You are on page 1of 152

GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.

com

Khái niệm cơ bản về dòng điện


Các khái niệm cơ bản về dòng điện - Cấu trúc vật chất , bản chất và chiều dòng điện, tác dụng
của dòng điện.
1. Cấu trúc nguyên tử :
Để hiểu về bản chất dòng điện ta biết rằng ( kiến thức PTTH ) tất cả các nguyên tố đều
được cấu tạo lên từ các nguyên tử và mỗi nguyên tử của một chất được cấu tạo bởi hai phần

- Một hạt nhân ở giữa các hạt mang điện tích dương gọi là Proton và các hạt trung hoà
điện gọi là Neutron.
- Các Electron (điện tử ) mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân .
- Bình thường các nguyên tử có trạng thái trung hoà về điện nghĩa là số Proton hạt nhân
bằng số electron ở bên ngoài nhưng khi có tác nhân bên ngoài như áp xuất, nhiệt độ, ma sát
tĩnh điện, tác động của từ trường .. thì các điện tử electron ở lớp ngoài cùng có thể tách khỏi
quỹ đạo để trơqr thành các điện tử tự do.
- Khi một nguyên tử bị mất đi một hay nhiều điện tử, chúng bị thiếu điện tử và trở thành
ion dương và ngược lại khi một nguyên tử nhận thêm một hay nhiều điện tử thì chúng trở
thành ion âm.

2 . Bản chất dòn điện và chiều dòng điện .


Khi các điện tử tập trung với mật độ cao chúng tạo lên hiệu ứng tích điện
- Dòng điện chính là dòng chuyển động của các hạt mang điện như điện tử , ion.
- Chiều dòng điện được quy ước đi từ dương sang âm ( ngược với chiều chuyển động của các điện
tử - đi từ âm sang dương )

3. Tác dụng của dòng điện :


Khi có một dòng điện chạy qua dây dẫn điện như thí nghiệm sau :

Ta thấy rằng dòng điện đã tạo ra một từ trường xung quanh để làm lệch hướng của nam châm, khi
đổi chiều dòng điện thì từ trường cũng đổi hướng => làm nam châm lệch theo hướng ngược lại.
- Dòng điện chạy qua bóng đèn làm bóng đèn phát sáng và siẩng nhiệt năng
- Dòng điện chạy qua động cơ làm quay động cơ quay sinh ra cơ năng
- Khi ta nạp ác quy các cực của ắc quy bị biến đổi và dòng điện có tác dụng hoá năng..

Như vậy dòng điện có các tác dụng là tác dụng về nhiệt , tác dụng về cơ năng , tác dụng về từ
trường và tác dụng về hoá năng.

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 1


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com

Dòng điện & Điện áp một chiều


Cường độ dòng điện , ký hiệu và đơn vị . Điện áp , hiệu điện thế, ký hiệu, đơn vị của điện áp .

1. Cường độ dòng điện :


Là đại lượng đặc trưng cho độ mạnh yếu của dòng điện hay đặc trưng cho số lượng các
điện tử đi qua tiết diện của vật dẫn trong một đơn vị thời gian - Ký hiệu là I
- Dòng điện một chiều là dòng chuyển động theo một hướng nhất định từ dương sang
âm theo quy ước hay là dòng chuyển động theo một hướng của các điện tử tự do.

Đơn vị của cường độ dòng điện là Ampe và có các bội số :

 Kilo Ampe = 1000 Ampe


 Mega Ampe = 1000.000 Ampe
 Mili Ampe = 1/1000 Ampe
 Micro Ampe = 1/1000.000 Ampe

2. Điện áp :
Khi mật độ các điện tử tập trung không đều tại hai điểm A và B nếu ta nối một dây dẫn từ A
sang B sẽ xuất hiện dòng chuyển động của các điện tích từ nơi có mật độ cao sang nơi có mật độ
thấp, như vậy người ta gọi hai điểm A và B có chênh lệch về điện áp và áp chênh lệch chính là
hiệu điện thế.
- Điện áp tại điểm A gọi là UA
- Điện áp tại điểm B gọi là UB.
- Chênh lệch điện áp giữa hai điểm A và B gọi là hiệu điện thế UAB
UAB = UA - UB
- Đơn vị của điện áp là Vol ký hiệu là U hoặc E, đơn vị điện áp có các bội số là

 Kilo Vol ( KV) = 1000 Vol


 Mini Vol (mV) = 1/1000 Vol
 Micro Vol = 1/1000.000 Vol

Điện áp có thể ví như độ cao của một bình nước, nếu hai bình nước có độ cao khác nhau thì
khi nối một ống dẫn sẽ có dòng nước chảy qua từ bình cao sang bình thấp hơn, khi hai bình
nước có độ cao bằng nhau thì không có dòng nước chảy qua ống dẫn. Dòng điện cũng như vậy
nếu hai điểm có điện áp chên lệch sẽ sinh ra dòng điện chạy qua dây dẫn nối với hai điểm đó từ
điện áp cao sang điện áp thấp và nếu hai điểm có điện áp bằng nhau thì dòng điện trong dây dẫn
sẽ = 0

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 2


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com

Một số định luật cơ bản


Các định luật cần nhớ như định luật ôm cho đoạn mạch mắc nối tiếp, song song. Công thức tính
điện năng và công xuất tiêu thụ.
1. Định luật ôm
Định luật ôm là định luật quan trọng mà ta cần phải nghi nhớ Cường độ dòng điện
trong một đoạn mạch tỷ lệ thuận với điện áp ở hai đầu đoạn mạch và tỷ lệ nghịch với điện
trở của đoạn mạch đó .

Công thức : I = U / R trong đó

 I là cường độ dòng điện , tính bằng Ampe (A)


 U là điện áp ở hai đầu đoạn mạch , tính bằng Vol (V)
 R là điện trở của đoạn mạch , tính bằng ôm

2. Định luật ôm cho đoạn mạch


Đoạn mạch mắc nối tiếp:
Trong một đoạn mạch có nhiều điện trở mắc nối tiếp thì điện áp ở hai đầu đoạn mạch bằng tổng
sụt áp trên các điện trở .

 Như sơ đồ trên thì U = U1 + U2 + U3


 Theo định luật ôm ta lại có U1 =I1 x R1 , U2 = I2 x R2,
U3 = I3 x R3 nhưng đoạn mạch mắc nối tiếp thì I1 = I2 = I3
 Sụt áp trên các điện trở => tỷ lệ thuận với các điện trở .
Đoạn mạch mắc song song
Trong đoạn mạch có nhiều điện trở mắc song song thì cường độ dòng điện chính bằng
tổng các dòng điện đi qua các điện trở và sụt áp trên các điện trở là như nhau:

 Mạch trên có U1 = U2 = U3 = E
 I = I1 + I2 + I3 và U1 = I1 x R1 = I2 x R2 = I3 x R3
 Cường độ dòng điện tỷ lệ nghịch với điện trở .

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 3


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com
3. Điện năng và công xuất :
* Điện năng.
Khi dòng điện chạy qua các thiết bị như bóng đèn => làm bóng đèn sáng, chạy qua động cơ =>
làm động cơ quay như vậy dòng điện đã sinh ra công. Công của dòng điện gọi là điện năng, ký
hiệu là W, trong thực tế ta thường dùng Wh, KWh ( Kilo wat giờ) Công thức tính điện năng là
:W = U x I x t

 Trong đó W là điện năng tính bằng June (J)


 U là điện áp tính bằng Vol (V)
 I là dòng điện tính bằng Ampe (A)
 t là thời gian tính bằng giây (s)

* Công xuất .
Công xuất của dòng điện là điện năng tiêu thụ trong một giây , công xuất được tính bởi công
thức

P = W / t = (U. I .t ) / t = U .I

Theo định luật ôm ta có P = U.I = U2 / R = R.I2

Khái niệm về từ trường


các chủ đề nghiên cứu : Nam châm và từ tính, từ trường, cường độ từ trường,độ từ cảm, từ thông.

1. Khái niệm về từ trường.


* Nam châm và từ tính .
Trong tự nhiên có một số chất có thể hút được sắt gọi là nam châm tự nhiên.
Trong công nghiệm người ta luyện thép hoặc hợp chất thép để tạo thành nam châm
nhân tạo.
Nam châm luôn luôn có hai cực là cực bắc North (N) và cực nam South (S) , nếu chặt
thanh nam châm ra làm 2 thì ta lại được hai nam châm mới cũng có hai cực N và S - đó là
nam châm có tính chất không phân chia..
Nam châm thường được ứng dụng để sản xuất loa điện động, micro hoặc mô tơ DC.

* Từ trường
Từ trường là vùng không gian xung quanh nam châm có tính chất truyền lực từ lên các vật liệu
có từ tính, từ trường là tập hợp của các đường sức đi từ Bắc đến cực nam.

* Cường độ từ trường
Là đại lượng đặc trưng cho độ mạnh yếu của từ trường, ký hiệu là H đơn vị là A/m

* Độ từ cảm
Là đại lượng đặc trưng cho vật có từ tính chịu tác động của từ trường, độ từ cảm phụ thuộc vào
vật liệu . VD Sắt có độ từ cảm mạnh hơn đồng nhiều lần . Độ từ cảm được tính bởi công thức

B = µ.H

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 4


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com
Trong đó B : là độ từ cảm
µ : là độ từ thẩm
H : là cường độ từ trường

* Từ thông
Là số đường sức đi qua một đơn vị diện tích, từ thông tỷ lệ thuật với cường độ từ trường.

* Ứng dụng của Nam châm vĩnh cửu.


Nam châm vĩnh cửu được ứng dụng nhiều trong thiết bị điện tử, chúng được dùng để sản xuất
Loa, Micro và các loại Mô tơ DC.

Dòng điện xoay chiều


Chủ đề nghiên cứu: Chu kỳ và tần số dòng xoay chiều, biên độ điện áp xoay chiều, giá trị điện áp
hiệu dụng và công xuất của dòng điện xoay chiều đi qua tải.

1. Dòng điện xoay chiều :


Dòng điện xoay chiều là dòng điện có chiều và giá trị biến đổi theo thời gian, những
thay đổi này thường tuần hoàn theo một chu kỳ nhất định.

Ở trên là các dòng điện xoay chiều hình sin, xung vuông và xung nhọn.

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 5


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com
Chu kỳ và tần số của dòng điện xoay chiều.
Chu kỳ của dòng điện xoay chiều ký hiệu là T là khoảng thời gian mà điện xoay chiều lặp lại vị
trí cũ , chu kỳ được tính bằng giây (s)
Tần số điện xoay chiều : là số lần lặp lại trang thái cũ của dòng điện xoay chiều trong một giây
ký hiệu là F đơn vị là Hz

F=1/T

Pha của dòng điện xoay chiều :


Nói đến pha của dòng xoay chiều ta thường nói tới sự so sánh giữa 2 dòng điện xoay chiều có
cùng tần số .
* Hai dòng điện xoay chiều cùng pha là hai dòng điện có các thời điểm điện áp cùng tăng và
cùng giảm như nhau:

Hai dòng điện xoay chiều cùng pha

* Hai dòng điện xoay chiều lệch pha : là hai dòng điện có các thời điểm điện áp tăng giảm
lệch nhau .

Hai dòng điện xoay chiều lệch pha

* Hai dòng điện xoay chiều ngược pha : là hai dòng điện lệch pha 180 độ, khi dòng điện này
tăng thì dòng điện kia giảm và ngược lại.

Hai dòng điện xoay chiều ngược pha

Biên độ của dòng điện xoay chiều


Biên độ của dòng xoay chiều là giá trị điện áp đỉnh của dòng điện.xoay chiều, biên độ này
thường cao hơn điện áp mà ta đo được từ các đồng hồ

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 6


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com
Giá trị hiệu dụng của dòng điện xoay chiều
Thường là giá trị đo được từ các đồng hồ và cũng là giá trị điện áp được ghi trên zắc cắm
nguồn của các thiết bị điện tử., Ví dụ nguồn 220V AC mà ta đang sử dụng chính là chỉ giá trị
hiệu dụng, thực tế biên độ đỉnh của điện áp 220V AC khoảng 220V x 1,4 lần = khoảng 300V

Công xuất của dòng điện xoay chiều .


Công xuất dòng điện xoay chiều phụ thuộc vào cường độ, điện áp và độ lệch pha giữa hai đại
lượng trên , công xuất được tính bởi công thức :

P = U.I.cosα

 Trong đó U : là điện áp
 I là dòng điện
 α là góc lệch pha giữa U và I

=> Nếu dòng xoay chiều đi qua điện trở thì độ lệch pha gữa U và I là α = 0 khi đó cosα =
1 và P = U.I

=> Nếu dòng xoay chiều đi qua cuộn dây hoặc tụ điện thì độ lệch pha giữa U và I là +90 độ
hoặc -90độ, khi đó cosα = 0 và P = 0 ( công xuất của dòng điện xoay chiều khi đi qua tụ điện
hoặc cuộn dây là = 0 )

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 7


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com

Dòng xoay chiều qua R, C, L


Chủ đề nghiên cứu: Dòng xoay chiều qua trở thuần, qua tụ điện, qua cuộn dây, khái niệm về dung
kháng của tụ điện và cảm kháng của cuộn dây, tổng hợp hai dòng điện xoay chiều.

1. Dòng điện xoay chiều đi qua điện trở


Dòng điện xoay chiều đi qua điện trở thì dòng điện và điện áp cùng pha với nhau ,
nghĩa là khi điện áp tăng cực đại thì dòng điện qua trở cũng tăng cực đại. như vậy dòng
xoay chiều có tính chất như dòng một chiều khi đi qua trở thuần.do đó có thể áp dụng
các công thức của dòng một chiều cho dòng xoay chiều đi qua điện trở

I = U / R hay R = U/I Công thức định luật ohm

P = U.I Công thức tính công xuất

2 . Dòng điện xoay chiều đi qua tụ điện .


Dòng điện xoay chiều đi qua tụ điện thì dòng điện sẽ sớm pha hơn điện áp 90độ

Dòng xoay chiều có dòng điện sớm


pha hơn điện áp 90 độ khi đi qua tụ

* Dòng xoay chiều đi qua tụ sẽ bị tụ cản lại với một trở kháng gọi là Zc, và Zc được tính bởi
công thức

Zc = 1/ ( 2 x 3,14 x F x C )

 Trong đó Zc là dung kháng ( đơn vị là Ohm )


 F là tần số dòng điện xoay chiều ( đơn vị là Hz)
 C là điện dung của tụ điện ( đơn vị là µ Fara)

Công thức trên cho thấy dung kháng của tụ điện tỷ lệ nghịch với tần số dòng xoay chiều
(nghĩa là tần số càng cao càng đi qua tụ dễ dàng) và tỷ lệ nghịc với điện dung của tụ ( nghĩa là
tụ có điện dung càng lớn thì dòng xoay chiều đi qua càng dễ dàng)

=> Dòng một chiều là dòng có tần số F = 0 do đó Zc = ∞ vì vậy dòng một chiều không đi
qua được tụ.

3. Dòng điện xoay chiều đi qua cuộn dây.


Khi dòng điện xoay chiều đi qua cuộn dây sẽ tạo ra từ trường biến thiên và từ trường biến
thiên này lại cảm ứng lên chính cuộn dây đó một điện áp cảm ứng có chiều ngược lại , do đó
cuộn dây có xu hướng chống lại dòng điện xoay chiều khi đi qua nó, sự chống lại này chính là
cảm kháng của cuộn dây ký hiệu là ZL

ZL = 2 x 3,14 x F x L

 Trong đó ZL là cảm kháng ( đơn vị là Ohm)

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 8


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com
 L là hệ số tự cảm của cuộn dây ( đơn vị là Henry) L phụ thuộc vào số vòng dây quấn và
chất liệu lõi .
 F là tần số dòng điện xoay chiều ( đơn vị là Hz)

Từ công thức trên ta thấy, cảm kháng của cuộn dây tỷ lệ thuận với tần số và hệ số tự cảm
của cuộn dây, tần số càng cao thì đi qua cuộn dây càng khó khăn => tính chất này của cuộn
dây ngược với tụ điện.

=> Với dòng một chiều thì ZL của cuộn dây = 0 ohm, dó đó dòng một chiều đi qua cuộn dây
chỉ chịu tác dụng của điện trở thuần R mà thôi ( trở thuần của cuộn dây là điện trở đo được
bằng đồng hồ vạn năng ), nếu trở thuần của cuộn dây khá nhỏ thì dòng một chiều qua cuộn dây
sẽ bị đoản mạch.

* Dòng điện xoay chiều đi qua cuộn dây thì dòng điện bị chậm pha so với điện áp 90 độ
nghĩa là điện áp tăng nhanh hơn dòng điện khi qua cuộn dây .

Dòng xoay chiều có dòng điện chậm


pha hơn điện áp 90 độ khi đi qua cuộn dây

=>> Do tính chất lệch pha giữa dòng điện và điện áp khi đi qua tụ điện và cuộn dây, nên ta
không áp dụng được định luật Ohm vào mạch điện xoay chiều khi có sự tham gia của L và C
được.

=>> Về công xuất thì dòng xoay chiều không sinh công khi chúng đi qua L và C mặc dù có
U > 0 và I >0.

* Trên cùng một mạch điện , nếu xuất hiện hai dòng điện xoay chiều cùng pha thì biên độ
điện áp sẽ bằng tổng hai điện áp thành phần.

Hai dòng điện cùng pha biên độ sẽ tăng.

* Nếu trên cùng một mạch điện , nếu xuất hiện hai dòng điện xoay chiều ngược pha thì biên
độ điện áp sẽ bằng hiệu hai điện áp thành phần.

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 9


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com

Hai dòng điện ngược pha, biên độ giảm

Hướng dẫn đo bằng đồng hồ (VOM)


Chủ đề tìm hiểu: Giới thiệu về đồng hồ vạn năng, hướng dẫn đo điện áp xoay chiều, các trường hợp
đo nhầm gây hỏng đồng hồ.

1. Giới thiệu về đồng hồ vạn năng ( VOM)

Đồng hồ vạn năng ( VOM ) là thiết bị đo không thể thiếu được với bất kỳ một kỹ thuật viên
điện tử nào, đồng hồ vạn năng có 4 chức năng chính là Đo điện trở, đo điện áp DC, đo điện áp
AC và đo dòng điện.

Ưu điểm của đồng hồ là đo nhanh, kiểm tra được nhiều loại linh kiện, thấy được sự phóng
nạp của tụ điện , tuy nhiên đồng hồ này có hạn chế về độ chính xác và có trở kháng thấp khoảng
20K/Vol do vây khi đo vào các mạch cho dòng thấp chúng bị sụt áp.

2. Hướng dẫn đo điện áp xoay

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 10


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com
Sử dụng đồng hồ vạn năng đo áp AC

Khi đo điện áp xoay chiều ta chuyển thang đo về các thang AC, để thang AC cao hơn điện
áp cần đo một nấc, Ví dụ nếu đo điện áp AC220V ta để thang AC 250V, nếu ta để thang thấp
hơn điện áp cần đo thì đồng hồ báo kịch kim, nếu để thanh quá cao thì kim báo thiếu chính xác.

* Chú ý - chú ý :

Tuyết đối không để thang đo điện trở hay thang đo dòng điện khi đo vào điện áp xoay chiều
=> Nếu nhầm đồng hồ sẽ bị hỏng ngay lập tức !

Để nhầm thang đo dòng điện, đo vào


nguồn AC => sẽ hỏng đồng hồ

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 11


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com
Để nhầm thang đo điện trở, đo vào nguồn AC
=> sẽ hỏng các điện trở trong đồng hồ

* Nếu để thang đo áp DC mà đo vào nguồn AC thì kim đồng hồ không báo , nhưng đồng hồ
không ảnh hưởng .

Để thang DC đo áp AC đồng hồ không lên kim


tuy nhiên đồng hồ không hỏng

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 12


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com

Hướng dẫn đo điện áp một chiều DC


Chủ đề : Hướng dẫn đo điện áp một chiều DC bằng đồng hồ vạn năng, các trường hợp để sai thang
đo, các trường hợp để nhầm thang đo.

1. Hướng dẫn đo điện áp một chiều DC bằng đồng hồ vạn năng.


Khi đo điện áp một chiều DC, ta nhớ chuyển thang đo về thang DC, khi đo ta đặt que đỏ
vào cực dương (+) nguồn, que đen vào cực âm (-) nguồn, để thang đo cao hơn điện áp cần đo
một nấc. Ví dụ nếu đo áp DC 110V ta để thang DC 250V, trường hợp để thang đo thấp hơn
điện áp cần đo => kim báo kịch kim, trường hợp để thang quá cao => kim báo thiếu

Dùng đồng hồ vạn năng đo điện áp một chiều DC

* Trường hợp để sai thang đo :

Nếu ta để sai thang đo, đo áp một chiều nhưng ta để đồng hồ thang xoay chiều thì đồng hồ sẽ
báo sai, thông thường giá trị báo sai cao gấp 2 lần giá trị thực của điện áp DC, tuy nhiên đồng
hồ cũng không bị hỏng .

Để sai thang đo khi đo điện áp một chiều => báo sai giá trị.

* Trường hợp để nhầm thang đo

Chú ý - chú ý : Tuyệt đối không để nhầm đồng hồ vào thang đo dòng điện hoặc thang đo điện
trở khi ta đo điện áp một chiều (DC) , nếu nhầm đồng hồ sẽ bị hỏng ngay !!

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 13


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com

Trường hợp để nhầm thang đo dòng điện


khi đo điện áp DC => đồng hồ sẽ bị hỏng !

Trường hợp để nhầm thang đo điện trở khi đo điện


áp DC => đồng hồ sẽ bị hỏng các điện trở bên trong!

Hướng dẫn sử dụng thang đo điện trở


Các nội dung đề cập : Các tác dụng của thang đo điện trở, Đo kiểm tra điện trở than, dùng thang
đo điện trở để kiểm tra độ phóng nạp và các hư hỏng của tụ điện.

1. Hướng dẫn đo điện trở và trở kháng.

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 14


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com

Với thang đo điện trở của đồng hồ vạn năng ta có thể đo được rất nhiều thứ.

 Đo kiểm tra giá trị của điện trở


 Đo kiểm tra sự thông mạch của một đoạn dây dẫn
 Đo kiểm tra sự thông mạch của một đoạn mạch in
 Đo kiểm tra các cuộn dây biến áp có thông mạch không
 Đo kiểm tra sự phóng nạp của tụ điện
 Đo kiểm tra xem tụ có bị dò, bị chập không.
 Đo kiểm tra trở kháng của một mạch điện
 Đo kiểm tra đi ốt và bóng bán dẫn.

* Để sử dụng được các thang đo này đồng hồ phải được lắp 2 Pịn tiểu 1,5V bên trong, để xử dụng các
thang đo 1Kohm hoặc 10Kohm ta phải lắp Pin 9V.

Đo điện trở :
Đo kiểm tra điện trở bằng đồng hồ vạn năng

Để đo tri số điện trở ta thực hiện theo các bước sau :

 Bước 1 : Để thang đồng hồ về các thang đo trở, nếu điện trở nhỏ thì để thang x1 ohm hoặc x10 ohm,
nếu điện trở lớn thì để thang x1Kohm hoặc 10Kohm. => sau đó chập hai que đo và chỉnh triết áo để
kim đồng hồ báo vị trí 0 ohm.
 Bước 2 : Chuẩn bị đo .
 Bước 3 : Đặt que đo vào hai đầu điện trở, đọc trị số trên thang đo , Giá trị đo được = chỉ số thang đo
X thang đo
Ví dụ : nếu để thang x 100 ohm và chỉ số báo là 27 thì giá trị là = 100 x 27 = 2700 ohm = 2,7 K ohm
 Bước 4 : Nếu ta để thang đo quá cao thì kim chỉ lên một chút , như vậy đọc trị số sẽ không chính xác.
 Bước 5 : Nếu ta để thang đo quá thấp , kim lên quá nhiều, và đọc trị số cũng không chính xác.
 Khi đo điện trở ta chọn thang đo sao cho kim báo gần vị trí giữa vạch chỉ số sẽ cho độ chính xác
cao nhất.

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 15


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com
Dùng thang điện trở để đo kiểm tra tụ điện

Ta có thể dùng thang điện trở để kiểm tra độ phóng nạp và hư hỏng của tụ điện , khi đo tụ điện , nếu là
tụ gốm ta dùng thang đo x1K ohm hoặc 10K ohm, nếu là tụ hoá ta dùng thang x 1 ohm hoặc x 10 ohm.

Dùng thang x 1K ohm để kiểm tra tụ gốm

Phép đo tụ gốm trên cho ta biết :

 Tụ C1 còn tốt => kim phóng nạp khi ta đo


 Tụ C2 bị dò => lên kim nhưng không trở về vị trí cũ
 Tụ C3 bị chập => kim đồng hồ lên = 0 ohm và không trở về.

Dùng thang x 10 ohm để kiểm tra tụ hoá

Ở trên là phép đo kiểm tra các tụ hoá, tụ hoá rất ít khi bị dò hoặc chập mà chủ yếu là bị khô ( giảm điện
dung) khi đo tụ hoá để biết chính xác mức độ hỏng của tụ ta cần đo so sánh với một tụ mới có cùng điện

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 16


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com
dung.

 Ở trên là phép đo so sánh hai tụ hoá cùng điện dung, trong đó tụ C1 là tụ mới còn C2 là tụ cũ, ta thấy
tụ C2 có độ phóng nạp yếu hơn tụ C1 => chứng tỏ tụ C2 bị khô ( giảm điện dung )
 Chú ý khi đo tụ phóng nạp, ta phải đảo chiều que đo vài lần để xem độ phóng nạp.

Đo dòng điện - Đọc chỉ số Vol, ampe


Hướng dẫn cách đo dòng điện bằng đồng hồ vạn năng, Cách đọc giá trị đo được khi đo dòng điện,
điện áp DC và điện áp AC.

Hướng dẫn đo dòng điện bằng đồng hồ vạn năng.

Cách 1 : Dùng thang đo dòng

Để đo dòng điện bằng đồng hồ vạn năng, ta đo đồng hồ nối tiếp với tải tiêu thụ và chú ý là chỉ đo được
dòng điện nhỏ hơn giá trị của thang đo cho phép, ta thực hiện theo các bước sau

 Bươc 1 : Đặt đồng hồ vào thang đo dòng cao nhất .


 Bước 2: Đặt que đồng hồ nối tiếp với tải, que đỏ về chiều dương, que đen về chiều âm .
 Nếu kim lên thấp quá thì giảm thang đo
 Nếu kim lên kịch kim thì tăng thang đo, nếu thang đo đã để thang cao nhất thì đồng hồ không
đo được dòng điện này.
 Chỉ số kim báo sẽ cho ta biết giá trị dòng điện .

Cách 2 : Dùng thang đo áp DC

Ta có thể đo dòng điện qua tải bằng cách đo sụt áp trên điện trở hạn dòng mắc nối với tải, điện áp đo được
chia cho giá trị trở hạn dòng sẽ cho biết giá trị dòng điện, phương pháp này có thể đo được các dòng điện
lớn hơn khả năng cho phép của đồng hồ và đồng hồ cũmg an toàn hơn.

Cách đọc trị số dòng điện và điện áp khi đo như thế nào ?

* Đọc giá trị điện áp AC và DC


Khi đo điện áp DC thì ta đọc giá trị trên vạch chỉ số DCV.A

 Nếu ta để thang đo 250V thì ta đọc trên vạch có giá trị cao nhất là 250, tương tự để thang 10V thì
đọc trên vạch có giá trị cao nhất là 10. trường hợp để thang 1000V nhưng không có vạch nào ghi cho
giá trị 1000 thì đọc trên vạch giá trị Max = 10, giá trị đo được nhân với 100 lần
 Khi đo điện áp AC thì đọc giá trị cũng tương tự. đọc trên vạch AC.10V, nếu đo ở thang có giá trị
khác thì ta tính theo tỷ lệ. Ví dụ nếu để thang 250V thì mỗi chỉ số của vạch 10 số tương đương với
25V.
 Khi đo dòng điện thì đọc giá trị tương tự đọc giá trị khi đo điện áp .

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 17


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com

HƯỚNG DẪN SD ĐỒNG HỒ SỐ DIGITAL


Chủ đề: Giới thiệu đồng hồ số Digital, ưu điểm và nhược điểm, hướng dẫn đo điện áp DC, áp AC,
đo điện trở, đo dòng điện, đo tần số, đo trang thái mạch Logic bằng đồng hồ Digital.

1. Giới thiệu về đồng hồ số DIGITAL


Đồng hồ số Digital có một số ưu điểm so với đồng hồ cơ khí, đó là độ chính xác cao hơn, trở
kháng của đồng hồ cao hơn do đó không gây sụt áp khi đo vào dòng điện yếu, đo được tần số điện
xoay chiều, tuy nhiên đồng hồ này có một số nhược điểm là chạy bằng mạch điện tử lên hay hỏng,
khó nhìn kết quả trong trường hợp cần đo nhanh, không đo được độ phóng nạp của tụ.

Đồng hồ vạn năng số Digital

Hướng dẫn sử dụng :

* Đo điện áp một chiều ( hoặc xoay chiều )

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 18


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com

Đặt đồng hồ vào thang đo điện áp DC hoặc AC

 Để que đỏ đồng hồ vào lỗ cắm " VΩ mA" que đen vào lỗ cắm "COM"
 Bấm nút DC/AC để chọn thang đo là DC nếu đo áp một chiều hoặc AC nếu đo áp xoay chiều.
 Xoay chuyển mạch về vị trí "V" hãy để thang đo cao nhất nếu chưa biết rõ điện áp, nếu giá trị báo
dạng thập phân thì ta giảm thang đo sau.
 Đặt thang đo vào điện áp cần đo và đọc giá trị trên màn hình LCD của đồng hồ.
 Nếu đặt ngược que đo(với điện một chiều) đồng hồ sẽ báo giá trị âm (-)

* Đo dòng điện DC (AC)

 Chuyển que đổ đồng hồ về thang mA nếu đo dòng nhỏ, hoặc 20A nếu đo dòng lớn.
 Xoay chuyển mạch về vị trí "A"
 Bấm nút DC/AC để chọn đo dòng một chiều DC hay xoay chiều AC
 Đặt que đo nối tiếp với mạch cần đo
 Đọc giá trị hiển thị trên màn hình.

* Đo điện trở

 Trả lại vị trí dây cắm như khi đo điện áp .


