You are on page 1of 3

THANH NIÊN VỚI VIỆC GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC

 Giới thiệu chung về văn hóa Việt Nam


Văn hóa Việt Nam hay nói riêng là văn hóa dân tộc Kinh đã có nguồn gốc tại miền Bắc, là một trong
những nền văn hóa lâu đời nhất ở Đông Nam Á. Có thể nói văn hóa Việt Nam là một pha trộn đặc biệt
nhiều văn hóa cổ xưa cùng với văn hóa bản xứ của người Việt. Nền văn hóa Việt Nam chịu ảnh hưởng
lớn nhất của Trung Hoa, ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, Chàm, Phương Tây.

 Trang phục truyền thống của người Việt Nam


Mỗi dân tộc đều có trang phục riêng, cách ăn mặc và trang sức riêng, cái mặc đã trở thành biểu
tượng của văn hóa dân tộc. Vậy cái riêng trong cách ăn mặc của người Việt là gì?
Cách thức trang phục của người Việt qua các thời đại bị chi phối bởi hai yếu tố chính: môi trường tự
nhiên và hướng tới mục đích làm đẹp của con người – cái đẹp tinh tế và kín đáo.
Một trong những trang phục cổ xưa nhất được phụ nữ bình dân mặc từ xưa đến đầu thế kỉ XX là áo
Tứ thân ở miền Bắc. Ở thế kỉ XVIII, xuất hiện Áo bà ba ở miền Nam.
Trang phục truyền thống của người Việt Nam quý nhất là chiếc Áo dài, được mặc trong dịp đặc biệt
như cưới hỏi, tang lễ v.v… Áo dài đã trở thành biểu tượng của quốc gia, đại diện cho các giá trị văn hóa
Việt Nam.
Câu hỏi:
Kể tên một số trang phục truyền thống của các đồng bào dân tộc thiểu số.
Theo bạn tiền thân của chiếc áo dài Việt Nam là y phục nào?
Tại sao áo dài Việt Nam trở thành đồng phục bắt buộc của học sinh ở một số trường THPT? Theo
bạn, áo dài ngày nay đã được cách điệu như thế nào để phù hợp với cuộc sống hiện đại?
Hiện nay, các bạn trẻ Việt Nam có tư tưởng và phong cách ăn mặc khác hẳn, dường như rất xa rời
những trang phục truyền thống của người Việt. Bạn có cách nào để thế hệ trẻ có thể lưu giữ, bảo tồn nét
đẹp của trang phục dân tộc?

 Phong tục tập quán


Từ ngàn đời xưa, đi đôi với sự nghiệp dựng nước và giữ nước của người Việt, đã hình thành trong
lòng xã hội Việt Nam những phong tục tập quán riêng, lễ hội riêng. Buổi đầu dựng nước, cư dân Văn
Lang – Âu Lạc đã có tập quán ở nhà sàn, nhuộm răng đen, ăn trầu, xăm mình, dùng đồ trang sức. Tín
ngưỡng phổ biến là sùng bái tự nhiên (thờ thần Mặt Trời, thần Sông, thần Núi). Tín ngưỡng thờ cúng tổ
tiên, sùng kính các anh hùng trở thành nét đẹp đặc sắc của người Việt.

 Tìm hiểu về một số lễ Tết:


• Tết Nguyên Đán
• Tết Đoan Ngọ
• Tết Thanh Minh
Tìm hiểu tục lệ Tết Đoan Ngọ:
Là lễ Tết quan trọng, xếp thứ hai sau Tết Nguyên Đán. Sáng sớm cho trẻ em ăn hoa quả, rượu nếp,
trứng luộc; người lớn giết sâu bọ bằng cách uống rượu và ăn rượu nếp.
Câu hỏi:
Liên hệ địa phương, các dân tộc Tây Nguyên có những lễ hội truyền thống nào?
Bạn hãy cho biết một số hủ tục lạc hậu đang tồn tại trong đời sống cộng đồng người Việt cần bị xóa
bỏ?
Theo bạn trong tục lệ cưới xin, tại sao phải có phù dâu? Nhân vật này có tầm quan trọng như thế
nào?( tục lệ xưa có phù dâu vì hôn nhân cưỡng ép do cha mẹ định đoạt, “nữ thập tam nam thập lục”, vì
vậy cần có người dẫn dắt)

