You are on page 1of 6

I.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm qua, nền nông nghiệp Việt Nam đã đạt được những kết quả nhất
định, cả về diện tích, năng suất cũng như sản lượng. Trong đó không thể không kể tới
sự đóng góp to lớn của cây công nghiệp như, cà phê, tiêu, cao su…
Chúng ta có thể kể đến những giá trị do cây cà phê mang lại: có hiệu quả kinh tế cao,
đem lại lợi nhuận cao cho người lao động, cải tạo hệ sinh thái, tạo cơ sở cho một số
ngành công nghiệp phát triển. Ngoài ra con mang lại giá trị về dinh dưỡng: là thức
uống có chất lượng cao, thơm ngon, phổ biến trên toàn thế giới. Và đặc biệt có giá trị
về xuất khẩu.
Vì vậy, vấn đề sản xuất, quy hoạch cần được quan tâm ngay từ những khâu đầu tiên.
Và cần phải đề ra hạng mục công việc cụ thể để tạo điều kiện tốt nhất cho cây cà phê
phát triển.

II.NỘI DUNG
1. Đặc điểm chung của cây cà phê:
Cà phê vối và cà phê mít thích hợp với khí hậu nhiệt đới nóng
ẩm, nhiệt độ 24-26oC; lượng mưa trên 2000 mm/năm.
Cà phê chè thích hợp ở vùng á nhiệt đới và vùng núi cao, nhiệt độ
20-25oC; lượng mưa 1750-2000 mm/năm.
Cà phê là cây không đòi hỏi khắt khe về đất nhưng để có năng
suất cao và ổn định thì đất trồng cà phê cần có tầng dày trên 80cm
.tơi xốp, thoát nước tốt
(http://www. phuocancoffee. com)
2. Hạng mục công việc:
2.1 Chọn lọc giống: có 2 loại giống:
 Arabica (café chè) thích hợp ở độ cao 1000-2000m.
 Robusta (café vối):thích hợp ở độ cao dưới 1000m, trồng nhiều ở các tỉnh phía
Nam và tập trung ở các tỉnh Tây Nguyên và Đồng Nai.
2.2 Chế biến và bảo quản hạt giống:
Chọn hạt café còn vỏ thóc, hạt có hình bán nguyệt (chọn quả có 2 hạt).
Hạt cafe rất nhanh mất sức nảy mầm vì vậy nếu vận chuyển đi xa cần phải áp dụng các
phương pháp bảo quản hạt trong bột than và nơi nhiệt độ thấp 15-19oC.
Để tránh nhiễm nấm bệnh hay lây lan bệnh có nguồn gốc từ hạt trong quá trình bảo
quản và vận chuyển, có thể trộn hat thóc với 1 số thuốc trừ nấm dạng bột như:
Benomyl, Captan, Benlat…
2.3 Xử lí hạt giống:
Xử lí thúc mầm: giúp hạt nhanh chóng nảy mầm và có thể tiêu diệt đuợc 1 số mầm
bệnh.
Cách làm: 1kg vôi bột+50l nướcgạn phần nước trong, đun nóng 55-600C, cho hạt
café còn vỏ trấu vào ngâm, nếu hạt có độ ẩm cao thì ngâm 18h,nếu độ ẩm hạt 22-25%
thì ngâm 22- 24h, sau đó đem rửa sạch nhớt rồi ủ trong các khung gỗ. Sau khi ủ 7-15
ngày hạt nảy mầm, phôi rễ nhú trắng thì đem gieo vào túi bầu đã chuẩn bị sẵn trong
dàn che.
2.4 Kỹ thuật gieo hạt: Có 2 cách gieo ươm:
Gieo trong túi bầu
Gieo vào luống đất
Bố trí trong vườn ươm có giàn che chắn.
2.5 Chọn cây con:
chọn giống từ cây mẹ trên 5 năm tuổi để ổn định tình trạng di truyền, năng suất 3,5
