You are on page 1of 46

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.

HCM
BỘ MÔN CẢNH QUAN & KỸ THUẬT HOA VIÊN

BÀI GIẢNG

DINH DƯỠNG CÂY TRỒNG

Biên soạn: Th.S TRƯƠNG THỊ CẨM NHUNG

Tp.HCM tháng 8/2009

1
Bài 1 CÁC NGUYÊN TỐ CẦN THIẾT CHO SỰ
DINH DƯỠNG CỦA CÂY TRỒNG
1.1. Tính cần thiết của các nguyên tố trong dinh dưỡng cây trồng
Một nguyên tố khoáng được xem là cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của
cây trồng khi nguyên tố đó có liên quan đến các chức năng trao đổi chất của cây trồng và
cây trồng không thể hoàn thành chu kỳ sống nếu không có nguyên tố này. Thông thường,
cây trồng thể hiện triệu chứng sự thiếu hụt một chất dinh dưỡng nào đó, và sự thiếu hụt này
có thể được điều chỉnh hay ngăn chặn bằng cách cung cấp chất dinh dưỡng đó cho cây.
Ngoài yếu tố dinh dưỡng, các triệu chứng thiếu dinh dưỡng có thể còn do nhiều yếu tố
khác gây ra. Vì vậy, trong công việc chẩn đoán cần lưu ý tất cả các hiện tượng thiếu dinh
dưỡng của cây trồng. Các thuật ngữ sau đây dùng để mô tả mức độ dinh dưỡng của cây
trồng:
1. Thiếu dinh dưỡng: khi nồng độ của một nguyên tố trong cây thấp, làm giảm năng suất
nghiêm trọng và các triệu chứng này biểu hiện ra ngoài một cách rõ ràng. Sự thiếu hụt
nghiêm trọng có thể làm cho cây bị chết. Nhưng với mức độ trung bình hay nhẹ, các triệu
chứng có thể không biểu hiện ra ngoài nhưng năng suất bị giảm.
2. Nồng độ tới hạn (nồng độ ngưỡng): khi nồng độ chất dinh dưỡng trong cây thấp hơn
mức độ này, nếu được bón phân sẽ làm tăng năng suất. Mức độ tới hạn khác nhau giữa các
loại cây trồng và giữa các chất dinh dưỡng, nhưng mức độ tới hạn này đều nằm trong
khoảng trung gian giữa mức độ thiếu và đủ của các chất dinh dưỡng đó.
3. Đầy đủ dinh dưỡng: là mức độ chất dinh dưỡng trong cây thoả mãn nhu cầu sinh trưởng
của cây, với mức độ này, nếu bón thêm phân vào sẽ không làm tăng thêm năng suất nhưng
có thể làm tăng nồng độ chất dinh dưỡng đó trong cây. Thuật ngữ “tiêu thụ xa xỉ” thường
được dùng để mô tả sự hấp thu dinh dưỡng của cây trồng, nhưng sự hấp thu này không ảnh
hưởng đến năng suất.
4. Mức độ thừa hay gây độc: nồng độ các nguyên tố cần thiết hay bất cứ một nguyên tố
nào khác cao, đủ để làm giảm sự sinh trưởng và năng suất của cây trồng. Nồng độ dinh
dưỡng thừa có thể gây ra sự mất cân bằng giữa các chất dinh dưỡng cần thiết khác và sự
mất cân bằng này cũng có thể làm giảm năng suất.
Năng suất bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi bị thiếu chất dinh dưỡng và khi điều
chỉnh được sự thiếu hụt chất dinh dưỡng này, sự sinh trưởng của cây trồng tăng nhanh hơn
nhiều so với sự gia tăng nồng độ chất dinh dưỡng trong cây. Trong trường hợp bị thiếu
nghiêm trọng, nếu được bón phân thì năng suất có thể tăng nhanh, nhưng nồng độ chất
dinh dưỡng đó trong cây có thể bị giảm.
Khi nồng độ đạt đến mức độ tới hạn, năng suất cây trồng thường đạt tối đa. Nồng độ
chất dinh dưỡng đủ thoả mãn nhu cầu của cây thường nằm một khoảng biên độ rộng, nếu
nồng độ dinh dưỡng nằm trong khoảng này sẽ không ảnh hưởng đến năng suất. Nhưng khi
nồng độ tăng cao hơn mức độ tới hạn, cây trồng sẽ cho thấy có sự hấp thu xa xỉ các chất
dinh dưỡng (trên mức cần thiết để đạt mức tối đa). Sự tiêu thụ xa xỉ này rất phổ biến trong
hầu hết các loại cây trồng. Các nguyên tố được hấp thụ với một lượng thừa có thể làm
giảm năng suất trực tiếp do sự gây độc, hay gián tiếp do làm giảm nồng độ đến dưới mức
độ tới hạn của các chất dinh dưỡng khác.

2
1.2. Sự di chuyển của các ion từ đất đến rễ cây trồng
Để được hấp thu bởi rễ cây trồng, các ion phải tiếp xúc với bề mặt rễ. Các ion di
chuyển đến bề mặt rễ bằng 3 cách: tiếp xúc trực tiếp với rễ; dòng chảy khối lượng của
nước có chứa các ion trong dung dịch; sự khuyếch tán các ion trong dung dịch đất.
1.2.1. Sự tiếp xúc trực tiếp của rễ:
Tầm quan trọng của sự tiếp xúc trực tiếp của rễ như là một cơ chế đối với sự hấp thu
được tăng cường do sự sinh trưởng của các rễ mới xuyên suốt khối lượng đất và cũng có
thể do sự lan truyền của các loại nấm trong vùng rễ. Khi hệ thống rễ phát triển và ăn sâu
vào trong đất nhiều hơn, thì dung dịch đất và các bề mặt đất có giữ các ion hấp phụ sẽ tiếp
xúc với khối lượng rễ, và sự hấp thu các ion này xảy ra do cơ chế trao đổi tiếp xúc. Các ion
trên bề mặt lông hút của rễ có thể trao đổi với các ion bị giữ trên bề mặt cát, sét và các chất
hữu cơ trong đất bởi vì sự tiếp xúc trực tiếp giữa rễ và các hạt đất. Các ion bị giữ bởi lực
tỉnh điện ở các vị trí này có xu hướng dao động trong một thể tích nhất định. Khi các thể
tích dao động của hai ion trùng lấp nhau, thì các ion trao đổi vị trí. Bằng cách này Ca2+ trên
bề mặt sét có thể được hấp thu bởi rễ và được sử dụng bởi cây trồng.
Hàm lượng chất dinh dưỡng mà rễ cây trồng hấp thu do tiếp xúc trực tiếp là hàm
lượng có trong một thể tích đất bằng với thể tích rễ. Rễ thường chiếm ≤ 1% thể tích đất.
Tuy nhiên, nếu rễ phát triển xuyên qua các tế khổng trong đất với hàm lượng dinh dưỡng
trung bình cao hơn sẽ tiếp xúc tối đa 3% chất dinh dưỡng hữu dụng có trong đất.
Sự tiếp xúc trực tiếp của rễ và chất dinh dưỡng có thể gia tăng do các nấm vùng rễ
(mycorrhiza), một loại cộng sinh giữa nấm và rễ cây. Ảnh hưởng này đạt cao nhất khi cây
được trồng trên các loại đất có độ phì nhiêu kém. Mức độ lan truyền của nấm cũng được
lan truyền trong điều kiện đất có pH chua ít, hàm lượng lân thấp, đủ đạm và nhiệt độ đất
thấp. Các sợi nấm có tác dụng tương tự như là sự phát triển rộng của hệ thống rễ cây, dẫn
đến sự tiếp xúc lớn hơn.
1.2.2. Dòng chảy khối lượng:
Sự di chuyển của các ion trong dung dịch đất đến bề mặt rễ cây do dòng chảy khối
lượng cũng là một yếu tố quan trọng trong sự cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng.
Dòng chảy khối lượng xảy ra khi các ion dinh dưỡng và các chất hoà tan khác được vận
chuyển trong dòng chảy của nước đến rễ, là kết quả của quá trình thoát hơi của cây trồng.
Dòng chảy khối lượng cũng có thể xảy ra do sự bốc hơi và thấm lậu của nước trong đất.
Hàm lượng các chất dinh dưỡng di chuyển đến rễ do dòng chảy khối lượng được
quyết định bởi lưu lượng nước hay sự tiêu thụ nước của cây trồng, và nồng độ trung bình
của chất dinh dưỡng trong dòng nước đó. Dòng chảy khối lượng cung cấp một lượng rất
lớn Ca2+ và Mg2+ trong nhiều loại đất, cũng như phần lớn các chất dinh dưỡng di động
khác như NO3─ và SO42─. Khi ẩm độ đất giảm thì sự di chuyển của nước bị giảm dần, vì
vậy sự di chuyển của nước đến bề mặt của rễ cũng bị chậm lại. Sự di chuyển của các ion
do dòng chảy khối lượng sẽ giảm khi nhiệt độ thấp bởi vì nhu cầu thoát hơi nước của cây
trồng rất thấp ở điều kiện nhiệt độ thấp so với ở nhiệt độ cao. Ngoài ra, sự vận chuyển của
các ion trong dòng chảy của nước bị bốc hơi cũng sẽ bị giảm ở nhiệt độ đất thấp.
1.2.3. Sự khuyếch tán:
Sự khuyếch tán xảy ra khi một ion di chuyển từ một nơi có nồng độ cao đến một nơi
có nồng độ thấp. Phần lớn chất dinh dưỡng lân và kali trong đất di chuyển đến rễ là do sự
khuyếch tán. Khi rễ cây hấp thu các chất dinh dưỡng từ dung dịch đất ngay bề mặt rễ, thì
nồng độ chất dinh dưỡng ở ngay bề mặt rễ bị giảm thấp rất nhiều so với nồng độ trong
3
dung dịch của toàn bộ khối đất. Vì vậy, một sự chênh lệch về nồng độ được hình thành làm
cho các ion di chuyển đến rễ cây. Một loại cây có nhu cầu cao đối với một chất dinh dưỡng
nào đó sẽ dẫn đến một sự chênh lệch nồng độ lớn, làm tăng tốc độ khuyếch tán ion đó từ
dung dịch đất đến bề mặt rễ.
Có nhiều yếu tố của đất ảnh hưởng đến sự khuyếch tán các chất dinh dưỡng trong
đất, trong đó yếu tố quan trọng nhất là mức độ chênh lệch nồng độ. Khi ẩm độ đất tăng, sẽ
làm tăng tốc độ khuyếch tán. Sự hấp thu các ion ở bề mặt rễ tác động đến sự hình thành và
duy trì sự chênh lệch về nồng độ, chịu tác động mạnh mẽ bởi nhiệt độ. Trong khoảng nhiệt
độ từ 10─300C, khi nhiệt độ tăng 100C thì tốc độ hấp thu tăng 2 lần hay cao hơn. Sự
khuyếch tán các ion dinh dưỡng thường chậm trong hầu hết các trường hợp và xảy ra trong
một khoảng cách rất ngắn, xung quanh bề mặt rễ. Khoảng cách trung bình tiêu biểu đối với
sự khuyếch tán đến rễ là 1cm đối với đạm, 0.02cm đối với lân và 0.2cm đối với kali. Rễ
không hấp thu tất cả các chất dinh duỡng cùng một tốc độ, vì vậy, một số ion có thể tích
luỹ ở bề mặt rễ, đặc biệt là trong giai đoạn cây trồng hấp thu nước nhanh. Điều này dẫn
đến một hiện tượng là khuyếch tán ngược, trong đó có sự chênh lệch nồng độ và vì thế một
số ion sẽ di chuyển xa dần bề mặt rễ và đi ngược trở lại dung dịch đất. Sự khuyếch tán
ngược này thường thấp hơn nhiều so với sự khuyếch tán đến bề mặt rễ, tuy nhiên khi nồng
độ một chất dinh dưỡng cao trong vùng rễ có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu các chất dinh
dưỡng khác.
Sự khuyếch tán và dòng chảy khối lượng trong sự cung cấp ion đến bề mặt rễ phụ
thuộc vào khả năng cung cấp các ion này của các thành phần rắn của đất cho thành phần
dung dịch. Nồng độ các ion trong dung dịch chịu ảnh hưởng rất lớn bởi bản chất của các
thành phần keo của đất và mức độ bảo hoà cation của các keo này.
Nghiên cứu các cơ chế dòng chảy khối lượng và khuyếch tán cũng quan trọng trong
việc quản lý phân bón. Các loại đất có tốc độ khuyếch tán thấp do BC cao, độ ẩm thấp, hay
hàm lượng sét cao có thể cần được bón các chất dinh dưỡng không di động gần rễ cây để
tối đa hoá sự hữu dụng của các chất dinh dưỡng và sự hấp thu của cây trồng.
1.3. Sự hấp thu ion của cây trồng
1.3.1. Sự hấp thu ion thụ động :
Phần lớn của tổng thể tích rễ có khả năng tiến hành hấp thu thụ động các ion. Các ion
trong dung dịch đất đi vào mô rễ thông qua các tiến trình khuyếch tán và trao đổi ion.
Nồng độ các ion trong gian bào thường thấp hơn nồng độ trong toàn bộ dung dịch đất, vì
thế sự khuyếch tán sẽ xảy ra do sự chênh lệch nồng độ. Sự khuyếch tán và trao đổi ion là
các tiến trình thụ động bởi vì sự hấp thu vào gian bào được kiểm soát bởi nồng độ ion và
sự khác nhau về điện tích. Các tiến trình này không có sự chọn lọc và không cần năng
lượng. Các gian bào của tế bào ngoài cùng của phần thịt lá cũng là nơi các ion có khả năng
khuyếch tán và trao đổi. Phần lớn các ion dinh dưỡng đi đến gian bào của lá thông qua
mạch mộc từ rễ. Các ion khoáng trong nước mưa, nước tưới và trong phân bón lá thấm vào
trong lá thông qua khí khổng và biểu bì để vào bên trong lá. Sự di chuyển ion từ rễ đến
thân được quyết định bởi tốc độ hấp thu nước và sự thoát hơi nước, điều này cho thấy rằng
dòng chảy khối lượng có vai trò quan trọng trong sự di chuyển của các ion.
1.3.2. Sự hấp thu ion chủ động:
Một lớp màng có tác dụng như là ranh giới giữa gian bào và hàm lượng bên trong của tế
bào là nguyên sinh chất. Các ion được hấp thu thụ động chiếm giữ các khoảng không gian
giữa các tế bào; tuy nhiên, nguyên sinh chất sẽ ngăn chặn sự vận chuyển thụ động của các

4
chất dinh dưỡng vào bên trong tế bào bởi vì nồng độ ion bên trong cao hơn ion bên ngoài
tế bào, nên sự vận chuyển ion xuyên qua màng nguyên sinh chất phải do sự chênh lệch hoá
điện. Sự vận chuyển ion chủ động là một tiến trình có chọn lọc nên chỉ các ion chuyên biệt
được vận chuyển hay được mang xuyên qua màng nguyên sinh chất do các chất mang
chuyên biệt. Mặc dù kali, rubidium và cesium có sự cạnh tranh cùng một chất mang, nhưng
chúng không cạnh tranh với các nguyên tố như canxi, strontium và barium.
Các tính chất hấp thu, vận chuyển và sử dụng các chất dinh dưỡng khoáng trong cây
trồng phần lớn là do yếu tố di truyền quyết định. Các kiểu di truyền trong cùng một loài có
thể rất khác nhau về tốc độ hấp thu và vận chuyển các chất dinh dưỡng, hiệu quả sử dụng
các chất trao đổi chất, chống chịu với các điều kiện nồng độ dinh dưỡng cao và nhiều yếu
tố khác.
Ngoài yếu tố di truyền thì hình thái của rễ cũng có ảnh hưởng rất có ý nghĩa trong
dinh dưỡng khoáng của cây trồng. Một số dòng có khả năng phát triển bộ rễ rất mạnh, rất
rộng, sâu, và có nhiều rễ con để hấp thu nước và dinh dưỡng.
1.4. Các nguyên tố hoá học cần thiết trong sự dinh dưỡng của cây trồng.
Bảng 12. Các nguyên tố cần thiết cho sự dinh dưỡng của cây trồng
Chất dinh dưỡng trong cây Nồng độ tb (theo TL chất khô)
H 6.0%
O 45.0%
C 45.0%
N 1.5%
K 1.0%
Ca 0.5%
Mg 0.2%
P 0.2%
S 0.1%
Cl 100ppm(0.01%)
Fe 100ppm
B 20ppm
Mn 50ppm
Zn 20ppm
Cu 6ppm
Mo 0.1ppm

Có 16 nguyên tố hoá học được cho là cần thiết cho sự sinh trưởng của cây trồng,
trong đó C, H, O chiếm một hàm lượng rất lớn trong cây. Tiến trình quang hợp trong lá sẽ
biến đổi CO2 và H2O thành các cacbonitrat, từ đó các aminoaxit, đường, prôtêin,
axitnucleic và các hợp chất hữu cơ khác được tổng hợp, các nguyên tố C, H, O không được
xem là các chất dinh dưỡng khoáng. Sự cung cấp CO2 cho cây trồng tương đối ổn định. Sự
cung cấp nước ít khi làm hạn chế trực tiếp sự quang hợp nhưng có thể sự quang hợp bị hạn
chế gián tiếp thông qua các ảnh hưởng khác do sự thiếu hụt trong độ ẩm đất.
13 nguyên tố còn lại được phân loại thành các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng và
các nguyên tố dinh dưỡng vi lượng. Các nguyên tố đa lượng bao gồm đạm (N), lân (P),
kali (K), lưu huỳnh (S), canxi (Ca), và magie (Mg); các nguyên tố vi lượng gồm sắt (Fe),

5
kẽm (Zn), mangan (Mn), đồng (Cu), boron (B), clorine (Cl) và molipden (Mo). 5 nguyên tố
khác là sodium (Na), cobalt (Co), niken (Ni), silicon (Si), vanadium (Va) được xếp vào
nhóm các nguyên tố vi lượng cần thiết nhưng chỉ cho một số cây trồng nhất định. Các
nguyên tố vi lượng thường được xem là các nguyên tố thứ yếu, nhưng điều này không có
nghĩa là chúng kém quan trọng hơn các nguyên tố đa lượng. Sự thiếu hụt hay gây độc của
các nguyên tố vi lượng có thể làm giảm năng suất cây trồng tương tự như sự thiếu hụt hay
gây độc của các nguyên tố đa lượng.
Mặc dù aluminum (Al) không phải là nguyên tố cần thiết trong dinh dưỡng cây
trồng, nhưng nồng độ Al trong cây có thể cao khi đất có chứa hàm lượng lớn Al trong dung
dịch. Thật ra, cây trồng hấp thu rất nhiều nguyên tố không cần thiết cho sự sinh trưởng của
chúng và có trên 60 nguyên tố được tìm thấy có trong cây trồng. Khi thực vật bị đốt, phần
tro thực vật có chứa tất cả các nguyên tố khoáng cần thiết và không cần thiết, ngoại trừ C,
H, O, N và S bị mất ở dạng khí.
Hàm lượng các nguyên tố khoáng trong cây chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, và
hàm lượng của chúng khác nhau rất đáng kể trong các loại cây khác nhau. Các số liệu phân
tích nồng độ chất dinh dưỡng trong cây rất có giá trị cho các chương trình quản lý phân
bón và khuyến cáo bón phân. Bởi vì có nhiều phản ứng sinh học và hoá học xảy ra trong
phân bón và trong đất nên hàm lượng chất dinh dưỡng hấp thu bởi cây trồng thường không
tương ứng với hàm lượng phân được bón vào. Cây trồng hấp thu các chất dinh dưỡng từ
đất để sinh trưởng và phát triển, sau khi hoàn thành chu kỳ sống, các chất dinh dưỡng trong
dư thừa cây trồng sẽ được trả lại cho đất.
1.5. Phân loại phân bón:
Về mặt hoá học: phân bón được chia ra làm nhiều loại:
- Phân vô cơ: gồm các hợp chất hoá học vô cơ, các loại phân vô cơ đa lượng như (N, P,
K), phân trung lượng (Ca, Mg, S), phân vi lượng (Fe, Mn, Cu, Zn, B).
- Phân hữu cơ: gồm các loại phân gia súc, gia cầm, than bùn, phân xanh… trong phân có
chứa các acid humic và acid fluvic. Việc sử dụng phân hữu cơ là một phần quan trọng
trong chu kỳ biến đổi các chất dinh dưỡng trong thiên nhiên.
- Phân chelate: là hợp chất giữa chất hữu cơ và kim loại (EDTAFe2)
- Phân vi sinh: là loại phân có chứa các nhóm sinh vật khác nhau được đưa vào phân bằng
nhiều phương pháp nhằm nâng cao khả năng hữu dụng các chất dinh dưỡng cho cây trồng
từ các nguồn dinh dưỡng mà bản thân cây trồng không thể hấp thu được
Về mặt nông học: phân bón được chia thành hai nhóm: nhóm phân có tác dụng trực
tiếp cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng và nhóm phân có tác dụng gián tiếp thông qua
việc cải thiện các tính chất của đất. Tuy nhiên sự phân loại này chỉ có tính tương đối, vì
phân bón có tác dụng trực tiếp cũng gián tiếp ảnh hưởng đến tính chất đất như hầu hết các
loại phân vô cơ, phân chelate. Ngược lại phân bón có tác dụng gián tiếp luôn cung cấp trực
tiếp một số chất dinh dưỡng cho cây trồng như vôi, thạch cao, bột lưu huỳnh, phân vi sinh.
Thành phần phân bón:
Phân bón được chia thành 2 loại là phân đơn và phân phức hợp
- Phân đơn: trong phân chỉ chứa một nguyên tố dinh dưỡng chính như urea (46% N),
suppe lân (16─18% P2O5), KCl (58─60% K2O), vi lượng boron…
- Phân phức hợp: trong phân có chứa nhiều chất dinh dưỡng như NPK, DAP, KNO3…

