You are on page 1of 3

ĐỀ CƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÊN ĐỀ TÀI: "ĐỒ THỊ HAI THÀNH PHẦN VÀ NGHỊCH ĐẢO


DRAZIN CỦA MA TRẬN"

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Tý, lớp toán 4B.


Người hướng dẫn: TS Cao Huy Linh.

I. Xuất xứ đề tài
Cho 𝐴 là một ma trận vuông cấp 𝑛 trên trường F. Chúng ta biết rằng 𝐴 khả nghịch
khi và chỉ khi 𝐴 không suy biến, tức là rank(𝐴) = 𝑛. Lớp các ma trận vuông không
khả nghịch là "khá lớn". Một ma trận vuông 𝐴 bất kỳ bao giờ cũng tồn tại ma trận
𝑋 sao cho 𝐴𝑋𝐴 = 𝐴 và 𝑋𝐴𝑋 = 𝑋. Nếu ma trận 𝑋 tồn tại ở trên thỏa mãn thêm
tính chất 𝐴𝑋 = 𝑋𝐴 thì ta thấy vai trò của ma trận 𝑋 gần tương tự như ma trận
nghịch đảo thông thường và người ta gọi 𝑋 là nghịch đảo nhóm của 𝐴. Rõ ràng nghịch
đảo thông thường là một trường hợp đặc biệt của nghịch đảo nhóm. Tuy nhiên, một
ma trận vuông bất kỳ không phải bao giờ cũng tồn tại nghịch đảo nhóm. Năm 1958,
Drazin đã chứng minh rằng với một ma trận vuông 𝐴 bất kỳ bao giờ cũng tồn tại duy
nhất ma trận 𝑋 thỏa mãn

𝐴𝑘 𝐴𝑋 = 𝐴𝑘 , (1𝑘 )
𝑋𝐴𝑋 = 𝑋, (2)
𝐴𝑋 = 𝑋𝐴, (5)

với 𝑘 là chỉ số của ma trận 𝐴. Ma trận 𝑋 tồn tại ở trên có nhiều tính chất tương tự
như ma trận nghịch đảo và người ta gọi 𝑋 là nghịch đảo Drazin của 𝐴. Ta thấy rằng
khi 𝑘 ≤ 1 thì nghịch đảo Drazin chính là nghịch đảo nhóm của 𝐴. Hay nói một cách
khác, nghịch đảo nhóm là một trường hợp đặc biệt của nghịch đảo Drazin khi chỉ số
của ma trận 𝐴 nhỏ hơn hoặc bằng 1. Ngay từ khi mới ra đời nghịch đảo Drazin đã thu
hút sự quan tâm của nhiều nhà toán học và có nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực như
lý thuyết đồ thị, phương trình vi phân và giải tích hàm.
Mục đích chính của khóa luận là tìm một biểu diễn cho nghịch đảo Drazin của ma
trận. Từ đó đưa ra một vài ứng dụng liên quan.
Năm 1979, Campbell và Meyer [2] đã đưa ra bài toán là hãy tìm một biểu diễn
tường minh cho nghịch đảo Drazin của ma trận khối có dạng
[︂ ]︂
𝐴 𝐵
𝑀= ,
𝐶 𝐷

trong đó 𝐴 và 𝐷 lần lượt là các ma trận vuông cấp 𝑝 và 𝑛 − 𝑝. Động cơ mà Campbell


và Meyer nêu ra là nếu tìm được biểu diễn tường minh cho ma trận 𝑀 có dạng trên
thì cho chúng ta thiết lập được một công thức nghiệm tổng quát của hệ phương trình
vi phân cấp 2.