tấn/ha. Có hai loại giống cà phê: Arabica và Robusta.
(http://www.baobariavungtau.com.vn)
Có 2 loại cây con: nhân hữu tính và vô tính.
2.5.1 Nhân hữu tính:
a. Chăm sóc cây con trong vườn ươm:
Tưới nước: tưới lượng ít nhưng tưới nhiều lần sau đó tưới thưa dần.
Điều chỉnh ánh sáng: thời kì đầu cho mái che khuất ánh sáng 80-85%, cây có 1-2
cặp lá : 60-70%, cây có 3 cặp lá: 50%. Sau đó cứ 20 ngày lại gạt dàn che: 20-30%,
tháng cuối cùng bỏ hết dàn che.
 Làm cỏ, xới xáo, dặm và phân loại cây: khi cây có lá thật thì cần phân loại để tiện
chăm sóc
 Bón phân: cần phải cân nhắc, chỉ cần thiết khi cây sinh trưởng chậm không kịp thời
vụ trồng. Phân bón lá thường dung thúc cho cây café là urê hòa loãng nồng độ 0,1-
0,15% cho cây có 1-2 cặp lá,0,2-0,3% cho cây có trên 3 cặp lá (khoảng 15-10 ngày
tưới 1 lần).
 Phòng trừ sâu hại: tình trạng quá ẩm thấp, thiếu ánh sang, bầu đất bị dí, vệ sinh
kém thường làm bệnh lở cổ rễ phát sinh và lây lan, cần lưu ý kiểm tra và phòng
bệnh kịp thời.
Nhổ cỏ, xới xáo mặt bầu vệ sinh trong vườn ươm cần tiến hành thường xuyên.
b. Huấn luyện và phân loại cây:
Huấn luyện chủ yếu thông qua điều chỉnh ánh sáng, tưới nước, bón phân.
Phân loại: khi cây đạt trung bình 3-4 cặp lá tiến hành phân loại lần đầu để chăm
sóc tích cực cho những biểu hiện sinh trưởng chậm.
2.5.2 Nhân vô tính: có 3 phương pháp:
-Ghép
-Giâm cành
-Invitro
2.6 Kỹ thuật trồng café ở vườn sản xuất:
2.6.1 Khai hoang, làm đất và trồng cây cải tạo đất:
Phải khai hoang đầu mùa khô,đất được cày sâu 40-50cm và bỏ gốc cây cũ, đá lộ
đầu tạo cho ruộng bằng phẳng, tơi xốp, sạch cỏ dại.
Trồng cây để cải tạo đất như các cây họ đậu trồng trên đất mới khai hoang. Nếu đất
có nhiều cỏ tranh phải trừ diệt sớm bằng các loại thuốc trừ cỏ đặc hiệu như:
Roundup 480sc hay Nifarm glipphosate.
2.6.2 Thiết kế vườn trồng: yêu cầu:
Tùy thuộc vào dạng địa hình mà có phương pháp thiết kế khác nhau, nhưng bất cứ
hình thức nào cũng phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Diện tích trồng đạt trên 95% tổng diện tích.
Đảm bảo cơ giới hóa và sử dụng các nông cụ nhỏ hoạt động đựơc thuận tiện.
Bảo vệ được đất, giữ đựợc ẩm, chống được xói mòn, giảm vận tốc gió, hạn chế
được cường độ bức xạ của ánh sáng.
Thuận tiện cho vận chuyển, chuyên chở sản phẩm và vật tư, kỹ thuật.
Phải có công trình phục vụ sản xuất và hệ thống tưới.
2.6.3 Mật độ khoảng cách, cách trồng:
Khoảng cách trồng cho Arabica là 2x1m hoặc 2x1,5m; cho Robusta: 3x3m
hoặc 3x2,5m.
Mật độ phổ biến của 1 số giống café:

Giống cà phê Khoảng Mật Số cây/hố


cách(m) độ(hố/ha)
Catimor, Catura 2,0 x 1,5 3.300 1
Cà phê vối 3,0 x 2,0 1.660 1-2
Cà phê vối 3.,0 x 3,0 1.110 2

