You are on page 1of 18

THỰC TẬP MẠCH SỐ

CÁC MẠCH ĐIỆN HỖ TRỢ


I.Giới thiệu
Các bạn thân mến, môn mạch số là môn cơ sở ngành của các
chuyên ngành điện tử. Song song với việc học lý thuyết, phần thực tập
mạch số cũng là môn học rất quan trọng để nghiên cứu hoạt động của
các loại linh kiện số, cũng như thực tập thiết kế các khối mạch từ đơn
giản đến khá phức tạp.
Bài viết này cung cấp 1 số mạch điện cơ bản để tiến vào nghiên
cứu thực tập mạch số.

II. Mạch nguồn có chỉ báo.


IC số hiện nay thông dụng có 2 họ lớn là 74XX(TTL) và 40XX
(CMOS).
Để đảm mạch bảo hoạt động như ý muốn thì cần 1 bộ nguồn ổn
định cấp cho linh kiện mà quan trọng nhất là IC. Vì IC họ CMOS có
khoảng giới hạn điện áp sử dụng khá rộng nên ta chỉ chú ý đến điện áp
cấp cho họ TTL và điện áp được chọn ở đây là 5V DC.

Mạch có sơ đồ như sau:

J1
BATTERY 9V HOLDER VCC

D2 U1 LM7805/TO POWER SWITCH


1
2

1 2
GND

VIN VOUT
SW1
1N4007 C1 C2
3

100uF 10uF

R1 D1

220 Ohm LED


Thành phần:
+ J1: Kẹp pin.
+DC Jack: Jack nối với nguồn ngoài.
+Tụ hóa 100uF và 10 uF (có thể bỏ).
+U1: LM7805 – IC 5 Volt ổn áp họ 78XX đòi hỏi nguồn cấp >=8
Volt.
+D1: LED chỉ báo với điện trở hạn dòng là 220 Ohm.
+D2: Diode 1n4007.
+SW1: Contact 2 tiếp điểm (sử dụng 2 chân trong 3 chân với chân
giữa là chân chung).

Đặc tính:

+Sử dụng PIN 9 Volt thông qua mạch ổn áp chuyển thành điện áp
5 Volt ổn định.
+Sử dụng nguồn ngoài ( 5 Volt DC) cấp thông qua Jack DC. Đề
phòng trường hợp PIN yếu =>mạch chạy sai, có thể cấp nguồn trực tiếp
cho mạch từ một nguồn 5 Volt khác.
+Diode 1N4007 dùng chống phân cực nghịch cho IC 7805.
+Chỉ báo trạng thái nguồn bằng LED.
III. Các loại mạch chỉ báo trạng thái logic.
Chỉ thị trạng thái logic tại các ngã vào và các ngã ra của IC hoặc khối
mạch là khá quan trọng trong việc biểu diễn hoạt động của mạch. Phần
này sẽ giới thiệu vài cách chỉ thị thông dụng

1. Chỉ thị trạng thái logic của ngã vào IC.


U1
TIN HIEU NGA VAO 1
INPUT A1 3
OUTPUT A
2
R1 INPUT A2
150
4
INPUT B1 6
OUTPUT B
D1 5
INPUT B2
LED

EXAMPLE IC

Đây là mạch chỉ thị trạng thái logic ngã vào cơ bản. Tuy nhiên, tín hiệu
ngã vào phải được cấp trực tiếp từ nguồn hoặc các IC đệm , thúc dòng.

