You are on page 1of 42

Chương 1

TỔNG QUAN VỀ CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH VÀ CÁC


MÔ HÌNH THU GOM, XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN
CÔNG NGHIỆP, CHẤT THẢI NGUY HẠI CÔNG
NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM

1.1. TỔNG QUAN VỀ CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN MÔ


HÌNH DỊCH VỤ THU GOM, XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN CÔNG
NGHIỆP VÀ CHẤT THẢI NGUY HẠI CÔNG NGHIỆP
1.2. TỔNG QUAN VỀ CÁC MÔ HÌNH THU GOM, XỬ LÝ CHẤT THẢI
RẮN CÔNG NGHIỆP VÀ CHẤT THẢI NGUY HẠI CÔNG NGHIỆP
TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM
2

1.2. TỔNG QUAN VỀ CÁC MÔ HÌNH THU GOM, XỬ LÝ CHẤT THẢI


RẮN CÔNG NGHIỆP VÀ CHẤT THẢI NGUY HẠI CÔNG NGHIỆP TRÊN
THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM
1.2.1. Các mô hình thu gom, xử lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy
hại công nghiệp trên thế giới
Vấn đề thu gom, phân loại, quản lý, xử lý chất thải rắn công nghiệp và chất
thải nguy hại đã được quan tâm giải quyết ở hầu hết các Quốc gia trên thế giới, đặc
biệt là ở các nước phát triển.
(1). Mô hình thu gom, xử lý Chất thải nguy hại của Tập đoàn Holcim
Tập đoàn Holcim đã thực hiện công nghệ đồng xử lý chất thải trong lò nung
xi măng dựa trên cơ sở sử dụng chất thải làm nguyên nhiên liệu thay thế trong sản
xuất xi măng phù hợp với loại lò nung hiện đại, đó là kiểu lò quay có lắp đặt hệ
thống thiết bị thiêu đốt chất thải. Các Nhà máy xi măng của tập đoàn Holcim tại
nhiều quốc gia tiến hành thu gom CTNH của các công ty khác và xử lý trong lò
nung xi măng của Công ty.
Lò nung xi măng yêu cầu phải đảm bảo an toàn và việc tiêu hủy chất thải
nguy hại đúng cách, nhiệt độ cao và thời gian lưu cháy phải được duy trì. Quá trình
thiêu đốt ở nhiệt độ cao thực chất là để phân hủy các phân tử hữu cơ thành nước và
CO2. và các chất khác. Để đạt được tình trạng phân hủy hoàn toàn cần có nhiệt độ
đủ cao, đủ oxy, thời gian lưu cháy và điều kiện trộn tốt. Cả lò chuyên dụng và lò
nung xi măng đều có thể đáp ứng yêu cầu này. Tuy nhiên, lò nung xi măng có thời
gian lưu cháy lâu hơn (6 – 10 giây) và nhiệt độ cao hơn (1.400 – 2.000oC) so với lò
đốt chất thải chuyên dụng. Và ở lò nung xi măng, tính kiềm của xi măng sẽ trung
hòa axit clohydric và các axit dạng khí khác sinh ra trong quá trình đốt cháy chất
thải. Do vậy, lò nung xi măng là một loại lò đạt hiệu suất phá hủy rất cao cũng như
hiệu quả làm sạch khí thải ưu việt. Đó cũng là lý do vì sao lò nung xi măng là lý
tưởng trong việc thiêu đốt chất thải.
3

Theo báo cáo của Công ty Holcim Việt Nam thì trong năm 2005, tập đoàn đã
xử lý được hơn 4 triệu tấn CTNH trên toàn cầu.
(2). Mô hình xử lý Chất thải nguy hại tại Na Uy
Na Uy là một nước Bắc Âu có hệ thống thu gom và xử lý chất thải, đặc biệt
là CTNH rất hiệu quả, không chỉ cho Na Uy, mà còn cho một số quốc gia Tây Âu
khác.
Chính phủ Na Uy đã ban hành hệ thống quy định và chính sách rất rõ ràng,
đặc biệt đã vận hành hiệu quả hệ thống chứng từ về CTNH. Thông qua một đơn vị
tư vấn SINTEF, chứng từ được cấp cho các chủ nguồn thải, trên mỗi chứng từ có
chữ ký xác nhận của 04 đơn vị liên quan, gồm: chủ nguồn thải, chủ thu gom vận
chuyển, chủ phân loại tái chế, và chủ tiêu hủy xử lý. Các chứng từ này định kỳ được
báo cáo về SINTEF, và đơn vị tư vấn này có nhiệm vụ báo cáo cho chính quyền địa
phương.
Hầu hết các khâu trong hệ thống thu gom, xử lý CTNH đều do tư nhân thực
hiện. Trên toàn lãnh thổ Na Uy có một số Công ty chịu trách nhiệm thu gom, tồn
trữ, xử lý, và chuyển đến nơi tiêu hủy. Các địa địa điểm trung chuyển làm nhiệm vụ
sơ chế trước khi chuyển đến nơi xử lý tiêu hủy quy định. Tại các địa điểm trung
chuyển, các CTNH được phân loại và sơ chế, sau đó chuyển đến đúng nơi quy định.
Ví dụ: đối với CTNH là axít như H2SO4, được thu gom và chuyển đến một hầm đá
sau khai thác ở trên một hòn đảo cách bờ không xa. Tại đây axít này được trộn với
bột đá và đổ xuống hầm đá, tạo thành bùn CaSO4. Hoặc CTNH là các bao bì sơn
hay dung môi, chúng được băm nghiền (shredding) trong môi trường nitơ lỏng tránh
cháy nổ, sau đó được ép thành các bánh, dung môi hay sơn ép chảy được thu gom
và chuyển đến lò xi măng để đốt, vật liệu bao bì được ép thành bánh được chuyển
đến các cơ sở luyện kim.
Ngoài CTNH trong công nghiệp, Na Uy còn thu gom xử lý các sản phẩm gia
dụng có chứa chất thải nguy hại, như tivi, tủ lạnh, máy vi tính, các loại ăcqui, pin,
v.v...
4

1.2.2. Các mô hình thu gom, xử lý Chất thải rắn công nghiệp và Chất thải
nguy hại công nghiệp tại Việt Nam
Hiện nay có một số mô hình dịch vụ môi trường về thu gom và xử lý
CTRCN và CTNH:
Mô hình doanh nghiệp nhà nước : Hiện nay có một số doanh nghiệp nhà
nước được thành lập có chức năng thu gom và xử lý chất thải nguy hại. VD: Công
ty Dịch vụ Môi trường đô thị Biên Hoà (URENCO Biên Hoà); Công ty SONADEZI
tại tỉnh Đồng Nai đã xây dựng hệ thống kho chứa chất thải nguy hại, bãi chôn lấp
chất thải nguy hại, hệ thống xử lý chất thải nguy hại bằng phương pháp hoá lý;
Bệnh viện lao Đồng Nai đã đầu tư lò đốt rác y tế và tiến hành dịch vụ thu gom và
thiêu huỷ chất thải y tế từ các bệnh viện khác trên địa bàn tỉnh; Công ty Môi trường
Đô thị Thành phố Hồ Chí Minh đã nhập lò đốt rác y tế từ Áo với công suất 7
tấn/ngày để thực hiện dịch vụ thu gom và thiêu hủy toàn bộ chất thải rắn y tế sinh ra
từ các bệnh viện của thành phố.
Một số công ty điển hình gồm:
Công ty Dịch vụ Môi trường Đô thị Biên Hoà (URENCO Biên Hoà)
(1). Tình trạng công ty : Doanh nghiệp nhà nước
(2). Ngày thành lập : 26/12/1994 (Quyết định số 3262/QD-UBT của UBND tỉnh
Đồng Nai)
(3). Số lượng nhân viên : 543
(4). Chức năng và nhiệm vụ:
Theo giấy phép kinh doanh số 100253 ngày 29/12/1994 (sửa đổi, bổ sung
ngày 29/10/2003) của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai, URENCO Biên Hoà
có các chức năng và nhiệm vụ sau đây:
– Dịch vụ công cộng đô thị (quản lý, khai thác, sử dụng hệ thống thoát nước,
hè đường; vệ sinh môi trường; mai táng; công viên, cây xanh, chiếu sáng công
cộng)
– Chế biến gỗ, làm quan tài và mộc xây dựng
– Sản xuất, kinh doanh một số vật liệu xây dựng thông thường
5

– Thi công xây dựng và duy tu, bảo dưỡng các công trình, công viên, hệ thống
chiếu sáng, trồng cây xanh
– Sản xuất cá giống và chăn nuôi
– Xây lắp các công trình điện hạ thế phục vụ công nghiệp và dân dụng
– Khảo sát, thiết kế công trình điện trung, hạ thế có hiệu điện thế từ 35 KV trở
xuống
– Duy tu, sữa chữa các hệ thống thoát nước, vỉa hè, cầu đường. Thi công công
trình giao thông khu phố, giao thông nông thôn. Thi công hệ thống điện trung thế có
hiệu điện thế từ 35 KV trở xuống.
(5). Trang thiết bị:
Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) phát sinh tại Tp. Biên Hoà được
thu gom, vận chuyển và xử lý tại bãi rác Trảng Dài nằm cách trung tâm thành phố
khoảng 7 km. Đến năm 2005, có 25/26 phường, xã hợp đồng với Công ty Dịch vụ
Môi trường đô thị Biên Hoà (URENCO Biên Hoà) thu gom, vận chuyển rác công
cộng, với số lượng rác thu gom được 75% so với số lượng rác thực tế (Ngoại trừ P.
Long Bình Tân do HTX TM-DV Long Biên thu gom). Phần rác còn lại do khu phố
tại một số phường, xã tự tổ chức thu gom và hợp đồng với Công Dịch vụ Môi
trường đô thị Biên Hoà để vận chuyển, một phần do dân bỏ rác tại các điểm tập
trung, nhưng chưa đăng ký với Công ty Dịch vụ Môi trường Đô thị Biên Hòa, nên
tạo nên các ụ rác tự phát trên các khu phố hoặc người dân tự xử lý rác tại đất của gia
đình.
Trong năm 2006, Công ty Dịch vụ Môi trường đô thị Biên Hoà thực hiện thu
gom với tỷ lệ đạt trên 85,84% so với tổng lượng rác thải, khối lượng thu gom đạt
282 tấn/ngày (năm 2005 thu gom đạt 270 tấn/ngày), tỉ lệ thu gom rác tại các phường
nội ô đạt 95% và các phường ngoại ô thu gom đạt 75%, đồng thời tiến hành đặt 210
thùng rác công cộng dọc một số tuyến đường chính, khu vực công cộng, khu vui
chơi giải trí để thu gom rác, tránh việc vứt rác trên đường phố gây mất mỹ quan đô
thị. Ngoài ra, để thuận tiện việc thu gom rác và tạo vẻ đẹp môi trường vào ban ngày,
Công ty đã thực hiện thu gom rác đêm tại 08 phường nội ô Tp. Biên Hòa, đồng thời
6