 Đào hố: sao cho thẳng hàng, kích thước hố vuông độ dài: 40x40x40. Nếu trồng 2
cây đào hố hình chữ nhật dài 70-80cm x chiều rộng 40cm x chiều sâu 40cm.
Phân bón: Nhất thiết phải có phân hữu cơ hoai mục.Không sử dụng phân hữu cơ
tươi đăc biệt là phân lợn tươi.
Kỹ thuật trồng: đảm bảo các yêu cầu sau:
 Không làm vỡ bầu cây
 Cây trong hố phải thẳng đứng
 Nén đất nhẹ đều quanh gốc cây
 Tưới nước, tủ gốc, che túp
 Cách trồng: đào 1 hố nhỏ có kích thước bằng kích thước bầu cây ở giữa hố, đặt cây
vào và gạt đất, nén. Nếu bầu bằng túi polyetilen thì phải xé bầu trước khi trồng.
Khi trồng mặt bầu phải thấp hơn mặt đất 15-20cm (trồng âm).
Tạo bồn: sau khi trồng phải cuốc đất xung quanh gốc, đắp bờ, sau đó tưới nước
ngay để cây chăt gốc và nhanh bén rễ.
Tủ gốc: dùng rơm rạ,cỏ khô,.. sau đó rải 1 lớp đất mỏng để tránh gió cuốn và phòng
cháy.
2.7 Chăm sóc sau khi trồng:
Trồng dặm: sau trồng mới 15-20 ngày, kiểm tra trồng dặm kịp thời các cây chết, cây
còi cọc.
 Tủ gốc, trồng cây phủ đất: Trồng trong thời kỳ kiến thiết cơ bản để phủ đất gồm cây
họ đậu, cây phân xanh: trồng cách cây cà phê ít nhất 50-60 cm.
Trồng cây che bóng:
- Cây che bóng, che gió tạm thời: dùng cây muồng hoa vàng, cốt khi trồng thành
băng ở giữa hai hàng cà phê, cách gốc 60-80 cm để che bóng, chắn gió. Thường
xuyên phải rong tỉa các cành phủ lên than lá cà phê.
- Cây che bóng vĩnh viễn:
+Cây che bóng tầng cao: Dùng muồng đen trồng theo khoảng cách 12x18 m hoặc
12x24 m (5 hàng cà phê 1 hàng muồng đen).
+Cây che bóng tầng trung: dùng keo đậu trồng theo khoảng cách 6 x 6 m. Vị trí nào
có cây muồng đen thì không trồng keo đậu.
Tưới nước: cây 1 năm tuổi tưới 60 lít/gốc mỗi lần tưới. Cây 2 năm tưới 80 lít/ gốc
mỗi lần tưới. Cây 3 năm trở lên cần tưới phun vào cành mang hoa, lần đầu
800m3/ha, lần sau 600m3, cách 7 ngày tưới 1 lần.
 Bón phân: cà phê cần thâm canh với khối lượng phân khá mới có thể đạt năng suất
cao. Lượng phân bón chia khoảng 4 đợt/năm. Cần bón cân đối giữa ba loại phân:
N, P 2O5 , K 2O.
(http://www.baobariavungtau.com.vn)
Làm cỏ: thường xuyên, kết hợp với xới xáo, tủ gốc, bón phân.Trong 1năm làm cỏ
tới 5 lần. Lần thứ 1 vào tháng 2,3 kết hợp tủ gốc. Lần thứ 2 vào tháng 4,5. Lần
thứ 3 vào tháng 7. Lần thứ 4 vào tháng 8,9.Lần thứ 5 vào tháng 10, 11 kết hợp tủ
gốc.
2.8 Kỹ thuật tạo hình, tỉa cành, cưa đốn, phục hồi:
a. Tạo hình, sửa cành:
 Chiều cao hãm ngọn: khi cây cà phê được 3 tuổi:Cà phê chè: hãm ngọn ở
độ cao 1,4 - 1,6 m.Cà phê vối: hãm ngọn ở độ cao 1,6 - 1,8 m.
 Nuôi thêm thân: nuôi thêm 1-2 thân từ các chồi vượt khỏe ở thân chính,
dưới gốc, thường xuyên đành chồi vượt trên thân, trên đỉnh nơi đã hãm
ngọn
 Sửa cành: cắt bỏ các cành yếu, cành tăm hương, cành sâu bệnh, cành mọc
quá gần nhau, tạo cho cây thông thoáng. Cắt bỏ các cành già, cành đã cho
quả nhiều vụ, đầu cành chỉ còn 4-5 cặp lá, cắt sâu vào trong tán chừa lại
10-20 cm, để tạo các cành thứ cấp sung sức.Nếu bụi cà phê bị khuyết tán
thì cần nuôi thêm thân bổ sung từ các chồi vượt.Cà phê đã cho quả nhiều
năm, các cành quả phía dưới đã già cỗi, thui rụng, tiến hành nuôi thêm
tầng hai, cao trên tầng một 40-60 cm để tranh thủ 2-3 vụ quả trước khi
cưa đốn phục hồi
b. Cưa đốn phục hồi: Vườn cà phê kinh doanh đã già cỗi, năng suất kém còn dưới
4 tạ nhân /ha thì cần cưa đốn phục hồi:
 Thời vụ cưa đốn: cuối mùa khô đầu mùa mưa, thông thường tháng 3 - 4. Độ
cao cưa: 20 - 25cm. Số thân giữ lại trên gốc: 3-4 thân.

