You are on page 1of 3

Bài toán 3

Cho (O) và đường thẳng xy ở ngoài (O). Kẻ OA vuông góc với xy. Qua A kẻ một cát tuyến cắt (O) tại B
và C. TIếp tuyến tại B và C cắt xy lần lượt tại D và E. Chứng minh rằng A là trung điểm của đoạn thẳng
DE.

gtxy ở ngoài (O)OA⊥xyOB⊥By tại BOC⊥CE tại C

KL: AE = AD

Phân tích, tìm cách giải

Có nhiều cách để đi đến chứng minh AE = AD, ở đây chỉ xin nêu ra một cách

+ Muốn chứng minh A là trung điểm của DE, ta chứng minh AE = AD\

+ Muốn chứng minh AE = AD có nhiều cách, chẳng hạn ta chứng minh ∆OAE= ∆OAD

+ Muốn chứng minh ∆OAE = ∆OAD ta chứng minh OE = OD

+ Muốn chứng minh OE = OD ta chứng minh ∆OCE = ∆OAD

+ Muốn chứng minh ∆OCE = ∆OAD ta phải chứng minh COE=BOD

+ Muốn chứng minh COE=BOD ta phải chứng minh COE= CAE và BOD=CAE

+ Ta có: DOB=CAE vì 2 góc cùng bù với BAD do tứ giác ABOD nội tiếp; COE=CAE vì tứ giác COAE
nội tiếp ⇒đpcm

2. Lời giải tóm tắt

Tứ giác COAE nội tiếp ⇒ COE=CAE (cùng chắng cung CE)

Tứ giác ABOD nội tiếp ⇒ DOB= CAE (Do 2 góc cùng bù với BAD)

⇒COE=DOB⇒⊿OCE= ⊿ODA ⇒OE=OD ⇒⊿OAE= ⊿OAD ⇒AD=AE

Khai thác bài toán

Nhận xét 1: Với bài toán thì đường thẳng xy cho trước ở ngoài (O) tức là xy ∩(O) = ϕ. Ta hãy
đặt vấn đề thay đổi điều kiện bài toán, chẳng hạn đường thẳng xy cho trước cắt (O) tại hai điểm: xy
∩(O) = {M,N}. Thiết lập bài toán tương tự, khi đó A có phải là trung điểm của đoạn thẳng DE nữa
không? Ta có bài toán tương tự

Bài toán 3.1

Cho đường thẳng xy cắt đường tròn (O) tại hai điểm M và N. Kẻ OA vuông góc với xy. Qua A kẻ một cát
tuyến cắt (O) tại, B và C. Tiếp tuyến tại B và C lần lượt cắt xy tại D và E. So sánh đọ dài hai đoạn AE và
AD

gtxy∩O={M,N}OA⊥xyOB⊥BD tại BOC⊥CE tại C


Kl:So sánhAE và AD

Bạn đọc tự chứng minh bài toán 3.1 tương tự bài toán 3, ta vẫn có kết quả AE = AD

Nhận xét 2: Ở bài toán 3 ta đã xét trường hợp xy ∩ (O) = ϕ và ở bài toán 3.1 ta đã xét trường hợp xy ∩
(O) = {M, N}. Ta xét nốt trường hợp xy ∩(O)= {A}, thiết lập bài táon tương tự. Khi đó A có còn là trung
điểm đoạn thẳng AE nữa không? Ta có bài toán tương tự

Bài toán 3.2

Cho đường thẳng xy tiếp xúc với đường tròn tâm O tại M. Kẻ OA vuông góc với xy. Qua A kẻ một cát
tuyến cắt (O) tại B và C. Tiếp tuyến tại B và C lần lượt cắt xy tại D và E. So sánh độ dài 2 đoạn thẳng AE
và AD

gtxy∩O={A}OA⊥xyOB⊥By tại BOC⊥CE tại C

kl: So sánh AE và AD

Với giả thiết đã cho, bạn đọc dễ dàng nhận thấy: M = A = B

Tiếp tuyến tại B trùng với đường thẳng xy ⇒có vô số điểm D, khi đó D không xác định được ⇒Bài toán
không có lười giải

Nhận xét 3: Để ý đến điều kiện cát tuyến qua A cắt (O) tại B và C. Như vậy trong số các cát tuyến qua A
để căts (O) tại 2 điểm B và C sẽ tồn tại 1 cát tuyến đi qua tâm ) ⇒Tiếp tuyến tại B và C song song với
đường thẳng xy ⇒ bài toán không có lời giải

Bài toán 1 (187)

Cho 3 điểm A, B , C không thẳng hang, ta lấy theo thứ tự các điểm D và E trên các đoạn thẳng BA và CA
sao cho BD = CE. Gọi M, N là trung điểm của BC và DE, đường thẳng qua MN lần lượt cắt AB và AC
tại P và Q. Chứng minh rằng góc MPB bằng góc MQC

gtA, B, C không thẳng hàngBD=CEMB=MC;ND=NE

kl: MPB=MQC

1. Phân tích, tìm cách giải

Với giả thiết đã cho có nhiều cách đi đến chứng minh được MPB=MQC, sau đây xin nêu ra một trong
số nhiều cách đó. Gọi O là trung điểm của DC.

Muốn chứng minh MPB=MQC t a chứng minh QPA=MQC (a)

Muốn chứng minh được (a) ta chứng minh MQC=MNO và QPA=NMO (b)

Muốn chứng minh được (b) ta chứng minh ON//QC và OM//AB (c)

Muốn chứng minh được (c) ta chứng minh OD=OC và ND=NE ; OD=OC và MB=MC (d)
Ta có OD = OC (theo cách đặt vấn đề ở trên)

MB = MC (gt) và ND = NE (gt) ⇒đpcm

2. Lời giải tóm tắt

Gọi O là trung điểm của DC

OD=OCND=NE⇒ON//AC⇒ONM=MQC (Đồng vị)

OD=OCMB=MC⇒OM//AB⇒OMN=QPA(ĐỒng vị)

Mà ON// = EC2 và OM// = BD2 nhưng EC = BD (gt) ⇒ OM = ON ⇒


ONM=OMN⇒MQC=QPA=MPB

3. Khai thác bài toán

Nhận xét 1: Thay đổi điều kienẹ của bài toán, chẳng hạn chuyển điều kiện MPB=MQC ở kết luận
thành giả thiết và điều kiện BD = CE ở giả thiết thành kết luận, các điều kiện khác giữ nguyên và
thiết lập bài toán tương tự. Ta có bài toán khác

Bài toán 1.1

Cho 3 điểm A, B, C cố định không thẳng hang. Hai điểm D và E theo thứ tự trên các đoạn thẳng AB
và AC gọi M và N là trung điểm của BC và DE. Một đường thẳng qua MN lần lượt cắt AB và AC tại
P và Q sao cho MPB=MQC. So sánh độ dài hai đoạn BD và CE.

You might also like