You are on page 1of 12

ĐỊA LÝ DU LỊCH

I. KIẾN THỨC BỔ SUNG


1. Du lịch sinh thái
"Du lịch sinh thái là loại hình du lịch diễn ra trong các vùng có hệ sinh thái tự nhiên còn bảo tồn khá tốt
nhằm mục tiêu nghiên cứu, chiêm ngưỡng, thưởng thức phong cảnh, động thực vật cũng như các giá trị văn
hoá hiện hữu"
"Du lịch sinh thái là du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên là nơi bảo tồn môi trường và cải thiện
phúc lợi cho nhân dân địa phương".
2. Du lịch bền vững
"Du lịch bền vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng dùng du lịch mà vẫn bảo đảm
những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ tương lai".
Du lịch bền vững đòi hỏi phải quản lý tất cả các dạng tài nguyên theo cách nào đó để chúng ta có thể đáp
ứng các nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ trong khi vẫn duy trì được bản sắc văn hoá, các quá trình sinh
thái cơ bản, đa dạng sinh học và các hệ đảm bảo sự sống.
Mục tiêu của Du lịch bền vững là:
- Phát triển, gia tăng sự đóng góp của du lịch vào kinh tế và môi trường.
- Cải thiện tính công bằng xã hội trong phát triển.
- Cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng bản địa.
- Ðáp ứng cao độ nhu cầu của du khách.
- Duy trì chất lượng môi trường.

Ii CƠ SỞ ĐỊA LÝ DU LỊCH

1. Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của ĐLDl


a. Đối tượng:
ĐLDL nghiên cứu hệ thống lãnh thổ nghĩ ngơi du lịch, phát triển quy luật hình thành phát triển và phân bố
của nó thuộc mọi kiểu, mọi cấp; dự báo và nêu lên các biện pháp để hệ thống ấy hoạt động một cách tối ưu.
b. Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu tổng hợp mọi loại TNDL, sự kết hợp của chúng theo lãnh thổ và xác định phương hướng cơ
bản của việc khai thác các loại tài nguyên ấy.
Tài nguyên có ý nghĩa đặc biệt đối với việc phát triển du lịch khi nghiên cứu chúng ngoài việc xem 1 cách
riêng lẽ (theo từng loại), cần phải tìm hiểu sự kết hợp tài nguyên theo lãnh thổ. Sau đó là việc đánh giá tài
nguyên trên những quan điểm nhất định (kinh tế sinh thái…).
Trên cơ sở đánh giá từng loại và sự kết hợp tài nguyên trên 1 lãnh thổ, lúc ấy mới có căn cứ để xác định
phương hướng khai thác.
-Nghiên cứu nhu cầu du lịch phụ thuộc vào đặc điểm xã hội-nhân khẩu của dân cư và đưa ra các chỉ tiêu
phân hóa theo lãnh thổ về cấu trúc các xí nghiệp và cơ cấu hạ tầng phục vụ di lịch. Căn cứ vào nhu cầu cùng
với nguồn tài nguyên vốn có của lãnh thổ, người ta mới tính toán xây dựng các xí nghiệp và cơ cấu hạ tầng
thích hợp.
Xác định cơ cấu lãnh thổ tối ưu của vùng du lịch bao gồm:
1.Cấu trúc sản xuất-kỹ thuật của hệ thống lãnh thổ nghĩ ngơi du lich phù hợp với nhu cầu và tài nguyên
2. Các mối liên hệ giữa hệ thống nghĩ ngơi du lịch với các hệ thống khác
3. Hệ thống tổ chức điều khiển được xây dựng trên cơ sở phân vùng du lịch phản ánh những khác biệt theo
lãnh thổ về nhu cầu tài nguyên và phân công lao động trong lĩnh vực nghĩ ngơi du lịch.
c. Phương pháp nghiên cứu của địa lý du lịch
 Phương pháp tiếp cận và phân tích hệ thống
- Hệ thống lãnh thổ du lịch như 1 thành tạo toàn vẹn về hoạt động và lãnh thổ có sự lựa chọn các chức năng
xã hội nhất định. Một trong những chức năng quan trọng đó là việc hồi phục, tái sản xuất sức khỏe khả năng
lao động thể lực và tinh thaafnc của con người.
- Hệ thống lãnh thổ du lịch được tạo thành từ nhiều phân hệ khác nhau về bản chất nhưng có mối quan hệ
mật thiêt với nhau. Đó là các phân hệ khách du lịch, phân hệ tổng thể tự nhiên lịch sử văn hóa, phân hệ công
trình kỹ thuật phục vụ du lịch, phân hệ cán bộ công nhân viên phục vụ và bộ phận điều khiển.
Như vậy hệ thống lãnh thổ du lịch có đặc điểm với tính đa dạng và phức tạp của các mối liên hệ của các
chức năng xã hội và các yếu tố phát triển, của các hình thức tổ chức theo lãnh thổ.

