : sửa nội dung văn bản của WordArt
- WordArt Gallery : chọn lại kiểu chữ nghệ thuật
- Format WordArt : thay đổi kích thước, màu sắc phối hợp trong đối tượng
- WordArt Shape : chọn một số kiểu chữ nghệ thuật khác
- Text Wrapping : thiết lập thuộc tính đẩy chữ tự động
- Same Letter Heights : tạo các ký tự có cùng độ cao
- WordArt Vertical Text : thay đổi chữ ngang thành chữ viết theo chiều dọc và ngược lại
- WordArt Alignment : định dạng lề văn bản trong khối hình
- Character Spacing : điều chỉnh khoảng cách giữa các ký tự

9.3 TẠO HÌNH VẼ THEO MẪU


9.3.1 Thanh công cụ vẽ (Drawing Toolbar)
Ngoài những khả năng về soạn thảo và định dạng văn bản, khả năng đồ hoạ của Word cũng
rất mạnh. Để làm việc với môi trường đồ hoạ trên Word, bạn phải sử dụng đến thanh công cụ
Drawing. Nếu chưa nhìn thấy thanh công cụ này trên màn hình có thể mở nó bằng cách kích hoạt
mục chọn View \ Toolbar \ Drawing.

Ý nghĩa các nút lệnh trên thanh công cụ Drawing:

- Draw : Các định dạng về đối tượng vẽ


- Sellect Objects : Chọn các đối tượng cần định dạng (có thể sử dụng phím Ctrl kết hợp với
Click chuột)
- AutoShapes : Chèn các hình mẫu có sẵn
- Line : Vẽ đường thẳng
- Arrow : Vẽ đường mũi tên
- Rectangle : Vẽ hình chữ nhật và hình vuông (kết hợp với tổ hợp phím Ctrl + Shift)
- Oval: Vẽ hình elip và hình tròn (kết hợp với tổ hợp phím Ctrl + Shift)

Trang 83 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

- TextBox : Tạo ô hình chữ nhật chứa văn bản


- Insert WordArt : Chèn chữ nghệ thuật
- Insert ClipArt : Chèn hình ảnh từ thư viện ảnh
- Insert Picture : Chèn hình ảnh từ tập tin hình ảnh
- Fill Color : Tô màu nền cho 1 hình kín
- Line Color : Tô màu cho đường viền
- Font Color : Tô màu chữ
- Line Style : Định độ lớn nét vẽ, đường viền
- Dash Style : Thay đổi kiểu nét của đường
- Arrow Style : Thay đổi chiều mũi tên
- Shadow Style : Tạo bóng cho hình vẽ
- 3-D Style : Tạo bóng kiểu 3-D cho hình vẽ

Cách vẽ hình như sau:


Bước 1: Click chuột lên nút lệnh chứa hình cần vẽ
Bước 2: Dùng chuột vẽ hình đó lên tài liệu.
Dưới đây là một hình chữ nhật vừa được vẽ:

Chúng ta để ý, trên khối hình thường có các điểm đánh dấu, nếu đặt con trỏ chuột vào
những điểm đánh dấu này bạn có thể co dãn được kích cỡ của hình vẽ bằng cách Drag (kéo rê)
chuột.
9.3.2 Chèn các hình vẽ AutoShapes
Ngoài các khối hình đơn giản mà bạn thấy trên thanh công cụ Drawing, nút AutoShapes
còn cung cấp rất nhiều các mẫu hình vẽ đa dạng.
Để sử dụng một mẫu hình trong AutoShapes, thực hiện như sau:
Nhấp nút AutoShapes trên thanh công cụ Drawing: Danh sách các mẫu hình được liệt kê
ra, chọn mẫu hình cần vẽ và vẽ chúng lên tài liệu như hướng dẫn sau:

Bước 1: Click chuột lên mẫu hình cần vẽ


Bước 2: Dùng chuột vẽ hình đó lên tài liệu (trong quá trình vẽ có thể kết hợp với phím Shift
để giữ nguyên mẫu hình cần vẽ.
Dưới đây là một hình mẫu Octagon vừa được vẽ ở 2 chế độ : Vẽ tự do và vẽ giữ nguyên
mẫu.

Vẽ tự do Vẽ giữ nguyên mẫu

Trang 84 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

9.3.3 Định dạng hình vẽ


Thanh công cụ Drawing cung cấp nhiều nút tính năng giúp bạn định dạng trên khối hình vẽ:
9.3.4 Làm việc với các đối tượng vẽ
Một khối hình vẽ thường bao gồm tổ hợp nhiều hình vẽ ghép lại. Tính năng nhóm (Group)
giúp gom nhóm các hình nhỏ cần thiết thành một khối hình lớn. Điều này rất thuân lợi cho việc sử
dụng cũng như quản lý khối hình vẽ trên tài liệu.
1. Gom nhóm (Group)
Để gom nhóm một tập hợp các hình, bạn làm như sau:

Bước 1: Sử dụng nút trên thanh công cụ Drawing, kết hợp việc giữ phím Shift. Rồi lần
lượt chọn các hình nhỏ cần nhóm lại (bằng cách Click chuột lên từng hình) hoặc dùng chuột
khoanh vùng bao quanh khối hình cần nhóm.

Chọn các đối tượng cần gom nhóm Sau khi gom nhóm

Bước 2: Kích hoạt tính năng nhóm bằng cách: nhấn nút Draw \ Group. Tất cả các hình nhỏ
đã chọn sẽ được nhóm lại thành một hình lớn.
2. Gỡ nhóm (Ungroup)
Trong trường hợp muốn sửa lại từng cấu trúc hình nhỏ trên khối đã nhóm, bạn phải thực
hiện gỡ nhóm. Cách làm như sau:

Bước 1: Sử dụng nút để chọn hình cần gỡ nhóm


Bước 2: Kích hoạt tính năng gỡ nhóm bằng cách: Click nút Draw \ Ungroup. Tất cả các
hình nhỏ trong hình lớn sẽ được trở lại trạng thái như trước khi gom nhóm. Đến đây, bạn có thể
hiệu chỉnh từng hình nhỏ theo ý muốn.
3. Nhóm lại (Regroup)
Sau khi gỡ nhóm và chỉnh sửa xong, muốn nhóm lại thành khối hình như ban đầu bạn
không cần phải thực hiện lại tính năng nhóm, mà chỉ cần gọi tính năng nhóm lại (Regroup). Cách
làm như sau:
Bước 1: Sử dụng nút để chọn bất kỳ một hình nhỏ nào trong số các hình nhỏ cần nhóm
lại.
Bước 2: Kích hoạt tính năng nhóm lại bằng cách: nhấn nút Draw \ Regroup. Các hình nhỏ
sẽ được tự động nhóm lại như việc nhóm đã làm ban đầu.
9.3.5 Sử dụng Menu đối tượng Draw trên thanh công cụ Drawing
Menu Draw chứa các lệnh cho phép định dạng các đối tượng vẽ
Order : Bring to Front : Đưa đối tượng ra trước các đối tượng khác
Send to Back : Đưa đối tượng ra sau các đối tượng khác
Bring Forward : Đưa đối tượng ra trước 1 đối tượng khác
Send Backward : Đưa đối tượng ra sau 1 đối tượng khác
Bring in Front of Text : Đưa đối tượng ra trước văn bản
Send Behind Text : Đưa đối tượng ra sau văn bản

Trang 85 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

Rotate or Flip : Free Rotate : Xoay tự do đối tượng


Rotate Left 900 : Xoay đối tượng qua trái 900
Rotate Right 900 : Xoay đối tượng qua phải 900
Flip Horizontal : Lật đối tượng theo chiều ngang
Flip Vertical : Lật đối tượng theo chiều dọc

Trang 86 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

CHƯƠNG 10: VĂN BẢN DẠNG BẢNG - TABLE

10.1 CÁCH TẠO BẢNG


10.1.1 Bảng là gi?
Bảng (Table) gồm các ô được sắp xếp đồng thời theo các hàng và các cột. Nơi giao nhau
của các hàng và cột gọi là ô (cell).
10.1.2 Tạo bảng mới
Cách 1: Sử dụng Menu Table
- Định điểm chèn tại vị trí cần chèn bảng
- Table \ Insert \ Table… Hộp thoại Insert Table xuất hiện:
+ Nhập số cột vào mục Number of columns
+ Nhập số dòng vào mục Number of rows

Thiết lập một số các thuộc tính tự động căn chỉnh:


Fixed column with: sẽ cố định chiều rộng của mỗi cột là: Auto – tự động căn chỉnh
chiều rộng cho cột; hoặc bạn gõ vào độ rộng của mỗi cột vào mục này (tốt nhất chọn Auto, vì bạn
có thể căn chỉnh độ rộng của các cột sau này).
AutoFit to contents: tự động điều chỉnh độ rộng các cột khít với dữ liệu trong cột ấy.
AutoFit to window: tự động điều chỉnh độ rộng các cột trong bảng sao cho bảng có
chiều rộng vừa khít chiều rộng trang văn bản. Nên chọn kiểu Auto của mục Fixed column with.
- Nút Auto format cho phép bạn chọn lựa định dạng của bảng sẽ tạo theo một số mẫu bảng
đã có sẵn:

Hãy chọn một kiểu định dạng ở danh sách Table Style: (nếu bạn cảm thấy ưng ý). Ngược
lại có thể bấm Cancel để bỏ qua bước này.

Trang 87 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

- Nếu chọn mục Remember dimensions new table, thì thông tin về cấu trúc bảng hiện
tại sẽ là ngầm định cho các bảng tạo mới sau này.
- Cuối cùng nhấn OK để chèn bảng lên tài liệu:
Cách 2: Sử dụng thanh công cụ:
Bạn có thể nhấn nút Insert Table trên thanh công cụ Standard để chèn một bảng lên
tài liệu. Bảng chọn sau đây xuất hiện, cho phép chọn số dòng và số cột của bảng:

Hình trên chọn một bảng mới với 3 dòng và 4 cột.


10.2 CÁC THAO TÁC TRÊN BẢNG
10.2.1 Di chuyển con trỏ trong bảng
- Dùng chuột: Click vào ô cần di chuyển đến
- Dùng phím:
+ Tab : Qua ô kế bên phải
+ Shift - Tab : Qua ô kế bên trái
+ Alt - Home : Về ô đầu tiên cùng hàng
+ Alt - End : Về ô cuối cùng hàng
+ Alt - PageUp : Về ô đầu tiên cùng cột
+ Alt - PageDn : Về ô cuối cùng cột
10.2.2 Đánh dấu các khối trong ô
1. Một ô:
- C1: Click chuột sát vạch trái của ô
- C2: Để con trỏ trong ô và Shift + end
2. Một dòng:
- Click chuột ngoài cạnh trái của ô thứ nhất
3. Một cột
- Đưa chuột lên mé trên ô đầu tiên của cột (trỏ chuột biến thành mũi tên hướng
xuống) Click chuột.
4. Một khối các ô
- Dùng chuột: Click vào ô trên bên trái khối ô cần chọn bấm và rê chuột đến ô dưới
bên phải khối ô cần chọn thả chuột.
- Dùng phím: Định vị trỏ chuột kết hợp với các phím mũi tên để mở rộng vùng
chọn, xong thì thả phím.
10.2.3 Nhập văn bản vào ô:
Nhập văn bản vào ô bình thường như nhập văn bản bên ngoài, mỗi ô được xem như một
văn bản riêng biệt. Do đó có thể định dạng font chữ, kích thước chữ... khi ký tự đụng lề phải ô thì tự
động xuống dòng trong cùng ô, Enter để kết thúc đoạn trong ô.

Trang 88 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

10.2.4 Định dạng dữ liệu trong ô


- Chọn các ô có dữ liệu cần định đạng
- Format \ Font, Paragraph, Border and Shading, Change case thực hiện như đối
với văn bản bình thường.
- Ngoại trừ chức năng định dạng chiều và canh nội dung trong ô.
+ Định dạng chiều văn bản
Format \ Text Direction
+ Canh nội dung trong ô
Right click \ Cell Alignment

10.2.5 Thay đổi độ rộng của cột, độ cao dòng:


1. Thay đổi độ rộng cột
- C1: Đưa con trỏ đến đường phân cách của 2 cột (trỏ chuột biến thành mũi tên 2 đầu)
bấm và rê chuột để điều chỉnh qua trái, phải theo kích thước mong muốn).
- C2: Để con trỏ trong ô bất kỳ của cột chọn Table \ Table Properties \ Column và nhập
kích thước độ rộng cột vào mục Prefered Width.
2. Thay đổi độ cao dòng
- C1: Đưa con trỏ đến đường phân cách của dòng bấm và rê chuột để điều chỉnh theo ý
muốn.
- C2: Để con trỏ trong ô bất kỳ của dòng chọn Table \ Table Properties \ Row và nhập
kích thước chiều cao dòng vào mục Specify Height.

Trang 89 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

10.2.6 Chèn dòng, cột:


1. Chèn dòng
- Chọn các dòng bên trên (hoặc bên dưới) các dòng cần chèn (số dòng được chèn bằng
số dòng được chọn).
- Table \ Insert \ Rows Below (hoặc Rows Above)
(Chèn 1 dòng thì chỉ cần để trỏ chuột ở cuối dòng bên trên dòng cần chèn và Enter).
2. Chèn cột:
- Chọn các cột bên phải (hoặc bên trái) các cột cần chèn (số cột được chèn bằng số cột
được chọn).
- Table \ Insert \ Columns to the Left (hoặc Columns to the Right)
10.2.7 Xóa dữ liệu trong bảng
1. Xóa dữ liệu trong ô nhưng không xóa ô
- Chọn các ô có dữ liệu cần xóa
- Delete
2. Xóa cả ô, hàng, cột
- Chọn các ô, hàng, cột cần xóa
- Table \ Delete \ Cells (Rows, Columns)
3. Xóa bảng
- Để con trỏ trong ô bất kỳ của bảng
- Table \ Delete \ Table
10.2.8 Đóng khung và tô nền
- Chọn khối các ô cần đóng khung và tô nền
- Format \ Border and Shading
- Đóng khung thì chọn phiếu Border, tô nền thì chọn phiếu Shading

Thẻ Border cho phép thiết lập các định dạng về đóng khung cho bảng
- Mục Style: chọn kiểu đường định thiết lập
- Mục Color: chọn màu cho đường viền khung
- Mục Width: chọn độ dày, mỏng cho đường viền khung
- Mục Setting: chọn phạm vi đường cần thiết lập. Ngoài ra bạn có thể chọn phạm vi các
đường cần thiết lập định dạng ở mục Preview
- Mục Apply to: để chọn phạm vi các ô thiết lập cho phù hợp: Table – sẽ thiết lập định
dạng này cho toàn bộ bảng; Cell - chỉ thiết lập cho các ô đã chọn
- Nhấn Ok để kết thúc công việc.

Trang 90 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

Thẻ Shading cho phép thiết lập các định dạng về tô nền bảng
- Mục Fill: chọn chọn màu cần tô. Đã có sẵn một hộp với rất nhiều màu. Bạn có thể nhấn
nút More Colors.. để tự chọn cho mình những màu khác.
- Mục Apply to: để chọn phạm vi các ô cấn tô mầu nền: Table – tô toàn bộ bảng; Cell-
chỉ tô cho các ô đã chọn.
- Nhấn Ok để kết thúc công việc.
10.2.9 Nối và chẻ các ô (Merge and Split)
1. Nối các ô (Merge Cells)
- Chọn các ô cần nối lại thành một ô
- Table \ Merge Cells
2. Chẻ các ô (Split Cells)
- Chọn các ô cần chẻ thành nhiều ô
- Table \ Split Cells
Number of Columns: Nhập số cột cần chia
Number of Rows: Nhập số dòng cần chia

10.2.10 Sắp xếp dữ liệu trong bảng


1. Sắp xếp trong toàn bảng
- Để con trỏ trong bảng cần sắp xếp
- Table \ Sort
+Sort by: Cột được sắp xếp đầu tiên.
+Then by: Cột được sắp xếp thứ 2, thứ 3...
Ascending: Sx tăng dần.
Descending: Sx giảm dần
Header row: Có dòng tiêu đề.
No header row: Không có dòng tiêu đề.

2. Sắp xếp dữ liệu trên 1 cột


- Chọn cột cần sắp xếp
- Table \ Sort
- Chọn mục Options \ Chọn mục Sort Column Only , OK, OK

Trang 91 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

CHƯƠNG 11: CÁC CHỨC NĂNG KHÁC

11.1 BỘ ĐỊNH DẠNG (STYLE)


11.1.1 Style là gi?
Trong quá trình soạn thảo văn bản, nhiều khi cần định dạng nhiều đoạn văn bản theo cùng
một kiểu định dạng. Nếu phải định dạng lần lượt từng đoạn như vậy sẽ mất rất nhiều thời gian, vả
lại khó chính xác vì phải thao tác quá nhiều. Một trong những cách đơn giản nhất trong Word giúp
đơn giản tình huống trên là Style.
Style là một tập hợp các định dạng văn bản của một đoạn, có tên gọi và có thể được gán
bởi một tổ hợp phím nóng.
Style đặc biệt cần thiết khi phải soạn thảo một giáo trình, một tài liệu có chứa nhiều mục,
nhiều loại đoạn văn bản khác nhau.
11.1.2 Thao tác trên Style
1. Tạo 1 Style
Để tạo một Style hãy làm như sau:
Bước 1: Mở mục chọn Format \ Style and Formatting.. Hộp thoại Style and Formatting xuất
hiện:

Bước 2: Để tạo Style mới, nhấn nút New Style, hộp thoại New Style xuất hiện cho phép
thiết lập thông tin cho Style mới:
- Gõ tên cho Style mới vào mục Name: ví dụ Muc 1.1;
- Nhấn nút Format để chọn các chức năng định dạng cho Style này:
Bao gồm các thông tin:
+ Font… để định dạng phông chữ cho Style;
+ Paragraph… định dạng đoạn;
+ Tabs… để đặt điểm Tab cho Style (nếu cần);
+ Border… để chọn kiểu đường viền cho Style (nếu cần);
+ Frame… để chọn kiểu khung cho Style (nếu cần);
+ Numbering… để chọn kiểu gạch đầu dòng (nếu cần);

Trang 92 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

+ Nhấn nút Shortcut key.. để gán phím nóng cho Style này, hộp thoại Customize Keyboard
xuất hiện cho phép thiết lập phím nóng.
+ Khi con trỏ đang ở mục Press new shortcut key: hãy bấm tổ hợp phím nóng cần gán trên
bàn phím. Ví dụ: Ctrl + 1;
+ Tiếp theo nhấn nút Assign để đồng ý phím nóng này;
+ Có thể gán nhiều tổ hợp phím nóng cho một Style, chúng được chứa ở danh sách Current
keys.
+ Nút Remove, nút Reset All… giúp quản lý các phím nóng vừa tạo;
+ Sau khi gán xong tổ hợp phím nóng, hộp thoại Customize keyboard sẽ có dạng:

+ Nhấn nút Close để tiếp tục.


