You are on page 1of 15

§HBKHN Lª V¨n M¹nh -

CTM8 - K51

vật liệu chế tạo lò xo supap


I. điều kiện làm việc của lò xo supap,yêu cầu về cơ tính
a. điều kiện làm việc
Lò xo supap có nhiệm vụ bảo đảm cho supap đóng kín và chuyển động
theo đúng quy luật của cơ cấu cam phối khí
+ khi động cơ hoạt động lò xo chịu tải trọng thay đổi đột ngột và theo chu
kì. lực tác dụng lên bề mặt xupap khá lớn có thể lên đến 13 ÷ 15 Mpa trong
động cơ tăng áp .vì vậy lò xo cũng chịu một tải
trọng đột ngột khá lớn như trên

lò xo supap máy kéo

+ nhiệt độ làm việc của xupap rất cao cụ thể là: nhiệt độ supap trong động
xăng khoảng 800 ÷ 850 0 c và trong động cơ điezen là khoảng 500 ÷ 600 0
c do vậy lò xo cũng phải làm viêc ở một nhiệt độ khá cao.

số liệu chế tạo lò xo supap xe máy:


supap dường đường Bươc lò chiều dài tiết diện Góc
kính kính xo dây nâng
ngoài trong

1
§HBKHN Lª V¨n M¹nh -
CTM8 - K51

nạp 20mm 14mm 6mm 32mm 2,5mm 25 0


thải 20mm 14mm 6mm 32mm 2mm 25 0

b. yêu cầu về cơ tính


+ Lò xo supap chịu tải trọng lớn, thay đổi đột ngột nên độ cứng và độ bền
dai va đập phải cao
+ lò xo chịu tải trọng theo chu kì nên yêu cẩu cơ tinh của lò xo là độ bền
mỏi phải cao
+ lò xo làm việc trong môi trường nhiệt độ khá cao đòi hỏi phải chịu
nhiệt tốt và chống gỉ tốt

II. chọn vật liệu làm lò xo xác định thành phần hoá học ,lập
bảng so sánh với các mac thép tương ứng của các nước :nga
,mỹ ,nhật ,trung quốc.
Trong các vật liệu tự nhiên: ceramic, polymer, kimloai. Ta thấy ngay
được chỉ có kim loại mới làm được lò xo supap.và thép hợp kim là phương
an tốt nhất để chế tạo nó. Thép hợp kim sắt các bon la một điển hình.
Trong nhom thép các bon hợp kim ta chon mác thép điển hình:60Si2

a. Thành phần hóa học của thép hợp kim 60Si2

mácthép %C %Si %Mn %Pmax %Smax %Cr %Ni


60Si2 0,57 ÷ 0,6 1,5 ÷ 2, 0,6 ÷ 0,9 0,035 0,035 ≤0, ≤0,2
5 0 3 5

b. cơ sở lý luận chọn mác thép


+ loại thép này có giưới hạn đàn hồi cao tức khả năng chống lại biến dạng
dẻo cao.giưới hạn bền cao có thể lên đến hơn 200 Mpa do hiệu ứng tôi chì
và kéo nguội.thông thường thì ≤ 800 Mpa do vậy hệ số an toàn khi sử dụng
δdh
là tương đối cao.tỉ lệ δ đạt trong tới hạn 0,85 ÷ 0,95 rât tốt khi chế tạo lò
b

xo xupap
+ độ cứng của nó khá cao 35 ÷ 45 HRC hay 350 ÷ 400 HB . độ dẻo độ
dai thấp không đễ xảy ra biến dạng dư trong quá trình làm việc ,song không
quá thấp dể dễ phá huỷ giòn
+ giưới hạn mỏi cao để thích ứng với điều kiện tải trọng thay đổi theo chu
kỳ
+ độ thấm tôi tốt hơn các loại thép cacbon thông thường