Lý Thụy Xuân Trang DLDL04 1


ĐỊA LÝ DU LỊCH
Việc sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống cho phép tìm kiếm và nêu lên các mô hình của đối tượng
nghiên cứu, thu thập và phân tích thông tin ban đầu, vạch ra các chỉ tiêu thích hợp, xác định cấu trúc tối ưu
của hệ thống lãnh thổ du lịch.
Phân tích hệ thống lãnh thổ du lịch nhằm mục đích nghiên cứu cơ chế hoạt động bên trong của hệ thống
trong quá trình tác động qua lại của nó với môi trường xung quanh.
 Phương pháp nghiên cứu thực địa
Là 1 phương pháp truyền thống của địa lý học, được sử dụng rộng rãi trong địa lý du lịch để tích lũy tài liệu
thực tế về sự hình thành phát triên và đặc điểm của tổ chức lãnh thổ nghĩ ngơi du lịch. Trong nhiều trường
hợp (thí duk hoạt động nghiên cứu du lịch cá nhân không có người đứng ra tổ chức tìm hiểu các luồng du
lịch ven thành phố…), nó là phương pháp duy nhất để thu được lượng thông tin đáng tin cậy và xây dựng
ngân hàng tư liệu cho các phương pháp phân tích khác như bản đồ, toán học, cân đối…
 Phương pháp bản đồ
PP này có mặt ngay từ khi địa lý du lịch ra đời với tư cách như 1 khoa học, bản đồ không chỉ như 1 phương
tiện phản ánh những đặc điểm không gian về nguồn tài nguyên, các luồng khách, cơ sở vật chất kỹ thuật
phục vụ du lịch hoặc các thuộc tính riêng của hệ thống lãnh thổ nghĩ ngơi du lịch mà còn là 1 cơ sở để nhận
được những thông tin mới và vạch ra tính quy luật hoạt động của toàn bộ hệ thống. Tính hệ thống của đối
tượng mà ĐLDL nghiên cứu đòi hỏi phải sử dụng các mô hình bản đồ, phân tích liên hợp các xê ri bản đồ.
 Phương pháp phân tích toán học
PP này đem lại hiệu quả rõ rệt cho việc nghiên cứu hệ thống lãnh thổ du lịch trong điều kiện hiện nay. Nó
làm việc với lượng thông tin rất lớn nhờ máy tính điện tử, rút ngắn thời gian xử lý tư liệu.
 PP mẫu thống kê chuyên dùng để nghiên cứu khả năng chọn lọc trong du lịch.
 PP phân tích tương quan nhằm xác định tổng hợp các nhân tố và ảnh hưởng của
chúng đến việc hình thành hệ thống lãnh thổ nghĩ ngơi du lịch.
 PP xã hội học
Có ý nghĩa không kém phần quan trọng trong nghiên cứu ĐLDL vì tính chất xã hội của đối tượng nghiên
cứu, phổ biến nhất là phương pháp hỏi ý kiến ( trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phiếu điều tra), pp quan sát
cá nhân nghiên cứu tài liệu ( sổ đăng ký du lịch, sổ ghi ý kiến phê bình và đề nghị…)
 PP cân đối
Là tập hợp các pp tính toán nhằm phân tích lập kế hoạch dự báo sự phát triển hệ thống lãnh thổ nghĩ ngơi du
lịch có chú ý tới khối lượng, cơ cấu nhu cầu, tài nguyên và sức chứa của CSVCKT phục vụ du lịch.
PP này cũng có thể dùng để tính toán mức thu nhập của dân cư và chi phí của họ cho hoạt động nghĩ ngơi
du lịch, đảm bảo nguồn lao động, xây dựng quy mô cần thiết của các lãnh thổ du lịch. Nó còn tạo khả năng
to lớn trong việc tối ưu hóa các luồng du lịch giữa các vùng ( cân đối giũa nhu cầu và nguồn tài nguyên vốn
có).
 ĐLDL còn sử dụng hàng loạt các pp khác như:
- PP thu nhập và xử lý tư liệu
- PP viễn thám
- PP kinh tế, y-sinh
2. Các nguồn lực để phát triển du lịch của một lãnh thổ
a. Tài nguyên du lịch.
DL là 1 trong những ngành có sự định hướng tài nguyên rõ rệt, tài nguyên dl ảnh hưởng trực tiếp đến tổ
chức lãnh thổ của ngành du lịch, đến cấu trúc và chuyên môn hóa của vùng dl, quy mô hoạt động dl của 1
vùng 1 quốc gia được xác đinh trên cơ sở khối lượng nguồn tài nguyên du lịch quyết định tính mùa vụ tính
nhịp điệu của dòng khách du lịch sức hấp dẫn của vùng dl phụ thuộc vào Tài nguyên du lịch.
Tài nguyên du lịch là 1 trong những yếu tố cơ sở để tạo nên vùng dl, số lượng tài nguyên vốn có, chất lượng
của chúng và mức độ kết hợp các loại tài nguyên trên lãnh thổ có ý nghĩa đặc biệt trong việc hình thành và
phát triển dl của 1 vùng hay 1 quốc gia. Một lãnh thổ nào đó có nhiều Tài nguyên du lịch cas loại với chất
lượng cao, có sức hấp dẫn khách dl lớn và mức độ kết hợp các loại tài nguyên phong phú thì sức thu hút
khách dl càng mạnh.
Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên và văn hóa lịch sử của các thành phần của chúng góp phần khôi phục
và phát triển thể lực và trí tuệ của con người, khả năng lao động và sức khỏe của họ, những tài nguyên này
được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp cho việc sản xuất dịch vụ dl.
Tài nguyên dl có thể chia làm 2 loại
Lý Thụy Xuân Trang DLDL04 2
ĐỊA LÝ DU LỊCH
 Tài nguyên tự nhiên: là các đối tượng và hiện tượng trong môi trường tự nhiên bao quanh chúng ta, ở 1
địa phương nào đó tự nhiên tác động đến người quan sát qua hình dạng bên ngoài của bản thân nó.
- Địa hình
- Khí hậu
- Nguồn nước
- Động thực vật
 Tài nguyên nhân văn: do con người tạo ra hay nói cách khác nó là đối tượng và hiện tượng được tạo ra 1
cách nhân tạo. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho Tài nguyên du lịch nhân tạo có những điểm rất khác
biệt so với nguồn Tài nguyên du lịch tự nhiên.
- Các di tích lịch sử văn hóa, kiến trúc
- Các lễ hội
- Các đối tượng dl gắn với dân tộc học
- Các đối tượng văn hóa-thể thao và hoạt động nhận thức khác
b. Dân cư và lao động
Dân cư là lực lượng sản xuất quan trọng của xã hội cùng với hoạt động lao động dân cư còn có nhu cầu nghĩ
ngơi và dl.
Sự tập trung dân cư vào các thành phố, sự tăng dân số, tăng mật độ , đô dài của tuổi thọ, sự phát triển đô thị
hóa…liên quan mật thiết với sự phát triển dl.
c. Sự phát triển của nền sản xuất xã hội và các ngành kinh tế
Nền sản xuất xã hội phát triển tạo điều kiện ra đời của nhiều nhân tố khác nhau như nhu cầu nghĩ ngơi, giải
trí, mức sống, mức thu nhập, thời gian rỗi…
Trong nền sản xuất xã hội nói chung hoạt động của 1 số ngành như nông nghiệp, công nghiệp và cả giao
thông có ý nghĩa quan trọng để phát triển dl.
d. Các nhân tố chính trị
Là điều kiện quan trọng có tác dụng thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của dl trong nước và quốc tế.
Du lịch chỉ thể xuất hiện và phát triển trong điều kiện hòa bình và quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc.
Ngược lại chiến tranh ngăn cản các hoạt động dl tạo nên tình trạng mất an ninh, đi lại khó khăn phá hoại các
công trình dl, làm tổn thất cả đến môi trường tự nhiên.
e. CSHT và CSVCKT
 CSHT:
- CSHT nói chung có vai trò đặc biệt đối với việc đẩy mạnh dl về phương diện này mạng lưới và phương
tiện giao thông là những nhân tố quan trọng hàng đầu.
- DL gắn với sự di chuyển của con người trên 1 khoảng cách nhất định. Nó phụ thuộc vào giao thông, mạng
lưới đường xá và phương tiện giao thông. Một đối tượng có thể có sức hấp dẫn đối với khách dl nhưng vẫn
không thể khai thác được khi thiếu nhân tố giao thông.
- TTLL là 1 bộ phận quan trọng trong CSHT của hoạt động dl. Nó là điều kiện cần thiết để đảm bảo giao
lưu cho khách dl trong nước và quốc tế. Nhu cầu TTLL là những nhu cầu trao đổi các dòng tin tức khác
nhau của xã hội được thõa mãn bằng nhiều loại hình thông tin khác nhau.
- Trong CSHT phục vụ dl còn phải đề cập đến hệ thống các công trình cấp điện, nước, trường , trạm… các
sản phẩm của nó phục vụ trực tiếp cho việc nghĩ ngơi giải trí của khách.
 CSVCKT:
CSVCKT dl đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm dl cũng như quyết
định mức độ khai thác các tiềm năng dl nhằm thõa mãn nhu cầu của khách dl.
CSVCKT dl bao gồm CSVCKT của ngành dl và CSVCKT của 1 số ngành kinh tế quốc dân tham gia phục
vụ dl như thương nghiệp, dịch vụ.
Ngoài ra còn có 1 số nguồn lực khác cũng góp phần vào việc phát triển dl:
- Cơ sở phục vụ ăn uống, lưu trú
- Mạng lưới cửa hàng thương nghiệp
- Cơ sở thể thao
- Cơ sở y tế
- Cơ sở phục vụ các dịch vụ bổ xung khác