- Nếu chọn 5 Automatically update, khi đó định dạng của Style sẽ được tự động thay
đổi. Tức là, trong quá trình soạn thảo văn bản, giả sử một đoạn văn bản nào đó bạn
chọn định dạng kiểu Style này (Muc 1.1) bị thay đổi định dạng thì kiểu định dạng của
Style Muc1.1 cũng tự động bị thay đổi theo;
- Nếu chọn 5 Add to template, Style đó sẽ được lưu lại tệp Normal.dot của Word. Khi
đó Style này có thể được sử dụng trên mọi tệp văn bản. Nếu không chọn mục này, thì
Style Muc 1.1 chỉ có tác dụng trên tệp văn bản đang mở.
- Sau khi thiết lập đầy đủ thông tin cho Style mới, nhấn nút OK để hoàn tất.
- Giả sử định dạng của Style Muc1.1 là:
Tên style: Muc 1.1

Phông chữ: Arial

Cỡ chữ: 11

Phím nóng: Ctrl + 1

Bước 3: Sử dụng Style vừa tạo được


- Đặt điểm trỏ lên đoạn văn bản cần định dạng;
- Nhấn tổ hợp phím nóng Ctrl + 1 để gọi Style Mục 1.1 Đoạn văn bản đã chọn sẽ có định
dạng như style Muc 1.1:
2. Gán Style cho mẫu đã được định dạng
Khi đã có một đoạn đã được định dạng trên tài liệu, muốn gán nó bởi một style, hãy làm như
sau:
Bước 1: Đặt điểm trỏ lên đoạn cần gán Style;

Trang 93 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

Bước 2: Mở hộp thoại Style bằng cách mở mục chọn Format \ Style and Formatting...
Bước 3: Nhấn nút New style để tạo một Style mới
- Mục Name: gõ vào tên Style muốn tạo;
- Nhấn lên nút Shortcut key… để gán phím tắt cho Style này;
- Có thể tu sửa định dạng Style này khi nhấn nút lệnh Format và chọn các tính năng định
dạng cần thiết;
- Cuối cùng nhấn OK để hoàn tất việc gán style mới này cho đoạn văn bản đang chọn
trên tài liệu.
3. Điều chỉnh Style
Để tu sửa lại định dạng cho Style, hãy làm như sau:
Bước 1: Mở hộp thoại Style và nhấp chọn mũi tên xuống của tên Style cần tu sửa ở danh
sách Styles: (ví dụ muốn tu sửa lại định dạng style Muc 1.1)

Bước 2: Nhấn nút Modify... hộp thoại Modify Style xuất hiện cho phép thay đổi lại định dạng
của style này:

- Có thể thay đổi lại các định dạng khi nhấn lên nút Format, chọn kiểu định dạng và thực
hiện thay đổi chúng;
- Có thể thiết lập lại phím nóng khi nhấn nút Shortcut key..;
- Và có thể làm được tất cả những việc đối với Style này như đã làm khi tạo Style mới.
- Cuối cùng, nhấn OK để đồng ý mọi sự thay đổi.
Trên tệp tin Normal.dot của word luôn chứa sẵn style có tên Normal. Đây là định dạng
ngầm định cho văn bản khi soạn thảo trên word. Bạn nên sửa định dạng style này phù hợp với định
dạng văn bản thường xuyên làm việc. Ví dụ:
+ Font chữ (Font name): Times New Roman
+ Cỡ chữ (Font size): 11
+ Lề (Alignment) : Justify
+ Độ giãn dòng (Line spacing): Single
+ Khoảng cách dòng trước của đoạn (Spacing before): 6
+ Khoảng cách dòng sau của đoạn (Spacing after): 4
4. Quản lý các Styles
Để quản lý các Style trên Word cũng như các styles đang sử dụng trên tệp tài liệu đang mở,
hãy làm như sau:
Bước 1: Mở hộp thoại Style và nhấn nút Organizer.. (bằng cách chọn mục Custom… trong
mục Show, rồi chọn mục Style…)

Trang 94 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

Hộp thoại Oganizer xuất hiện cho phép quản lý các style có trên word cũng như trên tệp tài
liệu đang mở:

- Danh sách In Document1: liệt kê các style đang sử dụng trên tệp Document1.doc (tệp
đang mở);
- Danh sách To Normal: liệt kê danh sách các style có trên tệp Normal.dot của word (các
style trên tệp normal có thể chia sẻ cho tất cả các tệp word khác sử dụng được);
- Mặt khác ta cũng có thể thay đổi các styles trên danh sách này bằng cách chọn tệp tài
liệu ở hộp Styles available in:
- Quản lý style là thêm vào, xoá đi hoặc đổi tên các style cho tài liệu đang mở hoặc cho
tệp normal.dot của word.
- Sử dụng nút Copy để sao chép một style giữa hai danh sách trên;
- Sử dụng nút Delete để xoá style đang chọn;
- Sử dụng nút Rename để đổi tên style đang chọn;
- Cuối cùng nhấn Close để kết thúc
11.1.3 Tạo mục lục tự động
Word cung cấp tính năng tạo mục lục tự động, giúp cho việc soạn thảo văn bản
hoàn chỉnh hơn, nhanh chóng hơn. Thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Vào View \ Outline để định cấp của các tiêu đề
Bước 2: Định cấp độ cho các dòng tiêu đề của đoạn bằng cách đặt con trỏ vào tiêu
đề và chọn cấp độ trên thanh công cụ.
Bước 3: Sau khi địng dạng xong toàn bộ tài liệu, vào Insert \ Reference \ Index and
Table, chọn Table of Contents, định số cấp thể hiện trong mục lục bằng giá trị Show levels,
chọn OK.

Trang 95 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

Sau khi đã tạo xong mục lục, nếu muốn chỉnh sửa về nội dung tài liệu như thay đổi vị trí các
đoạn, cấp của tiêu đề… thì thực hiện theo các bước sau để cập nhật lại mục lục.

- R_Click vào vị trí bất kỳ trong tài liệu, và chọn Update Field
- Trong hộp thoại Update Table of Contents, đánh dấu chọn mục Update page
number only (chỉ cập nhật lại chỉ số các trang tài liệu).
11.2 NHẬP CÔNG THỨC
Để có thể soạn thảo được các công thức, máy tính của bạn phải được cài đặt bộ Microsoft
Equation 3.0 cùng với bộ Microsoft Office. Cách soạn thảo một công thức toán học được tiến hành
như sau:
Bước 1: Chọn một vị trí trên tài liệu, nơi sẽ chèn công thức vào;
Bước 2: Kích hoạt trình soạn thảo công thức bằng cách: Insert \ Object… Hộp thoại Object
xuất hiện:

Click chọn mục Microsoft Equation 3.0 (như hình trên), rồi nhấn OK. Thanh công cụ
Equation cùng hộp soạn thảo công thức xuất hiện:

Hộp soạn thảo công thức

- Hộp soạn thảo công thức, là nơi để soạn thảo công thức, dùng các phím mũi tên lên,
xuống, sang trái, sang phải để di chuyển đến các vị trí trong công thức.
- Thanh công cụ Equation chứa các nút lệnh cho phép chọn các mẫu công thức và các ký
tự, ký hiệu, phần tử trong một công thức.
Bước 3: Soạn thảo công thức: Đơn giản bằng cách di chuyển chuột trên các nhóm mẫu
công thức trên thanh công cụ Equation để tìm mẫu công thức muốn sử dụng rồi xây dựng các
thành phần công thức.

Để kết thúc việc soạn công thức, nhấp chuột bên ngoài hộp soạn thảo công thức.
* Lưu ý: Nếu cần chèn công thức thường xuyên thì nên đặt biểu tượng của Microsoft
Equation trên thanh công cụ bằng cách:

Trang 96 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

- R_Click lên 1 điểm bất kỳ trên thanh công cụ, chọn Customize.
- Chọn thẻ Command, chọn mục Insert trong danh sách Categories, tìm Equation Editor
trong danh sách Commands, nhấp và kéo thả lên thanh công cụ.

11.3 TRỘN THƯ (MAIL MERGE)


Mail Merge là chức năng lắp ghép nội dung từ 2 tập tin văn bản, gồm 1 tập tin mẫu (gọi là
Main Document) và một danh sách dưới dạng 1 Bảng (Source Document), nhằm tạo ra một văn
bản thứ 3, hoặc trộn xong đưa ra máy in mà không tạo thành văn bản thứ 3.
11.3.1 Chuẩn bị
Tạo ra 2 tập tin văn bản
1. Main Document: Chứa nội dung không thay đổi trong văn bản cần tạo ra, để trống
những nơi cần điền dữ liệu (Thiệp mời, Chứng chỉ, Văn bằng, GPLX...)

2. Source Document: Là văn bản được lưu dưới dạng 1 bảng (Table). Trong đó:
- Dòng đầu tiên chứa tiêu đề của các cột gọi là trường (Field)
- Các dòng còn lại là dữ liệu chi tiết dùng để điền vào Main Document gọi là mẫu
tin (Record).

Trang 97 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

11.3.2 Thực hiện


1. Mở tập tin Main Document ra màn hình
2. Tools \ Letter and Mailing \ Mail Merge…

- B1: Chọn kiểu trộn tài liệu là Letter


- B2: Click B Next: Starting document và chọn Use the curent document (xác
định Main Document là tài liệu hiện hành).

- B3: Click B Next: Selete recipient và chọn Browse... để mở tập tin Source
Document, xác nhận các mẫu tin cần trộn, thêm hoặc xóa bỏ mẫu tin, hoặc sửa
đổi lại dữ liệu cho các mẫu tin…, xong chọn OK.

- B4: Click B Next: Write your letter để điền dữ liệu vào Main document.

Trang 98 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

Điền dữ liệu
- Đưa con trỏ đến vị trí cần điền dữ liệu trong tập tin mẫu
- Nhấp chọn More Item…, Click chọn trường (field) cần điền trong hộp thoại
Insert Merge Field, chọn Insert (Vd: Số GPLX), chọn Close để đóng hộp thoại
Insert Merge Field.
- Lặp lại thao tác này cho các trường (field)còn lại.

3. Click B Next: Peview your letter xem trước kết quả trộn.
4. Click B Next: Complete the merge để hoàn tất quá trình trộn thư
5. Click  Print… để chọn kết quả trộn được đưa trực tiếp ra máy in hoặc Click Edit
individual letters để chọn kết quả trộn được lưu vào tập tin thứ 3, mặc nhiên nó có tên
là Letters1…, hộp thoại Merge to New Document cho phép chọn số mẫu tin được trộn.

* Lưu ý: Sau khi mở được tập tin Source document, có thể đóng hộp thoại Mail Merge và sử
dụng thanh công cụ Mail Merge để chèn các trường (field) cần thiết lên tài liệu. Nếu không nhìn
thấy thanh công cụ Mail Merge, có thể hiển thị nó bằng cách View \ Toolbars \ Mail Merge.

Trong đó: Main document setup : định dạng tập tin Main document
Open data source : mở tập tin Data source
Insert merge fields : chèn trường (field) cần trộn
View merged data : xem trước kết quả trộn
Merge to new document : xuất kết quả trộn ra tập tin
Merge to printer : xuất kết quả trộn ra máy in

Trang 99 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

CHƯƠNG 12: ĐỊNH DẠNG VÀ IN ẤN

12.1 TIÊU ĐỀ ĐẦU TRANG , TIÊU ĐỀ CHÂN TRANG


Dùng ấn định những nội dung tiêu đề lặp lại ở mỗi đầu trang (Header) hoặc chân trang (Footer)
12.1.1 Tạo Header và Footer của tài liệu giống nhau
Thực hiện theo các bước:
- Mở tài liệu ra màn hình
- View \ Header and Footer, phần văn bản trên cửa sổ soạn thảo sẽ mờ đi. Trên
màn hình sẽ xuất hiện :

- Chọn các định dạng font chữ nếu cần


- Nhập nội dung cho tiêu đề đầu trang, có thể dùng các nút lệnh để chèn số trang,
ngày , giờ...
- Để nhập nội dung cho phần chân trang, nhấp Switch Between Header and
Footer trên thanh công cụ Header and Footer để chuyển xuống phần Footer, sau
đó nhập nội dung vào Footer.
- Click nút lệnh Close hoặc ở một vị trí bất kỳ trên cửa sổ soạn thảo để kết thúc.

+ Insert AutoText : Chèn các loại văn bản tự động


+ Insert Page number : Chèn số trang
+ Insert number of pages : Chèn tổng số trang
+ Format Page number : Định dạng số trang
+ Insert Date : Chèn ngày hiện hành
+ Insert Time : Chèn giờ hiện hành
+ Page Setup : Mở hộp thoại Page Setup
+ Link to Previous : ngắt liên kết giữa Header và Footer của phần hiện tại với phần trước
+ Switch between Header and Footer: Chuyển qua lại giữa Header, Footer
+ Show Previous : Chuyển sang Header and Footer của trang trước
+ Show Next : Chuyển sang Header and Footer của trang sau
12.1.2 Tạo Header và Footer của trang đầu khác các trang còn lại
Thực hiện theo các bước:
- Mở tài liệu ra màn hình
- View \ Header and Footer

Trang 100 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

- Trên thanh công cụ Header and Footer nhấp chọn Page Setup
- Nhấp chọn thẻ Layout và đánh dấu chọn 5 Different first page, nhấp OK.
- Nếu cần thiết nhấp chọn Show Previous hoặc Show Next trên thanh công cụ
Header and Footer để chuyển đến First page Header hoặc First page Footer.
- Để di chuyển đến Header và Footer của các trang còn lại của tài liệu, nhấp Show
Next, sau đó tạo Header và Footer cho phần đó.

12.1.3 Tạo Header và Footer của trang chẵn khác trang lẻ


Thực hiện theo các bước:
- Mở tài liệu ra màn hình
- View \ Header and Footer
- Trên thanh công cụ Header and Footer nhấp chọn Page Setup
- Nhấp chọn thẻ Layout và đánh dấu chọn 5 Different odd and even, nhấp OK.
- Nếu cần thiết nhấp chọn Show Previous hoặc Show Next trên thanh công cụ
Header and Footer để chuyển đến vùng Header hoặc Footer của trang chẵn và
trang lẻ.
- Tạo Header và Footer cho các trang đánh số lẻ trong phần Odd page Header
hoặc Odd page Footer. Ngược lại tạo Header và Footer cho các trang đánh số
chẵn trong phần Even page Header hoặc Even page Footer.

12.1.4 Tạo Header và Footer khác nhau cho các phần khác nhau
Thực hiện theo các bước:
1. Tạo ra các phần riêng biệt
- Đặt con trỏ ở vị trí phân cách giữa 2 phần
- Insert \ Break, hộp thoại Break xuất hiện

Trang 101 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

- Trong phần Section break types có các tùy chọn sau:


+ Next page: chèn vào 1 điểm ngắt và phần mới được bắt đầu ở trang kế tiếp
+ Continuous: chèn vào 1 điểm ngắt và phần mới được bắt đầu ngay trong trang đó
+ Even page: chèn vào 1 điểm ngắt và phần mới được bắt đầu trong trang chẵn kế tiếp
+ Odd page: chèn vào 1 điểm ngắt và phần mới được bắt đầu trong trang lẻ kết tiếp
- Nhấp chọn loại ngắt trang cần sử dụng, chọn OK
2. Tạo Header và Footer
- Nhấp vào phần cần tạo Header và Footer
- View \ Header and Footer
- Trên thanh công cụ Header and Footer nhấp chọn biểu tượng Link to Previous
để ngắt liên kết giữa Header và Footer của phần hiện tại với phần trước đó.
- Thay đổi nội dung của Header và Footer hiện có hoặc tạo 1 Header và Footer
mới cho phần này.

12.2 IN ẤN
12.2.1 In tài liệu
(Có thể xem trước khi in bằng lệnh File \ Print Peview)
- File \ Print… (Ctrl + P)
- Xuất hiện hộp thoại Print

Trong phần Printer hiển thị thông tin của tất cả các loại máy in đã được cài đặt, trong đó:
- Name : Tên loại máy in
- Status : trạng thái
- Type : loại máy in
- Where : cổng kết nối
Phần Page range (phạm vi in)
All : In tất cả các trang trong tập tin
Current page : In trang hiện hành (trang đang chứa con trỏ)
Selection : In phần văn bản được chọn (đã đánh dấu khối)
Pages : In những trang được chỉ định
Ví dụ:
Nếu nhập vào số 5 có nghĩa là in trang 5
Nếu nhập vào 2,3,5 có nghĩa là in các trang 2,3,5
Nếu nhập vào 3-7 có nghĩa là in các trang từ trang 3 đến trang 7
Phần Copies
- Number of copies: In ra bao nhiêu bản (số bản copy)
Phần Print:
+ All pages in range : In toàn bộ các trang trong phạm vi in
+ Odd pages : Chỉ in những trang lẻ trong phạm vi in
+ Even pages : Chỉ in những trang chẵn trong phạm vi in

Trang 102 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

12.2.2 Hủy bỏ lệnh in


Trong trường hợp đã thực hiện lệnh in nhưng lại muốn hủy bỏ lệnh in này, thì không nên
thực hiện ngay thao tác xóa bỏ lệnh in vì nếu hủy bỏ lệnh in khi máy đang in sẽ rất dễ bị kẹt giấy.
Trước hết cần bỏ giấy ra khỏi máy in sau đó thực hiện theo các bước sau:
- D_Click vào biểu tượng máy in trên thanh Taskbar

- Chọn tập tin muốn bỏ lệnh in


- Nhấp vào Document trên thanh menu
Chọn Pause : Tạm dừng lệnh in
Cancel : Hủy bỏ lệnh in
Lúc này để ý sẽ thấy trạng thái của tập tin sẽ là Paused hoặc Deleting. Việc tạm ngưng hoặc
hủy bỏ lệnh in được hoàn tất.

Trang 103 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

PHẦN IV: XỬ LÝ BẢNG TÍNH VỚI MICROSOFT EXCEL


CHƯƠNG 13: GIỚI THIỆU MICROSOFT EXCEL

13.1 GIỚI THIỆU


13.1.1 Microsoft Excel?
Microsoft Excel là một loại bảng tính điện tử được dùng để tổ chức, tính toán bằng những
công thức (Formulas), phân tích và tổng hợp số liệu. Các nhiệm vụ mà bạn có thể thực hiện với
Excel từ việc viết một hóa đơn tới việc tạo biểu đồ 3-D hoặc quản lý sổ kế toán cho doanh nghiệp.
Bảng tính điện tử là một bảng có kích thước lớn, gồm nhiều cột và nhiều hàng tạo thành các ô.
13.1.2 Khởi động Microsoft Excel.
- Start \ Programs \ Microsoft Offiice \ Microsoft Office Excel
13.1.3 Thoát khỏi Micrsoft Excel.
Nhanh nhất là bằng nút (⌧) góc trên phải cửa sổ Microsoft Excel.
Hoặc Alt + F4 Hoặc File \ Exit
* Bạn chú ý không đóng bảng tính đang làm việc mà chưa lưu. Microsoft Excel đề nghị bạn
ghi lưu Worksheet của mình vào đĩa nếu thấy cần thiết.
13.1.4 Giao diện Microsoft Excel.
Sau khi được mở Microsoft Excel có hình dạng như sau:

Giao diện của Microsoft Excel ngoài thanh tiêu đề, Toolbar, menu... Giống như Microsoft Word,
Excel có thêm thanh công thức (Formula Bar) dùng để nhập dữ liệu, công thức vào ô hiện hành.
Bật/ tắt thanh này, vào menu View \ Formula Bar
13.1.5 Các khái niệm cơ bản:
- Đường viền ngang ghi ký hiệu tên cột: A, B, C...IV (256 cột)
- Đường viền dọc ghi ký hiệu tên hàng: 1, 2, 3...65536
- Ô (cell) là giao của hàng và cột. Tên gọi của ô được ghi bởi tên cột + tên thứ tự hàng
gọi là địa chỉ ô. Địa chỉ ô được phân thành địa chỉ tương đối, tuyệt đối, hổn hợp.
- Một tiệp bảng tính trong Excel gọi là Workbook
- Một Workbook gồm nhiều bảng tính (Sheet)
- Một bảng tính (Sheet) được xem như một trang giấy kẽ ô gồm 256 cột và 65536 dòng.
- Vùng: là miền hình chữ nhật giới hạn bởi ô trên bên trái và ô dưới bên phải. VD: B3:H8

Trang 104 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

13.2 CẤU TRÚC CỦA MỘT WORKBOOK


Một tập tin của Excel được gọi là một Workbook và có phần mở rộng mặc nhiên .XLS. Một
Workbook được xem như là một tài liệu gồm nhiều tờ.
Mỗi tờ gọi là một Sheet, có tối đa 255 Sheet, mặc nhiên chỉ có 3 Sheet. Các Sheet được đặt
theo tên mặc nhiên là: Sheet1, Sheet2, ...
13.2.1 Cấu trúc của một Sheet
Mỗi một sheet được xem như là một bảng tính gồm nhiều hàng, nhiều cột.
- Hàng (row): có tối đa là 65.536 hàng, được đánh số từ 1 đến 65.536
- Cột (column): có tối đa là 256 cột, được đánh số từ A, B,...Z,AA,AB...AZ, ...IV
- Ô (cell): là giao của cột và hàng, dữ liệu được chứa trong các ô, giữa các ô có lưới phân cách.
Như vậy một Sheet có 65.536 (hàng) * 256 (cột) = 16.777.216 (ô)
Mỗi ô có một địa chỉ được xác định bằng tên của cột và số thứ tự hàng, ví dụ C9 nghĩa là ô
ở cột C và hàng thứ 9.
- Con trỏ ô: là một khung nét đôi, ô chứa con trỏ ô được gọi là ô hiện hành.
Cách di chuyển con trỏ ô trong bảng tính:
+ Sử dụng chuột: Click vào ô cần chọn.
+ Sử dụng bàn phím:
↑, ↓ : Lên, xuống 1 hàng.
→, ← : Qua trái, phải 1 ô.
PageUp: Lên 1 trang màn hình.
PageDown: Xuống 1 trang màn hình
Ctrl + PageUp: Sang trái 1 trang màn hình
Ctrl + PageDown: Sang phải 1 trang màn hình
Ctrl + Home: Về ô A1
- Vùng (Range/ Block/ Array/ Reference): gồm nhiều ô liên tiếp nhau theo dạng hình chữ
nhật, mỗi vùng có một địa chỉ được gọi là địa chỉ vùng. Địa chỉ vùng được xác định bởi địa chỉ của ô
góc trên bên trái và ô góc dưới bên phải, giữa địa chỉ của 2 ô này là dấu hai chấm (:).
Ví dụ C5:F10 là một vùng chữ nhật định vị bằng ô đầu tiên là C5 và ô cuối là F10
- Gridline: Trong bảng tính có các đường lưới (Gridline) dùng để phân cách giữa các ô. Mặc
nhiên thì các đường lưới này sẽ không được in ra. Muốn bật/ tắt Gridline, vào lệnh Tools/ Options/
View, sau đó Click vào mục Gridline để bật/ tắt đường lưới.
13.3 CÁCH NHẬP DỮ LIỆU
13.3.1 Một số qui định chung

Khi mới cài đặt thì Excel sử dụng các thông số mặc nhiên (theo ngầm định). Để thay đổi các
thông số này theo ý muốn, bạn chọn lệnh Tools \ Options.
13.3.2 Cách nhập dữ liệu vào một ô
- Đưa con trỏ ô đến ô cần nhập.
- Nhập dữ liệu vào.
- Kết thúc quá trình nhập bằng phím ENTER (hoặc KLIJ), hủy bỏ dữ liệu đang nhập bằng
phím Esc.
Ghi chú: Muốn hiệu chỉnh dữ liệu đã nhập ta chuyển con trỏ ô đến ô cần hiệu chỉnh rồi nhấn
phím F2 hoặc D_Click vào ô cần hiệu chỉnh rồi tiến hành hiệu chỉnh dữ liệu.

