You are on page 1of 2

Trải qua hàng ngàn năm đất nước ta có một bề dày lịch sử dựng

nước và giữ nước vô cùng oai hùng và bi tráng. Đó là 1000 năm Bắc
thuộc nước ta bị cai trị bởi các quân xâm lược phương Bắc; Hơn 100 năm
bị áp bức bóc lột của đế quốc Pháp và đế quốc Mỹ. Có một điều làm nên
các chiến thắng đó là dựa vào sức mạnh đoàn kết toàn dân. Hồ Chí Minh
- vị Chủ tịch kính yêu của chúng ta đã tạo nên và vận dụng tuyệt vời sức
mạnh đó trong suốt quá trình đấu tranh dân tộc bảo vệ tổ quốc.

Trước hết chúng ta đi tìm hiểu nguồn gốc, nội dung chủ đạo về vấn
đề liên minh các lực lượng tham gia giải phóng cách mạng dân tộc. Từ
năm 1921- 1930 là thời gian Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước giải
phóng dân tộc, Người đã được tiếp cận với chủ nghĩa Mác- Lênin. Lúc
này chủ nghĩa Mác- Lênin đang phát triển mạnh mẽ, sâu rộng, thâm nhập
vào phong trào cách mạng thế giới trở thành hệ tư tưởng thời đại mà
minh chứng thực tiễn là Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi. Người đã
lựa chọn tư tưởng Mác- Lênin về giải phóng dân tộc làm kim chỉ nam
trong con đường hoạt động cách mạng ở nước nhà, tạo nên thay đổi căn
bản phương thức đấu tranh từ tự phát đến tự giác. Tư tưởng Hồ Chí Minh
dựa trên tư tưởng của chủ ngĩa Mác- Lênin và được truyền bá vào Việt
Nam trong những năm 20 của thế kỉ XX. Các nội dung của tư tưởng Hồ
Chí Minh về vấn đề tập hợp lực lượng hay là vấn đề đoàn kết bao gồm:
Giải phóng dân tộc là việc chung của tất cả dân chúng, phải tập hợp dân
tộc thành một sức mạnh to lớn chống đế quốc và tay sai; cách mạng cần
có một đảng lãnh đạo, vận động và tổ chức quần chúng đấu tranh; cách
mạng thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc có quan hệ mật thiết
với nhau; phải liên kết và liên minh với các lực lượng cách mạng quốc tế.

2.1. Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con
đường cách mạng vô sản.Con đường cách mạng vô sản ở thuộc địa bao
hàm nội dung sau:Làm cách mạng giải phóng dân tộc giành chính quyền,
dần dần từng bước “đi tới xã hội Cộng sản”.Lãnh đạo cách mạng là giai
cấp công nhân mà đội tiên phong là đảng cộng sản.Lực lượng làm cách
mạng là khối đại đoàn kết toàn dân mà nòng cốt là liên minh công-nông-
trí.Cách mạng Việt Nam là bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới,
phải đoàn kết quốc tế.
2.2. Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải do đảng cộng
sản lãnh đạo. Muốn giải phóng dân tộc thành công “trước hết phải có
đảng cách mệnh…”, “cách mệnh phải làm cho dân giác ngộ”, “phải giảng
giải lý luận và chủ nghĩa cho dân hiểu”, “sức cách mệnh phải tập trung,
muốn tập trung phải có đảng cách mệnh”.Tháng 2/1930, Nguyễn Ái Quốc
đã sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, chính đảng của phong trào cách
mạng nước ta.
2.3. Lực lượng cách mạng giải phóng dân tộc bao gồm toàn dân tộc.Cách
mạng giải phóng dân tộc là “việc chung của cả dân chúng chứ không phải
việc một hai người”, phải đoàn kết toàn dân.“Không dùng toàn lực của
nhân dân về đủ mọi mặt để ứng phó, không thể nào thắng lợi
được”.Trong lực lượng đó “công–nông là gốc của cách mạng”, “còn học
trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ…chỉ là bầu bạn cách mệnh của công
nông thôi”. “Trong khi liên lạc giai cấp, phải cẩn thận, không khi nào
nhượng một chút lợi ích gì của công-nông mà đi vào thoả hiệp”
.2.4. Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng
tạo và có khả năng giành được thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính
quốcCương lĩnh Đại hội VI Quốc tế cộng sản (1928) nêu: “chỉ có thể
thực hiện hoàn toàn công cuộc giải phóng các nước thuộc địa khi giai cấp
vô sản giành được thắng lợi ở cá nước tư bản tiên tiến”.Theo Hồ Chí
Minh, cách mạng thuộc địa và cách mạng vô sản chính quốc có mối liên
hệ mật thiết với nhau trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc.
“Chủ nghĩa tư bản là con đỉa hai vòi…” phải thực hiện liên minh chiến
đấu giữa cách mạng vô sản chính quốc với cách mạng thuộc địa.Hồ Chí
Minh đã nêu: “cách mạng thuộc địa không những không phụ thuộc vào
cách mạng vô sản ở chính quốc mà có thể giành thắng lợi trước…”.Đây
là luận điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh đóng góp vào kho tàng lý luận
của chủ nghĩa Mác-Lênin.
2.5. Cách mạng giải phóng dân tộc phải được thực hiện bằng con đường
cách mạng bạo lực Bạo lực cách mạng: Bạo lực cách mạng chống lại bạo
lực phản cách mạng, giành lấy chính quyền và bảo vệ chính quyền.- Hình
thức của bạo lực cách mạng bao gồm cả đấu tranh chính trị và đấu tranh
vũ trang.- Giải quyết xung đột bằng biện pháp hoà bình, thương lượng,
nhượng bộ có nguyên tắc. Tư tưởng bạo lực cách mạng thống nhất với tư
tưởng nhân đạo hoà bình.Phương châm chiến lược đánh lâu dài trong
cách mạng giải phóng dân tộc:“…trường kỳ kháng chiến, địch nhất định
thua, ta nhất định thắng… Thắng lợi với trường kỳ phải đi đôi với nhau”.-
Tự lực cánh sinh là phương châm chiến lược quan trọng của bạo lực cách
mạng.

You might also like