2. Chỉ thị trạng thái ngã ra của IC.

Đối với ngã ra ta không thể mắc trực tiếp LED vào chân IC như trên,
bởi vì khả năng cấp dòng của IC rất hạn chế và chỉ dùng vào việc tạo
mức logic chứ tuyệt đối không cấp dòng cho led hoặc tải nào khác. Vì
vậy giải pháp đưa ra là mắc thêm transistor để nâng dòng cấp cho tải.
Điện trở phân cực cho transistor được tính như sau:
I CSAT  20 mA
I CSAT
I BSAT 
 MIN
VOH  0 .7
R B 
I BSAT
Vcc  Vled
Rc 
I csat

Ghi chú:
I CSAT : là dòng cần cấp cho led có giá trị từ 10 đến 20mA để led sang
bình thường.
 MIN : là hệ số khuếch đại bé nhất của transistor ( vd: với C1815 có
beta từ 70-700 ta chọn 70). Khi lấy    MIN thì transistor hoạt động
ở vùng bão hòa.
VCC
0.7 volt là chỉ số phụ thuộc vào vật liệu chế tạo transistor (0.7 V
với transistor chế tạo bằng silicium và 0.3 V với transistor chế tạo
bằng germanium). R1
220 Ohm

Mạch có dạng như sau:


D1
LED HIEN THI

U1
RB
1
INPUT A1 3 Q1
OUTPUT A C1815
2
INPUT A2 10kOhm

4
INPUT B1 6
OUTPUT B
5
INPUT B2

EXAMPLE IC
Như trên đã nói, khả năng cấp dòng của IC là rất hạn chế, nên khi dùng
ngã ra IC này làm ngã vào IC kia thì không thể dùng kiểu chỉ thị ngã
vào mà phải dùng kiểu chỉ thị của ngã ra. Mạch có dạng sau:
VCC
U1
1 R1
INPUT A1 3 220 Ohm
OUTPUT A
2
INPUT A2
D1
4 LED HIEN THI
INPUT B1 6
OUTPUT B
5
INPUT B2 RB
Q1
EXAMPLE IC C1815
10kOhm

U2
1
INPUT A1 3
OUTPUT A
2
INPUT A2

4
INPUT B1 6
OUTPUT B
5
INPUT B2

EXAMPLE IC

Ở các mạch chỉ thị trên led sang khi trạng thái ngã vào hoặc ra ở mức
cao, và led tắt khi trạng thái ngã vào hoặc ra ở mức thấp.
Ở một số ứng dụng khác, muốn led chỉ thị sáng khi trạng logic ngã ra ở
mức thấp hoặc dùng chỉ thị ngã ra có mức tác động thấp, ta có thể thay
transistor NPN bằng loại PNP và mắc mạch như sau:
VCC
U1
RB
1
INPUT A1 3 PNP BCE
OUTPUT A Q2
2
INPUT A2
RC
4
INPUT B1 6
OUTPUT B
5
INPUT B2 D1
LED
EXAMPLE IC

Các giá trị điện trở để transistor hoạt động ở chế độ bão hòa được tính
tương tự. Tuy nhiên cần lưu ý, khi trạng thái ngã ra ở mức cao thì
VOH  VCC vì vậy vẫn có dòng điện nhỏ phân cực thuận nối EB làm led
sáng mờ. Cần tính toán giá trị RC để led tắt hoàn hoàn trong trường
hợp trạng thái ngã ra ở mức cao.
IV. Mạch tạo trạng thái logic (Value Generator).
Để tạo trạng thái logic cung cấp cho ngã vào IC, ta có 1 số dạng mạch
thông dụng sau:

1. Mạch tạo mức logic sử dụng nút ấn (tạo trạng thái logic tạm thời).
Mạch này dùng để đổi trạng thái logic ngã vào khi nhấn nút và trở lại
trạng thái ban đầu khi ngưng nhấn nút.
Có 2 dạng như sau:

VCC

R1
PULL UP RESISTOR

U1
SW PUSHBUTTON

1
INPUT A1 3
OUTPUT A
2
SW1 INPUT A2

4
INPUT B1 6
OUTPUT B
5
INPUT B2

EXAMPLE IC

+Trạng thái thường trực của mạch trên là mức logic cao, khi nhấn nút
tạo mức logic thấp.
+Điện trở kéo lên (Pull up resistor) là khoảng 10k (đối với IC họ CMOS
có thể cao hơn).
VCC

SW2
SW PUSHBUTTON
U1
PULL DOWN RESISTOR

1
INPUT A1 3
OUTPUT A
2
R1 INPUT A2

4
INPUT B1 6
OUTPUT B
5
INPUT B2

EXAMPLE IC

+Trạng thái thường trực của mạch trên là mức logic thấp, khi nhấn nút
tạo mức logic cao.