Trang 105 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

13.4 CÁC KIỂU DỮ LIỆU VÀ CÁCH NHẬP


Microsoft Excel tự động nhận diện kiểu dữ liệu khi bạn nhập dữ liệu vào. Công việc của bạn
là xác định đúng kiểu dữ liệu để tiện cho việc tính toán và định dạng.
13.4.1 Dữ liệu kiểu số
Khi nhập vào số bao gồm: 0..9, +, -, *, /, (, ), E, %, $ thì số mặc nhiên được canh lề phải trong
ô. Excel sẽ hiểu dữ liệu kiểu số khi bạn nhập dữ liệu kiểu số đúng theo sự định dạng của Windows
(ngày và giờ cũng được lưu trữ như một trị số), ngược lại nó sẽ hiểu là dữ liệu kiểu chuỗi.
1. Dữ liệu dạng số (Number)
Để đặt quy định về cách nhập và hiển thị số trong Windows: chọn lệnh Start \ Settings \
Control Panel \ Regional and Language Options \ Chọn lớp Number.

2. Dữ liệu dạng ngày (Date)


Microsoft Excel sẽ hiểu dữ liệu kiểu Date khi ta nhập vào đúng theo sự qui định của
Windows mặc nhiên là tháng/ngày/năm (m/d/yy). Ngược lại Excel sẽ hiểu là kiểu chuỗi. Mặc
nhiên dữ liệu kiểu Date được canh phải trong ô.
Dữ liệu kiểu Date được xem như là dữ liệu kiểu số với mốc thời gian là ngày 1/1/1900
(có giá trị là 1), ngày 22/1/1900 có giá trị là 22, …
Để kiểm tra và thay đổi qui định khi nhập dữ liệu kiểu Date cho Windows: chọn lệnh
Start \ Settings \ Control Panel \ Regional and Language Options \ Chọn lớp Date.
3. Dữ liệu dạng giờ (Time)
Microsoft Excel sẽ hiểu dữ liệu kiểu Time khi ta nhập vào đúng theo sự qui định của
Windows có giá trị là giờ:phút:giây buổi (hh:mm:ss AM/PM). Ngược lại Excel sẽ hiểu là kiểu
chuỗi. Mặc nhiên dữ liệu kiểu Time được canh phải trong ô.
13.4.2 Dữ liệu kiểu chuỗi (Text)

Khi nhập vào bao gồm các ký tự chữ và số. Mặc nhiên dữ liệu chuỗi được canh lề trái trong ô.
Lưu ý:
- Nếu muốn nhập chuỗi số thì thực hiện một trong 2 cách:
Cách 1: Nhập dấu nháy đơn ( ‘ ) trước khi nhập dữ liệu
Cách 2: Xác định khối cần nhập dữ liệu kiểu chuỗi số, chọn lệnh Format \ Cells \ Number \ Text.
- Chuỗi xuất hiện trong công thức phải được bao quanh bởi cặp dấu nháy kép “ ”
13.4.3 Dữ liệu kiểu công thức (Formula)
Microsoft Excel sẽ hiểu dữ liệu kiểu công thức khi ta nhập vào bắt đầu bằng dấu bằng (=).
Đối với dữ liệu kiểu công thức thì giá trị hiển thị trong ô không phải là công thức mà là kết quả của
công thức đó (có thể là một trị số, một ngày tháng, một giờ, một chuỗi hay một thông báo lỗi). Công
thức được xem như là sự kết hợp giữa các toán tử và toán hạng.
+ Các toán tử có thể là: +, -, *, /, &,^, >, <, >=, <=, = ,<>.
+ Các toán hạng có thể là: hằng, hàm, địa chỉ ô, địa chỉ vùng.
Độ ưu tiên của các toán tử
Độ ưu
Toán tử Ý nghĩa
tiên
1 () Dấu ngoặc đơn
2 ^ Lũy thừa
3 - Dấu cho số âm
4 ∗, / Nhân / chia
5 +, - Cộng / trừ
=, < > Bằng nhau / khác nhau
6
>, >= Lớn hơn / lớn hơn hoặc bằng

Trang 106 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

<, <= Nhỏ hơn / Nhỏ hơn hoặc bằng


7 NOT Phủ định
8 AND Và (điều kiện đồng thời)
9 OR Hoặc (điều kiện không đồng thời)
10 & Ghép nối chuỗi
11 ““ Mở đóng chuỗi trong công thức

Ví dụ: = SQRT(A1)+10*B3
= RIGHT(“Microsoft Excel”,5)
= MAX(3,-7,0,SUM(A2:A10))
Nếu trong công thức có nhiều dấu ngoặc thì qui tắc tính như sau:
Ngoặc trong tính trước, ngoặc ngoài tính sau.
Trong ngoặc tính trước, ngoài ngoặc tính sau.
Ưu tiên cao tính trước, ưu tiên thấp tính sau.
Bên phải tính trước, bên trái tính sau.
13.5 CÁC LOẠI ĐỊA CHỈ VÀ CÁC THÔNG BÁO LỖI THƯỜNG GẶP
13.5.1 Các loại địa chỉ
- Địa chỉ tương đối: Khi sao chép vùng dữ liệu có dạng công thức mà địa chỉ trong công
thức có dạng <Tên cột><Tên dòng> thì vùng đích (Vùng nhận kết quả sao chép) địa chỉ
trong công thức sẽ thay đổi cả phương chiều và khoảng cách. VD: C3, D2:D7.
- Địa chỉ tuyệt đối: Khi sao chép vùng dữ liệu có dạng công thức mà địa chỉ trong công
thức có dạng $<Tên cột>$<Tên dòng> thì vùng đích (Vùng nhận kết quả sao chép) địa
chỉ trong công thức sẽ không thay đổi. VD: $C$3.
- Địa chỉ hổn hợp: $<Tên cột><Tên dòng> hoặc <Tên cột>$<Tên dòng>.

Có thể sử dụng phím F4 để chuyển đổi qua lại giữa các loại địa chỉ trên

13.5.2 Các thông báo lỗi thường gặp

Khi Excel không tính được một công thức thì chương trình sẽ báo lỗi, bắt đầu bằng dấu #.
Sau đây là các lỗi thường gặp:
Lỗi báo Nguyên nhân
####### Lỗi độ rộng, khi cột thiếu độ rộng hoặc khi nhập ngày tháng hay thời gian là số âm
#DIV/0! Trong công thức có phép tính chia cho số 0
#N/A Không đồng nhất dữ liệu khi bạn sử dụng địa chỉ mảng trong Excel
#NAME? Trong công thức có một tên mà Excel không hiểu được
#NULL! Dùng một dãy toán tử không phù hợp, Dùng một mảng không có phân cách
#NUM! Xảy ra khi dữ liệu số có sai sót
#REF! Xảy ra khi trong công thức tham chiếu đến một địa chỉ không hợp lệ
#VALUE! Trong công thức có các toán hạng và toán tử sai kiểu

Trang 107 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

CHƯƠNG 14: CÁC THAO TÁC CƠ BẢN TRONG EXCEL

14.1 XỬ LÝ TRÊN VÙNG (hoặc Ô)


14.1.1 Các loại vùng và cách chọn

Loại vùng Cách chọn


Vùng chỉ một ô Click vào ô cần chọn.

- Mouse: Drag từ ô đầu đến ô cuối của vùng.


- Keyboard: Đưa con trỏ về ô đầu tiên, nhấn giữ phím Shift kết
Vùng nhiều ô liên tục hợp với các phím mũi tên.
- Mouse + Keyboard: Đưa con trỏ ô về ô đầu tiên, nhấn giữ Shift,
Click vào ô cuối của vùng.

Nhiều ô cách khoảng Giữ phím Ctrl, Click chọn từng ô.

Nhiều vùng cách khoảng Giữ phím Ctrl, Drag chọn lần lượt từng vùng.

Click vào tên cột cần chọn, Drag tiếp đến cột cuối (nếu chọn
Nguyên cột
nhiều cột).
Click vào chỉ số hàng, Drag tiếp đến hàng cuối (nếu chọn nhiều
Nguyên dòng
hàng).

Click vào nút đầu tiên giao giữa thanh chứa tên cột và thanh chứa
Toàn bộ Sheet
số của hàng; hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + A.

D_Click vào ô cần chọn (hoặc Đặt trỏ vào ô, gõ phím F2), sau đó
Một phần của ô
chọn giống như chọn văn bản thông thường.

14.1.2 Đặt tên cho vùng


Để thuận tiện cho các thao tác trên dữ liệu, ta có thể đặt tên cho một vùng dữ liệu được chọn
như sau:
- Chọn vùng dữ liệu cần đặt tên.
- Chọn lệnh Insert \ Name \ Define
- Nhập tên vùng vào mục Names in workbook.
- Click OK.
14.1.3 Xoá bỏ dữ liệu
- Chọn vùng dữ liệu cần xoá.
- Chọn lệnh Edit \ Clear.
- Chọn cách xóa dữ liệu:
+ All : xóa tất cả
+ Format : xóa định dạng
+ Contents Del: xóa nội dung
+ Comments : xóa ghi chú

Trang 108 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

14.1.4 Sao chép dữ liệu và điền dữ liệu (Fill)


1. Sử dụng chức năng Copy và Paste để sao chép dữ liệu
- Chọn vùng dữ liệu nguồn cần sao chép.

- Vào menu Edit \ Copy; hoặc nhấn Ctrl + C; hoặc Click vào nút Copy .
- Di chuyển con trỏ ô đến ô đầu tiên của vùng đích.

- Vào menu Edit \ Paste; hoặc nhấn Ctrl + V; hoặc Click vào nút Paste .
2. Tự động điền dữ liệu bằng tính năng AutoFill
Excel sẽ tăng tốc việc nhập dữ liệu vào bảng tính bằng cách điền tự động một dãy ô
với một giá trị lặp hoặc được tăng theo thứ tự.
Ví dụ: bạn có thể sao chép một giá trị giống nhau cho nhiều sản phẩm trong một bản
báo cáo hoặc tạo phần số tăng theo quy luật (như Số thứ tự).
• Sử dụng tính năng AutoFill
Khi Drag tại Fill handle xuống phía dưới hoặc sang phải, AutoFill sẽ tạo ra dãy các
giá trị tăng lên dựa theo mẫu trong dãy ô đã được chọn. Khi bạn Drag tại Fill handle lên phía
trên hoặc sang trái, AutoFill sẽ tạo ra dãy các giá trị giảm dần cũng dựa trên mẫu đó.

Autofill >
14.1.5 Di chuyển dữ liệu
- Chọn vùng dữ liệu nguồn cần di chuyển.

- Vào menu Edit \ Cut; hoặc nhấn Ctrl + X; hoặc Click vào nút Cut .
- Di chuyển con trỏ ô đến ô đầu tiên của vùng đích.

- Vào menu Edit \ Paste; hoặc nhấn Ctrl + V; hoặc Click vào nút Paste .
Lưu ý: Để di chuyển nhanh, bạn Drag vào đường biên (không phải điểm Fill Handle) của khối đến
vị trí mới.

14.1.6 Sao chép, di chuyển và dán đặc biệt


Trong khi thao tác với ô dữ liệu có chứa công thức bạn cần sao chép chúng tới một nơi khác.
Do đặc tính EXCEL là điều chỉnh địa chỉ tương đối của các ô tham chiếu. Đặc tính này cũng là tiện
ích thuận tiện của EXCEL, và cũng gây ra phiền phức khi bạn chỉ cần số liệu kết quả và chỉ số liệu
mà thôi (Sau khi dán dữ liệu nguồn sang nơi khác không đạt được kết quả như ý). Khắc phục điều
này bạn chọn các trường hợp sau:

- Chọn vùng dữ liệu nguồn cần sao chép, di chuyển.


- Vào menu Edit \ Copy (hoặc Cut); hoặc nhấn Ctrl + C (hoặc Ctrl+X); hoặc Click vào nút
Cut hoặc nút .

Trang 109 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

- Di chuyển con trỏ ô đến ô đầu tiên của vùng đích.


- Vào menu Edit \ Paste Special…
- Chọn phương thức dán:
All : tất cả
Formulas : công thức
Value : giá trị
Formats : định dạng
Comments : ghi chú
Transpose : chuyển cột thành hàng

14.1.7 Ghi chú cho ô


Có thể thêm ghi chú cho các ô độc lập, những ghi chú này giúp ta giải thích bảng tính một
cách rõ ràng (tại sao dùng hàm này, tại sao phải dùng địa chỉ tuyệt đối chỗ này, chỗ kia…) hoặc sử
dụng cho các mục đích khác.
1. Tạo ghi chú
- Định vị con trỏ tại ô cần tạo ghi chú
- Insert \ Comment
- Nhập nội dung ghi chú vào khung
Text Note, nhập xong Click chuột
bên ngoài để kết thúc.
* Một hình tam giác nhỏ màu đỏ ở góc trên
của ô cho biết rằng ô đó đã được ghi chú. Nếu
không thấy nhìn thấy dấu đỏ tam giác này thì
thực hiện như sau:
- Tools \ Options \ View
- Đánh dấu chọn vào mục Comment indicator only
2. Xem, sửa và xóa ghi chú
- Để xem ghi chú ta chỉ cần đưa trỏ chuột đến ô có ghi chú cần xem
- Để sửa ghi chú : Insert \ Edit comment (hoặc R_Click \ Edit comment)
- Để xóa ghi chú : Edit \ Clear \ Comments (hoặc R_Click \ Delete comment)
14.1.8 Bảo vệ ô
Trong một số trường hợp, để giới hạn quyền sử dụng của người khác. Ví dụ: Không cho
sửa đổi một số ô này hay xem công thức ở một số ô… ta sử dụng tính năng bảo vệ và che dấu ô.
Thực hiện theo các bước sau:
- Chọn ô hay nhóm ô cần bảo vệ
- Format \ Cells \ Protection
- Trong hộp thoại đánh dấu chọn 5 Locked : khóa không cho sửa
5 Hidden : che dấu công thức
Sau đó cần phải bảo vệ bảng tính thì các thiết lập trên mới có tác dụng.
Chú ý: Có thể mặc nhiên tất cả các ô trong bảng tính đã được thiết lập 5 Locked : khóa không cho
sửa. Nên nếu ta chỉ cần bảo vệ một số ô thì cần phải gỡ bỏ Locked cho các ô còn lại.
14.1.9 Tạo siêu liên kết cho ô (Hyperlink)
Ta có thể tạo Hyperlink cho ô, cho văn bản, cho hình ảnh…hay các đối tượng vẽ bằng cách:
- Tạo các dấu định vị (bookmark: vị trí con trỏ sẽ di chuyển đến khi kích hoạt Hyperlink)

Trang 110 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

- Thiết lập siêu liên kết từ ô (hay các đối tượng khác) tới dấu định vị

Ví dụ: Để quản lý các bài thực hành Excel ta có thể vận dụng tính năng Hyperlink như sau
1. Tạo giao diện cho chương trình ở sheet1
và các sheet chứa nội dung bài thực hành
từ 1 đến 12 tương ứng với các sheet 2,
sheet3…sheet13 và lưu lên đĩa D với tên
là Chuong trinh QL bai tap TH Excel.xls
- Có thể đổi tên các sheet thành giaodien,
bai1, bai2, bai3…

2. Tạo các dấu định vị cho các bài tập từ bai1 đến
bai12
- Dấu định vị của các bài tập là các ô có địa chỉ A1
tại các sheet bai1, bai2…
- Đặt tên cho các dấu định vị bằng cách
+ Đặt con trỏ vào ô A1 của sheet bai1 cần đặt
tên
+ Insert \ Name \ define…Trong ô Name in
Workbook ta gõ vào Bai1, nhấp Add rồi OK
+ Ta làm tương tự như thế cho các sheet bai2, bai3…
3. Tạo siêu liên kết từ sheet
giaodien đến dấu định vị từng
bài tập của các sheet bai1,
bai2…
- Tại sheet giaodien, ta bôi đen
ô B3 có nội dung Bài 01, nhấp
chọn Insert \ Hyperlink
- Tìm tập tin Chuong trinh QL
bai tap TH Excel.xls
- Nhấp chọn Bookmark, tìm
đến mục bai1, nhấp chọn OK
- Nếu muốn hiển thị 1 dòng
thông báo nhỏ khi đưa con trỏ vào một mục, nhấp chọn mục Screen Tip, gõ nội dung
dòng thông báo vào ô Screen Tip text, sau đó nhấp OK.
- Thực hiện tương tự cho các ô Bai 02, Bai 03…

4. Kết quả là khi đứng ở sheet giaodien, đưa trỏ chuột vào ô B3 và nhấp chuột thì
ta sẽ nhanh chóng đến ngay ô A1 của sheet Bai1…

Trang 111 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

(Ngoài ra tại các sheet Bai1, Bai2…ta có thể tạo siêu liên kết cho ô A1 của các sheet này
đến ô A1 của sheet giaodien để có thể quay về sheet giaodien bất cứ lúc nào).

14.2 THAO TÁC TRÊN CỘT VÀ HÀNG


14.2.1 Thêm hàng, cột hoặc ô mới vào bảng tính
1. Thêm hàng (Row)
5. Chọn các hàng mà tại đó muốn chèn thêm hàng mới vào.
6. Vào menu Insert \ Rows; hoặc R_Click, chọn Insert.
Lưu ý: hàng mới được thêm vào sẽ đẩy hàng được chọn xuống phía dưới.
2. Thêm cột (Column)
7. Chọn các cột mà tại đó muốn chèn thêm cột mới vào.
8. Vào menu Insert \ Columns; hoặc R_Click, chọn Insert.
Lưu ý: cột mới được thêm vào sẽ đẩy cột được chọn sang bên phải.
3. Thêm ô mới
9. Chọn các ô hoặc đưa con trỏ đến ô mà tại đó muốn chèn các ô trống vào.
10. Vào menu Insert \ Cells; hoặc R_Click, chọn Insert..., xuất hiện hộp thoại sau:
Shift cells right : chèn thêm ô, dữ liệu trong ô hiện hành bị đẩy sang phải
Shift cells down : chèn thêm ô, dữ liệu trong ô hiện hành bị đẩy xuống dưới
Entire row : chèn hàng
Entire column : chèn cột

14.2.2 Xóa hàng, cột, hoặc ô


1. Xóa hàng \ cột
11. Chọn các hàng \ cột cần xóa.
12. Vào Menu Edit \ Delete; hoặc R_Click chọn Delete.
2. Xóa ô :
13. Chọn các ô cần xóa.
14. Vào Menu Edit \ Delete...; hoặc R_Click chọn Delete...
Shift cells right : xóa ô, dữ liệu trong ô bên phải được đẩy sang ô hiện hành
Shift cells down : xóa ô, dữ liệu trong ô bên dưới được đẩy lên ô hiện hành

Trang 112 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

Entire row : xóa hàng


Entire column : xóa cột
14.2.3 Thay đổi độ rộng của cột, chiều cao của hàng
1. Bằng tay
15. Đặt co trỏ chuột ngay cạnh của cột hoặc hàng (hoặc khối đã chọn) cần thay đổi
16. Drag sang trái hoặc sang phải để thay đổi độ rộng của cột; Drag lên trên hoặc xuống
dưới để thay đổi chiều cao của hàng.
Lưu ý: Bạn có thể D_Click vào cạnh để tự động điều chỉnh kích thước cột, hàng vừa với dữ liệu.
2. Bằng Menu Forrmat
17. Chọn khối cần thay đổi
18. Format \ Row (hoặc Column)
19. Chọn Height để thay đổi chiều cao của hàng; hoặc Width để thay đổi độ rộng của cột,
20. Chọn AutoFit để tự động điều chỉnh kích thước cho vừa với dữ liệu.
14.2.4 Lệnh Undo, Redo và Repeat
1. Lệnh Undo
Dùng để hủy bỏ thao tác vừa thực hiện
Menu Edit \ Undo (Ctrl+Z); hoặc Click vào nút
2. Lệnh Redo
Dùng để hủy bỏ thao tác Undo vừa thực hiện
Menu Edit \ Redo; hoặc Click vào nút
3. Lệnh Repeat
Dùng để lặp lại thao tác vừa thực hiện.
Menu Edit \ Repeat (Ctrl+Y)
14.3 THAO TÁC VỚI BẢNG TÍNH
14.3.1 Chọn font tiếng Việt:
Thông thường khi mở Bảng tính Excel mà bạn cần nhập dữ liệu tiếng Việt thì bạn phải chọn
Font tiếng Việt cho một ô (Cell) hoặc cho cả bảng tính (Sheet), hoặc đặt Font tiếng Việt mặc định
cho mọi bảng tính.