Lý Thụy Xuân Trang DLDL04 3


ĐỊA LÝ DU LỊCH
3. Tổ chức lãnh thổ trong du lịch : quan niệm, các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch ,
hệ thống phân vị trong vùng du lịch, hệ thống các chỉ tiêu và phương pháp trong
phân vùng du lịch
A Tổ chức lãnh thổ du lịch
Quan niệm
Tổ chức lãnh thổ du lịch là phân chia lãnh thổ quốc gia thành các vùng kinh tế du lịch, dựa trên các tiêu chí
phân vùng du lịch, nhằm phát huy lợi thế của mỗi vùng và của cả nước, tổ chức và kinh doanh du lịch đạt
hiệu quả.
Hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch :
1. Hệ thống lãnh thổ du lịch
Được tạo thành bởi các phân hệ có quan hệ mật thiết với nhau, gồm:
- Phân hệ khách du lịch
- Phân hệ các tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên văn hoá lịch sử.
- Phân hệ các công trình kỹ thuật
- Phân hệ đội ngũ cán bộ công nhân viên và bộ phận tổ chức quản lý.
Các phân hệ này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
2. Thể tổng hợp lãnh thổ du lịch
3. Vùng du lịch
Vùng du lịch là hệ thống lãnh thổ kinh tế - xã hội thuộc mọi cấp có liên hệ với nhau và với các cơ sở hạ tầng
nhằm đảm bảo cho hoạt động của hệ thống lãnh thổ du lịch có hiệu quả, có chuyên môn hoá du lịch kết hợp
với phát triển tổng hợp.
B Hệ thống phân vị lãnh thổ theo vùng du lịch
Hệ thống phân vị trong phân vùng du lịch ở Việt Nam gồm có 5 cấp:
1. Điểm du lịch
Điểm dl là nơi tập trung TNDL hay CSVCKT phục vụ dl hoặc kết hợp cả 2 ở quy mô nhỏ, vì thế điểm dl có
thể phân thành 2 loại: điểm tài nguyên và điểm chức năng.
Thời gian lưu trú lại của khách dl tương đối ngắn (không quá 1-2 ngày) vì sự hạn chế của đối tượng dl, trừ 1
vài trường hợp ngoại lệ ( ví dụ điểm dl với chức năng chữa bệnh, nhà nghĩ của cơ quan).
Các điểm dl được nối với nhau bằng tuyến dl trong trường hợp cụ thể các tuyến dl có thể là tuyến nội vùng (
á vùng, tiểu vùng, trung tâm) hoặc là tuyến liên vùng ( giữa các vùng).
1.1. Điều kiện để được công nhận là điểm du lịch quốc gia:
- Có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn đối với nhu cầu tham quan du lịch của
khách.
- Có kết cấu hạ tầng và dịch vụ du lịch cần thiết, có khả năng bảo đảm phục vụ ít
nhất 1 trăm nghìn lượt khách tham quan/ 1 năm.
1.2. Điều kiện để được công nhận là điểm du lịch địa phương:
- Có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn đối với nhu cầu tham quan du lịch của
khách
- Có kết cấu hạ tầng và dịch vụ du lịch cần thiết, có khả năng bảo đảm phục vụ ít
nhất mười nghìn lượt khách tham quan một năm.
2. Trung tâm du lịch
Trung tâm du lịch là sự kết hợp lãnh thổ của các điểm du lịch cùng loại hay khác loại
Nguồn TNDL tương đối tập trung và được khai thác 1 cách cao độ, có thể nguồn tài nguyên không thật đa
dạng (về loại hình) song điều kiện cần thiết là phải tập trung và có khả năng lôi cuốn khách dl.
CSHT và CSVCKT tương đối phong phú đủ để đón phục vụ và lưu khách lại trong 1 thời gian dài.
Có khả năng tạo vùng dl rất cao về cơ bản trung tâm dl là 1 hệ thống lãnh thổ dl đặc biệt, hạt nhân của vùng
dl.
Có quy mô nhất định về mặt diện tích, bao gồm các điểm dl kết hợp với các điểm dl và môi trường xung
quanh. Về độ lớn trung tâm dl có thể có diện tích tương đương với diện tích của 1 tỉnh.
3. Tiểu vùng du lịch
Tiểu vùng du lịch là một tập hợp bao gồm các điểm du lịch và trung tâm du lịch (nếu
có).Về quy mô, tiểu vùng du lịch bao trùm lãnh thổ của một vài tỉnh

Lý Thụy Xuân Trang DLDL04 4


ĐỊA LÝ DU LỊCH
Tiểu vùng dl có nguồn tài nguyên tương đối phong phú về số lượng đa dạng về chủng loại. Trong thực tế ở
nước ta có thể phân biệt 2 loại hình tiểu vùng dl: giữa 2 loại hình tiểu vùng dl có sự chênh lệch đáng kể về
trình độ phát triển
 Tiểu vùng dl đã hình thành hay còn gọi là tiểu vùng dl thực tế: loại này tập trung nhiều tài nguyên và
được khai thác mạnh mẽ
 Tiểu vùng dl đang hình thành hay còn gọi là tiểu vùng dl tiềm năng: loại này có thể có tài nguyên
song do những lý do nhất định tiềm năng chưa có điều kiện để trở thành hiện thực.
4. Á vùng du lịch
Á vùng du lịch là một tập hợp các tiểu vùng du lịch, trung tâm du lịch (nếu có) và các
điểm du lịch thành 1 thể thống nhất với mức độ tổng hợp cao hơn. Vai trò của cơ sở hạ tầng tăng lên, các
thông số hoạt động và lãnh thổ du lịch lớn hơn.
5. Vùng du lịch
- Vùng du lịch là cấp cao nhất trong hệ thống phân vị. Đó là 1 kết hợp lãnh thổ các á vùng (nếu
có), tiểu vùng, trung tâm và điểm du lịch. Vùng du lịch có những đặc trưng riêng về số lượng
và chất lượng.
- Để phát triển du lịch cần phải chú trọng đến khía cạnh ngành và khía cạnh không gian.
- Tổ chức lãnh thổ du lịch là 1 trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu để phát triển du
lịch có hiệu quả. Hệ thống lãnh thổ du lịch có chức năng quan trọng. Các chức năng đó là
phục hồi tái sản xuất sức khoẻ, khả năng lao động, thể lực và tinh thần của con người.
C Phương pháp phân vùng du lịch
Để phát triển du lịch, cần phải chú trọng tới khía cạnh ngành và khía cạnh quốc gia.
Tổ chức lãnh thổ du lịch là 1 trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu để phát triển du lịch có hiệu quả.
Hệ thống lãnh thổ du lịch có chức năng quan trọng. Một trong các chức năng đó là phục hồi tái sản xuất sức
khoẻ, khả năng lao động, thể lực và tinh thần của con người.
1. Hệ thống chỉ tiêu trong phân vùng du lịch
- Loại hình sản phẩm du lịch độc đáo
- Điều kiện môi trường tự nhiên, tài nguyên du lịch tự nhiên
-Điều kiện môi trường nhân văn, đặc biệt là các di sản văn hoá, lịch sử, các lễ hội truyền thống.
- Định hướng phát triển kinh tế - xã hội, phát triển đô thị và mức thu nhập bình quân/người.
- Điều kiện kết cấu hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch, hệ thống khách sạn,
nhà nghỉ, nơi tổ chức vui chơi giải trí, thông tin liên lạc.
- Điều kiện an ninh trật tự
2. Phương pháp xác định ranh giới vùng du lịch
- Dựa vào nuồn tài nguyên du lịch
- Dựa vào cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất phục vụ
- Xác định trung tâm tạo vùng và sức hút của chúng
- Vạch ranh giới các vùng du lịch trên cơ sở tổng hợp 3 chỉ tiêu trên
Những tác động kinh tế- xã hội và môi trường của hoạt động du lịch đến khu vực đón tiếp và cộng đồng địa
phương
ĐỊA LÝ DU LịCH Việt Nam
1. Heä thoáng taøi nguyeân du lịch vaø caùc loaïi hình du lịch coù theå
phaùt trieån ôû Việt Nam
Khaùi nieäm &Vai trò
Khaùi nieäm taøi nguyeân du lịch
Taøi nguyeân du lịch laø toång theå töï nhieân veà vaên hoùa lòch söû cuøng caùc
thaønh phaàn của chuùng goùp phaàn khoâi phuïc vaø phaùt trieån theå löïc vaø trí
löïc của con ngöôøi, khaû naêng lao ñoäng vaø söùc khoûe của hoï, nhöõng taøi
nguyeân naøy söû duïng cho nhu caàu tröïc tieáp vaø giaùn tieáp, cho vieäc saûn
xuaát dòch vuï du lịch
Vai trò của tài nguyên du lịch
- Tài nguyên du lịch là yếu tố cơ bản để hình thành các sản phẩm du lịch, chất lượng
của sản phẩm và hiệu quả của hoạt động du lịch.
- Tài nguyên du lịch là cơ sở quan trọng để phát triển các loại hình du lịch