2
§HBKHN Lª V¨n M¹nh -
CTM8 - K51

+ tương đối rẻ so với các loại thép hợp kim khác dung để chế tạo lò xo
supap

c. bảng thành phần thép tương đương giữa các nước

Tên mácthép %C %Si %Mn %Pmax %Smax %Cr %Ni %cu


nước
Viêt 60Si2 0,57 1,5 0,6 0,035 0,035 ≤0,3 ≤0,2
nam ÷ 0,6 ÷ 2, ÷ 0,9 5
5 0
Nga 60C2 0,57 1,5 0,6 0,035 0,035 ≤0,3 ≤0,2 ≤0,
÷ 0,6 ÷ 2, ÷ 0,9 5 2
5 0
Trung 60Si2- 0,56 1,5 0,6 0,035 0,035 ≤0,3 ≤0,3
quốc Mn ÷ 0,6 ÷2 ÷ 0,9 5 5
4
mỹ 9260H 0,55 1,7 0,6
÷ 0,6 ÷ 2, 5
5 2 ÷ 1,1
nhật Sup6 0,56 1,5 0,7 0,035 0,035
bản ÷ 0,6 ÷ 1, ÷ 1,0
4 8

*nhận xét:
+ về thành phần C thì việt nam, trung quốc,nga giống nhau.còn nhật bản và
mỹ có sự giao động về thành phần C lớn hơn tí chút.
+ về thành phần Si thì nhật bản có hàm lượng thấp hơn việt nam,nga,trung
quốc.con mĩ thì có hàm lượng Si cao hơn chút ít
+ về thành phần Mn thì nhật bản và mỹ có thành phần lớn hơn một
chút so với việt nam,nga và trung quốc
+ về các thành phần vi lượng P vàS như nhau
+ về Cr, Ni việt nam ,nga giống nhau.trung quốc có hàm lượng lớn hơn.mĩ
và nhật bản thi ko có cac nguyên tố ấy
+chỉ có nga là thêm Cu vào hợp kim
*kêt luận :
nhìn chùng thành phần hoá học của những nguyên tố quan trọng kô
thay đôi nhiều giữa các nước.do vậy nó vẫn giữ được những đặc tính cần
thiết.

3
§HBKHN Lª V¨n M¹nh -
CTM8 - K51

III. vai trò của các nguyên tố hợp kim chính trong thép 60Si2
đối với cơ tính và công nghệ nhiệt luyện

a. ảnh hưởng của C trong 60Si2


Trong thép c là nguyên tố quan trọng nhất (sau sắt )tổ chức và tính chất
của thép chủ yếu là do c quyết định c tồn tại trong thép dưới hai dạng :dung
dịch rắn xen kẽ trong mạng tinh thể Fe α ở nhiệt độ thấp và γ ở nhiệt độ
cao và dạng liên kết hợp chất xementit .các pha dung dịch rắn có độ dẻo
cao , độ bền thấp.trong khi xêmentit là pha cứng và dòn.sự kết hợp của các
pha này sẽ cho các tổ chức khác nhau của thép úng với từng thành phần và
trạng thái cụ thể .khi lượng c tăng thì lượng xe củng tăng và ngược lại.tổ
chức của thép ỏ trạng thái cân bằng phụ thuộc vào hàm lượng c như sau:
- C<0,8% thép trước cùng tích tổ chức là pherit-peclit
- C= 0,8% thép cùng tích tổ chức là peclit
- C>0,8% thép sau cùng tích tổ chức là peclit-xementỉt
hàm lượng c cũng quyết dịnh đến tính chất của thép

cơtính: ảnh hưởng của hàm lượng c đến cơ tính dã được xác định bằng đồ
thị sau:

4
§HBKHN Lª V¨n M¹nh -
CTM8 - K51

Thép 60Si2 thuộc nhóm thép có hàm lượng cacbon trung bình 0,6% c có độ
bền, độ cứng, độ dẻo, độ dai cao , có hiệu quả tôi + ram tốt.
b. ảnh hưởng của các nguyên tố khác
- silic: là nguyên tố quan trọng thứ 2 sau cacbon .silic có tác dụng làm
tăng độ thấm tôi cho vật liệu ở mức độ trung bình hệ số thấm tôi là 1,7.Si
làm tằng tính ổn định ram cho 60Si2 .nó còn có tác dụng chống ôxi hoá cho
thép ở nhiệt độ cao.rất phù hợp với điều kiện làm viêưc của lò xo supap.tính
chất quan trọng nhất là Si có tác dụng tằng tính dàn hồi cho thép.tuy nhiên
Si là nguyên tố không tạo các bít và có xu hướng làm thoát cacbon trong
thép .khi nhiệt luyện cần chú ý biện pháp tránh thoát cacbon trong thép
- Crôm: trong thép crom liên kết với cacbon tạo các bít phức tạp dễ hoà
tan vào autenit khi nung lên trên 900 c .Cr có tác dụng tăng hệ số thấm tôi
lên 3,2.do tạo các loại cacbit phân tán nhỏ mịn nên Cr có tác dụng chống
ram,nâng cao độ bền nóng cho thép.nó làm tăng khả năng chống mài mòn
cho thép.
- niken :niken là nguyên tố không tạo cacbit niken được hợp kim hoá cho
thép mục đích làm tăng độ bền độ dai cho ferit .Ni ncó tác dụng làm tăng độ
thấm tôi cho thép với hệ số 1,4.Ni còn có tác dụng giữ hạt nhỏ cho thép
thấm cacbon
- Tạp chất có hại: photpho và lưu huỳnh.
Photpho (P) là nguyên tố có khả năng hòa tan vào ferit (tới 1,20% ở hợp
kim thuần Fe-C, còn trong thép giới hạn này giảm đi mạnh) và làm xô lệch
rất mạnh mạng tinh thểpha này làm tăng mạnh tính giòn; khi lượng photpho
vượt quá giới hạn hòa tan nó sẽ tạo nên Fe3P cứng và giòn. Do đó photpho là
nguyên tố gây giòn nguội hay bở nguội ( ở nhiệt độ thường ). Chỉ cần có
0,10% P hòa tan, ferit đã trở nên giòn. Song photpho là nguyên tố thiên tích
( phân bố không đều ) rất mạnh nên để tránh giòn lượng photpho trong thép
phải ít hơn 0,050% (để nơi tập trung cao nhất lượng photpho cũng không
vượt quá 0,10% là giới hạn gây ra giòn ).