 Di Tích Lịch Sử
Chùa Thiên Mụ (Thừa thiên- Huế), chùa Dâu, Văn Miếu Quốc Tử Giám, tháp Rùa, tháp Chàm,
Thánh Địa Mỹ Sơn v.v…
Danh lam thắng cảnh: hồ Ba Bể, động Phong Nha- Kẻ Bàng, vịnh Hạ Long, vườn quốc gia Cúc
Phương v.v…
Câu hỏi:
Hãy kẻ tên một số di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của địa phương mà bạn biết.
Hãy cho biết Việt Nam có bao nhiêu di sản được Unessco công nhận là di sản văn hóa thế giới? Kể
tên.
Hiện nay, Việt Nam đang bước vào giai đoạn xây dựng sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa
đất nước, các nhà máy, xí nghiệp mọc lên một cách nhanh chóng. Ngược lại, các di tích lịch sử đang bị
phá hủy, ngày càng mai một, trở thành mặt bằng sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp, nhà đầu
tư. Hơn thế nữa, vấn đề đảm bảo vệ sinh môi trường của khách tham quan khi đến thăm các thắng cảnh
chưa tốt. Vậy theo bạn, với trách nhiệm của những chủ nhân tương lai đất nước, chúng ta sẽ phải làm gì
đẻ bảo tồn các di tích, thắng cảnh của dân tộc?

 Ẩm thực:
Một số phong tục ăn uống của người Việt Nam: ăn chay, bún, giò lụa, phở, bánh phu thê, bánh
chưng bánh dày v.v…
Bữa ăn truyền thống: - cơm
- các món khô: thịt cá, đậu phụ, dưa muối…
- món canh: rau, riêu cua, cá…
- món nộm

Câu hỏi:
Gia đình bạn có thường làm các loại bánh dân gian không? Cách chế biến và trình bày món ăn đó.
Bạn thích thưởng thức món ăn truyền thống nào của dân tộc ta nhất? Tại sao?
Điều gì đã tạo nên sự ấn tượng của bạn bè quốc tế đối với ẩm thực Việt Nam?
Ngày nay, các quán ăn mọc lên khắp nơi với những thực đơn phong phú, muốn mua 1 thức ăn nào
đó là rất đơn giản và thuận tiện, vì vậy đối với giới trẻ, đặc biệt là các bạn nữ việc chế biến các món ăn
truyền thống là khá khó khăn, vậy làm thế nào để có thể bảo tồn nền ẩm thực dân gian Việt Nam?

 Tìm hiểu văn hóa địa phương: Tỉnh Gia Lai


• Lễ hội: Hội Đâm Trâu, ăn cơm mới….
• Âm nhạc: Cồng, chiêng, đàn đá, k’long pút, t’rưng
• Ẩm thực: rượu cần, cà phê v.v…
• Di tích lịch sử: Tây Sơn thượng đạo, quê hương anh hùng Núp…
• Gia Lai còn được biết đến với những khu rừng nguyên sinh, hệ thống động thực vật phong
phú, đa dạng.
• Thắng cảnh đẹp: Biển Hồ (Đôi mắt của Pleiku), Cổng trời Mang Yang, đỉnh Hàm Rồng…
• Bên cạnh sự hấp dẫn của thiên nhiên kì vĩ, Gia Lai còn có nền văn hóa lâu đời đậm đà bản
sắc núi rừng và các dân tộc thiểu số.
Với tư cách là một người con cuả Tây Nguyên nói chung và An Khê nói riêng, bạn có suy nghĩ gì về nền
văn hóa của quê hương? Nó có được gìn giữ và lưu truyền trong những giai đoạn phát triển tiếp theo
của đất nước ta hay không?
Câu trả lời của bạn…… đã kết thúc hoạt động ngoại khóa với chủ đề “ Thanh niên với việc giữ gìn
bản sắc văn hóa dân tộc”.

You might also like