Lý Thụy Xuân Trang DLDL04 5


ĐỊA LÝ DU LỊCH
- Tài nguyên du lịch là một bộ phận cấu thành quan trọng của tổ chức lãnh thổ du lịch
- Tài nguyên du lịch còn ảnh hưởng đến quy mô, thứ bậc của khách sạn và quyết định tính mùa vụ đi du lịch
của khách du lịch.
Phân loại tài nguyên du lịch
A TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỰ NHIÊN
Khái niệm
Tài nguyên du lịch tự nhiên là các thành phần và các thể tổng hợp tự nhiên thực tiếp hoặc gián tiếp được
khai thác sử dụng để tạo ra các sản phẩm du lịch.
Phân loại
- Địa hình
- Khí hậu
- Thuỷ văn
- Tài nguyên sinh vật
- Các khu bảo tồn thiên nhiên
- Các khu rừng di tích văn hoá lịch sử
- Một số hệ sinh thái đặc biệt
- Các điểm tham quan sinh vật
Tài nguyên du lịch tự nhiên:
 Địa hình:
Nước ta có địa hình đồi núi chiếm khoảng ¾ diện tích đất liền chủ yếu là đồi núi thấp, núi có độ cao trên
2000m chỉ chiếm có ½ diện tích
Các dòng núi có hướng chính là hướng tây bắc-đông nam và hướng vòng cung, thấp dần từ tây bắc xuống
đông nam. Ở vùng tây bắc tập trung 1 số đỉnh núi cao như: Fanxipang(3142m); Tây Côn Lĩnh (2431m);
Kiều Liên Ti (2043m); Putaka (2274m)…
Cấu tạo địa chất của địa hình núi nước ta gồm đá vôi; đá bazan; đá hoa cương; đã sa phiến thạch…Với ảnh
hưởng của quá trình địa chất, địa mạo, địa hình đá vôi đã tạo ra nhiều phong cảnh đẹp
Nước ta có khoảng 400 hang động đá vôi không những có phong cảnh đẹp hấp dẫn du khách mà còn có giá
trị cao về mặt địa chất, lưu giữ các giá trị văn hóa, tài nguyên dl có giá trị . Đặc biệt Vịnh hạ Long với 1
quần thể các đảo đá vôi đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới
Sự kết hợp giữa khí hậu, sinh vật, thủy văn và địa hình đã tạo cho các vùng núi có phong cảnh đẹp, khí hậu
mát mẽ thuận lợi cho việc phát triển dl sinh thái, nghĩ dưỡng, tham quan.
Địa hình đồng bằng khá bằng phẳng bao gồm: ĐBSH, ĐBSCL và các đồng bằng ở duyên hải miền trung.
Các đồng bằng là yếu tố tự nhiên quan trọng cho việc hình thành, nuôi dưỡng phát triên các nền văn hóa-văn
minh của nước ta, thuận lợi cho việc phát triển các loại hình dl sông nước, dl sinh thái, dl văn hóa…
 Biển và bờ biển
- VN có đường bờ biển lên tới 3260km tính trung bình cứ 100km2 diện tích thì có 1km bờ biển. Nhiệt độ
trung bình của nước biển từ 25-280C, vùng biển phía bắc vào mùa đông nhiệt độ nước biển hạ thấp hơn do
ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc; độ mặn trung bình của nước biển Đông là 340/00, về mùa mưa độ mặn là
320/00 và mùa khô là 350/00. Đây là những điều kiện thuận lợi cho phát triển dl nghĩ dưỡng, tắm biển, lặn
biển…
- Biển nước ta còn có gần 4000 hòn đảo trong đó có 1 sô quần đảo xa bờ như Trường Sa, Hoàng Sa…và
nhiều đảo lớn có giá trị về dl như: Phú Quốc, Côn Đảo, Cát Bà…
- Khí hậu nước ta có sự phân hóa theo mùa, rõ nhất là sự phân hóa lượng mưa, có tới 90% lượng mưa tập
trung từ tháng 4-10; miền bắc và miền nam thường mưa nhiều vào tháng 6-9; miền trung mưa nhiều vào
tháng 9-12. Do đó thường gây ra lũ lụt lỡ đất gây khó khăn cho hoạt động du lịch
 Khí hậu
- Khí hậu nước ta có sự phân hóa theo vĩ độ:
+ Từ đèo Hải Vân trở ra bắc là khí hậu á nhiệt có 1 mùa đông lạnh mưa ít và 1 mùa nóng mưa nhiều. Giữa
mùa đông và mùa hạ là 2 mùa chuyển tiếp thu-xuân.
+ Từ đào hải vân đến mũi Cà Mau nóng quanh năm, nhiệt độ trung bình từ 27-280C có 1 mùa mưa và 1 mùa
khô