triển khai mô hình thu gom phân loại rác thải tại nguồn và được thành phố ủng hộ
triển khai đại trà.
Với tổng số 2 xe ben 8 tấn; 1 xe ben 4 tấn; 17 xe chuyên dùng ép rác có trọng
lượng từ 2 đến 13 tấn; 2 xe cẩu thùng rác; 20 xe Daihatsu và 105 xe đẩy tay, Công
ty Dịch vụ Môi trường đô thị Biên Hoà thu gom bình quân khoảng 400 – 500 m3
rác/ngày tại 15 địa điểm trung chuyển trên địa bàn thành phố về bãi rác Trảng Dài.
Tuy nhiên, do bãi rác Trảng Dài thuộc đối tượng xử lý theo Quyết định số 64 của
Thủ tướng Chính phủ, nên Công ty Dịch vụ Môi trường đô thị Biên Hoà đã đầu tư
xây dựng các công trình xử lý ô nhiễm CTRSH, chất thải rắn không nguy hại
(CTRKNH) và nước rò rỉ. Theo kế hoạch đến tháng 12/2006 Công ty đã đầu tư xây
dựng hoàn thành các công trình xử lý ô nhiễm và lập thủ tục xác nhận hoàn thành
xử lý ô nhiễm.
Công ty đã triển khai dự án xây dựng bãi chôn lấp hợp vệ sinh CTRSH và
CTRKNH tại bãi rác Trảng Dài trên khu đất quy hoạch rộng 15 ha, với tổng số 07
gói thầu cho 09 hố chôn lấp rác thải sinh hoạt và 05 hố chôn lấp CTKNH. Hiện nay,
Công ty đã thực hiện và hoàn tất 06 hố chôn gồm SH 7, SH 6, SH 5, CN 1, CN 2,
CN 3 và đưa vào vận hành thử trạm xử lý nước rỉ rác với công suất 80
m3/ngày.đêm. Dự kiến, Công ty sẽ tiếp tục đầu tư Nhà máy chế biến rác thành phân
compost với công suất 500 tấn/ngày nhằm xử lý triệt để ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng tại bãi rác này. Theo quy hoạch các bãi rác thải sinh hoạt của tỉnh đến năm
2020, thì vào năm 2010 bãi rác Trảng Dài sẽ bị đóng cửa hoàn toàn, nên thành phố
Biên Hoà sẽ tổ chức nghiên cứu lựa chọn và quy hoạch địa điểm xây dựng bãi rác
sinh hoạt mới để đưa vào sử dụng kịp thời sau năm 2010.
Khối lượng trung bình chất thải công nghiệp thu gom, xử lý tại bãi rác Trảng
Dài bởi Công ty URENCO Biên Hoà từ 4 KCN ở TP.Biên Hoà (Biên Hoà I, Biên
Hoà 2, Loteco, Amata) trong năm 2006 là 144 tấn/ngày, tương ứng tỷ lệ thu gom
CTRCN không nguy hại là khoảng 70 – 80%. Tổng lượng CTNHCN trên địa bàn
thành phố Biên Hoà do Công ty URENCO Biên Hoà thu gom, xử lý ước tính bằng
7

khoảng 38,4 tấn/ngày, tương ứng tỷ lệ thu gom xử lý CTNH công nghiệp đạt 40 -
60%.
Ngoài ra, theo báo cáo của Sở Y tế tỉnh Đồng Nai, trong giai đoạn 2001 –
2005 tỷ lệ thu gom và xử lý rác thải y tế đạt khoảng 65,2% với lượng rác thải y tế
thu gom và xử lý được ở các bệnh viện và các cơ sở y tế công lập trên địa bàn Tp.
Biên Hoà là khoảng 103,5 tấn/năm. Trong năm 2006, tỷ lệ thu gom và xử lý rác thải
y tế đạt khoảng 70%, tương ứng khoảng 111,1 tấn/năm. Công ty Dịch vụ Môi
trường đô thị Biên Hòa đã kết hợp với Sở Y tế tỉnh Đồng Nai tổ chức thực hiện Đề
án : thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế tại Tp. Biên Hòa làm mô hình điểm
và nhân rộng trên địa bàn tỉnh trên cơ sở xã hội hoá dịch vụ và phí xử lý chất thải y
tế. Thành phố đã làm việc cùng các ngành liên quan của tỉnh, thành phố về việc tổ
chức triển khai thực hiện nhiệm vụ thu gom, vận chuyển xử lý chất thải y tế tư nhân
trên địa bàn Tp. Biên Hòa. Qua đó, các ngành và thành phố đã thống nhất báo cáo
xin ý kiến UBND tỉnh Đồng Nai và được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương cho
Công ty Dịch vụ Môi trường đô thị Biên Hòa thu gom, vận chuyển và xử lý chất
thải rắn y tế công lập và tư nhân trên địa bàn thành phố. Hiện nay, Công ty Dịch vụ
Môi trường đô thị Biên Hòa đang xây dựng phương án trình các cấp để triển khai
thực hiện.
Công ty Phát triển KCN Biên Hoà (SONADEZI) (và Xí nghiệp Dịch vụ
KCN SONADEZI)
(1). Tình trạng công ty : Doanh nghiệp nhà nước
(2). Ngày thành lập : 15 tháng 12 năm 1990 (Đã sửa đổi bổ sung ngày 29 tháng 2
năm 2005)
(3). Số lượng nhân viên của Xí nghiệp Dịch vụ KCN SONADEZI : 17 người
(4). Chức năng và nhiệm vụ SONADEZI (Tóm tắt chức năng nhiệm vụ của Xí
nghiệp Dịch vụ KCN SONADEZI)
Theo Quyết định số 2335/QĐ-UBND của UBND tỉnh Đồng Nai ngày 29
tháng 02 năm 2005, SONADEZI có chức năng và nhiệm vụ như sau:
a). SONADEZI
8

– Khôi phục, nâng cấp, phát triển và kinh doanh các công trình kỹ thuật hạ
tầng, công trình tiện ích công cộng Khu Công nghiệp Biên Hoà I. Đầu tư xây dựng
và kinh doanh nhà ở An Bình.
– Xây dựng, quản lý, và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật KCN Biên Hoà II, KCN
Gò Dầu, KCN Long Thành, và liên doanh với công ty Bangpakong Industrial Park
II Co., Thái Lan để xây dựng Khu công nghiệp Long Bình hiện đại (AMATA).
– Dịch vụ tư vấn một cửa và triển khai thực hiện dự án sau khi nhận được giấy
phép Đầu tư cho các nhà Đầu tư trong Khu Công nghiệp Biên Hoà I, KCN Biên
Hoà II, KCN AMATA.
– Khảo sát, lập bản đồ hiện trạng, thiết kế và thi công các công trình xây dựng
công nghiệp và dân dụng, cho thuê nhà xưởng xây sẵn.
– Liên danh với công ty Namfatt (VN) SND BHD – Malaysia để chế tạo và lắp
dựng các cấu kiện thép dùng trong xây dựng.
– Cung cấp dịch vụ quản lý môi trường: thu gom, vận chuyển và xử lý chất
thải.
– Phát triển nguồn nhân lực: đào tạo và cung cấp các lập trình viên quốc tế,
chuyên viên kỹ thuật cấp cao cho các khu công nghiệp.
b). Xí nghiệp Dịch vụ KCN SONADEZI
Theo giấy phép số 19/GP-TNMT ngày 17/01/2006 về quản lý chất thải nguy
hại của Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai, Xí nghiệp Dịch vụ KCN
SONADEZI có chức năng và nhiệm vụ sau đây :
– Bảo vệ, kiểm soát và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường
– Thực thi Quy định về quản lý chất thải nguy hại.
– Thu gom và vận chuyển chất thải nguy hại phù hợp với chứng từ kê khai chất
thải nguy hại.
(5). Trang thiết bị của Xí nghiệp Dịch vụ KCN SONADEZI
a). KCN Biên Hoà II
– Kho bãi lưu giữ chất thải : 1.000 m3
– Trạm xử lý hóa lý chất thải lỏng : 1.875 m3
9

– Lò đốt chất thãi : 200 tấn/năm


b). Khu liên hợp chôn lấp chất thải Giang Điền
– Kho lưu giữ chất thải : 3.000 m3
– Khu xử lý hóa rắn chất thải : 200 tấn/năm
– Khu chôn lấp chất thải vô cơ và hữu cơ : 25.800 m3
c). Khả năng thu gom và vận chuyển chất thải nguy hại
– Xe cẩu thùng 3.0 tấn
– Xe cẩu thùng 3.5 tấn
– Xe tải cẩu 3.4 tấn
– Xe bồn 13.6 tấn
– Xe tải 11 tấn
– Xe tải 0.75 tấn
Mô hình doanh nghiệp tư nhân : Hiện nay tại khu vực phía Nam đã hình
thành rất nhiều công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), doanh nghiệp tư nhân với
chức năng thu gom, tái chế, xử lý và tiêu huỷ chất thải rắn công nghiệp và chất thải
nguy hại (Ví dụ : Công ty TNHH Sao Mai Xanh, Tân Đức Thảo, Việt Úc, Môi
Trường Xanh, Sông Xanh, Tân Phát Tài ...)
Mô hình doanh nghiệp tư nhân (DNTN) Tân Phát Tài
(1). Tình trạng công ty : Tư nhân
(2). Ngày thành lập : Ngày 15 tháng 1 năm 2003
(3). Số lượng nhân viên : 175
(4). Chức năng và nhiệm vụ :
Theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 028374 được cấp bởi Sở Kế hoạch và
Đầu tư ngày 15 tháng 1 năm 2003 và giấy phép số 02/GP-TNMT về quản lý chất
thải nguy hại được cấp bởi Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai ngày 07
tháng 01 năm 2004, DNTN Tân Phát Tài hoạt động với chức năng và nhiệm vụ sau
đây:
– Thu gom, lưu trữ, vận chuyển chất thải công nghiệp nguy hại và không nguy
hại.
10

– Xử lý và tiêu huỷ chất thải công nghiệp nguy hại và không nguy hại, bao
gồm chất thải tái sinh, tái chế và tái sử dụng.
(5). Trang thiết bị :
a). Kho chứa B752 tại phường Long Bình, TP Biên Hoà
– Có khả năng tái chế làm chất hữu cơ : 10 m3/tháng
– Thiêu huỷ chất thải công nghiệp :53.6 tấn/tháng
– Làm sạch và tái sử thùng chứa đã sử dụng :500 kg/tháng
b). Cơ sở tại xã Thạnh Phú , huyện Vĩnh Cửu.
– Trung tâm Phát triển và tái chế phế liệu giày da: 200 tấn/tháng
– Nhà máy thiêu huỷ phế liệu giày da: 500 kg/h
Mô hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài : Công ty Liên doanh Xi
măng Holcim Việt Nam (Kiên Giang) được Bộ Tài nguyên và Môi trường cho phép
tiến hành dịch vụ.
Công nghệ đồng xử lý chất thải nguy hại trong lò nung xi măng
(1). Xuất xứ công nghệ (trong nước/nước ngoài) : Dựa trên kết quả nghiên cứu
và thực nghiệm của công ty Xi măng Holcim (Thụy Sĩ) đã có mặt trên 70 quốc gia
như Mỹ, Tây Ban Nha, Thái Lan, Pháp, Đức, Hàn Quốc..
(2). Nội dung công nghệ (tóm tắt):
Công nghệ đồng xử lý chất thải trong lò nung xi măng dựa trên cơ sở sử dụng
chất thải làm nguyên nhiên liệu thay thế trong sản xuất xi măng phù hợp với loại lò
nung hiện đại, đó là kiểu lò quay có lắp đặt hệ thống thiết bị thiêu đốt chất thải.
Với thời gian lưu cháy lâu hơn (6 - 10 giây) và nhiệt độ cao hơn (1.400 -
2.000oC) so với lò đốt chất thải chuyên dụng, đồng thời tính kiềm của xi măng trong
lò nung xi măng sẽ trung hòa axit clohydric và các axit dạng khí khác sinh ra trong
quá trình đốt cháy chất thải, lò nung xi măng là một loại lò đạt hiệu suất phá hủy rất
cao cũng như hiệu quả làm sạch khí thải ưu việt và lý tưởng trong việc thiêu đốt
chất thải.
(4). Nơi triển khai công nghệ: Nhà máy xi măng Holcim Hòn Chông. Địa chỉ cơ
sở: Quốc lộ 80, Xã Bình An, Huyện Kiên Lương, Tỉnh Kiên Giang.
11