5
§HBKHN Lª V¨n M¹nh -
CTM8 - K51

Lưu huỳnh (S), khác với photpho lưu huỳnh hoàn toàn không hòa tan
trong Fe ( cả Feα lẫn Feγ )mà tạo nên hợp chất FeS. Cùng tinh (Fe + FeS) tạo
thành ở nhiệt độ thấp (9880C), kết tinh sau cùng do đó nằm ở biên giới hạt; khi
nung nóng lên để cán, kéo (thường ở 11000C÷12000C) biên giới hạt bị chảy ra
làm thép dễ bị đứt gãy như là thép rất giòn. Hiện tượng này được gọi là giòn
nóng hay bở nóng.
Tuy vậy photpho và lưu huỳnh cũng có mặt lợi, đó là làm tăng khả
năng gia công cắt cho vật liệu vì tổ chức của thép để dễ cắt là phải tạo ra các
pha có tính giòn nhất định làm cho phoi dễ gãy và cũng nhờ đó mà bề mặt
gia công nhẵn, bóng hơn. Muốn vậy ta cho hàm lượng P trong khoảng
0,08÷0,15%, còn lưu huỳnh trong khoảng 0,15÷0,35%.Song để tránh ảnh
hưởng có hại của lưu huỳnh, lượng Mn trong thưp phải ở giới hạn trên,
0.80÷1,00%. Khi đưa Mn vào, do ái lực với lưu huỳnh mạnh hơn Fe nên
thay vì tạo FeS mà tạo nên MnS. Pha này kết tinh ở nhiệt độ cao (16200C),
dứới dạng các hạt nhỏ rời rạc và ở nhiệt độ cao có tính dẻo nhất định nên
không bị chảy hoặc đứt, gãy. MnS có lợi cho gia công cắt vì pha này tương
đối dẻo khi nung nóng và bị kéo dài ra theo phương biến dạng khi cán, nhờ
đó làm giảm tính liên tục và độ bền theo phương vuông goc với thớ, làm
phoi dễ bị gãy vụn. Còn P hòa tan vào ferit nâng cao độ giòn của pha này
nhờ đó dễ tách và làm vụn phoi. Cả MnS lẫn dung dịch rắn của P trong ferit
đều tránh được hiện tượng dính kim loại lên dao cắt, nhờ đó tạo bề mặt nhẵn
bóng. Sự tạo phoi nhu vậy sẽ làm giảm ma sát nâng cao tuổi bền của dụng
cụ. Thép dễ cắt thường có chứa P,S có tính gia công cắt cao gấp đôi so với
thép cacbon cùng loại hay tương đương. Tóm lại, hai nguyên tố P và S vừa
cải thiện tính gia công cắt vừa làm xấu chất lượng thép: giảm độ dai, dộ dẻo,
độ bền theo phương ngang thớ cũng như tình chống ăn mòncủa thép. Do
vậy, cần rất quan tâm đến hàm lượng của hai nguyên tố này nhằm đạt được
cơ tính cũng như tính cắt gọt tốt nhất.
-Tạp chất ngẫu nhiên:
Các tạp chất này đi vào thép qua con đường tái chế sắt thép, gang, hợp
kim phế liệu mà trong đó có một phần là loại chứa các nguyên tố có lợi
(nguyên tố hợp kim). Do vậy ngay trong thép cacbon luyện ra cũng có thể
chứa hàm lượng thấp các nguyên tố sau:

6
§HBKHN Lª V¨n M¹nh -
CTM8 - K51

- đồng ≤ 0,30% cho mỗi nguyên tố song tổng lượng của chúng không
vượt quá 0,50%.
- Vonfram, môlipđen, titan ≤ 0,05% cho mỗi nguyên tố.
- Đáng chú ý là xu hướng này ngày một mạnh lên nên hàm lượng của
các nguyên tố trên cũng tăng lên. Song dù vậy chúng vẫn chỉ đuợc coi
là tạp chất vì:
- Không cố ý đưa vào.
- Với lượng ít như vậy, chúng không có ảnh hưởng đáng kể đến tổ chức
và cơ tính của thép.
-Tạp chất ẩn:
Đó là các tạp chất khí : H2, O2, N2,… Chúng hòa tan vào trong thép lỏng
từ khí quyển của lò luyện . Chúng đặc biệt có hại vì làm thép không đồng
nhất về tổ chức ( gây tập trung ứng suất ) và giòn song do có mặt trong thép
với lượng chứa rất nhỏ ( ví dụ như 0,006÷0,008% đối với ôxy ) nên rất khó
phân tích..
IV. đặc điểm nhiệt luyện của thép 60Si2 và thép cacbon có
thành phần cacbon tương ứng
a. xac định các nhiệt độ quan trọng của thép 60Si2
- nhiệt độ chảy hoàn toàn : thép 60Si2 bắt đầu chảy hoàn toàn ở nhịêt độ
lớn hơn 870 -900 0
c
- nhiệt độ ủ hoàn toàn:khoảng 870 o c
- nhiệt độ thường hoá :870 o c
- nhiẹt độ tôi: 870 o c môi trường tôi là dầu
- nhiệt độ ram :470 o c
b. xác định thép cacbon có cùng thành phần % cacbon với thép 60Si2