Chiều cao hãm ngọn: 1,6 - 1,8m.Sau khi cưa cần dọn sạch cây, đào các hố
khuyết và trồng dặm, gieo cây phân xanh, cây đậu, bón phân theo qui trình.
Thường xuyên tỉa các chồi khác, chồi vượt để tập trung dinh dưỡng nuôi thân
chính.
c. Phòng trừ sâu, bệnh:
Bệnh rỉ sắt: là loại bệnh nghiêm trọng nhất ở cà phê. Có hai biện pháp phòng
trị: biện pháp hóa học, sử dụng thuốc Bordeaux 1%, Bayleton 0.1, Anvil 5 SC...
Biện pháp sinh học, sử dụng Bacillus subtilis nuôi trong môi trường GPY.
Bệnh khô trái, khô cành: bệnh này do nấm gây ra. Phòng trị bằng biện pháp
canh tác: bón phân hợp lý, cung cấp đủ N, P, K, B, Mg, nhất là lượng N trong lá
cần trên 4%, sử dụng cây che bóng mát hợp lý. Biện pháp hóa học, phun thuốc
Derosl 0,1%; Masaba...
Bệnh nấm hồng: bệnh do nấm gây ra thường tạo một lớp màu trắng hồng
trên vỏ. Có thể dùng Bordeaux, Bavistin 50 FL phun.
Sâu đục thân và mọt đục cành: dùng Boremun, Bi 58, Lorsban 30 EC, Factac
5 EC phun lên cây.
Mọt đục trái: dùng Endosulfan, Cypermap 25EC phun cho cây.
(http://www.baobariavungtau.com.vn/vn/khoahoc/29925/index.brvt)
2.9 Thu hoạch, chế biến và bảo quản
 Thu hoạch: thu hoạch đúng độ chín kịp thời và phải sạch, tỉ lệ quả chín với
café vối phải đạt 95%, café chè không nên tuốc cành mà phải hái từng quả và.
Vận chuyển và bảo quản: sau khi thu hoạch phải chuyên chỡ ngay về nhà
máy, không để quá 24-36h.
Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, không đỗ đống dày khoảng 40cm. Xe vận
chuyển café và bao bì đựng café phải sạch.
( Cây café ở VN, Th.s Đoàn Triệu Nhạn, T.S Hoàng Thanh Tiệm,T.S Phan Quốc
Sủng,NXBNN, 1999)
3. Thời vụ cụ thể của 1 số vùng sinh thái:
 Các tỉnh miền Bắc: thời vụ chính vào đầu tháng năm đến giữa tháng 6. Thời vụ phụ
vào đầu tháng 2.
Chú ý:
Ở miên Bắc, ủ hạt vào tháng 11-12, nếu gặp các đợt gió mùa đống bắc, phải chú ý giữ
ấm cho hạt. Ở một số vùng như: Sơn La, Lai Châu cần chú ý đến sương muối.
(http://niengiamnongnghiep.vn)
 Các tỉnh miền Trung: Tỉnh Nghệ An gieo vào tháng 2-3: để có cây giống trồng vào
tháng 8-9. Các tỉnh Quảng Bình,Quảng Trị và Thừa Thiên Huế mùa mưa đến
muộn hơn nên gieo hạt sẽ muộn hơn tỉnh Nghệ An vào tháng 3, Tỉnh Phú Yên
gieo vào tháng 2.
Chú ý:
- Ngoài ảnh hưởng của gió, bão còn chịu ảnh hưởng của gió làoche chắn cho café,
trồng cây đai rừng chắn gió.
