You are on page 1of 2

THPT NG.T.MINH KHAI SỐ BÁO DANH: …….…………………..

KIỂM TRA HỌC KỲ 1 (09-10) VẬT LÝ 10

Ban Nâng cao – Thời gian 45 phút

A) LÝ THUYẾT (1điểm x 4)

1) Phát biểu định luật 1 Niutơn. Nêu một thí dụ kiểm chứng
2) Định luật vạn vật hấp dẫn : công thức, đơn vị. Tại sao nói trọng lực là trường hợp riêng của lực hấp dẫn
3) Một vật đặt trên bàn nằm ngang. Kể tên và vẽ những lực tác dụng vào vật ?
vào bàn ? Chỉ ra cặp lực và phản lực trong các lực vừa vẽ đó ?
4) Một học sinh nói rằng cả viên gạch rơi nhanh gấp đôi nửa viên gạch vì Trái
Đất hút nó với một lực gấp đôi. Một học sinh khác nói rằng cả viên gạch rơi chậm hơn nửa viên gạch vì nó có
quán tính gấp đôi. Theo em, ai đúng ? giải thích ?

B) BÀI TOÁN (2 điểm x 3)

1.Vật m = 5 kg được kéo không ma sát trên đường ngang bởi lực F = 6(N) hợp với phương ngang góc 300.
Hỏi quảng đường đi được sau 10 (s). Bây giờ thôi kéo, hỏi vật đi tiếp quãng đường 6 (m) mất bao lâu ?

2.Vật được ném ngang vào ô cửa sổ từ khoảng cách xa 4m theo phương ngang. Lần đầu v1 = 10 (m/s) vật rơi
qua ô cửa sổ sát mép trên. Lần sau v2 = 8 (m/s) vật rơi qua cửa sổ sát mép dưới. Hỏi chiều cao của ô cửa sổ
? (g = 10 m/s2)

3.Lò xo treo vật m1 = 300 (g) thì dài l1 = 43 (cm), treo thêm vật m2 = 200 (g) thì dài l2 = 45 (cm). Hỏi chiều
dài tự nhiên và chiều dài lò xo khi treo vật m3 = 600 (g) ? (g = 10 m/s2 )

Hết

ĐÁP ÁN :

A Lý thuyết :
1) Phát biểu (SGK) …… (0,5 đ) Nêu 1 thí dụ … (0,5 đ)
2) Công thức và đơn vị (0,5 đ) Trọng lực là lực hút của Trái đất lên vật ở gần mặt đất (0,5 đ)
3) SGK : Vẽ và chú thích trọng lực P và phản lực N’ lên vật, lực đè N lên bàn ………………. (0,5 đ)
Cặp lực vả phản lực : lực đẻ N của vật và phản lực N’ của bàn lên vật ……………… (0,5 đ)
(Vẽ cái bàn : có trọng lực bàn , phản lực của mặt đất)
4) Cả 2 đều sai ….. (0,5 đ) Giải thích vì gia tốc phụ thuôc cà lực và khối lượng vật …. (0,5 đ)

B Bài toán : Bài 1 : Vẽ lực & viết dl II Newton …………… (0,5 đ) Tính a = 1,04 m/s2 Tính s = 52 m
…(0,5 đ) Đi 6 m tiếp là chdg thẳng đều ………. (0,5 đ) sau 10s v = 10,4 m/s nên t = 0,57s (0,5 đ)
Bài 2 : Tính t 1 = 0,4 s … (0,5 đ) và h1 = 0,8 m … (0,5đ) Tương tự tính h2 = 1,25 m …. (0,5 đ)
Chiều cao ô cửa sổ h2 – h1 = 0,45 m … (0,5 đ)

Bài 3 : Xét vật ở vị trí cân bằng : P = F đh … (0,5 đ) Tính k = 100 N/m … (0,5 đ)
Tính l0 = 40 cm … (0,5 đ) Tính l = 46 cm … (0,5 đ)
THPT NG.T.MINH KHAI SỐ BÁO DANH: …….…………………..

