You are on page 1of 2

CÓ QUA CÓ LAI

Viết bởi Dư Quang Châu

(LLH) Chuyện gì cũng thế. Nếu đã cố gắng


nhiều lần mà không xong thì khó giữ được lòng
kiên nhẫn. Một số không ít người béo phì sau
khi tốn công, tốn của, tốn nhiều tuần, hay
thậm chí nhiều tháng, thử qua đủ thứ phương
pháp, khi thì theo lời thầy này, lúc do quảng
cáo nọ trên báo, để rồi tiền mất mà tật…
mang, mà mập cứ mập thì đâm ra nóng ruột.
Càng vội vàng thì hiệu quả càng như tình ảo trên Internet!
Vấn đề là vì giảm cân thường không khó. Bít đầu vào và
khoét rộng đầu ra thì túi nào không xẹp! Sụt cân thì dễ
nhưng khó hơn nhiều là làm sao đừng mập trở lại! Khổ hơn nữa là làm thế nào để nếu lại mập
thì đành chịu nhưng đừng mập hơn trước, vì khi đó không chỉ mất tiền mà còn mất… mặt!

Do quá hối hả nên nhiều người béo phì quên mất là cơ thể phải cần thời gian tương đối khá dài,
có thể đến cả tháng, mới điều chỉnh được rối loạn biến dưỡng của chất béo. Cứ nghe quảng
cáo sụt cân trong mấy ngày rồi cả tin thì thất vọng sau đó là điều không có gì lạ. Nếu xét về mặt
cơ chế sinh lý, giảm cân quá nhanh nào có lợi gì đâu, khi cơ thể lại bị áp đặt vào một tiến trình
rối loạn biến dưỡng mới, thậm chí tệ hại hơn tình trạng trước đó?! Như thế, mọi hình thức kiêng
khem gay gắt, tuy trước mắt có thể làm giảm cân, nhưng về lâu dài nếu có giảm thì chỉ là
giảm… sức khỏe!

Giáo sư Steven H. Zeisel, người điều hành Viện Khoa học dinh dưỡng ở Đại học North
Carolina, Hoa Kỳ, cũng có cùng quan điểm như thế. Giáo sư Zeisel đã ghi nhận là đại đa số
người muốn sụt cân tất nhiên cử ăn mỡ, vì dù không dặn dò thì mấy ai quên được hình ảnh
miếng mỡ béo ngậy trên bàn ăn. Đừng trông mặt miếng mỡ mà bắt hình dong chính mình.
Tưởng thế là đúng thì lầm! Các cộng sự của ông đã phát hiện là rất nhiều người béo phì sau khi
sụt cân nhanh như mong muốn lại vướng phải một vấn đề mới hoàn toàn ngoài vòng dự kiến:
Gan nhiễm mỡ! Tại sao lại thế khi có ăn mỡ hồi nào?!
Không lẽ nào chính vì thiếu chất béo mà gan trở thành nhiễm mỡ một cách oan uổng. Không
sai! Với khẩu phần kiêng mỡ hoàn toàn cơ thể sớm muộn sẽ thiếu hụt lecithin, một hoạt chất tuy
có cấu trúc cơ bản là chất béo nhưng tối cần thiết cho chức năng giải độc của lá gan. Chính nhờ
có lecithin và cholin, một chất dẫn xuất từ lecithin, mà tế bào gan không bị sứt mẻ khi hàng ngày
phải tiếp xúc với không biết bao nhiêu độc chất trong cơ thể. Thiếu lecithin và cholin thì tế bào
gan sớm bị hủy hoại. Khi đó tế bào mỡ sẽ nhanh chân trám vào chỗ trống theo kiểu xây nhà tự
phát. Gan từ đó nhiễm mỡ.

Để tránh lý luận một chiều, vị giáo sư này đã chứng minh khả năng hồi phục của lá gan khi tiếp
tế lecithin và cholin cho người đã có lá gan bị nhiễm mỡ, nghĩa là dùng mỡ trị mỡ. Từ kết quả
nghiên cứu, ông đã không ngần ngại khuyên người muốn kiêng khem để làm ốm nên lưu ý mấy
điều quan trọng:

- Kết hợp trong khẩu phần hàng ngày các món ăn có nhiều lecithin nhưng ít hay không có nhiều
chất béo như giá sống, mè, đậu nành, đậu xanh… trong số đó đậu nành nhờ hàm lượng lecithin
nên được chuyên gia ngành dinh dưỡng ưu ái đặt tên là “trùm lecithin”.

- Đừng nghe lời quảng cáo rồi dùng lecithin trong thành phẩm có độ cồn. Muốn bảo vệ lá gan
bằng lecithin mà chiêu thuốc bằng rượu thì đúng là “nước đổ đầu vịt”!

- Đừng giảm cân cho bằng được nếu biết thương lá gan.

Không chỉ có qua có lại mới toại lòng nhau. Có thực mới vực được đạo! Muốn gan giải độc để
tránh béo phì thì phải cho gan no bụng trước đã. Lá gan mà thiếu béo thì đâu còn là gan.

Nguồn: http://www.camxahoc.com.vn/index.php?
option=com_content&view=article&id=1040&catid=16:gim-can-bng-gii-c&Itemid=566

You might also like