1. Chọn Font cho một Sheet:


Chọn (bôi đen) cả bảng tính bằng cách Click chuột tại ô đầu tiên giao nhau giữa tiêu đề cột
và hàng (hoặc Ctrl+A).
Click vào

- Chọn Font tiếng Việt ở đây

Trang 113 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

- Hoặc Format \ Cells \ Font (VNI-Times)

2. Chọn Font mặc định (Default) cho mọi bảng tính:


Font mặc định là Font mà mỗi khi mở bảng tính Excel thì MS Excel đã mặc nhiên chọn Font
tiếng Việt cho bạn mà không cần bạn đồng ý.
Chọn Tools \ Options \ General và gõ (hoặc chọn) Font tiếng Việt tại hộp Standard Font

14.3.2 Một số thao tác trên Sheet


1. Chọn Sheet làm việc: Click vào tên Sheet.
2. Khai báo số bảng tính trong tệp bảng tính
- Tools \ Options \ General
- Nhập số bảng tính trong mục Sheets in new Workbooks
3. Đổi tên bảng tính
- R_Click vào tên bảng tính (Sheet) cần đổi tên
- Chọn lệnh Rename
- Nhập tên mới cho bảng tính
4. Chèn thêm bảng tính
- Insert \ WorkSheet.
5. Xóa một bảng tính
- Vào bảng tính cần xóa
- Edit \ Delete Sheet
6. Sao chép hoặc di chuyển bảng tính
- Vào bảng tính cần sao chép hoặc di chuyển
- Edit \ Move or Copy Sheet
+ To book: Chọn Tệp bảng tính nhận việc sao chép hoặc di chuyển bảng tính hiện hành.
+ Before sheet: Xác định việc chép hoặc di chuyển bảng tính vào trước bảng tính nào.

Trang 114 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

Create a copy : chọn nếu muốn sao chép


Ghi chú: có thể thực hiện các thao tác trên bằng cách R_Click lên tên Sheet rồi chọn lệnh cần thực hiện.

14.3.3 Kết nối các bảng tính


1. Kết nối các bảng tính trong cùng một tệp bảng tính
Để tham chiếu tới bảng tính khác trong cùng một tệp bảng tính, ta ghi địa chỉ theo cú pháp sau:

‘<Tên Bảng tính>'!<Tên địa chỉ>

VD: =’THANG1’!A4

2. Kết nối các bảng tính trong các tệp bảng tính khác nhau
Ta có thể kết nối các bảng tính trong các tệp bảng tính khác nhau để lấy được các thông tin
cần thiết. Tham chiếu đến một địa chỉ trong một bảng tính của một tệp bảng tính khác được
viết theo cú pháp sau:

‘<Đường dẫn>[Tên tệp]<Tên Bảng tính>’!<Tên địa chỉ>

VD: =’C: \ BTAP \ [LUONG.XLS] THANG3’ ! $B$5

14.3.4 Bảo vệ bảng tính


Để những thiết lập về bảo vệ không cho sửa dữ liệu trong ô và che dấu công thức có tác
dụng, cần phải bảo vệ bảng tính. Thực hiện như sau:
- Mở bảng tính cần bảo vệ
- Tools \ Protection
- Chọn Protect sheet…để bảo vệ bảng tính, hoặc chọn Protect Workbook… để bảo vệ
tập bảng tính.
- Nhập mật khẩu vào vùng Password (nhập 2 lần và lưu ý là mật khẩu trong Excel phân
biệt chữ hoa với chữ thường).
- Để gỡ bỏ chế độ bảo vệ : chọn Tools \ Protection \ Unprotect Sheet hoặc Unprotect
Workbook và nhập mật khẩu. Nếu nhập đúng mật khẩu thì mới cập nhập được bảng
tính.
14.3.5 Cố định dòng và cột
Để cố định các dòng, ta đặt con trỏ ở ô bên dưới các dòng cần cố định trên cột A, ví dụ ô
A3 rồi chọn menu Window \ Freeze Panel thì các dòng 1,2 được cố định.
Để cố định các cột, ta đặt con trỏ ở ô bên phải các cột cần cố định trên dòng 1, ví dụ ô C3
rồi chọn menu Window \ Freeze Panel thì các cột A,B được cố định.
Để cố định cả theo cột và dòng, ta đưa con trỏ đến một ô nào đó không nằm trên dòng 1 cột
A, ví dụ ô C3 rồi chọn menu Window \ Freeze Panel thì các dòng 1,2 và các cột A,B được cố định.
Khi cần bỏ chế độ cố định dòng, cột ta chọn Window \ UnFreeze
14.3.6 Định dạng số liệu:
Số liệu khi nhập (số liệu thô) đôi khi hiển thị trên màn hình không theo ý muốn của bạn. Để
trên màn hình số liệu sau khi nhập cùng như in ra giấy đúng với mục đích của bạn. Bạn phải định
dạng hiển thị số liệu cho phù hợp. Thông thường bạn cần tùy biến cho các dạng số liệu sau:

1. Định dạng hiện số


VD: Ở cột B bạn nhập số thứ tự, nhưng bạn muốn số chữ số tối thiểu 4 chữ số.

Dữ liệu ban đầu Dữ liệu sau khi định dạng

A B C A B C
1 1 1 0001

Trang 115 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

2 2 2 0002
3 3 3 0003
Để làm được việc trên bạn cần thực hiện:

- Nhập số thứ tự 1, 2, 3 cho các ô tương ứng trong cột B


- Chọn các ô số liệu trên (bôi đen)
- Format \ Cells
- Nhấp chuột tại thẻ Number \ Custom gõ 0000 tại ô Type

2. Định dạng hiện ngày


Ngày mặc địng Excel là ngày kiểu Anh Mỹ mm/dd/yy bạn muốn hiển thị theo kiểu Pháp Việt
(ngày/tháng/năm), bạn định dạng lại theo kiểu Pháp Việt dd/mm/yy:
- Format \ Cells
- Custom
- Gõ dd/mm/yy trong ô Type
- Ok
3. Định dạng tiền tệ.
Nếu cần thêm tiền tệ ($) trước số liệu trong ô bạn chọn

- Format \ Cells
- Custom
- Gõ $ trong ô Type
- Ok
Hoặc nhanh hơn: Nhắp chuột tại nút công cụ $ trên thanh công cụ Formatting.
4. Kẻ khung viền, tạo màu nền cho ô dữ liệu.
Kẻ khung:

- Chọn ô cần kẻ đường viền


- Format \ Cells
- Chọn thẻ Border
- Chọn kiểu đường viền
- Chọn nét cho đường viền
Tô màu nền:

- Chọn ô cần tô nền


- Format \ Cells
- Nhắp chuột tại thẻ Patterns

Trang 116 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

5. Định vị trí dữ liệu trong ô.


Trong nhiều trường hợp, bạn phải xoay số liệu theo chiều nào đó cho phù hợp với mục đích
của bạn. Công việc này được gọi là “Định vị trí dữ liệu trong ô”.

- Chọn ô dữ liệu cần định vị trí


- Format \ Cells
- Alignment
- Chọn vị trí
- Chọn góc xoay
- Ok hoặc Enter

Wrap Text : Cho cuốn chữ xuống dòng khi đụng lề phải của ô (Alt-Enter : Xuống dòng bắt buộc)
Merge Cells: Trộn các ô thành 1 ô

14.4 THAO TÁC TRÊN TẬP TIN


Một File trong EXCEL có đuôi là .xls. Trong một File có thể có nhiều bảng tính nhỏ hoặc
nhiều biểu đồ khác nhau.

14.4.1 Mở File:
1. Mở 1 file mới
- Thực hiện lệnh File \ New hoặc Ctrl + N hoặc Click nút
- Có thể gọi lệnh trực tiếp bằng nút lệnh trên thanh công cụ
2. Mở file đã có trên đĩa
- File \ Open hoặc Ctrl+O hoặc Click nút xuất hiện hộp thoại sau:

- Look in: cho phép chọn vị trí tập tin cần mở

Trang 117 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

- File name: cho phép nhập tên tập tin cần mở theo đúng đường dẫn
- Files of type: chọn kiểu tập tin cần mở
14.4.2 Lưu File vào đĩa:

- File \ chọn Save hoặc nhấp chọn biểu tượng Save trên thanh công cụ
- Tìm thư mục chứa tập tin Excel cần lưu, trong hộp file name, nhập vào tên của bảng tính
Excel và nhấp Save hoặc nhấn Enter.

* Lưu ý: Để lưu bảng tính Excel với tên khác, trên menu File \ Save As.

14.4.3 Đóng File đang mở:


- Thực hiện File \ Close
- Click vào nút lệnh Close
Để đóng tập tin hiện hành, ta phải lưu tập tin trước khi đóng. Nếu tập tin có cập nhật mà
chưa lưu lại thì Excel sẽ hiện thông báo nhắc nhở

Yes : lưu dữ liệu và đóng tập tin hiện hành


No : đóng tập tin hiện hành mà không lưu dữ liệu
Cancel : hủy bỏ lệnh, trở về tập tin hiện hành

Trang 118 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

CHƯƠNG 15: CÁC HÀM TRONG EXCEL

15.1 CÚ PHÁP CHUNG VÀ CÁCH DÙNG


15.1.1 Cú pháp chung
= TÊN HÀM (Danh sách các đối số)
Đa số các hàm của Excel đều có đối số nhưng cũng có những hàm không có đối số. Nếu
hàm có nhiều đối số thì giữa các đối số phải được phân cách bằng ký hiệu phân cách được quy
định trong Windows (thường sử dụng dấu phẩy). Số đối số của hàm nhiều hay ít là tuỳ theo từng
hàm cụ thể.
Đối số của hàm có thể là:
• Các giá trị số : = SUM(10, 12, 6, 8, -7)
• Địa chỉ ô, địa chỉ vùng : = MAX(A2, A4, C3, D2:D5, 6)
• Một chuỗi ký tự : = RIGHT(“Dai hoc Tay Nguyen”, 7)
• Một biểu thức logic : = IF(A4 >= $D$2, 7, 8)
• Một hàm khác : = IF(C2>=0,SQRT(C2),“Số âm không có căn bậc hai!” )
• Tên của một vùng : = A4 * DON_GIA
15.1.2 Cách sử dụng hàm
Để sử dụng các hàm (function) tạo giá trị cho 1ô (cell) trong bảng tính Excel, có 2 cách như
sau:

Cách 1:
- D_Click vào ô muốn nhập hàm, gõ hàm cần dùng vào hoặc nhấp vào ô muốn nhập hàm,
sau đó gõ hàm trên thanh công thức (formula).
- Nhấn Enter để có kết quả.
* Lưu ý: Để sử dụng hàm, các phép toán trong Excel phải có dấu “=” đi trước biểu thức.
SUM T ± 3 fx =SUM(A2,B2)
A B C D
1
2 12 5 =SUM(A2,B2)
3
4
Cách 2:

- D_Click vào ô muốn nhập hàm


- Gõ dấu “=” vào ô hiện hành hoặc trên thanh công thức.
- Nhấp vào mũi tên xuống của khối Function

- Chọn hàm cần dùng. Nếu chưa có, chọn More Function… hộp thoại Function xuất hiện

Trang 119 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

- Chọn hàm cần dùng, nhấp OK.

- Nhập các đối số cho hàm. Nhấp OK.

15.2 CÁC HÀM THÔNG DỤNG


15.2.1 Hàm về TEXT
1. Hàm LEFT
Cú pháp: Left (dữ liệu chuỗi, n)
Giải thích:
- Hàm trả về chuỗi ký tự bằng cách trích dữ liệu trong đối số Dữ liệu chuỗi lấy ra n ký tự
đầu của đối số.
- Nếu không có đối số n thì lấy ký tự đầu tiên của đối số.
- Nếu n ≥ tổng số ký tự trong chuỗi thì hàm trả về toàn bộ chuỗi.

C2 T ± 3 fx =LEFT(A2,4)
A B C D
1
2 Tran Van Dung Tran
3

C2 T ± 3 fx =LEFT(B2)
A B C D
1
2 Tran Van Dung D
3
Trang 120 Trương Văn Giản
 Giáo trình THCB

2. Hàm RIGHT
Cú pháp: Right (dữ liệu chuỗi, n)
Giải thích:
- Hàm trả về chuỗi ký tự bằng cách trích dữ liệu trong đối số Dữ liệu chuỗi lấy ra n ký tự
cuối của đối số.
- Nếu không có đối số n thì lấy ký tự cuối của đối số.
- Nếu n ≥ tổng số ký tự trong chuỗi thì hàm trả về toàn bộ chuỗi.

C2 T ± 3 fx =RIGHT(A2,3)
A B C D
1
2 Ta Van Trung Van
3

C2 T ± 3 fx =RIGHT(B2)
A B C D
1
2 Tran Van Dung g
3

3. Hàm MID
Cú pháp: Mid (dữ liệu chuỗi, n1, n2)
Giải thích:
- Hàm trả về chuỗi ký tự bằng cách trích dữ liệu chuỗi trong đối số bắt đầu từ ký tự thứ n1
tính từ phía bên trái, trích ra n2 ký tự.
- Nếu n2 ≥ tổng số ký tự trong chuỗi thì hàm trả về toàn bộ chuỗi.

C2 T ± 3 fx =MID(A2,5,2)
A B C D
1
2 Ta Van Trung an
3

C2 T ± 3 fx =MID(A2,6,7)
A B C D
1
2 Tran Van Dung Van
3

4. Hàm LEN
Cú pháp: Len (dữ liệu chuỗi)
Giải thích:
- Hàm trả về một số là tổng số ký tự của dữ liệu chuỗi (còn gọi là chiều dài chuỗi).

C2 T ± 3 fx =LEN(B2)
A B C D
1
2 Luu Thi Nguyet 6
3

Trang 121 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

5. Hàm UPPER
Cú pháp: Upper (dữ liệu chuỗi)
Giải thích:
- Hàm trả về chuỗi ký tự bằng cách chuyển tất cả các ký tự chuỗi của dữ liệu chuỗi sang
ký tự hoa.

C2 T ± 3 fx =UPPER(B2)
A B C D
1
2 Luu Thi Nguyet NGUYET
3

6. Hàm LOWER
Cú pháp: Lower (dữ liệu chuỗi)
Giải thích:
- Hàm trả về chuỗi ký tự bằng cách chuyển tất cả các ký tự chuỗi của dữ liệu chuỗi sang
ký tự thường.
C2 T ± 3 fx =LOWER(B2)
A B C D
1
2 Luu Thi Nguyet nguyet
3

7. Hàm PROPER
Cú pháp: Proper (dữ liệu chuỗi)
Giải thích:
- Hàm trả về chuỗi ký tự bằng cách chuyển tất cả các ký tự đầu của dữ liệu chuỗi sang
ký tự hoa và các ký tự còn lại là ký tự thường.

C2 T ± 3 fx =PROPER(A2&” "&B2)
A B C D
1
2 hà kiều anh Hà Kiều Anh
3

8. Hàm SUBSTITUTE
Cú pháp: Substitute (dữ liệu chuỗi, chuỗi cũ, chuỗi mới, n)
Giải thích:
- Thay thế chuỗi cũ trong dữ liệu bằng chuỗi mới.
- Sự thay thế chỉ xảy ra trong lần xuất hiện thứ n trong Dữ liệu chuỗi.
- Nếu không có n, tất cả chuỗi cũ trong Dữ liệu chuỗi sẽ được thay bằng chuỗi mới.
B1 T ± 3 fx =Substitute(A1,”SP”,”BK”)
A B
1 Trường ĐHSP Trường ĐHBK
2

9. Hàm REPLACE
Cú pháp: Replace (dữ liệu chuỗi, n1, n2, chuỗi mới)
Giải thích:
- Thay thế các ký tự tính từ vị trí n1 đến vị trí n2 trong dữ liệu chuỗi bằng chuỗi mới.

Trang 122 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

B1 T ± 3 fx =Replace(A1,10,11,”BK”)
A B
1 Trường ĐHSP Trường ĐHBK
2
10. Hàm REPT
Cú pháp: Rept (dữ liệu chuỗi, n)
Giải thích:
- Lặp lại dữ liệu chuỗi n lần.
B1 T ± 3 fx =Rept(A1,3)
A B
1 ĐHSP ĐHSPĐHSPĐHSP
2
11. Hàm CODE
Cú pháp: Code (Dữ liệu chuỗi)
Giải thích:
- Trả về một số là mã kí tự của Dữ liệu chuỗi.

B1 T ± 3 fx =CODE(A1)
A B
1 ABC 65
2

12. Hàm CHAR


Cú pháp: Char (Dữ liệu số)
Giải thích:
- Trả về kí tự có mã tương ứng
B1 T ± 3 fx =CHAR(A1)
A B
1 65 A
2
13. Hàm EXACT
Cú pháp: Exact (Dữ liệu chuỗi 1, Dữ liệu chuỗi 2)
Giải thích:
- Dùng để so sánh 2 dữ liệu chuỗi.
- Trả về gi trị TRUE nếu 2 dữ liệu chuỗi giống nhau (có phân biệt chữ hoa, chữ thường),
ngược lại trả về FALSE.
C2 T ± 3 fx =EXACT(A2,UPPER(B2))
A B C D
1
2 Hoa HoA TRUE
3

14. Hàm FIND


Cú pháp: Find (Chuỗi tìm, Dữ liệu chuỗi, n)
Giải thích:
- Hàm tìm chuổi chỉ định ở đối số 1(Chuổi tìm) trong Dữ liệu chuỗi ở đối số 2 tại vị trí bắt
đầu tìm là n. Nếu không có n hoặc n = 1 thì việc tìm kiếm sẽ bắt đầu từ đầu Dữ liệu
chuỗi.

Trang 123 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

- Hàm FIND là hàm có phân biệt kiểu chữ


- Trả về lỗi #Value! Nếu không tìm được
C2 T ± 3 fx =FIND(“a”,A2)
A B C D
1
2 ABCabc AbC 4
3

C2 T ± 3 fx =FIND(“a”,A2)
A B C D
1
2 ABCbc AbC #Value!
3

Kết quả trả về là #Value! Vì từ vị trí thứ 5 của chuổi trở đi không có kí tự ”a”.
15. Hàm SEARCH
Cú pháp: Search (Chuỗi tìm, Dữ liệu chuỗi,n)
Giải thích:
- Hàm SEARCH tìm Chuỗi tìm trong Dữ liệu chuỗi bắt đầu từ vị trí thứ n của Dữ liệu
chuỗi.
- Hàm SEARCH không phân biệt kiểu chữ.
- Trả về một số là vị trí kí tự đầu tiên của Chuỗi tìm trong Dữ liệu chuỗi
- Trả về lỗi #Value! Nếu không tìm được
C1 T ± 3 fx =SERACH(“a”,A1)
A B C D
1 ABCabc AbC 1
2

16. Hàm TEXT


Cú pháp : Text (Dữ liệu số, Mã định dạng)
Giải thích :
- Hàm chuyển đổi dữ liệu kiểu số sang kiểu chuỗi theo chỉ định của mã định dạng.
- Mã định dạng đặt trong cặp nháy kép và gồm các ký tự định dạng dữ liệu số, ngày tháng.

B1 T fx =TEXT(A1,“dddd”)
A B C

1 20-01-08 Sunday

17. Hàm VALUE


Cú pháp : Value (Dữ liệu chuỗi )
Giải thích :
- Hàm chuyển đổi dữ liệu chuỗi thành dữ liệu số .
- Dữ liệu chuỗi có dạng số mới chuyển đổi được .
- Khi không chuyển đổi được, hàm trả về #VALUE! .

Ví dụ: Chuyển dữ liệu chuỗi có dạng số (được trích từ chuỗi) sang trị số .
Đối với chuỗi nằm trong ô A1, lấy ra 2 ký tự tính từ ký tự thứ 3 (chuỗi “23” ) bằng cách dùng
hàm MID, sau đó chuyển chuỗi này sang kiểu dữ liệu số bằng hàm VALUE.
Đối với chuỗi nằm trong ô A2, lấy ra 3 ký tự tính từ ký tự thứ 3 (chuỗi “541”) bằng cách dùng
hàm MID, sau đó chuyễn chuỗi này sang kiễu dữ liệu số bằng hàm VALUE, cộng hai giá trị dữ liệu
số trên lại với nhau.