 Xoay chuyển mạch về vị trí đo " Ω ", nếu chưa biết giá trị điện trở thì chọn thang đo cao nhất , nếu
kết quả là số thập phân thì ta giảm xuống.
 Đặt que đo vào hai đầu điện trở.
 Đọc giá trị trên màn hình.
 Chức năng đo điện trở còn có thể đo sự thông mạch, giả sử đo một đoạn dây dẫn bằng thang đo trở,
nếu thông mạch thì đồng hồ phát ra tiến kêu

* Đo tần số

 Xoay chuyển mạch về vị trí "FREQ" hoặc " Hz"


 Để thang đo như khi đo điện áp .
 Đặt que đo vào các điểm cần đo
 Đọc trị số trên màn hình.

* Đo Logic

 Đo Logic là đo vào các mạch số ( Digital) hoặc đo các chân lện của vi xử lý, đo Logic thực chất là đo
trạng thái có điện - Ký hiệu "1" hay không có điện "0", cách đo như sau:
 Xoay chuyển mạch về vị trí "LOGIC"
 Đặt que đỏ vào vị trí cần đo que đen vào mass

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 19


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com
 Màn hình chỉ "▲" là báo mức logic ở mức cao, chỉ "▼" là báo logic ở mức thấp

* Đo các chức năng khác

 Đồng hồ vạn năng số Digital còn một số chức năng đo khác như Đo đi ốt, Đo tụ điện, Đo Transistor
nhưng nếu ta đo các linh kiện trên, ta lên dùng đồng hồ cơ khí sẽ cho kết quả tốt hơn và đo nhanh
hơn.

n trở - cách đọc trị số.


Nội dung đề cập : Khái niệm về điện trở, Điện trở trong thiết bị điện tử, quy ước mầu Quốc tế,
Cách đọc trị số điện trở 4 vòng mầu, 5 vòng mầu.

1. Khái niệm về điện trở.


Điện trở là gì ? Ta hiểu một cách đơn giản - Điện trở là sự cản trở dòng điện của một
vật dẫn điện, nếu một vật dẫn điện tốt thì điện trở nhỏ, vật dẫn điện kém thì điện trở lớn,
vật cách điện thì điện trở là vô cùng lớn.

Điện trở của dây dẫn :


Điện trở của dây dẫn phụ thộc vào chất liệu, độ dài và tiết diện của dây. được tính theo công thức sau:

R = ρ.L / S

 Trong đó ρ là điện trở xuất phụ thuộc vào chất liệu


 L là chiều dài dây dẫn
 S là tiết diện dây dẫn
 R là điện trở đơn vị là Ohm

2. Điện trở trong thiết bị điện tử.\

a) Hình dáng và ký hiệu : Trong thiết bị điện tử điện trở là một linh kiện quan trọng,
chúng được làm từ hợp chất cacbon và kim loại tuỳ theo tỷ lệ pha trộn mà người ta tạo ra được
các loại điện trở có trị số khác nhau.

Hình dạng của điện trở trong thiết bị điện tử.

Ký hiệu của điện trở trên các sơ đồ nguyên lý.

b) Đơn vị của điện trở

 Đơn vị điện trở là Ω (Ohm) , KΩ , MΩ


 1KΩ = 1000 Ω
 1MΩ = 1000 K Ω = 1000.000 Ω

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 20


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com
b) Cách ghi trị số của điện trở

 Các điện trở có kích thước nhỏ được ghi trị số bằng các vạch mầu theo một quy ước chung của thế
giới.( xem hình ở trên )
 Các điện trở có kích thước lớn hơn từ 2W trở lên thường được ghi trị số trực tiếp trên thân. Ví dụ
như các điện trở công xuất, điện trở sứ.

Trở sứ công xuất lớn , trị số được ghi trực tiếp.

3. Cách đọc trị số điện trở .

Quy ước mầu Quốc tế

Mầu sắc Giá trị Mầu sắc Giá trị


Đen 0 Xanh lá 5
Nâu 1 Xanh lơ 6
Đỏ 2 Tím 7
Cam 3 Xám 8
Vàng 4 Trắng 9
Nhũ vàng -1
Nhũ bạc -2

Điện trở thường được ký hiệu bằng 4 vòng mầu , điện trở chính xác thì ký hiệu bằng 5 vòng mầu.

* Cách đọc trị số điện trở 4 vòng mầu :

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 21


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com

Cách đọc điện trở 4 vòng mầu

 Vòng số 4 là vòng ở cuối luôn luôn có mầu nhũ vàng hay nhũ bạc, đây là vòng chỉ sai số của điện
trở, khi đọc trị số ta bỏ qua vòng này.
 Đối diện với vòng cuối là vòng số 1, tiếp theo đến vòng số 2, số 3
 Vòng số 1 và vòng số 2 là hàng chục và hàng đơn vị
 Vòng số 3 là bội số của cơ số 10.
 Trị số = (vòng 1)(vòng 2) x 10 ( mũ vòng 3)
 Có thể tính vòng số 3 là số con số không "0" thêm vào
 Mầu nhũ chỉ có ở vòng sai số hoặc vòng số 3, nếu vòng số 3 là nhũ thì số mũ của cơ số 10 là số âm.

* Cách đọc trị số điện trở 5 vòng mầu : ( điện trở chính xác )

 Vòng số 5 là vòng cuối cùng , là vòng ghi sai số, trở 5 vòng mầu thì mầu sai số có nhiều mầu, do đó
gây khó khăn cho ta khi xác điịnh đâu là vòng cuối cùng, tuy nhiên vòng cuối luôn có khoảng cách
xa hơn một chút.

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 22


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com
 Đối diện vòng cuối là vòng số 1
 Tương tự cách đọc trị số của trở 4 vòng mầu nhưng ở đây vòng số 4 là bội số của cơ số 10, vòng số
1, số 2, số 3 lần lượt là hàng trăm, hàng chục và hàng đơn vị.
 Trị số = (vòng 1)(vòng 2)(vòng 3) x 10 ( mũ vòng 4)
 Có thể tính vòng số 4 là số con số không "0" thêm vào

Thực hành đọc trị số điện trở


Nội dung : Thực hành đọc trị số điện trở tuỳ theo ký hiệu của các vòng mầu, Tự kiểm tra khả năng
đọc trị số của mình, Các giá trị điện trở thông dụng trên thực tế.

1. Thực hành đọc trị số điện trở.

Các điện trở khác nhau ở vòng mầu thứ 3

 Khi các điện trở khác nhau ở vòng mầu thứ 3, thì ta thấy vòng mầu bội số này thường thay đổi từ
mầu nhũ bạc cho đến mầu xanh lá , tương đương với điện trở < 1 Ω đến hàng MΩ.

Các điện trở có vòng mầu số 1 và số 2 thay đổi .

 Ở hình trên là các giá trị điện trở ta thường gặp trong thực tế, khi vòng mầu số 3 thay đổi thì các giá
trị điện trở trên tăng giảm 10 lần.

Bài tập - Bạn hãy đoán nhanh trị số trước khi đáp án xuất hiện, khi nào tất cả các trị số mà bạn đã đoán
đúng trước khi kết quả xuất hiện là kiến thức của bạn ở phần này đã ổn rồi đó !

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 23


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com
Bài tập - Đoán nhanh kết quả trị số điện trở.

2. Các trị số điện trở thông dụng.

Ta không thể kiếm được một điện trở có trị số bất kỳ, các nhà sản xuất chỉ đưa ra khoảng 150 loại trị số
điện trở thông dụng , bảng dưới đây là mầu sắc và trị số của các điện trở thông dụng.

Các giá trị điện trở thông dụng.

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 24


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com

Công xuất điện trở - Biến trở


Nội dung : Phân loại điện trở, Công xuất của điện trở, Biến trở , Triết áp.

1. Phân loại điện trở.

 Điện trở thường : Điện trở thường là các điện trở có công xuất nhỏ từ 0,125W đến
0,5W
 Điện trở công xuất : Là các điện trở có công xuất lớn hơn từ 1W, 2W, 5W, 10W.
 Điện trở sứ, điện trở nhiệt : Là cách gọi khác của các điện trở công xuất , điện trở này có vỏ
bọc sứ, khi hoạt động chúng toả nhiệt.

Các điện trở : 2W - 1W - 0,5W - 0,25W

Điện trở sứ hay trở nhiệt

2. Công xuất của điện trở.


Khi mắc điện trở vào một đoạn mạch, bản thân điện trở tiêu thụ một công xuất P tính được theo công thức

P = U . I = U2 / R = I2.R

 Theo công thức trên ta thấy, công xuất tiêu thụ của điện trở phụ thuộc vào dòng điện đi qua điện trở
hoặc phụ thuộc vào điện áp trên hai đầu điện trở.
 Công xuất tiêu thụ của điện trở là hoàn toàn tính được trước khi lắp điện trở vào mạch.
 Nếu đem một điện trở có công xuất danh định nhỏ hơn công xuất nó sẽ tiêu thụ thì điện trở sẽ bị
cháy.
 Thông thường người ta lắp điện trở vào mạch có công xuất danh định > = 2 lần công xuất mà nó sẽ
tiêu thụ.

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 25


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com

Điện trở cháy do quá công xuất

 Ở sơ đồ trên cho ta thấy : Nguồn Vcc là 12V, các điện trở đều có trị số là 120Ω nhưng có công xuất
khác nhau, khi các công tắc K1 và K2 đóng, các điện trở đều tiêu thụ một công xuất là

P = U2 / R = (12 x 12) / 120 = 1,2W

 Khi K1 đóng, do điện trở có công xuất lớn hơn công xuất tiêu thụ , nên điện trở không cháy.
 Khi K2 đóng, điện trở có công xuất nhỏ hơn công xuất tiêu thụ , nên điện trở bị cháy .

3. Biến trở, triết áp :


Biến trở Là điện trở có thể chỉnh để thay đổi giá trị, có ký hiệu là VR chúng có hình dạng như sau :

Hình dạng biến trở Ký hiệu trên sơ đồ

Biến trở thường ráp trong máy phục vụ cho quá trình sửa chữa, cân chỉnh của kỹ thuật viên, biến trở có
cấu tạo như hình bên dưới.

Cấu tạo của biến trở

Triết áp : Triết áp cũng tương tự biến trở nhưng có thêm cần chỉnh và thường bố trí phía trước mặt máy
cho người sử dụng điều chỉnh. Ví dụ như - Triết áp Volume, triết áp Bass, Treec v.v.. , triết áp nghĩa là triết
ra một phần điện áp từ đầu vào tuỳ theo mức độ chỉnh.

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 26


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com

Ký hiệu triết áp trên sơ đồ nguyên lý.

Hình dạng triết áp Cấu tạo trong triết áp

Trở nối tiếp, song song - Ứng dụng của R


Nội dung: Điện trở mắc nối tiếp, Điện trở mắc song song, Điện trở mắc hỗn hợp, Ứng dụng của
điện trở trong mạch điên

Trong thực tế , khi ta cần một điện trở có trị số bất kỳ ta không thể có được , vì điện trở chỉ được
sản xuất khoảng trên 100 loại có các giá trị thông dụng, do đó để có một điện trở bất kỳ ta phải đấu
điện trở song song hoặc nối tiếp.

1. Điện trở mắc nối tiếp .

Điện trở mắc nối tiếp.

 Các điện trở mắc nối tiếp có giá trị tương đương bằng tổng các điện trở thành phần cộng lại. Rtd
= R1 + R2 + R3
 Dòng điện chạy qua các điện trở mắc nối tiếp có giá trị bằng nhau và bằng I I = ( U1 / R1)
= ( U2 / R2) = ( U3 / R3 )
 Từ công thức trên ta thấy rằng , sụt áp trên các điện trở mắc nối tiếp tỷ lệ thuận với giá trị điệnt trở .

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 27


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com
2. Điện trở mắc song song.

Điện trở mắc song song

 Các điện trở mắc song song có giá trị tương đương Rtd được tính bởi công thức (1 / Rtd) = (1 /
R1) + (1 / R2) + (1 / R3)
 Nếu mạch chỉ có 2 điện trở song song thì
Rtd = R1.R2 / ( R1 + R2)
 Dòng điện chạy qua các điện trở mắc song song tỷ lệ nghịch với giá trị điện trở .
I1 = ( U / R1) , I2 = ( U / R2) , I3 =( U / R3 )
 Điện áp trên các điện trở mắc song song luôn bằng nhau

3. Điên trở mắc hỗn hợp

Điện trở mắc hỗn hợp.

 Mắc hỗn hợp các điện trở để tạo ra điện trở tối ưu hơn .
 Ví dụ: nếu ta cần một điện trở 9K ta có thể mắc 2 điện trở 15K song song sau đó mắc nối tiếp với
điện trở 1,5K .

4 . Ứng dụng của điện trở :


Điện trở có mặt ở mọi nơi trong thiết bị điện tử và như vậy điện trở là linh kiện quan trọng không thể thiếu
được , trong mạch điện , điện trở có những tác dụng sau :

 Khống chế dòng điện qua tải cho phù hợp, Ví dụ có một bóng đèn 9V, nhưng ta chỉ có nguồn
12V, ta có thể đấu nối tiếp bóng đèn với điện trở để sụt áp bớt 3V trên điện trở.

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 28


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com

Đấu nối tiếp với bóng đèn một điện trở.

- Như hình trên ta có thể tính được trị số và công xuất của điện trở cho phù hợp như sau: Bóng đèn có
điện áp 9V và công xuất 2W vậy dòng tiêu thụ là I = P / U = (2 / 9 ) = Ampe đó cũng chính là dòng điện đi
qua điện trở.
- Vì nguồn là 12V, bóng đèn 9V nên cần sụt áp trên R là 3V vậy ta suy ra điện trở cần tìm là R = U/
I = 3 / (2/9) = 27 / 2 = 13,5 Ω
- Công xuất tiêu thụ trên điện trở là : P = U.I = 3.(2/9) = 6/9 W vì vậy ta phải dùng điện trở có công
xuất P > 6/9 W

 Mắc điện trở thành cầu phân áp để có được một điện áp theo ý muốn từ một điện áp cho trước.

Cầu phân áp để lấy ra áp U1 tuỳ ý .

Từ nguồn 12V ở trên thông qua cầu phân áp R1 và R2 ta lấy ra điện áp U1, áp U1 phụ thuộc vào giá trị hai
điện trở R1 và R2.theo công thức .

U1 / U = R1 / (R1 + R2) => U1 = U.R1(R1 + R2)

Thay đổi giá trị R1 hoặc R2 ta sẽ thu được điện áp U1 theo ý muốn.

 Phân cực cho bóng bán dẫn hoạt động .

Mạch phân cực cho Transistor

 Tham gia vào các mạch tạo dao động R C

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 29


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com

Mạch tạo dao động sử dụng IC 555

TỤ ĐIỆN - Cấu tạo & Điện dung


Nội dung : Giới thiệu về tụ điện, Cấu tạo của tụ điện, Hình dáng thực tế, Điện dung của tụ điện,
Đơn vị điện dung, Ký hiệu của tụ trên sơ đồ.

Tụ điện : Tụ điện là linh kiện điện tử thụ động được sử dụng rất rộng rãi trong các mạch điện
tử, chúng được sử dụng trong các mạch lọc nguồn, lọc nhiễu, mạch truyền tín hiệu xoay chiều, mạch
tạo dao động .vv...

1. Cấu tạo của tụ điện .

Cấu tạo của tụ điện gồm hai bản cực đặt song song, ở giữa có một lớp cách điện gọi là điện môi.
Người ta thường dùng giấy, gốm , mica, giấy tẩm hoá chất làm chất điện môi và tụ điện cũng được phân
loại theo tên gọi của các chất điện môi này như Tụ giấy, Tụ gốm, Tụ hoá.

Cấu tạo tụ gốm Cấu tạo tụ hoá

2.Hình dáng thực tế của tụ điện.

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 30


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com

Hình dạng của tụ gốm.

Hình dạng của tụ hoá

3. Điện dung , đơn vị và ký hiệu của tụ điện.


* Điện dung : Là đại lượng nói lên khả năng tích điện trên hai bản cực của tụ điện, điện dung của tụ
điện phụ thuộc vào diện tích bản cực, vật liệu làm chất điện môi và khoảng cách giữ hai bản cực theo công
thức

C=ξ.S/d

 Trong đó C : là điện dung tụ điện , đơn vị là Fara (F)


 ξ : Là hằng số điện môi của lớp cách điện.
 d : là chiều dày của lớp cách điện.
 S : là diện tích bản cực của tụ điện.

* Đơn vị điện dung của tụ : Đơn vị là Fara (F) , 1Fara là rất lớn do đó trong thực tế thường dùng các
đơn vị nhỏ hơn như MicroFara (µF) , NanoFara (nF), PicoFara (pF).

 1 Fara = 1000 µ Fara = 1000.000 n F = 1000.000.000 p F


 1 µ Fara = 1000 n Fara
 1 n Fara = 1000 p Fara

* Ký hiệu : Tụ điện có ký hiệu là C (Capacitor)

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 31


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com

Ký hiệu của tụ điện trên sơ đồ nguyên lý.

Cách đọc trị số - Ý nghĩa điện áp


Nội dung : Sự phóng nạp của tụ điện , Cách đọc trị số của tụ điện, Ý nghĩa về giá trị điện áp ghi
trên tụ.

1. Sự phóng nạp của tụ điện .

Một tính chất quan trọng của tụ điện là tính chất phóng nạp của tụ , nhờ tính chất này mà tụ có khả năng dẫn
điện xoay chiều.

Minh hoạ về tính chất phóng nạp của tụ điện.

* Tụ nạp điện : Như hình ảnh trên ta thấy rằng , khi công tắc K1 đóng, dòng điện từ nguồn U đi qua
bóng đèn để nạp vào tụ, dòng nạp này làm bóng đèn loé sáng, khi tụ nạp đầy thì dòng nạp giảm bằng 0 vì
vậy bóng đèn tắt.

* Tụ phóng điện : Khi tụ đã nạp đầy, nếu công tắc K1 mở, công tắc K2 đóng thì dòng điện từ cực dương
(+) của tụ phóng qua bóng đền về cực âm (-) làm bóng đèn loé sáng, khi tụ phóng hết điện thì bóng đèn tắt.

=> Nếu điện dung tụ càng lớn thì bóng đèn loé sáng càng lâu hay thời gian phóng nạp càng lâu.

2 . Cách đọc giá trị điện dung trên tụ điện.

* Với tụ hoá : Giá trị điện dung của tụ hoá được ghi trực tiếp trên thân tụ

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 32


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com
=> Tụ hoá là tụ có phân cực (-) , (+) và luôn luôn có hình trụ .

Tụ hoá ghi điện dung là 185 µF / 320 V

* Với tụ giấy , tụ gốm : Tụ giấy và tụ gốm có trị số ghi bằng ký hiệu

Tụ gốm ghi trị số bằng ký hiệu.

 Cách đọc : Lấy hai chữ số đầu nhân với 10(Mũ số thứ 3 )
 Ví dụ tụ gốm bên phải hình ảnh trên ghi 474K nghĩa là
Giá trị = 47 x 10 4 = 470000 p ( Lấy đơn vị là picô Fara)
= 470 n Fara = 0,47 µF
 Chữ K hoặc J ở cuối là chỉ sai số 5% hay 10% của tụ điện .

* Thực hành đọc trị số của tụ điện.

Cách đọc trị số tụ giất và tụ gốm .


Chú ý : chữ K là sai số của tụ .
50V là điện áp cực đại mà tụ chịu được.

* Tụ giấy và tụ gốm còn có một cách ghi trị số khác là ghi theo số thập phân và lấy đơn vị là MicroFara

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 33


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com

Một cách ghi trị số khác của tụ giấy và tụ gốm.

3. Ý nghĩ của giá trị điện áp ghi trên thân tụ :

 Ta thấy rằng bất kể tụ điện nào cũng được ghi trị số điện áp ngay sau giá trị điện dung, đây chính là
giá trị điện áp cực đại mà tụ chịu được, quá điện áp này tụ sẽ bị nổ.
 Khi lắp tụ vào trong một mạch điện có điện áp là U thì bao giờ người ta cũng lắp tụ điện có giá trị
điện áp Max cao gấp khoảng 1,4 lần.
 Ví dụ mạch 12V phải lắp tụ 16V, mạch 24V phải lắp tụ 35V. vv...

Phân loại tụ điện


Nội dung : Tụ điện không phân cực(Tụ giấy, Tụ gốm), Tụ điện có phân cực ( Tụ hoá ), Tụ xoay .

Tụ điện có nhiều loại như Tụ giấy, Tụ gốm, Tụ mi ca , Tụ hoá nhưng về tính chất thì ta phân tụ là
hai loại chính là tụ không phân cực và tụ phân cực

1. Tụ giấy, Tụ gốm, Tụ mica. (Tụ không phân cực )


Các loại tụ này không phân biệt âm dương và thường có điện dung nhỏ từ 0,47 µF trở xuống, các tụ này
thường được sử dụng trong các mạch điện có tần số cao hoặc mạch lọc nhiễu.

Tụ gốm - là tụ không phân cực.

2. Tụ hoá ( Tụ có phân cực )


Tụ hoá là tụ có phân cực âm dương , tụ hoá có trị số lớn hơn và giá trị từ 0,47µF đến khoảng 4.700 µF ,
tụ hoá thường được sử dụng trong các mạch có tần số thấp hoặc dùng để lọc nguồn, tụ hoá luôn luôn có hình

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 34


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com

trụ..

Tụ hoá - Là tụ có phân cực âm dương.

3. Tụ xoay .
Tụ xoay là tụ có thể xoay để thay đổi giá trị điện dung, tụ này thường được lắp trong Radio để thay đổi
tần số cộng hưởng khi ta dò đài.

Tụ xoay sử dụng trong Radio

Phương pháp kiểm tra tụ điện.


Nội dung : Phương pháp đo kiểm tra tụ giấy và tụ gốm, Phương pháp kiểm tra tụ hoá.

1. Đo kiểm tra tụ giấy và tụ gốm.


Tụ giấy và tụ gốm thường hỏng ở dạng bị dò rỉ hoặc bị chập, để phát hiện tụ dò rỉ hoặc bị chập ta quan sát
hình ảnh sau đây .

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 35


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com

Đo kiểm tra tụ giấy hoặc tụ gốm .

 Ở hình ảnh trên là phép đo kiểm tra tụ gốm, có ba tụ C1 , C2 và C3 có điện dung bằng nhau, trong đó
C1 là tụ tốt, C2 là tụ bị dò và C3 là tụ bị chập.
 Khi đo tụ C1 ( Tụ tốt ) kim phóng lên 1 chút rồi trở về vị trí cũ. ( Lưu ý các tụ nhỏ quá < 1nF thì kim
sẽ không phóng nạp )
 Khi đo tụ C2 ( Tụ bị dò ) ta thấy kim lên lưng chừng thang đo và dừng lại không trở về vị trí cũ.
 Khi đo tụ C3 ( Tụ bị chập ) ta thấy kim lên = 0 Ω và không trở về.
 Lưu ý: Khi đo kiểm tra tụ giấy hoặc tụ gốm ta phải để đồng hồ ở thang x1KΩ hoặc x10KΩ, và phải
đảo chiều kim đồng hồ vài lần khi đo.

2. Đo kiểm tra tụ hoá

Tụ hoá ít khi bị dò hay bị chập như tụ giấy, nhưng chúng lại hay hỏng ở dạng bị khô ( khô hoá chất bên
trong lớp điện môi ) làm điện dung của tụ bị giảm , để kiểm tra tụ hoá , ta thường so sánh độ phóng nạp của
tụ với một tụ còn tốt có cùng điện dung, hình ảnh dưới đây minh hoạ các bước kiểm tra tụ hoá.

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 36


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com
Đo kiểm tra tụ hoá

 Để kiểm tra tụ hoá C2 có trị số 100µF có bị giảm điện dung hay không, ta dùng tụ C1 còn mới có
cùng điện dung và đo so sánh.
 Để đồng hồ ở thang từ x1Ω đến x100Ω ( điện dung càng lớn thì để thang càng thấp )
 Đo vào hai tụ và so sánh độ phóng nạp , khi đo ta đảo chiều que đo vài lần.
 Nếu hai tụ phóng nạp bằng nhau là tụ cần kiểm tra còn tốt, ở trên ta thấy tụ C2 phóng nạp kém hơn
do đó tụ C2 ở trên đã bị khô.
 Trường hợp kim lên mà không trở về là tụ bị dò.

Chú ý : Nếu kiểm tra tụ điện trực tiếp ở trên mạch , ta cần phải hút rỗng một chân tụ khỏi mạch in, sau đó
kiểm tra như trên.

Tụ song song, nối tiếp - Ứng dụng của tụ.


Nội dung : Tụ điện đấu nối tiếp , Tụ điện đấu song song, Một số ứng dụng của tụ điện trong mach.

1 . Tụ điện mắc nối tiếp .

 Các tụ điện mắc nối tiếp có điện dung tương đương C tđ được tính bởi công thức : 1 / C tđ
= (1 / C1 ) + ( 1 / C2 ) + ( 1 / C3 )
 Trường hợp chỉ có 2 tụ mắc nối tiếp thì C tđ = C1.C2 / ( C1 + C2 )
 Khi mắc nối tiếp thì điện áp chịu đựng của tụ tương đương bằng tổng điện áp của các tụ cộng lại. U
tđ = U1 + U2 + U3
 Khi mắc nối tiếp các tụ điện, nếu là các tụ hoá ta cần chú ý chiều của tụ điện, cực âm tụ trước phải
nối với cực dương tụ sau:

Tụ điện mắc nối tiếp Tụ điện mắc song song

2 . Tụ điện mắc song song.

 Các tụ điện mắc song song thì có điện dung tương đương bằng tổng điện dung của các tụ cộng lại .
C = C1 + C2 + C3
 Điện áp chịu đựng của tụ điện tương tương bằng điện áp của tụ có điện áp thấp nhất.
 Nếu là tụ hoá thì các tụ phải được đấu cùng chiều âm dương.

3. Ứng dụng của tụ điện .

Tụ điện được sử dụng rất nhiều trong kỹ thuật điện và điện tử, trong các thiết bị điện tử, tụ điện là một linh
kiện không thể thiếu đươc, mỗi mạch điện tụ đều có một công dụng nhất định như truyền dẫn tín hiệu , lọc
nhiễu, lọc điện nguồn, tạo dao động ..vv...

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 37


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com
Dưới đây là một số những hình ảnh minh hoạ về ứng dụng của tụ điện.

* Tụ điện trong mạch lọc nguồn.

Tụ hoá trong mạch lọc nguồn.

 Trong mạch lọc nguồn như hình trên , tụ hoá có tác dụng lọc cho điện áp một chiều sau khi đã chỉnh
lưu được bằng phẳng để cung cấp cho tải tiêu thụ, ta thấy nếu không có tụ thì áp DC sau đi ốt là điên
áp nhấp nhô, khi có tụ điện áp này được lọc tương đối phẳng, tụ điện càng lớn thì điện áp DC này
càng phẳng.

* Tụ điện trong mạch dao động đa hài tạo xung vuông.

Mạch dao động đa hài sử dụng 2 Transistor

 Bạn có thể lắp mạch trên với các thông số đã cho trên sơ đồ.
 Hai đèn báo sáng sử dụng đèn Led dấu song song với cực CE của hai Transistor, chú ý đấu đúng
chiều âm dương.

Chất bán dẫn . Nội dung: Giới thiệu về chất bán dẫn, Chất bán dẫn loại N, Chất bán dẫn loại P.

1. Chất bán dẫn.


Chất bán dẫn là nguyên liệu để sản xuất ra các loại linh kiện
bán dẫn như Diode, Transistor, IC mà ta đã thấy trong các thiết
bị điện tử ngày nay.

Chất bán dẫn là những chất có đặc điểm trung gian giữa chất dẫn
điện và chất cách điện, về phương diện hoá học thì bán dẫn là những
chất có 4 điện tử ở lớp ngoài cùng của nguyên tử. đó là các chất
Germanium ( Ge) và Silicium (Si)

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 38


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com
Từ các chất bán dẫn ban đầu ( tinh khiết) người ta phải tạo ra hai
loại bán dẫn là bán dẫn loại N và bán dẫn loại P, sau đó ghép các
miếng bán dẫn loại N và P lại ta thu được Diode hay Transistor.

Si và Ge đều có hoá trị 4, tức là lớp ngoài cùng có 4 điện tử, ở thể
tinh khiết các nguyên tử Si (Ge) liên kết với nhau theo liên kết cộng
hoá trị như hình dưới.

Chất bán dẫn tinh khiết .

2. Chất bán dẫn loại N


* Khi ta pha một lượng nhỏ chất có hoá trị 5 như Phospho (P) vào
chất bán dẫn Si thì một nguyên tử P liên kết với 4 nguyên tử Si theo
liên kết cộng hoá trị, nguyên tử Phospho chỉ có 4 điện tử tham gia
liên kết và còn dư một điện tử và trở thành điện tử tự do => Chất bán
dẫn lúc này trở thành thừa điện tử ( mang điện âm) và được gọi là bán
dẫn N ( Negative : âm ).

Chất bán dẫn N

3. Chất bán dẫn loại P


Ngược lại khi ta pha thêm một lượng nhỏ chất có hoá trị 3 như
Indium (In) vào chất bán dẫn Si thì 1 nguyên tử Indium sẽ liên kết
với 4 nguyên tử Si theo liên kết cộng hoá trị và liên kết bị thiếu một
điện tử => trở thành lỗ trống ( mang điện dương) và được gọi là chất
bán dẫn P.

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 39


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com

Chất bán dẫn P


Diode bán dẫn. Nội dung : Cấu tạo của Diode bán dẫn, Phân cực thuận và phân cực ngược cho
Diode bán dẫn, Phương pháp đo kiểm tra Diode, Ứng dụng của Diode.

1. Tiếp giáp P - N và Cấu tạo của Diode bán dẫn.


Khi đã có được hai chất bán dẫn là P và N , nếu ghép hai
chất bán dẫn theo một tiếp giáp P - N ta được một Diode, tiếp
giáp P -N có đặc điểm : Tại bề mặt tiếp xúc, các điện tử dư thừa
trong bán dẫn N khuyếch tán sang vùng bán dẫn P để lấp vào
các lỗ trống => tạo thành một lớp Ion trung hoà về điện => lớp
Ion này tạo thành miền cách điện giữa hai chất bán dẫn.

Mối tiếp xúc P - N => Cấu tạo của Diode .