7
§HBKHN Lª V¨n M¹nh -
CTM8 - K51

dựa vào dản đồ pha sắt cacbon thép cacbon có cùng thành phần % cacbon
tương ứng là:C60 có 0,6%C

giản đồ pha sắt cácbon


c. xác định các nhiệt độ nhiệt luyện của thép C60 theo các quy tắc đã
học
- nhiệt độ ủ: t u =Ac3+(20 ÷ 30) o
C khoảng 750-770 o C
- nhiệt độ thường hoá : t th = Ac3+(30-50) o C khoảng 770-800 o
C
- nhiệt độ tôi : t toi =Ac3+(30-50) o C khoảng 770-800 o
C
*so sánh nhiệt độ nhiệt luyên với thép hợp kim

8
§HBKHN Lª V¨n M¹nh -
CTM8 - K51

nhìn chung thép hợp kim 60Si2 có nhiệt độ nhiệt luyện cao hơn thép
cacbon C60. điều này hoàn toàn hợp lý bởi vì 60Si2 có chứa các nguyên tố
hợp kim như Si,Ni,Cr…nên nhiệt độ nhiêt luyên của nó cao hơn C60. đặc
biệt là Si
d. tổ chức tế vi đạt được khi làm nguội chậm qua các điểm tới
hạn phần trăm các pha thành phần có trong tổ chức tế vi đó ,
đặc điểm cơ tính của các tổ chức nhận được
+) Nguội từ 15000C (đường lỏng) đến 14300C một phần pha lỏng chuyển
biến thành austenit (γ), ta được hai pha L+ γ.
+) Từ 14300C đến 8050C : chỉ có một pha duy nhất là austenit. Austenit ( ký
hiệu γ, A, Feγ (C) ) là dung dịch rắn xen kẽ của cacbon trong Feγ với mạng
lập phương tâm mặt (a = 0,364nm) với lượng đáng kể cacbon (cao nhất tới
2,14%- tại điểm E trên giản đồ Fe-C). Austenit chỉ tồn tại ở nhiệt độ cao
(>7270C) trong vùng NJESG (tiếp giáp với Feγ trên trục sắt) nên có vai trò
quyết định trong biến dạng nóng và nhiệt luyện. Tổ chức tế vi của austenit
có các hạt sáng, có thể với màu đậm nhạt khác nhau đôi chút ( do định
hướng khi tẩm thực) và các đường song tinh ( song song) cắt ngang hạt ( thể
hiện tính dẻo cao). Với tính dẻo rất cao (là đặc điểm của mạng A1 ) và rất
mềm ở nhiệt độ cao nên biến dạng nóng ( dạng chủ yếu để tạo phôi và bán
thành phẩm) thép bao giờ cũng thực được hiện ở trạng thái austenit đồng
nhất ( thường ở trên dưới 10000C ). Làm nguội austenit với tốc độ khác nhau
sẽ nhận được hỗn hợp ferit+xêmentit với độ nhỏ mịn khác nhau hoặc cũng
có thể đạt được mactenxit với cơ tính cao và đa dạng, đáp ứng rộng rãi các
yêu cầu sử dụng và gia công.

9
§HBKHN Lª V¨n M¹nh -
CTM8 - K51

+) Từ 8050C đến 7270C : một phần austenit chuyển thành ferit nên hỗn hợp
thu được gồm hai pha ferit + austenit ( α+γ ). Như đã nói ở trên tổ chức tế vi
của ferit có dạng các hạt sáng đa cạnh. Cơ tính của ferit chính là của sắt
nguyên chất : dẻo, dai, mềm và kém bền. Như vậy tổ chức nhận được gồm
hai pha đều dẻo và mền. Tỷ lệ % của hai pha ferit và austenit tại điểm tới
hạn (nằm trên đường A1) được tính theo quy tắc cánh tay đòn (trên giản đồ
Fe-C) :
α 0,80 − 0, 45 0,35
= = .
γ 0, 45 − 0, 022 0, 428
0,35
Suy ra : %(α) = 0,35 + 0, 428 x100% = 45,0 %.

%(γ) = 100 – 45 = 55 %.