Trang 124 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

B1 T fx =VALUE(MID(A1,3,2))+VALUE(MID(A2,3,3))

A B C D E F G
1 AB23CD 564
2 EF541KL

15.2.2 Hàm Toán học


1. Hàm SUM
Cú pháp : Sum (đối số 1 , đối số 2…)
Giải thích :
- Hàm trả về một số là tổng các giá trị của đối số.
- Hàm cho phép có từ 1 đến 30 đối số.
Ví dụ: Tính tổng các giá trị nằm trong vùng A1:A3 với C1:C3
Trị của ô C3 là dữ liệu chuỗi nên hàm SUM bỏ qua
D3 T fx =SUM(A1:A3,C1:C3)
A B C D E
1 1 5
2 2 6
3 3 ABC 17
4

2. Hàm PRODUCT
Cú pháp: Product ( đối số 1 , đối số 2,…)
Giải thích :
- Hàm trả về một số là tích của các trị của đối số.
- Cho phép tối đa 30 đối số.
- Dữ liệu dạng chuỗi hay logic được bỏ qua

C2 T ± 3 fx =PRODUCT(A1:A3,B1:B3)
A B C D
1 1 5
2 2 6 180
3 3 abc

3. Hàm INT
Cú pháp: Int (Dữ liệu số)
Giải thích: Hàm trả về số nguyên gần nhất và nhỏ hơn Dữ liệu số.

B1 T fx =INT(A1)
A B C

1 123.56 123

4. Hàm MOD
Cú pháp: Mod (dữ liệu số, số chia)
Giải thích:
- Hàm trả số dư của phép chia và cùng dấu với số chia.
- Hàm MOD có thể được biểu diễn dưới dạng MOD(d,n) = n-d*INT(n/d)

B1 T fx =MOD(A1,100)
A B C

1 123.56 23.56

Trang 125 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

5. Hàm ABS
Cú pháp: Abs (Dữ liệu số)
Giải thích:
- Hàm trả về trị tuyệt đối của Dữ liệu số
B1 T fx =ABS(A1)
A B C

1 -123 123

6. Hàm POWER
Cú pháp: Power (đối số 1, đối số 2)
Giải thích:
- Lũy thừa dữ liệu số.
- Trả về một số là kết quả của đối số 1 lũy thừa đối số 2
B1 T fx =POWER(A1,2)
A B C

1 3 9

7. Hàm ROUND
Cú pháp: Round (Dữ liệu số, n)
Giải thích:
- Trả về một số sau khi làm tròn dữ liệu theo chỉ số n.
- Trị của chỉ số n:
• Nếu n = 0: Làm tròn dữ liệu số không có lẻ thập phân
• Nếu n > 0: Làm tròn đến n số lẻ thập phân
• Nếu n < 0: Làm tròn ngược đến n số phần nguyên
- Khi làm tròn:
• Nếu số làm tròn nhỏ hơn 5: Các số từ số bị làm tròn sang phải trở thành 0 và các số bên
trái số bị làm tròn sẽ không đổi.
• Nếu số bị làm tròn lớn hơn 5: Các số từ số bị làm tròn sang phải trở thành 0 và các số
bên trái số bị làm tròn tăng lên một đơn vị.

B1 T fx =ROUND(A1,0)
A B C

1 4.2532 4

B1 T fx =ROUND(A1,1)
A B C

1 4.2532 4.3

B1 T fx =ROUND(A1,2)
A B C

1 4.2532 4.25

B1 T fx =ROUND(A1,-1)
A B C

1 154.2532 150

Trang 126 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

8. Hàm ROUNDUP
Cú pháp: Roundup (Dữ liệu số, n)
Giải thích:
- Công dụng và ý nghĩa các đối số như hàm Round. Nhưng luôn làm tròn tăng. Các số bên
trái số bị làm tròn luôn tăng 1 cho dù số bị làm tròn < 5.

B1 T fx =ROUNDUP(A1,-1)
A B C

1 154.2532 160

9. Hàm ROUNDDOWN
Cú pháp: Rounddown (Dữ liệu số, n)
Giải thích:
- Công dụng và ý nghĩa các đối số như hàm Round. Nhưng luôn làm tròn giảm. Các số bên
trái số bị làm tròn không tăng 1 cho dù số bị làm tròn > 5.
B1 T fx =ROUNDDOWN(A1,-1)
A B C

1 154.2532 150
10. Hàm TRUNC
Cú pháp: Trunc (Dữ liệu số, n)
Giải thích:
- Làm tròn dữ liệu số
- n : Chỉ độ chính xác của việc làm tròn (không ghi n có nghĩa là n=0)

B1 T fx =TRUNC(A1)
A B C

1 154.2532 154

B1 T fx =TRUNC(A1,1)
A B C

1 154.2532 154.2

11. Hàm MMULT


Cú pháp: Mmult (Mảng 1, Mảng 2)
Giải thích:
- Trả về 1 tích ma trận của 2 mảng trong đối số
- Điều kiện:
• Mảng 1 và Mảng 2 là 2 mảng muốn tìm tích
• Số cột của Mảng 1 phải bằng số hàng của Mảng 2
• Hai mảng phải chứa dữ liệu số
Ví dụ: Nhân ma trận tạo bởi mảng (A3:B5, cấp 3x2) với ma trận tạo bởi mảng (C3:C4, cấp
2x1), thu được kết quả là 1 ma trận cấp 3x1 (D3:D5).
D3 T ± 3 fx =MMULT(A3:B5,C3:C4)
A B C D
3 1 4 1 9
4 2 5 2 12
5 3 6 15
Lưu ý:
Nếu bạn chỉ trỏ chuột đến ô cần tính và đưa vào đó hàm muốn dùng thì kết quả chỉ thấy
được phần tử đầu tiên của mảng tính. Để thấy được toàn bộ kết quả, bạn làm như sau:

Trang 127 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

1- Áp dụng hàm MMULT để tính cho 1 ô.


2- Xác định cấp của mảng (ma trận) sẽ được tạo ra khi nhân 2 mảng (đối số của hàm
MMULT).
3- Tô đen một mảng rỗng gồm các ô trong bảng tính Excel đang làm việc có cấp là cấp vừa
được xác định ở bước trên
4- Nhấp lên thanh công thức.
5- Nhấn F2.
6- Nhấn tổ hợp phím Ctrl+ Shift+ Enter
D3 T ± 3 fx =MMULT(A3:B5,C3:C4)
A B C D
3 1 4 1 9
4 2 5 2
5 3 6
D3 T ± 3 fx =MMULT(A3:B5,C3:C4)
A B C D
3 1 4 1 9
4 2 5 2
5 3 6

12. Hàm SUMIF


Cú pháp: Sumif (Khối tiêu chuẩn, Tiêu chuẩn, Khối tính tổng)
Giải thích :
- Hàm tính tổng có điều kiện.
- Các đối số.
Khối tiêu chuẩn: khối ô chứa các trị dùng để xét thỏa tiêu chuẩn hay không.
Tiêu chuẩn: Biểu thức điều kiện dùng để xét tiêu chuẩn.
Cách nhập:
Nhập trực tiếp:
Dùng phép toán so sánh để lập biểu thức. Dùng kí tự đại diện để xét tiêu chuẩn nhóm. Điều
kiện phải nằm trong cặp nháy kép.
Nhập gián tiếp:
Dùng địa chỉ ô hay hàm không đặt trong nháy kép.
Ví dụ 1: Lấy tổng các ô nằm trong khoảng B1:B5 thỏa điều kiện dữ liệu chuỗi trong ô A
tương ứng và phải bắt đầu bằng chữ “G”.

C3 T ± 3 fx =SUMIF(A1:A5,”G*”,B1:B5)
A B C D
1 Gạo 1 5
2 Đường 4
3 Muối 12 14
4 Gạo 2 9
5 Tiêu 3

Ví dụ 2: Lấy tổng các ô nằm trong khoảng B1:B5 thỏa điều kiện: Số trong ô A tương ứng
phải >9. C3 T ± 3 fx =SUMIF(A1:A5,”>9”,B1:B5)
A B C D
1 08 5
2 09 4
3 10 12 24
4 11 9
5 12 3

Trang 128 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

15.2.3 Hàm Thống kê


1. Hàm MAX
Cú pháp: Max (Đối số 1, Đối số 2, ...)
Giải thích:
- Cho phép nhập tối đa 30 đối số.
- Hàm trả về trị lớn nhất của các đối số.
- Dữ liệu chuỗi và lôgic được bỏ qua.
D1 T ± 3 fx =MAX(A1:C1)
A B C D
1 4 9 6 9
2

2. Hàm MIN
Cú pháp: Min (Đối số 1, đối số 2, ...)
Giải thích:
- Cho phép nhập tối đa 30 đối số.
- Hàm trả về trị nhỏ nhất của các đối số.
- Dữ liệu chuỗi và giá trị logic được bỏ qua
D1 T ± 3 fx =MIN (A1:C1)
A B C D
1 4 9 6 4
2

3. Hàm AVERAGE
Cú pháp: Average (Đối số 1, đối số 2,..)
Giải thích :
- Cho phép nhập tối đa 30 đối số.
- Hàm trả về một số là trung bình cộng của các đối số.
- Dữ liệu chuỗi và giá trị lôgic được bỏ qua
D1 T ± 3 fx = AVERAGE (A1:C1)
A B C D
1 3 8 7 6
2

4. Hàm COUNT
Cú pháp: Count (Đối số 1, đối số2, ...)
Giải thích:
- Cho phép nhập tối đa 30 đối số.
- Hàm trả về một số là tổng số ô chứa dữ liệu số.
- Các ô rỗng, dữ liệu chuỗi và hằng lôgic được bỏ qua.
C3 T ± 3 fx =COUNT(A1:B4)
A B C D
1 8 Đ Giá
2 9 4
3 2 12 6
4 TRUE 3
5. Hàm COUNTA
Cú pháp : Counta (Đối số 1, đối số 2,..)
Giải thích:
- Cho phép nhập tối đa 30 đối số
- Hàm trả về một số là tổng số ô có chứa dữ liệu (số, chuỗi, logic,…)
- Các ô rỗng được bỏ qua.

Trang 129 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

C3 T ± 3 fx =COUNTA(A1:B4)
A B C D
1 SLượng Đ Giá
2 9 4
3 2 12 7
4 3

6. Hàm COUNTBLANK
Cú pháp: Countblank ( Đối số 1, Đối số 2…)
Giải thích
- Cho phép nhập tối đa 30 đối số.
- Hàm trả về một số là tổng số ô rỗng.
- Các ô có dữ liệu được bỏ qua

C3 T ± 3 fx =COUNTBLANK(A1:B4)
A B C D
1 SLượng Đ Giá
2 9 4
3 2 12 1
4 3
7. HÀM COUNTIF
Cú pháp: Countif (Khối tiêu chuẩn, Tiêu chuẩn )
Giải thích:
- Dùng để đếm số lượng dữ liệu thỏa tiêu chuẩn
- Hàm trả về một số là tổng số dữ liệu (ô) có trị thỏa tiêu chuẩn.
- Tiêu chuẩn : Biểu thức điều kiện dùng xét tiêu chuẩn.
Cách nhập.
+ Nhập trực tiếp:
Dùng phép toán so sánh để lập biểu thức.
Dùng ký tự đại diện để xét tiêu chuẩn nhóm.
Điều kiện phải nằm trong cặp nháy kép.
+ Dùng địa chỉ ô hay hàm: Không đặt trong nháy kép
C3 T ± 3 fx =COUNTIF(A1:B4,”Khá”)
A B C D
1 ĐTB Xếp loại
2 7 Khá
3 5 TB 2
4 8 Khá
8. Hàm SMALL
Cú pháp: Small (Mảng ,n)
Giải thích:
- Hàm trả về trị nhỏ thứ n của Mảng.
- Nếu n <= 0 hay lớn hơn tổng số phần tư có kiểu dữ liệu số của Mảng thì hàm trả về lỗi #NUM!
C3 T ± 3 fx =SMALL(B1:B4,2)
A B C D
1 SLượng Đ Giá
2 9 4
3 2 12 4
4 3
Chú ý: Hàm SMALL bỏ qua ô trống và ô chứa dữ liệu dạng chuỗi.

Trang 130 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

9. Hàm LARGE
Cú pháp: Large(Mảng ,n)
Giải thích:
- Hàm trả về giá trị lớn thứ n của mảng.
- Nếu n<= 0 hay lớn hơn tổng số phần tử của mảng rổng thì hàm trả về lỗi #NUM!

10. Hàm RANK


Cú pháp: Rank (Dữ liệu số, Khối xếp hạng, n)
Giải thích:
- Dùng để xếp hạng dữ liệu số so với khối xếp hạng.
- Hàm trả về một số là thứ hạng của dữ liệu so với các giá trị của khối xếp hạng.
- n : cách xếp:
n = 0 hay FALSE (không ghi): xếp giảm dần (trị lớn nhất có hạng cao nhất, trị cao thứ hai có
hạng cao thứ hai,…)

n ≠ 0 hay TRUE (phải ghi): xếp tăng (trị nhỏ nhất có hạng cao nhất, trị nhỏ thứ hai có hạng
cao thứ hai,…)
C2 T ± 3 fx =RANK(B2,$B$2:$B$4,1)
A B C D
1 Tên HS Thời gian Xếp hạng
2 Như 8 3
3 Xuân 6 1
4 Hoa 7 2

15.2.4 Hàm Luận lý


1. Hàm IF
Cú pháp: IF (Điều kiện, Trị khi ĐK đúng, Trị khi ĐK sai)
Giải thích:
- Điều kiện là biểu thức hay hàm logic cho kết quả là True hay False
- Hàm IF sẽ xét xem Điều kiện cho kết quả là TRUE hay FALSE.
+ Nếu điều kiện là True thì hàm IF trả về trị tại đối số thứ hai (Trị khi điều kiện đúng).
+ Nếu điều kiện cho kết quả là False thì hàm IF trả về trị tại đối số thứ ba (trị khi điều kiện
sai).
- Hàm IF lồng cấp:
+ Hàm IF lồng cấp là tại đối số thứ hai hoặc đối số thứ ba của hàm IF lại là một hàm IF khác.
+ Excel cho phép hàm IF lồng 7 cấp.
Ví dụ 1: Học sinh có điểm TB >=5 thì Đạt, ngược lại thì Hỏng.

Trang 131 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

C2 T ± 3 fx =IF(B2>=5,”Đạt”,”Hỏng”)
A B C D
1 Tên HS ĐTB Kết quả
2 Như 8 Đạt
3 Xuân 4 Hỏng
4 Hoa 7 Đạt

Ví dụ 2: Sinh viên có điểm TB >=8 và là nữ (ký hiệu chữ cuối của Mã SV là F) thì được học
bổng là 100.000 Các trường hợp khác không có học bổng (học bổng là 0).

C2 T ± fx =IF(C2<8,0,IF(Right(A2,1)=”F”,100000,0))
A B C D
1 Mã SV Tên SV ĐTB Học bổng
2 01F Như 8 100.000
3 02T Tuấn 4 0
4 03F Hoa 7 0

2. Hàm AND
Cú pháp: And (Đối số 1, Đối sồ 2,…)
Giải thích:
- Các đối của hàm phải là biểu thức logic hay hàm logic. Được nhập tối đa 30 đối số.
- Hàm trả về trị TRUE khi tất cả đối số có trị TRUE.
- Hàm trả về trị FALSE khi có ít nhất một đối số có trị FALSE.
- Hàm AND thường được dùng làm biểu thức điều kiện của hàm IF khi xét cùng lúc nhiều
điều kiện logic.

Ví dụ: Sinh viên nữ (kí hiệu chữ cuối cùng của Mã SV là F), có Điểm TB >=8 thì được học
bổng là 100.000 (hai điều kiện phải thỏa), các trường hợp khác không có học bổng.
C2 T fx =IF(AND(C2>=8,Right(A2,1)=”F”),100000,0))
A B C D
1 Mã SV Tên SV ĐTB Học bổng
2 01F Như 8 100.000
3 02T Tuấn 4 0
4 03F Hoa 7 0

3. Hàm OR
Cú pháp: Or (đổi số 1 , đổi số 2,…)
Giải thích:
- Các đối số của hàm phải là biểu thức logic hay là hàm logic. Được nhập tối đa 30 đối số.
- Hàm trả về trị TRUE khi có ít nhất một đối số có giá trị TRUE.
- Hàm trả về trị FALSE khi tất cả đối số có giá trị FALSE.
- Công dụng tương tự của hàm AND (xem hình 3.1).
4. Hàm NOT
Cú pháp: Not (hàm logic)
Giải thích :
- Hàm này trả về giá trị logic phủ định hàm logic.
- Nếu hàm logic là TRUE, hàm NOT cho giá trị FALSE.
- Nếu hàm logic là FALSE, hàm NOT cho giá trị TRUE.
15.2.5 Hàm ngày giờ
1. Hàm DAY
Cú pháp : Day (dữ liệu chuỗi dạng ngày)
Giải thích :
- Hàm trả về ngày của một đối số (ngày theo định dạng Excel).

Trang 132 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

D1 T ± 3 fx =DAY(A1)
A B C D
1 21/1/2008 21
2

2. Hàm MONTH
Cú pháp: Month (Dữ liệu chuỗi dạng ngày)
Giải thích:
- Hàm trả về tháng của một đối số (ngày theo định dạng Excel).

D1 T ± 3 fx =MONTH(A1)
A B C D
1 21/1/2008 1
2

3. HÀM YEAR
Cú pháp : Year (dữ liệu chuỗi dạng ngày)
Giải thích:
- Hàm trả về năm của một đối số (ngày theo định dạng Excel)

D1 T ± 3 fx =YEAR(A1)
A B C D
1 21/1/2008 2008
2

4. Hàm DATE
Cú pháp: Date (Năm, Tháng, Ngày)
Giải thích:
- Hàm trả về một ngày theo định dạng của Excel.
Ghi chú: Đối với ngày: Nếu số nhập lớn hơn số ngày trong tháng thì hàm tự động nhảy
đến các tháng kế tiếp đến khi đạt số ngày phù hợp.
5. Hàm WEEKDAY
Cú pháp: Weekday (Dữ liệu ngày, kiểu)
Giải thích:
- Trả về một số là ngày trong tuần của dữ liệu ngày.
- Các kiểu khai báo:
1 hay không ghi: Số 1 là Chủ nhật đến số 7 là thứ bảy
2: Số 1 là thứ 2 và số 7 là Chủ nhật
3: Số 0 là thứ 2, số 6 là Chủ nhật
6. Hàm HOUR
Cú pháp: Hour (Giá trị thời gian)
Giải thích:
- Trả về số giờ của giá trị thời gian trong khoảng từ 0 đến 23. Giá trị thời gian có thể nhập
dưới dạng text hoặc số

D1 T ± 3 fx =HOUR(A1)
A B C D
1 7:19:30 PM 7
2

Trang 133 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

7. Hàm MINUTE
Cú pháp: Minute (Giá trị thời gian)
Giải thích:
- Trả về số phút của giá trị thời gian trong khoảng từ 0 đến 59. Giá trị thời gian có thể nhập
dưới dạng text hoặc số.

8. Hàm SECOND
Cú pháp: Second (Giá trị thời gian)
Giải thích:
- Trả về số giây của giá trị thời gian trong khoảng từ 0 đến 59. Giá trị thời gian có thể nhập
dưới dạng text hoặc số.
9. Hàm TIME
Cú pháp: Time (giờ, phút, giây)
Giải thích:
- Trả về dữ liệu thời gian theo chỉ định các trị số của đối số.
10. Hàm DATEVALUE
Cú pháp: Datevalue (Dữ liệu chuỗi dạng ngày)
Giải thích:
- Chuyển một chuỗi dạng dữ liệu ngày sang số.
11. Hàm TIMEVALUE
Cú pháp: Timevalue (dữ liệu chuỗi dạng giờ)
Giải thích:
- Chuyển một chuỗi dạng giờ sang dữ liệu số thập phân.
12. Hàm DAYS360
Cú pháp: DAYS360 (Ngày bắt đầu, ngày kết thúc, phương thức)
Giải thích:
- Trả về số ngày giữa 2 ngày dựa trên chuẩn 1 năm có 360 ngày (12 tháng, 30 ngày)
- Nếu như ngày ngày bắt đầu được đưa vào hàm là một ngày sau ngày kết thúc thì kết quả
trả về của hàm là một số âm.
- Phương thức là một giá trị lôgic cho biết hàm được tính theo kiểu U.S hay Châu Âu.
+ False hoặc không ghi: tính theo kiểu của U.S. Nếu ngày bắt đầu là ngày 31 của một tháng,
nó sẽ bằng ngày 30 trong cùng tháng đó. Nếu ngày kết thúc là ngày 31 của một tháng và ngày
bắt đầu sớm hơn ngày 30 của tháng đó, ngày kết thúc sẽ trở thành ngày đầu tiên của tháng kế
tiếp. Ngược lại ngày kết thúc trở thành ngày 31 của tháng đó.
+ True:Hàm tính theo kiểu Châu Âu,nếu ngày bắt đầu hay ngày kết thúc là ngày 31 của một
tháng, sẽ được coi là ngày 30 của tháng đó.