Lý Thụy Xuân Trang DLDL04 6


ĐỊA LÝ DU LỊCH
Khí hậu có sự phân hóa theo độ cao cứ lên 1000m nhiệt độ giảm từ 5-6 0C cùng với những tài nguyên khác
nhau nhiệt độ hạ thấp đã tạo nên cho đất nước ta nhiều phong cảnh đẹp-khí hậu mát mẽ như: SaPa, Đà Lạt,
Tam Đảo, Ba Vì, Bạch Mã, bà Nà…hấp dẫn nhiều du khách.
Nhìn chung khí hậu nước ta phù hợp với sức khỏe của con người, thuận lợi cho tổ chức triển khai nhiều hoạt
động dl, tạo nhiều tài nguyên dl phong phú hấp dẫn. Tuy nhiên khí hậu nước ta cũng có nhiều thiên tai và
những hiện tượng thời tiết đặc biệt, trung bình mỗi năm có khoảng 10 cơn bão từ biển đổ bộ vào đất liền đi
kèm với gió to và mưa lớn.
Ngoài ra còn có gió phơn tây nam ở miền trung; gió bụi ở tây nguyên; gió mùa đông bắc…Những hiện
tượng này thường gây khó khăn cho việc tổ chức các hoạt động dl, phá hủy các tài nguyên dl đặc biệt là tài
nguyên dl nhân văn hửu thể.
 Tài nguyên nước
Nước ta có tài nguyên nước phong phú gồm nước ngầm và nước trên mặt:
- Nước trên mặt: với hệ thống sông, suối ao hồ dầy đặc, lượng nước dồi dào
+ Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc với 2345 con sông có chiều dài trên 10km, mật độ trung bình từ
1,5-2km sông/1km2 diện tích, cứ đi dọc bờ biển khoảng 20km lại gặp 1 cửa sông. Sông ngòi nước ta có chế
độ nước theo mùa; về mùa mưa lượng dòng chảy chiếm tới 70-80% tổng lượng nước cả năm. Vì vậy thường
gây lũ lụt và tác động tiêu cực đến hoạt động dl nhất là loại hình dl sông nước.
Sông ngòi nước ta có nhiều thác ghềnh có thể kể đến thác Đầu Đẳng trên sông Nàng, thác Bản Dốc trên
sông Quy Sơn, thác Bạc (Tam Đảo-Vĩnh Phúc), thác Preen (Đà Lạt)…là những điểm dl hấp dẫn. Sông ngòi
nước ta có giá trị thủy điện lớn với trữ lượng khoảng 30 triệu KW.
+ Nước ta có nhiều hồ lớn tạo phong cảnh đẹp có giá trị điều hòa khí hậu, cung cấp nước thủy sản có ý
nghĩa lớn với phát triển dl nghĩ dưỡng và dl sinh thái. Hồ của nước ta có 2 nguồn gốc hình thành:
• Hồ tự nhiên: được hình thành do các quá trình kiến tạo và địa mạo
• Hồ nhân tạo: được hình thành do việc đắp đặp ngăn các sông suối để làm thủy điện và thủy lợi nên
trong lòng hồ thường có nhiều đỉnh núi, đồi tạo thành các đảo nhỏ.
- Nước ngầm: nước ta có trữ lượng nước ngầm phong phú khoảng 130 triệu m3/ngày.
Nước ta cũng đã phát hiện được 350 nguồn suối khoáng trong đó có 169 nguồn có nhiệt độ trên 30 0C, tùy
theo các nguyên tố vi lượng nước khoáng của nước ta gồm 1 số loại
+ Nhóm nước cacbonic: có hàm lượng CO2>500mg/l như nước khoáng Vĩnh Hảo (Bình Thuận)
+ Nhóm nước Silic: có tới 60 nguồn ở miền trung và nam bộ
+ Nhóm nước khoáng Brom-bo-iot ở đồng bằng bắc bộ như nước khoáng Quang Hanh (quảng Ninh)
+ Nhóm nước Sunfuahydro (H2S-HS)>1mg/l
+ Nhóm phóng xạ có ở phù lao (Vĩnh Phúc), tiên lãng (Hải Phòng)
+ Nhóm sắt ,flo, liti
+ Nhóm các thành phần ion và tổng hàm lượng muối cao
+ Nhóm nước khoáng nóng có nhiệt độ trên 350C như: suối canh Gà (Ninh Bình), Yên Châu (Sơn La), Bình
Châu (Bà Rịa-Vũng Tàu)
 Tài nguyên sinh vật
- Hệ thực vật:
VN hiện có 10.916.502ha rừng, chiếm 33,7% diện tích đất tự nhiên trong đó có 9.444.198ha rừng tự nhiên.
VN là 1 quốc gia có sự đa dạng sinh học cao, hệ thực vật có khoảng 14.000 loài thực vật bậc cao có mạch.
Hệ thực vật nước ta có nhiều loài quý hiếm như: gỗ đỏ, gụ mât, Hoàng liên chân gà, Bakich, Hoàng Đàn,
Cẩm lai. Pơ mu.
- Hệ động vật:
Hệ động vật VN có mức độ đặc hữu rất cao. 80 loài thú và phân loài thú, hơn 100 loài và phụ loài chim, 7
loài linh trưởng (ở VN có 15/21 loài linh trưởng ở khu vực, 10/49 loài chim đặc hữu của khu vực).
Trong thập kỹ 90 còn phát hiện được 5 loài thú lớn-mới cho khoa học và các nhà dl như Sao La năm 1992,
mang lớn năm 1993, mang trường Sơn năm 1996, mang Pu hoạt năm 1997, bò sừng soắn năm 1996.
Trong vài thập kỹ gần đây tài nguyên rừng của VN bị suy giảm nghiêm trọng nhiều hệ sinh thái quan trọng
đã bị suy thoái và hủy hoại.
Tính đến năm 2003 VN đã có 28 VQG, 57 khu bảo tồn thiên nhiên, 46 khu dự trữ thiên nhiên, 46 khu bảo
tồn sinh cảnh, 37 khu bảo vệ cảnh quan, 4 khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Lý Thụy Xuân Trang DLDL04 7


ĐỊA LÝ DU LỊCH
Các VQG là nơi tập trung nhiều hệ sinh thái chủ yếu, có sự đa dạng sinh học cao, nơi tập trung nhiều loài
thực-động vật đặc hữu quý hiếm có cảnh quang đẹp. 1 trong 3 nhiệm vụ của các VQG là phát triển dl sinh
thái, vì vậy các VQG hiện nay đã được đầu tư, tổ chức, phát triển thành các điểm tham quan dl.
 Đánh giá chung:
VN có điều kiện tự nhiên, tài nguyên dk tự nhiên phong phú, đa dạng, đặc sắc. Các tài nguyên dl tự nhiên có
mức độ tập trung cao, có sự kết hợp nhiều loại tài nguyên tạo phong cảnh đẹp, có sức hấp dẫn du khách, có
thể xây dựng tổ chức phát triển thành các điểm dl, thuận tiện cho việc phát triển loại hình dl sinh thái.
Do việc tổ chức quản lý chưa đồng bộ, chưa xây dựng và thực hiện được các chiến lược và bảo vệ sử dụng
tài nguyên thiên nhiên chặt chẻ hợp lý. Vì vậy tài nguyên dl tự nhiên của nước ta ở nhiều nơi đã và đang bị
suy giảm cạn kiệt, do đó trong hoạt động hướng dẫn dl bên cạnh việc khai thác cần quan tâm đóng góp tích
cực cho việc bảo tồn tôn tạo tài nguyên dl tự nhiên.
B. TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN
Khái niệm
Đó là những đối tượng, hiện tượng do con người tạo ra trong quá trình phát triển. Tài nguyên du lịch nhân
văn gồm truyền thống văn hoá, các yếu tố văn hoá, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, di tích cách mạng,
khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể
khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch.
Đặc điểm
* Tài nguyên du lịch nhân văn có tác dụng nhận thức nhiều hơn là giải trí.
* Việc tìm hiểu diễn ra trong thời ngắn, do đó trong chuyến đi du lịch có thể đi tham quan nhiều đối tượng
tài nguyên.
* Tài nguyên du lịch nhân tạo thường tập trung ở các thành phố, ở các điểm quần cư
nên không cần xây dựng thêm cơ sở vật chất riêng.
* Tài nguyên du lịch nhân tạo không có tính mùa vụ như tài nguyên du lịch tự nhiên
* Đối với tài nguyên du lịch nhân tạo, khách quan tâm là những người có trình độ văn hoá cao, có mức sống
cao và hiểu biết rộng
* Sở thích của người tìm đến tài nguyên du lịch nhân tạo phụ thuộc vào độ tuổi, trình độ văn hoá, nghề
nghiệp, thành phần dân tộc, thế giới quan, vốn trí thức của họ.
Phân loại tài nguyên du lịch nhân văn
a. Các di tích lịch sử văn hoá
“ Di tích lịch sử văn hoá là những công trình xây dựng, địa điểm, đồ vật, tài liệu và các tác phẩm có giá trị
lịch sử, khoa học, nghệ thuật cũng như văn hoá khác, hoặc
liên quan đến các sự kiện lịch sử, qua trình phát triển văn hoá – xã hội”.
“ Danh lam thắng cảnh là những khu vực thiên nhiên hoặc có những công trình cổ nổi tiếng”.
- Các di tích khảo cổ
- Các di tích văn hoá nghệ thuật:
- Các danh lam thắng cảnh
- Các bảo tàng
b. Các lễ hội
c. Các nghề và làng nghề thủ công truyền thống
d. Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học
e. Các đối tượng văn hoá thể thao hay những hoạt động có tính
sự kiện
Tài nguyên du lịch nhân văn
 Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể
Tài nguyên dl nhân văn vật thể của nước ta phong phú đa dạng đặc sắc mang các giá trị lịch sử văn hóa gắn
liền với lịch sử hình thành và phát triển của đất nước. Bên cạnh những đặc điểm chung các di tích lịch sử
văn hóa có sự thay đổi theo không gian và thời gian.
Từ năm 1962-1997 nhà nước đã xếp hạng được 2147 di tích gồm: 1120 di tích lịch sử; 939 di tích kiến trúc
nghệ thuật; 25 di tích khảo cổ; 63 thắng cảnh. Trong đó có 109 di tích lịch sử được xếp hạng đặc biệt đến
năm 2004 nước ta có 4 di sản được UNESCO xếp hạng di sản văn hóa thế giới.
- Ngày 14/12/1993 cố Đô Huế được công nhận di sản văn hóa thế giới
- Ngày 4/12/1999 di tích Mỹ Sơn, Phố cổ Hội An được công nhận là DSVHTG