(5). Thiết bị chính:


− Lò xi măng: Lò quay xi măng hệ khô 4.500 tấn/ngày
− Máy cắt: Máy cắt loại có băng tải quay dành cho việc cắt nhỏ chất thải theo
kích thước phù hợp 10 tấn/giờ.
− Hệ thống nạp chất thải dạng lỏng : Hệ thống thùng chứa và nạp liệu 5 tấn/giờ.
− Phễu bột sống : Là hệ thống dạng phễu nhận lấy một lượng chất thải cho vào
máy nghiền bột sống.
− Bộ phận máng nạp liệu (Apron Feeder): Hệ thống phễu và lấy chất thải, cung
cấp số lượng chất thải tự động 5 tấn/giờ.
− Thang máy vận chuyển: Loại thang máy ngành xây dựng dành cho việc vận
chuyển chất thải vào nơi nạp liệu 15 tấn/giờ.
− Kho lưu giữ tạm thời, tiền xử lý CTNH: Diện tích 700m2.
Mô hình tự quản : Hiện nay, tại vùng nghiên cứu có một số công ty với lọai
hình tự quản (đối với CTRCN và CTNH), các công ty này tự đăng ký chủ nguồn
thải và tự đầu tư xây dựng lò đốt để xử lý. Ví dụ, các Công ty Syngenta (KCN Biên
Hòa 2) và Bayer (KCN Amata) trước kia có hệ thống xử lý CTNH từ quá trình sản
xuất thuốc BVTV theo phương pháp lò đốt nhiệt độ cao để xử lý các bao bì thải,
dung môi hữu cơ và các sản phẩm quá hạn. Tuy nhiên, hiện nay lò đốt rác của Công
ty Bayer đã ngưng hoạt động.
Mô hình liên kết : Hiện nay, tại vùng nghiên cứu có lọai hình này. Các công
ty liên kết với nhau theo hình thức: Chất thải của Công ty A là nguyên liệu sản xuất
của Công ty B (Ví dụ : chất thải của các nhà máy bao bì là nguyên liệu của nhà máy
sản xuất giấy …). Các ví dụ điển hình của mô hình liên kết là mô hình doanh
nghiệp, KCN, CCN thân thiện môi trường (FEIP) và sinh thái (EIP) trên cơ sở thiết
lập hệ thống trao đổi chất thải hai chiều giữa các nhà máy, doanh nghiệp, KCN,
CCN hoặc trên thị trường trao đổi chất thải, sẽ góp phần giảm thiểu chất thải rắn
công nghiệp và nguy hại, tìm kiếm các lợi ích cao hơn về kinh tế và môi trường,
tiến tới việc thiết lập hệ thống sinh thái công nghiệp (IEs) trên cơ sở các mối quan
hệ cộng sinh nội lực giữa các nhà máy, doanh nghiệp, KCN, CCN. Các mô hình
12

khu công nghiệp sinh thái điển hình trên thế giới như : KCN sinh thái Kalundborg
(Đan Mạch); Dự án xây dựng KCN sinh thái Burnside, Nova Scotia, Canađa; Dự
án KCN sinh thái Fairfield, Baltimore, Maryland, USA; Dự án cảng công nghiệp
phát triển bền vững Cape Charles, Eastville, Northampton County, Virginia, USA;
Dự án KCN sinh thái Brownsville, Brownsville, Texas, USA,...
Ở nước ta các mô hình sinh thái công nghiệp đang từng bước được ứng dụng
và triển khai tại KCN Bắc Thăng Long (Hà Nội), KCN Khai Quang (Vĩnh phúc),
KCN Biên Hoà 2 (Đồng Nai), KCN Đức Hoà I - Hạnh Phúc (Long An),...
Ngoài ra, trên địa bàn phía Nam còn có hàng trăm tổ hợp, hợp tác xã và hộ tư
nhân tiến hành dịch vụ tái sinh, tái sử dụng chất thải (Ví dụ ở TP.HCM có khoảng
500 đơn vị, Đồng Nai có khoảng 50 đơn vị …).
1.2.3. Khả năng áp dụng kinh nghiệm của thế giới vào điều kiện thực tế của
Việt Nam và vùng nghiên cứu
Như vậy, trên đây đã tổng kết các kinh nghiệm khá đa dạng và phong phú
trên thế giới cũng như tại Vùng nghiên cứu về quản lý và xử lý chất thải công
nghiệp, chất thải nguy hại trong nhiều lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh tế và thành
phần kinh tế.
Với điều kiện của Việt Nam hiện tại, việc học tập kinh nghiệm của các nước
phát triển là điều rất cần thiết. Ở Việt Nam, việc thu gom, vận chuyển và xử lý
CTRCN, CTNH không đồng bộ, hiện tại số lượng các doanh nghiệp tiến hành khép
kín từ khâu thu gom, vận chuyển, lưu giữ đến khâu xử lý cuối cùng là không nhiều.
Các doanh nghiệp hiện nay hầu hết chỉ thực hiện công đoạn vận chuyển và xử lý,
nhất là xử lý CTNH, việc thu gom thường do các chủ nhà máy, cơ sở sản xuất tự thu
gom, lưu giữ trong phạm vi nhà máy rồi mới chuyển giao cho các đơn vị đem đi xử
lý.
Việt Nam cần phải kết hợp, chuyển giao các mô hình khép kín toàn diện của
các nước tiên tiến. Khuyến khích các doanh nghiệp hiện hữu cải tiến, đầu tư thêm
các trang thiết bị để có thể tiến hành tất cả các công đoạn trong quy trình dịch vụ,
13

từng bước hoàn thiện mô hình dịch vụ thu gom và xử lý CTRCN và CTNH sao cho
phù hợp nhất với điều kiện của nước ta hiện nay.
Đối với vùng nghiên cứu, bao gồm các tỉnh TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình
Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu, là các tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của
phía Nam, công nghiệp đang rất phát triển, nhiều khu công nghiệp đang hoạt động
và nhiều KCN mới đầy tiềm năng đang hình thành trong khu vực. Cùng với việc
công nghiệp phát triển gia tăng kéo theo các dịch vụ hỗ trợ cũng tăng, số lượng các
doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực thu gom, xử lý
các CTRCN tăng nhanh chóng và nhu cầu về một mô hình thu gom và xử lý
CTRCN hoàn thiện là một nhu cầu cấp bách. Chính quyền địa phương của các tỉnh
cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho các doanh nghiệp hoàn thiện quy trình
dịch vụ của mình, đó cũng là cách tốt nhất để bảo vệ môi trường, giảm thiểu lượng
CTR, đặc biệt là CTNH thải ra gây ô nhiễm môi trường.
14

Chương 2
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ CÁC MÔ HÌNH DỊCH
VỤ THU GOM VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN CÔNG
NGHIỆP, CHẤT THẢI NGUY HẠI CÔNG NGHIỆP
TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU

2.1. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VỀ CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH
LIÊN QUAN ĐẾN MÔ HÌNH DỊCH VỤ THU GOM, XỬ LÝ CHẤT
THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP, CHẤT THẢI NGUY HẠI CÔNG
NGHIỆP TẠI VIỆT NAM VÀ VÙNG NGHIÊN CỨU.
2.2. KHẢO SÁT, ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÁC MÔ HÌNH
DỊCH VỤ THU GOM VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP,
CHẤT THẢI NGUY HẠI CÔNG NGHIỆP TẠI KHU VỰC NGHIÊN
CỨU.
2.3. PHÂN LOẠI CÁC MÔ HÌNH, ĐÁNH GIÁ ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA
TỪNG LOẠI MÔ HÌNH.
15

2.2. KHẢO SÁT, ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÁC MÔ HÌNH
DỊCH VỤ THU GOM VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP,
CHẤT THẢI NGUY HẠI CÔNG NGHIỆP TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thực trạng tình hình dịch vụ thu gom, xử lý CTRCN và CTNH tại vùng
nghiên cứu
(1). Hiện trạng quản lý CTRCN và CTNH tại vùng nghiên cứu
• Thu gom :
Hiện nay CTRCN và CTNH tại khu vực được thu gom bằng đủ các loại
phương tiện hiện có khác nhau (xe ô tô, xe ba gác …), rác hầu như chưa được phân
loại tại nguồn, được chứa trong các bô rác tự tạo (sô, chậu …), sau đó được lưu trữ
tạm thời tại các bãi trung chuyển. Chưa có một quy định nào về thủ tục đăng ký
hoạt động thu gom, ban hành quy phạm kỹ thuật đối với phương tiện thu gom và
phương tiện lưu trữ tạm thời.
• Vận chuyển :
Hiện nay CTRCN và CTNH được chuyên chở từ nơi phát sinh tới nơi lưu giữ,
xử lý, tiêu huỷ bằng các xe thô sơ gây mùi hôi thối và rơi vãi dọc đường. Chưa có
một quy định nào về thủ tục đăng ký vận chuyển, ban hành quy phạm kỹ thuật đối
với phương tiện vận chuyển và phương tiện bốc xếp lên xuống, các trang bị tối
thiểu khi xảy ra sự cố trong quá trình vận chuyển.
• Quá cảnh :
Hiện nay Nhà nước, cũng như các địa phương chưa quy định về thủ tục xin
phép quá cảnh, ban hành quy phạm kỹ thuật đối với phương tiện quá cảnh và các
trang bị an toàn phòng chống sự cố khi vận chuyển CTRCN và CTNH qua biên giới
1 địa phương hay 1 quốc gia.
• Lưu giữ :
Hiện nay Nhà nước, cũng như các điạ phương chưa ban hành Hướng dẫn lưu
giữ và bảo quản an toàn CTRCN và CTNH trong một khoảng thời gian nhất định
cho đến khi vận chuyển đến nơi xử lý, tiêu huỷ bao gồm các yêu cầu khi đóng gói
chất thải (loại chất thải, loại thùng chứa phù hợp, vật liệu chế tạo thùng, ghi nhãn
16

hiệu …), yêu cầu kỹ thuật đối với khu vực lưu giữ, các quy định về an toàn khi lưu
giữ (thiết bị, biển báo).
• Xử lý:
Xử lý CTRCN và CTNH là quá trình sử dụng công nghệ hoặc biện pháp kỹ
thuật làm thay đổi các tính chất và thành phần chất thải nhằm làm mất hoặc làm
giảm mức độ gây nguy hại. Thời gian qua, tại các điạ phương đã hình thành một số
cơ sở tư nhân xử lý chất thải nhằm thu hồi, tái chế, tái sử dụng chất thải. Tuy nhiên,
các điạ phương chưa ban hành về quy phạm và thủ tục đăng ký đối với 1 cơ sở xử lý
chất thải.
• Tiêu huỷ :
Tiêu huỷ CTRCN và CTNH là quá trình sử dụng công nghệ nhằm cô lập chất
thải, làm mất khả năng gây nguy hại. Thời gian qua, tại các điạ phương đã quy
hoạch và đưa vào sử dụng một số bãi chôn lấp chất thải.
Hiện nay, một phần CTRCN và CTNH được thu gom và xử lý bằng biện pháp
đổ đống. Theo phương án này rác từ các xe ép rác, xe ben được đổ xuống thành
đống và được máy ủi san gạt, định kỳ phun thuốc diệt ruồi và chế phẩm EM để hạn
chế mùi hôi.
Các bãi rác trong khu vực các đô thị chủ yếu do Công ty Xử lý chất thải quản
lý. Các bãi rác này đã được đầu tư từng bước để cải thiện tình trạng ô nhiễm môi
trường.
(2). Các tổ chức, đơn vị thu gom và xử lý CTRCN, CTNH tại vùng nghiên cứu
Danh sách các công ty, đơn vị, tổ chức thực hiện thu gom và xử lý CTRCN,
CTNH tại khu vực nghiên cứu được đưa ra trong bảng 2.1.
Bảng 2.1. Một số công ty, tổ chức thu gom và xử lý CTRCN, CTNH tại khu vực
nghiên cứu
Stt Đơn vị thu gom Địa chỉ Hình thức xử lý Công suất
01 Công ty Dịch vụ Môi Đồng Nai - Thu gom CTRCN 1.990
trường Đô thị Biên tấn/tháng
Hoà - URENCO
02 Công ty Phát triển Đồng Nai - Đốt dung môi hữu 63 tấn/năm
17

