You are on page 1of 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH

QUẢNG NINH LỚP 12 THPT, NĂM HỌC 2008-2009


---oOo--- -------------------------*******-------------------------
ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: HOÁ HỌC – BẢNG B
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 24/11/2008

Câu 1: (4 điểm)
1. X, Y, R, A, B theo thứ tự là 5 nguyên tố liên tiếp nhau trong bảng hệ thống tuần hoàn có tổng số điện tích hạt
nhân là 90 (X có số điện tích hạt nhân nhỏ nhất).
a. Xác định điện tích hạt nhân của X , Y , R , A , B .
b. Viết cấu hình electron của X2-, Y-, R, A+, B2+. So sánh bán kính của chúng và giải thích.
c. Trong phản ứng oxi hoá khử X2-, Y- thể hiện tính chất cơ bản gì? Vì sao?
2. Hãy lấy một ví dụ về: một đơn chất, một hợp chất, một ion, một axit vừa đóng vai trò là chất oxi hoá trong phản
ứng này vừa đóng vai trò là chất khử trong phản ứng khác.
Câu 2: (4 điểm)
1. Chỉ dùng một thuốc thử duy nhất, hãy nêu cách nhận ra 5 dung dịch không màu đựng trong các lọ riêng biệt sau:
NaCl, NH4Cl, AlCl3, Na2S, C6H5ONa.
2. Một oxit X của nitơ (NOx) có 69,57% oxi về khối lượng.
a. Tìm CTPT của X.
b. Viết 5 loại phản ứng khác nhau để điều chế X .
c. Có cân bằng: 2NOx (k)  N2O2x (k)
(màu nâu) (không màu)
- Khi giảm áp suất hệ phản ứng cân bằng chuyển dịch theo chiều nào? Giải thích?
- Khi ngâm bình chứa NOx vào nước đá thấy màu nâu của bình nhạt dần. Cho biết phản ứng theo chiều thuận là toả
nhiệt hay thu nhiệt? Giải thích.
Câu 3: (3 điểm)
1. Cho chất p-HO-C6H4-CH2-OH lần lượt tác dụng với: Na, dung dịch NaOH, dung dịch HBr, dung dịch Br2 dư,
CuO (t0). Viết các phương trình hoá học xảy ra.
2. Hợp chất X có CTPT là C6H14O khi bị đun nóng với H2SO4 đặc ở 1700C tạo ra chất A có khả năng làm mất màu
dung dịch thuốc tím và dung dịch nước brom. Khi đun nóng A trong hỗn hợp gồm K2Cr2O7 và H2SO4 thu được
axeton và axit propionic. Mặt khác khi cho A hợp nước với sự có mặt của H2SO4 thì thu được đúng C6H14 ban đầu.
Xác định CTCT X, A và viết các phương trình phản ứng hoá học xảy ra.
Câu 4: (4 điểm)
1. a. Cho rất từ từ dung dịch A chứa a mol HCl vào dung dịch B chứa b mol Na2CO3 (a < 2b) thu được dung dịch C
và V (l) khí.
b. Nếu cho dung dịch B vào dung dịch A thu được dung dịch D và V1 (l) khí. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn,
các V đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Lập biểu thức nêu mối quan hệ giữa V và V1 với a, b.
2. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,02 mol FeS2 và 0,03 mol FeS trong dung dịch H2SO4 đặc nóng dư. Khí SO2
thu được hấp thụ hoàn toàn vào một lượng vừa đủ dung dịch KMnO4 thì dung dịch trở nên trong suốt và có pH = 2.
Tính thể tích dung dịch KMnO4 cần thiết dùng để hấp thụ hết khí SO2?
Câu 5: (5 điểm)
1. Hai hợp chất thơm A và B đều có CTPT CnH2n-8O2. Hơi B có khối lượng riêng 5,447 g/l (đktc). A có khả năng
phản ứng với kim loại natri giải phóng H2 và có phản ứng tráng bạc. B phản ứng được với Na2CO3 giải phóng khí
CO2.
a. Viết CTCT của A, B.
b. A có 3 đồng phân A1, A2, A3 trong đó A1 là đồng phân có nhiệt độ sôi nhỏ nhất. Xác định CTCT của A1
và giải thích .
c. Viết sơ đồ chuyển hoá o-crezol thành A1. Toluen thành B.
2. Oxi hoá 4 gam một ancol đơn chức X bằng khí oxi (xúc tác) thu được 5,6 g hỗn hợp Y gồm andehit, ancol dư,
nước. Hãy xác định công thức cấu tạo của X và tính hiệu suất phản ứng.
3. Cho chất X có CTPT là C4H6O2 tác dụng với NaOH nhưng không tác dụng với Na.
a. Xác định CTCT của X.
b. Y là đồng phân của X, cho 4,3 g Y tác dụng hết với lượng vừa đủ NaOH thu được 6,3 g muối. Hãy xác
định CTCT bền nhất của Y và CTCT của muối.

You might also like