* Ở hình trên là mối tiếp xúc P - N và cũng chính là cấu tạo của
Diode bán dẫn.

Ký hiệu và hình dáng của Diode bán dẫn.

2. Phân cực thuận cho Diode.


Khi ta cấp điện áp dương (+) vào Anôt ( vùng bán dẫn P ) và điện
áp âm (-) vào Katôt ( vùng bán dẫn N ) , khi đó dưới tác dụng tương
Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 40
GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com
tác của điện áp, miền cách điện thu hẹp lại, khi điện áp chênh lệch giữ
hai cực đạt 0,6V ( với Diode loại Si ) hoặc 0,2V ( với Diode loại Ge )
thì diện tích miền cách điện giảm bằng không => Diode bắt đầu dẫn
điện. Nếu tiếp tục tăng điện áp nguồn thì dòng qua Diode tăng nhanh
nhưng chênh lệch điện áp giữa hai cực của Diode không tăng (vẫn giữ
ở mức 0,6V )

Diode (Si) phân cực thuận - Khi Dode dẫn


điện áp thuận đựơc gim ở mức 0,6V

Đường đặc tuyến của điện áp thuận qua Diode

* Kết luận : Khi Diode (loại Si) được phân cực thuận, nếu điện áp
phân cực thuận < 0,6V thì chưa có dòng đi qua Diode, Nếu áp phân
cực thuận đạt = 0,6V thì có dòng đi qua Diode sau đó dòng điện qua
Diode tăng nhanh nhưng sụt áp thuận vẫn giữ ở giá trị 0,6V .

3. Phân cực ngược cho Diode.


Khi phân cực ngược cho Diode tức là cấp nguồn (+) vào Katôt (bán
dẫn N), nguồn (-) vào Anôt (bán dẫn P), dưới sự tương tác của điện
áp ngược, miền cách điện càng rộng ra và ngăn cản dòng điện đi qua
mối tiếp giáp, Diode có thể chiu được điện áp ngược rất lớn khoảng
1000V thì diode mới bị đánh thủng.

Diode chỉ bị cháy khi áp phân cực ngựơc tăng > = 1000V

4. Phương pháp đo kiểm tra Diode

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 41


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com

Đo kiểm tra Diode

 Đặt đồng hồ ở thang x 1Ω , đặt hai que đo vào hai đầu Diode,
nếu :
 Đo chiều thuận que đen vào Anôt, que đỏ vào Katôt => kim
lên, đảo chiều đo kim không lên là => Diode tốt
 Nếu đo cả hai chiều kim lên = 0Ω => là Diode bị chập.
 Nếu đo thuận chiều mà kim không lên => là Diode bị đứt.
 Ở phép đo trên thì Diode D1 tốt , Diode D2 bị chập và D3 bị
đứt
 Nếu để thang 1KΩ mà đo ngược vào Diode kim vẫn lên một
chút là Diode bị dò.

5. Ứng dụng của Diode bán dẫn .

* Do tính chất dẫn điện một chiều nên Diode thường được sử dụng
trong các mạch chỉnh lưu nguồn xoay chiều thành một chiều, các
mạch tách sóng, mạch gim áp phân cực cho transistor hoạt động .
trong mạch chỉnh lưu Diode có thể được tích hợp thành Diode cầu có
dạng .

Diode cầu trong mạch chỉnh lưu điện xoay chiều .


Các loại Diode Nội dung : Tìm hiểu cấu tạo và công dụng của các loại Diode : Diode ổn áp,
Diode thu quang, Diode phát quang, Diode biến dung, Diode xung, Diode tách sóng, Diode nắn điện.

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 42


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com

1. Diode Zener
* Cấu tạo : Diode Zener có cấu tạo tương tự Diode thường
nhưng có hai lớp bán dẫn P - N ghép với nhau, Diode Zener
được ứng dụng trong chế độ phân cực ngược, khi phân cực
thuận Diode zener như diode thường nhưng khi phân cực ngược
Diode zener sẽ gim lại một mức điện áp cố định bằng giá trị ghi
trên diode.

Hình dáng Diode Zener ( Dz )

Ký hiệu và ứng dụng của Diode zener trong mạch.

 Sơ đồ trên minh hoạ ứng dụng của Dz, nguồn U1 là nguồn có


điện áp thay đổi, Dz là diode ổn áp, R1 là trở hạn dòng.
 Ta thấy rằng khi nguồn U1 > Dz thì áp trên Dz luôn luôn cố
định cho dù nguồn U1 thay đổi.
 Khi nguồn U1 thay đổi thì dòng ngược qua Dz thay đổi, dòng
ngược qua Dz có giá trị giới hạn khoảng 30mA.
 Thông thường người ta sử dụng nguồn U1 > 1,5 => 2 lần Dz
và lắp trở hạn dòng R1 sao cho dòng ngược lớn nhất qua Dz
< 30mA.

Nếu U1 < Dz thì khi U1 thay đổi áp trên Dz cũng thay đổi
Nếu U1 > Dz thì khi U1 thay đổi => áp trên Dz không đổi.

2. Diode Thu quang. ( Photo Diode )


Diode thu quang hoạt động ở chế độ phân cực nghịch, vỏ diode có
một miếng thuỷ tinh để ánh sáng chiếu vào mối P - N , dòng điện

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 43


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com
ngược qua diode tỷ lệ thuận với cường độ ánh sáng chiếu vào diode.

Ký hiệu của Photo Diode

Minh hoạ sự hoạt động của Photo Diode

3. Diode Phát quang ( Light Emiting Diode : LED )


Diode phát phang là Diode phát ra ánh sáng khi được phân cực
thuận, điện áp làm việc của LED khoảng 1,7 => 2,2V dòng qua Led
khoảng từ 5mA đến 20mA

Led được sử dụng để làm đèn báo nguồn, đèn nháy trang trí, báo
trạng thái có điện . vv...

Diode phát quang LED

4. Diode Varicap ( Diode biến dung )


Diode biến dung là Diode có điện dung như tụ điện, và điện dung
biến đổi khi ta thay đổi điện áp ngược đặt vào Diode.

Ứn dụng của Diode biến dung Varicap ( VD )


trong mạch cộng hưởng

 Ở hình trên khi ta chỉnh triết áp VR, điện áp ngược đặt vào
Diode Varicap thay đổi , điện dung của diode thay đổi => làm
thay đổi tần số công hưởng của mạch.
Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 44
GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com
 Diode biến dung được sử dụng trong các bộ kênh Ti vi mầu,
trong các mạch điều chỉnh tần số cộng hưởng bằng điện áp.

5. Diode xung
Trong các bộ nguồn xung thì ở đầu ra của biến áp xung , ta phải
dùng Diode xung để chỉnh lưu. diode xung là diode làm việc ở tần số
cao khoảng vài chục KHz , diode nắn điện thông thường không thể
thay thế vào vị trí diode xung được, nhưng ngựơc lại diode xung có
thể thay thế cho vị trí diode thường, diode xung có giá thành cao hơn
diode thường nhiều lần.
Về đặc điểm , hình dáng thì Diode xung không có gì khác biệt với
Diode thường, tuy nhiên Diode xung thường có vòng dánh dấu đứt
nét hoặc đánh dấu bằng hai vòng

Ký hiệu của Diode xung

6. Diode tách sóng.


Là loại Diode nhỏ vở bằng thuỷ tinh và còn gọi là diode tiếp điểm
vì mặt tiếp xúc giữa hai chất bán dẫn P - N tại một điểm để tránh điện
dung ký sinh, diode tách sóng thường dùng trong các mạch cao tần
dùng để tách sóng tín hiệu.

7. Diode nắn điện.


Là Diode tiếp mặt dùng để nắn điện trong các bộ chỉnh lưu nguồn
AC 50Hz , Diode này thường có 3 loại là 1A, 2A và 5A.

Diode nắn điện 5A


TRANSISTOR ( Bóng bán dẫn ) Nội dung đề cập : Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của
Transistor thuận và Transistor ngược.

1. Cấu tạo của Transistor. ( Bóng bán dẫn )


Transistor gồm ba lớp bán dẫn ghép với nhau hình thành hai
mối tiếp giáp P-N , nếu ghép theo thứ tự PNP ta được
Transistor thuận , nếu ghép theo thứ tự NPN ta được Transistor
ngược. về phương diện cấu tạo Transistor tương đương với hai
Diode đấu ngược chiều nhau .

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 45


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com

Cấu tạo Transistor

 Ba lớp bán dẫn được nối ra thành ba cực , lớp giữa gọi là cực
gốc ký hiệu là B ( Base ), lớp bán dẫn B rất mỏng và có nồng
độ tạp chất thấp.
 Hai lớp bán dẫn bên ngoài được nối ra thành cực phát (
Emitter ) viết tắt là E, và cực thu hay cực góp ( Collector )
viết tắt là C, vùng bán dẫn E và C có cùng loại bán dẫn (loại N
hay P ) nhưng có kích thước và nồng độ tạp chất khác nhau
nên không hoán vị cho nhau được.

2. Nguyên tắc hoạt động của Transistor.

* Xét hoạt động của Transistor NPN .

Mạch khảo sát về nguyên tắc hoạt


động của transistor NPN

Ta cấp một nguồn một chiều UCE vào hai cực C và E trong đó

(+) nguồn vào cực C và (-) nguồn vào cực E.
Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 46
GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com
 Cấp nguồn một chiều UBE đi qua công tắc và trở hạn dòng vào
hai cực B và E , trong đó cực (+) vào chân B, cực (-) vào chân
E.
 Khi công tắc mở , ta thấy rằng, mặc dù hai cực C và E đã
được cấp điện nhưng vẫn không có dòng điện chạy qua mối C
E ( lúc này dòng IC = 0 )
 Khi công tắc đóng, mối P-N được phân cực thuận do đó có
một dòng điện chạy từ (+) nguồn UBE qua công tắc => qua R
hạn dòng => qua mối BE về cực (-) tạo thành dòng IB
 Ngay khi dòng IB xuất hiện => lập tức cũng có dòng IC chạy
qua mối CE làm bóng đèn phát sáng, và dòng IC mạnh gấp
nhiều lần dòng IB
 Như vậy rõ ràng dòng IC hoàn toàn phụ thuộc vào dòng IB và
phụ thuộc theo một công thức .

IC = β.IB

 Trong đó IC là dòng chạy qua mối CE


 IB là dòng chạy qua mối BE
 β là hệ số khuyếch đại của Transistor

Giải thích : Khi có điện áp UCE nhưng các điện tử và lỗ trống


không thể vượt qua mối tiếp giáp P-N để tạo thành dòng điện, khi
xuất hiện dòng IBE do lớp bán dẫn P tại cực B rất mỏng và nồng độ
pha tạp thấp, vì vậy số điện tử tự do từ lớp bán dẫn N ( cực E ) vượt
qua tiếp giáp sang lớp bán dẫn P( cực B ) lớn hơn số lượng lỗ trống
rất nhiều, một phần nhỏ trong số các điện tử đó thế vào lỗ trống tạo
thành dòng IB còn phần lớn số điện tử bị hút về phía cực C dưới tác
dụng của điện áp UCE => tạo thành dòng ICE chạy qua Transistor.

* Xét hoạt động của Transistor PNP .

Sự hoạt động của Transistor PNP hoàn toàn tương tự Transistor


NPN nhưng cực tính của các nguồn điện UCE và UBE ngược lại . Dòng
IC đi từ E sang C còn dòng IB đi từ E sang B.
Ký hiệu & hình dạng của Transistor Nội dung : Ký hiệu của Transistor trên sơ đồ và trên thân ,
Hình dạng thực tế, Cách xác định chân của Transistor.

1. Ký hiệu & hình dáng Transistor .

Ký hiệu của Transistor

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 47


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com

Transistor công xuất nhỏ Transistor công xuất lớn

2. Ký hiệu ( trên thân Transistor )


* Hiện nay trên thị trường có nhiều loại Transistor của nhiều nước
sản xuất nhưng thông dụng nhất là các transistor của Nhật bản, Mỹ và
Trung quốc.

 Transistor Nhật bản : thường ký hiệu là A..., B..., C..., D...


Ví dụ A564, B733, C828, D1555 trong đó các Transistor ký
hiệu là A và B là Transistor thuận PNP còn ký hiệu là C và D
là Transistor ngược NPN. các Transistor A và C thường có
công xuất nhỏ và tần số làm việc cao còn các Transistor B và
D thường có công xuất lớn và tần số làm việc thấp hơn.
 Transistor do Mỹ sản xuất. thường ký hiệu là 2N... ví dụ
2N3055, 2N4073 vv...
 Transistor do Trung quốc sản xuất : Bắt đầu bằng số 3,
tiếp theo là hai chũ cái. Chữ cái thức nhất cho biết loại bóng :
Chữ A và B là bóng thuận , chữ C và D là bòng ngược, chữ
thứ hai cho biết đặc điểm : X và P là bòng âm tần, A và G là
bóng cao tần. Các chữ số ở sau chỉ thứ tự sản phẩm. Thí dụ :
3CP25 , 3AP20 vv..

3. Cách xác định chân E, B, C của Transistor.

 Với các loại Transistor công xuất nhỏ thì thứ tự chân C và B
tuỳ theo bóng của nước nào sả xuất , nhựng chân E luôn ở bên
trái nếu ta để Transistor như hình dưới
 Nếu là Transistor do Nhật sản xuất : thí dụ Transistor C828,
A564 thì chân C ở giữa , chân B ở bên phải.
 Nếu là Transistor Trung quốc sản xuất thì chân B ở giữa ,
chân C ở bên phải.
 Tuy nhiên một số Transistor được sản xuất nhái thì không
theo thứ tự này => để biết chính xác ta dùng phương pháp đo
bằng đồng hồ vạn năng.

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 48


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com
Transistor công xuất nhỏ.

 Với loại Transistor công xuất lớn (như hình dưới ) thì hầu
hết đều có chung thứ tự chân là : Bên trái là cực B, ở giữa là
cực C và bên phải là cực E.

Transistor công xuất lớn thường


có thứ tự chân như trên.

* Đo xác định chân B và C

 Với Transistor công xuất nhỏ thì thông thường chân E ở bên
trái như vậy ta chỉ xác định chân B và suy ra chân C là chân
còn lại.
 Để đồng hồ thang x1Ω , đặt cố định một que đo vào từng chân
, que kia chuyển sang hai chân còn lại, nếu kim lên = nhau thì
chân có que đặt cố định là chân B, nếu que đồng hồ cố định là
que đen thì là Transistor ngược, là que đỏ thì là Transistor
thuận..

ơng pháp kiểm tra Transistor Nội dung : Trình bày phương pháp đo kiểm tra Transistor để xác
định hư hỏng, Các hình ảnh minh hoạ quá trình đo kiểm tra Transistor.

1. Phương pháp kiểm tra Transistor .


Transistor khi hoạt động có thể hư hỏng do nhiều nguyên
nhân, như hỏng do nhiệt độ, độ ẩm, do điện áp nguồn tăng cao
hoặc do chất lượng của bản thân Transistor, để kiểm tra
Transistor bạn hãy nhớ cấu tạo của chúng.

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 49


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com
Cấu tạo của Transistor

 Kiểm tra Transistor ngược NPN tương tự kiểm tra hai Diode
đấu chung cực Anôt, điểm chung là cực B, nếu đo từ B sang C
và B sang E ( que đen vào B ) thì tương đương như đo hai
diode thuận chiều => kim lên , tất cả các trường hợp đo khác
kim không lên.
 Kiểm tra Transistor thuận PNP tương tự kiểm tra hai Diode
đấu chung cực Katôt, điểm chung là cực B của Transistor, nếu
đo từ B sang C và B sang E ( que đỏ vào B ) thì tương đương
như đo hai diode thuận chiều => kim lên , tất cả các trường
hợp đo khác kim không lên.
 Trái với các điều trên là Transistor bị hỏng.
 Transistor có thể bị hỏng ở các trường hợp .
* Đo thuận chiều từ B sang E hoặc từ B sang C => kim
không lên là transistor đứt BE hoặc đứt BC
* Đo từ B sang E hoặc từ B sang C kim lên cả hai chiều là
chập hay dò BE hoặc BC.
* Đo giữa C và E kim lên là bị chập CE.

* Các hình ảnh minh hoạ khi đo kiểm tra Transistor.

Phép đo cho biết Transistor còn tốt .

 Minh hoạ phép đo trên : Trước hết nhìn vào ký hiệu ta biết
được Transistor trên là bóng ngược, và các chân của
Transistor lần lượt là ECB ( dựa vào tên Transistor ). < xem
lại phần xác định chân Transistor >
 Bước 1 : Chuẩn bị đo để đồng hồ ở thang x1Ω
 Bước 2 và bước 3 : Đo thuận chiều BE và BC => kim lên .
 Bước 4 và bước 5 : Đo ngược chiều BE và BC => kim không
lên.
 Bước 6 : Đo giữa C và E kim không lên

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 50


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com
 => Bóng tốt.

----------------------------------------------------------------------

Phép đo cho biết Transistor bị chập BE

 Bước 1 : Chuẩn bị .
 Bước 2 : Đo thuận giữa B và E kim lên = 0 Ω
 Bước 3: Đo ngược giữa B và E kim lên = 0 Ω
 => Bóng chập BE

-----------------------------------------------------------------

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 51


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com
Phép đo cho biết bóng bị đứt BE

 Bước 1 : Chuẩn bị .
 Bước 2 và 3 : Đo cả hai chiều giữa B và E kim không lên.
 => Bóng đứt BE

---------------------------------------------------------

Phép đo cho thấy bóng bị chập CE

 Bước 1 : Chuẩn bị .
 Bước 2 và 4 : Đo cả hai chiều giữa C và E kim lên = 0 Ω
 => Bóng chập CE
 Trường hợp đo giữa C và E kim lên một chút là bị dò CE.

Các thông số KT, Sò C.Xuất Nội dung : Các thông số kỹ thuật của Transistor, Transistor số
(Digital transistor), Sò công xuất .

1. Các thông số kỹ thuật của Transistor

 Dòng điện cực đại : Là dòng điện giới hạn của transistor,
vượt qua dòng giới hạn này Transistor sẽ bị hỏng.
 Điện áp cực đại : Là điện áp giới hạn của transistor đặt
vào cực CE , vượt qua điện áp giới hạn này Transistor sẽ
bị đánh thủng.
 Tấn số cắt : Là tần số giới hạn mà Transistor làm việc
bình thường, vượt quá tần số này thì độ khuyếch đại của
Transistor bị giảm .
 Hệ số khuyếch đại : Là tỷ lệ biến đổi của dòng ICE lớn
gấp bao nhiêu lần dòng IBE
 Công xuất cực đại : Khi hoat động Transistor tiêu tán
một công xuất P = UCE . ICE nếu công xuất này vượt quá
Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 52
GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com
công xuất cực đại của Transistor thì Transistor sẽ bị hỏng
.

2. Một số Transistor đặc biệt .

* Transistor số ( Digital Transistor ) : Transistor số có cấu tạo


như Transistor thường nhưng chân B được đấu thêm một điện trở vài
chục KΩ

Transistor số thường được sử dụng trong các mạch công tắc , mạch
logic, mạch điều khiển , khi hoạt động người ta có thể đưa trực tiếp áp
lệnh 5V vào chân B để điều khiển đèn ngắt mở.

Minh hoạ ứng dụng của Transistor Digital

* Ký hiệu : Transistor Digital thường có các ký hiệu là DTA...(


dền thuận ), DTC...( đèn ngược ) , KRC...( đèn ngược ) KRA...( đèn
thuận), RN12...( đèn ngược ), RN22...(đèn thuận ), UN...., KSR... .
Thí dụ : DTA132 , DTC 124 vv...

* Transistor công xuất dòng ( công xuất ngang )

Transistor công xuất lớn thường được gọi là sò. Sò dòng, Sò


nguồn vv..các sò này được thiết kế để điều khiển bộ cao áp hoặc biến
áp nguồn xung hoạt động , Chúng thường có điện áp hoạt động cao
và cho dòng chịu đựng lớn. Các sò công xuất dòng( Ti vi mầu)
thường có đấu thêm các diode đệm ở trong song song với cực CE.

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 53


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com

Sò công xuất dòng trong Ti vi mầu


Cấp nguồn và định thiên cho Transistor Nội dung : Ứng dụng của Transistor, Cấp nguồn cho
Transistor, Định thiên ( phân cực ) cho Transistor hoạt động, Mạch phân cực có hồi tiếp.

1. Ứng dụng của Transistor.

Thực ra một thiết bị không có Transistor thì chưa phải là thiết bị


điện tử, vì vậy Transistor có thể xem là một linh kiện quan trọng nhất
trong các thiết bị điện tử, các loại IC thực chất là các mạch tích hợp
nhiều Transistor trong một linh kiện duy nhất, trong mạch điện ,
Transistor được dùng để khuyếch đại tín hiệu Analog, chuyển trạng
thái của mạch Digital, sử dụng làm các công tắc điện tử, làm các bộ
tạo dao động v v...

2. Cấp điện cho Transistor ( Vcc - điện áp cung cấp )

Để sử dụng Transistor trong mạch ta cần phải cấp cho nó một


nguồn điện, tuỳ theo mục đích sử dụng mà nguồn điện được cấp trực
tiếp vào Transistor hay đi qua điện trở, cuộn dây v v... nguồn điện
Vcc cho Transistor được quy ước là nguồn cấp cho cực CE.

Cấp nguồn Vcc cho Transistor ngược và thuận

 Ta thấy rằng : Nếu Transistor là ngược NPN thì Vcc phải là


nguồn dương (+), nếu Transistor là thuận PNP thì Vcc là
nguồn âm (-)

3. Định thiên ( phân cực ) cho Transistor .

* Định thiên : là cấp một nguồn điện vào chân B ( qua trở định
thiên) để đặt Transistor vào trạng thái sẵn sàng hoạt động, sẵn sàng

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 54


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com
khuyếch đại các tín hiệu cho dù rất nhỏ.

* Tại sao phải định thiên cho Transistor nó mới sẵn sàng hoạt
động ? : Để hiếu được điều này ta hãy xét hai sơ đồ trên :

 Ở trên là hai mạch sử dụng transistor để khuyếch đại tín hiệu,


một mạch chân B không được định thiên và một mạch chân B
được định thiên thông qua Rđt.
 Các nguồn tín hiệu đưa vào khuyếch đại thường có biên độ
rất nhỏ ( từ 0,05V đến 0,5V ) khi đưa vào chân B( đèn chưa
có định thiên) các tín hiệu này không đủ để tạo ra dòng IBE (
đặc điểm mối P-N phaỉ có 0,6V mới có dòng chạy qua ) => vì
vậy cũng không có dòng ICE => sụt áp trên Rg = 0V và điện
áp ra chân C = Vcc
 Ở sơ đồ thứ 2 , Transistor có Rđt định thiên => có dòng IBE,
khi đưa tín hiệu nhỏ vào chân B => làm cho dòng IBE tăng
hoặc giảm => dòng ICE cũng tăng hoặc giảm , sụt áp trên Rg
cũng thay đổi => và kết quả đầu ra ta thu được một tín hiệu
tương tự đầu vào nhưng có biên độ lớn hơn.

=> Kết luận : Định thiên ( hay phân cực) nghĩa là tạo một dòng
điện IBE ban đầu, một sụt áp trên Rg ban đầu để khi có một nguồn tín
hiệu yếu đi vào cực B , dòng IBE sẽ tăng hoặc giảm => dòng ICE cũng
tăng hoặc giảm => dẫn đến sụt áp trên Rg cũng tăng hoặc giảm => và
sụt áp này chính là tín hiệu ta cần lấy ra .

3. Một số mach định thiên khác .

* Mạch định thiên dùng hai nguồn điện khác nhau .

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 55


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com
Mạch định thiên dùng hai nguồn điện khác nhau

* Mach định thiên có điện trở phân áp


Để có thể khuếch đại được nhiều nguồn tín hiệu mạnh yếu khác
nhau, thì mạch định thiên thường sử dụng thêm điện trở phân áp Rpa
đấu từ B xuống Mass.

Mạch định thiên có điện trở phân áp Rpa

* Mạch định thiên có hồi tiếp .


Là mạch có điện trở định thiên đấu từ đầu ra (cực C ) đến đầu vào (
cực B) mạch này có tác dụng tăng độ ổn định cho mạch khuyếch đại
khi hoạt động.

Mạch Khuyếch Đại Nội dung đề cập : Khái niệm về mạch khuyếch đại, Mạch khuyếch đại dòng
điện, điện áp, công xuất. Các chế độ làm việc: Mạch khuyếch đại chế độ A, chế độ B, chế độ AB, chế
độ C.

1. Khái niệm về mạch khuyếh đại .

Mạch khuyếch đại được sử dụng trong hầu hết các thiết bị điện tử,
như mạch khuyếch đại âm tần trong Cassete, Âmply, Khuyếch đại tín
hiệu video trong Ti vi mầu v.v ...

Có ba loại mạch khuyếch đại chính là :

 Khuyếch đại về điện áp : Là mạch khi ta đưa một tín hiệu


có biên độ nhỏ vào, đầu ra ta sẽ thu được một tín hiệu có
Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 56
GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com
biên độ lớn hơn nhiều lần.
 Mạch khuyếch đại về dòng điện : Là mạch khi ta đưa một
tín hiệu có cường độ yếu vào, đầu ra ta sẽ thu được một
tín hiệu cho cường độ dòng điện mạnh hơn nhiều lần.
 Mạch khuyếch đại công xuất : Là mạch khi ta đưa một tín
hiệu có công xuất yếu vào , đầu ra ta thu được tín hiệu có
công xuất mạnh hơn nhiều lần, thực ra mạch khuyếch đại
công xuất là kết hợp cả hai mạch khuyếch đại điện áp và
khuyếch đại dòng điện làm một.

2. Các chế độ hoạt động của mạch khuyếch đại.

Các chế độ hoạt động của mạch khuyếch đại là phụ thuộc vào chế
độ phân cực cho Transistor, tuỳ theo mục đích sử dụng mà mạch
khuyếch đại được phân cực để KĐ ở chế độ A, chế độ B , chế độ AB
hoặc chế độ C

a) Mạch khuyếch đại ở chế độ A.


Là các mạch khuyếch đại cần lấy ra tín hiệu hoàn toàn giốn với tín
hiệu ngõ vào.

Mạch khuyếch đại chế độ A khuyếch đại


cả hai bán chu kỳ tín hiệu ngõ vào

* Để Transistor hoạt động ở chế độ A, ta phải định thiên sao cho


điện áp UCE ~ 60% ÷ 70% Vcc.
* Mạch khuyếch đại ở chế độ A được sử dụng trong các mạch
trung gian như khuyếch đại cao tần, khuyếch đại trung tần, tiền
khuyếch đại v v..

b) Mach khuyếch đại ở chế độ B.


Mạch khuyếch đại chế độ B là mạch chỉ khuyếch đại một nửa chu
kỳ của tín hiệu, nếu khuyếch đại bán kỳ dương ta dùng transistor
NPN, nếu khuyếch đại bán kỳ âm ta dùng transistor PNP, mạch
khuyếch đại ở chế độ B không có định thiên.

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 57


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com

Mạch khuyếch đại ở chế độ B chỉ khuyếch


đại một bán chu kỳ của tín hiệu ngõ vào.

* Mạch khuyếch đại chế độ B thường được sử dụng trong các


mạch khuếch đại công xuất đẩy kéo như công xuất âm tần, công xuất
mành của Ti vi, trong các mạch công xuất đẩy kéo , người ta dùng hai
đèn NPN và PNP mắc nối tiếp , mỗi đèn sẽ khuyếch đại một bán chu
kỳ của tín hiệu, hai đèn trong mạch khuyếch đại đẩy kéo phải có các
thông số kỹ thuật như nhau :

* Mạch khuyếch đại công xuất kết hợp cả hai chế độ A và B .

Mạch khuyếch đại công xuất Âmply có : Q1 khuyếch đại ở


chế độ A, Q2 và Q3 khuyếch đại ở chế độ B, Q2 khuyếch đại
cho bán chu kỳ dương, Q3 khuyếch đại cho bán chu kỳ âm.

c) Mạch khuyếch đại ở chế độ AB.


Mạch khuyếch đại ở chế độ AB là mạch tương tự khuyếch đại ở
chế độ B , nhưng có định thiện sao cho điện áp UBE sấp sỉ 0,6 V,
mạch cũng chỉ khuyếch đại một nửa chu kỳ tín hiệu và khắc phục
hiện tượng méo giao điểm của mạch khuyếch đại chế độ B, mạch này
cũng được sử dụng trong các mạch công xuất đẩy kéo .

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 58


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com
d) Mạch khuyếch đại ở chế độ C
Là mạch khuyếch đại có điện áp UBE được phân cự ngược với mục
đích chỉ lấy tín hiệu đầu ra là một phần đỉnh của tín hiệu đầu vào,
mạch này thường sử dụng trong các mạch tách tín hiệu : Thí dụ mạch
tách xung đồng bộ trong ti vi mầu.

Ứng dụng mạch khuyếch đại chế độ C trong


mạch tách xung đồng bộ Ti vi mầu.
Ba cách mắc Transistor cơ bản Nội dung đề cập : Transistor mắc theo kiểu E chung (mạch
khuyếch đại điện áp), Transistor mắc theo kiều C chung (mạch khuyếch đại dòng điện), Transistor
mắc kiểu B chung.

1. Transistor mắc theo kiểu E chung.

Mạch mắc theo kiểu E chung có cực E đấu trực tiếp xuống mass
hoặc đấu qua tụ xuống mass để thoát thành phần xoay chiều, tín hiệu
đưa vào cực B và lấy ra trên cực C, mạch có sơ đồ như sau :

Mạch khuyếch đại điện áp mắc kiểu E chung ,


Tín hiệu đưa vào cực B và lấy ra trên cực C

Rg : là điện trở ghánh , Rđt : Là điện trở


định thiên, Rpa : Là điện trở phân áp .

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 59


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com
Đặc điểm của mạch khuyếch đại E chung.