+Điện trở kéo xuống (Pull down resistor): có giá trị khác nhau với từng
họ IC. Cụ thể: họ CMOS dùng điện trở kéo xuống có giá trị =<10
kOhm, họ TTL dùng điện trở kéo xuống có giá trị =<2.7 kOhm.
Các giá trị điện trở kéo lên và kéo xuống chỉ mang tính tham khảo.

Lưu ý: Các bạn nên kết hợp mạch tạo trạng thái logic và chỉ thị trạng
thái logic (loại dùng cho ngã vào) để người xem dễ theo dõi.
2. Mạch tạo trạng thái logic dùng Contact 2 tiếp điểm – SPDT (tạo dữ
liệu ngã vào).

Mạch dạng này thích hợp để tạo trạng thái logic ngã vào thường trực.
Sử dụng Contact 2 tiếp điểm để chọn mức logic thích hợp.
Mạch có dạng như sau:
VCC

SW1
U1
1
INPUT A1 3
OUTPUT A
2
SW KEY -SPDT INPUT A2

4
INPUT B1 6
OUTPUT B
5
INPUT B2

EXAMPLE IC
V. Mạch tác động các chân chức năng của IC.
Trong các loại IC số thường có các chân reset (để thiết lập lại trạng thái
ban đầu cho IC) hoặc các chân preset (dùng để đặt trước hoạt động của
IC) hoặc các chân clear (tương tự reset). Các chân có thể tác động ở
mức thấp hoặc cao tùy loại IC.
1. Mạch tác động các chân chức năng có mức tác động thấp.
Mạch này gồm 2 phần:
+Phần tạo mức logic tự động khi cấp nguồn, ta dùng 1 tụ điện có giá trị
khá lớn (khoảng 10uF) để tạo mức logic thấp. Khi tụ chưa nạp đầy, coi
như được chân chức năng được kéo xuống mass, trạng thái logic ngã
vào chân chức năng là thấp, khi tụ đã nạp đầy, trạng thái logic chuyển
lên mức cao do tụ đạt trạng thái thường trực DC ( tụ điện hở).
+Phần nút nhấn tương tự như mục IV.1. dùng để tác động tại bất kỳ
thời điểm nào cần thiết.

Mạch có dạng như sau:


U1

INPUT A1
OUTPUT A

INPUT A2

INPUT B1
VCC OUTPUT B

INPUT B2

R1 EXAMPLE IC
10k
SW1

RESET
C1
SW PUSHBUTTON 10uF
2. Mạch tác động các chân chức năng có mức tác động cao.
Mạch này có nguyên tắc hoạt động tương tự như trên. Tức là, khi tụ
chưa nạp đầy, chân chức năng coi như nối lên VCC, khi tụ nạp đầy thì
xem như tụ hở và chân chức năng được kéo xuống mass.

U1

INPUT A1
OUTPUT A

INPUT A2

VCC VCC INPUT B1


OUTPUT B

INPUT B2
SW PUSHBUTTON

SW1 C1 EXAMPLE IC
10uF

RESET
R1

Việc chọn điện trở kéo lên và kéo xuống cũng phụ thuộc vào IC thuộc
họ TTL hay CMOS. (Xem lại mục IV.1)
VI. Mạch tạo xung (Clock Generator).
Xung đồng hồ là thành phần hết sức quan trọng trong các mạch tuần
tự. Việc tạo xung không đơn giản là thay đổi mức logic ngã vào xung
liên tục mà còn phải khắc phục 1 số vấn đề như dội cơ khí, sửa dạng
xung…
Sau đây xin giới thiệu 1 số dạng cơ bản.