Lý Thụy Xuân Trang DLDL04 8


ĐỊA LÝ DU LỊCH
- 11/2003 Nhã Nhạc Cung Đình Huế được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của tg
- Hà Nội, Huế, Tp HCM là những thành phố có số lượng các di tích lịch sử văn hóa nhiều và chất lượng cao,
thuận lợi cho việc hình thành và phát triển các trung tâm dl, các tuyến-điểm dl.
Tài nguyên dl nhân văn vật thể ở nước ta gồm di tích khảo cổ, di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích lịch sử, di
tích khảo cổ, các công trình đương đại. Trong đó các di tích kiến trúc nghệ thuật như: chùa, đình, đền, nhà
thờ, nhà cổ, lăng tẩm, cung điện…chiếm số lượng lớn lưu giữ nhiều giá trị lịch sử kiến trúc nghệ thuật văn
hóa có giá trị là những điểm tham quan hấp dẫn du khách.
 Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể
Với sự đa dạng phong phú về điều kiện tự nhiên, bề dày về lịch sử và văn hóa nên nước ta cũng giàu có về
tài nguyên dl phi vật thể.
- Lễ hội: nước ta hiện nay còn lưu giữ tổ chức nhiều lễ hội lớn hấp dẫn du khách như: Lễ hội Đền
Hùng, Chùa Hương, đền Kiếp Bạc, Quan Âm (ở ngủ hành sơn), KaTe (của người chăm)…
Gần đây để tạo điều kiện thu hút du khách quảng bá về dl nhiều Festival dl cũng đã được tổ chức ở các di
sản tự nhiên, văn hóa và các trung tâm dl.
- Văn hóa nghệ thuật: Ở nước ta có nhiều loại hình văn hóa nghệ thuật đã được phát triển lâu đời và có
giá trị về nhiều mặt là tài nguyên hấp dẫn để phát triển dl như:Quan họ Bắc Ninh, nhã nhạc cung
đinh Huế.
Về nghệ thuật hát chèo được phát triển ở vùng đồng bằng bắc bộ, ngoài ra còn có nhiều loại hình nghệ thuật
khác như: hát bội, hát bài chòi, ca tài tử cải lương, dân ca huế, hát xoan ghẹo, hát sli, hát lượng của các dân
tộc Tầy, Nùng.
Đặc biệt ở nước ta còn có loại hình múa rối nước đã từng đạt huy chương vàng trong cuộc thi múa rối quốc
tế năm 2003.
- Nghệ thuật ẩm thực: nghệ thuật ẩm thực của nước ta được thể hiện từ khâu chọn nguyên liệu, chế
biến nguyên liệu bày đặc món ăn, cách ăn, cách uống tạo sự hấp dẫn với du khách.
- Làng nghề cổ truyền
- Văn hóa các dân tộc
Caùc loaïi hình du lịch
1. Theo nhu cầu của khách du lịch
a. Du lịch chữa bệnh
b. Du lịch nghĩ ngơi( giải trí)
c. Du lịch thể thao
d. Du lịch văn hóa
e. Du lịch công vụ
g. Du lịch tôn giáo
h. Du lịch thăm hỏi
2. Theo phạm vi lãnh thổ
- Du lịch trong nước
- Du lịch quốc tế
3. Theo vị trí địa lý của các cơ sở du lịch
- Du lịch nghỉ biển
- Du lịch nghỉ núi
4. Theo việc sử dụng các phương tiện giao thông
- Du lịch xe đạp
- Du lịch ô tô
- Du lịch máy bay
- Du lịch tàu hỏa
- Du lịch tàu thủy
5. Theo thời gian của cuộc hành trình
- Du lịch ngắn ngày
- Du lịch dài ngày
6. Theo lứa tuổi
- Du lịch thanh niên
- Du lịch thiếu niên