 Mạch khuyếch đại E chung thường được định thiên sao cho
điện áp UCE khoảng 60% ÷ 70 % Vcc.
 Biên độ tín hiệu ra thu được lớn hơn biên độ tín hiệu vào
nhiều lần, như vậy mạch khuyếch đại về điện áp.
 Dòng điện tín hiệu ra lớn hơn dòng tín hiệu vào nhưng không
đáng kể.
 Tín hiệu đầu ra ngược pha với tín hiệu đầu vào : vì khi điện áp
tín hiệu vào tăng => dòng IBE tăng => dòng ICE tăng => sụt áp
trên Rg tăng => kết quả là điện áp chân C giảm , và ngược lại
khi điện áp đầu vào giảm thì điện áp chân C lại tăng => vì
vậy điện áp đầu ra ngược pha với tín hiệu đầu vào.
 Mạch mắc theo kiểu E chung như trên được ứng dụng nhiều
nhất trong thiết bị điện tử.

2. Transistor mắc theo kiểu C chung.

Mạch mắc theo kiểu C chung có chân C đấu vào mass hoặc dương
nguồn ( Lưu ý : về phương diện xoay chiều thì dương nguồn tương
đương với mass ) , Tín hiệu được đưa vào cực B và lấy ra trên cực E ,
mạch có sơ đồ như sau :

Mạch mắc kiểu C chung , tín hiệu đưa


vào cực B và lấy ra trên cực E

Đặc điểm của mạch khuyếch đại C chung .

 Tín hiệu đưa vào cực B và lấy ra trên cực E


 Biên độ tín hiệu ra bằng biên độ tín hiệu vào : Vì mối BE luôn
luôn có giá trị khoảng 0,6V do đó khi điện áp chân B tăng bao
nhiêu thì áp chân C cũng tăng bấy nhiêu => vì vậy biên độ tín
hiệu ra bằng biên độ tín hiệu vào .
 Tín hiệu ra cùng pha với tín hiệu vào : Vì khi điện áp vào tăng
=> thì điện áp ra cũng tăng, điện áp vào giảm thì điện áp ra
cũng giảm.
 Cường độ của tín hiệu ra mạnh hơn cường độ của tín hiệu vào
nhiều lần : Vì khi tín hiệu vào có biên độ tăng => dòng IBE sẽ
tăng => dòng ICE cũng tăng gấp β lần dòng IBE vì
ICE = β.IBE giả sử Transistor có hệ số khuyếch đại β = 50
lần thì khi dòng IBE tăng 1mA => dòng ICE sẽ tăng 50mA,
dòng ICE chính là dòng của tín hiệu đầu ra, như vậy tín hiệu
đầu ra có cường độ dòng điện mạnh hơn nhiều lần so với tín
Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 60
GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com
hiệu vào.
 Mạch trên được ứng dụng nhiều trong các mạch khuyếch đại
đêm (Damper), trước khi chia tín hiệu làm nhiều nhánh ,
người ta thường dùng mạch Damper để khuyếch đại cho tín
hiệu khoẻ hơn . Ngoài ra mạch còn được ứng dụng rất nhiều
trong các mạch ổn áp nguồn ( ta sẽ tìm hiểu trong phần sau )

3. Transistor mắc theo kiểu B chung.

 Mạch mắc theo kiểu B chung có tín hiệu đưa vào chân E và
lấy ra trên chân C , chân B được thoát mass thông qua tụ.
 Mach mắc kiểu B chung rất ít khi được sử dụng trong thực tế.

Mạch khuyếch đại kiểu B chung , khuyếch


đại về điện áp và không khuyếch đại về dòng điện.
Các kiểu ghép tầng Nội dung : Khái niệm về ghép tầng , Ghép tầng qua tụ điện, Ghép tầng qua
biến áp, Ghép tầng trực tiếp.

Khái niệm về ghép tầng : Một thiết bị điện tử gồm có nhiều


khối kết hợp lại, mỗi khối lại có nhiều tầng khuyếch đại được
mắc nối tiếp với nhau và khi mắc nối tiếp thường sử dụng một
trong các kiểu ghép sau :

 Ghép tầng qua tụ điện.


 Ghép tầng qua biến áp .
 Ghép tầng trực tiếp.

Ta hãy xét các trường hợp cụ thể :

1. Ghép tầng qua tụ điện.


* Sơ đồ mạch ghép tầng qua tụ điện

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 61


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com

Mạch khuyếch đại đầu từ - có hai tầng khuyếch


đại được ghép với nhau qua tụ điện.

 Ở trên là sơ đồ mạch khuyếch đại đầu từ trong đài Cassette,


mạch gồm hai tầng khuyếch đại mắc theo kiểu E chung, các
tầng được ghép tín hiệu thông qua tụ điện, người ta sử dụng
các tụ C1 , C3 , C5 làm tụ nối tầng cho tín hiệu xoay chiều
đi qua và ngăn áp một chiều lại, các tụ C2 và C4 có tác dụng
thoát thành phần xoay chiều từ chân E xuống mass, C6 là tụ
lọc nguồn.
 Ưu điểm của mạch là đơn giản, dễ lắp do đó mạch được sử
dụng rất nhiều trong thiết bị điện tử, nhược điểm là không
khai thác được hết khả năng khuyếch đại của Transistor do đó
hệ số khuyếch đại không lớn.
 Ở trên là mạch khuyếch đại âm tần, do đó các tụ nối tầng
thường dùng tụ hoá có trị số từ 1µF ÷ 10µF.
 Trong các mạch khuyếch đại cao tần thì tụ nối tầng có trị số
nhỏ khoảng vài nanô Fara.

2.Ghép tầng qua biến áp .


* Sơ đồ mạch trung tần tiếng trong Radio sử dụng biến áp ghép tầng

Tầng Trung tần tiếng của Radio sử dụng biến áp ghép tầng.

 Ở trên là sơ đồ mạch trung tần Radio sử dụng các biến áp


Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 62
GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com
ghép tầng, tín hiệu đầu ra của tầng này được ghép qua biến áp
để đi vào tầng phía sau.
 Ưu điểm của mạch là phối hợp được trở kháng giữa các tầng
do đó khai thác được tối ưu hệ số khuyếch đại , hơn nữa cuộn
sơ cấp biến áp có thể đấu song song với tụ để cộng hưởng khi
mạch khuyếch đại ở một tần số cố định.
 Nhược điểm : nếu mạch hoạt động ở dải tần số rộng thì gây
méo tần số, mạch chế tạo phức tạp và chiếm nhiều diện tích.

2.Ghép tầng trực tiếp .

* Kiểu ghép tầng trực tiếp thường được dùng trong các mạch
khuyếch đại công xuất âm tần.

Mạch khuyếch đại công xuất âm tần có đèn đảo pha Q1


được ghép trực tiếp với hai đèn công xuất Q2 và Q3.
Phương pháp kiểm tra một tầng KĐ Nội dung: Biểu hiện của một tầng khuyếch đại được phân
cực đúng, Phân cực sai, Phương pháp kiểm tra một tầng khuyếch đại.

1. Trong các mạch khuyếch đại ( chế độ A ) thì phân cực


như thế nào là đúng.

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 63


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com

Mạch khuyếch đại được phân cực đúng.

 Mạch khuyếch đại ( chế độ A) được phân cực đúng là mạch



UBE ~ 0,6V ; UCE ~ 60% ÷ 70% Vcc
 Khi mạch được phân cực đúng ta thấy , tín hiệu ra có biên độ
lớn nhất và không bị méo tín hiệu .

1. Mạch khuyếch đại ( chế độ A ) bị phân cực sai.

Mạch khuyếch đại bị phân cực sai, điện áp UCE quá thấp .

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 64


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com

Mạch khuyếch đại bị phân cực sai, điện áp UCE quá cao .

 Khi mạch bị phân cực sai ( tức là UCE quá thấp hoặc quá cao )
ta thấy rằng tín hiệu ra bị méo dạng, hệ số khuyếch đại của
mạch bị giảm mạnh.
 Hiện tượng méo dạng trên sẽ gây hiện tượng âm thanh bị rè
hay bị nghẹt ở các mạch khuyếch đại âm tần.

Phương pháp kiểm tra một tầng khuyếch đại.

 Một tầng khuyếch đại nếu ta kiểm tra thấy UCE quá thấp so với
nguồn hoặc quá cao sấp sỉ bằng nguồn => thì tầng khuyếch
đại đó có vấn đề.
 Nếu UCE quá thấp thì có thể do chập CE( hỏng Transistor) ,
hoặc đứt Rg.
 Nếu UCE quá cao ~ Vcc thì có thể đứt Rđt hoặc hỏng
Transistor.
 Một tầng khuyếch đại còn tốt thông thường có :
UBE ~ 0,6V ; UCE ~ 60% ÷ 70% Vcc

Chỉnh lưu điện xoay chiều Nội dung: Tổng quát về bộ nguồn, Mạch chỉnh lưu bán chu kỳ,
Mạch chỉnh lưu cả chu kỳ.

1. Bộ nguồn trong các mạch điện tử .

Trong các mạch điện tử của các thiết bị như Radio -Cassette,
Âmlpy, Ti vi mầu, Đầu VCD v v... chúng sử dụng nguồn một chiều
DC ở các mức điện áp khác nhau, nhưng ở ngoài zắc cắm của các
thiết bị này lại cắm trực tiếp vào nguồn điện AC 220V 50Hz , như
vậy các thiết bị điện tử cần có một bộ phận để chuyển đổi từ nguồn
xoay chiều ra điện áp một chiều , cung cấp cho các mạch trên, bộ
phận chuyển đổi bao gồm :

 Biến áp nguồn : Hạ thế từ 220V xuống các điện áp thấp


hơn như 6V, 9V, 12V, 24V v v ...
 Mạch chỉnh lưu : Đổi điện AC thành DC.
 Mạch lọc Lọc gợn xoay chiều sau chỉnh lưu cho nguồn
Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 65
GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com
DC phẳng hơn.
 Mạch ổn áp : Giữ một điện áp cố định cung cấp cho tải
tiêu thụ

Sơ đồ tổng quát của mạch cấp nguồn.

2. Mạch chỉnh lưu bán chu kỳ .

Mạch chỉnh lưu bán chu kỳ sử dụng một Diode mắc nối tiếp với tải
tiêu thụ, ở chu kỳ dương => Diode được phân cực thuận do đó có
dòng điện đi qua diode và đi qua tải, ở chu kỳ âm , Diode bị phân cực
ngược do đó không có dòng qua tải.

Dạng điện áp đầu ra của mạch chỉnh lưu bán chu kỳ.

2. Mạch chỉnh lưu cả chu kỳ

Mạch chỉnh lưu cả chu kỳ thường dùng 4 Diode mắc theo hình
cầu (còn gọi là mạch chỉnh lưu cầu) như hình dưới.

Mạch chỉnh lưu cả chu kỳ .

 Ở chu kỳ dương ( đầu dây phía trên dương, phía dưới âm)
dòng điện đi qua diode D1 => qua Rtải => qua diode D4 về
Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 66
GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com
đầu dây âm
 Ở chu kỳ âm, điện áp trên cuộn thứ cấp đảo chiều ( đầu dây ở
trên âm, ở dưới dương) dòng điện đi qua D2 => qua Rtải =>
qua D3 về đầu dây âm.
 Như vậy cả hai chu kỳ đều có dòng điện chạy qua tải.

Mạch lọc nguồn, mạch chỉnh lưu x2 Nội dung : Ý nghĩa của tụ điện trong mạch lọc nguồn ,
Dạng điện áp của mạch chỉnh lưu không có tụ lọc, Nguyên lý mạch chỉnh lưu nhân 2.

1. Mạch lọc dùng tụ điện.

Sau khi chỉnh lưu ta thu được điện áp một chiều nhấp nhô, nếu
không có tụ lọc thì điện áp nhấp nhô này chưa thể dùng được vào các
mạch điện tử , do đó trong các mạch nguồn, ta phải lắp thêm các tụ
lọc có trị số từ vài trăm µF đến vài ngàn µF vào sau cầu Diode chỉnh
lưu.

Dạng điện áp DC của mạch chỉnh lưu


trong hai trường hợp có tụ và không có tụ

 Sơ đồ trên minh hoạ các trường hợp mạch nguồn có tụ lọc và


không có tụ lọc.
 Khi công tắc K mở, mạch chỉnh lưu không có tụ lọc tham gia ,
vì vậy điện áp thu được có dạng nhấp nhô.
 Khi công tắc K đóng, mạch chỉnh lưu có tụ C1 tham gia lọc
nguồn , kết quả là điện áp đầu ra được lọc tương đối phẳng,
nếu tụ C1 có điện dung càng lớn thì điện áp ở đầu ra càng
bằng phẳng, tụ C1 trong các bộ nguồn thường có trị số khoảng
vài ngàn µF .

Minh hoạ : Điện dụng của tụ lọc càng lớn

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 67


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com
thì điện áp đầu ra càng bằng phẳng.

 Trong các mạch chỉnh lưu, nếu có tụ lọc mà không có tải hoặc
tải tiêu thụ một công xuất không đáng kể so với công xuất của
biến áp thì điện áp DC thu được là DC = 1,4.AC

3. Mạch chỉnh lưu nhân 2 .

Sơ đồ mạch nguồn chỉnh lưu nhân 2

 Để trở thành mạch chỉnh lưu nhân 2 ta phải dùng hai tụ hoá
cùng trị số mắc nối tiếp, sau đó đấu 1 đầu của điện áp xoau
chiều vào điểm giữa hai tụ => ta sẽ thu được điện áp tăng gấp
2 lần.
 Ở mạch trên, khi công tắc K mở, mạch trở về dạng chỉnh lưu
thông thường .
 Khi công tắc K đóng, mạch trở thành mạch chỉnh lưu nhân 2,
và kết quả là ta thu được điện áp ra tăng gấp 2 lần.

Mạch ổn áp cố định, IC ổn áp Nội dung : Mạch ổn áp cố định dùng Diode Zener, Mạch ổn áp
dùng Transistor khuyếch đại, IC ổn áp LA7805, LA7808, ứng dụng của IC ổn áp trong các mạch cấp
nguồn.

1. Mạch ổn áp cố định dùng Diode Zener.

Mạch ổn áp tạo áp 33V cố định cung cấp


cho mạch dò kênh trong Ti vi mầu

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 68


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com
 Từ nguồn 110V không cố định thông qua điện trở hạn
dòng R1 và gim trên Dz 33V để lấy ra một điện áp cố
định cung cấp cho mạch dò kệnh
 Khi thiết kế một mạch ổn áp như trên ta cần tính toán điện
trở hạn dòng sao cho dòng điện ngược cực đại qua Dz phải
nhỏ hơn dòng mà Dz chịu được, dòng cực đại qua Dz là
khi dòng qua R2 = 0
 Như sơ đồ trên thì dòng cực đại qua Dz bằng sụt áp trên
R1 chia cho giá trị R1 , gọi dòng điện này là I1 ta có

I1 = (110 - 33 ) / 7500 = 77 / 7500 ~ 10mA

Thông thường ta nên để dòng ngược qua Dz ≤ 25 mA

2. Mạch ổn áp cố định dùng Transistor, IC ổn áp .

Mạch ổn áp dùng Diode Zener như trên có ưu điểm là đơn giản


nhưng nhược điểm là cho dòng điện nhỏ ( ≤ 20mA ) . Để có thể tạo ra
một điện áp cố định nhưng cho dòng điện mạnh hơn nhiều lần người ta
mắc thêm Transistor để khuyếch đại về dòng như sơ đồ dưới đây.

Mạch ổn áp có Transistor khuyếch đại

 Ở mạch trên điện áp tại điểm A có thể thay đổi và còn gợn
xoay chiều nhưng điện áp tại điểm B không thay đổi và tương
đối phẳng.
 Nguyên lý ổn áp : Thông qua điện trở R1 và Dz gim cố định
điện áp chân B của Transistor Q1, giả sử khi điện áp chân E
đèn Q1 giảm => khi đó điện áp UBE tăng => dòng qua đèn Q1
tăng => làm điện áp chân E của đèn tăng , và ngược lại ...
 Mạch ổn áp trên đơn giản và hiệu quả nên được sử dụng rất
rộng dãi và người ta đã sản xuất các loại IC họ LA78.. để thay
thế cho mạch ổn áp trên, IC LA78.. có sơ đồ mạch như phần
mạch có mầu xanh của sơ đồ trên.

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 69


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com

IC ổn áp họ LA78.. IC ổn áp LA7805

 LA7805 IC ổn áp 5V
 LA7808 IC ổn áp 8V
 LA7809 IC ổn áp 9V
 LA7812 IC ổn áp 12V

Lưu ý : Họ IC78.. chỉ cho dòng tiêu thụ khoảng 1A trở xuống, khi
ráp IC trong mạch thì U in > Uout từ 3 đến 5V khi đó IC mới phát huy
tác dụng.

3. Ứng dụng của IC ổn áp họ 78..

IC ổn áp họ 78.. được dùng rộng rãi trong các bộ nguồn , như Bộ


nguồn của đầu VCD, trong Ti vi mầu, trong máy tính v v...

Ứng dụng của IC ổn áp LA7805 và


LA7808 trong bộ nguồn đầu VCD
Nguồn ổn áp tuyến tính Nội dung : Tổng quát về mạch nguồn ổn áp tuyến tính có hồi tiếp, Phân
tích mạch nguồn ổn áp tuyến tính trong Ti vi đen trắng, trong Ti vi Nội địa nhật.

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 70


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com
1. Sơ đồ khối của mạch ổn áp có hồi tiếp .

Sơ đồ khối của mạch ổn áp có hồi tiếp .

* Một số đặc điểm của mạch ổn áp có hồi tiếp :

 Cung cấp điện áp một chiều ở đầu ra không đổi trong hai
trường hợp điện áp đầu vào thay đổi hoặc dòng tiêu thụ của tải
thay đổi , tuy nhiên sự thay đổi này phải có giới hạn.
 Cho điện áp một chiều đầu ra có chất lượng cao, giảm thiểu
được hiện tượng gợn xoay chiều.

* Nguyên tắc hoạt động của mạch.

 Mạch lấy mẫu sẽ theo dõi điện áp đầu ra thông qua một cầu
phân áp tạo ra ( Ulm : áp lấy mẫu)
 Mạch tạo áp chuẩn => gim lấy một mức điện áp cố định (Uc :
áp chuẩn )
 Mạch so sánh sẽ so sánh hai điện áp lấy mẫu Ulm và áp chuẩn
Uc để tạo thành điện áp điều khiển.
 Mạch khuếch đại sửa sai sẽ khuếch đại áp điều khiển, sau đó
đưa về điều chỉnh sự hoạt động của đèn công xuất theo hướng
ngược lại, nếu điện áp ra tăng => thông qua mạch hồi tiếp
điều chỉnh => đèn công xuất dẫn giảm =>điện áp ra giảm
xuống . Ngược lại nếu điện áp ra giảm => thông qua mạch hồi
tiếp điều chỉnh => đèn công xuất lại dẫn tăng => và điện áp ra
tăng lên =>> kết quả điện áp đầu ra không thay đổi.

2. Phân tích hoạt động của mạch nguồn có hồi tiếp trong Ti vi
đen trắng Samsung

Điện áp đầu vào còn gợn xoay chiều Điện áp đầu ra bằng phẳng

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 71


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com

Mạch ổn áp tuyến tính trong Ti vi Samsung đen trắng .

* Ý nghĩa các linh kiện trên sơ đồ.

 Tụ 2200µF là tụ lọc nguồn chính, lọc điện áp sau chỉnh lưu


18V , đây cũng là điện áp đầu vào của mạch ổn áp, điện áp
này có thể tăng giảm khoảng 15%.
 Q1 là đèn công xuất nguồn cung cấp dòng điện chính cho tải ,
điện áp đầu ra của mạc ổn áp lấy từ chân C đèn Q1 và có giá
trị 12V cố định .
 R1 là trở phân dòng có công xuất lớn ghánh bớt một phần
dòng điện đi qua đèn công xuất.
 Cầu phân áp R5, VR1 và R6 tạo ra áp lấy mẫu đưa vào chân B
đèn Q2 .
 Diode zener Dz và R4 tạo một điện áp chuẩn cố định so với
điện áp ra.
 Q2 là đèn so sánh và khuyếch đại điện áp sai lệch => đưa về
điều khiển sự hoạt động của đèn công xuất Q1.
 R3 liên lạc giữa Q1 và Q2, R2 phân áp cho Q1

* Nguyên lý hoạt động .

 Điện áp đầu ra sẽ có xu hướng thay đổi khi Điện áp đầu vào


thay đổi, hoặc dòng tiêu thụ thay đổi.
 Giả sử : Khi điện áp vào tăng => điện áp ra tăng => điện áp
chân E đèn Q2 tăng nhiều hơn chân B ( do có Dz gim từ chân
E đèn Q2 lên Ura, còn Ulm chỉ lấy một phần Ura ) do đó UBE
giảm => đèn Q2 dẫn giảm => đèn Q1 dẫn giảm => điện áp ra
giảm xuống. Tương tự khi Uvào giảm, thông qua mạch điều
chỉnh => ta lại thu được Ura tăng. Thời gian điều chỉnh của
vòng hồi tiếp rất nhanh khoảng vài µ giây và được các tụ lọc
đầu ra loại bỏ, không làm ảnh hưởng đến chất lượng của điện
áp một chiều => kết quả là điện áp đầu ra tương đối phẳng.
 Khi điều chỉnh biến trở VR1 , điện áp lấy mẫu thay đổi, độ
dẫn đèn Q2 thay đổi , độ dẫn đèn Q1 thay đổi => kết quả là
điện áp ra thay đổi, VR1 dùng để điều chỉnh điẹn áp ra theo ý

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 72


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com
muốn .

3. Mạch nguồn Ti vi nội địa nhật.

Sơ đồ mạch nguồn ổn áp tuyến tính


trong Ti vi mầu nội địa Nhật .

 C1 là tụ lọc nguồn chính sau cầu Diode chỉnh lưu.


 C2 là tụ lọc đầu ra của mạch nguồn tuyến tính.
 Cầu phân áp R4, VR1, R5 tạo ra điện áp lấy mẫu ULM
 R2 và Dz tạo ra áp chuẩn Uc
 R3 liên lạc giữa Q3 và Q2, R1 định thiên cho đèn công xuất
Q1
 R6 là điện trở phân dòng, là điện trở công xuất lớn .
 Q3 là đèn so sánh và khuếch đại áp dò sai
 Khuếch đại điện áp dò sai
 Q1 đèn công xuất nguồn
 => Nguồn làm việc trong dải điện áp vào có thể thay đổi 10%,
điện áp ra luôn luôn cố định .

Bài tập : Bạn đọc hãy phân tích nguyên


lý hoạt động của mạch nguồn trên.
Mạch tạo dao động Nội dung : Khái niệm về mạch dao động, Mạch tạo dao động hình sin,
Mạch dao động đa hài, Tự lắp mạch đèn nháy.

1. Khái niệm về mạch dao động.

Mạch dao động được ứng dụng rất nhiều trong các thiết bị điện
tử, như mạch dao động nội trong khối RF Radio, trong bộ kênh Ti
vi mầu, Mạch dao động tạo xung dòng , xung mành trong Ti vi ,
tạo sóng hình sin cho IC Vi xử lý hoạt động v v...

Mạch dao động hình Sin



Mạch dao động đa hài

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 73
GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com
 Mạch dao động nghẹt
 Mạch dao động dùng IC

2. Mạch dao động hình Sin


Người ta có thể tạo dao động hình Sin từ các linh kiện L - C
hoặc từ thạch anh.

* Mạch dao động hình Sin dùng L - C

Mạch dao động hình Sin dùng L - C

 Mach dao động trên có tụ C1 // L1 tạo thành mạch dao động


L -C Để duy trì sự dao động này thì tín hiệu dao động được
đưa vào chân B của Transistor, R1 là trở định thiên cho
Transistor, R2 là trở gánh để lấy ra tín hiệu dao động ra ,
cuộn dây đấu từ chân E Transistor xuống mass có tác dụng
lấy hồi tiếp để duy trì dao động. Tần số dao động của mạch
phụ thuộc vào C1 và L1 theo công thức

f = 1 / 2..( L1.C1 )1/2

* Mạch dao động hình sin dùng thạch anh.

Mạch tạo dao động bằng thạch anh .

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 74


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com
 X1 : là thạch anh tạo dao động , tần số dao động được ghi
trên thân của thach anh, khi thạch anh được cấp điện thì nó
tự dao động ra sóng hình sin.thạch anh thường có tần số dao
động từ vài trăm KHz đến vài chục MHz.
 Đèn Q1 khuyếch đại tín hiệu dao động từ thạch anh và cuối
cùng tín hiệu được lấy ra ở chân C.
 R1 vừa là điện trở cấp nguồn cho thạch anh vừa định thiên
cho đèn Q1
 R2 là trở ghánh tạo ra sụt áp để lấy ra tín hiệu .

Thạch anh dao động trong Tivi mầu, máy tính

3. Mạch dao động đa hài.

Mạch dao động đa hài tạo xung vuông

* Bạn có thể tự lắp sơ đồ trên với các thông số như sau :

 R1 = R4 = 1 K
 R2 = R3 = 100K
 C1 = C2 = 10µF/16V
 Q1 = Q2 = đèn C828
 Hai đèn Led
 Nguồn Vcc là 6V DC
 Tổng giá thành lịnh kiện hết khoảng 4.000 VNĐ

* Giải thích nguyên lý hoạt động : Khi cấp nguồn , giả sử đèn
Q1 dẫn trước, áp Uc đèn Q1 giảm => thông qua C1 làm áp Ub đèn
Q2 giảm => Q2 tắt => áp Uc đèn Q2 tăng => thông qua C2 làm áp
Ub đèn Q1 tăng => xác lập trạng thái Q1 dẫn bão hoà và Q2 tắt ,
sau khoảng thời gian t , dòng nạp qua R3 vào tụ C1 khi điện áp này
> 0,6V thì đèn Q2 dẫn => áp Uc đèn Q2 giảm => tiếp tục như vậy
cho đến khi Q2 dẫn bão hoà và Q1 tắt, trạng thái lặp đi lặp lại và

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 75


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com
tạo thành dao động, chu kỳ dao động phụ thuộc vào C1, C2 và R2,
R3.
Thiết kế mạch dao động = IC Nội dung : IC tạo dao động họ XX555, Thiết kế mạch dao động
tạo ra xung vuông có tần số và độ rộng bất kỳ.

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 76


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com

1. IC tạo dao động XX555 ; XX có thể là TA hoặc LA v


v ...

Mạch dao động tạo xung bằng IC 555

 Bạn hãy mua một IC họ 555 và tự lắp cho mình một mạch tạo
dao động theo sơ đồ nguyên lý như trên.
 Vcc cung cấp cho IC có thể sử dụng từ 4,5V đến 15V , đường
mạch mầu đỏ là dương nguồn, mạch mầu đen dưới cùng là âm
nguồn.
 Tụ 103 (10nF) từ chân 5 xuống mass là cố định và bạn có thể
bỏ qua ( không lắp cũng được )
 Khi thay đổi các điện trở R1, R2 và giá trị tụ C1 bạn sẽ thu
được dao động có tần số và độ rộng xung theo ý muốn theo
công thức.

1.4
T = 0.7 × (R1 + 2R2) × C1 và f =
(R1 + 2R2) × C1

T = Thời gian của một chu kỳ toàn phần tính bằng (s)
f = Tần số dao động tính bằng (Hz)
R1 = Điện trở tính bằng ohm (
R2 = Điện trở tính bằng ohm ( 
C1 = Tụ điện tính bằng Fara ( 

T = Tm + Ts T : chu kỳ toàn phần


Tm = 0,7 x ( R1 + R2 ) x C1 Tm : thời gian điện mức cao
Ts = 0,7 x R2 x C1 Ts : thời gian điện mức thấp

Chu kỳ toàn phần T bao gồm thời gian có điện


mức cao Tm và thời gian có điện mức thấp Ts

 Từ các công thức trên ta có thể tạo ra một dao động xung
Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 77
GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com
vuông có độ rộng Tm và Ts bất kỳ.
 Sau khi đã tạo ra xung có Tm và Ts ta có T = Tm + Ts và f =
1/ T

* Thí dụ bạn thiết kế mạch tạo xung như hình dưới đây.

Mạch tạo xung có Tm = 0,1s , Ts = 1s

Bài tập : Lắp mạch dao động trên với các thông số :

 C1 = 10µF = 10 x 10-6 = 10-5 F


 R1 = R2 = 100K = 100 x 103 
 Tính Ts và Tm = ? Tính tần số f = ?

Bài làm :

 Ta có Ts = 0,7 x R2 x C1 = 0,7 x 100.103 x 10-5 = 0,7 s


Tm = 0,7 x ( R1 + R2 ) x C1 =
= 0,7 x 200.103 x 105 = 1,4 s
 => T = Tm + Ts = 1,4s + 0,7s = 2,1s
 => f =1 / T = 1/2,1 ~ 0,5 Hz

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 78


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com
Dao dộng nghẹt ( Blocking) Nội dung : Nguyên lý hoạt động của mạch dao động nghẹt, Dao
động nghẹt hồi tiếp âm, hồi tiếp dương.

1. Mạch dao động nghẹt ( Blocking OSC )

Mạh dao động nghẹt có nguyên tắc hoạt động khá đơn giản, mạch
được sử dụng rộng rãi trong các bộ nguồn xung ( switching ), mạch
có cấu tạo như sau :

Mạch dao động nghẹt

Mạch dao động nghẹt bao gồm :

 Biến áp : Gồm cuộn sơ cấp 1-2 và cuộn hồi tiếp 3-4, cuộn thứ
cấp 5-6
 Transistor Q tham gia dao động và đóng vai trò là đèn công
xuất ngắt mở tạo ra dòng điện biến thiên qua cuộn sơ cấp.
 Trở định thiên R1 ( là điện trở mồi )
 R2, C2 là điện trở và tụ điện hồi tiếp

Có hai kiểu mắc hồi tiếp là hồi tiếp dương và hồi tiếp âm, ta xét
cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của từng mạch.

* Mạch dao động nghẹt hồi tiếp âm .

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 79


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com
 Mạch hồi tiếp âm có cuộn hồi tiếp 3-4 quấn ngược chiều với
cuộn sơ cấp 1-2 , và điện trở mồi R1 có trị số nhỏ khoảng
100K , mạch thường được sử dụng trong các bộ nguồn công
xuất nhỏ khoảng 20W trở xuống
 Nguyên tắc hoạt động : Khi cấp nguồn, dòng định thiên qua
R1 kích cho đèn Q1 dẫn khá mạnh, dòng qua cuộn sơ cấp 1-2
tăng nhanh tạo ra từ trường biến thiên => cảm ứng sang cuộn
hồi tiếp, chiều âm của cuộn hồi tiếp được đưa về chân B đèn
Q thông qua R2, C2 làm điện áp chân B đèn Q giảm < 0V =>
đèn Q lập tức chuyển sang trạng thái ngắt, sau khoảng thời
gian t dòng điện qua R1 nạp vào tụ C2 làm áp chân B đèn Q
tăng => đèn Q dẫn lặp lại chu kỳ thứ hai => tạo thành dao
động .
 Mạch dao động nghẹt hồi tiếp âm có ưu điểm là dao động
nhanh, nhưng có nhược điểm dễ bị xốc điện làm hỏng đèn Q
do đó mạch thường không sử dụng trong các bộ nguồn công
xuất lớn.