1. Tạo xung bằng tay, sử dụng Contact hành trình.


Tạo xung bằng Contact hành trình hoặc tương tự, ta gặp phải vấn đề
dội cơ khí. Đó là hiện tượng tiếp điểm chung không tiếp xúc tức thời với
tiếp điểm khác khi ta nhấn, trong khoảng thời gian rất bé 2 tiếp điểm
liên tục tiếp xúc rồi tách rời nhau tạo 1 chuỗi xung liên tục chứ không
phải là 1 xung đơn như ta mong muốn. Vì vậy ta dùng 1 mạch chống dội
có cấu tạo giống như 1 chốt RS.

VCC

R2
10k
U1A

1
7400 3
CLK
2
SW1
VCC
1
2
R1 U1B
CONG TAC HANH TRINH 10k
4
7400 6
5

Ở trạng thái ban đầu, tiếp điểm 1 có mức logic thấp, tiếp điểm 2 có mức
logic cao.
Khi nhấn Contact , lần đầu Contact chạm vào tiếp điểm 2, ngã rã hay
đổi trạng thái, nhưng ngay lập tức Contact bị dội, tiếp điểm 2 tách ra
khỏi chân chung trờ về mức 0, tuy nhiên Contact không trở về đến tiếp
điểm 1 mà chỉ ở khoảng giữa 2 tiếp điểm vì vậy dù có bị dội bao nhiêu
lần thì ngã ra cũng không thay đổi trạng thái. Khi ta thôi không nhấn
nữa thì hiện tượng xảy ra tương tự ở tiếp điểm 1 và trạng thái logic ngã
ra trở về trạng thái ban đầu và ta đã có 1 xung vuông hoàn chỉnh.

Ngoài ra chúng ta còn có thể dùng tụ và Schmitt trigger (IC 7414) để


xây dựng mạch chống dội cơ khí. Mạch có dạng như sau:

VCC VCC

SW1 C1 SW1
SW PUSHBUTTON 0.05uF SW PUSHBUTTON
U1A U1A

CLK CLK
1 2 1 2

C1 R1 R1
0.05uF 100K 74HC14 100K 74HC14
2. Tạo xung bằng cảm biến hồng ngoại.
Cảm biến hồng ngoại trong trường hợp này dùng để phát hiện vật cản.
Ví dụ trong mạch đếm sản phẩm, mạch sẽ tạo xung khi có sản phẩm
chắn ngang cảm biến.
Vấn đề là dạng xung tạo ra không phải là xung vuông chuẩn mà là 1
đường răng cưa. Vì vậy hiện tượng xảy ra tương tự như hiện tượng dội
cơ khí ở trên, trong trường hợp này nguyên nhân là do điện thế tăng -
giảm không ổn định.
Giải pháp đưa ra là sử dụng IC 555 cấu hình như một Schmitt trigger.
Mạch có dạng như sau:

VCC VCC VCC

U1
4

8
R2 RST 3 CLK
VCC
10K OUT

6
THR 5
D1 CV
LED 2 7
TRG DSCHG

D2
R1 NE555
150 Ohm PHOTODIODE

Nghiên cứu cấu tạo IC 555 ta sẽ thấy có 2 opamp là nhiệm vụ so sánh


ngưỡng điện áp tạo ra bởi cầu phân áp trong IC với điện áp ngã vào và
2 opamp này điều khiển trạng thái ngã ra của Flipflop cũng nằm trong
IC 555.
Giản đồ thời gian của Schmitt trigger dùng 555.
3. Mạch tạo xung tự động dùng IC 555.
IC 555 là loại IC đa dụng, có thể dùng để tạo xung vuông với tầng số tùy
ý. Trong thực tập mạch số, đôi khi cần mạch tạo xung tự động với tầng
số không cần có độ chính xác cao thì IC 555 là lựa chọn thích hợp.
Mạch sau tạo xung vuông có tần số từ vài Hz đến hơn 100 Hz:
VCC