+) Thấp hơn 7270C :


-Ở 7270C xảy ra phản ứng cùng tích (đường PSK) : austenit chuyển
thành peclit
γs → [α + Fe3CK] .

peclit hạt của thép cùng tích

10
§HBKHN Lª V¨n M¹nh -
CTM8 - K51

- Tổ chức nhận được là ferit và xêmentit ( F + XeII ). Xêmentit ( ký hiệu


Xe, Fe3C) là pha xen kẽ với kiểu mạng phức tạp có công thức Fe3C và thành
phần 6,67% C ứng với đường thẳng đứng DFKL trên giản đồ. Đặc tính của
xêmentit là cứng và giòn, cùng với ferit nó tạo nên các tổ chức khác nhau
của hợp kim Fe-C.
Tỷ lệ % của hai pha ferit và xêmentit là:
α 6, 67 − 0, 45 6, 22
= = .
Xe 0, 45 − 0, 006 0, 428

6, 22
Suy ra : %( α) = 6, 22 + 0, 428 x100% = 93, 6% .

%(Xe) = 100 – 93,6 = 6,4 %.


Như vậy tổ chức nhận được gồm có 93,6 % ferit và 6,4 % Xe nên đặc tính
chung của hỗn hợp là đặc tính của ferit (chiếm tỷ lệ rất cao) : dẻo, dai, mềm,
kém bền.
V. đối với chi tiết:phương pháp gia công,biện pháp xủ lý nhiệt
trước và sau khi gia công.nguyên công nhiệt luyện kết thúc và
tổ chức tế vi nhận đươc,chọn vật liệu khác nếu cần thay thế.
a. phương phap gia công cơ khí thường được dùng để chế tạo chi tiết
phương pháp gia công phần lớn để chế tạo lò xo là cuôn nguội các dây
thép sau khi đã tôi.sau khi cuôn xong chỉ ram.
Tuy nhiên: đối với lò xo quan trọng yêu cầu cao như lò xo supap thì đươc
cuôn nguội xong rồi mới tiến hành tôi và ram

b. các biện xử lý nhiệt trước và sau khi gia công cơ khí

• Sơ lược về nhiệt luyện và các phương pháp nhiệt luyện:


- Nhiệt luyện là công nghệ nung nóng kim loại, hợp kím đến nhiệt độ xác
định, giữ nhiệt tại đó một thời gian thích hợp sau đó làm nguội với tốc độ

11
§HBKHN Lª V¨n M¹nh -
CTM8 - K51

nhất định để làm thay đổi tổ chức, do đó biến đổi cơ tính và các tính chất
khác theo phương hướng đã chọn trước. Nhiệt luyện là phương pháp gia
công có những đặc điểm riêng phân biệt với các nguyên công gia công cơ
khí khác:
+) Khác với đúc, hàn là nó không nung nóng đến trạng thái lỏng, luôn
luôn chỉ ở trạng thái rắn (nhiệt độ nung nong phải thấp hơn đường rắn).
+) Khác với cắt gọt, biến dạng dẻo (rèn, dập) khi nhiệt luyện (trừ cơ
nhiệt luyện) hình dạng và kích thước sản phẩm không thay đổi hay thay đổi
không đáng kể.
+) Kết quả của nhiệt luyện được đánh giá bằng biến đổi tổ chức tế vi và
cơ tính, không thể kiểm tra vẻ ngoài bằng mắt thường.
- Ba yếu tố quan trọng nhất của nhiệt luyện : nhiệt độ nung nóng ( T 0n),
thời gian giữ nhiệt ( tgn ), tốc độ nguội ( Vnguội ).
- Các phương pháp nhiệt luyện :
+) Nhiệt luyện:
• Ủ : nung nóng rồi làm nguội chậm để đạt được tổ chức cân bằng với
độ cứng, độ bền thấp, độ dẻo cao nhất.
• Thường hóa : nung nóng đến tổ chức hoàn toàn austenit, làm nguội
bình thường trong không khí tĩnh để đạt tổ chức gần cân bằng.
Mục đích của ủ và thường hóa thép là làm mềm thép để dễ gia công cắt
gọt và dập nguội.
• Tôi : nung nóng làm xuất hiện austenit rồi làm nguội nhanh để đạt tổ
chức không cân bằng với độ cứng cao nhất ( nhưng cũng đi kềm với độ giòn
cao ). Nếu hiệu ứng này chỉ xảy ra ở bề mặt thì được gọi là tôi bề mặt.
• Ram : nguyên công bắt buộc sau khi tôi, nung nóng lại thép tôi để
điều chỉnh lại độ cứng, độ bền theo đúng yêu cầu làm việc.