* Mạch dao động nghẹt hồi tiếp dương .

 Mạch dao động nghẹt hồi tiếp dương có cuộn hồi tiếp 3-4
quấn thuận chiều với cuộn sơ cấp 1-2, điện trở mồi R1 có trị
số lớn khoảng 470K
 Vì R1 có trị số lớn, lên dòng định thiên qua R1 ban đầu nhỏ
=> đèn Q dẫn tăng dần => sinh ra từ trường biến thiên cảm
ứng lên cuộn hồi tiếp => điện áp hồi tiếp lấy chiều dương hồi
tiếp qua R2, C2 làm đèn Q dẫn tăng => và tiếp tục cho đến
khi đèn Q dẫn bão hoà, Khi đèn Q dẫn bão hoà, dòng điện qua
cuộn 1-2 không đổi => mất điện áp hồi tiếp => áp chân B đèn
Q giảm nhanh và đèn Q lập tức chuyển sang trạng thái ngắt,
chu kỳ thứ hai lặp lại như trạng thái ban đầu và tạo thành dao
động.
 Mạch này có ưu điểm là rất an toàn dao động từ từ không bị
xốc điện, và được sử dụng trong các mạch nguồn công xuất
lớn như nguồn Ti vi mầu.

* Xem lại lý thuyế về cảm ứng điện từ :

Thí nghiệm về hiện tượng cảm ứng điện từ trong biến áp.

Ở thí nghiệm trên ta thấy rằng , bóng đèn chỉ loé sáng trong thời
điểm công tắc đóng hoặc ngắt , nghĩa là khi dòng điện chạy qua cuộn
sơ cấp biến đổi, trong trường hợp có dòng điện chạy qua cuộn sơ cấp

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 80


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com
nhưng không đổi cũng không tạo ra điện áp cảm trên cuộn thứ cấp
Transistor trường - Mosfet Nội dung: Giới thiệu về Mosfet, Cấu tạo, ký hiệu và nguyên tắc
hoạt động của Mosfet.

1. Giới thiệu về Mosfet

Mosfet là Transistor hiệu ứng trường ( Metal Oxide


Semiconductor Field Effect Transistor ) là một Transistor đặc biệt có
cấu tạo và hoạt động khác với Transistor thông thường mà ta đã biết,
Mosfet có nguyên tắc hoạt động dựa trên hiệu ứng từ trường để tạo ra
dòng điện, là linh kiện có trở kháng đầu vào lớn thích hợn cho
khuyếch đại các nguồn tín hiệu yếu, Mosfet được sử dụng nhiều trong
các mạch nguồn Monitor, nguồn máy tính .

Transistor hiệu ứng trường Mosfet

2. Cấu tạo và ký hiệu của Mosfet.

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 81


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com

Ký hiệu và sơ đồ chân tương đương


giữa Mosfet và Transistor

* Cấu tạo của Mosfet.

Cấu tạo của Mosfet ngược Kênh N

 G : Gate gọi là cực cổng


 S : Source gọi là cực nguồn
 D : Drain gọi là cực máng
 Mosfet kện N có hai miếng bán dẫn loại P đặt trên nền bán
dẫn N, giữa hai lớp P-N được cách điện bởi lớp SiO2 hai
miếng bán dẫn P được nối ra thành cực D và cực S, nền bán
dẫn N được nối với lớp màng mỏng ở trên sau đó được dấu ra
thành cực G.
 Mosfet có điện trở giữa cực G với cực S và giữa cực G với
cực D là vô cùng lớn , còn điện trở giữa cực D và cực S phụ
thuộc vào điện áp chênh lệch giữa cực G và cực S ( UGS )
 Khi điện áp UGS = 0 thì điện trở RDS rất lớn, khi điện áp UGS >
0 => do hiệu ứng từ trường làm cho điện trở RDS giảm, điện
áp UGS càng lớn thì điện trở RDS càng nhỏ.

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 82


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com
3. Nguyên tắc hoạt động của Mosfet

Mạch điện thí nghiệm.

Mạch thí nghiệm sự hoạt động của Mosfet

 Thí nghiệm : Cấp nguồn một chiều UD qua một bóng đèn D
vào hai cực D và S của Mosfet Q (Phân cực thuận cho Mosfet
ngược) ta thấy bóng đèn không sáng nghĩa là không có dòng
điện đi qua cực DS khi chân G không được cấp điện.
 Khi công tắc K1 đóng, nguồn UG cấp vào hai cực GS làm điện
áp UGS > 0V => đèn Q1 dẫn => bóng đèn D sáng.
 Khi công tắc K1 ngắt, điện áp tích trên tụ C1 (tụ gốm) vẫn
duy trì cho đèn Q dẫn => chứng tỏ không có dòng điện đi qua
cực GS.
 Khi công tắc K2 đóng, điện áp tích trên tụ C1 giảm bằng 0 =>
UGS= 0V => đèn tắt
 => Từ thực nghiệm trên ta thấy rằng : điện áp đặt vào chân G
không tạo ra dòng GS như trong Transistor thông thường mà
điện áp này chỉ tạo ra từ trường => làm cho điện trở RDS giảm
xuống .

Kiểm tra Mosfet - Ứng dụng Mosfet Nội dung : Phương pháp đo để xác định Mosfet còn tốt,
Mosfet bị hỏng. Ứng dụng của Mosfet trong thực tế, Kiểm tra Mosfet trong mạch điện.

1. Đo kiểm tra Mosfet

 Một Mosfet còn tốt : Là khi đo trở kháng giữa G với S và


giữa G với D có điện trở bằng vô cùng ( kim không lên cả hai
chiều đo) và khi G đã được thoát điện thì trở kháng giữa D và
S phải là vô cùng.

Các bước kiểm tra như sau :

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 83


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com

Đo kiểm tra Mosfet ngược thấy còn tốt.

 Bước 1 : Chuẩn bị để thang x1K


 Bước 2 : Nạp cho G một điện tích ( để que đen vào G que đỏ
vào S hoặc D )
 Bước 3 : Sau khi nạp cho G một điện tích ta đo giữa D và S (
que đen vào D que đỏ vào S ) => kim sẽ lên.
 Bước 4 : Chập G vào D hoặc G vào S để thoát điện chân G.
 Bước 5 : Sau khi đã thoát điện chân G đo lại DS như bước 3
kim không lên.
 => Kết quả như vậy là Mosfet tốt.

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 84


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com

Đo kiểm tra Mosfet ngược thấy bị chập

 Bước 1 : Để đồng hồ thang x 1K


 Đo giữa G và S hoặc giữa G và D nếu kim lên = 0 là chập
 Đo giữa D và S mà cả hai chiều đo kim lên = 0 là chập D
S

2. Ứng dung của Mosfet trong thực tế

Mosfet trong nguồn xung của Monitor

Mosfet được sử dụng làm đèn công xuất nguồn Monitor

Trong bộ nguồn xung của Monitor hoặc máy vi tính, người ta


thường dùng cặp linh kiện là IC tạo dao động và đèn Mosfet, dao
động tạo ra từ IC có dạng xung vuông được đưa đến chân G của
Mosfet, tại thời điểm xung có điện áp > 0V => đèn Mosfet dẫn, khi
xung dao động = 0V Mosfet ngắt => như vậy dao động tạo ra sẽ điều
khiển cho Mosfet liên tục đóng ngắt tạo thành dòng điện biến thiên
Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 85
GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com
liên tục chạy qua cuộn sơ cấp => sinh ra từ trường biến thiên cảm ứng
lên các cuộn thứ cấp => cho ta điện áp ra.

* Đo kiểm tra Mosfet trong mạch .


Khi kiểm tra Mosfet trong mạch , ta chỉ cần để thang x1 và đo
giữa D và S => Nếu 1 chiều kim lên đảo chiều đo kim không lên =>
là Mosfet bình thường, Nếu cả hai chiều kim lên = 0  là Mosfet bị
chập DS.
Bảng tra cứu Mosfet thông dụng Nội dung : Bảng danh sách tra cứu các loại Mosfet thông dụng
trên thị trường Việt Nam

1. Bảng tra cứu Mosfet thông dụng

Hướng dẫn :

 Loại kênh dẫn : P-Channel : là Mosfet thuận , N-


Channel là Mosfet ngược.
 Đặc điểm ký thuật : Thí dụ: 3A, 25W : là dòng D-S
cực đại và công xuất cực đại.

STT Ký hiệu Loại kênh dẫn Đặc điểm kỹ thuật


1 2SJ306 P-Channel 3A , 25W
2 2SJ307 P-Channel 6A, 30W
3 2SJ308 P-Channel 9A, 40W
4 2SK1038 N-Channel 5A, 50W
5 2SK1117 N-Channel 6A, 100W
6 2SK1118 N-Channel 6A, 45W
7 2SK1507 N-Channel 9A, 50W
8 2SK1531 N-Channel 15A, 150W
9 2SK1794 N-Channel 6A,100W
10 2SK2038 N-Channel 5A,125W
11 2SK2039 N-Channel 5A,150W
12 2SK2134 N-Channel 13A,70W
13 2SK2136 N-Channel 20A,75W
14 2SK2141 N-Channel 6A,35W
15 2SK2161 N-Channel 9A,25W
16 2SK2333 N-FET 6A,50W
17 2SK400 N-Channel 8A,100W
18 2SK525 N-Channel 10A,40W
19 2SK526 N-Channel 10A,40W
20 2SK527 N-Channel 10A,40W
21 2SK555 N-Channel 7A,60W
22 2SK556 N-Channel 12A,100W
23 2SK557 N-Channel 12A,100W
24 2SK727 N-Channel 5A,125W
25 2SK791 N-Channel 3A,100W
26 2SK792 N-Channel 3A,100W
27 2SK793 N-Channel 5A,150W
28 2SK794 N-Channel 5A,150W
29 BUZ90 N-Channel 5A,70W
Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 86
GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com
30 BUZ90A N-Channel 4A,70W
31 BUZ91 N-Channel 8A,150W
32 BUZ 91A N-Channel 8A,150W
33 BUZ 92 N-Channel 3A,80W
34 BUZ 93 N-Channel 3A,80W
35 BUZ 94 N-Channel 8A,125W
36 IRF 510 N-Channel 5A,43W
37 IRF 520 N-Channel 9A,60W
38 IRF 530 N-Channel 14A,88W
39 IRF 540 N-Channel 28A,150W
40 IRF 610 N-Channel 3A,26W
41 IRF 620 N-Channel 5A,50W
42 IRF 630 N-Channel 9A,74W
43 IRF 634 N-Channel 8A,74W
44 IRF 640 N-Channel 18A,125W
45 IRF 710 N-Channel 2A,36W
46 IRF 720 N-Channel 3A,50W
47 IRF 730 N-Channel 5A,74W
48 IRF 740 N-Channel 10A,125W
49 IRF 820 N-Channel 2A,50W
50 IRF 830 N-Channel 4A,74W
51 IRF 840 N-Channel 8A,125W
52 IRF 841 N-Channel 8A,125W
53 IRF 842 N-Channel 7A,125W
54 IRF 843 N-Channel 7A,125W
55 IRF 9610 P-Channel 2A,20W
56 IRF 9620 P-Channel 3A,40W
57 IRF 9630 P-Channel 6A,74W
58 IRF 9640 P-Channel 11A,125W
59 IRFI 510G N-Channel 4A,27W
60 IRFI 520G N-Channel 7A,37W
61 IRFI 530G N-Channel 10A,42W
62 IRFI 540G N-Channel 17A,48W
63 IRFI 620G N-Channel 4A,30W
64 IRFI 630G N-Channel 6A,35W
65 IRFI 634G N-Channel 6A,35W
66 IRFI 640G N-Channel 10A,40W
67 IRFI 720G N-Channel 3A,30W
68 IRFI 730G N-Channel 4A,35W
69 IRFI 740G N-Channel 5A,40W
70 IRFI 820G N-Channel 2A,30W
71 IRFI 830G N-Channel 3A,35W
72 IRFI 840G N-Channel 4A,40W
73 IRFI 9620G P-Channel 2A,30W
74 IRFI 9630G P-Channel 4A,30W
75 IRFI 9640G P-Channel 6A,40W
76 IRFS 520 N-Channel 7A,30W
77 IRFS 530 N-Channel 9A,35W
78 IRFS 540 N-Channel 15A,40W
Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 87
GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com
79 IRFS 620 N-Channel 4A,30W
80 IRFS 630 N-Channel 6A,35W
81 IRFS 634 N-Channel 5A,35W
82 IRFS 640 N-Channel 10A,40W
83 IRFS 720 N-Channel 2A,30W
84 IRFS 730 N-Channel 3A,35W
85 IRFS 740 N-Channel 3A,40W
86 IRFS 820 N-Channel 2A-30W
87 IRFS 830 N-Channel 3A-35W
88 IRFS 840 N-Channel 4A-40W
89 IRFS 9620 P-Channel 3A-30W
90 IRFS 9630 P-Channel 4A-35W
91 IRFS 9640 P-Channel 6A-40W
92 J177(2SJ177) P-Channel 0.5A-30W
93 J109(2SJ109) P-Channel 20mA,0.2W
94 J113(2SK113) P-Channel 10A-100W
95 J114(2SJ114) P-Channel 8A-100W
96 J118(2SJ118) P-Channel 8A
97 J162(2SJ162) P-Channel 7A-100W
98 J339(2SJ339) P-Channel 25A-40W
K30A/2SK304/
99 N-Channel 10mA,1W
2SK30R
100 K214/2SK214 N-Channel 0.5A,1W
101 K389/2SK389 N-Channel 20mA,1W
102 K399/2SK399 N-Channel 10-100
103 K413/2SK413 N-Channel 8A
104 K1058/2SK1058 N-Channel
105 K2221/2SK2221 N-Channel 8A-100W
106 MTP6N10 N-Channel 6A-50W
107 MTP6N55 N-Channel 6A-125W
108 MTP6N60 N-Channel 6A-125W
109 MTP7N20 N-Channel 7A-75W
110 MTP8N10 N-Channel 8A-75W
111 MTP8N12 N-Channel 8A-75W
112 MTP8N13 N-Channel 8A-75W
113 MTP8N14 N-Channel 8A-75W
114 MTP8N15 N-Channel 8A-75W
115 MTP8N18 N-Channel 8A-75W
116 MTP8N19 N-Channel 8A-75W
117 MTP8N20 N-Channel 8A-75W
118 MTP8N45 N-Channel 8A-125W
119 MTP8N46 N-Channel 8A-125W
120 MTP8N47 N-Channel 8A-125W
121 MTP8N48 N-Channel 8A-125W
122 MTP8N49 N-Channel 8A-125W
123 MTP8N50 N-Channel 8A-125W
124 MTP8N80 N-Channel 8A-75W
Thyristor - cấu tạo & ứng dụng Nội dung : Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Thyristor,
phương pháp kiểm tra Thyristor, Ứng dụng của Thyristor.
Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 88
GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com

1. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Thyristor

Cấu tạo Thyristor Ký hiệu của Thyristor Sơ đồ tương tương

Thyristor có cấu tạo gồm 4 lớp bán dẫn ghép lại tạo thành hai
Transistor mắc nối tiếp, một Transistor thuận và một Transistor
ngược ( như sơ đồ tương đương ở trên ) . Thyristor có 3 cực là Anot,
Katot và Gate gọi là A-K-G, Thyristor là Diode có điều khiển , bình
thường khi được phân cực thuận, Thyristor chưa dẫn điện, khi có một
điện áp kích vào chân G => Thyristor dẫn cho đến khi điện áp đảo
chiều hoặc cắt điện áp nguồn Thyristor mới ngưng dẫn..

Thí nghiệm sau đây minh hoạ sự hoạt động của Thyristor

Thí nghiêm minh hoạ sự hoạt động của Thyristor.

 Ban đầu công tắc K2 đóng, Thyristor mặc dù được phân cực
thuận nhưng vẫn không có dòng điện chạy qua, đèn không
sáng.
 Khi công tắc K1 đóng, điện áp U1 cấp vào chân G làm đèn
Q2 dẫn => kéo theo đèn Q1 dẫn => dòng điện từ nguồn U2 đi
qua Thyristor làm đèn sáng.

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 89


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com
 Tiếp theo ta thấy công tắc K1 ngắt nhưng đèn vẫn sáng, vì khi
Q1 dẫn, điện áp chân B đèn Q2 tăng làm Q2 dẫn, khi Q2 dẫn
làm áp chân B đèn Q1 giảm làm đèn Q1 dẫn , như vậy hai đèn
định thiên cho nhau và duy trì trang thái dẫn điện.
 Đèn sáng duy trì cho đến khi K2 ngắt => Thyristor không
được cấp điện và ngưng trang thái hoạt động.
 Khi Thyristor đã ngưng dẫn, ta đóng K2 nhưng đèn vẫn không
sáng như trường hợp ban đầu.

Hình dáng Thyristor

Đo kiểm tra Thyristor

Đo kiểm tra Thyristor

Đặt động hồ thang x1 , đặt que đen vào Anot, que đỏ vào Katot
ban đầu kim không lên , dùng Tovit chập chân A vào chân G => thấy
đồng hồ lên kim , sau đó bỏ Tovit ra => đồng hồ vẫn lên kim => như
vậy là Thyristor tốt .

Ứng dụng của Thyristor

Thyristor thường được sử dụng trong các mạch chỉnh lưu nhân đôi
tự động của nguồn xung Ti vi mầu .

Thí dụ mạch chỉnh lưu nhân 2 trong nguồn Ti vi mầu JVC 1490 có
sơ đồ như sau :

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 90


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com

Ứng dụng của Thyristor trong mạch chỉnh lưu


nhân 2 tự động của nguồn xung Tivi mầu JVC
Sơ đồ khối Radio - Cassette Nội dung : Phân tích sơ đồ khối của Radio - Cassette, các biểu hiện
khi hư hỏng các khối chức năng.

1. Sơ đồ khối của Radio - Cassette .

Sơ đồ khối của Radio - Cassette

Phân tích sơ đồ khối của Radio - Cassette

1. Khối nguồn ( Power) : Khối nguồn có nhiệm vụ cung cấp


nguồn một chiều từ 9 đến 12V cho tầng công xuất Audio và
áp DC6V cho các tầng Graphic Equalizer, Radio và tầng
khuyếch đại đầu từ (Head amply ) , mạch Regu là mạch ổn áp
cố định, tạo điện áp 6V
2. Tầng khuếch đại công xuất âm tần ( Audio Amply ) :
Khuếch đại tín hiệu âm tần từ khối Equalizer đưa sang cho đủ
mạnh rồi đưa ra loa phát ra âm thanh, khối này sử dụng nguồn
DC từ 9 đến 12V
3. Tầng Graphic Equalizer ( chỉnh âm sắc ) : Tầng này giúp
người sử dụng điều chỉnh sắc thái âm thanh như điều chỉnh
tần số, điều chỉnh Bass -Treec, điều chỉnh âm lượng .
Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 91
GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com
4. Tầng khuếch đại đầu từ ( Head Amply) : Tín hiệu âm tần
thu được từ đầu từ rất yếu được tầng này khuếch đại lên biên
độ đủ lớn trước khi đưa sang tầng Equalizer .
5. Tầng Radio : Tầng Radio thu sóng từ các đài phát sau đó tách
sóng để lấy ra tín hiệu âm tần cung cấp cho tầng Equa lizer.
6. Chuyển mạch Function : Là chuyển mạch lựa chọn Radio
hay Cassette, chuyển mạch bao gồm chuyển mạch tín hiệu và
chuyển mạch đường cấp nguồn cho các tầng Radio và
Khuyếch đại đầu từ.

Radio - Cassette SONY

Các biểu hiện ( bệnh đặc trưng ) khi hỏng các tầng của máy.

 Hỏng khối nguồn : Máy không có đèn báo, không vào điện,
băng không quay.
 Hỏng loa : Mất âm thanh hoặc âm thanh bị dè.
 Hỏng tầng công suất ( Audio amply ) : Không có âm thanh
hoặc âm thanh nói nhỏ và nghẹt mũi.
 Hỏng Equalizer : Không có âm thanh hoặc âm thanh nói nhỏ
 Hỏng mạch ổn áp (Regu) : Có đèn báo nguồn, băng có quay
nhựng không có âm thanh , cả Radio và Cassette đều mất.
 Hỏng đầu từ : Radio nói bình thường , cassette nói nhỏ và chỉ
còn tiếng trầm , mất tiếng thanh.
 Hỏng tầng khuếch đại đầu từ (Head amply ) : Radio nói bình
thường nhưng không có âm thanh Cassette.
 Hỏng tầng Radio : Cassette nói bình thường, nhưng Radio
không có âm thanh.

Để có thể sửa được các bệnh trên, các bài sau chúng tôi sẽ giúp bạn
tìm hiểu nguyên lý hoạt động chi tiết của mỗi khối , và phương pháp
kiểm tra sửa chữa của từng bệnh cụ thể.
Khối cấp nguồn Radio - Cassette Nội dung : Phân tích nguyên lý hoạt động của khối cấp
nguồn, Phương pháp kiểm tra sử chữa khối cấp nguồn.

1. Khối cấp nguồn của Radio - Cassette.

a) Chức năng các linh kiện trong mạch cấp nguồn và các

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 92


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com
tầng tiêu thụ nguồn

Sơ đồ mạch cấp nguồn của Radio - Cassette

 Biến áp nguồn : Có nhiệm vụ đổi điện áp AC 220V 50Hz


xuống điện áp AC 12V.
 Cấu Diode D1 - D4 : Chỉnh lưu điện áp AC50Hz thành điện
áp DC , Tụ C1 lọc phẳng điện áp DC, C1 là tụ lọc nguồn
chính có giá trị khoảng 2200µF
 Function : Là chuyển mạch chọn Radio hay Cassette, khi
đóng sang Radio, điện áp từ nguồn cấp thẳng vào tầng công
xuất, đồng thời giảm xuống 6V thông qua mạch ổn áp sau đó
qua chuyển mạch đi tới cấp nguồn cho mạch Radio ; Khi
đóng sang Cassette, nếu trên bộ cơ đã Stop thì nguồn dừng lại
ở chuyển mạch, nếu bấm Play trên bộ cơ, điện áp nguồn sẽ đi
qua công tắc SW trên bộ cơ vào cấp điện cho Mô tơ quay
đồng thời cấp điện cho tầng công xuất và giảm áp xuống 6V
cung cấp cho tầng khuếch đại đầu từ.
 Tầng khuếch đại công xuất : Được cấp nguồn trong hai
trường hợp - Chuyển mạch Function đóng sang Radio hoặc
bấm nút Play trên bộ cơ.
 Mạch ổn áp : Được cấp nguồn song song với tầng công xuất ,
mạch ổn áp cung cấp điện áp 6V cho các tầng Equalizer,
Radio và khuếch đại đầu từ.
 Tầng khuếch đại đầu từ : Được cấp nguồn khi chuyển mạch
Function đóng sang Cassette và nút Play được bật.
 Tầng Radio : Được cấp nguồn khi chuyển mạch Function
đóng sang Radio.
 Mô tơ : Được cấp nguồn khi các phím trên bộ có được nhấn,
khi đó công tắc kép SW trên bộ cơ đóng lại..

b) Minh hoạ sự hoạt động của mạch cấp nguồn trong các

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 93


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com
trường hợp : Tắt máy - Mở Radio - Mở Cassette .

Sơ đồ minh hoạ đường nguồn Vcc cho các tầng trong


ba trường hợp : Tắt máy - Mở Radio - Mở Cassette

 Khi tắt máy : Bộ nguồn vẫn hoạt động, điện áp vẫn tồn tại
trên cầu Diode và tụ lọc nguồn chính C1, và đi tới chờ trên
chuyển mạch Function và công tắc SW trên bộ cơ, lúc này
chuyển mạch Function đóng sang Cassette.
 Khi mở Radio : Điện áp nguồn đi qua chuyển mạch Function
vào cấp nguồn cho tầng công suất đồng thời giảm xuống 6V
thông qua đèn ổn áp và tiếp tục đi qua chuyển mạch vào cấp
nguồn cho tầng Radio, lúc này công tắc SW trên bộ cơ ngắt ,
vì vậy Mô tơ không quay.
 Khi mở Cassette : Điện áp nguồn đi qua công tắc kép SW
trên bộ cơ, một nhánh đi vào Mô tơ, một nhánh đi xuống máy
cấp nguồn cho tầng công suất, đồng thời đi qua đèn ổn áp hạ
xuống 6V sau đó tiếp tục đi qua chuyển mạch vào cấp nguồn
cho tầng khuếch đại đầu từ .

=> Nắm vững nguyên lý của mạch cấp nguồn trong Radio -
Cassette , sẽ giúp bạn tìm Pan và sửa chữa Radio - Cassette trở lên
đơn giản vì đa số hư hỏng của Radio - Cassette đều có liên quan đến
mạch cấp nguồn.

=> Nguyên lý hoạt động của biến áp nguồn, mạch chỉnh lưu,
mạch lọc, mạch ổn áp cố định chúng tôi đã giới thiệu ở các chương
trước, để hiểu được phần này , nhất thiết bạn phải tìm hiểu về phần
linh kiện trong các chương ở trên.

c) Phương pháp kiểm tra sửa chữa khối cấp nguồn .

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 94


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com

Hư hỏng khối cấp nguồn thường có biểu hiện máy không vào
điện, không có đèn báo nguồn, băng không quay.

Kiểm tra :

 Để đồng hồ ở thang x1 , đo vào hai đầu cuộn sơ cấp


biến áp 220V AC, nếu kim đồng hồ lên một chút là biến
áp vẫn bình thường, Nếu kim không lên là đứt cầu chì (
ngay sau lớp vở nhựa - trong biến áp - trông như con tụ
gốm ) hoặc biến áp bị cháy, trường hợp cháy biến áp bạn
cần thay một biến áp khác có cùng công xuất.
 Nếu biến áp tốt, bạn cấp nguồn và đo điện áp xoay chiều
( thang AC 50V ) trên hai đầu dây thứ cấp mầu xanh .
 Chuyển sang thang đo DC và đo trên hai đầu tụ lọc, nếu
điện áp thấp hoăc chưa có , bạn cần kiểm tra cầu Diode,
Nếu đã có điện áp ra đủ => Bộ nguồn đã hoạt động tốt.
 Lưu ý : Khi kiểm tra nguồn bạn tạm thời tháo rắc cắm
điện từ bộ nguồn sang máy để cô lập bộ nguồn.

Tầng KĐ công suất - Audio Amply Nội dung : Tầng khuếch đại công xuất dùng Transistor,
Phân tích nguyên lý hoạt động, Tầng khuếch đại công xuất sử dụng IC, Đặc điểm về trở kháng và
điện áp trên các chân IC, Phương pháp xác định IC và các chân quan trong, Phương pháp đo kiểm tra
loa và tầng khuếch đại công xuất.

1. Tầng khuyếch đại công suất dùng Transistor

Sơ đồ tầng khuyếch đại công suất sử dụng Transistor

Nhiệm vụ của các linh kiện :

 Q3 : là Transistor tiền khuếch đại và đảo pha tín hiệu.


 Q4 : là Transistor công suất khuếch đại bán chu kỳ âm
 Q5 : là Transistor công suất khuếch đại bán chu kỳ dương
 Volume : là Triết áp điều chỉnh âm lượng
 C8 : là tụ nối tầng cho tín hiệu âm tần qua, ngăn áp một
chiều lại
 C9 : là tụ ra loa
 R9 và R10 là điện trở định thiên cho đèn Q3, đồng thời là
mạch hồi tiếp âm, hồi tiếp tín hiệu đầu ra trở lại đầu vào,
nhằm tăng cường tính ổn định cho mạch công suất
 R8 là điện trở gánh của đèn Q3 , đồng thời định thiên cho
Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 95
GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com
đèn công suất Q5
 C7 : là tụ lọc nguồn cho tầng công suất
 C6 : là tụ lọc nguồn cho các tầng phía sau
 R7 : là điện trở cấp nguồn cho các tầng phía sau
 D1 và D2 được phân cực thuận để tạo ra sự sụt áp khoảng
1,2V phân cực cho hai đèn công suất

Tầng khuyếch đại công suất dùng Transistor

Phân tích nguyên lý hoạt động của tầng công suất

 Tín hiệu âm tần ra khỏi mạch Equalizer được đưa vào đầu triết
áp Volume, tín hiệu lấy ra ở điểm giữa triết áp có biên độ thay
đổi tuỳ theo mức độ điều chỉnh của người sử dụng => tín hiệu
được đưa qua tụ C8 đi vào đèn Q3 khuếch đại, Q3 là đèn
khuếch đại về biên độ điện áp, Q3 được định thiên sao cho
UCE của Q3 0,5Vcc ( để đạt được giá trị này người ta điều
chỉnh R10 )
 Hai đèn công suất được mắc đẩy kéo để khuếch đại cho hai
nửa chu kỳ của tín hiệu, tín hiệu vào B ra E do đó hai đèn
công suất khuếch đại về cường độ dòng điện
 Tín hiệu lấy ra từ chân E của hai đèn công suất có cường độ
đủ mạnh được ghép qua tụ C9 đưa ra loa
 Nguồn nuôi của mạch trên có thể thay đổi từ 6V đến 12V, khi
thay đổi nguồn nuôi ta chỉ việc thay đổi R10 để thu được UCE
của hai đèn công suất cân bằng.
 Các bạn có thể lắp mạch trên theo các thông số ghi trong
phần tự lắp Cassette.

2. Tầng khuếch đại công suất dùng IC

Khái niệm về IC công suất : IC là viết tắt của từ Intergated Circuit


nghĩa là mạch tích hợp : là mạch điện tử gồm nhiều linh kiện tích
hợp trong một khối duy nhất để thực hiện một hay nhiều chức năng ,
thí dụ IC công suất âm tần thì làm chức năng khuếch đại công suất âm
tần, IC tổng trong Ti vi mầu có thể thực hiện hàng chục các chức
Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 96
GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com
năng khác nhau.