Lý Thụy Xuân Trang DLDL04 9


ĐỊA LÝ DU LỊCH
- Du lịch gia đình
7. Theo hình thức tổ chức
- Du lịch có tổ chức
- Du lịch cá nhân
8. Theo phương thức
- Du lịch trọn gói
- Du lịch không trọn gói
9. Theo hình thức tài nguyên
- Du lịch xanh
- Du lịch sinh thái
- Du lịch văn hóa
2. Tuyeán_ ñieåm du lịch vaø chöông trình du lịch ñaëc tröng của caùc ñòa
phöông Việt Nam. Nhöõng vaán ñeà caàn löu yù vaø phöông phaùp khi toå
chöùc thöïc hieän chöông trình höôùng daãn tham quan theo caùc
tuyeán- ñieåm du lịch ôû Việt Nam
3. Quy hoaïch toång theå phaùt trieån khoâng gian du lịch Việt Nam; chieán
löôïc phaùt trieån không gian du lịch taïi caùc vuøng mieàn; caùc chöông
trình haønh ñoäng quoác gia veà du lịch
A. Quy hoaïch toång theå phaùt trieån khoâng gian du lịch Việt Nam
B. Chiến lược phát triển dl VN
Để thực hiện các mục tiêu các kế hoạch phát triển dl ngoài việc xây dựng các định hướng, các dự án quy
hoạch tổng thể phát triển dl còn xây dựng 1 số các chiến lược phát triển dl như:
- Chiến lược phát triển nguồn nhân lực
- Chiến lược sản phẩm
- Chiến lược nâng cao các dịch vụ dl
- Chiến lược về bảo tồn tôn tạo và phát triển tài nguyên, môi trường dl
- Chiến lược về thị trường
a. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực
Thường xuyên tiến hành điều tra đánh giá phân loại trình độ nghiệp vụ của toàn bộ cán bộ nhân viên làm
trong ngành của địa phương hoặc quốc gia. Dựa trên kết quả điều tra tiến hành xây dựng kế hoạch đào tạo
cụ thể các cấp trình độ khác nhau, theo các chuyên ngành khác nhau cho phù hợp
Tổ chức đào tạo lại và đào tạo mới ngày càng tốt hơn cán bộ công nhân viên ngành dl dưới hình thức tại
chổ, chính quy ở trong nước và nước ngoài, đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài của ngành dl
Xây dựng chương trình giáo dục nâng cao hiểu biết về dl, cách ứng xử với du khách và bảo vệ môi trường,
đặc biệt ở những địa bàn có các điểm tham quan dl toàn dân
Tăng cường hợp tác trao đổi kinh nghiệm chuyên môn nghiệp vụ giữa các cơ sở đào tạo trong nước với các
nước khác, tổ chức các hội nghị hội thảo về đào tạo ở trong nước và quốc tế.
b. Chiến lược sản phẩm
Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm dl phù hợp với thị trường dl. Đối với từng vùng dl phải tạo ra
sản phẩm dl đặc thù và phải kết hợp với nước ngoài nhất là các nước trong khu vực và các nước có biên giới
chung để nối tour dl tạo thêm khả năng tiêu thụ các sản phẩm dl của địa phương hoặc quốc gia
Tạo sản phẩm dl độc đáo đặc trưng giàu bản sắc dân tộc, đặc biệt là các sản phẩm dl mang truyền thống văn
hóa-lịch sử-nghệ thuật-pttq của các địa phương hoặc của đất nước…để tạo ưu thế cạnh tranh thu hút khách
chiếm lĩnh mở rộng thị trường.
Tạo sản phẩm dl chuyên đề như: dl bồi dưỡng sức khỏe, nghĩ biển, dl hang động, chơi golf, thể thao, câu cá,
sông nước, dl cho người ham thích thủ công mỹ nghệ, làng nghề truyền thống, sinh vật cảnh, lễ hội, sinh
hoạt văn hóa truyền thống dân tộc, dl hội nghị, Festival…
Thường xuyên tiến hành điều tra đánh giá về hiện trạng sản phẩm dl, sức hấp dẫn cả về chủng loại, số
lương- chất lượng của các sản phẩm dl đối với du khách, khả năng đáp ứng nhu cầu của du khách về sản
phẩm dl. Từ đó có kế hoạch và giải pháp tạo tài nguyên mới, tạo ra những sản phẩm dl có chất lượng cao,
hấp dẫn và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của du khách.
c. Chiến lược nâng cao các dịch vụ dl

Lý Thụy Xuân Trang DLDL04 10


ĐỊA LÝ DU LỊCH
Tăng cường chất lượng dịch vụ trên cả 3 góc độ: thái độ phục vụ-tính đa dạng, tiện nghi của hàng hóa-dịch
vụ và khả năng sẵn sàng phục vụ tiếp đón khách. Tiến hành việc đánh giá xếp loại các cơ sở lưu trú, ăn uống
các loại phương tiện vận chuyển khách và hệ thống dịc vụ theo tiêu chuẩn quốc tế và có những quy định
chặt chẽ về tiện nghi và chất lượng dịch vụ trong hệ thống CSVCKT phục vụ dl
Trên cơ sở những quy định đã thống nhất cần tiến hành kiểm tra thường xuyên để đảm bảo chất lượng các
CSVCKT và hệ thống dịc vụ không bị xuống cấp, khuyến khích có các cơ chế chính sách quan tâm trong
việc đầu tư xây dựng các nhà hàng, khách sạn, các phương tiện vận chuyển khách, các cơ sở vui chơi giải trí
cùng hệ thống dịch vụ có chất lượng cao.
d. Chiến lược về bảo tồn tôn tạo và phát triển tài nguyên, môi trường dl
Tiến hành phân vùng chức năng trên địa bàn dl lớn, xác định các khu vực cần được bảo vệ nguyên vẹn, khu
vực quy hoạch dự trữ đất đai, các khu vực cần được phục hồi.
Xây dựng quy chế xếp hạng và khai thác bảo vệ thắng cảnh, tài nguyên dl; tăng cường đầu tư hợp tác quốc
tế thu hút mọi nguồn lực cho bảo vệ tài nguyên môi trường dl; soạn thảo ban hành các chế tài,quy phạm làm
cơ sở pháp lý cho việc quản lý khai thác và bảo vệ tài nguyên môi trường; có các chính sách ưu tiên cho các
cá nhân tổ chức và các doanh nghiệp đầu tư vào các dự án trong lĩnh vực bảo vệ tài nguyên môi trường 1
cách tiết kiệm và hiệu quả; thường xuyên tổ chức nghiên cứu đánh giá tác động từ các hoạt động dl cũng
như các dự án phát triển dl đến tài nguyên dl và môi trường.
e. Chiến lược về đầu tư du lịch
Khuyến khích cả đầu tư nước ngoài, đầu tư trong nước ( cả khu vực nhà nước lẫn tư nhân) tham gia đầu tư
xây dựng phát triển dl theo quy hoạch và có dự án đầu tư cụ thể. Nước ngoài liên doanh đầu tư xây các
khách sạn lớn cao cấp các khu dl, bằng nhiều hình thức huy động vốn để góp vào các liên doanh nâng tỷ lệ
góp vốn phía VN trong các liên doanh thành lập các cơ quan hoặc phòng ban quản lý xúc tiến đầu tư phát
triển dl để làm các nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ đầu tư, kiểm tra tư cách pháp nhân của các nhà đầu tư, hỗ trợ
các nhà đầu tư trong quá trình thực hiện dự án đồng thời kiểm tra giám sát việc thực hiện các dự án đầu tư
theo quy hoạch đã được phê duyệt phát triển dl, tuyên truyền quảng bá dl.
f. Chiến lược về thị trường và xúc tiến tuyên truyền quảng cáo
Nghiên cứu phân tích đánh giá các thị trường hiện tại và thị trường tiềm năng, xây dựng chiến lược về kế
hoạch phát triển. mở rộng thi trường dl ở trong nước và hòa nhập thj trường dl của khu vực và trên thế giới.
Trong giai đoạn đầu nên tập trung vào tuyên truyền quảng bá, khai thác các thị trường dễ tính, khi chất
lượng và sản phẩm dl được năng cao cùng với các điều kiện kinh tế xã hội được nâng cao hơn, kết cấu hạ
tầng phát triển tiếp đó là tìm hiểu xúc tiến phát triển dl và khai thác các thị trường Tây Âu và Bắc Mỹ.
Các sản phẩm dl có đặc điểm là ít biến đổi và nguồn tài nguyên bị hạn chế. Vì thế cần phải có chiến lược
tuyên truyền quảng cáo sao cho hoạt động kinh doanh dl có hiệu quả cao hơn.
Hiện nay đa số khách dl đến các địa phương thường thiếu thông tin về dl của các điểm đến. Các nguồn
thông tin chính thức được phát hành thường không thật phong phú và bị hạn chế, để góp phần đẩy nhanh sự
phát triển ngành dl của các địa phương cũng như của các quốc gia trong thời gian tới, cần phải đầu tư vào
công tác xúc tiến tuyên truyền quảng cáo dl để công tác này thực sự trở thành 1 nội dung hoạt động quan
trọng.
Những định hướng lớn cho công tác này gồm: biên soạn và phát hành những ấn phẩm có chất lượng và
thông tin chính xác về dl để giới thiệu với khách dl về con người và cảnh quang, tài nguyên dl, những thông
tin cần thiết cho khách như các điểm lưu trú, hệ thống các điểm tham quan dl, các nhà hàng, các điểm vui
chơi giải trí, giá cả sinh hoạt đi lại ăn uống…và địa chỉ các điểm tư vấn cung cấp thông tin cho khách dl.
Những điểm này cần được đặt ở những đầu mối giao thông như các sân bay, ga xe lửa, bến cảng, bến xe,
khách sạn hoặc những điểm thuận lợi trong giao dịch.
Đối với các tờ chỉ dẫn và thông tin sơ lược có thể kết hợp với các ngành giao thông vận tải cung cấp miễn
phí cho khách trên các lộ trình đến đất nước hoặc các địa phương.
Xúc tiến việc xây dựng và phát hành rộng rãi các phim ảnh tư liệu về lịch sử văn hóa, các công trình kiến
trúc di tích, các danh lam thắng cảnh, các làng nghề lễ hội…và cả những cơ hội khả năng đầu tư phát triển
của đất nước và các địa phương để giới thiệu với du khách trong và ngoài nước.
Những thông tin này là rất bổ ích không chỉ đối với du khách có mục đích tham quan dl ở mỗi địa phương
mà còn là cần thiết đối với các hoạt động đầu tư hợp tác trao đổi, phát triển kinh tế văn hóa của địa phương
hoặc quốc gia.

