You are on page 1of 3

BÀI TẬP PHẦN HNO3 VÀ MUỐI NO3-

Câu1: hòa tan hết m(g) Al trong dd HNO3, thu được hỗn hợp khí (đktc) gồm NO và NO2 có thể tích là
8.96 lit và có tỷ khối đối với hiđrô là 16.75. giá trị của m là:
A. 9.1125 B. 2.7g C. 8.1g D. kết quả khác
Câu2: cho 11g hỗn hợp Al và Fe vào dd HNO3 loãng dư, thì có 6.72lit (đktc) khí NO bay ra. Khối lượng
các kim loại Al và Fe trong hỗn hợp đầu lần lượt là:
A.2.7g,11.2g B.5.4g, 5.6g C. 0.54g, 0.56g D. kết quả khác
Câu3: để nhận biết 3 axit đặc nguội: HCl, H2SO4, HNO3 đựng riêng biệt trong 3 lọ mất nhãn, ta dùng
thuốc thử:
A. Cu B. CuO C. Al D. Fe
Câu4: khi nung hỗn hợp các chất: Fe(NO3)3, Fe(OH)3, FeCO3 trong không khí đến khối lượng không đổi,
thu được một chất rắn là:
A. FeO B. Fe3O4 C.Fe D. Fe2O3
Câu5: hòa tan hoàn toàn hỗn hợp Fe và Cu( tỷ lệ mol 1:1) bằng axit HNO3, thu được V lit( đktc) hỗn
hợp khí ( NO và NO2), và dd Y( chỉ chứa 2 muối và axit dư). tỷ khối của X đối với H2 bằng 19. Giá trị
của V(lit) là:
A. 2.24 B.5.6 C.3.36 D.4.48
Câu6: khi cho Cu tác dụng với dd chứa H2SO4 laõng và NaNO3. Vai trò của NaNO3 trong pư là:
A. chất oxihóa B. chất khử C. xúc tác D. môi trường
Câu7: trong phòng thí nghiệm người ta điều chế HNO3 từ :
A. NaNO3 và HCl đặc B. NaNO2 và H2SO4 đặc
C. NH3 và O2 D. NaNO3 và H2SO4 đặc
Câu8: thực hiện 2 thí nghiệm
a. cho 3.84g Cu pư với 80ml dd HNO3 1M, thấy thoát ra V1(l) khí NO
b. cho 3.84g Cu pư với 80ml dd chứa HNO3 1M và H2SO4 0.5M, thấy thoát
ra V2(l) khi NO
biết NO là sản phẩm khử duy nhất. Các thể tích khí đo cùng điều kiện. Quan hệ giữa V1 và V2 là:
A. V2=2V1 B. V2=1.5V1 C. V2=2.5V1 D. V2=V1
Câu9: nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp NH4NO3, Cu(NO3)2, AgNO3, Fe(NO3)2 thì chất rắn thu được sau pư
gồm:
A. NH4NO2, CuO, Fe2O3, Ag B. CuO, Fe2O3, Ag2O
C. CuO, Fe2O3, Ag D. CuO, FeO, Ag
Câu10: cho m(g) Al tan hoàn toàn trong dd HNO3 thấy tạo ra 11.2lit(đktc) hỗn hợp 3 khí NO, N2O, N2
với tỷ lệ mol tương ứng là 1:2:2. Giá trị của m là:
A. 16.47g B. 23G C. 35.1g D. 12.73g
Câu11: để phân biệt 6 dd NH4NO3, Mg(NO3)2, Al(NO3)3, Fe(NO3)3, NaNO3, (NH4)2SO4 chỉ cần dùng
thuốc thử nào sau đây:
A.dd H2SO4 B. dd NH3 C. dd NaOH D. dd Ba(OH)2
Câu12: hòa tan 16.2g một kim loại chưa rõ hóa trị bằng dd HNO3 loãng, sau pư thu được 4.48lit(đktc)
hỗn hợp khí X gồm N2O và N2 . Biết tỷ khối của X đối với H2 bằng 18, dd sau pư không có muối
NH4NO3. Kim loại đó là:
A. Ca B. Mg C. Al D. Fe