IC khuếch đại công suất âm tần trong Cassette

Với mạch sử dụng IC khuếch đại công suất ta cần nắm được
các điểm chính sau :

 Chân cấp nguồn Vcc cho IC


 Chân nhận tín hiệu vào Audio in
 Chân đưa tín hiệu ra loa Audio out

Đặc điểm về điện áp và trở kháng của các chân IC

 IC công suất âm tần thực chất là một tổ hợp Transistor được


mắc theo kiểu trực tiếp, trong đó hai đèn công suất được mắc
đẩy kéo vì vậy điện áp đầu ra loa ( Chân số 2) luôn có giá trị
= 1/2 Vcc
 Nếu ta đo trở kháng ( bằng thang x1 giữa chân cấp nguồn
với Mass thì chiều đo thuận ( que đen vào +Vcc, que đỏ vào
mass) phải có trở kháng lớn , khi đảo lại => có trở kháng nhỏ.
 Khi cấp nguồn, nếu dùng tay cầm Tôvít chạm vào chân Audio
in phải có tiếng ù ở loa.
 => Trái với các đặc điểm trên là dấu hiệu của IC công suất bị
hỏng

Phương pháp xá định IC công suất và các chân quan trọng

 IC công suất là IC có toả nhiệt .


 Là IC có đường liên lạc ra loa.
 Chân cấp nguồn Vcc là chân nối với cực dương của tụ lọc
nguồn (tụ hoá to nhất ở khu vực công xuất )
 Chân ra loa : để xác định chân ra loa, ta phải dò ngược từ Loa
về qua tụ ra loa .

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 97


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com
 Chân Audio in : Ta có thể xác định chân này bằng cách dò từ
điểm giữa của triết áp Volume qua tụ đi vào chân Audio in
của IC

IC khuếch đại công suất âm tần

Phương pháp kiểm tra loa và tầng khuếch đại công suất

Hỏng loa : Biểu hiện của hỏng loa là không có tiếng hoặc tiếng bị
dè.

Kiểm tra : Để đồng hồ thang x1 quẹt quẹt vào hai đầu mối hàn
trên loa, nếu có tiếng sột sột và đo thấy trở kháng báo từ 4 - 8 là
loa còn tốt .
Trường hợp loa bị dè => thường do loa bị chạm côn, ta thử bằng
cách ấn nhẹ tay lên màng loa, nếu loa bị chạm côn thì nghe có tiếng
sát cốt..

Hỏng IC công xuất : IC công suất thường hỏng ở hai trường hợp :

 Chập chân cấp nguồn ( có thể làm hỏng theo bộ nguồn )


 Điện áp chân ra loa bị lệch.( thông thường chân ra loa = 1/2
Vcc )
 Biểu hiện => Mất tiếng ra loa hoặc tiếng bị nghẹt mũi.

Các bước kiểm tra tầng công suất :

Xác định đúng IC công suất (là IC duy nhất có toả nhiệt trong

máy)
 Xác định đúng chân cấp nguồn Vcc cho IC công suất ( dựa
vào tụ lọc to nhất cạnh IC công suất, điện áp Vcc đi qua cực
dương của tụ lọc.
 Để đồng hồ thang x1, đo trở kháng giữa chân Vcc với mass,
nếu cả hai chiều đo kim đồng hồ lên = 0 là IC bị chập.
 Nếu chiều đo thuận (que đen vào dương , que đỏ vào mass)
kim lên một chút, đảo chiều que đo, kim không lên => là IC
có trở kháng bình thường.
 Nếu IC có trở kháng bình thường thì cấp nguồn và kiểm tra
điện áp.
 Đo chân Vcc so với mass phải có 9 - 12V ( bằng điện áp quy
định của máy ), nếu chân Vcc không có điện thì kiểm tra lại
nguồn, chuyển mạch Function, công tắc SW trên bộ cơ.
 Nếu chân Vcc đã có đủ điện áp, ta kiểm tra chân ra loa ( tại IC
Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 98
GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com
) phải có điện áp = 50% Vcc, thí dụ Vcc = 12V thì chân ra loa
phải có 6V, nếu điện áp này lệch quá 10% là hỏng IC.
 Tất cả các điện áp đo đều bình thường thì ta tăng Volume lên
và dùng tô vít nhỏ gõ vào điểm giữa triết áp Volume phải có
tiếng ù ra loa => Nếu không có tiếng động cũng là hỏng IC

Mạch chỉnh âm sắc - Equalizer Nội dung : Nhiệm vụ của mạch Graphic Equalizer, Mạch điều
chỉnh Bass - Treec, Mạch Equalizer 5 cần gạt, Phương pháp kiểm tra sửa chữa tầng Equalizer

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 99


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com

1. Nhiệm vụ của mạch Graphic Equalizer

Equalizer là mạch điều chỉnh sự cân bằng tín hiệu giữa các tần số
trong giải tần âm thanh, còn gọi là mạch điều chỉnh âm sắc, đơn giản
nhất của mạch Equalizer là mạch Bass Treec với hai núm chỉnh,
thông thường mạch Equa lizer có 5 cần gạt chỉnh cho 5 vùng tần số là
100Hz, 300Hz, 1KHz, 3KHz và 10KHz.

Từ kiến thức vật lý PTTH ta biết rằng, âm thanh con người nghe
được có giải tần từ 20Hz đến 20KHz và gọi là tín hiệu âm tần, tần số
nhỏ hơn 20Hz gọi là hạ tần, tần số từ 20KHz đến 30KHz gọi là sóng
siêu âm, còn tần số trên 30KHz là sóng cao tần.

Giải tần âm thanh mà con người có thể cảm nhận từ 20Hz đền 20
KHz nhưng các thiết bị âm thanh thường bị hạn chế về mặt tần số.
Thí dụ đài Cassette thường chỉ truyền đạt được giải tần từ 50Hz đến
10 KHz, Điện thoại di động chỉ truyền đạt được giải tần từ 300Hz đến
3KHz, các thiết bị cho dải tần tốt là đầu đĩa CD, máy nghe nhạc kỹ
thuật số.

Dải tần số mà con người sử dụng trong lĩnh vực điện tử.

2. Mạch điều chỉnh Bass - Treec

Vùng tần số của núm chỉnh Bass - Treec

 Giải tần âm thanh con người nghe được là minh hoạ bằng
đường mầu tím từ 20Hz đến 20KHz.
 Giải tần âm thanh mà Radio - Cassette có thể đạt được minh
hoạ bằng đường mầu đỏ, từ khoảng 50Hz đến khoảng 12KHz
 Núm Bass là chỉnh độ lợi cho vùng tần số khoảng 100Hz., đây
là vùng tần số của các âm trầm như tiếng trống, tiếng ồm ồm..
 Núm Treec là chỉnh độ lợi cho vùng tần số khoảng 10KHz ,
đây là vùng tần số của các âm bổng như tiếng xăng ..
 Vùng tần số từ 1KHz đến 3KHz ít thay đổi khi ta chỉnh Bass
treec, đây là vùng tần số của giọng hát ca sỹ, giọng phát âm
của con người.

Sơ đồ mạch điều chỉnh Bass - Treec

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 100


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com

Sơ đồ nguyên lý của mạch điều chỉnh Bass - Treec

 Tín hiệu âm tần từ tầng Radio hoặc tầng Khuếch đại đầu từ
đưa sang đi vào tầng Equalizer theo đường Audio Input
 Các tần số cao đi qua tụ 1nF đi vào triết áp Treec, các tần số
thấp bị tụ cản lại, như vậy tín hiệu đi vào triết áp Treec chỉ có
thành phần tần số cao, Tụ 10nF sau triết áp Treec giữ lại tần
số thấp ở đầu ra không bị đầu tắt xuống mass.
 Một phần tín hiệu đi qua R22K đi vào triết áp Bass, các tần
số cao thoát qua tụ 0,1µF và không đi vào triết áp Bass, như
vậy tín hiệu đi vào triết áp Bass chỉ có thành phần tần số thấp.
 Tín hiệu đầu ra lấy từ điểm giữa của hai triết áp được tập
trung lại và đưa sang triết áp chỉnh âm lượng Volume, sau đó
được đưa sang tầng công suất khuyếch đại .
 Bạn có thể tự lắp mạch Bass - treec như các thông số của sơ
đồ ở trên, Các triết áp Bass - Treec bạn mua loại 100K như
hình dưới

Triết áp 100K dùng để lắp mạch


Bass treec và triết áp Volume

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 101


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com
3. Mạch Equalizer có 5 cần gạt.

Để có thể điều chỉnh được nhiều vùng tần số hơn , người ta thường
lắp mạch Equalizer có 5 cần gạt .

Dải tần điều chỉnh của mạch Equalizer 5 cần gạt.

Sơ đồ mạch Equalizer 5 cần gạt sử dụng IC

Bạn có thể thiết kế mạch Equalizer 5 cần gạt như các thông số của
sơ đồ trên, sau đó bạn có thể sử dụng vào tăng âm hoặc bộ kích cho
loa thùng.., nguồn điện nuôi Vcc cho IC là 6V DC.

4. Phương pháp kiểm tra sửa chữa tầng Equalizer

Khi hỏng tầng Equaizer thường sinh ra các hiện tượng như . Mất
âm thanh ra loa trong khi băng vẫn quay, hoặc âm thanh nói nhỏ,
hoặc điều chỉnh các cần gạt ít tác dụng.

Kiểm tra :

 Khi kiểm tra Equalizer bạn cần kiểm tra Loa và tầng khuếch
đại công suất trước, và chắc chắn rằng tầng công suất đã hoạt
động tốt
 Dùng xăng hoặc lọ RP7 sịt vào các triết áp Bass -Treec hoặc
các cần gạt, để loại trừ bệnh không tiếp xúc.
 Đo kiểm tra Vcc cho IC mạch Equalizer, thông thường IC này
nằm ngay cạnh các cần gạt điều chỉnh tần số, chân Vcc là

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 102


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com
chân có tụ hoá 47µF hoặc tụ 100µF lọc nguồn, điện áp này
phải có 6V DC
 Nếu mất Vcc cho IC Equalizer bạn cần dò ngược lại theo
đường điện áp này về phía IC công suất để tìm ra mạch ổn áp
gồm 1 đèn và 1 diode zenner, bạn hãy kiểm tra đèn và Diode
zener này .
 Cuối cùng nếu điện áp có đủ thì bạn hãy đấu tắt từ đầu tín hiệu
vào Audio in đến đầu ra Audio out của mạch Equalizer, nếu
có âm thanh thì là do hỏng IC Equalizer.

Sơ đồ mạch cấp nguồn cho tầng Equalizer

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 103


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com
Nguyên lý phát sóng AM, FM Nội dung : Khái niệm về tín hiệu âm tần, Cao tần, sóng điện từ,
Quá trình điều chế sóng AM và xử lý tín hiệu ở đài phát, ưu nhược điểm của sóng phát thanh AM,
Quá trình điều chế FM và xử lý phát sóng FM, ưu và nhược điểm của phát thanh trên sóng FM

1. Nguyên lý phát thanh trên sóng AM

a) Khái niệm về tín hiệu âm tần ( Audio ) :


Tín hiệu âm tần là tín hiệu của sóng âm thanh sau khi được đổi
thành tín hiệu điện thông qua Micro.
Sóng âm thanh là một dạng sóng cơ học truyền trong không gian,
khi sóng âm thanh va chạm vào màng Micro làm cho màng Micro
rung lên, làm cho cuộn dây gắn với màng Micro được đặt trong từ
trường của nam châm dao động, hai đầu cuộn dây ta thu được một
điện áp cảm ứng => đó chính là tín hiệu âm tần .

Micro đổi sóng âm thanh thành tín hiệu âm tần (Audio)

Tín hiệu âm tần có giải tần từ 20Hz đến 20KHz và không có khả
năng bức xạ thành sóng điện từ để truyền trong không gian, do đó để
truyền tín hiệu âm tần đi xa hàng trăm, hàng ngàn Km. Người ta phải
giử tín hiệu âm tần cần truyền vào sóng cao tần gọi là sóng mang, sau
đó cho sóng mang bức xạ thành sóng điện từ truyền đi xa với vận tốc
ánh sáng.

b) Khái niệm về tín hiệu cao tần và sóng điện từ.


Tín hiệu cao tần là các tín hiệu điện có tần số trên 30KHz, tín hiệu
cao tần có tính chất bức xạ thành sóng điện từ. Thí dụ trên một dây
dẫn có tín hiệu cao tần chạy qua , thì dây dẫn có một sóng gây can
nhiễu ra xung quanh, đó chính là sóng điện từ do dòng điện cao tần
bức xạ ra không gian.
Sóng điện từ : Là sóng truyền dẫn trong không gian với vận tốc
bằng vận tốc ánh sáng, có tần số từ 30KHz đến hàng ngàn MHz, cong
người đã sử dụng sóng điện từ trong các lĩnh vực thông tin , vô tuyến
điện , truyền thanh, truyền hình, trong đó Radio là lĩnh vực truyền
thanh chiếm giải tần từ 30KHz đến khoảng 16MHz với các sóng điều
chế AM, và từ 76MHz đến 130MHz với các sóng điều chế FM.

c) Quá trình điều chế AM ( Amplitude Moducation : Điều chế


biên độ )
Điều chế AM là quá trình điều chế tín hiệu tần số thấp( như tín

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 104


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com
hiệu âm tần, tín hiệu video ) vào tần số cao tần theo phương thức =>
Biến đổi biên độ tín hiệu cao tần theo hình dạng của tín hiệu âm tần
=> Tín hiệu cao tần thu được gọi là sóng mang.

Tín hiệu vào và ra của mạch điều chế AM

Tín hiệu âm tần có thể lấy từ Micro sau đó khuếch đại qua mạch
khuếch đại âm tần, hoặc có thể lấy từ các thiết bị khác như đài
Cassette, Đầu đĩa CD ..
Tín hiệu cao tần được tạo bởi mạch tạo dao động, tần số cao tần là
tần số theo quy định của đài phát.
Tín hiệu đầu ra là sóng mang có tần số bằng tần số cao tần, có biên
độ thay đổi theo tín hiệu âm tần.

d) Quá trình phát tín hiệu ở đài phát .

Quá trình phát sóng Radio AM

Tín hiệu sau khi điều chế thành sóng mang được khuếch đại lên
công xuất hàng ngàn Wat sau đó được truyền ra Anten phát .
Sóng điện từ phát ra từ Anten truyền đi trong không gian bằng vận
tốc của ánh sáng, sóng AM có thể truyền đi rất xa hàng ngàn Km và
chúng truyền theo đường thẳng, và cũng có các tính chất phản xạ,
khúc xạ như ánh sáng.

e) Đường truyền từ đài phát đến máy thu cách nửa vòng trái
đất.
Với các đài phát ở xa cách chúng ta nửa vòng trái đất như đài BBC
Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 105
GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com
phát từ Anh Quốc, sóng điện từ truyền theo đường thẳng gặp tầng
điện ly chúng phản xạ xuống trái đất rồi lại phản xạ ngược lên nhiều
lần mới đến được máy thu, vì vậy tín hiệu đi tới máy thu rất yếu và
sóng không ổn định
Để có thể truyền tín hiệu đi xa, các đài phát thường phát ở băng
sóng ngắn có tần số sóng mang từ 4 MHz đến khoảng 23 MHz .

Đường truyền sóng của các Đài phát


ở xa máy thu

f) Ưu và nhược điểm của phát thanh trên sóng AM


Ưu điểm : của sóng AM là có thể truyền đi xa tới hàng nghìn Km
Nhược điểm : của sóng AM là dễ bị can nhiễu, dải tần âm thanh bị
cắt sén do đặc điểm của mạch tách sóng điều biên, do đó chất lượng
âm thanh bị hạn chế.

2. Nguyên lý phát thanh trên sóng FM

FM là viết tắt của ( Fryquency Moducation : Điều chế tần số ) là


điều chế theo phương thức làm thay đổi tần số của tín hiệu cao tần
theo biên độ của tín hiệu âm tần, khoảng tần số biến đổi là 150KHz
Sóng FM là sóng cực ngắn đối với tín hiệu Radio, sóng FM
thường phát ở dải tần từ 76MHz đến 108MHz

a) Mạch điều chế FM

Điều chế FM ( Fryquency Moducation : Điều chế tần số )

Với mạch điều chế tần số thì sóng mang có biên độ không đổi,
nhưng tần số thay đổi theo biên độ của tín hiệu âm tần, khi biên độ tín
hiệu âm tần tăng thì tần số cao tần tăng, khi biên độ âm tần giảm thì
Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 106
GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com
tần số cao tần giảm. Như vậy sóng mang FM có tần số tăng giảm
theo tín hiệu âm tần và giới hạn tăng giảm này là +150KHz và -
150KHz , như vậy tần số sóng mang điều tần có dải thông là
300KHZ.
Thí dụ nếu đài tiếng nói việt nam phát trên sóng FM 100MHz thì nó
truyền đi một dải tần từ 99,85 MHz đến 100,15 MHz.

b) Quá trình phát sóng FM


Quá trình phát sóng FM tương tự như phát sóng AM, sóng mang
sau khi điều chế cũng được khuếch đại rồi đưa ra An ten để phát xạ
truyền đi xa

c) Ưu và nhược điểm của sóng FM .


Sóng FM có nhiều ưu điểm về mặt tần số, dải tần âm thanh sau khi
tách sóng điều tần có chất lượng rất tốt, cho âm thanh trung thực và
có thể truyền âm thanh Stereo , sóng FM ít bị can nhiễu hơn só với
sóng AM.
Nhược điểm của sóng FM là cự ly truyền sóng ngắn, chỉ truyền
được cự ly từ vài chục đến vài trăm Km , do đó sóng FM thường
được sử dụng làm sóng phát thanh trên các địa phương.
Nguyên lý thu Radio AM, FM Nội dung : Nguyên lý thu sóng Radio AM, Phân tích sơ đồ khối
Radio băng AM, mạch KĐ trung tần AM, mạch tách sóng AM, Nguyên lý thu sóng băng FM,
Phương pháp kiểm tra sửa chữa khối Radio.

1. Nguyên lý thu sóng Radio băng AM

a) Sơ đồ khối của Radio băng AM :

Sơ đồ khối mạch Radio băng AM


Bạn đưa trỏ chuột vào sơ đồ để xem chú thích.

Xung quanh máy thu thanh có vô số các sóng điện từ từ các đài
phát khác nhau gửi tới, nhiệm vụ của máy thu là chọn lấy một tần số
rồi khuyếch đại , sau đó tách sóng để lấy ra tín hiệu âm tần. Mạch thu
Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 107
GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com
sóng Radio AM có các mạch như sau :

 Mạch cộng hưởng và khuếch đại cao tần (RF Amply) thu
tín hiệu từ một đài phát bằng nguyên lý cộng hưởng, sau đó
khuếch đại tín hiệu cho đủ mạnh cung cấp cho mạch đổi tần .
 Mạch dao động nội ( OSC ) tạo dao động cung cấp cho
mạch đổi tần .
 Mạch đổi tần ( Mixer ) trộn hai tín hiệu RF và tín hiệu OSC
để tạo ra tín hiệu trung tần IF, IF là tín hiệu có tần số cố định
bằng 455KHz
 Mạch khuếch đại trung tần ( IF Amply ) : Khuếch đại tín
hiệu IF lên biên độ đủ lớn cung cấp cho mạch tách sóng .
 Mạch tách sóng ( Detect ) Tách tín hiệu âm tần ra khỏi sóng
mang cao tần .

b) Mạch cộng hưởng cao tần, dao động nội và đổi tần.

Mạch cộng hưởng RF, dao động OSC & đổi tần Mixer
Bạn đưa trỏ chuột vào sơ đồ để xem chú thích.

Chú thích :

Mạch cộng hưởng cao tàn (RF Amply) bao gồm : Tụ xoay

C1 đấu song song với cuộn dây L1 quấn trên thanh ferit tạo
thành mạnh mạch dao động LC, mạch thu sóng theo nguyên lý
cộng hưởng, có rất nhiều sóng mang có tần số khác nhau từ
các đài phát cùng đi tới máy thu, khi tần số dao động của
mạch trùng với sóng mang của một đài phát thì tín hiệu sóng
mang của đài phát đó được cộng hưởng và biên độ tăng lên
gấp nhiều lần, tín hiệu này được thu vào thông qua cuộn thứ
cấp của cuộn dây và được khuếch đại qua đèn Q1, sau đó đưa
sang mạch đổi tần, C1 là tụ xoay có thể thay đổi giá trị, khi ta
chỉnh núm Tuning chính là chỉnh tụ xoay C1 làm trị số C1
biến đổi => tần số cộng hưởng của mạch thay đổi .
 Mạch OSC gồm tụ xoay C2 đấu song song với cuộn L2 tạo
thành mạch dao động, tụ xoay C2 được gắn chung với tụ C1
và hai tụ này đựơc chỉnh để thay đổi giá trị đồng thời, dao
động nội có tần số luôn luôn thấp hơn tần số cộng hưởng RF
một lượng không đổi.
Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 108
GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com
 Mạch đổi tần : đèn Q2 làm nhiệm vụ đổi tần, tín hiệu cao tần
RF được đưa vào cực B, tín hiệu dao động nội được đưa vào
cực E , tín hiệu lấy ra trên cực C gọi là IF ( tín hiệu trung tần)
có giá trị không đổi bằng 455KHz

IF = RF - OSC

c) Mạch chuyển băng


Băng sóng AM thường được chia ra làm hai hoặc ba băng là
- Băng sóng trung MW có dải tần từ 526,5KHz đến 1606,5KHz
- Băng sóng ngắn 1 : SW1 có dải tần từ 2,3MHz đến 7,3MHz
- Băng sóng ngắn 2 : SW2 có dải tần từ 7,3MHz đến 22MHz
Dưới đây là sơ đồ mạch chuyển băng, khi ta chuyển giữa các băng
sóng, tụ xoay sẽ tiếp vào các điểm được đấu với cuộn dây có số vòng
dây khác nhau => làm cho tần số cộng hưởng thay đổi.

Chuyển băng giữa các băng sóng Radio AM

d) Mạch khuếch đại trung tần ( IF Amply)

Mạch khuếch đại trung tần IF Amply


Đưa trỏ chuột vào sơ đồ để xem chú thích

Sau khi đổi tần, tín hiệu IF được khuếch đại qua hai tầng khuếch
đại có cộng hưởng, các biến áp trung tần T1, T2, T3 cộng hưởng ở tần
số 455KHz đồng thời làm nhiệm vụ nối tầng và phối hợp trở kháng .
Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 109
GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com
các biến áp này có vít điều chỉnh nhằm điều chỉnh cho biến áp cộng
hưởng đúng tần số .

e) Mach tách sóng AM

Mạch tách sóng AM

Sau khi tín hiệu IF được khuếch đại qua hai tầng khuếch đại trung
tần, tín hiệu IF được đưa sang mạch tách sóng
Mạch tách sóng bao gồm Diode D1 tách lấy bán kỳ dương của tín
hiệu sau đó được mạch lọc RC ( R1, C1, C2) lọc bỏ thành phần cao
tần , ở đầu ra ta thu được tín hiệu âm tần là đường bao của tín hiệu
cao tần.
Chính mạch lọc RC của mạch tách sóng AM đã loại bỏ mất các
thành phần tần số cao của tín hiệu âm tần, do đó chất lượng âm thanh
bị giảm.

2. Nguyên lý thu sóng Radio băng FM

Mạch Radio sử dụng IC xử lý cho cả hai băng


sóng AM (mầu đỏ ) và FM( mầu xanh)

Băng sóng FM có mạch RF và OSC tương tự băng sóng AM , tuy


nhiên tần số của băng FM cao hơn rất nhiều băng sóng AM vì vậy các
cuộn dây cộng hưởng cho băng sóng FM thường không có lõi ferit,
mạch IF của băng FM sử dụng thạch anh cộng hưởng ở tần số 10,7

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 110


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com
MHz

3. Phương pháp sửa chữa khối Radio .

Một pan bệnh có thể kết luận hỏng tầng Radio là thông thường mở
phần Casset vẫn hoạt động bình thường, khi chuyển sang Radio có
thể không có tiếng hoặc tiếng nhỏ hoặc không thu được băng FM

Các bước sửa chữa khối Radio :

 Xác định đúng hiện tượng là hư hỏng thuộc khối Radio (


Thông thường sửa mạch Radio sau khi mở băng casset đã có
âm thanh nhưng Radio bị hỏng )
 Xác định mạch Vcc ( đường điện áp nuôi ) cho khối Radio :
để xác định mạch Vcc ta dựa vào tụ hoá lọc nguồn to nhất ở
khu vực, nguồn Vcc đi qua cực dương của tụ.
 Xác định tụ xoay, các thạch anh cộng hưởng trung tần cho
băng FM.

Ảnh chụp khối Radio


Bạn đưa trỏ chuột vào linh kiện để xem chú thích.

Kiểm tra khối Radio:

 Trước khi sửa khối Radio cần chắc chắn rằng các khối
Equalizer, công xuất đã hoạt động bình thường ( nếu
Equalizer và công xuất đã tốt thì gõ tôvit vào đầu vào khối
Equalizer sẽ có tiếng ù ra loa )
 Đo Vcc cho khối Radio xem có 6V không ? ( đo trên tụ hoá
lọc nguồn to nhất trong khu vực Radio)
 Nếu đã có điện áp Vcc thì gõ tôvit vào chân tụ xoay xem có
tiếng kêu to ở loa không.
 Nếu gõ vào tụ xoay mà có tiếng kêu to ở loa thì cần kiểm tra
cuộn dây quấn trên thanh ferit xem có bị đứt không, thay thử
các thạch anh 455MHz ở mạch trung tần .
 Nếu gõ vào tụ xoay mà không có tiếng kêu ( đã có Vcc) thì
thường do hỏng IC.
 Nếu mất Vcc cho khối Radio , ta lần ngược theo mạch in về
phía chuyển mạch Function để kiểm tra, kiểm tra trở kháng
của khối Radio bằng cách đo bằng thang x1 vào hai đầu tụ

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 111


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com
lọc, nếu 1 chiều đo lên kim, 1 chiều đo không lên kim => là
trở kháng bình thường, cả hai chiều kim lên = 0 là bị chập,
thông thường là chập IC, ( Hãy xem lại sơ đồ cấp điện của
mạch nguồn)

Nguyên tắc ghi & phát băng Cassette Nội dung : Nguên tắc ghi, xoá và phát băng Cassette,
Cấu tạo và hoạt động của đầu từ, Mạch khuếch đại đầu từ, Phương pháp kiểm tra và thay thế đầu từ

1. Tóm lược các nguyên tắc hoạt động của Cassette

a) Nguyên tắc ghi băng Cassette

Bộ cơ và băng từ
Bạn đưa trỏ chuột vào để xem chú thích.

Hệ cơ kéo băng trong hộp cassette di chuyển với tốc độ đều ngang
qua hai đầu từ, hai đầu từ ép sát vào băng từ, băng từ di chuyển qua
đầu xoá trước rồi mới qua đầu ghi.
Có hai loại đầu từ xoá là đầu xoá bằng nam châm vĩnh cửu và đầu
xoá sử dụng dòng cao tần để xoá, sau khi xoá băng xong đầu ghi mới
phóng từ thông lên mặt băng để từ hoá lớp oxyt sắt và ghi băng dưới
dạng từ dư, đầu ghi trong quá trình ghi còn nhận thêm dòng cao tần
để phân cực băng, mục đích làm cho tín hiệu ghi không bị méo dạng
sinh ra sai giọng.

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 112


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com

Đưa trỏ chuột vào sơ đồ để xem chú thích

Mạch khuếch đại đầu từ ở chế độ ghi âm từ Micro, tín hiệu từ


Micro đi qua chuyển mạch ghi và được khuếch đại qua tầng Head
Amply sau đó đi qua chuyển mạch Function để tiếp nhận thêm tín
hiệu từ Radio, sau đó vòng trở lại qua chuyển mạch ghi đưa về đầu từ
Ghi/đọc để ghi lên băng từ.

Minh hoạ quá trình ghi băng từ Micro

b) Nguyên tắc phát băng

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 113


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com

Đưa trỏ chuột vào sơ đồ để xem chú thích

Băng đã ghi, trên mặt băng bị từ hoá sẽ gồm những nam châm nhỏ
li ti xếp nằm nối tiếp nhau, khi phát băng những nam châm phóng từ
thông vào khe sắt của đầu đọc, từ thông tập trung vào lõi sắt non của
đầu từ tạo ra trên cuộn dây sức điện động cảm ứng tức là tín hiệu âm
tần, tín hiệu này đi qua chuyển mạch ghi vào tầng khuếch đại đầu từ
và qua các tầng Equalizer, khuếch đại công xuất rồi đưa ra loa.

c) Nguyên tắc xoá băng.

Có thể xoá băng ( làm mất các vệt từ hoá trên mặt băng) theo ba cách

 Dùng một nam châm vĩnh cửu làm đầu xoá .


 Dùng điện một chiều đưa vào cuộn dây của đầu xoá.
 Dùng dòng cao tần từ 30KHz đến 160KHz đưa vào đầu xoá.

2. Đầu từ và mạch khuếch đai đầu từ ( Head & Head Amply)

Cấu tạo của đầu từ

Có 3 loại đầu từ : Ghi - Phát và đầu từ xoá , nhưng cấu tạo thì
giống nhau cũng gồm Cuộn dây, lõi sắt non và khe sắt để mở đường
cho từ thông vào hoặc ra khỏi lõi sắt.
Đầu ghi và đầu phát thường chung nhau, riêng đầu xoá phân biệt

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 114


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com
với đầu ghi - phát do bể rộng khe sắt rộng hơn.

Nguyên lý hoạt động của đầu từ Hình dangh thực tế

Mạch khuếch đại đầu từ :

Mạch khuếch đại đầu từ

Tín hiệu đọc ra từ đầu từ thường rất yếu cần được khuếch đại nâng
biên độ lên đủ lớn trước khi đưa sang tầng KĐ công xuất, mạch
khuếch đại đầu từ có thể sử dụng hai đến 3 tầng KĐ bằng Transistor,
hoặc sử dụng IC, mạch KĐ đầu từ làm hai nhiệm vụ : KĐại tín hiệu
từ đầu từ trong quá trình phát băng và KĐại tín hiệu từ Micro trong
quá trình ghi âm.