6
Bài 2 CÁC LOẠI PHÂN VÔ CƠ
A. CÁC LOẠI PHÂN KHOÁNG ĐA LƯỢNG
1. Phân đạm
1.1. Vai trò của đạm đối với cây trồng:
Đạm là chất dinh dưỡng quan trọng đối với cây trồng và là một trong những chất
dinh dưỡng thường bị thiếu nhất trong sản xuất nông nghiệp. Cây trồng thường chứa
khoảng 1 – 5% đạm theo trọng lượng khô.
Đạm tham gia tạo nên protein và các acid amin giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong
hoạt động sống của tế bào thực vật. Tỷ lệ protein (%) trong nông phẩm rất thay đổi và là
một trong những chỉ tiêu để đánh giá chất lượng nông phẩm.
Đạm có trong nhiều hợp chất cơ bản cần thiết cho sự phát triển của cây như diệp lục
và các enzim, thúc đẩy quá trình quang hợp và các hoạt động sống của cây. Đạm cùng với
lân ảnh hưởng đến khả năng di truyền của cây vì chúng nằm trong ADN và ARN. Đạm
kích thích sự phát triển của bộ rễ, giúp cây trồng huy động mạnh các thức ăn khác trong
đất. Ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm.
Sự cung cấp đạm có liên quan đến sự sử dụng carbohydrate của cây trồng. Khi
không cung cấp đủ đạm, carbohydrate sẽ bị tích tụ trong các tế bào sinh trưởng, làm cho
chúng trở nên dày hơn.
1.2. Những triệu chứng thiếu đạm:
Khi cây trồng thiếu đạm, chúng trở nên cằn cổi và màu vàng xuất hiện trên lá. Sự
mất protein trong lục lạp trong các lá già hình thành nên màu vàng hay bệnh úa vàng lá là
chỉ thị sự thiếu đạm.
Khi thiếu đạm nghiêm trọng thì các lá bên dưới biến thành màu nâu và chết. Các vết
úa vàng này bắt đầu ở đầu lá và lan dần vào phần bên trong lá cho đến khi toàn bộ lá chết.
Xu hướng chung là các lá bên trên còn non vẫn tồn tại màu xanh trong khi các lá bên dưới
bị vàng và chết. Điều này cho thấy có sự di chuyển của đạm bên trong cây. Khi rễ không
có khả năng hấp thu đủ đạm để thoả mãn nhu cầu sinh trưởng, protein trong các bộ phận
già của cây bị chuyển hoá thành đạm hoà tan, vận chuyển đến các mô sinh trưởng hoạt
động và được tái sử dụng để tổng hợp các protein mới.
Bón thừa đạm lá cây có màu xanh tối, tỷ lệ nước trong thân lá cao, thân lá mềm mại
dễ bị sâu bệnh, quá trình sinh trưởng dinh dưỡng (thân, lá) bị kéo dài, quá trình hình thành
hoa quả hạt bị chậm lại. Cây thành thục muộn, phẩm chất nông sản kém. Bón thừa đạm
cây dùng không hết, đất không giữ lại được (trên các loại đất nhẹ, nghèo chất hữu cơ) nên
đạm bị kéo xuống sâu hoặc bị rửa trôi làm ô nhiễm nguồn nước, kể cả nước trên mặt và
nước ngầm. Khi thừa đạm, trong mối quan hệ với các chất dinh dưỡng khác như lân, kali
và lưu huỳnh có thể làm chậm sự chín của cây trồng. Những triệu chứng ngộ độc
ammonium như mép lá màu vàng, lá bị xoắn lại, đầu rễ bị hoại tử.
1.3. Hàm lượng nitơ trong đất
Nitơ là nguyên tố dinh dưỡng cần tương đối nhiều cho các loại cây trồng. Hàm
lượng đạm tổng số trong đất từ 0.1 – 0.2%, đất xám bạc màu hàm lượng đạm dưới 0.1%.
Hàm lượng đạm trong đất tương quan với hàm lượng mùn (nitơ = 5% mùn). Đạm trong đất
có 2 dạng là đạm vô cơ và đạm hữu cơ.
Đạm vô cơ: trong đất rất ít, tầng mặt chiếm 1 – 2% của đạm tổng số, nhiều nhất
cũng không vượt quá 8%. Dạng đạm vô cơ trong đất chủ yếu là NH4+; NO3─; NO2─, hàm
7
lượng dễ tiêu của chúng nhỏ. NH4+ được sinh ra do tác động amin hoá của vi sinh vật đối
với chất hữu cơ chứa đạm, trong điều kiện háo khí nó dễ bị nitrat hoá thành NO3─. NH4+
và NO3─ đều tan trong nước, NH4+ được keo đất hút nên ít bị rửa trôi, còn NO3─ không
được keo đất hút nên dễ bị rửa trôi.
Đạm hữu cơ: đạm hữu cơ tồn tại ở các dạng như protein, aminoaxit, và các hợp
chất đạm phức tạp khác, chiếm tỉ lệ từ 93 – 99% nitơ tổng số ở dạng hữu cơ trong tầng
mùn đất. Sự chuyển hoá hoá học hay sinh học các hợp chất hữu cơ này để tạo thành đạm
dễ tiêu gọi là quá trình khoáng hoá. Quá trình khoáng hoá hợp chất hữu cơ chứa đạm thành
dạng NH4+ gọi là quá trình amin hoá do vi sinh vật dị dưỡng thực hiện.
C2H5NO2 + 3[O] + H+ → 2CO2 + NH4+ + H2O
(Glyxin)
NH4 được vi sinh vật tự dưỡng chuyển hoá thành NO3─ và NO2─ gọi là quá trình nitrat hoá
+

2 NH4+ + 2OH─ + 3O2 2H+ + 2NO2─ + 4H2O + Q


nitrosomonas
NO2─ + O2 nitrobacte 2NO3─ + Q

NH4+ +2O2 → HNO3 + H3O+ + Q


Dựa vào độ hoà tan và khả năng thuỷ phân, chia đạm thành ba dạng:
- Đạm hữu cơ hoà tan trong nước: gồm axit amin, amic tương đối đơn giản. Hàm lượng
đạm dưới 5% đạm tổng số
- Đạm hữu cơ thuỷ phân: là dạng đạm khi ở trong môi trường axit, kiềm hoặc lên men
có thể thuỷ phân tạo thành dạng tương đối đơn giản, dễ tan trong nước, hàm lượng trên
50% đạm tổng số.
- Đạm hữu cơ không thuỷ phân: chiếm 30 – 50% đạm hữu cơ. Không tan trong nước,
môi trường axit, kiềm. Chủ yếu do vi sinh vật chuyển hoá thành NH4+ và NO3─. Nitơ trong
đất luôn biến đổi, sự mất đạm do bay hơi, mất đạm do phản nitrat hoá thường xảy ra ở đất
bí, chặt và ngập nước.
Cố định đạm sinh học là quá trình vi sinh vật sử dụng năng lượng dự trữ của sản
phẩm quang hợp để đồng hoá N2 thành NH3.
N2 + 3H2 → 2NH3
Đạm là nguyên tố có ý nghĩa nhất đối với độ phì đất
Cây trồng có thể hấp thu các dạng đạm trong đất như: NH4+ và NO3─. Trên đất
không ngập nước, NO3─ có nồng độ cao hơn NH4+. Tốc độ hấp thu NO3─ thường cao và
thích hợp trong điều kiện pH thấp. Khi cây hấp thu NO3─ cao, sẽ gia tăng sự tổng hợp các
anion hữu cơ trong cây, cùng với sự gia tăng tương ứng với các cation vô cơ (Ca, Mg, K)
nên môi trường vùng rễ sẽ trở nên kiềm tính. Sự hấp thu NH4+ của cây trồng tốt nhất ở pH
trung tính và sự hấp thu này giảm khi độ chua tăng, làm giảm sự hấp thu Ca2+, Mg2+, K+.
Hàm lượng NH4+ cao có thể làm ngưng sự sinh trưởng. Ngược lại, cây trồng chống chịu
được với nồng độ NO3─ cao và tích luỹ NO3─ trong mô ở mức độ rất cao. Sự sinh trưởng
của cây trồng thường được cải thiện khi cung cấp cả hai dạng NO3─ và NH4+.
1.4. Dạng phân, liều lượng và cách bón phân
Trong các nguyên tố đa lượng, đạm và kali chiếm tỉ lệ cao nhất trong cây. Đạm
được cây hấp thụ dưới dạng các ion NO3─ và NH4+. Trong đất đủ ẩm, ấm, thoát thuỷ tốt thì
dạng NO3─ là dạng chiếm ưu thế trong dinh dưỡng của cây trồng. Hầu hết các cây sinh
8
trưởng tốt nhất khi có sự kết hợp cả 2 dạng phân bón là nitrate và ammonium. Những cây
chỉ bón đạm nitrate có lá màu xanh đậm và sinh trưởng chậm, bón 25% hay hơn tổng
lượng đạm nitrate sẽ giúp cây phát triển tốt hơn và thân dài hơn so với bón 100% lượng
đạm nitrate. Giữa nitrate và ammonium có sự khác biệt trong cây, khi lượng nitrate dư thừa
sẽ được dự trữ trong cây còn ammonium thì không. Do đó, lượng ammonium cao dẫn đến
tình trạng rối loạn ammonium. Mặc dù lượng đạm ammonium chiếm từ 40 đến 50% nhưng
nhìn chung sẽ giảm xuống còn 25% hoặc ít hơn trong suốt mùa đông. Khí hậu lạnh, nhất là
dưới 130C, sự chuyển hoá của ammonium sang nitrate rất chậm bởi các vi khuẩn cố định
đạm, do đó toàn bộ chỉ có ammonium trong môi trường. Độ pH thấp cũng làm giảm mức
độ chuyển hoá của ammonium sang nitrate. Lượng ammonium giảm đến mức giới hạn vào
cuối chu kỳ mùa vụ để kích thích sự phát triển của hoa và thu hoạch.
Các nguồn phân đạm:
Cả hai nguồn đạm hữu cơ và vô cơ đều là nguồn hữu dụng để cung cấp đạm cần
thiết cho khả năng sản xuất của cây trồng.
Các dạng phân hữu cơ: chủ yếu là đạm trong phân gia súc và của cây họ đậu. Hiện
nay các vật liệu này chỉ còn chiếm khoảng 0.1% hay thấp hơn tổng lượng đạm sử dụng.
Nồng độ đạm trung bình trong các chất hữu cơ tự nhiên từ 1 – 3%. Các vật liệu hữu cơ
ngoài việc cung cấp đạm cho cây trồng, đồng thời tránh sự hấp thu thừa và làm giảm tiềm
năng bị mất do rửa trôi và phản nitrat hoá, phần lớn đạm trở nên hữu dụng trong vòng 2 – 4
tuần đầu tiên sau khi bón. Tuy nhiên chỉ có khoảng một nửa số đạm sẽ được biến đổi thành
dạng hữu dụng cho cây trồng ở 2 – 3 tháng cuối. Ngoài ra, đạm được khoáng hoá trong
khoảng thời gian 2 – 3 tháng, 80% được biến đổi thành dạng NO3─ ở cuối 3 tuần đầu tiên.
Lượng đạm hữu dụng cho cây từ phân hữu cơ là một phần của tổng lượng đạm chứa trong
cây trồng.
Các dạng phân vô cơ:
1. Potassium nitrat (KNO3): Chứa 13% đạm và 37% K (44% K2O).
2. Calcium nitrat (Ca(NO3)2): chứa 15.5% đạm nguyên chất và 25% CaO. Phân
canxinitrat có nhược điểm là rất dễ hút ẩm, dễ chảy rửa, khó bảo quản. Khi bón vào đất
NO3─ không được giữ và rất dễ bị rửa trôi. Phân canxi nitrat là loại phân giúp cây có khả
năng chịu hạn, rét, thích hợp cho vụ đông. Phân canxi nitrat cũng thích hợp ở đất chua, đất
mặn, đất phèn. canxi nitrat phát huy hiệu lực tốt ở đất trồng màu lúa cạn
3. Ammonium nitrat (NH4NO3) : chứa 26 – 27% đạm nguyên chất, đạm nitrat tỷ lệ cao
có đến 33 – 34.5% đạm nguyên chất. Đạm nitrat tinh khiết tinh thể có màu trắng dễ hút
nước, phải cẩn thận để tránh sự đóng cục và sự thoái hoá về tính chất vật lý của phân khi
tồn trữ và sử dụng. Có một số nguy cơ cháy hay nổ, dể bị rửa trôi và phản nitrat hoá mạnh
hơn là các sản phẩm NH4+. Đạm nitrat tinh khiết chứa 35% đạm nguyên chất. Bón phân
đạm nitrat lâu dài liên tục với lượng cao cũng không làm biến đổi độ chua của đất như đạm
sulfate và đạm clorua. Thành phần NO3─ trong phân đạm nitrat dễ dàng hữu dụng đối với
cây trồng, thích hợp cho bón thúc để tăng cuờng sự sinh trưởng
4. Urea (CO(NH2)2) : có hàm lượng đạm cao nhất, chiếm 46% đạm nguyên chất. Phân
urea tinh khiết, tinh thể có màu trắng. Trên thị trường có phân urea dạng que, viên to nhỏ
khác nhau, phân urea rất dễ hút ẩm. Urea được tạo thành do quá trình ngưng tụ NH3 và
CO2 trong điều kiện nhiệt độ và áp suất nhiệt độ cao. Khi không khống chế được nhiệt độ
sẽ xảy ra quá trình trùng hợp urea thành biurea, một tạp chất ảnh hưởng đến sự nảy mầm
và sinh trưởng của cây con, ức chế quá trình hô hấp, quang hợp của cây. Trong phân urea

9
thành phẩm, hàm lượng biurea cho phép đối với cây trồng cạn là không được vượt quá 2%.
Phân urea hoà tan nhanh và rất linh động nên dễ bón đều hơn. Phân đạm urea thích hợp
bón cho đất chua, đất bạc màu, rửa trôi mất canxi và magie nhiều. Nhiều nhà nông học đã
bảo thủ trong việc sử dụng urea bởi vì: gây độc cho hạt giống và cây con do nồng độ NH3
cao được giải phóng trong thời gian thuỷ phân và sự tích luỹ NO2─ trong thời gian nitrat
hoá; sự mất NH3 của urea khi phân phơi bày trên mặt đất. Phân urea có một số tính chất có
giá trị như ít có xu hướng bị đóng cục như NH4NO3, không mẫn cảm với cháy nổ; ít ăn
mòn tay và các thiết bị bón phân.
5. Monoammonium phosphate (NH4)2HPO4 chứa 11% đạm và 48% P2O5
6. Diammonium phosphate (NH4)2HPO4 : chứa 18% đạm và 46% P2O5
7. Ammonium cloride NH4Cl: chiếm 25% đạm, 66% clo. Ưu điểm của phân này là nồng
độ đạm cao. Ammoinum cloride gây bất lợi trên đất chua, hàm lượng clo cao sẽ giới hạn sử
dụng cho một số cây trồng. Bón ammonium cloride liên tục dễ gây thiếu lưu huỳnh; Cl─ rất
dễ bị rửa trôi, nên bón phân có clo trước khi gieo cây vài tháng để làm giảm lượng clo
trong đất.
8. Ammonium sulfate (NH4)2SO4 (SA): chiếm 20 – 21% đạm nguyên chất, 23 – 24% lưu
huỳnh và 0.025 –0.05% axit sulfurit tự do. Đạm sulfate tinh khiết tinh thể rắn. Đạm sulfate
thương phẩm thường có màu xám hay xanh lục, có loại tinh thể to, có loại tinh thể nhỏ.
Đạm sulfate hút ẩm làm cho độ chua tự do tăng lên, chất lượng giảm. Đạm sulfate còn
được gọi là phân chua sinh lý, cây hút đạm càng mạnh đất càng chua đi nhanh chóng, vì
vậy khi sử dụng đạm sulfate liên tục phải kết hợp với bón vôi. Bón đạm sulfate với phân
chuồng có thể làm giảm tác động xấu đến đạm sulfate.
2. Phân lân
2.1. Vai trò của lân đối với cây trồng:
Phân lân đóng vai trò quan trọng trong việc phân chia tế bào, tạo thành chất béo giàu
protein. Cây bộ đậu, cây lấy dầu cần được cung cấp đủ lân. Lân thúc đẩy ra rễ, đặc biệt là
rễ bên và lông hút. Kích thích việc ra hoa, hình thành quả và quyết định phẩm chất hạt
giống.
Rất quan trọng trong dự trử và vận chuyển năng lượng (ADP và ATP)
Thành phần của các nucleic acids (DNA và RNA)
Thành phần của phosphoproteins và phospholipids
nhiều enzymes có chứa P
2.2. Những triệu chứng thiếu lân
Cây thiếu lân lá có màu tím đỏ hay xanh nhạt, sinh trưởng chậm, chín muộn. Cây non
rất mẫn cảm với thiếu lân nên phân lân chủ yếu dùng để bón lót.
dinh dưỡng lân có liên quan mật thiết với dinh dưỡng đạm. Cây được bón cân đối đạm lân
sẽ xanh tốt, phát triển nhanh nhiều hoa quả, chín sớm và phẩm chất tốt.
2.3. Hàm lượng lân trong đất
Photpho là nguyên tố đa lượng quan trọng thứ hai sau đạm. Các hoạt động sống như
phân chia tế bào quá trình phân giải tổng hợp các chất đều có sự tham gia của lân. Hàm
lượng lân tổng số trong đất khoảng 0.03 – 0.2% . Đất có hàm lượng lân tổng số cao nhất là
đất nâu đỏ trên bazan 0.15 –0.2%, đất có hàm lượng lân nhiều nhất là đất xám bạc màu
khoảng 0.03 – 0.04%. Hàm lượng lân tổng số của đất phụ thuộc vào:
- Thành phần khoáng vật trong đá mẹ
- Thành phần cấp hạt: cấp hạt mịn nhiều lân hơn cấp hạt thô