D1 T ± 3 fx =DAYS360(A1,A2)
A B C D
1 24/1/2008 5
2 29/1/2008

15.2.6 Hàm Thông tin


1. Hàm VLOOKUP
Cú pháp: Vlookup (trị dò, bảng dò, cột trích, cách dò)
Giải thích:
- Vlookup là hàm dò tìm theo chiều dọc (cột).
- Tìm trị dò trong cột đầu tiên của bảng dò, trả về giá trị trên cùng dòng và ở cột trích.
- Các đối số:
+ Trị dò là trị dùng để so sánh với các trị trong cột 1 (cột đầu tiên) của bảng dò.Thường trị
này được lấy từ vùng dữ liệu cần tính toán.

Trang 134 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

+ Bảng dò (>=2 cột dữ liệu) là khối ô chứa các trị dùng so sánh với trị dò, trong đó cột 1 của
bảng dò chứa trị so sánh.
+ Cột trích là số nguyên dương chỉ định cột trong Bảng dò chứa trị trả về.
• Cột trích < 1 : Hàm trả về giá trị #VALUE!.
• Cột trích > số cột của Bảng dò:Hàm trả về giá trị # REF!.
+ Cách dò là giá trị logic cho biết bạn muốn dò chính xác hay xấp xỉ.
• Cách dò = 1 hoặc không có, dòng đầu tiên của bảng phải được xếp theo thứ tự tăng
dần. Nếu không thì kết quả của hàm không bảo đảm là đúng.
• Cách dò = 0, bảng dò không cần phải xếp thứ tự.
- Không phân biệt chữ hoa.

VD: Khi tổng hợp kết quả thi vào đại học của trường đại học, người ta lập Bảng điểm ưu
tiên và bảng “KẾT QUẢ THI TUYỂN SINH”

D6 fx = Vlookup(C6,$D$13:$E$16,2,)
A B C D E F G
1
KẾT QUẢ THI TUYỂN SINH
2
NĂM 2006 - 2007
3
4 MÃ KHU ĐIỂM TỔNG KẾT
HỌ & TÊN CỘNG
5 SỐ VỰC ƯU TIÊN Đ.THI QUẢ
6 TS001 Trần Đình Ân C 1.5
7 TS002 Trương Thị Duyên B
8 TS003 Trương Quang Đô C
9 TS004 Quảng Đình Thành A
10 TS005 Võ Duy Nhất C
11
12 Bảng điểm ưu tiên
13 Khu vực Đ.UT
14 A 1.0
15 B 2.0
16 C 1.5
17
Yêu cầu:
Hãy tính ĐƯTcho các thí sinh dự thi dựa vào “Bảng điểm ưu tiên”
Trong đó:
Trị dò tìm là ô có địa chỉ C6
Bảng dò có địa chỉ tuyệt đối là $D$13:$E$16 (có 2 cột)
Thứ tự cột chứa giá trị ĐƯT nằm ở cột 2
Vậy ta nhập công thức cho ô (D6) như trên.

2. Hàm HLOOKUP.
Cú pháp: Hlookup (Trị dò, Bảng dò, Dòng trích, Cách dò)
Giải thích:
- HLOOKUP là hàm dò tìm theo chiều ngang.
- Tìm Trị dò trong dòng đầu tiên của Bảng dò, trả về một giá trị trên cùng cột và ở Dòng
trích.
- Các đối số :
+ Trị dò là trị dùng để so sánh với các trị trong dòng 1 (dòng đầu tiên) của Bảng dò. Thường
thì trị này được lấy từ vùng dữ liệu cần tính toán.

Trang 135 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

+ Bảng dò là các ô chứa các trị dùng so sánh với trị dò và trị trả về, trong đó dòng 1 của
Bảng dò chứa trị so sánh.
+ Dòng trích là số nguyên dương chỉ định dòng trong Bảng dò chứa trị trả về.
• Dòng trích < 1 : hàm trả về giá trị # VALUE!.
• Dòng trích > số dòng của bảng dò: hàm trả về giá trị # REF!.
+ Cách dò là giá trị logic cho biết bạn muốn dò chính xác hay xấp xỉ.
• Nếu cách dò = 1 hoặc không có, dòng đầu tiên của bảng phải được xếp theo thứ tự tăng
dần. Nếu không thì kết quả của hàm không bảo đảm là đúng.
• Nếu cách dò = 0, bảng dò không cần phải xếp thứ tự.
- Không cần phân biệt chữ hoa, thường.

3. Hàm dò tìm vị trí xuất hiện ký tự MATCH


Cú pháp: =Match (trị dò, bảng dò, cách dò)
Giải thích:
Hàm Match() cho kết quả là vị trí của trị dò trong bảng dò
Trong đó:
Trị dò : Là giá trị cần để dò tìm
Bảng dò : Mảng 1 chiều (tập các ô nằm trên 1 dòng hoặc 1 cột)
Cách dò : Kiểu dò tìm (0,1,-1)
0: Hàm sẽ tìm kiếm trong vùng không cần phải sắp xếp và đưa ra vị trí của <trị
dò>. Nếu không tìm thấy thì đưa ra thông báo #N/A.
1: Hàm sẽ tìm kiếm trong vùng được sắp xếp theo thứ tự tăng dần và kết quả là
vị trí của giá trị lớn nhất nhưng không vượt quá <trị dò>.
-1: Hàm sẽ tìm kiếm trong vùng được sắp xếp theo thứ tự giảm dần và kết quả
là vị trí của giá trị nhỏ nhất lớn hơn hoặc bằng < trị dò >.
VD:
E3 fx =Match(B5,$B$3:$B$7,0)
A B C D E
1 BẢNG TỶ GIÁ USD
2 NGÀY MUA TỶ GIÁ
3 11/03/2008 15.600 3
4 17/03/2008 15.900
5 28/03/2008 16.000
6 05/04/2008 15.500
7 14/05/2008 16.100 12/03/2008

= Match(E7,$B$3:$B$7,1) cho kết quả là 1


= Match(E7,$B$3:$B$7,-1) cho kết quả là 4 (Lưu ý phải sắp xếp lại vùng dữ liệu giảm dần
nếu không thì báo lỗi #N/A)

4. Hàm dò tìm 2 chiều INDEX


Dạng 1: INDEX tham chiếu với 3 đối số
Cú pháp: = Index (bảng dò, dòng, cột)
Giải thích:
Hàm trả về trị của ô tại giao điểm của dòng, cột chỉ định bởi đối số 2 và đối số 3.
Trong đó:
Bảng dò : Mảng 2 chiều (địa chỉ tuyệt đối của bảng số liệu)
Dòng : Vị trí ô dữ liệu nằm ở hàng thứ
Cột : Vị trí ô dữ liệu nằm ở cột thứ

Trang 136 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

A B C
1 Ngày Đơn giá
2 15/01/2008 30.000
3 27/02/2008 37.000
4 17/03/2008 35.000
5 10/04/2008 60.000

Các ô số liệu nằm ở vùng có địa chỉ B2:C5 (Bảng dò trong công thức INDEX)
Để lấy số liệu ở cột C hàng 4 (số 35.000) bạn cần áp dụng công thức
= INDEX(B2:C5,3,2) cho kết quả 35.000

Dạng 2: INDEX tham chiếu với 4 đối số


Cú pháp:
= Index ((bảng dò 1, bảng dò 2,…), dòng, cột, n)
Giải thích:
Đối số 1: là danh sách Bảng dò gồm nhiều bảng dò, phân cách nhau bởi dấu phẩy (,) hoặc
chấm phẩy (;) theo List Separator và đặt trong cặp ngoặc đơn.
Đối số 4, n là số nguyên dương chỉ định Bảng dò được tham chiếu trong danh sách các
Bảng dò.
Hàm trả về trị của ô tại giao điểm dòng, cột (xác định bởi đối số 2 và đối số 3) của Bảng dò
chỉ định bởi đối số 4.

D7 T ± 3 fx =INDEX((A3:C5,E3:G5),3,2,2)
A B C D E F G
1
2 MAHANG SLUONG DGIA
3 01234 12 49,000 MAHANG TEN DVT
4 01352 34 35,000 01234 TRÀ HỘP
5 02321 50 38,000 01352 NƯỚC CHAI
6
7 NƯỚC
8

Hàm INDEX() thường được kết hợp với hàm MATCH() để truy tìm số liệu một cách hiệu quả
hơn. Theo dạng công thức:
= INDEX(bảng dò, MATCH(), MATCH())

Trang 137 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

CHƯƠNG 16: THAO TÁC TRÊN CƠ SỞ DỮ LIỆU

16.1 KHÁI NIỆM VỀ CSDL


16.1.1 Khái niệm
Khi quản lý thông tin về một đối tượng nào đó, như quản lý nhân viên chẳng hạn, ta phải quản
lý nhiều thuộc tính liên quan đến nhân viên đó như họ tên, mã nhân viên, phái, năm sinh, nơi sinh, địa
chỉ, mã ngạch, bậc, hệ số, lương, phụ cấp, chức vụ,... Đó là các thuộc tính phản ánh nội dung của
một đối tượng cần quản lý. Các thuộc tính đó thường được biểu diễn dưới dạng các kiểu dữ liệu khác
nhau (là chuỗi, số, ngày tháng, …) và được hợp nhất thành một đơn vị thông tin duy nhất gọi là mẫu
tin (record). Các mẫu tin cùng “dạng” (cùng cấu trúc) hợp lại thành một cơ sở dữ liệu.
Trong Excel, cơ sở dữ liệu có dạng như một danh sách, ví dụ như danh sách nhân viên, danh
sách hàng hóa,... Mỗi danh sách có thể gồm có một hay nhiều cột, mỗi cột như vậy được gọi là một
trường (field) của cơ sở dữ liệu, tên của cột sẽ được gọi là tên trường.
Hàng đầu tiên trong danh sách (cơ sở dữ liệu) chứa các tên trường được gọi là hàng tiêu đề
(Header row), các hàng tiếp theo mỗi hàng là một mẫu tin (record) cho biết thông tin về đối tượng
mà ta quản lý.
16.1.2 Hàng tiêu đề (Header row)
Là hàng đầu tiên trong danh sách (cơ sở dữ liệu) chứa các tên trường. Tuy nhiên một số cơ
sở dữ liệu có phần tiêu đề nhiều hơn một hàng, khi đó các thao tác thực hiện trên cơ sở dữ liệu sẽ
bị lỗi hoặc không thực hiện được, ta phải thêm vào một hàng tiêu đề phụ cho cơ sở dữ liệu, và sử
dụng hàng tiêu đề phụ cho các thao tác trên cơ sở dữ liệu.
16.1.3 Vùng tiêu chuẩn (Criteria range)
Là vùng chứa điều kiện theo chỉ định (trích lọc, thống kê, …), vùng này có tối thiểu 2 hàng.
16.2 TRÍCH LỌC DỮ LIỆU
Trích lọc dữ liệu là tính năng lọc ra các mẫu tin thỏa mãn những tiêu chuẩn nào đó từ
cơ sở dữ liệu ban đầu. Có hai phương pháp lọc dữ liệu: lọc tự động (AutoFilter) và lọc
nâng cao (Advanced Filter).
16.2.1 Lọc dữ liệu tự động
Lệnh Data \ Filters \ AutoFilter dùng để lọc các mẫu tin thỏa mãn những tiêu chuẩn nào đó từ
cơ sở dữ liệu ban đầu. Chỉ những mẫu tin nào thỏa tiêu chuẩn thì mới được hiển thị còn những
mẫu tin khác sẽ tạm thời bị che không nhìn thấy.
Cách thực hiện
- Chọn vùng CSDL với tiêu đề là một hàng.
- Vào menu Data \ Filters \ AutoFilter, Excel sẽ tự động thêm các nút thả cạnh tên trường cho
phép bạn chọn tiêu chuẩn lọc tương ứng với các trường đó.
- Chọn điều kiện trong hộp liệt kê thả của từng trường tương ứng.

All : cho hiển thị tất cả các mẫu tin


Top 10 : chọn lọc lấy một số mẩu tin có giá trị cao nhất (Top) hay thấp nhất (Bottom).
Custom : cho phép đặt các điều kiện so sánh khác ( >, >=, ...)
Các trị : chỉ hiển thị những mẫu tin đúng bằng trị đó.

Trang 138 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

Mặc nhiên Excel sẽ hiểu tên trường bằng với giá trị được chọn trong hộp liệt kê thả.
Các điều kiện trong các trường khác nhau có tính chất đồng thời với nhau (AND).

Ghi chú:
- Muốn hiển thị lại tất cả bạn chọn lệnh Data \ Filter \ Show All.
- Muốn bỏ chế độ lọc dữ liệu tự động (bỏ các nút thả) trở về trạng thái bình thường,
bạn chọn lại lệnh Data \ Filter \ AutoFilter.
16.2.2 Lọc dữ liệu nâng cao (Advanced Filter)
Lệnh Data \ Filter \ Advanced Filter dùng để trích ra các mẫu tin theo các điều kiện chỉ định
trong vùng tiêu chuẩn do bạn thiết lập trên Sheet.
Cách thực hiện
- Tạo vùng tiêu chuẩn lọc.
- Vào menu Data \ Filter \ Advanced Filter, xuất hiện hộp thoại sau:

Action:
+ Filter the list, in-place: kết quả hiển thị trực tiếp trên vùng CSDL.
+ Copy to another location: kết quả được đặt tại một vị trí chỉ định.
List range : chọn địa chỉ vùng CSDL.
Criteria range : chọn địa chỉ vùng tiêu chuẩn.
Copy to: chọn địa chỉ của ô đầu tiên trong vùng kết quả (phải chọn mục Copy to another
location).
Unique records only: nếu có nhiều mẫu tin giống nhau thì chỉ lấy duy nhất một
mẫu tin đại diện, ngược lại thì lấy hết các mẫu tin thỏa điều kiện của vùng tiêu chuẩn (dù
giống nhau).

Trang 139 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

16.3 CÁC HÀM CƠ SỞ DỮ LIỆU


16.3.1 Khái niệm
- Hàm CSDL là hàm dùng để tính toán trên Cơ sở dữ liệu.
- Cần thiết lập vùng tiêu chuẩn (Criteria Range) để xét tiêu chuẩn
- Hàm sẽ tính toán trên CSDL và trả về kết quả theo xác lập của vùng tiêu chuẩn.
- Tên hàm CSDL được phân biệt bởi chữ D đầu và có cú pháp chung là:

= TÊN_HÀM (CSDL, Field, Tiêu chuẩn)


Giải thích:
- Cơ sở dữ liệu: Vùng CSDL được chọn và bao gồm nhãn các Fields. Có thể dùng địa
chỉ hay tên vùng.
- Field: Chỉ định field (Tên cột) dùng để tính toán.
- Tiêu chuẩn (Criteria) : là vùng tiêu chuẩn mà các mẫu tin thỏa điều kiện mới được tính
toán.
16.3.2 Các hàm CSDL thông dụng

- DSUM (CSDL, field, Tiêu chuẩn)


Tính tổng các trị của Field trong CSDL thỏa Tiêu chuẩn.
- DAVERAGE (CSDL, field, Tiêu chuẩn)
Tính Trung bình cộng các trị của Field trong CSDL thỏa Tiêu chuẩn.
- DPRODUCT (CSDL, field, Tiêu chuẩn)
Tính Tích các trị của Field trong CSDL thỏa Tiêu chuẩn.
- DMAX (CSDL, field, Tiêu chuẩn)
Tính Trị lớn nhất của các trị của Field trong CSDL thỏa Tiêu chuẩn.
- DMIN (CSDL, field, Tiêu chuẩn)
Tính Trị nhỏ nhất của các trị của Field trong CSDL thỏa Tiêu chuẩn.
- DCOUNT (CSDL, field, Tiêu chuẩn)
Tính tổng số ô có dữ liệu số của Field trong CSDL thỏa Tiêu chuẩn.
- DCOUNTA (CSDL, field, Tiêu chuẩn)
Tính tổng số ô không rỗng của Field trong CSDL thỏa Tiêu chuẩn.

Cách tạo vùng Tiêu chuẩn (Criteria)


- Có 2 dòng (dòng tiêu đề và dòng chứa tiêu chuẩn)
1. Tiêu chuẩn dạng nhãn:
Giá trị tiêu đề của vùng tiêu chuẩn là tiêu đề của cột trên vùng database muốn rút
trích/thống kê Do đó muốn tạo vùng tiêu chuẩn phải copy tiêu đề từ vùng Database.

Trang 140 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

2. Tiêu chuẩn dạng công thức:


Giá trị tiêu đề của vùng tiêu chuẩn phải khác tiêu đề các cột trong vùng Database, tiêu
chuẩn sử dụng công thức Giá trị trả về là True hay False.
VD: Tiêu chuẩn ký tự đầu của TEN là “H”

3. Tiêu chuẩn dạng liên kết:


Có nhiều tiêu chuẩn trong công thức sử dụng toán tử Logic AND, OR để kết hợp tiêu chuẩn.
VD: Tiêu chuẩn ký tự đầu của TEN là “H” và SOCON > 2

Trang 141 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

16.4 SẮP XẾP DỮ LIỆU (Sort)

Tương tự như chức năng Table \ Sort của Word, lệnh Data \ Sort cho phép sắp xếp các hàng
hoặc các cột trong vùng được chọn theo thứ tự tăng dần hoặc giảm dần tương ứng khoá sắp xếp
được chỉ định, vùng sắp xếp phải chọn tất cả các ô có liên hệ với nhau, nếu không sẽ xảy ra tình
trạng “râu ông này cắm cằm bà kia”.
Cách thực hiện:
Giả sử cần sắp xếp cơ sở dữ liệu BẢNG LƯƠNG ở trên theo Hệ số lương tăng dần, nếu
cùng Hệ số lương thì sắp theo Phụ cấp giảm dần.
− Chọn vùng dữ liệu cần sắp xếp.
− Vào menu Data \ Sort, xuất hiện hộp thoại sau:

Ghi chú:
- Nếu muốn sắp theo hàng thì chọn nút lệnh Options của hộp thoại Sort, sau đó chọn mục
Sort left to right.
- Nếu muốn sắp xếp nhanh theo cột nào đó thì đặt trỏ vào ô bất kỳ của cột đó và Click chọn

nút trên thanh Standard để sắp theo chiều tăng dần, hoặc để sắp theo chiều giảm dần.

16.5 TỔNG HỢP THEO TỪNG NHÓM (Subtotals)

Chức năng này cho phép tạo các dòng tổng kết trong CSDL. SubTotals sẽ chèn tại các vị trí
cần thiết các tính toán thống kê theo yêu cầu.

Ví dụ: Với CSDL bên dưới, giả sử ta cần tổng hợp theo Xếp loại và tính điểm trung bình cho
các môn Tóa, Tin và Trung bình.

Trang 142 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

Các bước thực hiện:


B1: − Sắp xếp CSDL theo trường cần tạo SubTotals (vd: Xếp loại) mục đích để các mẫu tin
có cùng Xếp loại thì nằm liền kề nhau.
B2: − Data \ Subtotals
+ At each change in: Chọn trường mà theo trường này
tại mỗi vị trí thay đổi, Excel sẽ chèn vào dòng tổng kết – Tức là
dòng thực hiện các phép tính (Xếp loại).
+ Use function: Chọn hàm thực hiện việc tính toán
tổng kết dữ liệu (Average)
+ Add Subtotals to: Chọn các trường cần tính toán
(trong vd tính trung bình các trường Toán, Tin, Trung bình)
Replace current subtotals: Thay thế các dòng
tổng hợp cũ để ghi dòng tổng hợp mới.
Page break between groups: Tạo ngắt trang
giữa các nhóm.
Summary below data: Thêm dòng tổng hợp sau
mỗi nhóm.
B3: − OK

Trang 143 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

CHƯƠNG 17: TẠO BIỂU ĐỒ

Khi bạn cần trình bày dữ liệu của bảng tính đến người khác thì việc hiển thị các sự
kiện và con số dưới dạng biểu đồ rất có ý nghĩa. Biểu đồ cho phép biểu diễn sự tương
quan của dữ liệu trong bảng tính trên phương diện đồ họa, biến đổi các hàng, cột thông tin
thành những hình ảnh có ý nghĩa. Biểu đồ giúp bạn so sánh số liệu trong bảng tính một
cách trực quan, tránh việc phải đọc các số liệu chi chít trên bảng, tiên đoán được sự phát
triển của dữ liệu mô tả trong bảng, làm cho bảng trở nên sinh động và thuyết phục hơn.
17.1 CÁC LOẠI BIỂU ĐỒ
Có 3 loại biểu đồ thường gặp là biểu đồ dạng cột (Column), dạng đường thẳng (Line) và
dạng bánh (Pie). Từ 3 dạng này Excel triển khai thành 14 loại biểu đồ chuẩn (Standard types) và 20
kiểu biểu đồ tuỳ chọn (Customize types) có thể dùng để biểu diễn số liệu trong bảng tính thành
nhiều cách nhìn khác nhau tùy theo yêu cầu của người dùng.
Các loại biểu đồ chuẩn trong Excel và công dụng cơ bản của mỗi loại

Loại biểu đồ Chức năng


Column So sánh các loại dữ liệu với nhau theo chiều dọc.
Bar So sánh các loại dữ liệu với nhau theo chiều ngang.
Line Cho xem sự thay đổi dữ liệu trong một giai đoạn.
Pie So sánh tỷ lệ của các thành phần trong một tổng thể.
XY (Scatter) Mô tả quan hệ giữa hai loại dữ liệu liên quan.