3. Hư hỏng thường gặp của đầu từ và mạch khuếch đại đầu từ .

Đầu từ mòn :
Sau một thời gian sử dụng khoảng 1000 giờ phát băng thì đầu từ hết
tuổi tho do bị mài mòn bởi băng từ trong quá trình phát băng, biểu
hiện ta thấy trên bề mặt đầu từ mòn thành một dãnh rộng bằng sợi
băng, khi phát băng âm thanh nhỏ và trầm, khi đó ta cần thay một đầu
từ mới.

Thay đầu từ :
Hiện nay có rất nhiều loại đầu từ khác nhau, tốt nhất khi mua đầu từ
bạn nên mang theo đầu từ cũ để so sánh, hoặc bạn nhớ chủng loại
Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 115
GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com
máy .
Khi thay đầu từ, bạn cần chỉnh lại ốc chỉnh phương vị, là ốc bắt đầu
từ có đệm lò so, sau khi thay bạn mở cho băng chạy và chỉnh lại ốc
phương vị để thu được tiếng nghe thanh nhất.

Hỏng tầng khuếch đại đầu từ :


Khi kiểm tra tầng khuếch đại đầu từ, bạn cần kiểm tra các tầng phía
sau trước và chắc chắn rằng từ tầng Equalizer đã hoạt động tốt.
Bật Play và gõ vào chân đầu từ, nếu có tiếng ù to ở loa là tầng
khuếch đại đầu từ vẫn bình thường, nếu không có tiếng là hỏng tầng
khuếch đại đầu từ.

Sửa tầng khuếch đại đầu từ :


- Dùng xăng hoặc dầu RP7 lau chuyển mạch ghi
- Kiểm tra nguồn Vcc cho tầng KĐ đầu từ ( đo trên tụ lọc )
- Thay IC KĐ đầu từ ( nếu có )
Bộ cơ và Mô tơ kéo băng Nội dung : Các chi tiết trên bộ cơ Cassette, Phương pháp kiểm tra và
sửa chữa bộ cơ, Mô tơ và mạch ổn tốc, phương pháp kiểm tra và thay thế mô tơ

1. Bộ cơ và mô tơ.

a) Các chi tiết trên bộ cơ

Đưa trỏ chuột vào các chi tiết để xem chú thích.

Phía trước bộ cơ
Đưa trỏ chuột vào các chi tiết để xem chú thích

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 116


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com

Phía sau bộ cơ .

b) Các hư hỏng thường gặp của bộ cơ .

Bệnh 1 : Máy có điện vào, Radio vẫn hoạt động, mở băng không
quay
Nguyên nhân :

 Hỏng Mô tơ
 Đứt dây culoa
 Công tắc trên bộ cơ không tiếp xúc

Khắc phục :

 Kiểm tra và thay dây culoa nếu bị trùng


 Đo điện áp cấp cho Mô tơ, nếu có điện mà mô tơ không quay
thì thay mô tơ.
 Kiểm tra và làm vệ sinh công tắc trên bộ cơ nếu không có
nguồn cấp vào Môtơ

Bệnh 2 : Băng thường xuyên bị rối, hoặc trục thu băng không quay

Nguyên nhân :

 Đứt hoặc bị trùng dây culoa phụ kéo bánh trung gian
 Bánh răng trong gian bị mòn, bị sứt một số răng hoặc bị dơ

Khắc phục :

 Kiểm tra và thay dây culoa phụ kéo trục quấn băng
 Kiểm tra và thay các bánh răng trung gian

Bệnh 3 : Tiếng bị méo nghe dề rà lúc nhanh lúc chậm

Nguyên nhân:

 Môtơ bị hỏng mạch ổn tốc


 Dây culoa bị trùng

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 117


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com
 Bánh tỳ ép băng bị kẹt

Khắc phục :

 Kiểm tra và thay các dây culoa


 Kiểm tra và thay bánh tỳ cao su
 Thay Mô tơ nếy dây culoa và bánh tỳ đã tốt.

Bệnh 4 : Băng bị nhá quăn mép

Nguyên nhân :

 Bánh tỳ cao su bị trai không còn sự đàn hồi

Khắc phục :

 Lau sạch bề mặt bánh tỳ cao su bằng cồn


 Thay bánh tỳ cao su mới

Bệnh 5 : Âm thanh nghe trầm và nhỏ

Nguyên nhân :

 Đầu từ đọc bị bẩn , hoặc đầu từ đọc bị mòn.


 Đầu từ chỉnh sai ốc phương vị.

Khắc phục :

 Lau sạch đầu từ bằng cồn nếu bẩn


 Chỉnh lại ốc phương vị ( ốc bắt đầu từ có lò so )
 Thay đầu từ mới.

2) Mô tơ và mạch ổn tốc.
- Mô tơ là động cơ kéo băng trong quá trình Play và tua đi tua lại
- Hiện nay có nhiều loại 6V, 9V , 12V , Mô tơ quay ngược ký hiệu
trên thân chữ L, mô tơ quay thuận ký hiệu chữ R.
- Khi thay mô tơ bạn cần thay đúng điện áp và đúng chiều quay.
- Chỉnh lại ốc chỉnh tốc độ phía sau Mô tơ nếu tốc độ quay chưa
đúng.

Mạch ổn tốc
Mạch ổn tốc có nhiệm vụ giữ cho tốc độ quay băng không đổi trong
quá trình Play, mạch ổn tốc được gắn ở sau mô tơ, tốc độ mô tơ phụ
thuộc vào điện áp cung cấp cho môtơ, vì vậy mạch ổn tốc chính là
mạch ổn áp tuyến tính.

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 118


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com

Mạch ổn tốc cho mô tơ.

 Q1 là đèn công xuất


 Q2 là đèn sử sai
 R1 và Dz tạo ra áp chuẩn đưa vào chân E
 R2 và VR1 tạo ra áp lấy mẫu
 VR1 là biến trở chỉnh tốc độ
 Hỏng Môtơ chủ yếu là do hỏng mạch ổn tốc, biểu hiện là
băng quay nhanh như tua và chỉnh tốc độ không tác dụng hoặc
băng không quay mặc dù nguồn cung cấp đã có.
 Nguyên lý hoạt động của mạch ổn tốc tương tự nguyên lý hoạt
động của mạch ổn áp tuyến tính.( Xem lại phần mạch ổn áp )

Thực hành lắp ráp Cassette Nội dung : Hướng dẫn chi tiết các bước lắp hoàn chỉnh một chiếc
Cassette đơn giản, Sơ đồ mạch và các thông số linh kiện, Địa chỉ mua linh kiện đúng giá .

Tụ lắp Cassette

Bạn đọc hãy tự lắp một chiếc Cassette theo sơ đồ mạch dưới đây,
sau khi lắp thành công bạn sẽ tự rút ra cho mình được nhiều kinh
nghiệm bổ ích.
Sơ đồ mạch dưới đây tác giả đã lắp và chạy thử nghe rất hay, nếu
bạn lắp mà âm thanh nhỏ hoặc bị dè thì cần đối chiếu lại với sơ đồ
cho chính xác giá trị các linh kiện, tổng giá thành của mạch hết
khoảng 50.000VNĐ (chưa kể loa và băng để thử)
Sau khi lắp xong , nếu bạn thay đầu từ bằng một chiếc Micro thì bạn
sẽ có một chiếc tăng âm nho nhỏ, và bạn cũng hiểu rằng Amply công
xuất lớn cũng có nguyên lý tương tự, chỉ khác là nguồn cung cấp cao
hơn, tầng công xuất lắp các đèn có công xuất lớn hơn mà thôi.

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 119


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com

Sơ đồ Cassette đơn giản - Nguồn 12V DC


Bạn đưa trỏ chuột vào sơ đồ để bíêt thêm thông tin

Bảng thông số và giá thành các linh kiện của sơ đồ mạch trên

Ký hiệu Tên linh kiện / Trị số Giá tiền VNĐ


Q1 Transistor C828 300
Q2 Transistor C828 300
Q3 Transistor C828 300
Q4 Transistor B562 1.000
Q5 Transistor D468 1.000
R1 Điện trở 1,5 K 30
R2 Điện trở 3,3 K 30
R3 Điện trở 100 K 30
R4 Điện trở 470 K 30
R5 Điện trở 4,7 K 30
R6 Điện trở 100 K 30
R7 Điện trở 470 K 30
R8 Điện trở 4,7 K 30
R9 Điện trở 470 30
R10 Điện trở  30
R11 Điện trở 100 K 30
VR1 Triết áp 50 K 1.000
D1 Cầu Diode dẹt 1.000
Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 120
GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com
D2 Diode tách sóng 200
D3 Diode tách sóng 200
C1 Tụ hoá 2200µF/25V 1.500
C2 Tụ hoá 100µF/16V 500
C3 Tụ hoá 4,7 µF 200
C4 Tụ hoá 4,7 µF 200
C5 Tụ hoá 4,7 µF 200
C6 Tụ hoá 4,7 µF 200
C7 Tụ hoá ra loa 470 µF/16V 800
Biến áp Biến áp nguồn 1A 14.000
Bộ cơ Bộ cơ có sẵn đầu từ và môtơ 21.000
Mạch in Mạch in để hàn linh kiện 2.000
Khác Thiếc hàn + dây nối 3.000
Tổng cộng 50.000 VNĐ
Tổng cộng hết năm mươi ngàn đồng

Tính theo giá linh kiện của Cửa hàng Lịnh kiện điện tử IC số Giang
Loan : số 21 Trần cao vân - Chợ Hoà Bình ( Chợ rời ) - Hà Nội
ĐTCH : (04)8.218.098 ; ĐTNR (04)9.439.657 ;
DĐ : 0903.478.737
Nguyên lý truyền hình, Ng lý phát Nội dung : Nghiên cứu đặc điểm của mắt người trong lĩnh
vực truyền hình, Nguyên lý truyền hình ảnh động, Tín hiệu truyền hình, Điều chế tín hiệu ở đài
truyền hình .

1. Đặc điểm của mắt người.

Trước khi xây dựng lên ngành công nghiệp truyền hình, người ta
phải nghiên cứu những đặc điểm của mắt người, nghiên cứu ở các góc
độ có liên quan đến kỹ thuật truyền hình chứ không đi sâu vào cấu tạo
của mắt, mắt người có một số đặc điểm sau :

a) Đặc tính phổ :


Các bức xạ điện từ nằm trong khoảng tần số rất rộng từ vài trục
KHz đến hàng triệu MHz, toàn bộ giải tần đó gọi chung là phổ điện
từ, ánh sáng mắt người thấy được chỉ chiếm một miền rất nhỏ trong
phổ điện từ, có tần số từ 3,9.1014 Hz đến 7,9.1014 Hz tương đương
với bước sóng 760nm đến 380nm, tần số cao hơn ánh sáng là các tia
cực tím , tia X, tia gama, thấp hơn tần số ánh sáng là tia hồng ngoại,
sóng Radio...

Phổ điện từ và khoảng tần số ánh sáng thấy được.

Trong khoảng ánh sáng thấy được là tập hợp của nhiều mầu sắc : Đỏ
- Cam - Vàng - Lục - Lam - Tràm - Tím , và độ nhậy của mắt với các

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 121


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com
mầu sắc cũng không đều, mắt nhạy cảm nhất với mầu lục và giảm dần
với các mầu xung quanh

Mắt có độ nhạy cao nhất với mầu lục

Với mỗi mầu sắc ( ảnh đặc trưng) đều có 3 thông số là : Sắc mầu,
độ bão hoà mầu, và độ chói của mầu.
Thí dụ khi vẽ một bức tranh , ta phác hoạ bức tranh bằng nét bút
chì sẽ cho ta bức ảnh đen trắng => bức ảnh này mang thông tin về độ
chói, sau đó ta dùng mầu đỏ để tô => cho ta sắc mầu đỏ , ta tô mầu
thật đậm cho ta độ bão hoà mầu cao, nếu tô mầu nhạt thì độ bão hoà
mầu thấp.
Truyền hình đen trắng chỉ truyền đi thông tin về độ chói, còn truyền
hình mầu thì truyền đầy đủ các thông tin của ảnh.

b) Độ nhạy tương phản .


Một bức ảnh có nhiều chi tiết ảnh và các chi tiết ảnh có độ chói khác
nhau, độ tương phản là tỷ lệ giữa độ chói cao nhất so với độ chói
thấp nhất, tỷ lệ này càng lớn thì độ tương phản càng cao, ngoài tự
nhiên thì độ chênh lệch này là khoảng 10.000 lần nhưng trong truyền
hình (Ti vi) thì độ thay đổi này là khoảng trên 100 lần, trong màn
hình máy tính thì độ thay đổi là 256 lần.

Ảnh có độ tương phản cao Ảnh có độ tương phản thấp

Mắt người có khả năng phân biệt được hai điểm sáng có độ tương
phản hơn kém nhau khoảng 0,02 lần.

c) Khả năng phân giải của mắt .


Đó là khả năng mắt người phân biệt được hai điểm riêng biệt khi
nhìn từ một góc hẹp.

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 122


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com

Mắt người nhìn hai điểm A, B theo một góc hẹp α

Mắt người chỉ có khả năng phân biệt được hai điểm A, B trên khi
nhìn từ một góc α > 1,5' , nếu góc α < 1,5' thì mắt người không có khả
năng phân biệt được hai điểm riêng rẽ, dựa vào đặc điểm này trong
truyền hình người ta chỉ phát lại các điểm ảnh rời rạc sao cho từ mắt
người nhìn vào các điểm ảnh với một góc nhìn đủ nhỏ để ta không
thấy được đó là hai điểm phân biệt.
=> Từ nghiên cứu trên người ta tính được trên một màn hình,
người ta không cần phát lại tất cả các điểm ảnh mà người ta chỉ phát
lại khoảng 600 điểm ảnh theo chiều dọc và 800 điểm ảnh theo chiều
ngang, màn hình có độ phân giải càng cao thì số điểm ảnh càng lớn.

d) Quán tính của mắt .


Khi ta nhìn một bức ảnh, nếu bức ảnh đó vụt tắt thì hình ảnh đó vẫn
tồn tại trong con ngươi khoảng 0,1 giây, đó là hiện tượng lưu ảnh
trong võng mạc hay còn gọi là quán tính của mắt.
=> Lợi dụng tính chất này, nếu ta cho bức ảnh xuất hiện rời rạc
khoảng 10 lần trong 1 giây thì ta có cảm nhận đó là một bức ảnh liên
tục.
=> Trong truyền hình, người ta truyền đi 25 bức hình / giây, do đó
hình ảnh ta cảm nhận là liên tục.
Thí dụ dưới đây cho thấy cùng một bức ảnh nhưng có các tốc độ
xuất hiện khác nhau :

Ảnh xuất hiện 1 lần / giây Ảnh xuất hiện 5 lần / giây

2. Nguyên lý truyền hình.

* Các tham số của hình ảnh .

Độ chói trung bình : Mỗi điểm ảnh đều có độ chói riêng để



cấu thành toàn bộ ảnh, trong truyền hình đen trắng người ta
truyền đi tín hiệu đặc trưng cho độ chói của mỗi điểm ảnh.
 Mầu sắc : Mầu sắc của các phần tử ảnh, tham số này chỉ cần
thiết với truyền hình mầu.
 Hình phẳng : Truyền hình là truyền bức hình phẳng theo
không gian hai chiều, truyền từng điểm ảnh lần lượt theo
chiều ngang và chiều dọc, chiều ngang gọi là quét dòng, chiều
dọc gọi là quét mành.
Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 123
GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com
 Ảnh động Truyền hình là truyền đi các bức ảnh động , để mắt
người cảm nhận sự chuyển động là liên tục thì cần truyền đi
số bức ảnh sao cho mắt không thấy được sự nhấp nháy của
ảnh.
- Thí dụ bức ảnh IC ở trên có tốc độ là 5 hình / giây, ta cảm
thấy hình nhấp nháy, nhưng nếu ta tăng lên tới 25 hình/ giây
thì ta sẽ thấy bức ảnh là liên tục.

* Nguyên lý truyền hình ảnh .


Người ta không truyền toàn bộ bức hình mà truyền lần lượt từng
dòng từ trên xuống dưới như ta đọc một quyển sách.
Một bức hình được chia làm 625 dòng quét từ trên xuống dưới, sau
đó truyền đi tín hiệu của từng dòng quét đến máy thu với tốc độ
15625 dòng / giây, ở máy thu để tái tạo lại được hình ảnh cũ thì cũng
phải quét lại 625 dòng cho một màn ảnh và cũng phải quét với tần số
15625 dòng / giây, quá trình này gọi là đồng bộ giữa tín hiệu thu và
phát.

* Nguyên lý quét .

Nguyên lý quét ảnh.

Bức ảnh trên minh hoạ được quét với tốc độ 10 dòng / giây và chỉ
quét có 8 dòng cho một lượt từ trên xuống dưới, trong truyền hình
cũng có nguyên lý quét tương tự nhưng có tốc độ quét là 15625 dòng/
giây, và quét 312,5 dòng cho một lượt từ trên xuống ( một bức hình
chia làm 625 dòng và được quét làm hai lượt, một lượt quét các dòng
chẵn và một lượt quét các dòng lẻ )

3. Tín hiệu truyền hình.

* Sự tạo thành tín hiệu thị tần ( Video ) .

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 124


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com
Camera đổi hình ảnh thành tín hiệu Video

Để truyền hình ảnh đi xa trước tiên hình ảnh phải được đổi thành
tín hiệu điện - gọi là tín hiệu Video , hình ảnh được thu vào qua ống
kính và hội tụ trên một lớp phin đặc biệt, sau đó ta dùng nguyên lý
quét để chuyển từ thông tin hình ảnh thành tín hiệu điện.

Dùng tia điện tử quét trên lớp phin để tạo thành tín hiệu Video

Lớp phin là một màng kim loại đặc biệt có điện trở thay đổi theo
cường độ sáng, khi có tia điện tử quét qua, các điểm sáng tối có trở
kháng khác nhau tạo thành dòng điện mạnh yếu khác nhau đi qua, tín
hiệu điện lấy ra từ lớp phim có dòng điện biến đổi tỷ lệ với thông tin
về độ sáng của hình ảnh, tín hiệu này được đưa vào mạch điều chế để
tạo thành tín hiệu Video ở ngõ ra của Camera.

* Thành phần của tín hiệu truyền hình đầy đủ

Tín hiệu truyền hình đầy đủ bao gồm tín hiệu thị
tần (mầu xanh), xung đồng bộ dòng (mầu đỏ),
xung đồng bộ mành ( mầu tím)

 Thời gian quét thuận từ t1 đến t2 là 54µs


 Thời gian quét ngược dòng từ t2 đến t3 là 10µs
 Thời gian quét ngược mành từ t4 đến t5 là 25µs
 Xung đồng bộ dòng và mành được chèn vào tín hiệu video
trong thời gian tia điện tử quét ngược.

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 125


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com

Tia quét ngược dòng mầu tím, tia quét ngược mành
mầu xanh lơ , tia quét dòng thuận là tia mầu trắng

Tín hiệu truyền hình đầy đủ bao gồm :

 Tín hiệu thị tần : thu được từ nguyên lý quét ảnh như trên
còn gọi là tín hiệu video ( đoạn tín hiệu từ t1 đến t2 )
 Xung đồng bộ dòng H.Syn (Horyontal Synsep : Đồng bộ
dòng): là xung chèn vào tín hiệu video trong thời gian tia điện
tử quét ngược (đoạn t2 đến t3 ) xung này được giửi sang máy
thu để đồng bộ tần số quét dòng.
 Xung đồng bộ mành V.Syn (Vertical Synsep) là xung chèn
vào tín hiệu Video khi quét xong một màn hình từ trên xuống
dưới (đoạn t4 đến t5) xung này được gửi sang máy thu để
đồng bộ tần số quét mành.

4. Điều chế tín hiệu phát ở đài truyền hình .

Tín hiệu tiếng có giải tần từ 20Hz đến 20KHz rất hẹp so với toàn
bộ dải tần của tín hiệu hình từ 0 đến 6MHz , vì vậy để bảo toàn tín
hiệu tiếng khi phát chung với tín hiệu hình, người ta phải điều chế tín
hiệu tiếng vào sóng mang ở tần số từ 4,5MHz đến 6,5MHz theo
phương pháp điều tần thành sóng FM rồi mới trộn với tín hiệu hình
tạo thành tín hiệu video tổng hợp .

Điều chế tần số tín hiệu tiếng

Như vậy tín hiệu video tổng hợp bao gồm (Video + H.syn + V.syn +
FM)
Để phát toàn bộ tín hiệu này đi xa, ở đài phát người ta tiến hành
điều chế tín hiệu video tổng hợp trên vào tần số siêu cao tần ở dải
VHF từ 48MHz đến 230MHz hoặc dải UHF từ 400MHz đến
880MHz theo phương pháp điều biên. và chia làm nhiều kệnh, mỗi
kênh chiếm một giải tần khoảng 8MHz.

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 126


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com

Phổ tín hiệu của một kênh truyền hình.

Nguyên lý phát của đài truyền hình.

Sau khi tín hiệu Video tổng hợp được điều chế vào một kênh sóng :
Thí dụ kênh 9 (nằm ở phổ tín hiệu từ 199,25MHz đến 205,75MHz) ta
được sóng mang , sóng mang tiếp tục được khuếch đại ở công xuất
hàng chục KW rồi đưa ra Anten phát để phát thành sóng điện từ
truyền đi trong không gian với vận tốc ánh sáng.
Phân tích sơ đồ khối Máy thu hình Nội dung : Phân tích sơ đồ khối của máy thu hình đen trắng,
Mô tả sự hoạt động của đài truyền hình.

1. Sơ đồ khối Ti vi đen trắng.

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 127


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com
Sơ đồ khối máy thu hình đen trắng .

Máy thu hình đen trắng là hội tụ tất cả những kiến thức cơ bản của
kỹ thuật truyền hình, hiểu máy thu hình đen trắng là cơ sở để tiếp cận
với máy thu hình mầu và máy thu hình kỹ thuật số.

Máy thu hình đen trắng bao gồm các khối chính sau :

 Bộ kênh : Có nhiệm vụ thu tín hiệu sóng mang từ các đài phát
sau đó đổi tần về tín hiệu IF, cung cấp cho mạch khuếch đại
trung tần.
 Khối trung tần : Khuếch đại tín hiệu trung tần và tách sóng
thị tần để tách tín hiệu Video tổng hợp ra khỏi sóng mang , tín
hiệu thu được sau tách sóng gồm có tín hiệu Video, xung
H.syn, xung V.syn và tín hiệu FM.
 Tầng khuếch đại thị tần : Từ tín hiệu Video tổng hợp, tín
hiệu video được tách ra đi vào tầng khuếch đại thị tần, tầng
KĐ thị tần khuếch đại tín hiệu video lên biên độ đủ mạnh rồi
đưa vào Katôt đèn hình để điều khiển dòng phát xạ, tái tạo lại
hình ảnh trên màn hình.
 Đèn hình : Chuyển đổi tín hiệu truyền hình thành hình ảnh
quang học, khôi phục lại ảnh giống phía phát.
 Khối đồng bộ : Hai xung đồng bộ được gửi sang máy thu từ
phía phát có nhiệm vụ điều khiển khối quét dòng và quét
mành của máy thu quét cùng tần số như bên phát để khôi phục
lại hình ảnh, hai xung này được tách ra sau tách sóng thị tần
và được khuếch đại qua khối đồng bộ, sau đó xung H.syn đi
tới điều khiển mạch dao động dòng, xung V.syn đi tới điều
khiển mạch dao động mành.
 Khối quét dòng : Nhiệm vụ của khối quét dòng là tạo ra các
mức điện áp cao cung cấo cho đèn hình hoạt động, đồng thời
cung cấp xung dòng cho cuộn lái ngang để lái tia điện tử quét
theo chiều ngang.
 Khối quét mành : Nhiệm vụ của khối quét mành là tạo ra
xung mành cung cấp cho cuộn lái tia, lái tia điện tử dãn theo
chiều dọc
 Khối đường tiếng : Khuếch đại tín hiệu điều tần FM, sau đó
tách sóng điều tần để lấy ra tín hiệu âm tần và khuếch đại qua
tầng công xuất rối đưa ra loa.

Mô tả sự hoạt động của đài truyền hình

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 128


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com

Buổi truyền hình trực tiếp Cat Singer


Bộ kênh và hiện tượng hỏng kênh Nội dung : Nhiệm vụ, Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của
bộ kênh, Mạch cộng hưởng cao tần, dao động nội, mạch đổi tần trong bộ kênh, Phân tích hư hỏng của
bộ kênh và phương pháp kiểm tra sửa chữa.

1. Sơ đồ khối của bộ kênh.

Sơ đồ khối của bộ kênh

 Mạch vào : Có nhiệm vụ chọn kênh theo nguyên lý cộng


hưởng sóng, tại anten có nhiều sóng mang từ các đài phát
khác nhau đi tới, sóng mang nào có tần số trùng với tần số dao
động của mạch vào sẽ được chọn để đi vào mạch khuếch
đại.cao tần.
 Mạch KĐ cao tần : Khuếch đại sóng mang từ đài phát sau khi
được thu vào qua mạch cộng hưởng .
 Mạch dao động : Có nhiệm vụ tạo dao động nội để đưa vào
mạch trộn tần.
 Mạch trộn tần : Có nhiệm vụ trộn tần số dao động với tín
hiệu cao tần để lấy ra tần số trung tần IF

IF = F0 - RF

F0 : Là tần số dao động nội


RF : Là tín hiệu cao tần ( sóng mang )
IF : Là tần số trung tần, tần số IF có
dải tần cố định từ 31,5MHz đền 38MHz

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 129


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com
2. Mạch vào & K. Đại cao tần.

Mạch vào thực chất là một bẫy cộng hưởng, khi ta chuyển kênh,
các cuộn dây có cảm kháng khác nhau được tiếp xúc vào mạch cộng
hưởng làm thay đổi tần số cộng hưởng, nếu tần số cộng hưởng trùng
với tần số sóng mang thì tín hiệu sóng mang được thu vào và được
khuếch đại qua tầng Q1 , đầu ra tầng KĐ cao tần Q1 có thêm một
mạch cộng hưởng nữa để nâng biên độ tín hiệu lên mức cao nhất.

Bộ chuyển kênh cơ khí trong máy thu hình đen trắng.

3. Mạch dao động nội .

Mạch tạo dao động

Mạch tạo dao động cung cấp dao động nội cho mạch đổi tần, khi ta
chuyển kênh, cuộn L1 được thay thế tạo ra mạch cộng hưởng có tần
số thay đổi

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 130


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com
4. Mạch đổi tần

Mạch đổi tần

Mạch đổi tần có tín hiệu RF và tần số dao động nội OSC cùng
được đưa vào cực B của đèn đổi tần, tín hiệu trung tần IF lấy ra trên
cực C có giá trị bằng hiệu hai tần số đầu vào

IF = OSC - RF

Nếu tần số RF tăng thì tần số dao động OSC cũng tăng tương ứng
để đảm bảo tần số IF luôn luôn không đổi, tần số trung tần IF chiếm
một giải tần từ 31,5MHz đến 38MHz

Giải tần của tín hiệu IF

5. Hiện tượng khi hỏng bộ kênh

Khi hỏng bộ kênh ta thấy màn hình có các biểu hiện như sau :

Bệnh 1 ) Màn ảnh chỉ có nhiễu, không có hình.

Màn ảnh có nhiễu, không có hình.

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 131


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com
Phân tích nguyên nhân : Nhiễu bắt nguồn từ mạch khuếch đại
trung tần, màn ảnh có nhiễu chứng tỏ từ mạch khuếch đại trung tần
cho tới đèn hình đã hoạt động tốt, không có hình tức là không thu
được tín hiệu từ đài phát => Suy ra hiện tượng này là do hỏng bộ
kênh hoặc đứt Anten.

Hướng sửa chữa :

 Kiểm tra điện áp Vcc cho bộ kênh


 Kiểm tra điện áp tự điều khuếch AGC có khoảng 6V
 Kiểm tra Anten
 Các yếu tố trên đã tốt thì ta thay thử bộ kênh.

Bệnh 2 ) Màn ảnh có hình nhưng rất nhiễu, tiếng rồ.

Màn ảnh có hình nhưng rất nhiễu tiếng rồ.

Nguyên nhân của hiện tượng trên hoàn toàn tương tự như bệnh 1,
nhưng mức độ hỏng nhẹ hơn, các bước kiểm tra và sửa chữa tương tự
Bệnh 1
Mạch khuếch đại trung tần IF Nội dung : Phân tích sơ đồ nguyên lý của mạch khuếch đại
trung tần và mạch tách sóng thị tần, hiện tượng khi hỏng trung tần và các bước kiểm tra sửa chữa .

1. Sơ đồ mạch khuếch đại trung tần

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 132


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com
Mạch khuếch đại trung tần sử dụng IC

IC Khuếch đại trung tần bao gồm các mạch .

 IF AMPLY là mạch khuếch đại tín hiệu trung tần từ bộ kênh


đưa sang, sau đó cung cấp tín hiệu cho mạch tách sóng.
 Detector Là mạch tách sóng, tách tín hiệu Video tổng hợp ra
khỏi sóng mang của đài phát, biến áp T2 cộng hưởng cho
mạch tách sóng.
 Vdeo Amply Là mạch khuếch đại tín hiệu Video trước khi
đưa ra ngoài
 IF AGC (Auto Gain Control ) Là mạch tạo điện áp tự điều
chỉnh độ khuếch đại cho mạch trung tần
 RF AGC Là mạch tạo điện áp tự điều chỉnh độ khuếch đại cho
mạch RF Amply của bộ kênh
 Mạch trung gian giữa bộ kênh và tầng khuếch đại trung tần là
bộ lọc giải thông, mạch này có nhiệm vụ cho tín hiệu trung tần
thuộc giải 31,5MHz đến 38MHz đi qua và loại bỏ các tần số
lân cận, mạch này bao gồm các linh kiện, C1,L1,C2,C3, L2,
T1 tạo thành các mạch cộng hưởng để nâng cao biên độ tín
hiệu trong dải sóng trung tần, tín hiệu vào được đưa vào các
chân 8 và 9 của IC
 Tín hiệu ra ở chân số 3 là tín hiệu Video tổng hợp bao gồm
Tín hiệu thị tần (Video), xung H.syn, xung V.syn, tín hiệu
điều tần FM.