10
- Các tầng của phẫu diện đất: tầng trên có hàm lượng lân cao hơn tầng dưới.
- Ảnh hưởng của chế độ canh tác và phân bón: bón phân lân kết hợp trồng cây họ đậu hoặc
dùng cây phân xanh vùi vào đất góp phần giải phóng lân thành dạng dễ tiêu cho cây trồng.
Các dạng lân trong đất: lân trong đất có hai dạng lân vô cơ và lân hữu cơ
Lân vô cơ: phần lớn lân vô cơ ở dạng muối photphat và hoà tan trong môi trường
axit. Dựa vào cation kết hợp thành các hợp chất chia thành bốn nhóm: photphat Ca, Mg;
Photphat Fe, Al. Gốc PO43─ kết hợp với Ca, Mg theo các tỉ lệ khác nhau tạo thành muối
photphat Ca, Mg có độ hoà tan khác nhau. Do trong đất có hàm lượng Ca nhiều hơn Mg và
độ hoà tan của photphat Ca bé hơn nên hàm lượng photphat Ca thường cao hơn và trở
thành dạng lân chủ yếu của đất có phản ứng trung tính kiềm yếu. Trong photphat Ca, độ
hoà tan thấp nhất là apatit Ca5(PO4)3Cl, dạng lân này cây không hút được, trong canh tác
bón phân lân hoá học có thể chuyển hoá thành một loại photphat Ca có tỉ lệ Ca/P tăng lên
thì độ hoà tan cũng giảm. Photphat Fe, Al: trong đất chua, phần lớn lân vô cơ kết hợp với
Fe, Al tạo thành photphat Fe, Al. Chúng có thể ở dạng gel kết tủa hoặc kết tinh, độ tan rất
thấp. Thường gặp là Fe(OH)2H2PO4 và Al(OH)2H2PO4. Các loại đất chua có hàm lượng
photphat Fe cao (khoảng 50 – 60% lân tổng số, trừ đất xám bạc màu).
Lân bị màng oxyt bao bọc: do có màng oxyt bọc ngoài nên dạng này khó tan. Muốn
phá màng này phải tạo môi trường khử oxy hoặc điều chỉnh độ pH. Dạng này chiếm tỉ lệ
khá lớn (từ 30 –40% tổng số lân vô cơ, nếu lân chua nhiều).
Lân dễ tiêu: lân dễ tiêu nhất đối với thực vật là lân ở trong dung dịch
H3PO4 ↔ H+ +H2PO4─
H2PO4─ ↔ H+ +HPO42─
HPO42─ ↔ H+ +PO43─
Tỉ lệ của ba loại anion trên phụ thuộc vào độ pH của dung dịch đất. Khi pH từ 5 – 9,
anion lân chủ yếu ở dạng H2PO4─ và HPO42─ . pH càng tăng thì lượng HPO42─ càng tăng.
Dung dịch đất quanh rễ thường chua, do đó cây hút lân hầu như ở dạng H2PO4─.
Lân hữu cơ: thường chiếm ưu thế ở đất có tỉ lệ chất hữu cơ cao. Nếu đất có 2 – 3%
mùn thì hàm lượng lân hữu cơ chiếm khoảng 25 –50% lân tổng số. Lân hữu cơ chủ yếu là
phitin, photphatic, axitnucleic dưới tác dụng phân giải của vi sinh vật sẽ giải phóng
photphat vô cơ cho cây trồng.
Tầng đất mặt có nhiều lân hữu cơ hơn ở các tầng dưới. Lân hữu cơ hoà tan trong
môi trường kiềm, nhạy cảm với pH đất. P hữu cơ được giải phóng do khoáng hóa, ít bị rửa
trôi, không bay hơi, bị mất chủ yếu do xói mòn. Đất có P cao, một số P hòa tan bị mất theo
nước chảy tràn
2.4. Dạng phân, liều lượng và cách bón phân:
Được hấp thu dưới dạng H2PO4─ và HPO42─
• Hiệu quả sử dụng phân P khoảng 15 ─ 20%, Cần ~10─15 kg P2O5 /ha để tăng
1ppm P2O5 trong đất
Nguồn lân chính đầu tiên dùng để sản xuất các loại phân lân là xương động vật,
nhưng việc cung cấp xương nhanh chóng bị cạn kiệt. Ngày nay đá photphat là nguyên liệu
thô quan trọng nhất dùng để sản xuất phân lân. Những khoáng này gọi chung là apatit. Đá
photphat được khai thác hiện nay chứa rất nhiều tạp chất, phổ biến là CO3, Na và Mg. Việt
Nam có một quặng apatit ở Lào Cai, nhưng hàm lượng không đồng đều khoảng 15 ─ 40%
P2O5 các loại phân lân phổ biến hiện nay thường được xử lý apatit với axit hay nhiệt.

11
Các loại phân lân phổ biến:
1. Đá photphat: P2O5 chiếm 25─40%, lượng lân hữu dụng so với lân tổng số là 14─65%.
Tất cả lân này không hoà tan trong nước nhưng có thể hoà tan trong citrate, mức độ hoà tan
biến đổi từ 5─17% so với lân tổng số. Giá trị hiệu quả của các loại đá photphat rất hạn chế
trừ khi được nghiền thật mịn. Khi bón cần phải trộn thật đều vào đất và phải bón với lượng
cao gấp 3─5 lần lượng lân hoà tan trong nước.
Đá apatit nghiền mịn chỉ có hiệu quả trên các loại đất chua, với pH < 6. Trên các
loại đất chua hàm lượng lân thấp, bón đá photphat có lợi nhưng nếu bón phân lân chế biến
thường có hiệu quả kinh tế hơn. Đá photphat được xem là có hiệu quả lâu dài, có ảnh
hưởng của dư lượng so với suppe photphat. Các yếu tố môi trường như khí hậu nóng, đất
ẩm và thời gian sinh trưởng dài sẽ làm tăng hiệu quả của đá photphat. Người ta khuyến cáo
nên bón lượng lân cao ngay từ đầu, 1─3 tấn/ha, chu kỳ bón có thể 5─10 năm/lần.
Giới hạn của việc sử dụng đá photphat: giới hạn trong một số giá trị nông học,
không phù hợp khi bón bằng tay do vật liệu bẩn, mịn.
2. Supper photphat đơn Ca(H2PO4)2 chiếm 16─22% lân, chiếm 97─100% lượng lân hữu
dụng so với lân tổng số.
3. Photphorit axit H3PO4: được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp phân bón, được gọi là
axit xanh hay axit chế biến ẩm. Photphorit axit được sản xuất bằng cách xử lý đá photphat
với H2SO4 hoặc bằng cách nung đá photphat trong lò nung điện để sản xuất p nguyên tố, sau
đó cho phản ứng với oxy để sản xuất ra P2O5 kết hợp với nước để hình thành H3PO4.
Photphorit sản xuất bằng phương pháp nung gọi là axit trắng có độ tinh khiết cao hơn axit
xanh. Axit xanh dùng trong nông nghiệp chứa 17─24% lân, được dùng để axit hoá đá
photphat thành suppe photphat kép và được trung hoà với NH3 để sản xuất phân amonium
photphat và các loại phân bón dạng dung dịch. Người ta có thể bón phân dạng lỏng này bằng
cách tim vào đất hay hoà vào trong nước tưới, đặc biệt trên các vùng đất kềm, đất đá vôi.
4. Calcium orthophosphate: chứa 7 – 9.5% lân (16 – 22% P2O5). Các suppe photphat là các
loại phân bón trung tính, chúng không làm ảnh hưởng đáng kể đến pH đất nếu không có dư
lượng axit cao. Các loại phân suppe photphat amonium có phản ứng hơi chua, mức độ phụ
thuộc vào amonium hoá. Thành phần lân của suppe photphat phản ứng với đất tương tự
như phản ứng của ortho photphat tan trong nước. Đây là nguồn lân chính nhưng có tính
phân ly chậm.
5. Amonium photphat. Được sản xuất bởi NH3. Có hai loại MAP (monoamonium
photphat) và DAP ( diamonium photphat). MAP chứa 11─13% đạm và 21─24% lân. Tuy
nhiên nồng độ phổ biến của MAP là 11─22─0. DAP chứa 18─21% đạm và 20─23% lân,
nồng độ phổ biến là 18─20─0. DAP được sử dụng rộng rãi hơn bất kỳ phân lân nào khác.
Cả hai loại MAP và DAP là các loại phân dạng hạt và tan hoàn toàn trong nước. Amonium
photphat có ưu điểm là chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cho cây trồng cao. chúng cũng
được dùng để sản xuất các loại phân bón dạng rắn và dạng huyền phù khác hoặc dùng bón
trực tiếp.
Cần cẩn thận khi bón DAP theo hàng hay bón ngay khi gieo hạt vì NH3 tự do có thể
được sản sinh khi phân được bón vào đất, gây thương tích cho cây con và hạn chế sinh
trưởng của rễ. Điều này xảy ra khi sinh trưởng trên đất đá vôi hay đất có pH cao. trong
nhiều trường hợp, liều lượng N không nên vượt quá 15 – 20lb/a khi bón DAP cùng lúc với
gieo hạt. MAP ít làm tổn thương cây con hơn. Có rất ít sự khác nhau giữa MAP và DAP
ngoại trừ sự khác nhau giữa pH và gây tổn thương cho cây con.

12
6. Ammonium polyphotphate (APP): APP có dạng lỏng, chứa 10 – 15% N và 15 – 16% P.
nồng độ phổ biến của APP là 10 – 15 – 0 . Khi thêm vào 1 dung dịch urê 99.5%, sẽ tạo 1
loại phân bón dạng hạt có nồng độ 28 – 28 – 0. Nhưng APP dạng lỏng được sản xuất phổ
biến hơn và có thể bón trực tiếp nếu pha trộn với các loại phân dạng lỏng khác. APP dạng
hạt cũng được bón trực tiếp hay trộn với các chất dinh dưỡng khác để tạo ra các loại phân
bón dạng khác.
7. Nitric photphate: là loại phân bón có dạng hạt, chứa 14 – 28%N và 6 – 10%P. Nồng độ
phổ biến là 20 – 9 – 0. Nhược điểm chính của loại phân này là chỉ có 50% lân hoà tan
trong nước. Bón nitric photphate sẽ cho kết quả tốt trên đất chua và với những cây trồng
dài ngày như đồng cỏ. Đây là nguồn phân lân rất tốt nếu mức độ hoà tan trong nước của
phân cao (60% hay hơn).
8. Potassium photphate: gồm 2 loại muối chính, KH2PO4 với nồng độ là 0 – 52 – 35 và
KH2PO4 với nồng độ là 0 – 41 – 54. Chúng tan hoàn toàn trong nước. Do có nồng độ chất
dinh dưỡng cao nên rất được ưa chuộng. Ngoài ra, potassium photphate còn có các đặc tính
khác. Do có chỉ số muối thấp nên loại phân này làm giảm được nguy cơ gây tổn thương
cho sự nẩy mầm của hạt và cây con khi bón theo hàng hay bón cùng với hạt.
Phương pháp bón phân lân:
• Bón theo hàng
– Phân bón tiếp xúc tối thiểu với đất
– Bón phân gần rễ
Đặc biệt quan trọng đối với: Đất có hàm lượng P thấp; Liều lượng phân P khuyến cáo bón
ít; Đất cố định P cao
– Thường nên kết hợp bón theo hàng và bón vãi đều
Bón lót
– Bón 1 ít gần rễ ngay lúc gieo
– Cung cấp P cho cây khi rễ chưa phát triển mạnh
– Có thể vẫn có hiệu quả ngay cả khi kết quả phân tích P trong đất cao
– Ít hiệu quả khi điều kiện môi trường bình thường
• Bón lót đất có P thấp
– Lượng nhỏ, bón gần hạt giống
– Bón 1 lượng rất nhỏ trực tiếp trên hạt giống
• Bón lót không quan trọng trên đất có P cao
– Đất có P càng cao, bón P lót càng ít hiệu quả
– Có thể không cần bón, ngoại trừ những trường hợp bất lợi
– Bón Ammonium sulfate có hiệu quả cao trên đất P cao
– Bón 1 lượng rất nhỏ P trực tiếp trên hạt
3. Phân kali
3.1. Vai trò của kali đối với cây trồng
Kali xúc tiến quá trình quang hợp và vận chuyển sản phẩm quang hợp về cơ quan
dự trữ nên là yếu tố dinh dưỡng đối với cây lấy củ, lấy đường. Kali ảnh hưởng lớn đến chất
lượng sản phẩm. Kali làm tăng áp suất thẩm thấu của tế bào do đó làm tăng khả năng hút
nước của bộ rễ. Kali điều khiển hoạt động của khí khổng làm cho nước không bị mất quá
mức trong điều kiện gặp khô hạn. Kali tăng sức chịu hạn cho cây, áp suất thẩm thấu của tế

13
bào tăng giúp cây tăng cường tính chống rét. Do đó vai trò tăng năng suất của kali càng thể
hiện rõ trong vụ đông xuân. Bón đủ kali, các mô chống đỡ phát triển, cây vững chắc, khả
năng chịu đạm cao.
Tăng tính chống đỗ, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, tăng tính chống rét, thúc
đẩy ra hoa, hoa có màu sắc tươi tắn.
3.2. Những triệu chứng thiếu kali
Mép của những lá già bị vàng úa sau đó bị hoại tử. Những chấm hoại tử tương tự
được tìm thấy ở hai bên phiến lá nhưng hướng ra phía mép lá nhiều hơn. Ngay sau đó, toàn
bộ lá bị hoại tử. Các cây con trồng từ hạt ở luống trước khi chuyển màu vàng úa và chết thì
trải qua giai đoạn dầy đặc những màu xanh đậm hơn bình thường. Lá ở một số loài phát
triển những vết dầu ở phía dưới mặt lá rồi bị hoại tử.
3.3. Kali trong đất
Kali trong đất thường nhiều hơn đạm và lân. Trong quá trình hình thành đất, hàm
lượng đạm từ 0 (trong mẫu chất) đến có. Hàm lượng lân ít thay đổi còn hàm lượng kali có
xu hướng giảm dần (trừ đất vùng khô hạn). Kali trong các loại đất khác nhau thì khác nhau.
Đất có thành phần cơ giới nặng thì nhiều hơn đất có thành phần cơ giới nhẹ. Trong tầng đất
mặt kali tổng số khoảng 0.2 – 4% (Scheffer và Schachts. Chpel, 1960). Đất nghèo kali là
đất xám bạc màu và các loại đất đỏ vàng ở đồi núi (K2O khoảng 0.5%). Hàm lượng kali
trong đất phụ thuộc vào:
• Thành phần khoáng vật của đá mẹ.
• Điều kiện phong hoá và hình thành đất, thành phần cấp hạt đất
• Chế độ canh tác và bón phân.
Các dạng kali trong đất: kali trong đất gồm có 4 dạng
• Kali hoà tan trong nước: tồn tại ở dạng ion trong dung dịch đất, dạng này cây dễ hút
nhưng nồng độ kali tồn tại trong đất rất thấp.
• Kali trao đổi: ion K+ hấp phụ trên bề mặt keo đất, sau lúc trao đổi ion sẽ chuyển ra
dung dịch. Đây là một dạng thuỷ phân
[ KĐ]nK+ + nHOH ↔ [KĐ]nH+ + nKOH
Khi nồng độ kali trong dung dịch đất giảm sẽ có nhiều K+ trên keo chuyển ra dung
dịch. Ngược lại, khi nồng độ K+ trong dung dịch đất tăng thì K+ hút bám trên keo càng
nhiều. Đây là nguồn cung cấp kali chủ yếu cho cây.
• Kali trong mạng lưới tinh thể khoáng nguyên sinh, thứ sinh, Kali ở dạng này tính
hữu dụng rất thấp đối với cây trồng, đây là nguồn dự trữ kali cho cây, duy trì nguồn kali di
động trong đất. Kali không trao đổi có trong các sét illit, vermiculite và các sét 2:1
3.4. Các loại phân kali thông thường.

Được hấp thu dưới dạng K+
1. Potassium cloride (KCl). Tên thương mại là phân Potas KCl chứa 50─52% K (60─63%
K2O) và có màu sắc khác nhau, từ hồng, đỏ, nâu hay trắng tuỳ thuộc vào mỏ khai thác và
qui trình chế biến. Không có sự khác nhau về mặt gía trị nông học giữa các sản phẩm này.
Sản phẩm màu trắng thường phổ biến trên thị trường phân bón. Phân kali clorua do có Cl
nên không thích hợp với loại cây mẫn cảm với Cl. Đây là loại phân được sử dụng rất rộng
rãi trên thế giới. Có thể dùng bón trực tiếp cho đất hay dùng để sản xuất các loại NPK. Khi
bón vào đất KCl nhanh chóng hoà tan vào dung dịch đất.

14
2. Potassium sulphat (K2SO4): Phân kali sulphat tinh khiết, kết tinh, tinh thể có màu trắng.
Chứa 42─44% kali (50─53% K2O và 17% S. Phân kali sulphat tan chậm hơn phân kali
clorua. Phân thương phẩm thường có tinh thể nhỏ màu trắng ngà. Phân kali sulphat không
hút ẩm, không vón cục nên bảo quản dễ.
3. Potassium magie sulphat (K2SO4, MgSO4). Đây là một loại muối kép có chứa một ít
NaCl, NaCl bị mất đi phần lớn trong quá trình chế biến, chứa 18% K (22% K2O), 11% Mg
và 22% S. Phân này có ưu điểm là cung cấp cả Mg lẫn S cho các loại đất thiếu các nguyên
tố này. Có phản ứng trong đất như là những muối trung tính khác.
4. Potassium Nitrat (KNO3). Chứa 13% đạm và 37% K (44% K2O). về mặt nông học đây là
loại phân đạm và Kali tốt. KNO3 được bán nhiều trên thị trường, nếu giá thành hạ thì có thể
cạnh tranh với các loại phân đạm và kali khác để bón cho cây trồng có giá trị kinh tế thấp.
5. Potassium photphat (KPO3, K4P2O7KH2PO4, K2HPO4). Các loại phân này rất hạn chế
trong sản xuất và bán trên thị trường. Các loại phân này có ưu điểm:
• khả năng phân ly cao
• chỉ số muối thấp
• thích hợp cho việc sản xuất các loại phân bón dạng dung dịch có chứa K2O cao
• các polyphotphat có thể kiểm soát được sự hoà tan của phân
• không có fluorine và clorine nên chúng rất thích hợp cho việc bón các loại cây trồng
mẫn cảm với clo
6. Potassium cacbonat (K2CO3), potassium bicacbonat (KHCO3), và potassium hydroxit
(KOH). Các loại muối này được dùng chủ yếu để sản xuất các loại phân có độ tinh khiết
cao, dùng để bón lá. Do giá thành sản xuất cao nên sự sử dụng các loại phân này bị hạn
chế. Những nghiên cứu thích ứng của KHCO3 cho thấy rằng nếu bón trên đất chua sẽ giảm
được sự mất cation do rửa trôi. Những nghiên cứu này cũng cho thấy phân này làm tăng
hiệu quả của phân lân.
7. Potassium thiosulphat (K2S2O3) và potassium polysulfide (KSx). Nồng độ phân ly của
các loại phân bón dạng dung dịch mới này là (0─0─25─17) và (0─0─22─23). Phân này có
giá trị tương đương với hầu hết các loại phân bón dạng dung dịch và rất thích hợp cho việc
bón lá và hoà trong nước tưới nhỏ giọt.
8. Tro bếp: tro bếp không những có khá nhiều kali (tro cây ngũ cốc chứa 16─35% K2O,
cây thân gỗ chứa 10% K2O) mà còn chứa hầu hết các nguyên tố khoáng trong cây như lân,
canxi, magie và các nguyên tố vi lượng. Kali trong tro tồn tại dưới dạng K2CO3 rất dễ tan
trong nước. Tro bếp thích hợp với nhiều loại cây nhất là trên đất chua. Kali trong tro hoà
tan trong nước cần được bảo quản ở nơi khô ráo.
Kỹ thuật bón phân kali
- Hàng năm cần bón một lượng kali duy trì để bù lượng kali do cây trồng lấy đi, không
nên để đất kiệt quệ rồi mới bón
- Khi đã bón phân chuồng, vùi trả tàng dư thực vật cho đất thì có thể bón giảm lượng
phân kali hoá học.
- Ngoài lượng kali bón lót nên bón thúc kali cho cây vào lúc cây sinh trưởng mạnh cùng
với đạm.
- Thông thường nếu phân bón được sử dụng chỉ chứa một yếu tố kali, các loại phân sẽ có
tác dụng tương đương nhau. Sự lựa chọn loại phân nào chỉ dựa trên giá thành một đơn vị kali
- Các loại phân như KNO3 và K4P2O7, do có chứa các chất dinh dưỡng khác nên hiệu quả
phải được đánh giá dựa trên cơ sở hiệu quả kinh tế của sự cung cấp kali và cả đạm, lân có
15
trong phân. Các loại phân này có thể được hấp thu hoàn toàn bởi cây trồng. Sử dụng chúng
cho phép nồng độ đạm, lân và kali đầy đủ mà không sợ sự nguy hiểm do sự tích luỹ các
muối thừa.
- Các nguyên tố đi kèm trong phân như S, Mg, Cl, Na có tầm quan trọng nhất định về mặt
nông học trên một số loại đất. Giá trị của các chất dinh dưỡng đi cùng phải được xem xét
trong phân kali
B. CÁC LOẠI PHÂN KHOÁNG TRUNG LƯỢNG
1. Phân canxi
1.1. Vai trò của canxi đối với cây trồng
Canxi có trong thành phần khoáng của cây nên canxi có ảnh hưởng đến hoạt động
sinh lý và phát triển bình thường của cây. Canxi cần cho việc hình thành hệ thống rễ.
Canxi được xem là nguyên tố có tác động giải độc cho cây ngăn chặn việc hút thừa các ion
độc của cây, giúp cây đồng hoá nitrat. Cây được bón đủ canxi quá trình trao đổi chất tiến
hành được bình thường. Trong tự nhiên, ngay cả ở đất rất chua, cây cũng không thiếu canxi
cho nhu cầu dinh dưỡng.
Đất được bón đủ canxi lý hoá tính được cải thiện: chế độ nhiệt, ẩm, độ xốp… vi
sinh vật có điều kiện hoạt động mạnh hơn, chất hữu cơ trong đất được phân giải nhanh
hơn. Bón canxi làm thay đổi độ chua, tạo pH thích hợp cho việc hút thức ăn của cây.
1.2. Triệu chứng thiếu Ca
Triệu chứng thiếu canxi xảy ra ở nhanh ở đỉnh sinh trưởng. Những lá non phát triển
các dạng úa vàng khác nhau và cây bị còi cọc, nhăn nheo. Các mép lá bị hoại tử. Chồi non
ngừng sinh trưởng. Cánh hoa và thân cây hoa bị gãy đổ. Rễ ngắn, dày đặc, phân cành
nhánh. Thêm vào đó, các lá già trở nên dày và giòn
1.3. Canxi trong đất
Canxi được cây trồng hấp thụ dưới dạng Ca2+ từ dung dịch đất. Ca được di chuyển
đến bề mặt rễ do cơ chế dòng chảy khối lượng và tiếp xúc trực tiếp. Hiện tượng thiếu canxi
trên cây trồng thường không phổ biến nhưng có thể xảy ra trên các loại đất chua, rửa trôi
mạnh và không được bón vôi.
Nồng độ Ca2+ trong đất thường cao hơn nhu cầu sinh trưởng của cây trồng do nồng
độ cao ít ảnh hưởng đến sự hấp thu Ca2+ bởi vì sự hấp thu Ca2+ bị kiểm soát chủ yếu bởi
đặc tính di truyền của cây trồng. Mặc dù nồng độ Ca2+ trong dung dịch đất thường lớn hơn
khoảng 10 lần so với nồng độ K+ nhưng lượng Ca2+ hấp thu luôn thấp hơn K+. Do khả năng
hấp thu Ca2+ của rễ cây trồng bị giới hạn ở các chóp rễ còn non trong đó các màng tế bào
của nội bì vẫn còn chưa bị hoá gổ.
Hàm lượng canxi trong đất: Hàm lượng canxi trong vỏ quả đất khoảng 3.64%. Tuy
nhiên hàm lượng này rất khác nhau giữa các loại đất. Các loại đất cát trong vùng nhiệt đới
ẩm thường có hàm lượng Ca2+ rất thấp. Hàm lượng canxi trong đất đá vôi từ <1% đến lớn
hơn 25%. Khi nồng độ canxi xấp xỉ 3% chứng tỏ trong đất có sự hiện diện của CaCO3.
Canxi trong đất có nguồn gốc từ các loại đá và khoáng. Khoáng plagioclase anorthice
(aAl2Si2O3) là nguồn canxi chính quan trọng nhất. Hàm lượng canxi trong các loại đất
vùng khô hạn thường cao hơn bất kể sa cấu. Calcite (CaCO3) thường chiếm tỉ lệ cao trong
việc cung cấp canxi trên các loại đất vùng khô hạn và bán khô hạn. Sự biến chuyển của
Ca2+ trong dung dịch có thể do bị mất theo nước tiêu, được hấp phụ bởi vi sinh vật, được
hấp phụ trên CEC, bị kết tủa thành những hợp chất Ca thứ sinh đặc biệt là trong các vùng
khí hậu khô. Đất cát, chua với CEC thấp thường hàm lượng canxi tổng số rất thấp và