Area Nhấn mạnh tầm quan trọng tương đối của các giá trị qua một giai đoạn.

So sánh các phần với tổng thể trong một hoặc nhiều phảm trù dữ liệu (Biểu đồ
Doughnut
Pie có một lỗ ở giữa).

Rada Chỉ ra các thay đổi trong dữ liệu hoặc tần số dữ liệu tương đối với tâm điểm.

Tạo vết các thay đổi trong hai biến số khi biến số thứ ba (như thời gian) thay đổi,
Surface
là một đồ họa 3 chiều.

Buble Hiện sáng các chùm giá trị, tương tự như đồ họa Scatter.

Kết hợp đồ họa Line và đồ họa Column. Được thiết kế đặc biệt để tạo vết giá cổ
Stock
phiếu.

Cylinder Sử dụng một hình trụ để trình bày các dữ liệu đồ họa Bar hay đồ họa Column.

Cone Nhấn mạnh các đỉnh của dữ liệu, là đồ họa Bar hay đồ họa Column.

Nhấn mạnh các đỉnh của dữ liệu trong các đồ họa Bar hay Column, tương tự đồ
Pyramid
họa Cone.

17.2 CÁC BƯỚC TẠO BIỂU ĐỒ


17.2.1 Chuẩn bị dữ liệu cho biểu đồ
Một biểu đồ trong Excel được tạo ra từ dữ liệu trong bảng tính hiện hành. Vì vậy trước khi xây
dựng biểu đồ bạn cần tạo bảng tính có chứa các dữ liệu cần thiết bằng cách nhập dữ liệu trực tiếp
hoặc sử dụng các hàm Excel để tính.

Trang 144 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

Ví dụ như số liệu trong bảng THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG SINH VIÊN theo từng năm học
dưới đây:

Yêu cầu: Tạo biểu đồ dạng cột (Column) để biểu diễn số lượng sinh viên theo hệ đào tạo
trong các năm từ năm 2003 đến 2007.
17.2.2 Các thao tác tạo biểu đồ
- Vào menu Insert \ Chart hoặc Click vào nút Chart Wizard trên thanh Standard.
- Thao tác qua 4 bước của Chart Wizard như sau:
- Bước 1: (Step 1 of 4 - Chart Type): chọn loại biểu đồ

- Bước 2 (Step 2 of 4 - Chart Source Data): Chọn vùng dữ liệu.


- Lớp Data Range
+ Data Range: vùng dữ liệu dựng biểu đồ.
+ Series in: dữ liệu của từng đối tượng nằm theo hàng ( Row) hay cột ( Column)

Trang 145 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

- Lớp Series : vùng dữ liệu từng thành phần trong biểu đồ


+ Series: mỗi tên trong danh sách xác định một dãy số liệu trong biểu đồ (sinh viên mỗi
hệ). Dữ liệu tương ứng được định nghĩa trong hộp Name và Values
+ Name: tên cho dãy số liệu của đối tượng được chọn trong danh sách Series, là địa chỉ ô
tiêu đề của dãy số liệu, nếu không có thì hộp Name sẽ trống, khi đó bạn phải tự nhập
tên vào.
Chú ý: những tên (name) này sẽ là nhãn cho chú giải (Legend) để xác định mỗi dãy số
liệu trong biểu đồ.
+ Values: địa chỉ của dãy số liệu của đối tượng được chọn trong danh sách Series.
+ Nút Add: Thêm dãy số liệu mới.
+ Nút Remove: Xóa dãy số liệu không dùng trong biểu đồ.
+ Category(X) axis labels: Vùng dữ liệu làm tiêu đề trục X

- Bước 3 (Step 3 of 4 - Chart Options): xác định các tùy chọn cho biểu đồ.
- Titles: Đặt các tiêu đề cho biểu đồ.
+ Chart title: tiêu đề biểu đồ.
+ Category(X) axis: tiêu đề trục X.
+ Value (Z) axis: tiêu đề trục Z.
- Axes: Tùy chọn cho các trục toạ độ (X, Z, ...).
- Gridlines: Tùy chọn cho các đường lưới.
- Legend: Tùy chọn cho phần chú giải
- Data label: thêm hoặc bỏ các nhãn dữ liệu cho các thành phần của biểu đồ
- Data Table: thêm bảng dữ liệu nguồn vào biểu đồ

Trang 146 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

- Bước 4 (Step 4 of 4 - Chart Location) : xác định vị trí đặt biểu đồ.
As new sheet : tạo 1 sheet mới chỉ chứa biểu đồ
As object in : chọn sheet để đặt biểu đồ

Click chọn Finish để hoàn tất việc tạo biểu đồ.

THỐNG KÊ SL SINH VIÊN

800
700
600
500
Số lượng 400 TRUNG CẤP
300 CAO ĐẲNG
200
100 LT ĐẠI HỌC
0
2003 2004 2005 2006 2007
Năm

17.2.3 Hiệu chỉnh biểu đồ


Sau khi tạo xong biểu đồ theo theo 4 bước nêu trên, ta có thể chỉnh sửa lại biểu đồ bằng
cách thay đổi các thông số như: thay đổi loại biểu đồ, vùng dữ liệu, hiệu chỉnh các tiêu đề…tương
ứng với các bước khi tạo biểu đồ.

Trang 147 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

Cách thực hiện:


- Click chọn biểu đồ cần hiệu chỉnh, khi đó menu Data sẽ chuyển thành Chart
- Chọn bước cần hiệu chỉnh trong menu Chart (hoặc R_Click lên nền biểu đồ và chọn lệnh
tương ứng).
- Thực hiện chỉnh sửa như khi tạo biểu đồ
1. Chart type: chọn loại biểu đồ
2. Source data: chọn lại dữ liệu nguồn
3. Chart Options: chọn lại các tùy chọn
4. Location: chọn lại vi trí đặt biểu đồ
5. Add data: thêm dãy số liệu mới

CHƯƠNG 18: ĐỊNH DẠNG & IN ẤN

18.1 ĐỊNH DẠNG TRANG IN (PAGE SETUP)


Lệnh File \ Page Setup cho phép bạn đặt hướng trang (Orientation), chọn khổ giấy in (Paper
size), đặt độ rộng của các lề (Margins), tạo tiêu đề đầu và chân trang (Header and Footer), đánh số
trang (Page number), chọn vùng dữ liệu in (Print Area), ...
Hộp thoại Page Setup gồm các lớp sau:
* Lớp Page: đặt hướng trang, chọn khổ giấy in, …
- Orientation: Chọn hướng giấy in.
 Portrait: hướng in đứng.
 Landscape: hướng in nScaling
- Paper size: chọn khổ giấy
- Print quality: chọn chất lượng in.
- First page number: chọn số bắt đầu của trang đầu tiên.

* Lớp Margins : Đặt độ rộng các lề

Chọn độ rộng các lề Bottom, Left, Right, Header và Footer (đơn vị là inch).

Trang 148 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

Nếu muốn đặt bảng tính nằm ngay tại tâm của trang in (Center on page), đánh dấu vào mục
Horizontally để đặt vào trung tâm trang in theo chiều ngang, đánh dấu vào mục Vertically để
đặt bảng tính vào trung tâm trang in theo chiều dọc.
* Lớp Header and Footer: Tạo tiêu đề đầu/chân trang, đánh số trang
Có thể chọn tiêu đề đầu/chân trang có sẵn trong mục Header/Footer. Tuy nhiên các tiêu đề
đầu/chân trang có thể không đúng với mong muốn của bạn. Để tạo tiêu đề đầu/chân trang theo yêu
cầu của mình ta chọn vào mục Custom Header / Custom Footer. Hộp thoại Header /Footer cho
phép tạo tiêu đề đầu trang/chân trang, đánh số trang, chèn ngày giờ...

* Lớp Sheet: chọn vùng dữ liệu in, đặt tùy chọn khi in, thứ tự in...
- Print area: cho phép chọn vùng dữ liệu in (nếu chọn thì chỉ dữ liệu trong vùng chọn mới
được in, ngược lại thì in tất cả dữ liệu trong Sheet).
Có thể chọn vùng dữ liệu in như sau:
+ Chọn vùng dữ liệu in
+ File \ Print Area \ Set Print Area
Để bỏ chọn vùng dữ liệu in, ta chọn lệnh File \ Print Area \ Clear Print Area
- Print Tiltes: lặp lại tiêu đề hàng (row) và cột (column) trên mỗi trang in (khi bảng tính có
nhiều trang).
+ Rows to repeat at top: lặp lại tiêu đề hàng trên đầu mỗi trang in
+ Colmns to repeat at left: lặp lại tiêu đề cột bên trái mỗi trang in
- Print : đặt một số tùy chọn khi in
+ Gridlines: chọn in các đường lưới (mặc nhiên là không in)
+ Row and column headings: chọn in chỉ số hàng (1,2,3...) và tên cột (A,B,C...).
+ Comments: chọn in hay không in phần chú thích.

Trang 149 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

- Page order: chọn thứ tự in khi bảng tính có nhiều trang


+ Down, and over: in theo chiều từ trên xuống dưới hết các trang, sau đó mới in phần dư bên phải.
+ Over, then down: in theo chiều từ trái sang phải hết các trang, sau đó mới in trang sau.

18.2 THỰC HIỆN IN


(Có thể xem trước kết quả trước khi in trên màn hình: File \ Print Preview)
Sau khi hoàn tất phần nội dung, để thực hiện in ta thao tác như sau:
- File \ Print... (hoặc Ctrl + P) hộp thoại Print xuất hiện như sau:
- Printer: Chọn máy in cần sử dụng để in
- Print range: chọn vùng in
 All: in tất cả
 Page (s): chọn in liên tục từ trang bắt đầu (From) đến trang cuối (To).
- Print what: phần được in.
 Selection: in khối được chọn
 Entire workbook: in tất cả các Sheet trong workbook.
 Active (s) sheet: in sheet hiện hành
- Copies: số bản và thứ tự in
+ Number of copy: chọn số bản in
Collate: kiểm tra thứ tự in

Trang 150 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

PHẦN V: TRÌNH DIỄN VỚI MICROSOFT POWERPOINT 2003


CHƯƠNG 19: MICROSOFT POWERPOINT

Microsoft PowerPoint là một phần mềm trình diễn (presentation) chuyên nghiệp có nhiều tiện
ích để trình bày vấn đề có hình thức đẹp và sinh động, dễ sử dụng, hiệu quả. Bạn có thể sử dụng
PowerPoint để tạo các trình diễn phục vụ đông đảo khán thính giả với nhiều mục đích khác nhau.
Trình diễn là phương tiện để truyền đạt thông tin, thuyết phục, giáo dục khán giả. PowerPoint
cung cấp cho bạn các công cụ để tạo các minh họa cho phần thuyết trình trong các hội thảo, hội
nghị, seminar, báo cáo luận văn,… Ngoài ra nó cũng được sử dụng phổ biến trong công tác giảng
dạy. Mỗi trang thể hiện nội dung, hình ảnh, âm thanh, … được gọi là một Slide.
PowerPoint có thể sử dụng để trình bày một vấn đề theo các cách sau:
- Trình bày trực tiếp bằng máy tính: máy tính sẽ được nối với một máy Projector hoặc
máy Datashow.
- Trình bày gián tiếp: bằng cách in ra các trang Slide rồi sử dụng máy Overhead.
19.1 KHỞI ĐỘNG POWERPOINT
- Cách 1: Chọn lệnh Start / Programs / Microsoft PowerPoint 2003
- Cách 2: D_Click vào biểu tượng PowerPoint trong màn hình nền (Desktop).
- Cách 3: D_Click lên tập tin PowerPoint có sẵn trong máy.
19.2 THOÁT KHỎI MICROSOFT POWERPOINT
- Cách 1: Click vào nút Close .
- Cách 2: Chọn lệnh File \ Exit.
- Cách 3: Nhấn tổ hợp phím Alt + F4.
19.3 CỬA SỔ CHƯƠNG TRÌNH POWERPOINT

Trang 151 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

19.3.1 Các thao tác trên tập tin


Tập tin của PowerPoint có phần mở rộng mặc nhiên là .PPT (Presentation). Các thao tác
mở file, đóng file, lưu file tương tự như Microsoft Word.
Ngoài ra, bạn có thể chọn lưu tập tin PowerPoint dưới dạng phần mở rộng là .PPS
(PowerPoint Show).
19.3.2 Các chế độ hiển thị của PowerPoint
PowerPoint có 2 chế độ trình bày và một chế độ trình diễn. Để chọn chế độ hiển thị, Click
chọn vào nút công cụ trên thanh công cụ View ở cuối trang màn hình.

Bạn cũng có thể vào menu View, sau đó chọn cách hiển thị tương ứng.

1. Chế độ bình thường (Normal View)


Khi hiển thị ở chế độ này, màn hình được chia thành 3 phần: cửa sổ bên trái hiển thị tổng
quan nội dung của bản trình bày, cửa sổ bên phải hiển thị nội dung của Slide hiện hành, và cửa sổ
ghi chú ở phía bên dưới. Chế độ này thường được sử dụng khi tạo, chỉnh sửa nội dung Slide.
2. Chế độ xem thứ tự Slide (Slide Sorter)
Hiển thị nhiều Slide cùng lúc trên màn hình. Chế độ này thường được dùng để thay đổi và
sắp xếp thứ tự các Slide.

3. Chế độ trình diễn (Slide Show)


Hiển thị từng Slide ở chế độ toàn màn hình. Chế độ này được dùng khi thực hiện buổi
thuyết trình. Để thoát khỏi chế độ này và trở về chế độ trước đó, nhấn phím ESC.

Trang 152 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

CHƯƠNG 20: CÁC THAO TÁC CƠ BẢN

20.1 TẠO BẢN TRÌNH DIỄN MỚI


20.1.1 Sử dụng các mẫu thiết kế sẵn
Các mẫu có sẵn trong Powerpoint cung cấp cho người sử dụng các định dạng và trình bày mỹ
thuật đa dạng. Người dùng có thể thay đổi thiết kế nền, thay đồi font chữ, kiểu chữ cho phù hợp,...

1. Tạo bản trình diễn mới dùng các mẫu thiết kế sẵn

1. Trong menu File, chọn New.


2. Trong khung tác vụ New Presentation, dưới chữ New, chọn From Design Template.
3. Trong khung tác vụ Slide Design, dưới mục Available For Use, bấm chọn Globe design template.
Chú ý: Nếu để con trỏ chuột ở phía trên mẫu, tên của nó sẽ xuất hiện. Khung tác vụ Slide
Design hiển thị các mẫu theo thứ tự ABC.
4. Trong menu Globe design template, bấm chọn Apply to All Slides. Về sau ta có thể thay
đổi mẫu khác.
5. Ta có thể giữ nguyên định dạng của slide thứ nhất, hoặc có thể thay đồi nó như sau: trên menu
Format, bấm chọn Slide Layout để mở khung tác vụ Slide Layout, sau đó bấm chọn kiểu định dạng.
6. Trong text box ở trên, gõ tiêu đề của bản trình diễn
7. Trong text box ở dưới, gõ một tiêu đề phụ
8. Vào menu File, chọn Save As. Duyệt đến thư mục cần lưu trên My computer sau đó bấm Save.
9. Để chèn vào một slide kế tiếp, bấm chọn biều tượng New Slide trên thanh công cụ. Cứ
thế tiếp tục các bước này trong quá trình xây dựng và trình diễn.
Nếu bạn thường xuyên trình chiếu trong lớp, hãy chú ý đến cách chọn màu sắc tương phản
sao cho mọi thành viên trong phòng có thể cảm nhận được ý đồ nhấn mạnh mà không phụ thuộc
hiện tượng mù màu tạm thời hay xảy ra. Ta có thể hiệu chỉnh định dạng của các slide bất cứ lúc
nào, bằng cách dùng mẫu thiết kế sẵn, các sơ đồ màu, các kiểu trình bày,....

2. Sử dụng khung tác vụ

Sử dụng khung tác vụ Slide Layout và Slide Design, ta có thể tổ chức các kiểu trình bày
slide, các mẫu thiết kế, các sơ đồ màu trong một bộ sưu tập tất cả các slide. Chọn một mục trong
khung tác vụ này sẽ tác dụng ngay trên slide đang làm việc

Thanh tác vụ Slide Layout chứa nhiều kiểu trình bày văn bản và nội dung khác nhau. Ví dụ,
ta có thể tạo ra một tiêu đề ở phía trên những mục chọn, có thể tạo ra một khung chứa hình ảnh,
một khung chứa video clip,...

Có thể dùng sơ đồ màu để sự chọn lựa thêm phong phú. Ngoài ra còn có thể sử dụng các
sơ đồ hoạt hình.

Cách sử dụng khung tác vụ Slide Design

- Mở một bản trình diễn nào đó (*.ppt) .


- Trên thanh công cụ Format, chọn Slide Design để mở ra khung tác vụ Slide Design. Trong
khung tác vụ Slide Design, có thể chọn Design Templates, Color Schemes, hoặc Animation
Schemes. Mặc nhiên là Design Templates.

Trang 153 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

- Trong khung tác vụ Slide Design, bấm Slide Design - Color Schemes.

- Bấm chọn sơ đồ màu theo sở thích. Bấm Apply to All Slides.

3. Sử dụng các kiểu trình bày nội dung (content layouts)

Kiểu trình bày nội dung là một cách sắp xếp các thành phần trong một slide, bao gồm: Tiêu
đề, các danh sách, bảng biểu, ảnh, clip art. Khi tạo một slide mới, ta có thể chọn một kiểu trình bày
cho nó. Nếu không thấy kiểu trình bày phù hợp, bạn có thể chọn blank layout và sau đó tự định
dạng theo sở thích.
Để áp đặt một kiểu trình bày slide
- Mở một bản trình diễn (*.ppt.)
- Trong menu Format, chọn Slide Layout. Khung tác vụ Slide Layout xuất hiện.
- Mở tab Slides trong chế độ Normal. Chọn một hoặc nhiều slide
- Trong khung tác vụ Slide Layout, chọn kiểu trình bày thích hợp. Kiểu trình bày đó sẽ tác
động đến các slide được chọn.

Ta cũng có thể hiệu chỉnh kiểu trình bày của một hay nhiểu slide vào bất cứ lúc nào. Hiệu

Trang 154 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

20.2 HIỆU CHỈNH BẢNG TRÌNH DIỄN


Với PowerPoint 2003, ta có thể thay đổi định dạng căn bản của nó bằng cách hiệu chỉnh
slide chủ (slide master), thay đổi sơ đồ màu, hoặc gán những chuyển cảnh (Transitions),

20.2.1 Thay đổi slide chủ


Slide chủ là một thành phần trong mẫu thiết kế sẵn, chứa những thông tin tương đối ổn định
và nhất quán như: Kiểu font, vị trí các textbox, hình nền. Ta có thể thay đổi slide chủ, khi đó tất cả
các slide trong bản trình diễn sẽ chịu ảnh hưởng chung.

Ngoài slide chủ, mẫu thiết kế thường bao gồm một bản tiêu đề chủ (title master). Bản tiêu đề
chủ chứa các thông tin về định dạng trong phạm vi các slide tiêu đề. Thông thường đó là các slide
đầu tiên xuất hiện trong khung tác vụ Slide Layout.

Ta có thể dùng slide chủ trong trường hợp đặc biệt muốn đưa hình vào nhiều slide.

Để hiệu chỉnh slide chủ Nếu bản trình diễn có nhiều mẫu khác nhau, bạn phải cập nhật
các slide chủ đối với từng mẫu. Có thể dùng thanh công cụ Slide Master View để chèn thêm một
slide chủ mới .