KCN Biên Hoà cơ, hoá chất, dầu mỡ


(SONADEZI) - Chôn lấp bùn thải 4.122 tấn/năm
- Xử lý chất thải gốc 139 tấn/năm
nước có nguồn gốc
phòng thí nghiệm
03 Bệnh viện Lao tỉnh Đồng Nai
Đồng Nai

04 DNTN Tân Phát Đồng Nai - Tái chế chất thải 10 m3/tháng
Tài làm chất hữu cơ
- Thiêu hủy chất thải 53.6 tấn/tháng
công nghiệp/phế - 500 kg/h
liệu giày da
- Tái sử dụng thùng 500 kg/tháng
chứa/ tái chế phế 200 tấn/tháng
liệu giày da
05 Công ty TNHH Sao Tiền Giang - Thu gom, vận 113.000
Mai Xanh chuyển CTNH tấn/năm
- Tái chế dung môi 1,5 tấn/ ngày
- Thiêu hủy CTNH 2,5 tấn /ngày
06 Công ty cổ phần KCN Lê Minh - Tái chế dầu hoặc 1.500 tấn/năm
Môi trường Việt Úc Xuân – TP.HCM dung môi hữu cơ
(Vinausen) - Thiêu đốt chất thải 3.000 tấn/năm
công nghiệp
07 Công ty TNHH KCN Lê Minh - Tái chế chất 2 tấn/8h ca
Môi trường xanh Xuân – TP.HCM thải/dung môi HC
- Thiêu đốt chất thải 210 kg/h
công nghiệp
08 Công ty TNHH Tân Xã Phạm Văn Hai - Tái chế dung môi -
Đức Thảo , H. Bình Chánh, hữu cơ
TP.HCM - Thiêu đốt chất thải 100 kg/h
18

công nghiệp
09 Công ty TNHH Xã Binh Y, huyện Tái sinh/tái chế/tái 2 tấn/ngày
Thảo Thuận Củ Chi, TP.HCM sử và xử lý chất thải
10 Công ty Lê Hoàng Phường Linh Tái sinh/tái chế/tái 5 tấn/tháng
Tuấn Trung, Quận Thủ sử dụng chất thải
Đức, TP.HCM
2.2.2. Hiện trạng thu gom, xử lý CTRCN, CTNH tại tỉnh Đồng Nai
(1). Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại
Đối với chất thải rắn công nghiệp có khả năng tái sinh (tạm gọi là phế liệu
công nghiệp): được giao cho các đơn vị tư nhân phân loại, tái chế và giao cho các
đầu mối tại TP. HCM. Hiện nay với chủ trương xã hội hóa công tác thu gom và xử
lý chất thải rắn, theo số liệu thống kê, có khoảng 50 đơn vị kinh doanh phế liệu
công nghiệp trên địa bàn Tỉnh và trên dưới 06 doanh nghiệp khác thuộc thành phố
Hồ Chí Minh có chức danh kinh doanh và xử lý chất thải công nghiệp, chưa kể hàng
trăm điểm thu gom phế liệu công nghiệp không đăng ký với các cơ quan quản lý
nhà nước và địa phương sở tại nằm rãi rác khắp địa bàn Tỉnh.
Các công ty, tổ chức chịu trách nhiệm thu gom và xử lý chất thải rắn công
nghiệp ở Đồng Nai bao gồm : Công ty Dịch vụ Môi trường Đô thị Biên Hoà, Công
ty Phát triển KCN Biên Hoà (SONADEZI), Bệnh viện Lao tỉnh Đồng Nai, DNTN
Tân Phát Tài, Công ty TNHH Sao Mai Xanh (Tiền Giang), Công ty cổ phần Môi
trường Việt Úc, Công ty TNHH Môi trường xanh, Công ty TNHH Tân Đức Thảo,
Công ty TNHH Thảo Thuận và Công ty Lê Hoàng Tuấn.
Theo báo cáo quy hoạch của Sở TN&MT Đồng Nai, năm 2005, khối lượng
chất thải rắn công nghiệp không nguy hại ước tính là 140.000 tấn/năm, với thành
phần chủ yếu là bùn thải công nghiệp, sản phẩm điện trở bằng sứ, bảng mạch in,
phế phẩm giày da, … Đối với chất thải công nghiệp không nguy hại có khả năng tái
chế bao gồm: gỗ, nilon, nhôm, đồng, sắt, thép phế liệu, vải vụn, … Chỉ tính riêng
153/1.000 chủ nguồn thải đã đăng ký đạt 4661,76 tấn/ tháng trong năm 2005.
19

(2). Chất thải nguy hại


Khối lượng chất thải rắn công nghiệp nguy hại ước tính trong năm 2005 là.
20.000 tấn/năm. Chất thải nguy hại phát sinh từ các đơn vị công nghiệp trên địa bàn
tỉnh Đồng Nai rất đa dạng, chủ yếu từ các doanh nghiệp sản xuất cơ khí, giày da,
điện-điện tử, ắc quy, thuốc bảo vệ thực vật, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng
...Trong đó ngành cơ khí, giày da, điện-điện tử, vật liệu xây dựng chiếm tỉ lệ rất lớn
90%.
Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có 03 đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển,
lưu giữ, xử lý và tiêu hủy chất thải nguy hại. Ngoài ra, còn có sự tham gia của 05
đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại đăng ký tại Tp. Hồ Chí Minh:
a) Về hoạt động thu gom vận chuyển chất thải nguy hại trên địa bàn Tỉnh,
có 05 đơn vị: Công ty TNHH Môi trường Xanh, Công ty TNHH Tân Đức
Thảo, Công ty TNHH Thảo Thuận và Công ty cổ phần Môi trường Việt Úc.
Các đơn vị này với chức năng thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại trên địa
bàn Đồng Nai và đưa về Tp. Hồ Chí Minh phân loại, xử lý và tiêu hủy chất
thải nguy hại. Định kỳ hàng năm được Sở TN&MT Tp.HCM xác nhận và
nghiệm thu về môi trường đối với hoạt động thu gom, vận chuyển, lưu giữ,
xử lý và tiêu hủy CTNH.
Theo báo cáo định kỳ hàng năm, tổng khối lượng chất thải nguy hại do các
đơn vị này thu gom, lưu giữ, xử lý và tiêu hủy tại Đồng Nai ước khoảng 1.500
tấn/năm.
b) Về hoạt động lưu giữ, xử lý và tiêu hủy chất thải nguy hại trên địa bàn
Tỉnh, có 03 doanh nghiệp gồm: Xí nghiệp dịch vụ Khu công nghiệp Sonadezi,
DNTN Tân Phát Tài và Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Đồng Nai. Theo báo cáo
hàng năm, tổng khối lượng chất thải nguy hại do các đơn vị này lưu giữ, xử lý
và tiêu hủy tại Đồng Nai vào khoảng 1.500 tấn/năm. Về cơ bản, các đơn vị
này đều đã thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, chương trình giám sát chất
lượng môi trường. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tồn tại bất cập như công đoạn
phân loại, thu gom, vận chuyển, chất thải nguy hại chưa được xử lý triệt để,
20

quá trình hoạt động xử lý, tiêu hủy không hoàn toàn đảm bảo các yêu cầu về
bảo vệ môi trường theo quy định.
2.2.3. Hệ thống thu gom, xử lý CTRCN & CTNH ở TP.HCM
Hiện nay trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 20 đơn vị thu gom-
vận chuyển-xử lý CTRCN-CTNH. Đây là các đơn vị hoạt động trên tiêu chí bảo vệ
môi trường và được Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM cấp phép. Trong đó, có
một số đơn vị như Công ty Môi Trường Xanh, Công ty Việt Úc, Công ty Tân Đức
Thảo, Công ty Lê Hoàng Tuấn, Công ty Thảo Thuận,… có công đoạn xử lý CTNH
cuối cùng bằng phương pháp hóa rắn. Đây là khâu tiền xử lý rất quan trọng trước
khi đưa đi chôn lấp.
(1). Hệ thống thu gom
Hiện nay chưa có một hệ thống thu gom CTRCN&CTNH chính thức cho
TP.HCM, vì vậy hoạt động này còn nhiều bất cập. Xuất phát từ thực tế, việc thu
gom CTRCN-CTNH là một nhu cầu cấp bách, không thể thiếu. Những năm gần
đây, tốc độ phát triển kinh tế ở TP.HCM phát triển mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng
kinh tế hàng năm 7- 8%. Điều này cho chúng ta thấy rằng môi trường ở TP.HCM
cũng đang bị tác động mạnh mẽ theo hướng chất lượng môi trường ngày càng giảm.
Công nghiệp phát triển tất yếu luợng chất thải công nghiệp phát sinh ngày càng
nhiều. Theo thống kê và ước tính hiện nay, hàng ngày TP.HCM phát sinh từ 1.000-
2.000 tấn CTRCN. Nhưng do chưa có hệ thống thu gom chính thức được Nhà nước
quản lý, nên hiện nay hình thành một thị trường thu gom CTCN-CTNH mang tính
tự phát. Từ đó hình thành nên một đội ngũ thu gom mà thường được gọi là những
người thu mua ve che. Nhưng hoạt động này chỉ thu gom những loại phế thải có thể
tái sinh tái chế tập trung về các vựa ve chai phân loại, sau đó được chuyển đến các
cơ sở tái sinh tái chế. Một số đơn vị có thể tái sinh tái chế ngay tại nơi sản xuất,
những chất thải không thể tái tái chế họ tập trung theo rác sinh hoạt hoặc tự giải
quyết vấn đề phát thải tại đơn vị của mình là không thể chấp nhận được.
21