16
không thể thoả mãn Ca2+ hữu dụng cho cây. Ca cũng không dễ dàng hữu dụng cho cây
trồng nếu đất có độ bảo hoà canxi thấp. Độ bảo hoà canxi cao chỉ thị pH thích hợp cho sự
sinh trưởng của cây trồng và hoạt động của vi sinh vật, đồng thời giảm được nồng độ các
cation gây độc cho cây như Al3+ trong đất chua và Na+ trong đất mặn. Sự hấp thu Ca2+ bị
giảm khi hàm lượng NH4+, K+, Mg2+, Mn2+, Al3+ cao nhưng sự hấp thu Ca2+ sẽ tăng khi cây
trồng được cung cấp NO3─ , nồng độ NO3─ cao sẽ làm tăng cường sự tổng hợp anion hữu
cơ và dẫn đến sự tích luỹ các cation trong cây, đặc biệt là Ca2+.
1.4.Các loại phân canxi
Canxi không phải luôn được sản xuất dưới dạng phân bón hỗn hợp hay riêng biệt
nhưng thường hiện diện như là một thành phần phụ của các loại phân bón khác, đặc biệt là
phân lân. Suppe lân đơn và suppe lân kép đều có chứa 18─21% và 12─14% canxi. Nồng
độ canxi trong Ca(NO3)2 khoảng 19%. Đá photphat có chứa 35% canxi, và khi được bón
với liều lượng cao cho các loại đất chua, sẽ cung cấp một lượng canxi rất lớn.
Nguồn nguyên liệu chính dùng để làm phân bón canxi là các vật liệu có chứa vôi như
đá vôi (CaCO3), dolomit (CaMg(CO3)2) và các vật liệu khác dùng để trung hoà độ chua của
đất. Trong trường hợp chỉ yêu cầu cung cấp canxi cho cây trồng nhưng không cần hiệu chỉnh
độ chua của đất ta có thể dùng gypsum. Gymsum (thạch cao, CaSO4.2H2O) được tìm thấy
nhiều nơi trên thế giới. Có một lượng lớn gymsum là sản phẩm trung gian được hình thành
trong nhà máy sản xuất photphorit axit. Gymsum là phân canxi phổ biến dùng bón cho đậu
phộng ở Mỹ và được bón trực tiếp cho cây ở giai đoạn ra hoa. Gymsum có ảnh hưởng rất ít
đến pH đất, vì thế có thể có giá trị trên cây trồng cần một độ chua nhất định và cần cani cao.
Gymsum được sử dụng rất phổ biến trên đất mặn trong các vùng khô hạn.
Các dạng vôi sử dụng trong nông nghiệp
ƒ Vôi nung : CaO
ƒ Vôi tôi : Ca(OH)2
ƒ Bột đá vôi : CaCO3
ƒ Bột Dolomite : CaMg(CO3)2
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến lượng vôi cần bón như:
¾ Nhu cầu thay đổi pH, phụ thuộc chủ yếu vào loài thực vật
¾ Thành phần hóa học của loại vôi
¾ Độ mịn của vôi: vôi càng mịn, tốc độ phản ứng, trung hòa độ chua càng nhanh
¾ Khả năng đệm của đất: đất có khả năng đệm càng cao, nhu cầu vôi bón càng tăng

17
Ảnh hưởng của độ chua đất đến khả năng hữu dụng của các chất dinh dưỡng trong đất

2. Phân magie
2.1. Vai trò của magie đối với cây trồng
Magie là thành phần cấu trúc chính của phân tử diệp lục. Mg cũng có tác dụng như
là thành phần cấu trúc của ty thể (ribosomes). Mg có liên quan đến một số chức năng sinh
lý và sinh hoá của cây. Hầu hết các phản ứng có liên quan đến sự vận chuyển P từ ATP
đều cần có Mg2+.
2.2. Triệu chứng thiếu magie
Vì tính di động của phần lớn Mg trong cây và Mg dễ dàng chuyển vị từ các phần già
đến các phần non, do đó triệu chứng thiếu Mg thường xuất hiện trước trong các lá bên
dưới. Trong nhiều loài cây, sự thiếu Mg dẫn đến bệnh úa vàng ở phần thịt lá, chỉ còn các
gân lá là còn màu xanh. Dần dần, mô lá trở nên vàng tối đồng nhất, sau đó chuyển sang
nâu và chết. Trong một số loài cây khác, các lá bên dưới có thể hình thành màu đỏ tía, dần
dần biến thành nâu và chết.
2.3. Magie trong đất
Cây trồng hấp phụ magie ở dạng Mg2+ từ dung dịch đất và Mg2+ di chuyển đến rễ
cây do cơ chế dòng chảy khối lượng và khuếch tán. Lượng Mg2+ cây hấp phụ do cơ chế
tiếp xúc trực tiếp của rễ thấp hơn rất nhiều so với Ca2+.
Hàm lượng magie trong đất: Hàm lượng magie trong đất biến đổi từ 0.1% đối với
đất có sa cấu thô trong các vùng khí hậu ẩm đến 4% đối với đất có sa cấu mịn trong vùng
khô hạn hay bán khô hạn được hình thành từ các mẫu chất có chứa magie cao. Magie
thường có hàm lượng thấp trong dung dịch đất do các khoáng sét bị phong hoá chậm, do sự

18
rửa trôi và cây trồng hấp thu. Vermiculite có hàm lượng magie cao, là nguồn magie đáng
kể trong các loại đất.
Magie có thể bị thiếu trong các trường hợp sau: bị chua, có sa cấu thô, rửa trôi mạnh
với CEC thấp, đất đá vôi phát triển trên mẫu chất có magie thấp, bón nhiều phân NH4+ hay
K+, magie có thể hiện diện trong đất dưới dạng chậm hữu dụng. Đất có sa cấu thô trong
vùng khí hậu ẩm thiếu magie rất lớn. Các loại đất này thường chứa lượng magie tổng số và
trao đối thấp. Sử dụng liên tục các vật liệu vôi có chứa canxi cao có thể làm tăng tỉ lệ
Ca/Mg và gây ra thiếu magie trên một số cây trồng. Sự cạnh tranh NH4+ và Mg2+ có thể
làm giảm sự hữu dụng của Mg2+ đối với cây trồng. Sự hấp thu Mg2+ của cây trồng cũng bị
giảm do nồng độ Al3+ trao đổi cao.
2.4. Các loại phân magie
Trái ngược với canxi, có một số loại phân bón chính có chứa magie, ngoại trừ
K2SO4, MgSO4. Dolomit được dùng phổ biến cho các loại đất chua có hàm lượng magie
thấp. K2SO4, MgSO4 được dùng rộng rãi trong các công thức hình thành các loại phân dạng
rắn. Các vật liệu khác có chứa magie là magnesia (MgO, 55% Mg), magnesium nitrat [
Mg(NO3)2, 16% Mg]. MgSO4, MgCl2, Mg(NO3)2 dạng dung dịch rất thích hợp cho sử
dụng phun lên lá. K2SO4, MgSO4 được sử dụng rộng rãi dưới dạng huyền phù. Nồng độ
huyền phù đặc biệt dạng này có bán trên thị trường.
Bón phân NH4+ hay K+ cao có thể làm giảm nồng độ Mg2+. Hàm lượng Mg có thể
tăng do sử dụng đá vôi dolomite hay sử dụng các loại phân bón có chứa Mg.
3. Phân lưu huỳnh
3.1. Vai trò của lưu huỳnh đối với cây trồng
Lưu huỳnh có rất nhiều chức năng quan trọng trong sự sinh trưởng và trao đổi chất
của cây trồng. Lưu huỳnh cần thiết cho sự tổng hợp các amino acid có chứa lưu huỳnh như
cystine và methionine, các acid này là thành phần chủ yếu của protein. Gần 90% lưu huỳnh
trong cây được tìm thấy trong các amino acid này.
Một trong những chức năng chính của lưu huỳnh trong protein là hình thành các nối
hoá học disulfide giữa các chuỗi polypeptide với nhau.
Lưu huỳnh hiện diện trong các hợp chất bay hơi là nguyên nhân gây ra các mùi vị
đặc trưng của cây trồng trong các họ mù tạc và hành tỏi. Lưu huỳnh làm tăng cường sự
hình thành dầu trong các cây trồng lấy dầu.
3.2. Triệu chứng thiếu lưu huỳnh
Thiếu lưu huỳnh có thể làm đình trệ sự sinh trưởng của cây và có đặc điểm là toàn
bộ cây đều bị úa vàng, cằn cổi, thân mỏng và mảnh khảnh. Trong nhiều loại cây trồng, các
triệu chứng này tương tự như các triệu chứng thiếu đạm và dễ dẫn đến sự nhầm lẫn trong
chẩn đoán. Tuy nhiên, không giống đạm, lưu huỳnh dường như không dễ dàng chuyển vị
từ các bộ phận già đến các phần non như đạm, vì thế các triệu chứng thiếu lưu huỳnh
thường xảy ra ở lá non trước.
3.3. Lưu huỳnh trong đất
Cây hút lưu huỳnh ở dạng SO42─ không được keo âm hút nên nó thường tồn tại
trong dung dịch đất. Khi đất giàu keo sắt nhôm hoặc kaolinite thì sẽ hút SO42─. SO42─ trong
dung dịch đất sinh ra do tác dụng khoáng hoá lưu huỳnh ở dạng hữu cơ. Khoáng hoá lưu
huỳnh ảnh hưởng bởi pH, nhiệt độ, ẩm độ, tính thoáng khí của đất, ngoài ra còn phụ thuộc
vào thành phần của chất hữu cơ có chứa S, đặc biệt là tỉ lệ C/S.

19
Trong đất, lưu huỳnh hiện diện ở hai dạng hữu cơ và vô cơ, nhưng gần 90% tổng lưu
huỳnh hiện diện chủ yếu dưới dạng vô cơ trong tầng mặt của các loại đất (không có đá vôi).
Lưu huỳnh vô cơ: SO42─ trong dung dịch được rễ cây hấp thu do sự khuếch tán và
dòng chảy khối lượng. Nồng độ SO42─ trong dung dịch từ 3 –5 ppm thường đủ cho sự sinh
trưởng của phần lớn các loại cây trồng. Phần lớn các loại đất có hàm lượng SO42─ vô cơ
nhỏ hơn 10% lưu huỳnh tổng số. Hàm lượng SO42─ biến đổi rất lớn theo độ sâu của đất, có
thể rất cao trong các tầng đất bên dưới nhưng cũng có thể rất thấp ở tầng sâu của các loại
đất cát. Sự tích luỹ SO42─ xảy ra trong các tầng đất bị nén chặt, ít thấm, sự rửa trôi bị hạn
chế. Hàm lượng SO42─ trong đất cũng biến đổi do bón các loại phân bón có chứa lưu huỳnh
và do sự hiện diện của SO42─ trong nước mưa và nước tưới. Những vùng gần trung tâm
công nghiệp, hàm lượng SO42─ của đất có thể gia tăng do sự hấp thu trực tiếp SO2 và sự
rơi trở lại của lưu huỳnh dưới dạng bụi SO42─ trong đất có thể bị mất do sự rửa trôi và sự
hiện diện của cation trong dung dịch đất.
SO42─ hấp phụ bề mặt: SO42─ bị hấp phụ bề mặt keo đất là phần quan trọng trong
các loại đất chứa nhiều oxyt nhôm và sắt. Dạng SO42─ hấp phụ bề mặt của cây trồng khó sử
dụng trong giai đoạn đầu rễ chưa vươn đến các tầng sâu.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hấp phụ SO42─ :
- hàm lượng và loại khoáng sét
- các oxit ngậm nước
- tầng và độ sâu của đất
- ảnh hưởng của pH
- nồng độ của SO42─
- ảnh hưởng của thời gian
- sự hiện diện của các anion khác
- ảnh hưởng của các cation
- chất hữu cơ
Trong điều kiện yếm khí của các loại đất ngập nước, sự tích luỹ H2S được hình
thành do sự phân giải chất hữu cơ.
Lưu huỳnh hữu cơ: Nguồn gốc và tính chất của thành phần lưu huỳnh hữu cơ trong
đất có tầm quan trọng vì chúng kiểm soát sự giải phóng lưu huỳnh hữu dụng cho cây trồng.
Trong các loại đất có mối quan hệ giữa cacbon hữu cơ, đạm tổng số và lưu huỳnh tổng số.
Tỷ lệ C/N/S khác nhau giữa các loại đất và trong cùng một loại đất do mẫu chất, khí hậu,
thực vật, cường độ rửa trôi và sự thoát thuỷ.
Tính chất của lưu huỳnh trong đất: đất cát có hàm lượng lưu huỳnh rất thấp do bị
rửa trôi và lượng chất hữu cơ thấp. Sự cố định sinh học của phân lưu huỳnh có thể xảy ra ở
các loại đất có tỷ số C/S hay N/S cao. Ngược lại, sự khoáng hoá lưu huỳnh thích hợp trong
các loại đất có tỷ số C/S hay N/S. Sự hữu dụng của lưu huỳnh sẽ tăng theo hàm lượng chất
hữu cơ. Đất có hàm lượng chất hữu cơ <1.2 –1.5% thường phải bón thêm phân lưu huỳnh
Hàm lượng lưu huỳnh bị lấy đi phụ thuộc vào giống cây trồng, hệ thống canh tác,
tưới tiêu và bón nhiều các chất dinh dưỡng. Nhu cầu lưu huỳnh của cây trồng có quan hệ
với lượng phân đạm bón cho cây, hiệu quả của một loại phân này phụ thuộc vào sự cung
cấp của loại phân kia.
3.4. Các loại phân lưu huỳnh

20
Các vật liệu chứa sulphat khi bón vào mặt đất sẽ di chuyển vào sâu trong phẩu diện
đất theo mưa và nước tưới là dạng hữu dụng tức thời đối với cây trồng, trừ khi sulphat này bị
cố định sinh học bởi các vi sinh vật phân giải các dư thừa hữu cơ có tỷ lệ C/S và N/S cao.
Các loại phân bón có chứa lưu huỳnh amoniumthiosulphat [(NH4)2S2O3 hay ATS]:
ATS là dung dịch chứa 12% đạm và 26% lưu huỳnh. Là loại phân bón được dùng phổ biến
trong công nghiệp phân bón dạng dung dịch, có tính chất tương tự với các loại phân đạm
dạng dung dịch và các loại phân hổn hợp dạng dung dịch NPK, có phản ứng trung tính hay
chua ít. Phân này không thể sử dụng chung với các loại phân chua. Ngoài việc được áp
dụng rộng rãi do có dạng hỗn hợp dung dịch sạch, phân này còn được sử dụng ở dạng
huyền phù. Chúng không có tính ăn mòn cao và có thể được tồn trữ trong các bồn chứa
bằng thép hay nhôm. ATS có thể được bón trực tiếp vào đất ở dạng hổn hợp hay bằng các
vòi tưới.
Amoniumpolysylphic (NH4Sx): là một dung dịch có màu đỏ hay nâu, đen có mùi
H2S. Chứa khoảng 20% đạm và 45% lưu huỳnh. Ngoài việc được dùng như là một loại
phân bón, chúng còn được dùng để cải tạo các vùng đất có pH cao và để xử lý nước tưới
nhằm hạn chế sự thấm lậu của nước vào trong đất. NH4Sx được khuyến cáo nên trộn với
NH3 lỏng khan, NH3 lỏng. Bón cùng lúc NH4Sx và NH3 lỏng khan là cách phổ biến để
cung cấp cả đạm và lưu huỳnh cho các vùng trồng cây lương thực. Phân này có áp suất
thấp, có thể được tồn trữ ở áp suất 0.5at để ngăn chặn sự mất NH3 và sự kết tủa của nguyên
tố lưu huỳnh. NH4Sx được dùng trong hệ thống tưới phun và hệ thống tưới ngập để rửa
muối và cung cấp kali.
Uresulphic axit. Một qui trình đơn giản là trộn phân ure và sulphrit axit thành một
loại phân bón dạng dung dịch có nồng độ đạm lưu huỳnh đậm đặc. Loại tiêu biểu có chứa
10% đạm và 18% lưu huỳnh và một loại khác là 28% đạm và 9% lưu huỳnh. Chúng có thể
bón trực tiếp vào đất hay thông qua hệ thống tưới phun. Vì hệ này có pH rất thấp (0.5 ─1),
nên các thiết bị sử dụng phải là thép không rĩ hay các vật liệu không bị ăn mòn khác, theo
dõi pH của nước tưới để tránh sự axit hoá khi pH dưới 5
C. CÁC LOẠI PHÂN KHOÁNG VI LƯỢNG
1. Sắt (Fe)
1.1. Vai trò của sắt đối với cây trồng
Khả năng hấp thu sắt khác nhau tuỳ thuộc vào giống cây trồng. Bệnh vàng lá do
thiếu sắt là một trong những bệnh thiếu dinh dưỡng vi lượng khó trị nhất trên đồng ruộng.
Bón trực tiếp phân sắt vào đất thường không hiệu quả do sự kết tủa quá nhanh của phân
bón thành Fe(OH)3 không hoà tan. Chữa trị sự thiếu sắt chủ yếu được thực hiện bằng cách
phun dung dịch có chứa sắt lên lá. Phun dung dịch FeSO4 2% thường đủ cho trường hợp
thiếu sắt nhẹ. Tuy nhiên, cần phun nhiều lần cách nhau 7─14 ngày trong trường hợp cây bị
thiếu sắt nghiêm trọng. Ngoại trừ FeSO4, phần lớn phân bón có chứa sắt là chelate. Các
chất này đều hoà tan trong nước và có thể bón vào đất hay phun lên lá. Các chetale sắt có
tác dụng bảo vệ hạn chế các phản ứng tạo Fe(OH)3 không hoà tan trong đất.
1.2. Triệu chứng thiếu sắt
Sự thiếu sắt thường xảy ra trên các cây trồng trên đất đá vôi hay đất kiềm nhưng
cũng có một số cây biểu hiện sự thiếu sắt ngay trên đất chua. Sự thiếu sắt thường xuất hiện
đầu tiên ở các lá non. Giữa các gân lá của các lá non hình thành màu vàng, sau đó phát
triển nhanh trên toàn bộ lá. Trong trường hợp thiếu sắt nghiêm trong, lá trở nên có màu
trắng hoàn toàn.

