You are on page 1of 4

Chương I

Câu 4. Trình bày các tỷ suất gia tăng (tăng trưởng) dân số
#Giữa các thời kỳ khác nhau, quy mô, cơ cấu và tốc độ tăng dân số khác
nhau. sự khác nhau đó trước hết do biến động tự nhiên dân số (tổng hợp của
các yếu tố sinh và chết) tạo nên.
tỷ suất gia tăng /tăng trưởng dân số tự nhiên biểu thị số chênh lệch giữa tỷ
suất sinh và tỷ suất chết.
Đơn vị tính :1/1000(‰)
Công thức: NIR= CBR-CDR.
Nó biểu thị số dân tăng (giảm) trong thời kỳ so với 1000 dân trung bình
cùng thời kỳ
NIR=((B-D)÷P)×1000 = CBR-CDR
Ví dụ: NIR của thế giới năm 1999= 14‰ = 23‰ - 9‰. Nghĩa là trong năm
cứ 1000 người dân có 23 người dân sinh ra và 9 người chết đi tăng thêm 14
người.
Cần phân biệt tỷ suất tăng tự nhiên và tốc độ tăng dân số hàng năm.
tốc độ tăng bao hàm cả 2 yếu tố biến động tự nhiên và biến động cơ học. còn
tăng tự nhiên chỉ là hiệu số giữa số sinh và số chết.
Ví dụ: Hà Nội năm 1999 tỷ suất tăng tự nhiên dân số chỉ có 22,4‰, trong
khi đó biến động cơ học gấp 1,5 lần biến động tự nhiên. Vì vậy tốc độ tăng
dân số trong năm của Hà Nội là >2,7%
#Tăng trưởng dân số cơ học NMR, còn gọi là tỷ suất tăng trưởng do di cư
(di cư thuần tuý, chênh lệch do di dân).
Theo đó để xác định được tỷ suất tăng dân số cơ học, thiết nghĩ cần xác định
tỷ suất di cư đến và tỷ suất suất cư đi.
thứ nhất, tỷ suất di cư đến (nhập cư) ký hiệu IR là ‰ số người chuyển đến
một nơi định cư mới so với số dân trung bình nơi đến
công thức tính tỷ suất nhập cư:
IR= (số người chuyển đến trong năm/ tổng số dân trung bình nơi đến trong
năm)×1000.
Đơn vị tính ‰
Thứ hai, tỷ suất di cư đi (xuất cư) ký hiệu OR. Là ‰ số người rời bỏ nơi cư
trú để đến định cư ở nơi khác so với tổng số dân trung bình nơi rời bỏ. đơn
vị ‰
Công thức tính:
OR= (số người rời bỏ trong năm /tổng số dân trung bình nơi rời bỏ trong
năm) ×1000.
Thứ 3 tỷ suất tăng trưởng dân số cơ học ký hiệu là NMR đơn vị tính ‰
Công thức:

1
NMR= ((số dân nhập vào trong năm-số dân chuyển di trong năm)/ tổng số
dân trung bình trong năm)×1000
#tăng thực tế.
-tỷ suất gia tăng (tăng trưởng) dân số PGR. Đơn vị tính ‰.
Công thức tính
PGR=((số sinh -số tử)+(số nhập-số xuất)trong năm/ tổng số dân trung bình
trong năm đó×1000

Câu 5. phân tích tác động của di dân đến phát triển dân số- kinh tế -xã hội
của các vùng lãnh thổ ? liên hệ thực tiễn Việt Nam và địa phương nơi anh
(chị) công tác.
#Ảnh hưởng của di dân đến phát triển dân số.
Có thể thấy ngay được rằng di dân tác động trực tiếp đến quy mô dân số.
việc xuất cư của một bộ phận dân số từ một vùng làm cho quy mô dân số
của vùng đó giảm đi và ngược lại, số người nhập cư nhiều làm cho dân số
chung tăng lên.
Theo số liệu của cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 1999, ở
Tây nguyên trung bình cứ 1000 người có 94,67 người mới nhập cư và 19,05
người xuất cư, chênh lệch là 75,62; có vùng Đông nam bộ tương ứng là
80,20‰; 27,91‰; 52,29‰. Đây là 2 vùng di dân làm tăng dân số. số tăng
tuyệt đối ở Tây Nguyên là 198469 người (75,62×2624553/1000) và ở vùng
Đông Nam bộ là 600860 người (52,29×11490916/1000)
-nguồn: tổ điều tra dân số và nhà ở ở VN năm 1999. Tổng cục thống kê Hà
Nội.
Mặt khác, trong những trường hợp, mặc dù số lượng di dân thuần tuý có thể
không lớn, nhưng nếu số xuất cư và nhập cư lớn, chắc chắn chất lượng dân
số có sự biến động, bởi vì sự hiện diện của nhiều người đến sẽ mang trong
mình các đặc trưng văn hoá, trình độ chuyên môn, tay nghề, tính cchs khác
với nghiều người dân đang sinh sống tại chỗ.
Cơ cấu tuổi và giới tính của dân số cũng chịu ảnh hưởng của di dân. tỷ lệ
giới tính của các độ tuổi khác nhau trong dân số có thể có các chênh lệch tuỳ
thuộc vào cường độ và tính chất chọn lọc của di dân.
thực tế cho thấy rằng nam giới di chuyển nhiều hơn nữ giới, thanh niên di
chuyển nhiều hơn hẳn so với các bộ phận dân số khác
Những người sống độc thân, chưa có gia đình, có gia đình nhưng có ít con,
những người có trình độ chuyên môn nghề nghiệp cao... có khả năng di
chuyển nhiều hơn. Chính những khác biệt của các bộ phận dân cư khác nhau
trong di chuyển tìm việc làm, học hành, cơ hội sinh sống sẽ có ảnh hưởng to
lớn đến các biến số nhân khẩu: như mức sinh, mức chết, độ tuổi kết hôn
trung bình, tuổi trung vị của dân số...