Hiện nay tại các KCN, KCX, việc thu gom CTRCN hầu hết do Công ty Môi
trường Đô thị Thành Phố đảm trách, còn lại do Đội Vệ sinh Công cộng (VSCC)
quận huyện và một số đơn vị thu gom tư nhân đảm trách.
Đối với các đơn vị sản xuất ngoài KCN, KCX, việc thu gom chất thải hiện nay
do một số đơn vị thu gom tư nhân thực hiện, nhưng số lượng còn quá ít so với nhu
cầu thực tế trên địa bàn TP.HCM. Một số đơn vị sản xuất tự vận chuyển chất thải
của mình đến các cơ sở tái sinh tái chế hoặc đến các đơn vị xử lý tiêu huỷ, nhưng
cũng chỉ là số lượng rất nhỏ. Vì vậy, để phục vụ cho việc quản lý CTRCN&CTNH
của các cơ quan chức năng và đáp ứng nhu cầu cấp bách cho vấn đế phát thải công
nghiệp trên địa bàn TP.HCM, nhất thiết phải nhanh chóng quy hoạch hệ thống thu
gom CTRCN&CTNH.
(2). Hệ thống vận chuyển
Hiện nay việc vận chuyển CTRCN&CTNH chưa hình thành hệ thống rõ ràng
và cũng chưa có quy hoạch cụ thể trên địa bàn TP.HCM. Do đáp ứng nhu cầu cấp
bách hiện nay, việc vận chuyển cũng hình thành một thị trường tự phát. Vận chuyển
CTRCN&CTNH tại các KCN, KCX do Công ty Môi trường Đô thị TP.HCM và
Đội VSCC đảm trách, ngoài KCN, KCX hầu như do các đơn vị tư nhân đảm trách.
Hệ thống vận chuyển chưa hình thành độc lập mà thường gắn liền với việc thu gom,
xử lý và tiêu huỷ.
(3). Hệ thống phân loại, thu mua, thu gom, tái sử dụng, tái sinh và tái chế
(3.1). Phân loại: Phân loại CTRCN&CTNH hiện nay chủ yếu là tách các loại phế
phẩm mà có thể tái sinh tái chế được để cung cấp cho các cơ sở tái sinh tái chế
nhằm tiết kiệm nguyên liệu tối đa cho sản xuất công nghiệp trên địa bàn Tp.HCM.
Tham gia hoạt động này gồm các đối tượng sau:
− Chủ nguồn thải: phân loại chất thải phát sinh tại đơn vị. Một số đơn vị tái
sinh được phế liệu của mình như ngành nhựa, tái sinh nhớt, ngành giấy… Còn
những đơn vị không thể tái sinh tại chổ được thì phân loại chủ yếu là để bán phế
liệu nhằm thu lại một khoảng tiền tiết kiệm cho đơn vị.
22

− Cơ sở thu mua ve chai: trên địa bàn Tp.HCM có rất nhiều cơ sở thu mua ve
chai. Các cơ sở này hoạt động rất rầm rộ, tự phát, đôi khi không kiểm soát được.
Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến đến vệ sinh môi trường đô thị trong Thành
phố. Hoạt động của các cơ sở thu mua ve chai chủ yếu là phân loại lại một lần
nữa các phế liệu, sau đó bán cho các đơn vị sản xuất, hoặc các cơ sở tái sinh tái
chế.
− Đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu huỷ CTRCN&CTNH: hiện nay các
đơn vị này hoạt động dưới sự cấp phép và giám sát của Sở Tài nguyên và Môi
trường Tp.HCM. Các hoạt động của các đơn vị này có tính chuyên môn cao
hơn, bảo đảm an toàn về mặt bảo vệ môi trường. Các đơn vị này thu gom tất cả
các loại CTRCN&CTNH, sau đó phân loại: phần chất thải có thể tái sinh tái chế
bán cho các đơn vị tái sinh tái chế. Phần chất thải được xem là nguy hại hoặc có
tính nguy hại thì được xử lý, tiêu huỷ theo đúng kỹ thuật bảo vệ môi trường;
phần chất thải không nguy hại, dễ phân huỷ thì chôn lấp tại các bãi chôn lấp hợp
vệ sinh.
(3.2). Thu mua: việc thu mua CTRCN&CTNH hiện nay trên địa bàn Tp.HCM chủ
yếu là các đơn vị tái sinh tái chế, các cơ sở thu mua ve chai. Tuy nhiên việc mua
bán này chưa thể hiện về mặt số lượng cũng như mặt quản lý trên các chứng từ hợp
lệ.
(3.3). Thu gom: Hoạt động thu gom thường kết hợp với các hoạt động như vận
chuyển, lưu giữ, phân loại, xử lý, tiêu huỷ. Khác với việc thu mua, các chủ nguồn
thải phải trả chi phí cho các đơn vị thu gom.
(3.4). Tái sử dụng, tái sinh và tái chế: việc tái sử dụng CTRCN&CTNH được thực
hiện chủ yếu tại đơn vị sản xuất. Thường là các trang thiết bị, các công cụ, dụng cụ
sử dụng trong quá trình sản xuất, không sử dụng được trong công đoạn này nhưng
có thể tái sử dụng được trong công đoạn khác.
Tái sinh tái chế phế liệu công nghiệp (bao gồm cả phế liệu công nghiệp nguy
hại và không nguy hại) là hoạt động sản xuất phát sinh sau sản xuất công nghiệp, do
nhu cầu tiết kiệm chi phí cho nguyên liệu sản xuất nhằm giảm giá thành. Ở
23

Tp.HCM, hoạt động tái sinh tái chế hiện nay là thị trường tự phát, không có quy
hoạch và quản lý chặt chẽ của Nhà nước. Do đó về qui mô công nghệ còn lạc hậu,
thành phần và số lượng chưa được kiểm soát, gây khó khăn cho các cơ quan quản lý
nhà nước.
(4). Hệ thống xử lý chất thải
Hiện nay, hệ thống xử lý chất thải công nghiệp cũng như hệ thống xử lý
CTNH còn rất ít, và chỉ có tư nhân đầu tư, về phía nhà nước chưa có xây dựng khu
xử lý chất thải công nghiệp, CTNH. Trên địa bàn Thành phố có khoảng 20 đơn vị tư
nhân hoạt động trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu huỷ chất thải công
nghiệp, CTNH. Trong đó chỉ có 2 công ty đuợc xem như là đạt yêu cầu về mặt bảo
vệ môi trường, cũng như về quy mô kỹ thuật công nghệ, tuy nhiên công suất xử lý
còn rất thấp, không đáp ứng được nhu cầu cho thành phố hiện nay. Còn lại những
công ty khác hoạt động chủ yếu là phân loại, kinh doanh phế liệu, kỹ thuật công
nghệ còn rất thô sơ, không đảm bảo an toàn về bảo vệ môi trường.
(5). Bãi chôn lấp an toàn
Do chưa có quy hoạch hệ thống thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu huỷ
CTRCN&CTNH nên hiện nay chưa có bãi chôn lấp an toàn. Các chất thải nguy hại
chủ yếu được xử lý bằng phương pháp đốt, đóng rắn hoặc cố định sau đó chôn lấp
theo rác sinh hoạt. Tuy nhiên hoạt động này là lén lút bất hợp pháp.
2.2.4. Hiện trạng rác thải công nghiệp tỉnh Bình Dương
Hiện nay tỉnh Bình Dương có tổng cộng 17 khu công nghiệp đã quy hoạch
và một số khu công nghiệp đã bắt đầu đi vào hoạt động.
Chất thải rắn từ các KCN bao gồm chất thải rắn sản xuất và rác thải sinh hoạt
của cán bộ, công nhân viên làm việc trong các khu công nghiệp. Có thể ước tính tải
lượng các chất thải rắn dựa vào hệ số thực nghiệm như sau :
– Tốc độ thải chất thải rắn sản xuất tại các khu công nghiệp tập trung là 40
kg/ha/ngày, trong đó có 20% là chất thải độc hại.
– Tốc độ thải rác sinh hoạt của cán bộ, công nhân viên trong các nhà máy của
KCN là 150 kg/người/năm.
24

Như vậy, khối lượng rác thải công nghiệp của các khu công nghiệp tỉnh Bình
Dương tới năm 2010 sẽ là 213,67 tấn/ngày. Nếu giả thiết lượng rác thải công nghiệp
tăng lên hàng năm trong các giai đoạn là đều thì tổng lượng rác thải từ các khu công
nghiệp của tỉnh Bình Dương giai đoạn từ năm 1998 - 2010 sẽ là 569.401,5 tấn,
trong đó rác thải độc hại là 113.880,3 tấn.
Lượng CTRCN thường được các công ty thu gom và chuyển đến một số đơn
vị có chức năng trong khu vực xử lý (như một số đơn vị ở TP.HCM là công ty Tân
Đức Thảo, Công ty Thành Lập, …). Đối với việc quản lý chất thải rắn, Bình Dương
cũng đã quy hoạch 75 ha và đầu tư xây dựng Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam
Bình Dương tại xã Chánh Phú Hòa, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
2.3. PHÂN LOẠI CÁC MÔ HÌNH, ĐÁNH GIÁ ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA
TỪNG LOẠI MÔ HÌNH
Kết quả phân loại các mô hình xử lý tại Vùng nghiên cứu cũng như những
đánh giá về ưu nhược điểm của từng loại mô hình được đưa ra trong bảng 2.2.
Bảng 2.2. Phân loại các mô hình xử lý tại Vùng nghiên cứu cũng như những
đánh giá về ưu nhược điểm của từng loại mô hình
Stt Tên mô hình Ưu điểm Nhược điểm
01 Mô hình doanh nghiệp Quy mô và năng lực Phụ thuộc nhiều vào
nhà nước (Urenco Biên hoạt động rộng, hiệu nguồn vốn đầu tư của
Hòa, Bệnh viện Lao quả kỹ thuật và kinh tế nhà nước, tính tự chủ
tỉnh Đồng Nai, …) chấp nhận được thích ứng chưa cao
02 Mô hình doanh nghiệp Kỹ thuật và hiệu quả Có khó khăn về vốn và
tư nhân (Tân Phát Tài, xử lý chấp nhận được, kỹ thuật để mở rộng
Sao Mai Xanh, Môi năng động thích ứng quy mô hoạt động, khó
Trường Xanh, …) với thị trường, cho kiểm soát chặt chẽ hoạt
phép phát huy tốt động của doanh nghiệp,
nguồn vốn kinh tế tư nhất là kiểm soát về
nhân cho công tác quản việc đáp ứng tiêu chuẩn
lý chất thải môi trường
03 Mô hình liên doanh Kỹ thuật xử lý tiên tiến, Tính liên ngành thấp,
(Công ty Holcim Việt hiệu quả xử lý cao, bảo khó nhân rộng, nhất là
Nam) đảm tốt tiêu chuẩn môi liên doanh với doanh
trường quy định nghiệp nước ngoài
04 Mô hình tự chủ (Công Cho phép phát huy tốt Quy mô hoạt động hẹp,
25

ty Syngenta, Bayer) nội lực tại chỗ và tính khó nhân rộng, nhất là
chủ động trong phòng đối với các doanh
chống và xử lý ô nghiệp có khó khăn về
nhiễm, hệ thống quản vốn - kỹ thuật xử lý
lý gọn nhẹ, khép kín chất thải
05 Mô hình liên kết Năng lực thu gom, xử Cần nhiều vốn đầu tư
lý chất thải cao và triệt để đổi mới, hoàn thiện,
để, có hiệu quả kinh tế hệ thống quản lý môi
- kỹ thuật - môi trường trường và hệ thống cơ
và xã hội cao nhất, sở hạ tầng - kỹ thuật
giảm thiểu chất thải và theo yêu cầu sinh thái
ô nhiễm môi trường công nghiệp

Theo bảng phân loại các mô hình xử lý và phân tích các ưu nhược điểm của từng
loại mơ hình thì Mô hình liên kết là loại mô hình có hiệu quả kinh tế - kỹ thuật -
môi trường và xã hội cao nhất, giảm thiểu chất thải và ô nhiễm môi trường. Tuy
nhiên mô hình thông dụng hiện nay là mô hình Doanh nghiệp tư nhân, mô hình này
thường có khó khăn về vốn, kỹ thuật và khó kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp.
Để phù hợp với điều kiện thực tế của khu vực nghiên cứu cũng như tại Việt Nam thì
mô hình tối ưu là mô hình tư nhân có sự hợp tác, liên doanh với các doanh nghiệp
khác trong nước cũng như nước ngoài để hoàn thiện quy trình thu gom, vận chuyển
và xử lý chất thải nhất là CTRCN và CTNH.
26