21
1.3. Sắt trong đất
Phần lớn, sắt hiện diện trong các khoáng nguyên sinh, khoáng sét và các khoáng
oxides và hydroxides. Sắt trong đất ở dạng hợp chất hoá trị 2 hoặc 3. Các muối sắt hoá trị 2
dễ tan trong nước và một phần nhỏ thuỷ phân làm cho đất chua. Hàm lượng sắt trong đất
rất biến thiên, nồng độ biến động từ 0.7 – 55%. Hàm lượng Fe2O3 trong đất khoảng 2 –
10% phụ thuộc thành phần đá mẹ, khí hậu. Ơ vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm đất tích luỹ
nhiều Fe. Ví dụ đất nâu đỏ trên đá bazan vùng Phủ Quỳ (Nghệ An) có 20 – 22% Fe2O3.
Đất xám bạc màu chỉ có 3 – 6% Fe2O3 trong tầng đất canh tác.
Khả năng hoà tan của các khoáng Fe trong đất rất chậm, khoảng 10─6 – 10─24, khả
năng hoà tan phụ thuộc vào pH rất lớn. Dạng Fe3+ không hoà tan chiếm ưu thế trong đất
thoát thuỷ tốt, ngược lại hàm lượng Fe2+ hoà tan tăng khi đất ngập nước. Trong phạm vi pH
bình thường của đất, tổng hàm lượng Fe trong dung dịch thường không đáp ứng đủ nhu cầu
Fe của cây trồng, ngay cả trên đất chua là loại đất ít xảy ra sự thiếu Fe hơn so với đất có pH
cao và đất đá vôi. Đất đá vôi, có cấu trúc nặng và bị nén chặt sẽ có tiềm năng thiếu Fe cao.
Trong trường hợp đất ngập nước nhưng không có sự hình thành HCO3─, khả năng hữu dụng
của Fe có thể được cải thiện do sự gia tăng nồng độ Fe2+ khi đất bị ngập nước. Thực tế, đất
phát triển trên đá bazan có nồng độ Fe2+ rất cao, đến mức độ gây độc trong đất.
Các chất hữu cơ như phân chuồng giúp duy trì khả năng hoà tan của các nguyên tố
vi lượng. Đất thoát thuỷ tốt khi bón chất hữu cơ có thể cải thiện khả năng hữu dụng của Fe.
Bón phân hữu cơ cho đất có sa cấu mịn sẽ cải thiện cấu trúc đồng thời làm tăng khả năng
hữu dụng của Fe do độ thoáng khí của đất được cải thiện tốt hơn. Tuy nhiên, khi bón phân
hữu cơ có thể trở nên bất lợi do nồng độ CO2 và kết hợp với HCO3─ được hình thành do
hoạt động của vi sinh vật.
1.4. Các nguồn phân sắt
iron sunphat (FeSO4.7H2O): chứa 19% sắt
iron chelate 5─14%
chất hữu cơ tự nhiên chứa 5─10% sắt

2. Boron (B)
Bo là một trong những phân vi lượng được bán rộng rãi nhất. Solubo là loại phân
Bo có nồng độ cao (chứa 20─21% Bo) hoàn toàn hoà tan nên có thể dùng để phun sương
hay phun bụi trực tiếp lên lá cây ăn quả… loại này cũng được dùng để sản xuất các loại
phân Bo dạng dung dịch và huyền phù. Song Solubo được ưa chuộng hơn Borax vì hoà tan
nhanh hơn và ít thay đổi cấu trúc tinh thể do nhiệt độ.
Các nguồn cung cấp phân Bo
¾ Borax Na2PO4O7.10H2O chứa 11% Bo
¾ Borit axit H3PO3 chứa 17% Bo
¾ Solubo Na2PO4O7.5H2O + Na2P10O16.10H2O
Phương pháp bón phổ biến là bón vãi, bón theo hàng, phun lên lá dưới dạng nước
hoặc dạng bụi. Trong hai phương pháp đầu phân Bo thường được trộn với các loại phân
NPK và bòn vào đất. Phân Bo phải được bón đồng đều vì phạm vi thiếu Bo và ngộ độc Bo
của cây rất hẹp bón phân Bo với các loại phân dung dịch sẽ làm giảm được vấn đề tách rời
giữa các hạt phân. Liều lượng phân Bo bón phụ thuộc vào loài cây, kỹ thuật canh tác, tình
trạng bón vôi và chất hữu cơ trong đất.

22
3. Molipden (Mo):
3.1. Vai trò của molipden đối với cây trồng
Molipden là yếu tố quan trọng để tăng năng suất cây bộ đậu và một vài cây khác.
Molipden và sắt là thành phần của các men của ty thể tế bào vi khuẩn giữ chặt đạm và nốt
sần cây bộ đậu và hoạt hoá đạm phân tử. Trong tế bào thực vật Molipden tham gia vào
tương tác với lân và có ảnh hưởng tích cực đến quá trình sinh tổng hợp acid nucleic và
protein. Phân lân làm tăng hiệu quả của Molipden. Trong quá trình sinh tổng hợp protein,
Mo không chỉ tương tác với lân mà còn với cả magie và kali.
Liều lượng bón thường rất thấp chỉ khoảng vài trăm gam trên ha, và dung dịch có
thể được bón vào đất phun lên lá hay có thể xử lý trước khi gieo trồng. Liều lượng
Molipden tối hảo tuỳ thuộc vào phương pháp bón, với phương pháp bón phun lên lá, nên
dùng liệu lượng thấp. Xử lý hạt giống bằng cách ngâm hạt vào dung dịch sodium
molybdate trước khi gieo được sử dụng rông rãi do lượng phân Molipden cần rất thấp. Xử
lý hạt giống với bùn có chứa Molipden cũng có hiệu quả. Để cho sự phân bố được đồng
đều khi bón với lượng nhỏ phân Molipden vào đất, nên trộn phân Molipden với các loại
phân NPK.
3.2. Molypden trong đất
Nồng độ Mo trong vỏ quả đất vào khoảng 2ppm và trong đất thay đổi từ 0.2 –
5ppm. Mo trong dung dịch hiện diện chủ yếu ở các dạng MoO42─, HMo4─ và H2MO40. Ơ
đất chua, Mo dễ tiêu đối với cây chủ yếu ở dạng anion MoO42─, ở trạng thái bị hút bám và
ở dạng hoà tan với mức rất thấp. Khả năng hoà tan của Mo trong đất được kiểm soát chủ
yếu bởi Mo trong đất. Lượng chứa Mo trong đất phụ thuộc vào thành phần cơ giới của đất.
Đất sét và đất sét pha thường giàu nguyên tố Mo hơn đất cát và đất cát pha.
Tính di động của Mo ở trong đất và sự hút thu Mo vào cây phụ thuộc vào nhiều yếu
tố, phản ứng của môi trường là yếu tố quan trọng nhất trong số này. Phản ứng kiềm làm
tăng tính di động của Mo trong khi môi trường chua xảy ra quá trình chuyển Mo thành
những hợp chất kém di động hơn và khó tiêu đối với cây.
Nhu cầu của cây về phân Mo thường xuất hiện ở những đất chua có pH < 5.2. Tuy
nhiên, ở những đất nghèo Mo di động, nhu cầu này có thể xuất hiện ở cả những trị số pH
cao hơn. Bón vôi làm tăng tính di động của Mo ở trong đất và sự hút thu Mo vào cây. Tuy
nhiên, không phải tất cả các loại đất chua đều thấy vài trò huy động cao của vôi đối với Mo
của đất; đối với một vài loài đất chua, vai trò này rất yếu, điều này có liên quan với đặc
điểm thành phần hoá học của những đất trên.
Phần lớn Mo ở trong đất liên kết với chất hữu cơ của đất và chỉ chuyển sang dạng di
động hơn do quá trình khoáng hoá chất hữu cơ. Vì vậy tất cả những quá trình góp phần đẩy
mạnh sự phân giải chất hữu cơ đều làm tăng tính di động của Mo trong đất, những yếu tố
góp phần làm tăng độ chua của đất đều gây ra việc chuyển Mo sang trạng thái khó tiêu hơn
đối với cây. Sử dụng lâu dài những dạng phân amon và những dạng phân chua khác làm
tăng độ chua của đất góp phần giảm tính di động của Mo.
3.3. Các loại phân Molipden
Tên Công thức % Mo (gần đúng)
Ammonium molybdate (NH4)6Mo7O24.2H2O 54
Sodium molybdate Na2MoO4. 2H2O 39
Molybdenum trioxide MoO3 66
Molybdenum thuỷ tinh Nguyên liệu thuỷ tinh 1 – 30
23
4. Đồng (Cu):
4.1. Vai trò của đồng đối với cây trồng:
Đồng làm tăng năng suất cây trồng cả khi bón cho đất trước khi gieo lẫn khi bón
thúc ngoài rễ cho cây cũng như xử lý hạt giống trước khi gieo. Ngâm hạt giống trong 24
giờ với 0.02% dung dịch đồng sulfate hoặc tưới cho cây giống ở nhà kính bằng dung dịch
0.005%.
4.2. Triệu chứng thiếu đồng
Sự thiếu đồng trên cây trồng thường ít phổ biến hơn so với các nguyên tố vi lượng
khác. Cây trồng thiếu đồng thường xảy ra trên đất than bùn. Sử dụng các thuốc trừ nấm có
chứa đồng có thể hạn chế hay chữa trị bệnh thiếu đồng trên cây trồng. Tuy nhiên, sử dụng
quá nhiều thuốc cũng có thể gây độc cho cây.
4.2. Đồng trong đất
Nồng độ đồng trong đất khoảng 1 – 40ppm, trung bình 9ppm. Cây trồng có thể bị
thiếu đồng khi đất có nồng độ đồng tổng số khoảng 1 – 2ppm. Lượng chứa đồng trong đất
có liên quan chặt chẽ với lượng chứa đồng trong các nham thạch tạo thành đất. Đá bazan
có lượng chứa đồng cao nhất, còn đá granit lại có lượng chứa thấp. Đồng trong đất được
chia thành 4 nhóm:
Đồng tham gia vào mạng tinh thể của các khoáng đất sơ cấp và thứ cấp
Đồng nằm ở các hợp chất với chất hữu cơ của đất
Đồng nằm ở trạng thái hút bám trên bề mặt các phần tử keo của đất
Những dạng đồng hoà tan trong nước.
Ở trong đất, lượng chứa những hợp chất đồng hoà tan vào nước khá thấp, thường dưới
1% tổng số lượng đồng. Phản ứng chua của dung dịch đất thúc đẩy quá trình rửa trôi đồng
khỏi đất, phản ứng đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển các hợp đồng sang trạng thái
hoà tan. Ngoài những hợp chất đồng hoà tan vào nước, đồng ở trạng thái trao đổi, hút bám
cũng dễ tiêu đối với cây.
Keo hữu cơ và keo khoáng cũng như khoáng sét của đất có thể hút thu đồng. Nhiều
đất than bùn, nhu cầu của cây về phân đồng không chỉ phụ thuộc vào tổng lượng chứa
đồng thấp của những đất đó mà còn phụ thuộc vào mức độ di động của đồng và thấy hiện
tượng cây bị đói đồng trong những trường hợp đất chứa đồng dưới 2.103% và tỷ lệ đồng di
động là dưới 50% của tổng lượng chứa đồng.
Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mức độ di động của đồng trong đất. Độ di động của
đồng tăng cùng với sự tăng mức độ chua của đất. Tính di động cũng tăng khi cải thiện điều
kiện phân giải than bùn và mùn đất, đặc biệt là khi đẩy mạnh quá trình amon hoá và nitrat
hoá ở trong đất, chuyển đồng vốn liên kết chặt với chất hữu cơ thành những dạng đồng
khoáng di động hơn và dễ tiêu đối với cây. Bón vôi cho đất đã thúc đẩy quá trình cố định
đồng chặt hơn trong đất tuy quá trình này không biểu hiện mạnh như đối với vài nguyên tố
vi lượng khác, đặc biệt là mangan và kẽm.
4.3. Phân bón đồng
Loại phân bón có chứa đồng thường sử dụng là CuSO4.5H2O, mặc dù CuO, hỗn hợp
CuSO4 và Cu(OH)2 và các chelate Cu cũng được sử dụng khá phổ biến. Sulphate đồng có
chứa 25.5%Cu, là hợp chất hoà tan trong nước, và có hiệu quả như bất cứ loại phân bón
nào khác.
Ammonium photphate đồng có thể dùng bón vào đất hay phun lên lá. Phân
ammonium photphate đồng chứa 30% đồng, ít hoà tan trong nước nhưng có thể dùng dưới
24
dạng huyền phù để phun lên lá. Cũng như các loại ammonium potphate kim loại khác,
ammonium photphate đồng có tính hữu dụng chậm khi bón vào đất.
Bón phân đồng vào đất hay phun lên lá đều có hiệu quả. Có thể bón phân đồng vào
đất, với liều lượng từ 0.6 – 20lb/a để chữa trị bệnh thiếu đồng. Nhưng để nâng cao hiệu quả
phân đồng nên trộn thật đều vào vùng rễ hay bón theo hàng, theo hốc. Khi bón theo hàng
nên giảm liều lượng để đề phòng việc gây tổn hại cho rễ cây.
Bón phân đồng có thể không hiệu quả do điều kiện đất quá ẩm hay quá khô, rễ cây
bị bệnh, bị ngộ độc và cây thiếu các chất dinh dưỡng khác. Sự tồn dư của phân đồng có thể
kéo dài 2 năm hay lâu hơn khi bón vài kg/ha, thời gian tồn dư này phụ thuộc vào đất, cây
và liều lượng bón.
Phun phân đồng lên lá được xác định là biện pháp tức thời chữa trị bệnh thiếu đồng,
được phát hiện sau khi cây trồng xuất hiện triệu chứng vàng lá. Các chelate đồng có thể
dùng để phun lên lá, bón vào đất nhưng do giá thành cao nên hạn chế phạm vi sử dụng các
chelate đồng.
Các hợp chất đồng được dùng làm phân bón.
Tên Công thức %Cu Khả năng hoà tan trong nước
Sulphate đồng CuSO4.5H2O 25 Hoà tan
Sulphate đồng.1H2O CuSO4.H2O 35 Hoà tan
Nitrate đồng Cu(NO3)2.3H2O Hoà tan
Acetate đồng Cu(C2H3O2)2.H2O 32 Ít hoà tan
Ammonium photphate Cu Cu(NH4)PO4.H2O 32 Không hoà tan
Chelate đồng Na2CuEDTA 13 Hoà tan
NaCuEDTA 9 Hoà tan
Polyflavanoid đồng 5–7 Hoà tan