Câu13: cho các muối AgNO3, Cu(NO3)2, NH4NO3, KNO3. Số muối bị nhiệt phân tạo ra khí NO2 là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu14: nung 67.2g hỗn hợp Fe(NO3)3, Cu(NO3)2 sau pư thu được 4.48lit khí oxi(đktc). Chất rắn sau khi
nung có khối lượng là:
A. 64g B. 24g C. 34g D. 46g
Câu15: cho hỗn hợp gồm 0.2mol Fe và 0.3mol Mg vào dd HNO3 dư thu được 0.4mol một sản phẩm khử
chứa N duy nhất , sản phẩm đó là:
A. NH4NO3 B. N2O C. NO D. NO2
Câu16: cho 0.28mol Al vào dd HNO3 dư thu được khí NO và dd chứa 62.04g muối. Số mol khí NO thu
được là:
A. 0.2 B. 0.28 C. 0.1 D. 0.14
Câu17: cho các dd sau: HCl(1); KNO3(2); HCl+ KNO3(3); Fe2(SO4)3(4) , những dd pư được với kim
laọi Cu là:
A. 1,2 B. 2,3 C. 3,4 D. 1,4
Câu18: - Cho 6.4g Cu tác dụng với 120ml dd HNO3 1M loãng sinh ra a mol khí
NO duy nhất
- Cho 6.4g Cu tác dụng với 120ml hỗn hợp dd HNO3 1M và H2SO4 0.5M, thu được b mol khí
NO duy nhất. ( coi các pư xảy ra hoàn toàn)
tỷ lệ giữa a:b là:
A. 1 B. ½ C. 2 D. 1/3
Câu19: cho m(g) Al tác dụng vừa đủ với dd HNO3 tạo ra hỗn hợp khí A gồm 0.15mol NO và 0.05mol
N2O. Giá trị của m là:
A. 7.76g B. 7.65g C. 7.85g D. 8.85
Câu20: cho 18.5g hỗn hợp Fe và Fe3O4 vào 200ml dd HNO3 đun nóng, khuấy kỹ thu được 2.24lit khí
NO(đktc), dd Y và 1.46g kim loại . Nồng độ đ HNO3 đã dùng là:
A. 1.2M B. 2.4M C. 3.2M D. 2M
Câu21: cho 0.9mol Cu vào 400ml dd H2SO4 1M và NaNO3 1M. Số mol khí NO thu đựoc là:
A. 0.2 B. 0.4 C. 0.6 D. 0.8
Câu22: nhận định nào sau đây về axit HNO3 là sai:
A. trong pư với tất cả các bazơ, nó là một axit mạnh
B. có thể pư với tất cả kim loại trừ Au và Pt
C. có thể tác dụng với nhiều hợp chất hữu cơ
D. có thể tác dụng với một số phi kim như C, S, P
Câu23: hòa tan 5g Cu trong 100ml dd chứa đồng thời 2 axit HNO3 1M và H2SO4 0.5M thì giải phóng
khí NO duy nhất. Thể tích khí đo ở đktc bằng:
A. 0.56lit B. 1.12lit C. 1.17lit D. 2.24lit
Câu24: một hỗn hợp bột gồm 2 kim loại Mg và Al được chia thành 2 phần bằng nhau
Phần1: cho tác dụng với dd HCl dư thu được 3.36 lit khí H2
Phần2: hòa tan hết trong dd HNO3 loãng dư thu được một khí không màu hóa nâu trong không khí ( thể
tích các khí đo ở đktc). Giá trị của V là:
A. 2.24lit B. 3.36lit C. 4.48lit D. 5.6lit
Câu25: hòa tan hoàn toàn 15.9g hỗn hợp 3 kim loại Al, Mg, Cu bằng dd HNO3 thu được 6.72 lit khí
NO và dd X. Đem cô cạn dd Xthì thu được khối lượng muối khan là:
A. 77.1g B. 71.7g C. 17.7g D. 53.1
Câu26: trong công nghiệp axit HNO3 được sản xuất từ:
A. NH3 và qua 3 giai đoạn B. NH3 và qua 4 giai đoạn
C. N2 và qua 3 giai đoạn D. từ N2O5 và H2O

You might also like