12
§HBKHN Lª V¨n M¹nh -
CTM8 - K51

Như vậy tôi và ram là hai nguyên công nhiệt luyện đi kèm với nhau,
mục đích của tôi + ram là tạo cơ tính phù hợp với yêu cầu làm việc cụ thể.
+) Hóa nhiệt luyện : dùng cách thay đổi nhiệt độ và biến đổi thành phần
hóa học ở lớp bề mặt làm vùng này có biến đổi tổ chức và cơ tính mạnh hơn.
Thường tiến hành bằng cách thấm, khuyếch tán một hay nhiều nguyên tố
nhất định.
- Thấm đơn nguyên tố có : thấm cacbon, thấm nitơ…
- Thấm đa nguyên tố có : thấm cacbon-nitơ, thấm cacbon-nitơ-lưu
huỳnh…

như vậy: đối với chi tiết có yêu cầu cao về cơ tính có độ cúng , độ bền cao
và giưới hạn dàn hồi,giưới hạn mỏi cao thì phảii thường hoá tạo hạt nhỏ
trước khi gia công.sau khi gia công là quá trình nhiệt luyện kết thúc gồm hai
nguyên công là tôi và ram trung bình tôi dể chi tiết có độ cứng có độ cứng
độ bền độ dai va đập tốt. ram để vật liệu có giưới hạn đàn hồi cao
c. nguyên công quá trình nhiệt luyện kết thúc,tổ chức tế vi và cơ tính
tương ứng
- nhiệt luyện kết thúc gồm hai nguyên công là tôi và ram trung bình

13
§HBKHN Lª V¨n M¹nh -
CTM8 - K51

+ nguyên công tôi: nung nóng lò xo đến nhiệt độ 870 o C rồi làm nguội
trong dầu. tổ chúc nhân được là mactexit tôi độ cứng đạt được là cao nhất
độ bền độ bền mỏi tăng lên.
+ nguyên công ram trung bình: tiến hành ram chi tiết sau khi dã tôi xong.
Ram trung binh với nhiệt độ 470 o C.tổ chức nhận được là trôxtit ram. để
dạt được giưới hạn đàn hồi cao.tuy nhiên độ cứng của lò xo cũng giảm đi
còn khoảng 40-45 HRC nhưng vẫn đảm bảo độ cứng yêu cầu của chi tíêt.
Chú ý:khi gia công cũng như khi nhiệt luyện phải chú ý đến chất lượng bề
mặt:chống thoát cacbon bề mặt,tạo ứng suất nén trên bề mặt ,nâng cao độ
nhẵn bong bề mặt.
d. vật liệu thay thế
nếu cần thay thế ta co thể chon các mác thép hợp kim là: 50CrMn,
60Si2CrVA, 60Si2Ni2A
các mác thép trên có đăc tính tốt hơn 60Si2 nó có độ thấm tôi cao hơn,chịu
được nhiệt độ cao hơn,chịu đươc tải trọng nặng và chịu va đập mạnh hơn.tuy
nhiên giá thành dắt hơn 60Si2

14
§HBKHN Lª V¨n M¹nh -
CTM8 - K51

tài liệu tham khảo :


1> vật liệu học (chủ biên :lê doãn cương)
2> vật liệu học cơ sở (ngiêm hung)
3> sách tra cứu thép thế giới (trần văn địch, ngô chí phúc)
4> tim hiểu trên các google,yahoo
xin chân thành cảm ơn thầy giáo giảng dạy môn hoc giúp em hoàn
thành bài viết này

15

You might also like