Lý Thụy Xuân Trang DLDL04 11


ĐỊA LÝ DU LỊCH
Cần tận dụng các cơ hội để tham gia hoặc tổ chức các hội nghị, hôi thảo, hội chợ dl quốc tế trong và ngoài
nước để có điều kiện tuyên truyền những sản phẩm dl của mỗi địa phương cũng như của quốc gia
Mở văn phòng đại diện dl của các địa phương tại các thị trường lớn trong nước cũng như ở nước ngoài để
thực hiện các chức năng về dl lữ hành và xúc tiến tiếp thị, sử dụng 1 phần doanh thu từ dl và vốn công ích
cho hoạt động này.
C. Caùc chöông trình haønh ñoäng quoác gia veà du lịch
4. Nhöõng vaán ñeà veà kt- xaõ hoäi vaø moâi tröôøng caàn löu yù khi phaùt
trieån du lịch ôû caùc ñòa phöông
- Phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo vệ thiên nhiên và môi trường
 Du lịch tác động tích cực đến môi trường như thế nào?
Bảo tồn thiên nhiên: Du lịch góp phần khẳng định giá trị và góp phần vào việc bảo tồn các diện tích tự nhiên
quan trọng, phát triển các Khu Bảo tồn và Vườn Quốc gia.
Tăng cường chất lượng môi trường: Du lịch có thể cung cấp những sáng kiến cho việc làm sạch môi trường
thông qua kiểm soát chất lượng không khí, nước, đất, ô nhiễm tiếng ồn, thải rác và các vấn đề môi trường
khác thông qua các chương trình quy hoạch cảnh quan, thiết kế xây dựng và duy tu bảo dưỡng các công
trình kiến trúc.
Đề cao môi trường: Việc phát triển các cơ sở du lịch được thiết kế tốt có thể đề cao giá trị các cảnh quan.
Cải thiện hạ tầng cơ sở: Các cơ sở hạ tầng của địa phương như sân bay, đường sá, hệ thống cấp thoát nước,
xử lý chất thải, thông tin liên lạc có thể được cải thiện thông qua hoạt động du lịch.
Tăng cường hiểu biết về môi trường của cộng đồng địa phương thông qua việc trao đổi và học tập với du
khách.
 Du lịch tác động tiêu cực đến môi trường như thế nào?

- Ảnh hưởng tới nhu cầu và chất lượng nước: Du lịch là ngành công nghiệp tiêu thụ nước nhiều, thậm chí
tiêu hao nguồn nước sinh hoạt hơn cả nhu cầu nước sinh hoạt của địa phương.
- Nước thải: Nếu như không có hệ thống thu gom nước thải cho khách sạn, nhà hàng thì nước thải sẽ ngấm
xuống bồn nước ngầm hoặc các thuỷ vực lân cận (sông, hồ, biển), làm lan truyền nhiều loại dịch bệnh như
giun sán, đường ruột, bệnh ngoài da, bệnh mắt hoặc làm ô nhiễm các thuỷ vực gây hại cho cảnh quan và
nuôi trồng thủy sản.
- Rác thải: Vứt rác thải bừa bãi là vấn đề chung của mọi khu du lịch. Đây là nguyên nhân gây mất cảnh
quan, mất vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng và nảy sinh xung đột xã hội.
- Ô nhiễm không khí: Tuy được coi là ngành "công nghiệp không khói", nhưng du lịch có thể gây ô nhiễm
khí thông qua phát xả khí thải động cơ xe máy và tàu thuyền, đặc biệt là ở các trọng điểm và trục giao thông
chính, gây hại cho cây cối, động vật hoang dại và các công trình xây dựng bằng đá vôi và bê tông.
- Năng lượng: Tiêu thụ năng lượng trong khu du lịch thường không hiệu quả và lãng phí.
- Ô nhiễm tiếng ồn: Tiếng ồn từ các phương tiện giao thông và du khách có thể gây phiền hà cho cư dân địa
phương và các du khách khác kể cả động vật hoang dại. - Ô nhiễm phong cảnh: Ô nhiễm phong cảnh có thể
được gây ra do khách sạn nhà hàng có kiến trúc xấu xí thô kệch, vật liệu ốp lát không phù hợp, bố trí các
dịch vụ thiếu khoa học, sử dụng quá nhiều phương tiện quảng cáo nhất là các phương tiện xấu xí, dây điện,
cột điện tràn lan, bảo dưỡng kém đối với các công trình xây dựng và cảnh quan. Phát triển du lịch hỗn độn,
pha tạp, lộn xộn là một trong những hoạt động gây suy thoái môi trường tệ hại nhất.
- Làm nhiễu loạn sinh thái: Việc phát triển hoạt động du lịch thiếu kiểm soát có thể tác động lên đất (xói
mòn, trượt lở), làm biến động các nơi cư trú, đe dọa các loài động thực vật hoang dại (tiếng ồn, săn bắt,
cung ứng thịt thú rừng, thú nhồi bông, côn trùng...). Xây dựng đường giao thông và khu cắm trại gây cản trở
động vật hoang dại di chuyển tìm mồi, kết đôi hoặc sinh sản, phá hoại rạn san hô do khai thác mẫu vật, cá
cảnh hoặc neo đậu tàu thuyền...

 Nguyên tắc bảo vệ, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch?
Tài nguyên du lịch phải được bảo vệ, tôn tạo và khai thác hợp lý để phát huy hiệu quả sử dụng và bảo đảm
phát triển du lịch bền vững.
Nhà nước thống nhất quản lý tài nguyên du lịch trong phạm vi cả nước, có chính sách và biện pháp để bảo
vệ, tôn tạo và khai thác hợp lý tài nguyên du lịch.

Lý Thụy Xuân Trang DLDL04 12

You might also like