1. Mở một bản trình diễn mới (*.ppt.).

2. Trên menu View menu, chọn Master, và bấm chọn Slide Master.

3. Hiệu chỉnh nội dung trong textbox của slide chủ

20.2.2 Thay đổi sơ đồ màu (Color Scheme)


Thay đổi sơ đồ màu trong bản trình diễn là một phương pháp rất đơn giản nhưng hiệu quả
để thay đổi hiệu quả mỹ thuật. Mẫu thiết kế sẽ xác định các sơ đồ màu tương ứng.

Ta có thể thử nghiệm thay đổi sơ đồ màu bằng cách sử dụng thanh tác vụ Slide Design,
hoặc có thể tạo ra sơ đồ màu riêng bằng cách dùng các màu khác nhau cho các thành phần khác
nhau trên slide.

Trang 155 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

Thêm các màu không nằm trong sơ đồ màu

1. Trong menu Format, chọn Slide Design.


2. Trong thanh cộng cụ In the Slide Design pane, chọn Color Schemes.
3. Chọn nút Edit Color Schemes trên thanh tác vụ Slide Design.
4. Trong hộp thoại Edit Color Scheme dialog box, Bấm chọn thẻ click the Custom. Nếu
Background chưa được chọn, hãy bấm chọn và đợi.
5. Chọn Change Color. Trong hộp thoại Background Color, Bấm chọn thẻ Custom.
6. Mô hình màu (Color model) phải ở chế độ RGB. Điều chỉnh các thông số Red, Green, và
Blue cho đến khi đạt được màu cần thiết (bằng cách sử dụng các phím mũi tên) sau đó bấm OK.
7. Chọn Apply để ấn định bóng mới và đóng hội thoại Edit Color Scheme.
8. Slide chủ thể hiện trên thanh công cụ, bấm chọn Close Master View.

20.2.3 Thêm các chuyển cảnh (Transition)


Các chuyển cảnh cho phép người dùng chuyển từ slide này sang slide khác một cách trôi
chảy. Ta có thể tạo một kịch bản chuyển cảnh xuyên suốt bản trình diễn, hoặc tạo chuyển cảnh cho
từng slide.
Ví dụ:
- Fade Through Black: dạng chuyển cảnh dùng nền đen để làm mờ hình
- Newsflash: Nhấn mạnh bằng cách chuyển từ màu nền sang màu chữ
- Box Out: Dạng hộp chữ nhập từ nhỏ đến lớn.
Sau khi thử với một vài dạng chuyển cảnh khác nhau ta có thể dùng chuyển cảnh Wipe
Right để làm mờ hình trên nền đen tư trái qua phải. Các chuyển cảnh giúp cho bản trình diễn có
tính chuyên nghiệp hơn và làm cho các slide liên kết với nhau một cách tự nhiên khi trình chiếu.
Tạo chuyển cảnh trong bản trình diễn

1. Trên menu Slide Show, bấm chọn Slide Transition. Khi đó thanh tác vụ Slide Transition
được mở ra.
2. Chọn menu Apply to selected slides, duyệt các chuyển cảnh trong danh sách, và bấm
chọn Wipe Right.
3. Trong menu Modify transition menu, chọn chế độ Speed đến Fast.
4. Bấm chọn Apply to All Slides để ấn định cho tất cả các slide.

Trang 156 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

20.2.4 Đưa hình ảnh vào bản trình diễn


Hình ảnh minh họa có thể có tính chất quyết định khi muốn nhấn mạnh và thu hút sự quan
tâm của người xem. Hình ảnh giúp cho người xem hiểu được các thông tin trừu tượng của người
báo cáo. Ta có thể sử dụng ảnh chụp, ảnh vẽ, biểu đồ, đồ thị để minh họa. Đối với ảnh chụp
PowerPoint 2003 có tính năng tự động nén ảnh, điều này giúp cho kích thước tập tin trình diễn ở
mức tối thiểu tùy theo độ phân giải của màn hình. ta có thể lấy ảnh từ trên Web hoặc từ các nguồn
khác. Ta cũng có thể nén ảnh khi dùng chức năng gửi thư điện tử có đính kèm tập tin trình diễn.

Chèn hình ảnh từ bộ sưu tập Media Gallery

Ta có thể chèn ảnh chụp, hình vẽ, âm thanh, và phim video bằng cách sử dụng Microsoft
Clip Organizer. Chức năng này cho phép tạo ra các chủ đề phân loại, các bộ sưu tập theo các chủ
đề khác nhau, quản lý việc thêm bớt hình ở vào các bộ sưu tập đó.

Khi tạo bản trình diễn có thể chèn vào nhiều dạng media khác nhau để làm tăng tính hấp
dẫn của bản trình diễn. Ví dụ ta có thể đưa vào một đoạn video
clip minh họa cho chủ đề đang đề cập, kèm theo những hình chụp
minh họa khác...Hầu hết các định dạng media để có thể đưa vào
bản trình diễn PowerPoint.

Chèn một clip từ Clip Organizer

1. Mở một bản trình diễn mới (*.ppt).

2. Trong menu Insert, chọn Picture, và bấm Clip Art. Nếu


không nhớ tên tệp chính xác, hãy dùng các ký tự đại diện * hay ?
Ví dụ : GD* thay thế cho các tệp có tên bắt đầu bằng 2 chữ GD.

3. Mở thanh tác vụ Insert Clip Art. Trong hộp Search text,


gõ một từ hoặc nhóm từ có liên quan đến chủ đề, hoặc ta có thể
chỉ định bộ sưu tập theo các phân loại đã định trước.

Trang 157 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

4. Bấm chọn nút Search. Để thu hẹp phạm vi tìm kiếm, ta có thể chỉ rõ việc tìm kiếm được
thực hiện trên bộ sưu tập nào hoặc theo định dạng nào.

5. Trên khung liệt kê các hình ảnh tìm thấy, bấm đúp để đưa anh vào slide. Đối với các ảnh
đã được đưa vào slide, ta có thể thay đổi kích thước hoặc di chuyển đến mốt vị trí khác cho phù
hợp. Ta cũng có dùng thanh công cụ format picture để hiệu chỉnh một số thuộc tính khác của ảnh.

20.2.5 Nén ảnh


Đưa ảnh vào trong bản trình diễn sẽ làm tăng kích thước của tập tin PowerPoint. Tinh năng
nén ảnh của PowerPoint 2003 sẽ giúp tiết kiệm được không gian lưu trữ trên máy tính và làm giảm
thời gian download. Bằng cách sử dụng tính năng này ta có thể nén kích cỡ ảnh và độ phân giải
xuống còn 96 dpi (dots per inch) cho web và 200 dpi cho trang in, loại bỏ các thông tin khác không
cần thiết. Chú ý: nén ảnh có thể làm giảm chất lượng, do đó nếu chỉ thuần tuý dùng Powerpoint để
chế bản in thì không cần nén ảnh.
Để giảm bớt kích thước ảnh
1. R_click vào 1 ảnh bất kỳ trong bản trình diễn \ chọn Format Picture…
2. Chọn nút lệnh Compress
3. Trong hộp thoại Compress Pictures, chọn Web/Screen

4. Chọn các tuỳ chọn khác:


Selected pictures: chỉ nén ảnh được chọn
All pictures in document: nén tất cả các ảnh trong bản trình diễn
5 Delete cropped areas of pictures: nghĩa là xoá luôn các diện tích đã cắt bỏ bằng chức
năng crop.
20.3 TẠO MỘT BẢN TRÌNH DIỄN ĐA PHƯƠNG TIỆN
20.3.1 Tạo chuyển động (animation)
PowerPoint 2003 là một công cụ rất mạnh để thực hiện các hoạt cảnh trên bản trình diễn.
Hoạt cảnh là một cách dùng để minh họa khái niệm và ý tưởng một cách trực quan dễ hiểu, hoặc
dùng để nhấn mạnh thông qua các hiệu ứng gây sự chú ý. Ví dụ: có thể tạo một hoạt cảnh để
hướng dẫn người xem hiểu được từng bước của một tiến trình. Ta cũng có thể nhấn mạnh sự xuất
hiện hay biến mất của một đối tượng bằng các hiệu ứng gây ấn tượng.

Một hoạt cảnh có thể đơn giản chỉ là một dãy các textbox được chỉ định xuất hiện theo một
thứ tự theo thời gian của người báo cáo. Ở mức độ phức tạp hơn, ta có thể làm cho các ảnh
chuyển động để diễn tả bản chất của một quá trình.

Trang 158 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

1. Các hiệu ứng chuyển động định sẵn

1. Chọn đối tượng muốn thể hiện chuyển động.

2. Trong menu Slide Show, chọn Animation Schemes


(sơ đồ hoạt cảnh).

Chú ý: Các sơ đồ hoạt cảnh được xếp vào 5 nhóm:


Recently Used, No Animation, Subtle, Moderate, và Exciting.

3. Trong khung tác vụ Slide Design, trên menu Apply to


selected slides, chọn một tên hoạt cảnh nào đó (hiệu ứng sẽ được
thấy ngay trên slide).

2. Tạo chữ chuyển động


Bạn có thể tạo thời gian giữa các hoạt cảnh bằng cách chỉ định số giây trong hộp Delay trên
thẻ Timing.
1. Chọn dòng chữ cần làm chuyển động.
2. Trong menu Slide Show, chọn Custom Animation, hoặc mở khung tác vụ Custom
Animation từ menu View.
3. Nhấp chọn Add Effect để hiện danh sách các lựa chọn hoạt hình, sau đó chọn kiểu
chuyển động tương ứng.
4. Tác động của chuyển động được thể hiện ngay trên slide. Sau đó có thể thêm, bớt, sửa,
xoá các hiệu ứng chuyển động.

Có thể chọn More Effects… để xem trước và lựa chọn các hiệu ứng hoạt hình.
Có thể sắp xếp thứ tự xuất hiện các đối tượng bằng cách Drag vào tên đối tượng và di chuyển
đến vị trí mong muốn hoặc sử dụng nút lệnh Re-Order

Trang 159 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

Trang 160 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

20.3.2 Đưa âm thanh vào slide


Khả năng đưa âm thanh, âm nhạc vào trong bản trình diễn là không có giới hạn. Có thể đưa
nhạc và âm thanh từ các nguồn khác nhau: từ các tập tin trên đĩa, từ internet, từ bộ sưu tập Clip
Organizer hoặc có thể tự ghi âm từ đĩa CD nhạc.

Thực hiện đưa âm thanh hoặc phim video vào bản trình diễn

1. Bấm chọn slide muốn thể hiện music hoặc video clip.

2. Trong menu Insert, chọn Movies and Sounds.

3. Chọn nguồn:

- Movie from clip organizer: đoạn phim từ bộ sưu tập clip organizer
- Movie from file: từ 1 file phim
- Sound from clip organizer: đoạn âm thanh từ bộ sưu tập clip organizer
- Sound from File: từ 1 file âm thanh
- Play CD audio file: từ 1 file âm thanh trên đĩa CD
- Record sound: từ 1 đoạn ghi âm
4. Duyệt tìm tập tin chọn file trong clip organizer.
5. Bấm OK.
Khi được hỏi, chọn việc phát âm thanh một cách tự động hoặc khi bấm chuột.

Trang 161 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

MỤC LỤC
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ MÁY VI TÍNH ................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: THÔNG TIN VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN ............................................................................................ 1
1.1 THÔNG TIN ....................................................................................................................................... 1
1.2 BIỂU DIỄN THÔNG TIN TRONG MÁY TÍNH .................................................................................... 1
CHƯƠNG 2: CẤU TRÚC MÁY TÍNH.................................................................................................................. 8
2.1 CẤU TRÚC CHUNG ......................................................................................................................... 8
CHƯƠNG 3: HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS ...................................................................................................... 12
3.1 KHÁI NIỆM VỀ HỆ ĐIỀU HÀNH .................................................................................................... 12
3.2 CÁC ĐỐI TƯỢNG DO HỆ ĐIỀU HÀNH QUẢN LÝ ...................................................................... 12
3.3 GIỚI THIỆU HỆ ĐIỀU HÀNH .......................................................................................................... 13
3.4 THAY ĐỔI CẤU HÌNH MÁY TÍNH VỚI CONTROL PANEL ............................................................ 22
3.5 TASKBAR and MENU START .......................................................................................................... 28
3.6 QUẢN LÝ DỮ LIỆU BẰNG WINDOWS EXPLORER ....................................................................... 29
3.7 MY COMPUTER .............................................................................................................................. 34
3.8 ACCESSORIES ................................................................................................................................ 36
3.9 NÉN VÀ GIẢI NÉN FILE................................................................................................................... 42
PHẦN II: INTERNET VÀ VIRUS MÁY TÍNH ......................................................................................... 46
CHƯƠNG 4: INTERNET, DỊCH VỤ WORLD WIDE WEB VÀ E-MAIL.............................................................. 46
4.1 KHÁI NIỆM VỀ MẠNG MÁY TÍNH................................................................................................. 46
4.2 GIỚI THIỆU INTERNET ..................................................................................................................... 46
4.3 MỘT SỐ KHÁI NIỆM ....................................................................................................................... 47
4.4 CÁC DỊCH VỤ THÔNG DỤNG TRÊN INTERNET .......................................................................... 49
4.5 KẾT NỐI INTERNET .......................................................................................................................... 49
4.6 DỊCH VỤ THƯ ĐIỆN TỬ ................................................................................................................. 55
CHƯƠNG 5: VIRUS MÁY TÍNH........................................................................................................................ 61
5.1 VIRUS MÁY TÍNH LÀ GÌ?................................................................................................................ 61
5.2 CÁCH PHÒNG NGỪA ................................................................................................................. 62
5.3 MỘT SỐ PHẦN MỀM DIỆT VIRUS .................................................................................................. 63
PHẦN III: SOẠN THẢO VĂN BẢN VỚI MICROSOFT WORD ............................................................. 65
CHƯƠNG 6: GIỚI THIỆU MICROSOFT WORD 2003..................................................................................... 65
6.1 GIỚI THIỆU...................................................................................................................................... 65
6.2 CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN TRÊN MÀN HÌNH WORD .............................................................. 65
CHƯƠNG 7: CÁC THAO TÁC CƠ BẢN ........................................................................................................ 67
7.1 THAO TÁC TRÊN TẬP TIN ............................................................................................................... 67
7.2 KHỐI VĂN BẢN VÀ CÁC LỆNH XỬ LÝ KHỐI ............................................................................... 69
CHƯƠNG 8: ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN ............................................................................................................. 71
8.1 ĐỊNH DẠNG KÝ TỰ (FONT) ........................................................................................................... 71
8.2 ĐỊNH DẠNG ĐOẠN VĂN BẢN ..................................................................................................... 72
8.3 ĐÁNH DẤU (BULLETS) & ĐÁNH SỐ THỨ TỰ (NUMBERING)....................................................... 73
8.4 VĂN BẢN DẠNG CỘT (COLUMNS) ............................................................................................. 76
8.5 SỬ DỤNG TAB................................................................................................................................ 77
8.6 TẠO KÝ TỰ DROP CAP.................................................................................................................. 78
8.7 CHUYỂN ĐỔI LOẠI CHỮ (CHANGE CASE) ................................................................................ 78
8.8 CHÈN KÝ TỰ ĐẶC BIỆT (SYMBOL) ............................................................................................... 79
CHƯƠNG 9: THAO TÁC TRÊN CÁC ĐỐI TƯỢNG HÌNH.............................................................................. 80
9.1 HÌNH ẢNH (PICTURE) ..................................................................................................................... 80
9.2 TẠO CHỮ NGHỆ THUẬT (WORDART) .......................................................................................... 82
9.3 TẠO HÌNH VẼ THEO MẪU .............................................................................................................. 83

Trang 162 Trương Văn Giản


 Giáo trình THCB

CHƯƠNG 10: VĂN BẢN DẠNG BẢNG - TABLE ............................................................................................ 87


TU UT

10.1 CÁCH TẠO BẢNG ......................................................................................................................... 87


TU UT TU UT

10.2 CÁC THAO TÁC TRÊN BẢNG ....................................................................................................... 88


TU UT TU UT

CHƯƠNG 11: CÁC CHỨC NĂNG KHÁC .................................................................................................... 92


TU UT

11.1 BỘ ĐỊNH DẠNG (STYLE) ................................................................................................................ 92


TU UT TU UT

11.2 NHẬP CÔNG THỨC


TU UT TU ............................................................................................................... 96
UT

11.3 TRỘN THƯ (MAIL MERGE)............................................................................................................. 97


TU UT TU UT

CHƯƠNG 12: ĐỊNH DẠNG VÀ IN ẤN ......................................................................................................... 100


TU UT

12.1 TIÊU ĐỀ ĐẦU TRANG , TIÊU ĐỀ CHÂN TRANG ......................................................................... 100


TU UT TU UT

12.2 IN ẤN ............................................................................................................................................. 102


TU UT TU UT

PHẦN IV: XỬ LÝ BẢNG TÍNH VỚI MICROSOFT EXCEL ................................................................. 104


TU UT

CHƯƠNG 13: GIỚI THIỆU MICROSOFT EXCEL........................................................................................... 104


TU UT

13.1 GIỚI THIỆU .................................................................................................................................... 104


TU UT TU UT

13.2 CẤU TRÚC CỦA MỘT WORKBOOK ........................................................................................... 105


TU UT TU UT

13.3 CÁCH NHẬP DỮ LIỆU ................................................................................................................. 105


TU UT TU UT

13.4 CÁC KIỂU DỮ LIỆU VÀ CÁCH NHẬP ........................................................................................ 106


TU UT TU UT

13.5 CÁC LOẠI ĐỊA CHỈ VÀ CÁC THÔNG BÁO LỖI THƯỜNG GẶP ............................................. 107
TU UT TU UT

CHƯƠNG 14: CÁC THAO TÁC CƠ BẢN TRONG EXCEL .......................................................................... 108
TU UT

14.1 XỬ LÝ TRÊN VÙNG (hoặc Ô)...................................................................................................... 108


TU UT TU UT

14.2 THAO TÁC TRÊN CỘT VÀ HÀNG................................................................................................ 112


TU UT TU UT

14.3 THAO TÁC VỚI BẢNG TÍNH ........................................................................................................ 113


TU UT TU UT

14.4 THAO TÁC TRÊN TẬP TIN ............................................................................................................. 117


TU UT TU UT

CHƯƠNG 15: CÁC HÀM TRONG EXCEL ................................................................................................... 119


TU UT

15.1 CÚ PHÁP CHUNG VÀ CÁCH DÙNG ......................................................................................... 119


TU UT TU UT

15.2 CÁC HÀM THÔNG DỤNG ......................................................................................................... 120


TU UT TU UT

CHƯƠNG 16: THAO TÁC TRÊN CƠ SỞ DỮ LIỆU ....................................................................................... 138


TU UT

16.1 KHÁI NIỆM VỀ CSDL ................................................................................................................... 138


TU UT TU UT

16.2 TRÍCH LỌC DỮ LIỆU .................................................................................................................... 138


TU UT TU UT

16.3 CÁC HÀM CƠ SỞ DỮ LIỆU........................................................................................................ 140


TU UT TU UT

16.4 SẮP XẾP DỮ LIỆU (Sort) .............................................................................................................. 142


TU UT TU UT

16.5 TỔNG HỢP THEO TỪNG NHÓM (Subtotals) ............................................................................ 142


TU UT TU UT

CHƯƠNG 17: TẠO BIỂU ĐỒ ......................................................................................................................... 144


TU UT

17.1 CÁC LOẠI BIỂU ĐỒ ..................................................................................................................... 144


TU UT TU UT

17.2 CÁC BƯỚC TẠO BIỂU ĐỒ ......................................................................................................... 144


TU UT TU UT

CHƯƠNG 18: ĐỊNH DẠNG & IN ẤN ............................................................................................................ 148


TU UT

18.1 ĐỊNH DẠNG TRANG IN (PAGE SETUP) ...................................................................................... 148


TU UT TU UT

18.2 THỰC HIỆN IN .............................................................................................................................. 150


TU UT TU UT

PHẦN V: TRÌNH DIỄN VỚI MICROSOFT POWERPOINT 2003 ........................................................ 151


TU UT

CHƯƠNG 19: MICROSOFT POWERPOINT .................................................................................................. 151


TU UT

19.1 KHỞI ĐỘNG POWERPOINT ........................................................................................................ 151


TU UT TU UT

19.2 THOÁT KHỎI MICROSOFT POWERPOINT................................................................................... 151


TU UT TU UT

19.3 CỬA SỔ CHƯƠNG TRÌNH POWERPOINT ................................................................................. 151


TU UT TU UT

CHƯƠNG 20: CÁC THAO TÁC CƠ BẢN .................................................................................................... 153


TU UT

20.1 TẠO BẢN TRÌNH DIỄN MỚI .......................................................................................................... 153


TU UT TU UT

20.2 HIỆU CHỈNH BẢNG TRÌNH DIỄN ................................................................................................. 155


TU UT TU UT

20.3 TẠO MỘT BẢN TRÌNH DIỄN ĐA PHƯƠNG TIỆN ........................................................................ 158
TU UT TU UT

Trang 163 Trương Văn Giản

You might also like