2
#Ảnh hưởng của di dân đến phát triển kinh tế-xã hội.
sự phân bố dân cư , lực lượng lao động QTNTN trong một quốc gia giữa các
vùng khác nhau thường là không đồng đều thực hiện tốt chính sách các hình
thức di dân có tổ chức sẽ góp phần không nhỏ để xoá đi sự mất cân đối này.
Các hình thức dàn dân, đều đông dân cư đi vùng kinh tế mới, định canh định
cư... đã và đang được triển khai ở nước ta.
Di dân mang bản chất kinh tế -xã hội sâu sắc. trong điều kiện bình thường
người ta di cư vì các nguyên nhân kinh tế -xã hội là chủ yếu. do đó động cơ
di dân đã và đang là vấn đề được các nhà nghiên cứu dân số xã hội học quan
tâm.
Di dân có tầm quan trọng đặc biệt trong việc phân bố lại lực lượng sản xuất,
nguồn lao động theo lãnh thổ, trong đó hình thức di dân có tổ chức như di
dân nông nghiệp đi xây dựng vùng kinh tế mới, giàn dân... ở nước ta trong
thời gian qua đóng vai trò to lớn. trong nền kinh tế thị trường, điều tiết vĩ mô
về di dân góp phần hình thành và hoàn thiện thị trường lao động giữa các
vùng kinh tế, giữa nông thôn và thành thị. Di dân có ảnh hưởng không nhỏ
đến tiền công, thu nhập và việc làm, đền vấn đề đầu tư và phát triển công
nghệ
mỗi người dân đều mang trong mình 1 phong cách sống chứa đựng những
yếu tố văn hoá tinh thần tôn giáo, dân tộc...mà khi di cư họ mang theo sự
thích nghi, hoà nhập cần thời gian nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào sự khác
biệt giữa nơi đi và nơi đến, môi trường làm việc và sinh sống cụ thể của
người nhập cư, nhưng các mối quan hệ xã hội sẽ tạo nên các giá trị xã hội
mới, các điều kiện chăm sóc sức khoẻ, giáo dục và đào tạo, đời sống văn hoá
tinh thần vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả của di dân

Chương IV Sử dụng có hiệu quả Nguồn nhân lực xã hội


Câu 14. trình bày khái niệm sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực xã hội? tại
sao nói sử dụng có hiệu quả NNLXH là yếu tố quyết định đến sự phát triển
kinh tế -xã hội?
#khái niệm:
-theo nghĩa rộng: sử dụng NNLXH là quá trình thu hút và phát huy lực
lượng lao động xã hội vào hoạt động lao động xã hội nhằm tạo ra của cải vật
chất và văn hoá đáp ứng nhu cầu của xã hội và mỗi thành viên trong xã hội.
-theo nghĩa hẹp: sử dụng NNL là quá trình kết hợp sức lao động với tư liệu
lao động và đối tượng lao động nhằm tạo ra sản phảm, dịch vụ có ích đã
được xác định.
#sử dụng có hiệu quả NNLXH là yếu tố quyết định đến sự phát triển kinh tế-
xã hội

3
-thứ nhất, các công nghệ và phương tiện sản xuất hiện đại luôn đỏi hỏi một
đội ngũ lao động biết phát huy cao độ trí tuệ và óc sáng tạo trong hoạt động.
điều đó phụ thuộc rất lớn vào cách thức và hình thức sử dụng NNL một cách
có hiệu quả.
tổ chức sử dụng lao động không tốt, trước hết là không phát huy được trí tuệ
của con người đã được bối đắp qua quá trình đào tạo và tiếu sự sáng tạo
-thứ hai, cùng với vai trò ngày càng tăng của khoa học-công nghệ, nguồn
nhân lực, đặc biệt là lao động trí tuệ, ngày càng có ý nghĩa quyết định đối
với sự phát triển sản xuất xã hội.
Tuy nhiên lực lượng lao động trí tuệ (thường gọi là chất xám) có được đưa
vào phát triển kinh tế-xã hội hay không và có đúng chỗ không lại phụ thuộc
đáng kể vào tổ chức sử dụng NNL và tổ chức lao động xã hội.

You might also like