Chương 3
ĐỀ XUẤT CÁC MÔ HÌNH DỊCH VỤ PHÙ HỢP
NHẰM THU GOM VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN
CÔNG NGHIỆP, CHẤT THẢI NGUY HẠI CÔNG
NGHIỆP TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.1. ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH TỔ CHỨC NHẰM THU GOM VÀ XỬ LÝ


CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP, CHẤT THẢI NGUY HẠI CÔNG
NGHIỆP PHÙ HỢP VỚI VÙNG NGHIÊN CỨU.
3.2. ĐỀ XUẤT CÁC CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH NHẰM KHUYẾN KHÍCH
PHÁT TRIỂN CÁC MÔ HÌNH DỊCH VỤ THU GOM XỬ LÝ CTRCN,
CTNHCN
27

3.1. ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH TỔ CHỨC NHẰM THU GOM VÀ XỬ LÝ


CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP, CHẤT THẢI NGUY HẠI CÔNG
NGHIỆP PHÙ HỢP VỚI VÙNG NGHIÊN CỨU
Mô hình tổ chức thu gom, xử lý CTRCN, CTNH phù hợp với điều kiện hiện
tại của khu vực nghiên cứu là mô hình DNTN có hợp tác với các doanh nghiệp
khác. Để mô hình được duy trì, phát triển tốt và có thể nhân rộng cần có sự hỗ trợ
về vốn và kỹ thuật, địa phương cần kiểm soát chặt chẽ hoạt động của doanh nghiệp
và việc đảm bảo về tiêu chuẩn môi trường.
Quy trình thực hiện thu gom, vận chuyển và xử lý CTRCN, CTNH phải tuân
theo các hướng dẫn của Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT về việc Hướng dẫn điều
kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý
CTNH.
§ QUY TRÌNH THỰC HIỆN DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG LIÊN QUAN ĐẾN
CTRCN, CTNH
Mô hình quy trình thu gom, vận chuyển chất thải rắn công nghiệp được đưa ra trong
hình 3.1.
28

CTRCN tại các cơ sở


kinh doanh Thu gom bằng xe Các tổ chức, đơn vị có
chuyên dụng chức năng xử lý chất thải

CTRCN tại các nhà Chất thải rắn


máy, xí nghiệp không nguy hại

Phân loại Chất thải rắn Thu gom bằng xe


CTRCN tại nguồn nguy hại chuyên dụng
CTRCN tại các khu
công nghiệp

Chất thải rắn


Lưu giữ và bán lại cho
CTRCN tại các Có thể tái sinh,tái
các cơ sở tái chế
bệnh viện chế, tái sử dụng

Hình 3.1. Sơ đồ quy trình thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp
29

D. XỬ LÝ VÀ TIÊU HỦY CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP, CHẤT THẢI


NGUY HẠI
(1). Xử lý
Xử lý CTRCN và CTNH là quá trình sử dụng công nghệ hoặc biện pháp kỹ
thuật làm thay đổi các tính chất và thành phần chất thải nhằm làm mất hoặc làm
giảm mức độ gây nguy hại. Thời gian qua, tại các điạ phương đã hình thành một số
cơ sở tư nhân xử lý chất thải nhằm thu hồi, tái chế, tái sử dụng chất thải. Tuy nhiên,
các điạ phương chưa ban hành về quy phạm và thủ tục đăng ký đối với 1 cơ sở xử lý
chất thải.
(2). Tiêu huỷ
Tiêu huỷ CTRCN và CTNH là quá trình sử dụng công nghệ nhằm cô lập chất
thải, làm mất khả năng gây nguy hại. Thời gian qua, tại các điạ phương đã quy
hoạch và đưa vào sử dụng một số bãi chôn lấp chất thải.
Hiện nay, một phần CTRCN và CTNH được thu gom và xử lý bằng biện pháp
đổ đống. Theo phương án này rác từ các xe ép rác, xe ben được đổ xuống thành
đống và được máy ủi san gạt, định kỳ phun thuốc diệt ruồi và chế phẩm EM để hạn
chế mùi hôi.
Việc xử lý và tiêu hủy chất thải hiện nay chủ yếu là thực hiện cho chất thải
nguy hại, CTRCN thường được thu gom và xử lý chung với CTRSH. Sơ đồ hệ
thống xử lý và tiêu hủy chất thải nguy hại đề nghị được đưa ra trong hình 3.2.
30

THU HỒI XỬ LÝ TIÊU HỦY

Hữu cơ Vô cơ

Bãi chôn lấp an


toàn
Acquy chì
Lý/hóa
Dầu thải Kết tủa hóa học Hóa rắn
Thiêu đốt
Ôxy hóa (CN)
Lò xi măng
Khử (Cr(6))
Chất thải kim loại Lò đốt ghi tĩnh điện Bãi tiêu hủy
lỏng (mạ điện) Trung hòa amiăng

Hình 3.2. Sơ đồ hệ thống xử lý và tiêu hủy chất thải nguy hại được đề nghị
31

3.2. ĐỀ XUẤT CÁC CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP NHẰM


KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN CÁC MÔ HÌNH DỊCH VỤ THU GOM XỬ
LÝ CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP, CHẤT THẢI NGUY HẠI
3.2.1. Các cơ chế, chính sách và giải pháp chung
(1). Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức và
trách nhiệm bảo vệ môi trường :
Tổ chức phổ biến rộng rãi Luật bảo vệ môi trường năm 2005, Nghị quyết số
41-NQ-TW của Bộ Chính trị, các chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật
khác của Nhà nước về bảo vệ môi trường, đến các đoàn thể quần chúng; các cơ
quan, đơn vị Đảng và Nhà nước; các doanh nghiệp, KCN, CCN; các tổ chức, cá
nhân nhằm quán triệt sâu sắc và nhận thức đầy đủ hơn về nhiệm vụ bảo vệ môi
trường và phát triển bền vững.
Tăng cường năng lực các bộ phận tuyên truyền môi trường trong tổ chức,
đoàn thể; phát huy các vai trò của các tổ chức chính trị – xã hội trong hoạt động
truyền thông nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho cộng đồng; phát huy vai
trò của các cơ quan thông tin đại chúng về bảo vệ môi trường và phát triển bền
vững nhằm xây dựng nếp sống văn hoá và hành vi thân thiện với môi trường. Đa
dạng hóa hóa phương thức nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm về phát triển bền
vững cho cộng đồng; tăng cường các dự án trình diễn về bảo vệ môi trường, phát
động phong trào toàn dân về bảo vệ môi trường, ý thức tự giác thực hiện các quy
định của pháp luật nhà nước về bảo vệ môi trường cho các cơ sở sản xuất kinh
doanh. Tăng cường thực hiện Đề án “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ
thống giáo dục quốc dân” theo Quyết định 1363/QĐ/TTg ngày 17/10/2001 của Thủ
tướng Chính phủ.
(2). Tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường :
Tăng cường xây dựng hoàn thiện các văn bản dưới luật nhằm thực thi hiệu
quả Luật bảo vệ môi trường năm 2005. Xây dựng cơ chế phối hợp, xác định, phân
công rõ trách nhiệm của cơ quan TN&MT và UBND các cấp địa phương về phối
hợp quản lý, kiểm tra, thanh tra các hoạt động bảo vệ môi trường. Kiện toàn tổ chức
32

quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở cấp cơ sở; đào tạo nguồn nhân lực chất
lượng cao để nâng cao năng lực quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Tăng
cường hợp tác về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ở quy mô cấp vùng, khu
vực trọng điểm.
Đẩy mạnh tổ chức thực hiện các Đề án, quy hoạch và kế hoạch hoạt động
bảo vệ môi trường hàng năm ở các ngành, các cấp, các đoàn thể; phân công chủ trì,
phối hợp đồng bộ cụ thể hóa đầy đủ, chi tiết vào kế hoạch hàng năm, đồng thời tăng
cường kiểm tra giám sát trong quá trình tổ chức thực hiện đề án, quy hoạch và kế
hoạch bảo vệ môi trường ở các cấp, các ngành, đoàn thể. Tăng cường công tác quản
lý chất thải, công tác giám sát, thanh, kiểm tra môi trường, xử lý nghiêm các trường
hợp vi phạm về pháp luật bảo vệ môi trường.
(3). Thể chế hóa về bảo vệ môi trường trong việc lập, thẩm định, phê duyệt và tổ
chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã
hội :
Tổ chức thực hiện nghiêm Chiến lược, Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc
gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Thực hiện đồng bộ các biện pháp
về phòng ngừa ô nhiễm môi trường tại nguồn và bảo vệ môi trường tại các khu vực
trọng điểm. Bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường ngay từ khâu giới thiệu địa điểm
đầu tư, xem xét phê duyệt các quy hoạch, dự án, nhất là đối với các KCN, CCN tập
trung theo Luật bảo vệ môi trường và các văn bản pháp luật của Chính phủ, các Bộ,
Ngành. Tuân thủ nghiêm các quy định về lập, thẩm định báo cáo Đánh giá tác động
môi trường (ĐTM) và bổ sung cơ chế, chính sách hoạt động kiểm tra, giám sát sau
thẩm định ĐTM, Bản cam kết về BVMT đối với các dự án đầu tư. Chú trọng thực
hiện nghiêm các biện pháp về xử lý, kiểm soát, thanh tra, kiểm tra và giám sát ô
nhiễm môi trường.
(4). Tăng cường nguồn lực và áp dụng các biện pháp kinh tế trong công tác bảo
vệ môi trường, tạo sự chuyển biến cơ bản trong đầu tư bảo vệ môi trường :
Bảo đảm hàng năm trên 1,0% trong tổng chi ngân sách và năm sau cao hơn
năm trước ít nhất 10% để xây dựng và tổ chức thực hiện hoạt động BVMT. Bảo
33