5. Mangan (Mn)
5.1. Vai trò của mangan đối với cây trồng:
Hiện tượng thiếu mangan của cây thể hiện ở việc xuất hiện trên lá những đốm úa
vàng nhỏ rải rác, giữa những gân lá còn xanh. Khi bị thiếu mangan nặng, trên lá xuất hiện
những đốm chết khô của mô chết. Sinh trưởng của cây bị chậm lại hoặc ngừng hẳn, năng
suất giảm, rễ cây phát triển yếu.
5.2. Mangan trong đất
Mangan tổng số trong đất biến thiên trong khoảng 20 – 3000ppm, trung bình
khoảng 600ppm. Các loại đất trung tính và kiềm thường có hàm lượng mangan thấp,
nhưng cây trồng không thiếu mangan. Hiện tượng thiếu mangan thường xảy ra trên các
loại đất trung tính và kiềm có hàm lượng chất hữu cơ cao và trên các loại đất cát và đất
than bùn nhưng bên dưới có tầng đá vôi. Các trường hợp đất thường xảy ra thiếu mangan là:
- Đất than bùn có tầng hữu cơ mỏng, bên dưới là tầng đá vôi.
- Đất phù sa sét, thịt và đất đầm lầy có nguồn gốc mẫu chất là đá vôi
- Đất đá vôi thoát thuỷ kém và có hàm lượng chất hữu cơ cao
- Đất đá vôi có sa cấu cát và đất chua mới cải tạo.
- Đất đá vôi mới khai phá từ đất đồng cỏ
- Đất vườn được bón phân hữu cơ và vôi thường xuyên.
- Đất khoáng chua có sa cấu cát, có hàm lượng mangan nguyên thuỷ thấp và mangan hữu
dụng bị rửa trôi mạnh.
25
Các dạng mangan trong đất: mangan hiện diện trong đất dưới các dạng Mn2+ trong
dung dịch, Mn2+ trao đổi, mangan liên kết với các chất hữu cơ và trong các loại khoáng có
chứa mangan khác. Hàm lượng mangan trong dung dịch và trao đổi khoảng 2 – 3ppm và
0.2 – 5ppm có thể thoả mãn nhu cầu dinh dưỡng Mn cho hầu hết các loại cây trồng.
Mangan trong dung dịch đất rất cao khi đất chua. Trong đất quá chua, khả năng hoà tan của
Mn2+ cao có thể gây ngộ độc cho cây đối với các cây mẫn cảm với sự thừa mangan. Do có
tính di động nên mangan dễ bị rửa trôi. Hiện tượng thiếu mangan thường xảy ra trên các
loại đất khoáng thoát thuỷ kém. Bón vôi cho đất quá chua sẽ làm giảm Mn2+ trong dung
dịch và Mn2+ trao đổi do sự kết tủa Mn2+ thành MnO2.
Lượng chứa mangan hoạt động ở trong đất đảm bảo dinh dưỡng mangan bình
thường của cây khi pH <60. là khoảng 25mg/kg, khi pH 6.0 – 6.5 là 50mg/kg và khi pH >
6.5 là 70mg/kg. Nhu cầu của cây về phân mangan khi pH = 5.8 và cao hơn, dưới trị số pH
đó thường bản thân đất đã thoả mãn hoàn toàn được nhu cầu về manggan. pH cao cũng làm
tăng sự hình thành các mangan ít hữu dụng hơn. Đất kiềm có hàm lượng chất hữu cơ cao
làm cho khả năng hữu dụng của mangan cũng có thể không hữu dụng do bị giữ trên các
phức hữu cơ trong đất than bùn.
Bón phân chuồng, than bùn và những phân hữu cơ khác không chỉ làm cho đất giàu
mangan vốn có trong phân mà còn làm tăng mức di động của mangan trong đất do tăng
cường các qua trình khử ở trong đất.
5.3. Phân bón mangan
Sulphate mangan được sử dụng rộng rãi để chữa trị bệnh thiếu mangan và phân này
có thể dùng bón vào đất hoặc phun lên lá. Ngoài nguồn phân bón vô cơ, các phức chất hữu
cơ tự nhiên và các chelate mangan cũng có thể được dùng để phu lên lá.
Mặc dù khả năng hoà tan của oxid mangan rất kém trong nước nhưng đấy là một
loại phân bón tốt. Kích thước hạt ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của phân bón này, hạt
càng mịn, hiệu quả càng cao. Liều lượng phân bón từ 1 – 25lb/a, nhưng khi bón vãi trên
mặt ruộng có thể dùng liều lượng cao hơn, ngược lại, khi phun lên lá nên dùng lượng thấp.
Bón phân mangan theo hàng thường có hiệu quả hơn là bón vãi đều trên mặt đất, và lượng
bón theo hàng thường chỉ bằng ½ lượng bón vãi.
Tốc độ oxi hoá mangan trong phân thành các dạng ít hữu dụng hơn thường chậm
nếu bón theo hàng. Đất hữu cơ có thể có nhu cầu bón phân mangan cao hơn đất khoáng.
Trong thực tiễn, thường bón phân mangan kết hợp với các loại phân NPK.
Người ta khuyến cáo không nên bón vãi phân chelate mangan và các phức chất hữu
cơ tự nhiên vì canxi hay sắt trong đất có thể thay thế mangan trong các chelate này và
mangan tự do (gải phóng từ phân bón) dễ dàng bị biến đổi thành các dạng không hữu dụng.
Và hàm lượng các phực canxi hay sắt hữu dạng cao có thể làm gia tăng sự thiếu mangan
cho cây trồng. Sự thiếu mangan do bón vôi hay do pH cao gây ra có thể được khắc phục
bằng cách sử dụng phân lưu huỳnh hay các loại phân chua khác.
Các loại phân bón có chứa mangan
Tên Công thức %Mn (gần đúng)
Manganese sulfate MnSO4.4H2O 26 – 28
Manganous oxid MnO 41 – 68
Manganese chloride MnCl2 17
Các phức chất hữu cơ tự nhiên 5–9
Các chelate tổng hợp MnEDTA – 12
26
6. Kẽm (Zn)
6.1. Vai trò của kẽm đối với cây trồng
Vai trò sinh lý của kẽm ở trong cây có nhiều mặt. Kẽm có vai trò quan trọng trong
các quá trình oxy hoá khử trong cây. Kẽm tham gia trực tiếp vào quá trình tổng hợp chất
diệp lục, ảnh hưởng đến quá trình quang hợp và trao đổi hydrate cacbon ở trong cây.
Kẽm có vai trò quan trọng trong quá trình thụ phấn và phát triển phôi, khi cây bị
thiếu kẽm, cây có thể hoàn toàn không ra hạt. Do đó, nên bổ sung kẽm trong thời gian cây
nở hoa và bắt đầu ra hạt, quả. Kẽm ảnh hưởng quan trọng đến việc hình thành và lượng
chứa saccaroza, tinh bột, đạm đồng hoá, các acid hữu cơ, vitamin C, tanin. Khi thiếu kẽm
cây hình thành rất ít chồi quả, năng suất giảm mạnh, quả nhỏ.
6.2. Kẽm trong đất
Nồng độ kẽm trong đất biến thiên từ 10 – 300ppm, trung bình là 50ppm. Đất thường
thiếu kẽm là đất cát chua có hàm lượng kẽm tổng số thấp; các loại đất trung tính, đất kiềm
hay đất đá vôi; đất có sa cấu mịn; đất có lân hữu dụng cao; một số đất hữu cơ và các tầng
bên dưới của đất bị phơi bày lên trên mặt do xói mòn hay do đào đắp.
Hàm lượng kẽm trong dung dịch đất rất thấp, khoảng 2 – 70ppb, trong đó hơn một
nữa lượng kẽm trong dung dịch được tạo phức với chất hữu cơ. Một số dạng thuỷ phân của
kẽm hiện diện trong dung dịch với dạng ion Zn2+ chiếm ưu thế ở pH <7.7. nếu pH >7.7,
ZnOH trở nên dạng chiếm ưu thế. Khả năng hoà tan của kẽm phụ thuộc rất lớn vào pH và
khả năng hoà tan giảm 100 lần khi tăng 1 đơn vị pH. Trong phạm vi pH từ 5 – 7, khi tăng 1
đơn vị pH nồng độ kẽm trong dung dịch giảm 30 lần.
Khả năng hữu dụng của kẽm đối với cây trồng được quyết định bởi các yếu tố như
pH, sự hấp phụ trên bề mặt khoáng sét, chất hữu cơ, sự tương tác với các chất dinh dưỡng
khác và các điều kiện khí hậu. Các dạng kẽm ổn định khi tạo phức với các thành phần chất
hữu cơ trong đất. Acid humic và fulvic là các thành phần hấp phụ kẽm chủ yếu. Những yếu
tố thúc đẩy sự phân giải chất hữu cơ cũng thúc đẩy chuyển kẽm sang trạng thái di động hơn.
Sự thiếu kẽm thường phổ biến trong thời thiết lạnh, ẩm và thường biến mất khi thời
tiết ấm áp trở lại. Các điều kiện thời tiết trong đầu mùa xuân gây nên sự thiếu kẽm là do
ánh sáng yếu, cũng như nhiệt độ thấp và ẩm độ cao. Nhiệt độ đất tăng sẽ làm tăng sự hữu
dụng của kẽm đối với cây trồng do tăng khả năng hoà tan và khuếch tán của kẽm.
6.3. Các loại phân bón và sử dụng phân bón có chứa kẽm.
Sulfate kẽm (ZnSO4) có chứa khoảng 35% kẽm, là nguồn phân kẽm phổ biến nhất,
nhưng việc sử dụng các chelate kẽm ngày càng gia tăng. Các nguồn kẽm vô cơ đều có thể
dùng làm phân bón do khả năng hoà tan cao của chúng trong đất.
Photpate kẽm [Zn3(PO4)2], mặc dù khả năng hoà tan kém hơn các loại kẽm oxid,
hydroxide, hay cacbonate nhưng cũng có thể cung cấp kẽm hữu dụng cho cây trong một
thời gian dài.
Liều lượng phân kẽm bón phụ thuộc vào loại cây trồng, loại phân, phương pháp bón
và mức độ thiếu kẽm của đất. Thường bón từ 3 – 10lb/a với kẽm vô cơ và từ 0.5 – 2.0lb/a
với chelate hay phân kẽm hữu cơ. Với hầu hết các loại cây trồng, 10kg/ha được khuyến cao
bón cho đất sét và đất thịt và 3 – 5kg/ha đối với đất cát. Trong nhiều trường hợp, bón
10kg/ha có thể có hiệu quả trong vòng 3 – 5năm.
Sự di động của kẽm trong đất rất hạn chế, nên khi bón vãi phân kẽm phải vùi lấp
đều trong đất. Tuy nhiên, bón theo hàng có hiệu quả hơn, đặc biệt là đất có sa cấu mịn và

27
đất có hàm lượng kẽm thấp. Hiệu quả của việc bón phân kẽm theo hàng có thể được gia
tăng khi bón cùng với các loại phân đạm chua.
Phun các chelate và các hợp chất hữu cơ tự nhiên có chứa kẽm lên lá sẽ có hiệu quả
hơn, như thế cây sẽ nhanh chóng phục hồi. Các loại phân kẽm có thể được dùng chung
trong các loại phân dung dịch có nồng độ cao vì chúng có khả năng hoà tan cao. Các
chelate như ZnEDTA di động có thể bón trực tiếp vào đất, tuy nhiên do giá thành cao nên
hạn chế sử dụng.
Một số loại phân bón có chứa kẽm

Tên Công thức %Zn (gần đúng)


Zinc sulfate monohydrate ZnSO4.H2O 35
Oxid kẽm ZnO 78
Cacbonate kẽm ZnCO3 52
Photphate kẽm Zn3(PO4)2 51
Các chelate kẽm Na2ZnEDTA 14
NaZnNTA 13
NaZnHEDTA 9
Các chất hữu cơ tự nhiên 10
7. Coban (Co)
7.1. Vai trò của coban đối với cây trồng
Lượng chứa coban trung bình trong cây thay đổi từ 0.01 – 0.6mg/kg chất khô.
Coban đã được xác định là nguyên tố cần thiết cho sự cố định đạm cộng sinh trong 1 số vi
sinh vật và trong sự tổng hợp vitamin B12 trong động vật nhai lại nhưng nhu cầu của coban
đối với thực vật bậc cao chưa được xác định. Đất là nguồn cung cấp coban quan trọng cho
cây trồng.
7.2. Coban trong đất
Đất là nguồn cung cấp coban quan trọng cho cây trồng. Hàm lượng coban trong đất
thay đổi từ 1 – 70ppm và trung bình là 8ppm. Coban trong đất có liên quan rất lớn đến sự
hiện diện của Mg, Ni và Mn và các khoáng nguyên sinh. Các loại đất thường xảy ra hiện
tượng thiếu coban trên cây trồng là đất cát, chua, rửa trôi mạnh; một số loại đất có hàm
lượng đá vôi cao và một số đất than bùn. Các loại đất hình thành trên đá granit cũng có
hàm lượng coban thấp.
Nồng độ coban trong dung dịch đất thường rất thấp, thường nhỏ hơn 0.5ppm trong
dịch trích bằng HCl. Một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến khả năng hữu dụng của
coban là sự hiện diện của các khoáng oxides Mn tinh thể. Các khoáng này có khả năng hấp
phụ coban cao, dẫn đến sự cố định các loại phân coban được bón vào đất. Khả năng hữu
dụng của coban tăng trong điều kiện chua và ngập nước, do khả năng hoà tan của oxides
Mn tăng. Vì vậy bón vôi và tiêu nước là biện pháp kỹ thuật để làm giảm sự hữu dụng hay
ngộ độc của coban.
Các loại đất thường xảy ra hiện tượng thiếu coban trên cây trồng là:
- Các loại đất cát, chua, rửa trôi mạnh
- Một số loại đất có hàm lượng đá vôi cao
- Một số đất than bùn
Phân coban là CoSO4 .

28
Bài 3 CÁC LOẠI PHÂN HỮU CƠ
Phân hữu cơ làm tăng năng suất cây trồng và còn có tác dụng cải tạo đất. Kết quả
một số công trình nghiên cứu cho thấy 6 – 9 tấn phân xanh/ha hoặc vùi 9 – 10 tấn thân lá
cây họ đậu/ha có thể thay thế được 60 – 90kg N/ha. Vùi thân lá lạc, rơm rạ, thân lá ngô của
cây vụ trước cho vụ sau làm tăng 0.3 tấn lạc xuân, 0.6 tấn ngô hạt/ha. Phân hữu cơ bao
gồm tất cả các loại phân có nguồn gốc là sản phẩm hữu cơ, như các loại phân chuồng, phân
xanh, thân lá cây trồng được dùng để bón ruộng
3.1. Phân chuồng
3.1.1. Vai trò của phân chuồng trong sản xuất nông nghiệp:
Phân chuồng là một khâu trong chu kỳ luân chuyển chất dinh dưỡng, những chất
dinh dưỡng cây trồng lấy đi từ đất và từ các loại phân đã được bón vào đất, phần lớn được
gia súc sử dụng và làm các nguyên liệu độn chuồng rồi từ đấy trở ra đồng ruộng theo phân
gia súc.
Phân chuồng không những có tác dụng làm tăng năng suất cây trồng mà còn có khả
năng tăng cường hiệu lực của phân hoá học.
Phân chuồng tăng cường khả năng quang hợp (trong quá trình phân huỷ chất hữu cơ
thảy ra nhiều khí CO2).
Cung cấp một lượng lớn mùn và các chất dinh dưỡng khoáng dễ tiêu cho cây.
Một lượng lớn xác VSV chứa nhiều chất dinh dưỡng cho cây. Ngoài ra còn có men,
kích thích tố và acid hữu cơ do VSV bài tiết ra.
Chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng đa lượng, vi lượng, chậm tiêu và dễ tiêu
Tăng độ phì của đất, tăng độ xốp, cải tạo chế độ nước và không khí, dễ làm đất, tăng
khả năng trao đổi cation, tăng tính đệm của đất, hạn chế rửa trôi chất dinh dưỡng
Có khả năng làm tăng nhiệt độ của đất ở những vùng lạnh, thiếu ánh sáng nhờ hoạt
động của vi sinh vật trong phân chuồng
3.1.2. Đặc điểm phân chuồng
Là một loại phân chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng đa lượng, vi lượng chậm tiêu và
dễ tiêu. Vì phân chuồng là những chất mà cây hút từ đất lên thông qua sự tiêu hoá của gia
súc lại trở về bón cho đất nên chứa đủ những yếu tố mà cây cần dùng. Ngoài ra trong phân
chuồng còn chứa nhiều loại hợp chất có khả năng tác động tích cực đến dinh dưỡng của
cây và hoạt động của vi sinh vật trong đất như auxin, B12…
Các chất dinh dưỡng trong phân thường ở dạng dễ tiêu nhưng đồng thời cũng có
những chất dự trữ ở dạng khó tiêu nhưng dưới tác động phân giải của vi sinh vật sẽ khoáng
hoá dần cho cây sử dụng. Do đó bón phân chuồng dẫu có thừa cũng không đến nỗi tác hại,
gây hiện tượng héo lá, xót rễ hay đổ lớp như phân vô cơ.
Đất được bón phân chuồng độ phì đất tăng lên, đất tơi xốp, cải tạo chế độ nước và
không khí, dễ cày, tăng khả năng trao đổi cation, tỷ lệ keo đất tăng lên, tạo điều kiện cho
đất có thể chịu đựng được những lượng phân hoá học cao và ít bị rửa trôi chất dinh dưỡng.
Đối với những vùng lạnh, ít ánh sáng, bón phân chuồng nhờ vi sinh vật hoạt động
mạnh, có khả năng tăng nhiệt độ, quá trình phân giải chất hữu cơ trong đất sinh ra nhiều
khí CO2 tăng cường khả năng quang hợp.
Tuy nhiên thành phần phân chuồng không ổn định, phụ thuộc vào cách chăm sóc,
nuôi dưỡng, chất liệu độn chuồng và cách ủ phân chuồng. Phân chuồng là một nguồn ô
nhiễm môi trường sống của con người và gia súc. Phân chuồng có ẩm độ cao 75%, dinh
dưỡng thấp, tốn công chuyên chở, bảo quản khó, tác dụng chậm.
29
Thành phần phân chuồng:
• Phân nguyên: thực vật chưa phân giải: xenlulo, hemixenlulo, lignin, protein,
aminiaxit và lipit
• Nước phân: nước tiểu và nước rửa chuồng:
• Đạm trong nước phân ở 3 dạng: ure, axit uric, axit hyppulic
• Axit hữu cơ: axit benzoic, axit propionic
• Muối khoáng ở dạng cacbonat, axetat, sunphat, photphat
• Chất kích thích một dạng β indolacetic axit có khả năng kích thích rễ cây phát triển.
• Vitamin: C, B12
• Vi sinh vật
• Rác độn: muốn tăng số lượng và chất lượng phân chuồng, giữ cho phân chuồng
sạch cần độn chuồng. Chất độn chuồng hút đạm NH3 và nước tiểu, giảm tỷ lệ mất đạm.
Muốn rác độn hút nhiều nước, phải có những yêu cầu sau: khô và băm nhỏ; có khả năng
hút nước và giữ nước tốt; hoai mục nhanh; tỷ lệ dinh dưỡng cao. Một số nguyên liệu độn
chuồng như: rơm rạ, lúa mì, thân lá bắp, cỏ họ đậu, cỏ họ hoà thảo, bèo hoa dâu, thân lá
muồng sợi, thân lá quỳ dại, mùn cưa, bã mía, vỏ đậu phộng…
3.1.3. Hàm lượng dinh dưỡng trong phân chuồng
Do loại phân thông qua biện pháp kỹ thuật chế biến khác nhau nên thành phần phân
chuồng hình thành cũng rất khác nhau

Bảng 13. Thành phần nguyên tố đa lượng trong phân chuồng:


Loại gia súc H2O (%) N (%) P2O5(%) K2O (%) CaO (%) Mg(%)
Ngựa 74 0.5 0.4 0.3 0.15 0.12
Bò 84 0.3 0.2 0.2 0.35 0.13
Heo 82 0.6 0.6 0.2 0.09 0.10
Gà 50 1.6 0.2 0.2 2.40 0.74
Vịt 56.0 1.00 1.40 0.62 1.70 0.35

Thành phần nguyên tố vi lượng trong phân chuồng:


B = 5 – 7ppm Mn = 30 – 75ppm
Co = 0.2 – 0.5ppm Cu = 4 – 8ppm
Zn = 20 – 45ppm Mo = 0.8 – 1.0ppm
Trong quá trình bảo quản, vi sinh vật phân giải những nguyên liệu này và giải
phóng ra những chất khoáng hoà tan, dễ tiêu cho cây trồng.
Về mặt hóa học: có thể xếp vào 1 trong 2 nhóm chính:
ª Hợp chất có N ở dạng hòa tan trong nước phân và không hòa tan trong phân
nguyên và chất độn chuồng
ª Hợp chất không có đạm (C): hemicellulose, cellulose, lignin, lipid chiếm tỷ lệ
cao nhất (60 ─ 70% trong phân nguyên và 70 ─ 90% trong chất độn)
Tỉ lệ C/N có vai trò quyết định đối với quá trình phân giải và tốc độ phân giải
Tỉ lệ C/N thích hợp nhất trong phân chuồng: 35 ─ 40

30
Bảng 14. Tỉ lệ C/N của một số nguyên liệu độn chuồng

Tên nguyên liệu C% N% C/N


Phân bò nguyên 6,5 0,31 21
Rơm ra lúa nước 40,8 0,36 113
Lúa mì 40,0 0,33 124
Thân lá bắp 44,2 0,84 53
Cỏ họ Đậu 26,6 1,37 19
Cỏ họ Hòa thảo 40,2 0,64 62
Bèo hoa dâu 42,1 4,20 10
Thân lá Muồng sợi 47,6 0,62 60
Thân lá Quỳ dại 53,6 3,83 14
Mùn cưa 56,2 0,11 511
Bã mía 39,4 0,35 113
Vỏ đậu phộng 18,7 1,20 15

3.1.4. Ủ phân chuồng:


Trong quá trình trồng trọt hàng năm, việc bón phân được thực hiện theo thời vụ,
theo những giai đoạn nhất định. Trong thực tế, phân được thải ra không được bón ngay vì
có những điểm không thuận lợi:
• Trong phân chuồng tươi có nhiều hạt cỏ dại, nếu bón cỏ dại sẽ mọc lấn át cây trồng,
tốn công trừ cỏ
• Đối với gia súc bị bệnh truyền nhiễm, bón phân chuồng dễ lây lan bệnh cho gia súc.
• Phân chuồng tươi có nhiều rác độn, tỷ lệ C/N cao, quá trình phân huỷ sinh ra nhiều
acid hữu cơ có hại cho cây trồng, đồng thời những chất dinh dưỡng dễ tiêu của phân và của
đất phần lớn bị VSV hấp thu trong quá trình phân giải
• Bón phân chuồng tươi rong rêu phát triển mạnh.
• Ủ phân chuồng có thể làm cho trọng lượng phân chuồng giảm xuống nhưng chất
lượng phân chuồng tăng lên. Sản phẩm cuối cùng của quá trình ủ phân là phân hữu cơ hay
còn gọi là phân ủ. Trong phân có mùn, một phần chất hữu cơ chưa phân huỷ, muối khoáng,
các sản phẩm trung gian của quá trình phân huỷ, một số enzim, chất kích thích, và nhiều
loại vi sinh vật hoại sinh.
Sự cần thiết phải ủ phân chuồng
o Giảm các chất độc hại, mầm bệnh và cỏ dại
o Tránh gây ô nhiễm môi trường
o Tăng hiệu quả sử dụng, tăng độ dễ tiêu
o Không gây hại đến cây trồng

31
4 giai đoạn biến đổi của quá trình ủ

Giai đoạn phân tươi Phân, rác độn, nước phân màu vàng

Phân và rác độn mềm


Nước phân màu vàng đen, nâu đậm
Giai đoạn phân hoại dang dở Trọng lượng còn 70-80%
Nhiệt độ 60-700C

Phân tơi xốp, màu đen


Nước phân trong
Giai đoạn phân hoai
Trọng lượng còn 50%

Phân giống đất đen, tơi xốp


Giai đoạn phân biến thành mùn
Trọng lượng còn 25%
Các phương pháp ủ phân
3.1.4.1. Ủ nóng: phân đổ thành từng đống tơi xốp, thoáng khí, giữ ẩm 50 – 60%, ở ẩm độ
này nhiệt độ lên cao 60 – 700C, phân mau hoai, diệt cỏ dại, nhiều mầm bệnh nhưng mất
nhiều đạm. Có thể trộn thêm 1% vôi bột (tính theo khối lượng) trong trường hợp phân có
nhiều chất độn. Thêm 1 – 2% super lân để giữ đạm. Sau đó trát bùn bao phủ bên ngoài
đống phân. Hàng ngày tưới nước lên đống phân.
Ưu điểm
• Phân mau hoai mục, thời gian ngắn (3 tuần)
• Diệt hầu hết được cỏ dại, mầm bệnh
Nhược điểm
• Tỉ lệ chất hữu cơ và đạm bị mất nhiều (trên 30%)
Phương pháp
• Áp dụng cho phân có tỉ lệ các chất độn nhiều, tỉ lệ C/N cao
• Phân được đổ thành từng đống (không nén chặt)
• Thoáng khí
• Ẩm độ: 50 ─ 60%, nhiệt độ 60 ─ 700C
• Trộn thêm vôi bột, phân lân, đất bột