R1
100k VCC

U3

8
R2
150k

RST

VCC
7
DSCHG
3 CLK
R3 OUT
3k 6
THR

GND
2

CV
TRG
1

5
C3 NE555
0.1uF

C2
103

Mạch trên được thiết kế trên cơ sở mạch mạch tạo xung cơ bản:

VCC VCC
+ Tần số của tín hiệu đầu ra là :

f = 1/(ln2.C.(R1 + 2R2))
R1 U3
4

+ Chu kì của tín hiệu đầu ra :


VCC
RST

7 T = 1/f
DSCHG
3 CLK
R2 OUT
6 + Thời gian xung ở mức H (1)
THR
trong một chu kì :
GND

2
CV

TRG
T1 = ln2 .(R1 + R2).C
1

C1 NE555

C2
+ Thời gian xung ở mức L (0)
103 trong 1 chu kì :
T2 = ln2.R2.C
4. Mạch tạo xung tự động chính xác.
Trong 1 số ứng dụng đặt biệt của kỹ thuật số, người ta cần chế tạo mạch
tạo xung chuẩn và chính xác. Ví dụ dùng làm đồng hồ số chẳn hạn.
Mạch tạo xung bằng 555 như trên không đáp ứng nhu cầu này do xung
tạo ra không chính xác.
Mạch sau sử dụng thạch anh để tạo dao động sau đó thông qua bộ đếm
chia tần để lấy được tần số mong muốn.
VCC

U1

16
C2 R1
220p
9 7 2048 Hz

VCC
10 OSC Q4 5 1024 Hz
R2 OSC Q5 4 512 Hz
Y1 1M 11 Q6 6 256 Hz
CLK Q7 14 128 Hz
C1 32768 Hz Q8
12 13 64 Hz
RST Q9 15 32 Hz
Q10 1 8 Hz
Q12 2 4 Hz

GND
220p Q13 3 2 Hz
Q14

8
4060

Thạch anh sử dụng là loại có tần số 32768 Hz ( 214 Hz ) được chia tần
thông qua IC 4060. Lựa chọn các ngã ra để được tần số thích hợp. Nếu
dùng làm đồng hồ số, cần xung 1 Hz thì cho ngã ra Q14 qua 1 lần chia
nữa là được:
VCC

U1
16

C2 R1
220p
9 7 VCC
VCC

10 OSC Q4 5
R2 OSC Q5 4
Y1 1M 11 Q6 6 U2A
14

CLK Q7 14
C1 32768 Hz Q8 1 Hz
12 13 1
VDD

RST Q9 15 Q
Q10 1 2
Q12 2 Q
GND

220p Q13 3 3
Q14 CLK 5
D
GND
8

4060
R

4013
4

6
Việc chọn các giá trị của tụ điện và các điện trở chỉ mang tính tham
khảo. Các bạn cần tham khảo DATASHEET của IC 4060 để tạo được
xung thật sự chính xác.

VII. Lời Kết


Qua bài viết này tôi đã chuyển tải 1 số thông tin mà tôi cho là hưu ích
hỗ trợ các bạn trong các bài thực tập mạch số. Mọi ý kiến đóng góp xin
liên hệ: eeelabsadmin@gmail.com
eeelabsmod1@gmail.com
spy004@yahoo.com.vn
Chân thành cảm ơn các bạn đã tham quan
website:WWW.EEELABS.ORG
Kính mời các bạn tiếp tục đón đọc các bài viết khác thuộc lĩnh vực điện
tử, điều khiển học.
Cần Thơ, ngày 05 tháng 12 năm 2009

Trần Thừa

You might also like