đảm cấp đủ tổng nguồn vốn đầu tư cho nhiệm vụ bảo vệ môi trường để tổ chức thực
hiện các chương trình, đề án, dự án và đề tài nghiên cứu khoa học – công nghệ về
bảo vệ môi trường. Tổ chức triển khai thực hiện nghiêm, đầy đủ các quy định của
Trung ương về thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải, hoạt động khai thác
khoáng sản, ký quỹ phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác tài nguyên
khoáng sản. Buộc bồi thường thiệt hại đối với những hành vi gây ô nhiễm và làm
ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Đẩy mạnh áp dụng các công cụ kinh tế như
thuế môi trường, thuế tài nguyên, phí và lệ phí môi trường, quota môi trường, ký
quỹ và hoàn trả, quỹ môi trường, các khoản trợ cấp và nhãn sinh thái,...
Đẩy mạnh hoạt động của Quỹ bảo vệ môi trường. Đa dạng hóa đầu tư bảo vệ
môi trường, huy động sức mạnh tổng hợp để đầu tư BVMT. Áp dụng các chính
sách, cơ chế hỗ trợ về vốn, khuyến khích về thuế đối với các hoạt động bảo vệ môi
trường, nhất là các dự án đầu tư tái chế, tái sinh, tái sử dụng chất thải và phát triển
các doanh nghiệp hoạt động bảo vệ môi trường. Huy động và sử dụng có hiệu quả
các nguồn vốn cho bảo vệ môi trường. Có chính sách để tăng cường thu hút đầu tư
trong nước và nước ngoài về lĩnh vực bảo vệ môi trường. Ưu tiên đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng - kỹ thuật BVMT, nhất là xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải công
nghiệp và chất thải nguy hại; cung cấp nước sạch, hệ thống thoát nước và xử lý
nước thải đô thị. Cân đối, bố trí đủ nguồn vốn để thực hiện công tác quy hoạch, đầu
tư các dự án trong lĩnh vực BVMT.
(5). Giải quyết hài hòa các mối quan hệ mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế, bảo
vệ môi trường và công bằng xã hội :
Đảm bảo đầy đủ các yếu tố kinh tế - xã hội và BVMT trong quy hoạch bảo
vệ môi trường và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các ngành, các cấp, đoàn
thể, trong đó chú trọng lồng ghép nội dung về BVMT vào trong nội dung phát triển
kinh tế - xã hội. Gắn kết chặt chẽ nhiệm vụ BVMT với nội dung về kiểm soát sự gia
tăng dân số cơ học, dân số - kế hoạch hóa (DS – KHH) gia đình, chăm sóc sức khoẻ
cộng đồng, gia tăng phúc lợi xã hội và dịch vụ tiện ích xã hội, các chương trình xoá
đói, giảm nghèo, giải quyết lao động, việc làm và tăng thu nhập, không ngừng cải
34

thiện và nâng cao mức sống nhân dân, nhất là dân cư và các dân tộc thiểu số trong
các vùng đệm,...
(6). Tăng cường năng lực nghiên cứu phát triển khoa học – công nghệ và tổ
chức thực hiện các dự án đầu tư về bảo vệ môi trường, đẩy mạnh chuyển giao và
ứng dụng công nghệ trong bảo vệ môi trường :
Đẩy mạnh nghiên cứu điều tra cơ bản về bảo vệ môi trường : Tổ chức điều
tra, thống kê các nguồn thải (khí thải, nước thải và chất thải rắn) tại các KCN, CCN,
đô thị, khu dân cư tập trung và đề xuất các giải pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm
môi trường. Ứng dụng các thành tựu phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ
nhằm ngăn chặn, hạn chế và xử lý ô nhiễm môi trường tại các KCN, CCN, khu đô
thị và bảo vệ nguồn nước mặt trọng điểm.
Triển khai ứng dụng các thành tựu phát triển khoa học – công nghệ, nhất là
công nghệ sinh học tái chế, xử lý và tiêu hủy chất thải (nước thải, chất thải rắn, khí
thải); áp dụng và nhân rộng mô hình sản xuất sạch, sạch hơn nhằm tiết kiệm nguồn
nhiên liệu, nguyên liệu và hạn chế phát sinh chất thải, giảm thiểu ô nhiễm môi
trường tại các KCN, CCN, khu đô thị, làng nghề, cơ sở chăn nuôi, TTCN và nuôi
trồng thuỷ sản. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực cao về bảo vệ môi trường; đẩy
mạnh các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ xử lý ô nhiễm,
khắc phục suy thoái và sự cố môi trường; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin
trong bảo vệ môi trường. Tổ chức thực hiện với hiệu quả cao các chương trình, đề
án và dự án đầu tư ưu tiên trọng điểm về bảo vệ môi trường đến năm 2010 và năm
2020.
(7). Đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường :
Đa dạng hóa các loại hình hoạt động bảo vệ môi trường, khuyến khích hình
thành các tổ chức để xã hội hóa trong công tác thu gom, vận chuyển và xử lý các
loại chất thải, nhất là chất thải rắn sinh hoạt và chất thải nguy hại. Xây dựng phong
trào toàn dân tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường; tuyên truyền, vận động và
giám sát việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường. Xây dựng và thực hiện
hương ước về bảo vệ môi trường tại các địa phương; tổ chức đội thanh niên tình
35

nguyện, thanh niên xung kích tham gia bảo vệ môi trường tại xã phường, thị trấn,
khu phố, xóm, thôn ấp. Huy động và phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế,
của toàn dân cùng tham gia bảo vệ môi trường.
Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi
trường với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội và các
hiệp hội quần chúng các cấp trong hoạt động bảo vệ môi trường nhằm tuyên truyền,
vận động các thành viên, đoàn viên, hội viên tham gia bảo vệ môi trường và giám
sát việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường. Phát động phong trào thi đua yêu
nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Đưa nội dung bảo vệ môi trường vào cuộc
vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa tại các khu dân cư. Tăng
cường các chương trình truyền thông, giáo dục nâng cao ý thức cộng đồng về trách
nhiệm bảo vệ môi trường tại các vùng trọng điểm.
(8). Đẩy mạnh hợp tác về bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu về chất lượng môi
trường trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế :
Tăng cường hợp tác trong nước về tổ chức thực hiện các Chương trình bảo
vệ môi trường trong Chiến lược, Quy hoạch bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm
2020. Đẩy mạnh thực hiện 36 chương trình, đề án, dự án trọng điểm cấp quốc gia
ban hành theo Quyết định số 256/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tăng cường
các hoạt động hợp tác với các tổ chức quốc tế để được hỗ trợ các chương trình, đề
án và dự án đầu tư về bảo vệ môi trường.
Có chính sách để tăng cường thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài trong
lĩnh vực bảo vệ môi trường, nhất là thu hút các loại kỹ thuật - công nghệ cao, mới
phục vụ hiệu quả cho việc xử lý triệt để, kiểm soát và quản lý chặt chẽ các loại chất
thải phát sinh.
3.2.2. Bổ sung hoàn thiện các chính sách và văn bản mới cho quản lý CTR, đặc
biệt là CTR công nghiệp và chất thải nguy hại công nghiệp
(1). Xây dựng các chính sách khuyến khích thực hiện :
− Phân loại chất thải rắn tại nguồn nhằm tái chế, tái sử dụng, tận thu những chất
quý, nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường.
36

− Hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật theo hướng quy định rõ
quyền lợi, trách nhiệm quản lý chất thải rắn của các tổ chức, cá nhân, các chế tài cụ
thể cho trường hợp vi phạm; xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, lực lượng thanh tra,
kiểm tra; triển khai đột xuất, định kỳ, thường xuyên các đợt thanh tra, kiểm tra và
xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nhằm bảo đảm Luật Bảo vệ môi trường được
thực hiện nghiêm túc.
− Tiến hành xây dựng chiến lược và lập kế hoạch quản lý môi trường ngắn hạn và
dài hạn cho phù hợp. Nội dung chiến lược và kế hoạch quản lý chất thải cần tập
trung vào các vấn đề:
+ Dành đủ đất trong quy hoạch phát triển đô thị và công nghiệp phục vụ cho
thu gom, vận chuyển (trung chuyển) và xử lý, thải bỏ chất thải rắn;
+ Xây dựng lực lượng thu gom, phân loại, vận chuyển và dịch vụ quản lý
chất thải đủ mạnh, lập phương án thu gom và vận chuyển hợp lý;
+ Đầu tư trang thiết bị đầy đủ phương tiện thu gom và vận chuyển CTR;
+ Quy hoạch địa điểm xử lý chất thải rắn lâu dài, ít nhât là 10 năm;
+ Lựa chọn công nghệ xử lý đổ thải chất thải rắn phù hợp;
+ Lập kế hoạch phân loại chất thải và kế hoạch phát triển tái sử dụng và quay
vòng sử dụng chất thải rắn.
(2). Đẩy mạnh áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý chất thải rắn :
Các công cụ kinh tế tiếp cận mục tiêu quản lý chất thải linh hoạt, hiệu quả và
kinh tế, cho phép các doanh nghiệp lựa chọn phương án tối ưu đáp ứng các yêu cầu
về môi trường. Đẩy mạnh nghiên cứu, từng bước áp dụng vào thực tiễn quản lý chất
thải rắn các loại thuế, phí (phí không tuân thủ, phí đối với người sử dụng...) các cơ
chế ký quỹ, đặt cọc - hoàn trả, giấy phép phát thải và thị trường trao đổi quyền phát
thải; thông qua giảm (tăng) thuế để khuyến khích việc tiêu thụ các sản phẩm an toàn
về môi trường; các loại hình tổ chức tín dụng về môi trường như quỹ môi trường,
ngân hàng môi trường, tổ chức cho thuê tài chính về môi trường; các hình thức
khuyến khích và chế tài tài chính về môi trường ...
37

Tạo sự chuyển biến cơ bản trong đầu tư quản lý chất thải rắn nhằm mục đích
tăng cường và đa dạng hoá các nguồn vốn đầu tư trong công tác quản lý chất thải
rắn và nâng cao hiệu quả đầu tư. Tăng chi từ ngân sách nhà nước cho các hoạt động
quản lý chất thải rắn và bảo vệ môi trường. Để thực hiện thành công các mục tiêu
chiến lược, từ nay đến năm 2010, cần tăng nhanh tỷ lệ đầu tư từ nguồn ngân sách
nhà nước cho giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn. Tăng chi cho nâng cấp hạ tầng
quản lý chất thải rắn từ nguồn vốn ODA.
Khai thác triệt để các nguồn đầu tư từ xã hội cho công tác quản lý chất thải
rắn. Phấn đấu đến năm 2010, các nguồn đầu tư từ xã hội cho công tác bảo vệ môi
trường ngang bằng với nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước. Tăng nguồn vốn cho
Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam. Quản lý các nguồn vốn đầu tư cho quản lý chất
thải rắn và BVMT theo hướng tiết kiệm, hiệu quả, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm,
tránh dàn trải và hiệu quả thấp.
(3). Các chính sách về lựa chọn công nghệ xử lý giá thành hạ :
 Chôn lấp chất thải rắn: Chôn lấp chất thải rắn là công nghệ đơn giản nhất,
đỡ tốn kém nhất, nhưng đòi hỏi có diện tích rất lớn. Việc lựa chọn bãi chôn rác là
hết sức quan trọng.
 Chế biến chất thải rắn hữu cơ thành phân compost (phân trộn)
Thành phần chất thải rắn hữu cơ dễ phân huỷ, như rau, quả phế phẩm, thực
phẩm thừa, cỏ, lá v.v... có thể chế biến dễ dàng thành phân compost để phục vụ
nông nghiệp. Ở thành phố Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh đã xây dựng thí điểm xí
nghiệp chế biến phân compost từ chất thải rắn sinh hoạt của đô thị.
 Thiêu huỷ chất thải rắn
Thiêu huỷ rác có ưu điểm nổi bật là làm giảm thể tích chất thải phải chôn (xi,
tro của lò đốt), do đó giảm được diện tích đất dùng cho bãi thải. Tuy vậy, đầu tư cho
nhà máy đốt rác tương đối lớn, giá thành vận hành nhà máy cũng cao, ngoài ra khói
thải của nhà máy có tính nguy hại, cần phải tiến hành xử lý khói thải với công nghệ
cao mới bảo vệ được môi trường.
38