32
3.1.4.2. Ủ nguội: phân được nén chặt, đảm bảo đống phân tiến hành ủ trong điều kiện yếm
khí, ở ẩm độ 50 – 60% nhiệt độ đống phân không lên cao quá 350C. Trong điều kiện này,
CO2 thoát ra kiềm hãm hoạt động của vi sinh vật, phân lâu hoai, không diệt được mầm
bệnh và cỏ dại nhưng ít mất đạm. Đạm trong đống phân chủ yếu ở dạng amon cacbonat, là
dạng khó phân huỷ thành amoniac nên ít mất đạm. Theo phương pháp này, thời gian ủ
phân kéo dài 5 – 6 tháng mới dùng được.
Ưu điểm : Tỉ lệ chất hữu cơ và đạm bị mất ít (dưới 10%)
Nhược điểm
• Phân lâu hoai mục, thời gian dài (3─4 tháng)
• Mầm bệnh, cỏ dại không được tiêu diệt triệt để
Phương pháp
• Phân được đổ thành từng đống (nén chặt)
• Điều kiện yếm khí
• Ẩm độ: 50 ─ 60%, nhiệt độ < 350C
• Trộn thêm vôi bột, phân lân, đất bột

Lớp bùn trát kín

Phân chuồng Đất bột +


Rơm rạ, trấu Vôi + lân

Chất độn, để thấm


nước phân

3.1.4.3. Ủ hỗn hợp: (ủ trước nóng sau nguội) đối phân chuồng có nhiều rác độn, hạt cỏ
dại, mầm bệnh cần ủ tơi xốp 5 – 7 ngày để nhiệt độ lên cao 60 – 700C, phân mau phân huỷ,
sau đó nén chặt lại, nhiệt độ hạ giảm được sự mất đạm. Để thúc đẩy cho phân mau hoai ở
giai đoạn ủ nóng, người ta dùng một số phân khác làm men như phân bắc, phân tằm, phân
gà, vịt,…phân men được cho vào lớp phân khi chưa bị nén chặt.
Thường ủ phân người ta cho vào supper lân để giữa NH3
Ca(H2PO4)2 + 4NH3 + H2O → 2(NH4)2HPO4 + Ca(OH)2
Có thể dùng tro trấu vì có chứa SiO2 có khả năng giữ NH3 nhưng không nên dùng tro
bếp trong quá trình ủ phân: CaO, K2O + H2O → Ca(OH)2, KOH là những chất kiềm mạnh.
Ưu điểm
• Phân mau hoai mục, rút ngắn được thời gian ủ
• Tỉ lệ chất hữu cơ và đạm ít bị tiêu hao
• Diệt hầu hết được cỏ dại, mầm bệnh

33
Phương pháp: áp dụng cho phân có tỉ lệ các chất độn nhiều, tỉ lệ C/N cao
• Phân được đổ thành từng đống không nén chặt
0
• Sau 5─7 ngày, nhiệt độ tăng 60 ─ 70 C Nén chặt
0
• Ẩm độ 50─60%, nhiệt độ < 35 C
• Trộn thêm vôi bột, phân lân, đất bột
3.1.4.4. Ủ phân chuồng nhân tạo
Nguyên liệu
• Phân chuồng tươi: 25%, chất mồi cung cấp vi sinh vật
• Rác độn: 73% (dư thừa thực vật, phân xanh, bùn đáy ao)…
• Vôi: 1,5 – 2% để duy trì pH = 7
• Phân lân: 1 – 2% super P hay 2 – 3% apatid, phosphorit
• Phân N: 0,5 – 1% Urea, SA
Hố ủ: Tùy điều kiện địa hình nơi ủ phân mà ta lựa chọn hố ủ chìm, nổi hay trung
gian giữa chìm và nổi
Cách ủ
• Cho rác độn thành từng lớp dày 20 ─ 30 cm vào hố ủ, nén chặt
• Tưới nước giữ ẩm độ 50 ─ 60%, nhiệt độ 60─700C
• Cho một lớp phân chuồng tươi, rắc vôi và phân vô cơ
• Tiếp tục xếp thành từng lớp tương tự cho đến khi đầy hố ủ
• Giữa hố phân: chọc những cây tre đã thông các mắt và khoét nhiều lỗ nhỏ để đo
nhiệt độ đống phân và cho nước giữ ẩm
• Sau 1 tháng ủ, đảo phân và nén chặt lại, khoảng 2 ─ 2,5 tháng phân hoai có thể đưa ra bón
• Trước khi bón 10 –15 ngày, rắc 1 ─ 1,5% P2O5 khi đảo phân
3.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phẩm chất phân trong quá trình ủ:
Thời gian ủ: phân chuồng ủ càng lâu càng mất phẩm chất. Về phương diện đạm
tổng số, ủ càng lâu, tỷ lệ đạm tổng số càng cao đó là do sự tiêu hao hữu cơ quá lớn so với
việc mất đạm.
Bảng 15. Hàm lượng các chất trong phân chuồng sau thời gian ủ:
Thành phần (%) P/chuồng tươi Sau 2 tháng ủ Sau 4 tháng ủ Sau 6 tháng ủ
H2O 72.00 75.50 74.00 68.00
Chất hữu cơ 24.50 19.5 18.00 17.5
N tổng số 0.52 0.60 0.66 0.73
N protid 0.33 0.45 0.54 0.68
N ammoniac 0.15 0.12 0.10 0.05
P tổng số 0.31 0.38 0.43 0.48
K tổng số 0.60 0.64 0.72 0.54
Cách ủ:
Bảng 16. Ảnh hưởng của các cách ủ đến hàm lượng chất dinh dưỡng
P/pháp ủ Phân chuồng độn rơm rạ Phân chuồng độn than bùn
Mất CHC% Mất đạm% Mất nước% Mất CHC% Mất đạm% Mất nước%
Ủ nóng 32.6 31.4 10.5 40.0 25.2 4.3
Ủ nguội 24.6 21.6 5.1 32.9 17.1 3.4
Ủ hỗn hợp 12.2 10.7 1.9 7.9 1.0 0.6

34
Bảng 17. Thành phần hoá học và khả năng giữ nước của rác độn:

Nguyên liệu Giữ nước % N % P2O5 % K2O %


Rơm rạ 400 0.30 0.15 0.70
Mạc cưa 400 0.12 0.30 0.70
Trấu 555 0.45 0.25 0.45
Thân lá bắp 334 0.48 0.38 1.16
Thân lá cây đậu 445 0.50 0.35 0.50
Than bùn 400 2.00 0.10 0.10
Phân xanh 300 1.00 0.20 0.30

3.1.6. Kỹ thuật bón


Bón đồng thời phân chuồng với phân hoá học, tác động lẫn nhau rất rõ. Phân hoá
học thúc đẩy sự phân giải của phân chuồng, phân chuồng giữa cho phân hoá học không bị
trôi. Phân chuồng bón xong phải vùi ngay, để phân lộ ra mặt đất chỉ cần 1 ngày cũng mất
khá nhiều đạm ammonium, nhiệt độ càng cao, trời có gió mạnh N – NH4 càng bị mất nhiều
dưới dạng NH3.
Cách sử dụng phân bón

Vãi Qua lá

Phương pháp
bón phân

Quanh gốc Hàng - hốc

Cách bón
o Bón lót
o Bón thúc
3.2. Phân xanh
3.2.1. Vai trò của phân xanh trong sản xuất nông nghiệp
Cây được cày vùi vào đất để cải thiện tính chất lý học, nâng cao độ phì nhiêu của
đất và tăng năng suất cây trồng. Nâng cao hàm lượng mùn và các chất dinh dưỡng trong
đất, quá trình vùi phân xanh chất hữu cơ tăng lên, cung cấp một lượng N, P, K cho đất.
Vi sinh vật khi phân giải chất hữu cơ thành mùn, cung cấp acid humic (là một loại
keo hữu cơ). Các loại cây họ đậu thường có VSV cộng sinh sống trên rễ và giúp cây tổng
hợp đạm từ không khí. Cây họ đậu còn có khả năng hút lân khó tiêu và kali từ những lớp
đất sâu hơn nhiều loài cây khác.
Che phủ đất, giữ nhiệt độ, ẩm độ và diệt cỏ dại, chống xói mòn.

35
3.2.2. Các loại cây phân xanh
Đa số cây phân xanh thuộc Bộ Đậu Leguminosaceae ở một số họ chính: họ đậu,
trinh nữ, cúc, thiên lý, bèo hoa dâu
Chia ra làm 3 nhóm: cây phân xanh sống nổi trên mặt nước; cây phân xanh hoang
dại; cây phân xanh gieo trồng.
Cây phân xanh sống nổi trên mặt nước:
Bèo hoa dâu (Azolla pinnata). Họ bèo (Azollaceae)
- Bèo hoa dâu cung cấp một khối lượng phân lớn trong thời gian ngắn 2 –
2.5kg/N/ha/ngày.
- Điều hoà nhiệt độ trong ruộng luá có thả bèo.
- Khi cày vùi bèo mau phân huỷ, cung cấp một lượng lớn chất hữu cơ, làm đất tơi
xốp, dễ cày bừa.
- Dùng làm thức ăn gia súc vì chứa dinh dưỡng cao: đạm protein 13.15%; glucid
45.10%; lipid thô 2.04%

Bảng 18. Cây phân xanh hoang dại:


Loài cây Họ N (%) P2O5 (%) K2O (%)
Cỏ hôi Asteraceae 3.65 0.49 2.03
Quỳ dại Asteraceae 2.9 2.3 3.2
Bòng bòng Asclepiadaceae 2.6 0.86 1.7
Keo dậu Mimosaceae 5.3 0.1 8.3

Bảng 19. Cây phân xanh gieo trồng:


Loài cây Họ N (%) P2O5 (%) K2O (%)
Điền thanh Papilionaceae 2.6 0.27 1.7
Đồ sơn Papilionaceae 3.1 0.82 0.5
Cốt khí 3.3 0.24 0.87
Đậu kiếm Papilionaceae 2.8 0.82 1.05
Đậu nho nhe Papilionaceae 3.7 0.85 2.9
Cỏ stylo 2.5 0.23 1.9
Đậu lông Papilionaceae 2.7 0.46 1.6
Đậu ma Papilionaceae 3.7 0.98 0.75
Chàm bò Papilionaceae 3.1 0.3 10.45
Trinh nữ không gai Mimosaceae 2.8 0.32 1.3
Đậu săng Papilionaceae 4.7 0.45 0.88
3.2.3. Cách sử dụng phân xanh:
10─15 NTT: cày vùi phân xanh tại ruộng
Ẩm độ thích hợp: 50─60% chất hữu cơ phân giải
Mức độ phân giải phụ thuộc vào mức độ non hay già của cây phân xanh, nhiệt độ và
ẩm độ thích hợp
Trồng xen vào cây công nghiệp ngắn ngày (cần để ý về cạnh tranh dinh dưỡng và
ánh sáng)
Đào hố để ủ phân

36
Khi cây phân xanh ra hoa, người ta cày vùi chúng vào đất vì lúc này cây phân xanh
có năng suất sinh khối cao, cây chưa có hạt và rụng xuống đất và mọc cây con, làm trở
ngại cho việc trồng cây chính vụ.
Bón lót cho cây trồng lúc làm đất. Có thể phủ luống, ủ gốc cho cây lâu năm.
Đưa vào hệ thống luân canh, sau một số vụ trồng cây trồng chính, người ta trồng
cây phân xanh (như các loài cây họ đậu) để cải thiện cấu trúc đất, và loại trừ một số loài
sâu bệnh của cây trồng chính.
3.3.Than bùn:
3.3.1. Sự hình thành than bùn:
Than bùn là những tàn dư thực vật tích luỹ lâu đời, phân giải trong điều kiện thừa
ẩm, yếm khí và phân giải chưa đầy đủ, hình thành một lớp đất hữu cơ gồm thực vật đang bị
phân giải, mùn và muối khoáng. Trong than bùn hàm lượng chất vô cơ là 18 – 24%, phần
còn lại là các chất hữu cơ.
Phân loại than bùn theo mức độ phân giải: có 3 loại
Than bùn phân giải yếu, chứa tối đa 20% chất hữu cơ đã mùn hoá, nước có màu
vàng nhạt hay nâu nhạt
Than bùn phân giải trung bình, chứa 20 – 40% chất hữu cơ đã mùn hoá, nước có
màu nâu thẵm.
Than bùn phân giải mạnh, chứa hơn 40% chất hữu cơ đã mùn hoá, ít nước.
Phân loại than bùn theo thực vật và điều kiện hình thành: có 3 loại
Than bùn sâu: được tạo thành từ các đầm lầy mọc nhiều loại cây phát triển tốt, dinh
dưỡng cao, khi bị vùi lấp tạo nên than bùn giàu đạm, chất khoáng, ít chua, pH cao.
Than bùn nông: hình thành nơi phân thuỷ, nơi gặp nhau của 2 nguồn nước hoặc trên
lớp đất mặt của than bùn sâu. Cây trồng nơi này phát triển kém, khi bị vùi lắp tạo nên than
bùn nghèo dinh dưỡng, pH thấp, có khả năng hút nước mạnh (1kg than bùn hút được 15 lít
nước)
Than bùn trung gian: tính chất trung gian giữa 2 loại trên.
3.3.2. Đặc điểm than bùn:
Màu sắc: đen, nâu sẫm hay nâu nhạt. Cấu trúc: xốp, cát bụi.
Khả năng hút nước: gấp 10 – 15 lần trọng lượng chất khô
Độ chua: pH < 5.5.
Chất hữu cơ: 30 – 65% thay đổi tuỳ theo nguồn gốc hình thành, tỷ lệ acid
humic/acid fluvic > 1.
N = 0.7 – 3.5%, chỉ có 0.03% ở dạng dễ tiêu; P, K rất nghèo; C/N khoảng 20
Nguyên tố vi lượng thường ít và thiếu.

Bảng 20. Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong than bùn ở miền Đông Nam Bộ
Chất dinh dưỡng Địa điểm lấy than bùn
Tây Ninh Củ Chi Mộc Hoá Duyên Hải
N 0.38 0.09 0.16– 0.91 0.64
P2O5 0.03 0.1 – 0.3 0.16 0.11
K2O 0.37 0.1 – 0.5 0.31 0.42
pH 3.4 3.5 3.2 2.6
(Nguồn: Hồ Thìn, Võ Đình Ngô – trung tâm địa học, phân viện khoa học Việt Nam,
TP.HCM)
37
Al/Fe >5, nếu > 10% than bùn không được sử dụng làm phân bón. Trong than bùn
có acid bitumic rất khó phân giải, hợp chất butimic phát sinh từ các loại sáp, acid béo thực
vật qua quá trình phân giải lâu đời, phơi nắng lâu ngày có khả năng oxid hoá bitumic thành
CO2, H2O.
Hàm lượng đạm tổng số trong than bùn cao hơn trong phân chuồng gấp 2 – 7 lần,
nhưng chủ yếu ở dạng hữu cơ. Các hợp chất này phải được phân giải thành đạm vô cơ cây
trồng mới sử dụng được.
3.3.3. Sử dụng than bùn:
Than bùn không dùng để bón trực tiếp cho cây mà được ủ chung với phân chuồng,
phân rác, phân bắc, nước giải. Trong quá trình ủ, các vi sinh vật sẽ phân giải các chất có
hại và khoáng hoá các chất hữu cơ thành các chất dinh dưỡng cho cây.
Nên khử bitumic trong than bùn trước khi sử dụng. Có thể phơi nắng một thời gian
để oxy hoá bitumic hoặc hun nóng than bùn ở nhiệt độ 700C.
Dùng than bùn để chế biến các loại phân hỗn hợp như phân lân hữu cơ sinh học
sông Gianh, Komix, Biomix.
Dùng than bùn làm bầu ươm cây con với tỷ lệ:
- Than bùn 60 – 80%
- Phân chuồng hoai: 10 – 20%
- SA và Super lân 0.2 – 0.4%
- Vôi 1.0 – 1.5% để pH = 6 – 7
3.4. Phân rác (còn gọi là phân compost)
Phân do ủ mục các dư thừa thực vật. Khi không có đủ lượng phân chuồng bón cho
cây, người ta thường dùng những loại phân có đặc tính cung cấp chất mùn như phân
chuồng. Đó là các loại phân chuồng nhân tạo từ rơm rạ, rác, các dư thừa thực vật được tạo
ra do sự lên men biến các chất hữu cơ tạo thành chất mùn.
Khi ủ dư thừa thực vật sẽ:
- Tăng tỷ lệ mùn, tỷ lệ N
- Giảm mùi hôi
- Giảm tỷ số C/N.
Phân rác có thành phần dinh dưỡng thấp hơn phân chuồng và thay đổi trong những
giới hạn rất lớn tuỳ thuộc vào bản chất của thành phần phân rác.
Nguyên liệu để làm phân rác: 1 tấn rác, 20kg apatid, 30kg SA, 200kg phân
chuồng
Rác các loại (các chất phế thải đã loại bỏ các tạp chất không phải là hữu cơ, các chất
không hoai mục)
Tàn dư thực vật sau khi thu hoạch như rơm rạ, thân lá cây
Các chất gây men và phụ trợ như phân chuồng, vôi, phân lân, tro bếp, bùn
Điều kiện ủ:
─ Thoáng khí
─ pH trung tính hay hơi kiềm
─ Ẩm độ 50 – 70% tương đương tỷ lệ rác/nước = 2/2.5
─ Nhiệt độ: trong thời gian hoai mục, sau 2 ngày nhiệt độ 600C, sau 3 ngày nhiệt độ
650C, sau 6 ngày đạt cực đại 750C và duy trì ở nhiệt độ này khoảng 5 – 6 ngày nữa. Từ 12
ngày nhiệt độ bắt đầu giảm dần đến 500C ─ 600C chứng tỏ sự hoai mục tốt.

38
Cách ủ:
Sau khi loại bỏ những vật liệu không phân giải được, rác được nghiền nhỏ và rải
thành từng lớp dày 20 – 30cm, sau đó cho phân chuồng, apatid, vôi, nếu nguyên vật liệu ít
dinh dưỡng có thể thêm 1%N. Tiếp tục xếp thành những lớp cao 1.5 – 2m, phải giữ ẩm.
Có 2 cách ủ là ủ dưới hố và ủ trên mặt đất. Cả 2 cách ủ đều giống nhau, tuy nhiên, ủ
dưới hố áp dụng cho những nơi khô ráo,địa hình cao, không bị ngập nước; ngược lại ủ trên
mặt đất áp dụng ở những nơi có địa hình thấp trũng, hay bị ngập nước khi trời mưa.
3.5. Phân vi sinh
Là loại phân bón có chứa các vi sinh vật với mục đích bón cho đất những loài vi
sinh vật có khả năng phát triển mạnh trong đất và chuyển hoá những chất dinh dưỡng trong
đất theo hướng có lợi cho sự hấp thu của rễ cây trồng. Các nhóm vi sinh vật có ích cho cây
trồng gồm vi khuẩn, nấm xạ khuẩn được sử dụng để làm phân bón. Hiện nay các loại phân
vi sinh chủ yếu chứa vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật phân giải lân, kích thích sinh
trưởng cây trồng, phân giải chất hữu cơ…
Phân vi sinh sản xuất ở nước ta thường có dạng bột màu nâu, đen, đó là than bùn
được dùng làm chất độn, chất mang vi khuẩn.
Bốn loại phân vi sinh tương đối quan trọng và có hiệu lực rõ rệt:
1. Phân Nitrazin: là loại phân có chứa những giống vi sinh vật nốt sần cây họ
đậu. Những loại vi sinh vật này có tính chuyên biệt cho từng cây họ đậu.
2. Phân Azotobacterin: là loại phân chứa vi khuẩn hút đạm của không khí.
Những loại phân này có khả năng tăng tường việc hút đạm trong thiên nhiên làm giàu cho
đất. Tuy nhiên, hiệu lực của loại phân này phụ thuộc vào nhiều yếu tố: đất không chua,
phải có đủ lân dễ tiêu, lượng khá lớn chất hữu cơ.
3. Phân Phosphobacterium: là loại phân chuyến hoá lân, chủ yếu là ở dạng
lân hữu cơ sang lân vô cơ.
Sử dụng phân vi sinh:
Phân vi sinh được dùng để ủ hạt giống trước khi gieo 10 – 20 phút, nồng độ sử dụng
là 100kg hạt giống và 1 kg phân vi sinh.
Phân vi sinh sản xuất trong nước không giữ được lâu. Sau từ 1 – 6 tháng, hoạt tính
của các vi sinh vật trong chế phẩm giảm mạnh. Cần xem thời hạn sử dụng ghi trên bao bì
trước khi bón cho cây.
Bảo quản phân vi sinh ở nơi khô ráo và thoáng mát, không bị nắng chiếu vào. Vì
chế phẩm phân vi sinh là một vật liệu sống, một số vi sinh vật trong phân sẽ chết ở điều
kiện nhiệt độ cao hơn 300C hoặc ở nơi có ánh sáng trực tiếp chiếu vào.
Phân vi sinh phát huy tốt trong những điều kiện đất đai và khí hậu thích hợp, nhất là
ở nơi có các chân đất cao, đối với các loại cây trồng cạn.