- Do đặc điểm sinh lý của cây cà phê vối là hệ thống rễ hút dinh dưỡng, hút nước chủ
yếu tập trung ở tầng 0 – 30 cm, sau một thời gian cây sinh trưởng và phát triển thì hệ
thống rễ này bị già cỗi dần, các chức năng hút nước cũng như dinh dưỡng bị hạn chế
thì việc cải tạo hệ thống rễ này là vấn đề cần thiết.Sự nhạy cảm với thời tiết của cây cà
phê có nghĩa sự biến đổi khí hậu có tác động sâu sắc đến việc trồng và sản xuất cà phê.
- Dù cây cà phê có thể sống và cho trái trong nhiều năm, nhưng sản lượng và chất
lượng đều bị giảm nếu bị hạn hán hoặc quá nóng. Cà phê cũng cần một giai đoạn khô
trong mùa xuân nhưng nếu mưa vào mùa này sẽ khiến cây khó ra hoa. →đây là một
điểm cần lưu ý khi cây café chuẩn bị ra hoa.
 Tây Nguyên và Đông Nam Bộ: Tùy theo sự xuất hiện mưa của từng năm, từng
vùng, thời vụ có thể bắt đầu gieo từ 15/10 đến tháng 11 để có cây giống trồng vào
cuối tháng năm đến 15/7. Nhưng tốt nhất là có cây trồng trong tháng 6.
Chú ý:
- Ở giai đoạn tăng nhanh về thể tích: thực tế cho thấy cây café chè trồng ở Tây
Nguyên và các tỉnh phía Nam, trừ Đà Lạt,... ở giai đoạn này trùng vào tháng 3-4 là
những tháng khô hạn nhất trong năm nên làm cho hạt café ở vùng này rất nhỏ. Giai
đoạn này có hiện tượng rụng hàng loạt chủ yếu do thiếu dinh dưỡng đồng thời do tăng
về thể tích nên có sự chèn ép giữa các quả cũng làm rụng quả.
- Tại những quả đồi, sườn núi, nếu trồng cà phê mà không trồng cây che phủ đất thì sẽ
diễn ra quá trình xói mòn rửa trôi đất và chất dinh dưỡng từ đất. Đặc biệt là ở Tây
Nguyên, mưa nhiều, mưa lớn và quá trình mùa mưa kéo dài tới 5 tháng trong một năm
nên lượng đất có thể bị trôi rất lớn 100 tấn/ha/năm và dẫn đến suy thoái độ phì và tầng
đất canh tác sẽ mỏng dần và hậu quả là không mang tính bền vững trong việc trồng,
canh tác cây cà phê…→trồng café ở tây nguyên cần chú ý đến việc trồng cây che phủ.
- Giai đoạn nở hoa ở Tây nguyên thường có gió đông bắc thổi rất mạnh trong những
tháng mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau nên bốc hơi nước nhanh,gió mạnh→
có đai rừng chắn gió.
(cây café ở Việt Nam: Ths Đoàn Triệu Nhạn. Ts Hoàng Thanh Tiệm,Ts Phan Quốc
Sủng, nxb nn1)
(giáo trình cây công nghiệp, TS Nguyễn Minh Hiếu, NXBNN, 2003)

DANH SÁCH NHÓM

1. Trần Thị Thành


2. Đoàn Thị Phương Thảo
3. Phan Thị Phương Thảo
4. Lô Thị Thìn
5. Nguyễn Đăng Trãi

You might also like