1
Cho đến nay, vấn đề trên vẫn còn là bài toán mở với 𝐴, 𝐵, 𝐶, 𝐷 bất kỳ. Tuy nhiên,
trong cuốn sách của mình Campbell và Mayer cũng đã tìm được công thức tường minh
cho 𝑀 𝐷 với trường hợp 𝐶 = 0 [2, Theorem 7.7.1].
Năm 2001, Djordjevic và Stanimirovic [3] đã thiết lập một công thức tường minh
cho nghịch đảo Drazin của 𝑀 vời điều kiện 𝐵𝐶 = 0, 𝐷𝐶 = 0 và 𝐵𝐷 = 0.
Sau đó, Hartwig, Li và Wei [4] (2006) đã cho một công thức biểu diễn nghịch đảo
Drazin của 𝑀 khi 𝐵𝐶 = 0, 𝐷𝐶 = 0 và 𝐷 là ma trận lũy linh.
Năm 2008, trong công trình của mình thì Cvetkovic-Ilic [5] đã cho công thức biểu
diễn nghịch đảo Drazin của 𝑀 khi 𝐵𝐶 = 0, 𝐷𝐶 = 0.
Cũng trong năm 2008, Catral, Olesky và Driessche [6] đã xét nghịch đảo nhóm
của ma trận phân đôi, tức là ma trận 𝑀 với 𝐴 = 0 và 𝐷 = 0. Các tác giả này
đã đưa ra điều kiện cần và đủ để ma trận phân đôi 𝑀 tồn tại nghịch đảo nhóm là
𝑟𝑎𝑛𝑘(𝐵) = 𝑟𝑎𝑛𝑘(𝐶) = 𝑟𝑎𝑛𝑘(𝐵𝐶) = 𝑟𝑎𝑛𝑘(𝐶𝐵) và khi đó,
[︂ ]︂
# 𝑂 (𝐵𝐶)# 𝐵
𝑀 = .
𝐶(𝐵𝐶)# 𝑂

Một câu hỏi đặt ra là nếu 𝑀 là ma trận hai thành phần có dạng
[︂ ]︂
0 𝐵
𝑀=
𝐶 0

thì liệu nghịch đảo Drazin của 𝑀 có dạng tương tự như trên không? Bài báo của của
Catral, Olesky và Driessche (2009) (xem [7]) sẽ cho một câu trả lời của câu hỏi trên.
Trong đề tài này chúng tôi sẽ trình bày lại nội dung của kết quả đã được nêu trong
bài báo này.
II. Nội dung đề tài
Đề tài mà chúng tôi thực hiện gồm có hai chương.
Chương 1. Kiến thức chuẩn bị.
Trong chương này sẽ nêu lại một số khái niệm và kết quả của đại số tuyến tính liên
quan đến đề tài.
Chương 2. Đồ thị hai thành phần và nghịch đảo Drazin của ma trận.
Trong chương này chúng tôi sẽ nêu lên các vấn đề sau:

1. Đồ thị và song đồ thị (graph and digraph)


2. Đồ thị hai thành phần (bipartite graph)
3. Sự tương ứng giữa đồ thị và ma trận
4. Chỉ số và nghịch đảo Drazin của ma trận
5. Biểu diễn nghịch đảo Drazin của ma trận khối hai thành phần
6. Các ví dụ và ứng dụng

2
III. Kết quả dự kiến của đề tài
- Kết quả của khóa luận là sự tổng hợp các kết quả gần đây liên quan đến nghịch
đảo Drazin của ma trận hai thành phần, chúng tôi sẽ trình bày một cách có hệ thống
và làm rõ hơn các khái niệm cũng như một số chứng minh của các kết quả liên quan
đến đề tài.
- Đưa ra một số ví dụ và các ứng dụng.
- Đưa ra một thuật toán tìm nghịch đảo Drazin của ma trận và dùng Maple để lập
trình tìm nghịch đảo Drazin của ma trận bất kỳ.
IV. Tài liệu tham khảo
Trong đề tài này chúng tôi chủ yếu tham khảo các tài liệu được liệt kê sau đây.
[1] A. Ben-Israel and T.N.E Greville. Generalized Inverses: Theory and Applica-
tions. 2nd Edition, Springer-Verlag, New York, 2003.
[2] S.L. Cambpbell and C.D. Meyer. Generalized Inverses of Linear Transformations.
[3] D.S Djordjevic and P.S Stanimirovic. On the generalized Drazin inverse and
generalized resolvent. Czechoslovak Math. J. , 51 (126) (2001) 617-634.
[4] R. Hartwig, X. Li and Y. Wei. Representations for the Drazin inverse of 2 × 2
block matrix, SIAM J. Matrix Anal. Appl., 27 (2006) ( 757-771).
[5] D.S. Cvetkovic-Ilic. A note on the representation for the Drazin inverse of 2 × 2
block matrix. Linear Algebra and its Applications, 429:242-248, 2008.
[6] M. Catral, D.D. Olesky, and P. van den Driessche. Group inverses of ma trices
with path graphs. Electronic Journal of Linear Algebra, 17:219-233, 2008.
[7] M. Catral, D.D. Olesky, and P. van den Driessche. Block representations of the
Drazin inverse of a bipartite matrix. Electronic Journal of Linear Algebra, 18:98-107,
2009.

You might also like