Ngoài ra, ở một số nước còn dùng phương pháp bê tông hoá chất thải rắn
nguy hại, đổ chất thải nguy hại vào các thùng, bể bọc kín bằng vật liệu kiên cố và
chôn sâu dưới đất hoặc vất xuống đáy biển.
 Phát triển tái sử dụng và quay vòng sử dụng chất thải rắn
Phát triển tái sử dụng và quay vòng sử dụng chất thải rắn là phương cách tốt
nhất để giảm nhỏ nhu cầu đất chôn rác và tiết kiệm vật liệu, tài nguyên thiên nhiên.
Rất nhiều chất thải rắn đô thị và công nghiệp có thể tái sử dụng, tái chế như kim loại
vụn, vỏ hộp, giấy, các tông, chai lọ, các bao bì bằng nilông, đồ gỗ hư hỏng v.v...
Cần phải coi việc phát triển tái sử dụng và quay vòng sử dụng chất thải là có ý
nghĩa chiến lược trong quản lý chất thải rắn đô thị và công nghiệp. Hiện nay ở nước
ta đang nghiên cứu các chính sách cải thiện điều kiện sống, lao động và học tập cho
trẻ em tại các bãi chôn lấp chất thải rắn.
(4). Xã hội hoá công tác quản lý chất thải rắn :
Để thực hiện thành công các mục tiêu về quản lý chất thải rắn và BVMT trong
giai đoạn từ nay đến năm 2010 và những năm tiếp theo, một mặt, đòi hỏi sự tham
gia tích cực của toàn thể nhân dân, mặt khác, cần có sự định hướng, tổ chức, giám
sát thực hiện một cách chặt chẽ của Nhà nước. Nội dung của việc xã hội hoá công
tác BVMT là huy động ở mức cao nhất sự tham gia của xã hội vào công tác BVMT.
Xác lập các cơ chế khuyến khích, các chế tài hành chính, hình sự và thực hiện một
cách công bằng, hợp lý đối với cả các đối tác thuộc Nhà nước cũng như các đối tác
tư nhân khi tham gia hoạt động quản lý chất thải rắn. Đề cao vai trò của Mặt trận,
các đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội trong công tác quản lý chất thải rắn và
BVMT, giám sát việc BVMT. Đưa nội dung quản lý chất thải rắn và bảo vệ môi
trường vào hoạt động của các khu dân cư, cộng đồng dân cư và phát huy vai trò của
các tổ chức này trong công tác BVMT.
Trong dự thảo Luật Bảo vệ Môi trường sửa đổi, xã hội hoá công tác bảo vệ
môi trường cũng như quản lý chất thải rắn đã được đặc biệt quan tâm. Do đó, cần
phải có các chính sách cụ thể liên quan đến vấn đề này như: các chính sách khuyến
khích các tổ chức, cá nhân tích cực tham gia quản lý chất thải rắn và bảo vệ môi
39

trường. Qua xã hội hoá hoạt động môi trường, lựa chọn những tập thể, cá nhân có
thành tích xuất sắc để tôn vinh khen thưởng, tổ chức tốt Giải thưởng môi trường
quốc gia hàng năm.
(5). Các chính sách về tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường
và quản lý chất thải rắn trong xã hội :
Phát huy tối đa hiệu quả của các phương tiện thông tin đại chúng trong việc
nâng cao nhận thức về quản lý chất thải rắn và BVMT của toàn xã hội. Để nâng cao
nhận thức về phân loại, thu gom chất thải rắn, nhất thiết phải khai thác triệt để các
lợi thế này theo hướng: tổ chức biên soạn hệ thống chương trình phát thanh, truyền
hình để chuyển tải đầy đủ nội dung về trách nhiệm phân loại, thu gom, xử lý chất
thải rắn của người công dân; phổ cập và nâng cao hiểu biết về môi trường, cung cấp
thông tin về BVMT; cổ động liên tục cho các phong trào toàn dân BVMT, nêu
gương điển hình trong hoạt động BVMT.
Tăng cường giáo dục môi trường trong các trường học. Việc cung cấp đầy đủ
tri thức và xây dựng ý thức tự giác bảo vệ môi trường của các công dân phải được
bắt đầu từ lứa tuổi học đường. Tăng cường giáo dục môi trường trong các trường
học bao gồm: lồng ghép các kiến thức môi trường một cách khoa học với một khối
lượng hợp lý trong các chương trình giáo dục của từng cấp học; khuyến khích các
cơ sở giáo dục - đào tạo tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao tình yêu thiên nhiên,
đất nước, ý thức tự giác bảo vệ môi trường của học sinh tại các trường học, đặc biệt
tại các trường mẫu giáo, tiểu học, trung học phổ thông.
3.2.3. Đề xuất một số cơ chế, chính sách và giải pháp hỗ trợ
(1). Hỗ trợ về chính sách xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường :
− Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách thi đua khen thưởng và kỷ luật cụ
thể đối với các cộng đồng, tổ chức và cá nhân trong thực hiện công tác bảo vệ môi
trường, nhất là trong công tác tổ chức, đánh giá và phân loại đội ngũ cán bộ của các
cấp uỷ Đảng, Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các đoàn thể quần chúng
xã hội.
40

− Bên cạnh nhiệm vụ hoàn thiện bộ máy và đội ngũ cán bộ quản lý môi trường ở
cấp cơ sở (xã, phường và thị trấn), thì cũng cần từng bước xây dựng hệ thống quản
lý môi trường ở các cụm, khu dân cư tập trung; tại các KCN, CCN; các doanh
nghiệp lớn, vừa và nhỏ;... đồng thời nhanh chóng xây dựng lực lượng tự quản nhân
dân về bảo vệ môi trường ở cơ sở để phối hợp và hỗ trợ, làm “tai, mắt” cho hoạt
động của lực lượng cảnh sát bảo vệ môi trường tại các địa phương.
− Cụ thể hoá Quy chế dân chủ ở cơ sở để tăng cường vai trò của tổ chức, cá nhân
và cộng đồng trong công tác thẩm định và quản lý hoạt động sau thẩm định ĐTM,
giám sát chất lượng môi trường,…
(2). Hỗ trợ về đa dạng hoá nguồn vốn cho nhiệm vụ bảo vệ môi trường :
− Đẩy mạnh việc thực hiện chính sách huy động các nguồn lực kết hợp giữa nhà
nước, nhân dân và các thành phần kinh tế (nhà nước, nhân dân và các thành phần
kinh tế cùng làm) trong đầu tư xây dựng các hạng mục cơ sở hạ tầng nông thôn, các
khu vực ven đô thị, vùng sâu, vùng xa..., trong đó ưu tiên cho các chương trình điện
– đường – trường – trạm, giáo dục đào tạo, y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân.
− Áp dụng các giải pháp phát triển mở rộng, bổ sung Quỹ bảo vệ môi trường tại
các địa phương (như : gây quỹ tự nguyện của các KCN, CCN, các doanh nghiệp
hoặc doanh nhân, của các tổ chức cơ quan Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang, các
đoàn thể xã hội hoặc của các gia đình, các công dân; mở rộng việc thực hiện các
biện pháp thu phí bảo vệ môi trường áp dụng cho việc xử lý chất thải (khí thải, nước
thải, chất thải rắn), hoặc thu phí BVMT cho các dự án đầu tư BVMT quan trọng,
nhất là các dự án BVMT có giá trị phúc lợi xã hội cao và lâu dài.
− Đẩy mạnh thực hiện các dự án hoặc lồng ghép công tác truyền thông, nâng cao
ý thức cộng đồng về BVMT giữa các cơ quan Đảng và Nhà nước, các cơ quan
thông tin đại chúng, các tổ chức quần chúng và xã hội trong các dự án đầu tư phát
triển hoặc trong các hoạt động hàng năm của mình, nhất cho các khu vực dân cư đô
thị và nông thôn, tập trung cho các nội dung như : xây dựng văn hóa và lối sống
mới, hành vi thân thiện với môi trường xung quanh; bảo đảm nước sạch và vệ sinh
môi trường (VSMT), Ngày môi trường thế giới,...
41

− Giao cho MTTQ, Hội phụ nữ, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức nghiên cứu
và triển khai các dự án nước sạch và vệ sinh môi trường nhằm xây dựng các mô
hình điểm điển hình về làng xã, phường, thị trấn, xóm, ấp xanh – sạch – đẹp và văn
minh.
(3). Hỗ trợ về chính sách phát triển khoa học và công nghệ cho nhiệm vụ bảo vệ
môi trường :
− Xây dựng và ban hành chính sách hỗ trợ về vốn, thuế, phí cho các doanh
nghiệp ứng dụng công nghệ sạch và sản xuất sạch hơn (SXSH) vào trong các hoạt
động sản xuất kinh doanh.
− Xây dựng cơ chế, chính sách xúc tiến thương mại và đầu tư, xây dựng và phát
triển thị trường công nghiệp BVMT, trước mắt là phát triển thị trường công nghệ
BVMT và thị trường công nghiệp xử lý chất thải.
− Xây dựng và ban hành chính sách phát triển thị trường công nghệ và chuyển
giao KH&CN, thị trường trao đổi và tái sử dụng chất thải, thành lập các trung tâm
quản lý chất thải, các trung tâm nghiên cứu phát triển công nghệ BVMT.
− Tăng cường ứng dụng và phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong nhiệm
vụ bảo vệ môi trường, quản lý chất thải,...
(4). Hỗ trợ tăng cường hợp tác khu vực và quốc tế về bảo vệ môi trường :
− Tăng cường thực hiện các cơ chế phối hợp hoạt động bảo vệ môi trường liên
quốc gia, nhất là việc thực hiện đánh giá môi trường chiến lược liên lưu vực sông,
kiểm soát vận chuyển chất thải rắn và nguy hại liên quốc gia, vùng cũng như đẩy
mạnh các chương trình hợp tác về bảo vệ môi trường trong khu vực.
− Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư, thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài trong
lĩnh vực bảo vệ môi trường, mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức phi chính phủ
nhằm nỗ lực thu hút các chương trình, dự án đầu tư hỗ trợ của các tổ chức quốc tế
về bảo vệ môi trường.
(5). Các công cụ hỗ trợ về pháp lý :
− Xây dựng và ban hành thực hiện các tiêu chuẩn áp dụng về mô hình và công
nghệ thân thiện môi trường, sinh thái công nghiệp, đồng thời ban hành các hướng
42

dẫn cần thiết cho các đô thị, KCN, CCN và các doanh nghiệp tổ chức thực hiện ứng
dụng vào trong thực tiễn CNH, HĐH và đô thị hóa của đất nước.
− Tăng cường xây dựng và ban hành các Quy chế bảo vệ môi trường tại các khu
vực trọng điểm về phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.
− Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn của mô hình xã, phường, thị trấn, xóm ấp
xanh – sạch – đẹp, văn minh và thân thiện môi trường để tổ chức thực hiện trong
thực tiễn.
− Xây dựng và ban hành các quy định về các mức phạt - khắc phục - bồi thường
cụ thể trong việc áp dụng nguyên tắc “ Người gây thiệt hại môi trường phải trả tiền,
khắc phục và bồi thường ” phù hợp với điều kiện thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội
và bảo vệ môi trường.
− Xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn mới về xoá đói, giảm nghèo phù hợp với
định hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.
(6). Các công cụ hỗ trợ về kinh tế và môi trường :
− Đưa chính sách thu phí BVMT đối với các dự án đầu tư BVMT có quy mô vốn
lớn và quan trọng vào thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội.
− Đưa chính sách hạch toán các chi phí tài nguyên cơ bản và BVMT vào chi phí
sản phẩm để tổ chức thực hiện trong thực tiễn.
− Từng bước áp dụng các nguyên tắc hạch toán kinh tế – môi trường vào trong
thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.
− Thực hiện chính sách quản lý và thu phí BVMT theo thải lượng phát thải phân
loại theo các phân vùng quản lý môi trường và các phân vùng môi trường tự nhiên
tiếp nhận để xác định các mức ưu tiên cần thiết trong việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng BVMT, nhất là các bãi rác xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải công nghiệp
và chất thải nguy hại; cung cấp nước sạch, hệ thống thoát nước và hệ thống xử lý
nước thải (ưu tiên cho các đô thị, các KCN, CCN tập trung).
− Ban hành các quy định cụ thể về chế độ giá cả trao đổi chất thải nhằm vận
hành thị trường trao đổi chất thải có hiệu quả kinh tế – môi trường cao nhất.

You might also like