Các thành phần trong tín hiệu Video tổng hợp

2. Biểu hiện khi hỏng trung tần.

Trung tần là nguồn sinh ra nhiễu trên màn hình đồng thời cũng là
mạch khuếch đại tín hiệu thu từ bộ kênh, vì vậy khi hỏng trung tần
màn hình thường có biểu hiện không có nhiễu, không có hình, không
có tiếng, chỉ còn màn ảnh sáng min .

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 133


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com
Ti vi hỏng trung tần, chỉ còn màn sáng mịn, không có nhiễu.

3. Các bước sửa chữa mạch trung tần.

 Xác định đúng nguyên nhân là hư hỏng mạch trung tần : dựa
vào biểu hiện như ở trên , màn ảnh sáng mịn không có nhiễu,
không có hình, không có tiếng.
 Xác định vị trí của mạch trung tần trên vỉ máy : Là khu vực có
các biến áp cộng hưởng trung tần bằng hộp sắt vuông có lõi
ferit chỉnh được
 Kiểm tra nguồn nuôi Vcc 12V cho IC : điện áp này đo trên tụ
hoá lọc nguồn cạnh IC
 Thay IC trung tần

Khối khuếch đại thị tần - Video Nội dung : Nhiệm vụ của mạch khuếch đại thị tần, phân tích
sơ đồ mạch khuếch đại thị tần, Phân tích hư hỏng và phương pháp kiểm tra sửa chữa.

1. Tần khuếch đại thị tần (Video)

Nhiệm vụ của mạch khuếch đại thị tần :

 Khuếch đại tín hiệu Video sau tách sóng lên biên độ đủ
lớn => cung cấp cho đèn hình tái tạo lại hình ảnh.
 Tiếp nhận xung dòng và xung mành đưa về để xoá tia
quét ngược
 Thực hiện các chức năng điều chỉnh độ tương phản, độ
sáng.

Tầng khuếch đại thị tần máy Samsung 359R

Nhiệm vụ các linh kiện trong mạch :

 C1 : Là tụ nối tầng
Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 134
GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com
 CF1 : Là thạch anh, lọc tín hiệu tiếng không cho tiếng ảnh
hưởng sang đường hình
 Đèn Q khuếch đại tín hiệu thị tần, R2 là điện trở định thiên,
R3 là trở ghánh, R4 là trở ổn định nhiệt , R5 là điện trở phân
áp.
 Triết áp Contras điều chỉnh biên độ tín hiệu ra => Là triết áp
chỉnh độ tương phản trên màn hình
 Xung dòng H.P (Horyontal Pull ) đi qua R6 và D1, xung mành
V.B (Vert Blanking) đi qua R7 và D2 : hai xung cùng đi qua
tụ C3 vào cực E đèn KĐ thị tần làm nhiệm vụ xoá tia quét
ngược
 Tụ C4 đưa tín hiệu thị tần vào Katôt đèn hình và ngăn điện áp
một chiều
 Triết áp Bright làm thay đổi điện áp một chiều trên Katôt =>
Là triết áp chỉnh độ sáng màn hình

Phân tích các hư hỏng của tầng khuếch đại thị tần :

1) Trường hợp tầng khuếch đại thị tần không hoạt động :
Đèn KĐ thị tần không hoạt động khi

 Mất nguồn Vcc 110V


 Hỏng đèn KĐ thị tần
 Đứt điện trở định thiên
 Đứt điện trở ghánh

Biểu hiện trên màn hình là : Màn ảnh chỉ có màn sáng mịn ,
không hình, có tia quét ngược.

Biểu hiện khi hỏng tầng khuếch đại thị tần.

Phương pháp kiểm tra tầng khuếch đại thị tần :

 Kiểm tra nguồn Vcc cho tầng khuếch đại thị tần phải có 110V
 Kiểm tra chế độ điện áp trên đèn Q phải có UBE  0,6V và
UCE  2/3 Vcc  70V

2) Có hình nhưng có tia quét ngược xen vào

Có hình : Chứng tỏ tầng KĐ thị tần vẫn hoạt động bình thường
Có tia quét ngược : Là do mất xung mành đưa về đèn KĐ thị tần để
xoá tia quét ngược.=> Cần kiểm tra mạch đưa xung mành từ công
xuất mành về tầng KĐ thị tần để kiểm tra.

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 135


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com
Cấu tạo và hoạt động của Đèn hình Nội dung : Tìm hiểu cấu tạo của đèn hình đen trắng,
Nguyên tắc hoạt động của đèn hình, Hiện tượng của đèn hình già, đèn hình hỏng.

1. Cấu tạo và hoạt động của đèn hình

Cấu tạo và hoạt động của đèn hình

Cấu tạo của đèn hình :

Đèn hình là một bầu thuỷ tinh hút chân không và có các cực chính là
:

 Cực Anốt : Được cung cấp điện áp HV ( Height Vol : 10KV )


để tạo ra sức hút các tia điện tử bay về mà hình.
 Katôt : Là cực phát xạ ra dòng tia điện tử bay về phía màn
hình, để tia điện tử bật ra khỏi bề mặt Katốt thì Katốt phải
được nung nóng nhờ sợi đốt, Tín hiệu thị tần được đưa vào
Katốt để điều khiển dòng tia điện tử phát xạ, tái tạo lại hình
ảnh trên màn hình .
 Lưới G1 còn gọi là lưới khiển được đấu Mass, khi tắt máy G1
được cung cấp điện áp -100V để chặn lại tia điện tử còn dư
trên đèn hình, tránh hiện tượng xuất hiện đốm sáng khi tắt
máy.
 Lưới G2 gọi là lưới gia tốc : được cung cấp điện áp +110V để
tăng tốc tia điện tử
 Màn hình : Được phủ một lớp Phospho đồng nhất, khi có tia
điện tử bắn vào thì lớp Phospho phát sáng, cường độ sáng tỷ
lệ với cường độ dòng tia điện tử.
 Cuộn lái tia : Nằm ngoài cổ đèn hình, gồm hai cuộn lái dòng
và lái mành, có nhiệm vụ lái tia điện tử quét từ trái sang phải,
từ trên xuống dưới, nếu không có hai cuộn lái tia thì tia điện tử
đi thẳng và phát sáng thành một điểm trên màn hình.

Hoạt động của đèn hình : Để đèn hình hoạt động ( cho hình ảnh )
trước hết ta cần phân cực cho đèn hình sáng lên , sau đó đưa tín hiệu
Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 136
GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com
thị tần vào Katốt để điều khiển dòng tia điên tử phát xạ tạo lại hình
ảnh .

Để đèn hình phát sáng thì ta cần cung cấp cho đèn hình đủ 4
điều kiện sau :

 Có điện áp HV = 10KV cung cấp cho Anôt


 Có điện áp 110V cung cấp cho lưới G2
 Có điên áp 12V cung cấp cho sợi đốt
 Katốt được thoát xuống mass

2. Hư hỏng thường gặp của đèn hình :

Đèn hình thường hỏng ở dạng tia phát xạ bị yếu đi , làm cho độ
sáng màn hình giảm hoặc mất ánh sáng.

Kiểm tra đèn hình :


Để kiểm tra đèn hình, người ta kiểm tra cácđiện áp phân cực cho đèn
hình, nếu các điện áp này vẫn đầy đủ mà đèn hình không sáng => là
đèn hình hỏng, nếu màn hình sáng yếu => là màn hình bị già.
Khối quét dòng và cao áp Nội dung : Nhiệm vụ của khối quét dòng, phân tích sơ đồ khối quét
dòng, Hư hỏng thường gặp của khối quét dòng, nguyên nhân và phương pháp kiểm tra sửa chữa .

1. Nhiệm vụ của khối quét dòng

Nhiệm vụ chính của khối quét dòng là tạo ra các mmức điện áp
cao phân cực cho đèn hình hoạt động, ngoài ra khối quét dòng còn
cung cấp xung dòng cho cuộn lái ngang để lái tia điện tử quét theo
chiều ngang màn hình.

2. Phân tích sơ đồ khối quét dòng .

Sơ đồ khối của khối quét dòng

 Mạch so pha : So sánh giữa hai tần số là xung H.syn từ đài


phát gửi tới với xung AFC từ cao áp hồi tiếp về để tạo ra điện
áp điều khiển, nếu tần số AFC bằng H.syn thì áp điều khiển
không đổi => tần số quét dòng không đổi, nếu tần số AFC >
tần số H.Syn thì mạch so pha tạo ra điện áp điều khiển giảm
=> làm tần số dao đọng dòng giảm và ngược lại. ( AFC là
viết tắt của Auto Frequency Control : Tự động điều chỉnh tần
số dòng, H.syn là viết tăt của Horyontal Synsep : Xung đồng
bộ dòng )
 Mạch tạo dao động dòng : Tạo ra xung dòng có tần số bằng

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 137


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com
15625Hz , tần số này được giữ cố định nhờ điện áp điều khiển
từ mạch so pha, trường hợp hỏng mạch so pha hoặc mất xung
H.syn hay xung AFC thì tần số dòng bi sai => sinh hiện tượng
mất đồng bộ => ảnh bị đổ xiên hoặc trôi ngang.
 Tầng kích dòng : khuếch đại xung dòng cho đủ mạnh sau đó
đưa tới điều khiển đèn công xuất đóng mở
 Tầng công xuất : Hoạt động ở chế độ ngắt mở để điều khiển
biến thế cao áp hoạt động .
 Bộ cao áp : Là biến thế hoạt động ở tần số cao 15625Hz cung
cấp các mức điện áp cao cho đèn hình, như áp HV = 10.000V,
áp G2 = 110V, và cung cấp xung dòng điều khiển cuộn lái
ngang.

3. Sơ đồ chi tiết khối quét dòng máy Samsung 359R

Sơ đồ khối quét dòng máy Samsung 359R

Phân tích sơ đồ chi tiết :

R1, R2, D1, C1 là mạch so pha, mạch này so sánh xung


H.syn và xung AFC ( mầu tím ) để tạo ra điện áp điều khiển đi
qua R3 và R4 vào điều khiển đèn dao động Q1
Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 138
GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com
 R3, C2 là mạch lọc tích phân loại bỏ thành phần xung xoay
chiều , giữ lại thành phần một chiều
 Q1 là đèn tạo dao động, tụ C4 và cuộn L1 tạo thành mạch dao
động LC, tụ C3 hồi tiếp dương, tần số dao động phụ thuộc vào
các tụ C3, C4, và cuộn dây L1, núm chỉnh H.Hold chính là
điều chỉnh lõi cuộn dây L1 => làm cảm kháng L1 thay đổi =>
làm tần sô dao động thay đổi, tần số được ổn định nhờ điện áp
điều khiển từ mạch so pha đưa sang , dao động được lấy trên
chân E đi qua R8 đưa sang tầng kích dòng.
 Q2 là đèn kích dòng, khuếch đại xung dòng lên đủ mạnh sau
đó ghép qua biến áp kích T1 sang điều khiển đèn công xuất
Q3
 Q3 là đèn công xuất, hoạt động ngắt mở như một công tắc
điện tử => tạo ra dòng điện xoay chiều chạy qua cao áp T2, tụ
C5 là tụ bù, C6 và D3 là tụ và Diode nhụt, D4 và C7 là mạch
chỉnh lưu điện áp B2 =110V cung cấp cho G2, C8 và D5 tạo
ra điện áp âm đưa vào G1 khi tắt máy, điện áp HV lấy trên
cuộn thứ cấp khoảng 10KV điện áp này dùng vỏ đèn hình làm
cực âm của tụ lọc vì vậy vỏ đèn hình phải luôn luôn được tiếp
mass .

Tầng dao động dòng

4. Hư hỏng thường gặp của khối quét dòng.

1) Máy có vào điện nhưng không lên màn sáng .

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 139


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com
Máy có vào điện nhưng không lên màn sáng

Nguyên nhân : Có hai nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên là

 Hỏng khối quét dòng => cao áp không hoạt động


 Hỏng đèn hình.

Kiểm tra :

 Kiểm tra điện áp B2 ( đo áp B2 trên tụ C7 bằng 110V ) để


xác định xem cao áp có hoạt động hay không ? nếu áp B2 =
0V là cao áp không hoạt động .
 Kiểm tra điện áp cung cấp cho các tầng công xuất, tầng kích,
tầng dao động xem có không ?
 Đo chế độ điện áp UBE và UCE trên các đèn Q1 và Q2, thông
thường điện áp này có UBE  0,6V và UCE  2/3 Vcc

2) Mất đồng bộ dòng, hình ảnh bị đổ hình sọc dưa

Hình ảnh bị đổ hình sọc dưa do mất đồng bộ dòng

Nguyên nhân : Hiện tượng trên là do sai tần số dòng có thể do hỏng

 Hỏng mạch so pha


 Mất xung đồng bộ H.syn từ mạch tách xung đồng bộ đưa sang
mạch so pha
 Mất xung AFC từ cao áp đưa về so pha
 Chỉnh sai núm H.Hold

Kiểm tra :

 Chỉnh lại triết áp H.Hold ( triết áp chỉnh dao động dòng )


 Kiểm tra các linh kiện trong mạch so pha R1, R2, D1, C1
 Kiểm tra mạch cung cấp xung đồng bộ H.syn
 Kiểm tra tụ , trở dẫn xung dòng AFC về mạch so pha .

Khối quét mành Nội dung : Nhiệm vụ của khối quét mành, Phân tích sơ đồ khối, Phân tích các
hư hỏng và phương pháp kiểm tra sửa chữa khối quét mành.

1. Nhiệm vụ của khối quét mành :

Nhiệm vụ của khối quét mành là lái tia điện tử quét theo chiều dọc,
khối quét mành bao gồm :

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 140


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com
 Mạch tạo dao động : Tạo ra xung mành có tần số 50Hz
cung cấo cho tầng công xuất
 Mạch tiền KĐ : Khuếch đại xung mành cho khoẻ hơn
trước khi đưa vào tầng công xuất.
 Tầng công xuất : Khuếch đại xung mành cho đủ lớn rồi
đưa đến cuộn lái mành để lái tia tia điện tử dãn theo chiều
dọc.
 Xung đồng bộ : Điều khiển cho mạch dao động , dao
động đúng tần số.

Sơ đồ khối - khối quét mành.

2. Sơ đồ chi tiết khối quét mành sử dụng đèn bán dẫn :

Sơ đồ chi tiết khối quét mành dùng đèn bán dẫn.

Phân tích sơ đồ mạch :

 Q1 là tầng dao động, hoạt động theo nguyên lý dao động


nghẹt, L1 là cuộn dây tạo dao động, VR1 là triết áp điều chỉnh
tần số còn gọi là triết áp V.Hold
 VR2 là triết áp đưa xung dao động sang tầng tiền KĐại, khi
chỉnh VR2 sẽ làm thay đổi biên độ dao động ra => VR2 là
triết áp chỉnh chiều cao màn hình.
 VR3 là triết áp chỉnh tuyến tính, khi chỉnh VR3 thì dạng xung
thay đổi => tuyến tính mành thay đổi, tuyến tính là độ dãn đều
giữa các điểm ảnh theo chiều dọc.
 Q2 là tầng tiền khuếch đại , KĐ đảo pha tín hiệu trước khi đưa
vào hai đèn công xuất.
 Q3 và Q4 là hai đèn KĐại công xuất, mắc theo kiểu đẩy kéo

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 141


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com
 L2 là cuộn lái mành gằn trên cổ đèn hình
 Mạch hồi tiếp qua C1 có tác dụng sửa méo tuyến tính .
 Xung đồng bộ mành được đưa vào một đầu của cuộn dây L1

3. Sơ đồ khối quét mành dùng IC trong Ti vi Samsung 359R

Sơ đồ khối quét mành dùng IC trong Ti vi Samsung 359R

Phân tích sơ đồ trên :

 Trong IC đã được tích hợp ba mạch : Tạo dao động : V.OSC,


tầng tiền KĐại V.Amply và tầng công xuất V.OUT, các linh
kiện điện trở, tụ điện được đưa ra ngoài.
 Xung đồng bộ V.SYN đi qua mạch lọc tích phân R1, C1 sau
đó đi qua tụ vào chân số 5 => đi vào mạch dao động để gim cố
định tần số mành.
 Triết áp V.HOLD ở chân 6 có tác dụng điều chỉnh thay đổi tần
số mành.
 Triết áp V.SIZE ở chân 4 có tác dụng điều chỉnh để thay đổi
kích thước dọc màn hình.
 Triết áp V.LIN từ sau cuộn lái tia có tác dụng thay đổi điện áp
hồi tiếp => Làm thay đổi tuyến tính dọc màn hình, C3, C4 là
các tụ hồi tiếp .

4. Các hư hỏng thường gặp của khối quét mành.

1) Màn hình chỉ còn một vạch sáng ngang

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 142


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com

Màn ảnh còn một vạch sáng ngang

Nguyên nhân :

 Mất điện áp cung cấp cho khối quét mành


 Hỏng IC công xuất mành
 Hỏng các linh kiện R, C xung quanh IC

Kiểm tra :

 Xác định đúng IC công xuất mành ( dò ngược từ zắc lái mành
về )
 Kiểm tra Vcc cho IC ( với máy đen trắng là 12V với Ti vi mầu
là 24V) đo Vcc trên tụ lọc nguồn to nhất cạnh IC
 Thay IC công xuất mành nếu các chế độ điện áp đã có đủ.

2) Màn ảnh bị méo tuyến tính dọc, co dưới chân, dãn trên đầu :

Màn ảnh bị méo tuyến tính dọc

Nguyên nhân :

 Chỉnh sai triết áp V.LIN


 Khô các tụ hoá trên mạch hồi tiếp sửa méo tuyến tính.
 Hỏng IC

Khắc phục :

 Chỉnh lại triết áp V.LIN


 Thay các tụ của mạch hồi tiếp như tụ C3, C4 ở sơ đồ trên (
Các tụ hồi tiếp là tụ hoá thường có trị số nhỏ từ 1µF đến
22µF nằm xung quanh khu vực IC công xuất mành.)
Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 143
GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com
 Thay IC nếu các nguyên nhân trên đã được loại trừ .

3) Hình bị trôi theo chiều dọc

Ảnh bị trôi theo chiều dọc

Nguyên nhân :

 Chỉnh sai triết áp V.Hold => làm sai tần số dao động mành.
 Mất xung đồng bộ V.SYN

Kiểm tra :

 Chỉnh lại triết áp V.Hold


 Kiểm tra mạch cung cấp xung đồng bộ mành V.SYN cho
mạch dao động mành.

Khối khuếch đai xung đồng bộ Nội dung : Nhiệm vụ của các xung đồng bộ, phân tích sơ đồ
mạch khuếch đại và tách xung đồng bộ, các hư hỏng của khối đồng bộ.

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 144


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com
1. Mạch khuếch đại và tách xung đồng bộ

Xung đồng bộ bao gồm xung đồng bộ dòng H.SYN và xung đồng
bộ mành V.SYN được gửi sang máy thu hình cùng với tín hiệu
Video, hai xung đồng bộ này có nhiệm vụ điều khiển khối quét
dòng và quét mành quét đúng tần số như bên phát, điều này rất
quan trọng cho việc khôi phục lại hình ảnh, nếu bên máy thu bị sai
tần số quét dòng sẽ sinh mất đồng bộ dòng => hình bị đổ xiên, nếu
sai tần số quét mành sẽ sinh mất đồng bộ mành => hình bị trôi theo
chiều dọc.

Sơ đồ khối của khối đồng bộ :

Sơ đồ khối của khối đồng bộ

 Mạch tách xung đồng bộ : Tách tín hiệu đồng bộ chung ra


khỏi tín hiệu Video tổng hợp .
 Mạch khuếch đại : Khuếch đại biên độ xung đồng bộ
chung
 Mạch tích phân : Cho tín hiệu đồng bộ mành V.SYN đi
qua
 Mạch vi phân : Cho tín hiệu đồng bộ dòng H.SYN đi qua

Sơ đồ mạch chi tiết :

Khối đồng bộ trong Ti vi Samsung 359R

 R1, C1, R2, C2 là mạch tách xung đồng bộ, tách hai xung
Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 145
GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com
V.SYN và H.SYN ra khỏi tín hiệu Video tổng hợp
 Đèn Q1 là tầng khuếch đại hai xung đồng bộ trên
 R7, C3 và R8, C4 là hai mắt lọc tích phân , cho tần số thấp
V.SYN đi qua và lọc bỏ tần số cao
 C5, R9 là mắt lọc vi phân cho tần số cao H.SYN đi qua và
ngăn tần số thấp lại .
 Xung V.SYN sau mạch lọc tích phân đi tới mạch dao động
mành
 Xung V.SYN sau mạch vi phân đi tới mạch so pha

2. Hư hỏng của khối đồng bộ :

1) Mất tín hiệu đồng bộ chung => màn hình vừa đổ , vừa trôi

Ảnh vừa bị đổ, vừa bị trôi

Nguyên nhân :

 Do khô tụ của mạch tách xung đồng bộ


 Do hỏng tầng khuếch đại xung đồng bộ chung

Kiểm tra :

 Kiểm tra tụ C1 của mạch tách xung đồng bộ


 Kiểm tra mạch khuếch đại xung đồng bộ chung Q1

Khối nguồn nuôi Nội dung : Nhiệm vụ của khối cấp nguồn, sơ đồ tổng quát, mạch chỉnh lưu và
mạch lọc, Mạch ổn áp tuyến tính, Các hư hỏng thường gặp của khối cấp nguồn và phương pháp kiểm
tra sửa chữa.

1. Khối nguồn nuôi

Nhiệm vụ của khối cấp nguồn là cung cấp nguồn 1chiều 12V ổn
định cho máy hoạt động, điện áp vào là nguồn xoay chiều 220V AC
không ổn định.

Sơ đồ khối - khối nguồn nuôi

Biến áp có nhiệm vụ đổi điện 220V AC xuống điện áp 18V



AC
 Mạch chỉnh lưu cầu và lọc chỉnh lưu điện áp xoay chiều AC
Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 146
GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com
thành điện áp một chiều DC
 Mạch ổn áp tuyến tính : có nhiệm vụ giữ cho điện áp ra cố
định và bằng phẳng cung cấp cho tải tiêu thụ .

Mạch giảm áp, chỉnh lưu và mạch lọc .

Biến áp và mạch chỉnh lưu cầu, mạch lọc

 Biến áp nguồn : Điện áp vào = 220V 50Hz , Điện áp ra =


18V
 D1, D2, D3, D4 là mạch chỉnh lưu cầu , chỉnh lưu điện AC
thành DC
 Tụ C1 : 2200µF/25V là tụ lọc nguồn chính

Biến áp và mạch chỉnh lưu cầu, mạch lọc trong thực tế.

Mạch ổn áp tuyến tính :

Nhiệm vụ : Mạch ổn áp tuyến tính có nhiệm vụ => Tạo ra điện áp


đầu ra ổn định và bằng phẳng, không phụ thuộc vào điện áp vào ,
không phụ thuộc vào dòng điện tiêu thụ

Sơ đồ tổng quát

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 147


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com

Sơ đồ tổng quát mạch ổn áp tuyến tính

 Điện áp vào là nguồn DC không ổn định và còn gợn xoay


chiều.
 Điện áp ra là nguồn DC ổn định và bằng phẳng
 Mạch lấy mẫu là lấy ra một phần điện áp đầu ra, điện áp lấy
mẫu tăng giảm tỷ lệ với điện áp đầu ra .
 Mạch tạo áp chuẩn : là tạo ra một điện áp cố định
 Mạch dò sai : so sánh điện áp lấy mẫu với điện áp chuẩn để
phát hiện sự biến đổi điện áp ở đầu ra và khuếch đại thành
điện áp điều khiển quay lại điều chỉnh độ mở của đèn công
xuất, nếu điện áp giảm thì áp điều khiển , ĐKhiển cho đèn
công xuất dẫn mạnh, và ngược lại .
 Đèn công xuất : khuếch đại về dòng điện và giữ cho điện áp ra
cố định .

Sơ đồ chi tiết của mạch ổn áp tuyến tính máy Samsung

Mạch ổn áp tuyến tính trong Ti vi Samsung 359R

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 148


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com
 Mach tạo áp lấy mẫu gồm R5, VR1, R6 , điện áp lấy mẫu
được đưa vào cực B đèn Q2 .
 Mạch tạo áp chuẩn gồm Dz và R4, điện áp chuẩn đưa vào cực
E đèn Q2
 Q2 là đèn dò sai , so sánh hai điện áp lấy mẫu và điện áp
chuẩn để tạo ra điện áp điều khiển đưa qua R3 điều khiển độ
hoạt động của đèn công xuất Q1
 Q1 là đèn công xuất
 R1 là điện trở phân dòng
 Tụ 2200µF là tụ lọc nguồn chính .

Nguyên tắc ổn áp như sau : Giả sử khi điện áp vào tăng hoặc dòng
tiêu thụ giảm => Điện áp ra tăng lên => điện áp chuẩn tăng nhiều hơn
điện áp lấy mẫu => làm cho điện áp UBE đèn Q2 giảm => đèn Q2 dẫn
giảm => dòng qua R3 giảm => đèn Q1 dẫn giảm ( vì dòng qua R3 là
dòng định thiên cho đèn Q1 ) => kết quả là điện áp ra giảm xuống,
vòng điều chỉnh này diễn ra trong thời gian rất nhanh so với thời gian
biến thiên của điện áp, vì vậy điện áp ra có đặc tuyến gần như bằng
phẳng.
Trường hợp điện áp ra giảm thì mạch điều chỉnh theo chiều hướng
ngược lại.

2. Hư hỏng thường gặp của khối cấp nguồn

1) Không có điện vào máy, không có tiếng, không có màn sáng.

Máy không màn sáng, không hình, không vào điện

Nguyên nhân :

 Cháy biến áp nguồn, hoặc đứt cầu chì.


 Cháy các Diode của mạch chỉnh lưu

Kiểm tra :

 Kiểm tra biến áp nguồn : Để đồng hồ thanh x1 và đo vào


hai đầu phích cắm điện AC, nếu kim đồng hồ không lên => là
biến áp nguồn bị cháy, nếu kim lên vài chục ohm là biến áp
bình thường.
 Đo kiểm tra trên các Diode chỉnh lưu cầu
 Cuối cùng ta cấp điện và đo trên hai đầu tụ lọc nguồn chính
phải có 18V DC

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 149


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com
2) Hình ảnh bị uốn éo, có tiếng ù ở loa .

Hình ảnh bị uốn éo

Nguyên nhân :

Bản chất của hiện tượng trên là do điện áp cung cấp cho máy đã
bị nhiễm xoay chiều 50Hz vì vậy nguyên nhân là :

 Hỏng tụ lọc nguồn chính 2200µF/25V


 Hỏng một trong số các Diode chỉnh lưu cầu
 Hỏng mạch ổn áp tuyến tính

Kiểm tra :

 Kiểm tra cầu Diode, nếu cầu Diode bình thường thì đo sụt áp
trên 4 Diode phải bằng nhau, nếu điện áp này lệch là có 1
hoặc 2 trong số 4 Diode bị hỏng
 Đo điện áp DC trên tụ lọc nguồn chính phải có 18V DC, nếu
điện áp này giảm < 18V là tụ lọc nguồn bị khô .
 Kiểm tra điện áp DC ở đầu ra của nguồn ổn áp tuyến tính có
khoảng 11V => 12V, và điều chỉnh biến trở nguồn (VR1) điện
áp đầu ra phải thay đổi, nếu điện áp ra quá cao khoảng 15V
hoăc quá thấp khoảng 7V và điều chỉnh biến trở VR1 không
tác dụng là hỏng mạch ổn áp tuyến tính.

Khối đường tiếng Nội dung : Phân tích sơ đồ khối đường tiếng, phân tích mạch trung tần tiếng,
phân tích hư hỏng thường gặp và phương pháp kiểm tra sửa chữa .

1. Sơ đồ khối đường tiếng

Sơ đồ khối đường tiếng

Tín hiệu điều tần FM đi cùng tín hiệu Video tổng hợp được tách qua
tụ giấy => đi qua mạch cộng hưởng đầu vào đi vào tầng khuếch đại
trung tần tiếng => sau khi KĐ lên biên độ đủ lớn tín hiệu đưa sang
mạch tách sóng điều tần để lấy ra tín hiệu âm tần => sau đó tín hiệu
âm tần được khuếch đại qua mạch công xuất rồi đưa ra loa để phát lại

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 150


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com
âm thanh.

2. Mạch trung tần tiếng dùng Transistor

Mạch trung tần tiếng dùng Transistor

 T301 là biến áp trung tần cộng hưởng đầu vào , cộng hưởng ở
tần số 6,5MHz
 Q1 là đèn khuếch đại trung tần
 T302 là biến áp trung tần tách sóng, sau biến áp T302 là mạch
tách sóng điều tần
 Đèn Q2 là mạch khuếch đại tín hiệu âm tần .

3. Khối đường tiếng dùng IC

Khối đường tiếng trong Tivi Samsung 359R

 CF1 là thạch anh cộng hưởng đầu vào, cộng hưởng ở tần số
6,5MHz
 IF Amply là tầng KĐ trung tần tiếng
 FM DET là mạch tách sóng điều tần
 CF2 là thạch anh cộng hưởng đầu ra

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 151


GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com
 Tín hiệu âm tần sau tách sóng được đưa đến triết áp Volume
sau đó đưa sang tầng công xuất AUDIO OUT khuếch đại và
đưa ra loa.

4. Hiện tượng hư hỏng khối đường tiếng

1) Máy có hình, không có tiếng.

Nguyên nhân :

 Hỏng loa
 Mất điện áp Vcc cung cấp cho khối đường tiếng
 Hỏng IC công xuất tiếng
 Hỏng mạch trung tần tiếng

Kiểm tra :

 Kiểm tra loa : Để đồng hồ ở thang x1 đo vào hai đầu dây
loa, nếu có âm thanh sột soạt ở loa là loa bình thường, nếu
kim không lên và không có tiếng động là loa hỏng.
 Đo kiểm tra Vcc cho IC công xuất
 Thay IC tiếng nếu các điều kiện trên đã tốt.

2) Có tiếng rồ kèm theo tiếng nói , tiếng nói nhỏ.

Nguyên nhân :

 Do mạch trung tần cộng hưởng sai tần số, thạch anh cộng
hưởng không đúng hệ .

Kiểm tra :

 Kiểm tra mạch trung tần, kiểm tra các thạch anh cộng hưởng,
nếu thu các đài trong nước thì thạch anh là 6,5MHz.

Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 152

You might also like