KIỂM TRA HỌC KỲ 1 (09-10) VẬT LÝ 10

Ban Cơ Bản – Thời gian 45 phút

A) LÝ THUYẾT (1 điểm x 4 câu)

1) Thế nào là hai lực cân bằng nhau ? Tại sao ôtô, xe lửa lại chuyển động thẳng đều mặc dù có lực phát động
vào nó ?
2) Trọng lực là gì ? Công thức ?
3) Khi nào xuất hiện lực ma sát trượt. Lực ma sát trượt có những đặc điểm gì ?
4) Định nghĩa quán tính. Nêu một biểu hiện của quán tính

BÀI TOÁN (2 điểm x 3)

1) Vật m = 800 (g) được kéo trên mặt bàn nằm ngang bởi lực F = 1,2N có phương ngang thì sau 2 s từ lúc
bắt đầu kéo vật đi được 2 (m). Hỏi lực ma sát với mặt bàn ? Sau đó thôi kéo, hỏi vật đi tiếp được quãng
đường bao xa ?
2) Lò xo treo vật m1 = 200 (g) dài l1 = 31 (cm) ; treo vật m2 = 400 (g) dài l2 = 32 (cm). Hỏi chiều dài tự
nhiên và độ cứng của lò xo ? (g = 10 m/s2)
3) Từ một đỉnh tháp cao 20 (m) người ta ném ngang với vận tốc v0. Vật chạm đất có vận tốc 25 (m/s). Hỏi v0
? Tầm xa vật đi được theo phương ngang ? (g = 10m/s2)

ĐÁP ÁN :
A. Lý thuyết :
1. Hai lực có cùng giá, cùng độ lớn, ngược chiều nhau, đặt vào cùng một vật, làm vật đứng yên hay
chuyển động thẳng đều (0,5 đ)Xe lửa ch đg thẳng đều do lực phát động cân bằng với lực cản(0,5 đ)
2. Là lực hấp dẫn của trái Đất tác dụng lên vật ở gần Trái Đất … (0,5 đ) Công thức P = m.g = G.
MTD/ (RTD + h)2 ... (0,5đ)
3. Lực xuất hiện cản trở chuyển động trượt của các vật …(0,5 đ) ngược hướng với vận tốc tương đối
của vật ấy đối với với vật tiếp xúc gây ra ma sát, không phụ thuộc diện tích tiếp xúc, tỉ lệ áp lực N
lên bề mặt tiếp xúc : F = kN ………….……. (0,5 đ)
B. Tính chất giữ nguyên vận tốc chuyển động khi không có lực hoặc khi hợp lực tác dụng bằng 0 (0,5
đ) Nêu 1 thí dụ tính ì hoặc tính đà (0,5 đ)
C. Bài toán :
Bài 1 : Vẽ lực viết biểu thức dl2 N … (0,5 đ) Tính a = 1 m/s2. Tính F ms = 0,4 (N) ….. (0,5 đ)
Thôi kéo, tính a = - 0,5m/s2 ………………. (0,5 đ) thôi kéo v = 2 (m/s) rồi s = 4 (m) ….. (0,5 đ)
Bài 2 : Ở vị trí cân bằng P = Fđh … (0,5 đ) Viết m1.g = k(l1 – l0) và m2.g = k(l2 – l0) … (0,5 đ)
Giải l0 = 30 (cm) …………………………. (0,5 đ) và k = 200 (N/m) ………………………… (0,5 đ)
Bài 3 : Tính vy = 20 (m/s) ……………………… (0,5 đ) Tính v0 = 15 (m/s) ……………………… (0,5 đ)
Tính t rơi = 2 (s) ………………………… (0,5 đ) Tính tầm xa s = 30 (m) …………………. (0,5 đ)
Hoặc áp dụng thẳng công thức mỗi đáp số 1d

You might also like