39
Bài 4. PHÂN PHỨC HỢP – PHÂN PHÂN BÓN LÁ
4.1. Phân phức hợp:
Là loại phân chứa từ 2 nguyên tố dinh dưỡng trở lên, không phải chỉ có nguyên tố
đa lượng mà còn có nguyên tố vi lượng, thuốc kích thích,…
Nguyên tắc trộn phân:
• Trộn phân không làm lý tính phân xấu đi
• Trộn KCl với Ca(OH)2 , CaCl2 được tạo thành hút nước mạnh làm phân chảy rửa ra,
khó bón phân
• Trộn super P với phân Ammonium sulphate làm cho phân không còn tơi xốp, rắn
hơn vì nếu trộn phải bón ngay
• Trộn phân không làm giảm chất lượng phân
• Không trộn super P với vôi
• Không trộn Ammonium sulphate với một loại phân kiềm

Bảng 21. Bảng trộn phân bón


Tên phân bón 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
1. Ammon sulfat, MAP, DAP + + ─ 0 + ─ ─ ─ + + 0 0
2. Ammon nitrat + + + 0 ─ ─ ─ ─ 0 ─ 0 0
3. Kali nitrat, natri nitrat ─ + + + ─ ─ ─ ─ ─ ─ ─ 0
4. Ca cyanamit 0 0 + + ─ 0 ─ ─ + ─ + 0
5. Urea + ─ ─ ─ + + ─ ─ ─ ─ ─ ─
6. Super P ─ ─ ─ 0 + + ─ ─ 0 ─ 0 +
7. Phosphorit ─ ─ ─ ─ ─ ─ ─ ─ ─ ─ 0 +
8. P kết tủa ─ ─ ─ ─ ─ ─ + + ─ ─ 0 0
9. P xỉ lò luyện thép 0 0 ─ + ─ 0 ─ ─ + ─ + 0
10. Phân KCl, Sylvinit + ─ ─ ─ ─ ─ ─ ─ ─ + ─ +
11. Vôi, tro 0 0 ─ + ─ 0 0 0 + ─ + 0
12. Phân chuồng 0 0 0 0 ─ + 0 0 0 + 0 +
Ghi chú:
+ : trộn được
- : trộn xong phải bón ngay
0 : không trộn được
Thành phần tỷ lệ phân được biểu thị bằng chữ số, theo quy ước thứ tự N : P2O5 : K2O.
Vd: phân hỗn hợp 24 – 24 – 8 là loại phân trong đó có 24% N; 24% P2O5 và 8% K2O,
nghĩa là trong 100kg phân có 24 kg N; 24 kg P2O5 và 8 kg K2O.
Phân hoá hợp DAP 18 – 46 – 0 chứa 18% N; 46% P2O5 và 0% K2O.
Ví dụ: một số công thức phân hỗn hợp: NPK 16-16-8, NPK 20-20-15, NPK 20-0-20

40
4.2. Các loại phân phức hợp
4.2.1. Phân hỗn hợp:
Là những loại phân hình thành do sự pha trộn cơ giới một số loại phân đơn
Vd trộn: (NH4)2SO4 : 40
Apatid nghiền (30% P2O5) :28
Supper lân :15
KCl :17
Cộng : 100kg
Vậy ta được 1 tạ phân chứa 30% chất dinh dưỡng theo tỷ lệ NPK 8 – 12 – 10
4.2.2. Phân hoá hợp: là những loại phân trong đó những yếu tố dinh dưỡng được hoá hợp
với nhau theo những phản ứng hoá học
Thí dụ: sản xuất Amophos (MAP monoammonium phosphate):
NH3 + H3PO4 → NH4H2PO4 (MAP monoammonium phosphate)
2NH3 + H3PO4 → (NH4 )2H2PO4 (DAP diammonium phosphate)
sản xuất nitrophos bằng cách thuỷ phân apatit bằng axit nitrit
Ca5F(PO4)3 + 12HNO3 +4H2SO4→ 4CaSO4 ↓ +6H3PO4 + 6 Ca(NO3)2 +2HF
Sản xuất nitratkali NaNO3 +KCl → KNO3 + NaCl
4.2.3. Phân phức tạp: là loại phân có nhiều yếu tố hoặc nhiều loại phân bón hoá hợp với
nhau do tác động của quá trình hoá học từ những phản ứngphức tạp. Phân phức tạp còn có
thể chứa kích thích tố sinh trưởng, thuốc trừ sâu, nguyên tố vi lượng.
Thí dụ: phân suppe lân amon hoá:
Ca(H2PO4)2 + NH3 → NH4H2PO4 + CaHPO4
Ngoài ra người ta trộn thêm một ít B hoặc Mo làm thành một loại phân tốt cho cây
họ đậu
Đặc điểm sử dụng:
Ưu điểm:
- Chỉ bón một lần mà cây được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết.
- Phân hỗn hợp và phân phức tạp được chế biến một cách thích hợp để tránh chảy nước,
chế biến dạng viên sử dụng dễ dàng, ít bị rửa trôi.
- Tỉ lệ chất dinh dưỡng cao, ít chất phụ gia, phân tập trung 2 hay 3 yếu tố trong một hạt phân
đảm bảo các yếu tố tác động lẫn nhau một cách tốt nhất có lợi cho rễ cây hấp thu dinh dưỡng.
- Bón cùng một lúc nhiều yếu tố dinh dưỡng, tránh được sự thiếu hụt quá mức một yếu tố
dinh dưỡng nào đó hay làm xấu đi do không nắm vững nguyên tắc trộn phân.
Khuyết điểm
- Tỉ lệ chất dinh dưỡng cố định nên không thoả mãn đầy đủ các loại cây trồng có yêu cầu
dinh dưỡng khác nhau.
- Không đáp ứng đầy đủ yêu cầu của kỹ thuật bón phân
4.3. Phân bón lá
Là một loại phân gồm các chất dinh dưỡng hoà tan được trong nước. phân bón ở
dạng lỏng hay tinh thể được phun lên lá để cây hấp thu qua lá. Phân bón lá có thể là các
loại phân đơn N, P, K, Cu, Zn…. Hoặc hỗn hợp các chất dinh dưỡng đa lượng hay vi lượng
ở dạng hoà tan trong nước. ngoài ra để nâng cao hiệu quả của phân bón lá, người ta thường
bổ sung thêm các chất kích thích sinh trưởng enzim.
Đây là 1 cách bón phân mới được dùng nhiều trong những năm gần đây, vì thường
phân được bón vào đất và cây hấp thu qua rễ.
41
Các sản phẩm phân bón lá hiện nay trên thị trường rất phong phú và đa dạng. Phân
bón lá ở dạng bột hay dạng nước,chứa một loại phân đơn hay nhiều yếu tố.
Tác dụng của phân bón lá:
- Bón qua lá hiệu lực nhanh, cây sử dụng 95% chất dinh dưỡng. Qua nghiên cứu thực tế,
người ta nhận thấy cây tiếp nhận dinh dưỡng do bón qua lá với diện tích bằng 15─20 lần
diện tích tán cây.
- Bón qua lá tốt nhất khi bón bổ sung, bón thúc, đáp ứng nhanh yêu cầu dinh dưỡng của cây.
- Cung cấp dinh dưỡng nhanh nhưng không thể thay thế toàn bộ phân bón qua đất.
Những lưu ý khi sử dụng phân bón lá.
- Không phun phân bón lá vào lúc đất bị hạn, ẩm độ không khí thấp, vì dễ làm rụng lá.
- Không phun phân bón lá vào lúc cây ra hoa và lúc trời nắng sẽ làm rụng hoa trái.
- Không phun phân khi trời sắp mưa vì nước mưa sẽ rửa trôi phân trên lá. Hoà loãng phân
theo tỉ lệ ghi trên bao bì.
- Có thể tự chế lấy phân bón lá để dùng bằng cách pha loãng N, P, K rồi bổ sung các chất
vi lượng mua ở các cửa hàng hoá chất. Cần dựa vào nhu cầu của đất đai, đặc điểm của đất
để chọn thành phần phối trộn ở mức độ thích hợp.
4.4. Hàm lượng chất dinh dưỡng trong phân bón.
Các loại phân bón bán trên thị trường phải có sự bảo đảm về loại và hàm lượng các
chất dinh dưỡng. Các thông tin phải được in trên các bao bì phân bón. Hàm lượng nguyên
chất của phân bón được diễn tả bằng phần trăm(%) theo thứ tự sau: N tổng số, Lân tan
trong muối citrate (P2O5), và kali tan trong nước (K2O) được gọi là hàm lượng hữu dụng
nguyên chất của phân bón. Theo thông lệ thì hàm lượng P và K được diễn tả dưới dạng
oxide của nguyên tố. Do đó, khi 1 bao phân NPK có hàm lượng ghi là 4-8-12 thì phân đó
có chứa 4%N tổng số, 8% P2O5 tan trong muối citrate, và 12% K2O tan trong nước. Vậy
khi 1 bao 50kg loại phân NPK 4-8-12 này sẽ có chứa 2kg N, 4kg P2O5 và 6kg K2O.
Công thức:
Trọng lượng phân(kg) x chất dinh dưỡng(%) = trọng lượng chất dinh dưỡng nguyên chất (kg)
50kg x 0.02 = 2kgN
50kg x 0.08 = 4kg P2O5
50kg x 0.12 = 6kg K2O.
4.4.1. Tính lượng phân bón cần thiết để bón theo công thức phân được khuyến cáo
Các nghiệm thức bón phân trong những thí nghiệm thường được diễn tả bằng trọng
lượng của các chất dinh dưỡng dưới dạng nguyên chất, và bón cho 1 hecta đất canh tác. Vì
vậy, 1 nghiệm thức được khuyến cáo là 90-45-30 có nghĩa là 1 hecta đất canh tác sẽ được
bón 90kgN, 45kg P2O5 và 30kg K2O.
Vậy cần bón bao nhiêu phân Ammonium sulfate để cung cấp đủ 90kgN?
Wt chất dinh dưỡng = wt phân x %chất dinh dưỡng/100
90kg = wt phân x 0.21
wt phân = 90kg/0.21 = 430kg phân SA.
Ghi chú: Các khuyến cáo về công thức bón phân cho cây trồng thường cũng được dùng
dưới dạng như là các nghiệm thức bón phân trong thí nghiệm. Ví dụ, người nông dân được
khuyến cáo là nên bón phân với công thức là 60-30-30 cho ruộng của ông ta, có nghĩa là
ông ta phải bón 1 lượng phân cần thiết để cung cấp đủ 60kgN, 30kgP2O5 và 30kg K2O/ha.
Nếu dùng phân Urea (46%N), super Lân đơn, và KCl thì ông ta phải mua khoảng
65kgUrea, 220kg OSP, 50kg KCl.

42
4.4.2. Pha trộn các loại phân đơn theo công thức định sẳn.
Trộn các loại phân đơn thường không được người nông dân thực hiện phổ biến. Tuy
nhiên, có nhiều trường hợp việc trộn các loại phân đơn tại ruộng của nông dân là cần thiết.
Việc trộn các loại phân đơn trước khi bón cần thiết khi cần bón cùng 1 lúc nhiều loại chất
dinh dưỡng, khi mà 1 số loại phân có các tỉ lệ của các chất dinh dưỡng không phù hợp theo
công thức bón được khuyến cáo hay khi các loại phân pha trộn sẳn không thể mua được.
Khi có các loại phân có chứa 2 hay nhiều nguyên tố dinh dưỡng, thì khối lượng loại
phân này phải được tính trước tiên. Xác định hàm lượng các chất dinh dưỡng có trong loại
phân này, phần các chất dinh dưỡng này còn thiếu và các chất dinh dưỡng khác sẽ được bổ
sung bằng các loại phân đơn.
Các loại phân hữu cơ được dùng để cải thiện tính chất của các loại phân pha trộn.
Có thể trộn 5-10% phân hữu cơ trong tổng hổn hợp phân trộn.
Một loại phân trộn có thể được thay thế bởi 1 loại phân khác có cùng tỉ lệ thì có thể
chỉ cần hiệu chỉnh lại liều lượng bón.
Giả sử chúng ta có 1 khuyến cáo bón phân là dùng 4 bao phân (50kg/bao) phân 12-
12-12. Hãy tính khối lượng phân 10-10-10 để bón sao cho có tổng hàm lượng chất dinh
dưỡng thoả mản theo yêu cầu của khuyến cáo là sử dụng phân 12-12-12.
Trong việc pha trộn các loại phân theo công thức định sẳn, có 1 số điểm cần lưu ý:
- Khi trộn với nhau, phân không được đóng cục hay làm xấu đi tính chất vật lý của phân.
- Khi trộn vào 1 loại phân thì không được làm giảm tính hữu dụng của bất kỳ thành
phần nào khác trong hổn hợp.
- Nếu có thể được nên trộn các loại phân có khả năng trung hoà độ chua dư thừa của
các loại phân Đạm.
- Để trộn nồng độ % của các loại phân đúng, có thể trộn thêm các chất độn khác (như
cát, sét…)
4.4.3. Bài tập mẫu
1. Theo công thức phân bón được khuyến cáo cho đồn điền trồng đu đủ là 60-60-
60. Hỏi khi dùng phân 15-15-15 để bón thì ta phải bón bao nhiêu phân cho 1 cây đu
đủ? Biết rằng đồn điền này trồng đu đủ theo khoảng cách giửa các cây và hàng là 4m
x 4m, 1 ha= 10000m2.
Wt phân/ha = 60kg/0.15 = 400kg
Số cây/ha = 10000/4x4 = 625 cây.
Wt phân/cây = 400/625 = 0.64kg.

2. Một người nông dân muốn trộn 1 tấn phân hổn hợp 8-4-12. Ông ta chỉ có các
loại phân ammonium sulfate (20-0-0), super lân đơn (0-16-0), và KCl (0-0-60). Hỏi mỗi
loại phân ông ta cần bao nhiêu để tạo nên được loại phân hổn hợp như mong muốn?
Bước 1: tính trọng lượng (kg) N, P2O5, và K2O có trong 1 tấn phân pha trộn.
N cần = 0.08 x 1000kg = 80kgN
P2O5 cần = 0.04 x 1000kg = 40kgP2O5
K2O cần = 0.12 x 1000kg = 120kgK2O
Bước 2: tính mỗi loại phân tương ứng cần thiết để cung cấp đủ lượng chất dinh dưỡng
trong 1 tấn phân.
Lượng SA cần = 80kg/0.21 ≈ 400kg
Lượng super Lân đơn cần = 40kg/0.16 ≈ 250kg
43
Lượng KCl cần = 120kg/0.60 = 200kg
Tính tổng trọng lượng của phân sau khi trộn và trừ cho 1000kg, số dư là lượng chất độn
cần thêm vào.
Trọng lượng chất độn = 1000 – (400 + 250 + 200) = 150kg
Có thể chuẩn bị trước 1 bảng tính toán để pha trộn các loại phân đơn :

Loại phân đơn Khả năng cung cấp Trọng lượng


(kg) phân đơn cần
Lượng nguyên chất N P2O5 K2O Kg
Ammonium sulfate 80 0 0 400
Super Lân đơn 0 40 0 250
KCl 0 0 120 200
Chất độn (cát, đất bột, 150
thạch cao, apatite )
Tổng 80 40 120 1000

3. Nếu trộn 1 bao phân ammonium sulfate (21%N), 1 bao super Lân đơn (16%
P2O5) và 1 bao KCl (60%K2O), thì ta sẽ được 1 loại phân hỗn hợp có chứa bao nhiều
% chất dinh dưỡng N, P2O5, và K2O. Biết rằng 1 bao phân nặng 50kg.
Wt phân sau khi trộn = 150kg.
KgN/bao = 50kg x 0.21 = 10.5kg
KgP2O5/bao = 50kg x 0.16 = 8,0kg
KgK2O/bao = 50 x 0.60 = 30,0kg
Vậy
%N trong hỗn hợp = (10.5/150) x 100 = 7,0%
%P2O5 trong hỗn hợp = (8/150) x 100 = 5.3%
%K2O trong hỗn hợp = (30/150) x 100 = 20,0%.
Vậy nồng độ dinh dưỡng của phân hỗn hợp này là 7,0 – 5,3 – 20,0

4. a. Liều lượng bón phân N là 100lbs/acre. Hãy tính lượng N (kg) bón cho 1 ha?
b. Lượng phân K bón là 100kg/ha. Hãy tính lượng K(lbs) bón cho 1 acre?
Biết rằng: 1ha = 2.47acre
1acre = 0.405ha
1kg = 2.2lbs
1lb = 0.454kg.
a. (100lbs/acre) x (1kg/2.2lbs) x (2.47acres/ha) = 112.27kgN/ha.
b. (100kg/ha) x (2.2lb/kg) x (1ha/2.47acres) = 89.07lbs/acre.

5. Một công thức bón phân được khuyến cáo là bón 5 bao Urea (46%N), 3 bao
super Lân đơn (16%P2O5), và 3 bao KCl (60%K2O) cho 1 ha đồn điền trồng mía. 1
bao phân nặng 50kg.
a. Tính lượng các chất dinh dưỡng bón cho 1 ha theo công thức khuyến cáo.
b. Nếu giá phân Urea là 150000$/bao, phân SA là 110000$/bao. Hỏi loại phân N
nào có gía thành rẻ hơn khi bón cùng 1 lượng chất dinh dưỡng N như nhau?
Wt N trong phân Urea = 50kg x 5bao x 0.46 = 115kg
44
Wt P2O5 trong phân Lân = 50kg x 3bao x 0.16 = 24kg
Wt K2O trong phân KCl = 50kg x 3 x 0.60 = 90kg
Giá phân Urea = 150000$ x 5bao = 750000$
Vậy giá 1kgN của phân urea là = 750000$/115kg = 6522$
Nếu dùng phân SA thì lượng phân SA cần là:
115kg/0.21 = 548kg
Giá phân SA là = 11000$ x 548kg/50kg(bao) = 1100000$
Giá 1kgN của phân SA = 1100000$/115kg = 9567$.
Kết quả: Sử dụng phân Urea rẻ hơn là sử dụng phân SA.

45
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hội khoa học đất Việt Nam, 2000. Đất Việt Nam, Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà
Nội
2. Nguyễn Xuân Hiển và CS (dịch), 1977. Nguyên tố vi lượng trong trồng trọt. Nhà
xuất bản khoa học và kỹ thuật, tập 1.
3. Phạm Lệ Hoà, 2004. Giáo trình Đất và dinh dưỡng cây trồng.
4. Trần Hợp, 2000. Cây cảnh, hoa Việt Nam. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Tp.HCM.
5. Phạm Quang Khánh, 1995. Tài nguyên đất vùng Đông Nam Bộ hiện trạng và tiềm
năng. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội.
6. Lê Văn Khoa, Trần Khắc Hiệp, Trịnh Thị Thanh, 1996. Hoá học nông nghiệp. Nhà
xuất bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội.
7. Lê Văn Khoa và CS, 2000. Phương pháp phân tích đất_ nước_ phân bón_ cây
trồng . Nhà xuất bản Giáo Dục.
8. Chế Đình Lý, 1997. Cây xanh phát triển và quản lý trong môi trường đô thị. Nhà
xuất bản Nông Nghiệp Tp.HCM.
9. Vũ Quang Mạnh, 2003. Sinh thái học đất. Nhà xuất bản Đại học Sư Phạm.
10. Nguyễn Mười và CS, 2000. Giáo trình thổ nhưỡng học. Nhà xuất bản Nông Nghiệp
Hà Nội.
11. Nguyễn Ngọc Nông, 1999. Giáo trình nông hoá học. Nhà xuất bản Nông Nghiệp
12. Viện Nông hoá thổ nhưỡng, 1998. Sổ tay phân tích đất, nước, phân bón, cây trồng.
Nhà xuất bản Nông Nghiệp.
13. Vũ Hữu Yêm, Phùng Quốc Tuấn, Ngô Thị Đào, 1998. Trồng trọt, tập 1. Nhà xuất
bản Giáo Dục.
14. John M. Dole, Harold F. Wilkins, 1999. Floriculture principles and species.

46

You might also like